You are on page 1of 28

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC...........................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vi

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................2

1.1 Tổng quan hệ thống gạt nước trên xe ô tô.......................................................2

1.2 Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu của hệ thống gạt nước..................................2

1.2.1 Nhiệm vu............................................................................................2

1.2.2 Phân loại.............................................................................................2

1.2.3 Yêu cầu...............................................................................................3

1.3 Cấu tạo của hệ thống gạt nước........................................................................3

1.3.1 Cấu tạo chung.....................................................................................3

1.3.2 Cần gạt nước/ thanh gạt nước............................................................4

1.3.3 Công tắc gạt nước và Relay điều khiển gián đoạn.............................5

1.3.4 Mô tơ gạt nước...................................................................................6

1.3.5 Công tắc dạng cam.............................................................................7

1.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt nước ở các chế độ trên xe ô tô...........9

CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG, LẬP TRÌNH, LẮP MẠCH VÀ THỰC HÀNH


TRÊN MÔ HÌNH..............................................................................................12

2.1 Lên ý tưởng, thiết kế mạch và yêu cầu..........................................................12

2.1.1 Ý tưởng thiết kế................................................................................12


i
2.1.2 Yêu cầu hệ thống..............................................................................12

2.2 Lập trình và lắp mạch....................................................................................13

2.2.1 Các linh kiện sử dung.......................................................................13

2.2.2 Lập trình cho vi xử lí........................................................................14

2.2.3 Sơ đồ mạch điện...............................................................................18

2.3 Mạch điện thực tế và thực nghiệm trên mô hình...........................................19

2.3.1 Mạch điện thực tế.............................................................................19

2.3.2 Thực nghiệm trên mô hình và kết quả..............................................20

2.3.3 Hạn chế và hướng phát triển đề tài...................................................21

KẾT LUẬN.........................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Mô hình tổng thể hệ thống rửa kính và gạt nước trên xe ô tô...............3

Hình 1.2 Hình ảnh cần gạt nước trên xe ô tô.........................................................4

Hình 1.3: Các kiểu bố tri cần gạt nước trên xe ô tô...............................................5

Hình 1.4: Công tắc gạt nước trên xe ô tô...............................................................5

Hình 1.5: Mô tơ gạt nước của xe Hyundai Grand i10...........................................6

Hình 1.6: Sơ đồ và cấu tạo cụ thể mô tơ gạt nước................................................7

Hình 1.7: Sơ đồ mạch công tắc dạng cam và mô tơ gạt nước...............................8

Hình 1.8 Cảm biến gạt nước tự động trên xe ô tô.................................................9

Hình 1.9: Cấu tạo và cách hoạt động của mô-đun điều khiển gạt mưa tự động..10

Hình 1.10: Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước trên xe Toyota Sienna 2009.....11

Hình 2.1 Sơ đồ khối thiết kế hệ thống gạt nước trên xe ô tô...............................15

Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế mạch điện hệ thống gạt nước tự động...........................18

Hình 2.3 Sơ đồ thiết kế mạch điện khi lắp vào mô tơ gạt mước.........................18

Hình 2.4 Mạch điện thực tế sau khi lắp mạch.....................................................19

Hình 2.5: LCD hiển thị khi bật chế độ tự động...................................................20

Hình 2.6: LCD hiển thị khi ở chế độ LO.............................................................21

Hình 2.7: LCD hiển thị khi ở chế độ HI..............................................................22

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các linh kiện để lắp mạch gạt nước tự động........................................13

iv
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển bùng nổ của ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng, càng ngày càng nhiều những thành tựu mới được ứng dụng trên xe ô
tô. Hiện nay để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp thì vấn đề trang bị là một
trong những tiêu chí bên cạnh tính hiệu quả, tính an toàn, … Hệ thống gạt nước
– rửa kính trên xe ô tô là một bộ phận mà không thể nào thiếu để đảm bảo tính
an toàn khi xe tham gia lưu thông trên đường.

