You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA ĐIỀU DƯỠNG

ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG HỌC PHẦN


CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG

ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO


TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐÔNG ANH NĂM 2024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:

ThS. LÝ THỊ PHƯƠNG HOA NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

ĐD.CKI. LÊ THỊ TỪ BÁ THI MSSV: 197DD11148

ĐÀO MINH THƯ

MSSV: 197DD23979

VÕ ĐAN HUY

MSSV: 197DD32365

Lớp: K25Y_DD
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

ii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết..........................................................................................................1
2. Căn cứ xây dựng đề án..........................................................................................2
3. Đối tượng thực hiện................................................................................................3
4. Phạm vi thực hiện...................................................................................................3
5. Phương pháp đánh giá...........................................................................................3
CHƯƠNG I: NỘI DUNG.................................................................................................4
1. Tổng quan...............................................................................................................4
1.1. Các khái niệm..................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm rủi ro..........................................................................................4
1.1.2. Khái niệm sai sót trong sử dụng thuốc......................................................4
1.2. Nguyên nhân sai sót thuốc.............................................................................4
1.3. Phân loại các sai sót liên quan đến thuốc.....................................................5
1.3.1. Phân loại theo mức độ nghiêm trọng.........................................................5
1.3.2. Phân loại sai sót theo từng giai đoạn.........................................................5
1.4. Các nghiên cứu trước đây..............................................................................6
1.4.1. Nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................6
1.4.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................7
2. Mục tiêu...................................................................................................................7
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.........................................................9
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...................................................................12

i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân Loại Sai Sót Thuốc Theo Mức Độ Nghiêm Trọng..................................5
Bảng 2: Phân Loại Sai Sót Thuốc Theo Từng Giai Đoạn..............................................5
Bảng 3: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Liên Quan Đến Sai Sót Thuốc Tại Khoa..........9
Bảng 4: Kế Hoạch Thực Hiện Đề Án.............................................................................12
Bảng 5: Nội Dung Chi Tiết Kế Hoạch Thực Hiện Đề Án............................................14

ii
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA NHI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO TRONG VIỆC SỬ DỤNG
THUỐC TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH
NĂM 2024

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
An toàn trong sử dụng thuốc là một trong những ưu tiên trong chăm sóc và điều trị
bệnh trên toàn cầu. Vì thực hành dùng thuốc không an toàn và sai sót trong dùng thuốc là
nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tác hại có thể tránh được trong các hệ thống
chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới 1. Theo tiến sĩ Margaet Chan, Tổng giám đốc WHO
cho biết “ Ngoài chi phí về con người, thì các sai sót về thuốc còn gây căng thẳng to lớn
và những chi phí không cần thiết cho ngân sách y tế. Ngăn ngừa sai sót thuốc sẽ giúp tiết
kiệm tiền và cứu được mạng sống của bệnh nhân” 2. Năm 2017 Tại hội nghị thượng đỉnh
về an toàn người bệnh thì Tổ chức Y tế Thế giới đề ra mục tiêu là giảm 50% các sai sót
trong việc sử dụng thuốc trong 5 năm ( 2017-2022) 2 .
Sai sót trong việc sử dụng thuốc đang là một trong những thách thức lớn cho việc
đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Bởi các sai sót trong sử dụng thuốc có thể xảy ra ở bất
kỳ giai đoạn nào trong quá trình điều trị và nhiều đối tượng có thể gây ra như Bác sĩ,
Điều dưỡng, Dược sĩ,… 3 Các sai sót về thuốc có rất nhiều loại như chỉ định sai, thiếu
hoăc thừa thuốc, sai liều dùng, đường dùng, dùng thuốc không đúng thời điểm,… Từ đó
dẫn đến việc thuốc được sử dụng không hợp lý gây ra nhiều nguy cơ gây hại cho bệnh
nhân, làm tăng thời gian thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị 4.
Theo một nghiên cứu vào năm 2023 thì tại Mỹ hằng năm theo ước tính có tới
7.000 đến 9.000 bệnh nhân tử vong liên quan việc sử dụng thuốc không an toàn. Và chi
phí nước này phải trả cho các sai sót về thuốc lên đến hơn 40 tỷ USD mỗi năm 5. Tại Anh
có đến 12.000 ca tử vong liên quan đến sai sót về thuốc và làm tăng chi phí phải trả mỗi
năm cho các sai sót y tế về thuốc thêm 0,75 tỷ đến 1,5 tỷ bảng Anh 6.

