You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN

BÁO CÁO ĐỒ ÁN

MÔN: TRANG BỊ ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN

Đề tài

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO KHỐI LƯỢNG

VÀ LƯU KHO

GVHD: ThS. Nguyễn Tấn Đời

MÃ MÔN HỌC: EEQU333746_22_1_06

Nhóm thực hiện: Nhóm 07– Thứ 7, Tiết 10-12

HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2022-2023

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT ĐỒ ÁN MÔN HỌC

HỌC KÌ: 1, NĂM HỌC: 2022-2023

Nhóm: 07. Thứ 7 - tiết: 10-12

Tên đề tài: Hệ thống phân loại sản phẩm theo khối lượng và lưu kho

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV TỈ LỆ % HOÀN


THÀNH
1 Nguyễn Đình Khôi 20151497 100%

2 Trần Trung Kiên 20151498 100%

3 Lê Tấn Ký 20151503 100%

4 Nguyễn Thành Nghĩa 20151519 100%

Ghi chú:

- Tỉ lệ % = 100%
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày….tháng….năm….

Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO KHỐI .......... 1
1.1 Giới thiệu tổng quan ................................................................................................... 1
1.2 Mô tả các thành phần hệ thống ................................................................................... 2
1.3 Hình vẽ 3D mô tả hệ thống ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG......................................... 4
2.1 Qui trình vận hành hệ thống. ....................................................................................... 4
2.2 Thiết kế sơ đồ các khối chức năng. ............................................................................. 4
2.2.2 Sơ đồ và chức năng các khối của hệ thống ........................................................... 5
2.2.3 Mạch điều khiển ................................................................................................... 5
2.3 Chọn thiết bị cho các khối......................................................................................... 12
2.3.1 Khối tín hiệu ngõ vào: dùng để truyền tín hiệu điều khiển vào PLC ................. 12
2.3.2 Khối xử lý trung tâm PLC .................................................................................. 16
2.3.4 Khối cơ cấu chấp hành........................................................................................ 20
2.4 Sơ đồ nối dây thiết bị. ............................................................................................... 23
2.4.1 Thiết kế mạch động lực ...................................................................................... 23
2.4.2 Thiết kế mạch khí nén......................................................................................... 24
2.4.3 Thiết kế mạch PLC ............................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ẢO........................................... 29
3.1 Giới thiệu về Factory I/O: ......................................................................................... 29
3.2 Thiết kế hệ thống ảo trên factory I/O ........................................................................ 30
3.3 Giao tiếp Factory i/O và PLCSIM ............................................................................ 36
3.4 Vận hành hệ thống: ................................................................................................... 38
CHƯƠNG 4; KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN......................................................................... 40
4.1 Kết quả đạt được ....................................................................................................... 40
4.2. Kết luận .................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
THEO KHỐI LƯỢNG VÀ LƯU KHO
1.1 Giới thiệu tổng quan
Ngày nay, khi các nhà máy công nghiệp được hình thành, cũng là thời điểm mà lĩnh
vực kỹ thuật điều khiển tự động hóa thể hiện rõ vai trò quan trong của mình. Khi nào vẫn
còn các nhà máy sản xuất công nghiệp, khi đó lĩnh vực tự động hóa vẫn còn phát triển.
Trong lĩnh vực tự động hóa công việc được thực hiện liên tục, không có sự giúp đỡ hay sự
can thiệp trưc tiếp của con người, thực hiện nhiệm vụ đặc biệt bằng việc ứng dụng các mạch
điện, các hệ thống truyền động điện, các phần tử thiết bị điện, mang lại môi trường tối ưu,
an toàn lao động, thuận lợi trong sản xuất công nghiệp năng suất cao vì chỉ dùng tới máy
móc.
Với sự ra đời của các mạch điều khiển điện tử, các cảm biến tự động, thủy lực, khí
nén con người có đủ cơ sở và công cụ để tăng lên mức tự động hóa của các máy móc công
nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị máy tính và công nghệ truyền thông, và
sự ra đời tiếp theo của PLC, vi xử lý, hệ thống sản xuất linh hoạt đã trở thành hiện thực và
trở nên phổ biến, đã giúp cho việc điều khiển, vận hành dây chuyền sản xuất trở nên đơn
giản, chính xác, nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập các ứng dụng sử dụng công nghệ cao là một
yêu cầu cần thiết để bắt kịp xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như mong
muốn tạo ra một dây chuyền trong hệ thống sản xuất tự động để thay thế lao động chân tay
giúp giảm nhân công, tiền bạc, tăng năng suất làm việc mà nhóm chúng tôi quyết định
nghiên cứu và đưa ra: “ Hệ thống phân loại sản phẩm theo khối lượng và lưu kho”.
Có thể thấy hệ thống phân loại sản phẩm theo khối lượng và lưu kho đang được sử
dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực logicstic ví dụ như trong “ hệ thống dây
chuyền phân loại, chia chọn bưu kiện của INTECH GROUP, kho thông minh của SMART
FACTORY”.
Đối với Nông nghiệp, trong quá trình thu mua và buôn bán, để người dân cùng
thương lái có thể dễ dàng định giá cho từng loại nông sản tránh tình trạng ép giá, nông dân
phải bán rẻ nông sản nên hoạt động phân loại nông sản đóng phần quan trọng.
Đối với Logicstic, hàng hoá sau khi nhận được từ đơn vị bán, hàng sẽ được phân
loại theo khối lượng nhằm mục đích tối ưu trong sắp xếp hàng hoá và lựa chọn phương
thức vận chuyển.
Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị điều khiển tiêu biểu là thiết bị lập trình
mạnh mẽ PLC mang đến rất nhiều ứng dụng trong việc điều khiển tự đông hóa nhà máy.
PLC là bộ điều khiển Logic có thể lập trình được, khác với các bộ điều khiển thông thường
chỉ có một thuật toán điều khiển nhất định, PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển
tùy biến do người sử dụng viết thông qua một ngôn ngữ lập trình. Trên thị trường hiện nay

