You are on page 1of 10

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ PHÒNG CHÁY THÀNH NAM

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG


HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

CÔNG TRÌNH : XƯỞNG DỊCH VỤ SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG

ĐỊA CHỈ : KHU 4, PHƯỜNG HÀ KHÁNH, TP. HẠ LONG,


TỈNH QUẢNG NINH

CHỦ ĐẦU TƯ : CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN


THÔNG VÀ DỮ LIỆU THANH TOÁN AN DU
TẠI QUẢNG NINH

ĐƠN VỊ THI CÔNG : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHÒNG


CHÁY THÀNH NAM

QUẢNG NINH, NĂM 2022


I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BƠM ĐỘNG CƠ ĐIỆN
1.1. Chuẩn bị trước khi sử dụng.
1. Nối dây đất trước khi sử dụng để phòng ngừa nguy cơ bị điện giật trong trường
hợp cách điện không đúng. Để tránh bị điện giật, hãy cẩn thận đừng để phích cắm điện bị
thấm nước. Chỉ nối dây đất sau khi ngắt điện, tuyệt đối không nối vào các ống dẫn hơi đốt
vì nguy cơ nổ.
2. Tránh vận hành máy bơm trong tình trạng khô và không có nước vì máy sẽ do
đó mà mất sức bền và động cơ có thể bị trục trặc.
3. Chỉ dùng máy bơm để bơm nước không để bơm những chất lỏng khác. Nếu
dùng máy cho những dung môi khác như Benzen, axit, những chất lỏng dễ cháy như
xăng và các loại có độ nhớt cao, nguy cơ cháy có thể xảy ra, làm máy hỏng và giảm sức
bền của máy.
4. Tuyệt đối không dùng mền hoặc vải để bọc động của của máy bơm nhằm tránh
giá lạnh vì máy có thể bốc cháy.
5. Tránh dùng máy ở những chỗ trống có thể bị ánh nắng chiếu vào trực tiếp hoặc
bị mưa làm ướt, vì như thế sức bền của máy sẽ giảm và cũng có nguy cơ bị điện giật.
6. Tránh dùng máy ở những chỗ có độ nóng quá 400C hoặc lạnh dưới -100C và
cho nước nóng trên 400C. Sức bền của máy bơm có thể bị giảm.
7. Trong trường hợp đặt máy ở giếng mà cát có thể bị hút vào cùng với nước cần
có thiết bị lọc cát. Thiết bị này ngăn ngừa cánh quát trong vòi bơm không bị cát cọ xát
làm trầy nhanh chóng, áp suất bơm bị yếu đi và lượng nước bị giảm.
8. Dao động điện áp phải giữ trong mức 10% của điện áp định sẵn. Nếu không
sức bền của máy có thể bị giảm.
1.2. Dùng máy lại sau một thời gian dài.
Động cơ có thể không chạy dù đã bật điện. Nguyên nhân có thể là chất bẩn ứ
đọng và đóng đặc trong phần nước còn trong đầu bơm.
Trong trường hợp này, tắt điện, dùng tuốc nơ vít hay dụng cụ tương tự vặn lỗ ở
trục phía sau động cơ vài lần. Sau đó, có thể vận hành máy bơm như thường lệ.
1.3. Khởi động máy
Vì máy bơm này không thuộc loại máy bơm tự động mồi nước, khi khởi động cần
phải mồi nước theo trình tự mỗi bước:
- Mở nắp phễu và đổ nước vào, đóng nắp phễu. Không khí trong ống hút sẽ được
đẩy ra.
- Trước khi bật điện phải mở van nước bên phần ống xả.
