You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


--------------- -------------

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: XE CHUYÊN DÙNG
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO,
PHẠM VI SỬ DỤNG XE CHỞ CHẤT LỎNG
Giảng viên giảng dạy : TS. Luyện Văn Hiếu
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khắc Đạt
Lớp : 121191

Hưng Yên – Năm 2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................... i

DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ii

Phần I: Giới thiệu chung về xe chuyên dùng.................................................................1

1.1.Định nghĩa và yêu cầu chung.........................................................................1

1.1.1. Định nghĩa..............................................................................................1

1.1.2. Yêu cầu chung........................................................................................1

Phần II: XE CHỞ CHẤT LỎNG...................................................................................7

2.1.Xe chở chất lỏng là gì?..................................................................................7

2.2.CẤU TẠO ,PHẠM VI SỬ DỤNG, PHÂN LOẠI.........................................8

2.2.1.CẤU TẠO...............................................................................................8

2.2.2. Phạm vi sử dụng...................................................................................27

2.3. Nguyên lý làm việc, hướng dẫn vận hành xe chở chất lỏng.......................29

2.3.1. Nguyên lý làm việc..............................................................................29

2.4 Nguyên lý hoạt động của một số dòng máy bơm chân không phổ biến.......31

2.4.1. Nguyên lý hoạt động của bơm chân không cánh gạt – rotor.................31

2.4.2. Bơm chân không satato – Cánh gạt......................................................32

2.5. Hướng dẫn sử dụng....................................................................................33

i
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo xe..............................................................................................2


Hình 2.1:Xe hút chở chất lỏng.......................................................................................7
Hình 2.2:Xe cơ sở..........................................................................................................9
Hình 2.3:Xe bồn chở xăng dầu......................................................................................9
Hình 2.4:Xe bồn chở nước chuyên dụng......................................................................11
Hình 2.5: Xe bồn chở sữa chuyên dụng.......................................................................12
Hình 2.6:cấu tạo phần bồn chứa...................................................................................12
Hình 2.7 : bơm chân không..........................................................................................14
Hình 2.8 Hệ thống bơm chân không............................................................................15
Hình 2.9: hệ thộng cấp lẻ.............................................................................................16
Hình 2.10: Hệ thống cấp lẻ hiển thị điện tử dạng nhỏ gọn...........................................17
Hình 2.11 có chức năng in hóa đơn bán lẻ...................................................................18
2.12: Cây cung cấp nhiên liệu, 1 cò bơm.....................................................................19
Hình 2.13: Hệ thống bơm cấp lẻ..................................................................................20
Hình 2.14:đường ống..................................................................................................21
Hình 2.15:Hệ thống đường ống...................................................................................22
Hình 2.16:Biểu tượng cứu hảo.....................................................................................23
Hình 2.17: Bình cứu hỏa..............................................................................................24
Hình 2.18:Hệ thống thu hồi hơi...................................................................................25
Hình 2.19:Hệ thống tiếp địa.........................................................................................25
Hình 2.20. Van thở chống tràn.....................................................................................26
Hình 2.21:Hệ thống van đóng khẩn cấp.......................................................................27
Hình 2.22:Xe chở nước cứu hỏa..................................................................................28
Hình 2.23 :Xe tưới rải nhựa đường..............................................................................28
Hình 2.24: Hệ thống hút, xả chất lỏng.........................................................................29
Hình 2.25: bơm chân không........................................................................................30
Hình 2.26: bơm chân không cánh gạt – rotor..............................................................31
Hình 2.27: Bơm chân không satato – Cánh gạt...........................................................32

ii
Phần I: Giới thiệu chung về xe chuyên dùng

1.1.Định nghĩa và yêu cầu chung

1.1.1. Định nghĩa

Xe chuyên dùng là để chỉ các loại phương tiện có tính di chuyển như ô tô chuyên dùng
và xe máy chuyên dùng được sử dụng để thực hiện các công việc đặc thù.

Ôtô chuyên dùng là ôtô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công
dụng đặc biệt, bao gồm: ôtô quét đường; ôtô hút chất thải; ôtô trộn vữa; ôtô trộn bê
tông; ôtô bơm bê tông; ôtô cần cẩu; ôtô thang; ôtô khoan; ôtô cứu hộ giao thông; ôtô
chuyên dùng loại khác như ôtô truyền hình lưu động, ôtô đo sóng truyền hình lưu
động, ôtô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ôtô kiểm tra cáp điện ngầm, ôtô chụp X-quang,
ôtô phẫu thuật lưu động

Theo luật Giao thông đường bộ 2008 định nghĩa: Xe máy chuyên dùng là
khái niệm dùng để gọi chung cho các phương tiện được sử dụng trong trường hợp đặc
biệt. Các trường hợp đặc biệt khi sử dụng phương tiện này bao gồm các hoạt động của
công trình thi công, nông nghiệp, lâm nghiệp và còn cả hoạt động của quân đội, an
ninh khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành.

1.1.2. Yêu cầu chung

Xe chuyên dùng được sử dụng để thực hiện các công việc đặc thù, do đó chúng
cần phải đảm bảo một số yêu cầu như sau:

- Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
như: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Có đèn
chiếu sáng; Hệ thống tín hiệu - báo hiệu;,…

- Được đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện
và công trình đường bộ khi di chuyển.

- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng
phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

1
1.2. Cấu tạo chung và phân loại

1.2.1. Cấu tạo chung

Xe chuyên dùng là tổ hợp của các cụm và hệ thống được kết nối với nhau, gồm
những bộ phận chính sau:

+ Khung xe, đây là bộ phận kết cấu chính của xe, là bộ phận để các cụm, các bộ
phận khác của xe liên kết. Tuỳ theo đặc điểm xe cơ sở mà có cấu tạo khung xe khác
nhau, khung của xe thường được tổ hợp từ thép hình, thép tấm tạo thành kết cấu vững
chắc.
+ Vỏ xe, đây là bộ phận bao bọc che chắn đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cho kết cấu
xe. Vỏ của xe thường làm bằng những tấm kim loại, được dập hay gia công theo một
hình dạng nhất định rồi hàn lại với nhau.

+ Bộ phận nguồn động lực, bộ phận này có chức năng chuyển đổi dạng năng
lượng nhằm cung cấp năng lượng cho toàn xe hoạt động, bộ phận này thường sử dụng
động cơ đốt trong (động cơ xăng hoặc động cơ điêzel) có công dụng biến nhiệt năng
do nhiên liệu cháy thành cơ năng.

