You are on page 1of 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN


KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Môn: ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ

Sinh viên thực hiện: 17. Nguyễn Long Nhật


18. Bùi Văn Sơn
19. Lê Hồng Sơn
20. Nguyễn Trọng Tấn
Lớp: 10620TN
Khóa: 2020 – 2024
Giảng viên hướng dẫn: Trần Văn Thoan.

Hưng Yên – 2022

1
Câu 1:
Chức năng lọc gió: Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để
làm sạch không khí trước khi đưa vào xe.
Gồm 2 loại: - Bộ lọc chỉ lọc bụi
- Bộ lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính.

Bộ lọc không khí

Hình 1.1 Bộ lọc gió kết hợp khử mùi

2
Câu 2: Nêu tính chất của môi chất R-134a.
Môichất lạnh R-134a có công thức hóa học là CF3 - CH2 F (HFC). Môi chất này
do không sử dụng khí Clo nên được sử dụng rộng rãi ngày nay thay cho môi chất lạnh
cũ R-12, do Clo khi được thải ra gây thủng tầng Ozone.
Môi chất lạnh R-134a có đặc điểm như sau:
 Nhiệt độ sôi thấp, trong khoảng -26,90 C.
 Lượng nhiệt ẩn để bốc hơi là 77,74 BTU/Pound.
 Dầu bôi trơn được sử dụng kèm theo phải là dạng tổng hợp
polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE).
 An toàn, không gây cháy nổ và khả năng làm lạnh cao.
 Phù hợp với hầu hết các kim loại, hợp kim và phi kim loại chế tạo máy
trừ kẽm, nhôm, magie, chì, hợp kim nhôm với thành phần magie lớn hơn
2% khối lượng.
Môi chất có bảng đường cong áp suất hơi như sau:

Hình 2.1:Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a.

Câu 3:

Dầu bôi trơn máy nén cần thỏa mẵn yêu cầu sau:
Dầu máy nén khí piston có 2 loại chính là dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp:

– Dầu máy nén khí piston tổng hợp là dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ
những trường hợp chất ban đầu , do đó nó có những tính chất được định ra sẵn, nó có
thể có những tính chất tốt nhất của dầu khoáng, bên cạnh đó nó còn có các tính chất
khác đặc trưng như là không cháy , không hòa tan lẫn trong nước, ưu điểm của loại
3
dầu này là có tính rất chuyên nghiệp, khả năng làm mát cũng như bôi trơn rất tốt và
tuổi thọ cao có thể sử dụng trong một thời gian dài.

– Các loại dầu máy nén khí piston gốc khoáng thường được chế biến từ dầu thô, có
nguồn gốc từ các hidro các bon, tuy nhiên loại dầu này có thể bôi trơn bị hạn chế đi
khá nhiều và đang dần bị hạn chế đi khá nhiều và đang dần bị hạn chế được sử dụng
rộng rãi vì hoạt động kém ở nhiệt độ khắc nghiệt, dầu máy nén khí gốc khoáng được
tạo bởi 2 thành phần chính là mazut và gudron mỗi thành phần này đều có công đoạn
chế biến khác nhau. Để hiểu được những tính năng cần có của dầu máy nén khí piston
chúng ta cùng tìm hiểu qua về đặc điểm máy nén khí Piston:

Dầu bôi trơn phải tinh khiết không được sủi bọt, không lẫn lưu huỳnh, không
mùi,trong suất màu vàng nhạt. Khi bị lẫn tạp chất có màu nâu đen. Vì vậy nếu phát
hiện dầu bôi trơn trong hệ thống đổi sang màu nâu đen thì đã bị nhiễm bẩn.
Loại dầu được sử dụng và độ nhớt của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ
thống bôi trơn. Chất lỏng phải đủ dày để cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn cũng như độ
bám (lithium, calcium và sodium là những chất làm dày quen thuộc).

Loại dầu bôi trơn máy nén khí piston tốt nhất và độ nhớt dầu thích hợp dùng để bôi
trơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là loại khí nén đang được nén và áp suất xả
mong muốn. Về dầu nhớt, độ nhớt ISO được đề nghị là 68, 100, 150 hoặc 200, có thể
khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Trong điều kiện hoạt động
nơi có nhiệt độ xả từ 150° C đến 200°C, nên sử dụng dầu tổng hợp có độ nhớt tương
đương. Hiện nay, dầu bôi trơn máy nén khí piston với độ nhớt tiêu chuẩn ISO VG 100-
150 được ứng dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, một số nhà sản xuất đưa ra một cấp độ
trung gian với độ nhớt xấp xỉ 125cSt.

Để máy nén khí piston hoạt động ổn định việc sử dụng dầu nhớt chất lượng cao, chính
hãng là việc rất quan trọng, chúng ta cần lựa chọn các sản phẩm chính hãng, các sản
phẩm của các thương hiệu lớn có tên tuổi mà chất lượng đã được rất nhiều khách hàng
đánh gia cao và tin tưởng sử dụng như Shell, Total, Caltex, Castrol, Mobil và khi lựa
chọn chúng ta cần chọn các sản phẩm có các đặc tính sau:

– Tuổi thọ của dầu bền, hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng.

– Không gây đóng cặn trong bình chứa dầu máy nén khí, đường xả và bình khí.

– Khả năng chống lại gỉ sét và ăn mòn cực tốt, cho phép máy của bạn hoạt động bền bỉ
và giảm thiểu hao mòn.

– Độ bay hơi thấp, giảm thiểu tối đa việc bay hơi dầu nhớt.

– Không gây tạo bọt trong quá trình sử dụng

Trong quá trình sử dụng dầu máy nén khí sẽ bị biến chất do nhiệt (ôxi hoá, nhiệt
phân), do tạp nhiễm bẩn (bụi, nước, nhiên liệu) và do phụ gia bị tiêu hao vì vậy sau
một thời gian sẽ không còn đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ máy nén khí nữa, vì
thề cần xả bỏ và thay mới. Như vậy thời gian sử dụng dầu máy nén khí dài hay ngắn
4
tuỳ thuộc vào chất lượng dầu, điều kiện làm việc của máy nén khí và điều kiện môi
trường chung quanh.

Đối với những loại nhớt thường thì có thời gian thay nhớt tầm 6000 – 8000 giờ thì
thay nhớt một lần cho máy nén khí. Còn đối với những dòng nhớt cao cấp gốc tổng
hợp thì bạn có thể kéo dài thời giant hay nhớt lên đến 12000- 14000 giờ thay một lần
cũng không sao.

Câu 4 : Vẽ sơ đồ chu trình làm lạnh kiểu 1.

Câu 5 : Nêu các thông số quan trọng của máy nén điều hoà.
Trong việc lựa chọn máy móc máy nén, các thông số kỹ thuật có ba thông số chính
cần xem xét ngoài nhiều điểm đã nêu ở trên. Các thông số kỹ thuật máy nén khí này
bao gồm:
Công suất thể tích
Khả năng áp lực
Sức mạnh của máy
Mặc dù máy nén thường được đánh giá bằng mã lực hoặc kilowatt, nhưng các biện
pháp này không nhất thiết cho biết chi phí vận hành thiết bị là bao nhiêu vì điều này
phụ thuộc vào hiệu quả của máy, chu kỳ làm việc của nó...
Dung tích thể tích
Công suất thể tích xác định lượng không khí mà máy có thể cung cấp trên một đơn
vị thời gian. Feet khối trên phút là đơn vị phổ biến nhất cho phép đo này, mặc dù chỉ
số này có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất. Nỗ lực tiêu chuẩn hóa thước đo này,
được gọi là scfm, dường như phụ thuộc vào tiêu chuẩn mà bạn tuân theo. Viện Khí nén
và Khí đốt đã áp dụng định nghĩa ISO về scfm là không khí khô (độ ẩm tương đối 0%)
ở 14,5 psi và 68 ° F. Thực tế cfm, acfm, là một đơn vị đo dung tích thể tích khác. Nó
liên quan đến lượng khí nén được cung cấp đến đầu ra của máy nén, sẽ luôn luôn nhỏ
hơn dịch chuyển của máy do tổn thất do thổi qua máy nén.
Công suất áp suất
5
Khả năng áp suất tính bằng psi chủ yếu dựa trên nhu cầu của thiết bị mà khí nén sẽ
hoạt động. Trong khi nhiều công cụ không khí được thiết kế để hoạt động ở áp suất
không khí bình thường tại xưởng, các ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như khởi động
động cơ, đòi hỏi áp suất cao hơn. Do đó, khi chỉ định máy nén piston, người mua sẽ
tìm thấy một đơn vị một cấp cung cấp áp suất lên đến 135 psi đủ để cung cấp năng
lượng cho các dụng cụ hàng ngày nhưng muốn xem xét một đơn vị hai cấp cho các
ứng dụng đặc biệt, áp suất cao hơn.
Công suất của máy
Công suất cần thiết để điều khiển máy nén sẽ được xác định bởi những cân nhắc về thể
tích và áp suất. Một nhà phân tích kỹ thuật cũng sẽ muốn suy nghĩ về tổn thất của hệ
thống trong việc xác định công suất máy nén: tổn thất đường ống, giảm áp suất qua
máy sấy và bộ lọc, v.v. Người mua máy nén cũng có các quyết định truyền động như
động cơ dây curoa hoặc truyền động trực tiếp, động cơ khí - hoặc diesel -drive, v.v.
Các nhà sản xuất máy nén thường sẽ công bố các đường cong hiệu suất máy nén để
cho phép các nhà thông số kỹ thuật đánh giá hiệu suất máy nén trong một loạt các điều
kiện hoạt động. Điều này đặc biệt đúng đối với máy nén ly tâm, giống như máy bơm ly
tâm, có thể có kích thước để cung cấp các thể tích và áp suất khác nhau tùy thuộc vào
tốc độ trục và kích thước bánh công tác.
Bộ Năng lượng đang áp dụng các tiêu chuẩn năng lượng cho máy nén mà một số nhà
sản xuất máy nén đang công bố bảng dữ liệu. Khi nhiều nhà sản xuất công bố dữ liệu
này, người mua máy nén sẽ có thời gian dễ dàng hơn trong việc phân loại thông qua
việc sử dụng năng lượng của các máy nén tương đương.

