You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC TRUYỀN ĐỘNG MÁY XÂY DỰNG


ĐỀ TÀI:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC
DẪN ĐỘNG TỜI NÂNG HẠ HÀNG

GVHD ThS. PHẠM NHƯ NAM


SV NGÔ XUÂN LONG
LỚP 69DCMX21
MÃ SV 69DCCK28745

HÀ NỘI - NĂM 2021


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
ĐỒ ÁN MÔN HỌC: TRUYỀN ĐỘNG MÁY XÂY DỰNG
1. Họ và tên: NGÔ XUÂN LONG
2. Tên đề tài: “Tính toán thiết kế hệ thống truyền động thủy lực dẫn động
tời nâng hạ hàng ”
3. Thông số kỹ thuật yêu cầu: Phương án 33
+ Trọng lượng hàng nâng: G = 10 (tấn)
+ Vận tốc nâng hàng: vn = 0,8 (m/s)
+ Đường kính tang tời: D = 400 (mm)
+ Hiệu suất của cụm tời: 𝜂t = 0,85
+ Hiệu suất của hộp giảm tốc: 𝜂g = 0,9
+ Tỉ số truyền của hộp giảm tốc: i = 65
4. Thời gian thực hiện
+ Ngày giao:………
+ Ngày hoàn thành:………...
GIÁO VIÊN HD

Phạm Như Nam


LỜI NÓI ĐẦU

Đồ án môn học Truyền động máy xây dựng là một môn học rất cần
thiết cho sinh viên nghành cơ khí nói chung và ngày máy xây dựng nói riêng
để giải quyết một vấn đề tổng hợp về công nghệ cơ khí, đọc bản vẽ, chọn, xác
định thông số kĩ thuật , …. Mục đích là giúp sinh viên hệ thống lại những
kiến thức đã học, nghiên cứu và làm quen với công việc,xác định các thông số
kĩ thuật để có thể lựa chọn đc loại máy cơ sở cần thiết phù hợp với nhu cầu sử
dụng khi làm việc thực tế hiện nay !

Trong chương trình đào tạo cho sinh viên, nhà trường đã tạo điều kiện
cho chúng em được tiếp xúc và làm quen với nghành nghiên cứu: “Tính toán
thiết kế hệ thống truyền động thủy lực dẫn động tời nâng hạ hàng ”. Do
lần đầu tiên làm quen thiết kế với khối lượng kiến thức tổng hợp, còn có
mảng chưa nắm vững cho nên dù đã rất cố gắng, song bài làm của em không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến của thầy cô, giúp em
có được những kiến thức thật cần thiết để sau này ra trường có thể ứng dụng
trong công việc cụ thể của sản xuất.

Em xin chân thành cảm ơn thầy PHẠM NHƯ NAM đã tận tình hướng
dẫn cho em thực hiện đề tài này và tất cả các bạn đã góp ý cho em hoàn thành
đồ án này.

Hà Nội ngày tháng năm 2021

Sinh viên thực hiện

Ngô Xuân Long


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY BỘ TỜI NÂNG HÀNG
1.1. Tổng quan về hệ thống truyền động thủy lực dẫn động tời nâng hạ
hàng.
1.1.1 Giới thiệu chung về máy tời,truyền động thủy lực.
Thiết bị tời nâng hạ là tên gọi chung cho tất cả các thiết bị và máy móc
mà chúng có khả năng dịch chuyển hay nâng hạ vật nặng từ vị trí này sang vị
trí khác. Chúng có nhiệm vụ thay thế sức người để nâng hạ di chuyển đồ vật,
hàng hóa nặng hoặc cồng kềnh. Các thiết bị này được dùng phổ biến và rộng
rãi trong công nghiệp vì chúng mang lại năng suất lao động rất cao hơn nữa
lại an toàn trong lao động.

