You are on page 1of 19

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY..................................................................4


I. Tổng quan về máy tời nâng hạ.........................................................................4
1. Giới thiệu chung về máy tời.........................................................................4
2. Công dụng của máy tời.................................................................................4
3. Phân loại........................................................................................................4
4. Cấu tạo của tời..............................................................................................6
5. Nguyên lý làm việc của tời...........................................................................7
II. Tổng quan về hệ thống thủy lực trên máy.......................................................7
1. Cơ cấu tạo năng lượng..................................................................................7
2. Phần tử điều khiển........................................................................................8
3. Cơ cấu chấp hành..........................................................................................9
CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG THỦY LỰC.........10
2.1 Xây dựng sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực.............................................10
2.2 Tính toán chọn các phần tử của hệ thống.......................................................11
2.2.1 Chọn động cơ...........................................................................................11
2.2.2. Chọn van an toàn.....................................................................................12
2.2.3.Chọn van phân phối.................................................................................13
2.2.4. Tính toán thùng dầu................................................................................13
2.3.5. Tính toán ống dẫn và cút nối...................................................................14
LỜI NÓI ĐẦU

Đồ án truyền động máy xây dựng là một trong những đồ án quan


trọng nhất của sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy. Đồ án thể hiện những
kiến thức cơ bản của sinh viên về hệ thống thủy lực, hệ thống điện và cơ
sở về các loại máy, giúp sinh viên làm quen với cách thực hiện đồ án một
cách khoa học và tạo cơ sở cho các đồ án tiếp theo.
Hệ thống thủy lực là một cơ cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành
cơ khí nói riêng và công nghiệp nói chung.
Trong môi trường công nghiệp hiện đại ngày nay, việc thiết kế hệ
thống dẫn động thủy lực sao cho phù hợp và điều kiện của máy là hết sức
quan trọng.
Được sự phân công của Thầy, em thực hiện đồ án “thiết kế hệ dẫn
động thủy lực cho máy tời nâng hạ” để ôn lại kiến thức và để tổng hợp lý
thuyết đã học vào một hệ thống cơ khí hoàn chỉnh.
Do yếu tố thời gian, kiến thức và các yếu tố khác nên chắc chắn có
nhiều sai sót, rất mong nhận được những nhận xét quý báu của các thầy.
Xin cám ơn các thầy hướng dẫn và các thầy trong Khoa Cơ khí đã
giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này!

Sinh viên
Nguyễn Đình Lực
Đề tài : Tính toán thiết kế hệ thống truyền động thủy lực dẫn động tời
nâng hạ làm việc với các thông số sau:

Số liệu thiết kế :

Trọng lượng hàng nâng: G = 120000 (N)

Vận tốc nâng hàng: v = 0,9 m/s


Đường kính tang tời: D = 320 mm
Hiệu suất cụm tời: ηt =0,85
Hiệu suất của hộp giảm tốc: η g=0,9
Tỷ số truyền của hộp giảm tốc: ig =40

Nhiệm vụ thiết kế :
1. Bản thuyết minh A4 .
2.Bản vẽ lắp A0
3.Bản vẽ chế tạo A3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY
I. Tổng quan về máy tời nâng hạ.

1. Giới thiệu chung về máy tời


Tời là một thiết bị nâng hạ  được sử dụng nhiều trong công nghiệp và xây
dựng, Tời kéo thường có tang quấn dây được sử dụng để nâng vật liệu, hàng
hóa lên cao, có thể sử dụng để kéo tải dịch chuyển ngay cả trong mặt phẳng
ngang và nghiêng.

2. Công dụng của máy tời


Máy tời được sử dụng để nâng hạ hàng hóa, những vật có trọng lượng lớn.
Nhờ sử dụng máy tời mà mọi công việc nâng hạ đối với con người trở nên rất
đơn giản không tốn quá nhiều công sức mà lại còn mang lại hiệu quả làm việc
cao và an toàn cho người lao động.

3. Phân loại
Hiện nay máy tời rất đa dạng về mẫu mã chủng loại phù hợp với từng mục
đích sử dụng. Có các cách phân loại máy tời sau đây:

 Phân loại dựa vào nguồn dẫn động, tời được chia làm hai loại: tời dẫn động
tay và tời dẫn động máy.
Tời dẫn động tay thường được thiết kế với lức kéo của cáp 5-80kN và dung
lượng cáp trên tang 50-200m và thường được sử dụng trong các công trình nhỏ.

