You are on page 1of 91

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP

PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD)

TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TPHCM - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP

PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD)

TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: DS.CKII. ĐÀO DUY KIM NGÀ

ThS. NGUYỄN HƯƠNG THƯ

TPHCM - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan khóa luận “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình
bệnh tật theo phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện
Quận 11 trong năm 2017” là công trình nghiên cứu của riêng em và chưa từng được
công bố trước đây. Số liệu kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, không sao
chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào. Không có nghiên cứu nào của người khác
được sử dụng trong khóa luận này mà không được trích dẫn theo quy định.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018

Tác giả khóa luận

SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Dược – Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập tại trường.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- DS. CKII. Đào Duy Kim Ngà – Trưởng Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11, Phó
trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.
- ThS. Nguyễn Hương Thư – giảng viên khoa Dược – bộ môn Bào chế Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành

đã trực tiếp chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018

Tác giả khóa luận

SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC ..........................4
Vài nét về Bệnh viện Quận 11 .........................................................................4
Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11 .......................................................5
1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT.......................................................12
Khái niệm mô hình bệnh tật ...........................................................................12
Phân loại mô hình bệnh tật .............................................................................13
Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam..........................................................13
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật ..................................................13
Cơ sở pháp lý về nghiên cứu mô hình bệnh tật ..............................................14
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÃ DDD .............................................................................15
Khái niệm về DDD .........................................................................................15
Cách tính liều DDD ........................................................................................17
Các kết quả DDD ...........................................................................................18
Một số nghiên cứu liên quan đến liều DDD tại Việt Nam và các nước trên thế
giới ............................................................................................................................20
1.4. TỔNG QUAN VỀ MÃ ATC .............................................................................24
Khái niệm mã ATC ........................................................................................24
Nguyên tắc phân loại thuốc theo mã ATC .....................................................24
Cách phân tích nhóm điều trị .........................................................................26

i
1.5. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH
VIỆN .........................................................................................................................27
Giám sát và quản lý kê đơn thuốc ..................................................................27
Quản lý sử dụng thuốc ...................................................................................28
Vai trò của việc quản lý sử dụng thuốc ..........................................................30
Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện....................................................30
Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện........................31
1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN QUẬN 11 ............................................................................................32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................34
Tiêu chí lựa chọn ............................................................................................34
Tiêu chí loại trừ ..............................................................................................34
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................................34
Địa điểm nghiên cứu: .....................................................................................34
Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................35
Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................35
Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện quận 11 theo mã
DDD và đề xuất phân tích theo mã ATC năm 2017 .................................................35
2.4. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 .....36
Xây dựng danh mục những thuốc cần có tại bệnh viện dựa trên kết quả truy
xuất từ công cụ ..........................................................................................................36
Đánh giá tổng quan mô hình bệnh tật tại bệnh viện nhằm đáp ứng tốt công tác
cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện ...............................................37
2.5. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH DDD VÀ ATC .............................38
Công cụ phân tích DDD .................................................................................38
Công cụ phân tích ATC ..................................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................42

ii
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN QUẬN 11 THEO MÃ DDD TRONG NĂM 2017 .............................42
Kết quả khảo sát theo DU 90% ......................................................................42
Kết quả phân tích DDD theo phân tích tổng liều xác định DDD/100
giường/ngày giữa các nhóm thuốc. ...........................................................................58
3.2. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 .....61
Xây dựng danh mục thuốc cần có tại bệnh viện ............................................61
Bàn luận về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 ....................................62
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................64
Tổng quan mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 .....................................64
Ứng dụng của việc phân tích mô hình bệnh tật tại bệnh viện vào thực tế .....64
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................65
4.3. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
viết tắt

ABC Phương pháp phân tích thuốc theo nhóm

ADE Adverse Drug Event Biến cố có hại của thuốc


ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
Anatomical - Hệ thống phân loại thuốc
ATC
Therapeutic - Chemical theo Giải phẫu - Điều trị - Hóa học.
BVQ11 Bệnh viện quận 11
CNTT Công nghệ thông tin
DDD Defined Daily Dose Liều xác định trong ngày
DMT Danh mục thuốc
Số lượng thuốc sử dụng đối
DU90% Drug utilization 90%
với 90% đơn thuốc
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

International Bảng phân loại bệnh tật quốc tế và những


ICD 10
Classification Diseases vấn đề liên quan đến sức khỏe

ME Medication Errors Sai sót trị liệu


MHBT Mô hình bệnh tật
PDD Prescribed Daily Dose Liều dùng hàng ngày được kê đơn.
Vital, Essential, Non-
VEN Phân tích VEN
Essential
World Health
WHO Tổ chức Y tế thế giới.
Organization

iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cách tính liều DDD ..................................................................................17
Bảng 1.2. Phân loại nhóm thuốc theo ATC ..............................................................25
Bảng 1.3. Phân loại nhóm thuốc theo 5 mức độ .......................................................26
Bảng 2.1. So sánh giữa phân tích thủ công và công cụ phân tích DDD...................39
Bảng 3.1. Bảng phân tích DDD theo DU 90% .........................................................42
Bảng 3.2. Tóm tắt 30 hoạt chất trong khoảng DU 90% với tỷ lệ DDD 89,74% ......56
Bảng 3.3. Bảng phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày ......................58

v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11 ............................................................4
Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược ..................................7
Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN ....................................................................8
Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị ..........................8
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017 ........................................................10
Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược .......................................................................10
Hình 1.7. Các kết quả phân tích DDD và ý nghĩa của từng kết quả ........................22
Hình 1.8. Tổng quan 7 kiểu nghiên cứu về DDD .....................................................23
Hình 1.9. Mối liên quan giữa sai sót trị liệu, biến cố có hại của thuốc và phản ứng có
hại của thuốc .............................................................................................................28
Hình 2.1. Giao diện công cụ phân tích DDD ...........................................................38
Hình 2.2. Giao diện phần mềm ABC-VEN ..............................................................41
Hình 2.3. Giao diện công cụ phân tích ATC trong phần mềm ABC-VEN ..............41
Hình 3.1. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90% .....................................................54
Hình 3.2. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất.....................................................55
Hình 3.3. Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc ................................................60

vi
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH
BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY
(DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

Nguyễn Phạm Phương Ngọc

Hướng dẫn khoa học: DS CK II Đào Duy Kim Ngà, ThS. Nguyễn Hương Thư

Mở đầu: Việc xác định mô hình bệnh tật theo Thông tư 21/2013/TT-BYT có thể áp dụng hai
phương pháp là phân tích nhóm điều trị ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) và phân tích
liều xác định trong ngày DDD (Defined Daily Dose). Chính vì thế, hàng năm, Khoa Dược Bệnh
Viện Quận 11 đã áp dụng thực hiện nhằm xác định mô hình bệnh tật giúp cho việc xây dựng kế
hoạch chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng toàn diện và chính xác.

Đối tượng: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh Viện năm 2017.

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu tình hình tiêu thụ thuốc năm 2017 bằng công cụ
phân tích DDD.

Kết quả: Theo kết quả phân tích DDD, số lượng thuốc sử dụng trong 90% đơn thuốc (DU90%)
có % DDD là 89,74% thuộc nhóm thuốc trị đái tháo đường và tim mạch; những nhóm thuốc có
tổng chi phí sử dụng cao nhất lần lượt là nhóm thuốc tim mạch (29,32%), nhóm thuốc trị đái
tháo đường (20,76%), nhóm thuốc kháng sinh (19,06%). Rõ ràng mô hình bệnh tật tại Bệnh
viện Quận 11 chủ yếu là các bệnh đái tháo đường, tim mạch và bệnh nhiễm khuẩn.

Kết luận: Phân tích trên đã hỗ trợ Khoa Dược đề ra kế hoạch dự trù ưu tiên mua sắm những
nhóm thuốc chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường và kháng sinh. Thêm nữa, việc tính toán chi
phí sử dụng thuốc hợp lý theo DDD nhằm chuyển đổi liệu trình điều trị với những thuốc có
hiệu quả và chi phí tối ưu nhất từ đó tham mưu tốt cho Hội đồng thuốc và điều trị.

Từ khóa: Mô hình bệnh tật, ATC, DDD, DU 90%, công cụ phân tích.
Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018

ASSESSMENT OF THE SITUATION, IMPROVEMENT AND EVALUTATION OF


THE ANALYSIS OF DISEASE PATTERN BY THE METHOD OF DEFINED DAILY
DOSE (DDD) AT THE HOSPITAL OF DISTRICT 11 IN 2017

Ngoc Phuong Pham Nguyen

Supervisor: PGS. Nga Kim Duy Dao, MS. Thu Huong Nguyen

Background: According to Circular 21/2013/TT-BYT, there are two methods used for the
identification of disease pattern which are ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) analysis
and DDD (Defined Daily Dose) analysis. Because of this, the Department of Pharmacy has
utilised these measures to re-identify the disease pattern, which has an essential role in the
creation of the increasingly improved healthcare plan for the residences in district 11.

Materials: The list of medications used at the hospital in 2017.

Methods: The retrospective study was conducted with data of drug consumption in 2017 by
DDD analyzing tool.

Results: According to DDD analysis, the number of drugs prescribed in 90% of presciptions
(DU90%) had the %DDD of 89.74%, they belonged to the class of antidiabetic and
antihypertensive drugs. The total cost of drug classes have the highest use respectively class of
cardiovascular drugs (29,32%), class of antidiabetic drugs (20,76%), class of antibiotics drugs
(19,06%). Obviously disease patterns at the hospital of dictrict 11 mainly diabetes,
cardiovascular and bacteriosis disease.

Conclusion: The study has supported the Faculty of Pharmacy in setting a plan to make a
priority in procurement of major classes of drugs, including cardiovascular, antidiabetic and
antibiotic drugs. In addition, the cost of DDD-followed drug use is determined to convert the
treatment regimen to the most cost-effective and effective drugs so that it can provide advice
for the Drug and Therapeutics Committee.

Key words: the disease patterns, ATC, DDD, DU90%, analyzing tool.
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa do đó mô hình
bệnh tật (MHBT) ở Việt Nam nói chung cũng như ở khu vực Bệnh viện Quận 11
(BVQ11) nói riêng cũng có chiều hướng thay đổi theo. Theo thông tư số 21/2013/TT-
BYT ngày 08/08/2013 có 5 phương pháp phân tích áp dụng để đánh giá tình hình sử
dụng thuốc thì trong đó có phương pháp phân tích nhóm điều trị (ATC) giúp xác định
được MHBT; phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) ngòai việc giúp
xác định được thuốc nào dùng chủ yếu cho những bệnh nào mà người dân thường xuyên
mắc phải thì nó còn giúp so sánh lợi ích giữa chi phí và hiệu quả giữa các nhóm thuốc
[11]. Đó là lý do tác giả chọn phương pháp phân tích DDD để khảo sát MHBT tại
BVQ11 và đề xuất thêm việc phân tích bằng phương pháp phân tích ATC.

MHBT của một quốc gia, một tỉnh hay địa phương nào đó phản ánh được tình hình sức
khỏe của nhân dân trong khu vực đó [17]. Vì thế việc nghiên cứu khảo sát về MHBT
giúp cho cơ quan y tế tìm ra những phương pháp tối ưu, đưa ra những chính sách hợp lý
và lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất cho nhân dân. Việc xác định được
MHBT thay đổi ra sao trong những năm qua còn giúp dự đoán được những bệnh mà
người dân sẽ mắc phải nhiều trong thời gian sắp tới nhờ đó mà khoa Dược lên kế hoạch
mua sắm thuốc, dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men hợp lý nhằm đáp ứng được nhu
cầu thuốc men của người dân theo tình hình bệnh tật tại khu vực. Mặt khác, việc xác
định MHBT còn góp phần không nhỏ trong định hướng giúp bệnh viện có phương án
phòng tránh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe về những bệnh mà người dân hay mắc phải,
giúp người dân phòng ngừa, kiểm soát các bệnh mạn tính tốt hơn và nhận biết đúng về
các bệnh nhiễm khuẩn. Điều đó làm giảm tỷ lệ bệnh tật xuống và còn làm giảm sự quá
tải cho bệnh viện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Từ năm 2012 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành các thông tư, văn bản mới như Thông tư
21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện,
Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh hướng dẫn về phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) đều liên quan đến
tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc trong bệnh viện, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng

1
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề

dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong đó
có quy định việc ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin
liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện. Chính vì thế, khoa Dược cần phải tổng hợp,
đánh giá, đưa ra biện pháp để triển khai thêm nhiều ứng dụng CNTT để đáp ứng cho các
hoạt động liên quan đến công tác phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện cũng
như ứng dụng những lợi ích từ các phương pháp phân tích này để phân tích MHBT [11],
[13], [10].

Hiện tại có nhiều nghiên cứu về MHBT được thực hiện tại một số bệnh viện ở thành
phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Thống Nhất [25], bệnh viện Nhân Dân 115 [18], bệnh
viện Chợ Rẫy [20] và các tỉnh như bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre [26],
bệnh viện đa khoa Đồng Tháp [19]. Bên cạnh đó MHBT còn được nghiên cứu ở các
nước như nghiên cứu MHBT ở Bắc Ireland [29], nghiên cứu MHBT của các du khách
đến trung tâm y tế Mina ở Ả Rập Saudi vào mùa lễ hội [28], nghiên cứu MHBT của trẻ
sơ sinh ở Anh [33]. Tuy nhiên MHBT đều khác nhau do đặc thù riêng của từng bệnh
viện, từng khu vực và được khảo sát chủ yếu dựa vào phân loại bệnh tật quốc tế
International Classification Diseases code 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), theo đối tượng điều trị, theo độ tuổi, theo giới tính,… Hiện nay, ngành công
nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi trong đó có lĩnh vực y tế, cụ thể việc đã
đưa các mã ATC/DDD/ICD10 vào phân tích MHBT giúp hạn chế sai sót trong chỉ định
kê đơn của bác sĩ, tuân thủ theo phác đồ điều trị, cấp phát đúng thuốc, đúng bệnh, đúng
chỉ định và đúng liều dùng của khoa Dược và các khoa phòng khác liên quan dẫn đến
giảm sự căng thẳng, phiền hà cho người bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng
như áp lực trong công việc. Riêng khoa Dược BVQ11 lại ứng dụng CNTT để phân tích
MHBT bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc – đây là điểm mới trong việc phân tích
MHBT khác với các nghiên cứu trước đây [5], [6], [9].

Từ đó, giúp khoa Dược có những kế hoạch cho hiện tại và thời gian sắp tới như vừa
tham mưu cho Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện đồng thời lên kế
hoạch ưu tiên dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men phù hợp với nhu cầu khám và điều
trị bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân.

2
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề

Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu dữ liệu về tình hình tiêu
thụ thuốc tại BVQ11 trong năm 2017 bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc.

Sau khi đã có kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc từ công cụ phân tích, từ kết quả
đó khái quát MHBT tại bệnh viện, từ MHBT xây dựng danh mục thuốc (DMT) cần có
tại bệnh viện, so sánh chi phí - hiệu quả điều trị tìm ra thuốc có lợi ích tối ưu nhất tham
mưu cho HĐT&ĐT.

Đề tài “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình bệnh tật theo
phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện Quận 11
trong năm 2017” được thực hiện với 3 mục tiêu chính:

1. Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc theo mã DDD và đề xuất thực hiện thêm
phương pháp phân tích ATC bằng công cụ phân tích.
2. Dựa trên kết quả truy xuất từ công cụ, khái quát hóa rút ra MHBT hiện có tại bệnh
viện từ đó xây dựng DMT cần có tại bệnh viện.
3. Đánh giá tổng quan MHBT tại BVQ11 nhằm đáp ứng tốt công tác cung ứng thuốc,
quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện.

3
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC

Vài nét về Bệnh viện Quận 11

BVQ11 là bệnh viện hạng 3 được thành lập từ năm 2007 trực thuộc Ủy ban nhân dân
Quận 11, hàng ngày tiếp đón từ 1.000 đến 1.200 người bệnh đến khám chữa bệnh
ngoại trú bảo hiểm y tế và khoảng hơn 100 người bệnh khám chữa bệnh dịch vụ
(không có thẻ bảo hiểm y tế).

Theo Quyết định số 102/2007/QĐ-UBND ngày 26/7/2007 của Uỷ ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh, BVQ11 được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trung tâm y tế Quận
11 trước đây [27]. Hiện tại, bệnh viện có diện tích khuôn viên là 7.374,5 m2 với diện
tích đất là 2.332,66 m2, diện tích sàn xây dựng là 7.200 m2. BVQ11 là đơn vị sự
nghiệp y tế thuộc Uỷ ban nhân dân Quận 11, chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ
của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân
Quận 11.

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11

4
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Tháng 05/2013, được sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đầu
tư dự án xây dựng mở rộng BVQ11 gồm xây dựng 9 tầng ở khu phía sau 1 hầm, 1
trệt, 7 lầu, đồng thời cải tạo lại khu trước của bệnh viện 1 trệt và 2 lầu, dự kiến hoàn
thành đưa vào sử dụng tháng 12/2014.

