You are on page 1of 20

1.

Hư hỏng ở đĩa ép
Đĩa ép bị cháy

Hình 2: Bề mặt đĩa ép bị cháy

 Triệu chứng:

+ Ly hợp bị trượt, làm xe mất công suất

+ Ly hợp nhanh mòn

 Nguyên nhân:

+ Người lái hay rà côn

+ Điều chỉnh hành trình tự do của ly hợp không đúng

 Giải pháp:

+ Thay đĩa ép mới

+ Kiểm tra lại bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần
+ Điều chỉnh lại hành trình tự do ly hợp

+ Hạn chế rà côn

Lưỡi gà lò xo lá bị mòn quá mức

Hình 3: Lưỡi gà lò xo lá bị mòn quá mức

 Triệu chứng:

+ Khó vào số

+ Khó điều chỉnh hành trình tự do của ly hợp

+ Ly hợp bị trượt, xe mất công suất

+ Bộ ly hợp nhanh mòn

 Nguyên nhân:

+ Chọn không đúng ổ bi T


+ Lắp đặt, điều chỉnh ly hợp không chính xác

+ Mòn theo thời gian sử dụng

 Giải pháp:

+ Thay ổ bi T đúng

+ Điều chỉnh lại hành trình tự do

+ Thay lò xo mới

+ Kiểm tra lại bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần

Đai thép(Strap) ở đĩa ép mất, cong


Đai thép đĩa ép (thường là nhiều hơn một chiếc) được sử dụng để gắn các miếng bên trong của
đĩa ép, để hỗ trợ việc tháo cụm ly hợp và cung cấp độ bền xoắn cho đĩa ép.
Hình 4: Đai thép của đĩa ép bị mất, cong

 Triệu chứng:

+ Tiếng ồn ở ly hợp

+ Khó vào số

 Nguyên nhân:

+ Thường phanh bằng hộp số

+ Dồn số gấp

+ Sử dụng côn không đúng cách (ly hợp tiếp xúc bánh đà đột ngột)

 Giải pháp:

+ Thay đĩa ép mới


+ Kiểm tra lại bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần

+ Hạn chế dồn số

+ Sử dụng côn nhẹ nhàng

Đĩa ép bị cong

Hình 5: Vỏ đĩa ép bị cong

 Triệu chứng:
+ Khó gắn vào bánh đà

+ Khó vào số

 Nguyên nhân:

+ Gắn đĩa ép vào bánh đà không chuẩn

+ Sử dụng bu-lông để lắp đĩa ép vào bánh đà không đúng thông số kỹ thuật hãng
khuyến cáo

+ Đĩa ép bị rớt

+ Không làm sạch bề mặt trước khi lắp ráp

 Giải pháp:

+ Thay mới

+ Kiểm tra lại bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần

+ Sử dụng đúng bu-lông yêu cầu

+ Làm sạch bề mặt trước khi lắp ráp

2. Hư hỏng ở đĩa ma sát


Lò xo giảm chấn lỏng, mất
Hình 6: Lò xo giảm chấn bị lỏng

 Triệu chứng:

+ Tiếng ồn ở ly hợp

+ Khó vào số

 Nguyên nhân:

+ Lắp đặt không chuẩn

+ Sử dụng côn không đúng cách (ly hợp tiếp xúc bánh đà đột ngột)

+ Ổ bi đỡ ở bánh đà hỏng

+ Hộp số bị đặt lệch


 Giải pháp:

+ Thay đĩa ma sát mới

+ Kiểm tra lại bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần

+ Kiểm tra ổ bi đỡ, thay thế nếu cần

+ Sử dụng côn nhẹ nhàng

Moay-ơ mòn, nứt

Hình 7: Moay-ơ đĩa ma sát mòn, nứt

 Triệu chứng:

+ Tiếng ồn ở ly hợp
+ Khó chuyển số

+ Ổ bi đỡ ở bánh đà nhanh mòn

 Nguyên nhân:

+ Vỏ bao ly hợp/hộp số bị lệch

+ Trong quá trình gắn hộp số, hộp số bị “treo” vào ly hợp ở trục sơ cấp

+ Do thời gian sử dụng

 Giải pháp:

+ Căn chỉnh lại hộp số, vỏ bao ly hợp

+ Kiểm tra trục sơ cấp có mòn không

+ Thay đĩa ma sát mới

+ Thay ổ bi đỡ mới

+ Đỡ hộp số khi lắp đặt

Đĩa ma sát bị nhiễm dầu


Hình 8: Đĩa ma sát dính dầu

 Triệu chứng:

+ Bị trượt, mất công suất

+ Đĩa ma sát nhanh mòn

 Nguyên nhân: Dầu rò rỉ từ động cơ hoặc hộp số


 Giải pháp:

+ Khắc phục chỗ rò rỉ

+ Làm sạch các bộ phận liên quan

+ Thay đĩa ma sát mới

+ Kiểm tra bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần

Đĩa ma sát bị cháy


Hình 9: Đĩa ma sát bị mòn

 Triệu chứng:

+ Ly hợp bị trượt, mất công suất

+ Ly hợp rung

 Nguyên nhân:

+ Căn chỉnh hành trình tự do không đúng

+ Rà côn quá nhiều

 Giải pháp:

+ Căn chỉnh lại hành trình tự do


+ Thay đĩa ma sát mới

+ Kiểm tra bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần

+ Hạn chế rà côn

Đĩa ma sát vỡ, hỏng

Hình 10: Đĩa ma sát bị vỡ

 Triệu chứng:

+ Ly hợp bị trượt, mất công suất

+ Khó chuyển số

+ Tiếng ồn ở ly hợp

 Nguyên nhân:

