You are on page 1of 10

Câu hỏi ôn tập bộ môn Chẩn đoán

Câu 1: Trình bày các dạng hư hỏng sau (hư


hỏng do kết cấu, hư hỏng do công nghệ, hư
hỏng do lão hóa hư hỏng do vận hành) và cho ví
dụ về dạng hư hỏng này.
Câu 2: Trình bày phương pháp chẩn đoán động
cơ xăng dựa vào màu trên đầu bu-gi.
Màu dầu bugi đánh lửa động cơ xăng.
Màu của bugi được xem xét khi phải tháo rời ra khỏi động cơ, đây là thông số
kiểm tra dễ dàng khi tiến hành bảo dưỡng chăm sóc định kì
- Nến có màu gạch non: động cơ làm việc tốt.
- Nến có màu trắng: thiếu nhiên liệu.
- Nến có màu đen: thừa nhiên liệu.
- Nến có màu đen và ướt dầu: dầu nhờn cháy không hết vòng gang – xy lanh
bó kẹt vòng găng, gãy vòng găng, hay hiện tượng lọt dầu qua ống dẫn hướng
xupap.

Câu 3: Trình bày phương pháp chẩn đoán động


cơ dựa vào màu sắc khí xã động cơ 4 kỳ và 2
kỳ.
a. Màu khí xả
Màu khí xả động cơ diesel
- Màu nâu nhạt: máy làm việc tốt, quá trình cháy triệt để.
- Màu sắc sẫm chuyển đen: máy quá thừa nhiên liệu.
- Màu xanh nhạt (liên tục hay không liên tục): một vài xy lanh không làm
việc.
- Màu trắng máy thiếu nhiên liệu hay nhiên liệu lẫn nước, rò rỉ nước vào
buồng đốt do các nguyên nhân khác nhau.
- Màu xanh đen: dầu nhờn lọt vào buồng đốt do hư hỏng vòng găng, pittong,
xy lanh.
Màu khí xả động cơ xăng
- Không màu hay xanh nhạt: động cơ làm việc tốt.
- Màu trắng: động cơ thiếu nhiên liệu, hay thừa không khí do hở đường nạp,
buồng đốt.
Màu khí xả động cơ xăng hai kì
- Tương tự như ở động cơ xăng, ngoài ra còn lưu ý đến nguyên nhân pha trộn
dầu nhờn vào nhiên liệu
- Màu xanh đen: tỷ lệ trộn dầu nhờn lớn quá quy định.
- Màu trắng nhạt: tỷ lệ trộn dầu nhờn dưới quy định.
Việc xác định chất lượng động cơ thông qua màu khí xả có thể đánh giá chất
lượng động cơ, nhất là chất lượng của hệ thống cung cấp nhiên liệu và đánh
lửa. Khi đánh giá chung về tình trạng kĩ thuật cần tham khảo các thông số
khác.

Câu 4: Trình bày phương pháp chẩn đoán động


cơ theo thành phần khí xả.
Quá trình cháy của động cơ đốt trong thực hiện ở nhiệt độ cao khác nhau, do vậy
thành phần khí xả cũng khác nhau và phụ thuộc vào loại động cơ, loại nhiên liệu và
trạng thái kĩ thuật của chúng. Vì vậy, khi muốn xác định trạng thái kỹ thuật động
cơ nhất thiết phải dùng các tiêu chuẩn khống chế như; ứng với mỗi loại động cơ
phải dung nhiên liệu chuẩn quy định, do các nhà chế tạo quy định trong điều kiện
thử nghiệm riêng biệt.
Các thí nghiệm hiện nay cho phép phân tích thành phần khí xả theo quan điểm độc
hại cho môi trường, trong sự thay đổi của thành phần khí xả bao hàm tổng hợp yếu
tố về chất lượng kỹ thuật, cho nên chỉ tiêu về thành phần khí xả không dùng tách
biệt để đánh giá chất lượng động cơ.
Đánh giá chất lượng bằng màu khí xả là thông số được dùng khi chẩn đoán đơn
giản, nhưng không thể là thông số độc lập dùng cho kết luận về hư hỏng cụ thể.
Ví dụ trên động cơ diesel, mức độ gia tăng khói đen thoát ra chịu ảnh hưởng của:
độ kín khít trong buồng đốt, sự suy giảm tỉ lệ nén, giản nhiệt độ khí nạp, giảm
nhiệt độ dầu bôi trơn, quá lạnh của buồng đốt (nhất là trong giai đoạn động cơ mới
làm việc), động cơ làm việc ở số vòng quay thấp…
Việc sử dụng các động cơ có tuabin tăng áp tạo điều kiện tốt cho động cơ phát huy
công suất, nhưng mặt khác thì tuabin tăng áp hư hỏng (kém chất lượng) thì sẽ làm
gia tăng đáng kể lượng khói đen thoát ra ngoài. Một số các yếu tố khi chẩn đoán
cần loại trừ trước để có thể xác định đúng tình trạng của động cơ.