Hình 1.1. Tời thủy lực nâng hạ hàng

Truyền động thuỷ lực là hệ thống thuỷ lực dùng để truyền năng lượng
bằng chất lỏng và biến đổi nó thành cơ năng ở đầu ra của hệ thống (năng
lượng chuyển động động cơ thuỷ lực) đồng thời thực hiện chức năng điều
khiển và điều chỉnh tốc độ của khâu ra.
1.1.2 Công dụng của thiết bị tời nâng hạ hàng
+ Giúp con người không tốn quá nhiều công sức khi đưa nguyên vật liệu
lên cao
+ Tiết kiệm thời gian thi công
+ Tiết kiệm chi phí thuê nhân công cho các chủ đầu tư
+ Mang lại kết quả làm việc cao
+ An toàn cho người lao động
1.1.3 Phân loại tời
Hiện nay máy tời rất đa dạng về mẫu mã chủng loại phù hợp với từng
mục đích sử dụng. Có các cách phân loại máy tời sau đây:
- Phân loại dựa vào nguồn dẫn động, tời được chia làm hai loại: tời dẫn động
tay (h.1.2a) và tời dẫn động máy(h.1.2b).
+ Tời dẫn động tay thường được thiết kế với lức kéo của cáp 5-80kN
và dung lượng cáp trên tang 50-200m và thường được sử dụng trong các công
trình nhỏ.

a) b)
Hình 1.2. Các loại máy tời dựa vào nguồn dẫn động
+ Tời dẫn động máy được sử dụng phổ biến hơn nhiều vì hiệu suất máy
keo đem lại hiệu quả hơn, ổn định hơn nhiều.
Phân loại dựa theo số tang: Tời 1 tang (h.1.3a) và tời nhiều tang (h.1.3b).

a) b)
Hình 1.3. Các loại máy tời dựa theo số tang
- Phân loại dựa theo nguồn động lực:
Hình 1.4. Tời điện Hình 1.5. Tời cơ khí Hình 1.6. Tời thủy
lực
- Phân loại dựa theo công dụng: có 3 loại là tời nâng, tời kéo, tời cơ cấu
quay. Trong các loại này thì tời kéo và tời nâng là được sử dụng nhiều nhất
trong các công trình xây dựng.
- Phân loại theo tốc độ: một tốc hay nhiều tốc, đảo chiều. Trong đó máy tời
điện kio winch đảo chiều hay còn gọi là tời điện thuận nghịch là loại máy tời
phổ biến nhất.
Hình 1.7. Tời điện thuận nghịch
1.1.4 Cấu tạo tời nâng hạ
Máy tời có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cấu
tạo tời hầu hết các model tời trên thị trường hiện nay thường có cấu tạo bao
gồm các bộ phận dưới đây:

Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo tời nâng hạ hàng


1. Tang tời; 2. Hộp giảm tốc; 3. Động cơ; 4. Khớp nối;
5. Puly (ròng rọc); 6. Móc treo hàng
- Thiết bị truyền lực (5): Động cơ điện (với tời điện) hoặc động cơ thủy
lực đối với tời thủy lực, động cơ khí nén đối với tời khí nén.
- Hộp giảm tốc (2): Có tác dụng giảm tốc và tăng tải cho động cơ.
- Phanh hãm: Có tác dụng đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng vận hành
tời điện
- Tang cuốn cáp (1): Bộ phận quan trọng của tời điện có chức năng biến
chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để nâng hoặc hạ vật thể từ vị
trí này sang vị trí khác.
- Dây cáp kéo (Chão thép): Dùng để nâng và kéo vật thể thông qua sức căng.
- Thiết bị điều khiển tời kéo có 4 chức năng cơ bản là Nâng – Hạ – Tiến –
Lùi.
Trong đó, phanh là một bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo tời nâng
hàng, phanh an toàn giúp cho tời có thể ngừng hoạt động chỉ bằng 1 nút nhấn.
Trong trường hợp cúp điện bất ngờ, hệ thống phanh sẽ hoạt động, ngừng máy
một cách an toàn, đảm bảo an toàn lao động.
Cấu tạo tời nâng hàng đơn giản, việc sử dụng cũng như sửa chữa, lắp
ráp, thay thế các các bộ phận trong  sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài
ra, tời nâng hàng được cấu tạo từ các nguyên vật liệu chắc chắn, có độ bền
cao
1.1.5 Nguyên lý hoạt động :
Khi ở trạng thái bình thường dây cáp được nhả ra, khi cần số được
đẩy theo hướng ngược lại với chiều của dây cáp tang cuốn sẽ quay làm cho
dây cáp bị cuốn trở lại tang và kéo các vật thể tới nơi bạn mong muốn (nâng
vật không quá chỉ tiêu của tời )
1.2. Tổng quan về hệ thống thủy lực trên máy tời
1.2.1 Khái niệm hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực là dạng truyền động dung dầu thủy lực tạo ra áp lực
được sử dụng trong nghành chế tạo máy, cơ giới, hang không, tàu thủy và các
ứng dụng khác trong công nghiệp lắp ráp .Trong hệ thống thuỷ lực, chất lỏng
có áp suất đóng vai trò trung gian truyền lực và chuyển động cho máy công
nghệ. Quá trình biến đổi và truyền tải năng lượng được thể hiện dưới đây