Từ tình hình thực tế trên thế giới, rất nhiều các hãng xe đã nghiên cứu và
phát triển bộ điều khiển gạt nước tự động và đã được trang bị trên rất nhiều dòng
xe thuộc phân khúc cao cấp như Mercedes, BMW, Mazda, … Tuy nhiên nếu xét
tình hình trong nước ta thì phần lớn đang sử dụng những dòng xe thuộc phân
khúc tầm trung nên chưa nhiều xe có trang bị bộ điều khiển gạt nước tự động
này. Việc vẫn phải sử dụng công tắc để khởi động cũng như là chuyển đổi các
chế độ của bộ điều khiển gạt nước bằng tay đôi lúc gây bất lợi cho tài xế. Trong
điều kiện thời tiết xấu như nước, bão việc đó gây mất trung cho người lái ảnh
hưởng đến an toàn.

Xuất phát từ những lí do trên và mong muốn vận dụng những gì đã học ở
các môn như vi điều khiển, điện – điện tử ô tô, …. Nhóm chúng em đã lựa chọn
đề tài “Hệ thống gạt nước tự động trên xe ô tô” để tìm hiểu, nghiên cứu và làm
mô hình thực tế định hướng phát triển ứng dụng trong tương lai.

2. Mục tiêu của đề tài

Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và vận dụng những kiến thức đã
được học ở các môn trước đó và ứng dụng được vào thực tiễn. Nhóm cũng
mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu về hệ thống gạt nước tự động trên xe ô tô.

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan hệ thống gạt nước trên xe ô tô

Hệ thống gạt nước tuy chỉ là một bộ phận nhỏ trên xe ô tô nhưng lại đóng
vai trò vô cùng quan trọng là loại bỏ nước nước cũng như bụi bẩn, sương mù
khỏi kính chắn gió nhằm giúp tài xế có được tầm nhìn tốt nhật khi lưu thông trên
đường. Ngày nay, gạt nước được xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá tính an
toàn trên xe hơi.

Hệ thống gạt nước dung cảm biến để tự động điều khiển, có thể phát hiện
nước trên kính chắn gió để bật cần gạt nước ô tô một cách phù hợp nhất. Khi hệ
thống hoạt động thì người lái xe sẽ giảm được thời gian rời tay khỏi tay lái. Hệ
thống làm việc dựa trên việc phát hiện những giọt nước trên kính chắn gió, tự
động bật và điều chỉnh hệ thống gạt nước tương ứng với lượng nước. Bộ điều
khiển này hoạt động nhờ một bộ cảm biến quang học phát hiện nước trên kính
chắn gió, sau đó chuyển tín hiệu điều khiển cần gạt tới mô đun điều khiển chính
của xe.

1.2 Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu của hệ thống gạt nước

1.2.1 Nhiệm vu

Nhiệm vụ của hệ thống gạt nước trên xe ô tô là đảm bảo cho người lái có
được tầm nhìn được rõ ràng nhất bằng cách điều khiển thiết bị rửa kính và cần
gạt nước ở kính chắn gió phía trước và kính sau khi trời nước. Vì vậy đây là một
bộ phận cực kì cần thiết cho sự an toàn của xe khi tham gia giao thông trên
đường.

1.2.2 Phân loại

Hệ thống gạt nước được phân loại dựa theo sự truyền động đến mô tơ gạt
nước

- Mô tơ gạt nước được truyền động từ động cơ


- Mô tơ gạt nước chạy bằng khí nén
- Mô tơ gạt nước được truyền động từ động cơ điện

Trong đó hiện nay đa số các xe trên thị trường đang sử dụng loại mô tơ
gạt nước được truyền động từ động cơ điện.

2
1.2.3 Yêu cầu

Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho tài xế có tầm
nhìn rõ ràng nhất khi di chuyển trông điều kiện thời tiết nước. Một số dòng xe
hiện nay có thể thay đổi được tốc độ gạt nước theo tốc độ xe và tự động gạt
nước khi trời nước

Hệ thống gạt nước trên xe ô tô phải hoạt động nhẹ nhàng, lịnh hoạt, ổn
định, và phù hợp với từng điều kiện trời nước (nước to hoặc nước nhỏ).

