You are on page 1of 50

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KHOA Y DƯỢC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH
VIÊN Y - DƯỢC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. BS. Hoàng Thị Nam Giang
Lớp: D21
Nhóm: 5
Thành viên: Đặng Trần Bảo Trâm
Lê Thị Bảo Anh
Bùi Thị Thuý Nga
Huỳnh Nguyễn Anh Thư

Đà Nẵng - 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................
DANH MỤC HÌNH............................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................
TÓM TẮT............................................................................................................
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................
I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................
1. Mục tiêu chung.........................................................................................
2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................
1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................
2. Thời gian nghiên cứu................................................................................
3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................
5. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu..................................................................
5.1. Cỡ mẫu...............................................................................................
5.2. Kỹ thuật chọn mẫu..............................................................................
5.3. Quy trình nghiên cứu..........................................................................
6. Xử lý và phân tích dữ liệu.......................................................................
6.1. Biến số nghiên cứu...........................................................................
6.2. Phân tích dữ liệu...............................................................................
6. Đạo đức nghiên cứu.....................................................................................
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................
IV. BÀN LUẬN................................................................................................
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học của sinh viên..............
1.1. Yếu tố cá nhân..................................................................................
1.2. Yếu tố xã hội....................................................................................
1.3. Giá trị nghề nghiệp...........................................................................
1.4. Giá trị nhân đạo................................................................................
1.5. Mức độ hài lòng................................................................................
2. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu........................................................
2.1. Ý nghĩa nghiên cứu..........................................................................

i
2.2. Hạn chế nghiên cứu..........................................................................
V. KẾT LUẬN................................................................................................
VI. KIẾN NGHỊ...............................................................................................
VII. PHỤ LỤC...................................................................................................
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát................................................................................
Phụ lục 2: Bảng kết quả xử lý số liệu..............................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................

ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Biến số nghiên cứu................................................................................
Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên tham gia khảo sát tại Khoa
Y – Dược ĐHĐN (n = 201).................................................................................
Bảng 3. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nhân đạo với các ngành học
tại Khoa Y – Dược ĐHĐN..................................................................................
Bảng 4. Mối liên quan của nhóm yếu tố cá nhân với các ngành học tại
Khoa Y – Dược ĐHĐN.......................................................................................
Bảng 5. Mối liên quan của nhóm yếu tố xã hội với các ngành học tại Khoa
Y – Dược ĐHĐN.................................................................................................
Bảng 6. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nghề nghiệp với các ngành
học tại Khoa Y – Dược ĐHĐN...........................................................................
Bảng 7. Các yếu tố liên quan đến việc bị người thân ép buộc học của sinh
viên tham gia khảo sát tại Khoa Y – Dược ĐHĐN.............................................
Bảng 8. Các yếu tố liên quan đến việc vẫn sẽ chọn lại ngành này của sinh
viên tham gia khảo sát tại Khoa Y -Dược ĐHĐN...............................................
Bảng 9. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Y - Dược Đại học
Đà Nẵng với ngành học đã chọn.........................................................................

Bảng PL 2. 1. Mối liên quan của nhóm yếu tố cá nhân với các ngành học
tại Khoa Y – Dược ĐHĐN..................................................................................
Bảng PL 2. 2. Mối liên quan của nhóm yếu tố xã hội với các ngành học tại
Khoa Y – Dược ĐHĐN.......................................................................................
Bảng PL 2. 3. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nghề nghiệp với các
ngành học tại Khoa Y – Dược ĐHĐN................................................................
Bảng PL 2. 4. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nhân đạo với các
ngành học tại Khoa Y – Dược ĐHĐN................................................................
Bảng PL 2. 5. Mối liên quan giữa của giới tính với các ngành học tại Khoa
Y – Dược ĐHĐN.................................................................................................

iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành của đối
tượng tham gia nghiên cứu..................................................................................
Biểu đồ 2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của
nhóm tham gia khảo sát tại Khoa Y - Dược ĐHĐN...........................................
Biểu đồ 3. Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát có nguyện vọng đầu tiên
không phải là ngành đang theo học tại Khoa Y - Dược ĐHĐN (n = 110)..........

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu....................................................................
Hình 2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu......................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
KTC Khoảng tin cậy
OR Odds Ratio Tỷ số chênh

iv
TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên Y Dược
và đánh giá sự hài lòng về ngành mình đã chọn theo học.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên sinh viên năm nhất khoa Y
– Dược Đại học Đà Nẵng.
Kết quả: Giá trị nhân đạo là nhóm có tỉ lệ ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của
sinh viên cao nhất trong 4 nhóm yếu tố (34,45%). Ngoài ra còn có các yếu tố khác:
được người thân định hướng (64,7%), ngành có vị trí cao quý trong xã hội (80,1%), có
cơ hội làm việc đúng chuyên môn (80,1%), ngành có tính hấp dẫn (63,7%) và có mức
lương ổn định (66,2%).
Kết luận: Nhóm yếu tố giá trị nhân đạo ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn
ngành học của sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành học của sinh viên
ở mỗi ngành có sự khác nhau. Có mối liên quan giữa ngành học với các yếu tố: ước
mơ của bản thân, cơ hội trúng tuyển cao, được người thân định hướng, theo truyền
truyền thống gia đình, có mức lương ổn định, có cơ hội làm việc đúng chuyên môn,
theo trào lưu xu thế nghề nghiệp. Phần lớn sinh viên Khoa Y – Dược Đại học Đà Nẵng
hài lòng với ngành học mình đã chọn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam hiện đang là một nước đang tích cực hội nhập quốc tế song song với đòi
hỏi nguồn nhân lực, đội ngũ tri thức đang được chú trọng hơn bao giờ hết, là nhân tố
giúp đất nước phát triển về mọi lĩnh vực (1). Những năm gần đây, chất lượng cuộc
sống ngày càng nâng cao dẫn đến việc nhu cầu về giáo dục, học tập cũng tăng lên.
“Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu trở thành
một quốc gia phát triển” (2). Do đó, vấn đề chọn ngành là một trong những chủ đề
khiến cho nhiều phụ huynh cũng như học sinh đặc biệt chú ý quan tâm. Chọn đúng
ngành học có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi người. Việc chọn ngành học
không đúng sở trường sẽ gây ra sự khó khăn trong việc học cũng như làm việc sau
này. Quyết định ngành học ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và thành tích của một
người trong suốt cuộc đời của họ (3). Mặc dù ta có thể làm công việc khác với ngành

1
học của mình, nhưng cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân sẽ tốt hơn nếu làm công
việc trong lĩnh vực của mình đã được học tập và đào tạo. Một công việc khác sẽ đòi
hỏi phải học lại từ đầu và sẽ trở nên khó khăn hơn. Quá trình định hướng ngành học
cũng được hình thành trong quá trình học tập tại nhà trường. Khái niệm chọn ngành
học được định nghĩa là một “quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó một cá nhân
phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung học,
tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một ngành học cụ thể, ở một trường đại
học, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến” (4).
Việc lựa chọn ngành học chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau bao gồm chủ
quan và khách quan. Theo mô hình nghiên cứu của Chapman (5) thể hiện việc chọn
lựa ngành học của sinh viên được ảnh hưởng bởi nhóm các yếu tố cá nhân kết hợp với
nhóm các yếu tố tác động bên ngoài:
- Nhóm các yếu tố cá nhân bao gồm các yếu tố ảnh hưởng như tình trạng kinh tế,
năng lực, mức độ giáo dục, và kết quả học tập ở THPT.
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài đã được nhóm lại thành ba loại nói
chung: người thân, nhóm những đặc điểm của trường đại học, nỗ lực của
trường đại học trong giao tiếp với học sinh sắp tốt nghiệp THPT.
Trong khi đó, ở mô hình của Hossler và Gallagher (6). nhấn mạnh ba giai đoạn của
quá trình lựa chọn ngành học bao gồm:
- Giai đoạn định hướng đề cập đến các yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội, thái
độ tích cực về giáo dục, thành tích học tập, thái độ của bố mẹ.
- Giai đoạn tìm kiếm, sinh viên chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: thông tin của
các trường đại học, tình trạng học vấn của bố mẹ. Các yếu tố ảnh hưởng trong
giai đoạn chọn lựa bao gồm: đặc điểm và chất lượng của trường đại học.
Mặc dù có nhiều xu hướng và phương pháp nghiên cứu khác nhau về quyết định
lựa chọn ngành học của sinh viên song một số nhóm yếu tố được đề cập đến nhiều
nhất trong các nghiên cứu cả trong nước và thế giới bao gồm: niềm đam mê và năng
lực cá nhân, các đặc điểm nghề nghiệp trong tương lai, tác động của những người xung
quanh và đặc điểm của ngành học.
Về niềm đam mê và năng lực cá nhân: một trong những yếu tố quan trọng hàng
đầu được nhắc đến trong hầu hết các nghiên cứu trước đây về sự lựa chọn ngành học
đại học của sinh viên đó là hứng thú và sự cảm nhận về sự phù hợp của cá nhân đối
2
với ngành học. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu ở Scottland về sự lựa chọn ngành
học đã chỉ ra rằng hứng thú và cảm nhận về năng lực của bản thân là một trong những
yếu tố tiên quyết cho việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên (7). Tương tự,
Wargner cũng kết luận rằng niềm yêu thích thực sự đối với chuyên ngành là yếu tố
quan trọng được lựa chọn nhiều nhất bởi 59% tổng số người tham gia khảo sát, chứng
tỏ nó có ảnh hưởng lớn tới quyết định của họ (8). Vậy vai trò quan trọng của hứng thú
và năng lực cá nhân đối với quyết định lựa chọn chuyên ngành cũng được khẳng định
trong nhiều nghiên cứu.
Đặc điểm nghề nghiệp: các đặc điểm như cơ hội việc làm, tiền lương, địa vị xã hội
cũng là một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn ngành của sinh viên. Có lẽ,
những yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn chuyên ngành hơn là đặc
điểm của chuyên ngành hoặc ảnh hưởng của những người xung quanh. Ngoài ra, mức
thu nhập dự kiến cũng là một yếu tố quan trọng đã được xác nhận bởi một số nghiên
cứu trước đây (9). Tuy nhiên, tầm quan trọng của thu nhập so với các yếu tố khác có
thể khác nhau rất nhiều. Ngoài ra, địa vị xã hội của nghề cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng quyết định quyết định chọn ngành của sinh viên. Chẳng hạn,
theo nghiên cứu của Hossler, cơ hội có việc làm ở các nơi uy tín thậm chí quan trọng
hơn so với thu nhập (10). Ảnh hưởng từ những người xung quanh: một yếu tố khác
được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu là có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định lựa chọn
chuyên ngành của sinh viên đó là những người xung quanh bao gồm bố mẹ, bạn bè và
thầy cô (11). Những người này có tác động tới sự quyết định của sinh viên thông qua
việc khuyến khích hoặc cung cấp thông tin (12). Mặc dù vậy, trong một khảo sát (13)
đã kết luận rằng chỉ có 4% trong tổng số người tham gia khảo sát nhắc đến cha mẹ như
một yếu tố ảnh hưởng và có 10% cho rằng việc lựa chọn ngành học giống ngành nghề
của cha mẹ là một yếu tố quan trọng, đồng thời chỉ có 9% trong tổng số sinh viên tham
gia khảo sát cho rằng bạn bè người thân và thầy cô có ảnh hưởng tới quyết định lựa
chọn ngành học của mình
Đặc điểm ngành học: đối với các đặc điểm của ngành học, có thể thấy rằng yêu
cầu đầu vào, độ khó của chương trình học và hình thức kiểm tra, thi là những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành chương trình của sinh viên (14). Do đó
có ảnh hưởng nhất định tới quyết định lựa chọn ngành học. Tuy nhiên, kết quả từ
những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, độ khó của chương trình và thời gian đào tạo
3
không phải là yếu tố có ý nghĩa trong quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
(15). Do vậy, đây cũng là một trong những yếu tố cần đưa vào nghiên cứu.
Khối ngành Y tế là một trong những khối ngành được đánh giá cao và mong muốn
nhất đối với sinh viên trên toàn thế giới, có thể vì nó có nhu cầu nhân lực cao, mang lại
một thu nhập tốt, được xã hội tôn trọng. (16)
Theo báo cáo của Adecco Việt Nam công bố vào ngày 20/7/2023 (17), thị trường
lao động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều khó khăn. Trong khi nhu cầu tuyển
dụng ở các ngành khác giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái thì các lĩnh vực
Chăm sóc sức khỏe và Dược phẩm được ghi nhận là nhu cầu tuyển dụng cao hơn đối
với các vị trí chuyên gia có kinh nghiệm ngành.
Việc sinh viên chọn ngành không phù hợp với bản thân có thể ảnh hưởng đến
động lực học tập của bản thân. Động lực học của sinh viên y khoa được cho là có tác
động đến nhiều khía cạnh trong việc học tập của họ tại trường. Động lực có thể ảnh
hưởng đến kết quả học tập, lựa chọn chuyên khoa trong y học cũng như ý định tiếp tục
học tập y khoa (18). Những cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến việc
sinh viên ngày càng mất hứng thú với nghề nghiệp, sự hối tiếc về nghề nghiệp ngày
càng tăng và tỷ lệ bỏ học ở các trường y dược cao hơn. (19)
Tại Bình Dương trong năm 2020 - 2022 có 328 y bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc.
Lý do nghỉ việc chủ yếu là do công việc quá vất vả, áp lực, trong khi thu nhập còn thấp
(20). Một cuộc khảo sát 3000 sinh viên đã tốt nghiệp do trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện cho thấy, 70% sinh viên chưa có
định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp (21). Điều này sẽ gây tốn
thời gian cho bản thân cũng như thời gian đào tạo. Ở một số trường đại học tại Việt
Nam, mỗi năm có từ 10-20% sinh viên bị buộc thôi học. Thống kê sơ bộ cho thấy có
khoảng 5% không đóng nổi học phí, 5% vướng vào các tệ nạn (22). Theo thống kê của
Bộ Giáo dục và đào tạo tháng 8 năm 2006, có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp nhưng
không tìm được việc làm (23). Tại Hội thảo Giáo dục đại học chiều 5/11 ở Hà Nội cho
biết, có 2000 sinh viên được nhận hồ sơ, đây đều là các sinh viên xuất sắc nhưng đơn
vị chỉ chọn được 100 ứng viên. Khảo sát kỹ hơn 100 người này, Đại tá Dương Xuân
Phượng, Phó giám đốc Học viện Viettel, cho biết chỉ 2/3 đáp ứng được 75% công việc,
2% cho rằng kiến thức, kỹ năng của mình có thể đáp ứng 90% yêu cầu (24). Theo báo

