You are on page 1of 10

HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRONG Ô TÔ

Định nghĩa
Phanh được vận hành bằng áp suất thủy lực hoặc áp suất chất lỏng được gọi là phanh
thủy lực. Hầu hết các ô tô ngày nay đều sử dụng phanh thủy lực vận hành bằng chân trên
cả bốn bánh với một phanh tay bổ sung vận hành cơ học ở bánh sau (Tùy vào từng trường
hợp khác nhau, phanh tay và phanh chân nên được sử dụng linh hoạt. Trong tất cả trường
hợp xe đang lăn bánh trên đường, người lái chỉ sử dụng phanh chân khi muốn giảm tốc
độ hoặc dừng xe lại hoàn toàn).

Sơ đồ bố trí hệ thống phanh thủy lực


Bố trí và các bộ phận: Cách bố trí phanh thủy lực được đưa ra trong hình trên với các
thành phần chính của nó như sau.
1. Bàn đạp phanh (Brake pedal)
2. Xi lanh chính (master cylinders)
3. Bình chứa chất lỏng (Brake fluid reservoir)
4. Xi lanh bánh xe (Wheel cylinders).
Xi lanh chính chứa bình chứa dầu phanh. Xilanh chính được vận hành bằng bàn đạp
phanh và được nối tiếp với các xilanh bánh xe thông qua các ống thép dẫn dầu.
Nguyên lý hoạt động:
1. Bàn đạp phanh;
2. Piston xylanh phanh chính;
3. xylanh phanh chính;
4. 5. 9. Piston xylanh phanh bánh xe;
6. đường ống dẫn dầu phanh;
7. Xylanh phanh bánh xe ;
8. Dầu phanh.
Nguyên lý hoạt động đĩa phanh

Xilanh chính là bộ phận chính của hệ thống phanh thủy lực, chứa bình chứa dầu
phanh. Áp suất chất lỏng có liên quan đến loại phanh này. Vì vậy, phanh thủy lực hoạt
động theo nguyên tắc 'Định luật Pascal', trong đó phát biểu rằng áp suất tác dụng lên chất
lỏng trong một bình kín được truyền như nhau trong mọi vật.
Điều quan trọng là phải hiểu được áp lực. Áp suất là tỷ số giữa lực tác dụng từ bên ngoài
(F) và diện tích mặt cắt ngang (A). Theo định luật Pascal, áp suất được truyền đều theo
mọi hướng. Ứng dụng của nó có thể dễ dàng hiểu được từ hình sau:
Nguyên lý thủy lực (Hydraulic principle)
Các quan hệ giữa áp suất và lực trong môi trường thủy lực:
Nguyên lý đòn bẩy áp dụng vào bàn đạp phanh như sau:
Khi người lái đạp chân lên bàn đạp phanh, xylanh chính sẽ biến đổi lực đạp này thành
áp suất thủy lực. Vận hành của bàn đạp dựa vào nguyên lý đòn bẩy để biến đổi một lực
nhỏ của bàn đạp thành một lực lớn tác động vào xylanh chính. Theo định luật Pascal, lực
thủy lực phát sinh bên trong xylanh chính được truyền qua đường ống dẫn dầu phanh tới
các xylanh phanh riêng biệt. Nó tác động lên các má phanh để tạo ra lực phanh.
Thông số thiết kế
- Lực tối đa của xilanh 3000N
- Bàn đạp dài 40cm
- Lực tác động lên xilanh tối đa 500N
Định luật pascal
Khi ta đạp lên bàn đạp phanh, xi lanh phanh chính sẽ biến đổi lực đạp này thành áp
suất thủy lực.
Vận hành của bàn đạp dựa vào nguyên lý đòn bẩy. Biến đổi một lực nhỏ lên bàn đạp sẽ
tạo ra một lực lớn tác dụng vào xilanh phanh chính.
Theo định luật pascal, áp suất trong lòng chất lỏng được truyền đều theo mọi hướng.
Áp dụng định luật này vào mạch thủy lực trong hệ thống phanh áp suất tạo ra trong
xilanh phanh hính được truyền đều tới các xilanh bánh xe.
Lực phanh thay đổi phụ thuộc vào các độ lớn đường kính xilanh của bánh xe. Nếu mỗi
kiểu xe cần ó một lực phanh lớn hơn ở bánh trước thì người thiết kế sẽ quy định đường
kính các xilanh bánh trước là lớn hơn.
Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống phanh trên ô tô:
Nhiệm vụ:
+ Giảm tốc độ xe, dừng và đỗ xe theo ý muốn người lái.
+ Nâng cao vận tốc trung bình của xe khi chuyển động.
Yêu cầu:
+ Đảm bảo hiệu quả phanh là cao nhất
+ đảm bỏ cho quá trình phanh êm dịu, không rung giật
+ thoát nhiệt tốt, tính năng phục hồi phanh cao
+ cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, dễ sữa chửa, bảo dưỡng.
Sơ đồ nguyên lý và phân loại hệ thống phanh thủy lực
Sơ đồ nguyên lý
Hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy lực
Khi người lái tác dụng vào bàn đạp phanh một lực. Lực này sẽ được cường hóa thông
qua bộ trợ lực phanh và tạo nên áp suất ở tổng phanh (xilanh phanh chính), áp suất này sẽ
được truyền đến các xilanh bánh xe thông qua bộ chấp hành phanh qua đường ống dẫn
dầu phanh làm các xilanh bánh xe hoạt động ép các má phanh vào đĩa phanh hoặc trống
phanh tạo ra ma sát nhiệt hãm tốc độ của xe.
Khi nhả phanh, người lái bỏ chân ra khỏi bàn đạp lúc này pít tông xilanh chính tở lại vị
trí không làm việc và dầu từ các xilanh bánh xe theo đường ống hồi về xilanh chính vào
buồng chưa, đồng thời các bánh xe lò xo hồi bị kéo hai guốc phanh tách khỏi trống phanh
và kết thúc quá trình phanh.
Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thủy lực
Một số bộ phận trong sơ đồ trên:
+ Bộ trợ lực phanh chân không có tác dụng cường hóa lực tác dụng vào bàn đạp phanh ủa
người lái
+ Xilanh phanh chính (tổng phanh): Biến đổi lcwj bàn đạp thành áp suất thủy lực để
truyền đến các xilanh bánh xe thông qua bộ cháp hành phanh và đường ống dẫn dầu.
+ ECU là điều khiển trượt: bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường
dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành cả phanh làm việc.
+ Bộ chấp hành của phanh: Điều khiển áp suất thủy lực của xilanh ở các bánh xe bằng tín
hiệu ra của ECU điều khiển trượt duy trì lực phanh ở các bánh xe thích hợp không cho
bánh xe bị khóa cứng.
+ Cảm biến tốc độ được gắn gần bánh xe: Phát hiện tốc độ của từng bánh xe và hồi tiếp
tín hiệu đến ECU để điều khiển trượt.
+ Cụm phanh bánh trước và bánh sau.
Phân loại hệ thống phanh thủy lực trên ô tô:
1/ theo cách bố trí mạch dầu trên xe:
+ Hệ thống thanh thủy lực dẫn động hai dòng mạch chéo FR
+ Hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng mạnh thẳng FF
Hệ thống phanh chân sử dụng mạch dầu trên xe nếu đường ống dẫn dầu phanh bị nứt vỡ
dầu phanh bị rò ra ngoài các phanh sẽ không còn làm việc được nữa, vì lí do này nên hệ
thống thủy lực phanh được chia làm hai hệ thống dẫn dầu. Áp suất thủy lực truyền đến
các càng phanh đĩa hoạc các xilanh phanh bánh xe ở phanh guốc. Sự bố trí đường ống
dẫn dầu ở các xe FR khác ở các xe FF.
Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng mạch chéo FR
1. Bàn đạp phanh; 2.Bình dầu phanh; 3.Xylanh phanh chính; 4.Ống dẫn dầu; 5.Cơ cấu
phanh bánh sau; 6.Cơ cấu phanh bánh trước.
Ở các xe FR các đường ống dầu phanh được chia thành hệ thống bánh trước và hệ thống
bánh sau được bố trí chéo nhau. Người ta sử dụng một hệ thống đường ống chéo cho
bánh trước bên phải và bánh sau bên trái và ngược lại để khi hệ thống hỏng thì hệ thống
kia vẫn duy trì được lực phanh nhất định.

Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng mạch thẳng FF
1.Bàn đạp phanh; 2.Bình dầu phanh; 3.Xylanh phanh chính; 4.Ống dẫn dầu; 5.Cơ cấu
phanh bánh sau; 6.Cơ cấu phanh bánh trước.
Ở các xe FF sử dụng ổng thẳng. Do các xe FF có tải trọng tác dụng vào bánh trước lớn
hơn nên lực phanh tác động vào bánh trước phải lớn hơn bánh sau. Nên phải tách riêng
bánh trước và bánh sau ra hai hệ thống phanh riêng biệt.
2/ Theo cách bố trí cơ cấu phanh:
+ Cơ cấu phanh đĩa
+ Cơ cấu phanh trống
Các cụm chi tiết trong hệ thống phanh thủy lực
Trợ lực phanh chân không
Nhiệm vụ:
Khuếch đại lực tác dụng vào bàn đạp phanh của lái xe để tạo ra một lực phanh mạnh tỷ lệ
thuân với lực đạp bàn đạp.
Sơ đồ và nguyên lý hoạt động:
Để giảm nhẹ lực tác động của người lái trong quá trình đạp bàn đạp phanh, bộ trợ lực
phanh chân không là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và
áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh. Trợ lực phanh chân không có hai dạng cơ bản
là trợ lực phanh chân không loại đơn và loại kép.
Ưu điểm hệ thống phanh thủy lực:
1. Không có thanh liên kết, thanh và khớp nối guốc phanh vì hệ thống này rất gọn gàng
và đơn giản.
2. Hệ thống mang lại hiệu quả phanh như nhau trên tất cả các bánh xe.
3. Các bộ phận bị mòn ít hơn.
4. Cần ít áp lực chân hơn để dừng xe.
5. Hệ thống tự bù.
6. Lực phanh khác nhau có thể dễ dàng được áp dụng cho các bánh xe khác nhau tùy theo
yêu cầu.
7. Hệ thống tự bôi trơn.
Nhược điểm hệ thống phanh thủy lực:
Ngay cả sự rò rỉ không khí nhỏ vào hệ thống phanh cũng khiến nó trở nên mất ổn định.
Hệ thống này phù hợp để áp dụng hệ thống phanh không liên tục.

You might also like