You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CƠ ĐIỆN & CÔNG TRÌNH


--------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


LÝ THUYẾT Ô TÔ MÁY KÉO

Họ tên sinh viên: Nguyễn Phúc Long


Mã số sinh viên: 1851110412
Lớp: K63-CTO

Hà Nội, 2021
Lời Mở Đầu

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật cuộc sống của con
người được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu tham gia giao thông của các
phương tiện ngày càng tăng kéo theo tai nạn giao thông tăng. Vì vậy vấn đề an toàn
khi sử dụng các phương tiện khi tham gia giao thông luôn được đặt ra đối với các nhà
kỹ sư ô tô-máy kéo. Còn đối với người sử dụng việc có thêm hiểu biến, thông tin về
phương tiện giao thông nói chung và ô tô máy kéo nói riêng là rất cần thiết.

Sau khi khởi động, để động cơ hoạt động sinh ra mô men quay, sinh ra công suất của
động cơ, người điều khiển xe sẽ thao tác để mô men quay được truyền qua hệ thống
truyền lực đến bánh xe chủ động tạo nên lực kéo tiếp tuyến của bánh xe chủ động làm
cho xe chuyển động để di chuyển tự trọng của bản thân, chuyên trở hàng hóa hay hành
khách trên xe hoặc thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt của các xe chuyên dùng.

Như vậy công suất của động cơ đã được biến đổi thành công suất kéo của bánh xe chủ
động. để sử dụng xe đúng kĩ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tài sản và
đạt hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần nghiên cứu công suất động cơ, công suất kéo của
xe, mối liên hệ của nó với các biện pháp nâng cao công suất kéo cho ô tô khi hoạt
động thông qua nghiên cứu chuyên đề: “Phân tích mối liên hệ giữa công suất và lực
kéo của ô tô, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kéo bám của ô tô? Liên hệ thực tiễn
các biện pháp để nâng cao khả năng kéo bám cho ô tô?”

1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và cấu tạo chung của ô tô.

- Khái niệm: ô tô là một phương tiện đường bộ, có tính cơ động cao, do vậy trên
toàn thế giới ôtô được dùng để vận chuyển hang hóa hoặc hành khách phục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng.
- Nhiệm vụ: Làm phương tiện đi lại cho con người, chuyên trở hàng hóa hay
hành khách trên xe hoặc thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt của các xe chuyên
dùng.
- Cấu tạo:

+ Động cơ ô tô: Động cơ được coi là “con tim”, là nguồn động lực của ô
tô. Khi động cơ làm việc sẽ biến nhiệt năng thành cơ năng và truyền đến
các bánh xe sau đó làm cho chiếc xe chuyển động được.
+ Hệ thống khung gầm ô tô:

Hệ thống truyền lực: Bao gồm bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng,
bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục. Nhiệm vụ của hệ thống
truyền lực là dùng để truyền moment xoắn từ động cơ đến các bánh xe
chủ động, đồng thời cũng giúp thay đổi độ lớn và chiều hướng của
moment xoắn.
2
Hệ thống phanh xe: Hệ thống phanh có tác dụng làm giảm tốc độ, hoặc
dừng xe và giữ cho xe ô tô đứng yên trên dốc.
Hệ thống phanh có một số cách phân loại khác nhau;
Theo cách điều khiển : Phanh chân, phanh tay.
Theo kết cấu của cơ cấu phanh : Phanh trống, phanh đĩa, phanh dải.Theo
cơ cấu dẫn động phanh : Phanh dầu, phanh hơi, phanh dầu trợ lực bằng
sức hút chân không, phanh dầu trợ lực bằng khí nén, phanh cơ khí.
Hệ thống lái: Hệ thống lái dùng để giữ hướng chuyển động của xe hoặc
thay đổi theo sự điều khiển của người lái và đảm bảo độ êm cho xe.
Hệ thống lái bao gồm các bộ phận chính sau:
Vô lăng lái, trục lái, bộ phận hỗ trợ lái, thước lái, hệ thống giảm xóc và
bánh xe.

