You are on page 1of 90

KHOA: KỸ THUẬT GIAO THÔNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH


Địa điểm thực tập : XƯỞNG SỬA CHỮA ĐẠI HỌC NHA TRANG
VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL

Giảng viên hướng : LÊ XUÂN CHÍ


dẫn : TRẦN NGUYỄN ĐOAN TRƯỜNG

Sinh viên thực tập : 62133355

MSSV : 62.CKDL

Lớp
KHÁNH HÒA - 01/2024
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................2

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................5

PHẦN 1. THỰC TẬP TẠI XƯỞNG.......................................................................6

CHƯƠNG 1. CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT......................................................6

1.1. Cờ lê - Mỏ lết...............................................................................................6

1.2. Bộ lục giác- Tua vít......................................................................................7

1.3. Kìm các loại.................................................................................................8

1.4. Dụng cụ tháo xéc măng................................................................................8

CHƯƠNG 2. CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ CƠ BẢN......................................9

2.1. Chiều quay đúng..........................................................................................9

2.2. Piston xi lanh số 1........................................................................................9

2.3. Xác định xupap cùng tên..............................................................................9

2.4. Xác định thứ tự làm việc của các xilanh....................................................10

2.5. Điểm chết trên (ĐCT), điểm chết dưới (ĐCD), hành trình piston (S).......10

CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THÁO LẮP ĐỘNG CƠ......................................11

3.1. Mục đích....................................................................................................11

3.2. Yêu cầu......................................................................................................11

3.3. Quy trình tháo động cơ..............................................................................11

3.4. Quy trình lắp động cơ................................................................................13

CHƯƠNG 4. XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT....................14

4.1. Xác định khe hở nhiệt................................................................................14

4.2. Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt........................................................15

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BỘ PHẬN DI ĐỘNG (CƠ CẤU


TRUYỀN LỰC)...................................................................................................16

3
5.1. Kiểm tra piston và xéc măng.....................................................................16

5.2. Kiểm tra trục khuỷu...................................................................................20

5.3. Kiểm tra thanh truyền (biên)......................................................................22

CHƯƠNG 6. BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN..................................................24

6.1. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu.............................................................24

6.2. Các bước tháo bơm cao áp.........................................................................24

6.3. Xác định và điều chỉnh góc phun sớm: φs = ?...........................................25

CHƯƠNG 7. QUY TẮC VẬN HÀNH..............................................................27

7.1. Chuẩn bị trước khi khởi động....................................................................27

7.2. Chuẩn bị khởi động – khởi động................................................................27

7.3. Chăm sóc khi động cơ làm việc.................................................................29

7.4. Dừng máy...................................................................................................29

CHƯƠNG 8. THỰC HÀNH THÁO LẮP ĐỘNG CƠ DT-75.........................30

8.1. Giới thiệu động cơ DT-75 tại phòng thực hành bộ môn động lực.............30

8.2. Kiểm tra trước khi tháo, lắp động cơ.........................................................31

8.3. Tiến hành tháo, lắp động cơ.......................................................................32

8.4. Phương án sửa chữa...................................................................................38

CHƯƠNG 9. CÂU HỎI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP........................41

9.1. Có phải khoảng cách chuẩn của khe hở nhiệt là (0.3 ÷ 0.35 mm).............41

9.2. Làm sao để đo khe hở nhiệt khi không có chỉ số qui định?.......................41

9.3. Động cơ 4 kỳ - 1 vòng quay, điều chỉnh hết khe hở nhiệt?.......................41

9.4. Các bước điều chỉnh góc phun sớm từ 43,5 -> 45 độ................................41

9.5. Điều chỉnh áp suất vòi phun thực chất là điều chỉnh cái gì?......................41

9.6. Đối với vòi phun nhiều lỗ, làm sao biết bị tắc 1 lỗ?..................................41

9.7. Dầu hồi về nhiều hay ít phụ thuộc vào cái gì?...........................................42

PHẦN 2. THỰC TẬP TẠI VINPEARL...............................................................43

4
CHƯƠNG 1. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT.......................43

1.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Vinpearl.........................................43

1.2 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức..............................................................................44

1.3. Quản lý nhân sự và điều hành tại đơn vị sản xuất.....................................45

CHƯƠNG 2. QUY TẮC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT 51

2.1. Nội quy an toàn lao động của cơ sở sản xuất.............................................51

2.2. Phương pháp sơ cứu khi gặp tai nạn lao động...........................................52

CHƯƠNG 3. BỐ TRÍ THIẾT BỊ TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT............................57

3.1. Sơ đồ bố trí các thiết bị..............................................................................57

3.2 Tính năng, kỹ thuật máy móc, thiết bị, ở bộ phận vận chuyển...................57

CHƯƠNG 4. CÔNG TÁC TỔ CHỨC..............................................................65

4.1. Tài liệu hướng dẫn, qui trình......................................................................65

4.2. Giám sát thi công.......................................................................................68

CHƯƠNG 5. TRỰC TIẾP THAM GIA CÁC CHUYÊN MÔN.....................70

5.1. Khai thác kỹ thuật máy và thiết bị động lực..............................................70

5.2. Bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị động lực đường thủy......................74

CHƯƠNG 6. BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ VOLVO PENTA D13....................78

6.1. Giới thiệu về động cơ volvo penta D13A..................................................78

6.2. Vận hành....................................................................................................78

6.3. Bảo trì.........................................................................................................80

PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.........................................83

5
LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đất nước ta cũng đang trên đà
hội nhập toàn cấu hóa kinh tế trên mọi lĩnh vực. Điều này làm cho các doanh nghiệp
cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Đòi hỏi đội ngũ quản lý và nhân viên phải biết
cách vận hành và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong dây
chuyền sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong hoàn cảnh trên đã tạo thêm tiền đề và động lực để ươm mầm các tài
năng trẻ đặc biệt là sinh viên như em vẫn còn thời gian học tập và rèn luyện không
chỉ thông qua những kiến thức từ căn bản cho đến chuyên ngành được các thầy cô
giảng dạy tại trường Đại Học Nha Trang mà còn phải vận dụng vào thực tế thông
qua khóa thực tập tốt nghiệp tại các công ty, nhà máy, khu công nghiệp tại địa
phương. Và dưới sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của các anh trong Công Ty Cổ
Phần Vinpearl Land Nha Trang đã theo dõi, chỉ dạy, quan sát, nhận xét – đánh giá
và đóng góp để em có cơ hội hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp tại Công Ty Cổ
Phần Vinpearl Land Nha Trang.

Do khả năng và kiến thức của em còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những sai sót và bất cập, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
sửa chữa của các thầy cô và cán bộ trong công ty để bài báo cáo này được hoàn
thiện hơn.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh cán bộ của Công Ty
Cổ Phần Vinpearl Land Nha Trang đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu giúp
em hoàn thiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

6
PHẦN 1. THỰC TẬP TẠI XƯỞNG
CHƯƠNG 1. CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT

1.1. Cờ lê - Mỏ lết
- Dụng cụ để tháo lắp đai ốc, bulong tốt nhất không gì khác chính là cờ lê
hoặc mỏ lết. Mỏ lết thì nâng cấp đa năng hơn 1 chút so với cờ lê. Vì bạn có thể linh
hoạt thay đổi kích thước để phù hợp với đai ốc, bu lông. Tuy nhiên nó cũng có
nhiều mặt hạn chế.

Hình 1.1 Bộ cờ lê

7
Hình 1.2 Mỏ lết
- Nếu bạn chọn cờ lê, nên chọn loại vòng miệng và chọn cả bộ đủ size thông
dụng từ 6mm – 32mm. Lý do: Tiết kiệm chi phí và bạn còn được sở hữu đủ các kích
thước cờ lê. Như vậy đồng nghĩa bạn đã có thể mở được tất cả các bu lông trên xe
của mình.
1.2. Bộ lục giác- Tua vít
- Tua vít hay tuốc nơ vít là dụng cụ top 1 trong danh sách dụng cụ sửa chữa
cho tất cả các ngành nghề. Đầu vít thông dụng cần có: tuốc nơ vít đầu dẹp (2 cạnh)
và tua vít đầu bake (4 cạnh).

Hình 1.3 Bộ lục giác

8
Hình 1.4 Bộ tua vít
- Trong tên các dụng cụ sửa chữa ô tô thì không thể thiếu Bộ lục giác. Ưu
điểm lớn nhất của các bộ chìa lục giác mang lại là khi gặp phải những bulong dạng
đặc biệt. Như bulong đầu hoa thị, đầu XZN, đầu lục giác. Chính vì vậy, bộ lục giác
hoa thị, lục giác đầu sao không thể thiếu trong tên gọi các dụng cụ sửa chữa động cơ
1.3. Kìm các loại
- Ngoài các loại kìm phổ thông như: kìm đầu bằng, kìm mỏ nhọn, kìm cắt
hầu hết sử dụng trong nhiều ngành nghề. Riêng đối với đồ nghề sửa xe ô tô còn có
các loại kìm đặc biệt chuyên dụng khác. Như kìm tháo ống lọc nhiên liệu, kìm căng,
bấm dây siết, Kìm bấm đai siết…

Hình 1.5 Bộ kìm


1.4. Dụng cụ tháo xéc măng

Hình 1.6 Bộ kìm


9
CHƯƠNG 2. CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ CƠ BẢN

2.1. Chiều quay đúng


- Chiều quay đúng là chiều quay của động cơ khi làm việc
- Cách xác định :
+ Căn cứ vào dấu mũi tên trên bánh đà do nhà chế tạo quy định.
+ Nhìn vào cấu tạo của cánh quạt làm mát để xác định động cơ quay
theo chiều nào để cánh quạt thổi gió vào làm mát động cơ.
+ Nhìn từ đầu tự do (đầu tự do là đầu không tải) của động cơ theo
chiều kim đồng hồ thì đó là chiều quay đúng.
2.2. Piston xi lanh số 1
- Số đầu tiên trong tên động cơ là số xi lanh của động cơ.
- Trên thân máy cạnh bánh đà sẽ có mũi tên. Nếu trên bánh đà có 1 dấu gạch
thì đó là điểm chết trên của piston xi lanh số 1.
- Piston xi lanh số 1 thường nằm ở đầu tự do (đầu không tải). Tất cả thông số
đều lấy theo piston xi lannh số 1.
- Quay dấu gạch lớn trên bánh đà đến mũi tên cố định trên thân máy thì đó là
điểm chết trên (DCT) của piston xi lanh số 1. Các dấu gạch nhỏ xung quanh là góc
chia độ hoặc góc đánh lửa sớm (góc phun sớm).
2.3. Xác định xupap cùng tên
 Dựa vào ống góp khí hút, khí xả
- Khi chưa tháo xupap ra khỏi động cơ:
+ Quan sát xupap nào thông với cổ hút là xupap hút, thông với cổ xả
là xupap xả.
+ Quay máy theo chiều quay đúng, quan sát thấy xupap của xy lanh số
1 vừa mở rồi đóng lại tiếp đến xupap của xylanh khác mở rồi đóng lại thì
xupap mở trước là xupap xả của xy lanh số 1, xupap sau là xupap hút của xy
lanh khác theo nguyên lý cuối xả đầu hút.
- Khi tháo xupap rồi:
+ Tán lớn là hút, tán nhỏ là xả.
+ Tán lõm là hút (thuận lợi cho dòng khí nạp lưu thông và tạo xoáy
hòa trộn nhiên liệu), tán lồi là xả (đòi hỏi kết cấu vững hơn do chịu nhiệt
cao).
+ Trên xupap ghi i là nạp e là xả
10
+ Có muội than bám nhiều là xả còn lại là nạp
+ Thả 2 cây xuống nền gạch cứng cây có tiêng vang hơn là xả vì làm
từ vật liệu tốt hơn cứng hơn.
+ Cây nào đen hơn cây đó là xupap xả.
2.4. Xác định thứ tự làm việc của các xilanh
- Do nhà chế tạo quy định (ghi trên thân máy, nắp máy).
- Theo chu kỳ xả: xác định chiều quay đúng của động cơ từ đó xác định được
loại xupap -> đánh dấu xupap xả -> quay bánh đà theo chiều quay đúng -> nhìn
xupap xả của xi lanh số 1 đóng thì đó là xi lanh 1 -> nhìn tiếp xupap xả của xilanh
khác đóng thì đó là xi lanh 2.
- Cuối quá trình nén tháo vòi phun hoặc bugi -> đổ nước vào -> quay máy
đến khi nước bắn ra -> xác định được xi lanh số 1 -> tiếp tục quay máy và xác định
các xi lanh còn lại.
2.5. Điểm chết trên (ĐCT), điểm chết dưới (ĐCD), hành trình piston (S)
+ Xác định góc phun sớm (góc đánh lửa sớm).
+ Có ĐCT để cân cam.

11
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THÁO LẮP ĐỘNG CƠ

3.1. Mục đích


- Mục đích của việc tháo lắp động cơ là để kiểm tra mức độ hư hỏng các chi
tiết và bộ phận, trên cơ sở đó mà áp dụng phương pháp sửa chữa phục hồi cho thích
hợp.
3.2. Yêu cầu
- Biết được công dụng, cấu tạo nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và hệ
thống của động cơ.
- Trước khi tháo cần phải làm sạch bên ngoài của động cơ, xả hết dầu bôi
trơn, nước làm mát và nhiên liệu có trong hệ thống sau đó vặn các van về vị trí cũ.
- Tháo các chi tiết phải đúng theo thứ tự, theo qui trình riêng.
- Sử dụng đồ nghề đúng loại, thao tác đúng qui trình, tránh làm biến dạng các
chi tiết, không dùng búa sắt gõ trực tiếp vào chi tiết.
- Đánh dấu các chi tiết đặc biệt với động cơ nhiều xilanh để tránh nhầm lẫn.
- Các chi tiết dễ bị hư hỏng hay vỡ (đệm lắp máy, piston…) phải cẩn thận.
- Các chi tiết có độ bóng và độ chính xác cao bảo quản nơi qui định.
- Khi tháo lò xo có lực căng thì cần chú ý không để bắn vào người và mắt.
- Khi cần tháo chốt piston thì luộc piston trong dầu máy rồi dùng tay ấn nhẹ
chốt ra.
3.3. Quy trình tháo động cơ
- Ghi đặc tính động cơ.
- Liệt kê tình trạng các bộ phận bên ngoài.
- Quan sát tổng thể động cơ, chú ý đến sự rò rỉ dầu, nhiên liệu, môi chất làm
mát trước khi lau chùi vệ sinh tổng quát bên ngoài
- Tháo mọi chi tiết thủy lực, khí nén liên quan đến động cơ. Tháo các bộ
phận điện ( kể cả acqui) đánh dấu dây điện để dễ lắp lại.
- Xả hết nươc làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu còn lại trong động cơ.
- Che các bộ phận điện không được tháo, để bảo vệ chúng khi rửa nước.
- Tháo các nối kết ống mềm dẫn đến bộ làm mát, tháo các đồng hồ đo nhiệt
độ nước làm mát, áp lực dầu bôi trơn, nhiên liệu.
- Tháo các bộ lọc nhiên liệu, dầu, nước làm mát và các nối kết của chúng.
Tháo bộ lọc khí, các ống xả và bộ truyền động nếu cần.

