You are on page 1of 80

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


------------------

NGUYỄN THỊ LINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC


ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ LINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC


ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa: QH.2017Y
Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Văn Thúy
TS. Vũ Thị Thu Hương

Hà Nội - 2022
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn tất cả
Quý thầy cô Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội - những
người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho em được học tập
trong suốt 5 năm học vừa qua.

Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Văn Thúy và TS. Vũ
Thị Thu Hương đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho em được học tập,
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, cán bộ tại Bệnh viện
E đã cho phép và giúp đỡ em tiến hành đề tài khóa luận tại Khoa Dược –
Bệnh viện E.
Em cũng xin cảm ơn tất cả Quý thầy cô, các bạn cộng tác viên và toàn
thể gia đình, bạn bè đã tham gia hỗ trợ, động viên, quan tâm em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết mình,
song kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của Quý
thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 03 tháng 06 năm 2022

Sinh viên

Linh

Nguyễn Thị Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế


BN Bệnh nhân
BS Bác sĩ
BV Bệnh viện
DLS Dược lâm sàng

DMT Danh mục thuốc

DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu

Tên chung quốc tế không được đăng ký bản quyền


INN
(International Nonproprietary Name)

KS Kháng sinh

TW Trung ương
Tổ chức y tế thế giới
WHO
(World Health Organization)

YHCT Y học cổ truyền


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Các biến số nghiên cứu.................................................................. 17

Bảng 2. 2: Các chỉ số về thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú ............. 20

Bảng 2. 3: Các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ................................................. 21

Bảng 3. 1: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu ........................................... 24

Bảng 3. 2: Thực hiện quy định về thủ tục hành chính .................................... 25

Bảng 3. 3: Tỷ lệ thuốc kê đơn đúng quy định ................................................. 25

Bảng 3. 4: Quy định về kê đơn phù hợp với chẩn đoán.................................. 26

Bảng 3. 5: Đặc điểm, tỷ lệ của đơn thuốc ....................................................... 27

Bảng 3. 6: Cơ cấu số thuốc trong một đơn .................................................... 29

Bảng 3. 7: Tỷ lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc bệnh viện ........................ 30

Bảng 3. 8: Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm .................................................. 31

Bảng 3. 9: Tỷ lệ % đơn kê chế phẩm YHCT .................................................. 31

Bảng 3. 10: Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, khoáng chất, corticoid và kháng


sinh .................................................................................................................. 32

Bảng 3. 11: Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng ................................... 33

Bảng 3. 12: Tỷ lệ % đơn thuốc có phối hợp kháng sinh ................................. 34

Bảng 3. 13: Chi phí sử dụng kháng sinh trung bình ....................................... 35

Bảng 3. 14: Chi phí trung bình một đơn thuốc ............................................... 35

Bảng 3. 15: Tỷ lệ số tương tác có trong một đơn ........................................... 36


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ...................................................................... 14

Hình 3. 1: Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân điều trị ngoại trú ....................... 28

Hình 3. 2: Cơ cấu số thuốc trong 1 đơn .......................................................... 30

Hình 3. 3: Tỷ lệ đơn kê vitamin, corticoid và kháng sinh .............................. 32

Hình 3. 4: Tỷ lệ các nhóm các sinh được sử dụng .......................................... 34

Hình 3. 5: Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác ......................................................... 36


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Kê đơn thuốc và các tiêu chí đánh giá .............................................. 3
1.1.1. Quy định kê đơn thuốc ................................................................... 3
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.............................. 3
1.1.3. Chỉ số kê đơn và sử dụng thuốc ..................................................... 6
1.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc hiện nay ................................ 7
1.2.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới ........................... 7
1.2.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam .......................... 9
1.3. Vài nét về Bệnh viện E ..................................................................... 12
1.3.1. Giới thiệu Bệnh viện E ................................................................. 12
1.3.2. Phạm vi hoạt động và các dịch vụ................................................ 12
1.3.3. Các kĩ thuật cao đã thực hiện ....................................................... 13
1.3.4. Các thành tích đã đạt được ........................................................... 13
1.3.5. Khoa Dược bệnh viện................................................................... 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 16
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................... 16
2.3.3. Cách lấy mẫu ................................................................................ 17
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ..................................................... 17
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 24
3.1 Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú ...................................................................................................... 24
3.1.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..................................................... 24
3.1.2 Thực hiện quy định về thủ tục hành chính ................................... 25
3.1.3 Thực hiện quy định về kê đơn thuốc ............................................ 25
3.1.4 Thực hiện quy định về kê đơn phù hợp với chẩn đoán ................ 26
3.2 Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú ..................... 27
3.2.1. Đặc điểm của đơn thuốc ............................................................... 27
3.2.2. Số thuốc trung bình trong một đơn .............................................. 29
3.2.3. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện .................. 30
3.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm ................................................. 30
3.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc kê thuốc y học cổ truyền .................................... 31
3.2.6 Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, khoáng chất, corticoid và kháng
sinh ...................................................................................................... 32
3.2.7. Một số chỉ số kê đơn thuốc kháng sinh ........................................ 33
3.2.8. Chi phí trung bình một đơn thuốc ................................................ 35
3.2.9. Tương tác trong đơn ..................................................................... 36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 38
4.1. Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú ...................................................................................................... 38
4.1.1. Thực hiện quy định về thủ tục hành chính ................................... 38
4.1.2. Thực hiện quy định về kê đơn thuốc ............................................ 39
4.1.3. Thực hiện quy định về kê đơn phù hợp với chẩn đoán ................ 39
4.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc.............................................. 39
4.2.1. Số thuốc kê trung bình trong một đơn ......................................... 39
4.2.2. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện .................. 40
4.2.3. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm ................................................. 41
4.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc kê thuốc y học cổ truyền .................................... 41
4.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, khoáng chất, corticoid và kháng
sinh ...................................................................................................... 41
4.2.6. Một số chỉ số kê đơn kháng sinh .................................................. 42
4.2.7. Chi phí trung bình một đơn thuốc ................................................ 44
4.2.8. Tương tác trong đơn ..................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 46
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe
nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, gia đình, xã hội là trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng, cơ quan mặt trận Tổ quốc, mang tính cấp thiết của mỗi quốc
gia, ngành y tế đóng vai trò chủ chốt. Trong đó, thuốc là nguồn thiết yếu trong
công tác chữa bệnh và nâng cao sức khỏe người dân. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi người bệnh phải
nhận được liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng lâm sàng của họ, với liều
lượng phù hợp trong một khoảng thời gian thích hợp, với chi phí thấp nhất
cho họ và cộng đồng [45].
Tại Việt Nam, tổng số lượt khám bệnh qua các năm đều tăng cao, năm
2018 là 204.372.579 lượt [17], tăng 1,3% so với năm 2014 là 201.700.861
lượt [11]. Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động sử
dụng thuốc nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc. Tuy nhiên,
thực trạng kê đơn cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các nước đang
phát triển, đó là tình trạng lạm dụng KS, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều
thuốc trong một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú vẫn còn nhiều tồn tại: kê đơn theo tên thương mại đối với trường
hợp thuốc không có nhiều hoạt chất; nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc
cho người bệnh cũng còn sai sót; hay hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời
điểm dùng, thông tin người bệnh chưa đầy đủ [14]. Những bất cập này đã và
đang tồn tại và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng
tới sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý và kinh tế. Đặc biệt cần chú trọng
đến công tác kê đơn và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngoại trú có
BHYT [3] khi mà tỉ lệ người dân tham gia BHYT hiện nay đã trên 80% dân
số, phấn đấu tỉ lệ này đến năm 2025 là 95% dân số.
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y
tế, được thành lập từ năm 1967. Tính đến năm 2017, bệnh viện đã phát triển
quy mô hơn 1000 giường bệnh (gồm 4 trung tâm và 55 khoa phòng chức
năng) [4]. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày
càng cao, cùng với sự phát triển của nền y học nước nhà, bệnh viện đã có
nhiều bước tiến trong chăm sóc sức khỏe và điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay

1
chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện quy
chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E. Do vậy, tôi đã thực
hiện đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện E năm 2021” với một số mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện E năm 2021.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện E năm 2021.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Kê đơn thuốc và các tiêu chí đánh giá
1.1.1. Quy định kê đơn thuốc
Kê đơn là hoạt động của bác sĩ xác định xem người bệnh cần dùng
những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Luật khám
chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: khi kê đơn thuốc, người
thầy thuốc phải ghi đầy đủ rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc, hàm
lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn phải phù
hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng của người bệnh. Kê đơn tốt phải đảm bảo
sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế và tôn trọng sự
lựa chọn của bệnh nhân [37]. Trên thế giới, WHO và Hội y khoa các nước đã
ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt,
người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý
gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân.
Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị: Muốn đạt được gì sau điều trị?
Bước 3: Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho
bệnh nhân: Kiểm tra tính hiệu quả và an toàn.
Bước 4: Bắt đầu điều trị.
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo.
Bước 6: Theo dõi (và dừng) điều trị [35].
Kê đơn hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an toàn cho
bệnh nhân không những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh
nhân tại các cơ sở y tế mà còn góp phần giảm chi phí điều trị. Trái lại, nếu kê
đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn
sức khỏe.
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Việt Nam đã ban hành những văn bản hướng dẫn về kê đơn thuốc. Việc
kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng người bệnh. Kê đơn
tốt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế
và tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân [9].

3
Theo Điều 6 thông tư 52/2017/TT-BYT và Thông tư 18/2018/TT-BYT
sửa đổi, yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc như sau:
(1) Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong
Sổ khám bệnh của người bệnh.
(2) Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố
tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
(3) Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc
mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh
(4) Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
 Thuốc có một hoạt chất.
 Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên
thuốc như sau: Paracetamol 500mg.
 Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên
thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
 Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.
(5) Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc
phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
(6) Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
(7) Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
(8) Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh
nội dung sửa.
(9) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái
sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn [15,16].
Theo Điều 4 Thông tư 52/2017/TT-BYT – Quy định về nguyên tắc kê
đơn như sau:

4
(1) Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh.
(2) Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
(3) Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
(4) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều
6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc
và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị của Bộ Y tế.
 Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
 Dược thư quốc gia của Việt Nam.
(5) Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng
nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại
các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
(6) Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám
bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các
chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa
phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
(7) Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh,
chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa
thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

5
(8) Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2
Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình
trạng của người bệnh.
(9) Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15
Điều 6 Luật dược, cụ thể:
 Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
 Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
 Thực phẩm chức năng;
 Mỹ phẩm [15].
1.1.3. Chỉ số kê đơn và sử dụng thuốc
Tổ chức Y tế thế giới – WHO 1993 đã đưa ra các chỉ số kê đơn sau
[48]:
Bảng 1.1: Các chỉ số kê đơn của WHO

Chỉ số Ý nghĩa
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng Để đo lường mức độ tổng thể của sự việc
sinh sử dụng loại thuốc quan trọng, nhưng
thường bị lạm dụng và tốn kém trong chi
phí điều trị bằng thuốc
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có TPCN Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử
dụng loại thuốc quan trọng, nhưng
thường bị lạm dụng và tốn kém trong chi
phí điều trị bằng thuốc
Số thuốc trung bình trong một Để đo mức độ đơn kê nhiều thuốc
đơn
Tỷ lệ phần trăm của các thuốc Để đo lường xu hướng kê đơn theo tên
được kê theo tên generic generic

Tỷ lệ phần trăm của các thuốc Để đo mức độ thực hành phù hợp với
được kê thuộc danh mục thuốc chính sách quốc gia, bằng việc chỉ ra việc
thiết yếu hoặc danh mục thuốc thực hiện kê đơn từ danh sách thuốc chủ
chủ yếu yếu đối với từng loại hình cơ sở khảo sát.

6
Ngoài ra theo thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08 tháng 8
năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị
trong bệnh viện cũng đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD [10] cho
cơ sở y tế ban đầu, bao gồm:
Các chỉ số kê đơn
 Số thuốc kê trung bình trong một đơn.
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên quốc tế chung
(INN).
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm.
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc vitamin.
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê có trong danh mục thuốc thiết yếu do
Bộ Y tế ban hành.
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc.
 Chi phí trung bình cho mỗi đơn thuốc.
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh.
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm.
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin.
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị.
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
 Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin khách quan.
1.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc hiện nay
1.2.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra việc sử dụng thuốc chưa đồng đều
giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển với tình trạng kê đơn chưa hợp
lý, lạm dụng thuốc tiêm trong khi các dạng thuốc uống thông thường đạt hiệu
quả điều trị, lạm dụng sử dụng kháng sinh, sai sót trong liều dùng, kê đơn
không theo hướng dẫn điều trị [34].
Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy
ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi đơn không

7
đọc được (26,2%) [14]. Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang của
Aslam A. và cộng sự tại bốn cơ sở y tế ở 3 thành phố khác của Punjab,
Pakistan (2016) với 30 người bệnh được chọn theo hướng dẫn của WHO tại
mỗi cơ sở thì có TB 3,53 thuốc trong một đơn. Tỷ lệ đơn thuốc có kê generic
chiếm 22,09% cao nhất là 39,5% và thấp nhất là 4,81%. Các yếu tố kinh tế
đóng vai trò quan trọng như một số công ty dược phẩm trả cho các bác sĩ kê
đơn một vài lợi ích về kinh tế. Điều này gây khó khăn cho các thuốc generic
đồng thời lại gây tốn kém hơn cho người bệnh mà đáng lẽ ra họ có thể được
sử dụng thuốc có tác dụng tương tự nhưng với chi phí thấp hơn. Tỷ lệ sử dụng
KS trong cả 4 cơ sở là 70%. Nghiên cứu cũng cho thấy có 62,2% thuốc được
kê đơn nằm trong DMTTY [33]. Một khảo sát thực hiện tại Đông Ethiopia
(2017) với 600 người bệnh được chọn ngẫu nhiên cho thấy số thuốc trung
bình được kê trong đơn là 1,89. Có khoảng 93,04% thuốc được kê theo tên
generic. Tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm 50,67%. Tỷ lệ đơn kê KS là 59,16% [38].
Cũng theo một nghiên cứu vào năm 2017 tại Ai Cập đối với 340 đơn thuốc thì
có trung bình 3,14 thuốc trong một đơn. Tỷ lệ thuốc kê theo tên generic chiếm
16,07%. Tỷ lệ đơn kê KS là 18,97% và tỷ lệ đơn có kê thuốc tiêm là 6,82%
[40].
Các phản ứng có hại của thuốc trên trẻ em đã được ghi nhận trong các
nghiên cứu với tỷ lệ đáng chú ý. Một nghiên cứu quan sát tiến cứu tại Anh
cho thấy đây là nguyên nhân gây nhập viện trên 2,9% số người bệnh nhi,
trong đó 17,7% được ghi nhận là sử dụng thuốc ngoài cộng đồng và 82,3% sử
dụng thuốc trong bệnh viện [39]. Nghiên cứu của Yeh M.L. công bố năm
2014, thực hiện trên đơn thuốc ngoại trú ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tương tác thuốc
chiếm 3,53%, cặp tương tác xuất hiện phổ biến nhất là aspirin – magnesi
hydroxit [35].
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng có đến hơn một nửa các loại thuốc
được kê hay bán cho người bệnh là không thích hợp, và trên thế giới có gần
50% bệnh nhân đang phải sử dụng thuốc không hợp lý [47]. Hơn 1/3 dân số
thế giới thiếu tiếp cận với những thuốc thiết yếu [45]. Tại nhiều quốc gia trên
thế giới, chỉ có không tới 40% bệnh nhân điều trị tại cơ sở công và 30% bệnh
nhân tại cơ sở tư nhân được điều trị theo đúng hướng dẫn điều trị chuẩn [46].

