You are on page 1of 77

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................4


PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................5
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.................................................................6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.......................................................6
CHƯƠNG 1: YÊU CẦU CÔNG NGHỆ..............................................................7
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................7
1.1.1 Khả năng tự động hóa của hệ thống vào thực tiễn......................................7
1.2 Giới thiệu chung về mô hình....................................................................9
1.2.1 Kết cấu và chức năng của các phần tử trong sơ đồ công nghệ mô hình..10
1.3 Giải pháp nghiên cứu..............................................................................11
1.3.1 Nhiệm vụ....................................................................................................11
1.3.2 Mục đích.....................................................................................................11
1.3.3 Giới hạn nghiên cứu..................................................................................12
1.4 Ưu, nhược điểm của trạm cung cấp phôi bằng khí nén.......................13
1.4.1 Ưu điểm......................................................................................................13
1.4.2 Nhược điểm :..............................................................................................13
1.5 Khả năng ứng dụng vào thực tiễn..........................................................13
1.6 Giải pháp..................................................................................................14
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH..................................................................15
2.1. Phân tích yêu cầu công nghệ..................................................................15
2.1.1: Bài toán cho thiết bị...................................................................................15
2.1.2 Yêu cầu của công nghệ..............................................................................15
2.2. Dựa trên sơ đồ công nghệ ta tiến hành tính toán và lựa chọn các phần
tử khí nén........................................................................................................15
Trang 1
2.2.1. Sơ đồ khí nén.............................................................................................15
2.2.2. Lựa chọn các phần tử khí nén..................................................................16
2.2.3. Các phần tử cơ khí....................................................................................29
2.2.4. Lựa chọn các phần tử điện........................................................................32
2.2.5. Bản vẽ hộp tín hiệu....................................................................................47
CHƯƠNG 3: LẬP CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN.......................................54
3.1. Thiết kế hệ thống điều khiển..................................................................54
3.1.1. Yêu cầu công nghệ:...................................................................................54
3.1.2. Xây dựng giản đồ Grafcet..........................................................................54
3.2. Sơ đồ kết nối hệ thống.............................................................................59
3.2.1. Sơ đồ khí nén.............................................................................................59
3.2.2: Biểu đồ trạng thái......................................................................................60
3.2.3: Sơ đồ kết nối phần điều khiển...................................................................61
3.3: Chương trình điều khiển........................................................................64
3.3.1. Khái quát về CPU sử dụng trong hệ thống...............................................64
3.3.2. Các bảng tín hiệu.......................................................................................66
3.3.3. Ứng dụng...................................................................................................66
3.3.4. Phần mềm lập trình điểu khiển PLC : TIA PORTAL V14.......................67
3.3.5. Bảng Symbol:.............................................................................................68
3.3.6. Chương trình điều khiển...........................................................................69
3.4. Hướng dẫn vận hành...............................................................................74
3.5. Các bước tìm và sửa lỗi...........................................................................75
Kết quả.................................................................................................................75
3.6. Các yêu cầu kỹ thuật cài đặt hệ thống...................................................78
3.6.1. Kết cấu cơ khí.............................................................................................78
3.6.2. Điện...........................................................................................................81
3.6.3. Khí nén.......................................................................................................83
3.6.4. Các yêu cầu khác.......................................................................................84
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...................................................................................86
4.1. Kết quả đạt được:....................................................................................86
4.1.1 Về mặt lý thuyết...........................................................................................86
4.1.2 Về mặt thực hành........................................................................................88
Trang 2
4.2. Những kết quả chưa đạt được................................................................89
4.3. Đánh giá kết quả và những tồn tại.........................................................89
4.4. Định hướng sau này................................................................................89
4.5. Kết luận....................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................90
PHỤ LỤC...........................................................................................................91