- Nếu mồi nước mà chưa được, có lẽ vì còn không khí trong ống hút. Để không
khí thoát ra khỏi ống hút đổ nước vào, bật điện và tắt điện vài lần.
- Vì máy bơm không có công tắc riêng, dùng phích điện trên tường hoặc cắm và
rút dây điện ở ổ cắm.
Tuyệt đối không vận hành máy mà không có nước mồi. Phớt và cánh quạt sẽ bị
hỏng làm sức bền của máy giảm đi.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý BƠM ĐIỆN
2.1. Khởi động:
Trước khi khởi động bơm, phải kiểm tra để đảm bảo trục của động cơ có thể quay
tự do. Một số bơm có một rãnh nhỏ trên đầu trục phía cánh bơm. Khi bơm bị kẹt, tra
chìa vặn vít vào rãnh nhỏ này rồi dùng búa gõ nhẹ. Chỉ khởi động bơm khi bơm và ống
hút đã chứa đầy nước. Không được cho bơm chạy khô, nếu chạy lâu sẽ bị hỏng cánh,
khoang chia nước dẫn tới cháy động cơ... Với bơm ba pha, động cơ phải được đặt theo
đúng chiều mũi tên vẽ trên thân bơm (Theo chiều kim đồng hồ khi nhìn động cơ từ phía
cánh bơm). Nếu động cơ đặt không đúng chiều, phải đảo các mối nối dây dẫn điện từ
nguồn. Bơm chỉ được phép hoạt động theo các thông số quy định. Nếu muốn cho bơm
hoạt động ra ngoài khoảng quy định, có thể điều chỉnh van cổng trên ống hút hoặc điều
chỉnh áp suất của bất kỳ rơ le áp suất nào.
2.2. Bảo dưỡng:
Máy bơm không cần có bảo dưỡng đặc biệt. Nếu không sử dụng trong thời gian dài,
đầu bơm và các ống dẫn nên được làm khô hoàn toàn. Trước khi khởi động lại, bơm phải
kiểm tra trục, đồng thời đổ đầy nước vào bơm và ống hút. Nếu vòng bi bị dơ mòn thì phải
thay bi mới, hàng năm phải bảo dưỡng toàn bộ phần bơm và động cơ theo định kỳ.
Một số hỏng hóc có thể xảy ra khi gia đình bạn sử dụng máy bơm nước. Để giúp
chiếc máy bơm hoạt động tốt trong mùa hè tới, Tổ tư vấn kỹ thuật 19 Cửa Nam giới
thiệu một số biểu hiện của máy bơm khi chúng có "bệnh":
- Động cơ bị rò điện: Nguyên nhân của hiện tượng này là chỗ nối dây, dây cuốn
động cơ bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện. Ngoài ra do dây cuốn động cơ bị ẩm hoặc nước
chảy vào cũng có những biểu hiện tương tự, cần sấy khô hoặc sửa chữa chỗ nối dây.
- Có dấu hiệu điện vào máy bơm như đèn chiếu sáng, nhưng máy không hoạt
động: Nguyên nhân có thể điện áp nguồn quá yếu cần tăng điện áp. Ngoài ra còn một số
hỏng hóc sẽ dẫn đến những hiện tượng trên như: tụ điện trong mạch cuộn dây phụ của
dây quấn động cơ bị hỏng cần thay tụ khác; phần cánh máy bơm bị kẹt, hỏng, vỡ hoặc
do nguồn nước tạo cặn bám trên bề mặt cánh bơm cần phải vệ sinh và kiểm tra và thay
cánh bơm khác; nếu do ổ bi động cơ bị mòn nhiều gây lệch tâm trục cánh bơm động cơ
điện tạo cho cánh bơm roto cọ xát với về mặt buồng bơm...
- Máy bơm chạy tốt nhưng không có nước chảy ra điều này chứng tỏ không có
nước vào đầu ống hút do mất nước hoặc nguồn nước bịcạn. Nếu chạy lâu sẽ dẫn tới hiện
