You are on page 1of 9

Hoàng Xuân Phương

Msv 10619322
Lớp 121192

Đề bài :Viết báo cáo về sửa chữa hệ thống  bôi trơn trên ô tô
Bài làm
Hệ thống bôi trơn có vai trò quan trọng đối với quá trình vận hành của một chiếc
xe, giúp giảm thiểu mài mòn, làm sạch, làm mát và giảm khí thải động cơ một cách
hiệu quả.

Phần 1: Hệ thống bôi trơn trên xe ô tô


Hệ thống bôi trơn là quá trình dòng chất bôi trơn phân cách các bộ phận kim loại
với nhau. Rắn, lỏng, khí là 3 dạng có sẵn của chất bôi trơn. Trong đó, dạng bôi trơn
chất lỏng được sử dụng nhiều nhất.
Nếu không có chất bôi trơn, kim loại tiếp xúc trực tiếp và chuyển động qua nhau
sẽ tạo ra ma sát và sinh nhiệt, gây hao mòn động cơ và giảm tuổi thọ động cơ nhanh
chóng.

1.1. Cấu tạo của hệ thống bôi trơn

a, Bể dầu, cacte dầu


Là bể chứa hình bát lưu trữ dầu động cơ để luân chuyển đến các động cơ. Bể dầu
nằm bên dưới cacte, giúp dầu được lấy ra dễ dàng ở phía dưới. Khi động cơ không
chạy thì bể dầu là nơi lưu trữ.
Trường hợp đường đi xấu, gập ghềnh có thể khiến bể dầu bị hỏng. Do đó, bộ
phận này thường được làm từ các vật liệu cứng và có một lớp bảo vệ bằng đá.
b, Bơm dầu (nhớt)
Đây là bộ phận đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bộ phận chuyển động trong động
cơ. Bơm dầu gồm ổ trục khuỷu, trục cam và bộ nâng van.

1
Bơm dầu nằm ở dưới cacte, gần với bể chứa dầu. Bơm dầu cung cấp dầu cho bộ
lọc dầu và đưa dầu về sau. Theo đó, dầu sẽ được đưa đến các bộ phận chuyển động
khác nhau của động cơ thông qua đường dẫn dầu.
Trong thực tế, bơm dầu và đường dẫn dầu dễ bị các hạt nhỏ làm nghẹt, gây hư
hại nghiêm trọng hoặc thậm chí làm hỏng động cơ. Vì vậy, cần định kỳ thay nhớt động
cơ và bộ lọc.
c, Bộ lọc dầu
Bộ lọc dầu có tác dụng giữ lại các hạt nhỏ và tách chúng ra khỏi dầu, làm sạch
dầu trước khi đến với các bộ phận của động cơ. Dầu trong bơm dầu sẽ chảy qua bộ lọc
và đến với các đường dẫn.
d, Đường dẫn dầu
Đường dẫn dầu giúp lưu thông dầu đến tất cả các bộ phận chuyển động của ô tô
một cách nhanh chóng.
Đường dẫn dầu gồm một loạt các đường dẫn liên kết với nhau. Chúng có tác
dụng chuyển dầu đến các bộ phận cần thiết.
Đường dẫn dầu gồm các đoạn lớn và nhỏ được khoan bên dưới khối xi lanh. Các
đoạn lớn hơn nối với các đoạn nhỏ hơn, cùng nhau cung cấp dầu động cơ đến đầu xi
lanh và trục cam trên không.
e, Bộ làm mát dầu
Đây là thiết bị hoạt động như một bộ tản nhiệt với chức năng làm mát dầu nóng.
Bộ làm mát dầu sẽ truyền nhiệt từ đầu động cơ sang chất làm mát động cơ thông qua
các cánh tản nhiệt. Bộ làm mát dầu giúp ổn định nhiệt độ của dầu động cơ, giữ cho độ
nhớt được kiểm soát trong mức cho phép. Nhờ đó, ngăn chặn tình trạng động cơ quá
nóng và giảm thiểu hao mòn chất lượng dầu nhớt.