Trang 3
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trong các trường đại học có rất nhiều mô hình thực tiễn giúp học sinh,
sinh viên có thể học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ các mô hình đó, đặc biệt là một
số mô hình trạm khí nén. Những mô hình này giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều
kiến thức về các hệ thống tự động hóa trong sản xuất và công nghiệp, từ đó có thể tự
tay làm ra các mô hình và giúp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo.
Các hệ thống tự động hoá giúp chúng ta theo dõi, giám sát quy trình công nghệ
thông qua các chỉ số của hệ thống đo lường kiểm tra. Các hệ thống tự động hoá thực
hiện chức năng điều chỉnh các thông số công nghệ nói riêng và điều khiển toàn bộ quy
trình công nghệ hoặc toàn bộ xí nghiệp nói chung. Hệ thống tự động hoá đảm bảo cho
quy trình công nghệ xảy ra trong điều kiện cần thiết và đảm bảo nhịp độ sản xuất
mong muốn của từng công đoạn trong quy trình công nghệ. Chất lượng của sản phẩm
và năng suất lao động của các phân xưởng, của từng nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc rất
lớn vào chất lượng làm việc của các hệ thống tự động hoá này. Để phát triển sản xuất,
ngoài việc nghiên cứu hoàn thiện các quy trình công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ
mới, thì một hướng nghiên cứu không kém phần quan trọng là nâng cao mức độ tự
động hoá các quy trình công nghệ. Với nhu cầu trên em đã được giao đề tài “ Nghiên
cứu, xây dựng chương trình điều khiển PLC cho thiết bị khí nén sử dụng xi lanh
quay 90o cung cấp phôi ”.
Để hoàn thành được đề tài này em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Huy
cùng toàn thể các thầy cô giáo và các bạn trong trường Đại Học SPKT Hưng Yên đã
giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình để hoàn thành được đề tài này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, Ngày.....Tháng.....Năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Mạnh Hùng

Trang 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Với nên công nghiệp hóa ngày càng phát triển thì đi song hành với nó là máy
móc phải được tự động hóa cao để tăng năng suất sản phẩm. Với mục đích đó chúng
em đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình vận chuyển phôi đặt đúng vị trí. Với
mục đích nghiên cứu dừng lại ở mức mô hình nhưng nó cũng đã đáp ứng được yêu cầu
tự động hóa 100% đạt độ chính xác cao, cho năng suất ổn định nếu được xây dựng lên
thực tế.
Chúng em thấy được tầm quan trọng, xu hướng phát triển của ứng dụng khí nén
nên chúng em muốn tiếp cận, nghiên cứu lĩnh vực này để phát triển năng lực kỹ thuật
của bản thân. Chúng em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng chương trình điều
khiển PLC cho thiết bị khí nén sử dụng xi lanh quay 90o cung cấp phôi”.
Quá trình học tập trên lớp và rèn luyện trong quá trình thực tập xưởng khí nén
chúng em đã học được những kiến thức cơ bản về khí nén, đó là vốn kiến thức - hiểu
biết nhất định. Để nâng cao được năng lực kỹ thuật về khí nén thì việc nghiên cứu đề
tài này có tính cấp thiết cho nhu cầu bản thân và phục vụ cho công việc sau khi ra
trường công tác thực tế trong các công ty, nhà máy có ứng dụng khí nén để sản xuất.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm của van điện từ.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm các loại xi lanh.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm các loại cảm biến.
- Nghiên cứu, phân tích phương pháp điều khiển, điều chỉnh trong hệ thống
khí nén.
- Xây dựng quy trình chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống vận chuyển phôi bằng
xi lanh quay 90o.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu, thiết kế panel lắp đặt vận hành mô phỏng
điều khiển thiết bị vận chuyển phôi bằng xi lanh quay 90o.
Đối tượng nghiên cứu gồm các bộ phận sau:
- Nghiên cứu hệ thống cung cấp phôi bằng xi lanh quay, xi lanh ra vào.
- Tính toán thiết kế panel lắp đặt vận hành mô phỏng điều khiển thiết bị.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Trang 5
- Làm rõ cơ sở lý thuyết của hệ thống điều khiển bằng PLC trong hệ thống khí
nén.
- Phân tích làm sáng tỏ bản chất các đối tượng nghiên cứu đã đặt ra thông qua
nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng trong thực hành để kiểm nghiệm.
- Đề xuất được các giải pháp, đưa ra được kết luận và khuyến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để xây dựng và phát triển đề tài thì sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các kiến thức cơ sở lý thuyết và
các tài liệu liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dựa trên các panel trong xưởng và một số
doanh nghiệp, thiết chế và lắp đặt panel.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu phân tích đặc điểm các phần tử khí nén.
- Xây dựng chẩn đoán cho hệ thống điều khiển dùng PLC.
- Trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu là những thiết bị có sẵn trong cơ sở vật
chất của Bộ môn Cơ Điện Tử.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa về mặt lý luận:
- Là cơ sở để phân tích cấu tạo, giải thích được nguyên lý hoạt động của trạm kẹp
và chuyển phôi 1 góc 90o
- Nắm được phương pháp điều khiển bằng PLC
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
- Phục vụ cho quá trình di chuyển phôi bằng xy lanh quay.
- Phục vụ cho quá trình giảng dạy, quá trình sản xuất của hệ thống khí nén.