tượng cháy máy bơm. Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân mất nước mồi do van một
chiều không kín. Tốt nhất là xả hết không khí đọng trong buồng bơm và mồi lại nước cho
máy. Trường hợp miệng ống hút nước vào máy bị tắc hoặc ống hút có chỗ bị gãy cần phải
kiểm tra lại ống hút và thay thế.
- Máy chạy có tiếng ồn, lượng nước bơm ra tốt, đầu bơm không nóng: Nguyên
nhân là do ổ bi phần động cơ điện bị khô mỡ bôi trơn hoặc bị mòn và nước lọt vào cần
phải vệ sinh, bôi dầu vào ổ bi. Phần động cơ chạy có hiện tượng nóng, tiêu hao nhiều
điện là do dây động cơ bị chập vòng, dây phải quấn lại.
2.3. Khắc phục những sự cố khi sử dụng máy bơm nước:
Khi động cơ bị rò điện: kiểm tra chỗ nối dây, dây cuốn động cơ bị chạm vỏ máy,
bị ẩm hoặc nước chảy vào hay không? Nếu có, cần sấy khô hoặc sửa chữa chỗ nối dây.
Hỏng rơ-le ở loại bơm áp lực do trong đường ống nước đi ra không có lắp van
một chiều.
Điện vào máy bơm nhưng máy không hoạt động có thể do điện áp nguồn quá yếu
hoặc tụ điện trong mạch cuộn dây phụ của dây cuốn động cơ bị hỏng cần thay tụ khác.
Hoặc cánh máy bơm nước bị kẹt, hỏng, vỡ, do động cơ ổ bi bị mòn, cọ xát với mặt
buồng bơm. (thấp hơn 160V, bạn nên lắp thêm một ổn áp riêng cho bơm nước nếu cần).
Nếu tình trạng điện yếu kéo dài, sẽ dẫn đến hú máy, nổ tụ và kết quả là cháy máy. Để
tránh cháy, khi nghe tiếng bơm hú phải cắt điện ngay. Khi lắp ráp bơm bạn nên dùng
một cầu dao riêng cho bơm nước trong nhà.
Hỏng hóc thường gặp nhất là máy bơm chạy tốt nhưng không có nước chảy. Sự
cố này là do đường ống trong nhà bị xì, hỏng van một chiều, hỏng phao tự động (trong
bồn nước), hỏng phốt chận, cánh quạt, hỏng bạc đạn, có thể không có nước vào đầu ống
hút hoặc nguồn nước bị cạn, hoặc miệng ống nước bị tắc, gãy, cần kiểm tra và thay thế,
dùng máy nén khí để sục rửa giếng khoan. Không nên để chạy lâu dễ gây hiện tượng
cháy máy.
Khi động cơ bơm nước quay rất chậm và nước chảy ra rất yếu, máy có tiếng ồn,
lượng nước bơm ra nhiều, có thể do động cơ bị khô mỡ bôi trơn hoặc bị mòn, nước lọt
vào cần phải vệ sinh. Trường hợp này hay dẫn đến nổ cầu chì ngay. Bạn có thể nhỏ ít
dầu nhớt vào hai đầu trục trước khi thay cầu chì mới và cho bơm hoạt động trở lại.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM TỰ ĐỘNG
3.1. Trong điều kiện thường trực.
Điều kiện thường trực bình thường: cả 3 đèn báo pha Xanh - Vàng - Đỏ phía trên
tủ điều khiển đồng thời sáng.
Lưu ý: khi phát hiện thấy 1 trong ba đèn hoặc 2 trong 3 đèn không sáng (tức là có
1 hoặc 2 pha không có điện) cần ngắt Attômát để kiểm tra nguồn điện cung cấp cho tủ.
Trong trường hợp này không được khởi động máy bơm chữa cháy.
3.2. Khởi động máy bơm khi chữa cháy.
Tủ điều khiển máy bơm chữa cháy được thiết kế 02 chế độ hoạt động độc lập :