8
Theo một nghiên cứu trên 990 đơn thuốc tại Ấn Độ cho thấy có hơn một nửa
các đơn thuốc không ghi đầy đủ các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh,
địa chỉ, tên tuổi…), hơn một phần ba thông tin về bác sĩ không rõ ràng. Hơn
90% đơn thuốc chỉ kê biệt dược [41].
Tình trạng kê đơn quá nhiều thuốc, lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm,
vitamin được nhắc đến ở rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Để khắc phục tình
trạng này, nhiều nước đã thực thi một danh mục thuốc hạn chế và xây dựng
phác đồ chuẩn để hướng dẫn việc sử dụng thuốc hợp lý. Nhưng những cố
gắng này chỉ làm giảm được việc tiêu thụ thuốc mà không cải thiện được đáng
kể chất lượng của việc kê đơn [42]. Ngay tại Mỹ, tình trạng lạm dụng KS xảy
ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Nghiên cứu chỉ ra
rằng, đối với bệnh nhân viêm họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ kê đơn
kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số lần thăm khám. Trong khi đó, tác giả
cũng nhận định, đối với các trường hợp bệnh nhân viêm họng này có thể tự
khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước [36]. Vấn đề vi sinh vật kháng
kháng sinh đang là một hiện tượng phổ biến và trở thành một vấn đề đáng lo
ngại trên toàn cầu. Biện pháp can thiệp quan trọng và khả thi hàng đầu mà các
chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn để thực hiện chiến lược toàn
cầu ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh là “Đào tạo người kê đơn, người cung
ứng và hướng dẫn sử dụng”. Điều này chứng tỏ việc đào tạo và hướng dẫn sử
dụng kháng sinh cho các bác sỹ và dược sỹ là cần thiết và cấp bách cho tất cả
các nước trên thế giới [44].
1.2.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
Theo Niên giám thống kê (2018), tổng số giường bệnh là 341.403 trong
đó công lập là 273.316 giường cho thấy mức độ đáp ứng của hệ thống Y tế
Việt Nam luôn trong tình trạng quá tải [17]. Mặc dù hệ thống bệnh viện tư
nhân tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên còn chưa đủ mạnh, mặt khác do lượng
bệnh nhân phần lớn tập trung ở khối bệnh viện công lập nên tỷ lệ giường bệnh
vẫn chưa được cải thiện [11,17].
Thuốc kháng sinh đang được lựa chọn như một giải pháp phổ biến.
Nghiên cứu của Bùi Thanh Thùy tại BV Bạch Mai năm 2018 cho thấy có

9
52,3% bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện. Nhóm bệnh
nhân đã sử dụng kháng sinh kháng sinh trước khi vào viện này cũng là nhóm
đối tượng nguy cơ có chỉ định kháng sinh ban đầu không phù hợp với Hướng
dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015 [31]. Kết quả phân tích kinh
phí sử dụng một số nhóm thuốc tại BV Quân Y 105 năm 2015 cho thấy kinh
phí sử dụng kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (30,9%) trong tổng kinh phí
sử dụng thuốc [32]. Tại BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 74,5% hồ sơ bệnh án có
chỉ định kháng sinh, chiếm 22,42% về giá trị sử dụng; chi phí sử dụng thuốc
trung bình một hồ sơ bệnh án là 286.000 VND [30].
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không
chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Sự lan tràn
các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Sự
xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức
khỏe người bệnh [12]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Phượng tại bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 cho thấy A. baumannii kháng với nhiều loại KS;
năm 2015 kháng imipenem là 32,03% và meropenem: 34,75%; năm 2016
kháng imipennem: 64,3% và meropenem: 64,8% [26]. Kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Văn Kính và cộng sự về kháng kháng sinh của vi khuẩn tại 13
bệnh viện của Việt Nam từ tháng 5/2016 đến tháng 7/2017 cho thấy chủng E.
Coli đã kháng với imipenem (10%), Gentamycin (48%), Cotrimoxazol (70%)
và ciprofloxacin (68%); K. pneumoniae kháng cao với Cotrimoxazol và
ciprofloxacin [25]. Việc hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn kháng kháng sinh
là nhiệm vụ không chỉ của ngành Y tế mà của cả cộng đồng nhằm bảo vệ
nhóm thuốc này [12].
Theo thống kê số lượng báo cáo các phản ứng có hại của thuốc được
Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc
và khu vực thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận tăng 8,2% so với cùng kỳ năm
2016, trong đó thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại của thuốc nhiều nhất
thuộc nhóm kháng sinh và nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm
(paracetamol và diclofennac) [18].
Như vậy, thuốc kháng sinh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tiền
thuốc. Điều đó cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm khuẩn

10
cao, đồng thời cũng có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn
phổ biến.
1.2.2.2. Tình hình kê đơn thuốc tại bệnh viện
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kê đơn nhằm giảm sai
sót trong việc thực hiện các quy định về kê đơn thuốc như ghi thông tin bệnh
nhân (tên, tuổi, giới, địa chỉ, số lượng, hàm lượng…) đang được triển khai
thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu tại 11 cơ sở Y tế công lập tại thành phố
Cần Thơ năm 2016 -2017 [22] cho thấy 100% đơn ghi đầy đủ tên, tuổi, giới
tính, trẻ dưới 72 tháng tuổi, gạch chéo phần trống, đơn sửa chữa có ký tên
ngay cạnh. Tuy nhiên sai sót trong kê đơn vẫn còn. Có 11.7% đơn không ghi
đầy đủ địa chỉ, 4% đơn ghi sai số lượng thuốc theo qui chế kê đơn [22].
Cũng theo kết quả khảo sát tại 11 cơ sở Y tế công lập tại thành phố Cần
Thơ năm 2016 -2017 cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã được
sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 4,54 thuốc. Số thuốc trung bình cho tất cả
các mẫu khảo sát là khá cao, việc này có thể dẫn đến đơn có tương tác thuốc
(48,5% đơn), gia tăng chi phí và sự kém tuân thủ của người bệnh [22].
Vitamin cũng là một hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo
một khảo sát tại BV đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hóa năm 2015 [7] có 50,6% đơn
thuốc có kê vitamin, chủ yếu là các vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất
như Mg, Fe…và hầu như không có tình trạng bác sĩ kê nhiều loại vitamin
trong cũng một đơn. Chi phí tiền vitamin trung bình trong 1 đơn thuốc tại BV
đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hóa là 20.197 VND [7]. Cũng theo một khảo sát
năm 2015 tại BV đa khoa Bắc Giang, có 23,3% số đơn kê có vitamin đối với
các đơn BHYT [29].
Việc phối hợp thuốc trong điều trị là không thể tránh khỏi, nhất là trong
tình trạng đa bệnh lý, đa triệu chứng. Đó chính là nguyên nhân làm cho tương
tác thuốc bất lợi dễ xảy ra [8]. Nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược Huế
với 5538 đơn thuốc ngoại trú, có 355 đơn thuốc xuất hiện tương tác có ý
nghĩa lâm sàng, 292 đơn thuốc có 1 tương tác, 36 đơn có 2 tương tác, 26 đơn
có 1 tương tác, 1 đơn có 4 tương tác [20]. Một nghiên cứu khác của Trịnh Thị
Vân Anh trên 1800 đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Naội tiết Trung

11
ương, tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng và trung
bình là 29,4% [2]. Tỷ lệ tương tác tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc
phối hợp và tương tác thuốc là một trong những nguyên nhân quan trọng gây
ra các phản ứng có hại của thuốc [8].
1.3. Vài nét về Bệnh viện E
1.3.1. Giới thiệu Bệnh viện E
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y
tế, được thành lập từ năm 1967. Đến nay, bệnh viện đã phát triển với quy mô
hơn 1.000 giường bệnh (gồm Trung tâm Tim mạch và 62 khoa phòng chức
năng) trên diện tích 41.000 m2 với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, xanh,
sạch, đẹp [4].
Với truyền thống 55 năm thành lập, phát triển, Bệnh viện E có đội ngũ
cán bộ giàu kinh nghiệm, các bác sĩ có có trình độ sau đại học chiếm 70%
gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ...[4]
Phương châm hành động của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện E là:
“Chăm sóc người bệnh toàn diện bằng những phương pháp khoa học kỹ thuật
tiên tiến và hiệu quả nhất với tấm lòng thầy thuốc như mẹ hiền”[4].
1.3.2. Phạm vi hoạt động và các dịch vụ
Khám chữa bệnh đa khoa (nội, ngoại, sản, nhi, ung bướu, y học cổ
truyền, phục hồi chức năng) chuyên khoa (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt...)
cho người bệnh BHYT và khám theo yêu cầu. Đặc biệt tiếp nhận bệnh nhân
BHYT tuyến cuối từ khắp cả nước.
Khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người Việt Nam đi học tập
lao động tại nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khám
tuyển lái xe, khám tuyển dụng và khám định kỳ cho các cơ quan, trường học
theo hợp đồng.
Điều trị tuyến cuối các bệnh lý phức tạp về tim mạch (ngoại và nội
khoa), tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình, cơ xương khớp, ung bướu, sản phụ
khoa.
Tiêm vaccin phòng bệnh cho tất cả các đối tượng.
Tư vấn sức khỏe trực tuyến, đặt khám online tại bệnh viện.
Khám và lấy máu xét nghiệm tại cộng đồng.

12
Cở sở đào tạo và thực hành của một số trường đại học, cao đẳng
chuyên ngành y, dược khoa: Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia, Học viện
Y học cổ truyền Việt Nam, Cao đẳng y tế Hà Nội...[4]
1.3.3. Các kĩ thuật cao đã thực hiện
– Phẫu thuật tim kín, phẫu thuật tim hở với nội soi hỗ trợ các bệnh tim
bẩm sinh phức tạp; bắc cầu động mạch chủ vành.
– Can thiệp mạch, tim qua da.
– Phẫu thuật nội soi bụng, ngực; các phẫu thuật loại đặc biệt về ung thư,
nội tiết, tai mũi họng...
– Phẫu thuật sọ não, cột sống. Tạo hình thân đốt sống bằng xi măng.
Thay khớp háng, khớp gối; đo mật độ xương bằng máy Dexa; hệ thống
phục hồi chức năng tiên tiến.
– Sản phụ khoa: phẫu thuật nội soi cắt tử cung, chẩn đoán trước sinh,
giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
– Phẫu thuật PHACO, vi phẫu, chỉnh hình hàm mặt.
– Nội soi - Siêu âm hệ tiêu hóa phát hiện sớm ung thư, nội soi dạ dày
đường mũi, nội soi dạ dày gây mê, nội soi ruột non bóng kép, nội soi
viên nang.
– Nội soi mật - tụy ngược dòng (ERCP) lấy sỏi, giun, đặt Stent đường
mật…
– Tán sỏi tiết niệu bằng Laser, sóng cao tần. Lọc máu nhân tạo, lọc màng
bụng, siêu lọc máu.
– Điều trị nội khoa tiên tiến với phác đồ cập nhật.
– Chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla, cắt lớp vi tính 64 dãy, X-quang kỹ thuật
số, chụp X-quang tuyến vú, X-quang can thiệp.
– Các xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư (Marker ung thư) [4].
1.3.4. Các thành tích đã đạt được
– Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba
– Huân chương Lao động hạng Nhất.
– Huân chương Kháng chiến hạng Nhì[4].
1.3.5. Khoa Dược bệnh viện

13
Khoa Dược được thành lập năm 1967 cùng với sự thành lập bệnh viện,
với nhiệm vụ cung ứng thuốc, hoá chất và vật tư tiêu hao cho bệnh viện. Thời
kỳ kháng chiến, khoa Dược là cơ sở pha chế các loại huyết thanh, dịch truyền
và nhiều loại thuốc khác nhằm đảm bảo phục vụ bệnh nhân, bệnh binh trong
bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, gian khổ [6].
Cơ cấu nhân lực: Hiện nay khoa có 33 cán bộ viên chức: 2 tiến sĩ dược, 2 thạc
sĩ dược, 13 dược sĩ đại học, 16 dược sĩ cao đẳng [5].
Cơ cấu tổ chức:

Hình 1. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Điểm mạnh khoa Dược


 Cơ sở vật chất hiện đại.
 Đội ngũ Dược sĩ nhiều kinh nghiệm.
 Có hệ thống kho, quy trình bảo quản thuốc đảm bảo chất lượng thuốc
và hiệu quả điều trị.