Trang 6
CHƯƠNG 1: YÊU CẦU CÔNG NGHỆ
1.1 Đặt vấn đề
1.1.1 Khả năng tự động hóa của hệ thống vào thực tiễn.
Mô hình này cho chúng ta cái nhìn thực tế nhất về một hệ thống tự đông hóa
trong quá trình sản xuất, vậy những lợi ích mang lại khi ta ứng dụng một hệ thống tự
động vào sản xuất.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép cải thiện điều kiện sản xuất. Các
quá trình sản xuất sử dụng quá nhiều lao động sống rất dễ mất ổn định về giờ giấc, về
chất lượng gia công và năng suất lao động, gây khó khăn cho việc điều hành và quản
lý sản xuất. Các quá trình sản xuất tự động cho phép loại bỏ các nhược điểm trên.
Đồng thời tự động hóa đã thay đổi tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của
công nhân, nhất là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi lặp lại nhàm chán,
khắc phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ lao động sản
xuất hiện đại . Với các loại sản phẩm có số lượng lớn (hàng tỉ cái trong một năm) như
đinh, bóng đèn điện, khóa kéo v..v.thì không thể sử dụng các quá trình sản xuất thủ
công để đáp ứng sản lượng yêu cầu với giá thành nhỏ nhất.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép thực hiện chuyên môn hóa và
hoán đổi sản xuất. Chỉ có một số ít sản phẩm phức tạp là được chế tạọ hoàn toàn bởi
một nhà sản xuất. Thông thường một hãng sẽ sử dụng nhiều nhà thầu để cung cấp các
bộ phận riêng lẻ cho mình, sau đó tiến hành liên kết, lắp ráp thành sản phẩm tổng thể.
Các sản phẩm phức tạp như ôtô, máy bay.v…v nếu chế tạo theo phương thức trên sẽ
có rất nhiều ưu điểm. Các nhà thầu sẽ chuyên sâu hơn với các sản phẩm của mình .
Việc nghiên cứu, cải tiến chỉ phải thực hiện trong một vùng chuyên môn hẹp, vì thế sẽ
có chất lượng cao hơn, tiến độ nhanh hơn. Sản xuất của các nhà thầu có điều kiện
chuyển thành sản xuất hàng khối. Do một nhà thầu tham gia vào quá trình sản xuất
một sản phẩm phức tạp nào đó có thể đóng vai trò như một nhà cung cấp cho nhiều
hãng khác nhau, nên khả năng tiêu chuẩn hóa sản phẩm là rất cao. Điều này cho phép
ứng dụng nguyên tắc hoán đổi - một trong các điều kiện cơ bản dẫn tới sự hình thành
dạng sản xuất hàng khối khi chế tạo các sản phẩm phức tạp, số lượng ít. Tuy nhiên,
cũng không nên quá đề cao tầm quan trọng của tiêu chuẩn hoá. Không có tiêu chuẩn
hóa trong sản xuất chỉ có thể gây cản trở cho việc hoán chuyển ở một mức độ nhất
định, làm tăng tiêu tốn thời gian cho các quá trình sản xuất các sản phẩm phức tạp chứ
không thể làm cho các quá trình này không thể thực hiện được. Có thể nói tự động hóa
giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiêu chuẩn hóa bởi chỉ có nền sản xuất

