You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN

KHOA CƠ KHÍ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày…..tháng….năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Lê Quang Huy

Mục lục
1
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Chương 1. Yêu cầu công nghệ

Chương 2. Thiết kế mô hình

2.2.1.3 Thông số kỹ thuật các phần tử khí nén


2.2.1.4 Các phần tử cơ khí

Chương 3. Giải pháp điều khiển


3.1 Thiết kế hệ thống điều khiển................................................................................
3.2 Sơ đồ kết nối hệ thống..........................................................................................
3.2.1 Sơ đồ khí nén.....................................................................................................
3.2.2 Sơ đồ kết nối phần điều khiển...........................................................................
3.3 Chương trình điều khiển......................................................................................
Chương 4. Kết luận.

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay ở tất cả các nhà máy và xí nghiệp công nghiệp đều trang bị các hệ thống tự động
hoá ở mức cao. Các hệ thống này nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất
lao động , giảm chi phí sản xuất, giải phóng người lao động ra khỏi những vị trí độc hại … Các hệ
thống tự động hoá giúp chúng ta theo dõi, giám sát quy trình công nghệ thông qua các chỉ số của hệ
thống đo lường kiểm tra. Các hệ thống tự động hoá thực hiện chức năng điều chỉnh các thông số
công nghệ nói riêng và điều khiển toàn bộ quy trình công nghệ hoặc toàn bộ xí nghiệp nói chung .
Hệ thống tự động hoá đảm bảo cho quy trình công nghệ xảy ra trong điều kiện cần thiết và đảm bảo
nhịp độ sản xuất mong muốn của từng công đoạn trong quy trình công nghệ . Chất lượng của sản
phẩm và năng suất lao động của các phân xưởng, của từng nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
chất lượng làm việc của các hệ thống tự động hoá này. Để phát triển sản xuất, ngoài việc nghiên cứu
hoàn thiện các quy trình công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ mới, thì một hướng nghiên cứu không
kém phần quan trọng là nâng cao mức độ tự động hoá các quy trình công nghệ. Trong cuộc cách

2
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực và tất các khu vực trên thế
giới. PLC là một thiết bị không thể thiếu để góp phần tự động hóa các công đoạn cũng như các quy
trình sản xuất phức tạp và khó đòi hỏi độ chính xác cao. PLC hiện nay đã được sử dụng phổ biến và
rộng rãi trong công nghiệp, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong phần kết nối người vận hành và
các thiết bị máy móc. Với nhu cầu trên em đã được giao đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng chương
trình điều khiển PLC cho thiết bị cấp và phân loại phôi trụ tròn.”

Để hoàn thành được đề tài này em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Huy cùng
toàn thể các thầy cô giáo và các bạn trong trường Đại Học SPKT Hưng Yên đã giúp đỡ và
hướng dẫn em tận tình để hoàn thành được đề tài này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Thân Trọng Hồng

CHƯƠNG 1: YÊU CẦU CÔNG NGHỆ


1.1 Đặt vấn đề.
Vai trò và ý nghĩa của tự động hóa quá trình sản xuất trong việc cung cấp và phân loại phôi.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động.
Trong mọi thời đại, các quá trình sản xuất luôn được điều khiển theo các qui luật kinh tế. Có thể nói
giá thành là một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu cầu phát triển tự động hóa. Không một
sản phẩm nào có thể cạnh tranh được nếu giá thành sản phẩm cao hơn các sản phẩm cùng loại, có
tính năng tương đương với các hãng khác. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với các
hiện tượng như lạm phát, chi phí cho vật tư, lao động, quảng cáo và bán hàng ngày càng tăng buộc
công nghiệp chế tạo phải tìm kiếm các phương pháp sản xuất tối ưu để giảm giá thành sản phẩm.
Mặt khác nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng mức độ phức tạp của quá trình gia
công. Khối lượng các công việc đơn giản cho phép trả lương thấp sẽ giảm nhiều. Chi phí cho đào
3
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

tạo công nhân và đội ngũ phục vụ, giá thành thiết bị cũng tăng theo. Đây là động lực mạnh kích
thích sự phát triển của tự động hóa.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép cải thiện điều kiện sản xuất. Các quá trình sản
xuất sử dụng quá nhiều lao động sống rất dễ mất ổn định về giờ giấc, về chất lượng gia công và
năng suất lao động, gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý sản xuất. Các quá trình sản xuất tự
động cho phép loại bỏ các nhược điểm trên. Đồng thời tự động hóa đã thay đổi tính chất lao động,
cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi
lặp lại nhàm chán, khắc phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ lao động sản xuất hiện đại .
Với các loại sản phẩm có số lượng lớn (hàng tỉ cái trong một năm) như đinh, bóng đèn điện, khóa
kéo v..v.thì không thể sử dụng các quá trình sản xuất thủ công để đáp ứng sản lượng yêu cầu với giá
thành nhỏ nhất.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép thực hiện chuyên môn hóa và hoán đổi sản xuất.
Chỉ có một số ít sản phẩm phức tạp là được chế tạọ hoàn toàn bởi một nhà sản xuất. Thông thường
một hãng sẽ sử dụng nhiều nhà thầu để cung cấp các bộ phận riêng lẻ cho mình, sau đó tiến hành
liên kết, lắp ráp thành sản phẩm tổng thể. Các sản phẩm phức tạp như ôtô, máy bay.v…v nếu chế tạo
theo phương thức trên sẽ có rất nhiều ưu điểm. Các nhà thầu sẽ chuyên sâu hơn với các sản phẩm
của mình . Việc nghiên cứu, cải tiến chỉ phải thực hiện trong một vùng chuyên môn hẹp, vì thế sẽ có
chất lượng cao hơn, tiến độ nhanh hơn. Sản xuất của các nhà thầu có điều kiện chuyển thành sản
xuất hàng khối. Do một nhà thầu tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm phức tạp nào đó có
thể đóng vai trò như một nhà cung cấp cho nhiều hãng khác nhau, nên khả năng tiêu chuẩn hóa sản
phẩm là rất cao. Điều này cho phép ứng dụng nguyên tắc hoán đổi - một trong các điều kiện cơ bản
dẫn tới sự hình thành dạng sản xuất hàng khối khi chế tạo các sản phẩm phức tạp, số lượng ít. Tuy
nhiên, cũng không nên quá đề cao tầm quan trọng của tiêu chuẩn hoá. Không có tiêu chuẩn hóa
trong sản xuất chỉ có thể gây cản trở cho việc hoán chuyển ở một mức độ nhất định, làm tăng tiêu
tốn thời gian cho các quá trình sản xuất các sản phẩm phức tạp chứ không thể làm cho các quá trình
này không thể thực hiện được. Có thể nói tự động hóa giữ một vai trò quan trọng trong việc thực
hiện tiêu chuẩn hóa bởi chỉ có nền sản xuất tự động hóa mới cho phép chế tạo các sản phẩm có kích
cỡ và đặc tính không hoặc ít thay đổi với số lượng lớn một cách hiệu quả nhất.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép thực hiện cạnh tranh và đáp ứng điều kiện sản
xuất. Nhu cầu về sản phẩm sẽ quyết định mức độ áp dụng tự động hóa cần thiết trong quá trình sản
xuất. Đối với sản phẩm phức tạp như tàu biển, giàn khoan dầu và các sản phẩm có kích cỡ, trọng
lượng rất lớn khác, số lượng sẽ rất ít. Thời gian chế tạo kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Khối
lượng lao động rất lớn. Việc chế tạo chúng trên các dây chuyền tự động cao cấp là không hiệu quả
và không nên. Mặt khác các sản phẩm như bóng đèn điện, ôtô, các loại dụng cụ điện dân dụng
4
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