chế độ tự động khởi động máy bơm chữa cháy và chế độ khởi động bằng tay được lập
trình thông qua một công tắc xoay chiều lắp đặt trên cánh tủ điều khiển.
Chế độ tự động: công tắc xoay ở vị trí chế độ tự động.
- Bơm điện (bơm chính)
Công tắc điều khiển máy bơm:
+ Gạt sang phải (Auto): Máy hoạt động ở chế độ tự động
+ Gạt sang trái (Man): Máy hoạt động ở chế độ điều khiển bằng tay
+ Để ở giữa (OFF): Máy ngừng hoạt động
Nút ấn điều khiển máy bơm ở chế độ điều khiển bằng tay:
+ Bấm nút ấn ON: Máy hoạt động
+ Bấm nút ấn OFF: Máy ngừng hoạt động
- Bơm điện (bơm bù)
Công tắc điều khiển máy bơm:
+ Gạt sang phải (Auto): Máy hoạt động ở chế độ tự động
+ Gạt sang trái (Man): Máy hoạt động ở chế độ điều khiển bằng tay
+ Để ở giữa (OFF): Máy ngừng hoạt động
Nút ấn điều khiển máy bơm ở chế độ điều khiển bằng tay:
+ Bấm nút ấn ON: Máy hoạt động
+ Bấm nút ấn OFF: Máy ngừng hoạt động
- Bơm Diesel (bơm dự phòng)
Công tắc điều khiển máy bơm:
+ Gạt sang phải (Auto): Máy hoạt động ở chế độ tự động
+ Gạt sang trái (Man): Máy hoạt động ở chế độ điều khiển bằng tay
+ Để ở giữa (OFF): Máy ngừng hoạt động
Nút ấn điều khiển máy bơm ở chế độ điều khiển bằng tay:
+ Bấm nút ấn ON: Máy hoạt động
+ Bấm nút ấn OFF: Máy ngừng hoạt động
- Đèn hiển thị:
- Đèn ON: Sáng màu xanh thể hiện máy bơm đang hoạt động
- Đèn OFF: Sáng màu đỏ thể hiện máy bơm đang ngừng hoạt động
Chú ý : Kiểm tra các van đầu ra và các thiết bị chữa cháy trước khi khởi động
máy bơm chữa cháy. Khi máy bơm động cơ điện có sự cố hỏng hóc hoặc mất pha nguồn,
ta ngắt ATOMAT tại Tủ điều khiển máy bơm và liên hệ ngay với người có trách nhiệm.
IV- VẬN HÀNH BƠM CHỮA CHÁY DIESEL
4.1. Chuẩn bị
a. Nhiên liệu và dầu bôi trơn
- Kiểm tra và đổ đầu dầu diesel vào bình nhiên liệu trước khi khởi động máy bơm,
mở van dầu đưa nhiên liệu vào động cơ.
- Kiểm tra nhớt bôi trơn trong động cơ còn nằm trong giới hạn cho phép không, nếu
không đạt yêu cầu phải bổ sung hoặc thay thế.
- Kiểm tra, lau chùi sạch sẽ hệ thống dây dẫn điện không để dính dầu nhớt.
b. Bình điện ác quy
- Kiểm tra dung dịch axit điện phân trong bình ác quy, nếu dưới mức LOWER thì bổ
sung thêm cho đủ.
- Kiểm tra 2 cọc tiếp xúc giữa dây dẫn từ động cơ đến bình ác quy.
c. Két nước giải nhiệt
- Kiểm tra lượng nước trong két nước giải nhiệt, nếu thiếu phải bổ sung thêm.
- Kiểm tra dây cu-roa truyền chuyển động giữa trục động cơ với motor bơm nước
làm mát motor phát điện, nếu dây cu-roa trùng quá 10mm thì phải tăng đơ vừa đủ
độ căng cho phép.
4.2. Bộ điều khiển máy bơm
1. Battery Voltage : Đồng hồ hiển thị điện thế bình ác quy
2. Engine Oil : Đồng hồ hiển thị nhiệt độ dầu bôi trơn
3. Engine Temperatuer : Đồng hồ hiển thị nhiệt độ nước giải nhiệt máy
4. Engine Running : Đèn báo máy bơm ở trạng thái hoạt động
