You are on page 1of 113

PHƯƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ

1. THÁO NẮP MÁY VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ


Phương pháp này được áp dụng cho các động cơ 4A-F,
4A-FE, 5A-FE, 3S-FE, 3S-GE, 3A và một số động cơ
khác có cơ cấu phân phối khí truyền động bằng đai răng.

Tách các chi tiết và các bộ phận có liên quan đến công việc.
1. Tháo các dây cao áp ra khỏi nắp máy.
2. Gá đỡ động cơ cẩn thận, tháo giá đỡ động cơ ở đầu trục khuỷu và
các bộ phận liên quan đến khoảng không gian phía trước động cơ.
3. Tháo nắp đậy mặt trước trục cam
4. Tháo các nắp đậy mặt trước cơ cấu truyền động dây đai cam.
5. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho rãnh khuyết trên pu li trùng
với điểm 0 trên nắp đậy mặt trước của trục khuỷu.
6. Kiểm tra dấu của bánh răng cam. Nếu cần thiết thì chúng ta có thể
đánh dấu trên dây đai để khi lắp lại công việc được thuận lợi hơn.
7. Nới lỏng bánh căng đai, dùng tuốc nơ vít bẩy bánh căng đai theo
chiều nới lỏng dây đai và xiết chặt bánh căng đai.
8. Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam.
9. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo đai ốc đầu trục cam và tách
bánh cam ra khỏi trục cam nếu như thấy cần thiết. Ví dụ như thay
phốt chận dầu ở đầu trục cam.
10. Dùng dụng cụ đặc biệt tháo đai ốc đầu trục khuỷu.
11. Dùng cảo tháo pu li dẫn động đầu trục khuỷu và tháo nắp đậy mặt dưới
12. Tháo miếng chận đai cam và lấy dây đai cam ra ngoài.

13. Tháo bánh căng đai và thay mới.


14. Dùng tuốc nơ vít xeo bánh dẫn động đai ở đầu trục khuỷu ra
ngoài. Trong quá trình tháo cần chú ý tránh làm hư hỏng các chi tiết
có liên quan.
15. Tháo bộ chia điện ra khỏi nắp máy.
16. Gá đỡ động cơ cẩn thận, tháo giá đỡ động cơ ở đầu trục khuỷu và các
bộ phận liên quan đến khoảng không gian phía trước động cơ.
17. Tháo nắp đậy trục cam ở trên nắp máy.

18. Tháo nắp bảo vệ ở trên ống góp thải. Tháo giá đỡ ống góp thải
và tách ống góp thải ra khỏi động cơ.
19. Tháo các chi tiết liên quan đến đường ống nạp và tháo đường ống nạp.
20. Quay trục cam nạp sao cho các cam đội xú pap ở vị trí là ít nhất. Nới
lỏng đều các nắp cổ trục cam từ ngoài vào trong, lấy các nắp cổ trục cam v
trục cam hút ra ngoài.
21. Xoay trục cam thải sao cho các cam đội các xú pap ở vị trí bé nhất.
Tương tự như trên, lấy các nắp cổ trục cam thải và trục cam thải ra ngoài.

22. Tháo các vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy. Theo nguyên
tắc nới lỏng đều từ ngoài vào trong và tách nắp máy ra khỏi thân
máy.
23. Lấy các con đội và các miếng shim . Sắp xếp chúng có thứ tự,
tránh lẫn lộn.
24. Dùng cảo tháo các xú pap, lò xo, móng hãm, đế chận.. ra ngoài
25. Lấy các phốt xú pap ở trên đầu ống kềm xú pap.

26. Làm sạch bề mặt thân máy, các bề mặt nắp máy và ống kềm xú pap.
C. THÁO BÁNH ĐÀ
1. Tháo nắp máy và cơ cấu phân phối khí như đã huớng dẫn.
2. Tháo rã các bộ phận có liên quan đến thân máy.
3. Tháo bánh đà ra khỏi trục khuỷu. Để tháo các con vit, chúng ta có
thể sử dụng dụng cụ tháo bằng gió nén để thao tác cho nhanh chóng.
4. Tháo miếng sắt mỏng ở phía sau thân máy.
D. THÁO CÁC-TE CHỨA DẦU
1. Xả sạch nhớt ra khỏi các-te
2. Tháo các-te rời khỏi thân máy.

3. Tháo bơm nhớt bố trí ở


mặt trước thân máy.
4. Tháo mặt bích và phốt
chận nhớt ở đuôi trục khuỷu.
D THÁO PISTON-THANH TRUYỀN
1. Đánh dấu trên thanh truyền và nắp của nó trước khi tháo

2. Nới lỏng đều và tháo các bu lông thanh truyền.


3. Dùng búa nhựa gõ nhẹ vào bu lông thanh truyền để tách nắp đầu
to khỏi thanh truyền. Lấy nắp đầu to thanh truyền ra ngoài.
4. Dùng ống nhựa lồng vào bu lông thanh truyền để bảo vệ cổ trục
không bị trầy xước.
5. Tháo hai nửa miếng bạc lót đầu to ra bên ngoài.
6. Làm sạch đầu to thanh truyền, các bạc lót và chốt khuỷu.
7. Quan sát tình trạng bề mặt của bạc lót và chốt khuỷu. Nếu bề mặt bị
trầy xước, hỏng thì thay mới bạc lót. Nếu cần thiết, thay mới trục
khuỷu.
8. Dùng dụng cụ chuyên dùng làm sạch mụi than bám trên các lòng xy lanh.
9. Lần lượt tháo tất cả các thanh truyền ra khỏi các xy lanh và sắp xếp chúng có thứ tự
ngăn nắp.
E. THÁO TRỤC KHUỶU

1. Tháo các nắp các cổ trục chính và sắp xếp có thứ tự.
2. Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy.
3. Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót. Kiểm tra tình
trạng của các bạc lót và các cổ trục. Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng,
thay các bạc lót mới. Nếu các cổ trục bị hỏng nặng, cần thiết, thay mới
trục khuỷu.
4 . Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn.

F. CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG XÍCH


Trường hợp cơ cấu phân phối khí dùng xích để dẫn động, phương
pháp tháo chỉ khác biệt ở cơ cấu truyền động.
CƠ CẤU OHC
1. Kiểm tra thật kỹ dấu cân cam: Để trục khuỷu ở điểm chết trên, quan
sát thật kỹ dấu trên bánh xích phải trùng với dấu trên xích truyền động
(Nếu không có, phải đánh dấu), cũng như dấu ăn khớp giữa hai trục cam.
2. Tháo bộ căng xích.
3. Tháo bánh răng dẫn động trục cam ra khỏi trục cam.
4. Tháo trục cam nạp và cam thải ra khỏi nắp máy.
5. Tháo các vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy đúng phương
pháp.
6. Tách nắp máy ra khỏi thân máy và lấy nắp máy ra ngồi.
7. Tháo carter chứa nhớt.
8. Tháo nắp đậy xích ở mặt trước động cơ.
9. Tháo bộ truyền động xích ra ngoài.
CƠ CẤU OHV
1. Tách các bộ phận có liên quan ra ngoài.
2. Tháo nắp đậy cò mổ và trục cò mổ.
3. Nới lỏng đều từ ngoài vào trong tháo cò mổ và trục cò mổ ra khỏi
nắp máy.
4. Lấy các đũa đẩy và các con đội ra ngoài.
5. Tháo các bộ phận có liên quan với nắp máy.
6. Nới lỏng đều các con vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy.
7. Tách nắp máy ra khỏi thân máy và lấy nắp máy ra ngoài.
8. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo đai ốc đầu trục khuỷu. Tháo pu li
đầu trục khuỷu ra ngoài.
9. Tháo nắp đậy bộ truyền động xích ở mặt trước của động cơ.
10. Tháo bộ căng xích và lấy nó ra ngoài.

11. Dùng dụng cụ giữ trục khuỷu và tháo đai ốc đầu trục cam.
12. Dùng cảo tháo bánh răng cam và lấy cả bộ truyền động sên cam ra ngoài.
13. Dùng cảo tháo bánh răng cam và lấy cả bộ truyền động sên cam ra ngoài.
14. Tháo bộ đỡ xích cam.
15. Tháo các con vít lắp ghép tấm chận dọc trục cam, nâng nhẹ trục cam, rút nó ra khỏi các ổ đỡ.
16. Vệ sinh các chi tiết sạch sẽ và sắp xếp chúng có thứ tự.
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
B. KIỂM TRA NẮP MÁY
LÀM SẠCH:

1. Dùng cây cạo joint và hố chất để làm sạch bề mặt lắp ghép với thân
máy, ống góp hút và thải.
2. Dùng chổi cước làm sạch buồng đốt.

3. Ngâm nắp máy trong dầu Diesel và dùng cọ để làm sạch một lần nữa
4. Dùng nước trộn hố chất có áp lực thổi sạch và kiểm tra lại.
5. Dùng gió nén thổi khô và bảo quản các bề mặt không bị rỉ sét.
KIỂM TRA CÁC BỀ MẶT LẮP GHÉP
Dùng thước thẳng và căn lá kiểm tra:
- Độ phẳng của bề mặt lắp ghép với thân máy.
- Bề mặt lắp ghép với ống góp hút.
- Bề mặt lắp ghép với ống góp thải.

Khe hở giới hạn


Bề mặt nắp máy ghép ống góp nạp lắp ghép ống góp
Bề mặt lắp Bề mặt thải
0,15mm 0,10mm 0,10mm
- Nếu độ cong vênh vượt quá cho phép, thay mới nắp máy.
KIỂM TRA VẾT NỨT

Khi nắp máy bị nứt, khí cháy sẽ lọt qua nước làm mát, nhiệt độ nước làm mát
tăng nhanh, màng dầu nổi lên trong két nước hoặc nước làm mát vào xy lanh
động cơ…
Phương pháp kiểm tra sử dụng thông dụng là dùng nam châm thật mạnh kết
hợp với bột ôxýt sắt.
1. Rãi bột ôxýt sắt lên chỗ nghi ngờ là có vết nứt, thường là nơi tiếp giáp giữa
hai xy lanh, giữa hai xúpap.
2. Đặt hai cực nam châm thật mạnh lên chỗ nghi ngờ đó.
3. Nếu bột kim loại xếp thành hàng, sự sắp xếp này biểu thị vị trí và chiều dài
vết nứt.
4. Để kiểm tra vết nứt bên trong nắp máy, phun bột kim loại vào bên trong và
sau đó dùng nam châm kiểm tra như hướng dẫn ở trên.
C. KIỂM TRA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
I. KIỂM TRA CƠ CẤU OHC- TRUYỀN ĐỘNG ĐAI

Tuỳ theo động cơ cụ thể, lựa chọn phương pháp kiểm tra cho thích hợp.
1. KIỂM TRA KHE HỞ GIỮA XÚ PAP VÀ ỐNG KỀM XÚ PAP
Ống kềm xú pap có tác dụng dẫn hướng xú pap. Nếu khe hở bé, xú pap
sẽ bị kẹt trong ống kềm khi làm việc.Khi khe hở giữa ống kềm và xú
pap nạp lớn: Động cơ bị hao hụt nhớt, gây các tác hại như bu gi đóng
chấu, sinh hiện tượng cháy sớm và kích nổ, làm cho công suất và hiệu
suất động cơ giảm. Nếu khe hở giữa ống kềm và xú pap thải lớn: Khí
cháy đi qua khe hở giữa xú pap và ống kềm làm cho nhớt mau bị biến
chất, tuổi thọ động cơ giảm.
LÀM SẠCH:
Dùng cây suổi, bàn chải làm sạch mụi than xung quanh đầu và thân xú pap. Rửa xú pap sạch sẽ.
KIỂM TRA
􀂃 Dùng ca lip kiểm tra đường kính trong của ống kềm xú pap.
􀂃 Dùng pan me xác định đường kính ngồi của thân xú pap.
􀂃 Hiệu số giữa đường kính trong của ống kềm và đường kính ngồi của thân xú pap, chúng ta
được khe hở dầu của ống kềm xú pap.
􀂃 Khe hở giới hạn: Hút 0,08mm, Thải: 0,10mm

SỬA CHỮA
Nếu khe hở lắp ghép vượt quá qui định, thay ống kềm xú pap. Phương pháp thực hiện như sau:
a) Dùng thước kẹp đo độ nhô lên khỏi nắp máy của ống kềm xú pap.
b) Nung nóng nắp máy từ từ trong chất lỏng để đạt được nhiệt độ từ 80 - 100°C.
c) Dùng dụng cụ chuyên dùng đóng ống kềm xú pap ra khỏi nắp máy.
D. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THÂN MÁY- XY LANH

LÀM SẠCH BỀ MẶT THÂN MÁY


Dùng cây cạo, hố chất, dụng cụ chuyên dùng làm sạch bề mặt nắp
máy trước khi kiểm tra. Dùng nhớt bảo quản các bề mặt lắp ghép.
KIỂM TRA BỀ MẶT THÂN MÁY
􀂃 Dùng thước thẳng và căn lá kiểm tra sự cong vênh của bề mặt lắp ghép với nắp máy.
􀂃 Độ cong vênh tối đa cho phép không quá 0,05mm.
􀂃 Nếu độ cong vênh vượt quá giới hạn thì thay mới thân máy.