thường có nhu cầu rất cao tiềm năng thị trường lớn, nhưng lại được rất nhiều hãng chế tạo. Trong
nhiều trường hợp, lợi nhuận riêng của một đơn vị sản phẩm là rất bé. Chỉ có sản xuất tập trung với
số lượng lớn trên các dây chuyền tự động, năng suất cao mới có thể làm cho giá thành sản phẩm
thấp, hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng các quá trình sản xuất tự động hóa trình độ cao trong những
trường hợp này là rất cần thiết. Chính yếu tố này là một tác nhân tốt kích thích quá trình cạnh tranh
trong cơ chế kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ loại bỏ các nhà sản xuất chế tạo ra các sản phẩm chất
lượng thấp, giá thành cao. Cạnh tranh bắt buộc các nhà sản xuất phải cải tiến công nghệ, áp dụng tự
động hóa các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn. Có rất nhiều ví dụ về các
nhà sản xuất không có khả năng hoặc không muốn cải tiến công nghệ và áp dụng tự động hóa sản
xuất nên dẫn đến thất bại trong thị trường.
Lựa chọn những máy bán tự động sản xuất hàng loạt để trang bị thêm phần cấp phôi tự động,
biến nó thành máy tự động.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của tự đông hóa quá trình chúng em có có đưa ra một ví dụ minh họa
để có thể chứng minh được rõ nhất:

Hình 1.1: ví dụ về vai trò của tự động hóa trong đời sống sản xuất

+) 1: đây là 1 công đoạn đóng nước ngọt vào chai trong dây truyền sản suất nước ngọt, thay vì con
người đứng ở một chỗ đóng nước vào chai một cách thủ công thì ta tự động hóa quá trình sản xuất
này bằng máy móc do con người lập trình ra, quá trình tự động này cho phép cải thiện điều kiện sản
xuất. Khi quá trình sản xuất sử dụng quá nhiều lao động sống rất dễ mất ổn định về giờ giấc, về chất
lượng gia công và năng suất lao động, gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý sản xuất. Khi ta
5
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

cho quá trình sản xuất tự động vào thì nó cho phép loại bỏ các nhược điểm trên. Đồng thời quá trình
tự động hóa đã thay đổi tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong
các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi lặp lại nhàm chán, khắc phục dần sự khác nhau giữa lao
động trí óc và lao động chân tay.
+) 2: là quá trình đóng nút chai, khi nước được đóng vào chai ở công đoạn 1 thì lúc này chai nước
sẽ di chuyển từ băng chuyền 1 sang bằng truyền 2 để đóng nút chai thông qua sự lập trình của con
người cho công đoạn này
+) 3: Đây là công đoạn cuối đóng chai nước vào thùng, sau khi thực hiện xong các công đoạn trên
thì các chai nước sẽ được đóng vào thùng qua các con cảm biến mà con người đã lắp đặt và lập trình
để số chai nước sẽ được đóng một cách đúng nhất về số lượng…

1.2: Lý do chọn đề tài


Ngày nay, trong dây chuyền sản xuất công nghiệp, các thiết bị máy móc thường hoạt động theo
một trình tự logic chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, an toàn cho người và thiết bị.
Cấu trúc làm việc trình tự của dây chuyền đã đưa ra yêu cầu cho điều khiển là điều khiển sự hoạt
động chặt chẽ thống nhất của dây chuyền đồng thời cũng gợi ý cho ta sự phân nhóm logic. Tất
nhiên, trạm phân loại vật liệu cũng vậy nó đang được sử dụng một cách rộng rãi trong các nhà máy
cơ khí. Bên cạnh các máy móc cơ khí khác … Dần dần được tự động hóa theo một dây chuyền ngày
càng hiện đại. Các trạm phân loại vật liệu cũng được tự động hóa theo dây chuyền nhằm nâng cao
năng suất và giảm sự nặng nhọc cho người công nhân. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về điều khiển
trạm phân loại vật liệu, nhưng đề tài vẫn đang là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như
nhà sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình phân loại vật liệu tự động. Ở đề tài này, em chọn đề
tài nghiên cứu về các phương pháp điều khiển cho trạm phân loại vật liệu tự động phục vụ sản suất
và các ứng dụng thực tế khác.

1.3: Giới thiệu về đề tài:


Đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng chương trình điều khiển PLC cho thiết bị cấp và phân loại
phôi trụ tròn.”

Qua phương pháp điều khiển này có thể rút ra các lưu ý cho nhà nghiên cứu hay cải tiến các ý
tưởng khác đang bị dở dang khúc mắc, từ kết cấu cơ khí cho đến hệ thống điều khiển trạm phân loại
vật liệu từ trước đến giờ.

