You are on page 1of 20

Câu 1: PT trạng thái kỹ thuật của động cơ

Các thông số chẩn đoán được chọn từ các thông số công tác phải thỏa
mãn và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính hiệu quả: Tình trạng kỹ thuật một phần hoặc của cả đối tượng
được chẩn đoán dựa vào các thông số mang lai tinh hieu qua cao
- Tính đơn trị: Mối quan hệ giữa thông số chẩn đoán và thông số kết cấu
trong khoảng đo là các hàm đơn trị, nghĩa là trong khoảng xác định thì
ứng với mỗi trị số của thông số chẩn đoán chỉ có một trị số của thông số
kết cấu hay ngược lại.
- Tính nhạy: Quan hệ giữa thông số chẩn đoán và thông số kết cấu trong
tính nhạy về thông tin là phải bảo đảm khả năng phân biệt giữa sự biến
đổi của thông số kết cấu theo sự biến đổi tương ứng của thông số chẩn
đoán; -
Tính ổn định: Được đánh giá bằng sự phân bố giá trị của thông số chẩn
đoán khi đo nhiều lần, trên nhiều đối tượng đồng dạng, phải có độ lệch
bình phương trung bình nhỏ trong sự biến động của các giá trị biểu hiện
quy luật giữa thông số kết cấu và thông số công tác.
- Tính thông tin: Hiện tượng và trạng thái kỹ thuật được thể hiện rõ
trong các thông số chẩn đoán thu được, do vậy, khi mật độ phân bố của
các trạng thái kỹ thuật càng tách biệt thì thông tin càng phản ánh rõ nét;
- Tính công nghệ: Việc đo, qui trình đo đơn giản, khả năng có thiết bị
đo, giá thành đo nhỏ,... cần được xem xét trong quá trình lựa chọn thông
số chẩn đoán.
Câu 2: Quy trình lắp ráp của 1 cụm chi tiết
Nguyên tắc lắp:
- Lắp từ trong ra ngoài (ngược với quy trình tháo);
- Qui định dụng cụ lắp, dụng cụ kiểm tra và kiểm tra cho mỗi bước lắp.
- Theo đúng mômen siết bu lông đã được qui định.
- Kiểm tra độ kín khít các mối ghép (xu páp - đế), độ trơn tru của các
mối ghép (piston- xi lanh...).
- Theo đúng qui định các biện pháp an toàn mối ghép: đệm vênh, chốt
chẻ, dây buộc...
- Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước mỗi công đoạn lắp ráp: rửa, xì
nước, xì khí nén;
Câu 3: PT các nguyên nhân gây hỏng hóc, nóng động cơ bất thường
Tiếng động bất thường từ động cơ: Điều này có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau Tiếng cộc cộc khô khốc có thể xuất phát từ việc
xe không được sử dụng trong thời gian dài, khiến dầu nhớt chưa kịp lưu
thông khắp các chi tiết máy. Tiếng ào ào lớn dần có thể là dấu hiệu động
cơ thiếu dầu bôi trơn.
Tiếng nổ máy chập chờn, không ổn định: do lọc gió bị bẩn, lọc xăng bị
bẩn, thừa hoặc thiếu xăng ở động cơ ô tô, bơm xăng/bơm cao áp dầu bị
hỏng, bugi có vấn đề.
Động cơ quá nóng: hệ thống làm mát ô tô bị hỏng, dầu nhớt động cơ có
vấn đề, lọc nhiên liệu bị tắc, bơm xăng/bơm cao áp dầu bị hỏng. Một số
nguyên nhân khác có thể bao gồm két nước bị bẩn, van hằng nhiệt bị lỗi,
quạt gió bị trục trặc, bơm nước bị trục trặc, động cơ bị thiếu dầu, động
cơ bị trục trặc, thời tiết quá nóng.
Các lỗi khác trên động cơ: Có thể bao gồm vị trí kim rơ le chính bị sai,
bộ tiết kiệm của chế hòa khí không hoạt động hoặc bị hỏng, có gioăng bị
hỏng ở phần trên – giữa của bộ chế hòa khí, độ mở của bướm xăng
không hết, khe hở nhiệt xupap sai lệch, mòn xéc măng.
Câu 4: PT các nguyên nhân động cơ xăng ko khởi động đc

 Không có tia lửa điện: Để một động cơ hoạt động vẫn phải cần
nhiên liệu, tia lửa, lực nén và thời gian.
 Xe cạn nhiên liệu: Khi bình xăng xe cạn động cơ sẽ nổ máy, nhưng
không thể tiếp tục hoạt động.