1
Tại nước ta thì các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng thuốc không hợp lý vẫn
còn hạn chế. Mặc dù đó đang là vấn đề rất cần thiết vì các sai sót liên quan đến thuốc là
những sai sót có thể ngăn ngừa và phòng tránh được. Nên vì vậy nhóm chúng em thực
hiện đề tài “Cải tiến chất lượng và khắc phục rủi ro trong việc sử dụng thuốc tại khoa Nhi
Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2024” nhằm đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến
sai sót trong việc sử dụng thuốc và đưa ra được những giải pháp khắc phục tình trạng
trên góp phần nâng cao hiệu quả điều trị tại khoa, bệnh viện và hệ thống y tế nói chung.
2. Căn cứ xây dựng đề án
Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh
giá chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nghị định 131/2020/NĐ-CP - Bộ Y tế ngày 02 tháng 11 năm 2022 : Quy định về
tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quyết định 29/QĐ-BYT 2022 ngày 05 tháng 01 năm 2022: Về việc ban hành
hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 v/v về Quy định hoạt
động điều dưỡng trong bệnh viện.
Thông tư 07/VBHN-BYT ngày 19 tháng 4 năm 2018 v/v Hướng dẫn sử dụng
thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 về Hướng dẫn tiêm an
toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quyết định số 3547/QĐ-BYT ngày 22 tháng 7 năm 2021 về Việc ban hành mẫu
phiếu phân tích sử dụng thuốc.
Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 v/v Hướng dẫn thực hiện quản lý
chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
Tài liệu an toàn người bệnh được ban hành theo Quyết định số 56/K2ĐT ngày
16/5/2014 của Cục KHCN và ĐT, Bộ Y Tế.
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2022 Bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Bệnh viện đạt 301 điểm. Kết quả đánh giá 83 tiêu chí chất lương: Điểm trung bình của
các tiêu chí là 3,63 điểm. Năm 2023 tại mục C9.4: Sử dụng thuốc an toàn hợp lý thì bệnh
viện đạt mức chỉ 1 điểm.

2
3. Đối tượng thực hiện
- Điều dưỡng tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đông Anh.
4. Phạm vi thực hiện
- Khoa Nhi, Bệnh viện Đông Anh.
5. Phương pháp đánh giá
- Quan sát, kiểm tra trực tiếp theo những quy định, bảng kiểm đã công bố tại khoa.

3
CHƯƠNG I: NỘI DUNG
1. Tổng quan
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là những điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy
ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó
7
.
1.1.2. Khái niệm sai sót trong sử dụng thuốc
Theo Hội đồng Điều phối Quốc gia về Báo cáo và Phòng ngừa Sai sót Thuốc thì
sai sót trong sử dụng thuốc là những sai sót có thể phòng ngừa được nhưng lại có thể gây
ra hoặc dẫn đến việc sử dụng thuốc không phù hợp và gây hại cho bệnh nhân trong khi
thuốc đang được sử dụng và được kiểm soát thuốc bởi nhân viên y tế, người bệnh hoặc
người tiêu dùng. Sai sót về thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sử
dụng thuốc, bao gồm kê đơn, cấp phát, ghi nhãn, đóng gói và giám sát sản phẩm 8.
1.2. Nguyên nhân sai sót thuốc
Một số nguyên nhân thường gặp liên quan dẫn đến sai sót trong quá trình sử dụng
thuốc gồm:
- Nhân viên y tế mệt mỏi, quá tải trong công việc.
- Nhân viên y tế không được đào tạo đầy đủ các kiến thức, đạo tạo không đúng
chuyên ngành hoặc nhân viên y tế thiếu kinh nghiệm.
- Nhân viên y tế trao đổi thông tin không rõ ràng với nhau (VD chữ viết xấu, kê đơn
bằng miệng).
- Môi trường làm việc thiếu ánh sáng, quá ồn ào hay thường xuyên bị gián đoạn khi
làm việc.
- Thuốc được dùng cho bệnh nhân quá nhiều.
- Việc kê đơn, cấp phát hay thực hiện thuốc phức tạp.
- Sử dụng thuốc nhiều chủng loại, nhiều đường dùng gây sai sót trong sử dụng
thuốc.
- Nhầm lẫn về danh pháp, quy cách đóng gói hay nhãn thuốc.
- Thiếu các chính sách và quy trình quản lý thuốc hiệu quả 9.

4
1.3. Phân loại các sai sót liên quan đến thuốc
1.3.1. Phân loại theo mức độ nghiêm trọng
Bảng 1: Phân loại sai sót thuốc theo mức độ nghiêm trọng.

Chưa gây sai sót A Sự cố có khả năng gây sai sót

Sai sót đã xảy ra nhưng không ảnh hưởng tới


B
người bệnh

Sai sót đã xảy ra ảnh hưởng tới người bệnh


C
nhưng không gây tổn hại
Sai sót, không gây tổn hại
Sai sót đã xảy ra ảnh hưởng tới người bệnh,
yêu cầu giám sát và báo cáo kết quả có tổn
D
hại đến người bệnh không hoặc có biện pháp
can thiệp làm giảm tổn hại.

Sai sót đã xảy ra gây tổn hại tạm thời đến
E
người bệnh, yêu cầu có can thiệp

Sai sót đã xảy ra gây tổn hại tạm thời đến


F bệnh, yêu cầu nằm viện hoặc kéo dài thời
gian nằm viện.
Sai sót, gây tổn hại
Sai sót đã xảy ra gây tổn hại vĩnh viễn đến
G
người bệnh.

Sai sót đã xảy ra, yêu cầu tiến hành các can
H thiệp cần thiết để duy trì cuộc sống của người
bệnh.

Sai sót dẫn đến tử vong I Sai sót đã xảy ra gây tử vong.
10

1.3.2. Phân loại sai sót theo từng giai đoạn


Bảng 2: Phân loại sai sót thuốc theo từng giai đoạn.