1.2. Chức năng của hệ thống bôi trơn


Nhờ cơ chế đóng chặt khe hở giữa các bộ phận chuyển động như trục, ổ trục, hệ
thống bôi trơn có chức năng giảm thiểu mài mòn động cơ. Nhờ đó, giúp các bộ phận
chuyển động tránh việc tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Hệ thống bôi trơn đóng vai trò như một chất làm sạch trong động cơ khi di
chuyển các hạt bụi bẩn. Cụ thể, các hạt bụi nhỏ sẽ được giữ lại ở bộ lọc dầu trong khi
các hạt to được giữ ở bể dầu.
Hệ thống bôi trơn hoạt động tương tự như một hệ thống làm mát. Ngoài ra, hệ
thống bôi trơn cũng giúp giảm khí thải với việc tạo ra một vòng đệm giữa thành xi
lanh và các vòng piston.

2
Hệ thống bôi trơn còn giúp giảm mài mòn ổ trục với việc hoạt động như một chất
đệm khi ổ trục đột ngột chịu tải nặng. 

Phần 2: Các phương pháp bôi trơn động cơ


2.1. Bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu
Phương pháp bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu có tác dụng bôi trơn hệ thống
chi tiết máy trong động cơ xăng hai kỳ (kích cỡ nhỏ). Với phương pháp này, dầu được
làm mát bằng nước hoặc không khí. Cùng với đó, dầu nhờn sẽ được pha vào xăng với
tỉ lệ 1/20 hoặc 1/25 tùy thể tích.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là hỗn hợp xăng dầu sẽ đi qua bộ chế hòa
khí biến thành các hạt li ti. Kết hợp cùng không khí, chúng sẽ tạo thành hỗn hợp hạt
dầu nhờn và khí hỗn hợp ngưng đọng. Từ đó, dầu sẽ bám trên bề mặt các chi tiết máy
để bôi trơn ma sát.
Đây là phương pháp đơn giản và không đảm bảo được an toàn do lượng dầu bôi
trơn không được kiểm soát. Một nhược điểm khác là khi dầu và nhiên liệu cùng cháy
sẽ có muội than bám trên piston ngăn cản quá trình tản nhiệt.

2.2. Bôi trơn bằng vung té


Phương pháp bôi trơn bằng vung té thường dùng trong các động cơ một xilanh.
Đây là kiểu xilanh nằm ngang, có kết cấu đơn giản.
Nguyên lý làm việc của phương pháp này là dầu nhờn chứa trong cacte sẽ được
thiết bị múc dầu múc và hắt tung lên. Với mỗi vòng quay của trục khuỷu thì hắt dầu sẽ
thực hiện múc một lần. Theo đó, các hạt dầu nhỏ sẽ được hắt vung té vào bên trong
không gian của cacte rồi rơi xuống các bề mặt ma sát một cách tự do.
Với phương pháp này, người ta tạo ra các gân hứng dầu nhờn trên các vách ngăn
trên ổ trục để đảm bảo các ổ trục luôn được cung cấp đủ dầu nhờn.
Đây là phương pháp đơn giản và có thể không đảm bảo lưu lượng dầu bôi trơn
của ổ trục. Vì vậy, các động cơ đời mới không còn sử dụng phương pháp này để bôi
trơn động cơ nữa.

2.3. Bôi trơn bằng cưỡng bức


Đây là phương pháp mà hầu hết các dòng ô tô đều trang bị vì nó thỏa mãn được
các tiêu chí: bôi trơn tốt, làm mát hiệu quả, tẩy sạch mặt ma sát của bộ phận ổ trục.
Với phương pháp này, hệ thống bôi trơn sẽ bao gồm: cacte hoặc bộ phận chứa
dầu, bơm dầu nhớt, bầu lọc dầu nhờn thô và tinh, két làm mát dầu nhờn, đồng hồ báo
áp suất, đồng hồ báo nhiệt độ dầu nhờn, các đường ống dẫn dầu.

3
2.4. Phương thức hoạt động của hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn cacte ướt: dầu bôi trơn được chứa trong cacte và sau đó được
hút qua phao. Tiếp theo, nó được đẩy qua lọc thô để lọc sạch tạp chất, rồi được đẩy
vào các đường dầu nhờn chỉnh để chảy qua các ổ trục cam, ổ trục khuỷu. Dầu bôi trơn
sẽ được đường dầu trong trục khuỷu đưa lên ổ chốt, theo đường dầu trên thanh truyền
bôi trơn chốt piston. Nếu không có đường dầu trên thanh truyền thì phải có lỗ hứng
dầu trên đầu nhỏ thanh truyền.
Hệ thống bôi trơn cacte khô: tương tự như hệ thống bôi trơn cacte ướt nhưng có
thêm 2 bơm dầu phụ để hút dầu từ cacte về thùng chứa.   
Hệ thống bôi trơn giúp giảm thiểu hao mòn động cơ.

