You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
……………

Báo hành thực tập: Cấu tạo ô tô

Sinh viên: Bùi Đức Anh


Lớp: Cơ khí ô tô 3
Hệ: Chính quy Khóa: 59
Người hướng dẫn: Th.S Đỗ Khắc Sơn
Hà Nội 2022
MỤC LỤC
Chương I: Đại cương về ô tô...................................................................................1
1.1: Khái niệm - công dụng ô tô..........................................................................1
1.2: Phân loại ô tô................................................................................................1
1.2.1: Ô tô chở người.......................................................................................1
1.2.2: Ô tô chở hàng.........................................................................................1
1.2.3: Ô tô chuyên dùng..................................................................................1
1.2.4: Theo khối lượng chuyên chở hàng hóa...............................................2
1.3: Cấu tạo chung ô tô (gồm 5 phần chính).....................................................2
1.3.1: Động cơ...................................................................................................2
1.3.2: Hệ thống truyền lực..............................................................................2
1.3.3: Hệ thống Gầm (khung; HT phanh; HT lái; HT treo)........................2
Chương II: Động cơ đốt trong................................................................................5
2.1: khái quát chung............................................................................................5
2.2: Phân loại......................................................................................................10
2.3: Một số khái niệm và thông số cơ bản.......................................................11
Chương III: Hệ thống truyền lực ô tô..................................................................12
3.1: Vấn đề chung..............................................................................................12
3.1.1: Công dụng và phân loại HTTL..........................................................12
3.1.2: Hệ thống truyền lực cơ khí.................................................................12
3.2: Li hợp..........................................................................................................13
3.2.1: Công dụng, phân loại li hợp...............................................................13
3.2.2: li hợp ma sát 1 đĩa...............................................................................14
3.3: Hộp số..........................................................................................................15
3.3.1: Công dụng và cấu tạo chung và phân loại hộp số............................15
3.4 Biến mô:........................................................................................................18
3.5: Truyền động các đăng:..............................................................................19
3.5.1: Công dụng, cấu tạo chung và phân loại truyền động các dăng.......19
3.5.2: Khớp các dăng khác tốc......................................................................20
3.5.3: khớp các đăng đồng tốc......................................................................21
3.6: Cầu chủ động (TLC-VS-bán trục)............................................................21
3.6.1: Truyền lực chính:................................................................................21
3.6.2 Vi sai......................................................................................................22
3.6.3 Bán trục.................................................................................................24
Chương IV. Khung, dầm cầu và bánh xe............................................................25
4.1 Khung ô tô....................................................................................................25
4.1.1 Công dụng, phân loại khung ô tô........................................................25
4.2 Dầm cầu........................................................................................................26
Chương V. Hệ thống treo......................................................................................27
5.1 Công dụng, cấu tạo và phân loại................................................................27
5.1.1 Công dụng.............................................................................................27
5.1.2 Cấu tạo chung.......................................................................................27
5.1.3 Phân loại................................................................................................28
5.2 Hệ thống treo phụ thuộc.............................................................................29
5.3 Hệ thống treo độc lập..................................................................................29
Chương VI: Hệ Thống Lái....................................................................................31
6.1: Công dụng, cấu tạo chung, phân loại.......................................................31
6.1.1: Công dụng............................................................................................31
6.1.2: Cấu tạo chung......................................................................................31
6.1.3: Phân loại...............................................................................................33
Chương VII: Hệ thống phanh..............................................................................34
7.1: Công dụng, cấu tạo chung và phân loại...................................................34
7.1.1: Công dụng cấu tạo chung...................................................................34
7.1.2: Phân loại...............................................................................................36
Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
1

Chương I: Đại cương về ô tô

1.1: Khái niệm - công dụng ô tô

- Ô tô là phương tiện vận tải đường bộ được trang bị động cơ và các bộ phận công
tác đảm bảo khả năng chuyển động của chúng. Có thể di chuyển được với tốc độ
cao và quãng đường xa trong thời gian dài, chuyên chở được khối lượng hàng hóa
lớn, có 4 bánh trở lên.

1.2: Phân loại ô tô

1.2.1: Ô tô chở người

- Ô tô con (4 chỗ; 7 chỗ;...)