 Ắc quy hỏng hoặc yếu: Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến ắc quy
chính là sự sụt giảm điện tích.
 Các cực của ắc quy kết nối kém: Hầu hết người tiêu dùng cũng
quen với việc những chiếc ắc quy bị ăn mòn ở các đầu cực.
 Cần số chưa đúng vị trí: Khi xoay chìa khóa, động cơ không khởi
động và đèn trên bảng điều khiển không sáng hoặc nhấp nháy, điều
đó có thể là do vị trí cần số chưa về vị trí

Câu 5: PT các nguyên nhân động cơ diesel ko khởi động đc

 Ắc quy xuống cấp nên gây điện yếu.


 Hệ thống đánh lửa (bugi, bobin đánh lửa…) kém.
 Hệ thống nhiên liệu kém.
 Áp suất nén giảm (do hư hỏng xu-páp, piton, sec măng…)

C âu 6: PT các nguyên nhân động cơ nổ không ổn định


1. Tiếng động bất thường phát ra từ động cơ: Điều này có thể do dây
curoa bị chai hoặc chùng, hoặc do xe lâu ngày không sử dụng khiến dầu
nhớt chưa kịp lưu thông khắp các chi tiết máy.
2. Tiếng nổ máy chập chờn, không ổn định: do lọc gió bị bẩn, lọc xăng
bị bẩn, thừa hoặc thiếu xăng ở động cơ, bộ điều chỉnh áp suất bị rò rỉ
hoặc mòn bơm xăng, bugi có vấn đề.
3. Bướm ga bị đóng thường xuyên: làm mất vị trí đầu chuẩn của bộ phận
này, làm giảm hiệu suất của động cơ
4. Nhiên liệu không vào: Có thể là do hết xăng, sứt gãy bánh răng ở trục
cam, xi lanh trong động cơ bị giảm sút áp suất, mức nhiên liệu buồng
phao của bộ chế hòa khí có thể không đúng theo tiêu chuẩn
C âu 7: PT các nguyên nhân gây giảm công suất động cơ, hiệu suất khi
lên xuống dốc
Bugi mòn: Giữa hai điện cực bugi có một khe hở, lâu dần hai điện cực
mòn đi, tạo thành một khe hở lớn khiến cho tia lửa bị yếu.
Dây cao áp bị hư hao: Dây cao áp là một bộ phận liên kết với hoạt động
của bugi. Sau một thời gian sử dụng dây cao áp cũng bị mòn đi, giảm
hiệu suất đánh lửa của bugi.
Các dây đai, xích bị hao mòn:
Bô bin đánh lửa bị hỏng: Bô bin có tác dụng tạo ra dòng điện áp cao,
giúp bugi phóng ra tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu và không khí.
Bộ lọc không khí bị tắc nghẽn:
Tắc đường ống xả: Đường ống xả là nơi thải khí độc ra bên ngoài.
Bơm nhiên liệu bị lỗi: Nếu xe không có lực khi tăng tốc, điều đó có
nghĩa là bơm nhiên liệu bị lỗi.
Lỗi bô-bin đánh lửa, thời điểm đánh lửa lệch, bộ lọc nhiên liệu và kim
phun bị lỗi:
Câu 8: PT các nguyên nhân khi động cơ hoạt động sử dụng nhiên liệu có
mùi nguyên thuỷ
Xéc măng bị mòn: Nếu xéc măng bị mòn và không được bịt kín, nhất là
xéc măng dầu thì sẽ khiến cho dầu bôi trơn động cơ đi lên buồng đốt và
bị đốt cháy, điều này sẽ làm xuất hiện khói trắng.
Thói quen lái xe của tài xế: Trong quá trình lái xe không thể tránh khỏi
việc khi tăng giảm ga đột ngột hoặc tải nặng.
Thời tiết lạnh: Khi thời tiết lạnh, thời gian khởi động của xe sẽ lâu hơn
bình thường do dầu bôi trơn bị đông đặc lại vì lạnh nên khả năng bôi
trơn không đủ khiến tốc độ quay của động cơ chưa đạt đến độ cần thiết.
Gioăng nắp máy quá tuổi thọ, động cơ quá nhiệt, nứt block máy hoặc
turbo tăng áp gặp vấn đề
Sử dụng nhiên liệu kém chất lượng
Câu 9: PT các nguyên nhân có màu khí thải bất thường trên động cơ
xăng
Khí thải màu trắng: Nếu khí thải màu trắng xuất hiện dày đặc, có thể là
do nước làm mát ô tô bị rò rỉ vào động cơ. Nguyên nhân có thể là do
gioăng nắp máy quá tuổi thọ, động cơ quá nhiệt, nứt block máy hoặc
turbo tăng áp gặp vấn đề.
