You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.

HCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN

BÁO CÁO CUỐI KÌ


TRANG BỊ ĐIỆN & KHÍ NÉN
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM -
XUẤT NHẬP KHO TRÊN NHÀ MÁY ẢO
FACTORY IO
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN TẤN ĐỜI
NHÓM: 03CLC
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 3
SV TH:
Nguyễn Quỳnh Như – 20151105
Võ Hoài Nam - 20151397
Phạm Ngọc Phúc - 20151405
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 12, THÁNG 12 NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT
VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN

Thành phố Hồ chí Minh, ngày 12, tháng 12, năm 2022.

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN


HỌC KÌ 1, NĂM HỌC: 2022-2023.
1. Mã lớp môn học: EEQU333746_22_1_03CLC
2. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tấn Đời.
3. Tên đề tài: Hệ thống phân loại sản phẩm và xuất nhập kho trên nhà máy ảo
Factory I/O .
4. Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kì:
Số thứ tự Họ và tên Mã số sinh viên Tỉ lệ tham gia (%)
1 Võ Hoài Nam 20151397 33.3%

2 Nguyễn Quỳnh Như 20151105 33.3%

3 Phạm Ngọc Phúc 20151405 33.3%


Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 33.3%: mức độ phần trăm của từng học sinh tham gia được đánh giá
bởi nhóm trưởng và thống nhất giữa các thành viên trong nhóm.
- Trưởng nhóm: Võ Hoài Nam (0862942611)
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….....
………….....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
….................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…, tháng 12, năm 2022
Giảng viên chấm điểm và kí tên

Nguyễn Tấn Đời


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẦM, NHẬP XUẤT
KHO.....................................................................................................................................1
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...................................................................................1
1.1. Một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực tự động hóa.........................................1
1.2. Phạm vi ứng dụng của đề tài...........................................................................2
1.3. Một số đơn vị, cá nhân nghiên cứu sử dụng các hệ thống liên quan đến đề
tài. ……………………………………………………………………………….3
1.4. Các thành phần hệ thống.................................................................................3
1.4.1. Khối điều khiển............................................................................................3
1.5. Hình vẽ 3D mô tả hệ thống.............................................................................5
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG........................................7
2.1. Quy trình vận hành của hệ thống..............................................................................7
2.2. Thiết kế sơ đồ các khối chức năng...........................................................................7
2.2.1. Những tính năng của hệ thống:.........................................................................7
2.2.2. Sơ đồ khối các khối chức năng..........................................................................7
2.2.3. Chọn thiết bị cho các khối chức năng..............................................................10
Hình ảnh thực tế cũng như sơ đồ các chân của diffuse sensor- HT15/2X-200-M12........12
2.3. Sơ đồ nối dây thiết bị..............................................................................................16
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ẢO..........................................17
3.1. Giới thiệu về Factory I/O...................................................................................17
3.2. Thiết kế hệ thống ảo trên Factory I/O................................................................20
3.2.1. Khởi tạo dự án............................................................................................20
3.2.2. Thiết lập các mô hình ứng với các khối chức năng...................................20
3.2.3. Lập trình PLC S7-1200 với các kết nối với phần mềm Factory I/O..........23
3.2.4. Kết nối Factory IO với PLC SIM...............................................................23
3.2.5. Liên kết các tag trong Factory IO..............................................................25
3.2.6. Vận hành hệ thống:....................................................................................26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN........................................................................29
4.1. Kết quả đạt được.............................................................................................29
4.2. Kết luận............................................................................................................29
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẦM, NHẬP XUẤT
KHO.
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.
1.1. Một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực tự động hóa.

Tự động hóa là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp
để chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất nhờ sức lao động của con người
sang cho máy móc thiết bị. Theo khái niệm này, quá trình tự động sẽ không cần sự can
thiệp quá sâu của con người, mà sẽ sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau giúp máy
móc vận hành nhanh hơn, chuẩn xác hơn, giảm sự can thiệp của con người, thậm chí một
số quy trình là hoàn toàn tự động.

Tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau:
công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động, ứng dụng kiểm soát
chất lượng… Các hệ thống điều khiển thường dùng để vận hành quá trình sản xuất bao
gồm servo, PLC, mạch điện tử, G code… Các hệ điều khiển này có thể bao gồm việc
điều khiển từ đơn giản đến các thuật toán phức tạp, điều khiển những máy móc đơn giản
cho đến những hệ thống công nghiệp lớn.

Tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như gia công cơ khí, dây chuyền
lắp ráp tự động... Ảnh minh họa

1
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động được
ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất luôn tự cải tiến
công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất,
giá cả cạnh tranh nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh
nghiệp đứng vững trên thị trường khốc liệt.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tự động hóa của một quốc gia, hoặc
một lĩnh vực. Trong đó, có thể kể đến những nhân tố quan trọng như: Công nghệ số hóa,
trình độ nhân sự, nguồn lực vốn... Để quá trình này được diễn ra thuận lợi, cần hiểu rõ
bản chất tự động hóa trong từng lĩnh vực, từng quy trình sản xuất, từ đó ứng dụng tối ưu,
giúp tăng năng suất, giảm chi phí.

Lĩnh vực tự động hóa và robot là một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ
thuật nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quốc
phòng an ninh, trong hàng không vũ trụ, y học…

Việc làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp và phát triển ứng dụng robot,
xây dựng hình thành một nền công nghiệp robot là điều cần thiết góp phần giúp Việt
Nam theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và góp phần quan trọng thực hiện
thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2. Phạm vi ứng dụng của đề tài.


1.2.1. Hệ thống phân loại sản phẩm.

Hệ thống phân loại được đưa vào trong nhiều ứng dụng thực tiễn giúp đáp ứng tối
đa nhu cầu phân loại và phân phối sản phẩm. Có rất nhiều hệ thống cho bạn lựa chọn,
loại nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tốc độ, loại sản phẩm mà hệ thống
xử lý và không gian cài đặt. Tùy theo lựa chọn của bạn, hệ thống phân loại được ứng
dụng như sau:
Hệ thống phân loại trong ngành chuyển phát nhanh trong chuỗi cung ứng, hệ
thống phân loại có thể được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau để mang lại hiệu quả

2
cao hơn. Các giai đoạn điển hình trong chuỗi cung ứng mà hệ thống phân loại có thể
được sử dụng bao gồm gửi đến, trả hàng, gửi đi hoặc vận chuyển.

Hệ thống phân loại trong các ngành công nghiệp nhẹ đưa hệ thống phân loại vào
các hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc sẽ giúp quá trình
phân loại hàng hóa nhanh chóng, tăng tốc độ xử lý sản phẩm. Sử dụng hệ thống phân loại
tự động thay thế sức lao động của con người, loại bỏ các thao tác thủ công, giảm sai xót
trong quá trình phân loại.

Hệ thống phân loại trong các ngành công nghiệp dược phẩm đưa hệ thống phân
loại vào các ngành công nghiệp dược phẩm được đánh giá là mang lại giá trị to lớn cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chia sản phẩm theo các mã vạch, màu
sắc được cài đặt sẵn, giúp tối ưu hóa quá trình phân loại.

1.2.2. Hệ thống xuất, nhập sản phẩm vào kho.

Hệ thống xuất, nhập kho tự động được ứng dụng nhiều trong thực tiễn trên tất cả các
ngành công nghiệp, nông nghiệp,... Nhà kho tự động là một dịch vụ hàng hóa rất phổ biến
đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đây cũng được xem là giải pháp giúp tối ưu các vấn đề về lưu trữ nguồn sản phẩm lớn
hay những sản phẩm còn tồn kho.