Hình 1.1: Tời dẫn động tay


Tời dẫn động máy được sử dụng phổ biến hơn nhiều vì hiệu suất máy
keo đem lại hiệu quả hơn, ổn định hơn nhiều.

Hình 1.2: Tời dẫn động điện


 Phân loại dựa theo số tang: có hai loại là tời 1 tang và tời nhiều tang.
Hình 1.3: Tời 1 tang Hình 1.4: Tời nhiều tang

 Phân loại dựa theo nguồn động lực : có 3 loại là tời điện, tời cơ khí, tời thủy
lực.
Hình 1.5: Tời điện Hình 1.6: Tời cơ khí Hình 1.7: Tời thủy lực
 Phân loại dựa theo công dụng: có 3 loại là tời nâng, tời kéo , tời cơ cấu quay.
Trong các loại này thì tời kéo và tời nâng là được sử dụng nhiều nhất trong
các công trình xây dựng.
 Phân loại theo tốc độ :một tốc hay nhiều tốc, đảo chiều.Trong đó máy tời
điện kio winch đảo chiều hay còn gọi là tời điện thuận nghịch là loại máy tời
phổ biến nhất.
4. Cấu tạo của tời

Hình 1.8: Cấu tạo tời

1 – Tang cuốn cáp 2 – Hộp giảm tốc 3 – Thiết bị truyền lực cho tời kéo

4 – Phanh thủy lực 5 – Puli 6 – Móc cẩu

5. Nguyên lý làm việc của tời


Khi động cơ (3) quay dẫn truyền động qua hộp giảm tốc (2) làm cho tang
quay (1) quay, tang quay (1) nâng hạ vật qua puli (5) và móc câu (6) bằng cách
cuốn day cáp thì hàng đi lên, nhả dây cáp thì hàng đi xuống.

II. Tổng quan về hệ thống thủy lực trên máy


Hình 1.9: Sơ đồ hệ thống thủy lực
Trong đó:

1 – Thùng dầu 2 –Bộ lọc dầu 3 – Bơm thủy lực


4 – Van an toàn 5 – Đồng đo áp 6 – Van một chiều
7 – Van phân phối 8 – Van một chiều điều khiển 9 – Cụm van tiết lưu một
chiều 10 – Động cơ thủy lực

1. Cơ cấu tạo năng lượng


 Bơm thủy lực được xem là trung tâm của hệ thống thủy lực. Chúng cung
cấp công suất truyền động thủy lực thông qua kết nối dịch và kiểm soát
bởi các van thủy lực. Các công suất thủy lực của một máy bơm thủy lực
được xác định bởi dòng chảy cung cấp các máy bơm thủy lực và áp suất
vận hành.
 Bơm thủy lực biến năng lượng cơ và chuyển động thành điện thủy lực. Ý
tưởng cơ bản là rất quan trọng: lực được áp dụng ở vị trí và được chuyển
sang vị trí khác sử dụng chất lỏng, chẳng hạn như dầu, không thể nén
được mà thay vào đó là sự di chuyển áp lực được áp dụng. Bơm không
thực sự gây ra áp lực, tuy nhiên bơm thủy lực tạo ra lưu lượng bằng cách
di chuyển chất lỏng qua hệ thống.
 Bơm bánh răng, bơm piston và bơm cánh quạt là loại phổ biến nhất