+ Hệ thống truyền lực, đây là bộ phận có chức năng chuyền tải năng lượng từ
nguồn động lực đến hệ thống di động hay bộ phận công tác của xe. Hệ thống truyền
lực của xe chuyên dùng có tác dụng truyền mômen quay từ động cơ cho bánh xe chủ
động hoặc bánh sao chủ động, gồm có: ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, truyền
động chính, cơ cấu vi sai và truyền lực cuối cùng

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo xe

2
+ Hệ thống treo, hệ thống treo của xe có tác dụng nối đàn hồi giữa khung hay
thân xe với hệ thống di chuyển, gồm có: bộ phận đàn hồi (nhíp hoặc lò xo) và bộ phận
giảm xóc (loại tay đòn hoặc ống).

+ Hệ thống di chuyển: Hệ thống di chuyển tác dụng lên mặt đường để biến
chuyển động quay tròn của bánh xe hoặc bánh sao chủ động thành chuyển động tịnh
tiến của xe. Ngoài ra, hệ thống di chuyển còn có tác dụng đỡ toàn bộ khối lượng và
thay đổi hướng chuyển động của xe. Hệ thống di chuyển của xe gồm có: bánh xe chủ
động, bánh xe dẫn hướng hoặc xích.

+ Hệ thống điều khiển bao gồm: Hệ thống lái, hệ thống phanh và hệ thống điều
cụm cơ cấu công tác. Hệ thống điều khiển (lái, phanh) có tác dụng thay đồi hướng
chuyển động hoặc giảm tốc độ của xe. ngoài ra còn có nhiệm vụ điều khiển cơ cấu
công tác chuyên dùng.

+ Cơ cấu công tác của xe, đây là bộ phận trực tiếp sử dụng để thi công của xe
(ví dụ như cơ cấu nâng hạ, cơ cấu toa quay, cơ cấu di chuyển)
+ Các hệ thống, thiết bị phụ trợ: hệ thống an toàn, hệ thống chiếu sáng, tín hiệu,
còi, hệ thống điều hòa hoặc các thiết bị điều khiển điện tử để xử lý số liệu và điểu
khiển tự động.

-Như vậy một xe chuyên dùng là tập hợp của tất cả các cụm, cơ cấu và các hệ
thống, các cơ cấu công tác đi theo xe để thực hiện chức năng chuyên môn mà xe
chuyên
dùng cần thực hiện.

Tùy theo yêu cầu và chức năng, một xe chuyên dùng có thể có đủ các bộ phận,
các hệ thống kể trên hoặc chỉ có một số bộ phận trong đó mà thôi.

1.2.2. Phân loại

Xe chuyên dùng được phát triển từ ôtô cơ sở hoặc xe máy cơ sở và được trang
bị các thiết bị, bộ phận công tác đặc thù để thực hiện một dạng công việc riêng hay
trong các điều kiện làm việc đặc biệt. Để phân loại xe chuyên dùng, người ta có thể
phân theo nhiều cách khác nhau

Ô tô chuyên dùng là ô tô mà có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng
công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô rửa đường; ô tô hút chất thải, ô tô

3
ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô
khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô tải có thùng; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo
sóng truyền hình lưu động; ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện
ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.

Xe máy chuyên dùng gồm: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp
và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia
giao thông đường bộ.

 Theo phương thức di chuyển xe chuyên dùng được phân thành các loại:

 Xe chuyên dùng bánh lốp (Ô tô chuyên dùng, máy xúc bánh lốp, ….);

 Xe chuyên dùng bánh xích (Máy ủi, máy đào bánh xích, máy rải thảm bánh
xích,…)

 Xe chuyên dùng bánh thép (xe lu, xe lu đầm rung)

 Dựa vào loại công việc mà xe cần thực hiện người ta chia xe chuyên dùng ra
làm ba loại chính:

 Xe chuyên dùng dùng để vận chuyển: Chủ yếu dùng để vận chuyển nguyên
vật liệu hàng hóa ở cự ly xa, có đặc thù riêng như bê tông, xe thùng tự đổ hàng, xe trở
hàng siêu nặng v.v…

 Xe chuyên dùng bốc xếp: Thường vận chuyển ở cự ly ngắn, chủ yếu dùng để
xếp dỡ hàng hóa, vật liệu tại các bến bãi, nhà kho, chân công trình v.v…

 Xe chuyên dùng thi công: Đó là các máy di chuyển tham gia thi công công
trình hay các công việc đặc biệt mà đối tượng tác động của máy công tác thường là đất
đá.
 Theo mục đích, lĩnh vực khai thác sử dụng ta có các loại:

 XCD trong ngành thương nghiệp: Xe chở gia súc, chở bia, chở xe máy…
 XCD trong ngành vệ sinh môi trường đô thị:Xe ép rác, tưới nhựa đường, quét đường

 XCD trong ngành xây dựng: Xe ủi, xe xúc, xe lu, xe trộn vận chuyển bê tông

 XCD trong ngành nông thủy sản:Xe đông lạnh, xe chở trái cây, xe bồn …

 XCD trong ngành y tế: Xe cứu thương

4
 XCD trong ngành sân bay, hải cảng: Xe nạp nhiên liệu, xe cẩu …
 XCD trong ngành nông - lâm nghiệp: Xe máy làm đất, Xe kéo gỗ

 XCD trong ngành mỏ, địa chất: Xe ben, Máy khoan tự hành

 XCD trong ngành an ninh quốc phòng: Xe chữa cháy, xe việt dã..

 Theo kết cấu ta có thể phân loại:

 Xe thùng tự đổ (xe ben)

 Xe tự xếp dỡ hàng (xe tải cẩu)

 Xe thùng kín có bảo ôn (xe đông lạnh) hay không có bảo ôn (xe rác, xe quét
đường)

 Xe bồn (chở xăng dầu, sữa…, chữa cháy, tưới đường)

 Xe có kết cấu chuyên biệt khác (xe thang, xe bơm bê tông…)


 Căn cứ theo nhiệm vụ và mục đích sử dụng ta có thể phân loại xe chuyên dùng ,tuy
vậy mục đích sử dụng là rất đa dạng và biến đổi nên khó có một cách phân loại hoàn
chỉnh, hiện tại ta có thể chấp nhận cách phân loại sau:

Nhóm 1: Xe vận tải chuyên dùng gồm 5 loại:

+ Ôtô tải tự trút (tự đổ) hay xe ben dùng trong xậy dựng, trong nông nghiệp,...

