You are on page 1of 25

ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG MÁY XÂY DỰNG

ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG


THỦY LỰC DẪN ĐỘNG TỜI NÂNG HẠ HÀNG

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MÁY

1.1.Giới thiệu về các thiết bị nâng hạ

– Thiết bị nâng hạ là tên gọi chung cho tất cả các máy móc & thiết bị có khả
năng nâng hạ và di chuyển vật nặng từ vị trí này sang vị trí khác. Chúng có
nhiệm vụ thay thế sức người để nâng hạ di chuyển đồ vật hàng hóa. Các thiết bị
này được dùng phổ biến và rộng rãi trong công nghiệp. Ngoài khả năng chính
thì chúng mang lại năng suất lao động rất cao hơn nữa lại an toàn trong lao
động.

– Các loại thiết bị nâng hạ thường gặp :

Hiện nay trong các ngành công, nông, ngư nghiệp thì chúng ta bắt gặp rất
nhiều các loại thiết bị nâng khác nhau và chúng có các chức năng nhiệm vụ khác
nhau và chúng cũng làm những việc khác nhau. Nhưng các máy nâng hạ này
đều có một nhiệm vụ chính là nâng hạ hay di chuyển những vật nặng từ vị trí
này đến vị trí khác mà không phải dùng sức người. Thường gặp nhất là trong các
ngành công nghiệp như xây dựng công trình, trong các bến cảng, trong các kho
xưởng, trong các nhà máy cơ khí hay trong các khu thường xuyên phải bốc xếp
hàng hóa. Các thiết bị nâng hạ thường gặp như: các dạng cổng trục, các dạng
cầu trục, các loại pa lăng, các loại tời điện, các loại cần trục, các loại thiết bị
công nghiệp… ngoài ra còn có các loại thiết bị nâng hạ bằng tay nhưng giờ ít
gặp hơn vì hiệu suất làm việc không cao

1
Cầu trục

Cổng trục

2
Vận thăng nâng hạ và xe tời cầu trục

Tời kéo mặt đất

3
Palăng xích

+ Trong xây dựng: Những đóng góp của thiết bị nâng hạ trong ngành xây
dựng (hay còn gọi chung là thiết bị xây dựng) là rất lớn nếu không muốn nói là
không có chúng thì không thể hoàn thành xong các công trình xây dựng. Để xây
dựng lên ngôi nhà tầng cao chót vót thì phải sử dụng rất nhiều các loại thiết bị
nâng chuyển như: Cẩu xích, cẩu lốp, cần trục tháp, vận thăng… và rất nhiều các
thiết bị khác để nâng hạ vận chuyển thiết bị vật liệu, máy móc phục vụ thi công.
Nếu không có chúng thì sức người không thể làm hết những thứ đó được.

+ Từng bước trong xây dựng công trình đều cần phải có những thiết bị nâng
hạ phục vụ trong từng giai đoạn đó. Khi dưng dựng công trình cần phải có phần
làm móng, phần xây dựng thô và phần tháo dỡ thiết bị rồi hoàn thiện. Trong
phần làm móng phải phải có máy xúc, máy đào để đào đất hố móng. Đến khi
xây dựng thì cần phải có cẩu phục vụ việc lắp dựng ván khuôn, lắp dựng cốt
thép và đổ bê tông….Đến khi công trình hoàn thiện thì lại nâng hạ tháo dỡ ván
khuôn, đà giáo để đưa công trình vào sử dụng. Trong thi công cầu thì một phần
quan trọng của công trình cầu giao thông mà chúng ta vẫn thường đi qua đó là
phần lao lắp dầm cầu. Công việc đó rất nguy hiểm vì nếu để xảy ra sơ suất nhỏ

4
thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Vì sao? Vì để đúc 1 phiến dầm đã mất rất nhiều
thời gian, công sức và tiền bạc. Hơn nữa dầm cầu là thành phần chịu lực chính
cho cây cầu đảm bản an toàn cho người tham gia giao thông vì vậy nếu trong
quá trình thi công lao lắp dầm cầu không an toàn thì gây hậu quả cực kì nghiêm
trọng. Mà các bạn có biết lao lắp dầm cầu như thế nào không? Đó là dùng các
thiết bị nâng và di chuyển dầm đến vị trí lắp đặt sau đó hạ dầm vào vị trí trên trụ
cầu như thiết kế. Chính vì vậy mà vai trò của thiết bị nâng hạ trong lao lắp dầm
cầu là cực kì quan trọng. Mà thiết bị chủ yếu dùng trong thi công lao lắp dầm
cầu là cổng trục, cầu trục và cần trục lốp, cần trục xích, cẩu tháp…