Câu 6: Nguyên lý hoạt động của ly hợp từ?

Hình 6.1
Ly hợp từ gồm có một stator(nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận
khác.

6
Khi ly hợp hoạt động, cuộn dây stator được cấp điện. Stator trở thành nam châm điện
và hút đĩa ép để quay máy nén cùng với puly.
+ Khi cuộn dây của rơle ly hợp từ không dược cấp điện, tiếp điểm của rơle mở không
cấp điện cho cuộn dây của ly hợp. Lúc này đĩa ép không được ép quay cùng với puly
máy nén (puly máy nén quay trơn trên trục). Vì vậy máy nén không hoạt động.
+ Khi cuộn dây của rơle ly hợp được cấp điện, hút tiếp điểm đóng lại cấp điện cho
cuộn dây ly hợp. Đĩa ép được hút ép vào và chuyển động quay cùng với puly máy nen
trục máy nén quay, máy nén làm việc.

Câu 7: Các thiết bị an toàn trông hệ thống điều hòa ô tô:

Van an toàn áp suất : van an toàn sẽ luôn trong trạng thái đóng nhưng nếu máy nén khí
xuất hiện mức áp cao thì cửa van sẽ lập tức được mở ra để thực hiện xả khí ra nhằm
đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Van an toàn co ba trạng thái hoạt động là: cân bằng, mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn:
 Ở trạng thái cân bằng thì áp suất trong máy cân bằng do đó van an toàn luôn ở trạng
thái đóng.
 Áp suất trong máy quá cao khiến van ở trạng thái mở hoàn toàn: trong quá trình máy
nén khí làm việc có nhiều lúc áp suất vượt ngưỡng áp suất mặc định. Khi nhận thấy
tình trạng này lò xo của van sẽ thực hiện đẩy nắp van lên để tạo ra khoảng trống nhằm
thực hiện xả bớt khí ra ngoài để giảm áp suất trong máy.
 Trạng thái đóng hoàn toàn. Khi khí nén đã được xả ra ngoài cũng sẽ khiến cho áp suất
của máy giảm xuống. Lúc này lò xo của van sẽ hạ xuống nắp van đóng lại và van sẽ ở
trong trạng kín hoàn toàn

Hình 7.1
- Phin lọc : Phin lọc ga điều hòa ô tô có tác dụng hút ẩm, lọc các tạp chất
trong gas điều hoà như mạt kim loại, nước, cặn dầu bôi trơn… Trước khi gas đi

7
từ dàn nóng vào dàn lạnh sẽ được lọc qua phin lọc ga điều hòa. Điều này giúp
đảm bảo gas trong hệ thống điều hòa ô tô luôn sạch, không bị lẫn tạp chất.

Hình 7.2
Mắt ga ( kính xem ga) : có thể kiểm tra ga điều hoà còn hay hết thông qua việc xem
mắt ga trong hệ thống lạnh.

 Nếu thấy mắt ga trong suốt, không có sủi bọt là điều hoà có thể gần hết ga hoặc quá
nhiều ga.
 Nếu thấy mắt ga sủi đục lăn tăn nhiều bọt là điều hoà đang bị thiếu ga.
 Nếu thấy mắt ga trong suốt nhưng khi đạp tăng tốc/giảm tốc động cơ xuất hiện bọt
khí là điều hoà đủ ga.

Hình 7.3

8
- Đồng hồ áp suất: Cách kiểm tra điều hòa hết ga chính xác nhất là sử dụng đồng
hồ đo ga lạnh. Nếu thấy đồng hồ chỉ số thấp áp và cao áp thấp hơn mức tiêu
chuẩn, ví dụ như thấp áp tầm 1 kg, cao áp dưới 10 kg thì có nghĩa là điều hoà
đang bị thiếu gas, hết gas.

Hình 7.4

- Các cảm biến :


+ Cảm biến nhiệt độ trong máy lạnh
+ Cảm biến tốc độ máy nén
+ Cảm biến nhiệt độ trong xe
+ Cảm biến nhiệt độ ngoỡi xe
+ Cảm biến nhiệt độ mặt trời

Câu 8: Sự khác biệt của điều hòa không khí tự động và điều hòa không khí không tự
dộng?
- - Đối với hệ thống điều hoà không tự động, khi bật điều hoà sẽ có ba nút bấm
để kiểm soát nhiệt độ, điều chỉnh tốc độ quạt và thay đổi luồng gió. Với cấu tạo
này người dùng sử dụng thao tác thủ công để điều chỉnh theo ý muốn.
- - Hệ thống điều hoà tự động có chức năng cơ bản như dạng tiêu chuẩn, điều hoà
tự động sẽ có thêm chế độ làm ẩm không khí. Với chế độ làm mát, hệ thống sẽ
tự động lấy hơi từ giàn lạnh và chế độn sưởi ấm sẽ tự động lấy từ két sưởi.
Khác với những thao tác thủ công, người dùng chỉ cần chọn mức nhiệt độ mong
muốn, sau đó nhấn Auto, hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ trong xe đến
nhiệt độ đã chọn và duy trì nhiệt độ đó nhằm mang lại cảm giác thoải mái cho
người ngồi trên ô tô trong mọi điều kiện thời tiết.
-
+ Cảm biến nhiệt độ nớc

Câu 9: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà không khí tự động:

9
Hệ thống điều hòa không khí tự động
Hệ thống điều hoỡ không khí tự động đuợc kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong
muốn bằng núm chọn nhiệt độ và ấn và công tắc AUTO. Hệ thống sẽ điều chỉnh ngay
lập tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã thiết lập nhờ chức năng điều khiển tự động của
ECU
Hệ thống điều hoà không khí tự động điều kiển nhiệt độ tự động, tiếp nhận thông tin
nạp vào từ sáu nguồn khác nhau, xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để
điều khiển các bộ tác động cổng chức năng. Sáu nguồn thông tin bao ngồm:
- Bộ cảm biến bức xạ nhiệt
- Bộ cảm biến nhiệt độ trong xe
- Bộ cảm biến nhiệt độ ngoài xe
- Bộ cảm biến nhiệt độ bên trong xe
- Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ
- Công tắc áp suất A/C
- Tín hiệu cài đặt từ bẳng điều khiển
Sau khi nhận được các thông tin tín hiệu đầu vào, và phát tính hiệu điều khiển
bộ chấp hành điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng, giàn lạnh, quạt két nước động
cơ, điều chỉnh chế độ gió, lấy gió và chia gió ứng với từng yêu cầu nhiệt độ

Câu 10.
Cảm biến nhiệt độ trong xe:

Hình 10.1
Cảm biến nhiệt độ trong xe là một nhiệt điện trở được lắp trong bẳng táp lô có một đầu
hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên trong
xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình
trong xe. Sau đó nó sẽ gửi tín hiệu đến ECU động cơ.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ trong xe ô tô:
Cảm biến điều hòa ôtô hoạt động dựa trên quá trình làm lạnh của hệ thống điều hòa,
có thể được mô tả theo nguyên lý điều khiển nhiệt sau:

Khi chưa đủ nhiệt độ, máy nén sẽ liên tục làm việc để cho dàn lạnh có thể hấp thụ
nhiệt sau đó chuyển tới dàn nóng để xả ra ngoài.

10
Trong quá trình làm lạnh, nếu mức độ lạnh của môi chất xuống quá sâu sẽ kích hoạt
điều khiển ngừng máy nén để dừng quá trình làm lạnh trong thời gian ngắn. Tiếp sau
đó, nhiệt dàn lạnh tăng lên để máy nén tiếp tục hoạt động để làm lạnh không khí cho
đến khi cảm biến báo đủ độ lạnh yêu cầu thì lúc đó máy nén sẽ dừng lại

Quá trình đóng ngắt máy nén sẽ liên tục như vậy để duy trì nhiệt độ yêu cầu và cảm
biến điều hòa ôtô sẽ hoạt động theo nguyên lý, chu trình như trên.

Câu 11:
Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh là một nhiệt điện trở được lắp ở giàn lạnh để phát hiện
nhiệt độ của không khí đi qua giàn lạnh. Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề
mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ và điều khiển luồng khí trong thời gian quá độ.