6
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Hiê ̣n nay, trong các quá trình sản xuất các sản phẩm trên máy cắt kim loại bằng áp lực (nhưcán,
uốn, dập, đột...), các quá trình công nghệ lắp ráp sản phẩm cơ khí hay kiểm tra, các hệ thống sản
xuất trong các ngành công nghiệp nói chung như sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng, thực phẩm...
đều phát triển theo xu hướng tự động hoá ngày càng cao. Để đảm bảo được quá trình sản xuất ổn
định thì cần thiết phải có quá trình phân loại vật liệu chính xác về vị trí trong không gian theo đúng
nhịp (cấp đúng lúc) và liên tục theo chu trình hoạt động của máy một cách tin cậy. Vì thế quá trình
phân loại vật liệu là một trong những yêu cầu cần thiết cần phải được nghiên cứu và giải quyết trong
các hệthống sản xuất tự động nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, sử dụng và khai thác các
máy móc, thiết bị một cách có hiệu quả nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.4: Giải pháp nghiên cứu.


1.4.1: Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm của cơ chế đòn bẩy
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm các loại xi lanh.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm các loại cảm biến
- Nghiên cứu, phân tích phương pháp điều khiển PLC kết hợp HMI
- Xây dựng quy trình chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống phân loại vật liệu.
Nêu ra những giải pháp tối ưu nhất cho trạm phân loại vật liệu tự động.
Thiết kế được mạch điều khiển hoàn chỉnh cho trạm phân loại vật liệu tự động
Kết hợp hoạt động với mô hình băng tải cung cấp phôi, thực hiện công đoạn cung cấp phôi cho quá
trình sản xuất.
1.4.2: Mục đích
Để có được một mô hình trạm phân loại vật liệu tự động hoàn chỉnh cần phải trải qua:
Khâu thứ nhất là khâu cơ khí, có thể xem đây là nền tảng cho việc chế tạo trạm phân loại vật liệu
và ở đó có rất nhiều cơ hội để chúng ta học tập về cách giải quyết vấn đề. Với khâu này, ta tích lũy
được nhiều kiến thức về cơ học, động học, biết thêm về các phần mềm để thiết kế cơ khí như
Autocad, inventer… Khâu này đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành một mô hình trạm
phân loại vật liệu hoàn hảo, hơn nữa với cơ khí tốt, sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc điều khiển được
thuận lợi hơn.
Khâu thứ hai là phần điều khiển trạm bằng PLC và HMI, ta sẽ được tìm hiểu về PLC và HMI, các
loại role, các thiết bị khí nén …v.v. Từ đây bạn có khả năng hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các
7
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

thiết bị công nghiệp được sử dụng trong máy móc cơ khí và là nền tảng để các bạn tự thiết kế các
mạch ứng dụng vào các ngành công nghiệp sau này.
Khâu thứ ba là phần tính toán thiết kế, lắp đặt và xử lý. Nó giúp bạn có khả năng tư duy thiết kế,
khả năng xử lý tình huống bài toán.
Qua đó, khi thiết kế trạm phân loại vật liệu tự động HY201, chúng ta sẽ đạt được những điều sau:
Hình thành cho bản thân có khả năng sáng tạo vận dụng những kiến thức cần thiết được trang bị
vào trong thực tế, khả năng làm việc theo nhóm.
Hình thành cho bản thân các kĩ năng vận hành các máy gia công cơ khí: máy tiện, máy cắt, máy
khoan, máy phay…
Rèn luyện và hình thành khả năng lập trình PLC và thiết kế giao diện, lập trình HMI
Rèn các kĩ năng tư duy, sáng tạo, các kỉ luật trong sản xuất cơ khí…

1.4.3: Giới hạn nghiên cứu


a. Phạm vi nhiên cứu:
Với đề tài này chúng em tập chung nghiên cứu những vấn đề sau:
Nghiên cứu thiết kế phân loại vật liệu bao gồm: cung cấp phôi và phân loại vật liệu của phôi
Nghiên cứu, thiết kế các mạch điện: mạch điều khiển sử dụng PLG, HMI, cảm biến, role trung gian;
mạch điều khiển điện cho các phần tử điện khí nén để điều khiển.
Nghiên cứu các nguồn nuôi: khí nén, nguồn tổ ong 24V 5A….
Ứng dụng thực tiễn của phân loại vật liệu tự động
b. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm, thực tiễn trong
quá trình chế tạo và lắp ghép. Dựa trên cơ sở các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài đề cập tới,
học hỏi trau dồi kiến thức thu thập thông tin chắt lọc những ý kiến đóng góp của bạn bè và thầy cô
sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Qua đó đề tài cũng làm rõ được các vấn đề:
Chế tạo lắp ráp các cơ cấu kết cấu cơ khí khay phân loại
Cấu trúc điều khiển tự động sử dụng PLC kết hợp HMI điều khiển van điện khí nén.
Tính toán thiết kế tay khay phân loại sản phẩm và cấu trúc đòn bẩy
Khả năng và phạm vi sử dụng áp dụng vào quá trình sản xuất.
c. Phương tiện nghiên cứu:
Sách tham khảo về cơ khí, điện, khí nén:
Phần mềm CAD 2D – 3D, Festofluidsim, Inventer, Tia V15, Kinco HMIware 2.5
8
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Máy tính có kết nối Internet


Các phòng thí nghiệm: điện, khí nén
Các xưởng gia công: tiện, phay, CNC, hàn

1.5: Ưu nhược điểm của trạm phân loại vật liệu tự động
1.5.1: Ưu điểm.
Khả năng chịu nén lớn của không khí, cho nên có thể trích chưa khí nén một cách thuận lợi. Như
vậy có thể ứng dụng để thành lập một trạm tích chứa khí nén. Có khả năng truyền tải năng lượng đi
xa, bởi vì độ nhớt động học của khí nén nhỏ và tổn thất áp suất trên đường dẫn ít.
Đường dẫn khí nén ra không cần thiết.
Chi phí thấp để thiết lập một hệ thống truyền động bằng khí nén, bởi vì phần lớn trong xí nghiệp hệ
thống đường ống dẫn khí đã có sẵn.
1.5.2: Nhược điểm
Lực truyền tải trọng thấp.
Khi tải trọng trong hệ thống thay đổi, thì vận tốc truyền cũng thay đổi, bởi vì khả năng đàn hồi của
khí nén lớn, cho nên không thể thực hiện được những chuyển động thẳng hoặc quay đều.
Dòng khí nén thoát ra ở đường dẫn gây ra tiếng ồn