Khí thải màu đen: hầu hết là do động cơ xe đốt quá nhiều nhiên liệu
trong quá trình hoạt động dẫn tới tỷ lệ không khí và nhiên liệu thấp hơn
mức cho phé
Khí thải màu xanh: Nếu khí thải màu xanh xuất hiện, có thể là do dầu
bôi trơn động cơ lọt vào buồng đốt do hở ron nắp quy-lát, xéc măng, xy-
lanh.
Câu 10: PT các nguyên nhân có màu khí thải bất thường trên động cơ
diesel
Gioăng nắp máy quá tuổi thọ. Động cơ quá nhiệt.
Nứt block máy hoặc turbo tăng áp gặp vấn đề.
Kim phun bị rò rỉ hoặc sai lệch. Sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.
Câu 11: PT các nguyên nhân làm tăng giảm áp suất dầu bôi trơn của
động cơ
+ Nguyên nhân tăng áp suất dầu:
Tắc nghẽn lọc dầu: Lọc dầu bẩn có thể gây tắc nghẽn và làm tăng áp
suất dầu.
Van áp suất dầu hỏng: Van áp suất dầu hỏng có thể gây tăng áp suất dầu.
Dầu bôi trơn không phù hợp: Dầu bôi trơn không phù hợp có thể gây
tăng áp suất dầu.
+ Nguyên nhân giảm áp suất dầu:
Rò rỉ dầu
Van áp suất dầu hỏng
Dầu bôi trơn không đủ
Bơm dầu hỏng
Lỗ thông gió bị tắc
Dầu bôi trơn không phù hợp
Máy nén không hoạt động
Câu 11: PT các triệu chứng có thể xuất hiện trên động cơ xăng khi hệ
thống đánh lửa ko đúng thời điểm
- Nhiệt độ động cơ tăng cao.
- Có tiếng nổ trong ống xả do xăng không được đốt hết và tiếp tục cháy
khi ra đường xả.
- Gây tiêu hao nhiên liệu.
- Động cơ bị ngộp xăng do không được đốt cháy kịp thời làm xe không
tăng tốc được
Câu 12: Các dấu hiệu nhận biết hệ thống khởi động ô tô bị lỗi
Máy khởi động không quay mặc dù đã đóng mạch điện. Ta cần kiểm tra
lại dây nối hoặc hệ thống điện xe ô tô
Đèn bị giảm độ sáng so với trước khi khởi động, máy khởi động quay
chậm. Có thể là do cuộn dây kích từ trong máy khởi động bị ngắn mạch.
Máy khởi động quay nhưng không có lực truyền đến trục cơ. Cần kiểm
tra cơ cấu truyền lực từ trục roto đến bánh đà.
Máy khởi động quay nhưng phát ra tiếng kêu. Hiện tượng này xảy ra do
bánh răng truyền động không khớp với vành bánh đà trên trục khuỷu.
Câu 13: Dựa vào màu sắc của bugi, phân tích tình trạng kỹ thuật của
động cơ xăng
Bugi có màu vàng nâu: Điều này chứng tỏ động cơ hoạt động bình
thường, tỷ lệ hòa khí (xăng/không khí) đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các
thành phần cơ học ổn định.
Bugi có màu đen và khô: Điều này thường là do động cơ hoạt động ở
chế độ giàu nhiên liệu (dư xăng) hoặc xe chạy cầm chừng quá mức
Bugi có màu đen và ướt: Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi lanh,
bị đốt tạo thành muội than bám trên bugi và dầu bám vào bugi làm bugi
ướt.
Bugi có màu trắng: Bugi chuyển sang màu trắng khi động cơ xe phải
hoạt động quá nhiệt. Nguyên nhân do bugi có khoảng nhiệt quá lớn, chỉ
số octan của nhiên liệu quá thấp, hệ thống làm mát động cơ hư hỏng,
thời gian đánh lửa của động cơ không tối ưu, hoặc động cơ bị thiếu
xăng.
Câu 14: PT nguyên nhân gây rung trên động cơ ô tô
Dao động của áp suất cháy hoặc mô-men trong động cơ: Điều này có thể
xảy ra do áp suất cháy trong buồng đốt hoặc do mô-men tạo ra bởi các
bộ phận chuyển động trong động cơ.
Lốp không cân bằng
Đường gồ ghề, sự không cân bằng hoặc góc nối ở trục các đăng
Sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số hoặc bộ vi sai
Các dao động của lực ma sát trong li hợp hoặc các
Giá đỡ động cơ (ụ cao su chân máy): Khi thành phần này bị hỏng, chẳng
hạn như vỡ các đệm/ụ cao su, rơ rão, nó sẽ không thể giữ động cơ,
không thể triệt tiêu các rung động phát ra.