Hình 1.10: Bơm thủy lực

2. Phần tử điều khiển


Bao gồm các thiết bị điều khiển kết hợp với nhau theo 1 thuật toán nhất định để
đảm bảo yêu cầu công nghệ đặt ra.
Các thiết bị điều khiển bao gồm các van phân phối 2/2, 3/2, 4/2, 5/2, 4/3, van
một chiều… Các van điều khiển thủy lực: van tiết lưu, van ổn áp, bộ điều chỉnh
tốc độ, bộ tạo thời gian trễ.
 Van thủy lực là thiết yếu đối với bất kỳ hệ thống nào, chúng kiểm soát được
sự tồn tại của hệ thống. Lựa chọn van phù hợp nhất là điều quan trọng đối
với bất kỳ hệ thống thủy lực nào. Van có kích cỡ khác nhau, loại và cấu
hình. Ngoài ra, van phải được chỉ định theo áp lực của hệ thống và dòng
chảy
 Có 3 loại van thủy lực chính: van điều khiển hướng, van điều áp và van điều
khiển lưu lượng dòng chảy. Van hướng điều khiển hướng dòng chất lỏng,
chẳng hạn như mở rộng hoặc rút lại một xi lanh hoặc khởi động động cơ.
Van điều áp làm chính xác: chúng điều chỉnh áp suất trong một hệ thống.
Bằng cách đưa ra chất lỏng trở lại bồn chứa khi đạt được ngưỡng áp suất, hệ
thống và các thành phần được bảo vệ.
Hình 1.11: Van phân phối
3. Cơ cấu chấp hành
Là các phần tử chấp hành truyền động theo đúng yêu cầu công nghệ: xy lanh,
pittong thủy lực, động cơ thủy lực.
 Động cơ thủy lực là bộ truyền động thủy lực, ngoại trừ động cơ là bộ
truyền động hướng tâm. Chất lỏng đi vào động cơ quay trục và sau đó
thoát khỏi động cơ qua cổng đối diện để vào lại hệ thống. Động cơ được
đặt trong một loạt hoặc trong mạch song song, tùy thuộc vào cách sử dụng.
 Động cơ thủy lực cung cấp năng lượng cho ổ bánh xe trên các thiết bị nặng
hoặc quay ròng rọc trên các hệ thống băng chuyền, cũng như nhiều công
việc khác.

Hình 1.12: Động cơ thủy lực


CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG THỦY
LỰC
Đề 2 (Phương án 38) : Tính toán thiết kế hệ thống truyền động thủy lực
dẫn động tời nâng hạ hàng có các thông số sau:

Số liệu thiết kế :

Trọng lượng hàng nâng: G = 10 (T) => F = 120000 (N)

Vận tốc nâng hàng: v = 0,9 (m/s)


Đường kính tang tời: D = 320 mm = 0,32 (m)
Hiệu suất cụm tời: ηt =0,85
Hiệu suất của hộp giảm tốc: η g=0,9
Tỷ số truyền của hộp giảm tốc: ig =40
2.1 Xây dựng sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống thủy lực

2.2 Tính toán chọn các phần tử của hệ thống.

2.2.1 Chọn động cơ


Mc 19200
a. Tính momen cần thiết MctMct = i . = 40 ×0,765 = 627.45 (Nm)

0,32
Trong đó : Mc là Momen cản Mc = F.r = 120000 × 2 = 19200 ( Nm )

i là tỷ số truyền của hộp giảm tốc i = 40

η η η
là hiệu suất truyền η = t. g = 0,85.0,9 = 0,765

b. Tính tốc độ vòng quay cần thiết

n ct=n× i g (1)
Với : n là tốc độ quay của máy công tác

i là tỷ số truyền của hộp giảm tốc ( i = 40 )


v π .n 0,9
Mà : ω¿ = = =5,6 (rad/s)
r 30 0,16

30.ω 30 × 5,6
 n= π = π = 53,48 (vòng/phút)

 n ct=n× i g=53,48 × 40=2139,2(vòng/phút)

π ×n ct π × 2139,2
Vậy : ω ct = = ≈ 226 (rad/s)
30 30

c. Tính công suất cần thiết

N ct =M ct × ω ct =627.45× 226=141803,7 (W )

d. Tính lưu lượng cần thiết


N ct =P ×Qct

N ct 141803,7
 Qct = = =8,9 ×10 (m3/s)
−3
P 16000000
( Chọn P = 16 MPa = 16000000 N/m2 )
e. Lưu lượng riêng cần thiết
Q ct 8,9 ×10−3 ×10 6
q ct = = =249,63
n ct 2139,2 (cm3/vòng)
60

 Từ các số liệu trên ta tra bảng thông số cơ bản của bơm- động cơ piston thủy
lực CY14-1B
Thông số cơ bản 250CY14-1B

Áp suất (MPa) 32

Lưu lượng riêng (cm3/vòng) 250

Tốc độ quay (vg/ph) 500-3000


Lưu lượng (l/ph) 250

Công suất (kW) 136,6

Momen (N.m) 1272,4

Trọng lượng (kg) 227

2.2.2. Chọn van an toàn

Van an toàn đảm bảo cho hệ thống truyền động thủy lực được an toàn khi quá
tải. Nó giữ cho áp lực dầu làm việc trong hệ thống không vượt quá áp lực quy định