1.3 Cấu tạo của hệ thống gạt nước

1.3.1 Cấu tạo chung

Hình 1.1: Mô hình tổng thể hệ thống rửa kính và gạt nước trên xe ô tô

Hệ thống gạt nước bao gồm các bộ phận sau

1. Cần gạt nước phía trước/ lưỡi gạt nước phía trước

2. Mô tơ và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước

3. Vòi phun của bộ rửa kính trước

4. Bình chứa nước rửa kính

5. Công tắc gạt nước và rửa kính (có relay điều khiển gạt nước gián đoạn)

6. Cần gạt nước phía sau/ lưỡi gạt nước phía sau

7. Mô tơ gạt nước phía sau


3
8. Relay điều khiển bộ gạt nước phía sau

9. Bộ điều khiển gạt nước

10. Bộ cảm biến nước nước

1.3.2 Cần gạt nước/ thanh gạt nước

Hình 1.2 Hình ảnh cần gạt nước trên xe ô tô

Cấu trúc đầy dủ của thanh gạt nước là một lưỡi cao su được lắp vào thanh
kim loại gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần
gạt.

Lưỡi gạt tương tự tương tự như một chổi cao su dài. Một lớp cao su mỏng
được phủ lên điểm tiếp xúc giữa lưỡi gạt và bề mạt kính chắn gió. Lưỡi gạt được
ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt được nước nước khi thanh
gạt nước dịch chuyển bởi mô tơ và cơ cấu dẫn động. Tất nhiên trong quá trình
sử dụng thì lưỡi cao su sẽ bị mòn do ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường và
một số yếu tố khác, bởi vì lẽ đó phần lưỡi gạt cao su cũng cần được kiểm trat
hay mới định kỳ.

4
Hình 1.3: Các kiểu bố tri cần gạt nước trên xe ô tô

Đa số trên các xe hiện nay sẽ có hai lưỡi gạt, cùng nhau di chuyển để làm
sạch bề mạt kính chắn gió. Trên thực tế thì hai lưỡi gạt này chủ yếu được bố trí
tại hai điểm lệch về một bên kính chắn gió như hình đầu tiên của hình 1.3, cách
sắp xếp này còn được gọi là bố trí dạng tandem. Sở dỉ kiểu bố trí này được sử
dụng phổ biến vì có thể vệ sinh được diện tích rộng trên kính chắn gió đặc biệt
là phần bên ghế tài tạo được tầm nhìn tốt nhất cho người lái xe. Bên cạnh đó còn
có một số dạng bố trí khác như bố trí đối diện, sử dụng một cần gạt, … Tuy vậy
các cơ cấu này có cấu trúc phức tạp hơn lại làm việc kém hiệu quả hơn.

1.3.3 Công tắc gạt nước và Relay điều khiển gián đoạn

Hình 1.4: Công tắc gạt nước trên xe ô tô

Công tắc gat nước được bố trí ngay trên trục lái, đây là vị trí mà người lái
có thể điều khiển bất kỳ lúc nào khi cần. Trên công tắc gạt nước có rất nhiều các
chế độ khác nhau như OFF (dừng), LO (tốc độ thấp), HI (tốc độ cao). Ứng với
mỗi chế độ thì ta sẽ gạt công tắc tới một vị trí khác nhau. Trên một số xe có chế
độ MIST (chế độ gạt sương mù), chế độ INT (gạt nước hoạt động gián đoạn

5
trong một khoảng thời gian nhất định). Trên một số xe thì công tắc gạt nước
được tích hợp chung với công tắc điều khiển đèn còn gọi là công tắc tổ hợp.

Relay điều khiển gạt nước gián đoạn cho phép cần gạt nước hoạt động
gián đoạn ở chế độ INT. Relay điều khiển gạt nước gián đoạn gồm có một relay
nhỏ, một mạch transitor có tụ điện và điện trở.

1.3.4 Mô tơ gạt nước

Hình 1.5: Mô tơ gạt nước của xe Hyundai Grand i10

Mô tơ gạt nước là một dạng động cơ điện một chiều kích từ bằng nam
châm vĩnh cữu. Bộ mô tơ gạt nước gồm có mô tơ và bộ truyền động bánh rang
để có thể giảm tốc độ đầu ra của mô tơ. Mô tơ gạt nước sẽ có 3 chổi than để tiếp
điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và một chổi dung chung (tiếp mass).
Trong bánh răng có một công tắc dạng cam để gạt nước dừng ở vị trí cố định
trong mọi thời điểm.

