You are on page 1of 3

Họ và tên:

Lớp:
Bài 16. CÂN CAM

1. Mục đích
- Giúp học sinh củng cố thao tác tháo lắp cơ cấu phân phối khí
- Nắm được phương pháp cân cam.
- Tầm quan trọng của công việc cân cam.
2. Yêu cầu
- Nắm vững nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí
- Thành thạo thao tác cân cam có dấu và không dấu
- Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác
3. Nội dung
3.1. Ý nghĩa
Công việc cân cam thường được tiến hành trong quá trình lắp ráp cơ cấu phân phối khí và thực hiện
sau khi đã lắp ráp trục cam. Cân cam là ráp liên kết giữa trục cam và trục khuỷu sao cho cơ cấu phân phối
khí làm việc đồng bộ với sự làm việc của nhóm piston, thanh truyền, trục khuỷu để đảm bảo cho động cơ
làm việc tốt. Mọi sai lệch dù nhỏ đều ảnh hưởng đến công suất động cơ vì vậy cần phải thực hiện công tác
này chính xác và cẩn thận.
3.2. Cân cam có dấu
Tùy theo động cơ và từng hãng mà nhà chế tạo bố trí các dấu lắp ráp cơ cấu phân phối khí sẽ khác
nhau. Một số loại chúng ta thường gặp là:

Hình 16.1. Cân cam có dấu


a) Cặp bánh răng ăn khớp trực tiếp; b) Nhiều cặp bánh răng ăn khớp;
c) Truyền động bằng xích.
a) Dẫn động trực tiếp bằng bánh răng (hình 16.1a;16.3)
Đối với loại trục cam bố trí trong thân máy, khoảng cách giữa trục cam và trục khuỷu gần nhau, nên
bánh răng cam và bánh răng khuỷu ăn khớp trực tiếp với nhau. Trên bánh răng cam cũng như bánh răng
trục khuỷu đều có dấu cân cam .
Các bước thực hiện cân cam (hình 16.1a):
+ Quay máy đúng chiều cho piston số 1 lên ĐCT (Thường nhà chế tạo đánh dấu cho máy số 1) lúc
này dấu trên bánh răng cam hướng về phía bánh răng trục khuỷu và nằm trên đường tâm 2 bánh răng.
+ Ráp liên kết bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu sao cho dấu trên bánh răng cam trùng
với dấu trên bánh răng khuỷu. (Lưu ý chiều nghiêng ren, then định vị bánh răng)
+ Lắp ráp các chi tiết còn lại và hoàn chỉnh công việc .
Ngoài ra với loại hình 16.3 thì phải đặt dấu cân cam xuyên tâm đối
b) Dẫn động bằng xích (hình 16.1c; 16.2)
+ Quay máy đúng chiều sao cho dấu trên bánh răng khuỷu hướng về phía bánh răng trục cam và
nằm trên đuờng tâm 2 bánh răng (hình 16.1c). Có trường hợp dấu trên các bánh răng trùng với dấu ghi trên
xích (quy định số mắt xích) (hình 16.3)
Họ và tên:
Lớp:
3
6 n soám aé
c xíc
7 h qui ñònh
1
2
2

3 1
4

5 4
Hình 16.3. Truyền động cam bằng cặp bánh răng
ăn khớp trực tiếp, có dấu cân cam xuyên tâm.
Hình 16.2. Truyền động cam bằng xích, cân cam 1-Bánh răng trục khuỷu; 2-bánh răng trục cam;
theo dấu trên mắt xích 3-dấu cân cam trên bánh răng trục cam; 4-dấu
1,6-dấu cân cam trên mắt xích; 2,7-dấu cân cam cân cam trên bánh răng trục khuỷu
trên đĩa xích; 3-đĩa xích trục khuỷu; 5-đĩa xích
cam; 4-dây xích

+ Ráp liên kết bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với
dấu trên bánh răng khuỷu.
+ Lắp ráp các chi tiết còn lại và hoàn chỉnh.
c) Dẫn động bằng nhiều cặp bánh răng: Phương pháp thực hiện tương tự như loại bánh răng ăn
khớp trực tiếp nhưng ở loại này phải đảm bảo tất cả các dấu trên các cặp bánh răng phải trùng nhau (hình
16.1 b)
d) Cân cam xe Honđa(có dấu): Các bước tiến hành:
+ Quay trục khuỷu đúng chiều sao cho dấu chữ T trên vô lăng trùng với dấu cố định trên thân máy
(chú ý không để sên cam tụt vào lốc máy)
+ Quay trục cam tới vị trí không làm việc, tức là vị trí mà 2 cam không đội cò mổ (2 su páp đóng
kín) (một số xe trên trục cam có lỗ không ren gai, ta đặt lỗ không ren gai này trùng với dấu khoét trên nắp
máy)
+ Ráp nhông 3 lỗ sao cho dấu O trên nhông 3 lỗ trùng với dấu khoét V trên nắp máy. Chú ý khi dấu
O không trùng với dấu V thì ta có thể dùng cây tuavít dẹt để " tuột" sên cam để đưa dấu O trùng với dấu
khoét V. (Đối với trường hợp nhông 2 lỗ thì cho 2 lỗ nằm ngang)
+ Kiểm tra lại bằng cách quay trục khuỷu 2 vòng đúng chiều, kiểm tra nếu dấu T trên bánh đà trùng
với dấu khoét trên thân máy, dấu O trên nhông 3 lỗ trùng với dấu khoét V trên nắp máy là đạt.
2