Hình 1.9. Sơ đồ thể hiện quá trình biến đổi và truyền tải năng lương
1.2.2 Bơm và động cơ dầu (mô tơ thủy lực)
Bơm và động cơ dầu là hai thiết bị có chức năng khác nhau. Bơm là
thiết bị tạo ra năng lượng, còn động cơ dầu là thiết bị tiêu thụ năng lượng này.
Tuy thế kết cấu và phương pháp tính toán của bơm và động cơ dầu cùng loại
giống nhau.
a. Bơm dầu
Là một cơ cấu biển đổi năng lượng, dùng để biển đổi cơ năng thành
năng lượng của dầu (dòng chất lỏng). Trong hệ thống dầu ép thường chỉ dùng
bơm thể tích, tức là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng băng cách
thay đổi thể tích các buồng làm việc, khi thể tích của buồng làm việc tăng,
bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và khi thể tích của buồng giảm, bơm đẩy
dầu ra, thực hiện chu kỳ nén. Tùy thuộc vào lượng dầu do bơm đẩy ra trong
một chu kỳ làm việc ta có thể phân ra hai loại bơm thể tich:
+ Bơm có lưu lượng cố định (bơm cố định)
+ Bơm có lưu lượng có thể điều chỉnh (bơm điều chỉnh)
Những thông số cơ bản của bơm là lưu lượng và áp suất.

Hình 1.10. Kết câu bơm bánh răng

Kí hiệu:
Hình 1.11. Bơm dầu
b. Động cơ dầu
Là thiết bị để biến năng lượng của dòng chất lỏng thành động năng
quay trên trục động cơ. Quá trình biến đổi năng lượng là dầu có áp suất được
đưa vào buồng công tác của động cơ. Dưới tác dụng của áp suất, các phần tử
của động cơ quay.
Những thông số cơ bản của động cơ dầu là lưu lượng của một vòng
quay và hiệu áp suất ở đường vào và đường ra.

Hình 1.12. Cấu tạo bơm piston roto hướng trục

1. Rotor, 2. Piston, 3. Đĩa nghiêng, 4. Nắp cố định,

5. Đĩa phân phối dầu có hai khoang chưa dầu hình bán nguyệt,

6. Gờ ngăn, 7. Lò xo
Kí hiệu:

Hình 1.13. Động cơ dầu


1.2.3 Thùng dầu
Thùng dầu có các nhiệm vụ chính :
- Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình kín (cấp và nhận
dầu chảy về).
- Giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình bơm dầu làm việc.
- Lắng đọng các chất cặn bã trong quá trình làm việc.
- Tách nước
1.2.4 Van an toàn
Van oan toàn có tác dụng đảm bảo cho hệ thống được oan toàn khi quá
tải. Với công dụng như trên, tuỳ theo yêu cầu công việc và đặc điểm cấu tạo
van toàn
có nhiều chức năng khác nhau.Tuy vậy trtong hệ thống truyền động thuỷ lực
máy xây dựng và máy xếp dỡ, van oan toàn có 2 chức năng quan trọng nhất

- Đảm bảo tuổi thọ các chi tiết và bộ phận máy.