6
Hình 1.6: Sơ đồ và cấu tạo cụ thể mô tơ gạt nước

Để chuyển đổi tốc độ mô tơ ở các chế độ quay khác nhau LO và HI. Một
suất điện động ngược sẽ được tao ra trong cuộn dây phần ứng nhằm hạn chế tốc
độ quay của mô tơ. Cụ thể ở chế độ hoạt động ở tốc độ thấp, dòng điện đi vào
cuộn dây phần ứng từ chổi than tốc độ thấp, tạo ra một suất điện động ngược lớn
được tạo ra làm mô tơ quay với tốc độ thấp. Ngược lại khi hoạt động ở tốc độ
cao, suất điện động được sinh ra sẽ nhỏ hơn, mô tơ cũng sẽ quay với tốc độ thấp
vì dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp điện tốc độ cao.

1.3.5 Công tắc dạng cam

Thanh gạt nước trên xe ô tô phải được dừng tại vị trí cố định, không được
để thanh gạt dừng ngay giữa kính chắn gió, đó cũng là chức năng của công tắc
dạng cam trong cơ cấu gạt nước. Công tắc này có dạng đĩa cam xẻ rãnh chứ V
với 3 điểm tiếp xúc riêng biệt. Khi công tắc gạt nước ở các vị trí LO hoặc HI,
dòng điện từ ác quy đi qua mô tơ gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ
gạt nước quay.

Thời điểm công tắc gạt nước ở vị trí OFF, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp
xúc mà không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc quy vẫn được đặt vào mạch

7
điện và dòng điện đi qua mô tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm
cho mô tơ tiếp tục quay. Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở
vị trí rãnh do đó dòng điện không đi vào mạch điện và mô tơ gạt nước sẽ dừng
lại. Tuy nhiên, do quán tính của phần ứng mô tơ gạt nước không dừng lại ngay
lập tức mà tiếp tục quay một ít, kết quả là tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện
của đĩa cam.

Hình 1.7: Sơ đồ mạch công tắc dạng cam và mô tơ gạt nước

Theo như sơ đồ mạch hình 1.7 khi đóng mạch thì dòng điện từ cuộn dây
phần ứng → chân +1 của mô tơ → công tắc gạt nước → cực S của mô tơ gạt
nước → tiếp điểm P1 → tiếp điểm P3 → phần ứng. Lúc này phần ứng tạo ra
một suất điện động ngược trong mạch đóng này, nên quá trình hãm mô tơ bằng
điện được sinh ra và làm cho mô tơ được dừng tại điểm cố định.

8
1.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt nước ở các chế độ trên xe ô tô

Hệ thống gạt nước của xe ô tô trên thị trường hiện nay bao gồm 2 chế độ
là bình thường và tự động.

Ở chế độ bình thường hệ thống điều khiển gạt nước sẽ được người lái điều
khiển toàn bộ thông qua sự thay đổi vị trí của cụm công tắc gạt nước trên trục
lái. Bao gồm các chế độ như MIST, INT (tùy xe), LO, HI, OFF, WASH

Ở chế độ tự động bộ vi xử lí trên xe dựa trên các tín hiệu của cảm biến để
điều khiển các chế độ của mô tơ gạt nước tương ứng với lượng mưa bên ngoài.
Mưa nhỏ mô tơ gạt nước hoạt động ở chế độ LO, mưa to mô tơ hoạt động ở chế
độ HI, không có mưa mô tơ ở chế độ OFF.

Với phương thức hoạt động dựa vào tín hiệu của cảm biến nhận diện sư
thay đổi ánh sàng chiếu qua kính chắn gió, phát hiện sự hiện diện của nước và
các vết bẩn gửi tín hiệu về bộ vi xử lí để kích hoạt mô tơ gạt nước.