12
- Che chắn tất cả các cửa mở, các đầu ống để tránh bụi.
- Tháo bulông chân máy, bulông vỏ li hợp với hộp số.
- Tháo nắp qui lát: Nếu động cơ thuộc loại xupap ở đầu , tháo toàn bộ hệ
thống cò mổ ra ngoài để trên dàn theo thứ tự. Phương pháp thao nắp qui lát là tháo
từ từ các đai ốc theo đường chéo, zích zắc hoặc xoắn ốc, dùng chìa khóa tuýp nới
lỏng các đai ốc sau đó có thể dùng cờ lê miệng hoặc cần quay để mở cho nhanh.
- Quay trục khuỷu để tìm điểm chết trên của xilanh số 1 để lấy dấu ở bánh đà
hoặc puly nếu chưa có.
- Tháo đai ốc đầu trục khuỷu dùng cảo cảo puly ra.
- Tháo hộp chứa các bánh răng truyền động và ly hợp.
- Xem dấu hoặc làm dấu (nếu không có) ở bánh răng trục cam bánh răng trục
khuỷu, bánh răng trung gian (ở đây có thể là truyền động đai, xích).
- Dùng cảo ép lò xo xupap, lấy chén chặn, chốt chặn, xupap, lò xo đem ra
ngoài nhớ đánh dấu thứ tự xupap.
- Lấy tất cả con đội, đũa đẩy ra ngoài để trên dàn theo thứ tự.
- Tháo mặt bích giữ trục cam và đem trục cam ra ngoài. Nếu bánh răng trục
cam truyền đông qua bánh răng (đai, xích) trung gian thì tháo xích cam hoặc bánh
răng trung gian ra trước.
- Tháo bánh đà ra khỏi trục khuỷu néu cần.
- Lật úp máy lại kê lên giá gỗ tránh làm hư hỏng các đầu bulông.
- Tháo cacter dầu, quy trình tháo như tháo nắp qui lát, đem cacter ra ngoài.
- Tháo ống dẫn dầu, bơm dầu, lọc dầu. Quay trục khuỷu để cặp piston song
hành xuống điểm chết dưới, tháo thanh truyền, nhớ đánh đấu nửa dưới thanh truyền,
tiếp tục tháo các bộ phận còn lại tương tự như trên.
- Khiêng trục khuỷu ra ngoài để trên giá.
- Lật nghiêng khối xilanh lại 250 (với máy chữ V thì góc nghiêng 500 ) dùng
cây gỗ hoặc cám búa đẩy piston và kéo ra ngoài, đánh dấu các piston.
- Dùng cảo xecmăng tháo xecmăng ra khỏi piston rồi để theo thứ tự.
- Dùng kìm phe mở phe hai đầu chốt piston, ép chốt lấy thanh truyền ra
khỏi piston.
- Đặt piston thanh truyền theo thứ tự.
 Khi tháo xong:
- Rửa chi tiết
+ Rửa cặn nước.
13
+ Rửa cặn dầu.
+ Khử muội than
- Kiểm tra phân loại hư hỏng
- Các phương pháp kiểm tra :
+ Kiểm tra bằng mắt.
+ Kiểm tra bằng phương pháp đo.
+ Phương pháp chẩn đoán.
+ Kiểm tra bằng phương pháp khác.
- Phân loại hư hỏng:
+ Chi tiết tốt.
+ Chi tiết phải sửa chữa.
3.4. Quy trình lắp động cơ
Sau khi các chi tiết động cơ đã được kiểm tra sửa chữa và thay thế ta lắp
động cơ lại theo thứ tự ngược lại với khi tháo và cần chú ý các điểm sau:
- Thông sạch các mạch dầu ở trục khuỷu, thanh truyền, …
- Các bọng nước ở nắp qui lát, xilanh đã thông sạch.
- Bôi một lớp dầu mỏng ở các chi tiết cọ xát.
- Piston phải lắp đúng vị trí thứ tự.
- Xécmăng phải lắp đúng vị trí công dụng của nó và miệng cắt phải cắt đều
nhau (90 hoặc 1800).
- Trục cam trục khuỷu lắp đúng dấu đã được đánh dấu ở bánh răng.
- Các lắp đậy ổ đỡ trục khuỷu phải lắp đúng vị trí, thứ tự và đúng lực xiết do
nhà chế tạo qui định.
- Trước khi lắp nắp qui lát phải quay thử bánh đà xem sự phân bố có đúng
không.
- Lắp nắp qui lát phải xiết nhiều lần, đều nhau theo đúng lực xiết của nhà chế
tạo qui định theo qui luật xiết.
- Sau khi trục khuỷu của động cơ đã lắp xong, quay thử động cơ xem nặng
nhẹ thế nào, có vướng gì không. Tương tự như vậy khi lắp thêm các chi tiết, bộ
phận mới.
- Cân bơm cao áp, vòi phun hoặc cân lửa theo dấu.
- Kiểm tra hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát.

14
- Cho động cơ chạy thử bên ngoài, hiệu chỉnh cho êm rồi mới lắp. Trước khi
động cơ làm việc kiểm tra lại lực xiết ốc qui lát lần nữa.

15
CHƯƠNG 4. XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT

4.1. Xác định khe hở nhiệt


- Khe hở nhiệt là khe hở ở giữa cò mổ và đầu xupap.
- Độ hở của khe hở nhiệt thường sẽ do nhà chế tạo quy định tùy theo kết cấu
của từng dòng máy và loại máy khác nhau.
- Khe hở nhiệt của xupap hút sẽ luôn nhỏ hơn khe hở nhiệt của xupap xã
ví dụ: xupap hút = 0.30 mm; xupap xã = 0.35 mm.
- Giới hạn khe hở nhiệt: 0.25 mm ÷ 0.35 mm; 0.40 mm
- Chuẩn bị dụng cụ: bộ cờ lê, tuốc nơ vít, thước lá (thước căn), tay quay cốt máy,

- Điều chỉnh khe hở nhiệt khi xi lanh đang ở cuối quá trình nén vì lúc này cả
2 xupap đều đóng.
- Điều chỉnh khe hở nhiệt ở đuôi xupap và đầu cò mổ.
- Điều chỉnh cho khe hở nhiệt bằng kích thước trên thước lá.
- Không điều chỉnh khe hở nhiệt lúc động cơ đang hoạt động nếu không có
kinh nghiệm và kỹ thuật dày dặn vì sẽ dễ dẫn đến điều chỉnh sai khe hở nhiệt, ảnh
hưởng đến quá trình làm việc và kết cấu của máy.
- Nếu có kinh nghiệm khi chỉnh khe hở nhiệt chỉ cần quay 2 vòng bánh đà sẽ
chỉnh xong khe hở nhiệt.

16
Hình 1.7 Điều chỉnh khe hở nhiệt
4.2. Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt
 B1: Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho xupap hút của xylanh số 1 vừa
đóng lại. Sau đó tiếp tục quay thêm một góc 90 độ.
 B2: Chọn thước lá có trị số đúng với yêu cầu của nhà chế tạo, điều chỉnh khe
hở xupap hút và xã của xylanh số 1.
 B3: Nơi lỏng đai ốc hãm vít hiệu chỉnh ở đuôi cò mổ của xupap hút và xã.
 B4: Đưa thước lá có bề dày 0.30 mm vào giữa đầu cò mổ và đuôi xupap hút.
Vặn vít điều chỉnh sao cho khi kéo đẩy thước lá trong khe hở thì cảm thấy có
lực cản nhẹ, xiết chặt đai ốc hãm.
 B5: Tương tự như vậy, dùng thước lá có bề dày 0.35 mm điều chỉnh khe hở
nhiệt của xupap xã.
 B6: Do đặc điểm của động cơ 4 kỳ, 4 xylanh, chúng ta tiếp tục quay thêm
một góc 720/4=180 độ, điều chỉnh khe hở của xupap hút và thải của xylanh
số 3.
 B7: Quay thêm một góc 180 độ, điều chỉnh khe hở các xupap của xylanh số
4.
 B8: Quay thêm một góc 180 độ, điều chỉnh khe hở các xupap của xylanh số 2.

17
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BỘ PHẬN DI ĐỘNG
(CƠ CẤU TRUYỀN LỰC)

(Bộ phận di động bao gồm: piston, xéc măng, trục piston, thanh truyền, trục
khuỷu, bánh đà)
5.1. Kiểm tra piston và xéc măng
5.1.1. Các dạng mài mòn và hư hỏng chính của piston
- Mòn các rãnh xéc măng, khe hở giữa piston và xilanh tăng do kết quả của
ma sát, piston bị côn và bị méo, mài mòn và chuyển dịch ở các lỗ chốt piston, có
các vết nứt và đỉnh piston bị cháy sém.
 Các lưu ý trước khi kiểm tra piston:
+ Mòn nhỏ, mòn méo (e líp), mòn côn: theo 3 vị trí ØA, ØB, ØC.
+ Đo mòn côn ở: Chân piston (dưới xéc măng dầu (côn dưới)).
Đầu piston (trên chốt piston (côn trên)).
+ Khi đo piston thì đo ở đầu, thân, chân.
+ Ký hiệu A-A là ký hiệu cỉa hướng động cơ.
+ Đo piston mòn nhỏ theo 1 phương.
+ Đo piston mòn méo (oval) theo 2 phương song song và vuông góc với
chốt piston (bảng 2).
+ Bảng 1 dùng để đo đường kính piston.
+ Khi đo xong lấy hiệu của 2 phương thì ra độ méo (A-A1).
 Tiến hành quá trình kiểm tra:
Hạng mục kiểm tra: kiểm tra độ oval
Đường kính danh nghĩa:
Đơn vị đo: mm

18
Hình 1.8 Các vị trí kiểm tra mòn piston
BẢNG 1: ĐO ĐƯỜNG KÍNH PISTON

Piston N01 N02 N03 N 04 N05 N06


ƠA
ƠA1
ƠB
ƠB1
ƠC
ƠC1

Ghi ch: A – A: Mũi – Li A1 – A1: Phải – Tri


Kiểm tra lỗ ắc piston:
Đơn vị đo: mm

Hình 1.9 Kiểm tra lỗ ắc piston

Tiêu chuẩn: 0,03 – 0,06 mm; Max: 0,18 mm


BẢNG 2: ĐO ĐƯỜNG KÍNH ẮC VÀ LỖ ẮC PISTON
Xilanh
Tn gọi Ký hiệu
1 2 3 4 5 6
D1 (A -A)
I D1 (A1 –
Ắc A1)
piston D1 (A –A)
II D1 (A1 –
A1)
D3 (A –A)
I D3 (A1 –
Lỗ ắc A1)
piston D3 (A –A)
II D3 (A1 –
A1)

19
Ghi chú: A – A: Trên – Dưới A1 – A1: Phải – Tri
I: Mũi; II: Li

BẢNG 3: ĐỘ MÒN CHO PHÉP LỚN NHẤT CỦA CÁC PISTON

Đơn vị tính: mm
Đường kính piston Độ ôval hay hiệu Đường kính piston Độ ôval hay hiệu
số các đường kính số các đường kính
theo chiều dài theo chiều dài
Đến 50 0.15 401 – 450 0.50
51 – 75 0.20 451 – 500 0.55
76 – 100 0.20 501 – 550 0.60
101 – 125 0.25 551 – 600 0.65
126 – 150 0.25 601 – 650 0.70
151 – 175 0.25 651 – 700 0.75
176 – 200 0.30 701 – 750 0.80
201 – 250 0.35 751 – 800 0.85
251 – 300 0.35 801 – 850 0.90
301 – 350 0.40 851 – 900 0.95
351 – 400 0.45 - -

BẢNG 4: ĐỘ MÒN CHO PHÉP LỚN NHẤT CỦA CỔ CHỐT PISTON

Đơn vị tính: mm
Đường kính Độ ôval hay độ Đường kính Độ ôval hay độ
côn côn
Đến 50 0.12 176 – 200
0.27
51 – 75 0.15 201 – 225
0.30
76 – 100 0.18 226 – 250
0.33
101 – 125 0.20 251 – 275
0.37
126 – 150 0.22 276 - 350
0.40
151 – 175 0.25 -
-

20
- Khe hở giữa piston và sơ mi xilanh được đo bằng thước lá theo tâm trục và
hướng thẳng góc với trục – khi piston ở điểm chết trên (ĐCT) và ở điểm chết dưới
(ĐCD), hoặc các vị trí chính giữa. Độ chính xác của các số đo là 0.01mm.
- Khe hở giới hạn cho phép giữa đầu piston và sơ mi được lấy bằng: Scp =
(0.075 – 0.0150) D. mm. Trong đó D – là đường kính đầu piston.
5.1.2. Kiểm tra xéc măng
 Các lưu ý trước khi kiểm tra xéc măng:
+ Khi đo miệng xéc măng nhỏ hơn đường kính cho phép thì tiếp tục sử
dụng.
+ Mặt trên của xéc măng là mặt có ký hiệu số hoặc chữ hoặc là mặt đen
hơn. Nếu 2 mặt đều bóng thì nào trên cũng được. Nhìn bụng xéc măng,
mặt nào có mép vát bụng là mặt trên, mép vát lưng là mặt dưới.
 Tiến hành quá trình kiểm tra:
- Kiểm tra khe hở miệng: dặt xéc măng nằm trong lòng xilanh chuẩn, miệng
xéc măng để đúng vị trí, dùng thước lá đo khe hở miệng xéc măng. Khe hở miệng
cho phép: = (0.001 – 0.002)D. D đường kính xilanh, khe hở miệng của xéc măng
khí lớn hơn khe hở miệng của xéc măng dầu.
- Kiểm tra khe hở theo chiều sâu: Rãnh xéc măng thường được người ta gia
công sâu hơn bề dày séc măng từ 0.5 – 1.5 mm.
- Kiểm tra độ đàn hồi xéc măng:
Áp suất riêng được tính theo công thức :
PYA = P/Dh kG/cm2
Trong đó: D - là đường kính xilanh, cm
h - là chiều cao của xéc măng, cm
P = Pl ll/l, kG
+ Đối với xéc măng của động cơ đốt trong, áp suất riêng được lấy bằng 0.4 –
0.9 kG/cm2.
+ Tuổi thọ trung bình của xéc măng hơi là 3000 – 5000 giờ, xéc măng dầu là
6500 giờ.
+ Khi lắp đặt và tháo xéc măng ta sử dụng cácc bộ đồ gá lắp chuyên dùng
(cảo chuyên dùng).

