You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Khai thác kỹ thuật hệ thống lái 4WS trên xe Audi Q7 -
2016

Sinh viên: Nguyễn Hoàng Đoàn


Chuyên ngành: Cơ khí ô tô Lớp: KTOT 1
Hệ: Chính quy Khóa: 59
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thiết Lập

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

Mục lục.......................................................................................................................... i
Danh mục hình.............................................................................................................ii
Danh mục bảng............................................................................................................ii
Mở đầu.......................................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan..................................................................................................3
1.1. Tổng quan về hệ thống lái ô tô.............................................................................3
1.1.1. Công dụng............................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại..............................................................................................................4
1.1.2.1. Các hệ thống thường dùng trên ô tô con...........................................................4
- Hệ thống lái cơ khí thuần tuý........................................................................4
- Hệ thống lái trợ lực thuỷ lực (HPS)..............................................................5
- Hệ thống lái trợ lực điện...............................................................................7
- Hệ thống lái Steer by wire............................................................................8
1.1.3. Yêu cầu................................................................................................................ 9
1.2. Các bộ phận chính của hệ thống lái ô tô............................................................10
1.2.1. Cơ cấu lái...........................................................................................................10
1.2.2. Dẫn động lái.......................................................................................................11
1.3. Giới thiệu chung về xe Audi Q7 2016................................................................12
Chương 2: Kết cấu hệ thống lái trên ô tô Audi Q7 2016.........................................15
2.1. Cấu tạo chung hệ thống lái ô tô Audi Q7 2016.................................................15
2.2. Các bộ phận chính của hệ thống lái ô tô Audi Q7 2016...................................15
Chương 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái ô tô Audi Q7 2016..........................15
3.1. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống lái Audi Q7 2016...........................15
3.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống lái Audi Q7 2016................................................15
3.3. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái Audi Q7 2016..............................................15
3.3.1. Các cấp bảo dưỡng hệ thống lái Audi Q7 2016..................................................15
3.3.2. Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái Audi Q7 2016...............................15
Kết luận......................................................................................................................16
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................17
Phụ lục.......................................................................................................................... 1

i
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống lái cơ khí..........................................................................................5


Hình 1.2 Hệ thống lái trợ lực thủy lực...........................................................................6
Hình 1.3 Hệ thống lái trợ lực điện.................................................................................7
Hình 1.4 Hệ thống lái chủ động.....................................................................................8
Hình 1.5 Hệ thống lái Steer by wire...............................................................................9
Hình 1.6. Cơ cấu lái.....................................................................................................11
Hình 1.7. Cơ cấu dẫn động lái.....................................................................................12
Hình 1.8. Hình ảnh xe Audi Q7 2016..........................................................................13
Hình 2.1 Hệ thống lái 4WS trên xe Audi Q7...............................................................15

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thông số kĩ thuật về xe Audi Q7 2016...........................................................13

ii
MỞ ĐẦU

Ngày này, nền công nghiệp hiện đại ngày càng phát triển, trên hầu hết các
lĩnh vực của nền kinh tế xã hội

Ngành công nghiệp nói chung và nền công nghiệp ô tô nói riêng đang
trong thời kỳ hoàn thiện và phát triển vượt bậc, đảm bảo phục vụ lợi ích tốt nhất
của con người, với yêu cầu kỹ thuật và chất lượng không ngừng nâng cao.

Với ngành công nghiệp ô tô, để đảm bảo tính tiện nghi, an toàn cho người
sử dụng thì việc thiết kế một hệ thống lái đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra là
một điều rất cần thiết trong xã hội hiện đại. Một hệ thống lái phải đảm bảo tính
quay vòng đúng của các bánh xe dẫn hướng, điều khiển dễ dàng, dễ chăm sóc
sửa chữa, bảo dưỡng và phù hợp với phần lớn đối tượng sử dụng.

Cũng vì thế mà hệ thống lái ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết
kế chế tạo và sử dụng hệ thống lái ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với yêu cầu nhiệm vụ của đồ án tốt
nghiệp em được giao nhiệm vụ :‘‘ Khai thác kĩ thuật hệ thống lái 4WS trên
xe ô tô Audi Q7 - 2016 ”.