+ Ôtô tải thùng kín thông thường, làm lạch hoặc cách nhiệt.

+ Ôtô tải có téc: chở nhiên liệu, đồ uống, ga lỏng, hàng rời.

+ Ôtô chở hàng siêu trọng, siêu kích thước.

+ Ôtô tải tự xếp và tải container.

Nhóm 2: xe dùng trong vệ sinh môi trường:

+ Xe quét đường và gom rác.

+ Xe hút bùn, thông cống.

+ Xe chữa cháy.

+ Xe nâng chuyển, cẩu

Nhóm 3: Xe máy dùng trong xây dựng, nông nghiệp, thuỷ lợi, khai thác mỏ

5
+ Xe máy đào đất

+ Xe máy san nền

+ Xe máy đóng cọc

+ Xe máy trộn bê tông.

Nhóm 4 : xe quân sự

+ Xe công trình xa

+ Xe lội nước

+ Xe vượt hào

+ Xe bọc thép chống đạn

+ Xe khí tài chuyên dùng

Trong thị trường Việt Nam có rất nhiều các hãng xe khác nhau phân phối dòng
xe chuyên dùng, trong đó các dòng xe chuyên dùng luôn được các nhà đầu tư lựa chọn
sử dụng bởi chất lượng tốt, độ bền cao, sản phẩm đa dạng và mang lại hiệu quả kinh tế
cho khách hàng.

Các dòng xe chuyên dùng hiện nay trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều xe tải chuyên dùng được người dân Việt
Nam tiếp nhận mua và sử dụng trong cuộc sống. Hiện nay xe tải chuyên dùng quen
thuộc nhất phải kể đến đó chính là xe ben, xe đông lạnh, xe ép rác, xe bồn chở xăng
dầu,… 

6
Phần II: XE CHỞ CHẤT LỎNG

2.1.Xe chở chất lỏng là gì?

Hình 2.1:Xe hút chở chất lỏng

Xe chở chất lỏng hay còn gọi là xe xitec là một loại xe chuyên dụng có động
cơ, kích thước lớn, được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các nhiên liệu dạng lỏng hoặc
khí bằng đường bộ. 

Xe chở chất lỏng thường được lắp đặt sẵn hệ thống bơm, hệ thống hồi hơi, hệ
thống nạp xả hàng,…. để đảm bảo chất lượng tối ưu và an toàn cho người sử dụng. 

  Đây là dòng xe có thể tích lớn để chuyên chở với số lượng nhiều, cùng với đó
là thiết kế kiểu dáng mạnh mẽ, động cơ vượt trội cho vận hành êm ái.

7
Ưu điểm của các dòng xe chở chất lỏng

Với thiết kế thân bồn, chỏm bồn, chân bồn và các vách ngăn dày luôn đảm bảo
khả năng chịu lực khi vận chuyển.

Có làm theo yêu cầu của khách về màu sơn và logo.

 Xe bồn luôn được trang bị hệ thống xuất nhập hàng và phòng cháy chữa cháy
theo quy định. Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong quá trình vận chuyển và
không phát sinh tia lửa.

 Có hệ thống van đóng khẩn cấp và họng xả chất lượng cao, đảm bảo tính năng
an toàn trong quá trình xuất nhập hàng.

Có thế tích tăng lên từ 10 – 20%

Bên cạnh đó vẫn được trang bị hệ thống phòng bị như: PTO, van đóng khí nén,
vè Inox 304, ống mềm,…

2.2.CẤU TẠO ,PHẠM VI SỬ DỤNG, PHÂN LOẠI

2.2.1.CẤU TẠO

Cấu tạo xe chở chất lỏng bao gồm:

1- Xe cơ sở là ôtô;

2-Téc chứa chất lỏng;

3-Bộ phận tiếp nhận chất lỏng và bộ phận xả chất lỏng;

4-Các bộ phận đảm bảo an toàn;

Tuỳ theo đặc tính của chất lỏng mà thùng chứa được thiết kế có kết cấu và vật
liệu phùhợp cho từng loại, phải đảm bảo yêu các yêu cầu: độ bền, tính ăn mòn, an
toàn, kích thước hợp lý ... Cùng với yêu cầu trên thì xe phải được trang bị thêm các hệ
thống nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vân hành, khai thác và sử dụng (Bơm,
van an toàn, van xả,...)

a,Xe cơ sở

Đây là toàn bộ những bộ phận giống như xe tải chở hàng thông dụng như: Đầu
máy xe tải, khoang lái, gầm xe, thân xe, hệ thống bánh chạy…. Nói chung, phần này
không khác gì các loại xe tải thông dụng mà chúng ta thường thấy lưu thông.

8
Hình 2.2:Xe cơ sở

Có chăng khác nhau chỉ là do bạn nhìn không quen khi phần xe được lắp thêm
các bộ phận hỗ trợ khác để thi công hút chất lỏng. Nó cũng có phần giống với chi tiết
của xe nên nhiều người nhầm tưởng đó là phần vận tải và thấy khác lạ. Nhưng không
phải, đó là bộ phận dưới đây sẽ tìm hiểu.

-Một số loại xe cơ sở chở chất lỏng :

Hiện nay xe bồn đã có mặt ở rất nhiều hãng lớn như Hino, Fuso, Hyundai,
Daewoo, Howo, Isuzu, Dongfeng… tùy vào từng loại xe chở nhiên liệu khác nhau
mà giá xe bồn đưa ra cũng có sự khác nhau. 

Xe bồn chở xăng dầu

Hình 2.3:Xe bồn chở xăng dầu

9
Xe bồn chở xăng dầu là loại xe chuyên dụng, chở nhiên liệu xăng hoặc dầu
diesel lưu thông trên đường

Xe bồn chở xăng dầu là loại xe bồn chở nhiên liệu có nguy cơ cháy nổ cao nên
yêu cầu về độ an toàn cao vì vậy nên xe bồn chở xăng dầu thường được trang bị các
loại bơm van chuyên dụng, vật liệu chuyên dụng và có quy chuẩn riêng dành cho
ngành xăng dầu.

