You are on page 1of 40

ĐỀ CƯƠNG MÁY XẾP DỠ

ĐỀ 1
Câu 1: Nêu nhiệm vụ của hệ thống truyền động trên các máy xếp dỡ? Vì sao phải bố trí hệ
thống truyền động trên các máy xếp dỡ? Quan sát sơ đồ sau và cho biết sơ đồ gì? Nêu chú
thic và phân tích tóm lược chức năng các phần tử trong sơ đồ đó
- Nhiệm vụ: truyền chuyển động từ động cơ tới các cơ cấu và bộ phận công tác. Cho phép biến
đổi tốc độ, lực và momen đôi khi biến đổi cả dạng và quy luật chuyển động
- Vì:
• Lực cản và momen cản của các cơ cấu trong công tác thường rất lớn so với momen xoắn
sinh ra trên trục động cơ.
• Tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác nói chung khác với tốc độ hợp lý của các động
cơ tiêu chuẩn (tốc độ bộ phận công tác thường thấp hơn tốc độ của động cơ) nếu chế tạo
động cơ có tốc độ thấp, momen xoắn lớn thì kích thước lớn và giá thành đắt.
• Cần thiết truyền động từ 1 động cơ đến nhiều cơ cấu làm việc với các chế độ khác nhau.
• Động cơ thực hiện chuyển động quay nhưng bộ phận công tác cần chuyển động tịnh tiến
hoặc chuyển động với tốc độ thay đổi theo 1 quy luật nào đó.
• Vì điều kiện sử dụng, an toàn lao động hoặc vì khuôn khổ kích thước của máy.
- Tên sơ đồ: Sơ đồ hệ thống truyền động phối hợp (cho máy trục)

- Chú thích và chức năng các phần tử


1. Động cơ Diesel: biến hóa năng thành cơ năng ở dạng quay trên trục động cơ.
2. Máy phát điện: Biến đổi cơ năng từ động cơ 1 để biến thành điện năng.
3. Mô tơ điện: Nhận điện năng từ máy phát điện, chuyển hóa thành cơ năng làm quay
hộp giảm tốc.
4. Hộp giảm tốc: Giảm tốc độ và tăng momen của động cơ cho phù hợp với momen ở các
công tác.
5. Bộ truyền bánh răng hở: Truyền chuyển động quay từ trục đầu ra của hộp giảm tốc
sang trục bánh xe số 6.
6. Bánh xe: Đỡ toàn bộ khối lượng của máy xếp dỡ đồng thời nhận cơ năng dưới dạng
quay của hệ chuyển động để di chuyển phương tiện.
7. Tang quấn cáp của tời nâng: biến chuyển động quay của trục thành chuyển động tịnh
tiến của cáp. Quấn hoặc nhả cáp tùy theo mục đích nâng hay hạ hàng.
8. Cơ cấu quay cần trục: Quay cần theo các phương khác nhau quanh trục đứng đặt phía
trên phương tiện.
Câu 2: Dựa vào hình vẽ sau đây hãy nêu tên gọi và chú thích các chi tiết của thiết bị xếp dỡ?
Trình bày công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lí làm việc của thiết bọ xếp dỡ này?
 Tên gọi: Sơ đồ cấu tạo băng tấm

 Chú thích:
1. Động cơ điện.
2. Khớp nối động cơ điện với hộp giảm tốc.
3. Hộp giảm tốc.
4. Khớp nối hộp giảm tốc với đĩa xích chủ động.
5. Đĩa xích chủ động.
6. Xích kéo.
7. Ray hướng dẫn con lăn.
8. Kết cấu thép khung đỡ băng.
9. Tấm lát có thành.
10.Thiết bị căng băng kiểu vít.
11. Đĩa xích bị động
 Công dụng: Băng tấm dùng để vận chuyển các loại vật liệu nóng, vật liệu dạng cục to, có cạnh
sắc.
 Phân loại:
- Theo tiết diện của hàng trên băng,chia thành 2 loại: băng tấm không có thành bên và băng tấm có
thành bên.
- Theo số xích kéo,chia thành 2 loại: băng tấm 1 xích kéo và băng tấm 2 xích kéo.
 Cấu tạo
- Bộ phận mang hàng: các tấm thép.
- Bộ phận kéo: dây xích kéo.
- Thiết bị kéo: đĩa xích.
- Cụm truyền động gồm: động cơ điện-khớp nối-hộp giảm tốc truyền động cho đĩa xích chủ động.
 Nguyên lý hoạt động: Cụm truyền động (động cơ điện- khớp nối- hộp giảm tốc) truyền động làm
đĩa xích chủ động quay. Truyền động giữa đĩa xích chủ động và dây xích dựa theo nguyên lý
truyền động ăn khớp. Trên xích kéo có gắn các tấm lát chứa hàng, vì vậy khi xích chuyển động sẽ
làm các tấm lát chứa hàng chuyển động theo.Hàng vận chuyển được cấp ở đĩa xích bị động và
được vận chuyển cùng dây xích và tấm thép chứa hàng. Hàng được dở tải ở bộ phận dở tải phía
đĩa xích chủ động.

ĐỀ 2
Câu 1: Trình bày các thông số cơ bản của máy trục? Các thông số đó có ý nghĩa gì trong
việc khai thác và sử dụng máy trục? Quan sát hinh vẽ sau và cho biết sức nâng và tầm với
giớ hạn của cần trục là bao nhiêu ? Khi làm việc ở tầm với 25m cần trục nâng được tối đa
bao nhiêu?

• Thông số cơ bản và ý nghĩa


1. Sức nâng Q (tấn): là trọng lượng lớn nhất của vật nâng mà máy trục được phép nâng ở một
trạng thái làm việc nhất định của máy
2. Tầm với R(m): là khoảng cách theo phương ngang tính từ tâm thiết bị mang vật đến trục quay
của máy
3. Khẩu độ L(m): Là khoảng cách theo phương ngang giữa đường trục của 2 đường ray mà trên
đó máy trục di chuyển
4. Chiều cao nâng H(m): Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt bằng nơi máy đứng đến
tâm thiết bị mang vật ở vị trí cao nhất
5. Chiều sâu hạ H’ (m):Là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt nền cần trục đến
trọng tâm của bộ phận mang hàng ở vị trí thấp nhất bên dưới mặt đường ray
6. Momen hàng M (Tm) : là tích giữa sức nâng và tầm với
7. Các thông số động học
- Vận tốc nâng ( hạ) vật: là tốc độ chuyển động tịnh tiến lên, xuống của vật nâng
- Vận tốc di chuyển máy trục: là tốc độ chuyển động thẳng của máy trục theo phương ngang
- Vận tốc quay của phần quay: là tốc độ chuyển động quay của phần quay của máy trục quay
quanh trục thẳng đứng của máy n ( vòng/phút)
- Vận tốc thay đổi tầm với trung bình: là tốc độ trung bình của chuyển động thay đổi tầm với của
các cần trục có cần khi thay đổi tầm với từ nhỏ nhất đến lớn nhất
- Vận tốc di chuyển xe tời: là tốc độ chuyển động thẳng của xe tời theo phương đường ray của xe
tời bố trí trên kết cấu máy trục
8. Tự trọng của máy trục: là trọng lượng bản thân của toàn bộ các bộ phận của máy trục
9. Tổng công suất các động cơ của các thiết bị trên máy
10. Đường đặt tính trọng tải: là đồ thị được mô tả với mối quan hệ giữa sức nâng tầm với và
chiều cao nâng
11. Các kích thước hình học cơ bản của máy trục
• Tầm với giới hạn: min là …..m và max là ….m
• Sức nâng giới hạn: max là …..tấn
• Khi làm việc ở tầm với 25m thì sức nâng là: …..tấn
Câu 2: Quan sát hình vẽ và nêu tên gọi, công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyện lí làm việc,
của thiết bị xếp dỡ sau? Cho biết hình b và c vẽ các dạng bang gì? Chú thích các chi tiết
trên hình vẽ