Hình 1.8 Cảm biến gạt nước tự động trên xe ô tô

9
Hình 1.9: Cấu tạo và cách hoạt động của mô-đun điều khiển gạt mưa tự động

Hệ thống gạt nước tự động sử dụng một mô-đun điều khiển điện tử được
trang bị để nhận thông tin và điều khiển hoạt động của cần gạt.

Như hình 1.9 chúng ta có thể thấy mô-đun điều khiển chứa các đi-ốt phát
quang (LED) phát ra các tia hồng ngoại sẽ được phản xạ lại và các tấm cảm biến
(light receptors) sẽ nhận tín hiệu này. Ngược lại, khi có các giọt mưa hoặc bụi
bẩn xuất hiện trên kính, chùm tia hồng ngoại sẽ đi qua chúng thay vì phản xạ
đến các cảm biến. Ánh sáng phản xạ này tạo ra một điện áp trong mô-đun điện
tử, khi ánh sáng phản xạ nhiều hơn, chúng ra sẽ tạo ra một điện áp lớn hơn và
ngược lại. Những kỹ sư sẽ lập trình mô-đun điện điện tử theo cách nó kích hoạt
mô tơ gạt nước hoạt động khi điện áp được tạo ra thấp hơn (tức là khi lượng ánh
sáng phản xạ rất nhỏ. Tốc độ và thời gian kích hoạt cần gạt nước phụ thuộc vào
mức độ ẩm ướt của kính chắn gió. Một số hệ thống tiên tiến còn có khả năng đo
độ ẩm trực tiếp từ kính chắn gió.

Trên thị trường hiện nay đa số tất cả những dòng xe được trang bị hệ
thống gạt nước tự động đều dựa chung trên nguyên lí vừa trình bày từ các dòng
xe Toyota, Hyundai, Mazda, … Qua đó ta có thể thấy được hệ thống cảm biến
gạt nước tự động đang dần trở thành một hệ thống quan trọng trên xe ô tô hiện
nay

10
Hình 1.10: Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước trên xe Toyota Sienna 2009

11
CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG, LẬP TRÌNH, LẮP MẠCH VÀ THỰC HÀNH
TRÊN MÔ HÌNH

2.1 Lên ý tưởng, thiết kế mạch và yêu cầu

2.1.1 Ý tưởng thiết kế.

Nhằm mục đích giúp tài xế giàm bớt thời gian rời tay khỏi tay lái điều
chỉnh công tắc gạt mưa khi tham gia giao thông trong điều kiện trời mưa, thời
tiết xấu. Trong thời đại công nghệ phát triển thì việc trang bị hệ thống gạt nước
tự động là thiết yếu. Vì vậy với những kiến thức đã được học cũng như tham
khảo các tài liều trên mạng Internet nhóm em đã quyết định làm về hệ thống gạt
nước tự động trên xe ô tô. Hệ thống sẽ gồm 2 chế độ tương tự như trên xe ô tô
thực tế là thủ công và tự động

Ở chế độ thủ công người lái xe vẫn sẽ gạt công tắc gạt nước điều khiển
mô tơ gạt nước ở các chế độ mặc định như MIST, OFF, INT, LO, HIGH. Còn
khi nhấn nút để chuyển sang chế độ tự động thì hệ thống sẽ tự động ON khi có
mưa và tự động OFF khi trời tạnh mưa không cần sự can thiệp bằng tay.

Với những ý tưởng ban đầu nhóm sẽ sử dụng một cảm biến mưa để thu
thập dữ liệu từ môi trường đó là các hạt nước mưa rơi trên mặt kính chắn gió gửi
tín hiệu về cho bộ điều khiển là một vi xử lí có khả năng thu thập và xử lí tín
hiệu dể tác động điều khiển mô tơ gạt nước.

