You are on page 1of 11

SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS

2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh ABS


- Cơ cấu phanh trước: là kiểu phanh đĩa có càng phanh di động, đĩa phanh thông
gió giúp làm mát tốt trong quá trình hoạt động
- Cơ cấu phanh sau: kiểu phanh đĩa có càng phanh di động, đĩa phanh là đĩa đặc
- Phanh dừng kiểu phanh đĩa tích hợp trên 2 bánh sau, điều khiển và dẫn động
bằng cơ khí
- Trợ lực phanh sử dụng bầu trợ lực kiểu chân không có kết cấu nhỏ ngọn hỗ trợ
phanh đạt hiệu quả trợ lực cao.
- 4 cảm biến tốc độ bánh xe có tác dụng đo tốc độ bánh xe của mỗi bánh

- Trang bị ABS(viết tắt cuae Anti-lock Brake System) dùng một máy tính để xác
định tình trạng quay của 4 bánh xe trong khi phanh qua các cảm biến lắp ở bánh xe và
có thể tự động điều khiển đạp và nhả phanh.
ABS điều khiển áp suất dầu tác dụng lên các xilanh bánh xe để ngăn không cho
bánh xe bị bó cứng (trượt lết) khi phanh trên đường trơn hay khi phanh gấp. Nó cũng
đảm bảo tính ổn định dẫn hướng trong quá trình phanh, nên xe không bị mất lái.
- Bộ điều khiển ABS và trợ lực thuỷ lực: Điều khiển sự hoạt động của ABS và trợ
lực thuỷ lực theo tín hiệu nhận được từ cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảm tốc và
các công tắc áp suất.
- Bộ chấp hành của ABS-ECU trên xe Civic sử dụng loại van điện 2 vị trí với số
lượng là 8 van (4 van giữ áp và 4 van giảm áp)
- Trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Sự tích hợp của các hệ thống trên đã tạo ra một hệ thống phanh tối ưu nâng cao
tính năng an toàn chủ động của xe.
2.2.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh
2.2.2.1. Sơ đồ

7 6 5 4 3 2 1 15 14

8 8 13

10

11 12

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí hệ thống phanh dạng tổng quát


1-Bàn đạp phanh; 2-công tắc bàn đạp phanh; 3-Trợ lực phanh; 4-Xilanh phanh
chính; 5- Đĩa phanh; 6- pittông phanh; Càng phanh; 8- cảm biến tốc độ; 9-Bộ chấp
hành ABS; 10-ECU điều khiển trượt;
11-Giắc chẩn đoán DLC; 12-Đèn báo trên bảng táp lô; 13- Đướng ống dầu; 14-Má
phanh; 15- Vòng răng truyền tín hiệu
2.2.2.2. Nguyên lý làm việc
- Khi đạp phanh dầu áp suất cao trong xilanh phanh chính (4) được khuếch đại
bởi trợ lực sẽ được truyền đến các xilanh bánh xe và thực hiện quá trình phanh.
- Nếu có 1 trong các bánh xe có dấu hiệu tốc độ giảm hơn so với các bánh khác
(sắp bó cứng) tín hiệu này được ECU (10) xử lý và ECU điều khiển cum thủy lực
phanh (9) làm việc để giảm áp suất dầu trong xilanh bánh xe đó để nó không bị bó
cứng.
- ABS đảm bảo được tính ổn định phương hướng và tính năng điều khiển trong
quá trình phanh ngoặc
- Nếu có hư hỏng trong hệ thống ABS thì đèn báo ABS trên bảng táp lô (12)
sáng lên và công việc kiểm tra phải được tiến hành thông qua giắc (11) bằng máy chẩn
đoán.
Trong quá trình điều khiển ABS, những bánh xe liên quan được kiểm soát bởi tổng
cộng có 4 van giữ áp và 4 van giảm áp.
2.2.3. Cụm điều khiển thủy lực
4 3 2 1 2.2.3.1. Sơ đồ
5
nguyên lý

Van gi÷ ¸p Van gi÷ ¸p Van gi÷ ¸p Van gi÷ ¸p


Buång gi¶m chÊn

B¬m M B¬m

Van gi¶m ¸p Van gi¶m ¸p Van gi¶m ¸p Van gi¶m ¸p


M« t¬

BÓ chøa BÓ chøa

Trø¬c ph¶i Sau tr¸i Sau ph¶i Trø¬c tr¸i

Hình 2.3. Sơ đồ cụm điều khiển thủy lực

1- Bàn đạp phanh; 2- Bầu trợ lực phanh; 3- Bình dầu phanh; 4- Xylanh chính; 5-Cum điều khiển
thủy lực
2.2.3.2. Nguyên lý làm việc
* Quá trình phanh bình thường