• Tên gọi: Sơ đồ cấu tạo băng đai cao su


• Công dụng: dùng để vận chuyển vật liệu rời dạng hạt, cục nhỏ như: than đá, quặng,… Vật liệu
xây dựng (cát,đá,sỏi…)
• Phân loại
- Theo sơ đồ bố trí băng: băng ngang, băng nghiêng, băng phối hợp
- Theo cách bố trí con lăn trên nhánh có tải: băng phẳng, băng lòng máng
• Cấu tạo: gồm
- Bộ phận mang hàng: dây băng cao su
- Bộ phận kéo: dây băng cao su
- Thiết bị kéo: trống chủ động
- Cụm truyền động gồm: động cơ, khớp nối, hộp giảm tốc truyền động cho trống chủ động
- Trống bị động: kết hợp cùng với trống chủ động để huongs dẫn chuyển động cho dây băng
thành một vòng kín
- Thiết bị dỡ dây băng: con lăn đỡ nhánh băng mang tải và con lăn đỡ nhánh băng không tải
- Kết cấu thép đỡ của băng: làm giá đỡ các cơ cấu, thiết bị công tác của băng
- Thiết bị vào tải cho băng
- Thiết bị đỡ tải khỏi băng
- Thiết bị khác: thiết bị làm căng băng, sạch băng
• Nguyên lí làm việc:
- Cụm truyền động gồm: động cơ điện-khớp nối – hộp giảm tốc truyền động làm trống chủ
động quay. Truyền động giữa tang trống chủ động và dây băng dựa theo nguyên lí truyền
động ma sát: khi trống chủ động quay, do lực ma sát giữa trống và dây băng làm cho dây
băng chuyển động.Hàng vận chuyển được cấp vào băng qua phễu 4, hàng chuyển động cùng
với dây băng và đỡ tải qua bộ phận đỡ tải 8
• Hình b: Băng nằm nghiêng
• Hình c: băng phối hợp
• Chú thích
1. Trống chủ động 8. Phễu đỡ tải
2. Trống bị động 9. Động cơ điện
3. Dây băng 10. Hộp giảm tốc
4. Phễu vào tải 11. Khớp nối hộp giảm tốc
5. Con lăn đỡ nhánh có tải 12. Thiết bị căng băng
6. Con lăn đỡ nhánh không tải 13. Thiết bị làm sạch băng
7. Trống trung gian 14. Kết cấu thép khung đỡ băng

Đề 3

Câu 1: (5 điểm) Tại sao cần phân loại chế độ làm việc của máy trục và các cơ cấu của máy trục
theo các nhóm chế độ làm việc tiêu chuẩn? Cho biết cách xác định nhóm chế độ làm việc của máy
trục theo TCVN 5862 – 1995? Hãy xác định nhóm chế độ làm việc của máy trục: Biết tổng số chu
kỳ vận hành của máy là 300.000 chu kỳ và sơ đồ phổ tải có dạng như hình vẽ:

Mục đích:
- Thống nhất về điều kiện sử dụng giữa người thiết kế và người chế tạo và người sử dụng máy mà chủ
yếu là ở mức độ sử dụng máy theo tgian và mức độ chất tải, người ta phân loại các máy trục và cơ cấu
máy theo nhóm chế độ làm việc tiêu chuẩn
- Cung cấp các điều kiện làm việc cơ bản phải tính đến khi tiến hành thiết kê kết cấu loại và thiết kế các
cơ cấu máy trục nhằm đạt mức độ an toàn và các yêu cầu về tuổi thọ đối với máy trục
Cách xác định
𝐾𝑝 =0,1.13 +(0,6-0,1). 0,43 +(1-0,6). 0,13 =0,126→ 𝑄2
T=300000 CK→ 𝑈5
Hợp 𝑄2 và 𝑈5 → 𝐴4

Câu 2: (5 điểm) Nêu tên gọi, công dụng, phân loại, cấu tạo ( chú thích cho hình vẽ), đặc điểm và
nguyên lý làm việc của thiết bị xếp dỡ sau? Cho biết tên gọi của các sơ đồ a,b,c?
Tên gọi: –cầu trục 2 dầm kết cấu hợp với các thông số cơ bản
Công dụng: là máy dùng để xếp dở vận chuyển trong các nhà kho và phân xưởng sửa chữa lắp rắp cơ
khí, các phân xưởng luyện kim
Phân loại
- Theo công dụng: có các loại cầu trục công dụng chung và cầu trục chuyên dụng. Cầu trục công dụng
chủ yếu dùng với móc treo để xếp dỡ, lắp rắp và sửa chữa máy móc.
- Theo kết cấu thép dầm cầu: có loại cầu trục 1 dầm và 2 dầm
- Theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển cầu trục có loại cầu trục tựa và cầu trục treo
- Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu
trục có các loại: cầu trục dẫn động
chung và cầu trục dẫn động riêng
Nguyên lý làm việc: Động cơ sẽ truyền
tải điện giúp cho cầu trục hoạt động,
truyền đến các khớp nối của hộp giảm
tốc, sau đó truyền chuyển động giúp cho
bánh xe di chuyển hiệu quả từ đó làm
chuyển động toàn bộ dầm chính gắn
trên các dầm đầu. Phanh trong cầu trục
giúp hãm khi cần thiết.
1. Ca bin điều khiển
2. Dầm chính
3. Xe con mang hàng
4. Cụm bánh xe di chuyển cẩu
5. Dầm chính
6. Dầm đầu
ĐỀ 4:
Câu 1: Các hệ pa-lăng ở hình 1,2,3 là hệ pa-lăng gì? Nêu đặc điểm hệ pa-lăng này? Hệ pa-
lăng này thường được sử dụng trong cơ cấu nâng của những loại máy trục nào? Tính lực
căng lớn nhất trong dây cáp khi thực hiện quá trình nâng hàng?(=0,96 và Q= 10T)

• Hình 1,2,3 đều là hệ pa-lăng thuận


- Hình 1: pa-lăng đơn loại 1
- Hình 2: pa-lăng đơn loại 2
- Hình 3: pa-lăng kép
*Đặc điểm:
-Pa-lăng đơn loại 1:
+ Là pa-lăng có nhánh cáp ra khỏi palang từ puly cố định phía trên. Có số puly n bằng số nhánh
cáp treo vật m
+ Thường được dùng trên các cần trục quay kiểu cần
-Pa-lăng đơn loại 2:
+ Là palang có nhánh cáp ra khỏi palang từ puly di động phía dưới. Có số nhánh cáp treo vật m
bằng số puly trong hệ palang n cộng với 1
+ Thường được dùng trên các palang điện và 1 số tời nâng đặt ở trên cao (tời của cầu trục, cổng
trục…)
-Palang kép:
+ Là loại palang có 2 đầu cáp đông thời cuốn lên tang. Palang kép được coi như 2 palang đơn loại 2
hợp thành. Trong palang kép có puly cân bằng với tác dụng giữ thăng bằng và chỉ quay để tự điều
chinh lực căng hoặc chiều dài trên 2 nhánh cáp 2 bên do sai lệch về kích thước
+ Thường được dùng trên các cầu trục, cổng trục
*Tính lực căng lớn nhất:
-Hình 1:
𝑄
Lực căng lớn nhất: Smax = 𝑎. (1)
𝑝 .
𝑖

Q = 10 T
𝑚 6
a: bội suất palang đơn loại 1 : a =𝑘 = =6
1
 ( 1− 𝑎 ) 0,96( 1− 0,966 )
Hiệu suất palang đơn loại 1: P1 = = = 0,87
𝑎 (1−  ) 6( 1−0,96 )
i:là số puly chuyển hướng ngoài palang: i=2
Thay vào (1) ta được Smax = 2,08 T
-Hình 2:
𝑄
Lực căng lớn nhất: Smax = 𝑎. (2)
𝑝 .
𝑖

Q = 10 T
𝑚 6
a: bội suất palang đơn loại 2 : a =𝑘 = =6
1
( 1− 𝑎 ) ( 1− 0,966 )
Hiệu suất palang đơn loại 2: P2 = 𝑎 (1−  ) = 6( 1−0,96 ) = 0,91
i:là số puly chuyển hướng ngoài palang: i=0
Thay vào (2) ta được Smax = 1,83 T
-Hình 3:
𝑄
Lực căng lớn nhất: Smax = 2 𝑎. (3)
𝑝 .
𝑖