Phần 3: Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn


3.1. Kiểm tra sửa chữa bơm dầu 

5
1
4
3
1- ống dẫn que thăm
2 dầu
2- Thõn bơm
3- Giăm đệm
4- Roto
1 5- Đế nắp thõn bơm
6
1 6- Roto.
7 7- Van.
8 8- Lũ xo.
9
9- Vũng chặn
10
10- Múng hóm
Hình: các chi tiết tháo rời của bơm dầu 11- Phớt
12- Đệm
3.1.1. Hư hỏng, nguyên nhân, hậu quả.

Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả


+ Bề mặt làm việc của + Do làm việc lâu ngày và + Làm giảm áp suất dầu
bánh răng bị vỡ, mòn ma sát sinh ra do trong bôi trơn dẫn đến thiếu dầu
dầu bôi trơn có cặn bẩn bôi trơn cho các chi tiết
khó bôi trơn của động cơ.
+ Gioăng đệm bị rách. + Quy trình tháo lắp + Rò rỉ dầu và thiếu dầu
4
không đúng kỹ thuật. bôi trơn dẫn đến động cơ
hoạt động bị nóng gây
kích nổ và bó cứng.
+ Bulông lắp ghép bị + Lực xiết nhỏ không đảm + áp suất dầu thấp do đó
hỏng, mất ren. bảo hoặc quá lớn gây lên dầu khó bôi trơn lên các
các bề mặt tiếp xúc bị chi tiết ở xa dẫn đến ma
cong vênh. sát lớn gây lên mòm vẹt
và làm tằng nhiệt độ động
cơ dẫn đến kích nổ…

3.1.2. Tháo bơm dầu.


 Quy trình tháo bơm dầu.

Stt Công việc Hình vẽ minh hoạ Chú ý

1. Tháo ống
dẫn que
thăm dầu

2. Tháo bơm
khỏi động
cơ.

3. Tháo đế
nắp thân
bơm.

5
4. Tháo Rôto
bơm.

5. Tháo van
dầu hổi ra
khỏi thân
bơm

 Quy trình lắp bơm dầu.


 Quy trình lắp bơm dầu thực hiện các thao tác ngược lại với quy trình tháo.
 Khi lắp bơm dầu vào động cơ chú ý đến dấu của bơm với trục khuỷu của động
cơ.

6
 Kiểm tra – sửa chữa bơm dầu.
 Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa bánh răng bơm và thân bơm, giữa các bánh
răng với nhau.

Loại Khe hở tiêu Khe hở lớn nhất cho


động
Hình.cơKiểm trachuẩn(mm)
bơm dầu phép
- Khe hở bánh - Khe hở lớn nhất giữa
răng với thân bánh răng và thân bơm:
4A - F bơm: - Khe hở lớn nhất giữa
- Khe hở giữa các các bánh răng bơm:
bánh răng bơm: - Khe hở lơn nhất giữa
- Khe hở giữa bánh răng và nắp thân
bánh răng và nắp bơm
thân bơm
Khe hở bánh răng - Khe hở lớn nhất giữa
với thân bơm: bánh răng và thân bơm:
4A - GE Khe hở giữa các - Khe hở lớn nhất giữa
bánh răng bơm: các bánh răng bơm:
- Khe hở giữa - Khe hở lơn nhất giữa
bánh răng và nắp bánh răng và nắp thân
thân bơm bơm

 Dùng căn lá và thước kiểm phẳng kiểm tra khe hở giữa các bánh răng bơm và
mặt nắp thân bơm.

Thông số kỹ thuật khi kiểm tra bơm dầu

 Sửa chữa bơm dầu.


Trong trường hợp các thông số kỹ thuật của bơm dầu khi kiểm tra không đảm
bảo ta nên thay bơm dầu mới để đảm bảo áp suất và lượng dầu cung cấp cho động cơ
hoạt động được ổn định.

