You are on page 1of 12

Hệ thống điều hòa ô tô: Cấu tạo, nguyên lý

hoạt động và cách sử dụng


02.05.2023 THÔNG TIN BỔ TRỢ

Hệ thống điều hòa ô tô có vai trò làm mát, sưởi ấm, lọc không khí, điều chỉnh nhiệt độ khoang
nội thất trong xe. Dựa vào vị trí lắp đặt, điều hòa ô tô được phân thành 3 loại bao gồm kiểu phía
trước, kiểu kép, kiểu kép treo trần. Dựa theo cách điều khiển chia thành điều hòa tự động và điều
hòa chỉnh tay. Theo đó, tuỳ loại sẽ có một số lưu ý sử dụng riêng biệt, chủ xe cần lưu ý để tránh
hư hại, chi phí sửa chữa cao.

Cấu tạo của hệ thống điều hòa ô tô


Cấu tạo của hệ thống điều hòa ô tô gồm nhiều bộ phận có chức năng khác nhau nhằm mục đích thay
đổi nhiệt độ không khí bên trong xe.

 Máy nén

Máy nén là thiết bị trung gian giữa dàn nóng và dàn lạnh, có thể biến đổi gas lạnh từ áp suất thấp
thành áp suất cao bởi đi quan van tiết lưu và làm thay đổi trạng thái của gas lạnh. Khi bật điều hòa ô
tô, máy nén sẽ liên tục hoạt động để nén ga lạnh cho hệ thống điều hòa.
Máy nén là thiết bị trung gian giữa dàn nóng và dàn lạnh (Nguồn: Sưu tầm)

 Van tiết lưu

Van tiết lưu sử dụng trong điều hoà ô tô là loại van có kích thước nhỏ. Gas lạnh khi đi quan van tiết
lưu sẽ bị thay đổi trạng thái từ dạng dung dịch sang dạng khí và từ áp suất cao thành áp suất thấp.
Khi đó gas lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp đi vào trong dàn lạnh. Ngoài ra, van tiết lưu còn
có chức năng điều chỉnh lưu lượng gas lạnh trong hệ thống.
Van tiết lưu sử dụng trong điều hoà ô tô là loại van có kích thước rất nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

 Dàn nóng

Dàn nóng của A/C system có chức năng làm giảm nhiệt độ gas lạnh và làm thay đổi tính chất vật lý
và hóa học của gas lạnh.
 Dàn lạnh

Bộ phận này có chức năng chính là làm bay hơi sương có nhiệt độ và áp suất thấp từ van tiết lưu.

 Quạt lồng sóc

Hơi lạnh từ dàn lạnh tiếp tục đi vào cabin xe thông qua quạt lồng sóc. Số lượng quạt có thể khác
nhau đối với các dòng xe, hãng xe khác nhau.

 Bộ lọc khô

Bộ lọc khô còn gọi là bộ hút ẩm, giúp loại bỏ hơi nước trong gas lạnh.

Nguyên lý hoạt động của điều hòa ô tô


Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa như sau:

Khi hệ thống điều hòa được kích hoạt, máy nén sẽ nén gas lạnh áp suất thấp và nó sẽ bốc hơi đến dàn
nóng dưới áp suất và nhiệt độ cao.
Ở dàn nóng, nhờ quạt dàn nóng thổi mát và dưới áp suất cao cộng với nhiệt độ cao, gas lạnh ngưng tụ
thành thể lỏng.

Gas lạnh ở dạng lỏng tiếp tục lưu thông đến phin lọc và được lọc sạch nhờ được hút hết hơi ẩm và
tạp chất.

Tiếp đó, gas lạnh từ phin lọc được đưa đến van tiết lưu. Tại đây, một lượng gas lạnh dạng sương ở áp
suất thấp và nhiệt độ thấp được điều tiết để đưa vào dàn lạnh.

Ở dàn lạnh, gas lạnh bốc hơi đã hấp thụ nhiệt của dàn lạnh để làm lạnh dàn lạnh. Do đó, khi gió được
thổi qua dàn lạnh nó sẽ được làm mát trước khi được đưa vào bên trong xe.

Sau khi qua dàn lạnh, gas lạnh ở thể hơi với áp suất thấp và nhiệt độ thấp sẽ tiếp tục chuyển về máy
nén và kết thúc một chu trình làm lạnh.