2.1.2 Yêu cầu hệ thống

Hệ thống sau khi được hoàn thiện phải đảm bảo được các yêu cầu sau

- Hệ thống hoạt động bình thường ở tất cả các chế độ khi chế độ tự động
Off
- Chế độ tự động ở vị trí ON thì khi có mưa thì mô tơ gạt nước hoạt động,
không có mưa thì mô tơ dừng
- Cảm biến phát hiện mưa phải chính xác không được cho sai tín hiệu
- Tốc độ quay của mô tơ gạt nước phải thay đổi được tùy thuộc vào từng
điều kiện trời mưa (to hoặc nhỏ)
- Hệ thống hoạt động nhẹ nhàng, ổn định, linh hoạt
- Thiết kế mạch điều khiển nhỏ gọn phù hợp với xe

12
2.2 Lập trình và lắp mạch

2.2.1 Các linh kiện sử dung

Tên linh kiện Hình ảnh Chức năng


chính

Nhận tín hiệu từ


cảm biến rồi xử
ARDUINO lí, đưa ra tín
UNO tích hơp hiệu thông qua
vi xử lí relay để điều
ATMEGA 328 khiển cần gạt
mưa ở chế độ tự
động

Hiển thị thông


số HI hoặc LO
Màn hình LCD khi chế độ tự
động hoạt động
để thông báo
cho người dùng

Điều chỉnh độ
Biến trở tương phản của
LCD

Nhận tín hiệu từ


Relay vi điều khiển để
đóng ngắt vào
mô tơ gạt nước

Nút nhấn Chuyển đổi chế


đố thường và
chế độ tự động

13
Mô- đun cảm Nhận biết tín
biến mưa hiệu có mưa hay
không truyền
cho vi xử lí để
điều khiển cần
gạt mưa ở chế
độ tự động

Dây dẫn Truyền dòng


điện

Chuyển động
Mô tơ gạt nước quay điều khiển
cần gạt nước
qua lại làm sạch
kính chắn gió

Công tắc gạt Bật tắt, chuyển


nước đổi giữa các chế
độ với nhau

Phun nước lên


Bơm rửa kính kính chắn gió
trước dể rửa

Cung cấp
Ắc quy nguồn điện cho
hệ thống hoạt
động
Bảng 2.1 Các linh kiện để lắp mạch gạt nước tự động

14
2.2.2 Lập trình cho vi xử lí

- Sơ đồ khối hệ thống gạt nước:

Hình 2.1 Sơ đồ khối thiết kế hệ thống gạt nước trên xe ô tô

- Code lập trình chế độ gạt mưa tự động


//******* GAT MUA TU DONG **********

#include <mega328.h> // khai báo thu vien


#include <delay.h>
#include <alcd.h>

unsigned int kqADC0; // khai bao bien tin hieu

// Voltage Reference: AVCC pin


#define ADC_VREF_TYPE ((0<<REFS1) | (1<<REFS0) |
(0<<ADLAR)) //khai bao ADC

// Read the AD conversion result


unsigned int read_adc(unsigned char adc_input) //ham doc ADC
{
ADMUX=adc_input | ADC_VREF_TYPE;
// Delay needed for the stabilization of the ADC input voltage
delay_us(10);
// Start the AD conversion
15
ADCSRA|=(1<<ADSC);
// Wait for the AD conversion to complete
while ((ADCSRA & (1<<ADIF))==0);
ADCSRA|=(1<<ADIF);
return ADCW;
}

void ht_uint(unsigned int thamso) //ham hien thi tin


hieu ANALOG cho LCD
{
unsigned char chucngan, ngan, tram, chuc, donvi;
chucngan = thamso/10000;
ngan = thamso/1000%10;
tram = thamso/100%10;
chuc = thamso/10%10;
donvi = thamso%10;
lcd_putchar(chucngan + 48);
lcd_putchar(ngan + 48);
lcd_putchar(tram + 48);
lcd_putchar(chuc + 48);
lcd_putchar(donvi + 48);
}

void main(void)
{

// Crystal Oscillator division factor: 1


#pragma optsize-
CLKPR=(1<<CLKPCE);
CLKPR=(0<<CLKPCE) | (0<<CLKPS3) | (0<<CLKPS2) | (0<<CLKPS1)
| (0<<CLKPS0);
#ifdef _OPTIMIZE_SIZE_
#pragma optsize+
#endif

