You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


--------------- -------------

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: XE CHUYÊN DÙNG
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, PHẠM VI SỬ
DỤNG XE NÂNG ĐIỆN

Giảng viên giảng dạy : TS. Luyện Văn Hiếu


Sinh viên thực hiện : Nguyễn văn Hiếu
Lớp : 121191

Hưng Yên – Năm 2021


Xe nâng điện là dòng xe có vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển, nâng hạ
hàng hóa tại các nhà xưởng, kho bãi. Khi mà quá trình phát triển kinh tế ngày càng
nhanh chóng, nhu cầu sử dụng xe nâng điện cũng theo đó mà gia tăng.

2
2. Đặc điểm cấu tạo của xe nâng điện
Xe nâng điện là một phương tiện máy móc hiện đại, có chức năng nâng đỡ và di
chuyển hàng hóa. Nhìn chung, các dòng xe nâng điện đều sở hữu những cấu tạo cơ
bản sau đây:

Sơ đồ cấu tạo của xe nâng điện.

3
2.1. Khung nâng
Là bộ phận nâng đỡ toàn bộ khung xe và càng nâng. Khung nâng được chế tạo vô
cùng chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt để đảm bảo hiệu suất vận hành và sự an
toàn cho người sử dụng. Đây cũng là nơi trang bị bình ac-quy để nạp nhiên liệu cho
xe vận hành.

2.2. Giá nâng


Được chế tạo từ thép dày và vòng bi để đảm bảo khả năng chịu tải trọng, và giúp
quá trình nâng hạ hàng hóa chính xác, không bị sai lệch.

4
2.3. Càng nâng
Là nơi trực tiếp tác động lên các pallet hàng hóa khi có nhu cầu nâng đỡ, di chuyển.
Càng nâng được trang bị bộ phận cố định phần thanh đỡ đầu xy-lanh, để khi piston
di chuyển lên trên sẽ kéo theo sự di chuyển đi lên của xy-lanh

2.4. Đối trọng


Là bộ phận quan trọng, có chức năng giữ cho xe thăng bằng trong quá trình nâng,
hạ hay di chuyển hàng hoá. Bình ac-quy của xe nâng điện được gắn ở phần sau xe
để đảm bảo sự cân bằng.

5
2.5. Mui xe
Được chế tạo từ kim loại, có chức năng bảo vệ, đảm bảo an toàn cho người điều
khiển dưới những tác động từ bên ngoài.

Mui xe nâng điện


2.6. Động cơ điện
Là hệ thống động cơ giúp xe nâng điện vận hành. Động cơ điện là một hệ thống mô
tơ khép kín, được bố trí ở bên trong xe. Tùy thuộc vào mỗi dòng xe mà xe được
trang bị loại động cơ điện cho cả 2 mục đích nâng và hạ hàng hóa, hay sử dụng
từng loại động cơ cho từng mục đích sử dụng.

2.7. Hệ thống điều khiển


Vận hành thông qua các cảm biến từ và hệ thống các board mạch điều khiển bên
trong.

6
2.8. Board mạch điều khiển

Chứa các chíp điện tử, có tác dụng truyền dẫn tín hiệu từ người lái đến các bộ phận
của xe nâng điện. Board mạch điều khiển được gắn ở phần trong của xe. Board tay
lái xe nâng: giúp tay cầm vận hành đúng, đóng ngắt mạch đảm bảo an toàn khi sử
dụng

7
Board mạch đièu khiển
8
2.9. Hệ thống bánh xe
+Thường được chế tạo từ nhựa PU cao cấp hoặc cao su, tùy thuộc vào từng dòng
xe nâng điện. Hệ thống bánh xe có thể phân chia thành các bánh tải và bánh lái
riêng biệt hoặc đều là bánh tải, phụ thuộc vào từng model.
+ Bánh tải (drive wheel): là hai bánh xe nằm ở phía trước, được gắn với động cơ
tải, giúp xe nâng di chuyển tiến lùi. Ngoài ra, bộ phận này còn đóng vai trò như tâm
đối trọng. Nói cho dễ hiểu thì xe nâng là một đòn bẩy, trong đó bánh tải là tâm đòn
bẩy, còn bộ phận đối trọng với hàng hóa là hai đầu của đòn bẩy.
+ Bánh lái (rear wheel): là hệ thống bánh phía sau, đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh
hướng xe nâng sang hai bên. Bánh lái thường không được truyền lực tải từ mô tơ
tải.
3. Hệ thống thuỷ lực
+ Hệ thống thủy lực sử dụng truyền động tạo ra từ việc tác dụng điện năng hoặc cơ
năng lên bơm thủy lực sinh ra áp suất lên chất lỏng có độ đậm đặc, tính chất khác
nhau (dầu nhớt, hóa chất,….) tạo thành một hệ thống tuần hoàn khép kín giúp thiết
bị hoạt động.