Q = 10 T
𝑚 4
a: bội suất palang kép : a =𝑘 = =2
2
Do palang kép thực chất là 2 palang đơn loại 2 hợp thành có nhánh cáp ra khỏi palang từ puly di
động phía dưới nên  được tính theo công thức palang đơn loại 2
( 1− 𝑎 ) ( 1− 0,962 )
Hiệu suất palang kép: P3 = = = 0,98
𝑎 (1−  ) 2( 1−0,96 )
i:là số puly chuyển hướng ngoài palang: i=0
Thay vào (3) ta được Smax = 10,2 T
Câu 2:Trình bày công dụng, phân loại, cấu tạo và đặc điểm của thiết bị xếp dỡ như hình vẽ
bên? Dựa vào hình vẽ hãy chú thích đày đủ và nguyên lí hoạt động của loại thiết bị đó?
*Sơ đồ cấu tạo băng gầu đặt đứng
*Công dụng: Băng gầu là loại máy vận chuyển liên tục có bộ phận
kéo dùng để vận chuyển hàng rời theo phương thẳng đứng hoặc
phương gần thẳng đứng
*Phân loại: Theo bộ phận kéo, băng gầu phân làm 2 loại
-Băng gầu có bộ phận kéo là dây băng
-Băng gầu có bộ phận kéo là xích kéo
*Cấu tạo:
-Thiết bị công tác của băng gầu gồm:
+ Bộ phận mang hàng: các gầu tải
+ Bộ phận kéo: dây băng hoặc dây xích
+ Thiết bị dẫn động các bộ phận kéo: dùng trống chủ động hoặc xích
chủ động
-Thiết bị động lực và hệ truyền động: động cơ điện – khớp nối – hộp
giảm tốc
-Kết cấu thép khung đỡ băng
-Đầu băng ( phía trên ): dùng để dỡ trống chủ động ( hoặc xích chủ
động) đồng thời làm giá đỡ cụm truyền động
-Đế băng ( phía dưới): dùng để đỡ trống bị động ( hoặc đĩa xích bị động), ở đế băng có bố trí thiết
bị căng băng
-Vỏ băng: dùng bao kín kết cấu băng
*Đặc điểm: -Chiều cao nâng hàng của băng gầu đạt tới H=(30/40) m
-Nâng suất vận chuyển đạt: P=(5/600) m3/h
-Băng gầu dùng dây băng: chuyển động êm, tốc độ có thể đạt V=(2,5/3,5) m/s
-Băng gầu dùng xích kéo: có thể nâng hàng lên cao H=60m, tốc độ V ≤ 1,5 m/s. Công suất chi phí
khi làm việc lớn
-Đối với băng tải nhờ lực li tâm thì vận tốc góc của trống chủ động phải đảm bảo một giá trị đủ lớn
*Chú thích
1.Trống bị động
2.Đế băng
3.Cửa vào tải
4.Kết cấu thép đỡ băng
5.Dây băng
6.Gầu
7.Trống chủ động
8.Đầu băng
9.Cửa đỡ tải
10.Động cơ điện
11.Thiết bị chống quay ngược và kiểm
soát tốc độ quay
*Nguyên lí làm việc:
-Khi làm việc: động cơ điện hoạt động, thông qua khớp nối và hộp giảm tốc
truyền động (qua trục trống chủ động) làm trống chủ động quay
-Khi trống chủ động quay, nhờ mơ sát với bề mặt trống chủ động với dây
băng làm dây băng chuyển động ( truyền động ma sát)
-Dây băng chuyển động, trên dây băng có gắn các gầu làm các gầu chuyển
động cùng với dây băng
-Hàng vận chuyển được cấp vào băng qua cửa cấp tải 3 ở phía dưới
-Các gầu chuyển động cùng dây băng tiến hành múc hàng vào gầu, gầu mang
hàng di chuyển cùng dây băng và dỡ hàng khỏi gầu qua cửa dỡ tải 9 ở phía
trên ( đầu băng)
ĐỀ 5
Câu 1: Trình công dụng, phân loại gầu goạm? Dựa vào hình vẽ sau cho
biết tên gọi, cấu tạo (Chú thích các chi tiết cho phù hợp), nguyên lý làm
việc của gầu ngoạm sau? Cho biết bội suất của pa lăng đóng mở má gầu
có ảnh hưởng gì đến việc khai thác gầu ngoạm?

 Công dụng:
- Thiết bị ngoạm hàng rời là thiết bị mang hàng chuyên dùng để bốc xếp các
loại hàng rời, hạt, cục, vật liệu xây dựng: cát, đá sỏi,...
Gầu ngoạm được sử dụng rộng rãi để lắp trên các cầu trục để xếp dỡ hàng tại
rời tại các cảng, kho bãi, nhà ga, công trường khai thác sỏi, các nhà máy sản
xuất vật liệu xây dựng.
 Phân loại:
Phân loại theo số cáp dẫn động cho gầu:
• Gầu ngoạm 1 cáp.
• Gầu ngoạm 2 cáp và gầu ngoạm 4 cáp.
Phân loại theo số má gầu (cánh gầu):
• Gầu ngoạm 2 má: sừ dụng khi bốc xếp hàng dạng bột, cục nhỏ...
• Gầu ngoạm nhiều má (4, 6, 8) má gầu: sử dụng để bốc hàng loại cục lớn,
gỗ cành, sắt thép vụn,...
Phân loại theo phương pháp dẫn động đóng mở má gầu:
• Gầu ngoạm dẫn động bằng cáp (1 cáp, 2 cáp, 3 cáp,...)
• Gầu ngoạm dẫn động trực tiếp: dẫn động đóng mở má gầu nhờ: động cơ
điện, xilanh thủy lực hoặc phối hợp của 2 loại trên.
 Tên gọi: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của gầu ngoạm 2 cáp
 Cấu tạo gồm:
1. Thanh kéo.
2. Lỗ dẫn cáp.
3. Cáp đóng mở má gầu.
4. Cáp giữ gầu (cáp nâng gầu).
5. Tang treo gầu.
6. Tang đóng mở má gầu
7. Dầm ngang trên (cụm xà ngang trên).
8. Má gầu (cánh gầu).
9. Dầm ngang dưới (cụm xà ngang dưới).
 Nguyên lý làm việc: 4 giai đoạn.
• Giai đoạn I: Hạ gầu xuống đống vật liệu.
Nhả 2 dây cáp khỏi tang của tời để hạ đồng thời 2 dây cáp 3 và 4.
Trong lúc hạ gầu, tốc độ của cáp số 3 lớn hơn của cáp số 4.
Do cáp 3 thả chùng cụm 9 và cụm puly xà dưới hạ xuống nên chuyển động ra
xa so với cụm 7.
Do trọng lượng má gầu nên má gầu xoay quanh chốt liên kết với cụm 9 và
được mở ra.
Cuối giai đoạn hạ, miệng gầu cắm vào đống vật liệu.
• Giai đoạn II: Gầu múc vật liệu (ngoạm) vào trong gầu:
Sau giai đoạn I, miệng gầu cắm vào đóng vật liệu, thả chùng cáp 4, kéo căng
cáp 3 lên.
Do cáp 3 kéo lên nên cụm 9 chuyển động nâng lên tiến về phía cụm 7.
2 má gầu xoay quanh khớp liên kết với cụm 9 tiến hành ngoạm hàng vào trong
gầu.
Cuối giai đoạn múc, 2 má gầu đóng kín, vật liệu được ngoạm chứa đầy trong
gầu.
• Giai đoạn III: Giai đoạn nâng gầu chứa đầy hàng.
Kéo đồng thời 2 cáp 3 và 4 với tốc độ như nhau, gầu chứa hàng sẽ được nâng
lên ở độ cao nâng cần thiết.
Điều khiển quay phần quay của cần trục để đưa gầu ngoạm vào vị trí dở hàng.
• Giai đoạn IV: Dỡ hàng khỏi gầu.
Di chuyển đến vị trị dỡ hàng, hạ gầu có hàng xuống độ cao dở tải cần thiết.
Giữ nguyên cáp 4, thả chùng cáp 3.
Do trọng lượng 2 má gầu, cụm 9 chuyển động ra xa so với cụm 7.
Má gầu xoay quanh chốt liên kết với cụm 9 và tiến hành mở ra.
Hàng được dỡ khỏi gầu.
Sau khi đã dở hết hàng, quay phần quay của trục quay về vị trí múc hàng, khi
đến vị trị ban đầu, kết thúc một chu kỳ làm việc.
 Ảnh hưởng của bội suất:
Hệ palang thuận thì bội suất đóng mở má gầu tăng làm cho lực căng cáp giảm
thời gian đóng mở gầu chậm. Và ngược lại.
Bên cạnh đó, khi bội suất palang m=3:6 nhằm làm tăng lực cắt trên lưỡi cắt của
má gầu khi múc vật liệu.
Câu 2: Trình bày đặc điểm, công dụng, phân loại, cấu tạo, các chuyển động
công tác và cách bố trí các cơ cấu trên cổng trục? Dựa vào hình vẽ hãy chú
thích đầy đủ và cho biết cổng trục dưới đây có sức nâng, khẩu độ, chiều cao
nâng là bao nhiêu?

