You are on page 1of 12

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thế giới công nghiệp hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất không chỉ
đơn thuần là một lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc. Hệ thống trạm phân
loại sản phẩm, một khía cạnh quan trọng trong chuỗi sản xuất, đóng vai trò thiết yếu
trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Đồ án này, tập trung vào việc thiết
kế và triển khai một hệ thống trạm phân loại sản phẩm thông minh, là sự kết hợp độc đáo
giữa cơ khí chính xác, hệ thống điều khiển khí nén thủy lực và công nghệ điều khiển lập
trình PLC, mở ra một chương mới trong quản lý và tự động hóa quy trình sản xuất.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc áp dụng PLC trong hệ thống
điều khiển tự động đã trở thành xu hướng tất yếu, giúp cải thiện độ chính xác, linh hoạt
và khả năng mở rộng của các hệ thống sản xuất. Đồng thời, việc tích hợp hệ thống điều
khiển khí nén thủy lực không chỉ tăng cường sức mạnh và độ bền cho hệ thống mà còn
góp phần vào việc giảm thiểu đáng kể thời gian chết và tăng cường hiệu suất làm việc.
Đồ án này không chỉ là một thách thức về mặt kỹ thuật mà còn là cơ hội để áp
dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tế, qua đó góp phần vào việc nâng
cao hiệu quả sản xuất và sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp. Em tin rằng,
với sự đầu tư nghiêm túc và áp dụng sáng tạo công nghệ, hệ thống trạm phân loại sản
phẩm này sẽ không chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà còn mở ra những hướng đi mới
trong tương lai của ngành sản xuất tự động.
Trong khuôn khổ Đồ án ….. với đề tài thiết kế hệ thống trạm phân loại sản phẩm,
em tin tưởng rằng với những kết quả có được từ việc tìm hiểu và tính toán trong bài đồ án
này sẽ là bước đệm quan trọng cho việc phát triển nhiều hơn nữa những ý tưởng trong
tương lai về tính toán và thiết kế các hệ thống phân loại và sản xuất tự động trong công
nghiệp.
Với bố cục gồm:
1- Tổng quan về đề tài
Phần này sẽ là cái nhìn sơ qua về hệ thống phân loại sản phẩm nói riêng và hệ
thống sản xuất tự động nói chung bao gồm lịch sử phát triển, phân loại và ứng dụng hiện
nay giúp chúng ta hình dung tính quan trọng cũng như sự hữu dụng của nó tới cuộc sống.
2- Tính toán thiết kế mô hình phân loại sản phẩm
Bao gồm các bước tính toán thiết kế hệ thống cơ khí, hệ thống điều khiển mô
phỏng để kiểm chứng tính đúng đắn của quá trình thiết kế sẽ cung cấp các quá trình cơ
bản để có thể xác định cách có thể một sản phẩm phân loại được đưa vào ứng dụng trong
cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy …, cảm ơn thầy vì những đóng góp qua những bài
giảng và những hướng dẫn trong quá trình trao đổi ở các buổi gặp mặt. Những góp ý, sửa

1
chữa của thầy sẽ phần nào giúp em tự tin hơn trong cách thức tiếp cận với nền công
nghiệp hiện nay. Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của tôi còn có hạn nên sẽ không
thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ và tham khảo ý kiến của thầy
cô và các bạn nhằm đóng góp phát triển thêm đề tài. Em rất mong có được sự bổ sung,
sửa chữa đó.
Em chân thành cảm ơn và chúc thầy thật nhiều sức khoẻ !