- Ô tô khách (29 chỗ;45 chỗ;...)

1.2.2: Ô tô chở hàng

- Ô tô tải thông dụng

- Ô tô tự đổ

- Ô tô có thiết bị nâng hạ

1.2.3: Ô tô chuyên dùng

- Ô tô chữa cháy

- Ô tô chuyên chở rác thải

- Xe cứu thương

- Xe bồn

- Xe công dụng cho quân đội

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
2

1.2.4: Theo khối lượng chuyên chở hàng hóa

- Xe 1,25 tấn

- Xe 3,5 tấn

- Xe 9 tấn

1.3: Cấu tạo chung ô tô (gồm 5 phần chính)

1.3.1: Động cơ

- Là nguồn động lực chính của ô tô giúp ô tô có thể chuyển động được

1.3.2: Hệ thống truyền lực

- Truyền dẫn momen và số vòng quay từ động cơ đến các bánh xe chủ động giúp ô
tô di chuyển. Hệ thống truyền lực cơ khí thông dụng bao gồm: li hợp, hộp số,
truyền động các đăng, truyền lực chính, vi sai, bán trục đến các bánh xe chủ động

1.3.3: Hệ thống Gầm (khung; HT phanh; HT lái; HT treo)

- Khung ô tô là giá dùng để lắp đặt các bộ phận, cơ cấu, hệ thống của ô tô.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
3

- Hệ thống lái giúp thay đổi hướng chuyển động của ô tô. Tác động trên vành tay
lái, thông qua các bộ phận của hệ thống lái làm quay các bánh xe dẫn hướng.

- Hệ thống phanh có tác dụng làm giảm tốc độ, dừng hẳn hoặc giữ ô tô lâu dài trên
đường.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
4

- Hệ thống treo là bộ phận đặt lên cầu xe, ghép nối khung xe với các cầu xe, do đó
giúp xe dập tắt các dao động giúp xe vận hành êm ái, ổn định

- Khung vỏ xe có tác dụng tạo khoang kín để thực hiện chức năng bảo vệ hành
khách, hàng hóa khỏi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài hoặc các tác động va
chạm từ bên ngoài.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
5

Chương II: Động cơ đốt trong

2.1: khái quát chung

- Động cơ trên ô tô là nguồn động lực chính tạo ra momen xoắn thông qua hệ
thống truyền lực làm phát sinh lực kéo giữa bánh xe với mặt đường. Biến đổi nhiệt
năng thành cơ năng.

* Thân máy: Là chi tiết cố định để lắp xy lanh và hầu hết các cơ cấu, hệ thống khác
của động cơ.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
6

* Nắp xi lanh: là chi tiết đậy kín các xy lanh, cùng với piston tạo thành buồng đốt
và nhiều bộ phận được lắp trên nắp xy lanh.

* Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: là cơ cấu chính trong động cơ, bao gồm các chi
tiết chủ yếu: piston, thanh truyền, trục khuỷu,... biến chuyển động tịnh tiến của
piston trong xy lanh thành chuyển động quay của trục khuỷu thông qua thanh
truyền.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
7

* Cơ cấu phân phối khí: Có nhiệm vụ điều khiển quá trình trao đổi khí trong xy
lanh phù hợp với các quá trình diễn ra trong xy lanh động cơ.

* Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và hòa trộn
nhiên liệu với không khí theo một tỉ lệ thích hợp đảm bảo đáp ứng được các chế độ
làm việc của động cơ.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
8

* Hệ thống đánh lửa: dùng trên động cơ xăng có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện tại
bugi đặt trong buồng đốt để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

* Hệ thống bôi trơn: có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn tới các bề mặt làm việc của các
chi tiết có chuyển động giúp mài mòn do ma sát qua đó làm tăng hiệu suất cho
động cơ.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
9

* Hệ thống điện động cơ: gồm hệ thống nạp và hệ thống khởi động, đối với động
cơ xăng còn phải kể đến hệ thống đánh lửa.

* Hệ thống nạp và xả khí: Nạp không khí sạc và thải khí thải động cơ ra ngoài.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
10

2.2: Phân loại

a) Phân loại theo loại nhiên liệu.