Sai sót trong kê đơn Liên quan đến việc đánh giá bệnh nhân, đưa ra quyết định lâm
sàng, lựa chọn thuốc, khoảng liều và thời gian sử dụng liệu
pháp, việc ghi chép các quyết định, việc ra quyết định điều trị
hay kê đơn:
- Thiếu thông tin bệnh nhân: tên, tuổi, cân nặng,...

5
- Ghi sai tên thuốc
- Ghi thiếu hàm lượng thuốc
- Ghi thiếu hướng dẫn sử dụng thuốc
- Kê các thuốc có tương tác thuốc mức độ nguy hiểm
- Chữ viết khó đọc/ viết tắt, gây nhầm lẫn
- Kê đơn bằng miệng

Sai sót thường xảy ra do các thuốc có tên hoặc hình thức tương
Sai sót trong cấp phát tự nhau:
thuốc - Không cho bệnh nhân dùng thuốc đã kê trong đơn.
- Cho bệnh nhân dùng thuốc không có trong đơn thuốc.

Liên quan đến việc đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị và
Sai sót trong giám sát
khả năng nhận diện các hậu quả khó lường trước được. Việc
thuốc
theo dõi có thể do bệnh nhân hoặc nhân viên y tế thực hiện.
11

1.4. Các nghiên cứu trước đây


1.4.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoa kỳ (FDA) thì mỗi năm Mỹ ghi
nhận hơn 100.000 báo cáo về các trường hợp liên quan đến sai sót thuốc 12. Theo nghiên
cứu của tác giả Makary và Daniel vào năm 2016 thì tại Mỹ mỗi năm có khoảng hơn
250.000 bệnh nhân tử vong do các sai sót về thuốc có thể phòng ngừa và nó là nguyên
nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Hoa Kỳ 13.
Theo báo cáo của Viện Y học “To Err is Human: Xây dựng một hệ thống y tế an
toàn hơn” thì mỗi năm tại Anh có tới 98.000 ca tử vong do các sai sót về thuốc 14. Theo
Nghiên cứu của tác giả Rachel Ann Elliott, Elizalbeth Camacho và các cộng sự vào năm
2019 thì hằng năm tại Anh ước tính có khoảng 237 triệu trường hợp sai sót thuốc. Trong
đó 54% là do quá trình quản lý, 21% là do kê đơn và cấp phát thuốc là 16%. Gây tiêu tốn
181.626 giường bệnh/ngày, làm tử vong 1.708 bệnh nhân và chi phí phải trả cho các sai
sót về thuốc là 98.462.582 triệu bảng Anh 15.
Tại Úc mỗi năm theo ước tính có khoảng 230.000 trường hợp bệnh nhân nhập
viện liên quan đến các sai sót về thuốc và chi phí phải trả cho vấn đề trên rơi vào khoảng
1,2 tỷ Đô la Úc mỗi năm 16. Còn ở Châu phi thì tỷ lệ sai sót thuốc ở các bệnh viện giao

6
động từ 26,8% - 58,3% đối với lỗi kê đơn, 12,5% - 42,6% đối với lỗi quản lý và 8,4% -
25% đối với lỗi giám sát 17. Ở Trung Đông thì tỷ lệ sai sót về kê đơn là rất cao, trong đó
sai sót liên quan đến liều lượng là phổ biến nhất 18.
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Theo phát biểu của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê trong lễ mít tinh hưởng ứng ngày
an toàn người bệnh thế giới năm 2023 thì nước ta từ năm 2019 đến tháng 8 năm 2022 có
35% bệnh viện trên toàn quốc triển khai báo cáo sự cố y khoa. Trong đó sự cố liên quan
đến nhầm liều là gặp nhiều nhất chiếm 20% tổng số sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến
Trung ương và 18,5% sự cố về thuốc tại bệnh viện tỉnh, thành phố. Riêng tại bệnh viện
tuyến quận, huyện thì sự cố liên quan đến thuốc gặp nhiều nhất là nhầm thuốc chiếm
23,7%, tiếp theo là do nhầm liều chiếm 10% 19. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Thu Vân vào năm 2021 tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải thì cho kết quả như
sau: tỷ lệ sai sót liên quan đến thuốc là 4,07%. Trong đó tại khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ
sai sót thuốc nhiều nhất là 55,56%, tiếp theo là khoa Tim mạch – Nội tiết chiếm 27,78%.
Phần lớn các sai sót liên quan đến thuốc tại giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc chiếm
33,33%, 27,78% ở giai đoạn sao chép chỉ định. Điều dưỡng là đối tượng thường xảy ra
các sai sót thuốc nhất với 72,22%, tiếp đến là Dược sĩ với 16,67% và cuối cùng là Bác sĩ
với 11,11% 3. Nghiên cứu “Thực trạng sai sót trong sử dụng thuốc ở bệnh nhân được điều
trị nội trú tại trung tâm y tế thị xã Bến Cát năm 2023” của tác giả Đỗ Văn Trang thực
hiện trên 300 hồ sơ bệnh án thì cho ra kết quả như sau: 74% tỉ lệ hồ sơ bệnh án có ít nhất
một sai sót liên quan đến thuốc, 26,3% là tỷ lệ sai sót do thừa thuốc, thiếu thuốc chiếm
22,3%, 20,3%, là do sai thời gian dùng thuốc, sai chỉ định là 20% và sai liều là 8,7% 4.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Triển khai các giải pháp nhằm cung cấp dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả
và nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân/người nhà và nhân viên y tế tại khoa. Phấn đấu
tăng mức điểm tiêu chí C9.4: sử dụng thuốc an toàn hợp lý của Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng theo Quyết định 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y Tế đạt mức 3.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại khoa.