Do điều kiện thời gian hạn chế nên trong đồ án này tập trung vào cơ cấu
lái và tính toán cường hóa lái là chủ yếu. Trong quá trình thực hiện không tránh
khỏi những sai sót, rất mong được các thầy hướng dẫn và các bạn tận tình giúp
đỡ.

Qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS.Nguyễn
Thiết Lập và toàn thể các thầy cô giáo trong Bộ môn Cơ khí ô tô đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

1
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về hệ thống lái ô tô


1.1.1. Công dụng
Hệ thống lái có chức năng duy trì hoặc thay đổi hướng di chuyển của ô tô,
giúp cho ô tô có thể giữ nguyên hướng chuyển động thẳng, vòng sang trái hay
sang phải một cách dễ dàng. Chức năng hệ thống lái:
+ Điều khiển các bánh xe dẫn hướng một cách chính xác.
+ Duy trì lực lái phù hợp.
+ Truyền được cảm giác đường tới người lái.
+ Hấp thụ phần lớn tải trọng đường truyền lên vành tay lái.
+ Đảm bảo hoạt động hệ thống treo.
Có thể thay đổi hướng chuyển động bằng cách:
+ Thay đổi phương chuyển động của bánh xe dẫn hướng.
+ Thay đổi mô men xoắn ở bánh sau chủ động.
+ Kết hợp đồng thời cả hai phương pháp trên.
Hệ thống lái có nhiều loại, thông thường bao gồm các bộ phận chính như:
+Vành lái: là cơ cấu điều khiển nằm trên buồng lái, chịu tác động trực tiếp của
người điều khiển.
+Cơ cấu lái: là một hộp giảm tốc được bố trí trên khung hoặc vỏ của ôtô
đảm nhận phần lớn tỉ số truyền của hệ thống lái.
+Dẫn động lái: bao gồm đòn quay đứng, đòn kéo dọc, hình thang lái, đòn quay
ngang, có nhiệm vụ liên kết cơ cấu lái với bánh xe và dẫn động cho bánh xe dẫn
hướng.
+Trợ lực lái: Trợ lực lái có thể có hoặc không. Dùng để giảm nhẹ lực quay vòng
của người lái bằng nguồn năng lượng từ bên ngoài. Nó thường được sử dụng
trong các xe có tải trọng vừa và lớn.

1.1.2. Phân loại

3
Có nhiều cách phân loại hệ thống lái:
Phân loại theo số lượng cầu dẫn hướng:
+ Các bánh dẫn hướng ở cầu trước
+ Các bánh dẫn hướng ở cầu sau
+ Các bánh dẫn hướng ở tất cả các cầu
Phân loại hệ thống lái theo kiểu truyền lực:
+ Hệ thống lái cơ khí
+ Hệ thống lái có trợ lực bằng thuỷ lực, bằng khí nén, hoặc kết hợp…
Phân loại theo kết cấu của cơ cấu lái:
+ Trục vít – bánh vít
+ Trục vít - cung răng
+ Trục vít – con lăn
+ Trục vit – chốt quay
+ Cơ cấu lái loại liên hợp ( trục vít, ê cu, cung răng)
+ Bánh răng – thanh răng
Phân loại theo bố trí vành lái:
+ Bố trí vành lái bên trái (theo luật đi đường bên phải )
+ Bố trí vành lái bên phải (theo luật đi đường bên trái )
Phân loại theo số lượng cầu dẫn hướng:
+ Cầu trước dẫn hướng (2WS – 2 wheels Steering)
+ Hai cầu trước dẫn hướng (4WS – 4 wheels Steering)
1.1.2.1. Các hệ thống thường dùng trên ô tô con
- Hệ thống lái cơ khí thuần tuý
Được xuất hiện lần đầu trên các xe thế hệ đầu tiên từ thập kỷ 50 và vẫn
liên tục được phát triển, cải tiến cho đến ngày nay. Các nghiên cứu về hệ thống
lái cơ khí chủ yếu tập trung vào khả năng quay vòng ô tô trong thời gian ngắn
nhất trên một diện tích bé, giữ cho chuyển động thẳng của xe được ổn định, lực
tác dụng lên vành tay lái nhỏ, đảm bảo động lực quay vòng đúng để các bánh xe
không bị trượt, sự tương ứng động học giữa dẫn động lái và bộ phận dẫn hướng

