You are on page 1of 6

CÂU HỎI

1.Giữa hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống làm mát bằng khí thì loại nào
thông dụng hơn? Vì sao?

2. thời gian thay nước mát ô tô định kì là khi nào?

3. Làm thế nào để kiểm tra quạt làm mát động cơ ô tô có hoạt động đúng
không?

4. Hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ ô tô có thể gặp phải các vấn đề gì?

5. Làm thế nào để kiểm tra và thay thế bộ điều khiển quạt làm mát động cơ ô
tô?

6. Quạt làm mát động cơ ô tô không hoạt động, nguyên nhân có thể là gì?

7. Hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ ô tô có thể được cải thiện như thế
nào?

8. Làm thế nào để xác định nhiệt độ làm việc của quạt làm mát động cơ ô tô?

9. Hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ ô tô có thể được tùy chỉnh không?

10.Điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng nước thay vì chất làm mát?

11.Loại nước làm mát có quan trọng không?

12.Có nên đổ nước vào động cơ để làm mát không?

13.Cách đổ chất làm mát an toàn trong bộ tản nhiệt bằng nước.

14.Tại sau bạn phải thay nước làm mát đúng tiêu chuẩn?
CÂU TRẢ LỜI

Câu 1.Hệ thống làm mát bằng nước có một tháp làm mát, do đó chúng có hiệu
quả cao hơn so với thiết bị lạnh làm mát bằng không khí.

Hệ thống làm lạnh được làm mát bằng nước hiệu quả hơn vì chúng ngưng tụ tùy
thuộc vào nhiệt độ bầu không khí, cái mà giúp cho không gian tạo ra ẩm hơn,
mát hơn so với môi trường . Sự ngưng tụ thấp hơn tất sẽ tạo ra hiệu quả

Câu 2.Các chuyên gia khuyên cáo nên thay nước làm mát ô tô định kỳ và thời
gian thay sẽ phụ thuộc là loại dung dịch làm mát mà bạn lựa chọn. Thông
thường, sau khi xe di chuyển mỗi 100.000 - 250.000km (tương đương từ 2 đến
5 năm sử dụng), bạn nên cân nhắc tới việc thay thế dung dịch làm mát mới cho
xe.

Câu 3:

- Quan sát đồng hồ nhiệt độ nước làm mát:

Kim đồng hồ nhiệt độ nên nằm trong khoảng cho phép, thường là ở giữa vạch
"N" (normal) và "H" (hot).

Nếu kim đồng hồ nằm trong vùng màu đỏ thì động cơ đang bị quá nhiệt. Hãy tắt
máy ngay lập tức để tránh hư hỏng nghiêm trọng.

Ngay cả khi động cơ không bị quá nhiệt, nếu kim đồng hồ luôn nằm ở mức cao
nhất trong giới hạn cho phép thì cũng có thể có vấn đề với hệ thống làm mát.

- Kiểm tra mức dung dịch làm mát:

Hãy bật nắp ca-pô sau khi động cơ đã nguội và kiểm tra bình chứa dung dịch
làm mát.

Bình chứa có các đường kẻ cho biết mức dung dịch làm mát tối thiểu và tối đa.

Lưu ý mức dung dịch trên bình chứa, sau đó kiểm tra lại sau vài ngày.

Nếu mức dung dịch tụt xuống thì có thể do:

Dung dịch làm mát bị rò rỉ.

Dung dịch làm mát bị đốt cháy.


- Kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ:

Nhìn dưới gầm xe để xem có dấu hiệu rò rỉ nước hay dung dịch màu xanh hoặc
hồng (tùy loại dung dịch) hay không.

Kiểm tra các đường ống dẫn nước, két nước, và các mối nối trong hệ thống làm
mát xem có bị rò rỉ hay nứt vỡ hay không.

- Kiểm tra hoạt động của quạt gió:

Khi động cơ hoạt động, quạt gió sẽ tự động bật khi nhiệt độ tăng cao.