Câu 12 : Nêu đặc tính của cảm biến bức xạ mặt trời
Chức năng: Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều
khiển sự thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.
Cấu tạo: Cảm biến bức xạ mặt trời là một điốt quang và được lắp ở phía trên của
bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.

11
Hình 12.1 Cấu tạo cảm biến bức xạ mặt trời.

Hình 12.2 Cảm biến bức xạ mặt trời.

Câu 13

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là một nhiệt điện trở có giá trị điện trở thay đôi tùy
thuộc vào nhiệt độ nước làm mát của động cơ. Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm
mát sẽ được gửi tới ECU động cơ. Thông qua sư trao đổi tín hiệu giữa ECU động cơ
và ECU A/C mà ECU A/C nhận thông tin về nhiệt độ nước làm mát động cơ để điều
khiển nhiệt độ.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Engine Coolant Temperature (ECT) sử dụng để đo
nhiệt độ nước làm mát của động cơ và gửi tín hiệu về ECU để ECU thực hiện những
hiệu chỉnh sau:

12
– Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm: Khi nhiệt độ động cơ thấp ECU sẽ thực hiện hiệu
chỉnh tăng góc đánh lửa sớm, và nhiệt độ động cơ cao ECU sẽ điều khiển giảm góc
đánh lửa sớm.
– Hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu: Khi nhiệt độ động cơ thấp ECU sẽ điều khiển
tăng thời gian phun nhiên liệu (tăng độ rộng xung nhấc kim phun) để làm đậm, Khi
nhiệt độ động cơ cao ECU sẽ điều khiển giảm thời gian phun nhiên liệu.
– Điều khiển quạt làm mát: Khi nhiệt độ nước làm mát đạt xấp xỉ 80-87 ECU điều
khiển quạt làm mát động cơ bắt đầu quay tốc độ thấp (quay chậm), Khi nhiệt độ nước
làm mát đạt xấp xỉ 95-98 ECU điều khiển quạt làm mát quay tốc độ cao (quay nhanh).
– Điều khiển tốc độ không tải: Khi mới khởi động động cơ, nhiệt độ động cơ thấp
ECU điều khiển van không tải (Hoặc bướm ga điện tử) mở rộng ra để chạy ở tốc độ
không tải nhanh (tốc độ động cơ đạt xấp xỉ 900-1000V/P) để hâm nóng động cơ giúp
giảm ma sát giữa các bộ phận trong động cơ và nhanh chóng đạt được nhiệt độ vận
hành ổn định.
– Điều khiển chuyển số: ECU điều khiển hộp số tự động sử dụng thêm tín hiệu cảm
biến nhiệt độ nước làm mát để điều khiển chuyển số, nếu nhiệt độ nước làm mát còn
thấp ECU điều khiển hộp số tự động sẽ không điều khiển chuyển lên số truyền tăng
OD.
– Ngoài ra Tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát còn sử dụng để báo lên đồng hồ
báo nhiệt độ nước làm mát (xe đời cũ sử dụng cục báo nhiệt độ nước riêng)
– Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát còn được dùng để điều khiển hệ thống
kiểm soát khí xả (EGR), điều khiển trạng thái hệ thống phun nhiên liệu (Open Loop –
Close Loop), điều khiển ngắt tín hiệu điều hòa không khí A/C khi nhiệt độ nước làm
mát quá cao ….
Ở một số xe, ngoài cảm biến nhiệt độ nước làm mát chính gắn trên thân động cơ, còn
có 1 cảm biến nhiệt độ nước làm mát gắn ở trên két nước làm mát hoặc đầu ra của van
hằng nhiệt, mục đích giám sát sự làm việc của van hằng nhiệt (van hằng nhiệt được
điều khiển điện

Câu 14 :
Hệ thống điều khiển không khí toyota camry LE 2.2L có các cảm biến sau :
+ Cảm biến bức xạ mặt trời ( solar sensor ) : Cảm biến này phát hiện cường độ
ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng
của tia nắng mặt trời .
Cấu tạo: Cảm biến bức xạ mặt trời là một điốt quang và được lắp ở phía trên
của bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời .

13
Hình 14.1
+ Cảm biến nhiệt độ môi trường ( ambient temperature sensor ) : Cảm biến này
phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng
của nhiệt độ ngoài xe .
Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở và được lắp ở vị trí
phía trước của giàn nóng để xác định nhiệt độ ngoài xe .

Hình 14.2
+ Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh ( evaporator temperature sensor ) : Cảm biến
này phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh
hưởng của nhiệt độ ngoài xe .
Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh dùng một nhiệt điện trở và được lắp ở
giàn lạnh để phát hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh (nhiệt độ bề mặt
của giàn lạnh) .

Hình 14.3
+ Cảm biến nhiệt độ trong xe ( room temperature sensor ) : Phát hiện nhiệt độ
trong xe dùng làm cơ sở cho việc điều khiển nhiệt độ .Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ
trong xe là nhiệt điện trở
được lắp trong bảng táp lô có
một đầu hút. Đầu hút này
dùng không khí được thổi

14
vào từ quạt giàn lạnh để hút không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung
bình trong xe.

Câu 15. . Máy nén điều hòa của xe Toyota camry LE 2,2L được điều khiển

Cấu trúc:
-1 rơle ly hợp máy nén (MGCLT
relay)
-1 máy nén và cảm biến tốc độ máy
nén (A/C magnetic clutch & lock
sensor)
Đặc điểm điều khiển:
-Cuộn dây rơle ly hợp máy được cấp Hình 15.1
nguồn (+) sẵn từ cầu chì và chờ nối mát tại ECU
A/C (chân MGCR)
-Tín hiệu từ công tắc áp suất kép (A/C dual
pressure switch) và tín hiệu
từ cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (A/C Evaporator
temperature sensor) được gửi về ECU A/C để điều
khiển đóng ngắt máy nén.
-Khi nhiệt độ giàn lạnh gần mức nhiệt độ đóng băng
giàn lạnh, tính hiệu từ cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
sẽ gửi về ECU A/C để điều khiển ngắt máy nén.
- Khi áp suất ga quá thấp hoặc quá cao ( P ga > 3,1
Mpa hoặc P ga < 0,2 Mpa) tín hiệu từ công tắc áp
suất kép sẽ gửi về ECU để điều khiển máy nén
(công tắc áp suất kép sẽ không nối mát cho mạch
điều khiển trong ECU A/C)
-Khi máy nén gặp sự cố, tín hiệu tốc độ máy nén từ
cảm biến tốc độ máy nén sẽ được gửi về ECU A/C
để điều khiển ngắt máy nén.

Câu 16 :
- Công tắc áp suất kép của xe TOYOTA CAMRY
LE 22L được điều khiển bằng chân PSW của hộp
điều khiển điều hòa
- Quy trình điều khiển :

15
Công Tắc ON (A/C DUAL) → 1 BLW BLK → 5 BLW BLK → (PSW) B9.BLW
BLK

Câu 17 : Hệ thống ĐHKK xe honda accord DX2001 có 3 cảm biến:


- Cảm biến bức xa mặt trời
- Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

16
- Cảm biến nhiệt độ trong xe

Hình 17.1

Câu 18: Ly hợp từ (máy nén điều hoà) xe Honda Accord DX 2001 được điều khiển
như thế nào?
- Cấu tạo:
+ Ly hợp máy nén (A/C compresson clutcli)
+ Rơ le ly hợp máy nén (A/C compresson clutcli relay)
+ Công tắc áp suất gas
- Đặc điểm điều khiển:
+ Giữa ECU A/C và ECU động cơ có tín hiệu trao đổi để điều khiển hoạt động của
máy nén
+ ECU động cơ sẽ điều khiển hoạt động của máy nén thông qua việc nối mát cho cuộn
dây của rơle ly hợp.
+ Để máy nén hoạt động thì ECU phải nhận được tín hiệu áp suất gas từ công tắc áp
suất kép.

Câu 19:
Công tắc áp suất kép của xe Honda Accord DX 2001 được điều khiển bằng chân
A2(Công tắc điều hòa – YEL/GRN) của hộp điều khiển điều hòa.
Mạch điều khiển 2001 HONDA ACCORD DX

17
Hình 19.1

18
Câu 20 :

STT Chi tiết Kiểm tra Biện pháp khắc phục


1 Máy nén. + Nghe tiếng ồn + Thay phớt chắn dầu , công
+ Phớt chắn dầu tắc áp suất nếu bị bỏng
+ Công tắc áp suất ga + Sửa chữa và vệ sinh máy
+ Các lá van nén
2 Giàn nóng , giàn + Rò rỉ + Nếu rò rỉ ít có thể hàn lại ,
lạnh + Cặn bẩn nếu nhiều thay thế mới
+ Vệ sinh giàn nóng , giàn
lạnh
3 Phin lọc + Kiểm tra cặn bẩn , + Nếu thấy có cặn bẩn hoặc
hơi nước có trong hệ hơi nước có trong hệ thống
thống thì thay phin lọc
4 Van tiết lưu + Điều chỉnh độ mở của van
tiết lưu , hoặc thay thế
5 Các đường ống + Rò rỉ , nứt đường ống + Thay thế đường ống nối và
dẫn , gioăng đệm . các gioăng đệm
làm kín + Dập nát gioăng đệm
6 Tấm lọc gió + Kiểm tra bụi bẩn + Vệ sinh làm sạch hoặc thay
thế
7 Quạt giàn nóng , + Kiểm tra sự nứt , vỡ + Điều chỉnh hoặc thay thế
giàn lạnh cong vênh của cánh cánh quạt
quạt + Thay thế các chổi than đã
+ Kiểm tra các chổi quá mòn
than
8 Ga lạnh + Kiểm tra áp suất ga + Dùng đồng hồ đo áp suất
+ Kiểm tra chất lượng để kiểm tra
ga + Quan sát chất lượng ga qua
mắt ga
9 Bảng điều khiển + Kiểm tra hoạt động + Nếu kẹt hoặc không có tín
các phím bấm , núm hiệu điện thì sửa chữa hoặc
điều khiển thay thế
10 Dây curoa + Kiểm tra sức căng + Căng lại dây cho phù hợp
dây + Thay thế dây mới nếu dây
+ Kiểm tra các vết rạn bị gioãng nhiều hoặc có
nứt trên dây nhiều vết rạn nứt xuất hiện
11 Các giắc cắm , cầu + Kiểm tra bị lỏng , bị + Sửa chữa hoặc thay thế
chì , cảm biến oxy hóa , bị cháy , đứt mới
không ….