Hệ thống treo: Có tác dụng nâng đỡ động cơ và toàn bộ thân xe. Hệ


thống treo yêu cầu đảm bảo độ cứng vừa phải đảm bảo độ giảm xóc để
xe di chuyển êm ái.
Hệ thống khung, vỏ xe: Khung vỏ được ví như hệ xương trên cơ thể
con người để tất cả những phần khác của ô tô bám vào.
Khung vỏ xe giúp cho xe tạo ra hình dáng bên ngoài và ổn định kết cấu
bên trong.

Vành bánh xe và lốp Có tác giúp giảm a xóc và tạo lực bám tốt với mặt
đường. Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.

+ Điện – điện tử ô tô: Đây thành phần đóng vai trò ngày càng quan trọng
cấu tạo cơ bản của ô tô. Tuy rằng diện tích nó chiếm rất ít so với toàn bộ
xe. Nhiều công nghệ thông minh đang được tích hợp nhờ hệ thống điện –
điện tử ô tô. Đỉnh cao hiện tại của sự thông minh là khái niệm xe tự hành
Self-driving.
3
Hệ thống điện bao gồm điện động cơ và điện thân xe với hệ thống cung
cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống tín hiệu và
chiếu sáng, hệ thống thông tin, chẩn đoán…
Bao gồm: Các thiết bị chiếu sáng: Đèn pha, đèn tín hiệu,…
Các thiết bị tiện nghi: bên trong buồng lái ô tô như radio, video, máy
sưởi, hệ thống điều hòa, gạt nước,…
+ Các hệ thống khác: hệ thống cung cấp điện, hệ thống khởi động, hệ
thống đánh lửa – phun nhiên liệu, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống
điều khiển động cơ, …

1.2 Khái quát về công suất và lực kéo của ô tô.

Xoay chìa khóa xe để đề nổ khởi động xe ô tô. Hệ thống khởi động truyền tín hiệu đến
bộ đề tác dụng vào bánh đà làm bánh đà quay, lực sinh ra từ bánh đà làm quay trục
khuỷu, thông qua tay biên dẫn động đến piston kết hợp với các hệ thống khác như hệ
thống cung cấp nhiên liệu, cơ cấu phân phối khí, cơ cấu biên tay quay ,… giúp động
cơ hoạt động.

Lúc này, động cơ sinh ra mô men quay ở trục khuỷu đồng thời sinh ra công suất động
cơ rồi qua ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính bộ vi sai và các
bán trục cuối cùng là đến bánh xe chủ động. Từ đây sinh ra lực kéo tiếp tuyến đẩy xe
chuyển động trên đường.

4
1.3 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu.

Khi động cơ đốt trong hoạt động, khí sạch ( đối với động cơ diezel), chế hòa khí
(đối với động cơ xăng) được nạp vào buồng đốt và được nén lại đến cuối kì nén
nhiên liệu được phun vào buồng đốt ( đối với động cơ diezel), sang kì cháy giãn nở
nhiên liệu được đốt cháy sinh ra áp lực đẩy piston làm cho trục động cơ quay sinh
ra mô men quay từ đó tạo ra công suất động cơ.

Qua đó, từ công suất động cơ đến côn nối, hộp số, truyền lực các đăng, bộ truyền
lực chính , bộ vi sai, đến các bán trục cuối cùng là đến bánh xe chủ động làm bánh
xe chủ động quay.

Khi bánh xe chủ động quay tác dụng một lực lên mặt đường và mặt đường phản
một lực tác dụng cùng phương nhưng ngược chiều giúp cho ô tô chuyển động. Vì
thế gọi là lực kéo tiếp tuyến.

- Để cho sự chuyển động của xe được an toàn, không bị trượt thì phải đảm bảm
rằng lực kéo tiếp tuyến phải nhỏ hơn lực bám bám bánh xe chủ động.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa công suất và lực kéo của bánh xe là nghiên cứu
điều kiện và khả năng chuyển động của xe từ đó giúp cho các nhà sử dụng đạt
được các mục đích sau:
+ Sử dụng xe đúng kỹ thuật: điều khiển xe chạy với số truyền và tốc độ
hợp lý với tải trọng và điều kiện làm việc của mặt đường … tránh động
cơ quá tải sẽ gây hư hỏng đến các bộ phận của động cơ, các bộ phận của
hệ thống truyền lực và các bộ phận khác. Đồng thời chi phí nhiên liệu
cao, hiệu quả kinh tế thấp …
+ Xác định số truyền hợp lý để điều khiển xe với vận tốc ổn định, để tăng
tốc vượt chướng ngại vật hay lên dốc vào thời điểm sao cho phù hợp.
+ Tránh sử dụng số truyền và mức ga không phù hợp sẽ dư thừa công suất
dẫn đến dư thừa lực kéo. Khi lực kéo lớn hơn lực bám bánh xe chủ động
sẽ trượt quay, làm mòn lốp, tốn nhiên liệu, mất ổn định thiếu an toàn khi
làm việc.
+ Có thêm nhiều hiểu biết, kiến thức hơn về xe ô tô, xác định được nguyên
nhân khi xe ô tô có hiện tượng chuyển động mất ổn định. Tránh được
các hậu quả không đáng có về người và của khi tham gia giao thông.

