You are on page 1of 5

Hệ thống phanh, treo, lái hino 500

I. Hệ thống lái:
Khái niệm: Hệ thống lái thuộc 7 hệ thống cơ bản và đóng vai trò quan trọng nhất
trong cấu tạo ô tô. Khi muốn giữ ô tô chuyển động theo quỹ đạo nhất định hoặc thay đổi
phương hướng người ta cần phải dùng đến hệ thống này. Ví dụ như quay vòng phải, đi
thẳng, quay vòng trái… Hệ thống này có cấu tạo vô cùng phức tạp với nhiều cụm cơ cấu,
bộ phận và chức năng khác nhau nhưng lại có sự hỗ trợ với nhau.

Kết cấu: bao gồm 4 bộ phận chính là Vành lái, cơ cấu lái (hộp số lái), trục lái, dẫn động
lái.
Hệ thống lái Hino 500

Nguyên lí hoạt động:


-Nếu tính đến bộ phận hỗ trợ tốt nhất khi hệ thống lái hoạt động thì chúng ta cần phải
nhắc đến bơm thủy lực. Cấu tạo bơm trợ lực lái chỉ với các cánh gạt thì bộ phận này đã
có thể giúp hệ thống hoạt động vô cùng hiệu quả.

-Điều này nhờ có mô men động cơ trong giai đoạn puli – đai giúp bơm thủy lực hoạt
động. Việc momen sở hữu nhiều cánh sẽ giúp hệ thống lái có trợ lực thủy lực hoạt động
hiệu quả hơn trong các rãnh roto.
-Nếu roto quay, lực ly tâm sẽ tác động lên bộ phận này khiến các cánh gạt này bị bật giá
và vây kín vào ô van. Lúc này dầu thủy lực cũng theo đó bị kéo xuống nơi có suất thấp
hơn và ra ở nơi có áp suất cao.
II.Hệ thống treo
Khái niệm: Hệ thống treo là một trong các hệ thống quan trọng trên ô tô, nó giúp ổn
định thân xe khi di chuyển. Hệ thống treo là một hệ thống trung gian linh động, nó kết
nối các cầu xe với thân xe, hệ thống treo được kết hợp từ các chi tiết khác nhau như các
khâu khớp, cột trụ (các góc đặt bánh xe quan trọng như: king-pin, caster, camber), các
đòn ngang, thanh cân bằng và bộ phận hấp thụ rung động; chúng kết hợp với nhau và cho
phép các chuyển động tương đối giữa các bánh xe và thân xe.

Kết cấu: hệ thống treo gồm: bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng và bộ phận giảm
chấn. Cấu tạo của những bộ phận này sẽ khác nhau tuỳ vào từng loại hệ thống treo.
Nguyên lí hoạt động: Nhíp (lò xo lá): đây là kiểu là xo được tạo nên từ các lá thép
đàn hồi được uốn cong, chúng được sắp xếp theo chiều tăng dần chiều dài lá thép. Khi xe
di chuyển qua mấp mô mặt đường, nhíp sẽ bị dãn ra do tải mặt đường tác dụng lên các lá
nhíp, sau đó nó sẽ có xu hướng quay trở về trạng thái ban đầu do đó có nó chức năng như
một lò xo. Nhược điểm lớn nhất của nhíp là nó khó hấp thu các dao động nhỏ từ mặt
đường do nội ma sát giữa các lá nhíp làm cho xe mất sự êm dịu. Do đó nhíp thường được
bố trí trên các loại xe có trọng tải lớn, cần độ bền cao.

III.Hệ thống phanh


Khái niệm: Hệ thống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn khi cần. Phanh ô tô có
2 loại là phanh đĩa và phanh tang trống. Ngoài hệ thống phanh chính đặt ở các bánh xe, ô
tô còn có thêm hệ thống phanh tay nhằm cố định xe đứng yên khi dừng lâu hoặc đậu đỗ.
Nguyên lí hoạt động:Bất cứ hệ thống nào cũng đều hoạt động theo một nguyên lý
nhất định. Đối với phanh khí nén, nguyên lý hoạt động của chúng được chia ra làm 2
trạng thái cơ bản: Trạng thái phanh xe (khi người điều khiển đạp phanh) và trạng thái
dừng phanh (khi người điều khiển rời chân khỏi bàn đạp).
-Trạng thái phanh xe:
+Khi người điều khiển đạp phanh khí nén, lực tác động lên ty đẩy khiến piston chuyển
động nén lò xo, đồng thời đẩy van khí nén mở ra cho khí nén từ bình chứa phân phối đều
đến các bầu phanh bánh xe. Tiếp đó, khí nén lò xo tạo lực đẩy, xoay cam tác động đẩy lên
hai guốc phanh, ép chặt mứ phanh vào tang trống tạo lực ma sát cực lớn. Lực này khiến
cho tang trống và bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc có thể dừng hẳn tùy theo yêu cầu
của người điều khiển.
+Ngoài ra phanh cổ xả còn được bổ sung trên các loại xe có tải trọng lớn, hệ thống phanh
này được kích hoạt khi xe di chuyển với tốc độ 20km/h. Van điều chỉnh khí thải được đặt
trong ống xả khi xảy ra trường hợp khẩn cấp van tự động đóng lại làm tăng áp suất ống
xả gây tác động ngược trở lại piston truyền động làm giảm tốc độ xe.
-Trạng thái dừng phanh xe:
+Khi người điều khiển rời chân khỏi bàn đạp của hệ thống phanh khí nén, lò xo của
piston điều khiển trở về vị trí ban đầu như trước khi đạp phanh, khiến cho van khí nén
đóng kín đường dẫn khí từ bình chứa. Tiếp đó, xả hết khí nén của bầu phanh ra ngoài.
Khi đó, lò xo bầu phanh được hồi vị, đẩy cần đẩy và trục cam tác động về vị trí không
phanh. Cùng với đó, lò xo guốc phanh kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống và bánh xe
có thể tăng tốc độ quay và trở lại trạng thái như xe chạy bình thường.

You might also like