4
3
10
5

11

15
6

7
12
ECU
13

8
14
9

Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống ABS khi phanh bình thường


1- Bầu trợ lục; 2- Đường ống dầu; 3- Van điện một chiều số 3; 4- cuộn dây; 5- van
giữ áp; 6-van giảm áp; 7-Cơ cấu phanh; 8-Cảm biến tốc độ; 9-Bánh răng tạo xung;
10-Van điên một chiều 1; 11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng;
14-Ăc quy; 15-ECU điều khiển trượt.
 Trong quá trình phanh bình thường thì hệ thống ABS không hoạt động và ABS-
ECU không gửi dòng điện đến cuộn dây của các van và mô tơ bơm không hoạt động.
Do đó mở van giữ áp và đóng van giảm áp và làm các van ở vị trí như hình vẽ
Khi đạp phanh, dầu từ xilanh phanh chính sẽ qua van giữ áp đi vào xilanh phanh
bánh xe và thực hiện quá trình phanh bình thường
Khi nhả phanh thì dầu từ xilanh phanh bánh xe sẽ về qua van giữ áp để trở về
xilanh phanh chính.
 Khi thực hiện chế độ phanh gấp (hệ thống ABS sẽ hoạt động)
Nếu có bất kỳ một bánh xe nào xuất hiện tình trạng sắp bó cứng thì ABS-ECU sẽ
gửi tín hiệu điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xilanh bánh xe đó theo hướng
giảm áp để tránh tình trạng bó cứng xảy ra.
Thông thường quá trình điều khiển áp suất dầu phanh qua 3 giai đoạn là:
a. Giai đoạn giảm áp

4
3
10
5

11
15

6
ECU
7 12

13

8
14
9

Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống ABS(Giai Đoạn Giảm Áp Suất)
1- Bầu trợ lục; 2- Đường ống dầu; 3- Van điện một chiều số 3; 4- cuộn dây; 5- van
giữ áp; 6-van giảm
áp; 7-Cơ cấu phanh; 8-Cảm biến tốc độ; 9-Bánh răng tạo xung; 10-Van điên một
chiều 1;
11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng; 14-Ăc quy; 15-ECU điều
khiển trượt.
 Khi một bánh xe sắp bị bó cứng, trên cơ sở tín hiệu nhận được từ cảm biến tốc độ
bánh xe. ABS-ECU sẽ gửi điện (5V) đến các cuộn dây của các van điện làm sinh ra
một lực từ mạnh thắng được lực đàn hồi các lò xo van. Kết quả là van giữ áp đóng lại
và van giảm áp mở khi đó dầu từ xylanh bánh xe sẽ trở về bình dầu. Cùng lúc đó thì
mô tơ bơm tiếp tục chạy trong khi ABS đang hoạt động nhờ tín hiệu từ ECU, vì vậy
dầu phanh chảy vào bình chứa được bơm hút trở về xylanh chính.
b. Giai đoạn giữ áp

4
3

10
5

11
15
6

7 ECU
12
13

9 14

Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống ABS ( Giai Đoạn Giữ Áp Suất )
1- Bầu trợ lục; 2- Đường ống dầu; 3- Van điện một chiều số 3; 4- cuộn dây; 5- van
giữ áp; 6-van giảm áp; 7-Cơ cấu phanh; 8-Cảm biến tốc độ; 9-Bánh răng tạo xung;
10-Van điên một chiều 1; 11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng;
14-Ăc quy; 15-ECU điều khiển trượt.
 Khi áp suất trong xilanh bánh xe giảm hay tăng, cảm biến tốc độ bánh xe sẽ gửi
tín hiệu đến ABS-ECU. Nếu tốc độ bánh xe ở tốc độ mong muốn thì ABS-ECU sẽ
cấp dòng điện (5V) đến van điện giữ áp tiếp tục đóng và cắt dòng điện của van giảm
áp khi đó lò xo hồi vị sẽ đóng van lại, tức là khi đó cả van giữ áp và van giảm áp đều
đóng lại. Kết quả là áp suất dầu trong xilanh bánh xe được giữ ổn định.
c. Giai đoạn tăng áp
1