1.3. Một số đơn vị, cá nhân nghiên cứu sử dụng các hệ thống liên quan đến đề tài.

Các đơn vị, cá nhân nghiên cứu các hệ thống liên quan đến đề tài bao gồm:

 Intech group: Tập đoàn kĩ thuật và công nghiệp Việt Nam ( Vietnam industrial
and technical group ).
 Vilas: Vietnam logistic and aviation school ( Trường hàng không và Logistic
Việt Nam ).
 Công ty TNHH chế tạo máy VIMA LA
1.4. Các thành phần hệ thống.
1.4.1. Khối điều khiển

PLC S7-1215C DC/DC/DC

3
Nguyên lí hoạt động: hoạt động dựa trên chương trình được lặp trình sẵn, lấy tín hiệu từ
các cảm biến để xử lí rồi đưa tín hiệu điều khiển khối chấp hành.

1.4.2. Khối vận hành


1.4.2.1. Phần phân loại thùng giấy và màu sắc sản phẩm.

Phân loại thùng giấy với 3 loại nguyên liệu màu sắc, xong thùng giấy được sắp xếp
đặt vào pallet thành 3 tầng thùng xong lưu kho.

3 loại nguyên liệu màu sắc tiếp tục phân loại và lưu kho 2 loại sản phẩm.

Sử dụng các cánh tay Robot để gắp đưa sản phẩm đã phân loại màu sắc đặt lên pallet
rồi lưu kho.

Phân loại thùng giấy và màu sắc sản phẩm ...Ảnh minh họa.
4
1.4.2.2. Phần hệ thống lưu kho tự động.

Nhập sản phẩm vào kho thơ thứ tự trừ trái sang phải và từ dưới lên.

Xuất sản phẩm ra khỏi kho và phân loại sản phẩm theo chiều cao.

Hệ thống xuất, nhập kho ... Ảnh minh họa.

1.4.3. Phần phân loại hàng hóa theo chiều cao

Sản phẩm xuất kho được phân loại theo 2 kích cỡ chiều cao

1.5. Hình vẽ 3D mô tả hệ thống.

5
Hình vẽ 3D mô tả hệ thống...Ảnh minh họa.

6
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG

2.1. Quy trình vận hành của hệ thống.

Phân loại thùng Phân loại màu sắc


giấy sản phẩm

Nhập sản phẩm vào


kho

Xuất sản phẩm ra


khỏi kho

Phân loại sản phẩm sau xuất


kho theo chiều cao

2.2. Thiết kế sơ đồ các khối chức năng.

2.2.1. Những tính năng của hệ thống:


1. Phân loại thùng giấy với 3 loại nguyên liệu màu sắc, xong thùng giấy được sắp xếp
đặt vào pallet thành 3 tầng thùng sau đó đưa vào lưu kho.
2. 3 loại nguyên liệu màu sắc tiếp tục phân loại và lưu kho 2 loại sản phẩm.
3. Sử dụng các cánh tay Robot để gắp đưa sản phẩm đã phân loại màu sắc đặt lên
pallet rồi lưu kho.
4. Nhập và xuất sản phẩm. Sản phẩm sau xuất kho sẽ được phân loại chiều cao và đi
ra 2 ngõ khác nhau.

2.2.2. Sơ đồ khối các khối chức năng.


Nguyên lý điều khiển của hệ thống
7
+ Nhận tín hiệu từ các cảm biến

+ Xử lí tín hiệu cảm biến và đưa ra tín hiệu chấp hành

+ Các thiết bị chấp hành lệnh từ khối xử lí

+ Hiển thị trạng thái của hệ thống

Từ đó ta có các khối chức năng điều khiển trong hệ thống

Khối cảm
biến

Khối xử lí Khối chấp


Khối hiển thị
trung tâm hành

Sơ đồ các khối chức năng điều khiển của hệ thống
Trong đó:
+ Khối xử lí trung tâm: sử dụng PLC S7-1215C DC/DC/DC để xử lí tín hiệu
vào/ra của hệ thống
+ Khối cảm biến: gồm các cảm biến và nút nhấn cung cấp tín hiệu cho PLC S7-
1215C
+ Khối hiển thị: gồm các màn hình HMI và các đèn báo trạng thái làm việc của hệ
thống
+ Khối chấp hành: Gồm tất cả thiết bị như băng tải, cẩu xếp cánh tay robot... nhận
tín hiệu điều khiển từ PLC S7-1215C để hoạt động.