Câu 5: Trình bày quy trình thực hiện chế độ


normal mode và test mode của các dòng xe sử
dụng giắc chẩn đoán OBD1 của hang Toyota.
Normal mode:
Phải đáp ứng các điều kiện sau:
Hiệu điện thế accu bằng hoặc lớn hơn 11V
Cánh bướm ga đóng hoàn toàn (công tắc ở vị trí cảm biến vị trí bướm ga đóng).
Tay số ở vị trí N.
Ngắt tất cả các công tắc tải điện khác.
Bật công tắc về vị trí ON (không nổ máy)
Dùng đoạn dây điện nối tắt 2 đầu của giắc kiểm tra: lỗ E1 và TE1. Khi đó đèn
check engine chớp theo những nhịp phụ thuộc vào tình trạng của hệ thống. Nếu
tình trạng bình thường thì đèn chớp đều đặn 2 lần/giây (với loại xe dung cảm biến
đo gió cánh trượt, khoảng cách giữa những lần đèn sáng và đèn tắt khác nhau).

Test mode
Phải thõa mãn các điều kiện sau:
Hiệu điện thế accu bằng 11V hoặc lớn hơn.
Công tắc cảm biến vị trí bướm ga đóng.
Tay số ở vị trí N.
Tất cả các công tắc phụ tải khác phải tắt.
Dùng đoạn dây điện nối tắt chân E1 và TE2 của TDCL (Toyota Diagnostic
Communication Line) hoặc connector. Sau đó, bật công tắc sang ON, quan sát đèn
check engine chớp, tắt cho biết đang hoạt động ở chế độ test mode.
Có thể tiến hành xóa bộ nhớ bằng cách đơn giản sau: tháo cầu chì chính của hệ
thống phun xăng ra ít nhất là 10s, sau đó lắp lại. Nếu không biết cầu chì đó ở đâu
thì có thể tháo cọc accu ra khoảng 15s.

Câu 6: Hãy viết quy trình (vẽ sơ đồ), kiểm tra,


chẩn đoán và sửa chửa động cơ khi động cơ
không hoạt động.
Câu 7: Trình bày phương pháp chẩn đoán trạng
thái trượt của ly hợp trong hệ thống truyền lực.
(Trang 132)
Xác định trạng thái trượt ly hợp:
Xác định trạng thái trượt ly hợp có thể tiến hành theo các trường hợp đơn giản sau
đây
a. Gài số cao, đóng ly hợp:
Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số đến số
cao nhât (số 4 hay số 5), đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế
độ tải lớn ở tay ga, từ từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ
ly hợp làm việc tốt, nếu động cơ không tắt máy chứng tỏ ly hợp đã bị trượt lớn
(có thể đĩa ma sát bị mòn nhiều, điều chỉnh ly hợp không đúng, lo xo ép quá
yếu hoặc bị gãy… ).
b. Giữ trên dốc:
Chọn mặt đường phẳng và tốt có độ dốc (8-10 độ). Xe đứng bằng phanh trên
mặt dốc, đầu xe theo xuống dốc, tắt động cơ, tay số để ở số thấp nhất, từ từ nhả
bàn đạp phanh, bánh xe và ô tô không bị lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp tốt,
còn nếu bánh xe lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp bị trượt.
c. Đẩy xe
Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chổ, không nổ máy, gài số
tiến ở số thấp nhất (số 1), đẩy xe, khi xe ở số thấp xe bị phanh bằng động cơ,
xe không chuyển động. Phương pháp này chỉ dung cho ô tô con với lực đẩy 3
đến 4 người.
d. Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét
Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét đặc trưng khi ô tô chịu tải đẩy và thường
xuyên làm việc ở chế độ nặng nề. Việc xác định qua mùi khét chỉ thấy khi ly
hợp bị trượt nhiều tức là ly hợp đã cần tiến hành thay đĩa bị động hay các thông
số hiệu chỉnh đã bị sai lệch