4
3
10
5

11
15
6

ECU
7 12
13

8
14
9

Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống ABS ( Giai Đoạn Tăng Áp Suất )
1- Bầu trợ lục; 2- Đường ống dầu; 3- Van điện một chiều số 3; 4- cuộn dây; 5- van
giữ áp; 6-van giảm áp; 7-Cơ cấu phanh; 8-Cảm biến tốc độ; 9-Bánh răng tạo xung;
10-Van điên một chiều 1; 11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng;
14-Ăc quy; 15-ECU điều khiển trượt.
 Khi áp suất trong xylanh một bánh xe giảm làm tốc độ quay của nó tăng lên, xuất
hiện sự chênh lệch tốc độ của bánh xe đó (nhanh hơn) so với các bánh khác thì tín
hiệu từ cảm biến tốc độ bánh xe sẽ được gửi về ABS-ECU. ABS-ECU sẽ ngắt dòng
điện đến van giữ áp khi đó cả van giữ áp và van giảm áp đều có điện áp là 0V. Kết
quả là van giữ áp mở và van giảm áp đóng lại đều nhờ lực hồi vị của lò xo, dầu từ
xilanh phanh chính đi vào xilanh phanh bánh xe qua van giữ áp. Cùng lúc đó thì mô
tơ bơm vẫn hoạt động từ tín hiệu điều khiển của ABS-ECU cấp dầu từ bình chứa bổ
sung vào xilanh bánh xe qua van giữ áp làm tăng áp suất của xilanh bánh xe.
2.2.4. Bộ điều khiển ABS
2.2.4.1. Sơ đồ
Hép cÇu ch× r¬ le dø¬i n¾p cap« Hép cÇu ch× r¬ le Bé ®iÒu biÕn
Kho¸ ®iÖn dø¬i b¶ng ®ång hå Bé ®iÒu khiÓn
Bé ®iÒu
7,5 A chØnh 5V
100 A 50 A
C2
30 A C1 R¬le an toµn
30 A D8
R¬le m«t¬ b¬m
15 A
ECM-PCM

Bé ®iÒu khiÓn
Mµu tr¾ng CAN
§Ìn b¸o hÖ Mµu tr¾ng
! CAN-H
thèng phanh Mµu ®á Mµu ®á
CAN-L
Mµu xanh nh¹t Hép MICU C¸c van
Mµu xanh nh¹t
§Ìn b¸o ABS ABS Mµu xanh l¸ c©y ®iÖn tõ
PhÝa truíc bªn tr¸i
Mµu tr¾ng
Trong

Mµu ®á Ngoµi

PhÝa truíc bªn ph¶i


Hép nèi Mµu xanh l¸ c©y Trong

C¶m biÕn tèc ®é Mµu hång


Mµu xanh l¸ c©y Ngoµi

PhÝa sau bªn tr¸i

Mµu xanh nh¹t Mµu vµng Trong

Mµu x¸m Ngoµi

PhÝa sau bªn ph¶i


Mµu xanh nh¹t Trong

Mµu xanh l¸ c©y Ngoµi

C«ng t¾c møc Gi¾c Mµu ®en


DLC
dÇu phanh Mµu ®en
+B M

C«ng t¾c
phanh tay

Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống điện-điện tử điều khiển của ABS


2.2.4.2. Nguyên lý làm việc
Trên cơ sở tín hiệu từ các cảm biến tốc độ của các bánh xe, ABS ECU biết được
tốc độ góc của các bánh xe cũng như tốc độ xe.trong khi phanh mặc dù tốc độ góc của
bánh xe giảm, mức độ giảm tốc sẽ thay đổi phụ thuộc vào cả tốc độ xe khi phanh và
tình trạng mặt đường, như nhựa khô, mặt
đường ướt hoặc đóng băng……
Nói cách khác, ECU đánh giá được mức
độ trượt giữa các bánh xe và mặt đường do sự
thay đổi tốc độ góc của bánh xe khi phanh và
điều khiển bộ chấp hành ABS để cung cấp áp
suất dầu tối ưu đến các xi lanh bánh xe.
ABS ECU cũng bao gồm chức năng kiểm
tra ban đầu, chức năng chẩn đoán,chức năng
kiểm tra cảm biến tốc độ và chức năng dự
phòng.