Trang 7
tự động hóa mới cho phép chế tạo các sản phẩm có kích cỡ và đặc tính không hoặc ít
thay đổi với số lượng lớn một cách hiệu quả nhất.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép thực hiện cạnh tranh và đáp ứng
điều kiện sản xuất. Nhu cầu về sản phẩm sẽ quyết định mức độ áp dụng tự động hóa
cần thiết trong quá trình sản xuất. Đối với sản phẩm phức tạp như tàu biển, giàn khoan
dầu và các sản phẩm có kích cỡ, trọng lượng rất lớn khác, số lượng sẽ rất ít. Thời gian
chế tạo kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Khối lượng lao động rất lớn. Việc chế tạo
chúng trên các dây chuyền tự động cao cấp là không hiệu quả và không nên. Mặt khác
các sản phẩm như bóng đèn điện, ôtô, các loại dụng cụ điện dân dụng thường có nhu
cầu rất cao tiềm năng thị trường lớn, nhưng lại được rất nhiều hãng chế tạo. Trong
nhiều trường hợp, lợi nhuận riêng của một đơn vị sản phẩm là rất bé. Chỉ có sản xuất
tập trung với số lượng lớn trên các dây chuyền tự động, năng suất cao mới có thể làm
cho giá thành sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng các quá trình sản xuất tự
động hóa trình độ cao trong những trường hợp này là rất cần thiết. Chính yếu tố này là
một tác nhân tốt kích thích quá trình cạnh tranh trong cơ chế kinh tế thị trường. Cạnh
tranh sẽ loại bỏ các nhà sản xuất chế tạo ra các sản phẩm chất lượng thấp, giá thành
cao. Cạnh tranh bắt buộc các nhà sản xuất phải cải tiến công nghệ, áp dụng tự động
hóa các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn. Có rất nhiều ví dụ
về các nhà sản xuất không có khả năng hoặc không muốn cải tiến công nghệ và áp
dụng tự động hóa sản xuất nên dẫn đến thất bại trong thị trường.
Lựa chọn những máy bán tự động sản xuất hàng loạt để trang bị thêm phần cấp
phôi tự động, biến nó thành máy tự động.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của tự đông hóa quá trình chúng em có có đưa ra một
ví dụ minh họa để có thể chứng minh được rõ nhất:

Ví dụ về vai trò của tự động hóa trong đời sống sản xuất

Trang 8
+) 1: đây là 1 công đoạn đóng nước ngọt vào chai trong dây truyền sản suất nước
ngọt, thay vì con người đứng ở một chỗ đóng nước vào chai một cách thủ công thì ta
tự động hóa quá trình sản xuất này bằng máy móc do con người lập trình ra, quá trình
tự động này cho phép cải thiện điều kiện sản xuất. Khi quá trình sản xuất sử dụng quá
nhiều lao động sống rất dễ mất ổn định về giờ giấc, về chất lượng gia công và năng
suất lao động, gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý sản xuất. Khi ta cho quá
trình sản xuất tự động vào thì nó cho phép loại bỏ các nhược điểm trên. Đồng thời quá
trình tự động hóa đã thay đổi tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của công
nhân, nhất là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi lặp lại nhàm chán, khắc
phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
+) 2: là quá trình đóng nút chai, khi nước được đóng vào chai ở công đoạn 1 thì lúc
này chai nước sẽ di chuyển từ băng chuyền 1 sang bằng truyền 2 để đóng nút chai
thông qua sự lập trình của con người cho công đoạn này
+) 3: Đây là công đoạn cuối đóng chai nước vào thùng, sau khi thực hiện xong các
công đoạn trên thì các chai nước sẽ được đóng vào thùng qua các con cảm biến mà con
người đã lắp đặt và lập trình để số chai nước sẽ được đóng một cách đúng nhất về số
lượng…

Việc cấp phôi có ý nghĩa to lớn sau:


+) Biến máy bán tự động thành máy tự động. Dây chuyền sản xuất thành đường
dây tự động .
+) Mang lại hiệu quả kinh tế nhờ giảm tổn thất về thời gian.
+) Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, đặc biệt trong môi trường độc
hại, nhiệt độ cao, phôi có trọng lượng lớn
- Phân loại hệ thống cung cấp phôi tự đông
Dựa vào dạng phôi ta chia ra 3 hệ thống cấp phôi chính:
+) Hệ thống cấp phôi cuộn.
+) Hệ thống cấp phôi dạng thanh.
+) Hệ thống cấp phôi rời từng chiếc.
Trong thời kỳ hội nhập công nghiệp hóa – hiện đại hóa máy móc thiết bị ngày
càng hiện đại và phức tạp hơn giải phóng sức lao động của con người. Hiện nay, các
ngành kỹ thuật ứng dụng vào các máy móc thiết bị càng ngày càng được nâng cao và
phát triển. Kỹ thuật khí nén là một trong những kỹ thuật then chốt và quan trọng.
Trang 9
Truyền động khí nén yêu cầu không gian lắp ráp nhỏ, dễ dàng điều chỉnh nhanh
chóng và chính xác, xilanh khí nén có kết cấu đơn giản và hiệu quả kinh tế cao hơn so
với các truyền động cơ khí khác. Sự kết hợp của những ưu điểm này mở ra một phạm
vi ứng dụng rộng rãi cho khí nén trong các ngành cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực
và ngành hàng không... Với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay thì
truyền động khí nén phát triển với công nghệ cao hơn đó là điều khiển tự động hệ
thống khí nén cho các máy trong công nghiệp và cũng như các ứng dụng trong sản
xuất... Ứng dụng trong các ngành sản xuất hiện nay như: chế tạo, công nghiệp,...
Vì vậy để đáp ứng được các yêu cầu của xã hội chúng em đã lựa chọn và thiết
kế trạm chung chuyển sản phẩm sử dụng các cơ cấu chấp hành, giác hút chân không…
sau đây là đề tài của chúng em.
1.2 Giới thiệu chung về mô hình.
a. Mô hình

Trang 10
1.2.1 Kết cấu và chức năng của các phần tử trong sơ đồ công nghệ mô hình
a. Bảng điện nút ấn, bảng điện relay, bảng điện PLC, bảng hộp tín hiệu cảm
biến
+) Làm gọn mô hình, thuận lợi cho việc thực hành.
b. Cảm biến
+) Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý
hay hóa học ở môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập
thông tin về trạng thái hay quá trình đó
+) Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi
trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn
gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin, hay trong điều khiển các quá
trình khác.
+) Cảm biến thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hay đầu dò
(Test probe), có thể có kèm các mạch điện hỗ trợ và nhiều khi trọn bộ đó lại được gọi
luôn là "cảm biến". Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì thuật ngữ cảm biến ít dùng
cho vật có kích thước lớn. Thuật ngữ này cũng không dùng cho một số loại chi tiết như
cái núm của công tắc bật đèn khi mở tủ lạnh, dù rằng về mặt hàn lâm núm này làm
việc như một cảm biến.
c. Xy lanh
+) Xy lanh khí nén (hay ben khí nén) là thiết bị cơ được vận hành bằng khí nén.
Cụ thể, xy lanh xoay khí nén hoạt động bằng cách chuyển hóa năng lượng của khí nén
thành động năng, khiến pít tông của xy lanh chuyển động theo hướng mong muốn, qua
đó truyền động đến thiết bị.
Khi đưa khí nén vào xy lanh và lượng khí được đưa vào tăng dần lên, theo đó sẽ
chiếm không gian trong xy lanh và khiến pít tông dịch chuyển, truyền động điều khiển
thiết bị bên ngoài.
+) Chức năng chính của xy lanh khí nén:
Tùy thuộc vào thiết kế của hệ thống, bình khí nén có thể hoạt động theo nhiều
cách. Các ví dụ bao gồm khả năng thực hiện nhiều đợt mà không cần sự can thiệp
trung gian, để thực hiện đầy đủ với các điểm dừng trung gian, được điều chỉnh để kiểm
soát lượng mở rộng hoặc rút lại của cần xi lanh khí nén mini khi hoạt động. 
d. Van điều khiển