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG XY LANH


􀂃 Dùng dụng cụ kiểm tra xy lanh.
􀂃 Kiểm tra đường kính xy lanh ở vị trí A, B, C và kiểm tra các
kích thước vuông góc với chúng.
􀂃 Nếu đường kính xy lanh mòn vượt quá 0,20mm, tiến hành xốy
xy lanh và thay mới piston cho phù hợp.
E. KIỂM TRA PISTON - XÉC MĂNG - THANH TRUYỀN - TRỤC PISTON
I. THÁO RÃ - LÀM SẠCH
1. Kiểm tra sơ bộ độ rơ của trục piston và sự chuyển động của nó trong
lỗ piston.
2. Dùng kềm tháo xéc măng, tháo các xéc măng làm kín.
3. Dùng tay tháo xéc măng dầu ra khỏi piston.

4. Tháo trục piston ra khỏi piston và sắp xếp chúng có thứ tự.

5. Làm sạch đỉnh piston, cạo sạch mụi than bám trong các rãnh xéc
măng và rửa chúng thật sạch trước khi kiểm tra.
5. Làm sạch đỉnh piston, cạo sạch mụi than bám trong các rãnh xéc
măng và rửa chúng thật sạch trước khi kiểm tra.

II. KIỂM TRA KHE HỞ GIỮA LỖ PISTON VÀ TRỤC PISTON


Do trục piston được chế tạo bằng thép hợp kim, dưới tác dụng của nhiệt
độ nó giãn nở không đáng kể. Nhưng vật liệu làm piston là hợp kim
nhôm, có hệ số giãn nở lớn, do vậy dưới tác dụng của nhiệt độ lỗ piston
sẽ giãn nở lớn ra, nên khe hở lắp ghép sẽ gia tăng sinh ra va đập làm phá
hủy màng dầu làm trơn. Vì vậy, khi chế tạo khe hở lắp ghép giữa lỗ
piston và trục piston rất bé. Khe hở lắp ghép được kiểm tra như sau.
􀂃 Nung nóng piston từ từ và đạt nhiệt độ khoảng 60°C - 80°C
􀂃 Dùng ngón tay đẩy trục piston vào lỗ trục piston nó phải di chuyển
nhẹ nhàng nhưng không được lỏng.

III. KIỂM TRA KHE HỞ LẮP GHÉP GIỮA PISTON VÀ XY


LANH
1. Dùng pan me, kiểm tra đường kính của piston theo phương vuông góc
với trục piston và cách đầu piston một khoảng được cho bởi nhà chế tạo.
2. Dùng dụng cụ kiểm tra xy lanh, kiểm tra lòng xylanh theo phương vuôn
góc với trục piston.
3. Khe hở lắp ghép giữa piston và xy lanh không vượt quá 0,12mm. Nếu k
hở vượt quá cho phép thay tất cả các piston

IV. KIỂM TRA XÉC MĂNG


Thông số kiểm tra xéc măng bao gồm:
Khe hở chiều cao và khe hở miệng xéc
măng.
KIỂM TRA KHE HỞ CHIỀU CAO
􀂃 Đưa xéc măng vào đúng rãnh của nó.
􀂃 Dùng căn lá để kiểm tra khe hở chiều cao của xéc măng.
􀂃 Khe hở chiều cao nằm trong khoảng 0, 030 đến 0,070mm.
􀂃 Nếu rãnh piston bị mòn, thay piston.

KIỂM TRA KHE HỞ MIỆNG CỦA XÉC MĂNG


􀂃 Đưa xéc măng vào đúng vị trí xy lanh của nó.
􀂃 Dùng đầu piston đẩy xéc măng vào đúng vị trí kiểm tra.
􀂃 Dùng căn lá để kiểm tra khe hở miệng của xéc măng.
􀂃 Khe hở miệng tối đa của xéc măng làm kín là 1,20mm.
􀂃 Khe hở miệng tối đa của xéc măng dầu là 1,15mm.
V. KIỂM TRA THANH TRUYỀN
KIỂM TRA KHE HỞ DẦU
1. Làm sạch đầu to thanh truyền, các bạc lót và chốt khuỷu.
2. Quan sát tình trạng bề mặt của bạc lót và chốt khuỷu. Nếu bề mặt
bị trầy xước, hỏng thay mới bạc lót. Nếu cần thiết thay mới trục
khuỷu.
3. Lắp các bạc lót trở lại đúng vị trí và tiến hành kiểm tra he hở dầu
theo các bước sau:
􀂃 Đặt cọng nhựa nằm dọc theo đường sinh của chốt khuỷu.
􀂃 Lắp nắp đầu to trở lại đúng vị trí và siết đều đúng trị số mô men.
􀂃 Tháo nắp đầu to thanh truyền và dùng bao cọng nhựa để xác định
khe hở lắp ghép.
􀂃 Khe hở dầu không được vượt quá 0,08mm.
􀂃 Nếu khe hở quá qui định thay mới bạc lót và mài cổ trục để đạt
được khe hở lắp ghép tiêu chuẩn.
􀂃 Tương tự như thế, kiểm tra khe hở dầu của các thanh truyền còn
lại.
KIỂM TRA KHE HỞ DỌC
􀂃 Dùng so kế để kiểm tra khe hở dọc của tất cả các thanh truyền.
􀂃 Khe hở dọc tối đa không vượt quá 0,35mm.
􀂃 Nếu khe hở vượt qui định thay mới thanh truyền. Nếu cần thiết
thay mới trục khuỷu
KIỂM TRA ĐỘ CONG
􀂃 Làm sạch dụng cụ kiểm tra thanh truyền.
􀂃 Gá thanh truyền vào bộ định tâm.
􀂃 Dùng đồ gá và căn lá kiểm tra độ cong của thanh truyền.
􀂃 Độ cong của thanh truyền không được vượt quá 0,05mm cho
chiều dài là 100mm.

KIỂM TRA ĐỘ XOẮN


􀂃 Thay đổi vị trí của đồ gá và dùng căn lá để kiểm tra độ xoắn của
thanh truyền.
􀂃 Độ xoắn của thanh truyền không được vượt quá 0,15mm cho
100mm chiều dài.
KIỂM TRA KHE HỞ GIỬA THANH TRUYỀN VÀ TRỤC
PISTON
􀂃 Dùng ca lip để kiểm tra đường kính trong của đầu nhỏ thanh
truyền.
􀂃 Dùng pan me đo đường kính ngồi của trục piston.
􀂃 Khe hở lắp ghép giữa trục piston và đầu nhỏ thanh truyền từ 0,005
đến 0,011mm. Khe hở dầu tối đa không quá 0,05mm.
􀂃 Nếu khe hở lớn hơn cho phép, thay thế bạc lót đầu nhỏ thanh
truyền. Nếu cần thiết, thay mới trục piston và piston.
KIỂM TRA BU LÔNG THANH TRUYỀN
􀂃 Lấy đai ốc đầu to vặn vào bu lông thanh truyền bằng tay. Nó phải
di chuyển nhẹ nhàng đến cuối của phần ren.