1.6: Bài toán xây dựng mô hình trạm phân loại vật liệu
Trong các dây truyền sản xuất cần có các thiết bị phân loại, cung cấp và vận chuyển sản phẩm,
hàng hóa …để giúp tối ưu nhân lực, rút ngắn thời gian, giảm sức lao động, năng xuất cao. Vì vậy
chúng em đưa ra đưa ra bài toán và giải pháp để có khắc phục những yếu tố trên.
Để giải quyết bài toán này cần phải sử dụng các phần tử điện, điện khí nén, cơ cấu chấp hành và lập
trình. Từ hình 1.2 chúng ta có thể thấy cấu tạo chung bao gồm: Cơ cấu chấp hành, van điều khiển,
bộ điều áp, cảm biến.
Yêu cầu:
Xi lanh 1A được dùng để đẩy phôi ra máng phân loại phôi.
Xi lanh 2A điều khiển mang phân loại phôi theo yêu cầu và điều kiện có trước.
Phôi được đặt ở vị trí A, nhờ cơ cấu sẽ được chuyển tới vị trí B hoặc C theo yêu cầu.

9
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Hình 1.2: Yêu cầu của trạm phân loại vật liệu

1.7Sơ đồ công nghệ:

Mô hình Trạm cấp và phân loại phôi trụ tròn tự động.


1.7.1 Cấu tạo
Trong các dây truyền sản xuất cần có các thiết bị cung cấp, phân loại và vận chuyển sản phẩm,
hàng hóa …để giúp tối ưu nhân lực, rút ngắn thời gian, giảm sức lao động, năng xuất cao. Vì vậy

10
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

chúng em đưa ra đưa ra bài toán và giải pháp để có khắc phục những yếu tố trên. Từ hình 1.2 và liên
hệ với thực tế chúng ta có thể thấy cấu tạo bao gồm:
+ Xy lanh 1A
+ Xy lanh 2A
+ Cảm biến 1s1
+ Cảm biến 1s2
+ Cảm biến 2s1
+ Cảm biến 2s2
+ Công tắc hành trình S2
+ Cảm biến tiện cận( nhận biết kim loại) S1

1.7.2 Nguyên lý:


Trạm cấp và phân loại phôi trụ tròn trên sử dụng 2 xi-lanh: 1A và 2A. Khi bắt đầu ta ấn nút Start,
cảm biến báo có phôi cũng như vật liêu cấu tạo phôi rồi đưa tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm PLC
để xử lý:

+ nếu là phôi nhựa khi đó xylanh 1A đang ở vị trí 1S1, 2A ở 2S1. Cuộn hút 1Y1 có điện, 1A đi ra
đẩy phôi, 2A vẫn ở vị trí phân loại phôi nhựa ban đầu 2S1.

+ nếu là phôi kim loại thì cảm biến tiệm cận sẽ bị tác động, điều khiển xylanh 2A đang ở vị trí 1S1
đi ra vị trí 2S2, rồi xylanh 1A đi ra để đẩy phôi. Kết thúc chu trình và lặp lai chu trình mới.

1.7.3 Đặc tính kỹ thuật:


Kết cấu chung
Với mục tiêu là mô hình đồ án phục vụ trong quá trình học tập nên không thể đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu trong thực tế cũng như các điều kiện phức tạp khác. Tuy nhiên mô hình thiết kế phải
đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật sau:
-Mô hình cơ bản phải phù hợp với nguyên lý trong thực tế của thiết bị đề tài nghiên cứu.
-Lắp ráp, đấu nối và vận hành điều khiển dễ dàng.
-Sử dụng các vật tư, thiết bị, linh kiện thông dụng để dễ dàng thay thế hoặc sửa chữa.
-Đảm bảo tính thẩm mỹ và gọn gàng. Các cơ cầu chuyển động, kết nối phải đảm bảo chắc
chắn.

11
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

a. Cảm biến:
- Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý hay hóa học ở
môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá
trình đó.

- Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi trường, phục vụ
các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong
truyền và xử lý thông tin, hay trong điều khiển các quá trình khác.

- Cảm biến thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hay đầu dò (Test probe),
có thể có kèm các mạch điện hỗ trợ và nhiều khi trọn bộ đó lại được gọi luôn là "cảm biến". Tuy
nhiên trong nhiều trường hợp thì thuật ngữ cảm biến ít dùng cho vật có kích thước lớn. Thuật ngữ
này cũng không dùng cho một số loại chi tiết như cái núm của công tắc bật đèn khi mở tủ lạnh, dù
rằng về mặt hàn lâm núm này làm việc như một cảm biến.

b. Van điều khiển 5/2 :

+) Van điện từ khí nén (van đảo chiều khí nén) là dòng van điều khiển hướng và phân chia khí
thành nhiều hướng khác nhau

+) Chức năng chính của van điện từ là mở, đóng và phân chia điều khiển hướng khí

+) Ứng dụng trong hệ thống sản suất tự động, trong công nghiệp…

c. Xy lanh:

+) Xy lanh khí nén (hay ben khí nén) là thiết bị cơ được vận hành bằng khí nén. Cụ thể, xy
lanh xoay khí nén hoạt động bằng cách chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động năng, khiến
pít tông của xy lanh chuyển động theo hướng mong muốn, qua đó truyền động đến thiết bị.

Khi đưa khí nén vào xy lanh và lượng khí được đưa vào tăng dần lên, theo đó sẽ chiếm không
gian trong xy lanh và khiến pít tông dịch chuyển, truyền động điều khiển thiết bị bên ngoài.

+) Chức năng chính của xy lanh khí nén

Tùy thuộc vào thiết kế của hệ thống, bình khí nén có thể hoạt động theo nhiều cách. Các ví dụ
bao gồm khả năng thực hiện nhiều đợt mà không cần sự can thiệp trung gian, để thực hiện đầy đủ
với các điểm dừng trung gian, được điều chỉnh để kiểm soát lượng mở rộng hoặc rút lại của cần xi
lanh khí nén mini khi hoạt động. 

d. Van điều áp:

+) Van điều áp hay còn gọi là van giảm áp, là loại van có chức năng chính là điều chỉnh áp
suất đường ống sao cho áp suất đầu ra luôn thấp hơn hoặc gần bằng áp suất đầu vào.