+ Ngoài ra trong xây dựng dân dụng nhất là với các công trình ở những nơi
chưa phát triển như các tỉnh lẻ, các vùng miền núi thì việc xây dựng còn rất thô
sơ và sử dụng sức người là chủ yếu. Vì nơi ấy không có các máy móc hiện đại,
không có những công nghệ khoa học tiên tiến, mà xây dựng chủ yếu là dùng sức
người và những thiết bị máy móc đơn giản. Chính vì vậy mà chúng ta thường
gặp trong xây dựng những thiết bị đơn giản như pa lăng, tời điện, hay tời điện cũ
tự chế. Nhưng mặc dù là những thiết bị đơn giản không hiện đại nhưng chúng
giúp ích được rất rất nhiều lần. Chúng giúp cho những người thợ đỡ mất sức lao
động mà hiệu quả công việc lại cao hơn. Bạn nghĩ sao khi 1 người cứ quần quật
bê từng viên gạch, từng bao xi măng, bao cát từ dưới sân lên trên tầng 1, tầng 2,
tầng 3… sẽ rất lâu và sẽ rất mất sức phải không? Khi có chiếc tời điện thì nó sẽ
giải quyết được hết tất cả những việc đó, vừa an toàn vừa có năng suất lao động
lớn hơn rất nhiều.

+ Trong các bến cảng: Nói đến bến cảng thì ngoài là nơi tập trung đưa đón
hành khách đi lại sang các vùng lân cận thì nó là nơi để tập kết, bốc dỡ và trao
đổi hàng hóa giữa các thành phố, giữa các nước trên thế giới với nhau. Và ngành
công nghiệp đường thủy đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
đất nước. Chính vì thế mà để phục vụ cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa tại
các bến càng thì không thể thiếu thiết bị nâng hạ. Việc lưu thông hàng hóa liên

5
tục dẫn đến tần suất làm việc rất cao. Và chỉ có những thiết bị nâng hạ như cổng
trục, cầu trục, hay các loại cần trục và các xe nâng hạ mới có thể đáp ứng được
tần suất lao động đó.

+ Tương tự như vậy thì trong các nhà xưởng bến bãi cũng như vậy.  Để tăng
năng suất lao động cũng như tạo an toàn khi làm việc thì không thể không có
những thiết bị nâng hạ phục vụ cho công việc.

1.2.Tời xây dựng

– Tời xây dựng được dùng để nâng hạ, vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Đươc
sử dụng chủ yếu cho việc nâng hạ hang hóa ở trong nhà hay ngoài trời, ở các bãi
phế liệu và ở các công trình xây dựng,… Trong các sản phẩm của máy công
nghiệp, pa lăng cáp điện và tời là những sản phẩm thông dụng nhất ở Việt Nam
với số người dùng rất nhiều
– Đặc điểm :
Máy tời xây dựng có những đặc điểm chính sau:

+ Cấu tạo đơn giản, gọn gàng, dễ lắp ráp vận hành.

+ Trọng tải đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

+ Cáp thép chắc chắn, có nhiều chiều dài, có thể thay đổi linh hoạt theo
yêu cầu của bạn.

+ Trang bị đầy đủ hệ thống phanh điện từ, đảm bảo an toàn cao khi nâng
hạ vật nặng, tránh tối đa rủi ro, tai nạn xảy ra do mất đà.

+ Đa số các tời xây dựng có thể lắp đặt linh hoạt, có thể treo trên khung
dầm hoặc đặt đứng trên khung dầm, khung cẩu xoay hay mặt đất tùy vào điều
kiện ở công trường bạn.

– Cấu tạo chung của tời :

6
+ Thiết bị truyền lực cho tời kéo : Động cơ điện, động cơ đốt trong , khí
nén, thủy lực
+ Phanh: Giúp giảm tốc độ khi có sự cố hoặc để ngắt máy ngay lập tức
khi có sự cố mất điện đột ngột. 