4
của hệ thống treo, khả năng ngăn được các va đập của các bánh xe dẫn hướng
lên vành tay lái, quan hệ chuyển động giữa bánh xe bên phải và bên trái.
Hệ thống lái thuần cơ khí bao gồm hai thành phần chính: dẫn động lái và
cơ cấu lái. Cơ cấu lái là bộ chuyển đổi mô men giữa góc quay vòng các bánh xe
dẫn hướng và góc quay vành lái lớn. Dẫn động lái truyền chuyển động từ cơ cấu
lái đến các bánh xe dẫn hướng đồng thời đảm bảo cho các bánh xe dẫn hướng
quay quanh trụ đứng với vận tốc và góc quay khác nhau nhằm tránh hiện tượng
trượt khi quay vòng.

Hình 1.1 Hệ thống lái cơ khí


1. Vô-lăng; 2. Trụ lái; 3. Trục vít; 4. Cung răng; 5. Đòn quay đứng; 6. Đòn kéo
dọc; 7. Cam quay; 8-9-10. Hình thang lái; 11. Trục bánh xe.
Về cơ bản thì hệ thống thuần lái cơ khí đáp ứng được yêu cầu ban đầu để
xe chuyển động trên đường đảm bảo các bánh xe ít bị trượt khi quay vòng. Tuy
nhiên, do thiết kế đơn giản nên vẫn có nhiều vấn đề cần cải tiến trên hệ thống lái
này:
Người lái phải sử dụng 100% năng lượng để thực hiện việc quay vòng
bánh xe trong quá trình chuyển động, đồng thời cũng tiếp nhận những phản hồi
không mong muốn từ mặt đường điều này làm cho người lái cảm thấy mệt mỏi
khi sử dụng và gặp khó khăn trong nhiều tình huống bất ngờ.
Quỹ đạo chuyển động quay vòng chịu ảnh hưởng của góc quay thân xe và
tình trạng đánh lái. Trong khi hệ thống lái này chỉ tập trung vào bài toán góc
quay dẫn hướng bánh chuyển động theo vô lăng do đó ảnh hưởng của dịch
chuyển thân xe đặc biệt khi đánh lái ở tốc độ cao là rõ nét và chưa kiểm soát
được.
Chưa tối ưu khối lượng, kích thước các chi tiết cơ khí nên cơ cấu cồng
kềnh, nặng chiếm nhiều không gian bố trí. Sự va đập khi xảy ra sự cố ảnh hưởng
nhiều đến người sử dụng và các chi tiết trong xe.
- Hệ thống lái trợ lực thuỷ lực (HPS)
HPS là sự cải tiến của hệ thống lái thuần cơ khí nhằm giải quyết vấn đề
chính là hỗ trợ một phần năng lượng của người lái trong quá trình điều khiển xe
tạo cảm giác thoải mái khi lái xe. Tùy theo thiết kế và chế độ chuyển động của
xe, năng lượng hỗ trợ của bộ trợ lực do động cơ tạo ra có thể lên đến 80% năng
lượng tổn hao cho việc đánh lái. Việc trang bị hệ thống lái trợ lực sẽ giúp cho

5
người lái ít tổn hao năng lượng khi quay vòng xe và giảm được những va đập từ
bánh xe lên vô lăng. Không những thế, nó còn nâng cao được tính năng an toàn
trong trường hợp bánh xe gặp sự cố. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật hệ
thống lái trợ lực thủy lực.
Nhiệm vụ chính cần giải quyết là tỷ lệ trợ lực phù hợp với điều kiện chạy
xe và sự thay đổi góc đánh lái. Có thể thấy rõ: khi di chuyển ở vận tốc thấp ta
cần trợ lực nhiều, ngược lại tốc độ cao cần hạn chế trợ lực. Vị trí vô lăng vị trí
trung hòa (chạy thẳng) cần ít trợ lực, đánh lái nhiều càng xa vị trí trung hòa tỷ lệ
trợ lực càng tăng. Hay nói các khác hệ thống trợ lực thủy lực cần bố trí thay đổi
tỷ lệ trợ lực theo điều kiện chuyển động theo hai thông số chính: góc đánh lái và
vận tốc xe.