5. Emergency Stop : Nút nhấn dừng khẩn cấp
6. Warm-up : Vị trí xông béc dầu
7. Engine Stop : Vị trí dừng máy bơm cứu hỏa
8. Engine Start : Vị trí khởi động máy bơm cứu hỏa
4.3. Khởi động máy bơm
- Vặn chìa khóa sang vị trí tay trái (Warm-up) giữ đề xông nóng béc dầu trong thời
gian từ 5-10 giây.
- Vặn chìa khóa sang vị trí tay phải (Engine Start) để khởi động máy bơm.
- Tốc độ của bơm chữa cháy được chỉnh ở mức độ trung bình. Nếu khách hàng
muốn điều chỉnh tốc độ cao hơn nhằm hạn đạt lưu lượng phù hợp thì có thể điều
chỉnh tăng giảm cần ga trên bộ điều tiết name trên bộ bơm dầu.
4.4. Dừng máy bơm
- Vặn khóa về vị trí Engine Stop để tắt hoặc dừng động cơ.
- Trong trường hợp dùng máy bơm khẩn cấp nhấn nút Emergency Stop
V- BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG
Định kỳ bảo dưỡng máy bơm chữa chay 03 tháng/lần và thực hiện các công việc cơ
bản như sau:
5.1. Kiểm tra bộ lọc gió
- Dùng vải lau sạch thân trong của bình lọc gió.
- Dùng máy nén khí thổi từ trong ra ngoài làm sạch bộ lọc bụi. Chú ý không dùng
khí nén có áp lực cao hơn 5bar.
- Nếu dầu nhớt hoặc bụi bám vào lọc gió mà không làm sạch bằng máy nén khí được
thì ngâm lọc gió trong nước xà bông khoảng 15 phút sau đó rửa bừng nước sạch
nhiều lần và sấy khô.
- Thay thế lọc gió sau 12 tháng sử dụng.
5.2. Nhiên liệu Diesel và bộ lọc nhiên liệu
- Nhiên liệu diesel thường xuyên được kiểm tra và bổ sung đầy đủ trước khi vận
hành máy.
- Không sử dụng các loại nhiên liệu khác như xăng, dầu hôi cho loại máy dầu diesel.
- Kiểm tra ống dẫn dầu nhiên liệu từ bồn dầu vào máy sau 50 giờ hoạt động liên tục.
- Thay thế bộ lọc dầu số hiệu Filter 26300-42040 hoặc KFO-0024 sau 100 giờ hoạt
động liên tục.
5.3. Dầu nhớt bôi trơn
- Kiểm tra lượng dầu bôi trơn theo mức quy định trên thước đo nhớt trước khi khởi
động máy bơm.
- Nếu thước đo chỉ thị dưới mức thấp thì bổ sung thêm nhớt tới mức quy định. Nếu
nhớt bôi trơn máy bị đen, đổ nhớt kém không đạt yêu cầu phải thay thế nhớt mới có
độ nhớt 40.
- Thay nhớt bôi trơn và bộ lọc nhớt theo định kỳ hoặc 50 giờ hoạt động liên tục.
5.4. Nước giải nhiệt
- Kiểm tra lượng nước làm mát giải nhiệt trước khi khởi động máy và sau mỗi lần
hoạt động.
5.5. Két nước giải nhiệt
- Định kỳ 3 tháng dùng nước sạch áp lực nhẹ để phun rửa sạch các chất bụi bẩn bám
trên cánh lá tản nhiệt.
- Định kỳ 3 tháng kiểm tra kỹ tôn bộ thân két nước, đường ống tản nhiệt. Nếu phát
hiện dầu nứt chảy nước, căng phồng hoặc các dấu hiệu bất thường khác phải thay
thế sửa chữa kịp thời.
- Dùng nước áp lực nhẹ phun sạch cánh lá tản nhiệt.
- Kiểm tra dây cu-roa kéo cánh quạt gió tản nhiệt xem có bị rạn nứt hư hoảng, nên
thay cu-roa mới nếu có hiện tượng nêu trên.
- Điều chỉnh độ căng dây cu-roa cánh quạt, độ co giãn trong khoảng 7 – 10 mm.