- Động cơ sử dụng nhiên liệu truyền thống:

+ Động cơ xăng

+ Động cơ Diesel

- Động cơ sử dụng nhiên liệu thay thế (nhiên liệu sinh học)

+ Khí sinh học (biogas)

+ Diesel sinh học (biodiesel)

+ Động cơ sử dụng xăng sinh học (biogasoline)

b) Phân loại theo số kì của piston trong một chu trình:

+ Động cơ 4 kì

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
11

+ Động cơ 2 kì

c) Phân loại theo đặc điểm làm việc của piston và cách bố trí xylanh:

- Theo đặc điểm làm việc của piston

+ Piston chuyển động tịnh tiến

+ Piston chuyển động quay

- Theo cách bố trí xy lanh

+ Thẳng hàng (I)

+ Động cơ chữ V

+ Động cơ chữ W

+ Động cơ hình sao, nằm ngang,...

2.3: Một số khái niệm và thông số cơ bản.

- Điểm chết: là vị trí mà tại đó piston không dịch chuyển tiếp được nữa mà đổi
chiều chuyển động. Vị trí cao nhất (ĐCT), vị trí thấp nhất (ĐCD).

- Hành trình của piston là khoảng dịch chuyển của piston trong xy lanh đi từ ĐCT -
> ĐCD.

- Hành trình pittong: Là khoảng dịch chuyển của piston trong xylanh đi từ ĐCT ->
ĐCD

- Thể tích công tác: là phần thể tích xy lanh giới hạn giữ ĐCT và ĐCD.

- Thể tích buồng cháy: Là phần thể tích tạo ra bởi đỉnh piston và không gian mặt
trong của nắp máy khi piston ở ĐCT.

- Thể tích toàn bộ của xylanh: là tổng thể tích công tác và thể tích buồng cháy.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
12

- Thể tích làm việc của động cơ: là tổng thể tích làm vieeccj của piston các xylanh
động cơ.

- Tỉ số nén của động cơ: là tỉ số giữa thể tích toàn bộ với thể tích buồng cháy. Tỉ số
nén càng cao thì khả năng tận dụng năng lượng nhiên liệu và hiệu suất của động cơ
càng cao.

- Chu trình làm việc của động cơ: khi động cơ làm việc, trong xylanh diễn ra 4 quá
trình (nạp, nén, nổ, xả). 4 quá trình này lặp đi lặp lại tạo thành 1 chu trình, được
tính từ lúc bắt đầu nạp -> kết thúc quá trình xả.

- Lượng tiêu hao nhiên liệu của ô tô trong khoảng hành trình 100km (lít/100km)

Chương III: Hệ thống truyền lực ô tô.

3.1: Vấn đề chung.

3.1.1: Công dụng và phân loại HTTL.

- Động cơ đốt trong dùng trên ô tô có hệ số thích ứng rất thấp với động cơ xăng
vào khoangr1,1-1,2 và đối với động cơ diesel vào khoảng 1,05-1,15. Do vậy
moomen xoắn do động cơ phát ra không thể đáp ứng yêu cầu trên giúp ô tô có thể
hoạt động ở các điều kiện khai thác, địa hình, chế độ hoạt động khác nhau.

- Hệ thống truyền lực trên ô tô bao gồm các cụm chi tiết, tổng thành liên kết với
nhau từ động cơ tới bánh xe chủ động thực hiện nhiệm vụ truyền công suất và biến
đổi các tham số của chúng (momen và số vòng quay) từ động cơ -> bánh xe chủ
động.

3.1.2: Hệ thống truyền lực cơ khí

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
13

- Hệ thống truyền lực cơ khí có cấp là dạng truyền lực phổ biến nhất kể từ khi ra
đời cho đến nay và phổ biến trên mọi loại ô tô: ô tô con, tải, khách,...Cấu tạo chung
bao gồm các cụm chi tiết, tổng thành nối từ động cơ đến bánh xe chủ động: li hợp
ma sát, hộp số, hộp phân phối (nếu có), Truyền động các đăng, TLC-VS, bán
trục.