Xe bồn chở xăng dầu có nhiều loại nhưng có lẽ thông dụng nhất là xe bồn Hino
với các bản xe bồn là 6 khối Hino WU342L, 7 khối Hino FC9JESW, 10 khối Hino
FC9JESW và 19 khối Hino FL8JTSA. 

Trong đó giá xe bồn Hino của từng loại khối sẽ có giá khác nhau như sau: Giá
xe bồn chở xăng dầu giá rẻ nhất  là 6 khối Hino WU342L với 515 triệu VNĐ, tiếp đến
7 khối Hino FC9JESW là 780 triệu VNĐ,  10 khối Hino FC9JESW là 1090 triệu VNĐ
và cao nhất là giá xe bồn chở xăng dầu 19 khối Hino FL8JTSA là 1470 triệu VNĐ.

Bên cạnh xe bồn của hãng Hino thì xe bồn thương hiệu Hyundai đến từ Hàn
Quốc cũng là một cái tên không còn xa lạ gì đối với thị trường xe bồn chuyên dụng tại
Việt nam. 

Với xe bồn của hãng Hyundai này thì ưu điểm được chứng minh nhiều năm qua
là giá thành rẻ và chất lượng bền bỉ . Ngoài ra hãng còn cho ra đời rất nhiều dòng xe
bồn có khối lượng lớn như: 16 khối Hyundai HD210, 22 khối Hyundai HD320, 25
khối Hyundai HD360.

Trong đó về giá của xe cỡ lớn của Hyundai cũng khá mềm khi giá xe bồn chở
xăng dầu 16 khối Hyundai HD210 là 1360 triệu VNĐ, còn 22 khối Hyundai HD320
chỉ có 1935 triệu VNĐ

Xe bồn chở nước

Xe bồn chở nước là dòng xe chuyên dụng, dùng để chở nước tưới cây, rửa
đường có thân bồn được đóng từ vật liệu chuyên dụng nguyên khối chắc chắn, kết hợp
với hệ thống tưới phun phía trước và phía sau.

10
Hình 2.4:Xe bồn chở nước chuyên dụng 

Hiện nay giá xe bồn chở nước của các hãng uy tín trên thị trường cũng có mức
giá khác nhau cho từng khối ví như giá xe bồn chở nước Dongfeng 5 khối là 495 triệu
VNĐ, trong khi đó xe bồn chở nước Howo 6 khối mới có giá là 495 triệu VNĐ. Còn
về xe bồn chở nước Hyundai hd210 12,5 khối sẽ có giá là 1550 triệu VNĐ.

Xe bồn chở sữa

Đây là loại xe sử dụng cho các nhu cầu chuyên chở sữa từ nông trại chăn nuôi
đến các cơ sở sản xuất. Thông thường các loại xe bồn chở sữa thường làm bằng hợp
kim nhôm cao cấp với lớp chống gỉ để bảo toàn về chất lượng sữa.

Hiện nay có rất nhiều hãng đã cho ra mắt xe bồn chở sữa như Hyundai, Isuzu,
Hino mà giá xe bồn của các hãng đưa ra cũng cực kỳ phải chăng. Ví như giá xe bồn
chở sữa của Hyundai HD360 18 khối: 2.995 triệu VNĐ

11
Hình 2.5: Xe bồn chở sữa chuyên dụng

b, Téc chứa

Hình 2.6:cấu tạo phần bồn chứa

12
Phần bồn chuyên dụng bao gồm thân bồn, vách ngăn và các thành phần phụ
như be bồn, cốp hông, sàn thao tác, cổ bồn, cầu thang,...

Phần tec này là một bộ phận cơ khí hình như chiếc bồn chứa bằng kim loại.
Trong đó, nó có 2 khoang rõ ràng. Một khoang tạo áp và một khoang chứa chất thải
được hút vào và tích trữ tại đó. Được gắn vào thân xe thay cho vị trí thùng xe của xe
tải thông thường. Chiếm gần hết diện tích của xe.

Tùy theo mục đích sử dụng mà Xe bồn chở xăng dầu được làm bằng thép,
nhôm hoặc inox.

Thân bồn:Thép tấm 4mm. Inox 4mm hoặc nhôm tấm 5mm.

Đầu bồn, vách ngăn, vách chắn sóng: thép tấm 4mm,Inox 4mm hoặc nhôm
6mm.

Chân bồn: chấn hình chữ Z, vật liệu thép 6mm, Inox 6mm hoặc nhôm đúc
8mm.
Bên trong bồn các vách chắn sóng nhằm giảm thiểu giao động của chất lỏng trong quá
trình chuyên chở. Khoang bồn được chia theo yêu cầu của khách hàng để việc xuống
hàng thuận lợi nhất. Các khoang có thể tích càng lớn thì cần có nhiều vách chắn sóng
và có thể có thể vách chắn sóng ngang và thanh dằn.

Cụm cổ bồn (cổ lẩu): Đường kính theo tiêu chuẩn. Vật liệu: thép (dày 4 mm).

Đường kính họng nhập: 280 mm.

Vai bồn (04 gù đầu bồn): Dạng hộp 450 x 300 x 288 (mm). Mặt trên bằng tôn
chống trượt.

Be bồn (thành bao): Thép dày 3mm.

Thanh bảo vệ bồn (ống thép Ø27), chạy song song dọc theo thân bồn.

Bát chống xô: 04 cặp.

Bu-lông quang (bu-lông U): M18 - (4 cặp).

Cốp hông: 02 cốp dạng hộp vuông chạy song song cặp thân bồn.

Van xả: Van bi Ø90 (vật liệu: inox 304, teflon seal).

Nắp bồn: Dạng khóa gài. Gioăng cao su chịu xăng dầu.

13
Khớp nối nhanh có nắp chụp: Ø90, hợp kim nhôm.

Giá đựng bình chữa cháy: 02 bộ.

Cản hông: Thép hộp 60x30.

Cản sau: Thép dày 4 mm.

Vè chắn bùn: Inox 430 dày 1.5mm

Sàn thao tác: (Trước và sau bồn): tôn gân 3 mm.

Cầu thang: Ống thép Ø34 (01 cái), bậc thang bằng thanh V chống trượt.

Sơn bồn: Sơn bồn, logo theo nhận diện thương hiệu khách hàng.