7
- 98% Điều dưỡng tại khoa có kiến thức và thực hiện đúng quy trình sử dụng thuốc
cho bệnh nhi.
- Tỷ lệ nhầm lẫn thuốc, nhầm lẫn bệnh nhi tại khoa không quá 4%.
- Triển khai danh mục các loại thuốc nhìn giống, đọc giống nhau cho Điều Dưỡng
tại khoa.
- Triển khai mẫu yêu cầu thuốc và bàn giao ca bệnh tại khoa.
- Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân/người nhà tại khoa đạt trên 80%.

8
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 3: Nguyên nhân và giải pháp liên quan đến sai sót thuốc tại khoa.

STT Nguyên nhân Giải pháp

- Điều dưỡng cần tuân thủ theo đúng


quy trình thực hiện thuốc, không bỏ
bước trong quá trình thực hiện.
- Điều dưỡng chỉ được thực hiện
- Điều dưỡng không đọc kỹ, chưa rõ
thuốc khi chắc chắn đã hiểu chỉ
thuốc mà không hỏi lại (do chữ viết
định, không làm theo sự suy đoán,
1 xấu) hoặc nhớ sai thuốc, không thực
chủ quan.
hiện 3 tra 5 đối trong việc thực hiện
- Triển khai lại 3 tra 5 đối tại khoa.
chỉ định.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá
Điều dưỡng thực hiện quy trình thực
hiện thuốc trên bệnh nhi.

2 - Điều dưỡng nhầm lẫn thuốc, thuốc - Lưu ý các thuốc nhìn giống nhau
LASA (thuốc nhìn giống nhau, đọc hoặc tên thương mại giống nhau
giống nhau) trong quá trình thực bằng poster treo tại phòng thuốc.
hiện thuốc cho bệnh nhi. - Dán nhãn cho tất cả các thuốc, làm
nổi bật tên thuốc và hàm lượng.
- Sắp xếp các thuốc nhìn giống nhau
tại các nơi riêng biệt tránh nhầm
lẫn.
- Sử dụng các nhãn cảnh báo cho
nhân viên y tế về các thuốc có chỉ
dẫn đặc biệt về bảo quản hoặc độ an
toàn và đảm bảo các thuốc đều dễ
đọc, dễ hiểu.
- Tập huấn, đào tạo cho nhân viên tại
khoa về các thuốc LASA.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá
Điều dưỡng tại khoa về các thuốc

9
LASA.

- Triển khai mẫu yêu cầu thuốc và


mẫu bàn giao ca chuẩn và đầy đủ.
- Điều dưỡng đọc, kiểm tra lại chỉ
định thuốc và hồ sơ bàn giao ca
nhiều lần đảm bảo thông tin đầy đủ
- Trao đổi thông tin chưa rỏ ràng hoặc chính xác.
sai sót trong quá trình bàn giao ca - Điều dưỡng cần cẩn trọng trong việc
giữa các nhân viên y tế (chỉ định thực hiện chỉ định thuốc nếu chữ
3
miệng, bàn giao thiếu hoặc thừa viết không rõ, đọc không được hoặc
thuốc, không ghi chú rỏ ràng các chỉ không rõ chỉ định đã được thực
định đã thực hiện,…) hiện chưa thì cần phải báo, hỏi lại
ngay.
- Điều dưỡng hạn chế thực hiện các
chỉ định miệng (trừ trường hợp cấp
cứu).

- Điều dưỡng kiểm tra lại hồ sơ bệnh


án và hỏi lại tiền sử dị ứng của bệnh
nhi trước khi thực hiện thuốc.
- Thông báo về tiền sử dị ứng của
bệnh nhi cho Bác sĩ/Dược sĩ trước
khi cấp phát và giám sát sử dụng
- Nhân viên y tế chưa hỏi rỏ tiền sử dị thuốc.
ứng thuốc hoặc cơ địa bệnh nhi khi - Đeo vòng đeo tay đánh dấu người
4
thực hiện các thuốc hoặc những bệnh có tiền sử dị ứng hoặc cơ địa
thuốc nguy cơ cao. mẫn cảm (Vd dị ứng Nacl).
- Theo dõi kỹ những bệnh nhi có
nguy cơ cao: béo phì, hen, ngưng
thở khi ngủ,...
- Tập huấn, đào tạo nhân viên tại
khoa về việc sử dụng thuốc, đặc biệt
là các thuốc nguy cơ cao.