+) Ứng dụng của van điều áp:


12
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Dùng trong máy nén khí: Máy nén khí cung cấp khí cho việc bơm lốp xe, túi khí, dùng thổi
sạch…Van điều áp dùng trong máy nén khí cho phép người sử dụng điều chỉnh áp lực ở mức phù
hợp, không cho áp suất vượt mức nguy hiểm.

Dùng trong các thiết bị thủy lực: thiết bị thủy lực dùng trong ống dẫn dầu, dẫn nước và nhiên liệu,
xử lý nước… Van điều áp có vai trò cân bằng mức áp suất nằm trong mức an toàn, hạn chế những
sự cố xảy ra do áp suất cao hơn mức cho phép.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH


Để giải quyết các vấn đề đã nêu và đáp ứng được tốt các yêu cầu của bài toán ta phải đi vào
thực hiện cộng việc thiết kế, chế tạo, tính toán, lựa chọn các phần tử một cách phù hợp nhất.

2.1 Phân tích yêu cầu công nghệ.


2.1.1 Bài toán cho trạm cung cấp phôi và phân loại:
Trong các dây truyền sản xuất cần có các thiết bị phân loại, cung cấp và vận chuyển sản phẩm ,
hàng hóa …để giúp tối ưu nhân lực, rút ngắn thời gian, giảm sức lao động, năng xuất cao . Vì vậy
chúng em đưa ra đưa ra bài toán và giải pháp để có khắc phục những yếu tố trên.
Để giải quyết bài toán này cần phải sử dụng các phần tử điện, điện khí nén, cơ cấu chấp hành
và lập trình. Từ hình 2.1 chúng ta có thể thấy cấu tạo chung bao gồm: Cơ cấu chấp hành, van điều
khiển, bộ điều áp, cảm biến.
Yêu cầu:
Xy lanh 1A đẩy phôi ra khỏi ống chứa phôi.
Xy lanh 2A được dùng để phân loại phôi.
13
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

2.1.2 Yêu cầu công nghệ:


Từ mô hình cũng như phân tích yêu cầu công nghệ ta có thể hiểu hệ thống hoạt động như sau:
Bấm start hệ thống khởi động, phôi được đưa vào hộp chứa phôi. Sau đó cảm biến sẽ nhận dạng chất
liệu phôi và báo tín hiệu về để xử lý:

+ nếu là phôi nhựa khi đó xylanh 1A đang ở vị trí 1S1, 2A ở 2S1. Cuộn hút 1Y1 có điện, 1A đi
ra đẩy phôi, 2A vẫn ở vị trí phân loại phôi nhựa ban đầu 2S1.

+ nếu là phôi kim loại thì cảm biến tiệm cận sẽ bị tác động, điều khiển xylanh 1A đang ở vị trí
1S1 đi ra đẩy phôi tại vị trí 1S2, rồi xylanh 2A đi ra 2S2 để phân loại phôi kim loại. Kết thúc chu
trình và lặp lai chu trình mới.

+) Dự trữ đủ số lượng phôi theo yêu cầu gia công của máy, nghĩa là năng suất của hệ thống phải
phù hợp với khả năng của máy.
+) Đảm bảo phôi có vị trí xác định trong không gian trước khi đưa vào vùng gia công.
+) Vận chuyển phôi vào vị trí gia công đúng nhịp do máy yêu cầu .
+) Đảm bảo phôi không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
KẾT LUẬN: Bằng kiến thức đã học và sự tìm hiểu về những phương pháp điều khiển, giám
sát như : PLC,VĐK, Biến tần, khí nén…đối với đề tài này, để lựa chọn được giải pháp tối ưu để
điều khiển cho trạm phân loại phôi chúng thì có những phương pháp điều khiển như sau :
- Phương pháp điều khiển khí nén
- Phương pháp điều khiển điện – khí nén
- Phương pháp điều khiển bằng PLC
Qua thời gian tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu cho trạm cấp phôi, bản thân nhận thấy
phương pháp Điều khiển bằng PLC là tối ưu, hợp lí nhất với yêu cầu của đề tài đã đưa ra.

2.2 Thiết kế và lựa chọn phần tử khí nén.


+) Thiết kế mô hình công nghệ.
2.2.1 Dựa trên sơ đồ công nghệ ta tiến hành tính toán và lựa chọn các phần tử khí nén.
2.2.1.1 Sơ đồ khí nén.
- Để điều khiển (hay thực hiện hoạt động của thiết bị ) ta phải xác định các phần tử điều khiển một
cách hợp lí nhất.
- Từ sơ đồ công nghệ ta đi vào lựa chọn các phần tử của sơ đồ khí nén như sau:

14
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

2.2.1.2. Lựa chọn các phần tử khí nén:

Hình ảnh Mô tả Số lượng Mã hàng

Xylanh khí nén tác động kép


-Model: MAL25x150
-Vật liệu: Hợp kim nhôm
2
-Chiều dài hành trình:150mm
-Đường kính xylanh 25mm
-Vận tốc: 30~80mm/s
-Áp suất hoạt động: 0,1~0,9Mpa

15
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Van điều khiển 5/2 một cuộn


dây
-Lưu chất : Không khí.
-Áp lực vận hành 0,15~0,8Mpa
2
-Lực ép 1,5Mpa
-Nhiệt độ : 20~70℃
-Chất liệu hợp kim nhôm

Van điều áp
-Chất liệu : Nhựa & hợp kim
nhôm
-Hoạt động bằng khí nén.
-Ổn định 2 chiều.
1
- Áp suất khí nén làm việc : 0 ~
1.0 Mpa
-Nhiệt độ làm việc : -20 ~ 70ºC

Dây dẫn khí


-Đường kính trong 2mm.
-Đường kính ngoài 4mm.
-Khả năng chịu nhiệt cao nhất:
70℃
-Áp suất hoạt động 13kg/cm²,áp
suất tối đa 23kg/cm².
-Khả năng chống rung 35mg

16
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Van tiết lưu


-Chất liệu : Ren hợp kim
-Đầu cắm: Nhựa cứng
-Kiểu dàng: Ren ngoài có núm 4
chỉnh áp
-Áp suất: 0,1~1Mpa