Với tầm quan trọng và ý nghĩa trên đây về công suất và lực kéo của ô tô trong quá
trình chuyển động đã tạo nên tính cấp thiết để tôi thực hiện chuyên đề:

“Phân tích mối liên hệ giữa công suất và lực kéo của ô tô, các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng kéo bám của ô tô? Liên hệ thực tiễn các biện pháp để nâng cao khả năng kéo
bám cho ô tô? .”

5
PHẦN 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.

- Tổng hợp lại những kiến thức đã học trong chương trình giảng dạy, kết hợp với
phương pháp nguyên cứu tài liệu bên ngoài.
- Nâng cao tính sáng tạo, tìm hiểu, học hỏi từ đó sàng lọc những kiến thức quan
trọng để đưa vào bài tiểu luận cũng như liên hệ với thực tế đời sống.
- Phân tích được mối liên hệ giữa công suất và lực kéo của ô tô.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kéo bám của ô tô.
- Liên hệ thực tiễn các biện pháp để nâng cao khả năng kéo bám cho ô tô.

2.2. Nội dung nghiên cứu.

Phân tích mối liên hệ giữa công suất và lực kéo của ô tô, các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng kéo bám của ô tô?

Liên hệ thực tiễn các biện pháp để nâng cao khả năng kéo bám cho ô tô?

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

Chuyên đề được thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu khoa học đó là:
PPNC lý thuyết, PPNC thu thập tài liệu, số liệu, PPNC tổng kết phân tính kinh
nghiệm.

6
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Khi động cơ đốt trong hoạt động, khí sạch ( đối với động cơ diezel), chế hòa khí
(đối với động cơ xăng) được nạp vào buồng đốt và được nén lại đến cuối kì nén
nhiên liệu được phun vào buồng đốt ( đối với động cơ diezel), sang kì cháy giãn nở
nhiên liệu được đốt cháy sinh ra áp lực đẩy piston làm cho trục động cơ quay sinh
ra mô men quay từ đó tạo ra công suất động cơ.

Qua đó, từ công suất động cơ đến côn nối, hộp số, truyền lực các đăng, bộ truyền
lực chính , bộ vi sai, đến các bán trục cuối cùng là đến bánh xe chủ động làm bánh
xe chủ động quay.

Bánh xe chủ động quay tác dụng lên mặt đường có đủ điều kiện bám sẽ tạo ra lực
đẩy cùng hướng với chuyển động của xe gọi là lực kéo tiếp tuyến.

Sau đâu chúng ta đi nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa công suất và lực kéo
của ô tô, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kéo bám của ô tô và Liên hệ thực tiễn
các biện pháp để nâng cao khả năng kéo bám cho ô tô trong quá trình hoạt động cụ
thể như sau.
3.1. Mối liên hệ giữa lực công suất và lực kéo của ô tô trong quá trình hoạt
động.

3.1.1. Công suất dộng cơ và cân bằng công suất của ô tô.

- Động cơ sau khi đốt nhiên liệu ở kì cháy giãn nở đã sinh ra công suất N e tỉ lệ
thuận với áp suất trong buồng đốt Pe , thể tích xi lanh V h, số vòng quay động cơ
n, số xi lanh của động cơ i và tỉ lệ nghịch với số thì làm việc τ , được tính bằng
biểu thức sau :
Pe . V h . n. i
N e= ( kW )
30. τ
P . V . n .i
hay N e = e h −2 (mã lực )
22,07.10 . τ
trong đó:
Pe : áp suất trong buồng đốt;
V h: thể tích xi lanh;
n: số vòng quay động cơ;
i: số xi lanh của động cơ;
τ : số thì làm việc.
- Công suất của động cơ phát ra sau khi đã tiêu tốn đi một phần cho ma sát trong
hệ thống truyền lực , phần còn lại dùng để khắc phục lực cản lăn, lực cản không
khí , lực cản dốc, lực cản quán tính.
- Phương trình công suất của ô tô là biểu thức cân bằng giữa công suất phát ra
của động cơ và các dang công suất cản kể trên khi chúng chuyển động.