- Duy trì tính năng hoạt động của hệ thống theo quy định kỹ thuật
Để đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống truyền động thuỷ lực, van oan toàn
phải khống chế cho áp lực dầu trong hệ thống không vượt quá áp suất oan
toàn cho phép. Nếu vượt qua áp lực này, các đường ống có thể bị nứt vỡ , chi
tiết trong bộ phận mãy dễ bị mòn, gẫy nhanh chóng ..
Nó được đặt trên đường ống chính có áp suất cao.Nguyên lý hoạt động
của nhóm van này là dựa vào sự cân bằng áp lực trên nắp van giữa áp lực của
chất lỏng và áp úng lực của lò xo có khi có cả đối áp của chất lỏng.
Nếu áp lực của chất lỏng nhỏ hơn ứng lực của lò xo thì hệ thống làm
việc bình thường .Van sẽ đóng lại, hệ thống làm việc bình thường.
Nếu ứng lực của lò xo mà nhỏ hơn áp lực của chất lỏng thì van sẽ mở
ra tháo bớt chất lỏng về buồng chứa .
Khác với van 1 chiều ,van oan toàn có lò xo cứng hơn nhiều
Phân loại:
- Van chỉ làm việc khi hệ thống quá tải thì gọi là van kháng đỡ.
- Van làm việc liên tục thì gọi là van tràn.
Dựa vào sơ đồ hệ thống truyền động thuỷ lực và áp suất làm việc của
hệ thống ta chọn loại van cho hệ thống là van kháng đỡ dẫn động trực tiếp
bằng lò xo.

Sơ đồ cấu tạo của van:


Hình 1.14. Van an toàn
1 - Thân van; 2 - Bộ phận kết nối vào đường ống
3 - Phần xoay xả lưu chất ra ngoai; 4- Đệm Lò xo; 5 – Đĩa;
6 - Nắp chụp bảo vệ; 7 - Lò xo; 8 - Nút bịt; 9 - Vít điều chỉnh; 10 - Tay giật
Kí hiệu:

Hình 1.15. Van an toàn


1.2.5 Van tiết lưu
Van tiết lưu có công dụng điều chỉnh lưu lượng chất lỏng trong hệ thủy
lực hoặc một bộ phận hệ thủy lực, qua đó điều chỉnh vận tốc cơ cấu chấp
hành: động cơ thủy lực.
Phân loại: Tiết lưu điều chỉnh được và không điều chỉnh được.
+ Tiết lưu Không điều chỉnh được: Sử dụng trong các hệ thống, thiết bị
máy móc của các hệ thống truyền động để gây chênh áp giưua 2 khoang làm
việc nào đó hoặc để hạn chế dao động áp suất do chất lỏng va đập với các chi
tiết khác. Thông thường loại tiết lưu này có dạng lỗ nên gọi là tiết lưu lỗ. Nếu
nó làm nhiệm vụ giảm chấn thì còn gọi là tiết lưu giảm chấn.
+ Tiết lưu điều chỉnh được: Nếu đặt nó trên hệ thống lưới ống thì lưu
lưọng của nó thay đổi thì tốc độ của động cơ thuỷ lực thay đổi. Nó được
dùng trong các hệ thống cần dùng để điều chỉnh vận tốc của động cơ thuỷ lực.
Ở hình dưới ( a, b ,c ,e) là van phi tuyến điều chỉnh được.Và hình (d, f )
là van phi tuyến không điều chỉnh được.
Ở đó hình a - van tiết lưu dạng kim chặn,
b - van tiết lưu dạng liên bợp,
c - van tiết lưu dạng khoang rỗng xoay,
d - van tiết lưu dạng vách ngăn tổ hợp,
e - van tiết lưu dạng nút xoay lệch tâm,  
f-van tiết lưu dạng vách ngăn đơn.
1- vỏ van, 2 - kim van, 3,5- vách van, 4 - nút xoay, 6 - ống lót.
Đặc điểm các van tiết lưu phi tuyến là rút ngắn chiều dài van, chính nhờ
đó mà sự tụt áp và lưu lượng không phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng,
cũng chính là không phụ thuộc vào nhiệt độ chất lỏng. Đặc điểm này làm cho
van phi tuyến làm việc ổn định hơn và là ưu điểm chính của van phi tuyến.
Nhưng quan hệ tỷ lệ bình phương lại chính là nhược điểm cho vấn đề điều
khiển.
Hình ( f )  là một van tiết lưu dạng vách ngăn, trở lực phụ thuộc vào
đường kính lỗ (dmin ≥0,5 mm ).
Trong hệ thống thủy lực, van tiết lưu thường được lắp trên ống dẫn cao
áp (điều chỉnh đường vào) hoặc lắp trên đường dầu hồi (điều chỉnh đường ra)
hoặc lắp song song với động cơ thủy lực.
Trong hệ thống thủy lực tùy theo mục đích yêu cầu, nguyên lý làm việc
của từng cơ cấu vận hành mà các dạng van và cách bố trí khác nhau, chẳng
hạn van tiết lưu dùng để hạn chế tốc độ hạ cần do tác dụng tải trọng của trọng
lượng thiết bị, dùng để thay đổi tốc độ của cơ cấu thừa hành…
Kí hiệu:

Hình 1.16. Van tiết lưu


1.2.6 Van đảo chiều (van phân phối)
Trong hệ thống truyền động thuỷ tĩnh van phân phối chuyên làm nhiệm
vụ phân chia dòng dầu cao áp vào các đưòng ống khác nhau dẫn tới các bộ
máy thuỷ lực theo các tín hiệu điều khiển thích hợp.
Van phân phối được phân chia theo các kiểu khác nhau. Căn cứ vào số
lượng cửa dẫn dầu vào ra, ta có van phân phối 2 cửa, 3 cửa hoạc 4 cửa. Theo
đặc điểm cấu tạo van phân phối được chia thành các kiểu điều khiển bằng cần
gạt, nam châm điện hay là áp lực dầu, ... Trong máy xây dựng và xếp dỡ thì
van phân phối bốn cửa được điều khiển bằng nam châm điện hoặc cần gạt
được sử dụng phổ biến nhất.
Hình 1.17. Cấu tạo của van phân phối 4 cửa 3 vị trí
Khi lựa chọn van phân phối, cần phải cắn cứ vào tính năng kỹ thuật
quan trọng nhất như kiểu đóng mở van, áp lực và lưu lưọng dầu công tác...
Hệ thống tuyền động này ta sử dụng van phân phối 4 cửa.
A-A
p

1 2

Hình 1.18. Khoá phân phối Hình 1.19.Kí hiệu van phân phối 4 cửa 3 vị
trí
1.2.7 Bộ lọc dầu.
Trong quá trình làm việc, dầu không tránh khỏi bị nhiễm bẩn do các
chất bẩn từ bên ngoài vào, hoặc do bản thân dầu tạo nên. Những chất bẩn đó
sẽ làm kẹt các khe hở, các tiết diện chảy có kích thước nhỏ trong các cơ cấu
dầu ép, gây nên những trở ngại, hư hỏng trong các hoạt động của hệ thống.
Do đó trong các hệ thống dầu ép đều dùng bộ lọc dầu để ngăn ngừa chất bẩn
thâm nhập vào bên trong các cơ cấu, phần tử dầu ép.
Bộ lọc dầu thường đặt ở ống hút của bơm trường hợp cần sạch hơn thì
đặt thêm một bộ nữa ở cửa ra của bơm và một bộ ở hệ thống xả của dầu ép.

Hình 1.20. Bộ phận lọc dầu


Kí hiệu:

Hình 1.21. Bộ lọc dầu


1.2.8 Ống dẫn.
Ống dẫn dùng để nối các phần tử điều khiển (Các loại van) với các cơ
cấu chấp hành, với hệ thống biến đổi năng lượng (bơm dầu động cơ dầu).