1
có rất nhiều hãng sản xuất PLC nổi tiếng như: Siemens – Đức; ABB – Thụy Sĩ; Mitsubishi,
Omron, Hitachi – Nhật.
1.2 Mô tả các thành phần hệ thống
Hệ thống phân loại sản phẩm theo khối lượng và lưu kho có 2 thành phần chính là “
cân khối lượng sản phẩm và phân loại” và khâu “lưu kho sản phẩm”.
Trong khâu cân khối lượng sản phẩm và phân loại có 2 thành phần chính là bàn cân
dùng để xác định khối lượng sản phẩm và các xy-lanh để đẩy sản phẩm vào các băng chuyền
vào kho tương ứng.
Trong khâu lưu kho sản phẩm thành phần quan trọng bậc nhất là cẩu xếp đi theo là
các cảm biến hành trình.
Cùng với đó cũng không thể bỏ qua những thành phần thiết yếu như:
- Các băng chuyển để vận chuyển sản phẩm.
- Các cảm biến quang để nhận biết sản phẩm.
- Các cánh tay robot dùng để gắp và di chuyển sản phẩm.
- Ngoài ra, còn có tủ điện gồm các nút nhấn để cấp nguồn, dừng quá trình reset
quá trình, đèn báo, đế giày và các rào chắn.