14
 Khoa Dược liên kết với các trường Y Dược trong và ngoài nước để
đào tạo cán bộ nhân viên nâng cao trình độ.

15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú được BHYT chi trả năm
2021 tại Bệnh viện E.
Tiêu chuẩn lựa chọn: các đơn thuốc ngoại trú BHYT được kê tại Bệnh
viện E năm 2021
Tiêu chuẩn lựa loại trừ: Các đơn thuốc ngoại trú không lĩnh thuốc, các
đơn thuốc rách nát, mờ chữ, không đọc được.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 1/2021 – tháng 12/2021
Địa điểm nghiên cứu:
 Khoa Dược - Bệnh viện E
 Trường ĐH Y Dược - ĐHQGHN
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả hồi cứu: Tiến hành hồi cứu 400 đơn thuốc tại
phòng lưu giữ đơn thuốc BHYT tại khoa Dược Bệnh viện E năm 2021 để
đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ

Trong đó:
 n: Cỡ mẫu nghiên cứu (số đơn thuốc cần có để khảo sát)
 Z: Hệ số tin cậy mức xác suất chọn  = 0,05 tra bảng được Z(1-/2) = 1,96
 P: Tỷ lệ nghiên cứu ước tính. Chọn P = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất
 d: Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn d = 0,05

16
 Thay vào công thức, tính ra được n = 384. Làm tròn 400
 Do vậy, em chọn 400 đơn thuốc ngoại trú được BHYT chi trả
2.3.3. Cách lấy mẫu
Tiến hành hồi cứu 400 đơn thuốc tại phòng lưu giữ đơn thuốc BHYT.
Lấy ngẫu nhiên các tháng 1,4,7,11 mỗi tháng 40 đơn bất kì. Các tháng còn lại
lấy ngẫu nhiên mỗi tháng 30 đơn bất kì đáp ứng tiêu chuẩn lựa.
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Đối với nội dung nghiên cứu trên có các biến số trong nghiên cứu được
trình bày ở các bảng sau:
Bảng 2. 1: Các biến số nghiên cứu

Nguồn
TT Tên biến Định nghĩa/ Mô tả 6 thức thu
thập
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn điều trị ngoại trú
Ghi họ tên Đơn có/không ghi đầy đủ họ Biến nhị
1 Phụ lục 2
bệnh nhân và tên của bệnh nhân phân
Ghi tuổi Đơn có/không ghi tuổi bệnh Biến nhị
2 Phụ lục 2
bệnh nhân nhân phân
Ghi giới tính
Đơn có/không ghi giới tính Biến nhị
3 của bệnh Phụ lục 2
của bệnh nhân phân
nhân
Ghi số tháng Đơn có/không ghi rõ số
tuổi với trẻ tháng tuổi (ví dụ: 30 tháng)
Biến nhị
4 dưới 72 kèm tên cha/mẹ Phụ lục 2
phân
tháng kèm
tên cha/mẹ
Có:Đơn ghi chỉ bệnh nhân
Ghi chi tiết
được ghi chi tiết đến số nhà, Biến nhị
5 địa chỉ bệnh Phụ lục 2
thôn, xóm. phân
nhân
Không: Đơn ghi thiếu số

17
nhà/thôn xóm và/hoặc tổ dân
phố và/hoặc thôn/ấp/bản,
xã/phường/thị trấn,
quận/huyện/thị xã/thành phố
thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố

Có: đơn có ghi chẩn đoán


Đơn ghi bệnh rõ ràng
Không: đơn không ghi chẩn Biến nhị
6 chẩn đoán Phụ lục 2
đoán bệnh hoặc viết tắt chẩn phân
bệnh
đoán bệnh, ví dụ VPQ

Đánh số Có: đơn có chốt số khoản


Biến nhị
7 khoản trong Không: đơn không chốt số Phụ lục 2
phân
đơn khoản
Gạch chéo Có: đơn có gạch chéo chỗ
chỗ còn còn trống Biến nhị
8 Phụ lục 2
trống trong Không: đơn không gạch chéo phân
đơn chỗ còn trống
Có: Từng loại thuốc được kê
đơn có ghi đầy đủ nồng độ
Hàm lượng/ (hàm lượng) Biến nhị
9 Phụ lục 2
nồng độ Không: từng loại thuốc phân
không ghi hàm lượng/nồng
độ
Có: Từng lượt thuốc được kê
đơn có ghi đầy đủ số lượng
Số lượng Biến nhị
10 Không: Từng lượt thuốc Phụ lục 2
thuốc phân
được kê không ghi số lượng
thuốc
Có: Từng lượt thuốc được kê
Biến nhị
11 Đường dùng đơn có được ghi đầy đủ Phụ lục 2
phân
đường dùng (uống, đặt,

18
tiêm...)
Không: Từng lượt thuốc
được kê không ghi đường
dùng
Có: Từng lượt thuốc được kê
đơn có được ghi đầy đủ liều
Biến nhị
12 Liều dùng dùng Phụ lục 2
phân
Không: Từng lượt thuốc
được kê không ghi liều dùng
Mục tiêu 2: Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Số thuốc Số lượt thuốc được kê đơn
13 Biến số Phụ lục 2
trong đơn trong mỗi đơn thuốc
Thuốc đơn thành phần là
thuốc có 1 hoạt chất có tác
Thuốc theo Phụ lục 2
dụng dược lý. Biến
14 thành phần
Thuốc đa thành phần là thuốc phân loại
đã kê
có từ 2 hoạt chất có tác dụng
dược lý khác nhau trở lên.
Thuốc được Thuốc kê tên gốc là tên thuốc
kê theo tên giống tên hoạt chất Biến
15 Phụ lục 2
thương Thuốc kê tên thương mại là phân loại
mại/tên gốc tên thuốc khác tên hoạt chất
Thuốc thuộc Số lượng thuốc kê đơn thuộc
16 Biến số Phụ lục 2
DMTTY DMTTY
Thuốc thuộc Số lượng thuốc kê đơn thuộc
17 DMT bệnh danh mục thuốc của bệnh Biến số Phụ lục 2
viện viện
Số lượng chẩn đoán được ghi
Số chẩn
18 trong mỗi đơn thuốc ngoại Biến số Phụ lục 2
đoán
trú
Phân loại Theo căn cứ phân loại mã Biến phân
19 Phụ lục 2
bệnh theo ICD 10 trên đơn thuốc loại

19
mã ICD 10
Đơn thuốc
Trong đơn thuốc có/không có Biến nhị
20 có kê thuốc Phụ lục 2
thuốc tiêm phân
tiêm
Đơn thuốc
có kê Trong đơn thuốc có/không có Biến nhị
21 Phụ lục 2
vitamin và vitamin và khoáng chất phân
khoáng chất
Đơn thuốc
Trong đơn thuốc có/không có Biến nhị
22 có kê Phụ lục 2
corticoid phân
corticoid
Số thuốc Số thuốc kháng sinh kê trong
23 Biến số Phụ lục 2
kháng sinh một đơn
Chi phí Giá trị tiền thuốc kháng sinh
24 thuốc kháng tromg mỗi đơn thuốc khảo Biến số Phụ lục 2
sinh sát
Số thuốc Số thuốc YHCT được kê
25 Biến số Phụ lục 2
YHCT trong một đơn
Chi phí Giá trị tiền thuốc kháng sinh
26 Biến số Phụ lục 2
thuốc YHCT trong mỗi đơn thuốc khảo sát
Chi phí
Tổng giá trị tiền thuốc trong
27 thuốc cho Biến số Phụ lục 2
mỗi đơn thuốc
một đơn
Tương tác
Biến nhị
28 trong đơn Tra cứu online [50,51] Phụ lục 2
phân
thuốc

Bảng 2. 2: Các chỉ số về thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú

TT Các chỉ số Cách tính

Tỷ lệ % đơn ghi Tổng số đơn ghi đầy đủ tuổi BN


1 = × 100
Tổng số đơn khảo sát

20
đầy đủ tuổi BN
Tỷ lệ % đơn ghi
Tổng số đơn ghi cụ thể địa chỉ BN
2 đầy đủ địa chỉ = × 100
Tổng số đơn khảo sát
BN
Tỷ lệ % đơn ghi Tổng số đơn ghi đầy đủ
3 đủ chẩn đoán chẩn đoán bệnh
= × 100
bệnh Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ % đơn ghi Tổng số đơn ghi đầy đủ họ tên
4 đầy đủ họ tên, chữ ký bác sĩ
= × 100
chữ kí bác sĩ Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ % đơn ghi Tổng số đơn ghi tên thuốc
5 tên thuốc đúng đúng quy định
= × 100
quy định Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ % đơn ghi
Tổng số đơn ghi đủ hàm lượng
6 đầy đủ hàm = × 100
Tổng số đơn khảo sát
lượng các thuốc
Tỷ lệ % đơn ghi Tổng số đơn ghi đủ liều dùng
7 = × 100
đầy đủ liều dùng Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ % đơn ghi
Tổng số đơn ghi đủ đường dùng
8 đầy đủ đường = × 100
Tổng số đơn khảo sát
dùng
Tỷ lệ % ghi
đúng các quy Tổng số đơn ghi đúng quy định
9 = × 100
định về kê đơn Tổng số đơn khảo sát
thuốc

Bảng 2. 3: Các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú

TT Các chỉ số Cách tính


Số thuốc trung bình Tổng số lượng thuốc
1 = × 100
trong 1 đơn Tổng số thuốc

21
Tỷ lệ % thuốc được Tổng số thuốc được kê nằm
2 kê đơn có trong trong DMTTY
= × 100
DMTTY Tổng số thuốc

Tỷ lệ % thuốc được Tổng số thuốc được kê nằm


3 kê đơn có trong trong DMTBV
= × 100
DMT của bệnh viện Tổng số thuốc
Tỷ lệ % thuốc được Tổng số thuốc được kê theo
4 kê theo tên thương tên thương mại tên /gốc
= × 100
mại/tên gốc Tổng số thuốc
Tỷ lệ % đơn có kê Tổng số đơn có kê thuốc tiêm
5 = × 100
thuốc tiêm Tổng số đơn thuốc
Tỷ lệ % đơn có kê Tổng số đơn có kê vitamin
6 vitamin và khoáng và khoáng chất
= × 100
chất Tổng số đơn thuốc
Tỷ lệ % đơn có kê Tổng số đơn có kê corticoid
7 = × 100
corticoid Tổng số đơn thuốc
Tỷ lệ % đơn có kê Tổng số đơn có kê kháng sinh
8 = × 100
kháng sinh Tổng số đơn thuốc
Chi phí tiền thuốc Tổng giá trị tiền thuốc của
9 trung bình của mỗi = tất cả các đơn × 100
đơn Tổng số đơn thuốc

Chi phí tiền thuốc Tổng gía trị tiền thuốc của
10 trung sử dụng kháng = tất cả các đơn kê KS × 100
sinh Tổng số đơn thuốc

Tỷ lệ % đơn kê Tổng số đơn có kê thuốc YHCT


11 = × 100
thuốc YHCT Tổng số đơn thuốc
Thời gian trung bình
Tổng thời gian điều trị
12 của một đợt điều trị = × 100
Tổng số đơn kê KS
kháng sinh
Tỷ lệ % đơn có Tổng số đơn có tương tác thuốc
13 = × 100
tương tác thuốc Tổng số đơn thuốc

22
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Toàn bộ số liệu được nhập vào Excel. Xử lý số liệu bằng Excel sử dụng
các hàm average (tính trung bình), max (tìm giá trị lớn nhất), min (tìm giá trị
nhỏ nhất), median (trung vị), mode (giá trị xuất hiện nhiều nhất), stdev (tính
độ lệch chuẩn), countif (đếm ô thỏa mãn điều kiện cho trước), sum (tính
tổng), skew (mô tả kiểm tra phân bố) …
Lập bảng số liệu gốc hoặc số liệu đã qua xử lý
Phương pháp vẽ biểu đồ: Dùng biểu đồ hình cột, hình tròn để thể hiện
hoặc so sánh các chỉ tiêu. Các biểu đồ được vẽ trên Microsoft Word 2016.
So sánh các tỷ lệ kết quả thu được với các nghiên cứu đã được công bố
trước đó.
Phương pháp tra tương tác thuốc:
– Nhập tên thuốc vào ô tra tương tác trên cả 2 trang website.
– Nhấp Check for interaction đối với trang Drugs.com và trang
Medscape.com thì tự động hiển thị.
– Nhập cặp TTT ở mỗi đơn theo từng mức độ. Nếu cặp tương tác xuất
hiện trên cả 2 trang Website thì chọn mức tương tác từ mức độ trung
bình.
– Có 3 mức độ tương tác là Nặng – Trung bình – Nhẹ [50,51].

23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú
3.1.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Khảo sát 400 đơn thuốc ngoại trú, tiền hành phân tích một số đặc điểm
của mẫu nghiên cứu thu được bảng sau:

Bảng 3. 1: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Kết quả

TB ± SD 65 ± 14,1

Tuổi Giá trị lớn nhất 91

Giá trị bé nhất 13

Nam 38,2%
Giới
Nữ 61,8%

TB ± SD 1,9 ± 0,9

Chẩn đoán Giá trị lớn nhất 7

Giá trị nhỏ nhất 1

Nhận xét:

– Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân đến khám
chữa bệnh tại bệnh viện được xem là khá cao 65 ± 14,1. Tuổi của các
bệnh nhân tham gia khám chủ yếu trên 60 tuổi đây là nhóm đối tượng
cần được quan tâm sát sao trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân
nhỏ tuổi nhất là 13 tuổi và lớn tuổi nhất là 91 tuổi. Do đó em không tiến
hành phân tích quy định về ghi thông tin của trẻ dưới 72 tháng tuổi.
– Số bệnh nhân nữ 61,8% nhiều hơn số bệnh nhân nam 38,2%.
– Số lượng chẩn đoán trung bình là 1,9 ± 0,9. Có những bệnh nhân mắc
đồng thời nhiều bệnh (có 1 bệnh nhân mắc đồng thời 7 bệnh, 1 bệnh
nhân mắc đồng thời 6 bệnh và 3 bệnh nhân mắc đồng thời 5 bệnh): các

24
bệnh nhân này đều là các bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc
Insulin, tăng huyết áp vô căn, tăng lipid máu hỗn hợp.
3.1.2 Thực hiện quy định về thủ tục hành chính
Kết quả khảo sát đơn cho thấy, việc áp dụng phần mềm vào việc kê đơn
đã khắc phục được khá nhiều các nhược điểm đã tồn tại trước đó. Kết quả chi
tiết được mô tả tại bảng 3.2
Bảng 3. 2: Thực hiện quy định về thủ tục hành chính

TT Nội dung Số đơn Tỷ lệ %


1 Ghi đầy đủ và đúng quy định về tuổi bệnh nhân 400 100,0
2 Ghi đầy đủ giới tính bệnh nhân 400 100,0
Ghi địa chỉ bệnh nhân chi tiết đến số nhà, đường
phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị
3 273 68,3
trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh/thành phố
4 Ghi rõ chẩn đoán bệnh 400 100,0
5 Gạch chéo phần đơn trắng 400 100,0
6 Ghi đầy đủ họ tên chữ ký bác sĩ 400 100,0
Nhận xét:
Việc thực hiện quy định kê đơn thuốc về các thủ tục hành chính, ghi tên
thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc được thực hiện tương đối tốt. Quy định
ghi thông tin bệnh nhân (họ tên, tuổi, giới tính), chẩn đoán, gạch chéo phần
trống, ghi đầy đủ, ký, ghi họ tên bác sĩ đều đạt 100%. Với quy định về gạch
chéo phần trống thì 100% đơn thuốc được in máy nên không có phần trống
trong đơn thuốc và cuối đơn có cộng khoản để xác định số lượng thuốc được
kê trong đơn. Chính vì vậy 100% đơn thuốc được đánh giá là có chấp hành
gạch chéo phần trống. Có 68,3% đơn thuốc thực hiện đúng quy định ghi địa
chỉ bệnh nhân, ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn xã. Những đơn ghi
thiếu địa chỉ chủ yếu chỉ ghi tỉnh/thành phố.
3.1.3 Thực hiện quy định về kê đơn thuốc
Bảng 3. 3: Tỷ lệ thuốc kê đơn đúng quy định

25
Nội dung Giá trị

Ghi tên thuốc Đúng quy định 0%

Thuốc hóa dược 1 thành phần 692 thuốc


Thuốc hóa dược 1 thành phần kê đúng
quy định (kê tên gốc + (tên thương mại) 100,0%
Thuốc hóa dược
hoặc kê tên gốc)
Thuốc hóa dược 1 thành phần kê chưa
0%
đúng quy định
Ghi đủ hàm lượng 100,0%

Hướng dẫn cách Ghi số lượng 100,0%


dùng thuốc Ghi liều dùng 99,3%

Ghi đường dùng 100,0%

Nhận xét:
Việc thực hiện quy định kê đơn về ghi thông tin thuốc bệnh viện ghi
tên biệt dược trước và hoạt chất sau như vậy không phù hợp với quy định theo
thông thư 52/2017/TT-BYT. Về ghi hướng dẫn sử dụng, bệnh viện sử dụng
phần mềm ISOFH nên 100% đơn có ghi hàm lượng, nồng độ kể cả những
thuốc dạng phối hợp. Tuy nhiên vẫn có 3 đơn ghi thiếu liều dùng.
3.1.4 Thực hiện quy định về kê đơn phù hợp với chẩn đoán
Bảng 3. 4: Quy định về kê đơn phù hợp với chẩn đoán
Tỷ lệ %
STT Nội dung Giá trị
(N=400)
1 Đơn kê phù hợp với chẩn đoán 396 99,0

2 Đơn kê không phù hợp với chẩn đoán 4 1,0

Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy Bệnh viện E thực hiện rất tốt quy định kê
đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán 99,0%. Có 4 đơn được kê thuốc không phù
hợp với chẩn đoán 1,0%.