Ống mềm dẫn chất lỏng: Loại ống xoắn kẽm (Hàn Quốc). 10m.

c, Các bộ phận cấp, hút chất lỏng

-Hệ thống bơm tạo áp

Khác với những loại xe bồn công nghệ cũ hoặc xe tự chế. Loại xe hút chất lỏng
chân không công nghệ hiện đại nó có riêng hệ thống bơm và tạo điện.

Với các loại xe bồn tiên tiến, phần bơm tạo áp này rất phức tạp bao gồm:

Máy phát điện chuyên biệt

Bơm chân không cỡ lớn tạo áp

Hình 2.7 : bơm chân không

14
 Đồng hồ đo áp – đồng hồ đo lượng chất thải hút vào khoang

 Bộ điều khiển bằng công tắc điện

 Hệ thống ống dẫn – xả áp

Hình 2.8 Hệ thống bơm chân không

-Hệ thống cấp lẻ lưu động trên xe téc chở xăng dầu

Hệ thống cấp lẻ xăng dầu lưu động  là hệ thống cấp lẻ được gắn trên các dòng
xe ô tô xitec chở xăng, dầu có chức năng bơm, cấp phát xăng dầu từ xe téc chở xăng
dầu sang các loại xe, máy có gắn động cơ khác sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel,...

Hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều các cá nhân, đơn vị là các tổng kho,
thương nhân phân phối xăng dầu đã trang bị hệ thống này trên xe nhằm cấp phát nội
bộ, cung cấp xăng dầu cho các dàn xe khách, các loại máy móc làm việc trong công
trường,...

Ngoài chức năng cấp phát nội bộ sử dụng qua cò bơm, xe téc chở xăng dầu có
gắn hệ thống bơm cấp lẻ vẫn đảm bảo được việc xả tự do, bơm xăng dầu lên trên téc
cao hơn và hút xăng dầu từ bồn chứa xăng dầu âm.

Hệ thống cấp lẻ xăng dầu có những loại

Hiện nay, đã có rất nhiều loại hệ thống cấp lẻ lưu động được sản xuất riêng để
phù hợp với việc lắp đặt và tính lưu động. Chúng tôi xin phép được giới thiệu một số
loại hệ thống cấp lẻ lưu động thường được các khách hàng sử dụng hiện nay.

15
1. Hệ thống cấp lẻ lưu động cơ  - thích hợp với cấp phát nội bộ

- Ưu điểm: nhỏ gọn, dễ lắp đặt, chi phí thấp, dễ dàng sửa chữa

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao ( sai số thường sẽ dao động từ 1 - 2%),
chỉ hiển thị được tổng số lít bơm và số lít bơm ra mỗi lần

Hình 2.9: hệ thộng cấp lẻ

Hiện tại, loại cấp lẻ cơ này chúng tôi đang sử dụng lắp đặt trên xe có nhãn hiệu
Fill Rate, được nhập khẩu từ Mỹ có thông số kỹ thuật cơ bản như sau:

Bơm nguyên lý thể tích, sử dụng kinh tế, ứng dụng cho các nhà máy, công
trường xây dựng, mỏ, đội xe, tàu hàng,xexi téc...

Lưu lượng: Tối đa 57L/p

Động cơ: Phòng nổ, công suất 1/4 HP (24 VDC) tiêu chuẩn UL/CuL (Hoa Kỳ)

Rơ le nhiệt bảo vệ khi quá tải

Cánh bơm bằng Carbon

Van một chiều lắp trong

16
Lọc dễ dàng thay thế đã lắp sẵn bên trong

Ống hút có thể điều chỉnh được

Đầu nối 2" ren ngoài khi lắp vào bồn chứa

Không cần lắp thêm van đáy

Chứng nhận bởi UL/cUL Listed (Hoa Kỳ)

Chống mưa, nắng

Nhiên liệu phù hợp: Dầu Diesel, xăng, dầu lửa, cồn, dung môi và heptan.

Xuất xứ: U.S.A

2. Hệ thống cấp lẻ hiển thị điện tử dạng nhỏ gọn không có chức năng in hóa
đơn bán lẻ

- Ưu điểm: Hiển thị được giá tiền, số tiền khách hàng phải trả, số lít bơm ra, độ
chính xác khoảng 0.5  - 1%

- Nhược điểm: Giá thành cao

Hình 2.10: Hệ thống cấp lẻ hiển thị điện tử dạng nhỏ gọn

17
Hiện nay, chúng tôi đang đưa đến cho khách hàng dòng sản phẩm này với thông
số kỹ thuật như sau:

Hệ thống bơm: Tatsuno -  Nhật Bản

Khung vỏ: Khung vỏ được sản xuất tại Việt Nam và được sơn tĩnh điện 2 lớp

Lưu lượng bơm: 75l/phút

Cánh bơm bằng Carbon

Màn hình hiển thị điện tử LCD

Rơ le nhiệt bảo vệ khi quá tải

Loại nhiên liệu phù hợp: Dầu Diesel, xăng, dầu lửa, cồn, dung môi và heptan.

3. Hệ thống cấp lẻ xăng dầu hiển thị điện tử và có chức năng in hóa đơn bán lẻ

- Ưu điểm: Độ chính xác cao từ 0,5% - 1%, hiển thị được số lít bơm, giá thành,
số tiền khách hàng phải thanh toán, in được hóa đơn bán lẻ

- Nhược điểm: Giá thành cao

Hình 2.11 có chức năng in hóa đơn bán lẻ

18
Thông số kỹ thuật của bơm:

Hệ thống bơm: Tatsuno - Nhật Bản

Khung vỏ: Khung vỏ được sản xuất tại Việt Nam và được sơn tĩnh điện 2 lớp

Lưu lượng bơm: 75l/phút

Cánh bơm bằng Carbon

Màn hình hiển thị điện tử LCD

Rơ le nhiệt bảo vệ khi quá tải

Loại nhiên liệu phù hợp: Dầu Diesel, xăng, dầu lửa, cồn, dung môi và heptan.