5 - Nhân viên y tế mệt mỏi, căng thẳng, - Có kế hoạch về nhân sự thay thế cho

10
nhân viên y tế khi nghỉ ốm, nghỉ
phép và nghỉ lễ.
- Quy định rõ ràng về thời gian nghỉ
giải lao và nghỉ ăn trưa, ăn tối cho
nhân viên y tế.
- Quản lý và giám sát thời gian làm
việc của nhân viên y tế, đảm bảo
được nghỉ ngơi đầy đủ sau ca trực
và không làm việc quá 12h mỗi
thiếu tỉnh táo (do quá tải bệnh viện,
ngày.
làm nhiều giờ,..) dẫn đến sai sót
- Bố trí các khu vực để thuốc tiêm
trong quá trình thực hiện thuốc.
truyền, thuốc uống, thuốc pha chế
riêng biệt, tránh tiếng ồn, đi lại
nhiều và các tác động gây mất tập
trung.
- Nhân viên y tế tự sắp xếp, phân bố
thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp
lý tránh làm việc quá sức ảnh
hưởng đến tiến độ công việc.

11
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Bảng 4: Kế hoạch thực hiện đề án.

Tháng/2024 Người
Nội dung
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 thực hiện

ĐD
Lập kế hoạch cải tiến 1-15
trưởng.

Tiến hành thực hiện đề Nhân viên


16-31
án toàn khoa.

Triển khai lại quy trình ĐD


1-2
thực hiện thuốc trưởng.

Bố trí lại khu vực


3-4 ĐD viên
phòng thuốc

Dán poster hướng dẫn


ĐD
sử dụng thuốc, thuốc
5-11 trưởng,
LASA, dán nhãn và sắp
ĐD viên
xếp các loại thuốc.

Triển khai phiếu yêu


ĐD
cầu thuốc và mẫu bàn 12-18
trưởng.
giao chuẩn

Xây dựng, quy định rõ


ĐD
ràng về thời gian làm 19-25
trưởng.
việc, nghỉ ngơi

ĐD
Tập huấn, đào tạo nhân trưởng.
viên về việc sử dụng 1-30 (Bác sĩ,
thuốc, thuốc LASA khoa
Dược)

Kiểm tra kiến thức nhân Kiểm ĐD


viên về việc sử dụng tra sau trưởng.
thuốc LASA mỗi
buổi
12
học

ĐD
Tập huấn và đạo tạo trưởng.
nhân viên sử dụng 1-30 (Bác sĩ,
thuốc có nguy cơ cao. khoa
Dược)

Kiểm
Kiểm tra kiến thức nhân tra sau
ĐD
viên sử dụng thuốc có mỗi
trưởng.
nguy cơ cao buổi
học

Thường xuyên kiểm tra,


ĐD
đánh giá kiến thức Kiểm tra ngẫu nhiên mỗi tháng/lần
trưởng.
chuyên môn.

Thực hiện khảo sát về


sự hài lòng của bệnh
Mỗi quý/lần ĐD trưởng
nhân/người nhà tại
khoa.

13
Bảng 5: Nội dung chi tiết kế hoạch thực hiện đề án

Người Người Phương


Nguyên Giải pháp Tiến Dự kiến
STT Mục tiêu thực phối pháp
nhân thực hiện độ kinh phí
hiện hợp đánh giá

1 Điều dưỡng Điều dưỡng Điều Điều Bác sĩ, Mỗi Quan sát, 100.000
không đọc cần tuân thủ dưỡng dưỡng Điều ngày kiểm tra VNĐ
kỹ, chưa rõ theo đúng quy thực hiện viên. dưỡng trực tiếp (Tiền in
thuốc mà trình thực hiện đúng trưởng dựa theo ấn)
không hỏi lại thuốc, không thuốc và các quy
(do chữ viết bỏ bước trong đảm bảo định, bảng
xấu) hoặc quá trình thực an toàn kiểm đã
nhớ sai hiện. cho bệnh công bố.
thuốc, không nhi.
thực hiện 3
tra 5 đối Điều dưỡng Điều Điều Điều Mỗi Quan sát 0 VNĐ
trong việc chỉ được thực dưỡng dưỡng dưỡng ngày đánh giá
thực hiện y hiện thuốc khi thực hiện viên trưởng trực tiếp.
lệnh. chắc chắn đã đúng
hiểu chỉ định, thuốc và
không làm đảm bảo
theo sự suy an toàn
đoán, chủ cho bệnh
quan. nhi.

Triển khai lại 3 Điều Điều Điều 2 Quan sát 100.000


tra 5 đối tại dưỡng dưỡng dưỡng ngày đánh giá VNĐ
khoa. thực hiện trưởng. viên trực tiếp (tiền in
đúng ấn).
thuốc và
đảm bảo
an toàn
cho bệnh
nhi.

14
Thường xuyên Điều Điều Điều 1 Quan sát 0 VNĐ
kiểm tra, đánh dưỡng dưỡng dưỡng tháng/ đánh giá
giá Điều thực hiện trưởng viên lần trực tiếp
dưỡng thực đúng
hiện quy trình thuốc và
thực hiện đảm bảo
thuốc trên an toàn
bệnh nhân. cho bệnh
nhi.

2 Điều dưỡng Lưu ý các Nhân Điều Điều 1 tuần Quan sát 200.000
nhầm lẫn thuốc nhìn viên y tế dưỡng dưỡng và kiểm VNĐ
thuốc, thuốc giống nhau tại khoa trưởng. viên. tra trực (tiền in
LASA trong hoặc tên không tiếp dựa ấn)
quá trình thực thương mại nhầm lẫn theo các
hiện thuốc giống nhau thuốc. quy định,
cho bệnh bằng poster các poster
nhân. dán tại phòng đã dán tại
thuốc. khoa.