+ Hộp giảm tốc: Giảm tốc độ truyền từ động cơ đến tang cuốn cáp theo ý
muốn, đảm bảo an toàn trong quá trình nâng hạ. 

+ Cáp thép: Cáp thép là một bó được bện từ nhiều sợi thép nhỏ, có khả
năng chịu tải cao.

+ Tang cuốn cáp: nơi quấn cáp thép, dùng kéo dây cáp lên hoặc thả xuống
vị trí yêu cầu

+ Móc cẩu: móc được rèn nhiệt, làm từ hợp kim thép cao cấp, được trang
bị chốt an toàn đảm bảo giữ chắc hàng hóa khi nâng hạ.

– Phân loại :
Có nhiều cách phân loại tời xây dựng, sau đây là những cách phân loại
thông dụng nhất :

+ Phân loại tời theo công dụng


Theo công dụng có các tời nâng (dùng để nâng vật theo phương dọc) và
tời kéo (dùng để vận chuyển theo phương ngang).

Tời nâng còn được biết đến với tời treo, gồm các dòng là tời điện mini, tời
điện đa năng và tời điện tốc độ cao.

Tời kéo có dòng tời kéo mặt đất, tời côn

+ Phân loại tời theo nguồn động lực: tời điện,tời chạy bằng động cơ diesel ,tời
thủy lực

7
Tời chạy bằng động cơ diesel và tời thủy
lực

Tời điện

+ Phân loại tời theo phạm vi sử dụng


Theo phạm vi sử dụng có tời dân dụng và tời công nghiệp.

Tời dân dụng là loại tời xây dựng chuyên dùng trong các công trình dân
dụng, sử dụng điện áp 1 pha, trọng tải nâng hạ dưới 1 tấn.

8
Tời công nghiệp là loại tời xây dựng chuyên dùng trong các công trình
xây dựng lớn như chung cư, cao ốc, sử dụng điện 380V, trọng tải lớn  lên đến
20 tấn.

+ Phân loại tời theo tang cuốn cáp :

Tời một tang cuốn

Tời nhiều tang cuốn

9
– Nguyên lý hoạt động :

Khởi động máy, động cơ truyền động đến tang cuốn qua hộp số giảm tốc để
thực hiện các thao tác nhả kéo dây cáp cần thiết cho quá trình nâng hạ. Tang
cuốn quay theo chiều kim đồng hồ, nhả dây cáp ra để hạ vật liệu xuống, muốn
nâng vật lên, cần số sẽ được đẩy về phái ngược lại, làm tang cuốn quay ngược
lại, cuốn cáp lên trên.

1.3.Tời thủy lực

  Tời thủy lực là loại máy tời hoạt động dựa trên một hệ thống thủy lực. Vì vậy
khi sử dụng thì các bạn chỉ cần sử dụng máy bơm thủy lực. Máy tời thủy lực
được chế tạo với khả năng chịu tải và độ bền cao đáp ứng được hầu hết các công
việc cần sử dụng đến tời.

– Cấu tạo :

Cấu tạo của hệ thống tời thủy lực gồm:

+ Mô tơ điện;

+ Bơm thủy lực;

+ Két nhớt thủy lực;

+ Sinh hàn;

+ Hộp giảm tốc của động cơ thủy lực;

+ Hộp số;

+ Tang thu dây giềng rút;

Ly hợp của tang thu giềng rút;

10
Phanh hãm tang thu giềng rút;

+ Các tang thu dây ganh;

Ly hợp các tang thu dây ganh;

Phanh hãm tang thu dây ganh;

+ Mô tơ nhớt.

– Nguyên lý hoạt động :


+ Máy tời thủy lực được truyền động bằng hệ thống thủy lực. Khi mô tơ
điện hoạt động thì bơm thủy lực sẽ đưa dầu thủy lực từ thùng chứa qua bộ chia
thủy lực.Và lên hộp giảm tốc động cơ thủy lực. Động cơ thủy lực sẽ biến thế
năng của dầu thủy lực thành cơ năng và được truyền trực tiếp đến hộp số và trục
quay. Dầu thủy lực sau khi đi qua động cơ thủy lực sẽ được hồi về két chứa.