Chức năng nhiệm vụ: cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh; công tác đào tạo cán bộ y
tế; nghiên cứu khoa học về y học; công tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn – kỹ
thuật; phòng bệnh nâng cao sức khỏe; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế.

Hiện nay, bệnh viện có quy mô hoạt động khá lớn gồm: 11 khoa lâm sàng, 5 khoa
cận lâm sàng trong đó khoa Dược và 10 phòng chức năng, với đội ngũ khoảng 230
nhân viên để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực khoảng
1.500 lượt người bệnh/ngày chưa kể bệnh nhân cấp cứu và điều trị nội khoa. Với tình
hình bệnh tật đó, có thể thống kê sơ bộ được MHBT tại bệnh viện trong năm 2017
vừa qua.

Theo quy định của Bộ Y Tế, đây là bệnh viện tuyến huyện đa khoa hạng 3 do uỷ ban
nhân dân quận huyện quyết định. Với hướng phát triển có chiều sâu, bệnh viện từng
bước phấn đấu nâng cao uy tín và chất lượng của đơn vị để thi đua với các bệnh viện
tuyến bạn.

Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11

Thông tư 22/2011/TT/BYT quy định khoa Dược có các bộ phận như nghiệp vụ dược,
thống kê, mua sắm, dược lâm sàng [12]. Hệ thống các kho gồm 1 kho chẵn, 3 kho lẻ,
1 nhà thuốc đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt. Về quản lý sử dụng thuốc, khoa Dược
đã thực hiện theo Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các
cơ sở y tế [13]. Về nhân lực, tổng số nhân viên khoa Dược gồm 24 người trong đó có
1 dược sĩ chuyên khoa II, 5 dược sĩ đại học, 4 dược sĩ cao đẳng, 13 dược sĩ trung học
và 1 y sĩ.

Hệ thống quản lý của khoa Dược đã được phần mềm cung cấp trong tất cả các khâu
của quy trình cung ứng, dữ liệu được kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu quản

5
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động liên quan đến dược
vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian sắp tới.

Một số hoạt động nổi bật của khoa Dược:

 Hoạt động nghiên cứu khoa học: từ 2014 – 2017, hằng năm, trưởng khoa - dược
sĩ chuyên khoa II Đào Duy Kim Ngà đều báo cáo tại Hội nghị khoa học và trong
năm 2018 dự định báo cáo 15 đề tài trong nước và quốc tế.
1. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2014: Đánh giá hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động
liên quan đến công tác dược tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
2. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2015: Ứng dụng CNTT xây dựng DMT theo phác đồ điều trị tại BVQ11-
DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
3. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2016: Ứng dụng CNTT bước đầu thực hiện các hoạt động liên quan đến dược
lâm sàng tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
4. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2017: Ứng dụng CNTT trong phân tích sử dụng thuốc theo liều xác định trong
ngày (DDD) tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
 Hoạt động đào tạo: Khoa Dược BVQ11 là cơ sở thực hành dược của các trường
đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Nguyễn Tất Thành,
trường trung cấp Dược Quang Trung, trường trung cấp Dược Phương Nam. Trong
năm 2018, sẽ mở rộng liên kết đào tạo thực tập dược lâm sàng với các trường đại
học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, trường đại học Hồng Bàng. Hàng năm tại đây,
hướng dẫn khoảng 2.000 dược sĩ trung học, dược sĩ cao đẳng, dược sĩ đại học từ
các trường kể trên và là nơi hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học đại học, sau đại học của các sinh viên, học viên.
 Hoạt động dược lâm sàng:
 Thực hiện thông tin thuốc, triển khai theo dõi, quan sát, báo cáo tác dụng không
mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược

6
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Tư vấn sử dụng thuốc cho nhân viên y tế và người bệnh.


 Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội ngoại trú tại bệnh viện.
 Thiết kế các flashcard về các cặp tương tác thuốc và soạn thảo bảng tra tương kỵ-
tương hợp thuốc tiêm dành cho việc tra cứu nhanh tại các khoa tại bệnh viện.
 Thiết kế các công cụ phân tích sử dụng thuốc và công cụ hỗ trợ công tác nghiệp
vụ và dược lâm sàng, như công cụ phân tích ABC-VEN, phần mềm xây dựng DMT
theo phác đồ điều trị, công cụ phân tích ADR, công cụ phân tích ME, công cụ phân
tích DDD.

Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược

7
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN

Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị

8
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Định hướng phát triển khoa Dược

Cập nhật thường xuyên các kiến thức y dược học mới, xây dựng hoàn thiện và triển
khai thực hiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều
kiện thực tế và định hướng của bệnh viện.

Thường xuyên tổ chức, tập huấn, đào tạo, thông tin đến cán bộ y tế trong và ngoài
bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.

Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức y dược học, sử dụng
thành thạo tiếng anh, CNTT cũng như các công tác chuyên môn nhằm nâng cao trình
độ, tăng tính chuyên nghiệp trong công việc.

Tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài trong và ngoài nước, tiến hành nghiên cứu
phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí – điều trị của người bệnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc của bệnh viện.

Tham gia báo cáo, đăng poster, đăng tạp chí các đề tài nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước. Liên kết chặt chẽ với các trường dược trong và ngoài nước nhằm đẩy
mạnh quan hệ quốc tế trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng
cao.

Thiết kế các công cụ phân tích hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời
gian và nhân lực.

Định hướng triển khai công tác dược lâm sàng đi vào hoạt động có chiều sâu và rộng
khắp cả toàn bệnh viện.

Nâng cao hoạt động dược bệnh viện lên tầm cao mới mang tính chất lượng và hiệu
quả.

Tham gia học hỏi và chia sẻ các hoạt động dược bệnh viện với các bệnh viện trong
và ngoài nước.

9
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017

TỔ
DƯỢC
LÂM
SÀNG

TỔ
CẤP
KHOA TỔ
PHÁT DƯỢC KHO

TỔ
NGHIỆP
VỤ

Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược

10
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.1.2.1. Vị trí của khoa Dược

Khoa Dược bệnh viện nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc
gia về thuốc; thuộc sự quản lý, điều hành của giám đốc bệnh viện. Trong bệnh viện,
khoa Dược là một tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về dược, tham mưu cho
giám đốc bệnh viện về hoạt động cung ứng thuốc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc [12].

1.1.2.2. Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ
công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [12].

1.1.2.3. Nhiệm vụ của khoa Dược [12]

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu
chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu
đột xuất khác khi có yêu cầu.

Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT.

Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc.

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.

11
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng
và trung học về dược.

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình
hình đề kháng kháng sinh trong bệnh viện.

Tham gia chỉ đạo tuyến.

Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật
tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng
Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.

1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT

Khái niệm mô hình bệnh tật

Là cơ cấu phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh của một
cộng đồng trong một giai đoạn. Từ MHBT người ta có thể xác định được các nhóm
bệnh phổ biến nhất, các nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất để có cơ sở xây dựng
kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng đó [17].

Vai trò của MHBT trong xây dựng kế hoạch y tế và quản lý bệnh viện:

Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập trung đến các vấn đề sức khỏe
chính của cộng đồng dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong theo cách tính DALY
(Disability Adjusted Life Years) dựa vào tỷ lệ mới mắc, tử vong của một bệnh trong
cộng đồng. Trong bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn,
điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất là dựa trên mọi nguồn lực
của bệnh viện đó. Do vậy xây dựng kế hoạch và quản lý bệnh viện căn cứ vào MHBT
phục vụ cho cộng đồng là quan trọng nhất [17].

12
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Phân loại mô hình bệnh tật

Thường có 03 mô hình chính [17]:

 MHBT ở các nước chậm phát triển: Đa số là bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao
nhất.
 MHBT ở các nước đang phát triển: Bệnh không nhiễm trùng và bệnh mạn tính là
chủ yếu chiếm tỷ lệ cao.
 MHBT ở các nước phát triển: Phần lớn là bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh
lý người già đang có chiều hướng gia tăng hiện nay.

Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam

Theo thống kê về bệnh tật của Bộ Y tế thì MHBT hiện nay đã hoàn hoàn thay đổi và
có chiều hướng gia tăng chiếm 62% các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng, còn bệnh
do vi trùng gây nên chiếm tỷ lệ thấp khoảng 27% [17].

Hiện nay, MHBT ở nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và bệnh không nhiễm
trùng, bệnh cấp tính và bệnh mạn tính, trong đó xu hướng bệnh không nhiễm trùng
và bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ ngày càng cao.

Một trong những nguyên nhân của sự biến đổi là xu thế xã hội phát triển theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên đa số công việc được xử lý trên máy tính, trên
điện thoại thông minh tạo ra nhiều áp lực trong công việc gây căng thẳng stress, ảnh
hưởng của nhiều hóa chất độc hại,….

Theo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhiều, mức
sống của người dân càng cao thì các bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp cũng gia tăng theo [17].

Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật

MHBT của bệnh viện phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh đến khám và
điều trị tại bệnh viện.

Do vậy MHBT chịu tác động bởi các yếu tố:

13
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới tính, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, văn hóa,…
Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực.
 Môi trường sống: môi trường tự nhiên (khí hậu, ô nhiễm môi trường, nguồn nước
sinh hoạt,…) và môi trường xã hội (nơi học tập, làm việc,…) là những yếu tố bên
ngoài cơ thể mà con người khó kiểm soát hay thậm chí không kiểm soát được, ảnh
hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và góp phần hình thành nên MHBT trong
khu vực. Trong đó chế độ dinh dưỡng và lối sống chiếm vai trò quyết định đến sức
khỏe mỗi người, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề thực phẩm bẩn cũng
như ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân vẫn đang còn thấp ở các nước đang phát
triển nói chung và Việt Nam hiện nay nói riêng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, an
toàn, thói quen sinh hoạt điều độ, vận động phù hợp giúp cơ thể hoạt động tốt, tăng
sức đề kháng chống lại nguy cơ bệnh tật, hạn chế và đẩy lùi các bệnh nguy hiểm
trong xã hội.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh được xác định có nguyên nhân chủ yếu do ăn uống,
lối sống, tính chất công việc như béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư,…đã và
đang xảy ra ở các nước đang phát triển trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
 Yếu tố tổ chức y tế: số lượng, chất lượng, nguồn lực, cách tổ chức của ngành y tế
trong việc cung ứng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm các cơ sở y tế,
dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ y tế công cộng và sức khỏe cộng
đồng,…đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sức khỏe và tính mạng của
người bệnh, làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, góp phần trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Cơ sở pháp lý về nghiên cứu mô hình bệnh tật

Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 về hướng dẫn hoạt động dược lâm
sàng trong bệnh viện trong đó dược sĩ lâm sàng phải có nhiệm vụ tham gia phân tić h,
đánh giá tình hiǹ h sử du ̣ng thuố c (cụ thể ở BVQ11 là thực hiện thông qua công cụ
phân tích sử dụng thuốc) [14].

14
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 quy định về tổ chức và hoạt động


của HĐT&ĐT trong bệnh viện hướng dẫn các phương pháp phân tích được áp dụng
để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc: Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các
phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị: phân tích ABC, phân
tích nhóm điều trị, phân tích VEN, phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD,
giám sát các chỉ số sử dụng thuốc trong đó có phương pháp phân tích DDD được
BVQ11 áp dụng để phân tích MHBT [11].

Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất
lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong đó có việc quy định xây
dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng bệnh viện bằng việc
ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến
quản lý chất lượng bệnh viện [10].

Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm
quản lý bệnh viện có một số danh mục sử dụng trong phần mềm tin học quản lý bệnh
viện như mã hoạt chất thuốc theo hệ thống phân loại về thuốc và hoạt chất của WHO
như ATC, mã quản lý bệnh tật theo WHO như ICD10,…[9].

Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng CNTT
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có quy định các tiêu chí về phần mềm
sử dụng tại bệnh viện nói chung và khoa Dược BVQ11 áp dụng các tiêu chí đó để
xây dựng và chuẩn hóa các phần mềm phân tích tình hình sử dụng thuốc như DDD,
ATC, ABC-VEN,…[15].

1.3. TỔNG QUAN VỀ MÃ DDD

Khái niệm về DDD

DDD là viết tắt của Defined Daily Dose là liều trung bình duy trì giả định mỗi ngày
cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn. Đây là phương pháp được thừa
nhận rộng rãi nhất, được thông qua bởi WHO từ những năm 1970 [37].

15
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Phương pháp DDD được nghiên cứu về việc sử dụng thuốc giữa các quốc gia khác
nhau, đồng thời cũng là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa
các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. Ngoài
ra, còn giúp chuyển đổi chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp,
viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị ví dụ số
liều dùng hằng ngày.

Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong điều trị
nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau,
DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ dành được cho những thuốc
đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại.

Ưu điểm phương pháp DDD

 Phương pháp DDD giúp chuyển đổi các thành phẩm thuốc dạng liều, gói ra một
đơn vị tính toán chung (tính toán dựa trên giá cả kích thước gói/sản phẩm).
 Tính chính xác liều cao và giúp đánh giá hiệu quả của thời gian tiến hành can thiệp.
 Dễ đánh giá, chi phí thấp và ít tốn thời gian.
 Là giá trị ít thay đổi.

Ví dụ: Một ngày điều trị nhận xấp xỉ theo cân nặng từng thuốc:

0,24 g Gentamycin = 4 g Cefotaxim = 14 g Piperacillin/Tazobactam.

Nhược điểm phương pháp DDD

 Chỉ áp dụng cho những thuốc có mã ATC.


 Không tương thích với liều sử dụng trên lâm sàng (liều của đối tượng nghiên cứu
theo tuổi, cân nặng và dược động học).
 Không cho phép loại suy số bệnh nhân phơi nhiễm và cho trẻ em, trẻ sơ sinh.
 Một số thuốc không dùng DDD để theo dõi như: dịch truyền, vaccine, thuốc chống
ung thư, thuốc chống dị ứng, thuốc tê, thuốc mê, thuốc dùng ngoài, thuốc cản
quang.

16
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Cách tính liều DDD [11]

Bảng 1.1. Cách tính liều DDD

STT Các bước Ví dụ

Số lượng methyldopa được sử dụng


Xác định tổng số thuốc được sử
hằng năm tại một bệnh viện tuyến
dụng hoặc được mua trong chu kỳ
tỉnh và các phòng mạch lân cận cho
1 phân tích theo đơn vị số lượng tối
một vùng dân cư 2 triệu người là:
thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và
25.000 viên methyldopa 250mg và
hàm lượng (mg, g, IU)
3.000 viên methyldopa 500mg

Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ Tổng lượng tiêu thụ hằng năm của
trong một năm theo đơn vị mg/ g/ methyldopa
2 UI bằng cách lấy số lượng (viên, = (25.000 x 250mg) + (3.000 x
viên nang, ống tiêm) nhân với hàm 500mg)
lượng = 7.750.000 mg (7.750g)

Liều xác định trong ngày (DDD)


của methyldopa = 1g
Chia tổng lượng đã tính cho DDD
3 Như vậy,
của thuốc
số DDD methyldopa tiêu thụ =
7.750g : 1g = 7.750 DDD

Lượng tiêu thụ hàng năm của


methyldopa
Chia tổng lượng đã tính cho số
= 7.750 DDD: 2.000.000 dân một
4 lượng người bệnh (nếu xác định
năm
được) hoặc số dân nếu có
= 3,875 DDD cho 1.000 dân một
năm

17
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Công thức tính DDD

Phân tích DDD/1000 người/ngày (cho 1 nhóm đối tượng dân số) [37]

DDD⁄1000 người⁄ngày
Tổng lượng sử dụng x 1000
=
DDD chuẩn x Số bệnh nhân x khoảng thời gian khảo sát

Phân tích DDD/100 giường/ngày (cho một khu vực khảo sát) [37]

DDD/100 giường/ngày
Tổng lượng sử dụng x 100
=
DDD chuẩn x Số giường bệnh TB x khoảng thời gian khảo sát

Các kết quả DDD

Số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc – DU 90%:

DU 90% là số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc, đây là một phương pháp
không tốn kém, linh hoạt và đơn giản để đánh giá chất lượng của thuốc quy định trong
chăm sóc sức khỏe định kỳ. Hay nói cách khác là đánh giá chất lượng chung của việc
kê đơn thuốc [37].

Số lượng sản phẩm trong phân khúc DU 90% và tuân thủ các hướng dẫn theo đơn có
thể là chỉ số chất lượng nói chung. Điều này có nghĩa là số lượng thuốc sử dụng chiếm
90% tổng số lượng sử dụng có thể bổ sung làm chỉ số về chất lượng kê đơn [37].

So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc

Trong từng nhóm thuốc so sánh chi phí cho một liệu trình điều trị của từng thuốc

Trong từng nhóm thuốc so sánh số liệu trình điều trị của từng thuốc.