Cách sử dụng điều hòa xe ô tô


Mỗi hãng xe có thiết kế bảng điều khiển điều hòa khác nhau nhưng sẽ có một số đặc điểm chung như
sau:

 Nút A/C: Mở/tắt điều hòa.


 Nút màu xanh biểu thị chế độ làm lạnh, màu đỏ biểu thị chế độ sưởi ấm.
 Nút ký hiệu hình cánh quạt: Dùng để điều chỉnh mức độ gió.
 Nút ký hiệu hình người và mũi tên: Chỉ thị hướng gió thổi tương ứng.
 Nút hình ô tô và mũi tên: Thể hiện phương pháp tuần hoàn gió trong xe.
 Nút Auto: Chế độ tự động.
Bảng điều hòa thường đặt ở trung tâm taplo

Bên cạnh đó, bạn có thể xem thêm một số lưu ý về cách sử dụng điều hòa để giúp kéo dài tuổi thọ
của hệ thống và động cơ ô tô.

Những câu hỏi thường gặp về điều hoà ô tô


Bao lâu nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa ô tô một lần?

Sau thời gian sử dụng nhất định, công năng của điều hòa ô tô có thể suy giảm do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Bụi bẩn và hơi ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây mùi hôi khó chịu trên
xe. Vì vậy, chủ xe nên bảo dưỡng định kỳ điều hòa định kỳ ít nhất 1 lần/năm để được kiểm tra và
ngăn chặn sớm các hư hỏng có thể xảy ra.

Đối với khách hàng của Toyota, nếu có nhu cầu vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa ô tô có thể đặt lịch hẹn
dịch vụ bảo dưỡng xe Toyota định kỳ trên website hoặc gọi điện đến các đại lý chính hãng của
Toyota trên toàn quốc.
Bụi bẩn bám làm giảm công năng điều hòa ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao điều hòa ô tô có mùi hôi phải làm thế nào?

Mùi hôi trong xe đôi lúc không phải từ hệ thống điều hòa mà từ thức ăn rơi trên sàn, ghế xe hoặc từ
một nguyên nhân nào đó nên chủ xe cần quan sát, dọn dẹp xe rồi sau đó theo dõi mùi hơi lạnh từ điều
hòa. Nếu mùi hôi thật sự từ điều hòa ô tô, chủ xe có thể xử lý bằng một số cách ban đầu để giảm mùi
hôi.

 Trước khi đưa đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín thì chủ phương tiện có thể khắc phục bằng
cách mở hết cửa và cửa kính xe, đồng thời đỗ xe ngoài trời nắng trong 30 phút đến 1 giờ.
 Mặt khác, nên dùng các chai xịt khử mùi chuyên dụng dùng trong vệ sinh xe ô tô.
 Một cách hữu ích khác là bật điều hòa và tắt chế độ làm lạnh mà chỉ dùng quạt gió ở mức cao
nhất duy trì khoảng 10-20 phút. Với cách này khí nóng sẽ được thổi làm khô dàn lạnh và
đường ống điều hòa để ngăn nguy cơ phát triển của ẩm mốc gây mùi hôi.
Khắc phục mùi hôi trong xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao điều hòa ô tô không lạnh, không mát?

 Thiết bị ngưng tụ bị thủng, tắc hoặc hư hỏng.


 Lọc gió bị bụi bẩn bám thành mảng dày.
 Dàn nóng ô tô bị bụi bẩn bám làm khả năng tản nhiệt kém.
 Nguồn điện sử dụng cho máy lạnh không ổn định.
 Phin lọc gas bị nghẽn.
 Hỏng bộ cảm biến nhiệt.
 Hệ thống điện của ô tô gặp vấn đề.
 Dàn lạnh bị đóng băng.
 Rò rỉ hoặc thừa gas điều hòa.
 Cầu chì bị cháy.
 Không thường xuyên vệ sinh điều hòa.

Lọc gió điều hòa ô tô bao lâu thì cần thay mới?

