You are on page 1of 11

Bầu phanh đơn: là loại có tác dụng một chiều.

Bầu phanh kép (bầu phanh tích năng): là loại có tác dụng hai chiều.

Cấu tạo, hoạt động của bầu phanh bánh xe?


I. Bầu phanh đơn:
1. Cấu tạo Bầu phanh đơn:
Bầu phanh đơn có cấu tạo bao gồm hai nửa vỏ bầu phanh 1 được liên kết cố định nhờ vành
kẹp. Vỏ bầu phanh được gắn cố định và chắc chắn trên vỏ cầu xe. Màng cao su 5 được bố trí
nằm giữa hai lớp vỏ, chia bầu phanh thành hai khoang riêng biệt. Khoang bên trái được nối với
đường cấp hoặc thoát khí nén từ van phân phối. Khoang bên phải có lỗ thông với khí quyển.
Cấu tạo của bầu phanh đơn

Trên màng cao su 5 có một tấm kim loại phẳng giúp màng cao su liên kết với ty đẩy 2. Khoang
bên phải của bầu phanh có lò xo hồi vị luôn tì vào tấm kim loại trên màng cao su và vỏ bầu
phanh. Lực đẩy của lò xo này luôn có xu hướng đẩy màng cao su và ty đẩy di chuyển sang phía
bên trái của bầu phanh.
Ty đẩy 2 liên kết với tay đòn 3, đầu còn lại của tay đòn 3 lại liên kết với cam quay 4 của cơ cấu
phanh. Khi ty đẩy chuyển động tịnh tiến sẽ làm xoay cam quay, từ đó thực hiện hoạt động phanh
hoặc nhả phanh trên cơ cấu phanh.

2. Nguyên lí làm việc bầu phanh đơn:


Khi người lái không đạp phanh, khoang bầu phanh bên trái không được cấp khí nén. Lò xo hồi vị
đẩy màng cao su 5 kèm theo ty đẩy 2 dịch chuyển sang trái. Cam quay 4 của cơ cấu phanh
xoay về vị trí không phanh.

Khi người lái đạp phanh, khí nén từ van phân phối được cấp đến khoang bầu phanh bên phải.
Áp lực khí nén tác dụng lên màng cao su 5 thắng lực nén của lò xo hồi vị, đẩy màng cao su 5
kèm theo ty đẩy 2 dịch chuyển sang phải. Thông qua tay đòn 3, ty đẩy 2 điều khiển xoay cam
quay 4 tì lên các guốc phanh để thực hiện phanh bánh xe.
II. Bầu phanh kép (bầu phanh tích năng):
1. Cấu tạo bầu phanh kép:
Cấu tạo của bầu phanh kép bao gồm hai bầu phanh được ghép nối tiếp với nhau, một bầu
phanh chính và một bầu phanh tích năng.
Bầu phanh chính có kết cấu và nguyên lí làm việc giống với bầu phanh đơn dạng màng như đã
trình bày ở trên. Bao gồm hai khoang, khoang S được thông với đường A nối với đường cấp
hoặt thoát khí nén từ van phân phối, khoang còn lại là khoang P được thông với khí quyển.

Cấu tạo của bầu phanh kép


Bầu phanh tích năng có dạng xylanh pít tông khí cũng được chia thành hai khoang. Khoang T
được thông với khí quyển nhờ đường ống 4. Khoang Q được thông với van phanh tay nhờ
đường dẫn B. Trong khoang tích năng T bao gồm vỏ bầu phanh tích năng 3, pít tông tích năng
13 và ốc điều chỉnh 1. Tất cả các chi tiết của buồng tích năng được lắp đặt nối tiếp với bầu
phanh chính thông qua ống đẩy 2.

2. Nguyên lí làm việc của bầu phanh kép:


Khi thực hiện phanh tay, khí nén không được cấp vào bầu phanh. Lò xo tích năng 14 đẩy pít
tông 13, ống đẩy 2, màng cao su 6 và đòn đẩy 7 dịch chuyển sang phía bên phải, thực hiện
phanh bánh xe. Phục vụ cho việc đỗ xe trên dốc.
Khi thực hiện phanh tay

Khi không thực hiện phanh, khí nén đi theo đường B được cấp vào khoang Q của bầu phanh.
Áp lực từ khí nén thắng lực nén của lò xo tích năng 14, đẩy pít tông 13 dịch chuyển về phía bên
trái. Lò xo hồi vị 9 đẩy màng cao su 6 dịch chuyển sang trái, kéo cam quay của cơ cấu phanh về
vị trí nhả phanh, bánh xe lăn trơn.
Khi không thực hiện phanh

Khi thực hiện phanh bằng phanh chân, van phân phối mở đường khí nén vào đường A và đi tới
khoang S, đồng thời khoang Q cũng có khí nén. Màng cao su 6 dịch chuyển sang phải dưới tác
dụng của áp lực khí nén. Đòn đẩy 7 làm xoay cam quay của cơ cấu phanh, thực hiện phanh
bánh xe.
Khi thực hiện phanh chân

Khi nhả phanh, khí nén theo đường A thoát ra ngoài thông qua van phân phối, thực hiện nhả
phanh.

Nếu trên ô tô không còn khí nén, lò xo tích năng 14 luôn có xu hướng đẩy ống đẩy 2 và đòn đẩy
7 về trạng thái phanh làm cho cơ cấu phanh bị phanh cứng. Bầu phanh tích năng có thể thay thế
cho chức năng của phanh tay hoặc phanh khẩn cấp. Vì thế thường được lắp đặt trên các cầu
sau của ô tô tải và rơ mooc.

Bài viết liên quan:

Tìm hiểu về van phân phối hai dòng trong hệ thống phanh khí nén
Tìm hiểu về hệ thống dẫn động điều khiển phanh bằng khí nén kết hợp thủy lực trên
ô tô
Hệ thống phanh dẫn động khí nén – Cấu tạo, nguyên lý

Advertisement

 bầu phanh bầu phanh đơn bầu phanh kép bầu phanh tích năng cấu tạo khí nén lốc kê nguyên lí

Thích 45 Tweet
Advertisement

 Để lại một bình luận

You might also like