Câu 15: PT các triệu chứng của động cơ diesel khi bộ đôi xilanh piston
của bơm cao áp bị mòn
Cặp piston xi lanh bơm bị mòn nghiêm trọng.
Vành răng bị lỏng không kẹp được ống xoay.
Kim phun bị kẹt hoặc lỗ phun tắc.
Có nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy
Vòi phun bị kẹt, mòn mặt côn đóng không kín.
Lò xo vòi phun yếu, gãy.
Có không khí trong đường ống cao áp
Câu 16: PT các dấu hiệu nhận biết hư hỏng của hệ thống làm mát
Xe ô tô kêu cạch cạch, tiếng kêu lạ dưới nắp capo khi xe tăng tốc
Xe bị quá nhiệt, gầm xe xuất hiện vết rò rỉ của dung dịch nước màu vàng
hoặc xanh lá
Két nước bị tắc, gỉ, hỏng van hằng nhiệt, ống dẫn nước làm mát bị rò rỉ
Hỏng quạt gió
Câu 17: PT các nguyên nhân dẫn đến động cơ xăng tiêu hao nhiều nhiên
liệu
Chạy không tải quá mức, động cơ vẫn nổ trong khi xe không di chuyển.
Dừng nhả phanh hoặc tăng giảm ga đột ngột.
Sử dụng máy lạnh thường xuyên.
Nổ máy khi đỗ, dừng xe trong thời gian dài.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị lỗi.
Nước làm mát bị thiếu, lọc gió động cơ bị bụi bẩn.
Bugi bị mòn, bẩn, tỷ số nén bị thấp.
Áp suất lốp bị thấp, van hằng nhiệt gặp vấn đề
Câu 18: PT các nguyên nhân dẫn đến động cơ diesel tiêu hao nhiều
nhiên liệu
Tắc đường xả khí: Ống xả bị tắc khiến áp suất khí tăng lên làm cho động
cơ phải hoạt động nhiều hơn để đẩy khí thải ra ngoài
Các chất thải: Động cơ diesel tạo ra nhiều chất thải như CO, O2 (dư),
NOx, các chất thải dạng hạt,…
Bó phanh, kẹt phanh: Khi bó phanh hoặc kẹt phanh, động cơ phải làm
việc nhiều hơn để vượt qua trở kháng, dẫn đến tiêu thụ nhiên liệu cao
hơn.
Các yếu tố khác: Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác như tình trạng
đường đi, tải trọng, tốc độ, kiểu lái xe, và chất lượng nhiên liệu cũng có
thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ diesel.
Câu 19: Lập ma trận chuẩn đoán, PT hư hỏng, xác định các thông số
chuẩn đoán của hộp số sàn
+ Các hư hỏng của hộp số sàn:
Hộp số bị đặt không đúng.
Bạc đạn trục sơ cấp bị mòn hoặc hư hỏng sẽ khiến hộp số bị kêu ở số N.
Các bánh răng bị mòn.
Bạc đạn trục thứ cấp bị mòn hoặc hư hỏng.
Bộ đồng tốc bị mòn.
+ Các thông số chuẩn đoán:
Có dải tỷ số truyền phù hợp, phân bố các khoảng thay đổi tỷ số truyền
một cách tối ưu, phù hợp với tính năng động lực học
Phải có hiệu suất truyền lực cao.
Có cơ cấu định vị chống nhảy số và cơ cấu chống gài hai số cùng một
thời điểm.
Kháng ăn mòn và thay đổi số tốt
Bảo vệ tốt các bộ truyền động chịu va đập và tải nặng.
Duy trì độ nhớt trong quá trình sử dụng, chỉ số độ nhớt đủ lớn, trong
môi trường nhiệt biến đổi, độ nhớt vẫn ổn định
Câu 20: Lập ma trận chuẩn đoán, PT hư hỏng, xác định các thông số
chuẩn đoán của hệ thống lái trợ lực bằng thuỷ lực
+ Các hư hỏng của hệ thống lái:
Dạng hư hỏng phổ biến là mòn bơm thủy lực của trợ lực
Hư hỏng ổ bi đỡ trục và phát ra tiếng ồn khi bơm làm việc, do mòn bề
mặt đầu cánh bơm, do dầu quá bẩn không đủ dầu cấp cho bơm, do tắc
lọc, bẹp đường ống dẫn dầu…
Sự cố trong van phân phối dầu: áp suất đường dầu cấp cho các buồng
của xi lanh lực khác nhau, gây nên tay lái nặng nhẹ khi quay vòng về hai
phía
Sự cố trong xi lanh hệ thống trợ lực: Mòn xi lanh trợ lực, dầu lẫn tạp
chất và nước, làm giảm áp suất, mất dần khả năng trợ lực.