26
3.2 Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
3.2.1. Đặc điểm của đơn thuốc
Kết quả rà soát 400 đơn thuốc đã được kê và cấp phát cho bệnh nhân
đến khám, điều trị ngoại trú cho thấy. Các đơn thuốc được chẩn đoán và phân
loại theo mã ICD10, cụ thể như sau:
Bảng 3. 5: Đặc điểm, tỷ lệ của đơn thuốc

Mã Tỷ lệ %
TT Nhóm bệnh lý Tần suất
ICD10 (N=400)
Bệnh nhiễm trùng và kí sinh
1 A00-B99 11 1,41
trùng
2 U tân sinh C00-D48 5 0,66
Bệnh máu, cơ quan tạo máu và
3 các cơ chế liên quan đến cơ chế D50-D89 4 0,52
miễn dịch
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng,
4 E00-E90 201 26,34
chuyển hóa
5 Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F99 5 0,66

6 Bệnh hệ thần kinh G00-G99 38 4,98

7 Bệnh mắt và phần phụ H00-H59 15 1,97

8 Bệnh tai và xương chũm H60-H95 11 1,44

9 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 234 30,67

10 Bệnh hô hấp J00-J99 18 2,36

11 Bệnh tiêu hóa K00-K93 102 13,37

12 Bệnh da và tổ chức dưới da L00-L99 5 0,66


Bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô
13 M00-M99 67 8,78
liêm kết
14 Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu N00-N99 23 3,01

15 Các triệu chứng và bất thường R00-R99 15 1,97

27
về lâm sàng, cận lâm sàng
không phân loại nơi khác
Vết thương, ngộ độc và hậu quả
16 của một số nguyên nhân bên S00-T98 9 1,17
ngoài

Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E được thể
hiện ở hình sau:

Nhóm bệnh
1,966% ,655%
1,180% 1,442%
3,014% ,524%

,655% 8,781%

26,343%

13,368%

,655%
2,359% 4,980%

1,966%
30,668%
1,442%

A00-B99 C00-D48 D50-D89 E00-E90


F00-F99 G00-G99 H00-H59 H60-H95
I00-I99 J00-J99 K00-K93 L00-L99
M00-M99 N00-N99 R00-R99 S00-T98

Hình 3. 1: Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân điều trị ngoại trú

Nhận xét:
Qua bảng thống kê đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân điều trị ngoại trú
theo mã ICD10 năm 2021 cho thấy các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ khá
cao. Cao nhất là bệnh về tuần hoàn chiếm 30,67% tiếp theo là bệnh nội tiết,

28
dinh dưỡng chuyển hóa chiếm 26,34%. Nhóm bệnh tiêu hóa đứng ở vị trí thứ
3, chiếm 13,37%. Thấp nhất là bệnh máu, cơ quan tạo máu và các cơ chế liên
quan đến cơ chế miễn dịch chiếm 0,52%.
3.2.2. Số thuốc trung bình trong một đơn
Bảng 3.5: Số thuốc trung bình trong một đơn

STT Nội dung Kết quả

1 Số đơn thuốc khảo sát 400

2 Tổng số thuốc được kê 1042

3 Số thuốc trung bình trong 1 đơn (SD) 2,6 ± 1,3

4 Số thuốc nhỏ nhất trong 1 đơn 1

5 Số thuốc lớn nhất trong 1 đơn 7


Nhận xét:

Trong 400 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trong một đơn 2,6 ±
1,3 thuốc. Số thuốc nhiều nhất trong một đơn là 7 thuốc và thấp nhất là 1
thuốc. Các đơn kê nhiều thuốc chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị nhiều bệnh trong
đó có bệnh tăng huyết áp kết hợp đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Bảng 3. 6: Cơ cấu số thuốc trong một đơn

Số thuốc Số đơn Tỷ lệ %
STT
(N=400)

1 1 91 22,7

2 2 122 30,5

3 3 87 21,7

4 4 64 16,0

5 Nhiều hơn 4 thuốc 36 9,1

29
9,0%

37,7% 53,3%

1 - 2 thuốc 3 - 4 thuốc 5 - 7 thuốc

Hình 3. 2: Cơ cấu số thuốc trong 1 đơn

Nhận xét:
Số đơn chứa 1-2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số đơn khảo sát
53,3%. Số đơn chứa 5-7 thuốc là thấp nhất chiếm 9 %.
3.2.3. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện
Bảng 3. 7: Tỷ lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc bệnh viện

Tỷ lệ %
STT Nội dung Số thuốc
(N=1042)
Số thuốc được kê thuộc
1 1038 99,6
DMT bệnh viện
Số thuốc được kê không
2 4 0,4
thuộc DMT bệnh viện
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy có 1038 thuốc được kê thuộc danh mục
thuốc bệnh viện chiếm 99,6%. Chỉ có 4 thuốc không thuốc danh mục thuốc
bệnh viện là các thuốc bôi da liễu.
3.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm

30
Bảng 3. 8: Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm

Tỷ lệ %
STT Nội dung Số lượng
(N=400)

1 Số đơn có kê thuốc tiêm 26 6,5

1.1 Đơn kê thuốc tiêm Insulin 21 5,3

1.2 Đơn kê thuốc tiêm Methylprednisolon 3 0,7

1.3 Đơn kê thuốc tiêm Vitamin 2 0,5

2 Số đơn không kê thuốc tiêm 374 93,5


Nhận xét:
Trong 400 đơn thuốc khảo sát có 26 đơn có kê thuốc tiêm chiếm 6,5%.
Các đơn kê thuốc tiêm chủ yếu cho bệnh nhân mắc đái tháo đường không phụ
thuộc insulin 5,3%, có 3 đơn kê thuốc tiêm corticoid và 2 đơn kê thuốc tiêm là
vitamin. Các thuốc tiêm thường được kê là: INSUNOVA 30/70 (BIPHASTIC);
SCILIN M30; VITAMIN B6 KABI, ...

3.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc kê thuốc y học cổ truyền

Bảng 3. 9: Tỷ lệ % đơn kê chế phẩm YHCT

STT Nội dung Giá trị Đơn vị Tỷ lệ %

1.1 Tổng số đơn khảo sát 400 100,0


Đơn
1.2 Tỷ lệ số đơn kê thuốc YHCT 89 22,3

2.1 Tổng số thuốc được kê 1042 100,0


Thuốc
2.1 Tỷ lệ số thuốc YHCT 98 9,4

3.1 Tổng chi phí đơn khảo sát 152.710.163 100,0


VND
3.2 Tỷ lệ chi phí thuốc YHCT 11.595.450 7,6

Nhận xét:
Kết quả khảo sát 400 đơn thuốc có 89 đơn kê thuốc y học cổ truyền
chiếm 22,3%. Trong đó có 98 thuốc được kê với tổng giá trị 11.595.450 VND

31
chiếm 6,9% so với tổng chi phí đơn khảo sát. Các thuốc được kê chủ yếu
dùng đường uống, tập trung vào các bệnh cơ xương khớp và bệnh về tiêu hóa.
3.2.6 Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, khoáng chất, corticoid và kháng
sinh
Bảng 3. 10: Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, khoáng chất, corticoid và
kháng sinh

Tỷ lệ %
STT Nội dung Số lượng
(N=400)

1 Đơn có kê vitamin và khoáng chất 7 1,8

2 Đơn có kê corticoid 6 1,5

3 Đơn có kê kháng sinh 44 11,0

Tỷ lệ %
11
12

10

4 1,8 1,5

0
Đơn kê vitamin và Đơn kê corticoid Đơn kê kháng sinh
khoáng chất

Hình 3. 3: Tỷ lệ đơn kê vitamin, corticoid và kháng sinh

Nhận xét:
Kết quả cho thấy số đơn có kê vitamin và khoáng chất là 7 đơn chiếm
1,8%. Đơn có kê vitamin và khoáng chất tập trung vào các bệnh cơ xương
khớp chủ yếu là các vitamin tổng hợp chứa calci. Số đơn kể corticoid là 6
chiếm 1,5%. Đơn kê corticoid tập trung vào nhóm bệnh cơ xương khớp chủ

32
yếu là các bệnh về viêm khớp, màng hoạt dịch. Tỷ lệ đơn thuốc có kê KS là
11% tỷ lệ này thấp hơn so với khuyến cáo của WHO là từ 20-26,8%.
3.2.7. Một số chỉ số kê đơn thuốc kháng sinh
3.2.7.1. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng
Với 44 đơn có kê kháng sinh trong tổng số 400 đơn thuốc bảo hiểm
ngoại trú, tiến hành phân tích các họ kháng sinh thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3. 11: Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng

Tỷ lệ %
STT Nhóm kháng sinh Hoạt chất Số đơn
(N=44)

Amoxicilin 9 20,4
Beta - lactam
1
Cefuroxim 1 2,3

Ofloxacin 12 27,3
Quinolon
2
Moxifloxacin 6 13,6

3 Macrolid Roxithromycin 10 20,4

4 Aminosid Tobramycin 1 2,3

5 Nitro imidazol Metronidazol 5 11,4


Nhận xét:
Theo kết quả khảo sát, có 5 nhóm kháng sinh được sử dụng trong đó
nhóm quinolon được kê nhiều nhất 18 đơn chiếm 40,9 % bao gồm: ofloxacin
(27,3%), moxifloxacin (13,6%). Kháng sinh nhóm beta-lactam và macrolid
được kê đơn ngang nhau (10 đơn) chiếm tỉ lệ 22,7%. Nhóm aminosid được kê
ít nhất với 1 đơn chiếm tỉ lệ 2,3%.

33
Tỷ lệ %

11,4%
2,3%
22,7%

Beta - lactam
22,7%
Quinolon
Macrolid
Aminosid
40,9% Nitro imidazol

Hình 3. 4: Tỷ lệ các nhóm các sinh được sử dụng

3.2.7.2. Phối hợp kháng sinh trong đơn thuốc


Bảng 3. 12: Tỷ lệ % đơn thuốc có phối hợp kháng sinh

STT Nội dung Số đơn Tỷ lệ %

1 Tổng số đơn khảo sát 400 100,0

2 Tổng số đơn có KS 44 11,0

2.1 Số đơn có 1 KS 44 100,0

2.2 Số đơn có 2 KS 0 0

3 Thời gian trung bình 1 đợt điều trị (SD) 6,96 ±1,8
Nhận xét:

Trong số 44 đơn có sử dụng kháng sinh (chiếm 11% tổng số đơn khảo
sát), tất cả các đơn đều kê 1 kháng sinh. Trong đó một số đơn kháng sinh kết
hợp với desamethason dùng đường đặt.

34
3.2.7.3. Chi phí sử dụng kháng sinh

Bảng 3. 13: Chi phí sử dụng kháng sinh trung bình

STT Nội dung Đơn vị Giá trị

1 Tổng chi phí đơn kê kháng sinh VND 5.740.401

2 Chi phí sử dụng kháng sinh VND 2.661.854

3 % tiền thuốc kháng sinh/tiền thuốc % 46,4

4 Chi phí kháng sinh trung bình/đơn VND 57.886 ± 31.652

5 Chi phí kháng sinh tối thiểu VND 20.000

6 Chi phí kháng sinh tốt đa VND 121.200

Nhận xét:
Chi phí tiền thuốc trung bình cho 1 đơn kháng sinh là 57.886 ±
31.652VND, trong đó chi phí đơn kê kháng sinh thấp nhất là 20.000 VND rơi
vào các kháng sinh đường nhỏ mắt và đơn có chi phí cao nhất là 121.200
VND. Rơi vào các đơn kê kháng sinh amoxicilin+acid clavulanic.
3.2.8. Chi phí trung bình một đơn thuốc
Bảng 3. 14: Chi phí trung bình một đơn thuốc

STT Nội dung Giá trị (VND)

1 Tổng chi phí đơn khảo sát 152.710.163

2 Chi phí trung bình một đơn (SD) 381.753 ± 317.297

3 Đơn có chi phí cao nhất 1.665.600

4 Đơn có chi phí thấp nhất 8.910


Nhận xét:
Chi phí trung bình cho một đơn thuốc là 381.753 VND tương đối phù
hợp với tình hình kinh tế hiện nay, đơn có chi cao nhất là 1.665.600 VND và
thấp nhất là 8.910 VND. Các đơn có chi phí cao là các đơn thuốc bệnh tiểu

35
đường. Đề nghị giám sát các đơn có chi phí cao để hạn chế tình trạng lạm
dụng thuốc.
3.2.9. Tương tác trong đơn
3.2.9.1. Số đơn có tương tác thuốc
Sử dụng phần mềm tra cứu online “Drug interactions checker” và
“Medcaspe” để tra cứu tương tác thuốc trong đó có 84 đơn thuốc được kê có
tương tác từ mức độ trung bình, tương ứng 21% đơn. Trong đó chỉ có 10 đơn
có tương tác nặng cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích điều trị, chiếm 2,5%.