Hình 1.2 Hệ thống lái trợ lực thủy lực


Điểm khác biệt quan trọng nhất của hệ thống lái trợ lực thủy lực chính là
thanh xoắn (torsion bar) bố trí trên trục lái. Thanh xoắn này đóng vai trò như bộ
phận cảm biến mô men. Góc đánh lái càng lớn mô men xoắn càng lớn làm cho
thanh xoắn biến dạng nhiều khi đó cửa van dầu trợ lực được mở rộng áp lực dầu
trợ lực tăng theo. Vận tốc chạy xe tăng làm cho mô men cản tại bánh xe dẫn
hướng giảm làm cho biến dạng thanh xoắn cũng giảm độ mở van trợ lực, lực trợ
lực giảm theo điều này làm hạn chế khả năng trợ lực khi tăng vận tốc một cách
tự nhiên.
Ưu điểm đầu tiên của trợ lực lái thủy lực là cảm giác lái. Hệ thống này có
kết cấu hoàn toàn bằng cơ khí nên cảm giác lái thật. Bên cạnh đó, chi phí bảo
dưỡng hệ thống trợ lực lái thủy lực thấp hơn vì đã thông dụng từ lâu. Chỉ thường
gặp một số hỏng hóc như rò rỉ dầu, hay hỏng van phân phối. Tuy nhiên, cần
thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, kiểm tra dầu trợ lực lái.
Ngoài những ưu điểm trên, hệ thống HPS vẫn còn một số nhược điểm cần
cải tiến:
  Việc điều khiển các van dầu trợ lực bằng thanh xoắn hoàn toàn bằng cơ
khí nên dải tốc độ hạn chế (góc biến dạng thanh xoắn được giới hạn), đặc biệt

6
khi chạy ở tốc độ cao công suất bơm dầu tăng dẫn đến áp lực dầu tăng theo, việc
hạn chế trợ lực trở lên khó khăn (mất cảm giác lái).
Bơm dầu làm việc liên tục (do nối trực tiếp với động cơ) làm tổn hao
công suất động cơ ngay cả khi hệ thống trợ lực không làm việc.
- Hệ thống lái trợ lực điện
Được phát triển cùng thời điểm với hệ thống trợ lực lái thủy lực điều
khiển điện tử, hệ thống lái trợ lực điện tử có nhiều ưu điểm hơn. Hệ thống lái
trợ lực thủy lực điều khiển điện tử sử dụng bộ trợ lực thủy lực thì với bơm
thủy lực gắn với động cơ nên hoạt động liên tục trong quá trình chạy xe gây
lãng phí công suất khi không sử dụng trợ lực lái, thêm vào đó dầu trợ lực lái
là một nhân tố gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống lái trợ lực điện đã khắc
phục được điều này. Ngoài ra, do hoạt động theo cơ cấu điện tử nên được kết
nối với cảm biến tốc độ, cảm biến trượt ở bánh xe, cảm biến va chạm và con
quay hồi chuyển để điều chỉnh lực vô-lăng phù hợp. Chính vì thế, khi xe di
chuyển chậm hay vào bãi đỗ xe, vô-lăng nhẹ nhàng và dễ dàng đánh lái. Khi
đi tốc độ cao, vô-lăng tự động trở nên nặng hơn. Kết cấu của hệ thống lái trợ
lực điện tử cũng gọn hơn.

Hình 1.3 Hệ thống lái trợ lực điện


- Hệ thống lái chủ động (AFS – Active Front Steering)
Hệ thống lái chủ động AFS được thiết kế dựa trên phân tích về
hướng chuyển động thực tế của xe khi lưu thông ở các tốc độ khác nhau
tại các điều kiện khác nhau. Khi ô tô chuyển động ở dải tốc độ thấp hướng
chuyển động của ô tô được quyết định bởi góc đánh lái. Tuy nhiên khi vận
tốc chuyển động lớn hơn 60 Km/h ảnh hưởng của lực quán tính tác động
lên thân xe làm xoay thân xe (do lốp biến dạng và ảnh hưởng hệ thống
treo) là rõ nét. Nói các khác hướng chuyển động của ô tô phụ thuộc vào
hai tín hiệu góc đánh lái và góc xoay thân xe.
Trong hệ thống lái này, trên trục lái nối giữa vô lăng và cơ cấu lái được bố
trí thêm bộ chấp hành AFS  (AFS actuator) – cơ cấu thay đổi tỷ số truyền
được thay đổi theo tình trạng chạy xe. Trên hệ thống này xuất hiện thêm