DDRC.0 = 0; PORTC.0 = 0; //thiet lap chan nhan ADC


DDRD.5 = 1; PORTD.5 = 0; //thiet lap relay 1 +1
DDRD.4 = 1; PORTD.4 = 0; //thiet lap relay 2 +2
DDRC.5 = 0; PORTC.5 = 1; //thiet lap cong tac AUTO
16
DIDR0=(0<<ADC5D) | (0<<ADC4D) | (0<<ADC3D) | (0<<ADC2D) |
(0<<ADC1D) | (0<<ADC0D);
ADMUX=ADC_VREF_TYPE;
ADCSRA=(1<<ADEN) | (0<<ADSC) | (0<<ADATE) | (0<<ADIF) |
(0<<ADIE) | (0<<ADPS2) | (1<<ADPS1) | (1<<ADPS0);
ADCSRB=(0<<ADTS2) | (0<<ADTS1) | (0<<ADTS0);

lcd_init(16); //khai bao LCD


lcd_gotoxy(0,0); //dat con tro hien thi
lcd_putsf("ANALOG:"); //hien thi chu ANALOG:

while (1)
{
kqADC0 = read_adc(0); //doc gia tri ANALOG va gan vao bien
kqADC0
lcd_gotoxy(7,0); //dat con tro hien thi
ht_uint(kqADC0); //hien thi gia tri ANALOG
if (PINC.5 == 0)
{
lcd_gotoxy(0,1); lcd_putsf("ON AUTO: ");
if (400 < kqADC0 < 600)
{PORTD.4 = 0; PORTD.5 = 1; PORTD.4 = 1; lcd_gotoxy(8,1);
lcd_putsf("LOW ");}
if (kqADC0 >= 600)
{PORTD.5 = 0; PORTD.4 = 0; PORTD.4 = 0; lcd_gotoxy(8,1);
lcd_putsf("NO RAIN");}
if (kqADC0 <=400)
{PORTD.5 = 0; PORTD.4 = 1; PORTD.4 = 1; lcd_gotoxy(8,1);
lcd_putsf("HIGH ");}
}
else
{
lcd_gotoxy(0,1); lcd_putsf("OFF AUTO: ");
}
delay_ms(100);
}
}

17
2.2.3 Sơ đồ mạch điện

Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế mạch điện hệ thống gạt nước tự động

Hình 2.3 Sơ đồ thiết kế mạch điện khi lắp vào mô tơ gạt mước

18
2.3 Mạch điện thực tế và thực nghiệm trên mô hình

2.3.1 Mạch điện thực tế

Hình 2.4 Mạch điện thực tế của hệ thống điều khiển tự động

19
2.3.2 Thực nghiệm trên mô hình và kết quả

- Chế độ thường:

Mô tơ hoạt động như bình thường chuyển đổi các chế độ bằng công tắc gạt
nước cơ học.

 Chế độ MIST (sương mù): mô tơ quay một vòng ứng với cần gạt
gạt một lần duy nhất. Sau khi gạt cần gạt trở về vị trí dừng.
 Chế độ OFF: mô tơ không quay, cần gạt không hoạt động.
 Chế độ INT (gián đoạn): mô tơ quay gián đoạn, cần gạt cũng sẽ gạt
gián đoạn. Ta có thể điều chỉnh thời gian gián đoạn bằng cách xoay
biến trở gắn trên công tắc gạt nước.
 Chế độ LO (tốc độ thấp): mô tơ quay ở tốc độ chậm, cần gạt cũng
sẽ quay chậm.
 Chế độ HI (tốc độ cao): mô tơ quay với tốc độ nhanh điều khiển
cần gạt cũng sẽ gạt nhanh hơn.

→Kết luận: Mạch điện hoạt động bình thường ở chế độ thường. Mô tơ và
công tắc hoạt động đồng bộ đúng theo từng chế độ trên công tắc gạt nước

- Chế độ tự động (Auto).

Nhấn công tắc để chuyển sang chế độ tự động. Có nghĩa là bộ vi xử lí đã hoạt


động và chờ tín hiệu từ cảm biến mưa.