Sinh viên thực hiện

Thành
Phan tiến thành

2
MỤC LỤC

Contents
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRẠM PHÂN LOẠI SẢN PHẨM 5
1.1. Giới thiệu chung............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................5
1.1.2. Đặt vấn đề...............................................................................................5
1.1.3. Mục tiêu..................................................................................................5
1.1.4. Mô hình sản xuất thông minh.................................................................6
1.1.5. Một số phương pháp phân loại sản phẩm và ứng dụng..........................8
1.1.6. Nguyên lý hoạt động.............................................................................10
1.1.7. Đề xuất nguyên lý động học, điều khiển của hệ thống cho nội dung
thiết kế.......................................................................................................................10
1.1.8. Ưu nhược điểm của hệ thống................................................................11
1.1.9. Khả năng ứng dụng trong thực tế.........................................................11
1.1.10. Phân tích các hoạt động của hệ thống.................................................12
1.1.11. Các yêu cầu khi thiết kế hệ thống.......................................................12
1.2. Các bộ phận chính của hệ thống..................................................................12

3
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRẠM PHÂN LOẠI
SẢN PHẨM

1.1. Giới thiệu chung


1.1.1. Khái niệm
Hệ thống phân loại sản phẩm là hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động
nhằm chia sản phẩm ra các nhóm có cùng thuộc tính với nhau để thực hiện đóng gói hay
loại bỏ sản phẩm hỏng.
Có nhiều cách phân loại hệ thống phân loại sản phẩm. Ví dụ:
-Dựa trên phương thức điều khiển chia ra hệ thống tự động hay bán tự động, có sự
tham gia của con người hay không mức độ đến đâu, điều khiển bằng PLC, vixử lí.
-Theo màu sắc: màu sắc sẽ được cảm biến màu nhận biết chuyển sang tín hiệu
điện rồi qua bộ chuyển đổi ADC về bộ xử lí.
-Theo trọng lượng, kích thước bên ngoài.Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác
tùy vào yêu cầu và sự khác biệt của phôi với nhau.
1.1.2. Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện tử
mà trong đó điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa
học kỹ thuật, quản lý, công nghiệp tự động hóa… Do đó chúng ta cần phải nắm bắt và
vận dụng điều khiển tự động một cách hiệu quả nhằm đóng góp vào sự phát triển khoa
học kỹ thuật của thế giới nói chung và trong sự phát triển của kỹ thuật điều khiển tự động
nói riêng.
Xuất phát từ những lần tham quan các doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất,
chúng em đã được thấy nhiều khâu tự động hóa trong quá trình sản xuất. Một trong
những khâu sản xuất tự đông hóa đó là khâu phân sản phẩm theo những đặc tính khác
nhau sử dụng bộ điều khiển lập trình PLC Siemens.
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về các đề tài và công trình trước đây, nhóm quyết
định chọn đề tài: “Hệ thống trạm phân loại sản phẩm.....”
1.1.3. Mục tiêu
Với đề tài này mục tiêu mà nhóm đề ra là tìm hiểu và nghiên cứu sâu
hơn và PLC S7 – 1200 và các ứng dụng trong thực tế. Từ đó thiết kế và thi
công mô hình phân loại “cà chua theo màu sắc”. Bên cạnh đó là điều khiển
và giám sát hoạt động của mô hình.

5
1.1.4. Mô hình sản xuất thông minh
Trạm phân loại sản phẩm là một phần của hệ thống mô hình sản xuất thông minh.
Vậy thì mô hình sản xuất thông minh có vai trò và những đặc điểm gì, chúng ta sẽ tìm
hiểu khái quát về nó sau đây.
Mô hình sản xuất thông minh là hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động như hệ
thống sản xuất linh hoạt (FMS: Flexible Manufacturing System) được áp dụng rộng rãi
vào sản xuất hàng loạt có thể đạt được các yêu cầu về năng suất và chất lượng của sản
phẩm. Các FMS sẽ kích hoạt các hoạt động tự động bằng các chương trình được lập trình
trước đó. Do đó, các FMS này gặp khó khăn để đạt được các yêu cầu về tính khả dụng,
khả năng thích ứng và độ tin cậy. Các hệ thống sản xuất do con người vận hành với khả
năng nhận thức như nhận thức, học hỏi và lý luận để đưa ra quyết định có thể đáp ứng
các yêu cầu này. Tuy nhiên, ứng dụng thực tế của các hệ thống này thấp do chi phí sản
xuất cao cũng như chỉ thích hợp để sản xuất nguyên mẫu hoặc quy mô lô nhỏ. Vì vậy,
cần phải tích hợp khả năng nhận thức vào các FMS để đạt được các hệ thống FMS với
các đặc tính tiên tiến lấy cảm hứng sinh học.
Smart-CPMS (Cyber Physical Manufacturing System) có các đặc điểm nâng cao
như sau:

1. Mỗi yếu tố trong Smart-CPMS là một thực thể tự trị được trang bị các khả năng
mới như nhận thức, lý luận để đưa ra quyết định, giao tiếp và hợp tác. Mỗi CPS có khả
năng đưa ra quyết định một cách tự chủ;

2. Cải thiện hệ thống về tính thông minh và tính tự chủ của FMS, Smart-CPMS có
khả năng thích ứng với những thay đổi trong sản xuất trong thời gian ngắn và tức thì.

Hệ thống sản xuất vật lý không gian mạng thông minh (Smart-CPMS) được thể
hiện trong Hình 1. Một trong những xu hướng lớn hơn của sản xuất là các sản phẩm được
cá nhân hóa. Smart-CPMS có khả năng trả lời nhanh chóng và chính xác những thay đổi
của môi trường sản xuất mà không cần can thiệp từ bên ngoài.

6
Hình 1.1- Mô hình quy trình sản xuất thông minh

Ở cấp độ quản lý, khách hàng đặt mua bằng cách lựa chọn sản phẩm trên màn hình
kĩ thuật số. Sau đó, thông tin sản phẩm được gửi đến bộ phận lập kế hoạch và quy trình
thiết kế trên sàn cửa hàng. Các thuật toán lấy cảm hứng từ sinh học như thuật toán di
truyền, thuật toán bầy đàn, v.v. được sử dụng để lập ra quy trình thực hiện. Nhờ đó mà
nhiều phương pháp tối ưu hóa được đưa ra. Như Smart-CPMS, Internet of Service (IoS)
được sử dụng hiệu quả để phân công các nhiệm vụ từ thiết kế đến lập kế hoạch.
Ở cấp độ cửa hàng, Smart-CPMS được coi là sự hợp tác trong IoT giữa các thiết bị
thông minh để thực hiện các nhiệm vụ. CPS là một tổ chức tự quản có thể tự kiểm soát
trong việc thích ứng với những thay đổi cũng như hợp tác với các CPS khác để hoàn
thành việc lập kế hoạch.
Giao diện người - máy (HMI), Smart-Phone và trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA)
được sử dụng để giao tiếp giữa máy với con người. Cơ sở hạ tầng CNTT-TT như hệ
thống thực thi sản xuất (MES), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) , mạng không
dây, hệ thống RFID và mạng cảm biến cho phép CPS nắm bắt trạng thái của nó cũng như
giao tiếp với các CPS.
Phần không gian mạng đưa ra quyết định tùy theo trạng thái được giao. Cơ chế lập
luận dựa trên tri thức từ trí tuệ nhân tạo để đưa ra quyết định, lập kế hoạch mới, chẳng
hạn như các thông số cắt mới cho quá trình gia công hoặc yêu cầu hợp tác với các CPS
khác. Mô-đun giao tiếp chịu trách nhiệm tương tác với các CPS khác cũng như các thiết
bị HMI và PDA.
Triển khai hệ thống Smart-CPS (Cyber Physical System)
CPS có thể hiểu đơn giản như một cụm kết cấu thực hiện một hoạt động trong
một chuỗi các hoạt động của dây chuyền sản xuất hiện đại. Trạm phân loại sản phẩm

7
cũng là một CPS như vậy. thực hiện quá trình phát hiện và phân loại các sản phẩm để đưa
tới các CPS tiếp theo.
Trạm phân loại sản phẩm là một CPS của một mô hình sản xuất thông minh trong
các nhà máy công nghiệp hiện nay.