18,5% Tương tác trung


2,5%
bình
Tương tác nghiêm
trọng
79,0% Không có tương
tác trong đơn

Hình 3. 5: Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác


3.2.9.2. Số tương tác có trong một đơn
Số lượng cụ thể về số lượng tương tác có trong đơn được trình bày ở
bảng sau:
Bảng 3. 15: Tỷ lệ số tương tác có trong một đơn

Tỷ lệ %
STT Số tương tác có trong 1 đơn Số lượng
(N=400)

1 Đơn có 1 tương tác 49 12,2

2 Đơn có 2 tương tác 25 6,2

36
3 Đơn có 3 tương tác 10 2,5

4 Tổng số đơn có tương tác 84 21


Nhận xét:
Có 84 đơn thuốc có tương tác chiếm 21% tổng số đơn khảo sát. Các
cặp tương tác thuốc phổ biến trong đơn là simvastatin và amlodipine,
hydrochlorothiazide và metformin; perindopril và metformin; amlodipine và
metformin thường gặp trong chỉ định đái tháo đường không phụ thuộc insulin
kèm theo tăng huyết áp và/ hoặc rối loạn chuyển hóa lipid. Trong tổng số đơn
BHYT, tỷ lệ đơn có 3 tương tác chiếm tỷ lệ 2,5% trong đó có 1 số đơn có 1
tương tác nặng giữa simvastatin và amlodipine. Đơn có 1 tương tác chiếm tỷ
lệ cao nhất 12,2%. Số tương tác quá nhiều trong một đơn gây ảnh hưởng lớn
tới sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ kê đơn cần đặc biết chú trọng đến vấn đề
tương tác thuốc trong đơn, so sánh giữa lợi ích và nguy cơ để kê đơn cho
bệnh nhân.

37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú
Bệnh viện E là cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương với số lượng
bệnh nhân khá lớn. Với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, đội
ngũ trong bệnh viện đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ để đem đến cho
bệnh nhân dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất. Đặc biệt, bệnh viện đã cũng đã
không ngừng cải thiện các khâu trong công tác kê đơn ngoại trú nhằm tuân
thủ đúng các quy định của quy chế kê đơn ngoại trú. Tuy nhiên, việc kê đơn
ngoại trú vẫn còn một số hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục hiệu quả
để mang lại cho người bệnh những dịch vụ y tế tốt và hiệu quả nhất.
4.1.1. Thực hiện quy định về thủ tục hành chính
Bệnh viện sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện ISOFH, các thông tin
về bệnh nhân được điều dưỡng viên nhập vào phần mềm khi người bệnh
BHYT đến đăng ký khám và trình thẻ BHYT. Các thông tin về bệnh nhân như
họ tên, tuổi, giới đều đạt tỉ lệ 100,0%. Kết quả này cũng tương tự như nhiều
kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện hoặc trung tâm khác đã thực hiện [1,29].
Tuy nhiên, tỷ lệ ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân mới đạt 68,3%. một số đơn ghi
thiếu địa chỉ chi tiết chủ yếu chỉ ghi tỉnh hoặc thành phố. Điều này ảnh hưởng
đến việc theo dõi, quản lý bệnh nhân. Trên thực tế bệnh viện sử dụng phần
mềm đăng ký thông tin bệnh nhân theo thẻ BHYT đều ghi địa chỉ là xã,
huyện, tỉnh không chi tiết đến số nhà, đường phố, thôn (bản) nên trên đơn
thuốc cũng không được đầy đủ. Đây cũng là tồn tại chung của nhiều bệnh
viện [9]. Qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện quy định về thủ tục hành chính
tại bệnh viện E được triển khai đồng bộ, chuẩn hóa theo các quy trình chuyên
môn kỹ thuật đã được xây dựng và ban hành. Việc áp dụng phần mềm vào
thực hành kê đơn ngoại trú đã giúp cho việc tuân thủ các quy định về nội
dung, hình thức đơn thuốc đầy đủ và chính xác hơn. Các thông tin của bệnh
nhân mặc dù không có tác động trực tiếp đến việc sử dụng thuốc trong đơn
nhưng có vai trò quan trọng khi cần cung cấp các thông tin về thuốc cho bệnh
nhân và theo dõi hiệu quả điều trị sau kê đơn, đồng thời cũng là một thủ tục
trong thanh quyết toán BHYT.

38
4.1.2. Thực hiện quy định về kê đơn thuốc
Kết quả khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện E năm 2021 cho thấy việc ghi tên thuốc thực hiện không đúng quy định.
Hướng dẫn sử dụng thuốc là căn cứ quan trọng để bệnh nhân nắm rõ và
thực hiện đúng cách sử dụng của từng loại thuốc trong đơn khi họ về nhà. Do
vậy, hướng dẫn sử dụng ghi trong đơn thuốc càng chi tiết càng tốt. Về việc
ghi hàm lượng thuốc: 100% đơn thuốc có ghi đầy đủ hàm lượng với thuốc
đơn thành phần. Một số thuốc ghi thiếu liều dùng tuy nhiên bác sĩ kê đơn đã
ghi bổ sung trong đơn, chỉ có 3 đơn thiếu liều dùng chưa được bổ sung.
Lợi ích của việc triển khai đồng bộ hóa phần mềm quản lý bệnh viện và
thực hành kê đơn thuốc cho bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú giúp
cho các bác sĩ khi kê đơn tránh được những sai sót do những thuốc có tên
nghe giống, hình thức giống nhau. Thuốc khi được nhập vào kho Dược được
cài đầy đủ các trường/mục như tên thuốc (biệt dược), thành phần hoạt chất
chính, hàm lượng, dạng bào chế, nhà sản xuất, giá thuốc, số lô, hạn
dùng…Bên cạnh đó, Khoa Dược có bộ phận thông tin thuốc - dược lâm sàng
sẵn sàng tiếp nhận, trả lời và cung cấp những thông tin liên quan đến thuốc
khi được yêu cầu. Chính vì điều đó nên những thông tin thuốc được kê đã
được thể hiện khá đầy đủ và chi tiết trên đơn
4.1.3. Thực hiện quy định về kê đơn phù hợp với chẩn đoán
Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn tình trạng một số đơn kê thuốc
không phù hợp với chẩn đoán 1%. Ví dụ: bệnh nhân mắc tăng huyết áp vô căn
và đái tháo đường không phụ thuộc insulin kèm tăng lipit máu hỗn hợp nhưng
trong đơn kê Silyman.
4.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc
4.2.1. Số thuốc kê trung bình trong một đơn
Trong số 400 đơn thuốc khảo sát có 1042 lượt thuốc được kê, trung
bình trong một đơn thuốc có 2,6 ± 1,3 thuốc. Chỉ số này cao hơn so với chỉ số
thuốc trung bình trong một đơn mà tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo chỉ
từ 1,5 – 2 thuốc/ 1 đơn. Tỷ lệ phản ứng có hại tăng lên theo cấp số nhân khi
kết hợp nhiều loại thuốc sẽ gây nhiều tương tác bất lợi như các tương tác
dược động học, tương tác dược lực học mà không thể thấy ngay được. Các
thuốc sử dụng đồng thời có thể làm giảm tác dụng của nhau hoặc có thể làm

39
tăng độc tính của nhau đối với cơ thể, có hại cho sức khỏe của bệnh nhân.
Mặt khác kê nhiều thuốc trong đơn sẽ tổn hại kinh tế cho người bệnh hoặc
gây lãng phí y tế không đáng có. Chỉ số này thấp hơn kết quả nghiên cứu của
tác giả Lê Thị Thu tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang (năm 2016) 3,2
thuốc/đơn [29], và thấp hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện Tĩnh Túc của
Đặng Thị Thảo năm 2019 là 3,3 thuốc [28] và nghiên cứu của Phạm Duy
Khanh tại Trung tâm y tế huyện Châu Đức, Vũng Tàu (2017) là 2,97 thuốc
[24].
Đa số các đơn đã kê chủ yếu từ 1-2 thuốc 53,3%, số thuốc nhiều nhất
được kê trong đơn là 7, và số thuốc ít nhất được kê là 1 thuốc. Chỉ có một đơn
kê 7 thuốc, các đơn kê từ 4 thuốc trở lên chủ yếu gặp ở bệnh nhân mắc nhiều
bệnh, trong đó có đái tháo đường không phụ thuộc insulin kết hợp với tăng
huyết áp và/hoặc rối loạn lipid máu…. tại BV đa khoa Bỉm Sơn năm 2014, số
thuốc trung bình/đơn là 4,2 thuốc/đơn, số đơn có 7,8 thuốc chiếm tỉ lệ 14,6%,
số đơn kê từ 5,6 thuốc 21,4% [7]. So với số đơn tại Trung tâm y tế Phú Giáo
Bình Dương năm 2015 số thuốc trung bình là 4,3 thuốc/đơn, đơn nhiều thuốc
nhất là 9 thuốc và đơn ít thuốc nhất là 1 [27].
Việc sử dụng ít thuốc trong một đơn không chỉ đảm bảo tính kinh tế mà
còn hạn chế sự xuất hiện của các tương tác thuốc cũng như nguy cơ xuất hiện
các phản ứng có hại của thuốc, đồng thời tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong
việc tuân thủ theo đúng các hướng dẫn điều trị, tránh nhầm lẫn hay bỏ sót do
dùng quá nhiều thuốc. Vì vậy Hội đồng thuốc và điều trị cần tăng cường chỉ
đạo và phối hợp với khoa Dược, khoa khám bệnh cung cấp, cập nhật thông tin
thuốc, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tới các bác sĩ trực tiếp khám và kê đơn
ngoại trú thường xuyên, nhằm giảm tác dụng không mong muốn đối với các
đơn có nhiều loại thuốc.
4.2.2. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện
Kết quả khảo sát cho thấy 99,6% các thuốc được kê nằm trong danh
mục thuốc bệnh viện. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ đánh giá dựa trên đối
tượng được BHYT chi trả là đối tượng có sự tham gia quản lý của bên thứ ba
(BHYT) chính vì vậy có thể phản ánh chưa chính xác thực trạng kê đơn tại
trung tâm. Thông thường với đối tượng này các bác sĩ sẽ chú ý hơn trong hoạt
động kê đơn. Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm quản lý kê đơn thuốc cũng

40
giúp dám sát hoạt động kê đơn của các bác sĩ, các bác sĩ sẽ chỉ kê đơn được
các thuốc có trong máy tính và các thuốc này đều thuộc danh mục thuốc của
bệnh viện. Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện khác cho thấy tỷ lệ thuốc
được kê nằm trong danh mục thuốc của bệnh viện là 100% [1,19].
4.2.3. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm
Có 26 đơn trong tổng số 400 đơn khảo sát kê thuốc tiêm chiếm 6,5%.
Các đơn kê thuốc tiêm chủ yếu cho bệnh nhân mắc đái tháo đường không phụ
thuộc insulin 5,3%. Các thuốc tiêm thường được kê là Insunova 30/70, Scilin
M30,… Kết quả này được xem là khá cao so với so với nghiên cứu tại một số
bệnh viện, tỷ lệ thuốc tiêm đều thấp hơn so với khuyến cáo của WHO
[1,23,29]. Thuốc tiêm là dạng thuốc khó dùng, không phải ai cũng có thể
dùng được mà đòi hỏi phải có nhân viên y tế có kỹ thuật tiêm truyền đã được
đào tạo (ít nhất là điều dưỡng), khi thực hiện phải tuân theo chỉ định và dưới
sự giám sát của nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (ít nhất là y
sĩ) hoặc phải có các bút tiêm chuyên dụng như bút tiêm insulin chi phí đắt đỏ.
Việc hạn chế và không kê đơn thuốc tiêm cho điều trị ngoại trú là hợp lý vì
lợi ích rất nhỏ trong khi nguy cơ lại quá cao.
4.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc kê thuốc y học cổ truyền
Kết quả có 89 đơn kê thuốc YHCT chiếm 22,3%. Tuy nhiên tỷ lệ chi
phí thuốc YHCT chỉ chiếm 7,6% tương đương 11.595.450VND. Hiện nay rất
nhiều nước sử dụng YHCT trong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức
năng cũng như nâng cao sức khỏe. Mặc dù y học hiện đại phát triển nhưng
không thể phủ nhận vai trò to lớn mà các thuốc YHCT mang lại, YHCT là
một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công chiến lược chăm sóc sức khỏe
ban đầu. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Tĩnh Túc cho thấy trong số 1307
lượt thuốc được kê của 385 đơn thuốc, có 385 lượt kê thuốc YHCT chiếm
29,6% [28].
4.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin, khoáng chất, corticoid và kháng
sinh
Trong số 400 đơn thuốc khảo sát có 7 đơn thuốc có kê Vitamin -
Khoáng chất chiếm 1,8%. Tỷ lệ này tương đối thấp so với nghiên cứu tại bệnh
viện Tĩnh Túc năm 2019 là 25,25% [28], nghiên cứu của Lê thị Thu (2016) tại
bệnh biện đa khoa Bắc Giang là 23,3% [29]. Các thuốc vitamin ngoài tác