 Đặc điểm:
Cổng trục là loại máy trục kiểu cầu, làm việc ngoài trời có cầu trên liên kết với
chân đỡ tạo thành hình cổng. Chân đỡ liên kết với các bánh xe di chuyển trên ray
(đặt trên nền) hoặc di chuyển trên bánh lốp.
 Công dụng:
Cổng trục có công dụng chung dùng để xếp dỡ vận chuyển hàng thể khối, vật liệu
rời trong các kho bãi, bến cảng hoặc nhà ga, đường sắt.Cổng trục dùng để lắp ráp
được dùng trong lắp ráp thiết bị trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các công trình
năng lượng và lắp ráp các công trình giao thông. Thiết bị mang vật của cổng trục
thường là: móc treo, gầu ngoạm, hoặc nam châm điện.
Cổng trục chuyên dùng thường được đùng để phục vụ trong nhà máy thủy điện.
 Phân loại:
Căn cứ vào kết cấu cầu trên, cổng trục phân thành 2 loại:
• Cổng trục không có conson.
• Cổng trục có conson.
Căn cứ vào liên kết giữ đầu conson và dầm chính cầu trên, cổng trục phân thành 2
loại:
• Cổng trục có conson cứng.
• Cổng trục có conson mềm.
Căn cứ vào liên kết giữa cầu trên với chân đỡ, cổng trục chia thành 2 loại:
• Cổng trục có 2 chân cứng.
• Cổng trục có chân cứng, chân mềm.
Căn cứ vào số lượng dầm chính, cổng trục chia thành 2 loại:
• Cổng trục 1 dầm.
• Cổng trục 2 dầm.
Căn cứ vào hình thức kết cấu thép, cổng trục phân thành 2 loại:
• Cổng trục kết cấu kiểu dầm hộp.
• Cổng trục kết cấu kiểu dầm giàn không gian.
Căn cứ vào công dụng, cổng trục chia thành các loại:
• Cổng trục có công dụng chung.
• Cổng trục có công dụng đặc biệt (chuyên dùng): dùng trong trong xây dựng,
lắp ráp.
• Công trục chuyên dùng xếp dỡ container.
Căn cứ vào cơ cấu di chuyển cổng trục, cổng trục chia thành 2 loại:
• Cổng trục di chuyển bằng bánh xe trên ray RMG.
• Cổng trục di chuyển bằng bánh lốp RTG.
 Cấu tạo:
Kết cấu cổng trục gồm: dầm chính, chân đỡ, giằng chân, bánh xe di chuyển cổng
trục, tang quấn cáp điện.
 Các chuyển động công tác, cách bố trí trên cổng trục:
Nâng hạ hàng theo phương thẳng đứng: được thực hiện nhờ cơ cấu nâng bố trí trên
xe con (xe tời).
Di chuyển hàng theo phương ngang: khi xe con (palang) di chuyển dọc cầu trên,
thực hiện nhờ cơ cấu di chuyển xe con (đặt trên xe con hoặc đặt ngoài xe con- di
chuyển hàng bằng cáp kéo).
Cần trục treo hàng và di chuyển trên 2 đường ray đặt dọc theo kho bãi: nhờ cơ cấu
di chuyển cổng trục.
 Tên, chú thích, có sức nâng, khẩu độ, chiều cao nâng :
Tên gọi: Cổng trục kết cấu dầm hộp
Chú thích:
1. Bánh xe.
2. Chân đỡ.
3. Carbin.
4. Dầm chính.
5. Lan can sàn lát bảo dưỡng.
6. Cơ cấu di chuyển xe con.
7. Cơ cấu di chuyển.
Sức nâng: Q=10T.
Khẩu độ: L=32000m.
Chiều cao nâng: H=11000m.

ĐỀ 6
Câu 1: (5 điểm)
Dựa vào hình vẽ bên cho biết đây là hình vẽ sơ đồ gì?
- Chú thích, nêu rõ chức năng các phần tử, Nguyên lý hoạt động của sơ đồ?
- Hãy cho biết công thức tính công suất yêu cầu của động cơ (trong sơ đồ hình
bên)
- Chú thích rõ các đại lượng cùng thứ nguyên của các đại lượng đó
Câu 2: (5 điểm) Nêu đặc điểm, phân loại các máy nâng gầu? Nêu tên gọi và
chú thích cho hình vẽ sau ? nêu nguyên tắc làm việc của máy nâng gầu?
Nêu các nguyên công làm việc của máy nâng gầu khi làm việc ở chế độ máy
xếp dỡ ?
Tên gọi:

Phân loại

Đ

c
đi

m
Đề 7
Câu 1: (5 điểm) Quan sát sơ đồ sau cho biết công thức tính lực cản
chuyểnđộng khi cần trục di chuyển trênray? Hãy cho biết công thức tính
công suất yêu cầu của động cơ cơ cấu di chuyển và nêu rõ các đại lượng
cùng thứ nguyên của các đại lượng trong công thức?

Câu 2: (5 điểm) Nêu công dụng, phân loại cần trục tự hành? Nêu cấu tạo
và các chuyển động công tác của cần trục trên hình vẽ? cần trục này có
được phép mang hang di chuyển không? Kẻ lại bảng và diền số thích
hợp vào dấu “?” Cho biết sức nâng của cần trục tại các vị trí phụ thuộc vào
những yếu tố gì?

ĐỀ 8
Câu 1: Dựa vào các hình vẽ sau: hãy gọi tên các sơ đồ, chú thích các phần
tử và nêu chức năng các phần tử trong sơ đồ hình a. Nêu ưu nhược điểm
của các dạng sơ đồ này
*Tên gọi:
-Hình a: Sơ đồ truyền động chung có trục truyền quay chậm
-Hình b: Sơ đồ truyền động chung có trục truyền quay trung bình
-Hình c: Sơ đồ truyền động chung có trục truyền quay nhanh
- Hình d: Sơ đồ truyền động riêng
*Chú thích và chức năng các phần tử hình a
1.Động cơ điện: biến điện năng thành cơ năng, làm quay trục động cơ
2.Tang quấn cáp; biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
3.Khớp nối và phanh:hãm hoặc dừng cơ cấu lúc cần thiết
4.Hộp giảm tốc:giảm tốc độ và tăng momen xoắn
5.Trục truyền quay chậm
6.Bánh xe di chuyển
*Ưu nhược điểm
-Truyền động riêng: kết cấu nhỏ gọn, giữa các bánh xe không có liên kết cơ khí.
Dễ xuất hiện hiện tượng di chuyển lệch cần trục
-Truyền động chung: hai bánh xe ở 2 bên dây di chuyển đều hơn
+ TĐC có trục truyền quay chậm
.Ưu: dùng 1 hốp giảm tốc
.Nhược: ntr giảm => Mx tăng => trục nặng
+ TĐC có trục truyền quay nhanh
.Ưu: ntr tăng => Mx giảm => đường kính nhỏ, trục nhẹ
.Nhược: Yêu cầu lắp ráp chính xác và dùng 2 hộp giảm tốc
+ TĐC có trục truyền quay trung bình
.Ưu: ntr trung bình => Mx trung bình => kích thước vừa phải
.Nhược: sử dụng 2 bánh răng hở
Câu 2: Một máy vận chuyển liện tục có cấu tạo như hình vẽ: Hãy cho biết
tên gọi, đặc điểm,công dụng, phân loại, cấu tạo ( chú thích các chi tiết trên
hình vẽ) và nêu nguyên lí làm việc
*Tên gọi: kết cấu băng vít
*Đặc điểm:
- Cụm truyền động băng vít bao gồm: động cơ điện- khớp nối – hộp giảm tốc
dẫn động làm quay trục vít. Hàng vận chuyển được cấp vào băng vít qua cửa
cấp tải
- Do trục vít quay, các cách vít đẩy hàng vận chuyển di chuyển theo hướng dọc
trục của băng, hàng vận chuyển trong máng vít từ cửa vào tải tới cửa dỡ tải
- chiều dài vận chuyển của băng vít có thể đạt tới Ln = (50/60)m
*Công dụng: dùng để vận chuyển hàng dạng bột, bụi….
*Phân loại
- Căn cứ vào kết cấu của cánh vít
+ Băng vít với cánh vít liên tục – liền trục
+ Băng vít với cánh vít liên tục – không liền trục
+ Băng vít với cánh vít liên tục – cạnh có gân
+ Băng vít với cánh vít không liên tục – hình lá
-Căn cứ vào số đường ren của trục vít
+ Băng vít với trục vít có 1 đường ren
+ Băng vít với trục vít có nhiều đường ren
-Căn cứ vào chiều xoắn của đường ren trục vít
+Băng vít với trục vít có số đường ren phải
+Băng vít cới trục vít có số đường ren trái
*Cấu tạo
1.Động cơ điện
2.Hộp giảm tốc
3.Máng vít
4.Ổ treo trung gian
5.Cửa vào tải
6.Ổ đỡ cuối trục vít
7.Trục có gắn cánh vít
8,9.Cửa đỡ tải
*Nguyên lí làm việc: Cấp điện cho động cơ làm trục ra của động cơ quay,
momen quay này được truyền cho trục vít thông qua hộp giảm tốc và các khớp
nối. Trục vít quay, các cánh vít đẩy hàng theo phương dọc trục ( theo nguyên lí
cặp vít-đai ốc). Hàng vận chuyển trong máng vít từ cửa vào tải đến cửa ra tải

ĐỀ 9:
Câu 1: Trình bày đặc điểm, cấu tạo, phân loại, cách tính chọn và sử dụng an
toàn cáp thép? Dựa vào các hình vẽ hãy ghi ký hiệu cho các các sợi cáp có tiết
diện cắt ngang như hình vẽ ?