8
9
2.2.3. Chọn thiết bị cho các khối chức năng.

1. Khối phân loại và sắp xếp các sản phẩm vào pallet.
a. Vision sensor.

Là một thiết bị được sử dụng trong các khâu kiểm tra, nhận dạng, hiệu chỉnh, đo
đạc, phân loại, phát hiện lỗi, … Trong tự động hóa nhà máy, cảm biến được sử dụng rộng
rãi trong nhiều công đoạn để thu thập các thông tin về trạng thái, quá trình hoạt động và
đưa ra các tín hiệu cho các thiết bị khác trong hệ thống. Cảm biến hình ảnh với các tính
năng ưu việt, linh hoạt ngày càng được ứng dụng rộng rãi và trở thành công cụ kiểm soát
chất lượng hiệu quả.

Hình ảnh thực tế của cảm biển thị giác Cognex In-Sight 2000.

Công dụng

10
Cấu tạo

b. Diffuse sensor.

Thiết bị cảm biến quang phản xạ khuếch tán là loại cảm biến có bộ thu và phát
chung. Thường được dùng để phát hiện các vật thể trên hệ thống máy móc tự động. Giám
sát các thiết bị đã được lắp đúng vị trí hay chưa. Đặc điểm nổi bật là bị ảnh hưởng bởi bề
mặt, màu sắc, khoảng cách tối đa 2m. Các bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng trong các
dây chuyền sản xuất, đóng gói sản phẩm cũng như đếm các sản phẩm để cho vào một
thùng hay bộ lô.

11
Hình ảnh thực tế cũng như sơ đồ các chân của diffuse sensor- HT15/2X-200-M12

Hình ảnh nguyên lý hoạt động của diffuse sensor.

Thông số kĩ thuật:

Thông thường thì với một cảm biến quang chúng ta sẽ có các thông số cấu tạo cần lưu ý
như sau:

 Loại cảm biến: thu – phát, phản xạ gương, phản xạ khuếch tán
 Nguồn cấp: cảm biến sử dụng nguồn 12-24VDC, 24-240VAC ±10% 50/60Hz,
24-240VDC ±10%(Ripple P-P:Max. 10%)
12
 Ngõ ra: ngõ ra tiếp điểm relay 30VDC 3A, 250VAC 3A tải thuần trở, cấu tạo
tiếp điểm: 1c
 Khoảng cách phát hiện: 15m (Loại thu – phát); 0.1~3m, 0.1~5m (phản xạ
gương); 700mm (phản xạ khuếch tán)
 Độ trễ: lớn nhất 20% khoảng cách cài đặt định mức (phản xạ khuếch tán)
 Vật phát hiện chuẩn: vật mờ đục Ø15 mm (thu-phát), vật mờ đục Ø60 mm
(phản xạ gương), vật mờ đục – trong mờ (phản xạ khuếch tán)
 Nguồn sáng: sử dụng LED hồng ngoại (940nm), LED hồng ngoại ( 850nm),
LED đỏ (660 nm)
 Chế độ hoạt động: có thể lựa chọn Light ON hay Dark ON bởi công tắc
 Chỉ thị hoạt động: đèn led xanh lá (chỉ thị nguồn, sự ổn định), led vàng (chỉ
thị hoạt động)
 Thời gian đáp ứng: Max.1ms, 20ms
 Điều chỉnh độ nhạy: biến trở điều chỉnh
c. Pop Up Wheel Sorter.

Là thiết bị chuyển hướng sản phẩm khi cần cho sản phẩm di chuyển theo hai hướng
trái hoặc phải.

Hình ảnh của pop up wheel sorter.

Thiết bị có 2 chân là: Pop Up Wheel Sorter left và Pop Up Wheel Sorter right.

Sản phẩm Thùng carton, gói, totes, bì thư dày...