4
cáo đánh giá tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ
đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực, tỷ lệ sinh viên thay đổi công việc trong khoảng
12 tháng sau khi tốt nghiệp là hơn 40%, đặc biệt là nhóm sinh viên nữ, dân tộc thiểu số
và đối tượng thuộc diện nghèo. Kết quả này cho thấy sinh viên thuộc nhóm yếu thế
thường sẵn sàng làm các công việc khác nhau và luôn tìm các cơ hội công việc tốt hơn.
Ngoài ra theo báo cáo trên, tỷ lệ sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo chỉ chiếm
39,3% (25). Đây là hệ quả cho việc chọn ngành nghề học tập không phù hợp với bản
thân và gia đình.
Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của
sinh viên. Theo nghiên cứu được thực hiện tại Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa Sau đại
học Jawaharlal, Ấn Độ (26) cho thấy có nhiều lý do khác nhau để sinh viên quyết định
theo học trường y. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định rất đa dạng nhưng lý
do chính xác để một cá nhân theo học trường y ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tại
Ethiopia, lý do phổ biến nhất được đưa ra là “quan tâm đến lĩnh vực cứu người”, tiếp
theo là “thu nhập tốt hơn” và “uy tín xã hội” (27). Nghiên cứu tại Đại học Khartoum ở
Sudan (19), thực hiện trên 330 sinh viên. Kết quả cho rằng lợi ích cá nhân là yếu tố
phổ biến nhất ảnh hưởng đến việc chọn nghề y với tỷ lệ 70,6% (n = 233), tiếp theo là
đạt điểm rất cao ở trường trung học đủ tiêu chuẩn vào khoa (55,5%) (n = 183). Về các
yếu tố khác như áp lực của cha mẹ là yếu tố chính (37,0%) (n = 122), tiếp theo là áp
lực của người thân khác (12,4%) (n = 41), và 4,2% (n = 14) chọn áp lực ngang hàng,
59,7% (n = 197) số người tham gia cho biết họ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố
nào trong số này. Một mối liên quan có ý nghĩa thống kê đã được tìm thấy giữa hình
thức nhập học và áp lực của phụ huynh (giá trị p < 0,01) . Tại Ấn Độ với 97 người
tham gia, dựa trên điểm trung bình tổng thể của các xếp hạng, ba mục động lực được
đánh giá cao nhất là “cơ hội phục vụ mọi người” (4,26 ± 0,9), “đào tạo và trở thành
bác sĩ” (4,13 ± 1,0) và “nghiên cứu một chủ đề mà tôi quan tâm” (4,06 ± 1,2) (28).
Tại Việt Nam, theo kết quả của 1 nghiên cứu (29) cho thấy phần lớn sinh viên lựa
chọn ngành đang theo học là một ngành học thay thế ngành học đầu tiên (54,4%). Lý
do thứ hai để sinh viên chọn ngành học này đó là sẽ giúp bản thân có được cơ hội việc
làm tốt trong tương lai (23,1%). Đứng thứ ba đó là sinh viên thấy yêu thích ngành học
(15,4%). Sinh viên còn cho rằng là căn cứ vào khả năng trúng tuyển sau khi có kết quả
thi và điểm chuẩn, sự hấp dẫn của các môn học, học phí phù hợp. Đối với một số sinh
5
viên, việc lựa chọn đối với ngành học không hoàn toàn là ý định đầu tiên khi chọn
ngành.
Theo 1 nghiên cứu về Trường Trung học phổ thông tại Nghệ An (1) việc lựa chọn
nghề của người học phần lớn không xuất phát từ sở trường, năng lực hay ước mơ, lí
tưởng của người học.Trong nhận thức giá trị nghề của học sinh phổ thông thì có đến
43,5% học sinh cho rằng nghề là để kiếm tiền; 29,7% cho rằng nghề để ổn định cuộc
sống. Chỉ có 9,1% học sinh cho rằng nghề để thỏa mãn ước mơ lí tưởng; 6,6% học
sinh cho rằng nghề để thể hiện tài năng. Theo nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường Đại học của học sinh Phổ thông trung học” (30), có 3 nhân tố
có mức tác động lớn nhất đến quyết định lựa chọn trường đại học, cụ thể là nhân tố về
cơ hội việc làm trong tương lai, nhân tố về bản thân cá nhân học sinh và nhân tố về
thông tin có sẵn về trường đại học.
Tuy đã có rất nhiều bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên chọn
ngành học, nhưng đa số các nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát trên các sinh viên y khoa
và các ngành khác không thuộc khối ngành sức khoẻ. Trong khi các nhân viên y tế
trong khối ngành sức khỏe cũng đóng vai trò không thể thiếu để vận hành và phát triển
bộ máy y tế.
Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là khám phá một cách toàn diện về các yếu tố
ảnh hưởng đến sinh viên khi lựa chọn khối ngành sức khỏe nói chung và từng ngành
nói riêng. Từ đó rút ra cái nhìn tổng quan về việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên,
giúp sinh viên đưa ra quyết định sáng suốt hơn, phù hợp với bản thân cũng như kinh tế
gia đình đồng thời hỗ trợ các trường y dược trong việc lựa chọn sinh viên.

I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1. Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành của sinh viên khối ngành Y
Dược.
2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành của sinh viên khối ngành Y
Dược.
 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn giữa các ngành với nhau.
 So sánh tỉ lệ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sinh viên mỗi ngành.
6
 Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với ngành đang theo học.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu


Đây là một nghiên cứu cắt ngang (Cross - sectional study)
2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2023
3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Khoa Y - Dược Đại học Đà Nẵng
Khoa Y - Dược trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập vào năm 2007 nằm ở
khu đô thị Đại học Đà Nẵng, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Trường chưa có bề
dày lịch sử lớn và nằm ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên nên sinh viên theo học đa
phần từ khu vực từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà. Ngoài ra, vì trường chưa tự chủ tài
chính và thuộc trường công lập nên học phí không cao so với các trường Y - Dược ở
Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên năm nhất các ngành Y đa khoa, Dược học, Răng hàm mặt, Điều dưỡng
và Kỹ thuật xét nghiệm đang học tập tại Khoa Y - Dược Đại học Đà Nẵng năm 2023.
5. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
5.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được ước lượng dựa theo công thức với sai số tuyệt đối là 5%, tỷ lệ ước
tính từ nghiên cứu thăm dò “Factors Influencing Medical Students in Choosing
Medicine as a Career” tỷ lệ do yếu tố xã hội (sự tôn trọng từ xã hội, tiền bạc, mong
muốn của cha mẹ, truyền thống gia đình) là 17.8% (26). Do đó, cỡ mẫu tối thiểu của
nghiên cứu là 200 sinh viên. Ước tính tỷ lệ không tham gia nghiên cứu (không phản
hồi) là 5,3%. Cho nên tổng số đối tượng chúng tôi tiếp cận là xấp xỉ 210 sinh viên.
Cỡ mẫu khảo sát được tính dựa theo công thức:
2
α P(1−P) 2 0,178(1−0,178)
n=(z 1− ) 2
=1 , 96 . 2
=200
2 e 0,053

Trong đó:

7
n: cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát
α
α: mức ý nghĩa hay sai lầm loại 1, với α = 0,05. → (z ¿ ¿ 1− )¿ = 1,96
2

e: sai số tuyệt đối, chọn e = 0,053

5.2. Kỹ thuật chọn mẫu

Sinh viên năm nhất đang học tập tại Khoa Y - Dược ĐH Đà Nẵng năm 2023 được
chia thành 5 ngành: Y đa khoa (102 sinh viên), Răng hàm mặt (43 sinh viên), Dược
(43 sinh viên), Điều dưỡng ( 39 sinh viên ) và Kỹ thuật xét nghiệm y học (32 sinh
viên), trong đó ngành Y đa khoa được chia thành 2 lớp. Ta sẽ chọn 5 lớp tương ứng
với 5 ngành, riêng ngành Y đa khoa ta sẽ bốc thăm để chọn ngẫu nhiên 1 lớp. Dữ liệu
được thu thập bằng cách sử dụng một bộ câu hỏi trên giấy được nhóm nghiên cứu đưa
ra để phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu.