- Kiểm tra và thay thế các ống cao su dẫn nước làm mát sau 12 tháng sử dụng.
5.6. Bình ác quy điện
- Kiểm tra 2 cọc tiếp điểm nối điện của bình ác quy phải đảm bảo chắc chắn. Nếu điểm
tiếp xúc không tốt sẽ gây nẹc điện, gây nên cháy nổ, hư hỏng động cơ.
- Kiểm tra mực axit trong bình luôn nằm trên mức LOWER, nếu nằm dưới mức
LOWER phải bổ sung thêm dung dịch axit lỏng hoặc nước cất tinh khiết, không sử
dụng nước ngọt sinh hoạt thông thường.
- Khi bảo trì dùng dấy nhám vệ sinh chà sạch cọc tiếp xúc tình điện ác quy.
- Khi gắn bộ nạp điện cho bình ác quy phải chú ý nối đúng cực dương (+) của bình
với cực dương (+) của thiết bị sạc và cực âm (-) của bình với cực âm (-) của thiết bị
sạc. Nếu gắn sai sẽ gây cháy nổ hư hỏng máy bơm.
- Trong quá trình máy bơm đang vận hành tuyệt đối không được tháo dây dẫn điện
ra khỏi bình ác quy.
VI- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý BƠM DIESEL
- Trong quá trình vận hành máy bơm chữa cháy phải thường xuyên theo dõi các
thông số hiển thị tình trạng hoạt động của máy trên đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ Vôn
nằm trên bộ điều khiển bơm.
- Nếu thời gian khởi động máy liên tục và kéo dài sẽ làm cho bình ác quy nhanh hết
điện, gây hư hỏng. Thời gian khởi động máy thông thường là 5 giây. Nếu máy
không nổ thì chờ 10 giây sau khởi động lại.
- Trong trường hợp khẩn cấp phải dùng máy bơm ngay lập tức bằng cách ấn vào nút
EMERGENCY STOP.
- Lắp đặt máy phải cân chỉnh mặt phẳng của đế nền bê tông, phải gắn bộ giảm chấn
chống rung bằng cao su để bảo vệ cho máy bơm hoạt động ổn định trong quá trình
vận hành chữa cháy.
- Không hút thuốc khi đang nạp nhiên liệu vào máy.
- Không nạp nhiên liệu khi động cơ đang hoạt động hoặc động cơ đã tắt những vẫn
còn nóng.
- Không nạp nhiên liệu quá đầy, tràn ra ngoài gây cháy nổ.
- Không mở nắp bình chứa nhiên liệu khi động cơ đang hoạt động.
- Không chạm tay, chân vào các bộ phận chuyển động (cánh quạt, ống bô xả, cánh
tản nhiệt) hoặc không dùng tay bịt ống bô xả khí thải.
- Không vận hành máy bơm chữa cháy nếu không có nước làm mát trong két nước
hoặc guồng bơm không có nước.
- Trường hợp máy bơm chữa cháy ngưng sử dụng trong một thời gian dài (khoảng 3
tháng trở lên), trước khi tái sử dụng máy phải thực hiện các thao tác sau:
+ Xả hết nước làm mát.
+ Xả hết nhớt cũ, sau đó đổ nhớt mới vào và chạy khoảng 5 phút để bơm nhớt bôi
trơn vào các bộ phận của máy.
+ Kiểm tra đổ đầy bình ác quy, bổ sung thêm nước vào bình và sạc đầy bình trước
khi gắn vào máy.
- Máy bơm thiết kế chỉ dùng để bơm nước chữa cháy, không nên sử dụng cho các
mục đích khác.
VI- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ TRUNG TÂM BÁO CHÁY:
6.1. Các ký hiệu trên tủ trung tâm báo cháy:

Các nút trên bảng hiển thị


 FIRE: đèn sáng màu đỏ báo hiệu có cháy
 POWER: Đèn báo màu xanh thể hiện hệ thống đang hoạt động
 AC POWER FAULT: Đèn báo màu vàng thể hiện có lỗi nguồn cấp 220V (lưới điện
xoay chiều AC).
 BATTERY FAULT: Đèn báo màu vàng thể hiện lỗi nguồn Pin (pin dự phòng của
tủ trung tâm)
 OPEN CIRCUIT: Đèn báo màu vàng thể hiện lỗi hở mạch đường dây
 SOUNDER OPEN CIRCUIT: Đèn báo màu vàng thể hiện lỗi hở mạch dây chuông
 SOUNDER SHORT CIRCUIT: Đèn báo màu vàng thể hiện lỗi ngắn mạch dây chuông
Các nút nhấn thường sử dụng trên tủ trung tâm báo cháy YunYang YF3
 Panel mute: Tắt chuông ở tủ trung tâm.
 Bell mute: Tắt chuông báo động bên ngoài ở các khu vực.
 Relay Disable: Tắt Relay báo ảnh hưởng tác động bên ngoài.
 Signal hold disable: Tắt giữ tín hiệu, tự động tắt báo động khi không còn tác động
bên ngoài.
 Delay disable: tắt độ trễ của hệ thống, báo cháy ngay khi nhận thấy dấu hiệu
(dễ bị báo cháy giả)
 Reset: khởi động lại hệ thống.
 Control: chìa khóa Tắt/Mở hệ thống.
Các Bước xử lý khi có sự cố cháy đối với tủ trung tâm báo cháy YunYang YF3
1. Khi có tình huống cháy: Khi các tác động bên ngoài của đám cháy như Khói, Lửa,
Nhiệt tác động lên đầu báo cháy, hoặc nhân viên, khách hàng thấy xuất hiện lửa
nhấn nút báo cháy. Tín hiệu báo cháy gửi đến trung tâm báo cháy và chuông, đèn
hoạt động.
2. Xử lý tính huống báo cháy:
 Khi cháy trung tâm báo cháy thể hiện sự cố cháy trên zone (kênh), dựa theo sơ đồ
lắp đặt có thể biết được vị trí xảy ra sự cố cháy.
 Xử lý và khắc phục các sự cố cháy bằng các phương tiện chữa cháy.
 Nếu là sự cố báo cháy giả, tắt chuông tại tủ và chuông khu vực, tìm nguyên nhân
và khắc phục nguyên nhân.
3. Khởi động lại hệ thống:
 Sau khi khắc phục được sư cố, ta tiến hành khởi động lại hệ thống (reset hệ
thống).
 Tắt chuông trên tủ: ấn nút “Panel mute” trên bảng điều khiển.
 Tắt chuông bên ngoài: ấn nút “Bell mute” trên bảng điều khiển.
 khởi động lại hệ thống: ấn nút “Reset” trên bảng điều khiển.
Khi hệ thống báo cháy đang báo sự cố cháy, đèn “Fire” và đèn hiển thị Zone tương
ứng sẽ sáng. Nếu muốn hệ thống trở về với thiết lập ban đầu (khi chưa xảy ra sự cố cháy) ta
nhấn nút “Reset”. Chú ý khi đầu báo khói còn khói hay nút nhấn khẩn chưa được sửa chữa
thì nút “Reset” sẽ không tác động. Trong trường hợp này ta phải tiến hành sửa chữa các
thiết bị có liên quan rồi mới nhấn nút “Reset”.

You might also like