4. Cây cung cấp nhiên liệu, 1 cò bơm

- Ưu điểm: Độ chính xác cao từ 0,5% - 1%, hiển thị được số lít bơm, giá thành,
số tiền khách hàng phải thanh toán

- Nhược điểm: Giá thành cao, chiếm nhiều diện tích

2.12: Cây cung cấp nhiên liệu, 1 cò bơm

19
Thông số kỹ thuật bơm:

Khung vỏ: Khung vỏ được sản xuất tại Việt Nam và được sơn tĩnh điện 2 lớp

Bơm lường:

- Hệ thống bơm Tokico Nhật Bản

- Guồng bơm: Kiểu cánh gạt, tách khí, hồi lưu một chiều

- Bầu lường: Kiểu 4 piston, điều chỉnh cơ khí

Hệ thống điện:

- Màn hình hiển thị: LCD

- Phạm vi hiển thị tiền cho 1 lần bơm: 8 số

- Phạm vị hiển thị số lít cho 1 lần bơm: 8 số

- Phạm vị hiển thị đơn giá: 6 số

- Nguồn lưu điện: Tự động nạp nguồn

*Hệ thống bơm cấp lẻ gồm những chi tiết

Hiện tại, hệ thống cấp lẻ chúng tôi đang lắp gồm những bộ phận sau:

Hình 2.13: Hệ thống bơm cấp lẻ

20
1. Đồng hồ hiển thị ( đối với dạng hiển thị điện tử sẽ là màn hình LCD)

2. Van điều chỉnh áp suất đầu ra cò bơm cấp lẻ

3. Cửa van xả và van hút

4. Tay khóa chiều ra cò bơm cấp lẻ

5. Cò bơm cấp lẻ có chức năng tự động ngắt khi đầy

6. Cuộn dây bơm cấp lẻ có khóa 4iữ tự động

Ngoài ra sẽ có thêm hệ van hồi lưu giúp nhiên liệu xe tự động hồi về bồn chứa
ban đầu khi nhân viên xăng dầu chưa bóp cò bơm:

Hình 2.14:đường ống

21
- Trục nâng hạ téc và vòi hút thải

Các loại xe bồn hiện nay đều kết hợp hệ thống tay nâng hạ thủy lực gắn 2 bên
sườn téc. Cho phép đẩy nghiêng thùng xe lên cao cho chất thải chảy ra. Và cũng có cả
hệ thống đóng ở nắp téc an toàn. Cho phép đóng và ép kín gioăng. Nên khi có chất
lỏng nó cũng không bị hở – rò rỉ gây mùi.

Đường ống hút chất lỏng là những đường ống dạng 2 đầu gắn khớp nối nhanh.
Chỉ cần đặt chúng vào chuẩn đầu là khóa chặt. Đi kèm là một vài loại đầu hút chuyên
dụng. Giúp dễ hoạt động trong lúc thi công hơn nhiều. Đảm bảo dễ dàng điều khiển
vòi khi áp lực hút hoặc xả cao.

Chúng ta còn chú ý về một số điểm như cửa nhìn chất lỏng bên trong téc, hệ
thống rửa vòi và vệ sinh khu vực bằng phun nước áp cao….

-Hệ thống đường ống công nghệ

Hình 2.15:Hệ thống đường ống

22
-Bơm bánh răng Hyundai hoặc Bơm cánh gạt kiểu Blackmer: Mới 100%. Lưu
lượng: 40 m3/h (Hàn Quốc)

-Hệ thống đường ống: Ống thép, Ø90, dày 3 mm.

-Van thở: Loại van thở chống tràn. Ø60. Vật liệu: Nhôm đúc, seal teflon. Xuất
xứ: Đài Loan. 

-Hệ thống an toàn – PCCC: Xe chở chất lỏng được trang bị 02 bình chữa cháy
dạng bột 8kg

-Van đáy: Cơ khí hoặc van đáy khí nén

-Hệ thống thu hồi hơi: Ống thép Ø60, van khóa hơi loại van bi Ø60 (vật liệu:
inox 304, teflon seal).

d,Hệ thống an toàn của xe chở chất lỏng

-Xe bồn chở chất lỏng là loại xe chuyên dụng dùng để chở xăng, dầu và một số
sản phẩm liên quan, vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là một trong
những yêu cầu quan trọng nhất trong việc thiết kế, sản xuất và sử dụng các loại xe chở
xăng dầu. Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào xem trọng việc trang bị đầy đủ hệ
thống an toàn PCCC cho xe bồn, bởi việc lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị sẽ tốn nhiều
thời gian và chi phí, đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Xe bồn chở chất lỏng sản xuất
luôn được trang bị đầy đủ các hệ thống an toàn PCCC theo yêu cầu như bình chữa
cháy, hệ thống thu hồi hơi, hệ thống tiếp địa, hệ thống van đóng khẩn cấp, van thở
chống tràn,..

Hình 2.16:Biểu tượng cứu hảo 

23
-Bình cứu hỏa

Xe bồn xăng dầu được trang bị 2 bình cứu hỏa dạng Foam. Khối lượng 8kg. Bố
trí ngay bên ngoài phía sau cabin để tiện thao tác sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Hình 2.17: Bình cứu hỏa

-Hệ thống thu hồi hơi

Hệ thống thu hồi hơi của Xe bồn chở chất lỏng là một hệ thống đường ống khép
kín nhằm đảm bảo hơi xăng dầu không bị phát tán ra môi trường bên ngoài trong quá
trình nhập, xuất liệu. Tuy nhiên, do đặc thù trang bị của các kho xăng dầu tại Việt
Nam, quá trình nhập liệu vẫn thực hiện hở, chỉ có quá trình xuất liệu xuống bồn chứa
xăng dầu được khuyến khích sử dụng phương pháp nhập kín qua hệ thống thu hồi hơi. 

24
Hình 2.18:Hệ thống thu hồi hơi

-Hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa của Xe bồn chở chất lỏng được bố trí phía trên bệ bồn và phía
sau đuôi bồn nhằm kết nối thuận tiện với hệ thống đầu nối tiếp địa tại cửa hàng xăng
dầu hoặc tại khu vực nhà xuất xăng dầu của Tổng kho. Hệ thống này nhằm triệt tiêu
tĩnh điện sinh ra trong quá trình xuất nhập liệu, ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do tĩnh
điện.