Hình 1. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu

8
5.3. Quy trình nghiên cứu

Hình 2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Dân số nghiên cứu được chia thành 5 ngành: Y đa khoa, Răng hàm mặt, Dược,
Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học. Mỗi ngành tương ứng với một lớp, trong đó
ngành Y đa khoa được chia thành 2 lớp.
Bốc thăm để chọn ngẫu nhiên 1 lớp Y đa khoa.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phát bộ câu hỏi bằng giấy cho toàn bộ sinh viên
các lớp đã được chọn. Bộ câu hỏi sẽ hoàn toàn được ẩn danh để đảm bảo thông tin cá
nhân cho đối tượng nghiên cứu.
Bộ câu hỏi này được tham khảo và xây dựng dựa trên các nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học (18, 26, 31). Các yếu tố được dịch sang
Tiếng Việt và dịch ngược lại bằng Tiếng Anh, được thực hiện bởi 4 thành viên trong
nhóm. Dựa trên các yếu tố đã dịch để xây dựng bộ câu hỏi phù hợp với đối tượng
nghiên cứu. Bộ câu hỏi gồm 12 câu được chia làm 3 phần:
 Phần 1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia bao gồm giới tính
(nam/ nữ); ngành học (Y đa khoa/ Răng hàm mặt/ Dược/ Điều dưỡng/ Kỹ thuật
xét nghiệm y học); Tuổi; Điều kiện kinh tế gia đình (Khó khăn/ Bình thường /
Khá giả/ Giàu có); Thời gian bắt đầu tìm hiểu về ngành đang học ( Trước lớp
10/ Khi đang học lớp 10/ Khi đang học lớp 11/ Khi đang học lớp 12); Hình thức
trúng tuyển (Học bạ/ Kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia/ Đánh giá năng
lực/ Xét tuyển thẳng/ Khác).
9
 Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khối ngành sức khỏe.
 Phần 3: Mức độ hài lòng của sinh viên về ngành học đã chọn.
6. Xử lý và phân tích dữ liệu

6.1. Biến số nghiên cứu

Tên biến số Thuộc tính biến số Phân loại biến số Cách thu
thập
Đặc điểm nhân khẩu học
Giới tính Nam/ Nữ Định tính – nhị phân Bộ câu hỏi

Tuổi Định tính – nhị


Trên 18 tuổi/ 18 tuổi phân

Điều kiện kinh tế gia Định tính - danh


đình Khó khăn/ Bình thường mục
/ Khá giả/ Giàu có

Ngành học Y đa khoa/ Điều Định tính - danh


dưỡng/ Dược/ Răng mục
hàm mặt/ Kỹ thuật xét
nghiệm y học
Thời điểm bạn bắt Trước lớp 10/ Khi đang Định tính - danh
đầu tìm hiểu ngành học lớp 10/ Khi đang mục
học này học lớp 11/ Khi đang
học lớp 12
Hình thức trúng Xét học bạ/ kết quả thi Định tính - danh
tuyển Trung học phổ thông mục
Quốc gia/ Xét tuyển
thẳng/ Đánh giá năng
lực
Ngành học bạn đang Có/ Không Định tính – nhị
theo học có phải lựa phân
chọn đầu tiên
Nếu không, thì lựa Thuộc khối ngành sức Định tính – nhị
chọn đầu tiên của khỏe/Ngành khác phân
bạn là gì
Nếu có cơ hội được Có/ Không Định tính – nhị

10
chọn lại bạn có lựa phân
chọn ngành mình
đang theo học
Lý do chọn học khối ngành Y - Dược: Yếu tố cá nhân
Ước mơ của bản Có/ Không Định tính – nhị phân Bộ câu hỏi
thân
Cảm thấy có cơ hội Có/ Không Định tính – nhị phân
trúng tuyển ngành
này cao
Đặt ra thử thách cho Có/ Không Định tính – nhị phân
bản thân
Không hiểu rõ về Có/ Không Định tính – nhị phân
những ngành khác
Cảm thấy không phù Có/ Không Định tính – nhị phân
hợp với các ngành
khác
Quan tâm đến sức Có/ Không Định tính – nhị phân
khoẻ con người

Muốn có nhiều cơ Có/ Không Định tính – nhị phân


hội để làm nghiên
cứu khoa học về sức
khỏe
Lý do chọn học ngành Y - Dược: Yếu tố xã hội
Được người thân Có/ Không Định tính – nhị phân
(cha mẹ, anh chị,... )
định hướng
Theo truyền thống Có/ Không Định tính – nhị phân
gia đình có người
thân làm trong nghề
sức khỏe
Bị ép buộc bởi Có/ Không Định tính – nhị phân
người thân

Được nhà trường, Có/ Không Định tính – nhị phân


thầy cô, bạn bè tư
vấn

11
Bị ấn tượng bởi hình Có/ Không Định tính – nhị phân
ảnh người bác sĩ,
dược sĩ,...qua phim
ảnh, báo chí, mạng
internet
Theo trào lưu, xu thế Có/ Không Định tính – nhị phân
nghề nghiệp
Lý do chọn học khối ngành Y - Dược: Giá trị nghề nghiệp
Có cơ hội việc làm Có/ Không Định tính – nhị phân
đúng chuyên môn
sau khi tốt nghiệp
Có 1 mức lương ổn Có/ Không Định tính – nhị phân
định
Có vị trí cao quý Có/ Không Định tính – nhị phân
trong xã hội
Tính hấp dẫn của Có/ Không Định tính – nhị phân
ngành
Lý do chọn học khối ngành Y - Dược: Giá trị nhân đạo
Muốn giúp đỡ người Có/ Không Định tính – nhị phân
khó khăn
Mong muốn phục vụ Có/ Không Định tính – nhị phân
cho quê hương đất
nước
Muốn chăm sóc điều Có/ Không Định tính – nhị phân
trị bệnh cho bản
thân, gia đình
Mức độ hài lòng của bạn với ngành học
Thấy ngành học tôi Hoàn toàn không đồng Định tính - danh Bộ câu hỏi
chọn là đúng ý/ Không đồng ý/ Bình mục
thường/ Đồng ý/ Hoàn
Sẽ theo đuổi ngành toàn đồng ý
học này đến hết khoá
học

Sẽ cổ vũ, động viên


học sinh THPT đăng
kí dự thi vào ngành
này

12
Bảng 1. Biến số nghiên cứu

6.2. Phân tích dữ liệu


 Nhóm xử lý các kết quả sau khi điều tra được bằng phần mềm R và phần
mềm Microsoft Excel (dùng để vẽ biểu đồ và thống kê toán học) làm cơ sở
cho những phân tích và kết quả của đề tài nghiên cứu.
 Nhóm tiến hành xử lý các dữ liệu tổng hợp được từ những dữ liệu thu thập
được trong quá trình tiến hành nghiên cứu để cơ sở lý luận của đề tài được
rõ ràng hơn.
 Các phương pháp thống kê được sử dụng là:
 Các đặc điểm nhân khẩu học được thống kê mô tả theo số lượng và
tỷ lệ phần trăm.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học được kiểm định bằng
chi-squared test và phân tích hồi quy logistic đa biến.
 Giá trị p < 0,05 hoặc khoảng KTC 95% không chứa 1 thì được coi là có ý
nghĩa thống kê.
 Từ những kết quả thu được, rút ra kết luận.
 Cách thức đánh giá mức độ hài lòng:

 Chúng tôi đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên thông qua ba yếu
tố: sinh viên cảm thấy chọn đúng ngành, sinh viên sẽ theo đuổi
ngành này đến hết khóa học và sinh viên sẽ cổ vũ, động viên học
sinh THPT đăng ký dự thi vào ngành mình đã chọn.
 Qua đó, chúng tôi đánh giá mỗi câu trả lời của sinh viên bằng 5 mức
độ: hoàn toàn không đồng ý tương đương với 1 điểm, không đồng ý
tương đương với 2 điểm, bình thường tương đương với 3 điểm, đồng
ý tương đương với 4 điểm và hoàn toàn đồng ý tương đương với 5
điểm. Sau đó, chúng tôi lấy điểm trung bình cộng tất cả phản hồi của
sinh viên. Cuối cùng, so sánh điểm trung bình với khoảng thang
điểm đánh giá mức độ hài lòng như sau:
 1-2 điểm: Rất không hài lòng
 2-3 điểm: Không hài lòng
 3-4 điểm: Hài lòng
13
 4-5 điểm: Rất hài lòng
6. Đạo đức nghiên cứu

 Tất cả những người đồng ý tham gia nghiên cứu hoàn toàn là tự nguyện và
không bị bất cứ ràng buộc nào trong quá trình tham gia. Những người đồng
ý tham gia nghiên cứu sẽ trả lời “Có” vào câu hỏi đầu tiên để xác nhận
đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Mọi thông tin do người tham gia nghiên cứu sẽ hoàn toàn được bảo mật và
chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
 Các số liệu chúng tôi sử dụng hoàn toàn không được ngụy tạo hay sửa đổi
trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng số sinh viên đã tiếp cận là 208, trong đó có 7 sinh viên không đồng ý tham gia
nghiên cứu, tỷ lệ phản hồi là 96,63%. Trong số 201 sinh viên tham gia nghiên cứu, tỷ
lệ sinh viên nữ cao hơn nhiều so với sinh viên nam với 66,7%. Tỷ số sinh viên ngành y
đa khoa, răng hàm mặt, dược học, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm khoảng 5:4:4:3:3,
riêng ngành y đa khoa cao nhất với 50 (24,9%) sinh viên và thấp nhất là ngành kỹ
thuật xét nghiệm y học với 32 (15,9%) sinh viên. Có 107 (53,2%) sinh viên bắt đầu
tìm hiểu về ngành mình đang theo học khi đang học lớp 12. Hầu hết những người tham
gia đều trúng tuyển vào trường dựa vào hình thức xét điểm thi Trung học phổ thông
Quốc gia với 84,1%, các hình thức khác với 15,9%. Các đặc điểm nhân khẩu học còn
lại được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên tham gia khảo sát tại Khoa Y – Dược ĐHĐN
(n = 201)

Đặc điểm Số lượng (%)

Nam 67 (33,3)
Giới tính
Nữ 134 (66,7)

Ngành học Y đa khoa


50 (24,9)
14
Răng hàm mặt 41 (20,4)

Dược học 43 (21,4)

Điều Dưỡng 35 (17,4)

Kỹ thuật xét nghiệm y


32 (15,9)
học

Trước lớp 10 30 (14,9)

Khi đang học lớp 10 24 (11,9)


Thời điểm bắt đầu tìm hiểu ngành
học
Khi đang học lớp 11 40 (19,9)

Khi đang học lớp 12 107 (53,2)

Trên 18 tuổi 21 (10,4)


Tuổi
18 tuổi 180 ( 89,6)

Điều kiện kinh tế gia đình


Khó khăn 16 (8)

Bình thường 175 (87,1)

Khá giả
9 (4,5)

15
Giàu có 1 (0,5)

Có 110 (54,7)
Ngành học này là lựa chọn đầu tiên
Không 91 (45,3)

Xét học bạ 23 (11,4)

Xét điểm thi Trung học


169 (84,1)
phổ thông Quốc gia
Hình thức trúng tuyển
Đánh giá năng lực 3 (1,5)

Xét tuyển thẳng 6 (3)

24.41%
34.45%

13.77%

27.37%

Yếu tố cá nhân Yếu tố xã hội Giá trị nghề nghiệp Giá trị nhân đạo

Biểu đồ 1. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành của đối tượng tham gia
nghiên cứu

16
Nhận xét: Trong 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên
tham gia nghiên cứu, nhóm Giá trị nhân đạo chiếm tỉ lệ cao nhất là 34.45%, chiếm tỉ lệ
thấp nhất là nhóm Yếu tố xã hội 13.77%.