+ Sử dụng côn không đúng cách làm ly hợp tiếp xúc bánh đà đột ngột
+ Rà côn quá nhiều

 Giải pháp:

+ Thay đĩa ma sát mới

+ Kiểm tra bề mặt bánh đà, thay thế nếu cần

+ Tránh rà côn, sử dụng côn nhẹ nhàng

Đĩa ma sát lệch

Hình 11: Đĩa ma sát bị lệch

 Triệu chứng:

+ Khó chuyển số

+ Ồn ở ly hợp

 Nguyên nhân:

+ Lắp đặt không chính xác

+ Trong quá trình gắn hộp số, hộp số bị “treo” vào ly hợp ở trục sơ cấp

 Giải pháp:
+ Thay đĩa ma sát mới

+ Đỡ hộp số khi lắp đặt

Lò xo giảm chấn bị cạ vào bánh đà

Hình 12: Lò xo giảm chấn bị hỏng khi cạ vào bánh đà

 Triệu chứng:

+ Khó chuyển số

+ Ồn ở ly hợp

+ Khó chỉnh hành trình tự do

+ Các lò xo giảm chấn lỏng

 Nguyên nhân:

+ Lắp bị ngược

+ Khi làm lại bề mặt bánh đà quá mỏng


+ Đầu bu-lông gắn trên bánh đà quá to

 Giải pháp:

+ Thay đĩa ma sát mới

+ Kiểm tra bề mặt bánh đà đáp ứng được thông số kỹ thuật mà hãng khuyến nghị chưa

+ Thay các đầu bu-lông đúng kích thước

Đĩa ma sát cong ở mép

Hình 13: Mép đĩa ma sát bị cong

 Triệu chứng:

+ Khó vào số

+ Ly hợp bị trượt, mất công suất

+ Tiếng ồn ở ly hợp

 Nguyên nhân:
+ Đĩa ma sát bị rớt

+ Căn chỉnh không chính xác

 Giải pháp: Thay đĩa ma sát mới

Đĩa ma sát quá mòn, bóng

Hình 14: Đĩa ma sát mòn bóng

 Triệu chứng: Ly hợp bị trượt, mất công suất


 Nguyên nhân:

+ Thường rà côn

+ Hành trình tự do chỉnh không đúng

+ Dầu rò rỉ từ động cơ/hộp số


 Giải pháp:

+ Xử lý rò rỉ dầu và lau sạch các phần liên quan, nếu có

+ Thay đĩa ma sát mới

+ Kiểm tra bề mặt bánh đà, thay mới nếu cần

+ Chỉnh lại hành trình tự do

+ Hạn chế rà côn

3. Hư hỏng ở ổ bi mở ly hợp( Bi T )
Lắp ổ bi ngược

Hình 15: Bi T bị lắp ngược


 Triệu chứng:

+ Tiếng ồn ở ly hợp

+ Khó chuyển số

+ Bàn đạp côn cứng hoặc rung

 Nguyên nhân:

+ Lắp ngược

 Giải pháp:

+ Thay mới và lắp đúng chiều

+ Kiểm tra đĩa ép, thay mới nếu cần

Càng mở ly hợp lắp không đúng


Hình 16: Càng mở bị lắp sai, cạ vào bi T

 Triệu chứng:

+ Tiếng ồn ở ly hợp

+ Khó chuyển số

+ Bàn đạp côn cứng hoặc rung

 Nguyên nhân:

+ Càng mở ly hợp hỏng

+ Lắp càng mở không đúng

 Giải pháp:

+ Kiểm tra bi T, thay thế nếu cần

+ Kiểm tra đầu trục sơ cấp có mòn không

+ Kiểm tra lưỡi gà của lò xo lá, thay thế nếu cần

+ Thay càng mở, lắp đặt đúng

+ Điều chỉnh hành trình tự do

4. Bộ dẫn động ly hợp


Bàn đạp côn không trở về vị trí cũ
Ở hệ thống dẫn động thủy lực, do dầu ly hợp hợp có tính hút ẩm (giống dầu phanh),
chúng hút ẩm từ khí quyển. Khi nồng độ nước trong hệ thống đủ cao sẽ gây ăn mòn
trong hệ thống (xylanh chính, phụ). Theo thời gian, các piston sẽ bị kẹt trong xylanh do
ma sát của nước, nên nó sẽ không trở về vị trí cũ được.

Để hạn chế điều này xảy ra cần kiểm tra, thay thế hai năm một lần, và thường xuyên
hơn trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.

Một lưu ý là: Bạn có thể sử dụng dầu DOT 4 và DOT 3 lẫn lộn với nhau. Nhưng tuyệt
đối không được trộn chúng với DOT 5, do DOT 5 có gốc si-li-con, không tương thích
với DOT 4, DOT 3. Cho nên, nếu trộn chúng, sẽ gây ra những sự cố không mong muốn
cho hệ thống ly hợp.
Rò rỉ dầu ly hợp
Ở các xylanh chính ,phụ của hệ thống thủy lực đều có các phốt cao su làm kín. Sau
một thời gian sử dụng, chúng có thể bị mòn gây rò rỉ dầu. Cần phải kiểm tra thường
xuyên, xem có bị rò rỉ hay không, vì nếu rò rỉ dầu quá nhiều, sẽ làm không khí đi vào hệ
thống, gây ra tình trạng như ở trên.

Dây cáp đứt, giãn


Sau một thời gian dài sử dụng, dây cáp có thể sẽ bị đứt hoặc giãn. Khi đứt sẽ không
thể nào thực hiện đóng – mở ly hợp được. Việc giãn dây cáp sẽ làm đĩa ma sát mòn
nhanh, khó chuyển số.

You might also like