21
Hình 1.10 Kiểm tra độ đàn hồi xéc măng
5.2. Kiểm tra trục khuỷu
Khi động cơ làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của các lực xoắn, lực uốn và
lực ma sát (cổ trục). Những hư hỏng chính của trục khuỷu là: mài mòn các cổ trục,
vết xước trên cổ trục, rạn nứt trong má trục và cổ trục, trục bị xoắn, cong và uốn đàn
hồi.
5.2.1. Kiểm tra độ mòn của cổ trục
- Sự mài mòn của cổ trục thể hiện ở độ côn và độ ôval. Ta dùng panme đo
kiểm tra độ côn và độ oval, trục được để trên bàn máy, đặt panme cẩn thận và chính
xác vào một mặt, vì nếu ta không tuân thủ như vậy trong khi đo sẽ dẫn đến một sai
sót lớn.
- Khi xác định độ mòn của các cổ biên và cổ trục, mỗi cổ ta đo ở 3 vị trí: về
phía mũi tàu, ở giữa và phía lái tàu trên hai mặt phẳng thẳng góc với nhau.
Đường kính danh nghĩa:
Đơn vị đo: mm

22
Hình 1.11 Kiểm tra độ mòn cổ trục
Kết quả đo được xác định như sau:
- Độ oval là hiệu số của các đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất
được đo tại vị trí đó. Dmax - Dmin
- Độ côn được xác định như là hiệu số các đường kính lớn nhất và nhỏ nhất,
được đo theo các mép ngoài của cổ, nghĩa là
Kmax = Dmax - Dmin
BẢNG 5: KẾT QUẢ ĐO ĐƯỜNG KÍNH CỔ BIÊN CỦA TRỤC KHUỶU
Đơn vị tính: mm
Vị trí đo Số thứ tự cổ Đường kính cho phép Những hư
1 2 3 4 5 6 Mới Sửa chữa hỏng được
qui định
khi xem
xét bên
ngoài
Phía mũi Mf thẳng đứng
Mf nằm ngang
Ô val
Chính Mf thẳng đứng
giữa Mf nằm ngang
Ô val
Phía lái Mf thẳng đứng
Mf nằm ngang
Ô val
Độ côn Mf thẳng đứng
Mf nằm ngang

BẢNG 6: ĐỘ MÒN CHO PHÉP LỚN NHẤT CỦA CỔ TRỤC KHUỶU

Đơn vị tính: mm
Đường kính Độ ôval hay độ côn của cổ Đường kính Độ ôval hay độ côn của cổ
cổ trục Cổ trục Cổ biên cổ Cổ trục Cổ biên
Đến 150 0.15 0.16 301 – 325 0.28 0.30

23
151 – 175 0.16 0.18 326 – 350 0.30 0.32
176 – 200 0.18 0.20 351 – 375 0.32 0.34
201 – 225 0.20 0.22 376 – 400 0.34 0.36
226 – 250 0.22 0.24 401 – 425 0.36 0.38
251 – 275 0.24 0.26 426 – 450 0.38 0.40
276 - 300 0.26 0.28 451 - 500 0.40 0.40

5.2.2. Kiểm tra độ đồng tâm của cổ trục và bán kính khuỷu trục
- Tâm của các cổ trục trục khuỷu phải nằm trên một đường thẳng. Nên tiến
hành kiểm tra trục ở các tâm việc đặt các giá đỡ tâm và không có thanh chống giữa
các khuỷu trục.
- Đối với việc kiểm tra như thế trên bàn máy với các mũi tâm đã được bắt
chặt, đặt đồng hồ so có giá đỡ. Quay trục khuỷu vào vị trí mà trong đó khuỷu thứ
nhất được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Cần của đồng hồ so được đưa đến cổ trục
thứ nhất từ phía trên và đặt thang đo của đồng hồ so ở số không. Xê dịch đồng hồ so
dọc theo trục, đưa cần đồng hồ so dần dần đến mỗi cổ trục từ phía trên và ghi các
chỉ số của đồng hồ so.
- Độ lệch tâm của các cổ trục tính từ tâm cổ trục thứ nhất sẽ bằng độ lệch
trong các chỉ số của đông hồ so trên các cổ trục ấy (không tính đến độ oval cho
phép theo các điều kiện kỹ thuật)
- Dấu trừ (-) trước trị số lệch chứng tỏ rằng tâm của cổ trục ấy trong mặt
phẳng thẳng đứng nằm thấp hơn tâm của cổ trục thứ nhất, dấu cộng (+) chứng tỏ
ngược lại.
5.2.3. Kiểm tra độ song song của tâm cổ biên và cổ trục
- Tâm của cổ biên và cổ trục cần phải song song với nhau. Độ không song
song của tâm cổ biên với đường tâm trục khuỷu cho phép không lớn quá 0,15 mm
trên một mét chiều dài trục. Độ không song song của các cổ biên có thể dễ phát hiện
khi kiểm tra trục bằng đồng hồ so trên bàn máp.
- Việc kiểm tra độ song song được tiến hành sau khi đã hiệu chuẩn các cổ
biên. Song song với đường sinh của cổ biên khi vị trí của nó ở điểm chết trên (ĐCT)
được đặt bàn máp.
5.3. Kiểm tra thanh truyền (biên)
5.3.1. Những hư hỏng chính của thanh truyền
- Lỗ đầu to và đầu nhỏ bị mòn; bề mặt chỗ nối tiếp của đầu to và mặt tỳ của
bulông bị sứt mẻ. Ngoài ra biên còn bị rạn nứt và biến dạng (cong, xoắn v.v…)

24
- Khi biên bị cong thì đường tâm của lỗ đầu to và đầu nhỏ sẽ không song
song với nhau; khi biên bị xoắn thì đường tâm của lỗ đầu to và đầu nhỏ sẽ không
cùng nằm trong một mặt phẳng.

5.3.2. Kiểm tra


- Khi biên bị mòn hoặc bị vết xước có thể kiểm tra bằng mắt thường, bằng
kính phóng đại hoặc dụng cụ đo.
- Khi biên biến dạng có thể kiểm tra bằng cách so sánh với biên mẫu, kết hợp
với mũi rà và bàn rà hoặc vách dấu. Nhưng muốn kiểm tra chính xác sự biến dạng
của biên phải dùng dụng cụ chuyên dùng và thước lá.

Hình 1.12 Kiểm tra độ biến dạng của biên


- Khi kiểm tra độ cong xoắn của biên bằng dụng cụ chuyên dùng, phải lấy
bạc lót ở đầu to ra, lắp chốt piston tiêu chuẩn vào đầu nhỏ, sau đó đặt cố định biên
trên dụng cụ kiểm tra, dùng thước đo ba điểm, dùng thước lá đo khe hở giữa các
điểm tiếp xúc của thước đo với mặt rà thẳng đứng, trị số đo không dược lớn hơn
0,05mm và có các trường hợp cụ thể như sau:
- Biên bình thường không bị biến dạng thì cả ba điển tiếp xúc của thước đo
sẽ tiếp xúc hay cách đều với mặt phẳng rà khi đã lật ngược biên 1800.
- Biên bị cong thì chỉ có hai điểm tiếp xúc dưới hoặc một điểm tiếp xúc trên
của thước đo tiếp xúc với mặt phẳng rà.
- Biên bị xoắn thì chỉ có một điểm tiếp xúc trên và một trong hai điểm tiếp
xúc dưới của thước đo tiếp xúc với mặt rà.

25
- Biên bị cong và xoắn thì chỉ có một điểm tiếp xúc ở dưới của thước đo tiếp
xúc với mặt phẳng rà hoặc cả hai điểm tiếp xúc dưới không tiếp xúc với mặt phẳng
rà nhưng có khe hở khác nhau.
- Ngoài ra ta còn xác định độ cong và xoắn của biên bằng đồng hồ so trên
bàn máp.

26
CHƯƠNG 6. BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN

6.1. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu


- Nhiệm vụ: Lọc sạch, phun nhiên liệu vào buồng đốt, phù hợp với kết cấu
làm việc của động cơ.
- Bơm cao áp: tạo áp suất cho nhiên liệu đẩy vào buồng đốt.
- Thỏa mãn:
 Định lượng: Đủ lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt
 Định thời: Phun đúng thời điểm
 Định quy luật phun: Sương mù, gián đoạn, tơi sương,…

Hình 1.13 Bơm cao áp


6.2. Các bước tháo bơm cao áp
 Tháo bơm cao áp
 Tháo con đội
 Tháo đế piston
 Tháo lò xo bơm cao áp
 Tháo rắc co -> nối đường ống cao áp.
 Tháo lò xo rắc co -> đóng van triệt hồi.
 Van triệt hồi (van một chiều, van cao áp).

27
 Piston bơm cao áp: vát trên, vát dưới, ngăn kéo, rãnh xoắn,…
 Thanh răng (tay ga), vành răng: chú ý 2 cặp dấu vành răng – thanh
răng, vành răng – piston (dấu trên thanh răng trùng với dấu trên vành
răng, dấu trên chữ U của vành răng trùng với dấu trên chữ T của
piston).
 Lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt nhiều hay ít là do piston xoay,
piston xoay do vành răng xoay, vành răng xoay do thanh răng kéo.
 Khi vòi phun phun vào buồng đốt, lúc này đỉnh piston bơm cao áp
vừa đóng 2 cửa nạp xã.
 Áp suất phun được ký hiệu là: Ps = ?
 Vòi phun 1 lỗ áp suất thấp (Ps = 120 ÷ 160 kg/cm2)
 Vòi phun nhiều lỗ áp suất cao (Ps = 180 ÷ 250 kg/cm2)
 Phun điện tử (có bình tích áp): tích áp suất cao sẵn và khi các cảm
biến canh đủ lượng nhiên liệu và không khí thì sẽ phun vào buồng đốt
-> cháy sạch.
6.3. Xác định và điều chỉnh góc phun sớm: φs = ?
 Góc phun sớm sai -> động cơ không hoạt động.
 Xác định góc phun sớm theo phương pháp mức dầu tràn
+ Xác định chiều quay đúng
+ Xác định điểm chết trên
+ Điểm chết trên (DCT) đặt là điểm A
+ Quay máy theo chiều quay đúng -> nhìn vào bơm cao áp nhích lên
(tràn) dừng -> đánh dấu điểm trùng trên mũi tên (điểm đặt tên B).

28
Hình 1.14 Xác định góc phun sớm trên bánh đà

+ Góc phun sớm được tính theo công thức:

Trong đó: n là góc đo cung AB

+ Điều chỉnh hành trình piston bơm cao áp bằng cách điều chỉnh con
đội piston bơm cao áp. Có thể xoay con đội (ngược kim đồng hồ ->
phun sớm hơn, cùng kim đồng hồ -> phun muộn hơn).
+ Nếu không phải con đội thì là cam và phải xem xét toàn bộ cam.
+ Động cơ diesel -> góc phun sớm, động cơ xăng -> góc đánh lửa
sớm.

Hình 1.15 Cụm bơm cao áp

29
CHƯƠNG 7. QUY TẮC VẬN HÀNH

7.1. Chuẩn bị trước khi khởi động


- Chuẩn bị không gian, thời gian xung quanh cỗ máy an toàn sạch sẽ, dời các
vật không liên quan xung quanh máy đến một khoảng cách tối thiểu 0.8 m
- E trên tay ga là cần giảm áp suất (mở E, đóng E) để máy quay nhẹ nhàng
hơn. Tức là đè xupap cho động cơ hở.
- Khi quay khởi động máy là đang quay bánh đà. Nhờ vậy nên có tốc độ cực
đại, tốc độ cực tiểu.
- Khi khởi động bằng tay quay mà bị nổ ngược thì sẽ dính tay quay vào động
cơ và nó sẽ quay cùng động cơ.
- Cách xử lý khi bị nổ ngược:
+ Tắt máy
+ Ngắt đường dầu
+ Đưa tay ga về 0
+ Xã E
- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề, nhiên liệu dự trữ, nhớt dự trữ, nước làm mát
dự trữ.
- Nắm rõ thời gian vận hành (thường xuyên hay gián đoạn).
7.2. Chuẩn bị khởi động – khởi động
7.2.1 Chuẩn bị khởi động
- Kiểm tra các cơ cấu, bộ phận của máy
+ Bộ phận cố định.
+ Rò rỉ nước làm mát, nhiên liệu, bôi trơn, cơ cấu phân phối khí, …
- Hệ thống nhiên liệu
+ Kiểm tra lượng nhiên liệu trong két.
+ Quay máy để kiểm tra sự làm việc của bơm cao áp, vòi phun.
+ Bơm tay để xã khí.
+ Không nghe được tiếng làm việc của bơm cao áp và vòi phun thì
lập tức tháo máy kiểm tra.
+ Kiểm tra góc phun sớm (các vạch trước DCT là góc phun sớm trên
động cơ diesel, góc đánh lửa sớm trên động cơ xăng).

30
- Cơ cấu phân phối khí
+ Xác định và điều chỉnh khe hở nhiệt.
+ Xác định các pha nạp sớm, nạp muộn, xã sớm, xã muộn.
+ Kiểm tra độ kín của động cơ.
- Hệ thống làm mát
+ Kiểm tra két nước làm mát.
+ Kiểm tra rò rỉ.
+ Kiểm tra bớm nước làm mát.
- Hệ thống bôi trơn
+ Kiểm tra mức nhớt trong két bằng que thăm nhớt.
+ Xem chất lượng nhớt qua màu sắc (nhớt tốt có màu vàng).
+ Kiểm tra hạt mài (dơ) -> lin -> thay nhớt.
+ Nhớt nhiễm nước (quấn miếng dẽ vào que thăm nhớt nhúng vào
cacte rồi đốt nghe tách tách là có nước).
+ Cacte có nước là do bộ phận cố định hở.
- Kiểm tra cơ cấu truyền lực.
- Hệ thống khởi động
+ Kiểm tra chất lượng bình acqui.
+ Xem máy có bộ đề khởi động là bao nhiêu (Vôn) để so sánh với
acqui.
Ví dụ: acqui 12V 200A, bộ đề 24V thì lắp 2 acqui

Hình 1.16 Cách lắp acqui với bộ đề


31
7.2.2. Khởi động
- Khi khởi động máy nhìn ngay vào đồng hồ dầu bôi trơn, nếu kim không
báo, lập tức tắt máy kiểm tra sự cố.
- Đưa tay ga vào khoảng 1/3 hành trình -> nhấn khởi động.
- Giữa hai lần nhấm không quá 5 giây.
- Vẫn không khởi động được thì kiểm tra theo thứ tự ở phần (chuẩn bị
khởi động).
+ Bộ phận cố định (BPCD)
+ Hệ thống nhiên liệu (HTNL)
+ Cơ cấu phân phối khí (CCPPK)
+ Hệ thống làm mát (HTLM)
+ Hệ thống bôi trơn (HTBT)
+ Cơ cấu truyền lực (CCTL)
+ Hệ thống khởi động (HTKD)
+ Acqui
7.3. Chăm sóc khi động cơ làm việc
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng động cơ làm việc.
- Không rời khỏi vị trí làm việc khi đang trong ca làm việc.
- Không làm việc riêng, không tiếp khách, không ngủ gật, không nghe sự
điều khiển của người khác.
- Lắng tai nghe tiếng gõ bất thường của động cơ.
- Kiểm tra nhiệt lượng nước làm mát qua áp lực trên đồng hồ.
- Kiểm tra màu khí thải: (xem thêm tài liệu màu khí thải).
+ Đen: dư nhiên liệu
+ Xanh: cháy nhớt
7.4. Dừng máy
- Đưa tay ga về 0.
- Khóa, tắt các cơ cấu, hệ thống.
- Lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh xung quanh máy.