Dán nhãn cho Nhân Điều Bác sĩ, 2 Quan sát 50.000
tất cả các viên y tế dưỡng Khoa ngày kiểm tra. VNĐ
thuốc, làm nổi tại khoa viên. dược, (tiền in
bật tên thuốc không Điều ấn)
và hàm lượng. nhầm lẫn dưỡng
thuốc. trưởng.

Sắp xếp các Nhân Điều Điều 1 Quan sát 0 VNĐ


thuốc nhìn viên y tế dưỡng dưỡng ngày. kiểm tra.
giống nhau tại tại khoa viên. trưởng.
các nơi riêng không
biệt tránh nhầm lẫn
nhầm lẫn. thuốc.

15
Sử dụng các Nhân Điều Bác sĩ, 1 Quan sát 50.000
nhãn cảnh báo viên y tế dưỡng Khoa tuần. kiểm tra. VNĐ
cho nhân viên tại khoa trưởng. dược, (Tiền in
y tế về các không Điều ấn)
thuốc có chỉ nhầm lẫn dưỡng
dẫn đặc biệt về thuốc. viên.
bảo quản hoặc
độ an toàn và
đảm bảo các
thuốc đều dễ
đọc, dễ hiểu.

Tập huấn, đào Nhân Bác sĩ, Điều 1 Đánh giá 2 triệu
tạo cho nhân viên y tế Khoa dưỡng tháng sau mỗi VNĐ
viên y tế tại tại khoa dược. trưởng, buỗi tập (tiền tài
khoa về các không Điều huấn. liệu, tiền
thuốc LASA. nhầm lẫn dưỡng nước,
thuốc. viên. tiền
bánh,
tiền
hoa,...)

Thường xuyên Nhân Điều Điều 1 Kiểm tra 0 VNĐ


kiểm tra đánh viên y tế dưỡng dưỡng tháng/ trực tiếp
giá nhân viên y tại khoa trưởng viên lần dựa trên
tế tại khoa về không tài liệu đã
các thuốc nhầm lẫn công bố.
LASA. thuốc.

3 Trao đổi Triển khai mẫu Đảm bảo Điều Bác sĩ, 1 tuần Đánh giá 100.000
thông tin phiếu yêu cầu việc trao dưỡng Điều dựa trên VNĐ/
chưa rỏ ràng thuốc và mẫu đổi thông trưởng. dưỡng phiếu Tháng.
hoặc sai sót bàn giao tin giữa viên. thuốc,
trong quá chuẩn. các nhân phiếu bàn
trình bàn giao viên y tế, giao ca.
ca giữa các đầy đủ,

16
nhân viên y chính
tế (chỉ định xác.
miệng, bàn
giao thiếu
Điều dưỡng Đảm bảo Điều Bác sĩ, Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
hoặc thừa
đọc kỹ lại chỉ việc trao dưỡng Điều ngày. đánh giá
thuốc, không
định thuốc, và đổi thông viên dưỡng trực tiếp.
ghi chú rỏ
hồ sơ bàn giao tin giữa trưởng.
ràng các chỉ
ca đảm bảo các nhân
định đã thực
thông tin đầy viên y tế,
hiện,…)
đủ chính xác. đầy đủ,
chính
xác.

Điều dưỡng Đảm bảo Điều Bác sĩ, Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
cần cẩn trọng việc trao dưỡng Điều ngày. đánh giá
trong việc thực đổi thông viên dưỡng trực tiếp.
hiện chỉ định tin giữa trưởng.
thuốc nếu chữ các nhân
viết không rõ, viên y tế,
đọc được hoặc đầy đủ,
không rõ chỉ chính
định đã được xác.
thực hiện chưa
thì cần phải
báo, hỏi lại
ngay.

Điều dưỡng Đảm bảo Điều Bác sĩ, Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
hạn chế thực việc trao dưỡng Điều ngày đánh giá
hiện các chỉ đổi thông viên dưỡng trực tiếp.
miệng (trừ tin giữa trưởng.
trường hợp cấp các nhân
cứu). viên y tế,
đầy đủ,
chính

17
xác.

4 Nhân viên Điều dưỡng Nhân Điều Bác sĩ, Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
y tế chưa kiểm tra lại hồ viên y tế dưỡng Dược ngày đánh giá
hỏi rỏ tiền sơ bệnh án và nắm rỏ viên sĩ, trực tiếp.
sử dị ứng hỏi lại tiền sử được tiền Người
thuốc hoặc dị ứng của sử dị ứng nhà.
cơ địa bệnh bệnh nhi trước và cơ địa
nhi khi thực khi thực hiện của bệnh
hiện các thuốc. nhân.
thuốc có
nguy cơ Thông báo về Nhân Điều Bác sĩ, Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
cao. tiền sử dị ứng viên y dưỡng Dược ngày. đánh giá
của người tế nắm viên sĩ. trực tiếp.
bệnh cho Bác rỏ được
sĩ/Dược sĩ tiền sử
trước khi cấp dị ứng
phát và giám và cơ
sát sử dụng địa của
thuốc. bệnh
nhi.