9
Sơ đồ hệ thống thuuyr lực.
+ Xi lanh thủy lực (hydraulic cylinders) còn có tên gọi khác là động cơ thủy lực
tuyến tính hoạt động bởi 1 Pittong di chuyển trong đường ống do tác động của áp
suất từ chất lỏng 
+ Motor thủy lực (hydraulic motors) còn có tên gọi khác là động cơ thủy lực hướng
tâm, các chất lỏng xoay quanh trục làm quay các ổ bánh xe trên các thiết bị
+ Bơm thủy lực (hydraulic pumps) tạo ra áp lực bằng cách di chuyển chất lỏng qua
hệ thống tạo ra lưu lượng từ đó biến năng lượng cơ thành điện thủy lực
+ Van thủy lực (hydraulic valves) được chia thành 3 loại theo chức năng của chúng
bao gồm van điều khiển hướng, điều khiển lưu lượng và điều áp. 

10
3.1. hệ thống phanh thuỷ lực

+ Hệ thống phanh thủy lực hay còn gọi là phanh dầu là bộ phận dùng để điều khiến
tốc độ của xe nâng dựa trên lực ma sát. Giúp người vận hành xe nâng có thể tùy ý
tăng, giảm tốc độ và dừng xe theo yêu cầu, đảm bảo an toàn trong hoạt động sản
xuất.
+ Con đẩy thủy lực của hệ thống phanh thủy lực xe nâng có thể điều chỉnh tốc độ
và thời gian phanh làm quá trình phanh xả ra êm không bị giật. Vì vậy phanh thủy
lực dần thay thế các loại phanh đối trọng và phanh điện từ cũ trên xe nâng.

11
+ Hệ thống phanh thủy lực xe nâng được cấu tạo từ 3 phần chính gồm có:
+ Hệ thống lò xo nén: Có thể chỉnh được lực ép để tăng momen phanh
Guốc phanh gắn liền má phanh. Má phanh có thể thay thế khi bị mòn. Đường kính
má phanh từ 100mm đến 800mm
+ Bầu phanh: Phần động cơ bơm dầu thủy lực để mở phanh khi hoạt động. Bầu
phanh có các chế độ làm việc liên tục, trung bình, nhẹ. Bầu phanh là bộ phận quan
trọng nhất của phanh thủy lực quyết định đến tần suất làm việc và độ bền.
Hệ thống phanh thủy lực xe nâng được cấu tạo từ 3 phần chính gồm có:
+ Hệ thống lò xo nén: Có thể chỉnh được lực ép để tăng momen phanh
+ Guốc phanh gắn liền má phanh. Má phanh có thể thay thế khi bị mòn. Đường
kính má phanh từ 100mm đến 800mm
+ Bầu phanh: Phần động cơ bơm dầu thủy lực để mở phanh khi hoạt động. Bầu
phanh có các chế độ làm việc liên tục, trung bình, nhẹ. Bầu phanh là bộ phận quan
trọng nhất của phanh thủy lực quyết định đến tần suất làm việc và độ bền.

*Phạm vi sử dụng :
- Xe nâng điện được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp của chúng ta,chủ
yếu là các nhà máy xí nghiệp có hàng hoá nhiều, được sử dụng cho nhu cầu xếp
hàng, vận chuyển hàng hoá trong kho bãi nhanh thuận tiện mà là còn không ô
nhiễm môi trường như là động cơ đốt trong.

12

You might also like