2.2.1.3 Thông số kỹ thuật các phần tử khí nén:


Để lựa chọn được loại xilanh phù hợp, ta căn cứ vào yêu cầu của bài toán đặt ra. Từ hình dạng,
kích thước của phôi bên trên, ta thấy xi lanh tròn đáp ứng được yêu cầu đẩy phôi một cách chính
xác, thuận lợi.
- Xylanh tròn tác động kép
Là loại xi lanh hoạt động hai chiều (DAC) sử dụng lực không khí để di chuyển đẩy ra và rút
lại. Chúng có hai cổng để cho phép không khí, một cho hành trình đi ra và một cho hành trình lùi về.
Xi lanh khí nén hai chiều được dùng để sinh ra lực đẩy piston từ 2 phía, đối với loại xi lanh này xi
lanh có 2 lỗ dùng để cung cấp nguồn khí nén, lưu lượng khí nén cấp cho van được sử dụng các kiểu
van điện từ chia khí 4/2, 5/2 hoặc 5/3 1 hoặc 2 đầu cuộn coil đều áp dụng được.
Có một điểm chúng ta cần lưu ý đó là xi lanh khí nén kép cần piston về một phía do điện tích 2
mặt piston là khác nhau vì thế lực tác dụng lên cần piston cũng khác nhau hoàn toàn.

Hình 2.4 Xilanh tác động kép

17
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Kết luận: Từ việc phân tích bài toán, em xét thấy xi lanh khí nén dạng tác động kép hành trình
ngắn sẽ phù hợp nhất để làm cơ cấu chấp hành với thông số kỹ thuật :
Đường kính:25mm
Hành trình: 150mm
Cổng ren: M6
Vật liệu :thép không gỉ
Áp suất làm việc:0,1-0,9pm
Áp suất tối đa:1.0MPa

a. Van điện từ 5/2 một cuộn hút


Van đảo chiều 5/2 tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ 2 phía của nòng van: hai
nòng van được khoan lỗ có đường kính 1mm và thông với cửa P. Khi có áp suất ở cửa P, dòng khí
nén diều khiển sẽ vào cả 2 phía đối diện của nòng van qua lỗ và nòng van ở vị trí cân bằng. Khi cửa
X là cửa xả khí ,nòng van sẽ được chuyển sang vị trí b, cửa P nối với của A và cửa B nối với cửa R.
Khi cửa X ngừng xả khí, thì vị trí của nòng van vẫn nằm ở vị trí B, chừng nào chưa có tín hiệu xả
khí ở cửa Y.
- Ký hiệu:

18
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Hình 2.5 Van điện từ 5/2 một cuộn hút


Thông số kỹ thuật của van 5/2 một cuộn dây:
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của van 5/2 một cuộn dây

4V330C-08 4V330C-10
4V310-08 4V310-10
Đặc điểm 4V330F -08 4V330E-10
4V320-08 4V320-10
4V330P -08 4V330P-10

Lưu chất Không khí

25 mm2 18 mm2 30 mm2 18 mm2


Kích thước lỗ
(Cv = 1,40) (Cv = 1,00) (Cv = 1,68) (Cv = 1,00)

Loại van 5 cổng 3 vị trí 5 cổng 2 vị trí 5 cổng 3 vị trí 5 cổng 2 vị trí

Áp lực vận hành 0,15~0,8Mpa (21~114psi)

Sức ép 1,5Mpa (215 psi)

Nhiệt độ -20~70

Chất liệu Hợp kim nhôm

Bôi trơn Không yêu cầu

Tần số tối đa 4 cycle/sec 3 cycle/sec 4 cycle/sec 3 cycle/sec

4V310-08:
310g 4V310-10: 310g
Khối lượng 450g 450g
4V320-08: 4V320-10: 400g
400g

g. Ống dẫn khí nén

19
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Hình 2.7 Ống dẫn khí nén FESTO


Ta chọn ống dẫn khí nén loại PU
Đường kính 4 mm và 6mm.
Dày 1mm.
Màu sắc: đen.
Xuất sứ: Đài loan.

2.2.1.4 Các phần tử cơ khí


a. Nhôm định hình:
Phần khung của mô hình được lắp ghép từ những thanh nhôm định hình có độ cứng và thẩm
mỹ cao.Trên các mặt của thanh nhôm đều có các rãnh vuông nên rất dễ lắp ghép, đồ gá các chi tiết
lên một cách đơn giản.

Hình 2.8 Nhôm định hình


b. Ke góc:
20
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Ke góc được đúc từ nhôm hoặc gang có độ cứng cao. Chúng được sản xuất để sử dụng vào
mục đích lắp ghép các thanh nhôm định hình thành các khối vuông góc hoặc theo ý muốn. Ke góc
rát tiện lợi trong việc tháo lắp chi tiết.
Kết luận: Khi tìm phương án thiết kế đế máy, sử dụng phương án lắp ghép bằng các thanh
nhôm định hình là một ý tưởng hợp lý vì nó sẽ đảm bảo cho ta các ưu điểm sau:
Nhờ tính linh hoạt trong việc tháo lắp nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào mà không mất nhiều
thời gian.
Có các rãnh ở mỗi thanh nhôm định hình linh hoạt trong việc lắp các chi tiết khác bằng bu lông
đai ốc.
Giá cả thấp.

c. Đai ốc lục giác và tán trượt rãnh nhôm định hình

Hình 2.10 Đai ốc lục giác và tán trượt

Bảng 2.2: Lựa chọn các phần tử cơ khí

Hình ảnh Mô tả

21
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Đai ốc 6 cạnh
Ren: M5

Con trượt rãnh có bi nhôm 20x20


Ren: M5
Vâ ̣t Liê ̣u: Thép hợp kim

Ke góc:
Vật liệu: Nhôm đúc áp lực
.

Nhôm định hình:


Chất liệu: nhôm
Kích thước: 30x30,20x60

2.2.2 Lựa chọn các phần tử điện:


a. Cảm biến:
- Cảm biến Tiệm cận

22
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Hình 2.11: cảm biến tiệm cận

Dựa vào yêu cầu của đề tài là phân loại Phôi trụ tròn giữa kim loại và nhựa, ta lựa chọn Cảm Biến
Tiệm Cận LJ8A3-2-Z/BX.