7
cảm biến xoay thân xe, tín hiệu từ cảm biến này kết hợp với tín hiệu vận
tốc, góc đánh lái, vận tốc đánh lái được gửi đến hộp điều khiển. Tín hiệu
từ bộ điều khiển quyết định tỉ số truyển tại bộ chấp hành.
Hệ thống lái AFS kết hợp với bộ trợ lực tạo thành hệ thống lái trang
bị cho các xe hạng sang. Bộ trợ lực điện này có thể được bố trí trên trục
lái (EPAS-column), bố trí trên thước lái (EPAS-rack) hay được gắn thêm
bộ phận giảm tốc và bố trí trên thước lái (EPAS-pinion), đặt song hành
cùng với thước lái (EPAS-dual-pinion). Hệ thống trợ lực điện có nhiều ưu
điểm hơn hệ thống lái trợ lực thủy lực như điều khiển nhẹ hơn và không
chiếm không gian nhiều và không làm tiêu tốn nhiều công suất của động
cơ.

Hình 1.4 Hệ thống lái chủ động


- Hệ thống lái Steer by wire
Đối với các hệ thống lái đã trình bày ở trên, khi quay vòng ở các tốc
độ khác nhau người lái chỉ kiểm soát được một số trạng thái động lực học
của xe. Ô tô chỉ có thể được kiểm soát hoàn toàn khi quay vòng với hệ
thống lái điện (Steer by wire). Trong các năm gần đầy, hệ thống lái này
đang được tập trung nghiên cứu. Đây là hệ thống lái có khả năng tạo ra
lực hỗ trợ lái xe quay vành lái với 100% năng lượng.
Khái niệm Steer by wire (SBW) được hình thành dựa trên mong
muốn xây dựng hệ thống lái đáp ứng được các tình trạng chuyển động
theo mong muốn của người điều khiển xe khi quay vòng. Hệ thống Steer
by wire có thể được chia thành hai hệ thống: hệ thống Steer by wire độc
lập và hệ thống Steer by wire tích hợp. Hệ thống Steer by wire tích hợp
với đặc điềm hai bánh dẫn hướng liên kết với nhau qua hình thang lái.
Đặc điểm hệ thống Steer by wire độc lập với đặc điểm mỗi bánh xe dẫn
hướng bố trí một động cơ điều khiển. Việc điều khiển một cách độc lập tại
các bánh xe có ưu điểm giúp tỉ lệ thay đổi góc dẫn hướng bánh xe một

8
cách độc lập theo lý thuyết quay vòng. Tuy nhiên với công nghệ hiện nay,
các nghiên cứu mới tập trung vào hệ thống Steer by wire tích hợp.

Hình 1.5 Hệ thống lái Steer by wire


Trên các hệ thống lái thông thường, mô men từ vành tay lái được truyền
trực tiếp xuống cơ cấu lái thống qua trục lái. Tuy nhiên ở hệ thống lái điện cơ
cấu liên kết trung gian này đã được loại bỏ, chính vì vậy việc việc đồng bộ góc
quay giữa vành tay lái và cơ cấu lái cũng như những tác động phản hồi từ mặt
đường lên vành  lái được xem là một nhiệm vụ quan trọng.
Bộ điều khiển hệ thống lái đóng vai trò then chốt trong quá trình điều
khiển xe. Mọi thông tin sẽ được xử lí bằng điện tử nên khả năng phản ứng với
những thông tin trong quá trình lái xe sẽ nhanh hơn, không những thế nó còn có
khả năng hạn chế phản hồi từ mặt đường, theo đó khi xe đi vào mặt đường xấu,
gồ ghề những rung động từ mặt đường tác động lên vành lái sẽ được loại bỏ,
nhờ vậy người lái không bị mỏi tay mà thoải mái hơn đồng thời không gian bố
trí cho hệ thống lái giảm, trọng lượng giảm. Hệ thống lái này đã và đang nghiên
cứu và ứng dụng trong các năm gần đây.