41
dụng bổ sung khi thiếu nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh. Do vậy,
cần giới hạn kê đơn các thuốc có tác dụng hỗ trợ này. Và một điều cần lưu ý,
vitamin tốt cho sức khỏe nhưng lượng vừa đủ, nếu thừa vitamin cũng ảnh
hưởng không tốt tới sức khỏe bệnh nhân. Đây là vấn đề cần quan tâm do việc
quảng cáo quá mức và lạm dụng vitamin đang gây nhiều tác hại đáng kể.
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 6 đơn thuốc có kê corticoid chiếm
1,5%. Số lượt corticoid được kê là 6 trên 1042 lượt thuốc chiếm 0,6%. Các
corticoid thường được kê là như Methyprednisolone, Dexamethasone. Các
corticoid được kê cho các bệnh viêm họng cấp, viêm khớp, viêm mí mắt. Việc
sử dụng corticoid phải hết sức chú ý bởi vì khi sử dụng đúng, thuốc cho tác
dụng điều trị rất tốt nhưng nếu bạn lạm dụng, dùng bừa bãi, thuốc sẽ gây ra
các tai biến nguy hiểm.
11% các đơn thuốc Bệnh viện E có kê kháng sinh. Tỉ lệ này thấp hơn so
với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới từ 20,0 – 26,8%. Thực trạng kê đơn
kháng sinh ở Việt Nam đang là một vấn đề rất được quan tâm. Nhiều chủng
loại vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng thuốc kháng sinh. Các
kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm
“lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực. Điều này một phần xảy ra
do tình trạng lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh khi không cần thiết,
sử dụng không đủ liều hoặc lựa chọn không đúng kháng sinh. Kết quả nghiên
cứu về tỷ lệ kê đơn kháng sinh tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ này rất
khác nhau giữa các bệnh viện: có bệnh viện tỷ lệ này là 28% [28], nhưng
nhiều bệnh viện tỷ lệ này lên tới 42,7% [29] thậm chí có bệnh viện lên tới
52,25% [24]. Như vậy, có thể thấy việc kê đơn kháng sinh tại Bệnh viện E
được thực hiện tương đối tốt.
4.2.6. Một số chỉ số kê đơn kháng sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy đơn thuốc ngoại trú BHYT có sử dụng KS
phân nhóm quinolon được kê nhiều nhất bao gồm: Ofloxacin chiếm tỷ lệ cao
nhất 12/44 lượt chiếm 27,3%, Moxifloxacin (13,6%). Ngoài ra còn kê một số
nhóm kháng sinh khác như betalactam (22,7%), Macrolid (20,4%), Aminosid
(2,3%), Nitro imidazol (11,4%). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phục Hưng
11 cơ sở y tế công lập thành phố Cần Thơ, tỷ lệ đơn kê KS trung bình là

42
31,1% cao nhất là BVĐK huyện Thới Lai 70,3%, thấp nhất là BVĐK thành
phố Cần Thơ 6,4% [22].
Cũng như một số bệnh viện khác cho thấy việc sử dụng KS chủ yếu tập
trung kháng sinh nhóm beta – lactam, quinolon và ở nhiều nhóm bệnh lý sử
dụng nhóm kháng sinh này. Tâm lý phải chiều theo ý muốn bệnh nhân đè
nặng và chi phối hoạt động khám chữa bệnh của bác sĩ rất nhiều, nhiều bác sĩ
muốn dùng kháng sinh thật mạnh, thật sớm dù chẳng phải nhiễm trùng mà chỉ
là nhiễm siêu vi mà bỏ qua sự an toàn cho bệnh nhân - gây kháng và nhờn
thuốc. Việc sử dụng KS có hoạt lực mạnh ngay từ đầu cho bệnh nhân góp
phần dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến như hiện nay. Tổ chức Y
tế thế giới đã xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng thuốc
kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi đó, việc nghiên cứu ra một hoạt chất
mới phải mất thời gian rất lâu. Nếu cứ tiếp tục lạm dụng sử dụng kháng sinh
bừa bãi ngay từ đầu thì về sau khi các chủng kháng kháng sinh xuất hiện ngày
càng nhiều, sẽ rất khó để tìm ra kháng sinh mới để đối phó.
Ngoài ra, các đơn có sử dụng kháng sinh phần lớn là các đơn điều trị
các bệnh hô hấp, tiêu hóa và bệnh cơ, xương, khớp.
Việc sử dụng kháng sinh trong kê đơn ngoại trú phụ thuộc nhiều vào
trình độ chẩn đoán hay thói quen kê đơn của các bác sĩ. Vì vậy hội đồng
thuốc và điều trị cần thường xuyên bình đơn thuốc kháng sinh để phần nào
hạn chế được việc sử dụng KS không cần thiết.
Phối hợp KS trong điều trị cũng là một vấn đề luôn được quan tâm
trong sử dụng KS hợp lý. Theo kết quả phân tích, trong 44 đơn được kê KS
chỉ sử dụng 1 loại kháng sinh, không có đơn nào phối hợp 2 kháng sinh. Tại
bệnh viện Tĩnh Túc tỉnh Cao Bằng năm 2019 sử dụng 1 loại kháng sinh chiếm
96,69%, phối hợp 2 kháng sinh chỉ chiếm 3,31% và không có đơn nào phối
hợp từ 3 KS trở lên [28]. Tỷ lệ này lại Trung tâm Phú Giáo lần lượt là 93,8%
và 6,2% là phối hợp 2 loại kháng sinh [27].
Trong 44 đơn có tổng tiền thuốc của các đơn có kê kháng sinh là
5.740.401 VND. Trong đó tổng tiền thuốc kháng sinh là 2.661.854VNĐ, chi
phí phần trăm tiền thuốc kháng sinh/tiền thuốc chiếm 46,4% gần ½ lần so với
tổng chi phí cho thuốc. Chi phí kháng sinh tối thiểu 20.000VND, chi phí

43
kháng sinh tối đa là 121.200VND. Tỉ lệ này tương đương với Bệnh viện đa
khoa huyện Kỳ Sơn – Thanh Hóa năm 2015, tổng chi phí kháng sinh cũng
chiếm 1/2 tổng chi phí thuốc [21]
Hiện nay, vấn đề kháng thuốc KS ở Việt Nam đáng báo động. Một
trong các nguyên nhân dẫn đến kháng KS là do việc sử dụng KS rộng rãi, quá
liều hoặc kéo dài [14]. Sự tràn lan các chủng vi khuẩn kháng KS là vấn đề cấp
bách nhất hiện nay. Sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng KS ảnh hưởng
đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Việc hạn chế sự phát sinh của
vi khuẩn kháng KS là nhiệm vụ không chỉ của ngành y tế mà của cả cộng
đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này [12]. Chỉ phối hợp KS nhằm mục đích
tăng khả năng diệt khuẩn, giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng và điều trị
nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra [13].
4.2.7. Chi phí trung bình một đơn thuốc
Tổng chi phí của 400 đơn thuốc khảo sát là 152.710.163VND, chi phí
trung bình cho một đơn thuốc là 381.753VND chưa bao gồm chi phí cận lâm
sàng. Chi phí tiền thuốc trung bình tại các bệnh viện, trung tâm hiện nay rất
khác nhau như chi phí trung bình tại bệnh viện Tĩnh Túc là 129.653VND [28]
nhưng tại trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh lại là 238.314VNĐ [1]. Chi phí
nhỏ nhất cho một đơn thuốc là 8.910 và chỉ kê có một thuốc. Đơn có chi phí
cao nhất là 1.665.600VNĐ là đơn thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn,
đái tháo đường không phụ thuộc insulin cần theo dõi với thời gian uống kéo
dài đến 60 ngày được kê các thuốc Coversyl 10mg, Corryol 6,25mg,
Acarbose Friulchem 50mg, Hypravas 40mg. Chênh lệch khá cao giữa các đơn
thuốc cho thấy tủy theo chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh khác nhau mà các
thuốc được kê cho phù hợp.
4.2.8. Tương tác trong đơn
Kết quả khảo sát có 84 đơn thuốc có tương tác từ mức độ trung bình
chiếm 21%, trong đó chỉ có 10 (2,5%) đơn tương tác nặng không có đơn nào
có tương tác chống chỉ định theo “Quyết định 5948/QĐ-BYT 2021 - Danh
mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở
khám chữa bệnh”. Những tương tác bất lợi này gây ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khỏe và tâm lý bệnh nhân. Đối với trường hợp tương tác nghiêm trọng
các thuốc gây tương tác sẽ không được phép dùng cùng với nhau cần phải cân

44
nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc dùng, các
bác sĩ cần phải thông báo cho bệnh nhân để bệnh nhân chú ý theo dõi, nếu có
bất thường phải liên hệ lại với bác sĩ. Còn với các tương tác mức độ trung
bình, mức độ nhẹ, các bác sĩ thường ít chú ý và việc theo dõi thường không
được thực hiện. Nguyên nhân của bất cập này là do công tác kiểm tra tương
tác thuốc trong đơn ít được thực hiện tại hầu hết các đơn vị khám chữa bệnh
do yếu kém trong công tác dược lâm sàng và bác sĩ, dược sĩ không cập nhật
thông tin mới về sử dụng thuốc. Nguyên nhân chủ quan có thể thấy sự hạn
hẹp về thời gian do số lượng bệnh nhân khá lớn, bác sĩ, dược sĩ không đủ thời
gian để tra cứu tương tác thuốc.

45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
A. Kết luận
Từ kết quả thu được khi phân tích 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện E năm 2021 có những kết luận như sau:
Thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú BHYT
– 100% đơn thuốc BHYT tại Bệnh viện E được đúng quy định về thủ tục
hành chính.
– 68,3% đơn thực hiện đúng quy định ghi địa chỉ bệnh nhân.
– Không đơn nào đúng quy định về ghi tên thuốc theo thông tư
52/2017/TT-BYT.
– 100% đơn kê đầy đủ hàm lượng/nồng độ, đường dùng.
– 99% đơn kê phù hợp với chẩn đoán
– Như vậy, việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú của
Bệnh viện E thực hiện tương đối tốt.
Phân tích chỉ số kê đơn ngoại trú
– Số thuốc trung bình trong một đơn là 2,6 ± 1,3 thuốc .
– 6,5% đơn có kê thuốc tiêm, 1,5% đơn kê corticoid và 1,8% đơn kê
vitamin và khoáng chất, 89 đơn kê thuốc YHCT chiếm 22,3 %. Chi phí
cho thuốc YHCT là 11.595.450VNĐ, 11% số đơn kê kháng sinh.
– Tổng chi phí của 400 đơn thuốc là 152.710.163VNĐ.
– Chi phí trung bình cho một đơn thuốc là 381.753 ± 317.297VNĐ.
– Chi phí đơn kê kháng sinh là 5.740.401VNĐ, chi phí thuốc kháng sinh
là 2.661.854VNĐ.
– Không có đơn nào có tương tác thuốc chống chỉ định.

B. Đề xuất
Từ những kết quả nghiên cứu trên, em xin phép đưa ra một số khuyến nghị
sau:
– Tăng cường giám sát, kiểm tra theo dõi kê đơn thuốc bằng cách kiểm
tra đơn thuốc, bình đơn để kiểm soát việc kê đơn sử dụng kháng sinh,
giảm tình trạng lạm dụng, kháng sinh trong kê đơn gây ảnh hưởng đến
sức khỏe và kinh tế của bênh nhân.

46
– Thường xuyên rà soát DMTBV, phân tích tình hình sử dụng thuốc để
kịp thời phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc, từ đó đưa ra biện
pháp can thiệp phù hợp.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Kim Anh (2016), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015,
Trường đại học Dược Hà Nội.
2. Trịnh Thị Vân Anh (2016), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú
tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Đại
học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2017), Nghị quyết số 20-NQ/TW
về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới, Hà Nội.
4. Bệnh viện E (2021), Giới thiệu Bệnh viện E, Hà Nội.
5. Bệnh viện E (2021), Giới thiệu: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện E, Hà Nội.
6. Bệnh viện E (2021), Giới thiệu: Khoa Dược Bệnh viện E, Hà Nội
7. Vũ Thái Bình (2015), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc bảo hiểm y tế
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hoá năm 2014,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2006), “Dược lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT về việc ban hành Quy
chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT Quy định về việc tổ chức và
hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2014), “Niên giám thống kê y tế”, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội,107.
12. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu
chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 772/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu
“Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”,
Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07 tháng 9 năm
2017 về việc ban hành Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và
bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 – 2020, Hà Nội.
15. Bộ Y tế (2017), Thông tư 52/2017/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc và
việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, Hà
Nội.
16. Bộ Y tế (2018). Thông tư 18/2018/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy
định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị
ngoại trú, Hà Nội.
17. Bộ Y tế (2018), “Niên giám thống kê y tế”, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội,121.
18. Cục Quản lý dược Việt Nam – Trung tâm DI và ADR Quốc gia (2017),
Tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2017,1-3.
19. Hà Văn Đạt (2015), Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại trung tâm y
tế Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2014, Trường đại học Dược Hà
Nội.
20. Võ Thị Hồng, Nguyễn Thị Hiền (2018), “Khảo sát các tương tác thuốc
trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện trường Đại học Y Dược
Huế”, Tạp chí Y Dược học, 8(5), 30.
21. Phan Hữu Hợi (2015), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh
nhân điều trị ngoại trú BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An năm 2015, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa I, Trường
đại học Dược Hà Nội.
22. Nguyễn Phục Hưng (2020), Đánh giá thực trạng kê đơn và chăm sóc
bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế ở một số cơ sở y tế công lập
tại thành phố cần thơ giai đoạn 2016-2018, Luận án tiến sĩ dược học,
Học viện Quân Y.
23. Bùi Thị Thanh Huyền (2015), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại
bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, Trường đại học
Dược Hà Nội.
24. Phạm Duy Khanh (2017), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
năm 2015, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược
Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Kính và cộng sự (2017), Giám sát về nhiễm khuẩn và
kháng kháng sinh tại 13 bệnh viện của Việt Nam từ 2016 -2017, Hội
nghị kháng kháng sinh Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
26. Nguyễn Thị Kim Phượng (2017), Tình hình kháng kháng sinh của các
chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Trung ương Quân
đội 108 trong 2 năm 2015 -2016, Hội nghị kháng kháng sinh Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương.
27. Đoàn Kim Phượng (2017), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm
2015, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà
Nội, Hà Nội.
28. Đặng Thị Thảo (2019), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Tĩnh Túc, tỉnh Cao Bằng năm 2019, Luận văn
dược sĩ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.
29. Lê Thị Thu (2015), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, Trường đại học Dược
Hà Nội
30. Phạm Thị Thu (2016), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại
bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2016, Luận văn Dược sỹ chuyên
khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
31. Bùi Thanh Thùy (2019), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều
trị viêm phổi cộng đồng tại khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai năm 2018,
Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường ĐH Dược Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho
bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Quân Y 105 – Tổng cục hậu
cần năm 2015, Luận văn thạc sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học
Dược Hà Nội, Hà Nội.