Trả lời:
 Đặc điểm:
Cáp thép là chi tiết dạng kết cấu dây mềm chịu lực được sử dụng phổ biến trên hầu
hết các máy trục. Cáp thép được dùng làm dây treo hàng, dây chằng buộc, giữ dây
treo trong các cơ cấu nâng hàng, nâng cần, kéo xe tời,....
 Cấu tạo:
Cáp thép được chế tạo từ các sợi cacbon tốt. Giới hạn bền tính toán b đạt 1400-
2000 N/m. Các sợi thép có đường kính 0.5-3.5mm được bện lại với nhau nhờ thiết
bị bện chuyên dùng tạo thành dây cáp. Ở giữa của dây cáp có lõi cáp.
 Phân loại:
Phân loại theo số lần bện:
• Cáp bện đơn: Cáp được bện trực tiếp từ các sợi thép bện quanh 1 sợi lõi. Cáp
bện đơn rất cứng, khó uốn khi qua các puly dẫn hướng loại cáp này chỉ dùng
làm giây giằng, buộc.
• Cáp bện kép: Các sợi thép được bện tạo thành các dảnh cáp là các cáp bện
đơn. Các dảnh cáp này lại được bện với nhau quanh 1 lõi cáp để tạo thành 1
dây cáp.
• Cáp bện ba: Các sợi thép bện lại tạo thành cáp bện đơn, các cáp bện đơn lại
tạo thành cáp bện kép. Các cáp bện kép được coi là dảnh cáp, bện quanh lõi
cáp một lần nữa tạo thành dây cáp bện ba.
Phân loại cáp theo chiều bện:
• Cáp bện xuôi: là cáp có các sợi thép bện thành dảnh cáp có cùng chiều với
chiều bện của các dảnh cáp tạo thành dây cáp.
• Cáp bện chéo: là cáp có chiều bện của các sợi thép tạo thành dảnh cáp ngược
với chiều bện của các dảnh cáp quanh lõi tạo thành dây cáp.
• Cáp bện hỗn hợp: là cáp mà các sợi thép trong 1 số dảnh cáp được bện xuôi,
trong các dảnh cáp khác thì bện chéo.
Phân loại cáp theo tiếp xúc giữa các sợi thép trong dây cáp:
• Cáp có sợi tiếp xúc điểm.
• Cáp có sợi tiếp xúc đường.
Phân loại cáp theo cấu tạo của lõi cáp:
• Cáp lõi cứng: Lõi cáp làm bằng thép
• Cáp lõi mềm: vật liệu làm cáp là các sợi đay.
 Cách tính chọn:
Cáp thép được chọn theo điều kiện sau: Smax.n ≤ Sđ
Trong đó:
− Smax : lực căng lớn nhất phát sinh trong cáp trong quá trình làm việc.
− Sđ: Lực kéo cứng cáp
− n: hệ số an toàn của cáp được chọn theo tiêu chuẩn tùy thuộc loại máy trục
và chế độ làm việc.
 Sử dụng an toàn cáp thép:
Sử dụng cáp theo đúng tính toán.
Không được nối dài thép.
Bảo dưỡng, bôi trơn cáp định kỳ bằng mỡ chuyên dùng.
Kiểm tra số sợi đứt trên từng bước cáp. Nếu số sợi đứt vượt quá giá trị cho phép
phải thay cáp để làm việc an toàn.
Ký hiệu cho các hình vẽ:
Hình 1:TK 6x19+1o.c
Hình 2: K 6x19+1o.c
Hình 3: K -06x19+1o.c
Câu 2: Nêu phạm vi sử dụng và đặc điểm làm việc của máy nâng chạc kiểu ô tô
nâng? Quan sát sơ đồ động học khung nâng của máy nâng chạc chú thích các
bộ phận và nêu nguyên lý hoạt động của thiết bị công tác này? Cho trọng lượng
khung động là G5, trọng lượng thiết bị số 6 (gồm bàn trượt, chạc và hàng) la
G6, bỏ qua các tổn hao hãy tính lực đẩy cần thiết của cần piston số 9?

Trả lời:
 Phạm vi sử dụng:
Sử dụng thích hợp khi xếp dỡ hàng ở các kho, bãi,... ở khu vực cầu tàu, các bến
cảng,... tại các khu vực làm việc ngoài trời, có thông gió,...
 Đặc điểm:
Tính cơ động cao, có khả năng tải lớn, khoảng cách cự ly vận chuyển tương đối
lớn, khả năng tự hành trên các mặt nền không đòi hỏi cao, thuận tiện bảo dưỡng,
sữa chữa thay thế phụ tùng. Tuy nhiên khi làm việc thải ra khi ô nhiễm, phát sinh
tàn lửa gây nguy hiểm có thể dẫn đến hỏa hoạn, khi làm việc có tiếng ồn nhiệt độ
của máy tăng trong quá trình làm việc.
 Chú thích:
1. Khung đỡ của máy
2. Dầm ngang của khung ngoài.
3. Xi lanh thủy lực nâng.
4. Khung ngoài.
5. Khung trong (khung động).
6. Bàn nâng.
7. Puli điều hướng xích.
8. Xích nâng.
9. Cần đẩy của xi lanh thủy lực nâng.
 Nguyên tắc hoạt động của thiết bị công tác này (Thiết bị nâng):
Khi máy nâng làm việc thực hiện chuyển động nâng hàng: cần đẩy (piston) số 9
của xi lanh thủy lực chuyển động đi lên nâng trục puly xích đồng thời truyền lên
thanh ngang trên làm khung động chuyển động đi lên.
Puly xích chuyển động nâng lên – dẫn hướng làm xích nâng chuyển động: xích
nâng chuyển động nâng lên kéo bàn nâng và cùng với nó là chạc cùng với hàng
treo trên chạc được chuyển động nâng lên.
 Tính lực đẩy cần thiết ở piston số 9:
Ứng lực nâng cần thiết trên piston trụ của xi lanh thủy lực nâng được xác định theo
công thức:
Sn=W1 +W2+W3+W4
Trong đó: W3 & W4 là lực cản của con lăn chính, phụ trên thanh định hướng
W3=W4=0 bé vì không có tổn thất.
2(𝑄+𝐺𝑏 ) 𝐺
Vậy: Sn=S9=W1+W2 = + đ
1 .2 2
Mà:
Gđ=G5
Q+Gb=G6 → S9=2G6+G5
1=2=1

ĐỀ 10
Câu 1: (5 điểm) Trình bày công dụng, đặc điểm, cấu tạo, phân loại tang quấn
cáp? Cho biết tang quấn cáp như hình a thuộc loại tang nào? Nêu cách xác
định kích thước cơ bản của tang quán một lớp cáp như hình b, hình c?

a)Tang bề mặt trơn

Công dụng

Đặc điểm:

Phân loại
- Theo cấu tạo: tang trục, tang côn, tang công
- Theo bền mặt: tang trơn, tang xẻ rảnh
- Theo số nhánh cáp quấn lên tang: tang đơn, tang kép
- Theo truyền lực tang đến cáp: tang kẹp đầu cáp, tang ma sát (ko kẹp đầu cáp)
- Theo phương pháp chế tạo: tang đúc, tang hàn
- Theo số lớp cáp: 1 lớp cáp, nhiều lớp cáp
Cách xác định(103)
Câu 2: (5 điểm) Trình bày đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy
nâng container kiểu cần? Hãy gọi tên sơ đồ sau và cho biết sức nâng của máy
phụ thuộc vào những yêú tố nào?
Đặc điểm
- Là máy nâng tự hành chuyên dụng, thực hiện
việc bốc, vận chuyển và xếp chồng container ở
các bãi hoặc trên ptien vận tải
- Có khả năng vươn xa khi xếp chồng các
container ở hàng thứ 2,3,4 so với vị trí đứng của
máy
- Có khả năng xếp chồng container lên tầng thứ
5,6

Tên sơ đồ: Máy nâng container kiểu cần và đặc tính tải trọng
Cấu tạo
Khung kẹp container
Cần
Xylanh nâng cần
Chốt đuôi cần
Nguyên lý hd
ĐỀ 11:
Câu 1: Dựa vào hình vẽ sơ đồ cơ cấu qua hãy chú thích các phần tử và chức
năng của các phần tử đó? Nêu nhiệm vụ và nguyên lí hoạt động của cơ cấu
quay trên cần trục?