+ Các tang thu dây giềng rút và dây ganh được liên kết hoặc tách với trục
quay bằng hệ thống ly hợp. Mỗi một tang thu dây sẽ có một bộ phanh hãm.

– Ưu nhược điểm của tời thủy lực

+ Ưu điểm :

- Việc sử dụng tời thủy lực đem lại hiệu quả làm việc cao với khả năng
tạo ra được lực rất lớn với công suất cao. Dòng máy tời này đáp ứng tối đa yêu
cầu sử dụng của các khách hàng. Với những công việc đòi hỏi sức kéo lớn mà
sức kéo thủ công của con người không thể đáp ứng được.

- Chúng ta có thể điều khiển máy tời dễ dàng, kết hợp được với các thiết
bị tự động hóa. Và chỉ cần làm việc theo những chương trình được lập trình sẵn.

11
- Khối lượng và kích thước của máy có thể điều chỉnh dễ dàng bằng các
tăng áp suất thủy lực.

- Máy tời có khả năng làm việc với tốc độ cao, ít bị va đập. Nhờ vào thiết
kế bằng dầu có tính chịu nén và bơm, động cơ thủy lực có quán tính nhỏ

+ Nhược điểm :

- Hiệu suất làm việc của máy tời bị giảm đi theo thời gian theo thời gian.
Lý do là sự rò rỉ chất lỏng trong hệ thống.

- Vận tốc truyền khi máy tời hoạt động thời khó giữ được sự ổn định.

- Chất lỏng có độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ. Nên khi mới khởi động thì
vận tốc làm việc của thiết bị có sự thay đổi do nhiệt độ chưa ổn định.

1.4. Tổng quan về hệ thống thủy lực trên máy tời


1.4.1.Khái niệm về hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực là dạng truyền động dung dầu thủy lực tạo ra áp lực
được sử dụng trong nghành chế tạo máy, cơ giới, hang không, tàu thủy và các
ứng dụng khác trong công nghiệp lắp ráp .Trong hệ thống thuỷ lực, chất lỏng có
áp suất đóng vai trò trung gian truyền lực và chuyển động cho máy công nghệ.

12
Sơ đồ thể hiện quá trình biến đổi và truyền tải năng lượng

1.4.2. Bơm và động cơ dầu (mô tơ thủy lực)

Bơm và động cơ dầu là hai thiết bị có chức năng khác nhau. Bơm là thiết bị
tạo ra năng lượng, còn động cơ dầu là thiết bị tiêu thụ năng lượng này. Tuy thế
kết cấu và phương pháp tính toán của bơm và động cơ dầu cùng loại giống nhau.
a. Bơm dầu: Là một cơ cấu biển đổi năng lượng, dùng để biển đổi cơ năng
thành năng lượng của dầu (dòng chất lỏng). Trong hệ thống dầu ép thường chỉ
dùng bơm thể tích, tức là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng băng cách
thay đổi thể tích các buồng làm việc, khi thể tích của buồng làm việc tăng, bơm
hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và khi thể tích của buồng giảm, bơm đẩy dầu ra,
thực hiện chu kỳ nén. Tùy thuộc vào lượng dầu do bơm đẩy ra trong một chu kỳ
làm việc ta có thể phân ra hai loại bơm thể tich:
+ Bơm có lưu lượng cố định (bơm cố định)
+ Bơm có lưu lượng có thể điều chỉnh (bơm điều chỉnh)

13
bơm bánh răng

b. Động cơ dầu: Là thiết bị để biến năng lượng của dòng chất lỏng thành
động năng quay trên trục động cơ. Quá trình biến đổi năng lượng là dầu có áp
suất được đưa vào buồng công tác của động cơ. Dưới tác dụng của áp suất, các
phần tử của động cơ quay.
Những thông số cơ bản của động cơ dầu là lưu lượng của một vòng quay và hiệu
áp suất ở đường vào và đường ra.