Kích thước sản phẩm lớn nhất 600(L)x600(W)x600(H)mm
Kích thước sản phẩm nhỏ nhất 120(L)x120(W)x3(H)mm
Khối lượng 0,1~30 Kg

13
Cấp hàng Bán tự động
Công xuất 3000-3500 pcs/h
Tốc độ băng tải chính 1,5m/s
Công suất 3500sp/h
Dẫn động chính Inverter motor
Dẫn động sorter Servor motor

d. Pallettizer.

Là giải pháp tự động và bán tự động liên quan đến công đoạn bốc xếp hàng hóa lên
pallet, định hướng các sản phẩm riêng lẻ thành một kiện duy nhất mang lại phương pháp
xử lý, lưu trữ và vận chuyển nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm hơn. Các chức năng
cân, đo, đếm, phân loại hay dán nhãn, bao gói được tích hợp vào chính máy đóng pallet
được thực hiện bởi hệ thống phụ trợ và điều khiển nhằm tối ưu quy trình bốc xếp này.

Hình ảnh cấu hình của một Palletizer.

Cấu hình của 1 robot Palletizer.

 EOAT (End of Arm Tool): Bộ gắp gắn trên robot


 Base for robot: Chân đế cho robot
 Infeed Conveyor: Băng tải đầu vào
 Pallet Dispenser: Cấp pallet tự động
 Station Conveyor: Băng tải trạm gắp
 Pallet conveyor: Băng tải chuyển pallet
 Exit conveyor: Băng tải ra pallet
14
 Guarding: Hàng rào bảo vệ
 Safety Light Curtain: Cảm biến an toàn

2. Robot gắp sản phẩm đưa lên băng chuyền khác.

Two-Axis Pick & hay còn gọi là robot gắp sản phẩm là những robot di động
được thiết kế thông minh để tự động lấy và vận chuyển sản phẩm trong nhà kho. Các
robot được điều khiển thông qua phần mềm hỗ trợ bởi AI để xác định các con đường hiệu
quả nhất để chúng đi lấy, di chuyển đối tượng từ một vị trí đến một vị trí mong muốn.

3. Khối chức năng xuất, nhập kho.


a. Stacker Crane.

Là một loại hệ thống cần cẩu sử dụng thiết bị xử lý tải không cần cẩu (ví dụ: cột
buồm được treo từ xe đẩy cầu và được trang bị nĩa hoặc kẹp). Ngoài thiết bị xử lý tải, các
thành phần chính của hệ thống bao gồm ray dẫn hướng, hệ thống cung cấp điện và hệ
thống điều khiển / truyền dữ liệu. Cùng với nhau, chúng cho phép hệ thống di chuyển, lấy
đồ và nâng / hạ chúng trong cơ sở. Các chức năng này làm cho cần trục xếp trở thành một
giải pháp phổ biến cho các hoạt động lưu trữ và truy xuất tự động trong các kho công
nghiệp và thương mại.

15
Ảnh minh họa stacker crane

Thông số kĩ thuật của Stacker Crane trong nhà kho tự động thông minh ARRS.

Công suất định mức 1500kg


Loại cấu trúc Cột kép
Thiết bị đi bộ Demag
Động cơ lái xe Siemens / SEW
Giao tiếp & điều khiển Siemens / Sick
Nguồn cấp Cung cấp điện đường trượt
Loại ngã ba Sâu đơn / Sâu kép
Cấu hình ngã ba Ngã ba Mias / Euro
Nhiệt độ môi trường xung
-20-50 C °
quanh
Kiểm soát độ chính xác Mã vạch 2-d / Tia laser

2.3. Sơ đồ nối dây thiết bị.


Dự án nhà máy ảo của chúng em có tổng là 16 ngõ vào và 16 ngõ ra
16
Hình ảnh Sơ đồ đấu dây PLC CPU 1215C DC/DC/DC.

Hình ảnh Sơ đồ đấu dây PLC CPU 1215C DC/DC/DC.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ẢO.