93.5
95
91 90.5 90
90
Tỉ lệ phần trăm (%)

85
80.1 80.1
80

75

70
Quan tâm đến Ngành có cơ Ngành có vị Phục vụ Phục vụ xã Chăm sóc,
sức khoẻ con hội việc làm trí cao quý người có hội điều trị bệnh
người đúng chuyên hoàn cảnh cho bản thân,
môn khó khăn gia đình
Yếu tố

Biểu đồ 2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của nhóm tham gia khảo
sát tại Khoa Y - Dược ĐHĐN

Nhận xét: Trong tổng số 201 sinh viên tham gia nghiên cứu thì tỉ lệ sinh viên chọn
nhóm yếu tố giá trị nhân đạo cao. Cụ thể là 93.5% chọn muốn chăm sóc, điều trị bệnh
cho bản thân và gia đình, 90.5% muốn phục vụ cho xã hội. Ngoài ra, các nhóm yếu tố
khác cũng có các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn ngành của sinh viên như nhóm
yếu tố cá nhân có 91.0% sinh viên chọn lý do “quan tâm đến sức khỏe con người”;
nhóm yếu tố giá trị nghề nghiệp có 80.1% sinh viên chọn “đây là ngành có cơ hội việc
làm đúng chuyên môn sau tốt nghiệp” và là ngành có “vị trí cao quý trong xã hội”.
Bảng 3. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nhân đạo với các ngành học tại Khoa Y –
Dược ĐHĐN

Yếu tố Phục vụ người có hoàn cảnh khó khăn

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 46 (9,2) 4 (8) 1


Răng hàm mặt 35 (85,4) 6 (14,6) 0,51 0,13 - 1,93 0,32

17
Dược học 42 (97,7) 1 (2,3) 3,65 0,39 - 33,99 0,25
Điều dưỡng 30 (85,7) 5 (14,3) 0,52 0,13 - 2,10 0,36
Kỹ thuật xét
29 (90,6) 3 (9,4) 0,84 0,17 - 4,03 0,83
nghiệm

Yếu tố Phục vụ xã hội

Có Không
Ngành OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 47 (94) 3 (6) 1
Răng hàm mặt 34 (82,9) 7 (17,1) 0,31 0,07 - 1,28 0,11
Dược học 42 (97,7) 1 (2,3) 2,68 0,26 - 26,7 0,40
Điều dưỡng 30 (85,7) 5 (14,3) 0,38 0,08 - 1,72 0,21
Kỹ thuật xét nghiệm 28 (87,5) 4 (12,5) 0,44 0,09 - 2,14 0,31
Sử dụng logistic hồi quy đa biến

Nhận xét: Xác suất sinh viên chọn ngành đang theo học vì lý do mong muốn phục vụ
người có hoàn cảnh khó khăn ở ngành Dược cao gấp 3,65 lần so với ngành Y đa khoa.
Các ngành Răng hàm mặt, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm đều thấp hơn lần lượt là
0,51; 0,52; 0,84 lần. Xác suất chọn ngành đang theo học vì lý do muốn phục vụ xã hội
ở ngành Dược cao gấp 2,68 lần so với ngành Y đa khoa. Các ngành Răng hàm mặt,
điều dưỡng, kĩ thuật xét nghiệm đều thấp hơn lần lượt là 0,31; 0,38; 0,44 lần. Cả hai
yếu tố trên đều không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4. Mối liên quan của nhóm yếu tố cá nhân với các ngành học tại Khoa Y – Dược
ĐHĐN

Yếu tố Ước mơ của bản thân

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 42 (84) 8 (16) 1


Răng hàm mặt 35 (85,4) 6 (14,6) 1,11 0,35 - 3,51 0,86
Dược học 25 (58,1) 18 (41,9) 0,26 0,1 - 0,69 0,007

18
Điều dưỡng 15 (42,9) 20 (57,1) 0,14 0,05 - 0,39 0,0001
Kỹ thuật xét nghiệm 19 (59,4) 13 (40,6) 0,27 0,09 - 0,78 0,01

Yếu tố Cơ hội trúng tuyển cao

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 16 (32) 34 (68) 1


Răng hàm mặt 36 (87,8) 5 (12,2) 15,30 5,05 - 46,34 0,003
Dược học 22 (51,2) 21 (48,8) 2,22 0,96 - 5,17 0,84
Điều dưỡng 25 (71,4) 10 (28,6) 5,31 2,06 - 13,65 0,09
Kỹ thuật xét nghiệm 26 (81,2) 6 (18,8) 9,21 3,16 - 26,7 0,03

Yếu tố Không hiểu rõ về những ngành khác


Có Không
Ngành OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 17 (34) 33 (66) 1
Răng hàm mặt 30 (73,2) 11 (26,8) 5,29 2,14 - 13,1 0,0003
Dược học 9 (20,9) 34 (79,1) 0,51 0,2 - 1,3 0,16
Điều dưỡng 18 (51,4) 17 (48,6) 2,05 0,84 - 4,9 0,11
Kỹ thuật xét nghiệm 6 (18,8) 26 (81,2) 0.,44 0,15 - 1,29 0,14

Sử dụng logistic hồi quy đa biến

Nhận xét: Trong nhóm yếu tố cá nhân: Xác suất sinh viên chọn ngành đang theo học vì
đó là ước mơ của bản thân ở ngành Răng Hàm Mặt cao gấp 1,11 lần so với ngành Y đa
khoa còn các ngành khác như Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm đều thấp hơn
Y đa khoa lần lượt là 0,26; 0,14; 0,27 lần. Yếu tố trên có ý nghĩa thống kê giữa ngành Y
đa khoa so với dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm với giá trị p lần lượt là
0,0007; 0,001; 0,01. Xác suất sinh viên chọn ngành đang theo học vì ngành đó có cơ hội
trúng tuyển cao ở Răng hàm mặt cao gấp 15,30 lần so với Y đa khoa, các ngành còn lại
Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm đều cao hơn Y đa khoa lần lượt là 2,23;

19
5,31; 9,21 lần. Yếu tố này có ý nghĩa thống kê giữa ngành Y đa khoa so với Răng hàm
mặt và Kỹ thuật xét nghiệm với giá trị p là 0,003 và 0,03. Xác suất sinh viên chọn
ngành đang theo học vì không hiểu rõ về những ngành khác ở ngành Răng hàm mặt và
Điều dưỡng cao gấp 5,29; 2,05 lần so với ngành Y đa khoa. Còn các ngành khác như
Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm đều thấp hơn so với ngành Y đa khoa lần lượt là 0,51;
0,44 lần. Yếu tố không hiểu rõ về ngành khác giữa ngành Y đa khoa và Răng hàm mặt
có ý nghĩa thống kê với giá trị p = 0,0003. Ngoài ra các yếu tố khác như cảm thấy
không phù hợp với các ngành khác hay là muốn có nhiều cơ hội để làm nghiên cứu khoa
học đều có ý nghĩa thống kê. (Xem thêm bảng PL 2.1 ở Phụ lục).

Bảng 5. Mối liên quan của nhóm yếu tố xã hội với các ngành học tại Khoa Y – Dược
ĐHĐN

Yếu tố Người thân định hướng

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 35 (70) 15 (30) 1


Răng hàm mặt 30 (73,2) 11 (26,8) 1,16 0,46 - 2,92 0,74
Dược học 32 (74,4) 11 (25,6) 1,25 0,51 - 3,13 0,64
Điều dưỡng 12 (34,3) 23 (65,7) 0,23 0,09 - 0,59 0,002
Kỹ thuật xét nghiệm 21 (65,6) 11 (34,4) 0,81 0,32 - 2,11 0,67

Yếu tố Theo truyền thống gia đình có người thân làm trong
ngành

Ngành Có Không
OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 10 (20) 40 (80) 1
Răng hàm mặt 20 (48,8) 21 (51,2) 3,8 1,51 – 9,6 0,004
Dược học 8 (18,6) 35 (81,4) 0,91 0,32 - 2,67 0,86
Điều dưỡng 9 (25,7) 26 (74,3) 1,38 0,49 – 3,87 0,53
Kỹ thuật xét nghiệm 14 (43,8) 18 (56,2) 1,16 1,16 – 8,32 0,02

Sử dụng logistic hồi quy đa biến


20
Nhận xét: Theo kết quả phân tích được từ bảng 5 cho thấy xác suất sinh viên chọn
ngành đang theo học vì lý do được người thân định hướng ở ngành Răng hàm mặt cao
gấp 1,16 lần so với ngành Y đa khoa, ngành Dược học cũng cao xấp xỉ 1,25 lần, ở
ngành Điều dưỡng thì thấp hơn 0,23 lần. Xác suất sinh viên lựa chọn ngành đang theo
học vì lý do theo truyền thống gia đình có người thân làm trong nghề ở ngành Răng
hàm mặt và Kỹ thuật xét nghiệm cao hơn nhiều so với Y đa khoa lần lượt là 3,8 và
3,11 lần. Yếu tố người thân định hướng giữa ngành y đa khoa và ngành điều dưỡng có
ý nghĩa thống kê với p = 0,002. Yếu tố theo truyền thống gia đình có người thân làm
trong ngành của ngành răng hàm mặt và kỹ thuật xét nghiệm so với ngành y đa khoa
có ý nghĩa thống kê với giá trị p lần lượt là 0,004 và 0,02.