Câu 21.

19
Việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga được thực hiện:
+Nhiệt độ nước làm mát động cơ: Sau khi được hâm nóng.
+Tất cả các của: Được mở hoàn toàn
+Núm chọn luồng không khí: “FACE”
+Núm chọn dẫn khí vào: “RECIRC”
+Tốc độ động cơ: 1500 (vòng/phút)-R134a; 2000 (vòng/phút)-R12
+Núm chọn tốc độ quạt gió: HI
+Núm chọn nhiệt độ: Max COOL
+Công tắc điều hòa: ON
+Nhiệt độ đầu vào điều hòa: 30-350
-Chú ý: Đối với xe có trang bị bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR: vì phía áp suất
thấp được điều khiển bởi EPR nên các giá trị bất thường có thể không được chỉ ra trực
tiếp trên áp suất đồng hồ
-Hệ thống làm việc bình thường
Nếu kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa mà thấy chúng hoạt động bình thường,
thì giá trị nhận được sẽ như sau
+Phía áp suất thấp: 0,15-0,25 Mpa (1,5-2,5 Kg/c m2)
+ Phía áp suất cao: 1,6-1,8Mpa (14-16Kg/c m2)
-Lượng môi chất không đủ
Nếu lượng môi chất không đủ, thì đồng hồ đo áp suất sẽ hiện thị cả 2 phía áp suất cao
và áp suất đều thấp hơn mức quy định.
-Thừa môi chất hoặc khả năng làm mát giàn nóng kém
Trường hợp này, áp suất đồng hồ sẽ hiển thị cả 2 phía áp suất cao và áp suất thấp đều
cao hơn so với quy định.
-Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh
Khi hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thường khi hệ
thống điều hòa làm việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân
không tăng dần, sau vài giây đến vài phút thì áp suất đồng hồ lại trở về giá trị bình
thường, chu kỳ này lặp đi lặp lại liên tục. Tình trạng này xảy ra khi hơi ẩm đã lọt vào
gây ra sự lặp đi lặp lại chu kỳ đống băng và tan băng gần van giãn nở.
-Sự sụt áp trong máy nén
Trường hợp kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa mà thấy xảy ra sự sụt áp trong
máy nén, thì áp suất đồng hồ sẽ hiển thị phía áp suất thấp cao hơn giá trị bình thường,
áp suất đồng hồ phía cao áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình thường.
-Tắc nghẽn trong chu kỳ làm lạnh

20
Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn chu kỳ làm lạnh), thì áp suất đồng hồ
ở phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không, phía áp suất cao sẽ chỉ giá trị thấp hơn giá
trị bình thường.
-Không khí lọt vào hệ thống lạnh
Khi hệ thống lạnh có không khí, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất cao và áp
suất thấp đều cao hơn mức bình thường.
-Độ mở của van giãn nở quá lớn
Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp sẽ cao hơn mức
bình thường (áp suất ở phía áp suất cao gần như không đổi). Điều này làm giảm đi độ
hiệu quả làm lạnh. Trường hợp này bạn cần kiểm tra tình trạng lắp đặt của ống cảm
nhận nhiệt và van giãn nở.

Câu 22: Mô tả hệ thống tự chuẩn đoán trong hệ thống điều hòa không khí?

Trong hệ thống tự chuẩn đoán, ECU truyền bất kì thông tin sự cố nào xảy ra
trong đèn chỉ báo, các cảm biến va bộ chấp hanh tới bảng điều khiển để hiển thị và
thông báo cho kỹ thuật viên. Hệ thốn này rất có ích cho việc chuẩn đoan vì các kết quả
tự chuẩn đoan được lưu trong bộ nhớ ngay cả sau khi tắt khóa điện.
a. Kiểm tra tín hiệu chỉ báo
Các tín hiệu chỉ báo như các công tắc, hiển thị đặt nhiệt nhiệt độ và kích hoạt tiếng kêu
bíp có thể được kiểm tra. Các chỉ báo của công tắc và hiển thị đặt nhiệt độ lên 4 lần rồi
tắt.
b. Kiểm tra cảm biến
Những sự cố trong quá khứ hoặc hiện tại của cảm biến có thể kiểm tra được. khi phát
hiện một hoặc nhiều sự cố, thì việc ấn lên công tắc A/C sẽ hiển thị lần lượt từng sự cố
một.
Đối với cảm biến bức xạ mặt trời: khi được kiểm tra trong nhà, thì có thể hiển thị sự cố
mạch bị đứt. Đặt cảm biến bức xạ mặt trời gần thiết bị phát sáng ở trong nhà hoặc dưới
ánh sáng mặt trời bên ngoài để kiểm tra cảm biến này (kiểm tra dưới ánh sáng huỳnh
quang không hiệu quả).
c. Kiểm tra bộ chấp hanh
Một tín hiệu đầu ra theo mẫu được chuyển tới bộ chấp hành để kiểm tra sự hoạt động
của nó.
Kỹ thuật viên có thể kiểm tra sự cố của bộ chấp hanh bằng cách truyền tín hiệu từ
ECU và kích hoạt các canh điều khiển gió thổi, canh điều khiển dẫn gió vào, canh điều
khiển trộn gió và máy nén…

Câu 23:

21
Quy trình đọc lỗi:
- Bật công tắc ON
- Nhấn đồng thời AUTO và F/R
- Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra.
- Sau khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển
thị.
- Khi hệ thống hiển thị mã lỗi chậm, nhấn nút FRONT DEF sẽ thay đổi được
bước kiểm tra tiếp theo.
- Mỗi lần nhấn nút FRONT DEF thì màn hình sẽ chuyển sang một bước

Quy trình xóa mã lỗi:

- Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau:


- Trong khi thi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút
REAR
DEF
- Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa
bộ nhớ của hộp

Câu 24

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE C300 (2020)


I. Tổng quát chung về hãng xe.
Mercedes Benz được biết đến như “ông vua” của phân khúc xe hạng sang,
thương hiệu ô tô Mercedes có lẽ là cái tên không còn xa lạ đối với các tín đồ xe
hơi. Bỏ qua nhiều đối thủ đình đám như Audi, Lexus…Mercedes đang ngày
càng khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường ô tô thế giới.
Thành lập từ năm 1880, Mercedes là được xem như hãng sản xuất ô tô tồn
tại lâu đời nhất trên thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Nguồn gốc hãng xe ô tô
đình đám này bắt nguồn từ hai người đàn ông: Gottlied Daimler và Karl Benz –
22
được biết đến như hai người đã phát minh ra xe vận hành bằng động cơ đốt
trong. Điều thú vị là theo như những gì lịch sử cho biết, dù biết nhau và đều
sinh sống tại miền Tây Nam nước Đức nhưng hai người lại chưa hề gặp nhau
trực tiếp.
Cho ra đời chiếc xe đầu tiên mang nhãn hiệu Benz Patent Motorwagen, bằng
sự bành trướng đáng kinh ngạc, chỉ sau 15 năm, thương hiệu Mercedes đã trở
thành một trong những hãng ô tô sản xuất ra những dòng ô tô hạng sang, xe
buýt, xe tải …lớn nhất trên thế giới.
Dòng xe Mercedes không ngừng khẳng định tên tuổi bằng dòng xe hạng
sang, xe buýt, xe tải nổi tiếng. Đa dạng giá cả, mẫu mã đẹp, phục vụ đa dạng
nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, Mercedes cung cấp một số dòng xe
được thị trường Việt Nam hết sức ưa chuộng như:

- Các dòng xe coupe : C-class coupe, CLS Coupe, S-Class Coupe, GLE Coupe,
CLA Coupe.
- Dòng SUV: G-class, GLC SUV, GLS SUV, GLA SUV, GLE SUV.
- Dòng sedan: A-Class, C-Class, E-Class, S-Class, Maybach S-Class.