7
Ta có phương trình cân bằng công suất tổng quát sau:
N e =N t + N f + N ω ± N i ± N j (1)
Trong đó:
N e - công suất phát ra của động cơ
N t -công suất tiêu hao cho ma sát trong hệ thống truyền lực;
N f -Công suất tiêu hao để thắng lực cản lăn;
N ω -công suất tiêu hao để thắng lực cản không khí;
N i -công suất tiêu hao để thắng lực cản dốc;
N j-công suất tiêu hao để thắng lực cản quán tính.
Trong phương trình (1): N t và N f luôn có giá trị dương .
Còn khi ô tô lên dốc: N i ¿;
khi ô tô tăng tốc : N j ¿;
khi vận tốc của ô tô lớn hơn vậntốc của gió : N ω ¿

- Phương trình (1) có thể biểu thị sự cân bằng công suất tại bánh xe chủ động:
N k =N e −N t =N f + N ω ± N i ± N j (2)
Trong đó: N k công suất của động cơ phát ra tại bánh xe chủ động.
N k =N e −N t =N e . ηt (3)
η
Trong đó: t là hiệu suất của hệ thống truyền lực .
- Phương trình (1) khai triển:
3 G
N e =N e ( l−ηt ) +Gfvcosα ± Gvsinα+ W v ± δ .v (4)
g i j
Ở đây:
Công suất tiêu hao cho lực cản lăn N f là:
N f =Gfvcosα
Công suất tiêu hao cho lực cản không khí N ω là:
3
N ω=W . v
Công suất tiêu hao cho lực cản dốc N i là:
N i=Gvsinα
Công suất tiêu hao cho lực cản lăn mặt đường N ψ là:
N ψ =N f ± N i
Công suất tiêu hao lực cản quán tính N jlà:
G
N j= δ i v j
g
Trong đó:
G
=m-khối lượng của ô tô; W- nhân tố cản không khí;
g
G- trọng lượng ô tô;
f-hệ số cản lăn;
v-vận tốc của ô tô;
α -góc dốc mặt đường;
g−gia tốc của trọng trường;
j − gia tốc của ô tô;

8
δ i- hệ số khối lượng quay (tính đến ảnh hưởng của các khối lượng của
các chi tiết quay trong động cơ, hệ thống truyền lực , các bánh xe)
− Phương trình cân bằng công suất khi ô tô đi trên đường bằng α=0 , j=0 :
1
N e =N i + N f + N ω= ( N +Nω)
ηt f
1 3
phương trình khaitriển : N e = (fGv +W v ).
ηt
Từ đó ta đã thấy được tỉ lệ, sự biến đổi và mối quan hệ giữa công suất hiệu dụng với
các công suất tiêu hao do lực cản, giữa các công suất lực cản với các chỉ số khác như
sau:
+ Công suất tiêu hao cho lực cản lăn, công suất tiêu hao cho lực cản dốc và công
suất tiêu hao cho lực cản quán tính tỉ lệ thuận với trọng lượng của ô tô.
+ Công suất tiêu hao cho lực cản quán tính tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
- Đồ thị cân bằng công suất:
Đồ thi cân bằng công suất của ô tô được xây dựng thep mối quan hệ giữa công suất
pháp ra của động cơ và các công suất cản trong quá trình ô tô chuyển động, phụ thuộc
vào vận tốc chuyển động của ô tô.
Biểu thức quan hệ giữa số vòng quay của trục khuỷu n e và vận tốc v:
2 π . ne . r b m
v= ( )
60 i t s
r b bán kính của bánh xe m, i t tỉ số truyềncủa HTTL .
Qua biểu thức trên ta phân tích được rằng vận tốc tỉ lệ thuận với số vòng quay của trục
khuyủ và bán kính của bánh xe nhưng lại tỉ lệ nghịch với tỉ số truyền của HTTL.
Vì vậy ta có thể biểu thị quan hệ giữa công suất theo số vòng quay của trục khuỷu N=f
(n e ).