Bạn có thể kiểm tra xem quạt gió có hoạt động hay không bằng cách bật điều
hòa ở mức cao nhất.

Nếu quạt gió không hoạt động, cần kiểm tra cầu chì, rơ le, hoặc mô-tơ quạt gió.

- Kiểm tra bằng máy móc chuyên dụng:

Câu 4:

- Lỗi kết nối điện: Lỗi kết nối điện có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong hệ thống
điều khiển quạt, từ cầu chì đến quạt. Lỗi kết nối có thể khiến quạt không hoạt
động hoặc hoạt động không ổn định.

- Quạt bị hỏng: Cuối cùng, bản thân quạt cũng có thể bị hỏng. Quạt có thể bị
kẹt, cánh quạt bị gãy hoặc mô-tơ quạt bị cháy.

- Quạt không hoạt động khi động cơ nóng.

- Quạt hoạt động liên tục ngay cả khi động cơ đã nguội.

- Quạt hoạt động không ổn định, lúc quay lúc dừng.

- Động cơ bị quá nhiệt.

Câu 5: Kiểm tra cầu chì: Cầu chì bảo vệ bộ điều khiển khỏi bị quá dòng. Nếu
cầu chì bị cháy, hãy thay thế bằng cầu chì mới có cùng cường độ dòng điện.

Kiểm tra rơ le: Rơ le đóng vai trò như một công tắc điều khiển quạt. Nếu rơ le
bị hỏng, hãy thay thế bằng rơ le mới.

Kiểm tra cảm biến nhiệt độ: Cảm biến nhiệt độ báo cho bộ điều khiển khi nào
cần bật hoặc tắt quạt. Nếu cảm biến bị hỏng, hãy thay thế bằng cảm biến mới.
Kiểm tra kết nối điện: Lỗi kết nối điện có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong hệ thống
điều khiển quạt. Hãy kiểm tra và sửa chữa các mối nối bị lỏng hoặc hư hỏng.

- Các bước thay thế:

Ngắt kết nối pin xe: Đảm bảo an toàn bằng cách ngắt kết nối pin xe trước khi
thực hiện bất kỳ thao tác nào.

Tháo bộ điều khiển cũ: Xác định vị trí bộ điều khiển, tháo các ốc vít và dây điện
kết nối.

Lắp đặt bộ điều khiển mới: Lắp đặt bộ điều khiển mới vào vị trí, kết nối các dây
điện và ốc vít theo hướng dẫn.

Kết nối pin xe: Kết nối pin xe và kiểm tra hoạt động của quạt.

Câu 6: Nguyên nhân quạt làm mát động cơ ô tô không hoạt động có thể do relay
hỏng, cảm biến nhiệt độ lỗi, hoặc bộ điều khiển quạt bị hỏng.

Câu 7: Nguyên nhân quạt làm mát động cơ ô tô không hoạt động có thể do relay
hỏng, cảm biến nhiệt độ lỗi, hoặc bộ điều khiển quạt bị hỏng.

Câu 8: Để xác định nhiệt độ làm việc của quạt làm mát động cơ ô tô, bạn có thể
sử dụng máy đo nhiệt độ hoặc kiểm tra thông số được ghi trên hướng dẫn sử
dụng của xe.

Câu 9 Hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ ô tô có thể được tùy chỉnh
thông qua việc thay đổi các cài đặt trên bộ điều khiển, hoặc bằng cách sử dụng
các thiết bị nâng cao để tăng cường hiệu suất hoạt động của quạt.

Câu 10. Trong phần lớn các trường hợp, việc đổ đầy nước vào hệ thống làm mát
của xe là hoàn toàn an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, trước khi
làm như vậy, điều quan trọng phải hiểu rằng: nước không có tác dụng bảo vệ
chống đông và cũng sôi ở nhiệt độ thấp hơn chất chống đông.