Lỏng và sai lệch các liên kết
+ Các thông số chuẩn đoán:
Độ rơ vành lái tăng.
Lực trên vành lái gia tăng hay không đều.
Xe mất khả năng chuyển động thẳng ổn định.
Mất cảm giác điều khiển.
Rung vành lái, phải thường xuyên giữ chặt vành lái.
Câu 21: Lập ma trận chuẩn đoán, PT hư hỏng, xác định các thông số
chuẩn đoán của hệ thống treo
+ Các hư hỏng của hệ thống treo:
- Bộ phận dẫn hướng
Mòn các khớp trụ, khớp cầu;
Biến dạng khâu: đòn giằng, bệ đỡ, bệ xoay, dầm cầu, nhíp lá, quang
treo;
Sai lệch các thông số cấu trúc, các chỗ điều chỉnh, vấu giảm va, vấu tăng
cứng…
- Bộ phận đàn hồi
Giảm độ cứng, giảm chiều cao của thân xe, tăng khả năng va đập cứng
khi phanh hay tăng tốc, gây ồn, tăng gia tốc dao động thân xe,làm xấu
độ êm dịu khi xe đi trên đường xấu.
Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng, rung xóc mạnh, mất
êm dịu chuyển động, tang lực tác dụng lên thân xe, giảm khả năng bám
dính, tuổi thọ của giảm chấn trên cầu xe sẽ thấp.
Gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mỏi của vật liệu.
- Bộ phận giảm chấn
Mòn bộ đôi xy lanh, piston.
Hở phớt bao kín và chảy dầu của giảm chấn.
Dầu biến chất sau một thời gian sử dụng.
Kẹt van giảm chấn có thể xảy ra ở hai dạng: luôn mở hoặc luôn đóng.
Thiếu dầu, hết dầu đều xuất phát từ các hư hỏng của phớt bao kín.
+ Các thông số chuẩn đoán:
Quan sát sự rạn nứt của nhíp, vặn chặt các mối ghép: quang nhíp, các
đầu cố định, di động của nhíp...
Bôi trơn cho ắc nhíp.
Đo độ võng tĩnh của nhíp so sánh với tiêu chuẩn, nếu không đảm bảo
phải thay mới.
Kiểm tra độ mòn của ắc nhíp, bạc ắc nhíp.
Câu 22: Lập ma trận chuẩn đoán, PT hư hỏng, xác định các thông số
chuẩn đoán của hệ thống phanh thuỷ lực
+ Các hư hỏng của hệ thống phanh thuỷ lực:
Khu vực xi lanh chính:
- Thiếu dầu phanh; Dầu phanh lẫn nước; Rò rỉ dầu phanh ra ngoài; Dầu
phanh bị bẩn, nhiều cặn làm giảm khả năng cấp dầu hay tắt lỗ cấp dầu từ
buồng chứa dầu tới xi lanh chính; Sai lệch vị trí các piston dầu do điều
chỉnh không đúng hay do các sự cố khác; Nát hay hỏng các van dầu;
Cào xước hay rỗ bề mặt làm việc của xi lanh.
- Tắc bên trong, bẹp bên ngoài đường ống dẫn; Thủng hay nứt, rò rỉ dầu
tại các chỗ nối.
Khu vực các xi lanh bánh xe.
- Rò rỉ dầu phanh ra ngoài, rò rỉ dầu phanh qua các joăng, phớt bao kín
bên trong; Xước hay rỗ bề mặt làm việc của xi lanh.
Hư hỏng trong cụm trợ lực:
- Nguồn năng lượng trợ lực: hư hỏng của bơm chân không, máy nén khí,
bơm thủy lực, nguồn điện, đường ống dẫn, lưới lọc, van điều áp…
- Van điều khiển trợ lực: mòn, nát các bề mặt van, sai lệch vị trí, không
kín khít hay tắt hoàn toàn các lỗ van…
- Các xi lanh trợ lực: sai lệch vị trí, không kín khít, rò rỉ…
- Các cơ cấu bộ phận liên kết giữa phần trợ lực và phần dẫn động điều
khiển, gây nên sai lệch hay phá hỏng mối tương quan của các bộ phận
với nhau.