Hình 1: Đồ thị cân bằng công suất của ô tô

Phân tích đồ thị cân bằng công suất hình (hình 1):

9
Đồ thi biểu thị quan hệ giữa công suất động cơ với các công suất cản trong quá trình ô
tô chuyển động phụ thuộc vào vận tốc hoặc số vòng quay của ô tô.
- Trên trục hoành đặt các giá trị vận tốc v, hoặc các số vòng quay n e.
- Trên trục tung đặt các giá trị công suất động cơ N e , và công suất ở bánh chủ
động N k là các cấp số truyền.
- Đường cong của các công suất cản khi ô tô chuyển động N ψ và N ω
- Khi f và α không đổi, vận tốc v ≤ 16,7 →22 m/s thì N ψ là một đường bậc nhất phụ
thuộc vào vận tốc.
- Khi f thay đổi phụ thuộc vào vận tốc thì N ψ là một đường cong N ψ =f (v ) bậc ba.
Nω không đổi .
- Khi đường cong N ω=f (v) lên trên đường cong N ψ =f (v ) ta được đường cong
tổng công suất cản khi ô tô chuyển động ¿)
Như vậy ứng với các vận tốc khác nhau thì các tung độ nằm giữa đường cong tổng
công suất cản và trục hoành sẽ tương ứng với công suất tiêu hao để khắc phục sức cản
của mặt đường và không khí.
N d công suất dư nhằm để khắc phục sức cản dốc khi độ dốc tăng lên hoặc để tăng tốc
là tung độ nằm giữa đường cong N ψ + N ω và công suất tại bánh xe chủ động N K .

Hình 2: đồ thị cân bằng công suất của ô tô.

- Giao điểm A giữa N k và N ψ + N ω chiếu xuống trục hoành cho ta vmax, lúc này
N d không còn nghĩa là ô tô không còn khả năng tăng tốc được nữa.

Vmax đạt được khi ô tô chuyển động đều, α =0 và bướm ga mở hết cỡ...
- Muốn ô tô chuyển động ổn định trên loại đường tại giao điểm A thì
v< vmax , mở nhỏ bướm ga hoặc trả thanh kéo nhiêu liệu về cho tương ứng hoặc
phải chuyển về số thấp hơn.
Ví dụ ở đồ thị cân bằng công suất ô tô (hình 2): để ô tô chuyển động với v1 < v max thì
người lái phải giảm ga hoặc trả bớt thanh răng về, nhằm giảm đường cong
N k xuống thành N k cắt đường cong N ψ + N ω tại A’, chiếu xuống trục hoành
'

10
ta được v1.
Ví dụ ở đồ thị công suất của ô tô (hình 1), ô tô chuyển động đều ở vận tốc v' , đường
cong N ψ + N ω và đường cong N ω , còn công suất phát ra tại bánh xe chủ động khi mở
hoàn toàn bướm ga hoặc kéo hết thanh răng nhiên liệu là N 'kIII ở số truyền thẳng và N 'KII
NI
ở số hai. Khi đó mức độ sử dụng công suất ở N 'kIII là Y NIII = '
N KIII
NI
và ở N 'KII là Y NII = ' nhưng N 'KII ¿ N 'kIII do đó Y NII <Y NIII .
N KII
Như vậy mức độ sử dụng công suất càm giảm xuống sẽ càng gây ra sự tăng tiêu hao
nhiên nhiệu.
3.1.2. Lực kéo và cân bằng lực kéo của ô tô.