Từ các so sánh chi phí của từng thuốc trong nhóm rút ra nhận xét thuốc có chi phí
thấp mà hiệu quả để tham mưu cho HĐT&ĐT. Có thể cân nhắc việc chuyển đổi liệu
trình điều trị phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.

18
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

DDD/1000 người/ngày (áp dụng cho 1 nhóm đối tượng dân số)

Là dữ liệu về việc buôn bán hoặc kê đơn dựa trên số DDD/1000 dân cư mỗi ngày có
thể cung cấp một cái nhìn ước tính về tỉ lệ dân số nghiên cứu được điều trị mỗi ngày
với một thuốc hoặc một nhóm thuốc [37].

Ví dụ: 10 DDD/1000 dân nghĩa là trong một nhóm đại diện dân số là 1000 dân thì có
10 DDD của thuốc (10/1000 = 1%), tức là 1% dân số được nhận liều thuốc này mỗi
ngày trong năm đó. Chỉ số này rất hữu ích đối với những loại thuốc điều trị bệnh mạn
tính và khi có sự tương đồng giữa liều DDD với liều dùng hàng ngày được kê đơn
PDD.

Inhabitant-days (per 1000 inh-day): tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại trung tâm chăm
sóc sức khỏe ban đầu không áp dụng tính lượng tiêu thụ kháng sinh ở bệnh viện [37].

Ví dụ: 5 DDD/dân/năm, chỉ lượng thuốc được tính toán điều trị cho mỗi người với 5
ngày suốt một năm.

DDD/100 giường/ngày (áp dụng cho một khu vực khảo sát)

Dùng đánh giá tình hình sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân nội trú. Một ngày trên
một giường được hiểu là người đó bị giới hạn hoạt động tại giường và trải qua đêm
tại bệnh viện. Những trường hợp bệnh nhân làm thủ tục và phẫu thuật buổi sáng, sau
đó cho xuất viện buổi chiều đôi khi được đưa vào một ngày hoặc loại trừ [37].

Ví dụ: 70 DDD/100giường/ngày thì ước khoảng 70% bệnh nhân nội trú được dùng
một liều DDD chuẩn giả định mỗi ngày.

Là ngày nằm viện thường áp dụng để tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện.

Giả thuyết: ngày nhập + ngày xuất = 1 ngày và thực hành: chỉ số ngày giường.

Xấp xỉ khi tính toán: số giường x cơ số ngày giường x số ngày (thời gian khảo sát).

Các báo cáo phân tích DDD

Báo cáo phân tích DDD theo DU 90%

So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc

19
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Báo cáo phân tích DDD/1000 người/ngày

Báo cáo phân tích DDD/100 giường/ngày

Báo cáo phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc.

Cách tìm DDD chuẩn

Truy cập trang web http://www.whocc.no/atc_ddd_index/

Nhập mã ATC hoặc tên thuốc cần tìm DDD, sau đó nhấn nút Search.

Chọn DDD chuẩn theo đường dùng và chỉ định mong muốn.

Một số nghiên cứu liên quan đến liều DDD tại Việt Nam và các nước trên
thế giới

Nghiên cứu tại Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học “Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại
Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 - 2011” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Hiền
Lương: nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh giai đoạn 2009
- 2011, dựa trên liều DDD/100 ngày nằm viện sau đó lựa chọn nhóm kháng sinh được
sử dụng nhiều nhất để đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng thuốc tại bệnh viện
[22].

Nghiên cứu tại các nước trên thế giới

1. Áp dụng phương pháp ATC/DDD để đánh giá việc sử dụng kháng sinh tại một
bệnh viện đa khoa ở Thổ Nhĩ Kỳ [31].
Kết quả là việc sử dụng hệ thống ATC/DDD tại các bệnh viện sẽ cung cấp dữ liệu
quốc tế có giá trị trong việc đánh giá sử dụng kháng sinh. Nhờ đó các chuyên gia
trong lĩnh vực sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện sẽ sử dụng kháng sinh hiệu
quả hơn trong các bệnh truyền nhiễm đồng thời hướng dẫn sử dụng kháng sinh cụ thể
đối với mỗi bệnh viện và việc sử dụng kháng sinh hiệu quả hơn trong những phòng
thí nghiệm vi sinh có thể mang lại lợi ích để giải quyết các vấn đề tồn tại về việc sử
dụng kháng sinh.

20
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

2. Tình hình tiêu thụ kháng sinh ở bệnh viện dựa vào liều xác dịnh trong ngày
DDD/100 giường/ngày [35].
Kháng sinh dùng đường tĩnh mạch thường chiếm khoảng 70% trong tổng số sử dụng.
Với việc sử dụng nhiều hơn, tỷ lệ giữa kháng sinh đường uống và đường tiêm dự kiến
sẽ chênh lệch nhiều hơn. Việc sử dụng cao ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ
tiêu thụ kháng sinh đường tĩnh mạch so với đường uống. Loại bệnh viện cũng đóng
một vai trò quan trọng trong tổng lượng sử dụng kháng sinh. Để giải thích và chuẩn
hóa dữ liệu tiêu thụ kháng sinh tại các bệnh viện dựa trên DDD/100 giường/ngày một
cách chính xác cần nhiều yếu tố nên được đưa vào khảo sát.
3. WHO định nghĩa liều xác định hàng ngày so với liều ở bệnh viện - điều chỉnh liều
xác định hàng ngày: tác động kết quả giám sát sử dụng kháng sinh [34]
Nghiên cứu cho thấy rằng việc điều chỉnh liều DDD WHO để thích hợp cho người
bệnh ở bệnh viện dẫn đến những thay đổi đáng kể trong các phép đo tổng sử dụng
kháng sinh. Nói chung việc sử dụng DDD WHO ngụ ý đánh giá việc sử dụng thuốc
kháng sinh trong bệnh viện. Đặc biệt là DDD WHO cho penicillin được thiết lập quá
thấp nghĩa là việc sử dụng thực tế chỉ là một nửa của số lượng báo cáo trên cơ sở định
nghĩa liều của WHO. Ngược lại đối với kháng sinh phổ rộng… chủ yếu được quản lý
điều chỉnh vừa phải là việc làm cần thiết để bệnh viện sử dụng (bệnh viện điều chỉnh
liều dựa trên liều DDD WHO).
4. Tình hình tiêu thụ kháng sinh trong 3 năm tại các trung tâm y tế cộng đồng ở
Indonesia: áp dụng phương pháp ATC/DDD và DU90% để giám sát sử dụng kháng
sinh [32].
Việc sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh được mô tả trong nghiên cứu này có
thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để xây dựng một chương trình quản lý kháng
sinh và nâng cao nhận thức về phản ứng có hại của thuốc và tương tác thuốc của thuốc
kháng sinh đặc biệt là thuốc kháng sinh có trong phân khúc sử dụng cao. Amoxicillin,
sulfamethoxazole và trimethoprim là những kháng sinh được sử dụng nhiều ở trung
tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bandung phải được xem xét lại bởi các bác sĩ.

21
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Việc sử dụng kháng sinh nên được theo dõi chặt chẽ đối với bất kỳ sự phát triển nào
đề kháng thuốc, hiệu quả thấp hoặc giảm sút của thuốc.
5. Liều tương đương cho thuốc chống loạn thần: phương pháp DDD [36].
Những lợi thế chính của DDDs là nó có sẵn cho hầu hết các loại thuốc chống loạn
thần và nó đang được chấp nhận là đơn vị đo lường quốc tế dựa trên ý kiến của nhiều
nguồn khác nhau. Những khó khăn chính là nó không được phát triển như là các liều
tương đương và nó khó có thể thay đổi khi đã được thiết lập. Những hạn chế này cho
cả nghiên cứu thực hành lâm sàng. Do đó DDDs chỉ nên được sử dụng như một biện
pháp liều tương đương nếu các dữ liệu khác không có sẵn.

DDD tiêu thụ cho từng nhóm thuốc


Tổng quan mô hình bệnh tật.
Dự trù danh mục thuốc và tính
toán chi phí.

90% PHÂN TÍCH


thuốc sử
dụng tại
bệnh Mối liên
viện hệ giữa
chi phí
DU90% SO SÁNH và
00Đánh
thuốc
giá chất sử dụng
lượng DDD
kê đơn
Chuyển
đổi liệu
Lượng thuốc cho Lượng thuốc cho trình
mỗi người bệnh mỗi người dân điều trị.
trong bệnh viện nhận trong mỗi
nhận mỗi ngày ngày

Hình 1.3. Các kết quả phân tích DDD và ý nghĩa của từng kết quả

22
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Ý nghĩa của phân tích DDD [37]

DDD có tác dụng theo dõi, giám sát, đánh giá thô tình hình tiêu thụ và sử thuốc,
không phải là bức tranh thực về dùng thuốc.

DDD giúp so sánh, sử dụng thuốc không bị phụ thuộc vào giá cả và cách pha chế
thuốc.

Giá trị của DDD quan trọng trong việc đánh giá các vụ kiện về kê đơn.

Nội trú
 DU 90%
 DDD/1000 người/ngày
 DDD/100 giường/ngày

 So sánh chi phí và hiệu quả


 So sánh các nhóm thuốc Ngoại trú

 DU 90%
 DDD/1000 người/ngày
 So sánh chi phí và hiệu quả
 So sánh các nhóm thuốc
Nhóm thuốc

 So sánh giữa các nhóm thuốc


 Các thuốc kháng sinh trong cùng một nhóm
 Giữa kháng sinh và đái tháo đường, kháng sinh
và tim mạch, đái tháo đường và tim mạch
Bệnh viện
 So sánh giữa các bệnh viện  Tương quan sử dụng thuốc
 Chi phí  Thời điểm nghiên cứu
 Hiệu quả  Trước/sau khi can thiệp dược
 Thuốc sử dụng

Hình 1.4. Tổng quan 7 kiểu nghiên cứu về DDD

23
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.4. TỔNG QUAN VỀ MÃ ATC

Khái niệm mã ATC

Mã ATC là viết tắt của Anatomical - Therapeutic - Chemical Code là hệ thống phân
loại thuốc theo Giải phẫu - Điều trị - Hóa học được dùng để phân loại thuốc. Hệ thống
phân loại này được kiểm soát bởi Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc
của WHO và được công bố lần đầu năm 1976 [37].

Thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa trên các đặc trưng:

o Tổ chức cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng


o Đặc tính điều trị của thuốc
o Nhóm công thức hoá học của thuốc

Thuốc được chia thành tất cả là 14 nhóm và theo 5 mức độ.


Mã ATC của một thuốc mang tính định hướng về tính điều trị của thuốc, giúp cho
nhân viên y tế dễ dàng sử dụng thuốc trong điều trị đảm bảo hiệu lực của thuốc và
tránh nhầm lẫn [37].

Nguyên tắc phân loại thuốc theo mã ATC

Nguyên tắc phân loại đơn chất

Dựa trên tác dụng điều trị chính của hoạt chất (bao gồm hỗn hợp các đồng phân lập
thể), trên nguyên tắc cơ bản là mỗi công thức thuốc chỉ có một mã ATC. Các chế
phẩm thuốc mà ngoài hoạt chất còn có những chất bổ trợ khác được thêm vào cũng
được coi là những chế phẩm đơn giản [37].

Một thuốc có thể có nhiều mã ATC nếu thuốc đó có nhiều chỉ định điều trị khác nhau,
có các nồng độ, các công thức điều chế với những tác dụng điều trị khác nhau rõ.

Ví dụ: Prednisolon có mã C (tim mạch), D (ngoài da), R (hệ hô hấp), S (giác quan).

Một thuốc phối hợp với một thuốc khác cũng có mã riêng. Ví dụ Prednisolon kết hợp
với kháng sinh để dùng ngoài da thì cũng có mã khác.

24
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Nguyên tắc phân loại dạng thuốc phối hợp

Các dạng phối hợp chứa hai hay nhiều hoạt chất cùng mức phân loại thứ tự thường
có mã 20 hay 30 trong mức phân loại thứ 5. Các dạng thuốc phối hợp chứa hai hay
nhiều hoạt chất không cùng mức phân loại thứ tự có các mã từ 50 trở đi. Các dạng
phối hợp có chứa thuốc hướng tâm thần mà không được phân loại theo mã N05 -
psycholeptics (thuốc tâm thần) hay N06 - psycholeptics (thuốc hướng thần) được
phân loại theo mức thứ 5 có mã từ 70 trở lên.

Bảng 1.2. Phân loại nhóm thuốc theo ATC

STT Nhóm Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt


1 A Alimentary tract & metabolism Bộ máy tiêu hóa và chuyển hóa
2 B Blood & blood forming organs Máu và các cơ quan tạo máu
3 C Cardiovascular system Hệ tim mạch
4 D Dermatologicals Da liễu
5 G Genito urinary system % sex Hệ niệu- sinh dục và hormone
hormones sinh dục
6 H Systemic hormonal Các chế phẩm nội tiết tác dụng
Preparations toàn thân (trừ hormone sinh dục)
7 J Antiinfectives for systemic use Các chất kháng khuẩn cho sử
dụng toàn thân
8 L Antineoplastic & Các chất chống tân tạo và điều
immunomodulating agents biến hệ miễn dịch.
9 M Musculo- sketal system Hệ xương cơ
10 N Nervous system Hệ thần kinh
11 P Antiparasitic products Các sản phẩm diệt ký sinh trùng
12 R Respiratory system Hệ hô hấp
13 S Sensory organs Cơ quan thụ cảm
14 V Various Các nhóm khác

25
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Cách phân tích nhóm điều trị

Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc bao gồm
cả số lượng và giá trị.
 Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMT thiết yếu của WHO hoặc theo các
tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại dược lý - điều trị của hiệp hội dược
thư bệnh viện của Mỹ hoặc hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hóa học (ATC)
của WHO
 Sắp xếp lại DMT theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị % của mỗi thuốc cho mỗi
nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất.

Bảng 1.3. Phân loại nhóm thuốc theo 5 mức độ

Mức Phân nhóm theo


1 Đặc điểm giải phẫu
2 Tác dụng điều trị
3 Tác dụng dược lý
4 Hóa học / tác dụng điều trị / dược lý
5 Các chất hóa học

Mã ATC giúp cho bác sĩ, dược sĩ trước khi chỉ định hoặc phân phối thuốc hiểu một
cách tổng quát tác dụng của thuốc tác động vào hệ thống cơ quan trong cơ thể, tác
dụng điều trị và nhóm công thức hóa học của thuốc để định hướng việc sử dụng thuốc
trong điều trị cho người bệnh, tăng cường hiệu quả và tránh nhầm lẫn.

Phân loại mã ATC theo 5 nhóm kí hiệu (5 mức độ): [37]

Nhóm ký tự đầu tiên: chỉ nhóm giải phẫu, ký hiệu bằng 1 chữ cái chỉ cơ quan trong
cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng tới, vì vậy gọi là mã giải phẫu. Có 14 nhóm ký hiệu giải
phẫu được được ký hiệu bằng 14 chữ cái tiếng Anh.

Nhóm ký tự thứ hai: chỉ nhóm điều trị chủ yếu, ký hiệu bằng 2 số. Là một nhóm hai
chữ số bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và định hướng một phần
về điều trị.

26
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Nhóm ký tự thứ ba: chỉ nhóm điều trị cụ thể hơn, ký hiệu bằng 1 chữ cái, bắt đầu
bằng chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị-dược lý của thuốc.

Nhóm ký tự thứ tư: chỉ nhóm hoá học và điều trị ký hiệu bằng 1 chữ cái. Là một chữ
cái bắt đầu từ A, phân nhóm tác dụng điều trị-dược lý-hoá học của thuốc.

Nhóm ký tự thứ năm: chỉ nhóm hoá học của thuốc ký hiệu bằng 2 số. Là nhóm gồm
hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể.

Ví dụ về mã ATC

Mã ATC của Paracetamol: N02BE01

Trong đó:

N là thuốc tác động lên hệ thần kinh.


02 là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt.
B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện.
E là thuốc thuộc nhóm có công thức hoá học nhóm Anilid.
01 là thuốc có tên Paracetamol.