􀂃 Dùng thước kẹp kiểm tra đường kính của thân bu lông thanh
truyền. Nếu đường kính nhỏ hơn qui định, thay mới bu lông thanh
truyền.
F. KIỂM TRA TRỤC KHUỶU, KIỂM TRA ĐỘ CONG
􀂃 Làm sạch trục khuỷu.
􀂃 Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V.
􀂃 Dùng so kế để kiểm tra độ đảo của trục khuỷu.
􀂃 Độ đảo trục khuỷu không vượt quá 0,06mm.
􀂃 Nếu vượt quá trị số cho phép, thay mới trục khuỷu.
KIỂM TRA ĐƯỜNG KÍNH CỔ TRỤC CHÍNH VÀ CHỐT KHUỶU
􀂃 Dùng pan me kiểm tra đường kính ngồi của cổ trục chính và chốt
khuỷu.
􀂃 Nếu đường kính không đúng tiêu chuẩn, kiểm tra khe hở dầu trục
khuỷu.
􀂃 Kiểm tra độ côn và ô van trục khuỷu như hình vẽ.
􀂃 Độ côn và ô van không được vượt quá 0,02mm.
KIỂM TRA KHE HỞ DẦU
􀂃 Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót. Kiểm tra tình trạng
của các bạc lót và các cổ trục. Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng thì thay
các bạc lót mới. Nếu các cổ trục bị hỏng nặng,
􀂃 Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn.
􀂃 Đặt trục khuỷu vào thân máy và tiến hành kiểm tra khe hở dầu.
􀂃 Đặt vào mỗi cổ trục chính một cọng nhựa (plastigage)như hình vẽ.

􀂃 Lắp các nắp cổ trục chính vào đúng vị trí và siết đều từ trong ra
ngồi đúng trị số mô men siết.
􀂃 Tháo các nắp cổ trục chính.
􀂃 Dùng bao cọng nhựa, đo khe hở dầu từng cổ trục chính một. Khe
hở dầu tối đa không vượt quá 0,08mm.
􀂃 Nếu khe hở vượt quá cho phép, thay mới bạc lót và mài các cổ
trục chính để đạt được trị số khe hở tiêu chuẩn.
KIỂM TRA KHE HỞ DỌC
􀂃 Dùng so kế kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu.
􀂃 Khe hở dọc tối đa không được quá 0,30mm.
􀂃 Nếu khe hở vượt quá qui định, thay mới các miếng chận dọc

1. Thay các phốt guide xú pap. Cần chú ý phốt guide xú pap hút và
thải có thể không giống nhau.
2. Dùng cảo lắp các xú pap và các chi tiết liên quan vào nắp máy. Lấy
búa nhựa gõ nhẹ vào đuôi xú pap để ổn định vị trí của các móng hãm
ở đuôi xú pap.
PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐỘNG CƠ
LẮP TRỤC KHUỶU
1. Thay mới phớt đuôi và đầu trục khuỷu mặc dù nhận thấy chúng vẫn
còn tốt.
2. Làm sạch thân máy, thông rửa kỹ càng các lỗ nhớt và mạch dầu làm
trơn.
3. Dùng chổi cước thông và rửa sạch các lỗ dầu trong trục khuỷu.
4. Lật ngữa thân máy, lau sạch các ổ đỡ và lắp các bạc lót cổ trục chính
vào đúng vị trí của nó. Đặt trục khuỷu vào thân máy.
5. Nhỏ nhớt vào các cổ trục chính.
6. Lắp hai nửa miếng bạc chận vào thân máy. Thông thường các miếng
bạc chận dọc trục khuỷu được bố trí ở cổ trục giữa của trục khuỷu.
Phương pháp lắp như sau:
􀂃 Đẩy trục khuỷu về hết một phía. Đặt nửa miếng bạc chận ôm vào
cổ trục và chú ý các rãnh thốt nhớt quay ra phía ngoài. Xoay bạc chận
đi xuống để nó được lắp vào đúng vị trí của nó.
􀂃 Tương tự lắp nửa miếng bạc chận còn lại, bằng cách đẩy trục
khuỷu theo chiều ngược lại.
7. Lắp các nắp cổ trục chính. Trên các nắp cổ trục chính có đánh dấu
và số biểu thị chiều lắp và vị trí lắp ráp.
􀂃 Các dấu được lắp quay về phía trước động cơ.
􀂃 Các số biểu thị vị trí lắp ráp của nắp cổ trục chính tính từ đầu trục
khuỷu.
Dùng cần xiết mô men xiết đều, xiết từ trong ra ngồi và đúng mô
men xiết. Sau khi xiết xong, quay trục khuỷu nó phải chuyển động
nhẹ nhàng, trơn tru. Nếu bị sượng, tháo trục khuỷu và kiểm tra lại
sự sạch sẽ và tình trạng của các cổ trục chính cũng như các bạc lót.
9. Thay joint và phớt chận dầu đuôi trục khuỷu. Lắp chúng vào
đúng vị trí.
10. Thay phớt làm kín đầu trục khuỷu và joint bơm nhớt và lắp trở
lại. Lưu ý, phải kiểm tra bơm nhớt trước khi lắp. Phương pháp kiểm
tra một bơm nhớt được hướng dẫn ở phần hệ thống làm trơn. Lắp
cụm bơm nhớt vào mặt trước thân máy.
11. Lắp bánh răng dẫn động đai vào đầu trục khuỷu.
12. Lắp miếng sắt ở phía sau thân máy.
13. Lắp bánh đà vào đuôi trục khuỷu và xiết đúng momen xiết.

C. LẮP TRỤC PISTON & XÉC MĂNG


1. Lắp trục piston vào đầu nhỏ thanh truyền và lỗ trục piston. Khi lắp cần
chú ý dấu lắp ráp trên đầu piston và trên thanh truyền phải ở cùng một
phía.
2. Lắp xéc măng dầu vào rãnh piston. Khi lắp xéc măng dầu loại 3
chi tiết cần chú ý là lắp vòng lò xo vào trước và sau đó lắp hai vòng
thép gạt dầu vào sau.
3. Dùng kềm chuyên dùng lắp hai xéc măng làm kín vào đúng rãnh
của nó. Trên xéc măng có ghi chữ và số. Khi lắp thì phần chữ và số
phải quay lên trên, đồng thời xéc măng có kí hiệu 1N hoặc T là xéc
măng trên cùng và kí hiệu 2N hoặc 2T là xéc măng làm kín thứ hai.
Ngoài ra, do xéc măng làm kín thứ nhất thường được chế tạo bằng thép
hợp kim và xéc măng kín thứ hai chế tạo bằng gang hợp kim. Vì vậy, để
phân biệt bằng cách chúng ta thả lần lượt hai xéc măng này xuống nền xi
măng, tiếng vang trong trẻo là xéc măng thứ nhất và tiếng kêu nặng nề là
xéc măng thứ hai.
D. LẮP PISTON-THANH TRUYỀN-XÉC MĂNG VÀO XY LANH
1. Lắp các bạc lót thanh truyền vào đúng vị trí của nó và chú ý lỗ dầu bên
hông thanh truyền.
2. Quay chốt khuỷu của xy lanh số 1 ở điểm chết dưới.