-> -> -> -> -> -> Bánh



Động Li Hộp TLC- Bán
các xe
cơ hợp số VS trục
đăng CĐ

3.2: Li hợp

3.2.1: Công dụng, phân loại li hợp

- Li hợp là bộ phận đầu tiên của HTTL, nằm ngay sau động cơ và tiếp đến là hộp
số chính, thực hiện chức năng:

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
14

+ nối lâu dài và ngắt tức thời momen từ động cơ đến hộp số của HTTL khi thực
hiện chuyển số hoặc phanh ô tô tới tốc độ thấp.

+ Đóng vai trò là bộ phận an toàn, tránh quá tải cho động cơ và HTTL.

+ Dập tắt dao động cộng hưởng xảy ra trong mạch động học giữa động cơ và bánh
xe chủ động

- Li hợp:

+ Li hợp ma sát khô

+ Li hợp ma sát ướt

+ Li hợp thủy lực

+ Li hợp điện từ

- Theo trạng thái làm việc:

+ Li hợp thường đóng

+ Li hợp thường mở

- Theo bộ phận tọa lực ép trong cụm đãi éo của li hợp: lò xo đĩa; lò xo xoắn ốc
(nén biên); lò xo trung tâm.

- Theo hình thức dẫn động điều khiển đóng, mở li hợp: dẫn động cơ khí, thủy lực
có hoặc không có trợ lực.

3.2.2: li hợp ma sát 1 đĩa

- Li hợp ma sát khô 1 đĩa được thường phổ biến với mọi loại xe như ô tô con, ô tô
khách, ô tô buýt và ô tô tải từ công suất nhỏ tới lớn cùng với hộp số cơ khí loại
điều khiển bằng tay.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
15

1- Thanh truyền momen từ vỏ sang đĩa ép

5- Đòn bẩy (càng cua)

6- Khớp vòng bi mở 14- Trục sơ cấp hộp số

10- Vỏ li hợp 21- Bánh đà

11- Đĩa ép 22- Vòng bi mở

12- Đĩa bị động 26- Lò xo ép

13- Lò xo giảm chấn 27- ống dẫn hướng vòng bi mở

28- Lò xo hồi

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
16

- Nguyên lí hoạt động

+) Ở trọng thái bình thường, khi người lái chưa tác động và bàn đạp côn (li hợp) thì
lò xo đĩa luôn ép chặt đĩa ép vào đĩa bị động và bánh đà, công suất (momen và tốc
độ góc) được truyền từ trục khuỷu động cơ -> trục sơ cấp hộp số.

+) Khi người lái đạp bàn đạp li hợp, đòn bẩy số (5) xoay ngược chiều kim đồng hồ,
tác động vào vòng bi mở (22) làm (22) tịnh tiến sang trái ép vào lò xo đĩa, đĩa ép
(11) liên kết với (26) dịch chuyển sang phải, tách đĩa bị động ra khỏi bánh đà (ngắt
li hợp).

3.3: Hộp số

3.3.1: Công dụng và cấu tạo chung và phân loại hộp số

- Hộp số là một trong những bộ phân quan trọng nhất của HTTL với các chức năng

cụ thể :

+ Thay đồi tốc độ hay momen xoắn từ động cơ -> bánh xe chủ động trong các chế

độ hoạt động khác nhau thông qua các tỉ số truyền của hộp số.

+ Tạo chuyển động lùi ô tô.

+ Cho phép ngắt dòng truyền lực lâu dài truyền từ động cơ -> bánh xe chủ động

khi để ở số trung gian, ô tô chuyển động theo quán tính.

- Hộp số thường cấu tạo gồm 2 phần chính: thân hộp số bên trong có chứa các bộ

truyền cơ khí: bánh răng, bộ truyền đai, xích... tạo nên các tỉ số truyền và cơ cấu

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
17

điều khiển chuyển số thông qua tay nắm điều khiển chuyển số đặt ở cạnh người lái

xe.

- Phân loại:

+ Theo số lượng tỉ số truyền (số tiến)

+ Theo cách bố trí các trục và bánh răng trong hộp số: hộp số có 3 trục cố định

(đồng tâm và khồng đồng tâm); hộp số có 2 trục cố định, hộp số hành tinh có trục

di động.