Hình 24.1.1
Mercedes C300 AMG 2020: Mercedes C300 AMG 2020 được xem là “trùm cuối”
của dòng xe sang C-Class.
Với những tính năng vượt trội, thiết kế kết hợp hoàn hảo giữa chất thể thao và sự
sang trọng vốn có của hãng xe Đức. Dòng xe này đã dễ dàng chinh phục cả những
khách hàng khó tính nhất.
Từ đầu năm 2019 Mercedes-Benz chính thức trình làng các phiên bản nâng cấp của
C-Class. Trong đó, phiên bản Mercedes-Benz C300 AMG được đánh giá một mẫu xe
thể thao thực thụ với nhiều cải tiến mới.

23
Xe có ngoại thất gồm 4 màu: Trắng, Đen, Xanh, Đỏ & nội thất gồm 3 màu: Đen, Đỏ
Đen, Xám.

C300 AMG Màu Trắng C300 AMG Màu Đen

C300
AMG Màu
Đỏ
C300
AMG Màu
Xanh

24
Hình 24.1.2
Mercedes C300 AMG 2020 không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao mà còn làm
hài lòng người sử dụng bởi thiết kế ngoại thất vô cùng “mãn nhãn”. Mercedes C300
AMG 2020 sở hữu vẻ ngoài pha trộn hài hòa giữa nét thể thao và sự lịch lãm.

 Điểm nhấn chú ý đầu tiên của Mercedes C300 AMG 2020 đó chính là thiết kế
phần đầu xe. Phần đầu ấn tượng với cụm lưới tản nhiệt hình viên kim cương ôm
trọn logo ngôi sao 3 cánh quen thuộc của hãng.

Hình 24.1.3
 Phần thân xe
Mercedes

25
C300 AMG 2020 mềm mại và không kém phần lịch lãm nhờ các đường dập nổi
nhẹ nhàng.

Hình 24.1.4
 Đuôi xe là bộ phận được thiết kế mang tới cảm giác sang trọng nhất nhờ thanh mạ
Crom bạc đặt ngang sáng loáng.
 Đánh giá nội thất Mercedes C300 AMG: sang trọng, đẳng cấp:
Trong khi ngoại thất gây ấn tượng bởi những chi tiết nổi bật và khác biệt thì
nội thất Mercedes C300 AMG 2020 lại “chiều lòng” người dùng bởi sự sang
trọng và đẳng cấp. Theo đó, phần lớn các chi tiết trên xe đều được bọc da toàn bộ
với sợi carbon và kim loại đắt tiền.

Hình 24.1.5
Nội thất phía trước và sau màu Đen.

Hình 24.1.6
Nội thất phía trước và sau màu Nâu

26
 Tiện nghi của Mercedes C300 AMG 2020
Sự xuất sắc trong trang bị tiện nghi của Mercedes C300 AMG 2020 cũng gây
ấn tượng mạnh. Theo đó, điểm ấn tượng đầu tiên đó là hệ thống điều khiển truyền
thông đa phương tiện Command Online. Hệ thống này sử dụng đầu đọc DVD, màn
hình TPT 8,4 inch, bộ thu sóng phát thanh.
Mercedes C300 AMG 2020 với hệ thống điều hòa khí hậu tự động 2 vùng
Thermatic mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho người dùng khi di chuyển. Cùng với
đó, C300 2020 còn được trang bị cửa sổ trời chỉnh điện góp phần mang đến sự
thoáng đãng cho không gian trên xe.
Hệ thống an toàn của xe Mercedes C300:
- Vượt trội hơn các phiên bản cũ, hệ thống an toàn của Mercedes C300 AMG
2020 đáng chú ý với những tính năng hiện đại như: Hệ thống chống bó cứng phanh,
phân phối lực phanh điện tử và hỗ trợ lực phanh khẩn cấp. Mercedes C300 AMG
2020 còn khẳng định sự khác biệt trong hệ thống an toàn của mình bằng hệ thống hỗ
trợ phòng ngừa va chạm Collision Prevention Assist Plus . Hệ thống này có chức
năng giúp ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả va chạm. Ngoài ra, chức năng ECO
start/stop tự động ngắt động cơ khi xe tạm dừng giúp giảm tiêu hao nhiên liệu và xả
khí.
- Ngoài ra xe còn được trang bị nhiều tiện nghi khác:

27
THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE MERCEDES C300

28
II. Hệ thống điều hòa

II.1.

Cấu tạo

Hình 24.2.1 Taptlo mercedes – benz C300

29
- Hệ thống sử dụng trên xe là hệ thống điều hòa tự động THERMATIC khả dụng
với một hoặc hai vùng điều hòa. Là hệ thống điều hòa tự động hai vùng, nhiệt
độ có thể được điều chỉnh riêng ở phía ghế lái và bên hành khách phía trước.
- Hệ thống điều hòa trên xe mercedes Benz C300 có cấu tạo tương tự với các hệ
thống điều hòa trên ô tô thông thường :
1.Máy nén 5. Giàn Lạnh
2.Giàn nóng 6. Bình tích lũy
3. Lọc 7. Két sưởi
4.Van tiết lưu 8. Quạt gió
Hệ thống điều hòa THERMOTRONIC sử dụng 12 bộ cảm biến và 18 bộ truyền
động để giám sát nhiệt độ bên ngoài và bên trong cabin cũng như bức xạ mặt trời. Mỗi
bộ cảm biến có nhiệm vụ riêng là giám sát một yếu tố cụ thể có khả năng ảnh hưởng
đến nhiệt độ trong xe. Có rất nhiều bộ cảm biến khác nhau: bộ cảm biến cho chất
lượng không khí và các khí độc hại, các bộ cảm biến sương, ngăn ngừa sương mù, các
cảm biến bức xạ mặt trời…

Hình24.2.2 Bảng điều khiển

30
Hình 24.2.3 Các nút điều khiển

và điều chỉnh nhiệt độ bên trái hoặc phải thích hợp với
nhu cầu sử dụng

và nút điều chỉnh hướng gió tạo sự thoải mái cho người trong xe

Hình 24.2.4 Màn hình trên xe


Gồm 4 chế độ xông và 3 chế độ làm mát

nút điều chỉnh độ lớn gió có thể dùng để làm mát nhanh khi có nhu cầu

31
Khi chúng ta để xe ngoài trời nắng, chúng ta bật Auto lên. Nhiệt độ bên trong
điều hòa đẩy ra làm mát khoang lái của chúng ta một cách nhanh nhất. Sau khi làm
mát xong nó sẽ tự động tắt

sẽ làm sạch kính nếu chúng bị ẩm. Điều này giúp tài xế nhìn đường rõ hơn.

nút tùy chọn


sưởi kính chiếu hậu tránh tình trạng kính chiếu hậu bị mờ do đi vào
vùng có sương mù

nút nguồn

nút lấy gió trong. Khi chúng ta đi qua hầm hoặc những cung đường có mùi
khó chịu. Chúng ta không muốn mùi bay vào khoang nội thất của mình thì bật nút đó
lên.

II.2. Chức năng


Điều hòa không khí có chức năng sau:
+ Điều khiển nhiệt độ không khí trong xe.
+ Duy trì độ ẩm và lọc gió
+ Loại bỏ các cản trở tầm nhìn như: hơi nước, bằng đọng…..

III. Các thiết bị trong hệ thống điều hòa của xe


III.1. Máy nén
Hầu hết trong các dòng xe mercedes Benz C class đều sử dụng dòng máy nén
Nippondenso 7SB16 7-CYL

32
Hình 24.3.1 Máy nén Nippondenso 7SB16 7-CYL
Cấu tạo :
- Máy nén piston loại làm việc hai phía cấu tạo gồm 3 hoặc 5 cặp piston đặt đối
nhau . Một đĩa vát được gắn trên trục máy nén và đặt nghiêng một góc so với
trục máy nén . Tại các cửa môi chất ra và vào trong xylanh được bố trí một van
hút và một van đẩy đặt ngược chiều nhau .
- Nguyên lý hoạt động :
+ Khi trục máy nên quay đĩa vát quay theo làm cho piston chuyển động tịnh tiến
sang trái hoặc sang phải. Khi piston dịch chuyển sang trái . Áp suất trong xylanh
khoang phải giảm . Áp suất môi chất ở ống áp suất thấp lớn hơn đẩy cho van hút
mở ra , môi chất được điền đầy vào trong xylanh . Đồng thời , áp suất ở ống áp suất
cao sẽ đẩy cho van hút đóng lại không cho môi chất quay trở lại xylanh.
+ Trong khi đó ở phía khoang bên trái , piston dịch chuyển nén môi chất lại làm
cho áp suất trong khoang bên trái cao . Lúc này van hút bị đóng lại ngắt đường cung
cấp môi chất vào trong xylanh , van đẩy mở ra đưa môi chất bị nén có suất cao và
nhiệt độ cao tới giàn nóng .
+ Khi piston dịch chuyển sang phải nguyên tắc hoạt động tương tự nhưng ngược
lại.
III.2. Ly hợp từ điện

Hình 24.3.2 cấu tạo ly hợp từ điện

33
Ly hợp từ có chắc năng là một thiết bị dẫn động bằng đai để nối động cơ với máy nén.
Nó thực hiện chức năng dẫn động và dừng máy nén khi cần thiết.
+ Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ không được cấp điện , tiếp điểm rơ le mở không
cấp điện cho cuộn dây của ly hợp . Lúc này đĩa ép không được ép quay cùng với puly
máy nén ( puly máy nén quay trơn trên trục ) . Vì vậy máy nén không hoạt động .
+ Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ được cấp điện , hút tiếp điểm đóng lại cấp điện cho
cuộn dây ly hợp . Đĩa ép được hút ép vào và chuyển động quay cùng với puly nén .
Trục máy nén quay , máy nén làm việc .
III.3. Giàn Lạnh ( Evaporator)
Giàn lạnh thường được thiết kế nhiều dòng và được làm từ nhôm. Chức
năng chính của giàn lạnh là giảm nhiệt độ không khí từ quạt vào trong cabin ô
tô để làm mát cabin.