Câu 8: Trình bày phương pháp chẩn đoán trạng


thái dính ly hợp khi mở trong hệ thống truyền
lực.
Xác định trạng thái dính ly hợp khi mở
a. Gài số thấp, mở ly hợp
Ô tô đứng trên mặt đường tốt phẳng, nổ máy, đạp bàn đạp ly hợp hết hành
trình và giữ nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tang cung cấp nhiên liệu. Nếu ô
tô chuyển động chứng tỏ ly hợp bị dính do cong vênh đĩa bị động, sai lệch vị
trí trên phần dẫn động điều khiển ly hợp. Nếu ô tô vẫn đứng yên chứng tỏ ly
hợp đã cắt hoàn toàn.
b. Nghe tiếng va cham đầu răng khi chuyển số
Ô tô chuyển động, thực hiện chuyển số hay gài số. Nếu ly hợp bị dính nhiều,
có thể không gài được số, hay có tiếng va chạm mạnh trong hộp số. Hiện
tượng xuất hiện ở mọi trạng thái khi chuyển số khác nhau.
c. Xác định qua âm thanh phát ra từ ly hợp:
Dễ phát hiện nhất là lúc đóng mở ly hợp trong trạng thái quá độ này:
- Nếu có tiếng gõ lớn: rở long bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục.
- Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ
khe hở bên then quá lớn (then hoa bị rơ)
- Nếu tiếng trượt mạnh chu kỳ: đĩa bị động bị cong vênh.
- Ở trạng thái làm việc ổn định (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va nhẹ
chứng tỏ bị va nhẹ của đầu đòn mở với bạc, bi mở.
d. Xác định khả năng đạt vận tốc lớn nhất của ô tô.
Cho ô tô chở đủ tải, chuyển động trên đường tốt bằng phẳng với tay số cao
nhất, tiếp nhiên liệu (tăng ga) đến mức tối đa, theo dõi đồng hồ tốc độ để xác
định vận tốc lớn nhất. So sánh với các ô tô có trạng thái ly hợp tốt. Loại trừ
khả năng hư hỏng trong động cơ và hệ thống truyền lực, xác định sự trượt
trong ly hợp. Đây là trường hợp trượt nhẹ của ly hợp.
e. Xác định lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp với cơ cấu điều khiển bằng thủy
lực:
- Lực bàn đạp quá nhẹ: thiếu dầu rò rỉ dầu.
- Lực bàn đạp quá lớn: tắc đường dầu, hỏng các bộ xi lanh chính, xy lanh
công tác.
- Chẩn đoán qua lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp với cơ cấu điều khiển
bằng thủy lực, trợ lực chân không.
- Chẩn đoán qua lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp với cơ cấu điều khiển
bằng thủy lực, trợ lực khí nén.
Ly hợp ma sát khô trong hệ thống truyền lực thông dụng đóng vai trò
quan trọng trong việc truyền tải từ động cơ xuống, lại làm việc thường
xuyên, vì vậy cần chú ý trong sử dụng đúng và khắc phục kịp thời các hư
hỏng.

Ba yếu tố cần kiểm tra khi động cơ không nổ

Không khí, nhiên liệu và hệ thống đánh lửa là ba yếu tố cơ bản


để động cơ xăng hoạt động bình thường. Động cơ không khởi
động hoặc yếu có thể do bộ lọc không khí bị bẩn, nhiên liệu
thiếu áp suất hoặc bugi không đánh lửa.
Dù công nghệ xe hơi đã phát triển hơn rất nhiểu nhưng động cơ
xăng vẫn cần ba thành phần chính. Sự cháy của động cơ đốt
trong không khác so với sự cháy thông thường, như khi bạn đốt
một cây đuốc. Nhiên liệu là xăng, bugi đóng vai trò đánh lửa và
không khí để cung cấp oxy. Mọi chuyện có vẻ đơn giản nhưng
với kĩ thuật hiện đại, từng yếu tố được điểu khiển thông qua
máy tính nên chúng trở nên phức tạp hơn.

Bộ phận cấp khí

Yếu tố đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập tới là hệ thống cung
cấp khí. Trên tất cả các loại động cơ, dòng không khí đi vào tử
cổ hút, sau đó đi qua tư bầu lọc để loại bụi bẩn, qua chế hòa khí
(hay đĩa bướm ga)
Câu 4: Trình bày phương pháp chẩn đoán
động cơ theo thành phần khí xả?
- Sử dụng các thiết bị phân tích để phân tích
động cơ theo thành phần khí thải.
- Khi CO tăng thì do hổn hợp đậm.
- Xác lập vị trí tay ga ứng với các chế độ
làm việc của động cơ. Khi máy chạy ổn
định và nhiệt độ đúng qui định thì mới tiến
hành đo.
- Khi ở nhiệt độ không tải: HC tang và
không tồn tại O2.
- Tăng dần tải CO2 tăng, O2 giảm, HC, CO
giảm dần.
- Khi toàn tải chủ yếu tồn tại CO.
- Ở chế độ tang tốc và khởi động tồn tại HC.
- Ở chế độ tải trung bình thì các thành phần
trên ổn định. Nếu không bình thường thì
các thành phần trên sẽ dao động rất lớn.
- Ở chế độ kinh tế mà tồn tại HC và O2 thì
chứng tỏ có hiện tượng bỏ máy.
- Khi tang tốc nếu HC không tang thì chứng
tỏ bộ phận tang tốc trục trặc.
- Khi chạy toàn tải mà tồn tại HC và O2
chứng tỏ có máy bị bỏ.
- Đối với động cơ xăng, sử dụng thiết bị
AVL DiGas 4000
- Đối với động cơ Diesel sử dụng thiết bị
AVL DiSmoke 4000.

You might also like