- Lực kéo tiếp tuyến ở các bánh xe chủ động của ô tô được sử dụng để khắc phụ
các lực cản chuyển động sau đây: lực cản lăn, lực cản dốc, lực cản khô khí, lực
quán tính. Biểu thức cân bằng giữa lực kéo tiếp tuyến ở các bánh xe chủ động
và tất cả các lực cản riêng biệt được gọi là phương trình cân bằng lực kéo ô tô.
- Trường hợp tổng quát:
Pk =P f ± Pi ± P w ± P j (5)
Trong đó:
Pk -lực kéo tiếp tuyến phát ra ở các bánh xe chủ động;
Pf -lực cản lăn;
Pi-lực cản dốc;
Pw -lực cản không khí;
P j-lực cản quán tính.
Như vậy, lực cản lăn luôn có giá trị “dương”. Lực cản dốc có giá trị “dương” khi ô tô
chuyển động lên dốc và có giá trị “âm” khi ô tô chuyển động xuống dốc. lực cản
không khí có giá trị “dương” khi ô tô chuyển động không có gió hoặc có gió ngược
chiều hoặc có gió cùng chiều chuyển động với ô tô nhưng vận tốc của gió nhỏ hơn vận
tốc của bản thân ô tô. Lực cản quán tính có giá trị “âm” khi ô tô chuyển động giảm tốc.
- Biểu thị phương trình (5) dưới dạng khai triển ta có:
M e .i t . ηt G
=f . Gcosα ±Gsinα +W v 2 ± δ i j (6)
rb g
Trong đó:
M e- momen xoắn của động cơ;
r b -bán kính của bánh xe chủ động;

- Theo phương trình (5), nếu ta tổng hợp 2 lực cản lăn và lực cản dốc, ta sẽ được
lực cản tổng cộng cảu đường bà biểu thị như sau:
Pψ =Pf ± Pi
hay
Pψ =fGcosα ± Gsinα=G (fcosα ± sinα )
Pψ =ψG (7)
Trong đó:
Pψ - lực cản tổng cộng của đương;
ψ - hệ số cản tổng cộng của đường.

11
ψ=f ±i (8)
i -độ dốc của mặt đường,i ≈ tan α

Như vậy, độ dốc I có giá trị “dương” khi ô tô chuyển động lên dốc và có giá trị “âm”
khi ô tô chuyển động xuống dốc. Vì vậy giá trị hệ số cản tổng cộng của mặt đường ψ
có giá trị “dương” nếu ô tô chuyển dộng trên mặt đường nằm ngang (α =0 ¿ hoặc lên
dốc hoặc xuống dốc nhưng giá trị của hệ số cản lăn vẫn lớn hơn giá trị của độ dốc i và
hệ số cản ψ có giá trị “âm” khi ô tô chuyên động xuống dốc mà giá trị của dốc I lớn
hơn giá trị của hệ số cản lăn f, nghĩa là i > f.

Ta xem xét trường hợp ô tô chuyển động đều ( ổn định), trên mặt đường nằm ngang,
nghĩa là: j = 0, α =0 thì phương trình cân bằng lực kéo được biểu thị như sau:
Pk =P f + Pω
M e .i t . ηt 2
hay =f .G+W . v
rb
- Đồ thị cân bằng lực kéo của ô tô:

Hình 3: Đồ thị cân bằng lực kéo của ô tô.

Ta xây dựng quan hệ giữa lực kéo phát ra tại các bánh xe chủ động Pk và các lực
cản chuyển động phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của ô tô v. nghĩa là P j=f (v ).