1.5. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH
VIỆN

Giám sát và quản lý kê đơn thuốc

Kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc là bước khởi đầu của quá trình sử dụng thuốc và
có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Việc kê đơn thuốc phải dựa trên triệu chứng
lâm sàng, khả năng chi trả của người bệnh và tuân thủ theo đúng quy định của pháp
luật, quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc. Hiện nay, trong các bệnh viện vẫn còn
tồn tại nhiều sai sót trong kê đơn thuốc. Nghiên cứu sai sót trong kê đơn được hiểu
đầy đủ là sai sót xảy ra do quyết định kê đơn hoặc là tiến trình kê đơn dẫn đến có kết
quả không mong đợi như giảm khả năng điều trị đúng lúc và hiệu quả, gia tăng nguy
cơ có hại so với thực hành nói chung [24]. Nguyên nhân của những sai sót này có thể
do năng lực, trình độ chuyên môn của bác sĩ và dược sĩ duyệt đơn hay do thiếu ý thức
trách nhiệm,…Vì vậy, muốn quản lý việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc an toàn hợp

27
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

lý, hiệu quả và tiết kiệm thì các bệnh viện cần quản lý chặt chẽ việc kê đơn và chỉ
định dùng thuốc, cụ thể yêu cầu bác sĩ phải thực hiện đúng các quy định của bệnh
viện và của nhà nước trong kê đơn; đặc biệt là sự tham mưu của HĐT&ĐT trong
giám sát kê đơn theo Công văn số 3483/YT-ĐTr ngày 16/4/2004 với các nội dung
sau: kê đơn trong DMT đã được bệnh viện xây dựng, thực hiện tốt theo quy chế kê
đơn, quy trình kê đơn và sử dụng thuốc, kê đơn theo phác đồ điều trị, kết hợp nhiều
biện pháp như: bình đơn thuốc, sinh hoạt về thông tin thuốc và tập huấn kiến thức sử
dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ theo định kỳ trong bệnh viện [16], [21].

Để đánh giá chất lượng kê đơn, người ta sử dụng chỉ số sai sót kê đơn. Trong y khoa,
sai sót kê đơn là một vấn đề liên quan đến ba khía cạnh: biến cố có hại của thuốc
(ADE); phản ứng có hại của thuốc (ADR); sai sót y khoa (ME). Trong đó ADE được
định nghĩa bao gồm tổn hại do thuốc (ADR và quá liều) và tổn hại do việc sử dụng
thuốc gây nên (giảm liều và điều trị không liên tục). Sai sót trị liệu là những rủi ro
xảy ra trong quá trình kê đơn, sao chép, cấp phát, dùng thuốc hay theo dõi dùng thuốc
và khoảng 25% ADE là do sai sót y khoa [24].

Biến cố có hại của thuốc

Sai sót trị liệu

Phản ứng có hại của thuốc


Hình 1.5. Mối liên quan giữa sai sót trị liệu, biến cố có hại của thuốc và
phản ứng có hại của thuốc

Quản lý sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là việc đưa thuốc vào cơ thể của người bệnh và được thực hiện bởi
nhân viên y tế hay người bệnh tự thực hiện. Việc sử dụng thuốc hợp lý là sử dụng
thuốc đáp ứng với yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể

28
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

người bệnh theo hướng dẫn của WHO (đúng liều dùng, đúng khoảng cách đưa thuốc
và thời gian sử dụng thuốc) đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung
ứng và giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng
đồng. DMT cung ứng trong bệnh viện là một tiền đề rất quan trọng cho việc sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn tại các khoa lâm sàng. Do đó, tránh đưa những thuốc kém hiệu
quả hoặc không có hiệu quả điều trị vào trong DMT vì sẽ khó kiểm soát và có thể gây
hại cho người bệnh [24]. Hiện nay, để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong
bệnh viện dựa trên phân tích DMT đã sử dụng trong bệnh viện được áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau như: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan
giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để
quản lý thuốc dựa trên nguyên lý Pareto “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”.
Theo lý thuyết Pareto: Nhóm A có 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân
sách; Nhóm B có 20% theo chủng loại của thuốc sử dụng 20% ngân sách; Nhóm C
có 70% theo chủng loại của thuốc sử dụng 10% ngân sách [25]. Phân tích ABC còn
là công cụ trong lựa chọn, mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý để có được bức
tranh chính xác và khách quan về sử dụng ngân sách thuốc. Ngoài ra, còn có phương
pháp phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc: nhóm V quan
trọng nhất; nhóm E cũng quan trọng nhưng ít hơn nhóm V; nhóm N ít quan trọng
không cần sẵn có. Phương pháp này giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và
tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại
thuốc như mong muốn.

Sử dụng trị liệu phù hợp trong bệnh viện là trách nhiệm hàng đầu của nhân viên y tế
nói chung và của HĐT&ĐT nói riêng. Trong đó, HĐT&ĐT chịu trách nhiệm ban
hành chính sách quy trình và giám sát thực hành để thúc đẩy việc sử dụng thuốc được
an toàn và hiệu quả thì trách nhiệm của dược sĩ khoa Dược không kém phần quan
trọng. Trong bệnh viện dược sĩ là chuyên gia về thuốc chịu trách nhiệm cung cấp lời
khuyên về kê đơn, dùng thuốc, giám sát cũng như quản lý cung ứng thuốc để đảm
bảo thuốc luôn sẵn có, bảo quản, phân phối, kiểm soát tồn kho và đảm bảo chất lượng.

29
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Theo thông tư 23/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định: dược sĩ khoa Dược chịu trách
nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ,
điều dưỡng và người bệnh [13].

Vai trò của việc quản lý sử dụng thuốc

Để hạn chế sai sót, nhầm lẫn và kém hiệu quả trong quản lý sử dụng thuốc, việc áp
dụng các biện pháp mang tính toàn diện và lâu dài nhằm đảm bảo tình hình sử dụng
thuốc hợp lý trong toàn bệnh viện là cần thiết.

Một chương trình quản lý sử dụng thuốc chặt chẽ bao gồm: sự lựa chọn thuốc về nồng
độ, hàm lượng, dạng bào chế, công dụng, liều dùng, cách sử dụng,…phù hợp triệu
chứng bệnh của người bệnh nhằm đem lại hiệu quả lâm sàng, giảm thiểu tối đa độc
tính trên người bệnh và sự kháng thuốc cho người bệnh về sau, từng bước nâng cao
chất lượng khám và điều trị bệnh. Đồng thời, mang lại lợi ích cho bệnh viện nói chung
và cho người bệnh nói riêng về tài chính, cải thiện chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Chương trình quản lý sử dụng thuốc tốt giúp bệnh viện cũng như khoa Dược theo dõi,
kiểm soát về lượng thuốc dự trù cung ứng cho hiện tại và trong thời gian sắp tới có
phù hợp với tình hình bệnh tật trong bệnh viện hay không, tham mưu cho HĐT&ĐT
xây dựng danh mục những thuốc ưu tiên và cần thiết để đáp ứng khám và điều trị
bệnh trong bệnh viện.

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện

HĐT&ĐT là tổ chức tư vấn cho thủ trưởng đơn vị về các vấn đề liên quan đến thuốc
và điều trị bằng thuốc trong đơn vị. Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT tất cả các
bệnh viện trong cả nước đều thành lập và tổ chức hoạt động HĐT&ĐT [11]. Trong
hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện, HĐT&ĐT có ảnh hưởng thường xuyên và liên
tục lên hầu hết tất cả các khâu khác và có vai trò như sau:

 Tư vấn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý về tất cả các vấn đề quản lý thuốc
như: thông tin, tư vấn về thuốc mới, lựa chọn thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng
thuốc;

30
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Xây dựng các chính sách về thuốc;


 Đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMT bệnh viện;
 Xây dựng các phác đồ, hướng dẫn điều trị chuẩn;
 Đánh giá và xây dựng DMT phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật
tư tiêu hao điều trị của bệnh viện;
 Theo dõi các phản ứng có hại, các thuốc kém chất lượng, rút kinh nghiệm các sai
sót trong sử dụng thuốc và đưa ra các xử trí kịp thời;
 Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều
trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa Dược;
 Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện;
 HĐT& ĐT chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong
bệnh viện bao gồm xây dựng và duy trì DMT, biên soạn và liên tục cập nhật các
thuốc trong danh mục. Nhiệm vụ quan trọng của HĐT&ĐT là xác định các thuốc
để thay thế dựa trên hiệu quả và độ an toàn của thuốc, giảm thiểu các lãng phí trong
điều trị và tối ưu hóa hiệu quả/chi phí [24].

Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện

Có nhiều phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc bằng thủ công như dựa trên
số đơn kê, tổng chi phí xuất- nhập thuốc, số lượng thuốc sử dụng,…Tuy nhiên các
phương pháp này đơn giản nhưng lại mắc hạn chế trong việc thống kê tỷ lệ của từng
nhóm thuốc sử dụng tương ứng với bệnh có trong bảng phân loại bệnh tật theo quốc
tế WHO, số lượng thuốc sử dụng thực tế của một thuốc trong một đơn thuốc hay
trong một khoảng thời gian điều trị nhất định và so sánh lượng sử dụng giữa các nhóm
khác nhau, giữa các giai đoạn khác nhau. Để khắc phục những hạn chế đó BVQ11 áp
dụng công nghệ phần mềm (công cụ phân tích sử dụng thuốc) để phân tích tình hình
sử dụng thuốc tại bệnh viện nhằm tìm ra những tồn tại trong việc sử dụng thuốc một
cách nhanh chóng và chính xác.

31
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN QUẬN 11

Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều hành
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,
Bộ Y tế đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT
như Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về tiêu chí phần
mềm quản lý bệnh viện [9]; Quyết định 1191/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt
đề án kiện toàn hệ thống tổ chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế
giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 [7]; Chỉ thị 02/CT-BYT ngày 25/2/2009 của Bộ Y
tế về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành y tế [4]....

Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT trong hệ thống bệnh viện nói riêng
và các đơn vị trong ngành y tế nói chung đã nhận được chỉ đạo sát sao của các cấp
lãnh đạo Chính phủ và Bộ Y tế. Các chính sách đã và đang được xây dựng để tạo
hành lang pháp lý hoàn chỉnh để đẩy mạnh lĩnh vực này. Ban chỉ đạo được thành lập
theo Quyết định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/8/2009 làm đầu mối để tăng cường quản
lý, lập chính sách cho công tác ứng dụng CNTT trong ngành y tế [8]. Các đơn vị y tế
đã quan tâm đến việc đầu tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều
hành các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực
này còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức hợp tác phát triển cũng như vì lợi
nhuận, coi đây là một hướng ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.

Nhằm thực hiện chỉ thị Bộ Y tế cũng như của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh về việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện, từ năm 2009 BVQ11 cũng đã tiến
hành triển khai phần mềm vào công tác quản lý cho đến nay [1], [2], [3], [30]. Với
mức kinh phí nhỏ cơ bản ban đầu khoảng 240.000.000 đồng cho việc xây dựng và
ứng dụng CNTT tại BVQ11 nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác khám
chữa bệnh cấp phát thuốc tuy vẫn còn nhiều mặt tồn tại và nhiều quy định mới ban
hành cần bổ sung và khắc phục thêm trong thời gian tới.

32
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Hiệu quả:

 Hệ thống quản lý khám chữa bệnh, dược, tài chính kế toán, chuyên môn, nhân
sự…được kết nối xuyên suốt từ ngoại trú bảo hiểm y tế, nội trú đến các hoạt động
quản lý bệnh viện.
 Quản lý được DMT sử dụng tại bệnh viện, hạn dùng thuốc, xuất nhập tồn nội ngoại
trú, hệ thống các báo cáo... bao gồm tất cả hoạt động của công tác dược thường
quy.
 Hệ thống báo cáo chuyên môn như mã bệnh tật, báo cáo tình hình bệnh tật, số lượt
khám và điều trị nội ngoại trú, chuyển viện…
 Hệ thống báo cáo về nhân sự, trình độ, quyết toán chi phí…

Tồn tại:

 Chương trình nối mạng quản lý còn gặp một số trục trặc cần phải tiếp tục hoàn
thiện trong quá trình sử dụng.
 Một số ứng dụng CNTT trên phầm mềm hiện chưa được khai thác hết nhằm nâng
cao hơn nữa vai trò của CNTT trong hoạt động quản lý như:
 Một số phân hệ còn mang tính cục bộ riêng rẽ như phân hệ viện phí, phân hệ
quản lý của kế toán viện phí, phân hệ quản lý tài sản - trang thiết bị…
 Hệ thống nhắc và kiểm soát phác đồ điều trị qua phần mềm.
 Hệ thống xây dựng DMT theo phác đồ điều trị.
 Hệ thống nhắc và kiểm soát tương tác thuốc;
 Quản lý hàng hóa theo kệ hàng trong kho trên phần mềm...
 Phân hệ định mức hóa chất – vật tư tiêu hao…

33
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- DMT sử dụng tại bệnh viện từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 được lưu trữ trong phần
mềm quản lý bệnh viện thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ.
- Thực trạng của của việc ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động phân tích
tổng quan MHBT theo liều DDD và mã ATC tại BVQ11.

Tiêu chí lựa chọn

- Các thuốc sử dụng tại bệnh viện trong năm 2017 có đầy đủ các dữ liệu liên quan
đến thuốc bao gồm: tên hoạt chất, tên biệt dược, nồng độ/hàm lượng, đường dùng,
đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.

Tiêu chí loại trừ

- Phương pháp DDD – liều xác định trong ngày không áp dụng cho các bệnh nhân
phơi nhiễm, bệnh nhân có suy giảm chức năng thận, trẻ em và trẻ sơ sinh.
- Các bệnh được chẩn đoán mà bệnh không có trong ICD-10 theo khuyến cáo của
WHO. Bệnh nhân tự ý bỏ viện hay không tuân thủ điều trị theo y lệnh của bác sĩ.
- Loại trừ các thuốc mà thành phần hoạt chất không có mã ATC cũng như các thuốc
có trong bảng phân loại này nhưng không phân liều DDD.
- Loại trừ các thuốc sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi (giá trị tính toán bằng phương
pháp DDD không có ý nghĩa).
- Loại trừ một số thuốc như dịch truyền, vắc xin, thuốc chống ung thư, thuốc chống
dị ứng, thuốc tê, thuốc mê, thuốc dùng ngoài và thuốc cản quang.

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu:

- Bệnh viện Quận 11.


- Địa chỉ: Số 72, đường số 05 – Cư xá Bình Thới, Phường 8, Quận 11, thành phố Hồ
Chí Minh.

34
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu:

- Thời gian dữ liệu khảo sát từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.


- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 02/06/2018 đến 30/09/2018.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu, thực hiện thông
qua việc hồi cứu dữ liệu về tình hình tiêu thụ thuốc tại bệnh viện trong năm 2017
bằng phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo mã DDD và đề xuất thực hiện thêm
việc phân tích theo mã ATC.

Phân tích dữ liệu sử dụng theo hướng hồi cứu có ưu điểm ít tốn thời gian, công sức
và thu thập dữ liệu nhanh.

Tuy nhiên với hướng mô tả hồi cứu, thu thập các dữ liệu có sẵn nên có thể gặp các
sai sót hay thiếu các thông tin cần thiết cho mẫu đánh giá dẫn đến kết quả nghiên cứu
không đạt được mục tiêu đề ra.

Ví dụ có thể nhầm lẫn hay sai sót trong quá trình nhập dữ liệu như về nước sản xuất,
dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng hay lý do sử dụng thuốc và thay đổi liệu trình điều
trị mà không ghi rõ,…gây khó khăn trong thống kê truy xuất số liệu dẫn đến không
đạt hiệu suất cao.

Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện quận 11 theo
mã DDD và đề xuất phân tích theo mã ATC năm 2017

2.3.2.1. Theo phương pháp phân tích nhóm thuốc, hoạt chất dựa trên liều xác định
trong ngày (DDD)

Phương pháp phân tích nhóm thuốc, hoạt chất dựa trên liều xác định trong ngày
(DDD), gồm có:

 DU 90%
 Phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày nằm viện giữa các nhóm thuốc.

35
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

Cách thực hiện như sau:

 Dữ liệu như trên, cũng được định dạng Excel theo biểu mẫu, đổ dữ liệu vào công
cụ phân tích DDD.
 Xử lý kết quả bằng công cụ phân tích DDD.
 Thống kê từng nhóm bệnh trên nhóm thuốc sử dụng.

2.3.2.2. Đề xuất thực hiện theo phương pháp phân tích nhóm điều trị dựa trên hệ
thống phân loại ATC và so sánh kết quả giữa hai phương pháp

Phương pháp phân tích nhóm điều trị dựa trên hệ thống phân loại ATC được tiến
hành như sau:

 Tổng hợp rà soát dữ liệu sử dụng thuốc thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại
trừ trong thời gian nghiên cứu. Sau đó, xuất ra dưới định dạng Excel theo biểu mẫu
để đổ dữ liệu vào công cụ phân tích ABC/VEN (trong đó có phân tích ATC).
 Xử lý kết quả bằng công cụ phân tích ATC.
 Thống kê từng nhóm bệnh trên nhóm thuốc sử dụng.

2.4. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11

Xây dựng danh mục những thuốc cần có tại bệnh viện dựa trên kết quả
truy xuất từ công cụ

Dựa trên kết quả truy xuất từ công cụ:

- DU 90%: thống kê số lượng thuốc được sử dụng trong 90% đơn thuốc có tỷ lệ
DDD (chiếm tỷ lệ %) trên từng hoạt chất cụ thể. Thống kê tổng số hoạt chất nằm
trong khoảng DU 90% với tổng chi phí (chiếm tỷ lệ %).
- Tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày nằm viện giữa các nhóm thuốc:
thống kê được từng nhóm thuốc theo tổng chi phí (vnđ) với tỷ lệ (chiếm tỷ lệ %)
và có tổng DDD ngày giường theo tổng chi phí (vnđ) với tỷ lệ (chiếm tỷ lệ %).