32
CHƯƠNG 8. THỰC HÀNH THÁO LẮP ĐỘNG CƠ DT-75

8.1. Giới thiệu động cơ DT-75 tại phòng thực hành bộ môn động lực
- Động cơ DT-75 nguyên thuỷ là động cơ lấy trên máy kéo xích. Động cơ
được chuyển về Bộ môn Động lực từ năm 1989. Hiện tại, động cơ hư hỏng quá
nhiều nên sử dụng làm mô hình học cụ.

- Tuy nhiên, động cơ rất cần thiết phục vụ các bài thực tập cho sinh viên nên
được Bộ môn đầu tư sửa chữa, phục hồi.

- Động cơ diesel DT-75 trình bày tại hình 1.17. Các thông số tính năng kỹ
thuật được trình bày trên bảng 7

- Đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống được trình bày
phía sau .

Hình 1.17 Động cơ DT-75

BẢNG 7 : THÔNG SỐ CỦA MÁY KÉO DT-75

TT Thông số tính năng kỹ thuật Đơn vị DT-75


+ Kích thước động cơ
1
- Dài/Rộng/Cao mm 1400/800/1200
2 + Động cơ chính : Động cơ diesel 4 kỳ
33
+ Số xylanh đặt thẳng hàng
4
+ Thứ tự nổ
1-3-4-2
+ Dung tích xylanh
L 6.3
+ Đường kính xylanh
Mm 3
+ Hành trình piston
Mm 120
+ Tỉ số nén
140
+ Số vòng quay định động
V/ph 1800

3 + Tiêu thụ nhiên liệu g/kWh 226,2-220

8.2. Kiểm tra trước khi tháo, lắp động cơ


Nhìn trực quan:

- Thiếu đường ống nhiên liệu và cấp và bơm cao áp

- Thiếu đường dầu hồi, cấp vào bơm

- Thiếu nắp đầu hộp số

- Thiếu bu lông nắp máy

- Bulong cò của xupap xả bị thay thế

- Đỉnh piston và thành xi lanh bị trầy và dính nhiều muội than

Hệ thống nhiên liệu:

- Thiếu dây điện động cơ khởi động

- Lọc dầu vào bơm cao áp

- Thiếu két nhiên liệu

Hệ thống khởi động:

- Thiếu dây điện

- Thiếu bình xăng để khởi đông

- Thiếu ắc qui

- Thiếu tẩu chụp buggi


34
Bộ phận cố định:

- Tổng quan bên ngoài chắc chắn, không bị rò rỉ dầu

- Thiếu bulong ở cacte nhớt

8.3. Tiến hành tháo, lắp động cơ


Chuẩn bị dụng cụ: Tua vít, cờ lê, đầu tuýp, cảo xéc măng, búa gỗ, kìm, …

8.3.1. Hệ thống truyền lực


Tháo hệ thống truyền lực

- Piston:

Hình 1.18 Piston, thanh truyền, ắc piston

 B1: Sau khi tháo nắp qui lát cần làm sạch muội than ở phần phía trên của
lòng xi lanh.
 B2: Quay trục khuỷu 90 độ để cho pittong ở gần ĐCT, tháo các bulong
lục giác hoặc các chốt chẻ và các đai ốc của thanh truyền, tháo các nắp
chụp.
 B3: Tháo ổ đỡ hai mãnh khỏi thanh truyền và nắp chụp. Gõ nhẹ hai nửa
đầu lớn thanh truyền, đánh dấu cẩn thận các đầu này ứng với từng xi lanh
để tránh nhầm lẫn khi lắp. Quay trục khuỷu để lấy và đánh số các thanh
truyền và nắp đậy các xi lanh.

35
 B4 : Đặc các bộ phận theo thứ tự với công cụ như cây gỗ, cờ lê... ta đẩy
piston - thanh truyền ra khỏi lòng xi lanh.
- Yêu cầu:
 Trước khi tiến hành kiểm tra cần làm sạch piston cả phía trong và ngoài
bằng dung môi hoặc nhiên liệu, nếu có muội than ở rãnh lắp vòng găng
cần làm sạch các rãnh này.
 Không được dùng bàn chải sắt làm sạch piston nhôm, có thể gây hư hại
bề mặt piston.
 Khi làm dấu các thanh truyền và nắp đậy bằng búa hay kim loại nhọn,
không đột mạnh sẽ gây móp mép hoặc làm vỡ các thanh truyền và nắp
đậy.
 Đặt đúng thứ tự hoặc đánh số chính xác.
- Tháo thanh truyền - chốt piston khỏi piston

Hình 1.19 Thanh truyền sau khi tháo

+ Tháo xéc măng: Dùng cảo xéc măng để tháo xéc măng và để theo
thứ tự để tránh nhầm lẫn

Hình 1.20 Xéc măng sau khi tháo

36
+ Yêu cầu: không được bẻ xéc măng để tháo chúng vì điều đó sẽ gây
hư hại rãnh bên trong, làm gãy xéc măng. Ngâm xéc măng vào trong dầu diesel

+ Tháo ổ đỡ chính và trục khuỷu khỏi thân máy:

 Sau khi tháo bánh đà, lật úp động cơ xuống tháo các chốt chẻ và đai ốc
khỏi nắp ổ đỡ chính.
 Đánh dầu tất cả các nắp theo thứ tự.
 Tháo các nắp ở đỡ chính.
 Cần 2 người để lấy trục khuỷu ra khỏi động cơ.
 Kiểm tra trục khuỷu xác định hư hỏng.
 Đặt trục khuỷu nơi an toàn.

+ Yêu cầu:

 Tất cả bạc ổ đỡ chính cần ngâm trong dầu diesel, rửa sạch.
 Trục khuỷu đặt cẩn thận tránh làm xước bề mặt cổ trục, cổ biên.
- Kiểm tra hệ thống truyền lực:

+ Piston:

 Quan sát bằng mắt thường để kiểm tra bề mặt ngoài piston. Piston có dấu
hiệu mòn không đều từ phần thân xuống. Nguyên nhân có thể do dầu bôi
trơn không đủ, bộ làm mát bị kẹt, đầu phun dầu bị hỏng, …
 Sau khi làm sạch piston bằng không khí nén, cần kiểm tra lại độ mòn các
rãnh lắp vòng găng.

+ Kết luận:

 Bề mặt chốt piston bị cào xước nhẹ, có thể đánh bóng với giấy nhám mịn
hoặc bột rà mịn, chốt piston vẫn đảm bảo sử dụng được.
 Piston của động cơ còn sử dụng lại được, tiến hành vệ sinh bằng dầu đốt
và bảo quản.

+ Xéc măng:

 Để kiểm tra khe hở miệng xéc măng ở điều kiện làm việc, ta lắp từng xéc
măng vào sơ mi xi lanh tại vị trí làm việc. Dùng piston đẩy xéc măng

37
xuống và để xéc măng tựa vuông góc với sơ mi xi lanh. Đo khoảng hở
giữa hai đầu của xéc măng bằng thước lá.
 Đo và kiểm tra khe hở giữa rãnh pittông và mặt trên xéc măng. Nếu khe
hở đo vượt quá giới hạn thì nên thay pittông hoặc xéc măng (thay xéc
măng phải thay cùng một bộ hoặc xéc măng lửa ở cùng cốt máy).

Hình 1.21 Đo khe hở xéc măng

 Khe hở chiều cao giữa xéc măng và rãnh piston cho phép (theo catalog
máy).
 Vòng găng hơi: 0,08 -0,125 mm
 Vòng găng dầu : 0,04 -0,085mm
 Cho phép : 0,4 mm

BẢNG 8

TT Piston 1 (mm) Piston 2 (mm) Piston 3 (mm) Piston 4 (mm)


Xéc măng 1 0.12 0.11 0.15 0.08
Xéc măng 2 0.16 0.21 0.18 0.13
Xéc măng 3 0.18 0.24 0.20 0.17
Xéc măng 4 0.20 0.26 0.21 0.20
38
+ Kết luận:

 Khe hở giữa mặt trên xéc măng và rãnh piston nằm trong giới hạn cho
phép nên ta vệ sinh rãnh pittông và xéc măng để sử dụng tiếp tục mà
không phải thay mới.
 Khe hở miệng của xéc măng vẫn nằm trong giới hạn cho phép vì vậy cho
phép sử dụng lại.
 Lắp hệ thống truyền lực

+ Lắp trục khuỷu vào ổ đỡ chính:

 Bôi lên các cổ chính một lớp bột màu.


 Lắp nửa bạc lót phía trên vào bệ đỡ chính.
 Đặt trục khuỷu lên bạc lót ở ổ đỡ chính.
 Đặt các nửa bạc lót phía dưới vào nắp ổ đỡ chính.
 Siết các đai ốc vào gudông sao cho đúng lực.
 Sau khi lắp trục khuỷu, ta xoay trục khuỷu vài vòng, tháo các bạc lót nếu
thấy có vết cọ sát bột màu đều thì tốt. Nếu vết có sát không đều cần cạo
bớt lớp kim loại tại nơi có vết cọ sát.

+ Lắp đặt bánh đà.

+ Lắp các bạc lót thanh truyền:

 Lau chùi mỗi nửa bạc lót sạch sẽ trước khi lắp.
 Đặt các nửa bạc lót vào trong nắp thanh truyền và trong thanh truyền, sau
đó bôi phủ một lớp dầu động cơ sạch lên bề mặt trục khuỷu.

+ Lắp ráp bộ piston - thanh truyền:

 Lắp chốt pittông vào piston và đầu nhỏ thanh truyền.


 Dùng kìm chuyên dụng lắp các chốt hãm vào ổ đặt hai đầu lỗ chốt
pittông.

39
 Dùng kìm chuyên dụng lắp các xéc măng vào rãnh pittông đúng vị trí và
đúng bề mặt làm việc. Miệng 2 vòng găng kế tiếp nhau cách nhau 180độ
và nằm ở vị trí xác định, trừ 4 vị trí:
 2 vị trí trùng với đường tâm ắc piston
 2 vị trí vuông góc đường tâm piston
 Nhúng pitttông vào dầu, sử dụng dụng cụ ép bạc pittông để ép các vòng
bạc để chúng trượt vào trong các xi lanh. Đồng thời xoay trục khuỷu để
cổ biên ở vị trí dễ lắp nhất.
 Quay trục khuỷu khi cần thiết để lắp mỗi bộ piston –thanh truyền trong xi
lanh riêng biệt. Gõ nhẹ lên đỉnh pittông bằng cán gỗ để đưa piston bắt đầu
đi xuống xi lanh.
 Kiểm tra nắp của thanh truyền có cùng dấu không, lắp bạc lót vào nửa
trên và nửa dưới đầu to thanh truyền.
 Lắp đai ốc hoặc bulông và gắn thanh truyền vào trục khuỷu. Đảm bảo lực
xiết các bulông đúng lực theo quy định.
 Quá trình lắp phải quay trục khuỷu thường xuyên để kiểm tra.

8.3.2. Hệ thống làm mát


 Tháo chi tiết hệ thống làm mát

+ Trình tự tháo:

 Trước tiên nên tháo nước trong két làm mát ra, súc rửa cặn bẩn trong két
làm mát.
 Tháo két nước làm mát (hiện tại không có nên mượn tạm sử dụng).
 Tháo đường ống dẫn nước làm mát (hiện tại thiếu ống nước cao su để
nối).
 Tháo bơm nước:
 Tháo đai ốc và mayơ bơm nước.
 Tháo mặt bích bơm nước.
 Tháo cánh bơm nước.
 Tháo ổ bi và phớt kín nước.

+ Yêu cầu:

40
 Dùng cảo tháo mặt bích, puly và ổ bi của bơm nước ra.
 Không làm hỏng ren đai ốc, hỏng đường ống nước.
 Tránh gây hỏng bề mặt làm việc.

 Lắp hệ thống làm mát

+ Trình tự lắp:

 Lắp bơm nước.


 Lắp dây đai với puly bơm nước.
 Lắp cánh quạt vào trước bơm nước.
 Lắp két làm mát.
 Lắp đặt đường ống nước vào, ra và đệm cao su.
 Sau khi lắp xong phải quay máy để xem cánh quạt có chạm vào két nước
không và các bộ phận có liên quan.

8.3.3. Hệ thống trao đổi khí


+ Trình tự tháo:

 Tháo cụm ống góp khí xả.


 Tháo cụm ống góp khí nạp, bầu lọc khí.
 Tháo dàn đòn gánh.
 Tháo trục đòn gánh, cần bẩy, con đội.
 Tháo xupap, lò xo thành chi tiết từ nắp qui lát, chú ý phải đánh dấu từng cặp
cho đúng.
 Tháo trục cam, chú ý dấu lắp ghép giữa trục khuỷu và trục cam.

+ Yêu cầu :

 Tránh làm hỏng, làm cong xupap.


 Tránh nứt vỡ cong vênh đũa đẩy.
 Tránh hỏng các đệm cao su của ống góp khí nạp, khí xả.
 Tránh làm hỏng các đệm, đai ốc.
 Tránh làm xước bề mặt con đội.
 Tránh làm xước bề mặt trục cam, vấu cam.

41
8.4. Phương án sửa chữa
+ Rà xupap

 Do bề mặt làm việc của xupap bị mài mòn, nên ta tiến hànhrà xupap, các
bước tiến hành như sau: Sau khi dùng giấy nhám chà sạch muội than ở phần
nấm, bôi một lớp mỏng bột rà thô có lẫn dầu bôi trơn lên bề mặt làm việc
của xupap.
 Sau khi, rà xupap ta tiến hành lắp ráp xupap vào nắp qui lát, trình tự lắp
ngược với quá trình tháo.

+ Kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt :

 Tháo nắp đậy nắp xi lanh


 Dùng tuốcnơit hoặc clê đặt cơ cấu giảm áp vào vị trí gài, trục khuỷu cho đến
khi cả 2 xupap (xả và hút) được mở và đóng.
 Tháo chốt dò ở hộp bánh đà và đặt đầu không có ren của chốt dò vào lỗ tì
vào bánh đà. Vừa ấn lên chốt đó vừa quay chậm trục khuỷu cho đến khi chốt
xụp vào lỗ trên bánh đà. Ở vị trí này của bánh đà tương ứng với pittông của
xi lanh thứ nhất ở ĐCT sau kỳ nén.
 Khi pittông máy 1 ở vị trí ĐCT kỳ nén, dùng thước căn lá kiểm tra, nếu khe
hở nhiệt không đúng cần điều chỉnh khe hở nhiệt giữa đuôi xupap và đòn bẩy
của 2 xupap của xi lanh thứ nhất.
 Sau khi điều chỉnh 2 xupap của xi lanh thứ nhất, quay trục khuỷu đi nửa
vòng tương ứng với kỳ nén đến xylanh thứ ba và điều chỉnh khe hở nhiệt các
xupap của xi lanh thứ ba (theo thứ tự nổ).
 Sau đó quay tiếp trục khuỷu đi nửa vòng để điều chỉnh khe hở nhiệt các
xupap của xi lanh thứ tư, rồi quay trục khuỷu đi nửa vòng nữa để điều chỉnh
các xupap của xi lanh thứ hai. Như vậy, sau 2 vòng quay trục khuỷu ta đã
điều chỉnh xong khe hở nhiệt động cơ DT-75.
 Lắp lại nắp đậy nắp xi lanh.

+ Chú ý :

 Sau khi điều chỉnh khe hở nhiệt, khởi động động cơ và lắng nghe tiếng động
cơ làm việc. Nếu xuất hiện tiếng gõ xupap, phải dừng động cơ và kiểm tra lại
42
khe hở nhiệt đó. Khe hở nhiệt phải đảm bảo, khe hở nhiệt nhỏ quá sẽ hở buồng
đốt gây nguy hiểm cho pittông. Điều chỉnh khe hở nhiệt lúc động cơ nguội, lúc
xupap đóng hoàn toàn. Trên bánh đà có dấu xác định thời điểm cuối kỳ nén
của xi lanh số 1 theo thứ tự sinh công, dễ dàng xác định các xi lanh còn lại.

+ Kết luận

 Khi quay máy không còn bị nặng như lúc đầu bởi vì lúc đầu chưa có dầu bôi
trơn nên chúng em đã châm thêm dầu.
 Thân máy đã sạch hơn lúc đầu.

Hình 1.22 Máy sau khi hoàn thiện

43
CHƯƠNG 9. CÂU HỎI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

9.1. Có phải khoảng cách chuẩn của khe hở nhiệt là (0.3 ÷ 0.35 mm)
- Khoảng cách chuẩn của khe hở nhiệt trên động cơ thực tế có thể thay đổi tùy
thuộc vào loại động cơ, thiết kế và yêu cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, khoảng cách chuẩn của khe hở nhiệt trên động cơ có thể nằm trong
khoảng từ 0,3 đến 0,35 mm.

9.2. Làm sao để đo khe hở nhiệt khi không có chỉ số qui định?
- Gợi ý: Tại sao phải có khe hở nhiệt?

 Khe hở nhiệt được tạo ra để đáp ứng tình trạng dãn nở của xu pap khi
động cơ làm việc ở nhiệt độ nóng.
 Giúp tản nhiệt cho xu pap.
 Lấy trong khoảng từ 0,3 đến 0,35 mm.

9.3. Động cơ 4 kỳ - 1 vòng quay, điều chỉnh hết khe hở nhiệt?


- Đưa bánh đà về vị trí ban đầu -> quay bánh đà 180 độ -> có 2 cặp xy lanh
sẽ ở trạng thái nén và nổ (là 2 cặp xy lanh không làm việc đồng đều với nhau) -> lúc
này 2 cặp xu pap của 2 xy lanh này đều đóng -> chỉnh khe hở nhiệt -> tiếp tục quay
bánh đà thêm 180 độ -> lặp lại các bước và chỉnh khe hở nhiệt của các cặp xu pap
còn lại.

9.4. Các bước điều chỉnh góc phun sớm từ 43,5 -> 45 độ
9.5. Điều chỉnh áp suất vòi phun thực chất là điều chỉnh cái gì?
- Thực chất là đang cân bơm.

9.6. Đối với vòi phun nhiều lỗ, làm sao biết bị tắc 1 lỗ?
- Kim phun nhiều lỗ khi bị tắc một lỗ phun thì làm sao để biết: kiểm tra áp lực nhiên
liệu đang được cung cấp đến kim phun, nếu áp lực quá thấp có thể gây tắc

- Quan sát lắng nghe động cơ, để nhận biết lỗ phun bị tắc, khi 1 lỗ phun bị tắc động
cơ hoạt động không ổn định mất công suất và có hiện tượng rung lắc.

- Kiểm tra dòng chảy của nhiên liệu bằng cách so sánh dòng chảy của các lỗ phun
để xác định lỗ nào không hoạt động
44
9.7. Dầu hồi về nhiều hay ít phụ thuộc vào cái gì?
- Tốc độ của động cơ cao thường tạo ra áp suất dầu cao hơn, dẫn đến lượng dầu hồi
về nhiều hơn, áp suất dầu cao thường tạo ra lượng dầu hồi về nhiều hơn được điều
chỉnh thông qua van điều áp hoặc bộ điều khiển áp suất.

45
PHẦN 2. THỰC TẬP TẠI VINPEARL
CHƯƠNG 1. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT

1.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Vinpearl

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL

Địa chỉ: Đảo Hòn Tre, Phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Vinpearl Land Nha Trang được khai trương vào năm 2006 bởi Tập đoàn
Vingroup, một địa điểm du lịch bao gồm khu nghỉ dưỡng 5 sao, công viên giải trí
đẳng cấp thế giới, phố mua sắm, khu ẩm thực, nhà hàng sang trọng nằm ngay trên
đảo Hòn Tre của Vịnh Nha Trang. Mỗi ngày, khu nghỉ dưỡng này chào đón khoảng
12.000 du khách tới tham quan và khám phá. Vào các ngày lễ, số người tới đây lên
đến 95.000 người. Vinpearl Land Nha Trang được xây dựng trên một vị trí tuyệt
đẹp với tổng diện tích khoảng 200.000m2, nên mọi người thường gọi nơi đây là
thiên đường giải trí.

Công ty CP Vinpearl trực thuộc tập đoàn Vingroup là thương hiệu dẫn đầu,
đại diện cho ngành khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam, Vinpearl mang trong mình
sứ mệnh nâng tầm trải nghiệm nghỉ dưỡng, mang đến những kỳ nghỉ 5* cho du
khách Việt Nam và du khách quốc tế. Vinpearl có nhiều cơ sở khách sạn, biệt thự
nghỉ dưỡng trải dài trên mảnh đất hơn 3000 km đường bờ biển. Bên cạnh cơ sở nghỉ
dưỡng, Vinpearl còn sở hữu các sân Vinpearl Golf, khu vui chơi giải trí đẳng cấp
thế giới Vinpearl Land, công viên động vật hoang dã Vinpearl Safari, các khu chăm
sóc sức khỏe và sắc đẹp Vincharm Spa, hệ thống phòng họp sang trọng, cùng các
nhà hàng ẩm thực chất lượng quốc tế.

46
1.2 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CP Vinpearl

1.2.1. Chức năng của từng bộ phận


- Hoạt động vận hành theo mô hình P&L độc lập.

- Quản lý vận hành hoạt động các bộ phận dịch vụ chung gồm:

 Bộ phận Vận chuyển Vùng.


 Bộ phận Giặt là.
 Bộ phận Kỹ thuật mạng ngoài nhà.
 Bộ phận Sửa chữa.
 Bộ phận Cây xanh & VSMT.

- Cung cấp các dịch vụ cho các Cơ sở khách sạn, Các tổ hợp vui chơi giải trí
và các kênh bán hàng B2B

47
- Phối hợp với các Cơ sở, tiếp nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng để
ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

1.2.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận


- Đảm bảo các sản phẩm cung cấp cho khách hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ theo quy định của Công ty

- Đảm bảo các chi phí, hạn mức, định mức vận hành nằm trong ngân sách
được phê duyệt.

- Thường xuyên đánh giá, rà soát và cải tiến chất lượng dịch vụ,cơ sở hạ tầng
để đảm bảo hoạt động duy trì ở mức tốt nhất.

- Đảm bảo tuân thủ ANAT-PCCC và VSATTP theo quy định của Công Ty

- Xây dựng chính sách giá và chăm sóc khai thác tối đa các khách hàng nội
bộ hiện tại để đạt mục tiêu KPI được giao.

- Triển khai nghiên cứu các giải pháp để nâng cao tính hiệu quả và giá thành
thấp nhất cho khách hàng nội bộ so với giá ngoài thị trường cung cấp.

1.3. Quản lý nhân sự và điều hành tại đơn vị sản xuất


1.3.1.. Quản lý nhân sự và điều hành tại bộ phận vận chuyển
 Quản lý nhân sự

- Trưởng bộ phận quản lý hiệu quả việc tổ chức vận hành, kiểm soát hệ
thống quản lý bộ phận vận chuyển, điều phối vận chuyển, và dịch vụ du lịch của
Công ty.

- Quản lý nhân sự đảm bảo toàn bộ hoạt động vận chuyển, đáp ứng kịp thời
đến khách hàng của Công ty.

- Đào tạo nhân viên đúng cách, thiết lập mục tiêu rõ ràng, giám sát hiệu suất
lao động của họ, đảm bảo họ tuân thủ đúng luật và quy trình an toàn. Sắp xếp nhân
viên và các nhiệm vụ quản lý chung, quản lý tốt cung cấp dịch vụ khách hàng và
quản trị văn phòng.

 Điều hành tại bộ phận vận chuyển

48
Quy trình điều hành của bộ phận vận chuyển gắn liền với các bước trong quy
trình điều phối tàu thuyền đón khách. Việc điều hành được sinh ra để giải quyết chi
tiết các công việc ở từng qui trình điều phối tàu đón khách:

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận vận chuyển

Việc vận chuyển tàu sẽ bao gồm các công việc chính như:

– Giám sát đội tàu, sắp xếp kế hoạch vận chuyển phù hợp.

– Điều phối vận chuyển tàu thuyền

– Đăng kiểm & bảo dưỡng sửa chữa tàu.

– Báo cáo, kiểm soát tàu.

Mỗi công việc chúng ta lại có thể phân mảnh thành nhiều tác vụ con.

1. Giám sát đội tàu, sắp xếp kế hoạch vận chuyển phù hợp

Đội trưởng vận chuyển sẽ giám sát bộ phận của mình cụ thể là điều phối,
thuyền trưởng, máy trường làm việc, và mỗi tuần sẽ đưa ra kế hoạch làm việc cho
từng người.

49
2. Điều phối vận chuyển tàu thuyền

Nhân viên điều phối cập nhập toàn bộ tàu thuyền sử dụng và đang bảo dưỡng,
trước khi vào ca và sẽ giao cho mỗi thuyền trưởng và máy trưởng 1 tàu để làm việc
vận chuyển khách và nhân viên. Các nhân viên điều phối sẽ là những người nắm rõ
nhất về đội tàu mà mình quản lý. Họ sẽ biết được các tàu nào đang còn trống, thời
điểm nào tàu xuất bến, vào bến để canh chuẩn thời gian thích hợp cho nhân viên lái
tàu …

Ở nhóm công việc này, việc điều phối vận tải sẽ cần:.

- Lên kế hoạch về đội tàu để đội tàu đi vận chuyển


- Sắp xếp tàu, tuyến, lộ trình phù hợp cho đội ngũ nhân viên lái tàu.
- Kiểm soát quá trình vận chuyển trong suốt hành trình, ghi nhận về thời
gian hoàn thành các lệnh vận chuyển.

3. Đăng kiểm & bảo dưỡng sửa chữa tàu

Trưởng phòng & đội trưởng sẽ cập nhập và nắm bắt lịch đăng kiểm và bảo
dưỡng của tàu khi đến hạn. Trưởng phòng sẽ xuất tiền kho và giao đội sửa chữa tàu
sữa chữa, và đội trưởng giám sát những công việc này. Trưởng phòng sẽ duyệt và
đưa ra kế hoạch xử lý ngay trong những trường hợp bất thường.

4. Báo cáo, kiểm soát vận tàu

Toàn bộ quá trình vận chuyển khách và nhân viên của từng chuyến tàu sẽ
được nhân viên lái tàu và máy trưởng ghi lại trong sổ nhật kí. Dựa vào đây, nhân
viên ca sau sẽ biết tàu bị lỗi gì để báo cho điều phối & canh chuẩn giờ tàu hoạt động
để đi đổ nhiên liệu, ngoài ra điều phối có thể báo cáo về khả năng hoạt động của đội
tàu cũng như đề xuất các biện pháp cải tiến, bổ sung để nâng khả năng giao nhận.

1.3.2. Quản lý nhân sự và điều hành tại bộ phận sửa chữa


 Quản lý nhân sự

Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho toàn bộ máy móc, thiết bị của
doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm phân công công việc cho các kỹ thuật viên để hoàn
thành các kế hoạch công việc theo ngày, tuần và theo tháng.

50
Khi nhận được thông tin báo hỏng máy móc, thiết bị cần phân công cho kỹ thuật
viên tiến hành kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến tiến
độ sản xuất của nhà máy. Đồng thời, Trưởng phòng bảo trì có trách nhiệm giám sát
chặt chẽ quá trình sửa chữa, nếu cần thiết phải tham gia trực tiếp vào quá trình khắc
phục các sự cố.

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận vận chuyển

Thiết lập và quản lý hồ sơ của toàn bộ máy móc, thiết bị. Mỗi ngày phân
công nhân viên kiểm tra hiệu suất hoạt động các loại máy móc, thiết bị. Qua đó có
thể xác định các hư hỏng cần sửa chữa hoặc dự tính được những nguy cơ hư hỏng
có thể xảy ra. Toàn bộ kết quả kiểm tra cần được ghi chép cẩn thận để làm cơ sở
cho việc phân công công việc.

Trưởng phòng bảo trì có trách nhiệm phân công công việc cho nhân viên bộ
phận bảo trì cũng như quản lý và giám sát quá trình thực hiện việc sửa chữa, bảo trì
máy móc thiết bị. Đồng thời phải đảm bảo nhân viên trong bộ phận tuân thủ đúng
các quy định, quy trình kỹ thuật và hoàn thành công việc đúng tiến độ đã đặt ra.

51
Hỗ trợ bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho
bộ phận. Nếu cần Trưởng phòng bảo trì sẽ tham gia trực tiếp vào việc tuyển dụng
nhân viên mới. Có kế hoạch đào tạo các kỹ năng, kiến thức bảo trì cho nhân viên.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ các yêu cầu công việc, nội quy nhà máy và các quy định
về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, Trưởng phòng bảo trì cũng
tham gia soạn thảo các tài liệu bảo trì và tham gia đào tạo chuyên môn cho nhân
viên trong bộ phận.