Ta chọn kiểu van tên là Y4790-15 (sách TĐMXD và xếp dỡ trang 201)

Thông số chính Kiểu van Y4790-15

Hành trình pitong đóng mở van,(mm) 32

Áp lực dầu định mức (Mpa) 16

Lưu lượng dầu qua van (l/ph) 160 (định mức)

16 (nhỏ nhất)

Tổn thất áp lực qua van ≤ 0,6

Trọng lượng 12kG

2.2.3.Chọn van phân phối

Van phân phối làm nhiệm vụ phân phối chất lỏng công tác (dầu thủy lực) cao
áp từ bơm thủy lực tới các đường ống khác nhau dẫn đến các bộ máy thủy lực, vì
vậy có thể đảo chiều chuyển động bộ công tác hoặc điều khiển nó theo một quy
luật nhất định.

Ta chọn van phân phối như sau:

Tính năng kỹ thuật chủ yếu Hành trình đóng mở 32mm

Kiểu có áp lực định mức 16 (MPa)

Áp lực dầu vào van (Mpa) 16 (định mức )

17 ( cao nhất )

Lưu lượng dầu (l/ph) 250 (định mức )

320 ( cao nhất )

2.2.4. Tính toán thùng dầu

Chức năng của thùng dầu


     - Chứa dầu thủy lực của toàn hệ thống.
     - Là nơi phân tách khí ra khỏi dầu.
     - Giải nhiệt của dầu.
     - Lưu giữ những chất bẩn trong hệ thống.
     - Trong nhiều trường hợp còn là nơi gá lắp các thành phần của hệ thủy lực khác
nữa như: Bơm dầu - động cơ điện, các khối valve điều khiển...

Tính chọn kích thước của thùng dầu:

Thể tích của thùng có thể được tính bằng công thức thông qua lưu lượng của
bơm như sau:

V = (3 ÷ 5).Qct = (3 ÷ 5).250= (750÷1250) (lít)

Với Qct: lưu lượng bơm (lít/phút)


Q ct 250
Hoặc : V = Z = 0,33 = 757,58 (lít)
1
Với Z: hệ số tỷ lệ, phút

Khi hệ làm việc gián đoạn Z = 0,33÷0,25

Khi hệ làm việc liên tục Z = 0,17

2.3.5. Tính toán ống dẫn và cút nối

Ống dẫn làm nhiệm vụ dẫn dầu công tác từ bộ phận này đến bộ phận khác của
hệ thống

Ta chọn loại ống thép có các tiêu chuẩn sau đây:

Đường kính Đường kính Đường kính Áp suất làm Loại


danh nghĩa trong (mm) ngoài (mm) việc (at) ống

in mm

12 304,8 307,08 323,85 32 30ST


Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận

Tời nâng hạ sử dụng hệ thống truyền động thủy lực có nhiều ưu điểm vượt
trội hơn các hệ thống truyền động khác nên được sử dụng rất rộng rãi, có thể sử
dụng trong nhiều trường hợp ( do nhỏ gọn hơn ), nhiều lĩnh vực hơn nhất là trong
ngành công trình, xây dựng

2. Kiến nghị

Tời nâng hạ sử dụng hệ thống truyền động thủy lực với các thông số như
trên đã có thể đáp ứng được hầu hết các công việc cần thiết trong cuộc sống hàng
ngày cũng như trong xây dựng, công nghiệp. Song do lượng kiến thức về chuyên
môn của em còn chưa có nhiều nên trong quá trình tính chọn động cơ cũng như các
phần tử khác của máy thiết kế chưa thể chọn một cách tối ưu nhất.

Em cảm ơn !!!

Tài liệu tham khảo


 Sách giáo khoa Truyền Động Máy Xây Dựng – Nguyễn Đăng Điệm
 Truyền Động Thủy Lực Và Khí Nén – Trần Xuân Tùy
 Truyền Động Thủy Lực Và Khí Nén – Nguyễn Ngọc Phương
 Link tham khảo: https://dinhlinh.vn/san-pham/bom-piston-thuy-luc-cy14-1b?
fbclid=IwAR21H_ENp1woWpior3dcM07c92YUdb4nviuwOzxdqy-Ct0oDOJykyJv_DXM

You might also like