You are on page 1of 5

HỆ THỐNG BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ 1GR-FE XE

TOYOTA 4RUNNER
I. Hệ thống bôi trơn:
1. Cấu tạo và nguyên lý:

Hình 1.1: Hệ thống bôi trơn


Bơm dầu bôi trơn hút dầu từ cacte qua lưới lọc thô để cung cấp cho hệ thống.
Dầu từ bơm sẽ đi đến lọc tinh. Sau khi lọc sạch, dầu sẽ được cung cấp đến mạch
dầu chính ở thân máy. Dầu từ mạch dầu chính sẽ được phân phối đến: cổ trục
khuỷu, nắp máy. Từ cổ trục khuỷu, dầu sẽ đến làm trơn các chốt khuỷu. Từ nắp
máy, dầu sẽ đến làm trơn các cổ trục cam; và đến van điều khiển dầu của bộ điều
khiển VVT-i. Ngoài ra từ mạch dầu chính, dầu còn được đưa đến bôi trơn xích
cam, bộ tăng xích. Sau khi bôi trơn xong, dầu sẽ được đưa trở lại cacte.
a. Lưới lọc thô
Lưới lọc thô đặt bên dưới cacte dầu. Do lưới lọc được kết nối với mạch hút
của bơm dầu nên phải đảm bảo độ kín của nó.
b. Bơm dầu
Hình 1.2: Bơm dầu
Bơm dầu hút dầu từ cacte, sau đó cung cấp đến các chi tiết chuyển động của
động cơ dưới một áp suất nhất định.
Bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu.
Động cơ 1GR-FE sử dụng kiểu bơm rotor ăn khớp trong.
Bơm này gồm hai rotor đặt bên trong thân bơm. Khi rotor chủ động quay thì
rotor bị động quay theo. Vì trục của rotor chủ động được đặt lệch tâm so với rotor
bị động nên không gian giữa hai rotor sẽ thay đổi khi bơm quay, dầu sẽ hút vào
bơm khi thể tích giữa hai rotor gia tăng và sẽ được đẩy ra ngoài khi thể tích giữa
hai rotor giảm.
c. Bầu lọc tinh
Trong quá trình sử dụng, dầu trong động cơ lẫn lộn rất nhiều cặn bả như mạt
kim loại, các tạp chất, cặn bẩn… Các chất này sẽ làm cho động cơ mài mòn rất
nhanh, giảm tuổi thọ động cơ. Để tránh điều này, người bố trí một lọc dầu sau bơm
dầu.
Hình 1.3: Bầu lọc tinh
Bên trong lọc dầu có bố trí một van an toàn song song với lõi lọc. Khi lõi lọc
quá bẩn, sự chênh lệch áp suất đường vào của lọc và đường ra vượt quá 1kg/cm 2,
van an toàn mở và cho 1 một phần dầu đi tắt qua lõi lọc để cung cấp cho động cơ.
Ở đường vào của lõi lọc có bố trí 1 van một chiều, van này có chức năng ngăn
cản các chất bẩn trở về bơm khi tắt máy, cũng như giữ dầu trong bầu lọc sao cho
nó có thể cung cấp ngay lập tức đến các chi tiết động cơ khi khởi động lại.
d. Công tắc áp suất dầu

Hình 1.4: Công tắc áp suất dầu


Khi áp suất dầu thấp [19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kG/cm2) hoặc thấp hơn]
Khi động cơ tắt máy hoặc khi áp suất thấp hơn một mức xác định, tiếp điểm
bên trong công tắc dầu đóng lại và đèn cảnh báo áp suất dầu sáng lên.
Khi áp suất dầu cao [19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kG/cm2) hoặc cao hơn]
Khi động cơ nổ máy và áp suất dầu vượt qua một mức xác định, dầu sẽ ép lên
màng bên trong công tắc dầu. Nhờ thế, công tắc được ngắt ra và đèn cảnh báo bắt
đầu tắt.

Hình 1.5: Mạch báo áp suất dầu


e. Mạch báo mức dầu

Hình 1.6: Mạch báo mức dầu


f. Két làm mát dầu:
- Như ta đã khảo sát, trong quá trình làm việc của động cơ, nhiệt độ của dầu
nhờn sẽ tăng dần lên do: tải nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát, do tiếp xúc với các
chi tiết máy có nhiệt độ cao như đỉnh pittông...để giữ cho độ nhớt của dầu nhờn
đảm bảo khả năng bôi trơn và các đặc tính lý - hoá khác, cần phải làm mát dầu
nhờn để giữ cho nhiệt độ của dầu nhờn được ổn định.

- Thông thường, người ta làm mát dầu nhờn bằng hai cách: làm mát bằng
nước và làm mát bằng không khí.. Nước làm mát được dẫn vào khoang chứa, còn
dầu nhờn đi bên trong các ống dẫn dầu và lưu động ngược chiều với dòng nước để
tăng tác dụng truyền nhiệt.

You might also like