Vì các cánh tản nhiệt hoặc tấm bề mặt của thiết bị bay hơi thường lạnh hơn
không khí đi qua chúng, nên bất kỳ độ ẩm nào (hơi nước) trong không khí có xu
hướng ngưng tụ và tạo thành các giọt chất lỏng trên cánh tản nhiệt. Hơi ẩm cuối
cùng thoát ra khỏi vỏ thiết bị bay hơi qua ống thoát nước xuống đất. Quá trình
này được gọi là quá trình hút ẩm.

Quá trình hút ẩm này không chỉ quan trọng đối với sự thoải mái của hành
khách mà còn có thể được sử dụng trong khí hậu lạnh hoặc ẩm để giảm sương
mù trên kính chắn gió. Tuy nhiên, một lượng lớn nhiệt phải được loại bỏ khỏi
hơi nước để ngưng tụ hơi nước, do đó độ ẩm quá cao làm giảm khả năng hạ
nhiệt độ của không khí đi vào của giàn lạnh/

III.4. Giàn Nóng ( Condenser )


- Giàn nóng có chức năng là làm cho bộ môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất
và nhiệt độ cao từ máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng để làm mát cho
môi chất.
- Giàn nóng được cấu tạo từ một ống khim loại dài uốn cong thành nhiều hình
chữ U nối tiếp nhau xuyên qua vô số cánh
tản nhiệt
- Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay
trước đầu xe , phía trước két nước làm mát
động cơ . Ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp

nhận tối đa luồng


không khí mát thổi xuyên qua

34
Hình 24.3.3 Giàn nóng

do xe đang di chuyển và do quạt gió quay hút vào


- Nguyên Lý hoạt động :
+ Trong quá trình hoạt động , bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp
suất
và nhiệt độ rất cao do máy nén chuyển tới . Dòng hơi môi chất này được lưu thông
trong ống dẫn đi dần từ phía trên xuống phía dưới . Nhiệt độ của môi chất truyền
qua các cánh tản nhiệt và được luồng gió mát thổi đi . Quá trình trao đổi này làm
tỏa một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí . Nhờ đó môi chất lạnh thể hơi
được ngưng tụ trở thành môi chất lạnh ở thể lỏng.
+ Dưới áp suất bơm của máy nén , môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy
thoát ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ , theo ống dẫn đến bình chứa và tách ẩm .
Giàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng
tụ vẫn là môi chất ở thể khí , chỉ một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể
lỏng . Ngày nay , trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn nóng
tích hợp để hóa lỏng ga tốt hơn nhằm tăng hiệu suất của quá trình làm lạnh.
III.5. Bình chứa và tách ấm/ Phin Lọc ( Receiver- Drier)
- Phin lọc là một thiết bị
trung gian chứa môi
chất được hóa lỏng từ
giàn nóng chuyển tới
và từ đó đưa tới giàn
lạnh . Trong phin lọc
có chất hút ẩm và lưới
lọc dùng để loại trừ các
tạp chất hoặc hơi ẩm
trong môi chất lạnh .
Nếu có hơi ẩm trong hệ
thống thì các chi tiết sẽ
bị ăn mòn hoặc gây nên
hiện tượng đóng băng
trong van giãn nở và
trong giàn lạnh , làm
ảnh hưởng tới chất
lượng làm mất của hệ thống

Hình 24.3.4 Cấu tạo phin lọc


- Phin lọc là một thiết bị trung gian chứa môi chất được hóa lỏng từ giàn nóng
chuyển tới và từ đó đưa tới giàn lạnh . Trong phin lọc có chất hút ẩm và lưới lọc
dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong môi chất lạnh . Nếu có hơi ẩm
trong hệ thống thì các chi tiết sẽ bị ăn mòn hoặc gây nên hiện tượng đóng băng

35
trong van giãn nở và trong giàn lạnh , làm ảnh hưởng tới chất lượng làm mất
của hệ thống
- Nguyên lý hoạt động:
+ Môi chất lạnh thể lỏng , chảy từ bộ ngưng tụ qua đường ống ( 1 ) vào bình
chứa và tách ẩm . Môi chất lạnh đi xuyên qua lớp lưới lọc ( 2 ) và bộ khử ẩm ( 3 ) .
Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp
ráp , sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu . Nếu môi chất lạnh
không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy
nén sẽ chóng hòng . Sau khi được hút ẩm và lọc sạch , môi chất lỏng đi vào ống
tiếp nhận ( 4 ) và thoát ra của ( 5 ) theo ống dẫn đến van giãn nở
+ Mắt ga ( kinh xem ga ) : Cấu tạo của kính xem ga bao gồm phần thân hình
trụ tròn , phía trên có lắp một kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt
để quan sát chất lỏng . Kinh được áp chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong
. Trên đường ống cấp môi chất của hệ thống lạnh có lắp đặt kính ga xem ga . Mục
đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính
- Cụ thể như sau :
+ Bảo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không . Trong trường hợp chất
lỏng chảy điền đầy đường ống , hầu như không nhận thấy sự chuyển động của
dòng môi chất lỏng , ngược lại nếu thiếu môi chất , trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt .
Khi thiếu ga trầm trọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua hình gợn sóng .
+ Báo hiệu độ ẩm của môi chất . Khi trong chất lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của
nó bị biến đổi . Màu xanh : Khô ; Màu vàng : Có lọt ẩm cần thận trọng ; Màu nâu :
Lọt nhiều ẩm , cần sử lý . Để tiện so sánh , trên vòng tròn chu vi của mắt kính
người ta có in sẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh .
+ Ngoài ra khi trong chất lỏng có lẫn tạp chất cũng có thể nhận biết kính .
Trong trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng , xỉ hàn trên đường ống

III.6. Van tiết lưu ( Expansion Valve )


Trong hệ thống điều hòa không khí của xe sử dụng van tiết lưu loại hộp ( Block-
Type Expansion Valve)

Hình 24.3.5 Van tiết lưu


36
Cấu tạo:
Van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt được thiết kế để
tiếp xúc trực tiếp với môi chất. Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất
(tải nhiệt) tại cửa ra của giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màn. Lưu lượng của môi
chất được điều chỉnh khi kim van di chuyển. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp
suất trên màn thay đổi. giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ và tác dụng của lò xo.
Hoạt động:

Hình 24.3.6 Nguyên lí hoạt động của van


Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng. Điều này làm nhiệt
truyền đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó dãn ra. Màn chắn di chuyển
sang phía bên trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van nén lò xo. Lỗ
tiết lưu mở ra cho một lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh. Điều này làm tăng
lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, bằng cách đó làm tăng khả năng
làm lạnh cho hệ thống.
Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm. Điều đó làm cho nhiệt
truyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại. Màng di chuyển về
phía phải, làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang phía phải bởi lò
xo. Lỗ tiết lưu đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống
giảm, bằng cách đó làm giảm mức độ lạnh của hệ thống.

III.7. Môi chất lạnh


Ga lạnh là chất tuần hoàn qua các chi tiết chức năng của bộ làm lạnh để tạo ra
tác dụng làm lạnh bằng cách hấp thụ nhiệt từ việc giãn nở và bay hơi. Yêu cầu
đối với ga lạnh:
− Không cháy.
− Không nổ.
37
− Không độc.
− Không ăn mòn.
− Không mùi.
Ở trên xe Mercedes c300 sử dụng loại môi chất R-134a (HFC-134a). Đây là
loại môi chất được sử dụng phổ biến để thay thế cho CFC mà không làm thủng
tầng ozon
Nước sôi ở 1000 C dưới áp suất khí quyển (1210 C ở áp suất 1kgf/cm2 )
nhưng R-134a sôi ở -26,90 C dưới áp suất này ( -10,60 C ở áp suất 1kgf/cm2 ).
Nếu R-134a bị rò và bay vào không khí ở nhiệt độ và áp suất khí quyển, nó
sẽ hấp thụ nhiệt của không khí xung quanh và sôi ngay lập tức, rồi chuyển
thành khí. R-134a cũng rất dễ ngưng tụ dưới điều kiện chịu nén và lấy nhiệt
khỏi môi chất lạnh.
Đồ thị mô tả mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ . Đồ thị chỉ ra điểm sôi của
R-134a ở mỗi cặp giá trị nhiệt độ và áp suất. Phần diện tích trên đường cong áp
suất biểu diễn R-134a ở
trạng thái khí và phần
diện tích dưới đường
cong áp suất biểu diễn
R-134a ở trạng thái
lỏng. Ga lạnh thể khí có
thể chuyển sang thể
lỏng chỉ bằng cách tăng
áp suất mà không cần
thay đổi nhiệt độ hoặc
giảm nhiệt độ mà không
cần thay đổi áp suất
Hình 24.3.7 Đồ thị mô
tả mố iliên hệ giữa áp
suất và. nhiệt độ của
môi chất R134a
Ngược lại, ga lỏng có thể chuyển sang ga khí bằng cách giảm áp suất mà
không cần thay đổi nhiệt độ hoặc tăng nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất

IV. Hoạt động của hệ thống điều hòa


IV.1. Nguyên lý làm lạnh
a. Sự giãn nở và bay hơi
- Trong hệ thống làm lạnh cơ khí, khí lạnh được tạo ra bằng phương pháp sau:
+ Ga lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao được chứa trong bình.
+ Sau đó ga lỏng được xả vào giàn bay hơi (giàn lạnh) qua một lỗ nhỏ gọi là
van giãn nở, cùng lúc đó nhiệt độ và áp suất ga lỏng giảm và một lượng nhỏ ga
lỏng bay hơi.