6
F T

3
5 4
Hình 16.3 a- Cân cam có dấu trên xe Honda
1-Dấu cố định trên nắp máy; 2-Dấu cố định trên thân máy; 3- nhông chia thì; 4- xích cam; 5-
nhông 3 lỗ; 6- bánh đà (mâm điện)

3.3. Cân cam không dấu.


Khi dấu cân cam xác định không rõ ràng hoặc thay mới các bánh răng dẫn động thì ta sử dụng phương
pháp cân cam không dấu.
Họ và tên:
Lớp:
Có 2 phương pháp cân cam không dấu đó là: theo hai su páp cưỡi nhau và theo góc phân phối khí
của su páp .
a) Cân cam theo phương pháp 2 su páp cưỡi nhau:
Dựa trên nguyên tắc khi hai su páp cưỡi nhau (Su páp thoát vừa chớm đóng, su páp hút chớm mở -
Cuối xả đầu hút) thì piston gần đúng ĐCT.
Các bước tiến hành:
+ Quay trục khuỷu cho piston số 1 lên ĐCT, làm dấu trên bánh đà (bu ly)
+ Ráp trục cam đúng yêu cầu kỹ thuật, nhưng chưa ráp bánh răng cam (hoặc bộ truyền xích)
+ Lắp cặp su páp máy 1 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Quay trục cam cho vấu cam không đội điều chỉnh khe hở 2 su páp máy số 1.
+ Quay trục cam đúng chiều cho hai su páp máy 1 cưỡi nhau.
+ Ráp liên kết bánh răng trục cam với bánh răng trục khuỷu, rồi làm dấu liên kết này.
+ Kiểm tra lại bằng cách quay trục khuỷu đúng chiều sao cho 2 su páp máy 1 ở vị trí cưỡi nhau thì
dấu liên kết giữa bánh răng cam và bánh răng khuỷu trùng nhau, dấu piston số 1 có đúng ở ĐCT không.
Phương pháp này cho phép sai số ±50
+ Lắp ráp và hiệu chỉnh các su páp còn lại và hoàn thiện công việc.
b) Cân cam theo góc phân phối khí:
Thường dựa vào các thông số mở sớm, đóng muộn của su páp nạp hoặc xả
Ví dụ cân cam trong trường hợp ta biết góc đóng muộn 2 của su páp nạp. Các bước tiến hành:
+ Quay động cơ cho máy cần cân cam ở vị trí ĐCD, tiếp tục quay động cơ đúng chiều thêm 1 góc 2
, làm dấu trên bánh đà.
+ Ráp trục cam đúng yêu cầu, nhưng chưa ráp bánh răng cam (hoặc bộ truyền xích)
+ Lắp su páp hút máy cân cam đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Hiệu chỉnh khe hở su páp nạp của máy cân cam.
+ Đặt ở khe hở su páp nạp 1 tấm giấy gương, quay trục cam đúng chiều quay cho tấm giấy gương từ
trạng thái cứng sang trạng thái lỏng "siết lỏng ".
+ Ráp liên kết trục cam và trục khuỷu, rồi làm dấu liên kết.
+ Kiểm tra: Quay động cơ đúng chiều làm việc cho su páp nạp chớm đóng (Tấm giấy gương siết
lỏng) thì dừng lại. Kiểm tra dấu Phương pháp này cho phép sai số ±10
Ngoài ra ta có thể dựa vào góc mở sớm của su páp hút, góc mở sớm của su páp xả hoặc góc đóng
muộn của su páp xả.
c) Cân cam không dấu xe Honda: Các buớc tiến hành:
+ Quay trục khuỷu cho piston ở ĐCT, và làm dấu ĐCT trên bánh đà
+ Quay trục cam cho 2 su páp cưỡi nhau (Rờ vào đuôi su páp nạp, hút đều cứng - su páp hút chớm
mở, su páp xả chớm đóng)
+ Lắp liên kết giữa trục khuỷu và trục cam, rồi làm dấu liên kết.
+ Kiểm tra sự làm việc động cơ sau khi câm cam
5. Câu hỏi kiểm tra
1. Công tác cân cam đuợc thực hiện lúc nào? Có động cơ nào không cần cân cam?
2. Cân cam sai ảnh hướng như thế nào tới trình trang hoạt động của động cơ?
3. Thực hiện các phương pháp cân cam, phương pháp nào chính xác nhất?

You might also like