2
1.3 Hình vẽ 3D mô tả hệ thống

3
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG
2.1 Qui trình vận hành hệ thống.
Hệ thống được vận hành dựa trên tuần tự thực hiện 4 công đoạn như sau:
Công đoạn 1:
Nhấn nút Start.
Sản phẩm sẽ được đưa ra băng chuyền để di chuyển đến băng chuyền đo khối lượng, sản
phẩm có khối lượng tương ứng di chuyển đến từng đường băng chuyền khác nhau, sau đó
thanh đẩy sẽ tiến hành đẩy sản phẩm vào đường băng chuyền đó. Có 3 loại sản phẩm:
Loại S tương ứng với 8kg
Loại M tương ứng 10kg
Loại L tương ứng 15kg
Công đoạn 2:
Sản phẩm sau khi được đẩy bằng băng chuyền sẽ được gắp bằng tay gắp, thả vào khay
dựng, chuẩn bị được đưa đến khu vực lưu kho.
Công đoạn 3:
Khay đựng sẽ được băng tải con lăn và di chuyển đến băng tải dỡ hàng. Khi khay đựng đến
được băng tải dỡ hàng, một tín hiệu được trả về, dừng băng tải dỡ hàng, tiến hành đưa khay
đựng vào máy trục.
Công đoạn 4:
Khay đựng sau khi được đưa vào máy trục, sẽ được đưa đến các ô theo thứ tự và lưu khay
chứa sản phẩm vào từng ô lưu kho trong kho lưu hàng.
2.2 Thiết kế sơ đồ các khối chức năng.
2.2.1 Yêu cầu chức năng phần điện của hệ thống
- Tác động để mở, tắt hoạt động của hệ thống.
- Xác định trạng thái của hệ thống.
- Hệ thống cảm biến để cung cấp tín hiệu ngõ vào cho hệ thống.
- Cơ cấu chấp hành để vận chuyển và phân loại sản phẩm.
- Có bộ điều khiển trung tâm để xử lý dữ liệu đầu vào và đưa ra quyết định điều khiển cơ
cấu chấp hành ở đầu ra

4
2.2.2 Sơ đồ và chức năng các khối của hệ thống

2.2.3 Mạch điều khiển


Lưu đồ thuật toán điều khiển

a) Sơ đồ thiết kế của hệ thống “Start / Stop / Reset”

5
b) Sơ đồ khối liên kết của hệ thống “Xử lý tín hiệu analog”

6
7
c) Sơ đồ khối liên kết của hệ thống “Thanh đẩy-Pusher”

8
d) Sơ đồ khối liên kết của hệ thống “Tay gắp”

9
e) Sơ đồ khối liên kết của hệ thống “Băng tải con lăn”

10
f) Sơ đồ khối liên kết của hệ thống “Lưu kho”

11
2.3 Chọn thiết bị cho các khối.
2.3.1 Khối tín hiệu ngõ vào: dùng để truyền tín hiệu điều khiển vào PLC
a) Bảng vận hành
Nút nhấn XA2EA31 Schneider:
Chức năng: nút nhấn Start / Stop / Reset trên bảng vận hành
Các thông số:

• Điện áp: 24 V AC/DC, 220V AC, 380V .


• Dòng chịu tải: 10A.
• Công suất: 1,2 – 2,4 W.
• Cấp bảo vệ IP54, (IEC 60529), IK03 (IEC 60529).
• Hoạt động với điện áp 1 chiều hoặc xoay chiều trong dãy 12 đến
130VDC/VAC.
• Kích thước nhỏ gọn, đường kính lỗ lắp đặt 22 mm.

• Màn Hình Hiển Thị kỹ thuật số Chữ Số: 4 Chữ Số


• Điện Áp làm việc: DC 5-36V
VCC: Tích Cực Nguồn Điện
GND: Âm Cực của Nguồn Điện
COM: Âm Nguồn Điện
• D +: Rs485 Giao Tiếp Dữ Liệu MỘT +
D -: Rs485 Giao Tiếp Dữ Liệu B-
• Tốc độ truyền:
1200bps/2400bps/4800bps/9600bps/19200bps/38400bps/57600b
ps/115200bps
Mặc định: 9600bps

b) Cảm biến
Cảm biến quang
Cảm biến quang Omron E3Z-LS Series: Cảm biến quang điện có khả năng phát hiện
nhiều màu sắc khác nhau tin cậy, không bị ảnh hưởng của nền.

12
Cảm biến quang Omron E3Z-LS
Series
Thông số cơ bản:
• Loại: phản xạ BGS, FGS Có thể đặt khoảng cách
• Nguồn cấp: 12 to 24 VDC ±10%
• Khoảng cách phát hiện :
o BGS: Giấy trắng hoặc đen (100 × 100 mm): 20 mm để đặt khoảng cách.
o FGS: Giấy trắng (100×100mm): Đặt khoảng cách tối thiểu 200mm. Giấy đen
(100 × 100 mm): Đặt khoảng cách tối thiểu 160 mm.
• Độ trễ:

o Lớn nhất 10% khoảng cách phát hiện

o Lớn nhất 2% khoảng cách phát hiện

• Vật phát hiện chuẩn :

o Giấy trắng (100 ×100 mm)

o Giấy đen (100 ×100 mm)