Hư hỏng trong cụm điều hòa lực phanh: mòn, nát các bề mặt van, sai
lệch vị trí, không kín khít hay tắc hoàn toàn các lỗ van…
+ Các thông số chuẩn đoán:
Kích bánh xe, kiểm tra trạng thái bó cứng bánh xe lần lượt qua các trạng
thái: phanh bằng phanh chân, phanh bằng phanh tay, khi thôi phanh.
Khe hở giữa má phanh và tang trống (đĩa phanh)
Kiểm mức dầu và bổ sung dầu trong tổng bơm
Kiểm tra điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống
Câu 23: Lập ma trận chuẩn đoán, PT hư hỏng, xác định các thông số
chuẩn đoán của hệ thống phanh khí nén
+ Các hư hỏng của hệ thống phanh khí nén:
Máy nén khí và van điều áp có các
- Mòn buồng nén khí: séc măng, piston, xi lanh.
- Mòn hỏng các bộ bạc hay bi trục khuỷu.
- Thiếu dầu bôi trơn.
- Mòn, hở van một chiều.
- Chùng dây đai.
- Kẹt van điều áp của hệ thống.
Đường ống và bình chứa khí nén:
- Tắc đường ống dẫn.
- Dầu và nước đọng lại.
Van phân phối, van ba ngả, các đầu nối:
- Kẹt các van làm mất hiệu quả dẫn khí.
- Nát hỏng các màng cao su.
Cụm bầu phanh bánh xe:
- Thủng các bát cao su.
- Gãy lò xo hồi vị các bát cao su.
+ Các thông số chuẩn đoán:
Tiến hành điều chỉnh chốt lệch tâm của má phanh
Tiến hành điều chỉnh khe hở phía trên nhờ cam lệch tâm hoặc trục vít
quay cam phanh
Câu 24: Lập ma trận chuẩn đoán, PT hư hỏng, xác định các thông số
chuẩn đoán các trạng thái mài mòn trên lốp
- Các hư hỏng mài mòn trên lốp:
+ Mòn nhiều ở phần giữa của bề mặt lốp là do lốp thường xuyên làm
việc ở trạng thái quá áp suất.
+ Mòn nhiều ở cả hai mép của bề mặt lốp là do lốp thường xuyên làm
việc ở trạng thái thiếu áp suất lốp.
+ Mòn lệch một phía (trong hay ngoài của các bánh xe) là do liên kết
bánh xe trên xe không đúng qui định của hãng sản xuất.
+ Mòn vẹt một phần của chu vi lốp, trước hết là do sự chịu tải không
đồng nhất trên chu vi lốp, do mất cân bằng khi xe chạy ở tốc độ cao.
- Các thông số chuẩn đoán:
Xác định áp suất bánh xe
Xác định áp suất khí nén trong lốp
Giá trị áp suất chuẩn
Kiểm tra trạng thái hư hỏng bên ngoài
Kiểm tra kích thước hình học bánh xe
Xác định sự hao mòn lốp do mài mòn
Kiểm tra sự rơ lỏng các kết cấu liên kết bánh xe
Câu 26: PT quy trình tháo lắp, kiểm tra các chi tiết nhóm cơ cấu phân
phối khí của động cơ 4 kỳ 4 xilanh
+ Quy trình tháo lắp
Tháo nắp máy
Nhấc nắp máy ra ngoài
Tháo buly đầu trục động cơ (tháo đai ốc giữ bu ly, dùng cảo để tháo).
Tháo con đội.
Tháo bộ căn dịch dọc trục cam
Lựa tháo trục cam ra ngoài và tháo cụm xupáp
+ Kiểm tra
Kiểm tra khe hở nhiệt của supáp
Kiểm tra pha phân phối khí và áp suất nén xi lanh
Câu 27: Kiểm tra độ kín của bơm cao áp
Cân chỉnh lại áp suất, lưu lượng, các nhánh bơm và điểm bắt đầu bơm,
bộ điều tốc.
Lắp bơm lên động cơ và kiểm tra pít tông xy lanh bơm và van thoát dầu
để xem bộ phận này có đảm bảo độ kín đã tốt hay không.
Kiểm tra xác định áp suất lớn nhất.
Kiểm tra dấu ở vòng răng và thanh rang
Câu 28: PT kiểm tra các liên kết tại các khu vực bánh xe bị rơ lỏng
Sự rơ lỏng các bánh xe dẫn hướng liên quan tới mòn ổ bi bánh xe , lỏng
ốc bắt bánh xe mòn trụ đứng hay các khớp cầu trong các đòn dẫn động
lái.
Phát hiện các rơ lỏng này có thể được tién hành nâng bánh xe cần xem
xét, dùng lực của 2 cánh tay lắc bánh xe xung quanh tâm bánh theo 2
hương thẳng đứng và ngang.