Hình 1.22. Ống dẫn dầu


1.3. Phương án thiết kế và Sơ đồ mạch thủy lực dẫn động tời nâng hạ
hang
* So sánh công nghệ thuỷ lực với các dạng khác:
Xét về vai trò tạo ra lực, chuyển động và các tín hiệu, ta so sánh 3 dạng
thiết bị truyền động thường sử dụng: điện, khí nén và thuỷ lực. Qua bảng so
sánh, có thể tóm tắt các ưu điểm và nhược điểm quan trọng của công nghệ
thuỷ lực:
+ Một số ưu điểm quan trọng:
- Truyền động công suất lớn với các phần tử có kích thước nhỏ
- Khả năng điều khiển vị trí chính xác
- Có thể khởi động với tải trọng nặng
- Hoạt động êm, trơn không phụ thuộc vào tải trọng vì chất lỏng hầu như
không chịu nén, thêm vào đó còn sử dụng các valve điều khiển lưu lượng
- Vận hành và đảo chiều êm ả
- Điều khiển, điều chỉnh tốt.
+ Một số nhược điểm quan trọng:
- Có thể gây bẩn, ô nhiễm môi trường
- Nguy hiểm khi gần lửa
- Nguy hiểm khi áp suất vượt quá mức an toàn (đặc biệt với ống dẫn)
- Hiệu suất thấp
*Ta có bảng so sánh như sau :

Truyền động Truyền động thủy lực Truyền động khí


điện nén
Vận tốc làm việc Cao Khoảng 0,5 m/s Khoảng 1,5 m/s
Giá thành nguồn Thấp Cao Cao
Chuyển động Khó Đơn giản,lực rất lớn, Đơn giản, lực giới
thẳng dễ điều chỉnh tốc độ hạn, tốc độ lớn
nhương phụ thuộc
vào tải trọng
Chuyển động quay Đơn giản và có Đơn giản, mô men Đơn giản, tốc dộ
các dải công quay lớn, tốc độ thấp cao nhưng kiếm
suất hiệu quả
Độ chính xác Độ chính xác Độ chính xác trên Khi không tải có
trong điều khiển đến ±1μm và dễ ±1μm và có thể đạt thể đạt 1/10 mm
vị trí dàng đạt được được phụ thuộc vào
chi phí
Tốc độ ổn định ổn định cao Cao vì dầu ít chịu Thấp, không khí có
nén, hơn nữa do mức tính đàn hồi
áp suất lớn hơn đáng
kể so với khí nén
Lực Có thể thực Có khả năng chịu quá Có khả n ăng chịu
hiện được lực tải lớn, hệ thống áp quá tải, lực truyền
truyền động rất suất lên tới trên 600 động bị giới hạn
cao nhưng khả bar, lực đạt được tới bởi khí nén và
năng quá tải 3000 kN đường kính xi
kém lanh, thường F<
30 kN ở 6 bar

Từ trên ta chọn hệ thống truyền động thủy lực dẫn động cho tời nâng hạ hàng
Hình 1.23. Sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực dẫn động cho tời nâng hạ
hàng
Nguyên lí hoạt động:
Máy lai (động cơ điện) dẫn động bơm. Bơm (2) hút dầu thủy lực áp
suất thấp từ thùng dầu (1) biến thành dầu cao áp khi ra khỏi bơm (độ lớn áp
suất phụ thuộc vào loại bơm cụ thể) sau đó dầu cao áp qua đường ống chịu áp
lực qua van tiết lưu (13) để điều chỉnh lưu lượng dầu được đưa đến van phân
phối (4), do dầu có áp lực cao lên trước van phân phối phải lắp van an toàn
(3) để dầu chảy về thùng dầu. Người điều khiển sẽ điều khiển van phân phối
bằng cần gạt. Sau khi thủy năng của dầu cao áp biến thành cơ năng, dầu thấp
áp qua van phân phối trở về thùng dầu qua bộ lọc dầu (11). Dầu qua van phân
phối được đưa vào động cơ (5) dẫn động qua khớp nối (6) do động cơ quay
với tốc độ cao lên phải đi qua hộp giảm tốc (7) để điều chỉnh đc tốc độ quay
cần thiết. Cuối cùng dẫn động tang quay (8) nâng vật lên.
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY
LỰC CỦA MÁY
2.1. Tính chọn bơm- động cơ thủy lực
Để sử dụng động cơ cho hệ thống thủy lực ta sử dụng bơm – động cơ piston
ro to hướng trục vì kết cấu của bơm – động cơ roto hướng trục so với các loại
bơm – động cơ khác thì có hiệu suất cao hơn lại có thể diều chỉnh lưu lượng
một cách hợp lý. Ngoài ra bơm – động cơ piston roto hướng trục còn tiết
kiệm được không gian nhỏ gọn hơn so với bơm khác.
a. Tính momen cần thiết Mct của bơm-động cơ
số nhánh treo vật 2
ta có bội suất của hệ là : a= số nhánh đi vào tang = 1 =2
Gh .10 10.10
=>Lực căng dây là: F k = = =50 ( KN )= 50000(N)
a 2
MC 11294,12
Mct = i . η = 65.0,9 = 193 (N.m)
g

