You are on page 1of 8

Tổng quan về các hệ thống thủy lực

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực trong ô tô (Hydraulic Disc Brake System)

Trên hầu hết tất cả các loại xe ô tô con (xe hơi) hiện nay đều sử dụng hệ thống phanh thủy lực hay còn
gọi là phanh dầu.

Nguyên lý hoạt động

1. Bàn đạp phanh;

2. Piston xylanh phanh chính;

3. xylanh phanh chính;

4. 5. 9. Piston xylanh phanh bánh xe;

6. đường ống dẫn dầu phanh;

7. Xylanh phanh bánh xe ;

8. Dầu phanh.

Khi đạp phanh

Khi cần giảm tốc độ xe hoặc dừng hẳn xe lại, người lái tác dụng vào bàn đạp phanh (1), thông qua cơ cầu
dẫn động tác động lên piston (2) di chuyển trong xy lanh phanh chính (3) đẩy dầu vào hệ thống các
đường ống dẫn (6) và đi đến các xy lanh bánh xe (7), dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh
trong hệ thống tác động lên các piston (4,5,9) xy lanh phanh bánh xe sẽ đẩy ra ngoài theo chiều mũi tên
để tác dụng lên cơ cấu phanh (phanh tang trống hoặc phanh đĩa) thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng
hẳn xe. Thời gian và quãng đường xe bị giảm hoặc dừng hẳn phụ thuộc vào lực tác dụng lên bàn đạp
phanh.

Khi nhả phanh

Khi người lái thôi tác dụng vào bàn đạp phanh, dưới tác dụng của cơ cấu lò xo hồi vị tại các bánh xe hoặc
cần điều khiển xy lanh phanh chính sẽ ép piston (4,5,9) xy lanh phanh bánh xe lại và đẩy dầu ngược trở
về xy lanh chính (3) như lúc đầu, lúc này phanh sẽ được nhả ra không còn tác dụng hãm lên bánh xe.
Cấu tạo phanh đĩa (disc brake)

Nguyên lý hoạt động đĩa phanh

Cấu tạo Xylanh chính (master cylinder)


Đường dẫn dầu (Hydraulic lines)
Bầu trợ lực phanh

Hệ thống phanh thủy lực hoàn chỉnh trong ô tô


Hệ thống thủy lực bên trong xe cần cẩu

Hệ thống thủy lực trong xe cần cẩu

Hệ thống thuỷ lực được ứng dụng trong hầu hết các máy xây dựng hiện đại. Sự ổn định của hệ thống
thuỷ lực là điều kiện tiên quyết để máy có thể làm việc được ở hiệu suất lớn nhất, giảm thời gian và chi
phí bảo dưỡng, sửa chữa. Các máy có hệ thống thuỷ lực phức tạp có thể kể đến như: máy đào, máy xúc
lật và máy đào xúc tổng hợp.
Cách vận hành hệ thống thủy lực bên trong cần cẩu:

Người điều khiển sửa điều khiển các cần điều khiển mở các van cung cấp áp suất dầu lên các bộ sử dụng
thủy lực.

Nâng cầu cẩu bằng xilanh thủy lực, dùng thêm 1 xilanh thủy lực nữa để thu cần và giản cần (cung cấp
bằng 2 đường dầu thủy lực, 1 đường để giãn cần, 1 đường để thu cần).

Trong hệ thống này còn cung cấp 2 motor, 1 motor để truyền động bánh răng quay cẩu và 1 motor để
tời cáp. Cả 2 motor đều truyền động qua 1 hộp giảm tốc.

Nhiệm vụ chính của hệ thống thuỷ lực là truyền năng lượng do động cơ điezen tạo ra đến các cơ cấu
khác nhau của máy như: gầu đào, di chuyển máy, bàn quay… Động cơ điezen làm quay bơm thuỷ lực,
dòng dầu cao áp do bơm tạo ra chuyển đến xi lanh hoặc mô-tơ thuỷ lực để điều khiển các cơ cấu của
máy.

Ví dụ như đối với máy đào, xi lanh thuỷ lực điều khiển chuyển động của gầu, tay gầu và cần, còn bộ di
chuyển và cơ cấu quay bàn quay được điều khiển bởi mô-tơ thuỷ lực.

Hệ thống bơm thủy lực trong xe cần cẩu

Áp suất trong hệ thống thuỷ lực rất lớn, có những hệ thống áp suất lên đến 38 Mpa, nên các phần tử
thuỷ lực trong hệ thống có độ chính xác chế tạo cao. Các phần tử này làm việc hiệu quả khi các hạn bẩn
trong dầu có kích thước nhỏ hơn 40 Micron. Chính vì vậy đảm bảo dầu thuỷ lực sạch là cần thiết.
Tài liệu tham khảo

https://news.oto-hui.com/he-thong-phanh-dan-dong-thuy-luc-cau-tao-nguyen-ly/

https://news.oto-hui.com/cau-tao-nguyen-ly-bau-tro-luc-phanh-dau/

https://www.youtube.com/watch?v=82qBBJ8iwcc

https://www.youtube.com/watch?v=hD2z1P5qMUY

https://oto-hui.com/threads/he-thong-phanh-thuy-luc-o-to.121408/

https://phutungxaydung.com/tim-hieu-he-thong-thuy-luc-trong-may-xay-dung/

You might also like