Qua việc thống kê chi tiết từng nhóm thuốc sử dụng trong năm 2017 với tổng chi phí
tương ứng của nhóm đó. Trong nhóm thuốc đó có hoạt chất nào được sử dụng nhiều
nhất, sử dụng ít nhất theo tỷ lệ %.

36
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

Từ đó, khái quát được MHBT tại bệnh viện gồm có những bệnh nào chiếm tỷ lệ cao
và có hiệu quả điều trị với nhóm hoạt chất nào cao nhất. Điều này giúp cho khoa
Dược đánh giá tổng quát về tình hình sử dụng thuốc trong giai đoạn này để tham mưu
cho HĐT&ĐT xây dựng DMT cần có đạt hiệu quả điều trị và độ an toàn cao.

Đánh giá tổng quan mô hình bệnh tật tại bệnh viện nhằm đáp ứng tốt
công tác cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện

Dựa trên MHBT đã được khái quát rút ra được các nhóm bệnh thường gặp chiếm tỷ
lệ cao nhất, các nhóm bệnh tỷ lệ tử vong cao nhất, các nhóm bệnh có liệu trình điều
trị lâu dài với khoảng chi phí lớn giúp cho ban giám đốc định hướng về công tác điều
trị, về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật máy móc, trang thiết bị y tế cho thời gian sắp tới và cân
đối ngân sách thu chi để ưu tiên trong kinh phí mua sắm hàng hóa (thuốc); đồng thời
giúp khoa Dược sẽ có kế hoạch dự trù phù hợp để cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời và
có chất lượng cho người bệnh. Từ MHBT cho thấy những thuốc nào có tần suất sử
dụng cao tại bệnh viện thì dựa vào đó cán bộ y tế (bác sĩ, dược sĩ) cần phải chú ý đến
những thuốc đó như:

- Thường xuyên cập nhật thông tin thuốc mới.


- Các ADR được ghi nhận kịp thời để thông tin đến người bệnh.
- Đưa ra lời khuyên về việc sử dụng thuốc để hạn chế những tác dụng không mong
muốn xảy ra với người bệnh.
- Song song đó dựa vào kết quả MHBT khoa Dược còn phải tìm kiếm chọn lọc

những thuốc thường xuyên sử dụng tại bệnh viện mà có chi phí điểu trị thấp nhất
có thể nhưng vẫn có hiệu quả điều trị tương đương (phương pháp phân tích và đánh
giá hiệu quả sử dụng thuốc trong kinh tế dược) để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho
người bệnh nhất là đối với những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim
mạch, bệnh đái tháo đường phải sử dụng thuốc lâu dài.

37
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

2.5. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH DDD VÀ ATC

Công cụ phân tích DDD

Công cụ phân tích DDD có tên là i3 Pharmacist Tools - là sản phẩm trí tuệ được thực
hiện bởi sự phối hợp giữa khoa Dược BVQ11 và công ty i3 Solution Australia nhằm
mục đích đáp ứng tốt công tác phân tích quản lý sử dụng thuốc.

Ưu điểm nổi bật của công cụ phân tích này là các kết quả phân tích có thể truy xuất
ra dưới dạng file word, powerpoint, excel thuận tiện cho dược sĩ phân tích không cần
phải ghi chép lại các kết quả mà chỉ lấy kết quả xuất ra từ công cụ để đánh giá tình
hình sử dụng thuốc, báo cáo…

Hình 2.1. Giao diện công cụ phân tích DDD

38
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

Thao tác sử dụng công cụ phân tích DDD

 Khởi động công cụ phân tích DDD.


 Đưa đường dẫn file dữ liệu excel đã hoàn chỉnh theo định dạng của công cụ
phân tích vào vào.
 Nhập ngày bắt đầu thực hiện khảo sát.
 Nhập ngày kết thúc khảo sát (trong khoảng thời gian cần khảo sát).
 Nhập thông tin số bệnh nhân và số giường bệnh cần khảo sát.
 Nhấn nút Run Report công cụ phân tích sẽ cho ra tất cả các kết quả của phân
tích bằng file word, file powerpoint, file excel.

Bảng 2.1. So sánh giữa phân tích thủ công và công cụ phân tích DDD

Phân tích thủ công Phân tích bằng công cụ


phân tích

Hiệu quả Chưa đáp ứng được công tác Ứng dụng phân tích tình hình
phân tích sử dụng thuốc. sử dụng thuốc nhanh và chính
xác.

Tính chính xác Thủ công, tương đối chính Công nghệ cao, chính xác.
xác.

Thời gian thực Mỗi kết quả phân tích cần Chỉ cần 1 đến 2 phút để thao
hiện khoảng 8 giờ chuẩn bị dữ tác trên công cụ phân tích.
liệu và 2 giờ phân tích. Chỉ cần 5 đến 10 phút cho 5
Phương pháp phân tích kết quả phân tích sẽ hiện ra
DDD có 5 kết quả phân tích (tùy thuộc vào máy chủ).
cần khoảng 30 giờ thực hiện.
Xuất kết quả ra được file
word, powerpoint, excel tiện
lợi cho việc báo cáo thuyết
trình.

39
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

Con người Cần sự hỗ trợ của nhiều Chỉ cần 1 dược sĩ thực hiện.
dược sĩ cùng bộ phận dược
lâm sàng, nghiệp vụ dược về
các nội dung liên quan đến
phân tích tình hình sử dụng
thuốc.

Công cụ phân tích đã được kiểm định bằng phương pháp tính toán trên excel và tính
lại bằng phương pháp thủ công. Các kết quả tính toán trên excel, trên công cụ phân
tích và tính bằng thủ công là như nhau.

Công cụ phân tích sử dụng thuốc đã được khoa dược BVQ11 áp dụng phân tích
MHBT nói riêng và phân tích tình hình sử dụng thuốc nói chung trong nhiều năm nay
(từ năm 2014). Có thể nói khoa dược BVQ11 đi tiên phong trong việc ứng dụng
CNTT phân tích sử dụng thuốc bằng phần mềm.

Dữ liệu được đưa vào công cụ phân tích là file excel danh mục các thuốc sử dụng
gồm các thông tin liên quan đến thuốc như tên hoạt chất, tên biệt dược, mã ATC, đơn
vị tính, số lượng, đơn giá, nhóm thuốc, hàm lượng theo DDD, số DDD WHO, đơn vị
tính theo DDD, số lần điều trị và số ngày cho một liệu trình điều trị.

Công cụ phân tích ATC

Công cụ phân tích ATC nằm trong phần mềm phân tích ABC – VEN có tên là iHIS
Solution được thực hiện bởi BVQ11 và công ty cổ phần Powersoft JSC. Trong công
cụ phân tích ngoài việc phân tích ATC còn có các phân tích khác như phân tích ABC,
phân tích VEN, phân tích Chỉ số hiệu quả,…

Thao tác sử dụng công cụ phân tích ATC

 Khởi động công cụ phân tích ATC.


 Nhấp vào Chọn dữ liệu và đưa đường dẫn file dữ liệu vào.
 Đặt tên cho file dữ liệu vào ô Số phiếu và bấm Lưu.
 Nhấp vào ô Phân tích ATC, chọn phiếu muốn phân tích bấm Xem.

40
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu

 Bấm ô Phân tích ATC sẽ cho ra kết quả phân tích nhóm điều trị.
 Chụp hình màn hình để lấy kết quả phân tích.

Hình 2.2. Giao diện phần mềm ABC-VEN

Hình 2.3. Giao diện công cụ phân tích ATC trong phần mềm ABC-VEN

41
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN QUẬN 11 THEO MÃ DDD TRONG NĂM 2017

Kết quả khảo sát theo DU 90%

Tiến hành phân loại các thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhóm thuốc-hoạt chất dựa
trên liều xác định trong ngày – DDD, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Bảng phân tích DDD theo DU 90%

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn

Insulins And
Analogues For
1 A10AC Injection, 434.846.500,00 U 10.871.162,50 45,59 45,59
Intermediate-
Acting
Insulins And
Analogues For
2 A10AE 76.308.100,00 U 1.907.702,50 8,00 53,59
Injection, Long-
Acting
3 C01EB15 Trimetazidine 37.520.840,00 mg 938.021,00 3,93 57,52
Calcium
4 A12AA20 (Different Salts 395.173,08 g 790.346,16 3,31 60,84
In Combination)

42
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
5 C09CA01 Losartan 28.662.589,80 mg 583.161,00 2,45 63,28
6 A02BC05 Esomeprazole 17.239.980,00 mg 574.666,00 2,41 65,69
Ascorbic Acid
7 A11GA01 90.588,60 g 452.943,00 1,90 67,59
(Vit C)
8 A10BB09 Gliclazide 24.177.090,00 mg 402.951,50 1,69 69,28
9 C08CA01 Amlodipine 2.014.185,00 mg 402.837,00 1,69 70,97
10 M01AH01 Celecoxib 73.046,70 g 365.233,50 1,53 72,50
Tocopherol
11 A11HA03 71.665,00 g 358.325,00 1,50 74,01
(Vit E)
12 N07CA01 Betahistine 8.559.792,00 mg 356.658,00 1,50 75,50
13 A10BA02 Metformin 649.179,80 g 324.589,90 1,36 76,86
14 C10AB05 Fenofibrate 58.652,19 g 293.260,95 1,23 78,09
15 C07AB07 Bisoprolol 2.368.835,00 mg 236.883,50 0,99 79,09
Amoxicillin
16 J01CR02 And Enzyme 234.356,73 g 232.834,99 0,98 80,06
Inhibitor
17 C09AA04 Perindopril 903.150,00 mg 225.787,50 0,95 81,01
18 A11HA01 Nicotinamide 33.248,50 g 221.656,67 0,93 81,94
19 C08CA02 Felodipine 1.077.905,00 mg 215.581,00 0,90 82,84
20 R02AX01 Flurbiprofen 8.985.900,00 mg 204.225,00 0,86 83,70
21 N02BE01 Paracetamol 552.287,95 g 184.095,98 0,77 84,47

43
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
Acetylsalicylic
22 B01AC06 14.744.592,00 mg 182.032,00 0,76 85,23
Acid
23 A02BC02 Pantoprazole 7.141.547,00 mg 178.538,68 0,75 85,98
24 C10AA07 Rosuvastatin 1.480.855,00 mg 148.085,50 0,62 86,60
25 R06AE07 Cetirizine 1.431.630,00 mg 143.163,00 0,60 87,20
26 M01AC06 Meloxicam 2.138.482,50 mg 142.565,50 0,60 87,80
27 R06AX26 Fexofenadine 16.460,82 g 137.173,50 0,58 88,38
28 G04CA01 Alfuzosin 903.260,00 mg 120.434,67 0,51 88,88
29 R05CB01 Acetylcysteine 54.329,80 g 108.659,60 0,46 89,34
Glyceryl
30 C01DA02 481.504,00 mg 96.300,80 0,40 89,74
Trinitrate
Methyl-
31 H02AB04 714.956,00 mg 94.627,47 0,40 90,14
prednisolone
32 C03BA11 Indapamide 229.495,50 mg 91.798,20 0,38 90,52
33 A03FA03 Domperidone 2.598.920,00 mg 86.630,67 0,36 90,89
34 C09AA03 Lisinopril 857.355,00 mg 85.735,50 0,36 91,25
35 B01AC04 Clopidogrel 6.420.600,00 mg 85.608,00 0,36 91,61
36 C09AA16 Imidapril 855.435,00 mg 85.543,50 0,36 91,96
37 R06AX13 Loratadine 798.260,00 mg 79.826,00 0,33 92,30
38 A02BC03 Lansoprazole 2.344.770,00 mg 78.159,00 0,33 92,63
39 A10BB12 Glimepiride 139.694,00 mg 69.847,00 0,29 92,92

44
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
40 J01DC02 Cefuroxime 33.129,50 g 66.139,00 0,28 93,20
41 M01AB05 Diclofenac 6.490,65 g 64.906,50 0,27 93,47
42 A02BC01 Omeprazole 1.297.640,00 mg 64.882,00 0,27 93,74
43 H02AB06 Prednisolone 588.196,00 g 58.819,60 0,25 93,99
44 A06AD11 Lactulose 393.660,00 g 58.755,22 0,25 94,23
45 C10AA05 Atorvastatin 1.128.510,00 mg 56.425,50 0,24 94,47
46 R06AX22 Ebastine 556.180,00 mg 55.618,00 0,23 94,70
47 C08CA05 Nifedipine 1.618.410,00 mg 53.947,00 0,23 94,93
Dihydro-
48 N02CA01 212.739,00 mg 53.184,75 0,22 95,15
ergotamine
49 R03BA05 Fluticasone 32.164,00 mg 52.972,67 0,22 95,38
50 C09CA07 Telmisartan 2.112.360,00 mg 52.809,00 0,22 95,60
51 C09CA04 Irbesartan 7.867,43 g 52.449,50 0,22 95,82
52 R05CB02 Bromhexine 1.222.372,00 mg 50.932,17 0,21 96,03
53 N07CA03 Flunarizine 508.250,00 mg 50.825,00 0,21 96,24
54 R03DC03 Montelukast 499.075,00 mg 49.907,50 0,21 96,45
55 M03BX09 Eperisone 6.874,45 g 45.829,67 0,19 96,64
56 J01FA09 Clarithromycin 21.426,38 g 42.852,75 0,18 96,82
57 N06BX03 Piracetam 104.503,40 g 42.766,83 0,18 97,00
Isosorbide
58 C01DA08 2.305.130,00 mg 38.418,83 0,16 97,17
Dinitrate

45
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
59 C01EB17 Ivabradine 378.922,50 mg 37.892,25 0,16 97,32
60 J01CA04 Amoxicillin 31.440,00 g 31.440,00 0,13 97,46
61 C03CA01 Furosemide 1.197.440,00 mg 29.936,00 0,13 97,58
62 J01DD08 Cefixime 11.603,20 g 29.008,00 0,12 97,70
63 N07CA02 Cinnarizine 2.334.975,00 mg 25.944,17 0,11 97,81
64 N03AX12 Gabapentin 45.441,60 g 25.245,33 0,11 97,92
65 J01DD13 Cefpodoxime 9.635,40 g 24.088,50 0,10 98,02
66 M01AB15 Ketorolac 716.470,00 mg 23.882,33 0,10 98,12
Insulins And
Analogues For
67 A10AB 940.200,00 U 23.505,00 0,10 98,22
Injection, Fast-
Acting
68 J01MA02 Ciprofloxacin 22.942,10 g 23.027,70 0,10 98,31
69 A06AD15 Macrogol 201.570,00 g 20.157,00 0,08 98,40
70 A06AD18 Sorbitol 187.255,00 g 18.725,50 0,08 98,48
Dex-
71 R06AB02 105.692,00 mg 17.615,33 0,07 98,55
chlorpheniramin
Tenofovir
72 J05AF07 4.074,30 g 16.629,80 0,07 98,62
Disoproxil
73 M04AA01 Allopurinol 6.524,40 g 16.311,00 0,07 98,69
74 R06AX27 Desloratadine 79.940,00 mg 15.988,00 0,07 98,76

46
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
75 A07BC05 Diosmectite 141.825,00 g 15.758,33 0,07 98,82
76 B03BB01 Folic Acid 16.130,00 mg 15.406,25 0,06 98,89
77 R06AB04 Chlorphenamine 169.808,00 mg 14.150,67 0,06 98,95
78 M01AX01 Nabumetone 14.083,00 g 14.083,00 0,06 99,01
79 R03AC02 Salbutamol 11.215,00 mg 14.018,75 0,06 99,06
80 C10AA01 Simvastatin 409.760,00 mg 13.658,67 0,06 99,12
81 C08DA01 Verapamil 3.242,08 g 13.508,67 0,06 99,18
82 J01DC04 Cefaclor 12.974,63 g 12.974,63 0,05 99,23
83 B01AB01 Heparin 124.475,00 TU 12.447,50 0,05 99,28
84 C08CA14 Cilnidipine 108.570,00 mg 10.857,00 0,05 99,33
85 C03DA01 Spironolactone 745.625,00 mg 9.941,67 0,04 99,37
Paracetamol,
Combinations
86 N02BE51 27.480,50 g 9.160,17 0,04 99,41
Excl.
Psycholeptics
87 R05CB04 Eprazinone 1.810,35 g 9.051,75 0,04 99,45
88 R03BA02 Budesonide 10.932,24 mg 7.424,66 0,03 99,48
89 J01DD02 Ceftazidime 28.553,00 g 7.138,25 0,03 99,51
90 R06AE09 Levocetirizine 30.870,00 mg 6.174,00 0,03 99,54
91 A03AD02 Drotaverine 609,96 g 6.099,60 0,03 99,56
92 S01EC04 Brinzolamide 1.190,00 ml 5.950,00 0,02 99,59