3.1. Giới thiệu về Factory I/O.

17
Factory IO là phần mềm mô phỏng hệ thống 3D rất trực quan và hiện đại. Hỗ trợ mô
phỏng Process chuyên nghiệp với nhiều hãng PLC, thư viện đa dạng sát thực tế. Có nhiều
ứng dụng đã mô phỏng khá sát thực với phần mềm này trước khi áp dụng thực tế. Đem
lại hiệu quả cao, thỏa mãn trải nghiệm khách hàng.

Factory IO được thiết kế sẵn 20 mô hình dựa theo các ứng dụng công nghiệp. Các hệ
thống, đối tượng trong Factory IO thường được cung cấp sẵn trong thư viện Factory IO
để thiết kế dây chuyền, hệ thống theo nhu cầu riêng của bạn. Các thư viện này có thể
được thấy khi mở phần mềm Factory IO lên ở góc bên phải gồm các thư viện như băng
tải nặng, băng tải nhẹ, cảm biến….. Bạn lựa chọn nhóm thiết bị rồi kéo thả là có thể lắp
ghép mô hình dễ dàng.

Uu điểm của phần mềm Factory I/O:

 Giao diện 3D, góc nhìn đa dạng (hỗ trợ góc nhìn 1st như các game hành động).
 Kết nối đựơc nhiều loại PLC thực khác nhau.
 Thiết kế xây dựng nhà máy với hơn 30 loại linh kiện (cảm biến, băng chuyền, nút
nhấn, pusher, elevator, robot arm…) và linh kiện càng phong phú thêm trong thời
gian tới.
 Mô tả 1 hệ thống nhà máy ảo với các sensors và actuators (tín hiệu analog hoặc
digital).
 Đánh lỗi (pan) ngắn mạch hoặc hở mạch, phù hợp cho giảng dạy.

**Các cách kết nối Factory I/O với bộ điều khiển:

Sau khi đã thiết kế xong hệ thống, Factory IO sẽ kết nối với các bộ điều khiển PLC
thông qua các driver kết nối được cung cấp sẵn. Điều khá hay là không những kết nối với
thiết bị. Kết nối Factory IO với bộ điều khiển PLCvới bộ mô phỏng PLC Sim của
Siemens.

Đối với một PLC chưa được Factory IO cung cấp drive có sẵn thì các bạn có thể kết
nối thông qua các giao thức trung gian như OPC, Modbus

Driver Mô tả

18
Advantech USB 4750
Kết nối với PLC thông qua board Advantech USB 4750 và 4704.
& USB 4704

Allen-Bradley Kết nối PLC Allen-Bradley ControlLogix, CompactLogix


Logix5000 hoặc SoftLogix PAC thông qua Ethernet.

Allen-Bradley
Kết nối PLC Allen-Bradley Micro800 PLC thông qua Ethernet.
Micro800

Allen-Bradley
Kết nối PLC Allen-Bradley MicroLogix PLC thông qua Ethernet.
MicroLogix

Allen-Bradley SLC
Kết nối PLC Allen-Bradley SLC-5/05 PLC thông qua Ethernet.
5/05

Automgen Server Kết nối PLC Automgen thông qua TCP/IP server.

Control I/O Kết nối bộ SoftPLC.

MHJ Kết nối PLC WinPLC-Engine và WinSPS-S7.

Modbus TCP/IP Client Kết nối theo chuẩn Modbus TCP/IP client.

Modbus TCP/IP
Kết nối theo chuẩn Modbus TCP/IP server.
Server

OPC Client DA/UA Kết nối theo chuẩn OPC DA/UA client.

Siemens LOGO! Kết nối bộ điều khiển Siemens LOGO! thông qua Ethernet.

Siemens S7- Kết nối PLC Siemens dòng S7-200/S7-200 SMART/300/400


200/300/400 thông qua ethenet

Siemens S7-1200/1500 Kết nối PLC Siemens dòng S7-1200/1500 thông qua Ethernet.

19
Siemens S7-PLCSIM Kết nối PLC mô phỏng S7-PLCSIM của Siemens

3.2. Thiết kế hệ thống ảo trên Factory I/O.


3.2.1. Khởi tạo dự án.

Mở phần mềm Factory IO bước tiếp theo chọn New để khai tạo project mới.