7
3.2. Thay dầu động cơ, lọc dầu két làm mát dầu
Cứ sau 125h hoạt động của động cơ ta tiến hành tháo rửa, vệ sinh bầu lọc
Sau 250h hoạt động của động cơ ta tiến hành thay dầu và thay lọc.
* Quy trình tháo.
Để vệ sinh bầu lọc trước tiên ta tháo êcu vòng đệm ra, sau đó lấy vỏ ra khỏi trục
của bầu lọc. Tiếp đó ta tiếp tục tháo êcu dưới vấu đệm ra khỏi trục của bầu lọc, sau đó
ta lấy cụm rôto ra khỏi trục của bầu lọc và lúc đó ta tháo êcu trong và lấy đệm ở trong
ra khỏi rôto, tháo vỏ rôto ra hẳn khỏi trục sau đó ta tiến hành vệ sinh lọc. Rửa sạch các
căn bẩn bám ở vỏ, lau đế lọc, dùng que gỗ cạo hết cặn lắng và rửa cẩn thận.
Dùng dầu diezel rửa trục và thông lỗ phun bằng dây đồng, thông sạch các rãnh
nhưng không tháo ổ phun.
Chú ý: khi vệ sinh cần lưu ý tới gioăng đệm làm kín.
-Đối với trục vòi lỗ phun sau khi rửa sạch cần dùng ép hơi ( dùng khí nén ) để
kiểm tra các đường dầu sau đó mới lắp.
-Khi tháo vệ sinh cần lưu ý tới hai trục bạc nếu bạc mà quá mòn ta phải thay.
+Gioăng đệm và vòng đệm nếu không kín phải thay.
+Nếu tiết diện lỗ phun quá lớn phải thay.
-Khi lắp ngược lại với quy trình tháo.
-Sau khi lắp xong lọc nổ máy kiểm tra khi áp xuất dầu khoảng 30N/cm2
Nếu số vòng quay không đạt hoặc nhỏ quá dưới 4000 v/phút lại phải
tháo bộ lọc ly tâm và khắc phục những sai hỏng ( ổ lỗ phun bị bẩn, kẹt rôto do đệm).
Ưu điểm của lọc
Do không dùng lõi lọc nên khi bảo dưỡng định kỳ không cần thay thế các phần
tử lọc
Khả năng lọc tót hơn rất nhiều so với lọc thấm dùng lõi lọc
Tính năng lọc ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẩn lắng đọng trong bầu lọc
Khả năng thông qua không phụ thuộc vào số lượng tạp chất lắng động trong bầu
lọc
→ Với những ưu điểm đó nên những năm gần đây, bầu lọc được dùng khá rộng
rãi. Nó khá nhiều ưu điểm nhưng ta vẫn cần phải tuân thủ các quy trình bảo dưỡng, vệ
8
sinh định kỳ một cách nghiêm ngặt bởi nó đóng vai trò khá quan trọng với chất lượng
dầu bôi trơn.
Để thay dầu cần;
- Làm nóng động cơ đến nhiệt độ chất lỏng làm mát 70...90 o C, dừng động cơ
và xả dầu từ các te dầu, vặn nút xả từ các te dầu ra. Xả dầu từ động cơ cần lưi ý, trong
dầu có nước không. Xả dầu vào các te động cơ theo trình tự sau:
- Mở nắp miệng rót, làm sạch trước bụi bẩn;
- Đổ dầu đến vạch “B” trên cái chỉ dẫn báo mức dầu;
- Khởi động động cơ và cho động cơ làm việc khoảng 5 phút. Ở tần số vòng
quay nhỏ số nhỏ để nạp đầy dầu các khoang của động cơ ;
- Dừng động cơ và trong 4-5 phút, đổ đầy dấu đến mức vạch “H “ và “B” trên
cái chỉ báo mức dâu khối lượng dầu trong động cơ là 4 lít.
Đổ đầy thêm dầu vào các te động cơ sau khi ôtô đỗ lâu ngày cần làm các
nguyên công đã chỉ dẫn nêu ở trên. Khi thay dầu cần thay lõi phin lọc sạch dầu. Dầu
ngoại hạng, cho phép sử dụng sách hướng dẫn.
Không thay dầu hoặc lõi phin lọc cùng thời điểm, sử dụng không đúng loại dầu
và lõi phin lọc theo khuyến cáo đồng thời dầu bẩn dẫn đến làm hỏng bạc và sự cố cho
động cơ.

You might also like