38
+ Ga có áp suất thấp và nhiệt độ thấp chảy vào trong bình chứa gọi là giàn bay
hơi. Trong giàn bay hơi, ga lỏng bay hơi, trong quá trình này nó lấy nhiệt từ
không khí xung quanh.

Hình 24.3.8 Sự giãn nở và bay hơi.


b. Sự ngưng tụ của khí ga R-134a
- Hệ thống không thể làm lạnh không khí khi dùng hết ga lỏng. vì vậy phải cung
cấp ga lỏng mới cho bình chứa. Hệ thống làm lạnh cơ khí biến đổi ga lạnh dạng
khí thoát ra từ giàn lạnh thành ga lỏng.
- Như ta biết, khi khí ga bị nén, cả áp suất và nhiệt độ của nó đều tăng.
- Ví dụ khi khí ga bị nén từ 2,1 kgf/ c m2lên 15kgf/ c m2 , nhiệt độ của khí ga sẽ
tăng từ 0 0 C lên 80 0 C .
- Điểm sôi của ga lạnh ở 15kgf/ c m2 là 570 C . Nên nhiệt độ 80 0 C của khí ga nén
là cao hơn điểm sôi.
- Vì vậy, khí ga sẽ biến thành ga lỏng
nếu nó bị mất nhiệt đến khi nhiệt độ
của nó giảm xuống tới điểm sôi hoặc
thấp hơn. Ví dụ: khí ga 15kgf/ c m2,
80 C có thể chuyển thành dạng lỏng
0

bằng cách giảm đi 230 C .


- Trong hệ thống cơ khí, việc ngưng
tụ khí ga được thực hiện bằng cách
tăng áp suất sau đó giảm nhiệt độ.
Khí ga sau khí ra khỏi giàn lạnh bị
nén bởi máy nén. Trong giàn ngưng
(giàn nóng) khí ga bị nén tỏa nhiệt
vào môi trường xung quanh và nó
ngưng tụ thành chất lỏng. ga lỏng
sau đó quay trở lại bình chứa
c. Chu trình làm lạnh
1. Máy nén tạo ra ga có áp suất và nhiệt độ cao.
2. Ga dạng khí đi vào dàn ngưng, tại đây nó ngưng tụ thành ga lỏng.
39
3. Ga lỏng chảy vào bình chứa, bình chứa làm nhiệm vụ chứa và lọc ga lỏng.
4. Ga lỏng đã được lọc chảy đến van giãn nở, van giãn nở ga lỏng thành hỗn hợp ga
lỏng và ga khí có áp suất và nhiệt độ thấp.
5. Hỗn hợp khí/lỏng di chuyển đến giàn bay hơi (giàn lạnh). Do sự bay hơi của ga
lỏng nên nhiệt từ dòng khí ấm đi qua dàn lạnh được truyền cho ga lỏng.
- Tất cả ga lỏng chuyển thành ga dạng khí trong giàn lạnh và chỉ có khí ga mang nhiệt
lượng nhận được đi vào máy nén kết thúc chu trình làm lạnh.
- Chu trình sau đó được lặp lại.

Hình 24.3.9 Chu trình làm lạnh

IV.2. Điều khiển trộn gió


Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí phụ thuộc vào động cơ như một
nguồn nhiệt và năng lượng để điều khiển hệ thống loại bỏ nhiệt. Quá trình đốt cháy
cung cấp nhiệt lượng cần thiết để làm ấm nội thất xe. Đầu ra của động cơ cung cấp
năng lượng cho máy nén A / C để làm mát nội thất xe. Ở nhiệt độ hoạt động bình
thường, nước làm mát động cơ khoảng 220 ° F (105 ° C) do nắp áp suất của hệ thống
làm mát, bộ điều nhiệt và quạt làm mát động cơ. Khi hệ thống BẬT, thiết bị bay hơi
A / C hoạt động ở nhiệt độ
không đổi 32 ° F (0 ° C)
dựa trên các đặc tính của
chất làm lạnh. Ngoài ra, còn
có các nút điều khiển dành
cho người lái để điều chỉnh

40
lượng nhiệt được thêm vào hoặc từ bên trong để đạt được nhiệt độ bên trong dễ chịu.
Hình 24.3.9 Điều khiển trộn gió

Không khí phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi nhiệt độ so với chất lỏng. Để tận
dụng lợi thế này, một số hệ thống phân phối không khí hiện tại liên tục luân chuyển
chất làm mát nóng qua bộ sưởi ( heater core) . Trong loại hệ thống này, khi cần nhiệt,
một lượng không khí được kiểm soát được phép đi qua bộ sưởi. Không khí được làm
nóng trộn với không khí chưa được làm nóng đi qua bộ sưởi để đạt được hỗn hợp dễ
chịu hơn. Vì không khí có khả năng trao đổi nhiệt ít hơn nhiều so với chất lỏng, hệ
thống này cung cấp khả năng điều chỉnh nhiệt độ không khí rất nhạy, nhưng ổn định.
Một cửa di động hoặc van điều tiết
được gọi là cửa hòa trộn bên trong vỏ
máy thổi kiểm soát không khí đi qua
và xung quanh lõi bộ gia nhiệt và /
hoặc thiết bị bay hơi A / C. Lượng
hỗn hợp không khí được điều khiển
bằng cáp hoặc tín hiệu chân không
thay đổi từ bảng điều khiển.

Hình 24.3.10 Điều khiển trộn gió


Xe Mercedes C300 sử dụng một
động cơ điện để điều khiển cửa trộn. Do đó, động cơ servo trộn không khí điều chỉnh
nhiệt độ tùy thuộc vào tín hiệu biến thiên từ điều khiển điện (biến trở) hoặc tín hiệu do
thiết bị khác tạo ra.

IV.3. Điều khiển chế độ dòng khí ra


Hệ thống điều khiển chế độ dòng khí bao gồm công tắc điều khiển chế độ dòng
khí, khuếch đại hệ thống và môtơ servo điều khiển chế độ dòng khí.

Hình 24.3.10 Motor điều khiển chia gió

41
Điều khiển chế độ dòng khí tự động chuyển chế độ dòng khí từ FACE đến BI-
LEVEL đến FOOT hay ngược lại, tùy theo chuyển động của môtơ servo điều khiển
hòa trộn khí và trạng thái hoạt động của máy nén.
Chế độ dòng khí được điều chỉnh theo cách sau: chuyển động của tiếp điểm động
trong công tắc điều khiển chế độ dòng khí (tiếp điểm động nối với cánh điều khiển hòa
trộn không khí) sẽ gửi tín hiệu đến bộ khuếch đại của hệ thống, sau đó bộ khuếch đại
sẽ điều khiển chuyển động của môtơ servo điều khiển chế độ dòng khí.
Chức năng điều khiển này hoạt động khi cần điều khiển tốc độ quạt thổi ở vị trí
AUTO và công tắc điều khiển chế độ dòng khí tự động đặt ở AUTO.

IV.4. Hình 24.3.11 Bộ thông gió


Là một thiết bị để thổi khí sạch từ bên ngoài vào trong xe và cũng có tác dụng
làm thông thoáng xe.
Có hai loại thiết bị thông gió: thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.
a. Thông gió tự nhiên:
- Việc hút không khí bên ngoài vào trong xe do sự chuyển động của xe gọi là
thông gió tự nhiên.Sự phân bố áp suất không khí bên ngoài xe khi chuyển động
được thể hiện ở hình, bao gồm các vùng có áp suất (+) và áp suất (-). Các cửa hút
phải đặt tại các vùng có áp suất (+), còn các cửa thoát phải đặt ở vùng áp suất (-).
- sơ đồ hệ thống chia gió

Hình 24.3.12 Phân bố áp suất không khí bên ngoài xe khi chuyển động.

42
b. Thông gió cưỡng bức:
- Trong hệ thống thông gió cưỡng bức một quạt điện được sử dụng để đẩy
không khí vào trong xe. Cửa nạp và cửa thoát được đặt giống như hệ thống
thông gió tự nhiên.
- Thông thường hệ thống thông gió này được dùng kèm với hệ thống khác (hệ
thống lạnh hoặc hệ thống sưởi).