Hình 2.9.Lược đồ điều khiển tốc độ


bánh xe
a. Chức năng điều khiển tốc độ xe.
Trong khi phanh nếu có bất kỳ bánh xe nào sắp bị bó cứng (áp suất dầu trong
xilanh phanh bánh xe quá cao) ECU sẽ gửi tín hiệu đến bộ chấp hành để điều chỉnh áp
suất thuỷ lực theo các giai đoạn sau.
- Giai đoạn A.
ECU đặt van điện 3 ở chế độ giảm áp theo mức độ giảm tốc của các bánh xe,vì
vậy giảm áp suất dầu trong xi lanh của mỗI xi lanh phanh bánh xe.
Sau khi áp suất giảm,ECU chuyển van điện 3 vị trí sang chế độ “giữ” để theo dõi sự
thay đổi về tốc độ của bánh xe.nếu ECU thấy áp suất dầu cần giảm hơn nữa nó sẽ lại
giảm áp suất.
- Giam đoạn B
Khi áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe giảm (giai đoạn A) áp suất dầu cấp
cho bánh xe cũng giảm.
Nó cho phép bánh xe gần bị bó cứng lại tăng tốc độ.Tuy nhiên,nếu áp suất dầu giảm,
lực phanh tác dụng lên bánh xe trở nên quá nhỏ.Để tránh hiện tượng này ECU liên tục
đặt van điện 3 vị trí lần lượt ở các chế độ”tăng áp”và chế độ “giữ” khi bánh xe gần bị
bó cứng phục hồi tốc độ.
- Giai đoạn C
Khi áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe tăng từ từ bởi ECU(giai đoạn B)bánh
xe có xu hướng lại bị bó cứng.
Vì vậy, ECU lại chuyển van điện 3 vị trí đến chế độ “giảm áp” để giảm áp suất dầu
bên trong xi lanh bánh xe.
- Giai đoạn D
Do áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe lại giảm(giai đoạn C),ECU bắt đầu lại
tăng áp như giai đoạn B
b. Chức năng điều khiển các rơle
+ Điều khiển rơle van điện: ECU bật rơle của van điện khi tất cả các điều kiện sau
được thỏa mãn.
- Khóa điện bật
- Chức năng kiểm tra ban đầu (nó hoạt động ngay lập tức sau khi khóa điện bật)
đã hoàn thành.
- Không tìm thấy hư hỏng trong quá trình chuẩn đoán (trừ mã 37)
ECU tắt rơle van điện nếu một trong các điều kiện trên không được thỏa mãn.
+ Điều khiển rơle môtơ bơm: ECU bật rơle môtơ bơm khi tất cả các điều kiện sau
được thỏa mãn.
- ABS đang hoạt động hay chức năng kiểm tra ban đầu đang được thực hiện
- Rơle van điện bật.
ECU tắt rơle môtơ nếu một trong các điều kiện trên không được thỏa mãn.
c. Chức năng kiểm tra ban đầu
ABS-ECU kích hoạt van điện và mô tơ bơm theo thứ tự để kiểm tra hệ thống điện
của ABS. Chức năng này hoạt động khi tốc độ xe lớn hơn 6km/h với đèn phanh tắt (nó
chỉ hoạt động một lần sau mỗi lần bật khoá điện).
d. Chức năng chẩn đoán
Nếu hư hỏng xảy ra trong bất kỳ hệ thống tín hiệu nào, đèn báo ABS trên bảng đồng
hồ sẽ bật sáng để lái xe biết hư hỏng đã xảy ra, ABS-ECU cũng sẽ lưu mã chẩn đoán
của tất cả những hư hỏng. Các mã này sẽ bị xoá khi tháo dây ác quy.
e. Chức năng kiểm tra cảm biến
- Kiểm tra điện áp ra của tất cả các cảm biến
- Kiểm tra sự giao động điện áp ra của tất cả các cảm biến
f. Chức năng dự phòng
Nếu xảy ra hư hỏng trong hệ thống truyền tín hiệu đến ECU, dòng điện từ ECU đến
bộ chấp hành bị ngắt. Kết quả là hệ thống phanh hoạt động giống như khi hệ thống
ABS không hoạt động do đó vẫn đảm bảo được chức năng phanh bình thường.

You might also like