1.1.5. Một số phương pháp phân loại sản phẩm và ứng dụng
Phân loại theo kích thước: Dựa vào kích thước (như lớn hay nhỏ, cao hay
thấp) của sản phẩm đểphân loại. Phương pháp này thường được sử dụng trong các
dây chuyền chế biến, xay xát lương thực,thực phẩm như lúa, ngô, khoai sắn,…

Hình 1.2 Dây chuyền phân loại trứng, cà chua theo kích thước
Phân loại theo trọng lượng: Dựa vào trọng lượng của sản phẩm để phân
loại. Phương pháp nàythường dung thiết bị cân điện tử ngay trên bang tải để phân
loại. Thường gặp nhiều trong chế biến thủy, hải sản ( như tôm, cá, mực,…)
 Phạm vi phân loại: 10g~5000g
 Tốc độ: 110 – 200 sản phẩm/ phút.
 Tốc độ: 60m/ phút
 Số lượng cỡ phân loại: 12 cỡ
 Vật liệu: inox SS304 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Phân loại theo màu sắc: Dựa vào màu săc của sản phẩm để phân loại.
Phương pháp này thườngđược sử dụng cảm biến màu sắc hoặc camera để nhận
dạng màu. Được ứng dụng nhiều trong các dâychuyền chế biến gạo để phân loại
gạo sau khi xay xát dựa vào màu sắc của gạo. Ngoài ra, nó cònđược ứng dụng
trong sản xuất vật liệu xây dựng (như gạch ốp lát, vật liệu trang trí …)

8
Hình 1.3 - Phan loại cam theo màu sắc quả chín
Phân loại sản phẩm theo mã vạch : Dây chuyền sorting này được sử dụng để
phân loại các kiện hàng, bưu phẩm, sản phẩm thành phẩm đã được đóng thùng carton,
đóng túi và dán mã vạch barcode, mã QR.

Hình 1.4 - Mã vạch, mã QR sản phẩm


 Với các thông tin lưu trữ trên mã vạch dán trên sản phẩm, hệ thống có thể dễ
dàng sàng lọc và lựa chọn, gom sản phẩm vào các vị trí tập kết (hub) theo yêu cầu đặt ra
như:
 Với sản phẩm điện tử, công nghệ: phân theo cùng lô sản xuất, ngày sản xuất,
model…
 Với các bưu phẩm, đơn hàng chuyển phát nhanh: phân loại theo ngày lên đơn,
cách thức đóng gói, địa điểm giao hàng, hàng chuyển nhanh-tiêu chuẩn…
 Với các sản phẩm nông sản đóng gói: phân loại theo hạn sử dụng, số lô chế biến,
cấp sản phẩm…
Các hộp, thùng hàng được đặt lên băng tải phân loại bởi công nhân hoặc cánh tay
robot cộng tác, robot xếp hàng lên pallet từ băng tải cấp hoặc xe tự hành AGV trong các
nhà máy thông minh.
Hệ thống phân loại sản phẩm có thể đạt công suất tới 10,000 sản phẩm/giờ. Năng
suất cao gấp 3-5 lần so với cách quét mã vạch và phân loại bởi công nhân truyền thống.