Thông số kỹ thuật:

- Điện Áp : 10 -30V DC (Khuyến cáo dùng 10 - 24V để cảm biến hoạt động tốt)


- Dòng: 300mA
- Sơ Đồ Dây:
+ Brown (Nâu):     10 - 30V DC
+ Blue (Xanh Dương):  GND
+ Black (Đen):       Out 
- Chân Black (Đen) tín hiệu NPN tức là khi cảm biến ở trạng thái không có kim loại bắt
vào đầu cảm biến là mức logic 0V và khi có kim loại là (10 - 30V) tuỳ thuộc dải điện áp
cấp cho cảm biến.
- Đường kính của trục: 8mm.
- Khoảng cách phát hiện Max: 2mm.
- Nhiệt độ hoạt động: -25°C đến +55°C (không đóng băng Condition).
- Kích thước: 5 x 1.5cm / 1.97 '' x 0.6 '' (L * Max Dài).- Chiều dài dây: 1,2 m / 47,2.
- Chất liệu bên ngoài: nhựa, hợp kim.

b. Nút nhấn:
Nút ấn đóng mở, khi chưa có tác động thì chưa có dòng điện chạy qua, khi tác động thì có
dòng điện đi qua. Nút ấn Stop, sơ đồ cấu tạo và ký hiệu trình bày trong hình vẽ.

23
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

c. Rơ le trung gian
Trong kỹ thuật điều khiển, rơle được sử dụng như phần tử xử lý tín hiệu. Có nhiều loại rơle khác
nhau tùy vào công dụng. Nguyên tắc hoạt động của rơle là từ trường của cuộn dây, trong quá trình
đóng mở sẽ có hiện tượng tự cảm
Nguyên lí làm việc : Khi dòng điện vào cuộn dây cảm ứng, xuất hiện lực từ trường sẽ hút lõi sắt,
trên đó có lắp các tiếp điể. Các tiếp điểm đó có thể là tiếp điểm chính để đóng , mở mạch chính và
các tiếp điểm phụ để đóng, mở mạch điều khiển.

Thông số kỹ thuật:

Tên sản phẩm Omron MY4N

Loại rơ le 4PDT (4 cặp tiếp điểm)


24
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Điện áp 24VDC

Dòng tải max 3A

Điện áp tiếp điểm 250VAC/24VDC

Trở kháng cuộn


dây 605 ohm

Nhiệt độ hoạt động -55 C tới 70 C

Dải thời gian 0..20s

A1/A2 cho cuô ̣n dây.


12/14/11 (22/24/21) cho tiếp điểm chuyển đổi.
Chức năng: Là phần tử xử lý tín hiêu trong hê ̣ điều khiển điê ̣n khí nén chức năng
Đóng cắt cho tải lớn (dòng điê ̣n) bằng 1 nguồn công suất nhỏ.
Khuếch đại công suất từ mạch điều khiển tới mạch đô ̣ng lực.Thay đổi từ đóng cắt tiếp điểm thường
đóng sang thường mở và ngược lại.Đưa ra nhiều tín hiê ̣u từ 1 tiếp điểm.
d. Màn hình HMI KINCO:

Thông số:

 Kích thước hiển thị: 07 inch

 Modul: MT4434TE
25
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

 Độ phân giải:800*480 pixel

 Màu hiển thị:65536 màu

 Cổng kết nối:COM0:COM0:RS232/RS485-2/4,COM2:RS232

 Cổng nạp chương trình:USB/Serial port,Ethernet port

 Nguồn cấp: 24 VDC

 Ethenet : có

 Bộ xử lý: 32-bit 800MHZ

 Bộ nhớ : 128M FLASH + 64M SDRAM, 512KB

 Power: 5W

e. Bộ nguồn 24V:

* Tính toán công suất và chọn nguồn 24VDC


- Công suất tiêu thụ = Tổng công suất các phần tử trong mô hình =Công suất relay trung gian +
Công suất màn hình HMI KINCO + Công suất van điện khí nén.
Ta có:
- Công suất màn hình HMI KINCO = 5(W)
- Công suất 2 relay trung gian ( 24V, 300mA) = 24 x 0,3 x 2= 14,4 (W)
- Công suất 2 van điện khí nén (24V,200 mA)= 24 x 0,2 x 2 = 9,6 (W)
P = 5+14,4+9,6 = 29 (W)

=> Ta cần 1 bộ nguồn 24 VDC 3.5A với công suất 75(w) để vận hành 1 cách ổn định

Bộ nguồn 24V DC.

26
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

 Chức năng sản phẩm


+ Chỉnh lưu từ lưới điện xoay chiều thành điện 1 chiều cung cấp cho các thiết bị điện tử.
+ Dùng trong các mạch ổn áp, cung cấp dòng áp đủ tranh trường hợp sụt áp, dòng ảnh hưởng tới
mạch
+ Hiệu quả cao, giá thành thấp , độ tin cậy cao.

Thông số sản phẩm:


1. Điện áp ngõ vào    :  135V-264VAC
2. Điện áp ngõ ra       :  DC24V
3. Dòng ngõ ra           :  3.5A
4. Nhiệt độ làm việc   : 0 - 80℃
5. Kích thước: 135 x 96 x 40 mm
6. Công suất: 75 W

Hướng dẫn sử dụng:


+   Mắc dây 2 dây từ nguôn AC (L và N) vào nguồn tổ ong như biểu tượng trên đây.
+ Đầu ra nguồn 1 chiều được lấy từ 2 đầu còn lại (-V, +V)
+   VADJ là chiết áp điều chỉnh điện áp đầu ra.
f. Dây dẫn.