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp để nhân viên yên
tâm làm việc cũng như quan tâm đến cuộc sống của họ. Khi phát sinh mâu thuẫn
giữa nhân viên cần nhanh chóng xử lý ổn thỏa.

Định kỳ tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Đề xuất khen
thưởng, kỷ luật theo đúng quy định. Khi phát hiện các sai phạm cần xử lý khách
quan và công bằng.

 Điều hành tại bộ phận sửa chữa

- Nhiệm vụ của trưởng phòng bộ phận sửa chữa:

+ Là quản lý, giám sát, điều phối hoạt động của bộ phận bảo trì, đảm bảo
mọi thiết bị của doanh nghiệp đều được hoạt động tốt.

+ Lập kế hoạch và báo cáo các hoạt động cho bộ phận bảo trì theo tuần,
tháng, quý, và năm hoặc theo yêu cầu của ban giám đốc.

+ Đảm bảo các điều kiện an toàn cho người và các máy móc thiết bị trong
suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nắm bắt được thông tin về quy trình bảo trì, tài liệu kỹ thuật của các máy
móc thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

+ Lường trước và phân tích các sự cố về máy móc thiết bị để kịp thời đưa ra
những giải pháp thích hợp để khắc phục và phòng ngừa hiệu quả, tối ưu.

+ Phối hợp với các bộ phận sản xuất và nhân viên vận hành để bảo trì thường
xuyên các loại máy móc của doanh nghiệp, tránh những tai nạn không may xảy ra.

52
+ Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho toàn bộ máy móc thiết bị của
doanh nghiệp.

+ Việc làm trưởng phòng bảo trì cũng là người chịu trách nhiệm về hệ thống
phòng cháy chữa cháy của nhà máy, tòa nhà nơi doanh nghiệp làm việc.

- Nhiệm vụ của tổ trưởng bộ phận sửa chữa:

+ Quản lý công việc sửa chữa - bảo trì các máy móc, thiết bị trong nhà máy.

+ Quản lý công việc sửa chữa - bảo trì các máy móc, thiết bị trong nhà máy.

+ Quản lý, bảo quản thiết bị, dụng cụ của tổ bảo trì.

+ Theo dõi và xử lý, báo cáo lên cấp trên những sự cố xảy ra trong quá trình
bảo trì thiết bị.

+ Quản lý hồ sơ máy, nhật ký bảo trì.

+ Kết hợp với bộ phận sản xuất và các bộ phận liên quan khắc phục sự cố
nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo thời gian sản xuất chung cho toàn nhà máy.

+ Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.

- Nhiệm vụ của nhân viên kĩ thuật sửa chữa:

+ Tổ chức thực hiện việc bảo trì máy móc thiết bị, sửa chữa tài sản;

+ Biết cách lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị hàng tháng;

+ Theo dõi, kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ việc lắp đặt tài sản cố định, máy
móc;

+ Theo dõi toàn bộ quá trình bảo hành, bảo trì máy móc thiết bị;

+ Quản lý hồ sơ bảo trì;

+ Xây dựng các kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị và tổ chức thực hiện;

+ Thực hiện các công việc hỗ trợ nhân viên bảo vệ;

+ Thực hiện các công việc khác do quản lý giao;

+ Báo cáo với quản lý khi có các sự cố xảy ra.

53
54
CHƯƠNG 2. QUY TẮC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ
SẢN XUẤT

2.1. Nội quy an toàn lao động của cơ sở sản xuất


2.1.1. Nội quy an toàn lao động của bộ phận vận chuyển
- Thuyền trưởng và máy trưởng được đào tạo, có bằng cấp theo quy định và
được phân công nhiệm vụ.

- Đảm bảo trang thiết bị trên tàu/Cano ở tình trạng hoạt động tốt (phanh
hãm/thắng, còi,đèn....).

- Khi chở khách phải đảm bảo có 02 nhân viên trên tàu. Quan sát và nhắc
nhở khách đảm bảo an toàn trong khi tàu chạy.

- Tàu đảm bảo có cảnh báo an toàn, có phương tiện chữa cháy.
Tàu có đủ số lượng phao cứu sinh, áo phao theo quy định.

- Phải đảm bảo an toàn cho khách khi lên/xuống tàu: tàu phải được neo đậu
cố định, có nhân viên đỡ khách,…

- Nghiêm cấm việc để khách đứng lên mũi tàu, đuôi tàu khi di chuyển.

- Chỉ cho khách lên/xuống khi tàu dừng hẳn.

- Tàu phải được đăng kiểm, kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

2.1.2. Nội quy an toàn lao động của bộ phận sửa chữa
- Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định
hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý máy, thiết bị theo
các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong lý lịch máy
của nhà chế tạo.

- Xác định cụ thể vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây ra tai nạn lao động
trong quá trình sử dụng máy, thiết bị.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp.

- Tổ chức mặt băng nhà xưởng phải phù hợp với điều kiện an toàn.

- Nguyên tắc an toàn khỉ sử dung đối với máy, thiết bị:
55
+ Ngoài người phụ trách ra không ai được khỏi động điều khiển máy;

+ Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng;

+ Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt ‘động khi
không có người điều khiển;

+ Cần tắt công tác nguồn khi bị mất điện;

+ Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi máy dừng hẳn,
không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;

+ Khi vận hành may phải mặc trang bị phương tiện bải vệ cá nhân phù hợp
(Không mặc quần áo dài quá, không cuố khăn quàng cô, đi găng tay v.v…);

+ Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;

+ Trên máy hỏng cần treo biển ghi “Máy hỏng”.

- Quy tắc làm cho máy an toàn hơn, năng suất hơn:

+ Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn;

+ Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ;

+ Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển;

+ Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và
giảm những nguy hiểm do máy gây ra;

+ Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy: bộ phận che
chắn cần phải: cố định chắc vào máy; che chắn được phần chuyển động của máy;
không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân; có thể tháo gỡ khi cần
bảo dưỡng máy; bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên; sử dụng trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân thích hơp; hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy
hiểm đẩy đủ; đảm bảo hệ thống điện an toàn; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng
cháỵ chữa cháy.

2.2. Phương pháp sơ cứu khi gặp tai nạn lao động
2.2.1. Phương pháp sơ cứu khi bị điện giật

56
1. Quan sát, nhận định

- Quan sát quanh khu vực xảy ra tai nạn: con người, dây dẫn, máy móc thiết
bị, các yếu tố ảnh hưởng.

- Nhận định sơ bộ nguyên nhân, điểm mấu chốt.

- Nhanh chóng đưa ra phương án ứng phó nhanh nhất, đơn giản nhất.

2. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

- Cắt điện những thiết bị đóng, cắt gần nhất như: công tắc điện, cầu chì, cầu
dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm,…

- Đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện),
đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện.

- Người cứu dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.

- Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ,… thì sử dụng những dụng cụ
này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.

3. Sơ cứu tại chỗ

- Nếu nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để
nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.

- Sau đó mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo
dõi chăm sóc.

- Nếu tim nạn nhân ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa
nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và
kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt.

- Trường hợp nạn nhân có ngừng tim: cần tiến hành biện pháp hồi sinh tim
phổi bằng ép tim ngoài lồng ngực.

- Nếu có nhiều người cùng tham gia cấp cứu: thì có thể tiến hành đồng thời
vừa ép tim vừa hà hơi thổi ngạt (Lưu ý:tuân theo nhịp 30/2 -30 lần ấn tim thì hà hơi
thổi ngạt 2 lần).

57
- Nhanh chóng gọi sự hỗ trợ của các cơ quan y tế (Trung tâm cấp cứu 115,
VINMEC hoặc cơ sở y tế gần nhất ….).

Hình 2.4 Sơ cứu khi bị điện giật

2.2.2. Phương pháp sơ cứu sự cố hóa chất


- Nuốt phải hóa chất: Không được gây nôn cưỡng bức, cho nạn nhân uống
thật nhiều nước (nếu nạn nhân bất tỉnh không được cho bất kỳ thứ gì vào miệng nạn
nhân), đồng thời gọi hotline Trạm y tế.

- Hóa chất bắn vào mắt hoặc vào da: Cởi bỏ phần quần áo bị dính hóa chất.
Rửa mắt/da dưới vòi nước ít nhất 20 phút, không dùng thuốc nhỏ mắt. Đồng thời
gọi hotline Trạm y tế.

- Hít phải hơi hóa chất: Nới lỏng quần áo, đưa nan nhân tới vùng thoáng khí.
Nếu nạn nhân ngừng thở tiến hành hô hấp nhân tạo (kết hợp ép tim nếu ngừng tim),
đồng thời gọi hotline Trạm y tế.
58
Hình 2.5 Sơ cứu sự cố hóa chất

2.2.3. Phương pháp sơ cứu sự cố hỏa hoạn


Trong trường hợp đám cháy nhỏ:

- Sử dụng các dụng cụ chữa cháy tại chỗ (khăn chống cháy, vải nhúng nước,
bình chữa cháy xách tay).

- Báo cáo cấp trên và các bộ phận liên quan ( Bảo vệ, Kỹ thuật, HK...).

Hình 2.6 Ứng phó sự cố hỏa hoạn nhỏ


59
Trong trường hợp đám cháy lớn, không tự dập tắt:

- Hô to “CHÁY…CHÁY….CHÁY…”, đồng thời khóa van gas, ngắt thiết bị


điện và nhấn nút báo cháy khẩn.

- Điện thoại báo cho Hotline Bảo vệ, Kỹ thuật(đồng thời nhân viên trực tủ
báo cháy khi có tín hiệu cháy cũng phải báo ngay). Bảo vệ có báo cáo lên Tổng
quản lý diễn biến sự việc.

- Bảo vệ có mặt và sử dụng các phương tiện chữa cháy phù hợp để dập tắt
đám cháy. Kỹ thuật kiểm tra hệ thống điện và phối hợp chữa cháy. TQL nhận định
tình hình nếu thấy cần thiết thì điện báo 114 và phát lệnh thành lập ban chỉ huy
chữa cháy.

Hình 2.7 Ứng phó sự cố hỏa hoạn lớn

60
CHƯƠNG 3. BỐ TRÍ THIẾT BỊ TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

3.1. Sơ đồ bố trí các thiết bị


Sơ đồ bố trí thiết bị tại kho vận chuyển:

Hình 2.8 Sơ đồ kho vận chuyển

3.2 Tính năng, kỹ thuật máy móc, thiết bị, ở bộ phận vận chuyển

61
Hình 2.9 Tàu cao tốc

Tính năng:

- Dùng để chuyên chở khách & nhân viên từ bờ sang đảo và ngược lại.

- Ngoài ra, còn chuyên chở hàng hóa nhu yếu phẩm qua bên đảo.

- Đã thông qua Tổng cục hàng hải và được đăng kiểm thường xuyên.

a b

Hình 2.10 Phao cứu hộ

a .Phao tròn ; b. phao bè; c. áo phao.


62
Tính năng:

- Phao cứu hộ là vật dụng thiết yếu cho các hoạt động trên sông hồ, biển.
Chúng được dùng phổ biến trong việc cứu hộ cứu nạn đường thủy, công tác bảo vệ
sông nước... nhằm phòng tránh trường hợp đuối nước, giảm thiểu thiệt hại về người
chết trong các trận lũ lụt, thiên tai, tàu thuyền bị đắm.

- Phao cứu hộ có chức năng giúp người mang nó nổi được trên mặt nước vì
vậy được sử dụng trong các trường hợp cứu người bị đuối nước hoặc phòng tránh
tai nạn sông nước cho người sử dụng.

a b

Hình 2.11 Thiết bị PCCC

a.Bình cứu hỏa ; b. Vòi rồng cứu hỏa.

Tính năng:

- Có hai loại bình chữa cháy được sử dụng rất nhiều là bình chữa cháy khí
CO2 và bình chữa cháy dạng bột (dạng bột sẽ có hai loại bột là BC và ABC):

63
+ Bình chữa cháy khí CO2 chuyên sử dụng để chữa cháy chất lỏng (xăng,
dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và các thiết bị điện khi cháy.

+ Tuỳ vào từng loại, mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám
cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh.

- Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử
dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát
sinh.

Hình 2.12 Ra đa, bộ đàm

Tính năng:

- Rada là thiết bị sử dụng sóng vô tuyến để phát hiện chướng ngại vật, giúp
ngư dân nhận dạng được hướng di chuyển của các mục tiêu xung quanh mình và
điều chỉnh hướng đi phù hợp. Ngoài ra còn dùng để đo nhiệt độ, mực nước biển, tốc
độ của tàu đang vận hành.

64
- Bộ đàm được thiết kế đặc biệt, tần số liên lạc của công ty Vinpearl được
thiết lập ở sẵn kênh 68, dùng để trao đổi thông tin với hoa tiêu cảng vụ, tất cả máy
bộ đàm hàng hải đều có khả năng chống nước cao, nổi được trong nước.

Hình 2.13 Tờ checklist

Tính năng:

Là danh sách công việc cụ thể cần được thực hiện hướng đến những mục tiêu
đặt ra để đảm bảo được công việc không bị bỏ sót. Dùng để máy trưởng kiểm tra
các dụng cụ vệ sinh, phao cứu hộ, ngày đăng kiểm các thiết bị cứu hỏa trước khi
nhận ca để thông báo về cho điều phối nắm bắt.

65
Hình 2.14 Sổ nhật kí hành trình

Tính năng:

- Dùng để nhân viên vận hành tàu cập nhập thời gian (giờ xuất bến và cập
bến) từng chuyến đi của mình để nhân viên vận hành ca sau nắm bắt và cung cấp
nhiên liệu cho tàu theo đúng thời gian quy định.

- Dùng để cập nhập tình trạng hư hỏng của tàu để nhân viên điều phối xử lý
và đưa cho bên bộ phận sửa chữa.

Hình 2.15 Giấy thiết kế phương tiện


66
Tính năng:
- Giúp mô phỏng lại kích thước hình dạng và các bộ phận, hệ thống trên
phương tiện một cách chính xác, chi tiết nhất để các kỹ sư hoặc nhà thiết kế sản
xuất phương tiện.
- Tiện cho việc chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các phụ tùng, thiết
bị của phương tiện. Thể hiện toàn bộ thông tin của phương tiện.

Hình 2.16 Sơ đồ quy trình cài đặt động cơ Volvo penta


Tính năng:
- Nó cung cấp một hướng dẫn chi tiết về các bước cần thiết để cài đặt. Điều
này giúp người dùng hoặc kỹ thuật viên có thể thực hiện cài đặt một cách dễ dàng
và chính xác.
- Sơ đồ quy trình cài đặt định nghĩa một quy trình chuẩn để cài đặt. Đảm bảo
rằng các cài đặt được thực hiện theo một tiêu chuẩn chung, giúp đảm bảo tính nhất
quán và khả năng tái sử dụng trong tương lai.
- Giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình cài đặt. Bằng cách tuân thủ các
bước theo sơ đồ, người thực hiện có thể tránh những lỗi thông thường và đảm bảo
rằng cài đặt được thực hiện chính xác.