Lọc gió điều hòa ô tô khi bị bám bẩn sẽ làm cản trở quá trình hút gió, điều hòa không mát và có mùi
hôi. Do đó theo khuyến cáo của Toyota thì lọc gió cần được vệ sinh định kỳ mỗi 5.000km và thay
mới sau mỗi 10.000km.
Lọc gió điều hòa ô tô khi bị bám bẩn sẽ làm cản trở quá trình hút gió (Nguồn: Sưu tầm)

Trong quá trình vận hành, điều hòa ô tô hoạt động liên tục có thể giảm công năng hoặc hư hại một số
bộ phận. Do đó, chủ xe cần lưu ý và có biện pháp xử lý kịp thời để kéo dài tuổi thọ của điều hòa ô tô.
Câu 1
Áp suất khí môi chất lạnh trong bình chứa kín có thể được giảm xuống
bằng cách nào ? (Hãy
khoanh tròn vào câu trả lời đúng)
1. Tăng kích thước của bình chứa
2. Làm lạnh khí gas
3. Xả bớt khí gas
4. Làm nóng khí gas
Câu 2
Lượng nhiệt cần thiết phải thêm vào hoặc giảm bớt để môi chất lạnh có
thể thay đổi trạng thái
(từ lỏng ---> khí hoặc ngược lại) được gọi là gì? (Hãy khoanh tròn vào
câu trả lời đúng)
1. Sự ngưng tụ
2. Độ ẩm
3. Sự bay hơi
4. Nhiệt ẩn
Câu 3
Hãy khoanh tròn vào câu đúng trong số các phát biểu dưới đây
1. Nhiệt năng có xu hướng truyền từ nơi nhiệt độ cao hơn sang nơi
có nhiệt độ thấp hơn
2. Khối lượng của vật thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng
3. Khi chất lỏng chuyển sang thể hơi thì nó nó đang thu nhiệt
4. Khi chất khí bị nén thì áp suất và nhiệt độ của nó giảm đi
Câu 4 Hãy khoanh tròn vào câu đúng trong số các phát biểu dưới đây
1. Khi chuyển từ thể khí sang thể lỏng thì môi chất lạnh đang tỏa nhiệt
2. Khi thay đổi áp suất của môi chất lạnh thể lỏng thì nhiệt độ sôi
của chất lỏng cũng thay
đổi theo
3. Khi chuyển từ thể lỏng sang thể khí thì môi chất lạnh đang tỏa nhiệt
4. Khi nén môi chất lạnh thể khí thì nhiệt độ và áp suất của nó sẽ tăng
lên
Câu 5 Hãy khoanh tròn vào câu đúng trong số các phát biểu dưới đây
1. Môi chất lạnh đi vào máy nén ở trạng thái: thể lỏng, áp suất thấp,
nhiệt độ trung bình
2. Môi chất lạnh đi vào giàn nóng ở trạng thái: thể khí, áp suất cao,
nhiệt độ cao
3. Môi chất lạnh đi vào phin lọc ở trạng thái: thể lỏng, áp suất cao, nhiệt
độ trung bình
4. Môi chất đi vào giàn lạnh ở trạng thái: thể lỏng, áp suất thấp, nhiệt độ
thấp

Câu 6
Thứ tự sắp xếp các bộ phận trong hệ thống lạnh nào là đúng? (Hãy khoanh tròn
vào câu trả lời
đúng)
1. Máy nén-Giàn nóng-Van tiết lưu-Giàn lạnh-Phin lọc
2. Máy nén-Giàn nóng-Phin lọc-Van tiết lưu-Giàn lạnh
3. Máy nén-Giàn nóng-Van tiết lưu-Phin lọc-Giàn lạnh
4. Máy nén-Giàn lạnh-Giàn nóng-Phin lọc-Van tiết lưu
Câu 7
Bộ phận nào giúp thu nhiệt từ khoang hành khách và truyền nhiệt này cho môi chất
lạnh? (Hãy
khoanh tròn vào câu trả lời đúng)
1. Phin lọc
2. Máy nén
3. Giàn lạnh
4. Giàn nóng
Câu 8
Bộ phận có với chức năng điều tiết dòng chảy của môi chất lạnh được bố trí ở đâu
để làm giảm
áp suất môi chất lạnh? Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng)
1. Van tiết lưu
2. Máy nén
3. Phin lọc
4. Giàn nóng
Câu 9
Bộ phận nào giúp truyền nhiệt từ môi chất lạnh ra môi trường? (Hãy khoanh tròn
vào câu trả lời
đúng)
1. Van tiết lưu
2. Máy nén
3. Phin lọc
4. Giàn nóng
5. Quạt giàn nóng
Câu 10
Phát biểu nào sau đây là đúng? (Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng)
1. Điểm sôi giảm khi áp suất tăng
2. Điểm sôi giảm khi áp suất giảm
3. Điểm sôi tăng khi áp suất giảm
4. Điểm sôi không thay đổi khi áp suấp thay đổi

You might also like