14
Cấu tạo bơm piston roto hướng trục

1.Rotor, 2.Piston, 3.Đĩa nghiêng, 4.Nắp cố định, 5.Đĩa phân phối dầu có hai khoang
chưa dầu hình bán nguyệt, 6.Gờ ngăn, 7.Lò xo

1.4.3. Thùng dầu

Thùng dầu có nhiệm vụ chính sau:


- Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình kín (cấp và nhận dầu
chảy về).
- Giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình bơm dầu làm việc.
- Lắng đọng các chất cặn bã trong quá trình làm việc.
- Tách nước

1.4.4.Van an toàn
Van oan toàn có tác dụng đảm bảo cho hệ thống được oan toàn khi quá tải
Với công dụng như trên tùy theo yêu cầu công việc và đặc điểm cấu tạo
van an toàn có nhiều chức năng khác nhau.Tuy vậy trtong hệ thống truyền động

15
thuỷ lực máy xây dựng và máy xếp dỡ, van oan toàn có 2 chức năng quan trọng
nhất.
- Đảm bảo tuổi thọ các chi tiết và bộ phận máy.
- Duy trì tính năng hoạt động của hệ thống theo quy định kỹ thuật
Để đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống truyền động thuỷ lực, van oan toàn phải
khống chế cho áp lực dầu trong hệ thống không vượt quá áp suất oan toàn cho
phép. Nếu vượt qua áp lực này, các đường ống có thể bị nứt vỡ , chi tiết trong bộ
phận mãy dễ bị mòn, gẫy nhanh chóng ..
Nó được đặt trên đường ống chính có áp suất cao.Nguyên lý hoạt động
của nhóm van này là dựa vào sự cân bằng áp lực trên nắp van giữa áp lực của
chất lỏng và áp úng lực của lò xo có khi có cả đối áp của chất lỏng.
Nếu áp lực của chất lỏng nhỏ hơn ứng lực của lò xo thì hệ thống làm việc
bình thường .Van sẽ đóng lại, hệ thống làm việc bình thường.
Nếu ứng lực của lò xo mà nhỏ hơn áp lực của chất lỏng thì van sẽ mở ra
tháo bớt chất lỏng về buồng chứa .
Khác với van một chiều, van an toàn có lò xo cứng hơn nhiều
Phân loại:
- Van chỉ làm việc khi hệ thống quá tải thì gọi là van kháng đỡ.
-Van làm việc liên tục thì gọi là van tràn.
Dựa vào sơ đồ hệ thống truyền động thuỷ lực và áp suất làm việc của hệ
thống ta chọn loại van cho hệ thống là van kháng đỡ dẫn động trực tiếp bằng lò
xo.

16
Van an toàn

Van an toàn gồm những bộ phận sau:


1- Thân van, 2- Bộ phận kết nối vào đường ống, 3- Phần xoay xả lưu chất ra
ngoài, 4- Đệm Lò xo, 5 - Đĩa , 6 - Nắp chụp bảo vệ, 7 - Lò xo, 8 - Nút bịt, 9 -
Vít điều chỉnh, 10 - Tay giật

1.4.5.Van tiết lưu

Van tiết lưu có công dụng điều chỉnh lưu lượng chất lỏng trong hệ thủy
lực hoặc một bộ phận hệ thủy lực, qua đó điều chỉnh vận tốc cơ cấu chấp hành:
động cơ thủy lực.
Phân loại: tiết lưu điều chỉnh được và không điều chỉnh được
- Tiết lưu Không điều chỉnh được: Sử dụng trong các hệ thống, thiết bị máy móc
của các hệ thống truyền động để gây chênh áp giưua 2 khoang làm việc nào đó
hoặc để hạn chế dao động áp suất do chất lỏng va đập với các chi tiết khác.
Thông thường loại tiết lưu này có dạng lỗ nên gọi là tiết lưu lỗ. Nếu nó làm
nhiệm vụ giảm chấn thì còn gọi là tiết lưu giảm chấn.

17
- Tiết lưu điều chỉnh được: Nếu đặt nó trên hệ thống lưới ống thì lưu lưọng của
nó thay đổi thì tốc độ của động cơ thuỷ lực thay đổi. Nó được dùng trong các hệ
thống cần dùng để điều chỉnh vận tốc của động cơ thuỷ lực.
1.4.6. Van phân phối
Trong hệ thống truyền động thuỷ tĩnh van phân phối chuyên làm nhiệm
vụ phân chia dòng dầu cao áp vào các đưòng ống khác nhau dẫn tới các bộ máy
thuỷ lực theo các tín hiệu điều khiển thích hợp.
Van phân phối được phân chia theo các kiểu khác nhau. Căn cứ vào số
lượng cửa dẫn dầu vào ra, ta có van phân phối 2 cửa, 3 cửa hoạc 4 cửa. Theo đặc
điểm cấu tạo van phân phối được chia thành các kiểu điều khiển bằng cần gạt,
nam châm điện hay là áp lực dầu, ... Trong máy xây dựng và xếp dỡ thì van
phân phối bốn cửa được điều khiển bằng nam châm điện hoặc cần gạt được sử
dụng phổ biến nhất.