67
Hình 2.17 Sách hiệu chỉnh và cài đặt động cơ Volvo penta
Tính năng:
- Mô tả các bước cần thiết để điều chỉnh các thông số và tham số quan trọng,
từ đó đảm bảo rằng thiết bị hoạt động trong giới hạn chính xác và đáng tin cậy.
- Cung cấp thông tin về cách điều chỉnh các thông số, thiết lập các chế độ
hoạt
động, và tùy chỉnh các tính năng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng.
- Mô tả các vấn đề thường gặp và cung cấp các phương pháp xác định và
khắc

68
phục sự cố. Đồng thời, nó cung cấp thông tin về các hoạt động bảo trì định kỳ và
các
quy trình kiểm tra để đảm bảo tính ổn định và hoạt động đúng đắn của thiết bị.
CHƯƠNG 4. CÔNG TÁC TỔ CHỨC

4.1. Tài liệu hướng dẫn, qui trình


4.1.1. Tài liệu tìm hiểu về động cơ D13A
Link tài liệu: https://vdocuments.net/manual-d13-motor-volvo.html?page=1

69
Hình 2.18 Tài liệu động cơ D13A

4.1.2. Tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị tàu cao tốc

Hình 2.19 Tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị tàu cao tốc

70
4.1.3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng bình acqui

Hình 2.20 Tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng bình acqui

71
4.1.4. Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng phương tiện đường thủy

Hình 2.21 Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng phương tiện đường thủy

72
4.2. Giám sát thi công
4.2.1. Quan sát và tham gia vệ sinh tàu cao tốc

Hình 2.22 Hình ảnh tham gia vệ sinh tàu cao tốc

73
4.2.2. Quan sát nhân viên vận hành xà lang

b
Hình 2.23 Quan sát nhân viên vận hành máy thả neo xà lang

74
CHƯƠNG 5. TRỰC TIẾP THAM GIA CÁC CHUYÊN MÔN

5.1. Khai thác kỹ thuật máy và thiết bị động lực


5.1.1. Tàu cao tốc
Tính năng:
- Tàu cao tốc dùng để vận chuyển nhân viên và hành khách qua lại đảo
Đặc điểm:

- Tàu có công suất là 1100 CV, gồm 2 máy ( máy phải và máy trái), trong
đó máy chính là máy phải, được kết nối với bánh lái của tàu.

- Chở được 66 khách ( chưa tính thuyền trưởng và máy trưởng)

- Động cơ gồm có 6 piston thẳng hàng, 4 valves mỗi xilanh và phun nhiên
liệu trực tiếp được điều khiển chính xác.

- Có có công nghệ đốt cháy đã được chứng minh của tập đoàn Volvo tạo ra
một tỷ lệ nhiên liệu trên áp suất không khí được tối ưu hóa ở bất kì thời điểm tải
nào.

- Thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm không gian giúp dễ dàng điều chỉnh và kiểm
tra.

- Động cơ đáp ứng được các yêu cầu về khí thải Euro3

75
Hình 2.24 Sơ đồ bố trí tàu

Điều kiện hoạt động:

- Tàu hoạt động trong điều kiện rất khắc nghiệt, việc đưa đoán khách và
nhân viên mỗi ngày. Với lượng nhận viên và du khách lớn thì các tàu hoạt động liên
tục

- Trong quá trình hoạt động, các tàu ra vào cảng thường xuyên gây áp lực
rất lớn đến động cơ của tàu ( tăng hạ ga đột ngột ).

Phạm vi hoạt động:

- Các tàu hoạt động hầu hết ở các cảng của Vinpearl

- Việc đậu ở cảng phụ thuộc vào điều phối để phục vụ cho quá trình đưa
đón khách một cách tiện nhất.

- Về tốc độ:

+ Tàu sử dụng ở Vinpearl lun được giới hạn tốc độ ở một ngưỡng nào đó, để
giới hạn tốc độ đó thì chỗ điều khiển tàu lun được độ thêm một thiệt bị giới hạn tốc
độ.

+ Tàu có tốc độ tối đa khi nằm vào khoảng <35 km/h.

76
Hình 2.25 Bộ phận được “ Độ” thêm

- Về trang bị an toàn:

+ Tàu được trang bị áo phao đầy đủ cho hành khách, bao gồm thuyền
trưởng và máy trưởng. Kèm theo đó là 2 phao bè và 4 phao tròn.

+ Thiết bị chữa cháy có đầy đủ 4 bình, gồm 2 bình PC và 2 bình khí Co2.

Thời gian hoạt động của tàu:


+ Tàu ra vào cảng đều được quản lý kỹ càng, ra vào cảng phải có lệnh từ
điều phối.

+Quá trình hoạt động phải ghi vào sổ hành trình, đúng với thời gian hoạt
động, kể cả việc bơm nhiên liệu

+ Khi tàu đúng số giờ hoạt động, máy trưởng phải báo với điều phối để đưa
tàu qua xưởng tàu để tiến hành bảo dưỡng, tùy theo số giờ mà bảo dưỡng lớn
nhỏ.

5.1.2. Sà lan
Tính năng:
77
- Được thiết kế để vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn và kích thước lớn.
Chúng có thể chở các tải trọng nặng như container, vật liệu xây dựng, máy móc,
hàng hóa công nghiệp và nhiều loại hàng hóa khác.

- Có dung tích rộng, không gian lưu trữ lớn, cho phép chứa được nhiều hàng
hóa. Giúp tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa, giảm số lần vận chuyển cần thiết.

Đặc điểm:

- Có khả năng chịu lực tốt để chịu được tải trọng và điều kiện làm việc khắc
nghiệt trên mặt nước. Thường làm từ thép chịu lực cao hoặc vật liệu composite để
đảm bảo độ bền.

- Trang bị hệ thống chống tràn nước, đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tràn
nước. Hệ thống này thường gồm các vách ngăn, cửa chống tràn, lỗ thoát nước để
ngăn nước xâm nhập vào khoang hàng hóa.

- Ghép nối được với nhau để tăng dung tích chứa và khả năng vận chuyển
hàng hóa lớn.

78
Hình 2.26 Hồ sơ kỹ thuật sữa chữa sà lan

Điều kiện hoạt động:

- Khi ở trên mặt nước, nước sẽ tạo ra một lực nổi lên sà lan, gọi là lực nổi
Archimedes. Lực nổi này tác động toàn bộ diện tích thân dưới sà lan và đủ lớn để
giúp sà lan nổi trên mặt nước.

79
Hình 2.27 Sà lan – SL06

- Sà lan phải được thiết kế phân bố tải trọng hàng hóa đồng đều và ổn định
trên mặt nước, đảm bảo giữ cân bằng sà lan và an toàn trong quá trình vận chuyển.

- Được trang bị động cơ và hệ thống lái để tự di chuyển.

Phạm vi hoạt động:

- Sông, kênh, vùng nội địa, hồ, cảng biển, cảng sông và vùng nước nông, …

5.2. Bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị động lực đường thủy
5.2.1. Tiêu chuẩn đạt được
Đảm bảo phương tiện ở tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động an toàn.

5.2.2. Phương pháp thực hiện


a. Tần suất 100 giờ máy (tàu 24 chỗ), 300 giờ máy (tàu 56/66 chỗ, sà lan)

Tại hạng mục này sẽ thực hiện kểm tra sửa chữa dưới nước:

- Ngoại thất: Kiểm tra siết ốc vít các chi tiết gồm Cửa lên xuống tàu ( trước,
sau) lan can đèn còi ; nắp hầm máy các cọc bíc neo.

80
- Nội Thất: kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị Đèn chiếu sáng cabin,
Bộ đàm, bảng điện chính, các chốt cửa sổ, cửa nóc, buloong ghế, trụ chống.

- Hệ động lực: (dùng chung cho sà lan và tàu cao tốc):

+ Thay dầu nhớt động cơ. Sử dụng loại 15w-40 API.

+ Kiểm tra, bổ sung ; dầu nhớt hộp số, (có thể dung chung nhớt động cơ hoặc
nhớt thủy lực SAE 46 hoặc 68 tuy giai đoạn).

+ Nhớt trợ lực tay lái SAE 46 hoặc 68 tùy giai đoạn).

+ Kiểm tra, bổ sung dung dịch làm mát, dưới 2 lít sử dụng nước cất tinh
khiết, trên 2 lít trở đi cần pha thêm môi chất làm mát tiêu chuẩn chỗ), 300 giờ máy
(tàu 56/66 chỗ, sà lan) 1 với tỷ lệ 1/1.

+ Kiểm tra, vệ sinh lọc dầu thô nhiên liệu, thay mới nếu lượng cặn lắng quá
nhiều. Kiểm tra ắc quy, các loại dây cua roa.

+ Hệ van ống: Kiểm tra bơm hút khô, van, ống thông biển, van, ống hút khô,
chống chìm.

b. Bảo trì, bảo dưỡng tần suất 200m giờ máy (tàu 24 chỗ), 600 giờ máy
(tàu 56/66 chỗ ). Sà lan tự hành

Tại hạng mục này đối với các Phương tiện là tàu cao tốc sẽ được sẽ thực
hiện kiểm tra sửa chữa trên đà:

- Sử dụng hệ thống tời và xe triền chuyên dụng đưa tàu lên bờ.

- Vệ sinh bằng nước ngọt toàn bộ thân vỏ, đuôi số, chân vịt, cạo sủi rong rêu,
hàu hà bám dưới đáy tàu.

- Thực hiện lặp lại đầy đủ các hạng mục của công tác bảo trì bảo dưỡng 100
giờ máy (tàu 24 chỗ) hoặc 300 giờ máy (tàu 56/66 chỗ).

- Vệ sinh hệ thống làm mát khí nạp.

- Thay dầu nhớt động cơ, lọc dầu nhớt động cơ, thay dầu nhớt hộp số.

- Thay lọc dầu tinh, dầu thô nhiên liệu.

81
- Hệ thống điều khiển ga số.

- Hệ thống truyền động lái, bánh lái, bạc trục lái, chân vịt, trục chân vịt, bạc
trục chân vịt, bạc kín nước chân vịt.

- Kiểm tra hệ thống cứu hỏa, bơm hút khô, bình chữa cháy.

- Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng khoang hành khách, các đèn
tín hiệu hàng hải, thay thế nếu cần.

- Kiểm tra, sửa chữa đệm chống va, vỏ tàu phần mũi, thay mới nếu hiện
tượng đứt, rách trên 50% hình dáng ban đầu.

Đối với Phương tiện là Sà lan:

- Thực hiện các hạng mục số 4; 5; 6; 7; 8; 9 trên đây tương tự như đối với tàu
cao tốc.

- Kiểm tra kín nước các khoang két mũi, két dằn, két nước ngọt. boong,
man... Kiểm tra cáp, tời nâng hạ cầu dẫn, cầu dẫn.

c. Bảo trì, bảo dưỡng sau mỗi tần suất 1200 giờ máy/ sau mỗi 12 tháng
(tùy điều kiện nào đến trước)

Tương tự hạng mục 200h/600h, đối với các Phương tiện là tàu cao tốc sẽ
được sẽ thực hiện kiểm tra sửa chữa trên đà:

- Thực hiện các công việc của hạng mục 200 giờ máy (tàu 24 chỗ) và 600 giờ
máy (tàu 56/66 chỗ), trên đà.

- Thay dầu nhớt, lọc nhớt hộp số.

- Kiểm tra hệ thống khởi động. Tháo động cơ khởi động khỏi máy. Vệ sinh
cổ góp, cuộn dây cảm ứng, kiểm tra và thay chổi than nếu cần thiết.

- Kiểm tra hệ thống phát điện AC/DC, các liên kết đấu nối, công tắc, tiếp
điểm, dây dẫn, hệ thống điện toàn tàu.

- Tháo nắp máy, đo đạc kiểm tra khe hở supap, căn chỉnh đưa về thông số
của nhà sản xuất.

82
- Tùy theo tình trạng làm việc của động cơ trước kỳ bảo dưỡng 1200 giờ,
CBLĐ sẽ chỉ định các cấp độ sửa chữa, thay thế vật tư.

- Riêng tàu 24 chỗ: sau mỗi 600 giờ hoạt động, cần tháo hộp số khỏi tàu,
kiểm tra các ổ bi, bánh răng, các bộ phận chịu lực, kín nước,.. thay thế nếu sự hao
mòn vợt quá giới hạn theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

- Kiểm tra vỏ tàu phần dưới mớn nước, đảm bảo không có hiện tượng gãy
vỡ, biến dạng do các tác động ngoại lực trong quá trình vận hành.

- Mài bả, gia cố, sơn tuốt lại phần mũi tàu dưới đệm va. Gia cố hoặc thay
mới đệm và cao su mũi.

d. Các hạng mục sửa chữa ngoài tần suất trên

- Sau 3600h hoạt động đầu tiên và mỗi đợt 1200h tiếp theo cần theo dõi chỉ
số nén của các động cơ. Tùy theo mức độ, tần suất hoạt động của mỗi tàu. Nếu thấy
hiện tượng máy yếu, hao hoặc phun trào dầu nhớt sẽ cần tháo rã máy làm công tác
đo đạc lên kế hoạch thay thế vật tư, sửa chữa lớn.

- Sau khi tháo dỡ và có kết quả đo đạc các thông số, TBP/TT sửa chữa sẽ
quyết định cấp độ sửa chữa (Trung tu, Đại tu) cùng các loại vật tư, vật liệu thay thế
phù hợp cho từng trường hợp.