1.1.3. Yêu cầu


Trong quá trình ô tô chuyển động trên đường hệ thống lái có ảnh hưởng rất
lớn đến sự an toàn chuyển động nhất là ở tốc độ cao do đó nó phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
a) Đảm bảo chuyển động thẳng ổn định:
+ Hành trình tự do của vô lăng tức là khe hở trong hệ thống lái khi vô lăng
ở vị trí trung gian tương ứng với chuyển động thẳng phải nhỏ (không lớn hơn
150 khi có trợ lực và không lớn hơn 50 khi không có trợ lực).

9
+ Các bánh dẫn hướng phải có tính ổn định tốt.
+ Không có hiện tượng tự dao động các bánh dẫn hướng trong mọi điều
kiện làm việc và mọi chế độ chuyển động.
b) Đảm bảo tính cơ động cao: tức xe có thể quay vòng thật ngoặt, trong
một khoảng thời gian ngắn, trên một diện tích bé.
c) Đảm bảo động học quay vòng đúng: để các bánh xe không bị trượt lê
gây mòn lốp, tiêu hao công suất vô ích và giảm tính ổn định của xe.
d) Giảm được các va đập từ đường lên vô lăng khi chạy trên đường xấu
hoặc gặp chướng ngại vật.
e) Điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện: Lực điều khiển lớn nhất cần tác dụng
lên vô lăng (Plmax) được qui định theo tiêu chuẩn quốc gia hay tiêu chuẩn
ngành:
+ Đối với xe du lịch và tải trọng nhỏ: Plvmax không được lớn hơn 150 đến
200 N;
+ Đối với xe tải và khách không được lớn hơn 500 N. Đảm bảo sự tỷ lệ
giữa lực tác dụng lên vô lăng và mô men quay các bánh xe dẫn
hướng (để đảm bảo cảm giác đường) cũng như sự tương ứng động học giữa góc
quay của vô lăng và của bánh xe dẫn hướng

1.2. Các bộ phận chính của hệ thống lái ô tô


1.2.1. Cơ cấu lái
Là bộ phận cơ bản trong hệ thống lái, nó có nhiệm vụ biến chuyển động
quay vòng của trục lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng và đảm bảo tỉ
số truyền theo yêu cầu. Về bản chất, cơ cấu lái là hộp giảm tốc và có nhiệm vụ
tăng mômen truyền từ vô lăng tới các bánh xe dẫn hướng. Các thông số đặc
trưng cho cơ cấu lái gồm tỷ số truyền, hiệu suất thuận, hiệu suất nghịch.
Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của nó thì cần đảm bảo
những tiêu chí sau:
Tỉ số truyền của hộp số lái phải đảm bảo phù hợp với từng loại xe.
Có cấu tạo đơn giản, tuổi thọ cao, giá thành thấp, dễ dàng tháo lắp và điều
chỉnh.

10
Hiệu suất truyền động thuận và nghịch sai lệch không lớn.
Độ rơ của hộp số lái phải nhỏ.
Hiện nay, cơ cấu lái trên các xe ô tô tải thường có hai loại là cơ cấu lái kiểu
bánh răng thanh răng và cơ cấu lái kiểu trục vít.

Hình 1.6. Cơ cấu lái

1.2.2. Dẫn động lái


Dẫn động lái có chức năng truyền chuyển động điều khiển từ hộp số lái đến
hai ngõng quay của hai bánh xe. Đảm bảo mối quan hệ cần thiết về góc quay của
các bánh xe dẫn hướng có động học đúng khi thực hiện quay vòng. Mối quan hệ
cần thiết về góc quay của các bánh xe dẫn hướng được đảm bảo bằng kết cấu
của hình thang lái. Cơ cấu dẫn động lái bao gồm các thanh dẫn động và các
khớp liên kết. Tuỳ theo cấu trúc khung gầm của từng xe người ta bố trí các loại
cơ cấu dẫn động lái khác nhau.