Cảm nhận độ rơ của bánh xe:
-nếu bị rơ theo cả 2 phương thì đó là do ổ bi bánh xe bị mòn.
-nếu chỉ bị rơ theo phương thẳng đứng thì là do mòn trụ đứng hay các
khớp cầu khớp trụ trong hệ thống treo độc lập.
-nếu chỉ bị rơ theo phưng ngang thì do mòn các khớp cầu trong hệ thông
lái.
Sự rơ lỏng ổ bi hay trụ đứng còn có thể tiến hành xác định khi đưa lên
bệ thử kiểu rung ngang.
Sự rơ lỏng các bánh xe có thể ảnh hưởn tới độ chụm và các góc đặt của
bánh xe đồng thời xuất hiện sự mòn không đều của lốp.
Câu 29: PT quy trình tháo lắp, kiểm tra các chi tiết cụm piston – thanh
truyền của động cơ 4 kỳ 4 xilanh
Tháo :
-Lật nghiêng động cơ hướng lên trên để tháo cụm piston thanh truyền
-Đánh dấu thanh truyền theo thứ tự của xi lanh
-Quay trục khuỷu để cụm piston thanh truyền cần tháo xuống vị trí thấp
nhất, dùng tuýp nới hai bulong và tháo ra đầu dưới thanh truyền, bạc lót
-Dùng cán búa gõ nhẹ để tháo cụm piston thanh truyền ra ngoài
Kiểm tra:
-Kiểm tra piston có bị nứt vỡ, khe hở piston và xilanh có đạt tiêu chuẩn
-Dùng đồng hồ đo lỗ xác định độ côn, ovan, mài mòn
-Kiểm tra khe hở lắp xéc măng, độ khít giữa piston và chốt
-Kiểm tra bulong thanh truyền, lỗ dầu, độ xoắn thanh truyền, độ cong
Câu 30: PT quy trình tháo lắp, kiểm tra các chi tiết nhóm trục khuỷu, bạc
lót, bánh đà của động cơ 4 kỳ 4 xilanh
Tháo:
-Tháo rời cụm piston thanh truyền
-Tháo vòng gang, tháo bulong và lấy bánh đà ra khỏi đuôi trục khuỷu
-Tháo trục khuỷu và nhấc trục ra, lấy bạc và ổ bạc ra ngoài.
-Tháo bulông và bánh dẫn động đai
-Tháo hộp bánh răng truyền động của trục khuỷu và tháo gối đỡ trục
khuỷu.
Kiểm tra:
-Kiểm tra trục khuỷu bị xước, cháy rỗ, rạn nứt
-Kiểm tra độ mòn côn, mòn ô van của cổ trụcvà cổ biên.
-Kiểm tra độ cong, độ xoắn của trục khuỷu
-Kiểm tra độ đảo của mặt bích bánh đà
-Kiểm tra khe hở giữa cổ trục, cổ biên và bạc lót
-Kiểm tra khe hở hướng trục của trục khuỷu
Câu 31: PT quy trình tháo lắp, kiểm tra các chi tiết nhóm piston, xéc
măng của động cơ 4 kỳ 4 xilanh
Tháo:
-Dùng kiềm tháo xéc măng để đưa xéc măng ra khỏi piston
-Nếu không có kìm ta có thể dung tay lót để mở từ từ và đều khi nào lọt
piston thì đưa xéc măng ra ngoài
Kiểm tra:
-Kiểm tra khe hở miệng, các khe hở ở lưng, cạnh của xéc măng
Câu 32: PT quy trình tháo lắp, kiểm tra nắp máy, thân máy của động cơ
4 kỳ 4 xilanh
Tháo:
-Tháo các hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu
- Tháo các bộ phận liên quan nếu như có các đường ống nước, ống dầu
xăng, máy phát điện, máy nén khí…
-Tháo nắp chụp giàn cò
-Tháo cụm phân phối khí( giàn cò,đũa đẩy)
-Tháo trục cam ở trên nắp máy thì trước khi tháo phải kiểm tra dấu trên
bánh đai, đĩa xích khi tháo dây đai hoặc xích truyền động
-Lấy nắp máy ra và tháo bầu lọc dầu (nếu có)
-Tháo cụm pít tông thanh truyền
-Tháo xi lanh ra khỏi thân máy
Kiểm tra:
-Kiểm tra các vết rạn nứt, thủng
-Kiểm tra các bệ lỗ lắp ghép( gối đỡ trục khuỷu, lỗ lắp trục cam )
Câu 33: Trình bày phương pháp xác định ĐCT của piston khi lắp ráp
-Loại động cơ có dấu điểm chết trên
Trên động cơ ôtô, các dấu chỉ ĐCT của pit tông số 1 thường được biểu
thị ở nắp đậy bộ phận truyền động trục khuỷu, trục cam và dấu trên pu ly
ở đầu động cơ.