9
Hoặc có thể kết hợp nhiều phương án phân loại trên thành 1 mô hình để
phân loại.
1.1.6. Nguyên lý hoạt động
Trạm phân loại sản phẩm này hoạt động trên nguyên lý dùng các cảm biến để xác
định chiểu cao của sản phẩm. Sau đó dùng xilanh để loại bỏ sản phẩm có kích thướt
không đạt yêu cầu. Những sản phẩm có kích thước đạt yêu cầu sẽ được đếm bằng các
cảm biến cho đến khi đạt đủ số lượng theo yêu cầu rồi tiếp tục được chuyển đến các
thùng hàng để đóng gói.
Từ nguyên lý làm việc trên ta thấy muốn máy hoạt động được cần những chuyển
động cần thiết: chuyển động tịnh tiến để đưa sản phẩm vào để phân loại, ta dùng băng
chuyền để tạo ra chuyển động này. Để truyền động chuyển động quay cho trục của băng
chuyền ta dùng động cơ điện một chiều thông qua bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng
trung gian. Ngoài chuyển đông đưa sản phẩm vào của băng chuyền máy còn chuyển động
cần thiết nữa đó là hai chuyển động tịnh tiến để đẩy sản phẩm không đạt kích thước của
xilanh. Chuyển động của xilanh được điều khiển bởi hệ thống khí nén.
Các yêu cầu kĩ thuật của hệ thống phân loại sản phẩm:
- Về cơ khí: phân tích tính toán và lựa chọn vật liệu, thông số kỹ thuật của các chi
tiết sao cho thỏa mãn yêu cầu của đề tài: nhỏ, gọn, nhẹ, bền, có tính thẩm mỹ cao, dễ
dàng lắp đặt và sửa chữa.
- Về điều khiển: điều khiển hoàn toàn tự động.- Về an toàn: đảm bảo an toàn cho
người sử dụng và sản phẩm không bị hỏng.
1.1.7. Đề xuất nguyên lý động học, điều khiển của hệ thống cho nội dung thiết
kế
a. Đề xuất nguyên lý động học
Từ nguyên lý làm việc trên ta thấy muốn hệ thống hoạt động được cần những
chuyển động cần thiết: Chuyển động của băng chuyền. Để truyền chuyển động quay cho
trục của băng chuyền ta dùng động cơ điện một chiều thông qua bộ truyền bánh răng trụ
răng thẳng trung gian. Chuyển động tịnh tiến của xylanh để phân loại sản phẩm có đặc
điểm khác nhau. Chuyển động củaxylanh được điều khiển bởi hệ thống khí nén.
b. Phương án thiết kế của hệ thống
- Sử dụng băng tải để vận chuyển sản phẩm.
- Đặt phễu chứa phôi để dẫn phôi vào băng tải.
- Sử dụng xylanh để cấp phôi và phân loại sản phẩm.
- Sử dụng bộ điều khiển PLC để điều khiển hoạt động của hệ thống.
c. Nguyên lý điều khiển:
Khi ấn nút Start máy hoạt động, sản phẩm được vào băng chuyền. Khi sản phẩm ở
trên băng chuyền nó sẽ được phân loại với kích thướt lớn nhỏ khác nhau. Các phế phẩm
10
sẻ được loại bỏ còn các sản phẩm sau khi được phân loại sẽ được đếm và chuyển đến
thùng hàng để đóng gói. Chu trình cứ thế tiếp tục cho đến khi phân loại xong sản phẩm.
1.1.8. Ưu nhược điểm của hệ thống
Ưu điểm: Có khả năng vận chuyển sản phẩm nhanh hơn, năng suất cao hơn. Sử
dụng hệ thống xylanh khí nén cho tốc độ làm việc nhanh với độ tin cậy và chính xác cao
hơn. Điều khiển dễ dàng, hoạt động ổn định. Lắp đặt dễ dàng, giá thành thấp.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào hệ thống khí nén, không hoạt động được nếu không
có hệ thống cungcấp khí nén.
1.1.9. Khả năng ứng dụng trong thực tế
Phân loại sản phẩm tự động là một quá trình cho phép giảm giá thành sản phẩm,
giảm sức lao động của con người, nâng cao năng xuất lao động. Trong mọi thời đại, một
sản phẩm làm ra vấn đề giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề rất được quan tâm
bởi lẽ nếu cùng một loại sản phẩm của hai nhà sản xuất đưa ra nếu giá thành sản phẩm
nào rẻ hơn nhưng với chất lượng như nhau thì dĩ nhiên người ta sẽ lựa chọn sản phẩm rẻ
hơn. Chính vì lẽ đó mà con người luôn tìm tòi mọi phương pháp để giảm giá thành sản
phẩm và đó là cơ sở cho nghành tự động hoá ra đời. Một trong những động lực cho sự
phát triển của tự động hoá đó là giảm sức lao động của con người, nâng cao chất lượng
sản phẩm và năng xuất lao động. Người ta từ lâu đã nhận ra rằng lao động của con người
không thể sánh bằng máy móc kể cả về năng suất và chất lượng đặc biệt là các loại máy
móc tự động. Vì vậy việc ra đời của ngành tự động hoá không những giảm bớt lao động
của con người mà còn nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm.
Quá trình tự động hoá đã làm cho việc quản lí trở nên rất đơn giản, bởi vì nó
không những thay đổi điều kiện làm việc của công nhân mà còn có thể giảm số lượng
công nhân đến mức tối đa. Ngoài ra tự động hoá còn cải thiện được điều kiện làm việc
của công nhân, tránh cho công nhân những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại, có thể
thay cho con người lao động ở những nơi có điều kiện làm việc nguy hiểm, độc hại...
Tự động hoá có thể áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất hàng loạt và đơn chiếc
với một trình độ chuyên môn hoá cao cũng chính vì thế mà năng suất cũng như chất
lượng sản phẩm rất cao. Ngày nay để đánh giá mức độ của một nền sản xuất, người ta
đánh giá vào mức độ tự động hoá của nền sản xuất đó.
Ngày nay, với một trình độ chuyên môn hoá cao một sản phẩm được làm ra có thể
được lắp từ nhiều chi tiết của các nhà sản xuất khác nhau trên thế giới. Chính vì lẽ đó mà
buộc con người phải tiêu chuẩn hoá các chi tiết cũng như các sản phẩm chế tạo ra. Tự
động hoá rất thích hợp với ngành sản xuất theo tiêu chuẩn như thế.