Đeo vòng đeo Nhân Điều Bệnh Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
tay đánh dấu viên y dưỡng nhi, ngày. đánh giá
bệnh nhi có tế nắm viên Người trực tiếp.
tiền sử dị ứng rỏ được nhà.
hoặc cơ địa tiền sử
mẫn cảm. dị ứng
và cơ
địa của
bênh
nhi.

Theo dõi kỹ Nhân Điều Bác sĩ, Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
người bệnh có viên y dưỡng Điều ngày. đánh giá
nguy cơ cao: tế nắm viên. dưỡng trực tiếp.
béo phì, hen, rỏ được trưởng.

18
ngưng thở tiền sử
khi ngủ... dị ứng
và cơ
địa của
bênh
nhi.

Tập huấn, đào Nhân Bác sĩ, Điều 2 Đánh giá 2 triệu
tạo nhân viên viên y Khoa dưỡng tháng sau mỗi VNĐ
tại khoa về tế nắm dược trưởng, buỗi tập (tiền tài
việc sử dụng rỏ được Điều huấn. liệu, tiền
thuốc, đặc biệt tiền sử dưỡng nước,
là các thuốc dị ứng viên. tiền
nguy cơ cao. và cơ bánh,
địa của tiền hoa,
bênh …)
nhi.

5 Nhân viên Có kế hoạch về Nhân Điều Điều 1 Quan sát, 0 VNĐ
y tế mệt nhân sự thay viên y tế dưỡng dưỡng tháng đánh giá
mỏi, căng thế cho cán bộ có thời trưởng viên. trực tiếp.
thẳng, thiếu y tế khi nghỉ gian làm
tỉnh táo (do ốm, nghỉ phép việc hợp
quá tải và nghỉ lễ. lý.
bệnh viện,
làm nhiều Quy định rõ Nhân Điều Điều 1 tuần Quan sát, 0 VNĐ
giờ,..) dẫn ràng về thời viên y tế dưỡng dưỡng đánh giá
đến sai sót gian nghỉ giải có thời trưởng. viên. trực tiếp.
trong quá lao và nghỉ ăn gian làm
trình thực trưa, ăn tối cho việc hợp
hiện thuốc. nhân viên y tế. lý.

Quản lý và Nhân Điều Điều Mỗi Quan sát, 0 VNĐ
giám sát thời viên y tế dưỡng dưỡng ngày đánh giá
gian làm việc có thời trưởng viên. trực tiếp.
của cán bộ y gian làm

19
tế, đảm bảo việc hợp
được nghỉ ngơi lý.
đầy đủ sau ca
trực và không
làm việc quá
12h mỗi ngày.

Bố trí các khu Nhân Điều Điều 2 Quan sát, 0 VNĐ
vực để thuốc viên y tế dưỡng dưỡng ngày đánh giá.
tiêm truyền, có thời viên. trưởng.
thuốc uống, gian làm
thuốc pha chế việc hợp
riêng biệt, lý.
tránh tiếng ồn,
đi lại nhiều và
các tác động
gây mất tập
trung.

Nhân viên y tế Nhân Điều Điều Mỗi Quan sát, 0 VNĐ


tự sắp xếp, viên y tế dưỡng dưỡng ngày đánh giá
phân bố thời có thời viên. trưởng. trực tiếp.
gian làm việc, gian làm
nghỉ ngơi hợp việc hợp
lý tránh làm lý.
việc quá sức
ảnh hưởng đến
tiến độ công
việc.

20
GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG

Nơi nhận:

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization. Medication Without Harm. World Health
Organization. September 17,2022. February 28,2024. https://www.who.int/home/search-
results?indexCatalogue=genericsearchindex1&searchQuery=Medication%20Without
%20Harm&wordsMode=AnyWord
2. World Health Organization. WHO launches global effort to halve medication-
related errors in 5 years. World Health Organization. March 29, 2017. February 28,2024.
https://www.who.int/news/item/29-03-2017-who-launches-global-effort-to-halve-
medication-related-errors-in-5-years
3. Thị Thu Vân T, Quang Lộc Duyên V, Thị Linh Tuyền N. Nghiên cứu tình hình sai
sót liên quan đến thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải
năm 2021. VMJ. 2022;516(2). doi:10.51298/vmj.v516i2.3073
4. Đỗ VT, Đỗ HNT, Nguyễn ND, Nguyễn Đức C. Thực trạng sai sót trong sử dụng
thuốc ở bệnh nhân được điều trị nội trú tại trung tâm y tế thị xã Bến Cát năm 2023. VMJ.
2024;534(1). doi:10.51298/vmj.v534i1.8047
5. Tariq RA, Vashisht R, Sinha A, Scherbak Y. Medication Dispensing Errors and
Prevention. In: StatPearls. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; May 2, 2023.
6. Sutherland A, Canobbio M, Clarke J, Randall M, Skelland T, Weston E. Incidence
and prevalence of intravenous medication errors in the UK: a systematic review. Eur J
Hosp Pharm. 2020;27(1):3-8. doi:10.1136/ejhpharm-2018-001624
7. Bảo hiểm Bảo Việt: Rủi ro và những khái niệm liên quan trong Bảo hiểm.
February 28,2024. https://www.baoviet.com.vn/insurance/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-
thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan-tho/Rui-ro-va-nhung-khai-niem-lien-quan-trong-Bao-
hiem/201/3474/MediaCenterDetail/
8. National Coordinating Council for Medicatiom Error Reporting and Prevention.
About Medication Errors. National Coordinating Council for Medicatiom Error
Reporting and Prevention. June 30, 20015. February 28,2024.
http://www.nccmerp.org/about-medication-errors
9. Bộ Y Tế. Tài liệu đào tạo liên tục về An toàn người bệnh. Bộ Y Tế Cục Quản Lý
Khám Chữa Bệnh. June 20,2015. https://kcb.vn/thu-vien-tai-lieu/tai-lieu-dao-tao-lien-
tuc-ve-an-toan-nguoi-benh.html
10. National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention.
NCC MERP Index for Categorizing Medication Errors. National Coordinating Council
for Medication Error Reporting and Prevention. 2013. February 29,2024.
https://www.nccmerp.org
11. Huỳnh Thị Hông Gấm. Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc. Bệnh viện Từ
Dũ. March 3, 2024. https://www.tudu.com.vn/cache/1316485_Phong-ngua-sai-sot-trong-
su-duong-thuoc.pdf?fbclid=IwAR2c-
3QZcxCd_sKtAEiPCQTwQFJ4U_MXmSAPXZy0CFSakBI8TloBqgf-fxI
12. FDA. Working to Reduce Medication Errors. FDA. August 23, 2019. February
29,2024. https://www.fda.gov/drugs/information-consumers-and-patients-drugs/working-
reduce-medication-errors
13. Eman Ali Abdalla, Iman Hassan Abdoon, Bashier Osman, Wadah J.A.Osman,
Elwasila M.Mohamed. Perception of medication errors’ causes and reporting among
Sudanese nurses in teaching hospitals. ScienceDirect. (2020).51:
https://doi.org/10.1016/j.apnr.2019.151207
14. Hodkinson, A., Tyler, N., Ashcroft, D.M. et al. Preventable medication harm
across health care settings: a systematic review and meta-analysis. BMC Med.
(2020).18(313). https://doi.org/10.1186/s12916-020-01774-9
15. Elliott RA, Camacho E, Jankovic D, et al. Economic analysis of the prevalence
and clinical and economic burden of medication error in England. BMJ Quality & Safety.
(2021). 30(2):96-105. https://doi.org/10.1136/bmjqs-2019-010206
16. Roughead, Elizabeth E, Semple, Suán J, Rosenfeld, Ellie. The extent of
medication errors and adverse drug reactions throughout the patient journey in acute
care in Australia.International Journal of Evidence-Based Healthcare.(2016).14(10:113-
122. https://doi.org/10.1097/XEB.0000000000000075
17. Mekonnen AB, Alhawassi TM, McLachlan AJ, Brien JE. Adverse Drug Events
and Medication Errors in African Hospitals: A Systematic Review. National Library of
Medicie.(2018).5(1):1-24. doi:10.1007/s40801-017-0125-6
18. Thomas, B., Paudyal, V., MacLure, K. et al. Medication errors in hospitals in the
Middle East: a systematic review of prevalence, nature, severity and contributory factors.
Springer Link.(2019).75:1269-1282. https://doi.org/10.1007/s00228-019-02689-y
19. Bộ Y Tế. Mít tinh hưởng ứng “Ngày An toàn người bệnh Thế Giới năm 2022”.
Ngày 17 tháng 9 năm 2022. Ngày14 tháng 03 năm 2024. https://moh.gov.vn/tin-tong-
hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/mit-tinh-huong-ung-ngay-an-toan-nguoi-
benh-the-gioi-nam-2022-mit-tinh-huong-ung-ngay-an-toan-nguoi-benh-the-gioi-nam-
2022-
20.
PHỤ LỤC
Bệnh viện:………………………………….
Mã bệnh án/đơn thuốc:………….…..……
MẪU PHIẾU PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3547/QĐ-BYT ngày 22 tháng 07 năm 2021của Bộ trưởng Bộ
Y tế1)
Họ và tên người bệnh Tuổi: Nam/Nữ:

Ngày2 Can Vấn đề liên quan đến thuốc4 Ý kiến tư vấn của người Ý kiến của người kê
thiệp làm công tác DLS5 đơn
3
lần

01 Thuốc can thiệp6:…………… ............................................ □ Đồng ý


............................................. ............................................ □ Không đồng ý.
................................................ ............................................ Lý do:..............................

[Ký và ghi rõ họ tên]


[Ký và ghi rõ họ tên] [Khoa:.....................]

____________________
1
Mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc tại Phụ lục 1 được lưu trong bệnh án và khoa dược/bộ phận
dược lâm sàng (bản giấy hoặc bản điện tử với các cơ sở y tế đang thực hiện bệnh án điện tử).
2
Ghi ngày dược sĩ thực hiện can thiệp.
3
Đánh số theo thứ tự can thiệp thực hiện.
4
Trình bày chi tiết vấn đề, ghi mã vấn đề tương ứng (nếu có).
5
Trình bày chi tiết ý kiến can thiệp, ghi mã vấn đề tương ứng (nếu có).
6
Ghi tên hoạt chất (tên thương mại)/tên thuốc + nồng độ/hàm lượng của thuốc chính trong can
thiệp.

You might also like