Trả lời:
1. Động cơ điện chuyển điện năng
thành cơ năng.
2. Phanh: giảm tóc độ quay
3. Khớp nối: dẫn truyền chuyển
động
4. Hộp giảm tốc: giảm tốc độ
quay, tăng momen xoắn.
5.Bánh răng nhỏ: quay và chạy
quanh bánh răng lớn làm quay
phần quay trên cần trục
6.Bánh răng lớn: được cố định đề bánh răng nhỏ chạy quanh
Nhiệm vụ cơ cấu quay cần trục: làm quay phẩn quay trên cần trục.
Nguyên lí hoạt động: động cơ điện chuyển điện năng thành cơ năng, truyền
chuyển động qua khớp nối đến phanh và đến hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc làm giảm
momen xoắn sau đó hộp giảm tốc truyền chuyển động đến bánh quay nhỏ quay ăn
khớp với bánh răng lớn làm phần quay quay quanh phần cố định
Câu 2: Nêu công dụng, phân tích các thiết bị dừng và phanh? Chú thích các
chi tiết cho sơ đồ phanh sau? Nêu nguyên lí hoạt động của phanh? Trong sơ
đồ truyền động của các cơ cấu máy trục phanh thường bố trí ở đâu và vì sao ở
đó?
Trả lời:
-Thiết bị dừng:
+Công dụng: dùng chuyển
đổng của các cơ cấu không
cho cơ cấu chuyển động theo
chiếu ngược lại. Thiết bị bố
trí trên cơ cấu nâng cần trục
khi làm việc sẽ dừng chuyển
động của cơ cấu nâng khi cần
thiết, giữ vật nâng ở trạng
thái treo ngăn không cho trục
cơ cấu quay ngược lại để
không cho vật nâng bị hạ
xuống
+Phân loại: thiết bị dừng banh cóc và thiết bị dừng con lăn
-Thiết bị phanh:
+ Công dụng: ngừng hẳn chuyể động hoặc hạn chế tốc độ cơ cấu
+ Phân loại:
* Theo kết cấu phanh: phanh má, phanh đai, phanh đĩa, phanh nón, phanh li tâm
* Theo tác dụng bề mặt làm việc của phanh có cơ câu: phanh thường đóng và
phanh thường mở.
* Theo công dụng: phanh dừng và phanh hạn chế tốc độ
Tên các kí hiệu:
1. Bánh phanh 9. Lò xo phụ
2. Má phanh 10. Đai óc
3. Tay đòn phanh 11. Đai óc
4. Má phanh 12. Đai óc
5. Tay đòn phanh 13.Ống bao
6. Nam châm 14. Thanh đấy
7. Tay đòn 15. Hạn chế hành trình
8. Lò xo chính
- Nguyên lí làm việc của phanh:Khi cơ cấu không làm việc đai ốc 10 cùng lò xo 8
tạo nên lực ép má phanh 2 4 vào bánh phanh để đống phanh . Khi cơ cấu làm việc
nam châm 6 hút tay đòn 7 và đầy thanh đầy 14 sang trái. Dưới tác động của lò xo
phụ 9 tay đòn phanh 5 cùng má phanh 4 mở ra. Tay đòn phanh 3 cùng má phanh 2
dưới tác động của trọng lượng nam châm 6 cũng mở ra cho ra cho đến khi hạn chế
hành trình 15 va chạm vào đế phanh. Khi vặn đai óc 11 sang phải đẩy thanh 14
dịch chuyển dần sang trái ép lò xo tám qua đai óc 10 và hai má phanh từ từ mở ra.
Trường hợp cần sửa chữa hoặc thanh má phanh tiếp tục vặn đai ốc 11 phải vặn
sang phải để mở má phanh to hơn để có thể tháo mặt làm việc của má phanh ở
trạng thái làm việc bình thường của đai ốc 11 phải vặn sang trái về vị trí cũ momen
phanh được tạo nên do lò xo chính 8 bị nén vì vậy có thể điều chỉnh momen đai
phanh nhờ đai ốc số 10 hành trình phanh được điều chỉnh bằng đai ốc số 12 và hạn
chế hành trình 15
- Cơ cấu phanh được bố trí trên trên trục có momen nhỏ để momen phanh hợp lí.
Vì: Khi ép má phanh vào bánh phanh lực ma sát xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc má
phanh với bánh phanh gây ra momen phanh có tác dụng cản trở và dừng chuyển
động bánh phanh đồng thời làm dừng chuyển động của cơ cấu, vì vậy momen
phanh phải đủ lớn ứng với điều kiện làm việc do đó ta đặt phanh ở trục có momen
xoắn nhỏ để momen phanh có thể thắng được momen xoắn.

ĐỀ 12
Câu 1: Dựa vào hình vẽ hãy chu thích các chi tiết và cho biết hệ cần này thay
đổi tầm với bằng pp nào? Nêu nguyên lí hoạt động? Ngoài pp này còn pp nào
nữa không hãy kể tên?
1. Động cơ điện 6. Tang cuốn cáp
2. Khớp nối 7. Palang cơ cấu thay đổi tầm với
3. Phanh 8. Cáp giằng cần
4. Hộp giảm tốc 9. Cần
5. Khớp nối 10. Cơ cấu thay đổi tầm với
-Hệ cần này thay đổi tầm với bằng cách bằng cách thay đổi góc ngiêng cần.
-Nguyên lí hoạt động động cơ biến điện năng thành cơ năng truyền chuyển động
qua khớp nối tới phanh rồi tới hộp giảm tốc sau đó truyền qua khớp nối tới tang
quấn cáp
+ Ở cơ cấu thay đổi tầm với: tang quấn cáp quay để quấn hoặc nhả cáp thông qua
hệ buly trên giá chủ A làm độ dài của hệ palang thông qua cáp giằn cần làm thay
đổi tầm với.
+ Ở cơ cấu nâng hàng: các tang quấn cáp ở cơ cấu nâng chính và nâng phụ quấn
hoặc nhả cáp làm thay đổi chiều dài cáp qua các puly trên giá chữ A từ đó tác động
đến hệ palang ở móc chính móc phụ làm nó nâng lên hoặc hạ xuống.
- Ngoài pp này còn pp thay đổi tầm với dùng xe con mang hàng di chuyển trên
cánh bản phía dưới của cần đặt nằm ngang.
Câu 2: Quan sát hình vẽ cho biết tên gọi thiết bị xếp dỡ? Chú thích các chi
tiết? Nêu công dụng, hoạt động của thiết bị? Nêu các đặc điểm phân biệt thiết
bị này với cổng trục.

Tên thiết bị: Cầu chuyển tải


Chú thích:
1. Cơ cấu di chuyển
2. Tang quấn cáp điện, cung cấp điện cho toàn bộ cầu chuyển tải.
3. Chân đỡ
4. Palang nâng hạ công son
5.Thanh giằn dữ công son
6. Công son nâng hạ
7.Xe con mang hàng
8. Cabin điều khiển
9. Dầm chính
10.Cabin buồng máy
12. Cáp điện
-Công dụng: Di chuyển hàng hòa từ trên tàu lên bờ hoặc từ bờ xuống tàu
-Hoạt động: khi làm việc cầu chuyển tải không di chuyển ,nhờ vào hệ ba lăng công
son sẽ được nâng hạ phù hợp với độ cao để nâng hạ hàng. Xe con sẽ chạy trên dầm
chính để di chuyển hàng thông qua sự điều khiển từ ca bin điều khiển, nguồn điện
cung cấp cho các cơ cấu thông qua tang quấ điện . Các cơ cấu của cầu trục: cơ cấu
di chuyển cầu, cơ cấu nâng hạ công son, cơ cấu nâng hạ hàng, cơ cấu di chuyển xe
con.
-Các đặc điểm phân biệt cầu chuyển trải với cổng trục
+ Cơ cấu chuyển tải có khẩu độ lớn, công son lớn dài
+Cầu chuyển tải trên dầm chính có thể lắp đặt cần trục quay
+ Năng suất cao hơn cổng trục, chủ yếu là năng suất vì tốc độ nâng hàng là di
chuyển của xe con lớn.
ĐỀ 13:
Câu 11:
Câu 1: Cho biết thời gian một chu kỳ làm việc của máy trục được tính như thế
nào? giải thích rõ từng thao tác trong chu kỳ làm việc của máy trục như sơ đồ
sau? (coi rằng các chuyển động công tác là thực hiện độc lập ).
Xác định năng suất lý thuyết Plt; năng suất kỹ thuật Pkt; năng suất sử dụng
trong 1 ca Psd của máy trục có:
- Qo =5 T; Thời gian 1 chu kỳ T=180 s; Thời gian 1 ca làm việc là 7 giờ;
- Các hệ số kK=0,9: kQ=0,8; kT=0,85?