Với tầm quan trọng như thế, ngành tự động hoá rất được các quốc gia trên thế giới
quan tâm bởi đó không những là bộ mặt của nền sản xuất mà trong thời buổi kinh tế thị

11
trường việc cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là rất khó khăn, nó đòi hỏi không
những về chất lượng sản phẩm mà còn cả về giá thành.
1.1.10. Phân tích các hoạt động của hệ thống
a. Hoạt động phân loại tự động của hệ thống trạm phân loại sản phẩm
Khi sản phẩm được sản xuất ra, được tự động sắp xếp đều trên băng chuyền. Bên
cạnh băng chuyền có đặt các công tắc hành trình, phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm
mà chúng có tác động vào công tắc hành trình hay không, khi sản phẩm tác động vào
công tắc hành trình chúng sẽ được đẩy vào hộp nằm trên các băng chuyền khác. Các sản
phẩm còn lại sẽ được băng chuyền tiếp tục mang đi đến các thùng hàng, thông qua hệ
thống đếm tự động cho đến khi đủ số lượng quy định thì hệ thống sẻ tư động dừng trong
một khoàng thời gian để đóng gói sản phẩm. Hệ thống hoạt động tuần tự cho đến khi có
lệnh dừng. Người công nhân chỉ việc tới lấy hộp xếp lên xe đẩy đưa vào kho hàng.
1.1.11. Các yêu cầu khi thiết kế hệ thống
a. Các chuyển động chính
Chuyển động của băng chuyền để đưa sản phẩm đi phân loại.
Chuyển động tịnh tiến của xylanh để đẩy sẩn phẩm cần phân loại vào các hộp trên
băng chuyền phân loại.
b. Yêu cầu về thiết kế
Nhìn chung, khi xây dựng phương án bố trí cho các hệ thống tự động cần phải
đảm bảo các điều kiện như sau:
- Hệ thống đơn giản, dễ điều khiển và đáng tin cậy.
-Công nhân làm việc được thoải mái, không phải chịu áp lực lao động.
-Ngoài ra phải đảm bảo được tính an toàn và tính kinh tế.
1.2. Các bộ phận chính của hệ thống

12

You might also like