Trong đó : Mc là Momen cản Mc = (Fk.r)/ηt = (60000.0,32/2)/0,85 =11294,12


(N.m)
i là tỷ số truyền của hộp giảm tốc i = 65

Với : hiệu suất của cụm tời: ηt =0,85


Hiệu suất của hộp giảm tốc: η g=0,9
b. Tính tốc độ vòng quay cần thiết của bơm- động cơ
n ct=n .i (1)
Với : n là tốc độ quay của máy công tác
i là tỷ số truyền của hộp giảm tốc ( i = 65)
v π × n 0,9
ω= = = =5,625
r 30 0,16
30 . ω 30 . 5,625
=> n= π = π
=53,71 (vòng/phút)

=> n ct=n .i=53,71.65=3491,15 (vòng/phút)


π . nct π . 3491,15
Vậy : ω ct = = ≈ 365,6 (rad/s)
30 30
c. Tính công suất cần thiết của bơm- động cơ
N ct =M ct .ω ct =193.365,6=70560,8 (W )

d. Tính lưu lượng cần thiết của bơm- động cơ


N ct =P . Q ct

Lưu lương cần thiết là:


N ct 70560,8 −3
=>Qct = = =2,2. 10 (m3/s) = 132 (lít/phút)
P 32000000
(Chọn áp lực tiêu chuẩn P = 32 MPa = 32000000, (N/m2 )
Lưu lương riêng cần thiết là:
Q ct 2,2−3 .10 6
q ct = = =37,8
n ct 3491,15 (cm3 )
60
Từ các số liệu trên ta tra bảng thông số cơ bản của bơm- động cơ thủy
lực kiểu pittong roto hướng trục ta chọn bơm piston CY14-1B mẫu bơm
160CY14-1B.
Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của bơm – động cơ thủy lực
Thông số cơ bản 160CY14-1B
1500-2500(định mức – lớn
Tốc độ quay (vg/ph)
nhất)
Moomen trên trục động cơ(N/m) 880,3(tối đa)

Công suất định mức(KW) 89,1


Lưu lượng định mức của
160
bơm(l/ph)
Trọng lượng bơm 140

Áp suất bơm(Mpa) 32
2.2. Chọn van an toàn
Van an toàn đảm bảo cho hệ thống truyền động thủy lực được an toàn
khi quá tải. Nó giữ cho áp lực dầu làm việc trong hệ thống không vượt quá áp
lực quy định
Ta chọn kiểu van tên là Y4790-15 (sách TĐMXD và xếp dỡ trang 201)
Thông số chính Kiểu van Y4790-15
Hành trình pitong đóng mở van,(mm) 32
Áp lực dầu định mức, (Mpa) 16
160 (định mức)
Lưu lượng dầu qua van, (l/ph)
16 (nhỏ nhất)
Tổn thất áp lực qua van ≤ 0,6