Hình 2.19:Hệ thống tiếp địa

25
-Van thở chống tràn

Van thở/van hô hấp được lắp đặt bên trên cổ bồn của Xe bồn chở chất lỏng có
tác dụng cân bằng áp suất bên trong bồn, đó có thể là áp suất dương sinh ra do giãn nở
liệu, hoặc áp suất âm trong quá trình xả hàng. Tuy nhiên, do giao động của nhiên liệu
trong bồn trong quá trình vận chuyển hoặc do mực chất lỏng dâng cao tại các khoang
phía sau khi lên dốc, áp suất chất lỏng thắng được áp suất đẩy của lò xo van thở, có thể
gây rò rỉ, tràn xăng dầu theo đường van thở nếu xe bồn không được lắp loại van thở
chống tràn.

Hình 2.20. Van thở chống tràn

-Hệ thống van đóng khẩn cấp

Xe bồn chở chất lỏng theo tiêu chuẩn của chúng tôi luôn được trang bị Hệ
thống van đáy đóng khẩn cấp sử dụng khí nén hoặc sử dụng cơ cấu đóng khẩn cấp
bằng cần gạt cơ khí. Loại van đáy này được nghiên cứu áp dụng thay thế cho các loại
van đáy bồn điều khiển bằng tay xoay cơ khí truyền thống. Van đóng khẩn cấp Xe bồn
chở chất lỏng giúp tài xế thao tác đóng nhanh van đáy bồn để khóa các ngăn bồn lại
khi xảy ra sự cố và có cơ chế tự động đóng khi xe bồn xảy ra va chạm, cháy nổ,...Van
đóng khẩn cấp là hệ thống bắt buộc theo tiêu chuẩn DOT-406 đối với các loại xe và rơ
móc bồn chở xăng dầu tại Mỹ và các nước tiên tiến.

26
Hình 2.21:Hệ thống van đóng khẩn cấp

2.2.2. Phạm vi sử dụng

Hiện nay Xe chở chất lỏng được sử dụng rất rộng rãi, nó có thể xuất hiện ở bất
cứ đâu trong cuộc sống của chúng ta.

Xe chở chất lỏng là một loại thiết bị không thể thiếu được trong việc vận
chuyển xăng dầu đến các trạm xăng .Vận chuyển nước để tưới cây,tưới đường,đến
những khu vực cháy nổ để dập tắt hỏa hoạn.

27
Hình 2.22:Xe chở nước cứu hỏa

Nó còn sử dụng trong việc thi công đường để  phun tưới nhũ tương nhựa đường
ở dạng nóng kết hợp với chất phụ gia được phun lên mặt đường để tạo nên lớp liên kết
giữa vật liệu cát, đá, sỏi hặc tạo lên lớp kết dính trên bề mặt thi công

Hình 2.23 :Xe tưới rải nhựa đường

Xe chở chất lỏng ngày càng trở nên đa dụng, đa dạng đảm nhận nhiều công
việc khác nhau như vận chuyển hóa chất, sữa,…

28
2.2.3. Phân loại

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xe chở chất lỏng chuyên dụng cho
từng loại nhiên liệu khác nhau và được phân làm 4 loại chính theo công năng, vật liệu,
dung tích và nguồn gốc.

Theo công năng có: Xe bồn chở nước, xe bồn chở xăng dầu, xe bồn chở hóa
chất, xe bồn chở nhựa đường, xe bồn chở gas…

Theo vật liệu có: xe bồn hợp kim nhôm, xe bồn thép và xe bồn inox.

Theo dung tích bồn, xitec thì có thể chia: xe bồn 6 khối, 7 khối, 8 khối, 9 khối,
11 khối, 12 khối, 16 khối, 21 khối,…

Theo nguồn gốc sản xuất :thì có xe nhập khẩu và xe sản xuất lắp ráp trong
nước.

2.3. Nguyên lý làm việc, hướng dẫn vận hành xe chở chất lỏng.

2.3.1. Nguyên lý làm việc

Hình 2.24: Hệ thống hút, xả chất lỏng

1- Van xả; 2-Van hút; 3-Thùng chứa; 4-Van phao;

5-Van an toàn 6-Van bốn ngả; 7- Lưới lọc;


8-Bơm chân không; 9-Bình dầu; 10- Van một chiều;

- Nguyên lý làm việc:

29
Đầu tiên, khi chúng ta lắp xong xuôi hệ thống vòi dẫn. Đưa đầu hút vào vị
trí miệng bể chứa thải rồi. Thợ kỹ thuật bật công tắc cho hệ thống bơm làm việc. Lúc
này, bơm sẽ kéo toàn bộ không khí bên trong khoang tạo áp và khoang chứa chất thải
ra bên ngoài. Do hiện tượng vật lý cân bằng áp suất. Nơi có áp suất thấp (bể chứa) sẽ
tràn sang nơi có áp suất cao (téc bị hút bỏ khí) để cân bằng.

+ Trường hợp hút:

Sau khi thả đường ống xuống chất lỏng, mở van 2, điều chỉnh van bốn ngả 6
(cửa a

thông với cửa b, c thông với d). cho bơm 8 hoạt động sẽ làm giảm áp ở thùng

chưa 3,không khí sẽ từ 3 ab78910cd ra ngoài, khi đó chất lỏng sẽ

theo khóa 2 vào 3 đến khi đầy thì van phao 4 đóng 12 lại.

+ Trường hợp xả:

Quá trình xả: mở van xả 1, điều chỉnh van 6(cửa d thông với cửa b, c thông với
a) sẽ làm cho không khí đi theo hướng db78910ca vào 3, tạo áp lực nén chất
lỏng ra ngoài

a. Nguyên lý hoạt động bơm chân không chung cho các dòng

Hình 2.25: bơm chân không

30
Một chu trình làm việc của máy bơm chân không là khi thể tích không khí trong
buồng bơm tăng lên để tiến hành hút không khí từ bên ngoài vào và đông van xả được
mở ra. Hỗn hợp không khí cặn bản hoặc chất lỏng như hơi nước được đưa vào bơm và
di chuyển dần đến không chứa van xả.

Tại đây không khí, cặn bẩn và chất lỏng sẽ được đẩy ra ngoài bằng van xả.  Tuy
nhiên, với những loại bơm chân không dùng dầu, cặn bẩn sẽ được giữ lại ở lọc tách 
đầu để hạn chế chăn bẩ theo dầu dầu chân không về két đựng dầu làm ảnh hưởng đến
dầu và hoạt động của bơm.