+ Theo đặc điểm thay đổi tỉ số truyền: hộp số có cấp và hộp số vô cấp

+ Theo cách thức điều khiển chuyển số: hộp số điều khiển bằng tay (MT) và hộp

số điều khiển tự động (AT).

* Sơ đồ hóa hộp số 3 trục, 5 cấp số, số cuối truyền thằng

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
18

-> Gài số 1:

-> Gài số 2:

-> Gài số 3:

-> Gài số 4:

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
19

-> Gài số 5:

-> Gài số lùi:

=> i h 1> ih 2 >i h 3 >ih 4 ¿ih 5=1

3.4 Biến mô:

- Biến mô thực hiện 2 nhiệm vụ: vừa hợt động như một li hợp thủy lực (truyền và
nối dòng công suất thông qua chất lỏng công tác) vừa biến đồi tăng momen truyền
từ trục khuỷu động cơ -> trục sơ cấp của hộp số.

- Biến mô được lấp đầu bên trong bằng dầu thủy lực nên có khối lượng quán tính
lớn, có tác dụng như bánh đà của động cơ: Cấu tạo bên trong biến mô gồm các bộ
phận chính sau: bánh bơm, bánh tua bin, bánh phản ứng (stato) với khớp 1 chiều và
bộ li hợp khóa.

3.5: Truyền động các đăng:

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
20

3.5.1: Công dụng, cấu tạo chung và phân loại truyền động các dăng.

- Công dụng: truyền động các đăng trên ô tô dùng để truyền momen xoắn giữa các
trục không thẳng hàng của các bộ phận trong hệ thống truyền lực ở một khoảng
cách nào đó. Truyền công suất từ hộp số với cầu chủ động, hộp số với hộp phân
phối, giữa hộp phân phối với cầu chủ động, cầu chủ đọng với cầu chủ động, TLC-
VS với bánh xe chủ động

- Phân loại:

+ Theo tính động học:

. Khớp các đăng khác tốc

. Khớp các đăng đồng tốc

+ Theo kết cấu thành phần

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
21

. Loại cứng

. Loại nửa cứng

. Loại đàn hồi

. Bi

+ Theo số khớp các đăng

. Loại đơn

. Loại kép

. Loại nhiều khớp

3.5.2: Khớp các dăng khác tốc

3.5.3: khớp các đăng đồng tốc.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
22

3.6: Cầu chủ động (TLC-VS-bán trục)

3.6.1: Truyền lực chính:

3.6.1.1: Công dụng

- Là 1 hộp giảm tốc có tỉ số truyền lớn (i0 lớn) không thay đồi trong quá trình ô tô
chuyển động dùng để truyền và biến đổi các tham số của dòng truyền công suất
(tốc độ góc và momen) từ truyền động các đăng -> các nửa trục dưới 1 góc nào đó
(thường là 90o) hoặc từ trục bị động của hộp số -> các bán trục (động cơ đặt trước,
cầu trước chủ động)

3.6.1.2: Phân loại:

*Theo dạng bộ truyền:

- Truyền lực chính xích

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
23

- Bánh răng công, răng thẳng (ít c/d) (ồn, va đập)

- Bánh răng công, răng xoắn (dùng phổ biến)

- Bánh răng trụ, răng nghiêng (ô tô cầu trước chủ động)

- TLC trục siết, bánh vít.

*Theo số cấp bộ truyền

- Truyền lực chính đơn (i0=3÷7)

- Truyền lực chính kép (i0=9÷12)

3.6.2 Vi sai

3.6.2.1 Công dụng

Đảm bảo sự khác tốc giữa các bánh xe chủ động bởi bộ vi sai. Đồng thời phân bố
lại mômen xoắn giữa các banh xe chủ động.

3.6.2.2 Phân loại

* Theo công dụng:

- Vi sai giữa các bánh xe chủ động

- Vi sai giữa các cầu chủ động

- Vi sai giữa các bộ truyền lực cuối cùng

* Theo đặc điểm chia mômen xoắn

- Vi sai đối xứng

- Vi sai bất đối xứng

* Theo đặc điểm kết cấu

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
24

- Vi sai banh răng nón, banh răng hành tinh

- Vi sai trục vít banh vít

3.6.2.3 Cấu tạo, nguyên lí làm việc

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
25

3.6.3 Bán trục

- Công dụng: dùng để truyền công suất (mômen, vận tốc quay) từ truyền lực chính
vi sai đến bánh xe chủ động

- Phân loại: theo kết cấu: bán trục cứng, bán trục mềm, chia đoạn.