47
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
93 J01XD01 Metronidazole 7.572,50 g 5.048,33 0,02 99,61
94 M05BA07 Risedronic Acid 25.130,00 mg 5.026,00 0,02 99,63
95 J01AA02 Doxycycline 500,60 g 5.006,00 0,02 99,65
96 C07AB12 Nebivolol 24.980,00 mg 4.996,00 0,02 99,67
97 J01MA12 Levofloxacin 2.353,50 g 4.707,00 0,02 99,69
98 J01MA01 Ofloxacin 1.844,80 g 4.612,00 0,02 99,71
Insulins And
Analogues For
Injection,
99 A10AD Intermediate- 172.500,00 U 4.312,50 0,02 99,73
Or Long-Acting
Combined With
Fast-Acting
100 R06AD01 Alimemazine 112.915,00 mg 3.763,83 0,02 99,74
101 N03AX16 Pregabalin 1.063,85 g 3.546,17 0,01 99,76
102 B01AC23 Cilostazol 632,50 g 3.162,50 0,01 99,77
103 A03AA04 Mebeverine 941,40 g 3.138,00 0,01 99,78
Tranexamic
104 B02AA02 6.208,75 g 3.104,38 0,01 99,80
Acid
105 A10BF01 Acarbose 801,80 g 2.672,67 0,01 99,81
106 H02AB09 Hydrocortisone 78.600,00 mg 2.620,00 0,01 99,82
107 C09AA01 Captopril 128.450,00 mg 2.569,00 0,01 99,83

48
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
108 J01CR04 Sultamicillin 3.737,25 g 2.491,50 0,01 99,84
109 P02CA01 Mebendazole 484,00 g 2.420,00 0,01 99,85
110 J02AC01 Fluconazole 447,95 g 2.239,75 0,01 99,86
111 R06AD02 Promethazine 55.100,00 mg 2.204,00 0,01 99,87
112 J01DB01 Cefalexin 4.070,00 g 2.035,00 0,01 99,88
113 N03AG02 Valpromide 2.673,99 g 1.782,66 0,01 99,89
114 G03AC01 Norethisterone 4.385,00 mg 1.754,00 0,01 99,89
115 J05AB01 Aciclovir 6.710,20 g 1.677,55 0,01 99,90
116 M04AC01 Colchicine 1.588,00 mg 1.588,00 0,01 99,91
117 G01AF02 Clotrimazole 156,60 g 1.566,00 0,01 99,91
118 J01FA10 Azithromycin 355,60 g 1.185,33 0,00 99,92
119 C07AA05 Propranolol 186,76 g 1.167,25 0,00 99,92
120 J05AF05 Lamivudine 337,40 g 1.124,67 0,00 99,93
121 A11CA01 Retinol (Vit A) 54.410,00 TU 1.088,20 0,00 99,93
Potassium
122 A12BA01 3.022,80 g 1.007,60 0,00 99,94
Chloride
123 D01BA02 Terbinafine 223,75 g 895,00 0,00 99,94
124 C01AA05 Digoxin 211,75 mg 847,00 0,00 99,94
125 B01AB05 Enoxaparin 1.648,00 TU 824,00 0,00 99,95
126 N05BA01 Diazepam 8.125,00 mg 812,50 0,00 99,95

49
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
127 G03DA04 Progesterone 241,80 g 806,00 0,00 99,95
128 A03AA05 Trimebutine 396,43 g 660,72 0,00 99,96
129 A03FA01 Metoclopramide 19.700,00 mg 656,67 0,00 99,96
130 S01AE05 Levofloxacin 323,75 g 647,50 0,00 99,96
Butyl-
131 A03BB01 37.860,00 mg 631,00 0,00 99,96
scopolamin
132 C01DX16 Nicorandil 23.750,00 mg 593,75 0,00 99,97
Saccharomyces
133 A07FA02 591,40 g 591,40 0,00 99,97
Boulardii
134 N03AF01 Carbamazepine 580,40 g 580,40 0,00 99,97
135 M01AB08 Etodolac 218,80 g 547,00 0,00 99,97
136 N05AL01 Sulpiride 422,20 mg 527,75 0,00 99,98
137 N07CA04 Acetylleucine 5.230,00 mg 523,00 0,00 99,98
138 C09AA02 Enalapril 4.979,00 g 497,90 0,00 99,98
139 H01BB02 Oxytocin 5.800,00 U 386,67 0,00 99,98
140 N03AG01 Valproic Acid 565,80 g 377,20 0,00 99,98
141 R03DA04 Theophylline 149,90 g 374,75 0,00 99,99
142 C07AB02 Metoprolol 55,23 g 368,17 0,00 99,99
143 R05CB06 Ambroxol 37,08 g 309,00 0,00 99,99
144 N02AX02 Tramadol 73,80 g 246,00 0,00 99,99
145 C01CA03 Norepinephrine 1.465,00 mg 244,17 0,00 99,99

50
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
Ticarcillin And
146 J01CR03 Enzyme 777,60 g 217,60 0,00 99,99
Inhibitor
147 J01DD12 Cefoperazone 704,00 g 176,00 0,00 99,99
148 R03BA01 Beclometasone 134,00 mg 167,50 0,00 99,99
149 M01AE01 Ibuprofen 188,60 g 157,17 0,00 99,99
150 S01EC01 Acetazolamide 114,25 g 152,33 0,00 99,99
151 J01DD07 Ceftizoxime 559,00 g 139,75 0,00 99,99
152 J01DD04 Ceftriaxone 277,00 g 138,50 0,00 100,00
153 A02BX02 Sucralfate 448,00 g 112,00 0,00 100,00
154 H02AB01 Betamethasone 139,00 mg 92,67 0,00 100,00
155 C07AG02 Carvedilol 3.156,25 mg 84,17 0,00 100,00
156 N06AA09 Amitriptyline 6.275,00 mg 83,67 0,00 100,00
157 C01CA07 Dobutamine 38,50 g 77,00 0,00 100,00
158 J01GB03 Gentamicin 18,24 g 76,00 0,00 100,00
159 C01BD01 Amiodarone 14,05 g 70,25 0,00 100,00
160 C08DB01 Diltiazem 14,20 g 59,17 0,00 100,00
161 N05AH03 Olanzapine 580,00 mg 58,00 0,00 100,00
162 R03CC12 Bambuterol 1.060,00 mg 53,00 0,00 100,00
163 B02BA01 Phytomenadion 1.010,00 mg 50,50 0,00 100,00
164 J01FF01 Clindamycin 81,00 g 45,00 0,00 100,00

51
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn
165 J01DD09 Cefodizime 17,20 g 43,00 0,00 100,00
Mineral Salts In
166 A06AD10 1.400,00 U 35,00 0,00 100,00
Combination
167 C09CA03 Valsartan 2.634,16 mg 32,93 0,00 100,00
168 C04AD03 Pentoxifylline 9,20 g 30,67 0,00 100,00
169 N02AA01 Morphine 900,00 mg 30,00 0,00 100,00
170 C01CA04 Dopamine 9,80 g 19,60 0,00 100,00
171 H01CB02 Octreotide 9,00 mg 12,86 0,00 100,00
Ampicillin And
172 J01CR01 Enzyme 59,00 g 9,83 0,00 100,00
Inhibitor
173 A07AA02 Nystatin 13,78 MU 9,18 0,00 100,00
174 A02BA02 Ranitidine 2,40 g 8,00 0,00 100,00
175 J01MA14 Moxifloxacin 2,80 g 7,00 0,00 100,00
176 R01AA08 Naphazoline 2,50 mg 6,25 0,00 100,00
177 R01AA07 Xylometazoline 4,00 mg 5,00 0,00 100,00
Calcium
178 A12AA03 8,50 g 2,83 0,00 100,00
Gluconate
179 J01DC01 Cefoxitin 14,00 g 2,33 0,00 100,00
180 C08CA04 Nicardipine 110,00 mg 1,22 0,00 100,00
181 C01CA26 Ephedrine 60,00 mg 1,20 0,00 100,00

52
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tỷ lệ
S Tỷ lệ %
Tổng lượng Đơn Số lượng
T ATC Hoạt chất % DDD
hoạt chất vị DDD
T DDD cộng
dồn

182 H03BB02 Thiamazole 10,38 mg 1,04 0,00 100,00

183 S01AE03 Ciprofloxacin 0,40 g 0,80 0,00 100,00

Cefoperazone
184 J01DD62 2,00 g 0,50 0,00 100,00
Combinations

Kết quả phân tích bảng số liệu trên có 184 hoạt chất trong khoảng DU90% (thuốc
được kê đơn với 90% đơn thuốc), các hoạt chất chiếm tỷ lệ % DDD cao hầu hết là
hoạt chất thuộc nhóm thuốc Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (như
Insulin điều trị bệnh đái tháo đường), kế tiếp là nhóm thuốc tim mạch (Trimetazidine,
Losartan, Amlodipine,…), tiếp theo là nhóm thuốc kháng sinh (Amoxicillin,…).

Insulin tác động trung bình có tổng lượng hoạt chất sử dụng cao nhất (434.846.500,00
U), Insulin tác động kéo dài có tổng lượng hoạt chất sử dụng cao thứ 2 (76.308.100,00
U), Trimetazidine có tổng lượng hoạt chất sử dụng cao thứ 3 (37.520.840,00 mg).

Insulin tác động trung bình có số lượng DDD sử dụng cao nhất (10.871.162,50),
Insulin tác động kéo dài có số lượng DDD sử dụng cao thứ 2 (1.907.702,50),
Trimetazidine có số lượng DDD sử dụng cao thứ 3 (938.021,00).

 3 hoạt chất trên đều thuộc nhóm thuốc trị đái tháo đường và nhóm thuốc tim mạch.
Có thể khái quát sơ bộ được MHBT tại BVQ11 là bệnh đái tháo đường và bệnh tim
mạch. (những bệnh mạn tính của người già).

53
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hình 3.1. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90%


Theo hình 3.1 cho thấy có tất cả 30 hoạt chất trong tổng số 184 hoạt chất trong khoảng
DU90% chiếm tỷ lệ tổng DDD là 89,74%. Chỉ 30 hoạt chất trên chiếm gần 90% trên
tổng DDD nghĩa là các hoạt chất trên được kê đơn có mặt trong hầu hết các đơn thuốc
tại bệnh viện  tầm quan trọng của những thuốc có 30 hoạt chất trên. Từ đó tìm ra
những thuốc có chứa những hoạt chất trên tối ưu về hiệu quả điều trị và chi phí để
tham mưu cho HĐT&ĐT.

54
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hình 3.2. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất


Từ kết quả xuất ra từ công cụ phân tích, nhận thấy:

Có 30 hoạt chất trong khoảng DU 90 % với tổng tỷ lệ % DDD sử dụng là 89,74%


với tổng chi phí là 19.503.552.456 đồng. Trong đó

Các hoạt chất nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (cụ thể là
nhóm thuốc trị đái tháo đường) chiếm tỷ lệ % DDD sử dụng cao nhất như: Insulin và
các chất tương tự để tiêm điều trị bệnh tiểu đường: Insulin aspart Biphasic và Insulin
glargine chiếm 45,59%, các loại Insulin trộn chiếm 8,00%, Gliclazide chiếm 1,69%,
Metformin chiếm 1,36%.

Tiếp theo, nhóm thuốc tim mạch: Trimetazidine chiếm 3,93%, Losartan chiếm
2,45%, Amlodipine chiếm 1,69%, Fenofibrate chiếm 1,23%, Bisoprolol chiếm
0,99%, Perindopril chiếm 0,95%, Felodipine chiếm 0,90%, Rosuvastatin chiếm
0,62%, Acetylsalicylic Acid chiếm 0,76%, Glyceryl Trinitrate chiếm 0,40%.

Kế tiếp là nhóm thuốc tác động lên hệ tiêu hóa: Esomeprazole chiếm tỷ lệ 2,41%,
Pantoprazole chiếm 0,75%, Nicotinamide chiếm 0,93%.

55
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Sau đó là nhóm vitamin và khoáng chất: Calci kết hợp với các dạng muối khác nhau
chiếm tỷ lệ 3,31%, Ascorbic Acid chiếm 1,90%, Tocopherol chiếm 1,50%.

Nhóm thuốc kháng sinh có đại diện là Amoxicillin And Enzyme Inhibitor chiếm tỷ
lệ % DDD sử dụng là 0,98%.

Nhận xét: Trong số 30 hoạt chất trong khoảng DU90% có tỷ lệ % DDD sử dụng cao
thì nhóm thuốc trị đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao nhất (56,64%), đứng ở vị trí thứ 2
là nhóm thuốc tim mạch (13,92%), còn lại là nhóm thuốc kháng sinh và các nhóm
thuốc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Bảng 3.2. Tóm tắt 30 hoạt chất trong khoảng DU 90% với tỷ lệ DDD 89,74%

Tỷ lệ Tỷ lệ
% %
DDD DDD
sử sử
Nhóm thuốc Hoạt chất trong nhóm
dụng dụng
của của cả
hoạt nhóm
chất thuốc
Insulins And Analogues
For Injection, 45,59
Intermediate-Acting
HOORMON VÀ CÁC
Insulins And Analogues
THUỐC TÁC ĐỘNG VÀO HỆ
For Injection, Long- 8,00
THỐNG NỘI TIẾT (NHÓM 56,64
Acting
THUỐC TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG) Gliclazide 1,69

Metformin 1,36

56
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Trimetazidine 3,93
Losartan 2,45
Amlodipine 1,69
Fenofibrate 1,23
Bisoprolol 0,99
NHÓM THUỐC TIM MẠCH 13,92
Perindopril 0,95
Felodipine 0,90
Acetylsalicylic Acid 0,76
Rosuvastastin 0,62
Glyceryl Trinitrate 0,40
Calcium 3,31
NHÓM VITAMIN VÀ
Ascorbic Acid 1,90 6,71
KHOÁNG CHẤT
Tocopherol 1,50
Esomeprazole 2,41
NHÓM THUỐC TÁC ĐỘNG
Nicotinamide 0,93 4,09
LÊN HỆ TIÊU HÓA
Pantoprazole 0,75
NHÓM THUỐC Amoxicillin and
0,98 0,98
KHÁNG SINH Enzym inhibitor
Celecoxib 1,53
Betahistine 1,50
Flurbiprofen 0,86
Paracetamol 0,77
7,40
CÁC NHÓM THUỐC KHÁC Cetirizine 0,60
Meloxicam 0,60
Alfuzosin 0,58
Fexofenadine 0,51
Acetylcysteine 0,46

57
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Trong số 184 hoạt chất trong khoảng DU90% (184 hoạt chất này được kê đơn đối với
90% đơn thuốc) thì có 30 hoạt chất trên chiếm tổng tỷ lệ % DDD sử dụng là 89,74%.
Hơn nữa trong 30 hoạt chất trên thì số lượng thuốc trong nhóm thuốc trị đái tháo
đưởng và nhóm thuốc tim mạch và kháng sinh chiếm ưu thế >70%.

Kết quả phân tích DDD theo phân tích tổng liều xác định DDD/100
giường/ngày giữa các nhóm thuốc.

Bảng 3.3. Bảng phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày

Tỷ lệ
S Tổng Tỷ
(%)
T Nhóm thuốc Tổng chi phí DDD/100 lệ
chi
T giường/ngày (%)
phí
1 Thuốc giảm đau, hạ sốt; 1.833.698.819 6,18 2.810,16 4,29
chống viêm không
steroid; thuốc điều trị gút
và các bệnh xương khớp
2 Thuốc chống dị ứng và 770.237.265 2,59 1.367,74 2,09
dùng trong các trường
hợp quá mẫn
3 Thuốc giải độc và các 44.213.694 0,15 0,68 0,00
thuốc dùng trong trường
hợp ngộ độc
4 Thuốc chống co giật, 382.945.960 1,29 86,63 0,13
chống động kinh
5 Thuốc điều trị ký sinh 5.656.883.522 19,06 1.435,86 2,19
trùng, chống nhiễm khuẩn
6 Thuốc điều trị đau nửa 254.401.377 0,86 285,74 0,44
đầu

58
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

7 Thuốc điều trị bệnh đường 1.206.998.753 4,07 330,86 0,51


tiết niệu

8 Thuốc tác dụng đối với máu 158.912.322 0,54 96,14 0,15

9 Thuốc tim mạch 8.702.617.895 29,32 11.139,51 17,00

10 Thuốc lợi tiểu 29.254.636 0,10 109,55 0,17

11 Thuốc đường tiêu hóa 2.298.378.453 7,74 3.045,99 4,65

12 Hocmon và các thuốc tác 6.163.183.181 20,76 37.817,67 57,73


động vào hệ thống nội tiết
13 Thuốc giãn cơ và ức chế 48.121.150 0,16 125,91 0,19
Cholinesterase
14 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai 816.290.007 2,75 1.142,15 1,74
mũi họng
15 Thuốc có tác dụng thúc 3.562.481 0,01 1,06 0,00
sinh, cầm máu sau sinh và
chống sinh non
16 Thuốc chống rối loạn tâm 1.425.483 0,00 4,07 0,01
thần
17 Thuốc tác động trên đường 875.154.913 2,95 696,85 1,06
hô hấp
18 Dung dịch điều chỉnh nuớc, 9.329.700 0,03 2,77 0,00
điện giải, cân bằng acid-
base và các dung dịch tiêm
truyền khác
19 Khoáng chất và vitamin 428.120.281 1,44 5.011,98 7,65

59
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Thuốc tim mạch

30,86% 29,32%
Hocmon và các thuốc
tác động vào hệ thống
nội tiết
Thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm
khuẩn
Các nhóm thuốc khác
19,06% 20,76%

Hình 3.3. Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc


Tóm lại, từ kết quả phân tích nhóm thuốc theo phương pháp DDD cho thấy thực tế
tình tình sử dụng thuốc trong bệnh viện ngày một tăng dần đặc biệt ở các nhóm thuốc
điều trị bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh tăng huyết
áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tiêu hóa, các bệnh nhiễm trùng,…trong khi đó
các nhóm bệnh tuần hoàn, hô hấp, xương khớp, tiết niệu, sinh dục, da, mắt, nhiễm
ký sinh trùng,…thì tỷ lệ giảm dần gần như không đáng kể nhờ có những chương trình
tiêm chủng mở rộng quốc gia và cũng là những bệnh mắc kèm trên bệnh nhân cao
tuổi ngày càng nhiều. Trong các nhóm bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt
là bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn.