11
Hình 1.7. Cơ cấu dẫn động lái

1.3. Giới thiệu chung về xe Audi Q7 2016

12
Hình 1.8. Hình ảnh xe Audi Q7 2016
- Audi Q7 là dòng xe SUV được sản xuất bởi công ty Audi của Đức được ra mắt
từ T9 năm 2005 và được bán từ năm 2007 cho đến nay với hàng loạt sự cải tiến
hiện đại theo thời gian .
- Trong đó mẫu xe Audi Q7 2016 được giới thiệu tại Việt Nam với hai phiên
bản động cơ I4 2.0L và V6 3.0L, đi cùng hộp số tự động Tiptronic 8 cấp, hệ
dẫn động 4 bánh quattro danh tiếng của Audi với khả năng đánh lái cả trên 4
bánh xe . Với công nghệ dẫn động vượt trội giúp mang đến cho mẫu SUV cỡ
lớn tính linh hoạt khi cho bán kính quay vòng nhỏ ở tốc độ thấp hay khả năng
vào cua dễ dàng, chính xác ở tốc độ cao.

Bảng 1. Thông số kĩ thuật về xe Audi Q7 2016

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Nhãn hiệu, số loại Audi Q7 2016

2 Kích thước tồng thể ( DxRxC) 5052 x 2212x 1740 mm

3 Chiều dài cơ sở 2994 mm

4 Khoảng sáng gầm xe 205 mm

5 Thông số lốp xe 255/55R19 lốp Runflat

6 Bánh xe / Lazang Mâm đúc hợp kim 19 m

7 Trọng lượng không tải 2050 kg

8 Trọng lượng toàn tải 2850 kg

9 Công suất cực đại 5000-6000 Vòng/phút

10 Momen xoắn cực đại 1600-4500 Vòng/phút

11 Hệ thống phanh trước Đĩa

12 Hệ thống phanh sau Đĩa

13 Hộp số Tự động 8 cấp tăng áp I4 2.0L 8AT

14 Động cơ Xăng , 4 xi lanh thẳng hàng

13
15 Hệ thống treo trước Treo khí nén

16 Hệ thống treo sau Treo khí nén

17 Hệ thống lái Trợ lực điện

18 Hệ thống dẫn động Dẫn động 4 bánh (4WS)

19 Thời gian tăng tốc (0-100km) 7.1 giây

20 Tốc độ tối đa 233km/h

21 Mức tiêu hao nhiên liệu 7.4 (kết hợp)

22 Dung tích bình nhiên liệu 75(Lít)

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ AUDI Q7 2016

2.1. Cấu tạo chung hệ thống lái ô tô Audi Q7 2016


Lần đầu tiên trên các mẫu xe của Audi, hệ thống lái tất cả các bánh là tùy
chọn trên AudiQ7. Tùy thuộc vào tốc độ thực tế của xe và tình huống lái xe,
theo chỉnh linh hoạt với mục đích cải thiện động lực học lái xe và sự thoải mái
khi lái xe. Sự kiểm soát quá trình thường bao gồm 2 hoạt động điều khiển khác
nhau : đánh lái song song và đánh lái ngược so với bánh lái trước bánh xe . Hệ
thống lái 4WS có ưu điểm vượt trội hơn hệ thống lái cầu trước ở chỗ là bán kính
quay vòng sẽ nhỏ hơn rất nhiều bằng việc tận dụng moment ngẫu lực sinh ra từ
việc xoay 2 bánh trước và sau để giúp ô tô quay vòng “gọn” hơn khá nhiều.

14
Hình 2.9 Hệ thống lái 4WS trên xe Audi Q7

2.2. Các bộ phận chính của hệ thống lái ô tô Audi Q7 2016

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ AUDI


Q7 2016

3.1. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống lái Audi Q7 2016
3.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống lái Audi Q7 2016
3.3. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái Audi Q7 2016
3.3.1. Các cấp bảo dưỡng hệ thống lái Audi Q7 2016
3.3.2. Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái Audi Q7 2016

15
KẾT LUẬN

Kết luận của đề tài.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tên các tác giả (năm xuất bản), Tên bài báo, Tên tạp chí/Tên hội thảo, Số
tạp chí/Thời gian hội thảo, trang.
[2] Tên các tác giả (năm xuất bản), Tên sách/Luận văn/Luận án/..., Nhà xuất
bản.
[3] Tên các tác giả (ngày truy cập), Địa chỉ trang web.

17
PHỤ LỤC

(Phần này đánh số trang từ 1, theo định dạng: P – i, i là số thứ tự trang phụ
lục)

P-1

You might also like