 TÀI LIỆU TIẾNG ANH

33. Aslam A., Khatoon S., Mehdi M., et al (2016), “Evaluation of rational
drug use at teaching hospitals in Punjab, Pakistan”, Journal of
Pharmacy Practice anh Community Medicine, 2(2), 54-57.
34. Wilbert B.J. (2004), “Do other countries hold the cure to rising
prescription drug costs”, The pharmaceutical journal, (272), 75-78.
35. Yeh M.L., Chang Y.J., Yeh S.J., et al. (2014), “Potential drug-drug
interactions in pediatric outpatient prescriptions for newborns and
infants”, Computer Methods Program Biomed, 113,15-22.
36. MD; Jeffrey A Linder Michael L. Barnetf, MD. MPH (2013),
Antibiotic Prescribing to Adults with Sore Throat in the United States,
140.
37. Elias Mossialos, Monique Mrazek, Tom Walley (2004), Regulating
pharmaceutical in Europe; Striving for efficiency, equity and quality,
Open University Press, Mc Graw-Hill Eucation, 145.
38. Sisay M., Abdela J., Kano Z., et al. (2017), “Drug prescribing and
dispensing practices in tertiary care hospital of Eastern Ehiopia:
Evaluation with World Health Organization core prescribing and
patient care indicators”, Journal of Clinical and Experimental
Pharmacology, 7(3), 1-8.
39. Gallagher R.M., Mason J.R., et al. (2012), Adverse drug reactions
causing admission to a paediatric hospital, Plos One, 7(12), 1-8.
40. Mansour N.O., EI-Hefnawy M.E. (2017), “Rational use of drug in
Egypt according to the standard WHO prescribing indicators: Pilot
baseline situational analysis”, Research & Revie: Journal os Hospital
and clinical Pharmacy, 3(1), 48-53.
41. Vikram P., Vaidya R., Naik D., Borker P. (2005), “Irrational drug use
in India: A prescription survey from Goa”, Journal of Postgraduate
Medicine, Vol 51, Issue 1, 9-12.
42. U. A. Raza, T. Khursheed, M. Abbas & U. M. Irfan (2014),
"Prescription patterns of general practitioners in peshawar, pakistan",
Pak J Med Sci, 30(3), 462-5.
43. WHO (1995), Guide to good presscribring, Apractical manual, WHO
action program on essential, Geneva.
44. WHO (2001), Global strategy for Containment of Antimicrobial
Resistance, WHO/CDS/CSR/DRS/2001.
45. WHO (2004), Promoting rational use of medicines.
46. WHO (2011), The World medicines situation 2011.
47. WHO (2012), The Pursuit of Responsible Use of Medicines: Sharing
and Learning from Country Experiences 2012.
48. World Health Organization (1993), How to investigate drug use in
health facilities, Geneva.
49. World Health Organization (2002), Promoting rational use of
medicines: core components.
 Website
50. https://reference.medscape.com/drug-interactionchecker
51. https://www.drugs.com/drug_interactions.html
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN
CỨU TẠI BỆNH VIỆN E