 MHBT tại BVQ11 là các bệnh mạn tính mà người cao tuổi mắc phải như đái
tháo đường, tim mạch và các bệnh nhiễm khuẩn.

60
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

3.2. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11

Xây dựng danh mục thuốc cần có tại bệnh viện

Khi phân tích nhận thấy đây là các bệnh thường gặp ở người trưởng thành, người cao
tuổi như bệnh: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu
cục bộ, bệnh tiêu hóa và bệnh tai mũi họng nhiễm khuẩn có xu hướng tăng nhanh. Kế
đến các bệnh về hô hấp, thần kinh, xương khớp, tiết niệu, nội tiết, mắt, da,... chiếm
tỷ lệ thấp và ổn định do đối tượng đa số là người cao tuổi nên ngoài các bệnh mạn
tính còn mắc thêm các bệnh mắc kèm.

Kết quả này thể hiện được số lượt bệnh nhân khám và điều trị nội - ngoại trú có xu
hướng tăng nhiều trong năm, mà còn thấy được nhu cầu thực tế về từng nhóm thuốc
sử dụng điều trị các bệnh mà người dân trong khu vực lân cận đang mắc phải như là
bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, đan xen với các bệnh
nhiễm trùng,…Hai nhóm bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, bệnh đái tháo
đường là bệnh mạn tính và cần điều trị lâu dài nên các nhóm thuốc điều trị cần được
đưa vào DMT bảo hiểm y tế để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người bệnh.

Song song là các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh nhiễm trùng cũng có xu hướng tăng,
điều này phù hợp với các nước đang phát triển có cuộc sống công nghiệp hóa gây
nhiều áp lực trong công việc và việc vận động cơ thể cũng hạn chế nên ảnh hưởng
nhiều đến chế độ ăn và duy trì sức khỏe cơ thể. Hơn nữa, người dân có mức sống
chưa cao nên vấn đề chăm sóc bảo vệ sức khỏe được xem là thứ yếu. Tình hình bệnh
tật này là một MHBT thu nhỏ đang diễn ra ở các nước đang phát triển nói chung, cụ
thể là BVQ11 trong năm vừa qua.

Qua đó, giúp cho khoa Dược có kế hoạch dự trù phù hợp và ưu tiên trong kinh phí
mua thuốc và tác động lên việc xây dựng DMT cần có cho bệnh viện của HĐT&ĐT.

Những hoạt chất nhóm điều trị các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh tim
mạch có xu hướng tăng nhanh, trong khi các hoạt chất điều trị về cơ xương và đường
tiêu hóa, dị ứng có tỷ lệ thấp gần như ổn định. Dựa vào kết quả này có thể tham khảo
về chỉ số chất lượng kê đơn thuốc nhằm chứng tỏ hiệu quả điều trị của thuốc này.

61
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Đồng thời, cũng phản ánh cho khoa Dược chú trọng các nhóm thuốc đạt chất lượng
cao điều trị bệnh mạn tính đang nhân rộng hiện nay để có kế hoạch cung ứng thuốc
phù hợp, đầy đủ và kịp thời. Qua đó, đã khái quát sơ bộ MHBT tại bệnh viện chiếm
đa số là các bệnh mạn tính.

Tóm lại, từ kết quả phân tích MHBT cho thấy được tình tình sử dụng thuốc trong
BVQ11 trong năm vừa qua. Kết quả phản ánh đặc biệt ở các nhóm thuốc điều trị bệnh
mạn tính như bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim
thiếu máu cục bộ, bệnh tiêu hóa, các bệnh nhiễm trùng,…trong khi đó các nhóm bệnh
tuần hoàn, hô hấp, xương khớp, tiết niệu, sinh dục, da, mắt, nhiễm ký sinh
trùng,…chiếm tỷ lệ nhỏ gần như không đáng kể . Kết quả này cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nguyên, Lê Anh Tuấn năm 2013 tại Bình Phước
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mạn tính chiếm đa số ở người cao tuổi là 62,2% [23]. Trong
các nhóm bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là bệnh đái tháo đường, bệnh
tim mạch, tiêu hóa, xương khớp.

Bàn luận về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11

Việc triển khai phân tích sử dụng thuốc tại BVQ11 bằng công cụ phân tích theo
phương pháp phân tích DDD đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể:

 Cụ thể hóa được MHBT hiện có tại bệnh viện trong năm 2017 chiếm đa số là các
bệnh mạn tính đan xen với bệnh nhiễm trùng đang có chiều hướng tăng cao rất đa
dạng, phức tạp trên triệu chứng lâm sàng của người bệnh đặc biệt ở bệnh nhân cao
tuổi. Đây là một trong những MHBT được mô tả trong nghiên cứu có sự tương
đồng với đặc điểm bệnh tật tại Việt Nam nói riêng và đặc điểm bệnh tật của các
nước đang phát triển nói chung.
 Giúp cho ban giám đốc, trưởng khoa Dược có cái nhìn tổng quan về tình hình sử
dụng thuốc cũng như MHBT tại bệnh viện và có kế hoạch giám sát kiểm tra hoạt
động kê đơn thuốc, dự trù mua sắm thuốc phù hợp, cụ thể:
• Định hướng cho ban giám đốc trong việc quản lý sử dụng thuốc hợp lý, kiểm
soát chặt chẽ các nhóm thuốc có chi phí điều trị cao và liệu trình điều trị lâu dài,

62
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

các nhóm thuốc dùng trong cấp cứu và điều trị nhiễm trùng cấp tính,…nhằm
giám sát ngân sách sử dụng thuốc của toàn bệnh viện.
• Giúp cho khoa Dược cân nhắc, ưu tiên lựa chọn thuốc trong việc dự trù, cung
ứng thuốc nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ với tình hình bệnh tật thực tế hiện có
tại bệnh viện như là các thuốc khẩn cấp, thuốc điều trị các bệnh mạn tính, thuốc
kháng khuẩn,… đồng thời tham mưu cho:
o HĐT&ĐT có cái nhìn tổng quan về MHBT tại bệnh viện theo phân tích trên
từ đó đưa ra dự trù danh mục các thuốc cần có đạt chất lượng cao và tính toán
chi phí phù hợp cho năm tiếp theo.
o HĐT&ĐT cần khảo sát lý do sử dụng các nhóm thuốc này nhằm cân nhắc
việc chuyển đổi liệu trình điều trị thay thế phù hợp về mặt hiệu quả dựa trên
bằng chứng và tiết kiệm chi phí đáng kể.
o HĐT&ĐT cân nhắc chuyển đổi sử dụng các nhóm thuốc phù hợp với phác
đồ điều trị xây dựng tại bệnh viện.

Với mục tiêu nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác khám và điều trị bệnh,
làm giảm bớt gánh nặng về bệnh tật - kinh tế cho người bệnh và tiết kiệm ngân sách
sử dụng thuốc cho bệnh viện.

So sánh giữa các phương pháp thống kê thủ công và việc ứng dụng công cụ phân tích
vào việc phân tích sử dụng thuốc tại bệnh viện nhận thấy công cụ phân tích giúp giảm
nhẹ gánh nặng cho khoa Dược bệnh viện, giúp giải quyết các vấn đề đặt ra như tính
toán, thống kê, báo cáo, giám sát và cho ban lãnh đạo bệnh viện có những cái nhìn
tổng quan được nhanh chóng và chính xác. Ứng dụng công cụ phân tích không những
là xu hướng tất yếu và cần phải có tại tất cả cơ sở khám chữa bệnh nhằm giúp tiết
kiệm nhân lực, nâng cao hiệu quả và dễ dàng kiểm tra, giám sát và quản lý.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua những hạn chế khi triển khai phần mềm vì mỗi bệnh
viện có một chương trình và hệ thống quản lí bằng CNTT khác nhau. Một điều đáng
lưu ý là DDD là những giá trị ít thay đổi nhưng cũng cần phải cập nhật thường xuyên
để các kết quả được thực tế và chính xác hơn.

63
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. KẾT LUẬN

Tổng quan mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11

Đề tài đã xây dựng được DMT cần có tại bệnh viện: những kết quả ghi nhận được từ
nghiên cứu đã cho thấy xu hướng tăng dần các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo
đường, bệnh tăng huyết áp, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh rối loạn lipid máu và
bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh lây nhiễm (bệnh về da, tiết
niệu sinh dục, hô hấp,…) giảm dần; cung cấp thông tin quan trọng về đặc điểm MHBT
để có thể xác định những nhóm bệnh chính hiện có tại bệnh viện như bệnh đái tháo
đường, bệnh tim mạch, bệnh nhiễm khuẩn. Đây là cơ sở khoa học để bệnh viện –
HĐT&ĐT điều chỉnh, xây dựng cơ cấu danh mục những thuốc chủ yếu như thuốc trị
đái tháo đường, thuốc trị bệnh tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc tác động lên đường
tiêu hóa để đảm bảo tốt công tác khám và điều trị bệnh trong hiện tại và lâu dài cũng
như sự phân bố nguồn lực hợp lí trong tương lai giúp phục vụ người bệnh tốt hơn và
đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn phù hợp hơn.

Ứng dụng của việc phân tích mô hình bệnh tật tại bệnh viện vào thực tế

Từ phân tích MHBT đã cho thấy các nhóm bệnh phổ biến nhất, các nhóm bệnh có tỷ
lệ tử vong cao nhất (bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, nhiễm khuẩn huyết,…) để
có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho người dân
trong khu vực lân cận. Thống kê MHBT tại bệnh viện còn thể hiện trình độ, khả năng
chẩn đoán và phân loại bệnh tật theo các chuyên khoa mới có thể tiên lượng, điều trị
đúng để đảm bảo điều trị có hiệu quả, đảm bảo khả năng phục vụ, chăm sóc người
bệnh của bệnh viện và cho hiệu quả kinh tế cao: giảm tỷ lệ mắc bệnh, tiết kiệm chi
phí thuốc men và các phương tiện khác [16]. Qua đó, giúp cho khoa Dược có kế hoạch
dự trù ưu tiên mua sắm những nhóm thuốc quan trọng và cần thiết như thuốc điều trị
rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid máu), thuốc tim mạch, thuốc kháng
sinh, đảm bảo về chất lượng và số lượng trong quá trình cung ứng thuốc. Thêm nữa

64
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị

việc tính toán chi phí sử dụng thuốc hợp lý theo DDD còn nhằm chuyển đổi liệu trình
điều trị với những thuốc có hiệu quả điều trị và chi phí tối ưu nhất.

4.2. KIẾN NGHỊ

Với kết quả trên đã phác họa được MHBT tại BVQ11 chiếm trên 70% là các bệnh
mạn tính và bệnh nhiễm trùng. Tình trạng bệnh tật này không ổn định mà đang có
chiều hướng gia tăng cả về số lượng và triệu chứng trên lâm sàng.

Đây là cơ sở khoa học giúp cho việc định hướng phát triển của bệnh viện trong tương
lai, cần quan tâm định hướng đầu tư trang thiết bị và nguồn thuốc đạt chất lượng cao
cho các nhóm bệnh khá trung thành với bệnh viện (các bệnh mạn tính: đái tháo đường,
rối loạn lipid máu, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tiêu hóa,…). Tăng
cường bổ sung và bố trí lại đội ngũ cán bộ y tế như bác sĩ, điều dưỡng ở những khoa
phụ (khoa da liễu, khoa tiết niệu,…) tập trung vào các khoa trọng điểm như khoa Tim
mạch – Chuyển hóa, khoa Nội tổng hợp, các khoa phòng liên quan để tạo điều kiện
khám và điều trị đạt hiệu quả cao với bệnh nhân ngoại trú, nội trú có liệu trình điều
trị lâu dài tại bệnh viện.

Đồng thời, tu sửa mở rộng cơ sở hạ tầng để triển khai thêm các khoa phòng khám và
điều trị các bệnh phổ biến hiện nay với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng.

Song song đó, triển khai thêm các khoa cận lâm sàng như về nhân sự và kỹ thuật máy
móc hiện đại để định tính, định lượng được nhiều mẫu xét nghiệm đặc hiệu và có kết
quả nhanh, chính xác cao,…nhằm đáp ứng công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện
hàng năm.

Định kỳ hàng năm nên tạo điều kiện cho cán bộ y tế (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ
thuật viên,...) học tập, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán và điều trị.

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức những chương trình hội nghị hội thảo, chương
trình “Sức khỏe vì cộng đồng” tại bệnh viện để tư vấn, giáo dục cho bệnh nhân hiểu

65
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị

được về bệnh tật mà mình đang mắc phải nhằm nâng cao kiến thức y học để phòng
tránh và ngăn ngừa bệnh tật.

Từ đó, có thể từng bước giảm tỷ lệ thương tật - tử vong cho người bệnh, phát hiện
sớm và góp phần giảm tần suất mắc bệnh nguy hiểm, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho
người dân ngày một hiệu quả hơn.

4.3. ĐỀ XUẤT

Ngoài phân tích MHBT theo phương pháp DDD, đề tài đề xuất thêm phương pháp
phân tích MHBT nữa là phương pháp phân tích theo nhóm điều trị (ATC). Phương
pháp phân tích nhóm nhóm điều trị giúp phân tích MHBT được nhanh chóng hơn nhờ
vào kết quả phân tích dựa trên các thuốc sử dụng tại bệnh viện đã được sắp xếp theo
nhóm điều trị cụ thể. Qua đó cho thấy giá trị sử dụng thực tế của từng nhóm thuốc
với mục đích trị liệu cụ thể từ đó suy ra được những nhóm bệnh chiếm tỷ lệ lớn tại
bệnh viện (những bệnh mà người dân trong khu vực hoặc khu vực lân cận đến bệnh
viện khám mắc phải chủ yếu).

Còn phương pháp DDD phân tích được MHBT tuy tốn nhiều thời gian hơn (do phải
xử lý nhiều dữ liệu hơn để đổ vào công cụ phân tích và phải phân tích nhiều kết quả
hơn) nhưng ngoài việc phân tích MHBT còn giúp phân tích chi phí – hiệu quả giữa
những nhóm thuốc với nhau, giữa từng thuốc với nhau dựa trên số liệu trình điều trị
và số ngày cho một liệu trình điều trị. Qua đó giúp cho khoa Dược thấy được những
thuốc nào có hiệu quả điều trị và chi phí tối ưu nhất để tham mưu cho HĐT&ĐT cũng
như lên kế hoạch dự trù mua sắm thuốc men.

Vậy nên kết hợp cả hai phương pháp trên để phân tích MHBT qua đó còn làm rõ các
vấn đề liên quan tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện.