Trang 11
+) Van điện từ khí nén (van đảo chiều khí nén) là dòng van điều khiển hướng
và phân chia khí thành nhiều hướng khác nhau.
+) Chức năng chính của van điện từ là mở, đóng và phân chia điều khiển hướng
khí.
+) Ứng dụng trong hệ thống sản suất tự động, trong công nghiệp…
e. Van điều áp
+) Van điều áp hay còn gọi là van giảm áp, là loại van có chức năng chính là
điều chỉnh áp suất đường ống sao cho áp suất đầu ra luôn thấp hơn hoặc gần bằng áp
suất đầu vào.
+) Ứng dụng của van điều áp:
Dùng trong máy nén khí: Máy nén khí cung cấp khí cho việc bơm lốp xe, túi
khí, dùng thổi sạch…Van điều áp dùng trong máy nén khí cho phép người sử dụng
điều chỉnh áp lực ở mức phù hợp, không cho áp suất vượt mức nguy hiểm.
Dùng trong các thiết bị thủy lực: thiết bị thủy lực dùng trong ống dẫn dầu, dẫn
nước và nhiên liệu, xử lý nước… Van điều áp có vai trò cân bằng mức áp suất nằm
trong mức an toàn, hạn chế những sự cố xảy ra do áp suất cao hơn mức cho phép.
1.3 Giải pháp nghiên cứu.
1.3.1 Nhiệm vụ..
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm các loại xy lanh.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm các loại cảm biến .
- Nghiên cứu, phân tích phương pháp điều khiển, điều chỉnh trong hệ thống khí
nén.
- Xây dựng quy trình chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống cung cấp phôi.
- Nêu ra những giải pháp tối ưu nhất cho trạm cung cấp phôi tự động.
- Thiết kế giải pháp điều khiển bằng PLC cho trạm cấp phôi.
- Thực hiện công đoạn bảo trì bảo dưỡng cho hệ thống..
1.3.2 Mục đích
 Để có được một mô hình trạm cung cấp phôi tự động hoàn chỉnh cần phải trải
qua:
- Khâu thứ nhất là khâu cơ khí, có thể xem đây là nền tảng cho việc chế tạo trạm
cung cấp phôi và ở đó có rất nhiều cơ hội để chúng ta học tập về cách giải
quyết vấn đề. Với khâu này, ta tích lũy được nhiều kiến thức về cơ học, động
học, biết thêm về các phần mềm để thiết kế cơ khí như Autocad, inventer…