TT
Tháng Năm Họ tên bệnh nhân Tuổi Giới tính
Đơn

1 1 2021 ĐÀO THẾ S 65 Nam


2 1 2021 NGUYỄN THỊ L 76 Nữ
3 1 2021 NGUYỄN THỊ H 71 Nữ
4 1 2021 TRẦN VĂN D 82 Nam
5 1 2021 VÕ THỊ THÚY H 44 Nữ
6 1 2021 NGUYỄN VĂN H 76 Nam
7 1 2021 ĐOÀN THỊ KIM N 63 Nữ
8 1 2021 NGUYỄN THỊ C 70 Nam
9 1 2021 VŨ THỊ X 72 Nữ
10 1 2021 ĐỖ KIM Đ 78 Nam
11 1 2021 ĐẶNG ĐỨC H 65 Nam
12 1 2021 NGUYỄN ĐỨC D 40 Nam
13 1 2021 NGUYỄN CÔNG C 74 Nam
14 1 2021 ĐỖ HỮU H 67 Nam
15 1 2021 HOÀNG THỊ T 62 Nữ
16 1 2021 NGUYỄN THỊ N 66 Nữ
17 1 2021 NGUYỄN VĂN T 65 Nam
18 1 2021 BÙI QUANG M 62 Nam
19 1 2021 BÙI THỊ T 88 Nữ
20 1 2021 NGUYỄN DƯƠNG G 79 Nam
21 1 2021 BÙI THỊ N 63 Nữ
22 1 2021 PHÙNG THỊ M 82 Nữ
23 1 2021 NGUYỄN VĂN T 75 Nam
24 1 2021 VÕ THỊ THÁI H 65 Nữ
25 1 2021 TRẦN THỊ KIM L 57 Nữ
26 1 2021 NGUYỄN THỊ N 71 Nữ
27 1 2021 VŨ HƯƠNG G 26 Nữ
28 1 2021 ĐỖ THỊ H 70 Nữ
29 1 2021 NGUYỄN THỊ L 68 Nữ
30 1 2021 TRẦN THỊ M 66 Nữ
31 1 2021 NGUYỄN THỊ T 70 Nữ
32 1 2021 ĐÀO BẮC V 42 Nam
33 1 2021 BÙI THỊ Q 48 Nữ
34 1 2021 NGUYỄN THÁI T 80 Nam
35 1 2021 KIỀU THỊ T 73 Nữ
36 1 2021 NGUYỄN VINH T 76 Nam
37 1 2021 NGUYỄN VIỆT H 81 Nam
38 1 2021 NGUYỄN VĂN S 66 Nam
39 1 2021 NGUYỄN VĂN B 68 Nam
40 1 2021 NGUYỄN ĐỨC D 70 Nam
41 2 2021 VŨ THỊ L 83 Nữ
42 2 2021 HOA THỊ H 81 Nữ
43 2 2021 NGUYỄN THỊ Q 78 Nữ
44 2 2021 NGUYỄN THỊ TRÀ G 71 Nữ
45 2 2021 CAO QUANG N 71 Nam
46 2 2021 NGUYỄN ĐÌNH S 78 Nam
47 2 2021 LÊ VĂN B 65 Nam
48 2 2021 NGUYỄN THỊ P 62 Nữ
49 2 2021 HỒ THỊ MINH T 75 Nữ
50 2 2021 LƯƠNG THỊ L 80 Nữ
51 2 2021 VŨ THÙY A 60 Nữ
52 2 2021 NGUYỄN THỊ M 30 Nữ
53 2 2021 LÊ THANH H 59 Nữ
54 2 2021 NGÔ THỊ V 65 Nữ
55 2 2021 VŨ ANH T 57 Nam
56 2 2021 NGUYỄN MINH K 62 Nam
57 2 2021 NGUYỄN THỊ NAM H 51 Nữ
58 2 2021 NGUYỄN THỊ T 69 Nữ
59 2 2021 LÊ THỊ H 70 Nữ
60 2 2021 HỒ THỊ V 68 Nữ
61 2 2021 NGUYỄN THỊ C 81 Nữ
62 2 2021 CHU THỊ P 58 Nữ
63 2 2021 NGUYÊN THỊ K 69 Nữ
64 2 2021 ĐẶNG THỊ VÂN H 72 Nữ
65 2 2021 NGUYỄN VIỆT C 66 Nam
66 2 2021 HOÀNG TRUNG D 70 Nam
67 2 2021 NGUYỄN THU H 66 Nữ
68 2 2021 NGUYỄN THỊ T 77 Nữ
69 2 2021 PHẠM THỊ L 64 Nữ
70 2 2021 BÙI THỊ H 65 Nữ
71 3 2021 NGUYÊN VĂN N 61 Nam
72 3 2021 PHAN THỊ B 74 Nữ
73 3 2021 NGUYỄN THỊ M 68 Nữ
74 3 2021 VŨ HỮU H 41 Nam
75 3 2021 ĐẶNG THỊ N 60 Nữ
76 3 2021 TRẰN THỊ T 71 Nữ
77 3 2021 HÀ THỊ L 37 Nữ
78 3 2021 ĐINH THỊ V 67 Nữ
79 3 2021 LÊ VĂN L 82 Nam
80 3 2021 ĐỖ ĐỨC H 60 Nam
81 3 2021 ĐỖ NGỌC B 63 Nam
82 3 2021 ĐẶNG ÁI L 66 Nữ
83 3 2021 ĐỖ THỊ T 82 Nữ
84 3 2021 MAI THỊ T 74 Nữ
85 3 2021 NGUYỄN ANH D 66 Nam
86 3 2021 NGUYỄN HỮU H 59 Nam
87 3 2021 TRỊNH THỊ T 59 Nữ
88 3 2021 VŨ BÁ N 75 Nam
89 3 2021 NGUYỄN THỊ Ứ 76 Nữ
90 3 2021 TRẦN ĐĂNG K 49 Nam
91 3 2021 LẠI THỊ B 78 Nữ
92 3 2021 PHẠM THỊ MINH H 61 Nữ
93 3 2021 NGUYỄN THỊ HOÀNG M 68 Nữ
94 3 2021 NGUYỄN TRỌNG Đ 66 Nam
95 3 2021 PHẠM QUỲNH ANH 20 Nữ
96 3 2021 NHỮ THỊ B 65 Nữ
97 3 2021 VŨ THỊ H 45 Nữ
98 3 2021 VŨ THỊ M 81 Nữ
99 3 2021 NGÔ THANH B 70 Nam
100 3 2021 TRẦN VĂN H 61 Nam
101 4 2021 NGUYỄN ĐỨC O 77 Nam
102 4 2021 NGÔ THỊ THÙY L 21 Nữ
103 4 2021 CHU THỊ NGỌC L 20 Nữ
104 4 2021 PHẠM PHƯƠNG Q 20 Nữ
105 4 2021 NGUYỄN CÔNG K 82 Nam
106 4 2021 TRẦN THÚY L 52 Nữ
107 4 2021 NGUYỄN VĂN T 81 Nam
108 4 2021 NGUYỄN MINH N 84 Nam
109 4 2021 TRẦN THỊ N 76 Nữ
110 4 2021 TRẦN HUY K 76 Nam
111 4 2021 NGUYỄN VĂN H 74 Nam
112 4 2021 ĐẶNG MAI H 63 Nữ
113 4 2021 PHẠM THỊ TUYẾT VI 80 Nữ
114 4 2021 VŨ KIÊN D 60 Nam
115 4 2021 NGUYỄN THỊ THÙY D 26 Nữ
116 4 2021 NGUYỄN VĂN T 62 Nam
117 4 2021 TRẦN HỮU T 66 Nam
118 4 2021 PHẠM TUYẾT N 72 Nữ
119 4 2021 TRẦN THỊ O 61 Nữ
120 4 2021 NGUYỄN THỊ T 32 Nữ
121 4 2021 LÊ VĂN C 75 Nam
122 4 2021 NGUYỄN THANH S 73 Nam
123 4 2021 NGUYỄN THỊ H 66 Nữ
124 4 2021 TRẦN THỊ K 82 Nữ
125 4 2021 PHAN THỊ H 36 Nữ
126 4 2021 LÊ THỊ L 73 Nữ
127 4 2021 ĐAN VĂN T 73 Nam
128 4 2021 NGUYỄN THIỆN T 67 Nam
129 4 2021 NGUYỄN THỊ L 68 Nữ
130 4 2021 NGUYỄN THỊ THANH T 61 Nữ
131 4 2021 TÔN NỮ VŨ NGỌC K 71 Nữ
132 4 2021 NGUYỄN HOÀNG L 71 Nam
133 4 2021 NGUYỄN HỮU N 69 Nam
134 4 2021 NGUYỄN THỊ H 71 Nữ
135 4 2021 NGUYỄN VĂN S 79 Nam
136 4 2021 ĐỖ NGỌC L 60 Nam
137 4 2021 ĐINH THỊ S 66 Nữ
138 4 2021 ĐẶNG THỊ K 57 Nam
139 4 2021 LÊ MINH N 70 Nam
140 4 2021 TRẦN THỊ N 67 Nữ
141 5 2021 LÊ THỊ N 76 Nữ
142 5 2021 NGUYỄN THỊ T 59 Nữ
143 5 2021 LƯƠNG THỊ K 75 Nữ
144 5 2021 LẠI VĂN H 75 Nam
145 5 2021 PHAN THỊ N 74 Nữ
146 5 2021 NGUYỄN VĂN H 64 Nam
147 5 2021 TRẦN THỊ THÚY O 66 Nữ
148 5 2021 PHẠM LƯƠNG S 64 Nam
149 5 2021 VŨ THỊ L 69 Nữ
150 5 2021 NGUYỄN THỊ G 75 Nữ
151 5 2021 NGUYỄN THỊ V 71 Nữ
152 5 2021 NGUYỄN THỊ D 67 Nữ
153 5 2021 NGUYỄN VĂN T 71 Nam
154 5 2021 NGUYỄN VĂN T 63 Nam
155 5 2021 ĐỘ THỊ H 71 Nữ
156 5 2021 ĐOÀN VĂN T 63 Nam
157 5 2021 HOA THỊ P 63 Nữ
158 5 2021 VĂN THU H 71 Nữ
159 5 2021 ĐẶNG THỊ T 57 Nữ
160 5 2021 ĐÀM CHIẾN T 27 Nam
161 5 2021 LÊ THỊ H 65 Nữ
162 5 2021 VŨ VĂN P 34 Nam
163 5 2021 LÊ THỊ H 75 Nữ
164 5 2021 TỐNG THỊ N 62 Nữ
165 5 2021 PHAN VĂN H 69 Nam
166 5 2021 VŨ THỊ T 72 Nữ
167 5 2021 NGUYỄN QUỐC L 60 Nam
168 5 2021 PHẠM LÝ T 68 Nam
169 5 2021 HOÀNG VĂN A 46 Nam
170 5 2021 NGUYỄN THỊ THU H 61 Nữ
171 6 2021 LÊ TOÀN N 73 Nam
172 6 2021 NGUYỄN NGỌC L 20 Nữ
173 6 2021 ĐỖ THỊ THU L 34 Nữ
174 6 2021 NGUYỄN G 84 Nam
175 6 2021 NGUYỄN THỊ LAN A 19 Nữ
176 6 2021 TÔ MẠNH H 47 Nam
177 6 2021 BÙI THU G 45 Nữ
178 6 2021 NGUYỄN ĐÌNH S 78 Nam
179 6 2021 TRỊNH XUÂN T 67 Nam
180 6 2021 NGUYỄN THỊ T 66 Nữ
181 6 2021 PHẠM THỊ LU 72 Nữ
182 6 2021 ĐẶNG ĐỨC B 58 Nam
183 6 2021 PHẠM NGỌC P 73 Nam
184 6 2021 VƯƠNG THỊ BÍCH N 58 Nữ
185 6 2021 NGUYỄN THỊ H 69 Nữ
186 6 2021 NGUYỄN VĂN T 84 Nam
187 6 2021 HOÀNG XUÂN T 80 Nam
188 6 2021 NGUYỄN THỊ T 75 Nữ
189 6 2021 NGUYỄN THỊ T 73 Nữ
190 6 2021 PHẠM THỊ MINH C 73 Nữ
191 6 2021 NGUYỄN MINH H 24 Nam
192 6 2021 NGUYỄN THỊ BÍCH T 22 Nữ
193 6 2021 NGUYỄN VĂN T 61 Nam
194 6 2021 PHẠM H 87 Nam
195 6 2021 ĐỖ THỊ B 64 Nữ
196 6 2021 PHẠM THỊ H 68 Nữ
197 6 2021 ĐINH THỊ HỒNG V 73 Nữ
198 6 2021 LÊ ANH T 60 Nam
199 6 2021 VŨ THỊ T 61 Nữ
200 6 2021 ĐÀO DUY T 69 Nam
201 7 2021 NGUYỄN MINH Đ 79 Nam
202 7 2021 LUU THỊ V 64 Nữ
203 7 2021 NGUYỄN THỊ T 87 Nữ
204 7 2021 LÊ THỊ B 76 Nữ
205 7 2021 PHẠM HẢI S 69 Nam
206 7 2021 BÙI NHƯ H 13 Nam
207 7 2021 PHẠM VĂN B 62 Nam
208 7 2021 TRẦN VĂN T 79 Nam
209 7 2021 HOÀNG THỊ H 35 Nữ
210 7 2021 LƯƠNG THỊ V 63 Nữ
211 7 2021 HÀ TUẤN D 73 Nam
212 7 2021 CHU THỊ N 69 Nữ
213 7 2021 NGUYỄN THỊ THU H 51 Nữ
214 7 2021 NGUYỄN THỊ T 74 Nữ
215 7 2021 LÃ MẠNH H 56 Nam
216 7 2021 VŨ THANH T 81 Nam
217 7 2021 ĐÀO ĐÌNH P 67 Nam
218 7 2021 TẠ THỊ T 37 Nữ
219 7 2021 NGUYỄN THỊ T 67 Nữ
220 7 2021 TRẦN THỊ T 91 Nữ
221 7 2021 NGUYỄN THỊ Đ 66 Nữ
222 7 2021 TRẦN THỊ T 71 Nữ
223 7 2021 PHAN THỊ V 81 Nữ
224 7 2021 VŨ THỊ T 72 Nữ
225 7 2021 LÊ VĂN K 66 Nam
226 7 2021 PHẠM THỊ H 52 Nữ
227 7 2021 NGUYỄN THỊ MINH P 77 Nữ
228 7 2021 NGUYỄN THỊ MINH N 66 Nữ
229 7 2021 BÙI DUY C 73 Nam
230 7 2021 LÊ THỊ B 69 Nữ
231 7 2021 NGUYỄN THỊ H 73 Nữ
232 7 2021 VŨ THỊ H 63 Nữ
233 7 2021 NGUYỄN THỊ TUYẾT N 81 Nữ
234 7 2021 TRẦN THỊ NGỌC M 71 Nữ
235 7 2021 ĐẶNG THỊ H 59 Nữ
236 7 2021 NGUYỄN THỊ THANH Đ 79 Nữ
237 7 2021 LÊ THỊ Q 85 Nữ
238 7 2021 NGÔ THỊ Q 78 Nữ
239 7 2021 NGUYỄN THỊ HOÀNG H 63 Nữ
240 7 2021 LÊ THỊ H 84 Nữ
241 8 2021 NGUYỄN VĂN K 63 Nam
242 8 2021 NGUYỄN THỊ P 66 Nữ
243 8 2021 NGUYỄN THỊ T 68 Nữ
244 8 2021 PHẠM THỊ T 31 Nữ
245 8 2021 TRẦN THỊ CẨM T 75 Nữ
246 8 2021 ĐỖ THỊ PHỤNG D 79 Nữ
247 8 2021 NGÔ XUÂN 65 Nam
248 8 2021 LÂM VĂN S 41 Nam
249 8 2021 BÙI THỊ K 77 Nữ
250 8 2021 NGUYỄN HUY K 73 Nam
251 8 2021 NGUYỄN THỊ T 58 Nữ
252 8 2021 NGUYỄN THỊ T 73 Nữ
253 8 2021 LÊ TÒA N 73 Nam
254 8 2021 NGUYỄN THỊ CH 72 Nữ
255 8 2021 NGUYỄN MINH K 84 Nam
256 8 2021 LÊ THỊ HẢI Q 36 Nữ
257 8 2021 HỒ THỊ KIM A 64 Nữ
258 8 2021 NGUYỄN THỊ P 58 Nữ
259 8 2021 TRẦN ĐỨC N 70 Nam
260 8 2021 NGUYỄN VIẾT H 60 Nam
261 8 2021 LÊ THỊ P 74 Nữ
262 8 2021 ĐỖ THỊ B 62 Nữ
263 8 2021 HOÀNG THỊ THANH H 20 Nữ
264 8 2021 MAI THỊ MINH T 73 Nữ
265 8 2021 NGUYỄN THỊ V 58 Nữ
266 8 2021 NGUYỄN NHƯ T 65 Nam
267 8 2021 VŨ VĂN H 40 Nam
268 8 2021 ĐẶNG VĂN T 61 Nam
269 8 2021 CẤN VĂN T 87 Nam
270 8 2021 NGUYỄN THỊ D 74 Nữ
271 9 2021 NGUYỄN THỊ H 64 Nữ
272 9 2021 VĂN LỆ H 64 Nữ
273 9 2021 LÊ XUAN T 80 Nam
274 9 2021 NGUYỄN VĂN T 71 Nam
275 9 2021 ĐỖ THỊ N 55 Nữ
276 9 2021 NGÔ THỊ N 74 Nữ
277 9 2021 NGUYỄN THÁI S 45 Nam
278 9 2021 TRỊNH DUY Đ 29 Nam
279 9 2021 ĐẶNG THỊ L 61 Nữ
280 9 2021 NGUYỄN THỊ O 53 Nữ
281 9 2021 NGUYỄN XUÂN T 79 Nam
282 9 2021 BÙI THỊ L 80 Nữ
283 9 2021 TRẦN THỊ D 61 Nữ
284 9 2021 PHẠM THỊ L 74 Nữ
285 9 2021 NGUYỄN THỊ M 74 Nữ
286 12 2021 NGUYỄN THỊ T 79 Nữ
287 9 2021 NGUYỄN THỊ N 58 Nữ
288 9 2021 LÊ THỊ T 65 Nữ
289 9 2021 NGUYỄN THỊ X 75 Nữ
290 9 2021 PHÙNG VĂN K 68 Nam
291 9 2021 ĐỖVĂN B 78 Nam
292 9 2021 NGUYỄN DUY V 74 Nam
293 9 2021 TRẦN THỊ Đ 70 Nữ
294 9 2021 NGUYỄN THỊ L 67 Nữ
295 9 2021 MAI THỊ T 77 Nữ
296 9 2021 LÊ VĂN P 66 Nam
297 9 2021 NGUYỄN THỊ H 63 Nữ
298 9 2021 NGUYỄN THỊ N 61 Nữ
299 9 2021 ĐÀO THỊ T 66 Nữ
300 9 2021 PHẠM THỊ THU H 38 Nữ
301 10 2021 NGUYỄN THỊ N 61 Nữ
302 10 2021 NGUYỄN VĂN H 62 Nam
303 10 2021 NGUYỄN THỊ H 50 Nữ
304 10 2021 ĐỖ KIM PH 74 Nam
305 10 2021 PHẠM BÁ Q 48 Nam
306 10 2021 NGUYỄN THỊ T 60 Nữ
307 10 2021 NGUYỄN THỊ T 74 Nữ
308 10 2021 NGUYỄN VĂN B 77 Nam
309 10 2021 LÊ THỊ T 77 Nữ
310 10 2021 NGUYỄN THỊ K 64 Nữ
311 10 2021 TRẦN VĂN L 56 Nam
312 10 2021 NGUYỄN THỊ T 56 Nữ
313 10 2021 ĐỖ ĐÌNH B 69 Nam
314 10 2021 NGUYỄN CÔNG T 40 Nam
315 10 2021 ĐẶNG VĂN T 61 Nam
316 10 2021 NGUYỄN VĂN K 63 Nam
317 10 2021 PHẠM THỊ T 66 Nữ
318 10 2021 LÊ TẤT T 72 Nữ
319 10 2021 KIM THỊ H 61 Nữ
320 10 2021 NGUYỄN THỊ T 79 Nữ
321 10 2021 NGUYỄN THỊ Á 53 Nữ
322 10 2021 PHÙNG VĂN Q 68 Nam
323 10 2021 NGUYỄN THỊ T 51 Nữ
324 10 2021 NGUYỄN THỊ T 87 Nữ
325 10 2021 BÙI DUY A 73 Nam
326 10 2021 NGUYỄN VĂN T 61 Nam
327 10 2021 NGUYỄN THỊ LAN A 19 Nữ
328 10 2021 NGUYỄN QUỐC D 60 Nam
329 10 2021 PHẠM QUỲNH T 20 Nữ
330 10 2021 VŨ THÙY L 60 Nữ
331 11 2021 TRẦN THỊ L 69 Nữ
332 11 2021 TRẦN VĂN T 78 Nam
333 11 2021 VŨ THỊ C 79 Nữ
334 11 2021 ĐẶNG THỊ C 63 Nữ
335 11 2021 CAO XUÂN T 67 Nam
336 11 2021 ĐỖ THỊ X 77 Nữ
337 11 2021 NGUYỄN VĂN B 77 Nam
338 11 2021 PHẠM THỊ MINH N 60 Nữ
339 11 2021 DOÃN VĂN N 64 Nam
340 11 2021 VŨ VĂN B 73 Nam
341 11 2021 NGUYỄN HUY K 61 Nam
342 11 2021 NGUYỄN THỊ MINH N 58 Nữ
343 11 2021 NGUYỄN THỊ A 65 Nữ
344 11 2021 NGUYỄN THANH T 76 Nam
345 11 2021 MAI TRỌNG C 67 Nam
346 11 2021 NGUYỄN VĂN H 57 Nam
347 11 2021 TRẦN THỊ N 74 Nữ
348 11 2021 NGUYỄN THỊ NGỌC D 84 Nữ
349 11 2021 ĐỖ THỊ T 69 Nữ
350 11 2021 PHẠM THỊ HOÀI 66 Nữ
351 11 2021 NGUYỄN VĂN T 63 Nam
352 11 2021 NGUYỄN VĂN B 77 Nam
353 11 2021 NGUYỄN THỊ T 84 Nữ
354 11 2021 NGUYỄN THỊ N 67 Nữ
355 11 2021 CHU THỊ H 62 Nữ
356 11 2021 NGUYỄN THỊ P 79 Nữ
357 11 2021 VŨ VĂN C 69 Nam
358 11 2021 VŨ THỊ PHƯƠNG L 57 Nữ
359 11 2021 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG M 51 Nữ
360 11 2021 ĐẶNG THỊ C 72 Nữ
361 11 2021 NGUYỄN THỊ N 72 Nữ
362 11 2021 NGUYỄN ĐÌNH S 66 Nam
363 11 2021 NGUYỄN THỊ T 71 Nữ
364 11 2021 HOÀNG VĂN B 69 Nam
365 11 2021 NGUYỄN THỊ L 68 Nữ
366 11 2021 PHẠM TIẾN H 67 Nam
367 11 2021 PHƯƠNG THỊ T 69 Nữ
368 11 2021 LÊ TẤT T 72 Nữ
369 11 2021 PHẠM THỊ L 34 Nữ
370 11 2021 PHẠM THỊ PHƯƠNG L 50 Nữ
371 12 2021 NGUYỄN MẠNH K 72 Nam
372 12 2021 NGUYỄN THỊ THANH T 69 Nữ
373 12 2021 KIM THỊ C 61 Nữ
374 12 2021 LÊ THỊ NGUYỆT N 63 Nữ
375 12 2021 LÊ ANH T 76 Nam
376 12 2021 NGUYỄN VĂN C 43 Nam
377 12 2021 ĐÀO THỊ N 69 Nữ
378 12 2021 NGỌC THỊ 52 Nữ
379 12 2021 TRẦN THỊ MINH L 71 Nữ
380 12 2021 PHẠM THANH T 61 Nam
381 12 2021 VŨ THỊ B 65 Nữ
382 12 2021 NGUYỄN THỊ L 73 Nữ
383 12 2021 PHẠM THỊ L 42 Nữ
384 12 2021 TRẦN THỊ T 67 Nữ
385 12 2021 NGUYỄN THỊ TUYẾT H 61 Nữ
386 12 2021 ĐINH XUÂN T 61 Nam
387 12 2021 LÊ THỊ N 44 Nữ
388 12 2021 ĐOÀN THỊ T 35 Nữ
389 12 2021 NGUYỄN THỊ T 69 Nữ
390 12 2021 BÙI THỊ V 69 Nữ
391 12 2021 NGUYỄN THẾ H 75 Nam
392 12 2021 NGUYỄN THỊ B 60 Nữ
393 12 2021 TRẦN THỊ CÚC K 74 Nữ
394 12 2021 ĐỖ THỊ P 70 Nữ
395 12 2021 NGUYỄN THỊ T 79 Nữ
396 12 2021 NGUYỄN THỊ T 76 Nữ
397 12 2021 NGUYỄN THỊ M 75 Nữ
398 12 2021 NGUYỄN VĂN H 65 Nam
399 12 2021 NGUYỄN ĐỨC H 75 Nam
400 12 2021 HOÀNG GIA Đ 75 Nam
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU

Tuổi Giới tính Chẩn đoán Ghi


Ghi đầy
Ghi Số thông Ghi
đủ các Ghi
Ngày đầy chẩn tin thiếu
Mã mục in đúng
kê Tháng Năm Số đủ Mã đoán thuốc thông
đơn trong quy định Nam Nữ
đơn tuổi chẩn ICD10 đầy tin
đơn tuổi
đoán đủ thuốc
(0/1)
(0/1) (0/1) (0/1)

400
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU

Tổng Thuốc đơn thành phần Số Đường dùng Kháng sinh


thuốc Số thuốc Số thuốc thuốc

kê thuộc thuộc Thuốc Thuốc kê đa
đơn Số Nhỏ Dùng Số Tên
trong DMTTY DMTBV kê theo theo tên thành Uống Tiêm
thuốc mắt ngoài thuốc KS1
đơn tên gốc biệt dược phần

400
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU

Vitamin/ Khoáng
Kháng sinh Corticoid Chi
chất Đơn
phí
Số kê Chi phí Chi phí tiền
Mã Đơn kê tiền
Số Đơn kê thuốc thuốc thuốc thuốc
đơn Tên Số thuốc Vitamin/ Chế thuốc
ngày corticoid vitamin/ tiêm YHCT (VNĐ)
KS 2 corticoid Khoáng phẩm KS
dùng (0/1) khoáng (0/1)
chất (0/1) YHCT (vnđ)
chất

400
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU

Tương tác
STT Ghi chú
Đơn có tương tác Đơn có 1 tương tác Đơn có 2 tương tác Đơn có 3 tương tác

400

You might also like