- Bán trục giảm tải hoan toan trên cầu chủ động, không dẫn hướng, treo phụ thuộc.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
26

Chương IV. Khung, dầm cầu và bánh xe

4.1 Khung ô tô

4.1.1 Công dụng, phân loại khung ô tô

- Khung ô tô là kết cấu chịu lực để đỡ các bộ phận phía trên và phai trước. Khung
xe là giá để lắp các bộ phận như: động cơ, hệ thống truyền lực, cơ cấu điều khiển,
hệ thống lái, cụm banh xe, buồng lái (cabin), thùng xe, các thiết bị phụ và các thiết
bị chuyên dùng, …

- Phân loại khung ô tô có thể căn cứ vào chủng loại xe hoặc đặc điểm kết cấu của
khung:

+ Theo loại ô tô có thể chia thành: khung ô tô con, khung ô tô tải, khung ô tô buýt,
khung ô tô chuyên dùng, …

+ Theo kết cấu của khung có thể chia thành: kết cấu dạng dầm liên tục, kết cấu
dạng dầm chia cắt, kết cấu dạng gian, …

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
27

+ Theo tinh chất chịu lực: khung chịu lực, khung và vỏ cùng chịu lực.

4.2 Dầm cầu

* Công dụng, phân loại dầm cầu ô tô

- Dầm cầu ô tô có kết cấu bằng kim loại liên kết trực tiếp 2 cụm bánh xe trên cùng
1 trục ở phía trước (dầm cầu trước), phía sau (dầm cầu sau) của ô tô, mặt khác dầm
cầu đỡ toàn bộ phần khối lượng được treo của thân ô tô tác dụng lên.

- Phân loại:

+ Dầm cầu trước dẫn hướng. Dầm cầu đỡ toàn bộ trọng lượng đặt lên và liên kết 2
bánh xe. Cầu trước có thể đơn thuần là dẫn hướng hoặc vừa chủ động, vừa dẫn
hướng.

+ Dầm cầu sau chủ động. Dầm cầu có kết cấu đỡ toàn bộ trọng lượng đặt lên và
liên kết 2 bên bánh xe chủ động, bên trong vỏ dầm cầu chứa đựng cụm truyền lực
chinh – visai và bán trục.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
28

Chương V. Hệ thống treo

5.1 Công dụng, cấu tạo và phân loại

5.1.1 Công dụng

- Khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng, do sự chép hình biên dạng
mặt đường của bánh xe khiến ô tô bị dao động và gây ra tải trọng động lớn. Tải
trọng này ảnh hưởng đến tính êm dịu và tiện nghi cho người sử dụng, đồng thời
làm giảm tuổi bền các chi tiết của ô tô. Hệ thống treo được hiểu như hệ thống liên
kết mềm (đàn hồi) giữa phần khối lượng được treo và không treo của xe.

- Hệ thống treo thực hiện nhiệm vụ đỡ thân xe phía trên cầu xe, cho phép banh xe
chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe, hạn
chế những chuyển động không muốn có khác của bánh xe.

5.1.2 Cấu tạo chung

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
29

* Cấu tạo chung của hệ thống treo bao gồm những bộ phận cơ bản: bộ phận đàn
hồi, bộ phận giảm chấn, bộ phận dẫn hướng, ngoai ra còn có một số bộ phận phụ
khác: ụ cao su, thanh ổn định ngang.

- Bộ phận đàn hồi có nhiệm vụ nối “mềm” giữa bánh xe và thùng xe giảm nhẹ tải
trọng động tác dụng từ bánh xe lên khung xe trên các địa hình khác nhau, đảm bảo
độ êm dịu khi chuyển động. Mặt khác, chúng có nhiệm vụ đưa vùng tần số dao
động của xe phù hợp vùng tần số thích hợp của người sử dụng.