3. Dùng ống bóp xéc măng và cán búa đưa piston - xéc măng - thanh
truyền của xy lanh số 1 vào lòng xy lanh.
Lưu ý, dấu lắp ráp trên đỉnh piston và thanh truyền phải hướng về
phía trước động cơ, đồng thời bảo đảm chính xác vị trí của các xéc
măng như hướng dẫn ở hình trên
4. Lắp nắp đầu to thanh truyền theo đúng dấu đã đánh khi tháo.
5. Xiết đều và xiết đúng mô men xiết. Kiểm tra lại khe hở dọc của
thanh truyền. Bước kiểm tra này rất quan trọng, bảo đảm sự tồn tại
của khe hở dầu.
6. Tương tự như trên lần lượt lắp các thanh truyền còn lại vào thân
máy.
E. LẮP CÁC TE
1. Lắp lưới lọc và tấm che vào động cơ. Chú ý joint làm kín lưới lọc.
2. Dùng keo hoặc joint mới lắp carter chứa dầu vào thân máy.

F. LẮP NẮP MÁY


3. Lắp các con đội vào nắp máy đúng vị trị trí của nó.
4. Thay joint nắp máy mới và đặt nó đúng vị trí trên thân máy.
5. Đặt nắp máy lên thân máy. Xiết đều các con vít theo nguyên tắc từ
trong ra ngồi và đúng trị số momen xiết.
6. Lắp các bu gi vào nắp máy theo đúng chủng loại.
7. Lắp bánh răng phụ vào trục cam thải theo phương pháp sau:
a) Kẹp trục cam thải vào êtô.
b) Lắp bánh răng phụ vào trục cam thải.
c) Lắp khoen chận đầu bánh răng phụ.
d) Lắp một con vít A vào bánh răng phụ và sau đó dùng tuốc nơ vít
xeo sao cho một lỗ khác trên bánh răng phụ trùng với lỗ ren trên
bánh răng cam thải. Giữ thật chặt ở vị trí này và dùng con vít B để
xiết chặt.
8. Đặt trục cam nạp vào nắp máy. Xoay trục cam nạp sao cho các cam
đội con đội là bé nhất và gá lắp các nắp cổ trục cam đúng chiều và đúng
vị trí của nó.
9. Xiết đều các nắp bợ trục cam và xiết đúng mô men theo hình vẽ trên.
10. Thay mới phớt chận nhớt đầu trục cam và lắp vào đúng vị trí.
11. Gá trục cam thải vào nắp máy và chú ý vị trí ăn khớp giữa hai bánh răn

12. Lắp các nắp cổ trục cam theo đúng vị trí và xiết chặt.
13. Tháo con vít lắp trên bánh răng phụ của trục cam thải.
G. LẮP BỘ TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
1. Lắp bánh đai dẫn động trục cam và các bộ phận liên quan
2. Lắp bánh căng đai mới và lò xo. Đẩy bánh căng theo hướng làm
chùng đai và xiết chặt.
3. Kiểm tra lại vị trí điểm chết trên trên trục khuỷu và dấu trên bánh
răng trục cam.
4. Lắp đai cam vào động cơ đúng vị trí ban đầu của nó.
5. Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng. Quay trục khuỷu hai vòng,
kiểm tra lại dấu cân cam.
6. Xiết chặt vít giữ bánh căng đai.
7. Lắp miếng chận đai cam và chú ý mặt cong hướng ra ngồi.
8. Lắp trở lại các miếng che đầu động cơ.
9. Lắp pu li đầu trục khuỷu và xiết đúng tiêu chuẩn
10. Lắp các bộ phận còn lại.
H. CƠ CẤU OHC-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
Sau bước lắp bánh đà, chúng ta tiếp tục thực hiện như sau.
1. Quay trục khuỷu cho đến khi rãnh then trên đầu trục khuỷu hướng lên tr
2. Lắp bánh răng truyền động xích cam vào đầu trục khuỷu

3. Lắp ống dầu bôi trơn bộ truyền động xích cam.


4. Lắp bộ thanh đỡ xích và thanh căng sên vào thân máy.
5. Lắp xích cam vào bánh răng cốt máy và bánh răng cam sao cho
dấu trên bánh răng cam hướng lên như hình
6. Dùng dây cột thanh đỡ xích và thanh căng xích như hình vẽ.
7. Thay joint mới và lắp nắp đậy xích cam vào thân máy và xiết đúng
qui định.
8. Lắp lọc thô vào động cơ và chú ý joint làm kín.
9. Lắp carter chứa nhớt. Làm kín giữa carter và thân máy có thể dùng
keo cao su hoặc dùng joint mới
10. Lắp joint nắp máy vào thân máy.
11. Lắp nắp máy vào động cơ và xiết đúng qui định

12. Lắp trục cam vào nắp máy.


13. Lắp bánh răng cam vào trục cam và xiết chặt.
14. Đẩy piston căng xích vào sát thân của nó và dùng móc giữ lại.
15. Lắp bộ căng xích cam vào thân máy và xiết chặt.
16. Quay trục khuỷu theo chiều quay để cho piston bộ căng xích bung
ra. Nếu không được, dùng
tuốc nơ vít xeo nhẹ hoặc dùng tay kéo thanh đỡ xích cam ra ngồi và
buông, piston sẽ đẩy thanh căng xích cam.
17. Lắp các bộ phận còn lại.
I. CƠ CẤU OHV-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
1. Lắp trục cam vào thân máy.
2. Lắp miếng sắt chận dọc ở đầu trục cam và xiết chặt.
3. Lắp miếng đỡ xích cam.
4. Xoay trục khuỷu sao cho then trên đầu trục khuỷu hướng lên theo
phương đứng.
5. Xoay trục cam cho then trên đầu trục cam cũng hướng lên theo
phương thẳng đứng giống như ở trục khuỷu.
6. Lắp xích cam vào hai bánh răng đúng theo dấu đã định sẳn (Xem
hình vẽ trên).
7. Lắp bộ truyền động xích cam vào trục khuỷu và trục cam.
8. Lắp đai ốc đầu trục cam và xiết chặt đúng mô men.
9. Lắp bộ đỡ xích cam.
10. Lắp bộ căng xích cam.
11. Lắp nắp đậy bộ truyền động xích.
12. Lắp pu li đầu trục khuỷu và xiết chặt
13. Lắp các con đội vào đúng vị trí của nó.
14. Lắp các đũa đẩy.
15. Lắp cò mổ và trục cò mổ vào nắp máy.
16. Lắp các bộ phận còn lại.
a) Tháo:

- Tháo đai ốc theo hình xoắn ốc hay đan


chéo từ ngoài vào trong.
- Lần 1: ½ đến¼ vòng.
- Lần 2: 1 vòng
- Lần 3: tháo toàn bộ.
- Nếu có giàn cò mổ xupap, thì tháo giàn
cồ mổ trước
b) Ráp:
 Xiết đai ốc đúng lực, đều theo chiều nhất
định của nhà chế tạo tránh cong vênh,
biến dạng.
 Thứ tự xiết:
+ từ ngoài vào trong, ngược lại.
+ hình xoắn ốc
Chú ý: không xiết nắp máy khi động cơ có
nhiệt độ cao dễ biến dạng.
3. Những Hiện Tượng Hư Hỏng
Liên Quan Tới Nắp Máy.
 a) Nước nóng, nước bị vọt ở két nước ra
khi rồ ga joint hở, nắp máy nứt.
 b) Nhớt có màu lạ (cà phê sữa), mực nhớt
cao hơn quy định joint hở, nắp máy
nứt.
 c) Hao nhớt, nhớt hao nhiều quá quy định
joint bị thủng ngay đường nhớt.
 4) Kiểm tra, sữa chữa

 a) Kiểm tra độ cong


vênh nắp máy.
 b) Kiểm tra vết nứt nắp
máy.
 c) Kiểm tra bề mặt lắp
ghép với các ống góp,
và bề mặt ống góp.
a) Kiểm tra độ cong vênh nắp máy
 Nắp máy bị cong vênh không đảm bảo
độ kín các xy lanh, nước làm mát và nhớt
bôi trơn.
 Nguyên nhân: nhiệt độ quá cao, tháo hoặc
xiết nắp máy không đúng phương pháp,
lực xiết không đều hay quá lực.
 Phương pháp kiểm tra: dùng thước thẳng
và lá cỡ, và bàn rà.
Dùng thước thẳng và lá cỡ

 Dùng để kiểm tra nắp máy có chiều dài


tương đối.
 Lật ngửa nắp máy lên.
 Đặt thước thẳng lên bề mặt nắp máy,
dùng lá cỡ đưa vào khe hỡ giữa thước và
nắp. Xác định khe hỡ.
 So sánh với thông số nhà chế tạo. Độ
cong vênh thường không quá 0,15mm.

 Nếu bị cong vênh quá quy định mài lại


bề mặt nắp máy

 Chú ý: khi mài nắp máy thì thể tích


buồng đốt giảm nên tỉ số nén giảm.
Dùng bàn rà

 Bàn rà: có bề mặt rất phẳng, thường để


kiểm tra bề mặt các chi tiết. Dùng để kiểm
tra những nắp máy có chiều dài ngắn.
 Lau sạch bề mặt nắp máy, bàn rà.
 Thoa bột màu thật mỏng và ít nhớt lên mặt
bàn rà.
 Đặt mặt nắp máy lên bàn rà, đẩy theo hình
số 8, hoặc oval nếu nắp lớn.
 Lật ngửa nắp máy, kiểm tra vết tiếp xúc.
Nếu tiếp xúc không đều nắp máy bị
vênh.
 Chú ý: nếu nắp máy bằng hợp kim nhôm
bị cong vênh thì sữa chữa bằng cách rà
và cạo sửa.
b) Kiểm tra vết nứt nắp máy

 Nắp máy bị nứt, khí cháy lọt qua nước làm


mát nhiệt độ nước tăng nhanh.
 Có màng dầu nổi lên trong két nước.
 Nước làm mát vào xi lanh.
 Kiểm tra:
 Kiểm tra:
 Ngâm nắp máy vào dầu gasoil, đem ra
ngoài lau sạch dầu, dùng búa nhựa gõ
vào nắp máy đều tay.
 Nắp máy bị nứt thì dầu sẽ văng ra.
 Có thể dùng thiết bị sáng từ trường để
kiểm tra chính xác.
c) Kiểm tra bề mặt lắp ghép với các
ống góp và bề mặt ống góp:

 Cách kiểm tra giống như kiểm tra bề mặt


nắp máy.
 Biện pháp sữa chữa: cấy vít nơi vết nứt,
hàn thao và gia công lại mặt phẳng
- Đối với ống góp hút: bề mặt của nó hoặc
bề mặt lắp ghép cong vênh không đảm
bảo độ kín không khí đi tắt qua khe hở
vào xy lanh, làm độ chân không trong ống
nhỏ tốc độ dòng khí qua bộ chế hòa khí
giảm, nên nhiêu liệu cung cấp cho động
cơ giảm.
B. Bạc Xéc Măng
1. Kiểm tra sự trầy xướt của piston,
có thể đánh bóng với giấy
nhám mịn, bị xướt nặng phải
thay mới.
2. Đo khe hỡ giữa piston và lòng
xilanh.
3. Kiểm tra khe hỡ miệng.
4. Kiểm tra khe hỡ cạnh.
5. Kiểm tra khe hỡ chiều sâu lưng.
6. Một số chú ý khi tháo ráp bạc
xéc măng.
3. Kiểm tra khe hở miệng
 Là khe hỡ nhiệt đảm bảo dưới tác dụng
của nhiệt độ khí cháy hai miệng không
chạm nhau, nhưng không quá lớn, để đảm
bảo sự kín của nó.
 Động cơ làm việc khe hỡ miệng cho phép
khoảng 0,06 đến 1 mm.
 Ở trạng thái nguội thì khoảng 0,15 đến 0,5
mm.
 Cách kiểm tra:
Cách kiểm tra:

 Đưa xéc măng tới vùng ĐCT.


 Dùng lá cỡ đo khe hỡ 2 miệng.
 Khe hỡ: + nếu quá nhỏ thì dùng dũa hay
giấy nhám mịn rà lại.
+ nếu lớn hơn khe hỡ tiêu chuẩn
0,5 mm thì thay xéc măng mới.
 Đưa xéc măng vào vùng ĐCD
 Dùng lá cỡ kiểm tra khe hỡ miệng.
 Khe hỡ nhỏ lại xi lanh bị cone. Nếu độ
cone nhỏ thì rà lại miệng bạc.
 Khe hỡ thay đổi quá lớn thì xoáy lại lòng xi
lanh và thay bạc xéc măng mới.
4. Kiểm tra khe hỡ chiều cao (khe
hỡ cạnh)

 Đảm bảo bạc xec măng chuyển động nhè


nhẹ trong rãnh piston.
 Khe hỡ trong khoảng 0,025 đến 0,15mm,
không được quá 0,2 mm.
 Nếu quá lớn khi làm việc sẽ sinh ra va
đập, động cơ sẽ lấy nhớt.
 Cách kiểm tra
 Cách kiểm tra:
 Ấn xéc măng xung quanh rãnh piston xem
nhẹ nhàng không, chỗ nào bị kẹt thì dùng
dao cạo rãnh để sữa lại.
 Dùng lá cỡ đưa qua khe hỡ giữa piston và
xéc măng.
5. Kiểm tra khe hỡ chiều sâu ( khe hỡ
lưng )