Bảng 6. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nghề nghiệp với các ngành học tại Khoa Y –
Dược ĐHĐN

Yếu tố Mức lương ổn định

Ngành Có Không
OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 34 (68) 16 (32) 1
Răng hàm mặt 35 (85,4) 6 (14,6) 2,74 0,96 - 7,85 0,06
Dược học 28 (65,1) 15 (34,9) 0,87 0,37 - 2,08 0,77
Điều dưỡng 17 (48,6) 18 (51,4) 0,44 0,18 - 1,08 0,07
Kỹ thuật xét nghiệm 19 (59,4) 13 (40,6) 0,68 0,27 - 1,72 0,43

Yếu tố Cơ hội làm việc đúng chuyên môn

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 41 (82) 9 (18) 1

21
Răng hàm mặt 35 (85,4) 6 (14,6) 1,28 0.41 - 3.9 0,67
Dược học 32 (74,4) 11 (25,6) 0,64 2.4 - 1.7 0,38
Điều dưỡng 33 (94,3) 2 (5,7) 3,62 0.73 - 17.9 0,11
Kỹ thuật xét nghiệm 20 (62,5) 12 (37,5) 0,36 0.13 - 1.01 0,05
Sử dụng logistic hồi quy đa biến

Nhận xét: Ở nhóm yếu tố giá trị nghề nghiệp, từ kết quả phân tích được, chúng ta xác
định có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành của sinh viên đó là có
mức lương ổn định sau khi ra trường và có cơ hội việc làm đúng chuyên môn. Xác
suất sinh viên Răng-Hàm-Mặt lựa chọn ngành với lý do “Mức lương ổn định” cao hơn
2,74 lần so với sinh viên Y đa khoa. Trong khi đó, xác suất sinh viên ngành Dược,
Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm chọn ngành với lý do “Mức lương ổn định” lại
thấp hơn sinh viên Y đa khoa (lần lượt là 0,87; 0,44 và 0,68 lần). Mặt khác, với lý do
sau khi ra trường sẽ nhận được “Cơ hội việc làm đúng chuyên môn”, xác suất sinh
viên ngành Điều dưỡng đồng ý với lý do này cao hơn gần 4 lần so với sinh viên Y đa
khoa. Trong khi đó, sinh viên Răng-hàm-mặt có xác suất đồng ý với lý do này xấp xỉ
sinh viên Y đa khoa (chỉ cao hơn 1,28 lần). Tuy nhiên, xác suất sinh viên ngành Dược
và ngành Kỹ thuật xét nghiệm đồng ý với lý do này thấp hơn sinh viên Y đa khoa 0,64
và 0,36 lần. Và cả hai yếu tố này đều không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 7. Các yếu tố liên quan đến việc bị người thân ép buộc học của sinh viên tham gia khảo
sát tại Khoa Y – Dược ĐHĐN

Bị người thân ép Không bị người


Đặc điểm buộc thân ép buộc
n (%) n (%) p

Nam 9 (13,4) 58 (86,6)


Giới
0,27
tính
Nữ 10 (7,5) 124 (92,5)

Y đa khoa 0,02
Ngành 0 (0) 50 (100)

22
Răng hàm mặt 12 (29,3) 29 (70,7)

Dược học 4 (9,3) 39 (90,7)

Điều dưỡng 1 (2,9) 34 (97,1)

Kĩ thuật xét
2 (6,2) 30 (93,8)
nghiệm

Sử dụng chisque test

Nhận xét: Tỉ lệ sinh viên nam bị người thân ép buộc học chiếm 13,4% cao hơn sinh
viên nữ 5,9%. Vì p = 0,27 nên không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ sinh viên theo học
ngành Y đa khoa 100% không bị người thân ép buộc học. Các ngành Dược học, Điều
dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm có tỉ lệ theo học không bị người thân ép buộc đều trên
90%. Riêng ngành Răng hàm mặt có 29,3% sinh viên theo học là bị người thân ép
buộc chiếm ⅓ tổng sinh viên trong lớp. Vì p = 0,02 nên có ý nghĩa thống kê.

Bảng 8. Các yếu tố liên quan đến việc vẫn sẽ chọn lại ngành này của sinh viên tham gia khảo
sát tại Khoa Y -Dược ĐHĐN

Bạn sẽ không
Bạn sẽ chọn lại
chọn lại ngành
Đặc điểm ngành này
này
n (%) n (%) p
Y đa khoa 42 (84) 8 (16)
Răng hàm
29 (70,7) 12 (29,3)
mặt

Ngành Dược 26 (60,5) 17 (39,5) 0,036


Điều dưỡng 15 (42,9) 20 (57,1)

Kĩ thuật xét
18 (56,2) 14 (43,8)
nghiệm
Nguyện vọng Có 74 (81,3) 17 (19,7) < 0,001

23
đầu tiên Không 56 (50,9) 54 (49,1)

Sử dụng chisque - test

Nhận xét: Tỉ lệ sinh viên vẫn sẽ chọn lại ngành này ở Y đa khoa chiếm tỉ lệ cao nhất
(84%). Vì p = 0,036 nên có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ sinh viên có nguyện vọng đầu tiên
và vẫn sẽ chọn lại ngành này chiếm 81,3%. Vì p < 0,001 nên có ý nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3. Tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát có nguyện vọng đầu tiên không phải là ngành
đang theo học tại Khoa Y - Dược ĐHĐN (n = 110)

Nhận xét: Trong tổng số 108 sinh viên có nguyện vọng đầu tiên không phải ngành
đang theo học thì ta có: Tỉ lệ sinh viên có nguyện vọng đầu tiên không thuộc khối
ngành sức khỏe ở ngành Y đa khoa chiếm tỉ lệ cao nhất (92,9%). Tỉ lệ sinh viên có
nguyện vọng đầu tiên thuộc khối ngành sức khỏe ở ngành Dược học chiếm tỉ lệ cao
nhất (73,5%). Ngành Dược học và ngành Kỹ thuật xét nghiệm có tỉ lệ sinh viên có
nguyện vọng đầu tiên thuộc khối ngành sức khỏe cao hơn tỉ lệ sinh viên không có
nguyện vọng đầu tiên thuộc ngành sức khỏe. Các ngành Y đa khoa, răng hàm mặt,

24
điều dưỡng đều có tỉ lệ sinh viên có nguyện vọng đầu tiên không thuộc khối ngành sức
khỏe cao hơn tỉ lệ sinh viên nguyện vọng đầu tiên thuộc khối ngành sức khỏe.

Bảng 9. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Y - Dược Đại học Đà Nẵng với ngành
học đã chọn.

Điểm trung bình


Ngành học tôi chọn là đúng 3,58
Theo đuổi ngành này đến hết khóa học 3,96
Cổ vũ, động viên đăng kí vào ngành này 3,62
Mức độ hài lòng 3,72

Nhận xét: Qua kết quả thu được từ bảng 8, mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Y -
Dược Đại học Đà Nẵng với ngành học mình đã chọn đang ở mức “Hài lòng” (với điểm
trung bình thống kê được là 3,72)

IV. BÀN LUẬN

Chọn đúng ngành học có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi người. Việc chọn
ngành học không đúng sở trường sẽ gây ra sự khó khăn trong việc học cũng như làm
việc sau này (32) . Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là khám phá một cách toàn
diện về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên khi lựa chọn khối ngành sức khỏe nói
chung và từng ngành nói riêng. Kết quả cho thấy trong 4 nhóm yếu tố: cá nhân, xã hội,
giá trị nghề nghiệp, giá trị nhân đạo thì nhóm giá trị nhân đạo ảnh hưởng đến việc lựa
chọn ngành học của sinh viên tham gia nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất là 34,45%. Mô
hình hồi quy logistic đa biến cho thấy mối liên quan của các yếu tố đối với ngành mà
25
sinh viên đang theo học. Có tới 53,2% sinh viên bắt đầu tìm hiểu ngành học của mình
khi đang ở giai đoạn lớp 12. Có thể thấy được, sinh viên định hướng ngành học khá
muộn. Đây là thực trạng chung của rất nhiều học sinh phổ thông hiện nay. Theo báo
VOV - Điện tử đài tiếng nói Việt Nam, có 70% học sinh chưa có định hướng cụ thể
nào cho ngành học cũng như nghề nghiệp sau này (21). Ngoài ra việc sinh viên chọn
học không xuất phát từ việc định hướng từ nhà trường và thầy cô mà đến từ định
hướng của người thân hay trào lưu, xu thế nghề nghiệp hiện nay hay ngay cả việc
không hiểu rõ về những ngành khác. Vì vậy cần phải có các hình thức can thiệp giáo
dục để định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học của sinh viên
1.1. Yếu tố cá nhân
Chúng tôi tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa việc lựa chọn ngành với ước mơ
và cơ hội trúng tuyển. Yếu tố ước mơ của bản thân chiếm 67,7% tổng số sinh viên
tham gia nghiên cứu. Điều này tương đối phù hợp với nghiên cứu tại Ấn Độ
41,26% (33). Yếu tố có cơ hội trúng tuyển chiếm 62,2%. Điều này hợp lí vì về mặt
logic, hầu hết sinh viên chọn ngành và đăng ký vào khoa thực tế đã đạt được số điểm
cao để đủ điều kiện vào khoa, đây là lý do tại sao việc đa số người tham gia chọn yếu
tố này. Tỉ lệ sinh viên có nguyện vọng đầu tiên thuộc ngành sức khỏe chiếm 60,2%,
con số này gần bằng với tỉ lệ có cơ hội trúng tuyển hơn là với ước mơ của bản thân. Có
39,8% sinh viên chọn không hiểu rõ về những ngành khác. Điều này có ý nghĩa thống
kê (p = 0,006) càng nói lên được việc các học sinh THPT chưa có định hướng và hiểu
rõ về các ngành nghề.
1.2. Yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội có mối liên quan đến việc chọn ngành học. Ta có thể thấy đa
phần sinh viên định hướng khá muộn, có 53,2% sinh viên bắt đầu tìm hiểu ngành học
của mình khi đang ở giai đoạn lớp 12 nên việc được người thân tư vấn và định hướng
là điều dễ hiểu. Có 64,7% sinh viên chọn được người thân định hướng và 30,3% sinh
viên chọn theo truyền thống của gia đình là có người thân làm trong ngành sức khỏe.
Chúng tôi nghĩ kết quả này là cao so với kết quả của các nghiên cứu tương tự khác mà
chúng tôi thấy là 7,3%, 11,6%, 37% và 40,4% (19, 26, 34-36). Theo kết quả có thể
thấy sự phân biệt giới tính trong việc lựa chọn ngành học, cũng tương tự với các

26
nghiên cứu khác (33). Ban đầu chúng tôi nghĩ sự phân biệt giới tính này có liên quan
đến vấn đề bị người thân ép buộc học nhưng theo kết quả thì chỉ có 9,5% sinh viên bị
người thân ép buộc và điều này không có liên quan đến giới tính. Nhưng việc bị người
thân ép buộc học có liên quan đến ngành học, chiếm tỉ lệ cao nhất là ngành Răng hàm
mặt (29,3%). Ngoài ra việc được nhà trường, thầy cô, bạn bè định hướng chỉ chiếm
25,4% nhưng việc ấn tượng bởi hình ảnh người bác sĩ, dược sĩ,...qua phim ảnh, báo
chí, mạng internet,... chiếm tới 71,6% và theo trào lưu nghề nghiệp chiếm 17,4%. Có
thể thấy phim ảnh, báo chí hay mạng internet có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ hiện nay.
1.3. Giá trị nghề nghiệp
Khi chúng tôi khảo sát những người tham gia về giá trị nghề nghiệp, chúng tôi
nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố trong nhóm giá trị nghề nghiệp với
các ngành học. Đa số cho rằng đây là ngành có vị trí cao quý trong xã hội (80,1%), có
cơ hội làm việc đúng chuyên môn (80,1%), ngành có tính hấp dẫn (63,7%) và có mức
lương ổn định (66,2%). Theo quan điểm của chúng tôi, những kết quả này cho thấy
phản ánh tích cực của họ về ngành nghề trong xã hội. Có 33,8% sinh viên cảm thấy
ngành học không mang lại mức lương ổn định là đúng so với thực tế hiện nay tại Việt
Nam, khi nhiều báo cho biết các nhân viên y tế cảm thấy công việc quá vất vả, môi
trường làm việc áp lực nhưng lương và chế độ còn thấp (37).Việc chăm sóc sức khỏe
chữa bệnh đều trông chờ vào các cơ sở y tế công lập để giảm chi phí. Tuy nhiên, hiện
nay các cơ sở y tế công lập chưa được đầu tư tương xứng với sự phát triển dân số, kinh
tế. Có lẽ cũng chính bởi điều này mà có hơn 90% sinh viên chọn ngành này vì giá trị
nhân đạo của ngành.
1.4. Giá trị nhân đạo
Giá trị nhân đạo là nhóm có tỉ lệ ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học cao
nhất trong 4 nhóm yếu tố (34,45%). Các yếu tố trong nhóm đều có tỉ lệ lớn hơn 90%,
cụ thể là 93.5% sinh viên chọn muốn chăm sóc, điều trị bệnh cho bản thân và gia
đình, 90.5% sinh viên muốn phục vụ cho người có hoàn cảnh khó khăn và 90% muốn
phục vụ cho xã hội. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu tương tự tại Ấn Độ
là 14,2% (26). Sự khác biệt này có thể là vì nghiên cứu tại Ấn Độ được thực hiện vào
năm 2018 mà chúng ta vừa trải qua nhiều biến động đặc biệt là qua dịch Covid - 19 đã