27
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Đối với hộp điều khiển này, lựa chọn dây dẫn 0.9mm là phù hợp.
Gồm 80 đoạn 30mm, 50 đoạn 100mm
Hãng sản xuất:
Mã hàng: NL 2x0.5
Tiết diện ruột dẫn: 2x0.5mm
Dòng tải định mức: 3A
Điện áp làm việc: 259/70V
Điện áp thử: 2500V trong 5 phút

Hình 2.15 Dây điện


g. Đầu cốt Y
Đầu cốt hay còn gọi là Terminal có tác dụng tăng khả năng tiếp xúc giữa thiết bị với dây truyền tải.
có tác dụng tăng khả năng dẫn điện giữa cáp điện với cáp điện hoặc giữa cáp điện với thiết bị .
Kích thước: 0.75mm
Mã sản phẩm: FUT- 2.5/4P

Hình 2.16 Đầu cốt Y


h. Đầu cốt kim
28
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Mã sản phẩm: E0508


Nhà sản xuất: Công ty T-Yeang China
Chất liệu: Đồng phủ nhựa

Hình 2.17 Đầu cốt kim


i. Đầu cốt chữ T  
Đầu cốt nối dây điện chữ T là phụ kiện kết nối giữa dây điện với ổ cắm, biến áp, công tắc ...   giúp
truyền tải điện năng tốt hơn.
Ngoài ra đầu cosse còn tránh tình trạng oxy hóa của đầu nối, và có khả năng chịu tải tốt, độ chắc
chắn cao.
Thông số kỹ thuâ ̣t:
-  Mã sản phẩm: CO163
-  Dòng tải tối đa: 24A

Hình 2.18 Đầu cốt chữ T


2.3 Thiết kế mô hình.
2.3.1 Yêu cầu thiết kế mô hình:
29
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

- Mô hình cơ bản phải phù hớp với nguyên lý thiết bị MEC 02 trong thực tế
- Lắp ráp, đấu nối và vận hành điều khiển dễ dàng.
- Sử dụng các vật tư, linh kiện, thiết bị thông dụng để dễ dàng thay thế sửa chữa.
- Đảm bảo thẩm mỹ và gọn gàng.
Mô hình:
-Từ việc lựa chọn các phần tử khí nén , các phần tử điện, cơ khí thì chúng em đã xây dựng
được mô hình trạm cung cấp phôi MEC-02 như sau:

Hình 2.22 Bản vẽ 3D mô hình bố trí các phần tử của trạm Cấp và Phân loại phô.

2.3.2 Bản vẽ lắp:

30
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Hộp chứa phôi.


31
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

32
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

- Khung bản vẽ:

- Bản vẽ bố trí các thiết bị:


33
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

34
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN

3.1 Thiết kế hệ thống điều khiển.


* Yêu cầu công nghệ:
Từ mô hình cũng như phân tích yêu cầu công nghệ ta có thể hiểu hệ thống hoạt động như sau: Bấm
start hệ thống khởi động, phôi được đưa vào hộp chứa phôi. Sau đó cảm biến sẽ nhận dạng chất liệu
phôi và báo tín hiệu về để xử lý:

+ nếu là phôi nhựa khi đó xylanh 1A đang ở vị trí 1S1, 2A ở 2S1. Cuộn hút 1Y1 có điện, 1A đi ra
đẩy phôi, 2A vẫn ở vị trí phân loại phôi nhựa ban đầu 2S1.

+ nếu là phôi kim loại thì cảm biến tiệm cận sẽ bị tác động, điều khiển xylanh 2A đang ở vị trí 1S1
đi ra vị trí 2S2, rồi xylanh 1A đi ra để đẩy phôi. Kết thúc chu trình và lặp lai chu trình mới.

3.2 Sơ đồ kết nối hệ thống.


3.2.1 Sơ đồ khí nén

35
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

3.2.2 Biểu đồ trạng thái


-Trường hợp là phôi Nhựa:

-Trường hợp là phôi Kim loại:

36
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

3.2.3 Lưu đồ thuật toán GRARCET:

37
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

3.2.4 Sơ đồ kết nối phần điều khiển:

3.3 Chương trình điều khiển.


3.3.1 Khái quát về CPU sử dụng trong hệ thống
Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) S7-1200 mang lại tính linh hoạt và sức mạnh để điều khiển
nhiều thiết bị đa dạng hỗ trợ các yêu câu về điều khiển tự động. Sự kết hợp giữa thiết kế thu gọn,
cấu hình linh hoạt và tSập lệnh mạnh mẽ đã khiến cho S7-1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo
dành cho việc điều khiển nhiều ứng dụng đa dạng khác nhau.

38
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào và mạch ngõ ra trong một
kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ. Sau khi người dùng tải xuống một
chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được yêu cầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm
trong ứng dụng. CPU giám sát các ngõ vào và làm thay đổi ngõ ra theo logic của chương trình người
dùng, có thể bao gồm các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán phức hợp
và việc truyền thông với các thiết bị thông minh khác.
Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ việc truy xuất đến cả CPU và chương trình điều khiển:
- Mỗi CPU cung cấp một sự bảo vệ bằng mật khẩu cho phép người dùng cấu hình việc truy
xuất đến các chức năng của CPU.
- Người dùng có thể sử dụng chức năng “know-how protection” để ẩn mã nằm trong một
khối xác định.
CPU cung cấp một cổng PROFINET để giao tiếp qua một mạng PROFINET. Các module truyền
thông là sẵn có dành cho việc giao tiếp qua các mạng RS232 hay RS485.

1. Bộ phận kết nối nguồn.


2. Các bộ phận kết nối dây của người dùng có thể tháo được (phía sau các nắp che).
Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên.
3. Các LED trạng thái dành cho I/O tích hợp.
4. Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên của CPU).
39
TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ

Thông tin về PLC:


- Kích thước vật lý (mm): 110 x 100 x 75
Bộ nhớ người dùng:
• Bộ nhớ làm việc: 50 kB
• Bộ nhớ nạp: 2 MB
• Bộ nhớ giữ lại: 2 kB
I/O tích hợp cục bộ
• Kiểu số: 14 ngõ vào /10 ngõ ra
• Kiểu tương tự: 2 ngõ ra
- Kích thước ảnh tiến trình: 1024 byte ngõ vào (I) và 1024 byte ngõ ra (Q)
- Bộ nhớ bit (M): 8192 byte
- Độ mở rộng các module tín hiệu: 8
- Bảng tín hiệu : 1
Các module truyền thông: 3 (mở rộng về bên trái)
Các bộ đếm tốc độ cao
• Đơn pha: 3 tại 100kHz 3 tại 30kHz
• Vuông pha: 3 tại 80kHz 3 tại 20kHz
-Các ngõ ra xung vuông: 2
-Thẻ nhớ : Thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn)
-Thời gian lưu giữ đồng hồ thời gian thực : Thông thường 10 ngày/ ít nhất 6 ngày tại 400C
-PROFINET: 1 cổng truyền thông Ethernet
-Tốc độ thực thi tính toán thực: 18µs/lệnh
-Tốc độ thực thi Boolean: 0.1µs/lệnh

40

You might also like