 Khe hỡ đảm bảo piston chuyển động


được trong xi lanh.
 Nằm trong khoảng:
- Xéc măng kín 0,7 đến 0,95 mm
- Xéc măng dầu 0.9 đến 1,1 mm
Cách kiểm tra:
 Cách kiểm tra:
 Dùng thước cặp đo chiều sâu rãnh piston,
bề dày bạc.
 Khe hỡ lưng = khe hở đầu piston và lòng
xi lanh + chiều sâu rãnh – bề dày bạc xec
măng.
 Chú ý
 Nếu khe hỡ quá lớn thì bề bạc sẽ mỏng,
lực đàn hồi giảm, khi làm việc xéc măng bị
lắc không đảm bảo độ kín.
 Nếu khe hỡ quá bé, khi làm việc dưới tác
dụng của nhiệt độ xéc măng giản nỡ và
kẹt giữ piston và xi lanh.
6. Một số chú ý khi tháo ráp bạc xéc
măng.
 Kiểm tra kỹ khe hỡ piston và độ lọt sáng.
 Khi tháo động cơ ra, phải xếp bạc xéc
măng theo đúng thứ tự vị trí.
 Nếu có xéc măng vác trong, là xéc măng
trên thì khi lắp cạnh quay lên trên.
 Nếu có xéc măng cạnh vác ngoài, là xéc
măng làm kín thì lắp cạnh vác quay xuống
dưới.
 Nếu xéc măng có bề mặt công tác dạng
cone, trên xéc măng sẽ ghi ký hiệu, khi
ráp cho chữ hoặc số quay lên.
 Loại có tiết diện mũi dao, vác lõm mặt
ngoài góc dưới thì góc mũi nhọn và góc
vác hướng xuống dưới.
 Xéc măng lửa thường có bề mặt công tác
màu xám và xám trắng.
 Động cơ xăng 2 thì không có xéc măng
dầu. Xéc măng làm kín được định vị bằng
chốt, khi lắp phải chú ý tránh để gãy.
 Đối với xéc măng dầu:
Lắp lò xo vào rãnh, khi lò xo ôm sát
lưng piston thì hai miệng vừa chạm nhau.
Kiểm tra khe hỡ miệng hai vòng thép
trước khi lắp
 Khi lắp piston có bạc xéc măng vào xilanh,
phải phân bố đều miệng xéc măng làm
kín.
 Tránh các miệng xéc măng tránh:
Hai vị trí theo tâm mỗi trục
Hai vị trí theo phương vuông góc tâm
trục piston.
C. Piston
 1. Giới thiệu chung.
 2. Kiểm tra sửa chữa piston.
a. Kiểm tra sơ bộ.
b. Kiểm tra độ cone.
c. Kiểm tra độ oval.
d. Kiểm tra khe hở giữa xilanh và piston.
e. Kiểm tra độ cone giữa và oval của axe
và piston.
f. kiểm tra khe hở giữa trục piston và đầu
nhỏ thanh truyền
3. Phương pháp ráp piston
1. Giới thiệu chung.

 Piston cùng với xilanh, nắp


máy tạo thành buồng cháy.
 Truyền lực của khí thể cho
thanh truyền và nhận lực từ
thanh truyền để nén khí.
 Là nơi để ráp các vòng bạc
xécmăng, làm cho piston tiếp
xúc thật kín với xilanh.
a. Kiểm tra sơ bộ.
 Khi tháo piston ra, quan sát xem phần
đầu và phần ngoài có bị trầy xước không.
 Dùng que kim loại gõ nhẹ vào thân, có
tiếng rè là bị nứt. Có thể hàn gia công lại
hoặc thay mới.
 Sau đó, làm sạch đỉnh và các rãnh xéc
măng.
b. Kiểm tra độ cone.

 Độ cone: hiệu số giữa đường kính thân


piston(vuông góc với trục piston) và
đường kính đầu của nó.
 Dùng panme đo ngoài đo đường kính của
thân và đầu piston ta được độ cone.
 Nếu độ cone lớn hơn thông số của nhà
chế tạo thì thay piston mới.
c. Kiểm tra độ oval.
 Thân piston có dạng oval do chịu nhiệt
độ cao, chịu lực ngang và lực khí thể.
 Độ oval là hiệu số giữa đường kính
vuông góc với tâm trục và đường song
song với tâm trục piston ở phần thân.
 Dùng panme đo ngoài để kiểm tra.
 .
d. Kiểm tra khe hở giữa xilanh và
piston.
 Là khe hở bé nhất bảo đảm piston
chuyển động được trong lòng xilanh.
 Nếu khe hở quá lớn khi làm việc, piston
sẽ lắc trong lòng xilanh gây ra tiếng gõ
đồng thời không đảm bảo được sự làm
kín của xécmăng.
Cách kiểm tra
 Ráp ngược piston không có bạc vào
xilanh.
 Tương ứng đặt lá cỡ 0.3mm với 100mm
đường kính của piston.
 Dùng lực kế để kéo lá cỡ ra, lực kế chỉ
2-3.5kg hoặc 6-9LBs.
 Nếu khe hở lớn quá chỉ số cho phép mà
piston còn tốt. Có thể dùng lại piston bằng
cách nông thân, làm gai nhám hay mạ
đuôi piston lớp oxít nhôm hoặc thiếc rồi gia
công lại cho chính xác.
- Khe hỡ giữa piston và xylanh nằm trong
phạm vi:
-Khe hở giữa đầu piston và lòng xilanh:
 piston nhôm: ∆=(0.006-0.008).D
piston gang: ∆=(0.004-0.006).D
- Khe hở giữa đuôi piston và lòng xilanh:
piston nhôm: ∆=(0.001-0.002).D
piston gang: ∆=(0.001-0.002).D
e. Kiểm tra độ cone giữa và oval của axe và
piston.

 Dùng panme kiểm tra độ cone và oval độ


mòn cho phép phải nhỏ hơn 0.005mm
f. Kiểm tra khe hở giữa trục piston và
đầu nhỏ thanh truyền.
 Dùng panme đo trong xác định đường
kính trong của đầu nhỏ thanh truyền.
 Dùng panme đo ngoài đo đường kính
ngoài của trục piston.
 Hiệu hai kích thước là trị số khe hở dầu,
khoảng 0.005-0.01mm, tối đa không quá
0.015mm.
3. Phương pháp ráp piston
 Ráp bạc xécmăng vào rãnh piston, bạc
phải xoay trong rãnh piston nhẹ nhàng
(tránh bó kẹt). Trước khi lắp, phải rà bạc
trước.
 Ráp piston và bạc vào xilanh ta nên dùng
dụng cụ bó bạc.
 Chú ý
 Đặt khe hở miệng cách
đều nhau, tránh lổ ắc
piston. Cho ít nhớt vào
bạc trước khi bắt đầu
lắp piston vào xilanh.
 Nếu lắp ngược chiều
piston sẽ tăng ma sát,
công suất động cơ
giảm, khó nổ, không
cháy nhiên liệu.
Qui trình kiểm tra sửa
chữa
1.Giới thiệu chung
xilanh
Mục đích:
 giúp nắm vững các phương pháp
kiểm tra và sửa chữa xilanh
 nắm vững các dạng hư hỏng của
xilanh và có phương pháp khắc
phục
 xác định được tầng lót khô và tầng
lót ướt. phân tích sự mài mòn,
khuyết tật của lòng xilanh.
 vai trò.
 Cùng với piston, nắp qui lát tạo thành
buồng cháy.
 Dẫn hướng cho piston trong quá trình
hoạt động