27
khiến cho người dân phần nào hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kiến thức y tế trong đời
sống thực tiễn.
1.5. Mức độ hài lòng
Khi được hỏi “Nếu được chọn lại, bạn có chọn ngành này không ?” thì tỉ lệ câu
trả lời Không là 35,3%. Trong đó ngành Điều dưỡng và ngành Kĩ thuật xét nghiệm
chiếm tỉ lệ cao nhất là 57,1% và 43,8%. Sau đó là ngành Dược học, Răng hàm mặt và
Y đa khoa có tỉ lệ lần lượt là 39,5%, 29,3% và 16%. Điều này hợp lí vì theo thống kê
của nhóm chúng tôi tỉ lệ sinh viên ngành Dược, ngành Điều dưỡng và ngành Kĩ thuật
xét nghiệm có nguyện vọng đầu tiên là các ngành thuộc khối ngành sức khoẻ lần lượt
là 73,5%, 34,6%, 52,2%. Có thể thấy được nguyện vọng của các bạn đa phần là các
ngành Y đa khoa và Răng hàm mặt nhưng vì số điểm không phù hợp nên mới theo
học ngành Dược học. Tuy vậy, khi nhóm chúng tôi đánh giá mức độ hài lòng với
ngành đang theo học của tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu thì điểm trung
bình đạt 3,72 điểm nghĩa là mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Y - Dược Đại học
Đà Nẵng với ngành học mình đã chọn đang ở mức “Hài lòng”. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu tại Khoa Y Dược trường Đại học Tây Nguyên, sinh viên cảm
thấy hài lòng về chất lượng đào tạo ngành Y khoa, nhưng mức độ hài lòng này chưa
cao, sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ngành Y khoa chịu tác động của
bốn nhân tố sau: học phí, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo
(38).
2. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa nghiên cứu

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học khối ngành sức
khỏe của sinh viên là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.
Đặc biệt, khi xã hội đang ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của con người ngày một được nâng cao, vì vậy, nguồn nhân lực y tế để phục vụ nhu
cầu xã hội là hết sức cần thiết (39). Hơn hết đối với thế hệ trẻ, những bạn học sinh
đang có ý định theo học khối ngành sức khỏe, hay những bạn sinh viên đã và đang
theo học sẽ có được cái nhìn khách quan về chuyên ngành học của bản thân. Bài
nghiên cứu cho thấy được sinh viên bị tác động bởi những yếu tố nào để đưa quyết
định chọn học khối ngành sức khỏe, những lý do lựa chọn theo học khối ngành này, và

28
mức độ tác động mạnh hay yếu của các yếu tố như thế nào. Hơn nữa, bài nghiên cứu
còn đưa ra mức độ hài lòng của sinh viên đối với ngành học mà mình đã chọn. Việc
phân tích yếu tố nào quan trọng quyết định đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên
cũng như mức độ hài lòng của sinh viên đối với ngành học mình đã chọn có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong hoạt động tuyển sinh của nhà trường, giúp nhà trường vạch
được một hướng đi tuyển sinh đạt nhiều kết quả, giúp cho sinh viên nhận thức được
ngành nghề mình đang học vì lý do gì để phấn đấu nhiều hơn trong tương lai.

2.2. Hạn chế nghiên cứu

Do hạn chế về nhân lực và thời gian, nên bài nghiên cứu chỉ thực hiện trên một
mẫu có kích thước nhỏ (n = 201). Vì vậy, kết quả nghiên cứu chưa đạt được độ chính
xác cao.
Không đảm bảo được độ chính xác và tính trung thực trong các câu trả lời, vì có
thể các đối tượng tham gia không đọc câu hỏi khảo sát trước khi trả lời hoặc nhờ người
khác làm khảo sát.
Nghiên cứu chỉ mới xem xét đến một vài yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn khối ngành sức khỏe của sinh viên, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại một vài yếu tố
tác động mà nghiên cứu chưa khảo sát hết.

V. KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện phân tích kết quả từ 201 phản hồi thu nhập được, nghiên cứu
nhận thấy nhóm yếu tố giá trị nhân đạo ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn ngành
học của sinh viên với các yếu tố như : muốn phục vụ người có hoàn cảnh khó khăn,
phục vụ xã hội, muốn chăm sóc, điều trị bệnh cho bản thân và gia đình. Ngoài ra còn
có các yếu tố khác như: quan tâm đến sức khỏe con người , có cơ hội làm việc đúng
chuyên môn sau tốt nghiệp, có được vị trí cao quý trong xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng
đến lựa chọn ngành học của sinh viên ở mỗi ngành có sự khác nhau.
Có mối liên quan giữa ngành học với các yếu tố: ước mơ của bản thân, cơ hội
trúng tuyển cao, được người thân định hướng, theo truyền truyền thống gia đình, có
mức lương ổn định, có cơ hội làm việc đúng chuyên môn và theo trào lưu xu thế nghề
nghiệp. Không có mối liên quan với các yếu tố còn lại.

29
Phần lớn sinh viên Khoa Y – Dược Đại học Đà Nẵng hài lòng với ngành học
mình đang theo học.

VI. KIẾN NGHỊ

 Kiến nghị 1: “Yếu tố cá nhân”


Thứ nhất, cần quan tâm đến sở thích bản thân. Khi bản thân yêu thích, say mê
một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành
công. Hơn nữa, công việc thuộc khối ngành sức khỏe lại hết sức vất vả, đòi hỏi sự
chăm chỉ, cần mẫn, tỉ mỉ rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng
con người. Vì vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng
và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để
phát triển nghề nghiệp tương lai.

Thứ hai, cần chú ý đến yếu tố năng lực bản thân. Học sinh có thể đánh giá năng
lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Chọn nghề theo đúng khả
năng của bản thân sẽ giúp học sinh có động lực học tập cao hơn, đạt kết quả tốt hơn.
Bên cạnh đó, sinh viên sau khi đã quyết định lựa chọn ngành học thì nên cố gắng học
tập và tích lũy thêm nhiều kiến thức, rèn luyện những kỹ năng, tố chất cần thiết để trở
thành một nhân viên y tế.
 Kiến nghị 2: “Cơ hội làm việc”
Nhà trường cần tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp, kết nối sinh viên với
các bệnh viện, cơ sở kinh doanh, phòng thí nghiệm… để mở rộng cơ hội thực tập, mở
rộng cơ hội tiếp xúc thực tế với ngành nghề, đồng thời cũng sẽ mở rộng cơ hội làm
việc của sinh viên, một phần giúp sinh viên có cơ hội làm việc đúng chuyên môn.

 Kiến nghị 3: “Cơ hội học tập”

Sinh viên luôn muốn có cơ hội được học tập cao hơn, tiếp xúc với nhiều chương
trình học tiên tiến hơn, do đó nhà trường nên đầu tư chú trọng vào xây dựng chương
trình học một cách hoàn thiện và thiết thực.

VII. PHỤ LỤC

30
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN Y - DƯỢC
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Xin chào các bạn!
Chúng mình là một nhóm sinh viên thuộc lớp D21 Khoa Y – Dược Đại học Đà Nẵng.
Hiện nay, chúng mình đang làm đề tài nghiên cứu bộ môn Phương pháp nghiên cứu
khoa học, với chủ đề “ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh
viên Y – Dược Đại học Đà Nẵng”. Chúng mình rất mong cùng chia sẻ với các bạn
những phân vân, lo lắng khi chọn ngành mà bạn đang theo đuổi suốt nhiều năm học
đại học sắp tới. Vì thế, chúng mình rất mong các bạn bày tỏ quan điểm của bản thân
bằng cách đánh dấu (X) trong phiếu này.
Tất cả những thông tin thu được hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn sự đóng góp của các bạn.
Bạn có đồng ý tham gia khảo sát không?
☐ Có ☐ Không

Nếu “Có” bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây.

Câu 1. Giới tính của bạn là gì ?

☐ Nam ☐ Nữ

Câu 2. Bạn sinh năm bao nhiêu? ................................................................................

Câu 3. Điều kiện kinh tế gia đình của bạn?

☐ Khó khăn ☐ Bình thường ☐ Khá giả ☐ Giàu có

Câu 4. Ngành học của bạn?

☐ Y đa khoa ☐ Răng – Hàm - Mặt

☐Dược học ☐ Điều dưỡng ☐Kỹ thuật xét nghiệm

Câu 5: Thời điểm bạn bắt đầu tìm hiểu ngành học này?

☐ Trước lớp 10 ☐ Khi đang học lớp 10

☐ Khi đang học lớp 11 ☐ Khi đang học lớp 12

Câu 6. Ngành bạn đang học có phải là lựa chọn đầu tiên của bạn?

☐ Có ☐ Không

Câu 7. Nếu không, thì lựa chọn đầu tiên của bạn là gì?

31
.………………………………………………………………………………………

Câu 8. Hình thức trúng tuyển của bạn là gì ?

☐ Xét học bạ ☐ Kết quả thi Trung học phổ thông Quốc Gia

☐ Đánh giá năng lực ☐ Xét tuyển thẳng

Khác:.......…………………………………………………………………………

Câu 9. Tại sao bạn lại chọn học khối ngành sức khỏe?

Yếu tố cá Đây là ước mơ của bản thân tôi ☐Có ☐Không


nhân
Tôi cảm thấy có cơ hội trúng tuyển ngành ☐ Có ☐Không
này cao

Tôi muốn đặt ra thử thách cho bản thân ☐Có ☐Không

Tôi không hiểu rõ về những ngành khác ☐Có ☐Không

Tôi cảm thấy không phù hợp với các ngành ☐Có ☐Không
khác

Tôi quan tâm đến sức khoẻ con người ☐Có ☐Không

Tôi muốn có nhiều cơ hội để làm nghiên ☐Có ☐Không


cứu khoa học về sức khỏe

Yếu tố xã hội Tôi được người thân (cha mẹ, anh chị,...) ☐Có ☐Không
định hướng

Tôi theo truyền thống gia đình có người ☐Có ☐Không


thân làm trong nghề sức khỏe

Tôi bị ép buộc bởi người thân ☐Có ☐Không

Tôi được nhà trường, thầy cô, bạn bè định ☐Có ☐Không
hướng

32
Tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh người bác sĩ, ☐Có ☐Không
dược sĩ,...qua phim ảnh, báo chí, mạng
internet,...