Trên trục tung đặt các giá trị của lực Pk với các cấp số truyền khác nhau của hộp số
PkI , PkII , PkIII ( giả sử có 3 số truyền i h 3=1), trụng hoành đặt các giá trị của vận tốc v.
Hình dạng đường cong Pk giống như dạng đường cong M e , vì:
M e .i m . ηt
Pkn =
rb
Trong đó:
12
Pkn - lực kéo tiếp tuyến phát ra ở các bánh xe chủ động ở số thứ n của hộp số.
i m- tỉ số truyền của hệ thống truyền lực ở số thứ n.
xây dựng đường lực cản của mặt đường Pψ =f ( v )
nếu hệ số cản lăn và độ dốc của mặt đường ko đổi thì đường Pψ là 1 đường nằm
ngang song song trục hoành, vì ko phụ thuộc vào v.
nếu hệ số cản lăn thay đổi, ô tô chuyển động v>16,7-22 m/s thì đường cong Pψ
phụ thuộc vào v.
xây dựng đường cong lực cản không khí Pω là một đường cong bậc 2 phụ thuộc
vào v và đặt lên trên đường cong Pψ .
− đường cong Pψ + Pω và đường cong Pk 3cắt nhau tại A, chiếu điểm A xuống trục
hoành ta được vmax.
− tung độ của các đường cong lực cản tổng hợp Pψ + P ω phía bên trái điểm A là lực
kéo dư của ô tô Pd nhằm tăng tốc ô tô hoặc lên dốc với tốc dộ tăng lên.
− nếu oto chuyển động trên đường bằng α =0 thì đường cong tổng hợp sẽ là
Pf + P ω lúc này ta được giá trị vmax và Pd =0.
− tại vận tốc v1 thì tung độ bc là lực cản Pψ ,tung độ ab là lực cản Pω còn tung độ
ad là lực kéo dư Pd và tung độ cd là lực kéo tiếp tuyến Pk .
− xây dựng đường cong lực bám Pφ phụ thuộc vào vận tốc.
công thức lực bám: Pφ =m .G φ . φ
Trong đó:
Gφ - trọng lượng của ô tô phân bố lên cầu chủ động.
φ - hệ số bám của các bánh xe chủ động với mặt đường
m−hệ số phân bố tải trọng động.
− Giới hạn của lực bám biểu diễn trên đồ thị hình 3 là một đường nằm ngang song
song với trục hoành.
Khu vực các đường cong lực kéo tiếp tuyến Pk nằm dưới đường lực bám Pφ thì khi ô tô
chuyển động các bánh xe sẽ không bị trượt quay, còn nếu phần đường cong nào của
lực kéo tiếp tuyến Pk nằm phía trên đường lực bám Pφ thì ô tô không thể khởi động
được nếu cố chuyển động thì các bánh xe chủ động sẽ bị trượt quay.
Như vậy, điều kiện thỏa mãn cho ô tô chuyển động ổn định không bị trượt quay là lực
bám lớn hơn lực kéo tiếp tuyến, lớn hơn lực cản tổng cộng hợp:
Pφ > Pk > Pc
Trong đó : Pc =Pψ + Pω.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kéo bám của ô tô.

− Do công suất động cơ và các lực cản chuyển động, hiệu suất truyền động thấp.
− Kĩ năng vận hành và điều khiển xe.
− Chế độ chăm xóc bảo dưỡng sửa chữa.
− Do trọng lượng của ô tô.
− Tình trạng lốp bị mòn.
− Do không có lực bám hoặc lực bám thấp,.
− Do độ trượt của bánh quá lớn.
− Do mặt đường trơn, đường bùn, đường có cát, …
13
3.3. Các biện pháp để nâng cao khả năng kéo, bám cho ô tô.

- Các biện pháp để nâng cao khả năng kéo:


+ Nâng cao công suất tối ưu và hiệu quả sử dụng của công suất động cơ
thông qua chế tạo động cơ, tăng số vòng quay, số xi lanh, thể tích buồng
đốt của động cơ, tăng số lượng số truyền của hộp số và tỷ số truyền của
truyền lực chính.
Tuy nhiên, như vậy sẽ dẫn đến kích thước động cơ cồng kềnh hơn, tiêu
hao nhiều nhiên liệu hơn. Vì vậy phải phù hợp với nhu cầu của ô tô.
+ Nâng cao hiệu suất truyền động của hệ thống truyền lực thông qua chế
tạo chính xác, vật liệu chế tạo tốt, quy trình chế tạo tối ưu để nâng cao
hiệu suất truyền của các bộ phận trong hệ thống truyền lực, từ đó nâng
cao hiệu suất truyền động của hệ thống truyền lực trên ô tô.
Như chế tạo hộp số có nhiều số truyền để có thể truyền cho bánh xe chủ
động các số truyền phù hợp nếu truyền vào số lớn quá sẽ gây quá tải gây
chết máy nếu nhỏ quá thì lực kéo tiếp tuyến lớn hơn lực bám bánh xe
chủ động gây hiện tượng trượt quay.
+ Chế độ chăm xóc bảo dưỡng sửa chữa, thay dầu bôi trơn cho động cơ và
hệ thống truyền lực đúng yêu cầu quy định.
+ Kỹ năng vận hành và điều khiển xe tốt để người lái sử dụng đúng số
truyền, mức độ chân ga cho phù hợp với tải trọng và điều kiện làm việc
của mặt đường, …
+ Tránh hiện tượng dư thừa công suất vô ích hoặc thiếu công suất và hiện
tượng trượt quay bánh xe chủ động, …
- Các biện pháp để nâng cao khả năng bám của bánh xe:

Khả năng bám của bánh xe chủ động là một trong các yếu tố quan trọng giúp
cho xe chuyển động. Lực bám của bánh xe chủ động phải luôn luôn lớn hơn
tổng lực cản chuyển động và lớn hơn lực kéo tiếyến, vì thế muốn tăng khả năng
bám của bánh xe chủ động chúng ta cần:

+ Tăng trọng lượng bám của bánh xe chủ động thông qua thông qua việc
xếp tải phù hợp để tăng tải trọng lên cầu chủ động hoặc chế tạo tất cả các
bánh xe của ô tô đều là bánh xe chủ động;
+ Chế tạo lốp xe có vân lốp phù hợp để tăng hệ số bám với mặt đường;
+ Nâng cao đến tối ưu các trị số ảnh hưởng đến hệ số bám của bánh xe với
mặt đường như: Gφ trọng lượng của ô tô phân bố lên cầu chủ động, m hệ
số phân bố tải trọng động.
+ Xây dựng đường có chất lượng tốt với độ nhám phù hợp để có hệ số bám
tối ưu.

PHẦN 4: KẾT LUẬN


14
- Về chuyên môn:
+ Đã tổng hợp lại những kiến thức đã học trong chương trình giảng dạy,
kết hợp với phương pháp nguyên cứu tài liệu bên ngoài.
+ Đã nêu và phân tích được đầy đủ về mối liên hệ giữa công suất và lực
kéo của ô tô, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kéo bám của ô tô.
+ Đã phân tích được đồ thị cân bằng công suất và đồ thi cân bằng lực kéo
của ô tô.
+ Xác định được phạm vi của các cấp số truyền, tốc độ chuyển động phù
hợp của xe ô tô. Kết quả đó là tài liệu chỉ dẫn khuyến nghị cho việc khai
thác và sử dụng xe ô tô nói chung đạt hiệu quả cao và hạn chế thấp nhất
những tai nạn xảy ra đối với người điều khiển và xe.
+ Đã liên hệ thực tiễn các biện pháp để nâng cao khả năng kéo bám cho ô
tô.
+ Đã vận dụng được lý thuyết của môn học và đưa vào thực tiễn.
- Về kỹ năng:
+ Hiểu các bước cách thức triển khai hoàn thành được một chuyên đề
nghiên cứu. đây là kiến thức bổ ích và là bài học kinh nghiệm về nghiên
cứu khoa học.
- Về lý luận và thực tiễn:
+ Đã có thêm nhiều hiểu biết và nghiên cứu sâu rộng hơn về lý thuyết
thông qua tra tìm tài liệu, đọc hiểu bản chất và logic của các vấn đề
nghiên cứu từ đó vận dụng vào thực tiễn chuyên môn của môn học “Lý
thuyết ô tô máy kéo”.
+ Giúp người sử dụng xe đúng kĩ thuật, giúp nâng cao tuổi thọ của xe, an
toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao;
+ Góp phần bổ sung kiến thức lý thuyết và thực tế sử dụng xe ô tô trong
đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô;
+ Là đợt tập dượt có kết quả và ý nghĩa quan trọng, rất bổ ích cho sinh
viên nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập tại trường

Tuy nhiên, do vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên bài tiểu luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những nhận xét, đóng góp để bài tiểu
luận được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng , em xin cảm ơn thầy giáo dạy bộ môn đã hướng dẫn, giảng dạy tận tâm,
truyền đạt những kiến thức bổ ích và thực tiễn đến với sinh viên.

15
Mục Lục
Lời Mở Đầu................................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................2
1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và cấu tạo chung của ô tô...............................................2
1.2 Khái quát về công suất và lực kéo của ô tô.......................................................4
1.3 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu..........................................................5
PHẦN 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................6
2.1. Mục tiêu...........................................................................................................6
2.2. Nội dung...........................................................................................................6
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................7
3.1. Mối liên hệ giữa lực công suất và lực kéo của ô tô trong quá trình hoạt động..7
3.1.1. Công suất dộng cơ và cân bằng công suất của ô tô....................................7
3.1.2 Lực kéo và cân bằng lực kéo của ô tô......................................................11
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kéo bám của ô tô......................................13
3.3. Các biện pháp để nâng cao khả năng kéo, bám cho ô tô...................................14
PHẦN 4: KẾT LUẬN..................................................................................................15

16

You might also like