Hình 1.5: Mô hình cắt một động cơ 5 xylanh của


Mercedes
Xilanh động cơ làm mát bằng
nước.
 gồm nhiều xilanh đúc dính nhau
bằng gang xám hoặc gang hợp
kim ( niken hay crom) có loại bằng
nhôm. Một số loại xilanh của động
cơ nhỏ thường được mạ crôm.
 Xung quanh xilanh có các bọng
nước làm mát, lòng xilanh được
gia công thật tròn và nhẵn bóng
Xilanh động cơ làm mát bằng
gió
 Mỗi xilanh được đúc riêng và gắn
vào cắcte trên nhờ gujon
 Xilanh được đúc bằng gang hay
nhôm kèm sơmi gang
 Quanh xilanh có đúc nhiều cánh
con để làm nguội nhanh. Chiều
cao giảm dần từ trên xuống dưới
 Phía dưới xilanh, bên ngoài có
mặt bích với các lỗ cách đều theo
chu vi để lắp chặt với cacte trên
nhờ bulong.
Tầng lót khô
 bằng thép hay bằng gang, gia công
mặt trong lẫn mặt ngoài. ép vào
khối máy không cần đệm làm kín
nước vì không trực tiếp tiếp xúc với
nước. đầu trên ống sơmi có gờ vai
ráp vừa khít ngang mặt trên thân
máy, cao hơn mặt phẳng thân máy
từ 0.02-0.05mm
 độ vững khá lớn, có thể làm mỏng,
ít hao tốn kim loại quý không sợ rỉ
nước xuống cacte chứa dầu nhờn.
Tầng lót ướt
 tiếp xúc trực tiếp với
nước làm mát, chịu nhiệt
tốt . phải có đệm làm kín
để tránh nước chảy
xuống cacte.
 Khi áp vào thân máy thì
tầng lót phải cao hơn mặt
phẳng thân máy từ 0.05-
0.07mm và phải kiểm tra
cẩn thận đệm làm kín
trước khi ráp hoàn chỉnh
và chạy máy.
2.Kiểm tra sửa chữa
 xilanh là bộ phận mài mòn
nhanh nhất vì nó làm việc trong
điều kiện ma sát với piston
 Bạc xecmăng làm trơn và làm
mát luôn tiếp xúc với nhiệt độ
và áp lực lớn do vậy sau một
thời gian làm việc xilanh sẽ bị
mòn cone và oval.
nhận biết tình trạng này qua các
hiên tượng sau:
 Công suất động cơ giảm.
 động cơ tiêu thụ nhiều nhiên liệu xăng và
nhớt.
 động cơ có nhiều khói trắng.
 động cơ khó khởi động.
sự mòn cone
 khi làm việc, lòng xilanh mòn không đều, trong lòng xilanh có nơi
đường kính nhỏ làm xilanh bị mòn cone. Nguyên nhân chủ yếu là do
lực ma sát giữa xécmăng, piston vả lòng xilanh không đều dọc heo
chiều dài của xilanh.
 miệng xilanh có gờ do giới hạn tận cùng của bạc xéc măng trên
cùng của piston, phía dưới gờ là nơi bị mòn khuyết nhiều nhất, độ
mòn giảm dần xuống phía dưới vì phần trên khó bôi trơn và nó luôn
tiếp xúc với áp lực và khí cháy.
 Lòng xilanh bị cone thì các mặt cắt đều mòn, lòng xilanh không trụ.
khe hở giữa piston và xilanh luôn thay đổi gây lực va đập trong lòng
xilanh. làm cho xéc măng bị méo do đó không còn khả năng làm kín
nữa.
mòn hình oval
 dùng để đánh giá sự không tròn của xilanh ở mọi mặt
cắt vuông góc với đường tâm của xilanh.
 Do tình trạng tịnh tiến của piston trong lòng xilanh
trong thì ép piston đẩy mạnh lên lòng xilanh, chiều
xilanh bên phải đến thì nổ đè mạnh lên thành bên trái
do vậy đường kính của xilanh thẳng góc với cốt máy
chính là phần bị mài mòn trong quá trình piston di
động tịnh tiến trong lòng xilanh. Đây chính là nguyên
nhân làm cho xilanh có dạng oval.
 Lòng xilanh bị cone sẽ làm tăng ma sát cũng như
không bảo đảm được sự kín khít của xéc măng với
xilanh trong quá trình làm việc.
kiểm tra độ cone.
 xác định ba kích thước trong mặt
phẳng chứa đường tâm của trục
piston.
 Dùng panme đo trong xác định ba
đường kính xilanh ở vùng xéc
măng ở điểm chết trên, điểm chết
dưới và đường kính giữa lòng
xilanh. lấy kích thước lớn nhất trừ
đi kích thước nhỏ nhất ta được độ
cone của lòng xilanh.
 nếu độ mòn vượt quá 0.24mm trên
khoảng chạy 200mm cuả piston
hoặc độ mòn vượt quá cho phép
của nhà chế tạo thì phải xoáy lại
xilanh hoặc thay sơmi.
kiểm tra độ oval.
 Dùng panme đo trong đặt
vào lòng xilanh đo phía
trước và phía sau, bên phải
và bên trái ở vị trí cách mặt
phẳng khoảng 40mm. hiệu
số của hai vị trí đó là độ oval
của xilanh. nếu độ mòn vượt
quá 0.07mm trên 100mm
đường kính thì phải xoáy lại.
kiểm tra độ mòn xilanh
 nếu xilanh bị trầy xước, rỗ hoặc cone, oval
vượt quá giới hạn cho phép chúng ta phải tiến
hành xoáy lại.
 khi xoáy lại chúng ta phải kiểm tra độ mòn lớn
nhất nhằm mục đích xác định độ cone sửa
chữa.
 độ mòn xilanh là hiệu số giữa đường kính lớn
nhất trừ đi kích thước ban đầu của nó. Khi xác
định độ mòn của xilanh từ đó chúng ta mới xác
định được kích thước xoáy xilanh. Kích thước
xoáy ở các loại xe thường khác nhau.
Có 6 tiêu chuẩn để sửa chũa và
phục hồi.
Cote Cote 1 Cote 2 Cote 3 Cote 4 Cote 5
standard

0 0.25mm 0.5mm 0.75mm 1mm 1.25m


m
0 0.01” 0.02” 0.03” 0.04” 0.05”
0 0.03” 0.04” 0.05” 0.06” 0.07”

You might also like