Tôi chọn ngành này theo trào lưu, xu thế ☐Có ☐Không
nghề nghiệp

Giá trị nghề


nghiệp Đây là ngành có cơ hội việc làm đúng ☐Có ☐Không
chuyên môn sau khi tốt nghiệp

Đây là ngành có 1 mức lương ổn định ☐Có ☐Không

Đây là ngành có vị trí cao quý trong xã hội ☐Có ☐Không

Đây là ngành có tính hấp dẫn ☐Có ☐Không

Giá trị nhân


đạo Muốn phục vụ người có hoàn cảnh khó ☐Có ☐Không
khăn

Muốn phục vụ xã hội ☐Có ☐Không

Muốn chăm sóc, điều trị bệnh cho bản thân ☐Có ☐Không
và gia đình

Câu 10. Ngoài những ý trên, bạn còn lí do nào khác không? (Vui lòng nêu rõ lí do)

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 11. Mức độ hài lòng của bạn với ngành học mà mình đã chọn?

Hoàn Không Bình Đồng Hoàn


toàn đồng ý thường ý toàn
không đồng ý
đồng ý

Tôi thấy ngành học


tôi chọn là đúng

33
Tôi sẽ theo đuổi
ngành học này
đến hết khóa học

Tôi sẽ cổ vũ, động


viên học sinh
THPT đăng kí dự
thi vào ngành này

Câu 12. Nếu có cơ hội được chọn lại bạn có lựa chọn ngành mình đang theo học?

☐Có ☐ Không

Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia khảo sát, nhóm nghiên cứu chúc bạn có
một ngày học tập và làm việc hiệu quả!

Phụ lục 2: Bảng kết quả xử lý số liệu

Bảng PL 2. 1. Mối liên quan của nhóm yếu tố cá nhân với các ngành học tại Khoa Y – Dược
ĐHĐN

Yếu tố Ước mơ của bản thân

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 42 (84) 8 (16) 1


Răng hàm mặt 35 (85.4) 6 (14.6) 1,11 0,35-3,51 0,86
Dược học 25 (58.1) 18 (41.9) 0,26 0,1-0,69 0,007
Điều dưỡng 15 (42.9) 20 (57.1) 0,14 0,05 - 0,39 0,0001
Kỹ thuật xét nghiệm 19 (59.4) 13 (40.6) 0,27 0,09 - 0,78 0,01

Yếu tố Cơ hội trúng tuyển

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 16 (32) 34 (68) 1


Răng hàm mặt 36 (87.8) 5 (12.2) 15,3 5,05-46,34 0,003
Dược học 22 (51.2) 21 (48.8) 2,23 0,96-5,17 0,84

34
Yếu tố Cơ hội trúng tuyển
Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)
Y đa khoa 16 (32) 34 (68) 1
Răng hàm mặt 36 (87.8) 5 (12.2) 15,3 5,05-46,34 0,003
Điều dưỡng 25 (71.4) 10 (28.6) 5,31 2,07-13,65 0,09
Kỹ thuật xét nghiệm 26 (81.2) 6 (18.8) 9,21 3,16-26,80 0,03

Yếu tố Đặt ra thử thách cho bản thân

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 36 (72) 14 (28) 1


Răng hàm mặt 31 (75.6) 10 (24.4) 1,2 0,4 - 3,09 0,69
Dược học 26 (60.5) 17 (39.5) 0,59 0,25 - 1,41 0,24
Điều dưỡng 22 (62.9) 13 (37.1) 0,65 0,26- 1,65 0,37
Kỹ thuật xét nghiệm 22 (68.8) 10 (31.2) 0,85 0,32- 2,25 0,75

Yếu tố Không hiểu rõ về những ngành khác

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 17 (34) 33 (66) 1


Răng hàm mặt 30 (73,2) 11 (26,8) 5,29 2,14 -13,09 0,0003
Dược học 9 (20,9) 34 (79,1) 0,51 0,2 - 1,3 0,16
Điều dưỡng 18 (51,4) 17 (48,6) 2,05 0,84 - 4,9 0,11
Kỹ thuật xét nghiệm 6 (18,8) 26 (81,2) 0,44 0,15 - 1,29 0,14

Yếu tố Không phù hợp với ngành khác


Có Không OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

35
Y đa khoa 30 (60) 20 (40) 1
Răng hàm mặt 27 (65.9) 14 (34.1) 1,28 0,54 - 3,03 0,57
Dược học 19 (44.2) 24 (55.8) 0,52 0,23 - 1,2 0,13
Điều dưỡng 12 (34.3) 23 (65.7) 0,34 0,14 - 0,85 0,02
Kỹ thuật xét nghiệm 8 (25) 24 (75) 0,22 0,08 - 0,59 0,003

Yếu tố Quan tâm đến sức khỏe con người

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 46 (92) 4 (8) 1


Răng hàm mặt 37 (90,2) 4 (9,8) 0,8 0,18 - 3,4 0,77
Dược học 41 (95,3) 2 (40,7) 1,78 0,31 - 10,24 0,52
Điều dưỡng 28 (80) 7 (20) 0,34 0,09 - 1,29 0,12
Kỹ thuật xét nghiệm 31 (96,9) 1 (3,1) 2,69 0,28 - 25,27 0,39

Yếu tố Cơ hội làm nghiên cứu khoa học về sức khỏe

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 34 (68) 16 (32) 1


Răng hàm mặt 36 (87,8) 5 (12,2) 3,38 1,11 - 10,26 0,03
Dược học 31 (72,1) 12 (27,9) 1,21 0,49 - 2,96 0,67
Điều dưỡng 23 (65,7) 12 (34,3) 0,9 0,36 - 2,25 0,83
Kỹ thuật xét nghiệm 29 (90,6) 3 (9,4) 4,54 1,2 - 17,17 0,03

Bảng PL 2. 2. Mối liên quan của nhóm yếu tố xã hội với các ngành học tại Khoa Y – Dược
ĐHĐN

Yếu tố Người thân định hướng

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

36
Y đa khoa 35 (70) 15 (30) 1
Răng hàm mặt 30 (73,2) 11 (26,8) 1,16 0,46 - 2,92 0,74
Dược học 32 (74,4) 11 (25,6) 1,25 0,5 - 3,1 0,64
Điều dưỡng 12 (34,3) 23 (65,7) 0,23 0,09 - 0,59 0,002
Kỹ thuật xét nghiệm 21 (65,6) 11 (34,4) 0,81 0,32 - 2,11 0,67

Yếu tố Theo truyền thống gia đình có người thân làm trong ngành

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 10 (20) 40 (80) 1


Răng hàm mặt 20 (48,8) 21 (51,2) 3,8 1,51 – 9,6 0,004
Dược học 8 (18,6) 35 (81,4) 0,91 0,32 - 2,67 0,86
Điều dưỡng 9 (25,7) 26 (74,3) 1,38 0,49 – 3,87 0,53
Kỹ thuật xét nghiệm 14 (43,8) 18 (56,2) 1,16 1,16 – 8,32 0,02

Yếu tố Bị ép buộc bởi người thân


Có Không OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 0 50 (100) 1
Răng hàm mặt 12 (29,3) 29 (70,7) 130082489 (0 - Inf) 0,99
Dược học 4 (9,3) 39 (90,7) 32242668 (0 - Inf) 0,99
Điều dưỡng 1 (2,9) 34 (97,1) 9246059 (0 - Inf) 0,99
Kỹ thuật xét nghiệm 2 (6,2) 30 (93,8) 20957734 (0 - Inf) 0,99

Yếu tố Nhà trường, thầy cô, bạn bè định hướng

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 15 (30) 35 (70) 1


Răng hàm mặt 16 (39) 25 (61) 1,49 0,62 - 3,57 0,37

37
Dược học 8 (18,6) 35 (81,4) 0,53 0,2 - 1,41 0,21
Điều dưỡng 6 (17,1) 29 (82,9) 0,48 0,16 - 1,4 0,18
Kỹ thuật xét nghiệm 6 (18,8) 26 (81,2) 0,54 1,18 - 1,57 0,26

Yếu tố Ấn tượng bởi hình ảnh người bác sĩ, dược sĩ… qua phim
ảnh, báo chí, internet

Ngành Có Không
OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 37 (74) 13 (26) 1
Răng hàm mặt 29 (70,7) 12 (29,3) 0,85 0,33 - 2,13 0,73
Dược học 30 (69,8) 13 (30,2) 0,81 0,32 - 2 0,65
Điều dưỡng 24 (68,6) 11 (31,4) 0,76 0,29 - 1,98 0,58
Kỹ thuật xét nghiệm 24 (75) 8 (25) 1,05 0,38 - 2,92 0,92

Yếu tố Theo trào lưu, xu thế nghề nghiệp

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 5 (10) 45 (90) 1


Răng hàm mặt 23 (56,1) 18 (43,7) 5,32 3,8 - 34,9 0,01
Dược học 3 (7) 40 (93) 2,48 0,15 - 3 2,23
Điều dưỡng 4 (11.4) 31 (88,6) 1,16 0,28 - 4,67 3,05
Kỹ thuật xét nghiệm 0 32 (100) 0,002 0 - Inf 3,61

Bảng PL 2. 3. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nghề nghiệp với các ngành học tại
Khoa Y – Dược ĐHĐN

Yếu tố Cơ hội làm việc đúng chuyên môn

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 41 (82) 9 (18) 1


Răng hàm mặt 35 (85.4) 6 (14,6) 1,28 0,41 - 3,9 0,67

38
Dược học 32 (74,4) 11 (25,6) 0,64 2,4 - 1,7 0,38
Điều dưỡng 33 (94,3) 2 (5,7) 3,62 0,73 - 17,9 0,11
Kỹ thuật xét nghiệm 20 (62,5) 12 (37,5) 0.36 0,13 - 1,01 0,05

Yếu tố Mức lương ổn định

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 34 (68) 16 (32) 1


Răng hàm mặt 35 (85,4) 6 (14,6) 2,74 0,96 - 7,85 0,06
Dược học 28 (65,1) 15 (34,9) 0,87 0,37 - 2,08 0,77
Điều dưỡng 17 (48,6) 18 (51,4) 0,44 0,18 - 1,08 0,07
Kỹ thuật xét nghiệm 19 (59,4) 13 (40,6) 0,68 0,27 - 1,72 0,43

Yếu tố Có vị trí cao quý trong xã hội

Có Không
OR KTC 95% p
Ngành n (%) n (%)

Y đa khoa 45 (90) 5 (10) 1


Răng hàm mặt 36 (87,8) 5 (12.2) 0,8 0,2 - 2,9 0,74
Dược học 38 (88,4) 5 (11.6) 0,84 0,22 - 3,13 0,8
Điều dưỡng 21 (60) 14 (40) 0,16 0,05 – 0,52 0,002
Kỹ thuật xét nghiệm 21 (65,6) 11 (34,4) 0,2 0,06 - 0,68 0,01

Yếu tố Tính hấp dẫn của ngành

Ngành Có Không
OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 31 (62) 19 (38) 1
Răng hàm mặt 4,4
36 (87,8) 5 (12,2) 1,47 - 13,20 0,007

Dược học 1,03


27 (62,8) 16 (37,2) 0,44 - 2,39 0,94

39
Điều dưỡng 0,72
19 (54,3) 16 (45,7) 0,30 - 1,75 0,47

Kỹ thuật xét nghiệm 0,54


15 (46,9) 17 (53,1) 0,22 - 1,32 0,18

Bảng PL 2. 4. Mối liên quan của nhóm yếu tố giá trị nhân đạo với các ngành học tại Khoa Y
– Dược ĐHĐN