• Nguồn sáng: LED đỏ (680 nm, 650nm)


• Chế độ hoạt động: Light-ON / Dark-ON (lựa chọn bằng công tắc)
• Ngõ ra: Ngõ ra collector hở NPN/PNP: điện áp lớn nhất 26,4VDC, dòng tải
100mA

13
• Chỉ thị hoạt động: Đèn led xanh (chỉ thị nguồn, sự ổn định), led cam (chỉ thị hoạt
động)
• Kiểu đấu nối: Cáp chuẩn dài 2m, giắc cắm
• Cấp bảo vệ: IP67
• Sơ đồ nối dây:

Cảm biến quang phản xạ gương (Retroreflective sensor) IFM OJ5014

Các thông số kỹ thuât:


• Điện áp hoạt động: 30-60VDC.
• Dòng tiêu thụ: <15mA
• Cấp độ bảo vệ: 3
• Độ dài sóng: 650nm
• Tuổi thọ: 50000h.
14
• Loại PNP
• Nhiệt độ hoạt động: -10 – 60 độ C
• IP67
Sơ đồ nối dây của cảm biến:

b) Băng tải cân Hữu Quyền


• Kiểu dáng: Cân kiểm tra phân loại Checkweigher
• Mức cân từ 100gram - 50kg tùy theo kiểu dáng kích thước bao bì
• Công suất cao tới 1000sản phẩm/giờ
• Độ chính xác, dung sai giao động: ± 20gam/sản phẩm
• Có còi, đèn báo mức High Low....
• Nguồn điện sử dụng: 3 pha 380V/50Hz.

15
2.3.2 Khối xử lý trung tâm PLC
PLC S7-1200
PLC S7 – 1200 là một dòng PLC mới của SIEMENS, là thiết bị tự động hóa đơn
giản nhưng có độ chính xác cao.

S7-1200 có 3 dòng là CPU 1211C, CPU 1212C và 1214C. Trong bài này nhóm áp
dụng dòng CPU 1212C-DC/DC/DC (6ES7212-1AE40-0XB0) được trang bị thêm tính năng
bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương trình điều khiển.

Ngoài ra PLC S7-1200 có thể mở rộng các module tín hiệu và các module gắn ngoài
để mở rộng chức năng của CPU và còn có thể cài đặt thêm các module truyền thông để hỗ
trợ giao thức truyền thông khác.
Khả năng mở rộng của từng loại CPU tùy thuộc vào các đặc tính, thông số và quy
định của nhà sản xuất.
S7-1200 có các loại module mở rộng sau:
• Communication module (CP)
• Signal board (SB)
• Signal Module (SM)
Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 (6ES7212-1AE40-0XB0) là Step7 V14
hoặc cao hơn. Step7 hỗ trợ ba ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này
được tích hợp trong TIA Portal của Siemens.
Thông số SIMATIC S7-1200, CPU 1212C-DC/DCDC (6ES72121AE40-0XB0)
• I/O: 8 DI 24 V DC; 6 DO 24 V DC; 2 AI 0-10 V DC.

16
• Nguồn: DC 20.4-28.8V DC.
• Bộ nhớ 75 KB. Modules mở rộng tín hiệu vào/ra.

Sơ đồ chân của PLC S7-1200 1212C-DC/DC/DC

2.3.3 Khối biến tần

Biến tần Siemens V20

Thông số cơ bản:

• Công suất: 0.12 đến 22 kW.


• Cấp điện áp:
o Đối với điện áp 1 pha: 220 - 240V ± 10%.
o Đối với điện áp 3 pha: 380 - 480V ± 10%.
• Phạm vi điều chỉnh: 0 đến 599 Hz.
17
• Chế độ điều khiển: V/f, V/2f.
• Tần số điều chế: 4kHz đến 16 kHz.
• Điều khiển hồi tiếp PID.