Trang 12
Khâu này đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành một mô hình trạm cung
cấp phôi hoàn hảo, hơn nữa với cơ khí tốt, sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc điều
khiển được thuận lợi hơn.
- Khâu thứ hai là phần mạch điện, ta sẽ được tìm hiểu về mạch điều khiển động
cơ, các loại rơ le, các thiết bị khí nén …v.v. Từ đây bạn có khả năng hiểu rõ
nguyên lý hoạt động của các mạch thường được sử dụng trong máy móc cơ khí
và là nền tảng để các bạn tự thiết kế các mạch ứng dụng và các mạch điện có
liên quan đến các môn học sau này.
- Khâu thứ ba là phần tính toán thiết kế, lắp đặt và xử lý. Nó giúp bạn có khả
năng tư duy thiết kế, khả năng xử lý tình huống bài toán.
 Qua đó, khi thiết kế trạm cung cấp phôi tự động chúng ta sẽ đạt được những
điều sau:
- Hình thành cho bản thân có khả năng sáng tạo vận dụng những kiến thức cần
thiết được trang bị vào trong thực tế, khả năng làm việc theo nhóm.
- Hình thành cho bản thân các kĩ năng vận hành các máy gia công cơ khí: máy
tiện, máy cắt, máy khoan, máy phay…
- Rèn các kĩ năng tư duy, sáng tạo, các kỉ luật trong sản xuất cơ khí…
1.3.3 Giới hạn nghiên cứu
a. Phạm vi nhiên cứu :
- Với đề tài này chúng em tập chung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Nghiên cứu thiết kế mô hình cung cấp phôi .
- Nghiên cứu, thiết kế các mạch điện: mạch điều khiển sử dụng cảm biến, role
trung gian; mạch điều khiển điện cho các phần tử điện khí nén để điều khiển.
- Nghiên cứu các nguồn nuôi: khí nén, nguồn tổ ong 24V 5A….
- Ứng dụng thực tiễn của cung cấp phôi tự động
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực
nghiệm, thực tiễn trong quá trình chế tạo và lắp ghép. Dựa trên cơ sở các tài
liệu có liên quan đến nội dung đề tài đề cập tới, học hỏi trau dồi kiến thức thu
thập thông tin chắt lọc những ý kiến đóng góp của bạn bè và thầy cô sao cho đạt
được kết quả tốt nhất.
- Qua đó đề tài cũng làm rõ được các vấn đề:
 Chế tạo lắp ráp các cơ cấu kết cấu cơ khí.
 Cấu trúc điều khiển theo tầng của điều khiển tự động sử dụng van điện khí nén.
Trang 13
 Tính toán thiết kế và cấu trúc đòn bẩy.
 Khả năng và phạm vi sử dụng áp dụng vào quá trình sản xuất.
c. Phương tiện nghiên cứu :
- Sách tham khảo về cơ khí, điện, khí nén:
- Phần mềm CAD 2D – 3D, festofluidsim…
- Máy tính có kết nối Internet
- Các phòng thí nghiệm: điện, khí nén
- Các xưởng gia công: tiện, phay, CNC, hàn
1.4 Ưu, nhược điểm của trạm vận chuyển phôi bằng khí nén.
1.4.1 Ưu điểm:
- Khả năng: Thực hành ở mọi nơi và không giới hạn về số lượng.
- Vận chuyển: Dễ dàng vận chuyển bằng các đường ống.
- Bảo quản: Khí nén có thể bảo quản trong bình tích chứa.
- Nhiệt độ: Không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ.
- Khả năng phát nổ: Rất ít xảy ra rủi ro do nổ.
- Sạch: Khí xả ra không bôi trơn rất sạch.
- Phần tử: Các phần tử đều có cấu tạo đơn giản và rẻ tiền.
- Hiệu chỉnh: Tốc độ và lực có thể thay đổi không giới hạn.
- Bảo vệ quá tải: Khả năng chịu quá tải rất cao.
1.4.2 Nhược điểm :
- Chuẩn bị: Phải lọc bụi và hơi ẩm.
- Chịu nén: Hiệu chỉnh tốc độ dịch chuyển piston chất lượng thấp.
- Yêu cầu lực: Tạo ra áp lực thấp với áp suất làm việc bình thường giao động
trong khoảng từ 4 bar đến 6 bar.
- Giá thành: Hệ thống khí nén tương đối đắt.
- Dòng khí nén thoát ra ở đường dẫn gây ra tiếng ồn.
1.5 Khả năng ứng dụng vào thực tiễn
 Với đề tài “NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC CHO THIẾT BỊ
KẸP, XY LANH QUAY 90o” khả năng ứng dụng của đề tài này vào thực tiễn là
rất rõ ràng.
 Ứng dụng thực tế vào bài giảng và thực hành trong quá trình học tập tại xưởng
cơ điện của trường
Trang 14
 Là mô hình thực hành trực tiếp gần gũi cho sinh viên
 Nhiên cứu và phát triển vào thực tiễn trong quá trình học tập, nghiên cứu
 Bằng kiến thức đã học và sự tìm hiểu về những phương pháp điều khiển như:
PLC VĐK, biến tần, khí nén…đối với đề tài này, để lựa chọn được giải pháp tối
ưu để điều khiển cho trạm cung cấp phôi chúng thì có những phương pháp điều
khiển như sau:
- Phương pháp điều khiển khí nén
- Phương pháp điều khiển điện – khí nén
- Phương pháp điều khiển bằng PLC
 Qua thời gian tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu cho trạm cấp phôi, bản
thân nhận thấy phương pháp Điều khiển bằng điện – khí nén là tối ưu, hợp lí
nhất với yêu cầu của đề tài đã đưa ra.
1.6 Giải pháp
 Để đáp ứng được các yêu cầu của đề tài trên cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Về lí thuyết: thiết kế và chế tạo các thiết bị điện, khí nén, trục, mô hình…
- Về thực hành: Xây dựng lắp đặt hệ thống và mô hình điều khiển xy lanh đẩy, xi
lanh xoay 90o.