Van phân phối 4 cửa 3 vị trí

Khi lựa chọn van phân phối, cần phải cắn cứ vào tính năng kỹ thuật quan
trọng nhất như kiểu đóng mở van, áp lực và lưu lưọng dầu công tác...

1.4.7. Bộ lọc dầu.

18
Trong quá trình làm việc, dầu không tránh khỏi bị nhiễm bẩn do các chất bẩn
từ bên ngoài vào, hoặc do bản thân dầu tạo nên. Những chất bẩn đó sẽ làm kẹt
các khe hở, các tiết diện chảy có kích thước nhỏ trong các cơ cấu dầu ép, gây
nên những trở ngại, hư hỏng trong các hoạt động của hệ thống. Do đó trong các
hệ thống dầu ép đều dùng bộ lọc dầu để ngăn ngừa chất bẩn thâm nhập vào bên
trong các cơ cấu, phần tử dầu ép.
Bộ lọc dầu thường đặt ở ống hút của bơm trường hợp cần sạch hơn thì đặt
thêm một bộ nữa ở cửa ra của bơm và một bộ ở hệ thống xả của dầu ép.

1.4.8. Ống dẫn.


Ống dẫn dùng để nối các phần tử điều khiển (Các loại van) với các cơ cấu
chấp hành, với hệ thống biến đổi năng lượng (bơm dầu động cơ dầu).

19
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC
CỦA MÁY
Có các thông số sau:
+ Trọng lượng hàng nâng: G =14 (tấn)
+ Vận tốc nâng hàng: vn = 0,7 (m/s)
+ Đường kính tang tời: D = 400 (mm)
+ Hiệu suất của cụm tời: 𝜂t = 0,85
+ Hiệu suất của hộp giảm tốc: 𝜂g = 0,9
+ Tỉ số truyền của hộp giảm tốc: i = 65
2.1 Tính chọn bơm- động cơ thủy lực
Để sử dụng động cơ cho hệ thống thủy lực ta sử dụng bơm – động cơ
piston ro to hướng trục vì kết cấu của bơm – động cơ roto hướng trục so với các
loại bơm – động cơ khác thì có hiệu suất cao hơn lại có thể diều chỉnh lưu lượng
một cách hợp lý. Ngoài ra bơm – động cơ piston roto hướng trục còn tiết kiệm
được không gian nhỏ gọn hơn so với bơm khác.
a. Tính momen cần thiết Mct của bơm-động cơ
ta có bội suất của hệ là :
số nhánhtreo vật 2
a= = =2
số nhánh đi vào tang 1

20
G h .10 14.10
=>Lực căng dây là: F k = = =70 ( KN )= 70000(N)
a 2
MC 16470,59
Mct = i . η = 65.0,9 = 281.55 (N.m)
g

Trong đó : Mc là Momen cản Mc = (Fk.r)/ηt = (70000.0,4/2)/0,85 =16470,59


(N.m)
i là tỷ số truyền của hộp giảm tốc i = 65

Với : hiệu suất của cụm tời: ηt =0,85


hiệu suất của hộp giảm tốc: η g=0,9

b. Tính tốc độ vòng quay cần thiết của bơm- động cơ


n m=nt . i(1)

Với : nt là số vòng quay của tang


i là tỷ số truyền của hộp giảm tốc ( i = 65)
Số vòng quay của tang được xác định theo công thức :
π . nt . D
vn =
30.2
2.30 . v n 2.30.0,7
=> nt =
π .D
= 3,14.0.4 = 33.34 (vòng/phút)

=> nm = nt.i =33,34.65 = 2173.56 (vòng/phút)