83
CHƯƠNG 6. BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ VOLVO PENTA D13

6.1. Giới thiệu về động cơ volvo penta D13A


- Động cơ gồm có 6 piston thẳng hàng, 4 valves mỗi xilanh và phun nhiên liệu
trực tiếp được điều khiển chính xác.
- Có công nghệ đốt cháy đã được chứng minh của tập đoàn Volvo tạo ra một tỷ
lệ nhiên liệu trên áp suất không khí được tối ưu hóa ở bất kì thời điểm tải nào.
- Thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm không gian giúp dễ dàng điều chỉnh và kiểm tra.
- Động cơ đáp ứng được các yêu cầu về khí thải.
6.2. Vận hành
 Khởi động động cơ
1. Nhấn “Nút khóa liên động” và kiểm tra xem đèn cảnh báo trong hộp dụng cụ có
hoạt động không. (Điều này áp dụng cho động cơ được trang bị bộ tách báo động).
2. Nếu động cơ nóng: Nhấn nút “Khóa liên động” và giữ nguyên đồng thời nhấn nút
Khởi động. Nếu động cơ nguội: Nhấn nút Khóa liên động và giữ nút này trong
khoảng 50 giây để làm nóng động cơ trước. Sau đó nhấn nút “Start”.
3. Nhả nút Start ngay khi động cơ khởi động. Tuy nhiên, nút Khóa liên động phải
được giữ thêm khoảng 5 giây nữa. Điều này là để cho phép áp suất dầu đạt đến mức
chính xác. Nếu không, chức năng dừng tự động sẽ hoạt động và dừng động cơ.
- Trong điều kiện cực lạnh, quá trình làm nóng trước có thể được kích hoạt lại
trong vài phút sau khi khởi động nếu cần. Giữ nút Khóa liên động đã nhấn vào.
- Không bao giờ được nhấn nút khởi động khi động cơ đang chạy. Động cơ
khởi động và bánh răng khởi động trên bánh đà có thể bị hư hỏng nghiêm trọng.
4. Để động cơ chạy ở tốc độ 500–700 vòng/phút trong 10 giây đầu tiên. Sau đó làm
nóng động cơ ở tốc độ thấp và tải thấp.
 Khóa khởi động Volvo Penta
1. Nếu động cơ nóng: Tiếp tục đến điểm 2. Nếu động cơ nguội: Xoay chìa khóa điện
sang vị trí “II” để kích hoạt quá trình làm nóng trước. Giữ phím ở vị trí này trong
khoảng 50 giây. (Nếu động cơ được trang bị rơle thời gian để làm nóng trước, chìa
khóa có thể được nhả ra. Quá trình làm nóng trước sẽ tự động dừng sau 50 giây).
2. Xoay chìa khóa đến vị trí “III”. Nhả chìa khóa về vị trí “II” ngay khi động cơ
khởi động. Giữ phím ở vị trí này trong khoảng 5 giây. Điều này là để cho phép áp
suất dầu đạt đến mức chính xác. Nếu không, chức năng dừng tự động sẽ hoạt động
và dừng động cơ.
- Nếu động cơ không khởi động, hãy vặn chìa khóa về vị trí “O” trước khi thử lại.

84
3. Để động cơ chạy ở tốc độ 500–700 vòng/phút trong 10 giây đầu tiên. Sau đó làm
nóng động cơ ở tốc độ thấp và tải thấp.
- Vận hành đúng cách là chìa khóa để tiết kiệm nhiên liệu và tuổi thọ động cơ.
Luôn để động cơ đạt được nhiệt độ vận hành bình thường trước khi chạy hết công
suất. Tránh mở ga quá nhanh và nổ máy ở tốc độ động cơ cao.
 Đọc đồng hồ
- Kiểm tra tất cả các thiết bị ngay sau khi khởi động và sau đó thường xuyên
trong quá trình vận hành. Con trỏ phải nằm trong vùng màu xanh lá cây.
- Nếu sử dụng hộp dụng cụ Volvo Penta, những điều sau sẽ được áp dụng:
+ Nếu áp suất dầu quá thấp hoặc nhiệt độ nước làm mát động cơ (ECT) quá
cao, động cơ sẽ tự động dừng và báo động âm thanh sẽ tắt. Nếu động cơ được trang
bị bộ tách báo động thì đèn cảnh báo tương ứng cũng sáng.
+ Nếu mức nước làm mát động cơ quá thấp và động cơ được trang bị công
tắc mức nước làm mát động cơ, động cơ sẽ tự động dừng và báo động bằng âm
thanh sẽ tắt. Đèn cảnh báo sáng lên.
• Nếu sạc máy phát giảm, đèn cảnh báo sẽ sáng.
 Kiểm soát tốc độ
- Bộ nguồn: Tốc độ động cơ (RPM) được điều chỉnh bằng bộ điều khiển tốc độ
động cơ cơ học (1). Cái này được gắn trên hộp dụng cụ.
- Ly hợp có thể tháo rời. Bộ ly hợp được ngắt khi cần điều khiển ở vị trí “N” và
ăn khớp khi cần điều khiển ở vị trí “ E”.
 Tắt động cơ
- Trước khi tắt động cơ. Để động cơ chạy không tải ở tốc độ 1300–1500
vòng/phút trong vài phút trước khi dừng. Điều này thậm chí sẽ làm giảm nhiệt độ
động cơ và ngăn ngừa quá nhiệt.
 Dừng động cơ
- Ngắt động cơ (nếu có thể). → Nhấn nút dừng và giữ nút này cho đến khi
động cơ dừng hẳn. Hoặc, xoay chìa khóa về vị trí dừng “S”. Nhả chìa khóa khi
động cơ đã dừng.
 Dừng khẩn cấp
- Nếu động cơ không thể dừng bình thường thì có thể dừng động cơ bằng cách di
chuyển cần gạt trên bơm phun nhiên liệu về phía sau.

85
6.3. Bảo trì
- Công việc chăm sóc và bảo trì phải được thực hiện khi động cơ đã dừng trừ khi
có quy định khác. Dừng động cơ trước khi mở hoặc tháo cửa sập/mui xe của động
cơ. Làm cho động cơ không thể khởi động được bằng cách tháo nút khởi động chìa
khóa và cắt điện áp hệ thống bằng các công tắc chính.
- Kiểm tra chung :Tạo thói quen kiểm tra trực quan động cơ và khoang động cơ
trước khi khởi động và sau khi vận hành khi bạn đã dừng động cơ. Điều này sẽ giúp
bạn giải quyết nhanh chóng che đậy những bất thường hoặc nếu có điều gì đó sắp
xảy ra (Đặc biệt chú ý cẩn thận tới các vết rò rỉ dầu, nhiên liệu và chất làm mát.
Kage, bu lông lỏng, ổ đĩa bị mòn hoặc căng kém dây đai, kết nối cáp lỏng lẻo, thiết
bị điện bị hư hỏng).
- Sự tích tụ nhiên liệu, dầu mỡ trên động cơ hoặc trong phòng máy có nguy cơ
cháy nổ và phải được loại bỏ ngay lập tức chúng được phát hiện.
- Nếu phát hiện rò rỉ dầu, nhiên liệu hoặc chất làm mát, nguyên nhân phải được
điều tra và khắc phục lỗi trước động cơ được bắt đầu.
 Bộ Lọc Không Khí
1 Nếu đèn báo toàn màu đỏ sau khi động cơ dừng, thay đổi bộ lọc chèn.
2 Tháo các kẹp và tháo nắp ra khỏi bộ lọc .
3 Tháo bộ lọc cũ. Hãy cẩn thận để đảm bảo rằng không chất bẩn xâm nhập vào
động cơ.
4 Lắp bộ lọc không khí mới và vặn chặt nắp.
5 Khôi phục lại chỉ báo giảm áp suất bằng cách nhấn trong nút chỉ báo.
 Dây đai truyền động
- Dừng động cơ trước khi thực hiện bất kỳ công việc bảo trì nào.
- Tổng quan:
+ Kiểm tra độ căng và tình trạng đai thường xuyên. ổ đĩa đai có bộ căng tự
động và không cần phải điều chỉnh.
+ Kiểm tra xem bộ căng đai có bị hỏng không.
- Luôn thay dây đai bị mòn hoặc nứt.
- Thay đai máy phát điện.
1. Tháo nắp bảo vệ trên đai truyền động.
2. Đặt cờ lê ổ cắm vào con lăn căng lắp hình vuông. Xoay con lăn căng sang một
bên và cố định nó bằng cách lắp tuốc nơ vít hoặc mô-đun.
3. Tháo đai truyền động.

86
4. Lắp đai truyền động mới và nhả khóa của bộ căng đai. Đảm bảo đai truyền động
phù hợp vào các rãnh một cách chính xác.
5. Lắp nắp bảo vệ lên đai dẫn động.
 Kiểm tra mức dầu nhớt và bổ sung
- Mức dầu phải nằm trong vùng được đánh dấu trên que thăm dầu và phải được
kiểm tra hàng ngày trước lần kiểm tra đầu tiên.
- Đổ đầy dầu qua lỗ đổ dầu ở bên cạnh động cơ. Kiểm tra xem đã đạt đúng mức
chưa. Đợi vài phút cho dầu chảy xuống vào bể chứa.
- Không đổ đầy dầu vượt quá mức dầu tối đa.
- Bộ lọc dầu/Bộ lọc By-pass
+ Bộ lọc dầu và bộ lọc bypass phải được thay thế mỗi lần thay dầu:
B1: Đặt bình thu gom bên dưới bộ lọc nhỏ giọt khay để tránh tràn dầu.
B2: Làm sạch khung bộ lọc.
B3: Tháo bộ lọc bypass và bộ lọc dầu bằng một dụng cụ kéo thích hợp.
B4: Kiểm tra xem các bề mặt tiếp xúc trên giá đỡ bộ lọc có sạch sẽ và không còn sót
lại từ các miếng đệm cũ còn lại.
B5: Làm ẩm các miếng đệm trên bộ lọc mới bằng động cơ dầu.
B6: Vặn bộ lọc bằng tay cho đến khi gioăng cao su chạm vào bề mặt tiếp giáp của
giá đỡ bộ lọc. Lần lượt sau đó thêm 3/4 đến 1 lượt.
B7: Khởi động động cơ, chạy ở tốc độ không tải thấp và kiểm tra xem không rò rỉ
xảy ra. Kiểm tra mức dầu sau động cơ đã dừng.
 Hệ thống nước làm mát
- Phải được súc rửa khi hệ thống làm mát được thay đổi để tránh mất hiệu suất
làm mát do cặn bám trong hệ thống làm mát. Chú ý :Không mở nắp nước làm mát
khi động cơ đang hoạt động nóng, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp, điều này có
thể gây ra nghiêm trọng chấn thương cá nhân. Hơi nước hoặc chất lỏng nóng có thể
phun ra. Mức nước làm mát phải chạm tới vành dưới của ống nạp. Nếu lắp bình
giãn nở riêng, mức nước làm mát phải nằm giữa dấu MIN và MAX.
- Xả chất làm mát qua vòi (F).
1. Tháo nắp đổ đầy khỏi phần mở rộng xe tăng.
2. Nối ống mềm vào từng điểm thoát nước. Mở vòi và để cho tất cả chất làm mát
chảy ra thành một tàu phù hợp. Kiểm tra xem tất cả chất làm mát có thực sự chảy ra
ngoài không.

87
3. Đồng thời xả hệ thống sưởi, máy nước nóng v.v., nếu được kết nối với hệ thống
nước ngọt của động cơ.
4. Đóng tất cả các vòi thoát nước.
5. Thu gom chất làm mát cũ và giao cho cơ sở tái chế.
 Hệ thống làm mát bằng nước biển
- Hệ thống nước biển làm mát bên ngoài động cơ hệ thống. Hệ thống nước biển
hút nước qua nước biển vào và bơm nó qua nhiệt bộ trao đổi nhiệt và bộ làm mát
dầu hộp số lùi. Hệ thống được bảo vệ khỏi sự ăn mòn điện hóa bằng kẽm cực dương
nằm trong bộ trao đổi nhiệt và ngược lại bộ làm mát dầu bánh răng.
- Hệ thống nước biển phải được thoát nước trong thời tiết lạnh, nếu có nguy cơ
có sương giá, hãy ngăn ngừa thiệt hại do sương giá.
1. Đóng lỗ hút nước biển.
2. Nối ống với từng vòi thoát nước trước khi mở.
3. Mở vòi xả/tháo nút xả (S) và điểm thoát nước.
4. Đồng thời xả/rút hết mọi thiết bị phụ trợ như
5. Đóng/lắp tất cả các vòi thoát nước và nút bịt trước khi bạn cho phép nước chảy
ra ngoài.
 Cánh quạt làm mát
1. Tháo nắp máy bơm nước biển và kéo bánh đẩy với bộ kéo cánh quạt phổ quát.
2. Kiểm tra bánh công tác. Nếu có vết nứt hoặc khuyết tật khác nhìn thấy được thì
phải thay bánh công tác.
3. Bôi trơn vỏ máy bơm và bên trong nắp bằng mỡ chịu nước (không ăn mòn) nhạy
cảm với cao su). Cánh quạt sẽ dễ làm việc hơn nếu nó được cho vào nước nóng
trước khi lắp.
4. Nhấn bánh công tác vào bằng chuyển động tròn (bộ đếm theo chiều kim đồng hồ).
Trục của máy bơm có phần bên trong chủ đề (M8). Vít một đinh tán vào cuối trục và
nhấn bánh công tác bằng vòng đệm và đai ốc. Lắp nắp, sử dụng vòng chữ O mới.

88
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Với chương trình đào tạo tại trường về lý thuyết chuyên môn so với những gì
đã tiếp cận trong quá trình thực tập, em nhận thấy nội dung kiến thức nhà trường biên
soạn tương đối phù hợp và đi sát với thực tế. Song, chúng em vẫn cần được nhà
trường rèn luyện sự tự tin và khả năng thực hành công việc bằng những va chạm thực
tế nhiều hơn. Vì vậy, em rất mong ở các khóa sau, nhà trường sẽ tổ chức nhiều buổi
tiếp xúc với doanh nghiệp, tăng thêm thời gian thực hành đi thực tế tại các công ty,
giúp sinh viên sớm làm quen được với môi trường làm việc và những ứng dụng thực
tế của các kiến thức đã được học trong công việc, từ đó khi ra trường sinh viên không
khỏi bỡ ngỡ và sớm định hình được nghề nghiệp sau khi ra trường. - Bên cạnh đó, nhà
trường nên mở thêm nhiều tiết thực hành thực tế, vì theo yêu cầu của chuyên ngành
Cơ khí động lực cần phải nắm bắt và hiểu rõ về những máy móc ngoài thực tế, nhưng
kiến thức của sinh viên thì không đủ để đáp ứng. - Ngoài ra, kỹ năng mềm là yếu tố
quan trọng không thể thiếu để trang bị cho sinh viên trước khi ra trường. Hiện nay.
Nhà trường cũng có mở những khóa học kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhưng nhìn
chung những lớp học này còn mang tính chất chung chung, chưa thực sự đi sâu vào cụ
thể từng tình huống thực tế. Vì vậy, Nhà trường cần đầu tư hơn nữa các lớp kỹ năng
mềm này.

Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với thực tế trong xưởng cùng với
sự giúp đỡ của các thầy giào bộ môn khoa Kỹ thuật giao thông và đặc biệt là sự tận
tình chỉ dẫn của các anh ở tại Công ty Cổ phần Vinpearl , cộng với nỗ lực phấn đấu
học hỏi của bản thân, em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế. Do còn thiếu
nhiều về kinh nghiệm cũng như về thời gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi
có những sai sót, bất cập. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của
các thầy để em có thể hoàn thiện tốt hơn.

Theo em, để trở thành một người kỹ sư máy tốt, ngoài việc nắm vững về
chuyên môn còn biết quan tâm đến đời sống của người thợ máy, động viên họ hăng
hái trong công việc.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy trong khoa Kỹ thuật Giao thông
và đặc biệt là thầy Lê Xuân Chí đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
89
cho em. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành các anh cán bộ Công ty Cổ
phần Vipnearl, tập thể nhân viên bộ phận vận chuyển đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình.

90

You might also like