Trọng lượng 12kG

2.3. Chọn van phân phối


Van phân phối làm nhiệm vụ phân phối chất lỏng công tác (dầu thủy
lực) cao áp từ bơm thủy lực tới các đường ống khác nhau dẫn đến các bộ máy
thủy lực, vì vậy có thể đảo chiều chuyển động bộ công tác hoặc điều khiển nó
theo một quy luật nhất định.
Ta chọn van phân phối như sau
Hành trình đóng mở 32mm
Tính năng kỹ thuật chủ yếu Kiểu có áp lực định mức
16MPa
16 (định mức )
Ap lực dầu vào van (Mpa)
17 ( cao nhất )
Lượng tụt áp cho phép 0,8
250 (định mức )
Lưu lượng dầu (l/ph)
320 ( cao nhất )
2.4. Tính chọn kích thước của thùng dầu
Thể tích của thùng có thể được tính bằng công thức thông qua lưu lượng
của bơm như sau:
V = (3 ÷ 5).Qct = (3 ÷ 5).160 = (480÷800) (lít)
Với qb: lưu lượng bơm (lít/phút) (tra bảng bơm)
Q ct 160
Hoặc : V = = 0,3 = 533,3(lít)
Z
1
Với Z: hệ số tỷ lệ, phút

Khi hệ làm việc gián đoạn Z = 0,33÷0,25


Khi hệ làm việc liên tục Z = 0,17
2.5. Tính toán ống dẫn và cút nối
Ống dẫn làm nhiệm vụ dẫn dầu công tác từ bộ phận này đến bộ phận
khác của hệ thống.

Ta chọn loại ống thép có các tiêu chuẩn sau đây:

Đường kính danh Đường Đường Áp suất Độ dày Loại ống


nghĩa kính Kính ngoài làm việc thành ống
trong (mm) (at) (mm)
(mm)
in mm SCH5
1.1/2 38,1 40,98 48,26 16 1,651 40ST
Kết luận - Kiến nghị
1. Kết luận
Tời nâng hạ sử dụng hệ thống truyền động thủy lực có nhiều ưu điểm
vượt trội hơn các hệ thống truyền động khác nên được sử dụng rất rộng rãi, có
thể sử dụng trong nhiều trường hợp ( do nhỏ gọn hơn ), nhiều lĩnh vực hơn
nhất là trong ngành công trình, xây dựng
2. Kiến nghị
Tời nâng hạ sử dụng hệ thống truyền động thủy lực với các thông số
như trên đã có thể đáp ứng được hầu hết các công việc cần thiết trong cuộc
sống hàng ngày cũng như trong xây dựng, công nghiệp. Song do lượng kiến
thức về chuyên môn của em còn chưa có nhiều nên trong quá trình tính chọn
động cơ cũng như các phần tử khác của máy thiết kế chưa thể chọn một cách
tối ưu nhất.
Mục Lục
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY BỘ TỜI NÂNG HÀNG.................................................................4
1.1. Tổng quan về hệ thống truyền động thủy lực dẫn động tời nâng hạ hàng..........................4
1.1.1 Giới thiệu chung về máy tời,truyền động thủy lực........................................................4
1.1.2 Công dụng của thiết bị tời nâng hạ hàng........................................................................5
1.1.3 Phân loại tời....................................................................................................................5
1.1.4 Cấu tạo tời nâng hạ.........................................................................................................7
1.1.5 Nguyên lý hoạt động :.....................................................................................................8
1.2. Tổng quan về hệ thống thủy lực trên máy tời......................................................................8
1.2.1 Khái niệm hệ thống thủy lực...........................................................................................8
1.2.2 Bơm và động cơ dầu (mô tơ thủy lực)...........................................................................9
1.2.3 Thùng dầu......................................................................................................................11
1.2.4 Van an toàn...................................................................................................................12
1.2.5 Van tiết lưu....................................................................................................................13
1.2.6 Van đảo chiều (van phân phối).....................................................................................15
1.2.7 Bộ lọc dầu......................................................................................................................16
1.2.8 Ống dẫn.........................................................................................................................17
1.3. Phương án thiết kế và Sơ đồ mạch thủy lực dẫn động tời nâng hạ hang.........................18
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC CỦA MÁY.............................................21
2.1. Tính chọn bơm- động cơ thủy lực.......................................................................................21
2.2. Chọn van an toàn................................................................................................................23
2.3. Chọn van phân phối............................................................................................................23
2.4. Tính chọn kích thước của thùng dầu..................................................................................24
2.5. Tính toán ống dẫn và cút nối...............................................................................................24

You might also like