- Bộ phận giảm chấn thực hiện chức năng chinh là dập tắt dao động phát sinh trong
quá trinh xe chuyển động một cách thích hợp bằng cách biến dao động thanh nhiệt
năng tỏa ra môi trường. Giảm chấn đảm bảo dao động của phần không treo nhỏ
nhất, sự tiếp xúc của banh xe trên đường tốt, nâng cao khả năng bám đường và an
toan trong chuyển động.

- Bộ phận dẫn hướng đảm bảo quan hệ động học giữa bánh xe và khung xe, ở đây
là dao động thẳng đứng (vuông góc với mặt đường), mặt khác chúng tiếp nhận và
truyền các lực dọc, ngang và các mômen giữa bánh xe với khung xe và ngược lại.

- Phần tử ổn định ngang đóng vai trò như phần tử đàn hồi phụ làm giảm góc
nghiêng ngang khi xe quay vòng, chuyển động trên đường nghiêng ngang hoặc
dưới tác dụng của lực gió ngang.

- Các phần tử phụ khác: ụ cao su, thanh chịu lực phụ, … có tác dụng tăng cứng,
hạn chế hành trình và chịu thêm tải trọng.

5.1.3 Phân loại

- Theo bộ phận đàn hồi: loại bằng kim loại có các dạng: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn;
loại khí: buồng nén khí dạng gấp, dạng sóng, có buồng khí nén phụ; loại thủy khí:

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
30

kết hợp giữa khí nén và giảm chấn thủy lực; loại cao su: Các gối cao su, ống đàn
hồi cao su.

- Theo bố trí bộ phận dẫn hướng: loại phụ thuộc với dầm cầu liền; loại độc lập: 1
đòn, 2 đòn, … Đây là dạng phân loại hay sử dụng.

- Theo tính chất điều khiển: hệ thống treo bị động (hệ thống treo không điều
khiển), hệ thống treo chủ động ( hệ thống treo có điều khiển)

5.2 Hệ thống treo phụ thuộc

- Hệ thống treo phụ thuộc liên kết giữa các bánh xe trên cùng 1 cầu mà khung xe
thông qua dầm cầu cứng, do đó sự dịch chuyển của các bánh xe bên này có ảnh
hưởng đến bánh xe bên kia.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
31

1. Bộ phận đàn hồi, 2. Bộ phận giảm chấn, 3. Dầm cầu,4. Thân xe, 5. Bánh xe

5.3 Hệ thống treo độc lập

- Liên kết bánh xe và khung xe, cho phép bánh xe trên cùng 1 cầu dịch chuyển độc
lập với nhau, sự dịch chuyển của bánh xe bên này không ảnh hưởng đến banh xe
bên kia.

- Đặc điểm cảu hệ thống treo độc lập thường quyết định bởi cách bố trí các đòn dẫn
hướng của hệ thống treo một bên bánh xe: bố trí các đòn trong mặt phẳng ngang
(đòn ngang) hoặc dọc (đòn dọc).

- Ưu điểm: đảm bảo động học được đúng và chinh xác hơn so với hệ thống treo
phụ thuộc, tùy theo kết cấu mà giảm được độ trượt ngang, giảm độ mài mòn lốp,
có không gian để bố trí các bộ phận khác giúp hạ trọng tâm xe, tăng độ ổn định của
xe khi chuyển động, ngoài ra có khối lượng phần không treo nhỏ giúp giảm sự va
đập và phát sinh tải trọng động.

- Nhược điểm: khó có thể hạn chế được các chuyển vị phụ khác, đồng thời vết
bánh xe và góc đặt của bánh xe có thể bị thay đổi khi hệ thống treo làm việc.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
32

1. Thân xe, 2. Đòn ngang trên, 3. Bánh xe, 4. Đòn ngang dưới,
5. Giảm chấn, 6. Lò xo đàn hồi

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
33

Chương VI: Hệ Thống Lái

6.1: Công dụng, cấu tạo chung, phân loại

6.1.1: Công dụng.

- Ô tô tham gia giao thông phải đảm bảo an toàn chuyển động, đồng thời hướng
chuyển động của xe phải được kiểm soát bởi người điều khiển. Khi xe chuyển
động, chúng có thể đi thẳng, quay vòng, tránh chướng ngại vật,…đó chính là các
tác động điều khiển xe chuyển động theo ý muốn. Hệ thống lái sẽ đảm nhận chức
năng này.