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1]. Bệnh viện Quận 11 (2011), Đánh giá hiệu quả của ứng dụng CNTT trong công
tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quận 11 năm 2011.
[2]. Bệnh viện Quận 11 (2012), Đánh giá hiệu quả của ứng dụng CNTT trong công
tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quận 11 năm 2012.
[3]. Bệnh viện Quận 11 (2013), Đánh giá hiệu quả của ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý các hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quận 11 năm 2013.
[4]. Bộ Y tế (2009), Chỉ thị 02/CT-BYT ngày 25/2/2009 về việc đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế.
[5]. Bộ Y tế (2015), Công văn số 8623/BYT-BH ngày 9/11/2015 về việc đẩy mạnh
công nghệ thông tin trong quản lý khám chửa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế
theo nghị quyết số 36a/NQ-CP.
[6]. Bộ Y tế (2018), Kế hoạch 250/KH-BYT/2018 ngày 19/3/2018 về việc triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo
hiểm y tế năm 2018.
[7]. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 1191/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề
án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp
của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến 2015.
[8]. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/8/2009 làm đầu mối để
tăng cường quản lý, lập chính sách cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành y tế.
[9]. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 về tiêu chí phần
mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý bệnh viện.
[10]. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 hướng dẫn thực
hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
[11]. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 quy định về tổ chức
và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
[12]. Bộ Y Tế (2012), Thông tư số 22/2012/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt
động của khoa dược bệnh viện.
[13]. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về hướng dẫn
sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
[14]. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 về hướng dẫn
hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.
[15]. Bộ Y tế (2017), Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 về ban hành bộ
tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
[16]. Bộ Y tế (2004), Công văn số 3483/YT- ĐTr về hướng dẫn thực hiện chỉ thị số
05/2004/CT- BYT của Bộ trưởng Bộ y tế.
[17]. Nguyễn Trọng Bài, Bùi Văn Chín (2009), Nghiên cứu mô hình bệnh tật bệnh
viện đa khoa huyện Thới Bình trong 4 năm 2006 – 2009, Bệnh viện đa khoa
huyện Thới Bình.
[18]. Nguyễn Đức Chỉnh (2009), Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại
bệnh viện 115 năm 2009, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y
Dược, Hồ Chí Minh.
[19]. Nguyễn Văn Cư, Tạ Tùng Lâm (2010), “Mô hình bệnh tật ở khoa ngoại bệnh
viện đa khoa Đồng Tháp từ năm 2003 đến 2007”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(1),
tr. 77-82.
[20]. Trịnh Thị Bích Hà (2009), Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh
viện Chợ Rẫy năm 2009, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y
Dược, Hồ Chí Minh.
[21]. Lê Quang Hậu (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Đa Khoa huyện Hạ Hòa tỉnh
Phú Thọ năm 2012, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Dược
Hà Nội, Hà Nội.
[22]. Nguyễn Thị Hiền Lương (2012), Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại
Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009- 2011, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ,
Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
[23]. Đỗ Thị Nguyên, Lê Anh Tuấn (2013), “Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh
nhân trên và dưới 60 tuổi tại phòng khám và quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Bình
Phước”, Tạp chí Y học thực hành, 869(5), tr. 180-184.
[24]. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng
cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115 dựa vào phân loại ATC/DDD, Luận
án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
[25]. Võ Văn Ty, Trần Mạnh Hùng (2012), “Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong
tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr.11-17.
[26]. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Thanh Thủy, Đặng Kim Loan, Võ Phạm Trọng
Nhân (2017), “Đặc điểm mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2017”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 22(1), tr. 285-292.
[27]. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Quyết định số 102/2007/QĐ-
UBND về thành lập Bệnh viện Quận 11 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 11.
Tiếng nước ngoài
[28]. Abdullah G. Alzahrani, Abdul Hafiz M. Turkistani, Ghassan S. Nouman, Ziad
A. Memish (2012), “Pattern of diseases among visitors to Mina health centers
during the Hajj season, 1429 H (2008 G)”, Journal of infection and public
health, 5(1), pp. 22-34.
[29]. F. M. B. Allen (1951), “The Pattern of Disease”, The Ulster Medical Journal,
20(2), pp. 131-143.
[30]. Guy Wingate (2010), Pharmaceutical Computer Systems Validation Quality
Assurance, Risk Management and Regulatory Compliance, Informa Healthcare
USA, Inc, Second Edition.
[31]. Hamdi Sözen, Ibak Gönen, Ayse Sözen et al (2013), “Application of ATC/DDD
methodology to eveluate of antibiotic use in a general hospital in Turkey”,
Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials, 12.
[32]. Ivan S. Pradipta, Elis Ronasih, Arrum D. Kartikawati et al (2015), “Three years
of antibacterial consumption in Indonesian Community Health Centers: The
application of anatomical therapeutic chemical/defied daily doses and drug
utilization 90% method to monitor antibacterial use”, Journal of Family &
Community Medicine, 22(2), pp. 101-105.
[33]. J. M. Smellie (1949), “A Pattern of Disease in Infancy. Based on 2,306 Hospital
Admissions in the Years 1946-48 Inclusive”, Proceedings of the Royal Society
of Medicine, 42(8), pp. 636-642.
[34]. Jon Birger Haug, A˚ smund Reikvam (2013), “WHO defined daily doses versus
hospital-adjusted defined daily doses: impact on results of antibiotic use
surveillance.”, The Journal of antimicrobial chemotherapy, 68(12), pp. 2940-
2947.
[35]. M. Cizman, B. Beovic (2013), “Antibiotic hospital consumption expressed in
defined daily doses (DDD)/100 bed-days.”, Infection, 42(1), pp. 233-234.
[36]. Stefan Leucht, Myrto Samara, Stephan Heres, John M. Davis (2016), “Dose
Equivalents for Antipsychotic Drugs: The DDD Method”, Schizophrenia
Bulletin, 42(1), pp. 90-94.
Trang Web
[37]. WHO, ATCindex2017, URL:
https://www.whocc.no/atc_ddd_index/?code=A10BA02 cập nhật ngày
10/03/2018
PHỤ LỤC
Biểu mẫu dữ liệu DDD

Đơn
vị Hàm
Đơn tính lượng DDD
Tên thương Hàm
STT Hoạt chất vị Mã ATC Nhóm thuốc theo theo WHO
mại lượng
tính DDD DDD
WHO
A.T Ascorbic 100mg/
1 Vitamin C Ống A11GA01 27.Khoáng Chất Và Vitamin g 0.6 0.2
Syrup 5ml
A.T
2 Esomeprazol Esomeprazol Lọ A02BC05 17.Thuốc Đường Tiêu Hóa 40mg mg 40 30
40 Inj
Acabrose 18.Hocmon Và Các Thuốc Tác
3 Acarbose viên A10BF01 50mg g 0.05 0.3
Tablets 50Mg Động Vào Hệ Thống Nội Tiết
2.Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt;
Acepron Paracetamol Chống Viêm Không Steroid;
4 Gói N02BE01 250mg g 0.25 3
250mg 250mg gói Thuốc Điều Trị Gút Và Các
Bệnh Xương Khớp
Acepron Paracetamol 2.Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt;
5 viên N02BE01 325mg g 0.325 3
325mg 325mg Chống Viêm Không Steroid;

PL1
Thuốc Điều Trị Gút Và Các
Bệnh Xương Khớp
2.Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt;
Paracetamol Chống Viêm Không Steroid; 80mg/1,
6 Acepron 80 Gói N02BE01 g 0.08 3
80mg gói Thuốc Điều Trị Gút Và Các 5g
Bệnh Xương Khớp
21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt,
7 Acetazolamid Acetazolamid viên S01EC01 250mg g 0.25 0.75
Tai Mũi Họng
N-Acetylcytein 25.Thuốc Tác Động Trên
8 Acetylcystein viên R05CB01 200mg g 0.2 0.5
200mg tab Đường Hô Hấp
Aciclovir Aciclovir 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
9 viên J05AB01 200mg g 0.2 4
200mg 200mg Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
10 Aciclovir 800 Aciclovir viên J05AB01 800mg g 0.8 4
Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
ACICLOVIR 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
11 Aciclovir viên J05AB01 800mg g 0.8 4
MEYER Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
Folic acid 11.Thuốc Tác Dụng Đối Với
12 Acid Folic viên B03BB01 5mg mg 5 0.4
(vitamin B9) Máu
Amoxycyllin
Acigmentin 875mg +Acid 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh (875+12
13 viên J01CR02 g 0.875 1
1000 Clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 5)mg
125mg

PL2
500mg
Acigmentin Amoxicilin + 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
14 viên J01CR02 + g 0.5 1
625 acid clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
125mg
Actelsar Telmisartan
15 viên C09CA07 12.Thuốc Tim Mạch 40mg mg 40 40
40mg 40mg
Acyclovir 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
16 Aciclovir viên J05AB01 200mg g 0.2 4
VPC 200 Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
Adalat 10 (cơ
sở xuất
xưởng: Bayer
Schering
Nifedipin
17 Pharma AG, viên C08CA05 12.Thuốc Tim Mạch 10mg mg 10 30
10mg
địa chỉ: D-
51368
Leverkusen,
Germany)
N-Acetylcytein 25.Thuốc Tác Động Trên
18 Aecysmux viên R05CB01 200mg g 0.2 0.5
200mg tab Đường Hô Hấp
19 Agicetam Piracetam viên N06BX03 12.Thuốc Tim Mạch 800mg g 0.8 2.4
20 Agifuros Furosemid viên C03CA01 16.Thuốc Lợi Tiểu 40mg mg 40 40
2.Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt;
21 Agilecox 100 Celecoxib viên M01AH01 100mg g 0.1 0.2
Chống Viêm Không Steroid;

PL3
Thuốc Điều Trị Gút Và Các
Bệnh Xương Khớp
Methyl-
Agimetpred 18.Hocmon Và Các Thuốc Tác
22 prednisolon viên H02AB04 16mg mg 16 7.5
16 Động Vào Hệ Thống Nội Tiết
16mg
23 Agirenyl Vitamin A viên A11CA01 27.Khoáng Chất Và Vitamin 5.000UI TU 5 50
Agirovastin Rosuvastatin
24 viên C10AA07 12.Thuốc Tim Mạch 10mg mg 10 10
10 10mg
Agirovastin Rosuvastatin
25 viên C10AA07 12.Thuốc Tim Mạch 20mg mg 20 10
20 20mg
Alsiful S.R. Alfuzosin 9.Thuốc Điều Trị Bệnh Đường
26 viên G04CA01 10mg mg 10 7.5
Tablets 10mg 10mg Tiết Niệu
2.Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt;
Amedolfen Flurbiprofen Chống Viêm Không Steroid;
27 viên R02AX01 100mg mg 100 44
100 natri Thuốc Điều Trị Gút Và Các
Bệnh Xương Khớp
Amitriptylin 24.Thuốc Chống Rối Loạn
28 Amitriptylin viên N06AA09 25mg mg 25 75
25mg Tâm Thần
Amlodipine
29 Amlor viên C08CA01 12.Thuốc Tim Mạch 5 mg mg 5 5
5mg
Amoxycillin Amoxycyllin 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
30 viên J01CA04 500mg g 0.5 1
500mg 500mg Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
31 Aplorar 150 Irbesartan viên C09CA04 12.Thuốc Tim Mạch 150mg g 0.15 0.15

PL4
32 Aprovel Irbesartan viên C09CA04 12.Thuốc Tim Mạch 300mg g 0.3 0.15
Irbesartan
33 Aprovel viên C09CA04 12.Thuốc Tim Mạch 150mg g 0.15 0.15
150mg
Azithromycin 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
34 Asiclacin 500 viên J01FA10 500mg g 0.5 0.3
500mg Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
Acetyl-
35 Aspirin 81 salicylic acid viên B01AC06 12.Thuốc Tim Mạch 81mg mg 81 81
81mg
Atelec
36 Cilnidipin viên C08CA14 12.Thuốc Tim Mạch 10mg mg 10 10
Tablets 10
Atorvastatin
37 Atorvastatin viên C10AA05 12.Thuốc Tim Mạch 10mg mg 10 20
10
Atorvastatin Atorvastatin
38 viên C10AA05 12.Thuốc Tim Mạch 20MG mg 20 20
20 20mg
500mg
Auclanityl Amoxicilin + 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
40 viên J01CR02 + g 0.5 1
625mg acid clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
125mg
Augbactam Amoxicilin + 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
41 Lọ J01CR03 1,2g g 1.2 3
1g/200mg acid clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
500mg
Augbactam Amoxicilin + 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
42 viên J01CR02 + g 0.5 1
625 acid clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
125mg

PL5
Amoxycyllin8
Augmentin 75mg +Acid 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh 875mg;
43 viên J01CR02 g 0.875 1
1g tablets Clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 125mg
125mg
Augmentin
Amoxicilin + 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh 250mg;
44 250mg/31,25 Gói J01CR02 g 0.25 1
acid clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 31,25mg
mg

Augmentin Amoxycyllin5
500mg/ 00mg+Acid 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh 500mg;
45 Gói J01CR02 g 0.5 1
Clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 62.5mg
62.5mg 62.5mg
500mg
Augmentin Amoxicilin + 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
46 Viên J01CR02 + g 0.5 1
625mg tablets acid clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
125mg
Augmentin Amoxicilin + 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh 1g +
47 Lọ J01CR02 g 1.2 3
Injection acid clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 200mg
Amoxicilin
500mg+Acid 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh 500mg+
48 Augxicine Gói J01CR02 g 0.5 1
Clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 62.5mg
62.5mg
Amoxicilin
Aumoxtine 500mg+Acid 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
49 Viên J01CR02 625mg g 0.5 1
625 mg Clavulanic Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
125mg

PL6
Lisinopril
50 Auroliza 30 Viên C09AA03 12.Thuốc Tim Mạch 30mg mg 30 10
30mg
Vitamin E
51 Austen-S Viên A11HA03 27.Khoáng Chất Và Vitamin 400UI g 1 0.2
400UI
Moxifloxacin 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
52 Avelox Viên J01MA14 400mg g 0.4 0.4
400mg Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
Moxifloxacin* 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh 400mg/
53 Avelox Chai J01MA14 g 0.4 0.4
400mg/250ml Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 250ml
10mg/m
Azarga Eye Brinzolamid + 21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt,
54 Chai S01EC04 l+ ml 5 0.2
Drop 5ml Timolol Tai Mũi Họng
5mg/ml
Brinzolamid 21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt,
55 Azopt Lọ S01EC04 1% 5ml ml 5 0.2
1% 5ml Tai Mũi Họng
25.Thuốc Tác Động Trên
56 Bambec Bambuterol Viên R03CC12 10mg mg 10 20
Đường Hô Hấp
6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh 400mg/
57 Basmicin 400 Ciprofloxacin Chai J01MA02 g 0.4 0.5
Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn 200ml
Beclo-
Beclate methason 18.Hocmon Và Các Thuốc Tác
58 Chai R03BA01 50mcg mg 1 0.8
Aquanase Động Vào Hệ Thống Nội Tiết
(dipropiona)
59 Becoridone Domperidon Chai A03FA03 17.Thuốc Đường Tiêu Hóa 38,1mg mg 30 30

PL7
25.Thuốc Tác Động Trên
60 Benita Budesonid Lọ R03BA02 64mcg mg 7.68 1.5
Đường Hô Hấp
Betahistin 21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt,
61 Be-Stedy Viên N07CA01 24mg mg 24 24
24mg Tai Mũi Họng
Betahistin 21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt,
62 Betahistin Viên N07CA01 16mg mg 16 24
Meyer 16 Tai Mũi Họng
Betaserc 21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt,
63 Betahistin Viên N07CA01 24mg mg 24 24
24mg Tai Mũi Họng
4.Thuốc Giải Độc Và Các
BFS- Noradrenalin1
64 Ống C01CA03 Thuốc Dùng Trong Trường 1mg/ml mg 1 6
Noradrenalin mg/ml
Hợp Ngộ Độc
Cefpodoxim 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
65 Biacefpo 200 Viên J01DD13 200mg g 0.2 0.4
200mg Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
Cefixim 6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
66 Bicebid 200 Viên J01DD08 200mg g 0.4 0.4
200mg Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
67 Bicefzidim Ceftazidim Lọ J01DD02 1000 mg g 1 4
Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
Saccharomyces
Bioflora
68 boulardii Gói A07FA02 17.Thuốc Đường Tiêu Hóa 100mg g 0.1 1
100mg
100mg
6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh
69 Biofumoksyn Cefuroxim Lọ J01DC02 750mg g 0.75 3
Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn

PL8
Bromhexin 25.Thuốc Tác Động Trên 4mg/
70 Bisolvon kids Chai R05CB02 mg 24 24
4mg/5ml 60ml Đường Hô Hấp 5ml
Bisoprolol
Bisoprolol
71 Fumarate Viên C07AB07 12.Thuốc Tim Mạch 2.5mg mg 2.5 10
fumarat
2.5mg
72 Bivitanpo Losartan 50mg Viên C09CA01 12.Thuốc Tim Mạch 50mg mg 50 50
3.Thuốc Chống Dị Ứng Và
73 Bluecezin Cetirizin Viên R06AE07 Dùng Trong Các Trường Hợp 10 mg mg 10 10
Quá Mẫn
74 Brikorizin Flunarizin 5mg Viên N07CA03 7.Thuốc Điều Trị Đau Nửa Đầu 5mg mg 5 10
Bromhexin Bromhexin 25.Thuốc Tác Động Trên
75 Viên R05CB02 8mg mg 8 24
8mg 8mg Đường Hô Hấp
Bromhexin Bromhexin 25.Thuốc Tác Động Trên
76 Viên R05CB02 8mg mg 8 24
Actavis hydroclorid Đường Hô Hấp

PL9

You might also like