3.2.2. Thiết lập các mô hình ứng với các khối chức năng.

Sau khi khởi động project, ta tiếp tục thiết kế mô hình sắp xếp sản phẩm vào pallet,
phân loại sản phẩm và xuất, nhập kho hàng. Hệ thống bao gồm các thiết bị có sẵn trong
thư viện của phần mềm, ta chỉ cần lấy ra và lắp đặt hệ thống nhà kho theo ý muốn. Ta
nhấn vào mục Palette window để lựa chọn thiết bị. Đề tài nhà kho sử dụng băng tải loại
nặng ( Belt Conveyor ), thiết bị điều hướng ( Turntable ), cánh tay robot ( Two-Axis
Pick & Place ), các cảm biến hình ảnh ( vision sensor ) , cảm biến sóng âm ( diffise
sonsor ), hệ thống kệ hàng ( rack ) và hệ thống máy nâng chuyển ( stacker crane ). Sau
khi lấy thiết bị, ta sử dụng chuột và các phím tắt để thiết lập mô hình mô phỏng dự án
theo các bước sau:

 Chọn thiết bị và bắt đầu lắp ghép mô hình nhà máy.

20
 Kéo thả thiết bị để lắp ghép hệ thống

21
 Mô hình hoàn chỉnh của dự án.

3.2.3. Lập trình PLC S7-1200 với các kết nối với phần mềm Factory I/O.

22
Sau khi viết xong các bạn thiết lập chạy với PLC SIM để Simulation PLC, và
Simulation để quan sát.

3.2.4. Kết nối Factory IO với PLC SIM.

Đầu tiên đổ chương trình chạy mô phỏng với PLC SIM. Sau đó vào phần mềm
Factory IO, chọn menu FILE -> Drivers.

Chọn driver dang thực hành là Siemens S7-PLCSIM, sau đó chọn CONFIGURATION
để thiết lập cấu hình PLC mình sử dụng.

Chọn model PLC mình đang làm là S7 1200.

23
I/O Config và I/O Point cần lưu ý: khi ta chọn kiểu là DWORD hay WORD thì các giá
trị trên I/O Point cũng sẻ tương ứng như vậy, các giá trị này giúp ta liên kết với PLC theo
nhóm bit hay qua các giá trị số định dạng Word, DWord

 Offset: là để tính từ vị trí đó,


 Count là số lượng.
 Ví dụ Offset 0 và Count 19 của Bool Inputs, cho ta cấu hình PLC trong Factory
IO sẻ là 19 digital inputs tính bắt đầu từ I0.0 tới I2.2
3.2.5. Liên kết các tag trong Factory IO.

Gắn tag cho các đối tượng tương đối đơn giản: chỉ cần kéo thả liên kết

24
Kết quả liên kết:

25
3.2.6. Vận hành hệ thống:

Hệ thống được vận hành theo các bước sau:

1. Phân loại và sắp xếp các sản phầm vào Pallet

26
2. Nhập kho và xuất kho

3. Phân loại sản phầm xuất kho theo chiều cao

27
28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN.
4.1. Kết quả đạt được.

Mô hình nhà máy phân loại sản phầm, nhập kho và xuất kho hoạt động tốt đúng với
các yêu cầu và nhiệm vụ đã đề ra trước đó.

Quá trình vận hành trơn tru không xảy ra lỗi trong quá trình thực nghiệm trên phần
mềm Factory I/O.

4.2. Kết luận.

Về mặt kỹ năng, bản thân nhóm em đã nắm được nhiều kỹ năng bổ ích như phân tích
số liệu, trình bày vấn đề dưới dạng văn bản, kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ như
TIA Portal , Factory I/O và cả kỹ năng tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin từ nhiều
nguồn.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Đó là tất cả những điều chung nhất nhóm em rút ra sau khi hoàn thành dự án. Nhóm
em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tấn Đời- giảng viên bộ môn đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt dự án cuối kì môn trang bị
điện và khí nén.

29

You might also like