π . nm π . 2173,56
Vậy : ω ct = = = 227.5 rad/s)
30 30

c. Tính công suất cần thiết của bơm- động cơ


Nct = Mct.ωct = 281,55.227,5 = 64052.62 (W)
d. Tính lưu lượng cần thiết của bơm- động cơ
N ct =P . Qct

Lưu lương cần thiết là:


N ct 64052.62
Qct = = 32000000 = 2.10-3 (m3/s) = 119.77 (lít/phút)
P

(Chọn áp lực tiêu chuẩn P = 32 MPa = 32000000, (N/m2 )

21
Lưu lương riêng cần thiết là:
Q ct 2 ,1 0−3 . 106
q ct = = =55,2
n ct 2173,56 (cm3 )
60
Từ các số liệu trên ta tra bảng thông số cơ bản của bơm- động cơ thủy lực
kiểu pittong roto hướng trục ta chọn bơm piston CY14-1B mẫu bơm 160CY14-
1B
Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của bơm – động cơ thủy lực
Thông số cơ bản 160CY14-1B
1500-2500(định mức – lớn
Tốc độ quay (vg/ph)
nhất)
Moomen trên trục động cơ(N/m) 880,3(tối đa)

Công suất định mức(KW) 89,1


Lưu lượng định mức của
160
bơm(l/ph)
Trọng lượng bơm 140

Áp suất bơm(Mpa) 32

2.2 Chọn van an toàn


Van an toàn đảm bảo cho hệ thống truyền động thủy lực được an toàn khi
quá tải. Nó giữ cho áp lực dầu làm việc trong hệ thống không vượt quá áp lực
quy định
Ta chọn kiểu van tên là Y4790-15 (sách TĐMXD và xếp dỡ trang 201)

Thông số chính Kiểu van Y4790-15


Hành trình pitong đóng mở van,(mm) 32
Áp lực dầu định mức, (Mpa) 16
Lưu lượng dầu qua van, (l/ph) 160 (định mức)
16 (nhỏ nhất)

22
Tổn thất áp lực qua van ≤ 0,6

Trọng lượng 12kG

2.3 Chọn van phân phối


Van phân phối làm nhiệm vụ phân phối chất lỏng công tác (dầu thủy lực)
cao áp từ bơm thủy lực tới các đường ống khác nhau dẫn đến các bộ máy thủy
lực, vì vậy có thể đảo chiều chuyển động bộ công tác hoặc điều khiển nó theo
một quy luật nhất định.
Ta chọn van phân phối như sau

Hành trình đóng mở 32mm


Tính năng kỹ thuật chủ yếu Kiểu có áp lực định mức
16MPa
16 (định mức )
Ap lực dầu vào van (Mpa)
17 ( cao nhất )
Lượng tụt áp cho phép 0,8
250 (định mức )
Lưu lượng dầu (l/ph)
320 ( cao nhất )

2.4 Tính chọn kích thước của thùng dầu


Thể tích của thùng có thể được tính bằng công thức thông qua lưu lượng
của bơm như sau:
V = (3 ÷ 5).Qct = (3 ÷ 5).160 = (480÷800) (lít)
Với qb: lưu lượng bơm (lít/phút) (tra bảng bơm)
Q ct 160
Hoặc : V = = 0,3 = 533,3(lít)
Z
1
Với Z: hệ số tỷ lệ, phút

Khi hệ làm việc gián đoạn Z = 0,33÷0,25


Khi hệ làm việc liên tục Z = 0,17

23
2.5 Tính toán ống dẫn và cút nối
Ống dẫn làm nhiệm vụ dẫn dầu công tác từ bộ phận này đến bộ phận khác
của hệ thống
Ta chọn loại ống thép có các tiêu chuẩn sau đây:
Đường kính danh Đường Đường Áp suất Độ dày Loại ống
nghĩa kính Kính ngoài làm việc thành ống
trong (mm) (at) (mm)
(mm)
in mm SCH5
1.1/2 38,1 40,98 48,26 16 1,651 40ST

24
Tài liệu tham khảo
– SGK Truyền Động Máy Xây Dựng - Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đăng
Điệm
– Truyền Động Thủy Lực Và Khí Nén – Nguyễn Ngọc Phương
– Máy nâng chuyển – Nhiều tác giả

25

You might also like