Trả lời:
 Thời gian một chu kỳ làm việc của máy trục được tính theo công thức:
T=ti+t0= t1+t2+t3+t4+t5+t6+t7+t8
 Giải thích từng thao tác trong chu kỳ làm việc của máy trục:
t1: thời gian hạ móc không hàng.
t01: thời gian thao tác thủ công (treo hàng vào móc).
t2: thời gian nâng hàng.
t3: thời gian thay đổi tầm với.
t4:thời gian quay – di chuyển hàng.
t5: thời gian thay đổi tầm với.
t6: thời gian hạ hàng xuống vị trí đặt hàng.
t02: thời gian thao tác thủ công (treo hàng vào móc).
t7: thời gian nâng móc không hàng.
t8: thời gian quay không có hàng.
 Năng suất lý thuyết:
3600 3600
Plt=n.Q0= . Q0 = . 5=100 T/h.
𝑇 180
 Năng suất kỹ thuật:
Pkt=kk.Plt=0,9.100=90 T/h.
 Năng suất sử dụng trong 1 ca:
Psd=kQ.kt.n.Q0= 0,8.0,85.7.5=23,8 T/ca.
Câu 2: Quan sát sơ đồ thiết bị vận chuyển nhờ khí ép: Chú thích các phần tử và
nêu tên gọi các sơ đồ? Nêu đặc điểm làm viêc và nguyên lý hoạt động của từng
sơ đồ? So sánh ưu nhược điểm của các dang sơ đồ? Cho biết mỗi dạng sơ đồ
thường được sử dụng trong trường hợp nào?

Trả lời:
 Chú thích, tên sơ đồ:
a) Thiết bị vận chuyển dùng khí ép bằng kiểu hỗn hợp:
1. Ống hút. b) Thiết bị vận chuyển dùng khí
2. Đường ống. ép bằng kiểu đẩy:
3. Bình dỡ tải kết hợp cấp tải cho 1. Máy nén khí.
hệ thống đẩy. 2. Bình chứa khí.
4. Bình lọc. 3. Máy sấy khô.
5. Bình dỡ tải chính. 4. Phễu cấp tải.
6. Bình dỡ tải phụ. 5. Đường ống.
7. Đường ống. 6. Bình dỡ tải chính,
8. Van dỡ tải. 7. Bình dỡ tải phụ.
9. Bơm hút kết hợp máy nén khí.
c) Thiết bị vận chuyển khí ép kiểu hút:
1. Đầu hút. 5. Bình dỡ tải phụ.
2. Đường ống. 6. Bơm hút chân không.
3. Bình dỡ tải chính. 7. Van dỡ tải.
4. Bình dỡ tải phụ.
 Đặc điểm làm việc, nguyên lý hoạt động:
a) Thiết bị vận chuyển dùng khí ép bằng kiểu hỗn hợp:
− Đặc điểm làm việc:
Vận chuyển dưới áp lực khí nhờ sự chênh lệch áp lực ở đầu và cuối ống để di
chuyển vật liệu bằng bơm chân không hút khí và nén khí bằng máy nén khí.
− Nguyên lý hoạt động:
Tiếp vật liệu vào ống bằng phương pháp hút. Vận chuyển vật liệu vào thiết bị dỡ
hàng bằng phương pháp đẩy (nén).
b) Thiết bị vận chuyển dùng khí ép bằng kiểu đẩy:
− Đặc điểm làm việc:
Vận chuyển dưới áp lực khí nhờ sự chênh lệch áp lực ở đầu và cuối ống để di
chuyển vật liệu do nén khí bằng máy nén khí.
− Nguyên lý hoạt động:
Máy ép khí 1 tạo nên sự chênh lệch áp lực đến 5bar, không khí nén ép rồi qua bình
chứa 2 được sấy khô và vào hệ thống vận chuyển. Bộ phận tiếp nhiên liệu 4 được
bố trí ở đầu đường ống vận chuyển cung cấp vật liệu vào đường ống, cùng di
chuyển với khí nén để rơi vào thiết bị dỡ hàng 6, còn không khí qua bình lọc 7 và
thoát ra ngoài.
c) Thiết bị vận chuyển khí ép kiểu hút:
− Đặc điểm làm việc:
Vận chuyển dưới áp lực khí nhờ sự chênh lệch áp lực ở đầu và cuối ống để di
chuyển vật liệu bằng bơm chân không hút khí.
− Nguyên lý hoạt động:
Bơm chân không 6 tạo thành chân không ở cuối đường ống trong hệ thống hút. Áp
suất ở đầu ống là áp suất khí quyển. Do sự chênh lệch áp suất mà không khí cùng
vật liệu được hút qua bầu hút 1 vào ống vận chuyển 2 và được giữ lại ở phễu dỡ
hàng 3. Vật liệu được giữ lại do tốc độ dòng khí giảm rõ rệt và vật liệu thoát ra
ngoài nhờ van khóa số 7 còn không khí qua bình lọc 4,5 được lọc sạch và thoát ra
ngoài.
 So sánh ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
a) Cho phép tiếp vật liệu cùng 1 lúc ở nhiều địa điểm và vận chuyển vật liệu
đến nhiều địa điểm khác nhau (thông qua các thiết bị dỡ vật liệu).
b) Cho phép tiếp vật liệu cùng 1 lúc ở nhiều địa điểm có khoảng cách lớn.
c) Cho phép tiếp vật liệu đồng thời ở nhiều đầu hút và dỡ hàng ở nhiều phễu
dỡ.
Nhược điểm:
a) Phức tạp, lớn, chiếm nhiều diện tích, phải có thiết bị dỡ hàng.
b) Phải có thiết bị xếp dỡ hàng.
c) Chỉ xếp dỡ tải ở 1 địa điểm nhất định.
 Các loại sơ đồ này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Trong trường hợp vật liệu ở nhiều địa điểm khác nhau và cần vận chuyển
đến những nơi khác nhau.
b) Trong trường hợp phải vận chuyển vật liệu với khoảng cách lớn.
c) Trong trường hợp chỉ xếp dỡ hàng ở 1 địa điểm cụ thể, cự ly ngắn.