Yếu tố Phục vụ người có hoàn cảnh khó khăn

Ngành Có Không
OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 46 (9,2) 4 (8) 1
Răng hàm mặt 35 (85,4) 6 (14,6) 0,51 0,13 - 1,93 0,32
Dược học 42 (97,7) 1 (2,3) 3,65 0,39 - 33,99 0,25
Điều dưỡng 30 (85,7) 5 (14,3) 0,52 0,13 - 2,10 0,36
Kỹ thuật xét nghiệm 29 (90,6) 3 (9,4) 0,84 0,17 - 4,03 0,83

Yếu tố Phục vụ xã hội

Ngành Có Không
OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 47 (94) 3 (6) 1
Răng hàm mặt 34 (82,9) 7 (17,1) 0,31 0,07 - 1,28 0,11
Dược học 42 (97,7) 1 (2,3) 2,68 0,26 - 26,7 0,40
Điều dưỡng 30 (85,7) 5 (14,3) 0,38 0,08 - 1,72 0,21
Kỹ thuật xét nghiệm 28 (87,5) 4 (12,5) 0,44 0,09 - 2,14 0,31

Yếu tố Chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình

Ngành Có Không
OR KTC 95% p
n (%) n (%)
Y đa khoa 48 (96) 2 (4) 1
Răng hàm mặt 37 (90,2) 4 (9,8) 1,41 0,06 - 2,21 0,28
Dược học 43 (100) 0 (0) 1436 0,00 - Inf 0,99
40
Điều dưỡng 30 (85,7) 5 (14,3) 2,5 0,04 - 1,37 0,11
Kỹ thuật xét nghiệm 30 (93,8) 2 (6,2) 2,29 0,08 - 4,67 0,65

Bảng PL 2. 5. Mối liên quan giữa của giới tính với các ngành học tại Khoa Y – Dược ĐHĐN

Nam Nữ
Đặc điểm
n (%) n (%) p
Ngành Y đa khoa 22 (44) 28 (56)
Răng hàm mặt 21 (51,2) 20 (48,8)
Dược học 12 (27,9) 31 (72,1) 0,002
Điều dưỡng 7 (20) 28 (80)
Kĩ thuật xét nghiệm 5 (15,6) 27 (84,4)

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. N.T. Kim Nhung, L.T. Thành Vinh. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông tại Nghệ An. Tạp chí
Giáo dục, số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 27 - 31;53.
2. Bùi Huy Khôi, Đàm Trí Cường. Empirical Study on the University Choice
in Vietnam, Jour of Adv Research in Dynamical & Control Systems. Vol. 11,
08-Special Issue, 2019.
3. Napompech K, editor What Factors Influence High School Students in
Choosing Cram School in Thailand.
4. Hossler, D., Braxton, J., & Coopersmith, G. (1989). Understanding
student college choice: Increased interest in student college choice. In J. C. Smith
(Ed.), Higher Education: Handbook of Theory and Research (Vol. 5, pp. 231-
288). New York: Agathon Press
5. Chapman, D. W. (1981). A model of student college choice. The Journal
of Higher Education, 52(5), 490-505.
6. Hossler, D., and Gallagher, K. (1987). Studying college choice: A three-
phase model and implications for policy makers. College and University, Vol. 2,
207-21.
7. Briggs,S.(2006). An exploratory study of the factors influencing
undergraduate student choice:The case of higher education in Scotland. Studies
in Higher Education, 31(6),705–722.
8. Wargner, K, & Fard, P. -Y. (2009). Factors influencing Malaysian
students’ intention to study higher educational institution.
9. Galotti, K.M. and Mark, M.C. (1994) How Do High School Students
Structure an Important Life Decision? A Short-Term Longitudinal Study of the
College Decision-Making Process. Research in Higher Education, 35, 589-607.
http://dx.doi.org/10.1007/BF02497089.
10. Hossler, D., Schmit, J., & Vesper, N. (1999). Going to College: How
Social, Economic and Educational Factors Influence the Decisions Students
Make. Baltimore, MD: John Hopkins University Press.
42
11. Sewell, W. H., and Shaw, V. P. (1978).Social Class, Parental
Encouragement, and Educational [39] Aspirations. American Journal of
Sociology,559- 572. .
12. Issac, P. D., Malaney, G. D., &Karras, J. E. (1992). Parental education,
gender differences and seninor’s aspiration for advanced study. Research in
Higher Education, 33(5), 596 - 606.
13. Connor, H., Burton, R., Pearson, R., Poolard, E., & Regan, J. (1999).
Making the right choice: How students choose universities and colleges.
14. Kitsawad, K. (2013).An investigation of factors affecting high school
student’s choice of university in [20] Thailand. Dissertation. University of
Wollongong Thesis Collection
15. Pampaloni, A.M. (2010). The influence of organizational image on
college selection: What students seek in institutions of higher education? [29]
Journal of Marketing for Higher Education, 20(1), 19-48.
16. Jothula, K. Y., Ganapa, P., D., S., Naidu, N. K., & P., A. (2018). Study to
find out reasons for opting medical profession and regret after joining MBBS
course among first year students of a medical college in Telangana. International
Journal Of Community Medicine And Public Health, 5(4), 1392–1396.
https://doi.org/10.18203/2394-6040.ijcmph20180983.
17. N. H. Thanh Chương, N. T. Thu Phương, T. Thiên Kim. Cập nhập thị
trường lao động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 - Nhiều khó khăn và lệch pha
cung cầu. Adecco. Available at URL: https://adecco.com.vn/vn/knowledge-
center/detail/cap-nhat-thi-truong-lao-dong-viet-nam.
18. Kusurkar RA, Ten Cate TJ, van Asperen M, Croiset G. Motivation as an
independent and a dependent variable in medical education: a review of the
literature. Medical teacher. 2011;33(5):e242-62.
19. Ibrahim Bashir MM, Fadelalla Alrayah MA, Elsayed Mustafa ME,
Abdulla Maroof MK, Omer Hamad MA, Ali Mohamedosman MM. Medicine as
a career choice: a comprehensive study on factors influencing Sudanese students
to opt in/out medical career. BMC Med Educ. 2023;23(1):418.
20. Đình Trọng. Nhân lực y tế Bình Dương ra sao sau khi 320 y bác sĩ nghỉ
việc, bỏ việc. Báo Lao Động 13/07/2022. Available at URL:
https://laodong.vn/y-te/nhan-luc-y-te-binh-duong-ra-sao-sau-khi-320-y-bac-si-
nghi-viec-bo-viec-1067621.ldo.
21. Hà Kiều. Thiếu định hướng nghề nghiệp, sinh viên dễ chán giảng đường.
Báo VOV - 11/09/2023. Available at URL: https://vov.vn/xa-hoi/thieu-dinh-
huong-nghe-nghiep-sinh-vien-de-chan-giang-duong-post1045022.vov.
22. Minh Giảng. Bỏ học giữa chừng vì chọn sai ngành. Báo Tuổi trẻ
07/10/2021. Available at URL: https://tuoitre.vn/bo-hoc-giua-chung-vi-chon-sai-
nganh-20211106232352816.htm.
23. Tiền Phong. 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc. VnExpress
Online (25.8.2006). Available at URL: https://vnexpress.net/37-sinh-vien-tot-
nghiep-khong-tim-duoc-viec-2068352.html.
24. Thanh Hằng. ' Sinh viên xuất sắc nhiều nhưng vẫn phải đào tạo lại'. Báo
VnExpress Online (5.11.2023). Available at URL: https://vnexpress.net/sinh-
vien-xuat-sac-nhieu-nhung-van-phai-dao-tao-lai-4673277.html.

43
25. Trường Đại học Công đoàn, Báo cáo Tình hình việc làm sinh viên tốt
nghiệp năm 2020, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - 2021.
26. Zayabalaradjane Z, Abhishekh B, Ponnusamy M, Nanda N,
Dharanipragada K, Kumar S. Factors Influencing Medical Students in Choosing
Medicine as a Career. Online J Health Allied Scs. 2018;17(4):5. Available at
URL: https://www.ojhas.org/issue68/2018-4-5.html.
27. Deressa W, Azazh A. Attitudes of undergraduate medical students of
Addis Ababa University towards medical practice and migration, Ethiopia. BMC
Medical Education. 2012;12(1):68.
28. Narayanasamy M, Ruban A, Sankaran PS. Factors influencing to study
medicine: a survey of first-year medical students from India. Korean journal of
medical education. 2019;31(1):61-71.
29. TS B. Hà Phương, N. T. Mỹ Tiên, N. Thanh Toàn, V. Thị Ca, H. T. L.
Kim Tuyến, L. T. Trúc Giang. Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp
của sinh viên Khoa Thư viện - thông tin học, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Thông tin và Tư liệu - 6/2020.
https://vjol.info.vn/index.php/VJIAD/article/download/53999/44653/.
30. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường Đại học của học sinh phổ thông trung học. Tạp chí phát triển Khoa học và
Công nghệ, tập 12, số 15 - 2009
31. N. M. Hoàng Diễm. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành
học của học sinh/sinh viên. Đại học Văn Lang - 2020/2021.
32. Kim KJ, Jang HW. Changes in medical students' motivation and self-
regulated learning: a preliminary study. International journal of medical
education. 2015;6:213-5.
33. Rani NA, Nusrath A, Dhanalakshmi TA. Medical profession as career –
Pressure or passion: A cross sectional survey among undergraduate medical
student. Int J Med Sci Educ. 2016;3(4):322-37.).
34. Faizullina K, Kausova G, Grjibovski A. Every third Kazakhstani medical
student regrets the choice of education: a cross-sectional survey in Almaty.
Ethiop J Health Dev. 2013;27:235–42.
35. Ayuob N. Medicine as a career choice: a cross-sectional study on
undergraduate medical students at King Abdulaziz University. Int J Res Med Sci.
2016;4:593–601. .
36. Ayuob NN, Sindi AH, ElDeek BS. Medicine as a career choice: a cross-
sectional study on undergraduate medical students at King Abdulaziz University.
Int J Res Med Sci [Internet]. 2016 Dec. 25 [cited 2023 Dec. 5];4(2):593-601.
Available from: https://www.msjonline.org/index.php/ijrms/article/view/547.
37. Đình Trọng. Lý do hơn 320 y bác sĩ Bình Dương nghỉ việc, bỏ việc trong
2 năm qua. Báo Lao Động 12/07/2022. Available at URL: https://laodong.vn/xa-
hoi/ly-do-hon-320-y-bac-si-binh-duong-nghi-viec-bo-viec-trong-2-nam-qua-
1067179.ldo
38. Ninh Thị Kim Loan, Thân Trọng Quang, Vũ Thị Thu Hường, Hoàng Thị
Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Bích Nguyên. Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng
đào tạo ngành Y khoa, khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên. Tạp chí khoa
học Tây Nguyên (Tay Nguyen Journal of Science). 30 Tháng Sáu
2023;17(60):150–7.
44
39. Draper C, Louw G. What is medicine and what is a doctor? Medical
students' perceptions and expectations of their academic and professional career.
Medical teacher. 2007;29(5):e100-7.

45

You might also like