-Loại động cơ không có dấu điểm chết trên
Ta dùng dụng cụ là một ống trụ trong có lồng kim chỉ thị, được đẩy bằng
lò xo. Kim dò xuyên qua lỗ lắp bu gi hay lỗ lắp vòi phun để luôn tỳ lên
một điểm cố định của đỉnh pit tông. Khi kim dò di chuyển sẽ làm quay
kim chỉ thị trên vành chia độ. Phương pháp xác định ĐCT như sau:
+Đánh dấu vị trí đầu tiên trên bánh đà (điểm a) ứng với (điểm d) trên
thân máy, lúc này kim chỉ thị sẽ ở một vị trí nào đó trên vành chia độ.
+Dùng tay quay trục khuỷu cho pit tông vượt qua ĐCT, đẩy kim dò dao
động lên xuống. Khi chỉ thị chỉ đúng về vị trí ban đầu trên vành chia độ,
đánh dấu thứ hai trên bánh đà (điểm c, b) trùng với (điểm d) trên thân
máy.
Chia đôi khoảng cách giữa hai điểm a và c ta sẽ có một tâm điểm của
cung ab.
Quay trục khuỷu cho tâm điểm của cung ab ứng (với điểm d) trên thân
máy ta có ĐCT cần tìm.
Câu 34: Khe hở nhiệt xupap là gì ? Tại sao phải điều chỉnh khe hở nhiệt
xupap ? Trình bày phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt xupap
-Khe hở nhiệt là khoảng trống nhỏ giữa đỉnh xupap và phần cơ khí tác
động lên nó để mở xupap
- Vì nếu không có khe hở nhiệt xupáp thì khi động cơ làm việc xupáp bị
giãn nở làm cho nó đóng không kín vào ổ đỡ làm giảm áp suất cuối kỳ
nén đồng thời xupáp còn bị cháy, rỗ bề mặt tiếp xúc với bệ đỡ. Nếu khe
hở nhiệt quá lớn thì sẽ làm thay đổi thời điểm đóng mở của các xupáp
dẫn đến làm giảm công suất của động cơ, tăng mức tiêu hao nhiên liệu,
giảm tuổi thọ của động cơ.
- Chuẩn bị dụng cụ điều chỉnh: Tay quay, căn lá, tuốc nơ vít, clê, khẩu.
- Tháo nắp che giàn cò mổ xupáp
- Xác định vị trí của các xupáp hút - xả, góc lệch công tác giữa các máy
- Chọn căn lá có chiều dày phù hợp vói khe hở nhiệt tiêu chuẩn của các
xupáp hút và xả
- Quay trục khuỷu bằng tay quay để máy số 1 ở ĐCT vào cuối kỳ nén -
đầu kỳ nổ. Khi đó máy song hành máy 1 ở thời điểm cuối xả - đầu hút.
- Chia puly đầu trục khuỷu thành các phần theo góc lệch công tác
- Đưa căn lá đã chọn vào giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ. Dùng tuốcnơvít
văn vít điều chỉnh vào đồng thời vừa xê dịch căn lá đến khi nào dịch
chuyển căn lá thấy hơi nặng tay thì dừng lại.
-Quay trục khuỷu đi một góc bằng góc lệch công tác (dấu vạch trên puly
trùng với dấu trên thân máy) để điều chỉnh khe hở nhiệt của máy tiếp
theo
- Lần lượt tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp cho tất cả các máy
Câu 37: Trình bày phương pháp lắp bơm cao áp trên động cơ, giải thích
ý nghĩ việc đặt bơm
Lắp:
-Đặt lại cam không dấu
-Gắn bơm liên động vào bộ truyền động và xiết chặt hơn vào động cơ
-Sử dụng bơm tay để bơm nhiên liệu vào và xả vào hệ thống
-Thực hiện kiểm tra bằng cách quay và quan sát trục khuỷu. Đồng thời
quan sát đầu ống cao áp khi máng dầu chuyển động thì dấu trên thân
động cơ phải trùng với dấu trên bánh đà.
Ý nghĩa:
-Nhiệm vụ chính của các loại bơm cao áp ô tô là tiếp nhận và phân phối
nhiên liệu cho vòi phun với áp suất cao, giúp xe hoạt động với công suất
tối đa, tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường.

You might also like