18
Sơ đồ chân của biến tần:

19
2.3.4 Khối cơ cấu chấp hành
a) Thanh đẩy

Xi-lanh Airtac SC160

Thông số cơ bản:
• Đường kính trong piston: 50 mm
• Đường kính cần: 20 mm
• Chiều dài hành trình: 600 mm
• Áp suất hoạt động: 0.1~1 MPa (14~145 Psi)
• Port size: 1/4”
• Vận tốc: 30~800 mm/s
b) Tay gắp Robotiq Vacuum Grippers của Omcron

Các thông số kỹ thuật


• Mức hút chân không tối đa là 80%.
• Có thể hút chân không vật thể từ 0 -16kg khi sử dụng 4 đầu hút.

20
• Mô men lớn nhất là 150Nm.
• Áp hoạt động: 24VDC
• Dòng lớn nhất là 1.8A trong khoảng 80ms từ lúc khởi động
Sơ đồ chân:

c) Máy trục

Máy trục điều khiển bởi PLC


của Shanghai Leadword
Machinery Technology Co., Ltd.
Thông số kỹ thuật:
• Công suất: 7.2 – 12KW
• Áp hoạt động: 380V
• Tải trọng tối đa 1500kg

21
d) Băng chuyền

Băng chuyền PVC SX-01

Thông số cơ bản:

• Chiều dài băng chuyền: 1000 mm – 20000 mm


• Chiều rộng băng: 350 mm – 800 mm
• Kết cấu khung băng tải: Nhôm định hình 20×40, 40×60, 40×80, inox, thép sơn tĩnh
điện.
• Dây băng tải: Dây PVC/PU chiều dày 1 mm – 5 mm
• Động cơ giảm tốc: 0.2 KW, 0.4 KW, 0.75 KW, 1.5 KW, 2.2 KW
• Tốc độ dây băng tải: Điều khiển bằng biến tần 10 – 60 m/phút. Hiệu chỉnh
• Mặt bàn: Bằng gỗ MDF phủ cao su, PVC, Inox
• Tủ điều khiển: Biến tần, Đèn báo, công tắc, nút dừng khẩn cấp

22
2.4 Sơ đồ nối dây thiết bị.
2.4.1 Thiết kế mạch động lực

23
2.4.2 Thiết kế mạch khí nén

Sơ đồ tay gắp trục X và Z

Sơ đồ xylanh Pushser

24
Do cách thức điều khiển của các tay gắp là giống nhau, chỉ khác nhau ở đường địa
chỉ của biến được điều khiển, nên nhóm chỉ vẽ tượng trưng 1 mạch khí nén. Cụ thể, các cặp
đường địa chỉ như sau:
• Q3.1 – Q3.2 tương ứng trục Z – X tay gắp số 1
• Q3.4 – Q3.5 tương ứng trục Z - X tay gắp số 2
• Q3.7 – Q4.0 tướng ứng trục Z – X tay gắp số 3
2.4.3 Thiết kế mạch PLC

25
26
27
28
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ẢO
3.1 Giới thiệu về Factory I/O:
Factory I/O là một phần mềm thiết kế và mô phỏng trực quan các hệ thống điều
khiển tự động hoá theo cách trực quan nhất. Phần mềm có thể giao tiếp gần như với mọi
PLC. Với bộ thư viện phong phú, phần mềm Factory IO mô phỏng được các hệ thống, đối
tượng thông dụng trong hệ thống tự động hoá dưới dạng 3D.

Factory I/O được thiết kế sẵn 20 mô hình dựa theo các ứng dụng công nghiệp phổ
biến. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các đối tượng được cung cấp sẵn trong thư viện
Factory IO để thiết kế các dây chuyền, hệ thống theo các riêng của bạn.