Khi không có mưa tức là cảm biến mưa sẽ không có tín hiệu, LCD hiển thị
như hình tức là mô tơ gạt nước ở trạng thái OFF

Hình 2.5: LCD hiển thị khi bật chế độ tự động

Khi trời mưa nhỏ nước sẽ bám trên cảm biến mưa với lượng ít, ta tiến hành
cho nước lên cảm biến mưa ít thì LCD sẽ hiển thị lên kết quả như hình, lúc này
cảm biến sẽ truyền về vi điều khiển tín hiệu sau đó vi điều khiển điều khiển
relay đóng ngắt làm cho mô tơ quay ở chế độ LO.
20
Hình 2.6: LCD hiển thị khi ở chế độ LO

Khi trời mưa to lượng nước sẽ bám trên cảm biến mưa nhiều hơn, ta cho
nước lên cảm biến mưa với lượng nhiều hơn. LCD sẽ hiện kết quả như hình và
cho mô tơ quay ở chế độ HI

Hình 2.7: LCD hiển thị khi ở chế độ HI

→Kết luận: Mạch điều khiển gạt mưa tự động khi thực nghiệm hoạt động
chính xác theo các điều kiện bên ngoài cụ thể thông qua lượng mưa để
điều khiển mô tơ quay đúng với tốc độ tương ứng.

2.3.3 Hạn chế và hướng phát triển đề tài

Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện thiết kế hệ thống gạt nước tự động
trên xe ô tô. Tuy rằng đã hoàn thành điều khiển hệ thống gạt nước tự động thành
công ở cả chế độ thường và chế độ tự động nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất
định

- Về tính ứng dụng thực tế là chưa có khi sử dụng cảm biến mưa công
nghiệp hoạt động dựa trên nguyên lí thay đổi điện trở chứ không phải
dùng loại cảm biến thu phát tín hiệu hồng ngoại như trên xe ô tô vì giá
thành quá cao và chưa đủ trình độ để lập trình tự làm ra hệ thống thu phát.
- Về tính thẩm mỹ hệ thống dây dẫn còn chằng chịt, các giắc cắm vẫn chưa
chắc chắn dẫn đến tín hiệu không đảm bảo.
- Ở chế độ tự động hệ thống chỉ điều được hai chế độ là LO và HI, chưa xét
đến tác động của bụi bẩn, sương mù, ….

Định hướng phát triển trong tương lai

- Thiết kệ lại mạch


21
- Xét nhiều chế độ hoạt động hơn
- Nghiên cứu sử dụng cảm biến hồng ngoại với độ hiệu quả cao nhất.
- Lập trình tối ưu hơn

22
KẾT LUẬN

Trải qua quá trình từ lúc được nhận đề tài đến lúc lên ý tưởng và cuối
cùng là hoàn thiện sản phẩm đã giúp nhóm chúng em hiểu rõ hơn về vai trò của
hệ thống gạt nước trên xe ô tô. Bên canh đó được ứng dụng các kiến thức lập
trình được học ở các môn khác và cách đọc hiểu sơ đồ nguyên lí của các thiệt bị
điện trên xe. Từ đó giúp nhóm có những hướng tư duy nhằm phát triển ứng dụng
điện tử vào hệ thống gạt mưa và rửa kính trên xe ô tô.

Nhờ có sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy, nhóm đã hoàn thành đề tài
đúng hạn và thiết kế thành công hệ thống gạt nước tự động trên xe khi có mưa.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do kiến thức còn hạn chế và
điều kiện kinh tế không phù hợp để đầu tư thực hiện hệ thống hoàn chỉnh để áp
dụng thực tế trên xe được.

Nhóm chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến và nhận xét từ thầy để
thực hiện đồ án tiếp theo tốt hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động trên ô
tô, 2007

[2] PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại, 2008

[3] Ngô Văn Hào, Luận văn hệ thống gạt nước mưa tự động trên ô tô, 2017

[4] Nguyễn Trọng Thức, Bài giảng về vi điều khiển ATMEGA328

[5] Lữ Thương, Bài viết về cảm biến gạt mưa tự động hoạt động như thế nào,
2020

[6] Một số trang web

https://news.oto-hui.com

https://hshop.vn

24

You might also like