Hỗn hợp chất lỏng, không khí, hơi theo sự biến đổi thể tích của khoang công tác
dần bị nén và đẩy ra khỏi cửa ra của máy bơm. Ra khỏi máy bơm, không khí và chất
lỏng lại được tách ra. Chất lỏng theo bình ngưng quay lại cung cấp cho máy bơm, tạo
thành một vòng khép kín. Trong một số máy bơm hút chân không, không sử dụng chất
lỏng, khi đó các khoang công tác cần đảm bảo đóng kín cao.

2.4 Nguyên lý hoạt động của một số dòng máy bơm chân không phổ biến

2.4.1. Nguyên lý hoạt động của bơm chân không cánh gạt – rotor 

Hình 2.26: bơm chân không cánh gạt – rotor

31
Bơm chân không rotor bao gồm có Rotor (số 5 ) và Satato (số 1) được đặt lệch
tâm với nhau. Trên rotor được thiết kế với 2 rãnh để lắp cánh gạt (số 3 ) cùng lò xo
nhằm đảm nhận vị trí đưa cánh gạt tỳ vào lòng satato. Khi cung cấp nguồn điện để
bơm hoạt động, rotor tiến hành quay  quanh trục động cơ tạo thành 3 khoang của bơm
chân không.

Ba khoang của bơm tiến hành làm việc tuần hoàn trong quá trình rotor quay.
Tại khoang có đặc điểm co giãn thì thể tích sẽ tăng lên và hút không khí từ bên ngoài
vào trong bơm chân không. Khi rotor tiếp tục quay, khoang co giẵn được chuyển thành
khoang giữa rồi khoang khí nén và khí hoặc hơi sẽ bị nén lại tại đây. Khi áp suất chân
không bên trong máy đạt giá trị nhất định, van xả được mở để bơm đẩy không khí ra
khỏi bơm chân không.

Với dòng bơm chân không vòng dầu cánh gạt, bơm chân không được làm kín
bằng dầu nên sẽ ngăn cản được những luồng không khí hoặc hơi khí quay nguocj lại
vào trong bơm. Dầu chân không cũng có tác dụng để bôi trơn giúp canh gạt quét qua
lòng bơm trơn tru và tăng hiệu quả về áp suất chân không.

2.4.2. Bơm chân không satato – Cánh gạt

Hình 2.27: Bơm chân không satato – Cánh gạt

1,ống xả 2,lỗ đầu ra 3,thân máy bơm


4,đường ống dẫn khí vào 5,cánh gạt 6,vòng Wati 7,lỗ hút gió

32
Khoang giãn làm nhiệm vụ hút không khí bền ngoài vào để tạo một môi trường
chân không. Khoang nén làm nhiệm vụ nén không khí để khi không khsi trong bơm
đạt tới giá trị phù hợp, vạn xả được mở để đưa không khí ra ngoài bơm. Masat được
làm giảm vằng cách sử dụng ổ bi cho rotor. Các máy bơm kiểu cánh gạt này do ma sát
lớn, nên tốc độ quay của rotor không cao. Dẫn tới hiệu suất của máy bơm cũng ko cao.

2.5. Hướng dẫn sử dụng

* Trước khi sử dụng kiểm tra tổng thể trước khi vận hành, tham khảo sách
hướng dẫn hoặc các tài liệu hướng dẫn có liên quan.

* Kiểm tra kỹ các chất bôi trơn, dầu nhờn động cơ, dầu nhờn bôi trơn cầu chủ
động, dầu hộp số, bình điện, áp suất lốp… trước khi vận hành lần đầu tiên hoặc
sau một thời gian dài không sử dụng.

* Chất hàng hóa lên thùng xe ngay ngắn theo nguyên tắc nặng dưới, nhẹ trên và
chất từ trong ra ngoài. Hàng hóa phải được ràng buộc chắc chắn với thùng xe
trước khi vận hành.

* Đảm bảo tất cả các cửa thùng, bạt phủ, bửng thùng… được đóng kín và cài
khóa chắc chắn trước khi vận hành xe.

Không được phép chở hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép của xe. Việc chở
quá tải không những ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe mà còn gây nguy hiểm cho
chính sự an toàn của quý khách hàng và những người tham gia giao thông.

** Ghi chú:

• Sau khi nạp đầy, đóng các cửa nạp lại rồi tiến hành kẹp chì niêm phong.
• Dùng ống mềm nối từ đầu nối (04) của từng khoang đến đầu nối (06) vào
bơm (05).

• Cho nổ máy xe và gài bộ trích công suất cho hoạt động máy bơm (05) để
xuất hàng.

 -Với xe chở xăng dầu để đảm bảo an toàn khi cấp phát xăng cần theo thứ tự
cấp phát khoang giữa, khoang đuôi và cuối cùng là khoang đầu. Trước khi cấp xả xăng
phải xả ống xả cặn trước, kiểm tra xem có cặn không nếu có thì xả cho hết cặn rồi mới
cấp xả đường ống chính.

33
-Hướng dẫn sử dụng bồn

• Thường xuyên kiểm tra mối hàn thân bồn và vách ngăn.

• Kiểm tra dây tiếp địa của bồn với đất.

• Không chở quá tải theo thiết kế

• Bình chữa cháy: trên ô tô xi téc được trang bị 02 bình chữa cháy  là loại bình
CO2 nén với áp suất cao (120 at).

Tác dụng chữa cháy là làm giảm nồng độ ôxy xuống dưới mức duy trì sự cháy
nhờ khí CO2 khi phun ra tạo thành dạng bột cách ly nguồn cháy với không khí.

- Các biện pháp và trang bị phòng chống cháy nổ

• Chuyển ống xả: cụm ống xả và ống giảm âm của ô tô cơ sở được chuyển lên
phía đầu ô tô, ống xả quay hướng về bên trái (bên tài xế) nhằm mục đích cách ly

nguồn nhiệt ra xa khỏi xăng trong xi téc.

• Xích tiếp đất: ô tô xi téc được lắp thêm một xích tiếp đất để nối giữa vỏ xi téc
với mặt đường nhằm mục đích dẫn các điện tích sinh ra xuống đất để ngăn ngừa hiện
tượng sóng điện.

• Khi vận chuyển hàng hóa phải đúng với chủng loại đã đăng ký thiết kế

• Các biểu tượng báo hiệu nguy hiểm: dán cảnh báo nguy cơ cháy nổ trên thân
phải, trái và phía sau của xi téc được sơn dòng chữ “ Cấm lửa”.

34

You might also like