Hình 3.1: Các hệ thống, dây chuyền mẫu trong factory IO

Hình 3.2: Mẫu mô hình phân loại sản phẩm theo khối lượng trong Factory I/O

29
Hình 3.3: Mẫu mô hình lưu kho tự động trong Factory I/O
3.2 Thiết kế hệ thống ảo trên factory I/O

Hình 3.4: Tổng quan hệ thống

30
Hình 3.5: Các băng tải dẫn sản phầm đến phân loại

Hình 3.6: Các băng tải vận chuyển sản phẩm đến kho

31
Hình 3.7: Các băng chuyền để vận chuyển sản phẩm đến kho

Hình 3.8: Cân để phân loại sản phẩm theo khối lượng

32
Hình 3.9: Các cảm biến để nhận biết sản phẩm.

Hình 3.10: Các xy-lanh để đẩy sản phẩm vào các kho khác nhau

33
Hình 3.11: Các tay gắp robot 2 trục để gắp sản phẩm.

Hình 3.12: Kệ để sản phẩm

34
Hình 3.13 : Máy xếp sản phẩm lên kho.

Hình 3.14: Tủ điện gồm các nút nhất cấp nguồn và điều khiển hệ thống.

35
3.3 Giao tiếp Factory i/O và PLCSIM
Để giao tiếp Factory I/O với PLCSIM ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: File => Drivers => CONFIGURATION: Thiết lập các thông số input, output
cho PLC.

Chọn File => Drivers: Kết nối các ngõ vào, ngõ ra tương thích với bên phần mềm lập trình
PLC cho PLC trong Factory I/O.

36
Bước 2: Mở file TIA Portal.

Chọn Start Simulation để nạp dữ liệu vào PLC để mô phỏng

Sau khi hiện ra bảng như trên nhấn chọn Load.


Bước 3: Vào lại Factory I/O => Drivers => Connect.
Sau khi thực hiện các bước trên sẽ kết nối thành công, ta có thể vận hành hệ thống.

37
3.4 Vận hành hệ thống:
• Đầu tiên hàng sẽ đi qua cân và được phân loại với những khối lượng khác nhau. Xy-
lanh sẽ đẩy hàng qua các băng tải khác tương ứng với loại hàng

• Hàng sau khi được phân loại được Robot gắp và xếp vào thùng. Sau đó chạy đến các
kho.

38
• Các robot sẽ gắp hàng hóa và bỏ lên kệ.

39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
4.1 Kết quả đạt được
• Hoàn thành thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm theo khối lượng, đóng gói sản
phẩm, lưu kho sản phẩm và đếm số lượng sản phẩm đã phân loại được và có trong
kho.
• Mô phỏng được mạch điều khiển, mạch động lực, mạch khí nén theo yêu cầu của đề
tài đề ra.
• Hiểu được các chức năng của phầm mềm Factory I/O, các câu lệnh lập trình trong
PLC S7 1200.
• Xử lý được tín hiệu analog bằng cách dùng hàm Norm X và Scale X trong PLC S7
1200.
• Vẽ được các lưu đồ giải thuật, sơ đồ mạch động lực, cài đặt thông số biến tần.
4.2. Kết luận
Nội dung đã đạt được:
• Đáp ứng yêu cầu đề ra bao gồm chạy mô phỏng, mạch động lực, mạch khí nén, mạch
điều khiển.
• Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong mạch cũng như trong
thực tế.
• Tìm hiểu, tính toán chọn thiết bị, thông số phù hợp theo yêu cầu bài toán đưa ra.
• Sử dụng được 2 phần mềm để lập trình và mô phỏng 3D hệ thống là Tia Portal và
Factory I/O.
• Nắm được cách viết chương trình cho một hệ thống sử dụng PLC.
• Nắm được cấu trúc chung của một nhà máy, một hệ thống cơ bản cần gì.
Hạn chế:
• Quá trình xử lý tín hiệu Analog còn chưa đúng với yêu cầu đề tài khi chạy mô phỏng
trên Factory I/O.
• Đề tài chỉ có chế độ Auto và chưa có chế độ Manual, vì vậy khi số lượng hàng nhiều
thì sẽ lỗi ở các cánh tay robot và kho xử lý tín hiệu không kịp.
• Đề tài chỉ giới hạn đến việc nhập kho, không có xuất kho.
• Các sản phầm khi lưu kho chỉ lưu theo số lượng đếm sản phẩm, khi kho báo đầy thì
cần phải reset lại số sản phẩm.
• Kiến thức còn hạn chế nên còn nhiều chức năng của phần mềm lập trình PLC chưa
được khai thác.

40

You might also like