6.1.2: Cấu tạo chung

- Vành lài và trục lái là một vành tròn, nhận tác động điều khiển xoay tròn từ tay
người lái, chúng tạo nên momen quay và truyền tới trục lái.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
34

- Cơ cấu lái: là cơ cấu cơ khí có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay của trục lái
thành chuyển động lắc của các đòn dẫn động và làm quay bánh xe dẫn hướng
quanh trục đứng.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
35

- Dẫn động lái: Dẫn động lái gồm các đòn dẫn động và các khớp liên kết. Chúng
nhận chuyển động quay từ trục ra của cơ cấu lái, thông qua các đòn dẫn động và
khớp liên kết làm quay các bánh xe dẫn hướng.

6.1.3: Phân loại

- Theo cách bố trí vành lái: Vành lái đặt bên trái theo hướng tiến của xe, vành lái
đặt bên phải theo hướng tiến của xe.

- Theo đặc điểm truyền lực: bộ truyền cơ khí thông thường và bộ chuyền cơ khí có
trợ lực ( điện, thủy lực)

- Theo đặc điểm bố trí dẫn động lái: Dẫn động lái 4 khâu với hình thang lái Đantô
( Trên dầm cầu cứng của hệ thống treo phụ thuộc); dẫn động lái nhiều khâu( trên
hệ thống treo độc lập)

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
36

Chương VII: Hệ thống phanh

7.1: Công dụng, cấu tạo chung và phân loại

7.1.1: Công dụng cấu tạo chung

- Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô đến một tốc độ yêu cầu hoặc cho
đến khi dừng hẳn, mặt khác cho phép phanh xe đứng yên trong một thời gian dài
trên đường. Hệ thống phanh là hệ thống an toàn quan trọng nhất của ô tô vì nó đảm
bảo cho ô tô chuyển động an toàn, giúp nâng cao hiệu suất vận tải và hiệu quả khai
thác.

- Hệ thống phanh rất đa dạng, có các bộ phận cơ bản sau:

+ Nguồn năng lượng: Cơ bắp ( thông qua bàn đạp, cần kéo) khi điều khiển trục
tiếp, áp suất khi nén khi điều khiển gián tiếp.

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
37

+ Dẫn động phanh: tập hợp các cụm chi tiết dung để truyền năng lượng từ cơ cấu
điều khiển hoặc nguồn cung cấp năng lượng đến cơ cấp phanh và điều khiển đúng
năng lượng này tương ứng với các chế độ làm việc khác nhau trong quá trình
phanh

+ Cơ cấu phanh: Bộ phận trực tiếp tiêu hao động năng của ô tô trong quá trình
phanh. Trên ô tô hiện đang sử dụng chủ yếu là cơ cấu tạo năng lượng ma sát giữ
phần quay và phần không quay trong cơ cấu phanh đặt tại các bánh xe

Bùi Đức Anh MSV: 181303402


Báo cáo thực tập: Cấu tạo ô tô ThS. Đỗ Khắc Sơn
38

7.1.2: Phân loại

- Dẫn động cơ khí: Sử dụng trực tiếp năng lượng cơ bắp, thông qua các dây cáp
hoặc các đòn dẫn truyền tới cơ cấu chấp hành là các cơ cấu phanh.

- Dẫn dộng thủy lực: Thông qua bàn đạp phanh tạo nên áp lực của chất lỏng truyền
tới cơ cấu chấp hành là cơ cấu phanh

- Dẫn động khí nén: Sử dụng khí nén để thực hiện việc điều khiển cơ cấu chấp
hành tại bánh xe để thực hiện phanh.

- Dẫn động điện từ: Sử dụng điện từ để điều khiển van điện từ thực hiện qua quá
trình phanh.

- Dẫn động hỗn hợp: Khí nén – Thủy lực; Khí nén – Cơ khí

- Dẫn động phanh có trợ lực: Trợ lực có thể là chân không, khí nén, ….

Bùi Đức Anh MSV: 181303402

You might also like