ĐỀ 14:
Câu 1: Nêu các loại tải trọng tác dụng lên máy trục? Trình bày công thức
tính tải trọng gió( Nêu công thức, chú thích và cách tính chọn các đại lượng
trong công thức)? Máy trục làm việc ngoài trời không được phép hoạt
động khi áp lực gió đơn vị bằng bao nhiêu N/m2?
Trả lời:
- Các loại tải trọng tác dụng lên máy trục có thể được phân thành:
+ Tải trọng cơ bản và tải trọng cơ hội
+TT cố định và TT di động
+TT tác dụng tĩnh và tải trọng tác dụng động
+TT tác dụng theo quy luật và tt tác dụng không theo quy luật
- Công thức tính tải trọng gió Pg = ∑ 𝑝𝑔 𝐹𝑔
Trong đó: pg là áp lực gió phân bố trên 1 đơn vị diện tích chắn gió,N/ m2
Fg diện tích chắn gió tính toán của kết cấu và vật nâng, m2
Pg= q.n.c.β.γ
Trong đó: + q là cường độ áp lực gió ở d965 cao 10m so với mặt đất được họn
tùy vào từng trường hợp tính toán(N/m2)
+ n là hệ số kể đến sực tăng cường độ áp lực gió theo chiều cao
+ c là hệ số cản khí động học:
Kết cấu hộp, cabin, vật nâng: c= 1,2
Kết cấu ống, dầm tròn: c= 0,8 – 1,2
Dầm mặt có gân : c= 1.5- 1.6
+ β là hệ số động lực học kể đến tính xung động của gió β= 1,2 – 1.5
+ γ là hệ số vượt tải phụ thuộc và phương pháp tính toán với phương
pháp ứng suất cho phép γ = 1 với phương pháp tại thái giới hạn γ= 1,1
Diện tích chắn gió Fg= kc. Fb
Trong đó; + Fb là diện tích bề mặt được giới hạn bởi đường biên ngoài của kết
cấu, m2
+ kc là hệ số kể đến phần lỗ hỏng
Kết cấu dàn kc= 0,2- 0,4
Các cơ cấu máy kc= 0,8-1
Kết cấu kín, đối tượng kc = 1
* Máy trục ngoài trời sẽ không làm việc với cường độ gió q= ( 280-
1000)N/m2
Câu 2: Hãy cho biết loại cần trục trên hình vẽ sau thuộc loại cần trục gì? Nêu
công dụng và mô tả các chuyển động của nó? Kẻ bảng và điền số thích hợp và
dấu “ ?” Sức nâng cho phép của cần trục phụ thuộc và những yếu tố nào? Nêu
ý nghĩa của biểu đồ sức nâng khi khai thác cần trục?
- Loại cần trục trên hình vẽ thuộc loại
cần trục ô tô kết cấu cần dàn
- Công dụng: dùng để nâng và vận
chuyển hàng trên bãi
- Chuyển động của cần trục gồm các
chuyển động sau:
+ Chuyển động nâng hạ hàng: được
thực hiện bởi cơ cấu nâng hạ, bằng hạ
palang điều khiển cabin điều khiển,
hàng được nâng theo phương thẳng
đứng
+ Chuyển động quay phần quay của
trục cần: nhờ vào cơ cấu quay được cố định trên ô tô giúp cần quay trở khi di
chuyển hàng
+ Chuyển động di chuyể của cần trục: nhờ và cơ cấu thay đổi tầm với làm thay đổi
góc nghiêng cần trục có thể vươn ra xa hoặc thu lại

Không hạ chân chống Có hạ chân chống


Chiều dài 10 18 10 18
cần Lc(m)
Tầm với 5 10 5 10 5 10 5 10
R(m)
Sức nâng Q 1.5 0.5 x x 6.5 2.5 6 1.5
( T)
Chiều cao 9.5 5 x x 9.5 5 18 16
H( m)
Sức nâng cho phép của trần trục phụ thuộc vào tầm với cần trục, khối lượng hàng,
chiều dài cần, chiều cao nâng, trọng lượng bản thân cần trục, tổng công suất động
cơ; phụ thuộc vào cần trục có hạ chân chống hay không.
Ý nghĩa biểu đồ sức nâng cần trục: thể hiện sự ổn định của cần trục, cho thấy mối
quan hệ giữa tầm với H và chiều cao nâng hàng H, cho biết sức nâng hàng của cần
trục khi có chân chống và khi không có chân chống.
ĐỀ 15
Câu 1: Trình bày các thông số cơ bản của máy vận chuyển liên tục? Quan sát
các hình sau và cho biết công thức tính năng suất của máy vận hành liên tục
có bộ phận kéo khi vận chuyển các loại hàng hóa tương ứng như hình a,b,c?

Trả lời:
- Các thông số cơ bản:
+ Năng suất: đặc trưng cơ bản của máy vận chuyển liên tục là năng suất của máy.
Năng suất máy được biểu hiện bằng lượng hàng hóa vận chuyển qua máy vận
chuyển liên tục trong một đơn vị thời gian
+ Các thông số kích thước:
1. Chiều dài băng: L(m);
2. Chiều dài vận chuyển theo phương ngang: Ln= L.tgβ = L.sinβ ( ở đây: β là góc
nghiêng của băng, được tạo bởi đường tâm băng và mặt phẳng ngang)
+ Một số chỉ tiêu kinh tế:
1. Chỉ tiêu khối lượng: kí hiệu Km đó là tỉ số giữa khối lượng máy với tổng số hình
chiếu chiều dài băng theo phương ngang và chiều cao vận chuyển H
𝑚 𝑚
Km= = , T/m
𝐿𝑛+𝐻 𝐿(𝑐𝑜𝑠𝛽+𝑠𝑖𝑛𝛽)
2. Chỉ tiêu công suất: kí hiệu là Kn. Đó là tỉ suất giữa năng suất động cơ và công
𝑁
suất của máy trong 1 s: Kn= , Kw( T/s)
𝑃𝑠
- Công thức tính năng suất:
*Hình a) Năng suất vận chuyển hàng rời:
+Hàng rời là một dòng liên tục. Gọi F là diện tích tiết diện ngang của hàng rời trên
băng(m2); γ là trọng lượng riêng của hàng vận chuyển( kg/m3), tốc độ chuyển
động của dây băng v(m/s)
+Trọng lượng hàng trên 1m chiều dài băng: q= F.1.γ, kG/m
+Năng suất vận chuyển tính theo trọng lượng: PG= 3.6.F.v.γ, T/h
+Năng suất vận chuyển tính theo thể tích: Pv= 3.6.F.v, m3/h
*Hình b) Năng suất vận chuyển bằng gầu:
+Gọi i là dung tích 1 gầu( m3), t là bước gầu m, φ là hệ số điền đầy gầu khi đó:
Thể tích hàng 1 gầu: i0= i. Φ ( m3)
Trọng lượng hàng trong 1 gầu: g0=i. Φ.γ( kG) = i0. Γ
𝑔𝑜
Trọng lượng hàng trong 1 m chiều dài băng: q=
𝑡
* Hình c) Năng suất băng vận chuyển hàng khối
Gọi trọng lượng 1 khối hàng là G(kG) khoảng cách giữa 2 khối hàng liên tiếp là
𝐺
t(m). Trọng lượng hàng trên 1m chiều dài băng sẽ là: q= ,kG/m
𝑡
𝐺
Năng suất: P= 3,6. .v, T/h
𝑡
Câu 2: Nêu đăc điểm, phân loại và công dụng của cần trục chân đế? Dựa vào
hình vẽ chú thích chi tiết và mô tả các chuyển động công tác của cần trục?
Cho biết chân đế thuộc loại chân đế nào( hệ cần, hệ giằng, thiết bị đỡ quay,
loại vòi)?
Trả lời:
- Đặc điểm: là loại cần trục có cần, di
chuyển trên đường ray, quay toàn
vòng, chân đế cao từ 6-10m, dưới có
bố trí ray, tầm với của trục khoảng 8-
32m, sức nâng Q= 32 đến 40 tấn,
chiều cao nâng từ 40 đến 60m
- Công dụng: xếp dỡ hh ở cảng biển
cảng sông nhất là tuyến tiền phương
để xếp hàng từ bờ xuống tàu và ngược
lại. Còn được sử dụng ở nhà máy tàu,
công trình thủy công, xây dựng
- Phân loại:
+Căn cứ kết cấu quay: cần trục chân đế trục quay và mâm quay
+Căn cứ kết cấu chân đế: cần trục chân đế và cần trục bán chân đế
+ Căn cứ kết cấu thép thiết bị cần: cần trục chân đế cần thẳng không vòi và cần
trục chân đế có hệ cần- vòi
+Căn cứ vào pp dùng đối trọng cân bằng trọng lượng hệ cần: Cần trục chân đế cân
bằng trọng lượng hệ cân bằng đối trọng ở đuôi cần, Cần trục chân đế cân bằng
trong lượng hệ cân bằng đối trọng di chuyển theo phương thẳng đứng, Cần trục
chân đế cân bằng trọng lương hệ cần bằng hệ tay đòn đối trọng.
- Đọc tên các chi tiết:
1. Vòi 7. Thanh giằng đối trọng
2. Cáp giằng 8.Cabin
3. Lan can bảo dưỡng 9. Tủ điệm
4. Đối trọng cân bằng hệ cần 10. Cơ cấu quay
5. Giá chữ A 11. Cơ
6. Thanh răng
-Mô tả chuyển động cơ cấu:
+ Cơ cấu nâng : thường bố trí 2 cơ cấu nâng với tang kép từ đó điều khiến thiết bị
mang hàng( móc câu, gầu ngoạm)
+ Cơ cấu di chuyển: sử dụng bộ truyền động riêng đưa cần trục di chuyển trên
đường ray
+ Cơ cấu quay: thiết bị quay có thể dùng hệ thống cột đỡ hoặc thiết bị quay là mâm
quay đứa cần trục quay được nhiều hướng khi làm hàng
+ Cơ cấu thay đổi tầm với; khi hoạt động sẽ làm thay đổi góc nghiêng cần đưa cần
với ra xa hoặc lại gần phục vụ cho làm hàng.
-Cần trục chân đế trên thuộc loại vòi thẳng có mâm.

You might also like