Hình 24.3.13 Hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức

V. Sơ đồ mạch điện điều khiển


Sơ đồ mạch điều khiển trang 1/2

43
Sơ đồ mạch điều khiển trang 2/2
V.1. Điều khiển quạt giàn nóng và két nước
 Cấu trúc:
+ 02 quạt két nước làm mát
+ 01 bộ điều khiển quạt giàn nóng ( Electric cooling fan control module)
+ 01 Motor quạt giàn nóng

44
+ 01 bộ nhận tín hiệu và kích hoạt hoạt động ( SAM)
+ 01 bộ điều khiển điện tử của động cơ ( ME-SFI)
+ 01 Bộ điều khiển nút ấn ( A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE)
 Đặc điểm điều khiển
- TH1: Quạt két nước làm mát chạy
+ Chân 28 ( A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE) -> chân 7 (C3) -> chân
6 (M4) -> chân 2 ( DUOVALVE) -> chân 1,3 ( rơ le quạt két nước làm mát ) ->
chân 8 (M4) -> chân 5 (C3) -> chân 21 PUMP ( A/C PUSHBUTTON CONTROL
MODULE).
 Kết luận: Cả hai quạt làm mát đều chạy
- TH2: Quạt làm mát và quạt giàn nóng đều chạy
+ Quạt làm mát chạy như TH1
+ Từ dương nguồn điện -> FUSE 38 60A (OR 30A) -> 38A -> SUCTION FAN ->
chân 2 -> chân 3 ( Bộ điều khiển giàn nóng ) -> chân 2 -> G102 ( mát).
+ Tín hiệu từ chân 1,2(SAM) và chân A6 (ME-SFI)-> chân 6,5 ( bộ điều khiển
giàn nóng) -> chân 1 ( bộ điều khiển giàn nóng ) -> chân 1 ( Motor giàn nóng )
-> chân 2 (Motor giàn lạnh) -> chân 4 (Bộ điều khiển giàn nóng).
 Kết luận: Quạt làm mát và quạt giàn nóng đều chạy. Tốc độ quạt giàn nóng
chạy hoàn toàn phụ thuộc vào các tín hiệu từ cảm biến và công tắc (SAM) và
tín hiệu chế độ điều khiển động cơ (ME-SFI).

V.2. Điều khiển máy nén


 Cấu trúc:
+ 01 Bộ điều khiển nút ấn. ( A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE)
+ 01 máy nén (A/C compressor).
 Đặc điểm điều khiển :
+ Chân 25 CMPR CLTCH ( A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE) ->
chân 2 (C4) -> chân 11 (M5) -> Li hợp từ -> mát
 Kết luận: Li hợp từ đóng, máy nén chạy. Sự đóng ngắt của máy nén hoàn toàn
do bộ điều khiển điều hòa từ nút bấm (A/C PUSHBUTTON CONTROL
MODULE ) điều khiển

V.3. Điều khiển quạt giàn lạnh


 Cấu trúc:
+ 01 quạt giàn lạnh
+ Bộ điều chỉnh tốc độ quạt
+ 01 Bộ điều khiển nút ấn ( A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE)

45
 Đặc điểm điều khiển:
+ Từ dương nguồn điện -> FUSE 25 30A -> 25B -> chân 11 -> chân 3 ( HEATER
SYSTEM AIR CIRCULATTION UNIT ) - > quạt giàn lạnh -> bộ điều khiển tốc
độ - > chân 1 -> G202 -> mát
+ Chân 1 AUX FAN (A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE) -> chân 3 ->
chân 2 ( Blower regulator )
 Kết luận: Bộ điều khiển tốc độ ( BLOWER REGULATOR) nhận tín hiệu tự bộ
điều khiển chính để thông mát cho quạt giàn lạnh từ đó điều khiển được tốc độ
quạt giàn lạnh.

V.4. Điều khiển chia gió


 Cấu trúc:
+ 02 quạt chia gió bên trái và bên phải ( AUXILIARY FAN)
+ 01 hợp hộp cầu chì phía trình điều khiển và mô-đun rơle (DRIVER SIDE FUSE
& RELAY MODULE BOX)
 Đặc điểm điều khiển:
+ Từ dương nguồn điện -> FUSE 38 60A (OR 30A) -> 38A -> AXUXILIARY ->
chân 1 -> chân 1 ( AIR CONTROL MODULE) -> chân 2,3 -> chân 1 ( Right and
left auxiliary) - > G102 ( mát).
+ Chân 7 (DRIVER SIDE FUSE & RELAY MODULE BOX) -> chân 5 ( AIR
CONTROL MODULE) ; Chân 4 -> G102 ( mát )
 Kết luận: Hai quạt phụ trợ được điều khiển do bộ điều khiển gió ( AIR
CONTROL MODULE) lấy tín hiệu từ cụm rơ-le của trình điều khiển.

V.5. Điều khiển trộn gió:


 Cấu trúc:
+ 01 motor trộn gió
+ Bộ chuyển đổi van điều khiển ( SWITHCHOVER VALVE BLOCK)
+ Bộ điều khiển nút ấn ( A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE)
 Đặc điểm điều khiển:
- Mạch 1:
+ Chân 28 12v (A/C PUSHBUTTON CONTROL MODULE) -> chân 1
( ASPIRATOR BLOWER) -> chân 2 -> G202 ( mát)
+ Chân 1 (SWITCHOVER VALVE BLOCK) -> chân 1 ( ASPIRATOR
BLOWER) -> chân 2 -> G202 ( mát)

46
 Kết luận: Chế độ trộn gió phụ thuộc vào chế độ điều khiển của người lái và tín
hiệu từ các cảm biển nhiệt độ trong xe, nhiệt độ giàn lạnh, cảm biến áp suất
giàn môi chất lạnh.

47
Mục lục:
Câu 1:.............................................................................................................................1
Câu 2: Nêu tính chất của môi chất R-134a....................................................................2
Câu 3:.............................................................................................................................2
Câu 4 : Vẽ sơ đồ chu trình làm lạnh kiểu 1....................................................................4
Câu 5 : Nêu các thông số quan trọng của máy nén điều hoà.........................................4
Câu 6: Nguyên lý hoạt động của ly hợp từ?..................................................................5
Câu 7: Các thiết bị an toàn trông hệ thống điều hòa ô tô:..............................................6
Câu 8: Sự khác biệt của điều hòa không khí tự động và điều hòa không khí không tự
dộng?..............................................................................................................................8
Câu 9: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà không khí tự động:.......................8
Câu 10............................................................................................................................9
Câu 11:.........................................................................................................................10
Câu 12 : Nêu đặc tính của cảm biến bức xạ mặt trời...................................................10
Câu 13..........................................................................................................................11
Câu 14..........................................................................................................................12
Câu 15. . Máy nén điều hòa của xe Toyota camry LE 2,2L được điều khiển..............13
Câu 16 :........................................................................................................................14
Câu 17 : Hệ thống DHKK xe honda accord DX2001 có 3 cảm biến:........................15
Câu 18: Ly hợp từ (máy nén điều hoà) xe Honda Accord DX 2001 được điều khiển
như thế nào?..................................................................................................................15
Câu 19:.........................................................................................................................15
Câu 20 :........................................................................................................................17
Câu 21..........................................................................................................................18
Câu 22: Mô tả hệ thống tự chuẩn đoán trong hệ thống điều hòa không khí?..............19
Câu 23:.........................................................................................................................20
Câu 24..........................................................................................................................20
I. Tổng quát chung về hãng xe................................................................................20
II. Hệ thống điều hòa.............................................................................................27
2.1. Cấu tạo............................................................................................................27
2.2. Chức năng......................................................................................................30
III. Các thiết bị trong hệ thống điều hòa của xe.....................................................30
3.1. Máy nén..........................................................................................................30
3.2. Ly hợp từ điện................................................................................................31
3.3. Giàn Lạnh ( Evaporator)...............................................................................32
3.4. Giàn Nóng ( Condenser )...............................................................................32
48
3.5. Bình chứa và tách ấm/ Phin Lọc ( Receiver- Drier).....................................33
3.6. Van tiết lưu ( Expansion Valve )...................................................................34
3.7. Môi chất lạnh.................................................................................................35
IV. Hoạt động của hệ thống điều hòa.....................................................................36
4.1. Nguyên lý làm lạnh........................................................................................36
4.2. Điều khiển trộn gió........................................................................................38
4.3. Điều khiển chế độ dòng khí ra......................................................................39
4.4. Bộ thông gió...................................................................................................40
V. Sơ đồ mạch điện điều khiển.................................................................................41
5.1. Điều khiển quạt giàn nóng và két nước........................................................43
5.2. Điều khiển máy nén.......................................................................................44
5.3. Điều khiển quạt giàn lạnh.............................................................................44
5.4. Điều khiển chia gió........................................................................................45
5.5. Điều khiển trộn gió:.......................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phần mềm Mercedes Wis.

2. Trang web tham khảo về mạch điện điều khiển điều hòa: Mercedes-Benz C300
Sport 2011 – Wiring diagrams for cars (portal-diagnostov.com)
MERCEDES BENZ - Điều hòa không khí - Hệ thống điều hòa không khí - Sơ
đồ-2000 (autoelectronico.com)
3. Trang web tìm hiểu hệ thộngs điều hòa thermmotronic: Mercedes-Benz Isana
(MB100) - sơ đồ mạch điều hòa không khí và giải pháp - Đạo khách Baba
(doc88.com)

49

You might also like