Vì thế, nước chỉ là một sản phẩm thay thế tạm thời cho chất làm mát. Hệ thống
làm mát của xe cần phải được đổ đầy lại bằng chất làm mát thích hợp ngay sau
khi tới nơi có bán. Nếu không sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề rắc rối sau này.

Câu 11: Cùng là nước làm mát, nhưng sử dụng với xe nào, sử dụng ra sao thì
không phải tài xế nào cũng nắm rõ. Nước làm mát có nhiều loại và mục đích sử
dụng của chúng cũng khác nhau. Không nên nghĩ nước làm mát đổ cho xe nào
cũng được.
Quan trọng nhất là hạn chế việc sử dụng nước máy thông thường cho mục đích
làm mát. Nước máy có nhiều khoáng chất là chất xúc tác cho sự ăn mòn. Do đó,
việc sử dụng nước máy trong hệ thống làm mát của động cơ có thể dẫn đến việc
tích tụ nhanh cặn bẩn khiến xe bị quá nhiệt.

Câu 12: Khi động cơ quá nhiệt, đa số tài xế đều cố gắng cung cấp thêm lượng
nước còn thiếu bằng bất kỳ sản phẩm nào sẵn có. Tuy nhiên, điều này có thể
gây hại nhiều hơn lợi. Đổ nước lạnh vào động cơ quá nóng là một ví dụ điển
hình.
Lý giải điều này khá đơn giản, kim loại tạo nên khối động cơ và đầu xi lanh, khi
bị nung nóng sẽ nở ra. Khi nguội nó sẽ co lại trạng thái bình thường. Việc làm
nóng hoặc nguội nhanh có thể khiến bề mặt kim loại bị nứt ở một hoặc nhiều
chỗ.
Đổ nước lạnh vào động cơ quá nóng là nguyên nhân hàng đầu gây nên thiệt hại
liên quan đến sốc nhiệt. Việc làm mát đột ngột do đổ nước vào động cơ khiến
cho nó và đầu xi lanh nhanh chóng co lại.
Nếu việc này xảy ra thường xuyên, sẽ dẫn đến sự hình thành của một hoặc
nhiều vết nứt trong các thành phần cấu trúc quan trọng của động cơ. Những hư
hỏng thuộc loại này có thể khá tốn kém tiền sửa chữa, thậm chí có thể vượt qua
giá trị tổng thể của bản thân một chiếc xe.
Câu 13: Chờ động cơ nguội: Không bao giờ được thêm nước vao động cơ đang
nóng. Nên để động cơ nguội bằng nhiệt độ xung quanh, trước khi khởi động hệ
thống.
Mở nắp: Khi động cơ đã nguội, hãy tháo nắp bình chứa nước làm mát, nó
thường nằm ở bên trên bể tản nhiệt. Nên mở một cách từ từ để tránh áp suất
thay đổi làm bỏng tay.
Thêm nước: Đổ từ từ nước làm mát vào bể chứa, áp suất sẽ đẩy không khí nóng
đang tồn tại bên trong ra ngoài. Đổ đến khi chạm vạch đầy (H).
Chờ một lúc: Với lượng nước được bổ sung, không khí trong bể làm mát sẽ
được đốt nóng, tạo ra bóng khí được đẩy lên trên bên trong.
Sau khi tất cả các bước sửa chữa đã được thực hiện, nước phải được xả khỏi hệ
thống và bổ sung chất làm mát thích hợp. Tham khảo thêm sách hướng dẫn sử
dụng để xác định loại chất làm mát phù hợp với chiếc xe đang sở hữu.
Câu 14: Thành phần nước làm mát chuyển dụng gồm: nước cất, dung dịch
ethylene glycol làm mát, và một số chất chống đông và ăn mòn bốc hơi. Việc đổ
nước làm mát không đúng tiêu chuẩn có tác hại lớn dẫn đến làm mục rỗng các
cánh quạt bên trong từ đó hiệu quả ma sát kém gây thiệt hại cho động cơ

You might also like