Trang 15
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH
Để giải quyết các vấn đề đã nêu và đáp ứng được tốt các yêu cầu của bài toán ta
phải đi vào thực hiện cộng việc thiết kế, chế tạo, tính toán, lựa chọn các phần tử một
cách phù hợp nhất.
2.1. Phân tích yêu cầu công nghệ.
2.1.1: Bài toán cho thiết bị
Trong các dây truyền sản xuất cần có các thiết bị phân loại, cung cấp và vận
chuyển sản phẩm , hàng hóa …để giúp tối ưu nhân lực, rút ngắn thời gian, giảm sức
lao động, năng xuất cao . Vì vậy chúng em đưa ra đưa ra bài toán và giải pháp để có
khắc phục những yếu tố trên.
Để giải quyết bài toán này cần phải sử dụng các phần tử điện, điện khí nén, cơ
cấu chấp hành và lập trình. Trong đó mô hình chúng ta bao gồm: Phần điều khiển, cơ
cấu chấp hành, van điều khiển, bộ điều áp, cảm biến.
2.1.2 Yêu cầu của công nghệ.
Tại thời điểm ban đầu, khi phôi đã được cấp vào vị trí, lúc này sẽ có cảm biến
S1 phát hiện ra phôi, sau t(s) xi lanh 1A đi ra kẹp phôi. Xi lanh 2A khi nhận tín hiệu
cảm biến 1S2 của xi lanh 1A, sau t(s) xi lanh 2A sẽ quay 1 góc 90o đến vị trí cảm biến
S2. Sau khi S2 phát hiện ra phôi, sau t(s) xi lanh 1A đi về. Xi lanh 2A sau khi nhận tín
hiệu cảm biến 1S1, sau t(s) khi phôi được đưa đi xi lanh 2A quay lại vị trí ban đầu. Và
cứ thế khi cấp phôi chu trình lặp lại liên tục.
+) Dự trữ đủ số lượng phôi theo yêu cầu gia công của máy, nghĩa là năng suất
của hệ thống phải phù hợp với khả năng của máy.
+) Đảm bảo phôi có vị trí xác định trong không gian trước khi đưa vào vùng
gia công.
+) Vận chuyển phôi vào vị trí gia công đúng vị trí yêu cầu .
+) Đảm bảo phôi không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

2.2. Dựa trên sơ đồ công nghệ ta tiến hành tính toán và lựa chọn các phần tử khí nén
Trang 16
2.2.1. Sơ đồ khí nén.

Sơ đồ khí nén
- Để điều khiển (hay thực hiện hoạt động của thiết bị ) ta phải xác định các
phần tử điều khiển một cách hợp lí nhất
2.2.2. Lựa chọn các phần tử khí nén
a. Van điện từ 5/2 loại 1 cuộn hút
Van đảo chiều 5/2 tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ 2 phía của
nòng van: hai nòng van được khoan lỗ có đường kính 1mm và thông với cửa P. Khi có
áp suất ở cửa P, dòng khí nén diều khiển sẽ vào cả 2 phía đối diện của nòng van qua lỗ
và nòng van ở vị trí cân bằng. Khi cửa X là cửa xả khí ,nòng van sẽ được chuyển sang
vị trí b, cửa P nối với của A và cửa B nối với cửa R. Khi cửa X ngừng xả khí, thì vị trí
của nòng van vẫn nằm ở vị trí B, chừng nào chưa có tín hiệu xả khí ở cửa Y
- Ký hiệu và hình ảnh:

Van điện từ 5/2 một cuộn hút


- Thông số kỹ thuật của van 5/2 một cuộn dây:

Trang 17
4V330C-08 4V330C-10
4V310-08 4V310-10
Đặc điểm 4V330F -08 4V330E-10
4V320-08 4V320-10
4V330P -08 4V330P-10

Lưu chất Không khí

25 mm2 18 mm2 30 mm2 18 mm2


Kích thước lỗ
(Cv = 1,40) (Cv = 1,00) (Cv = 1,68) (Cv = 1,00)

Loại van 5 cổng 3 vị trí 5 cổng 2 vị trí 5 cổng 3 vị trí 5 cổng 2 vị trí

Áp lực vận hành 0,15~0,8Mpa (21~114psi)

Sức ép 1,5Mpa (215 psi)

Nhiệt độ -20~70

Chất liệu Hợp kim nhôm

Bôi trơn Không yêu cầu

Tần số tối đa 4 cycle/sec 3 cycle/sec 4 cycle/sec 3 cycle/sec

4V310-08:
310g 4V310-10: 310g
Khối lượng 450g 450g
4V320-08: 4V320-10: 400g
400g

Bảng: Thông số kỹ thuật của van 5/2 một cuộn dây


b. Van tiết lưu
+) Nguyên lý hoạt động:
Tiết diện chảy A thay đổi bằng cách điều chỉnh vít điều chỉnh bằng tay. Khi
dòng khí nén từ A qua B, lò xo đẩy màng chắn xuống và dòng khí nén chỉ đi qua tiết
diện A. Khi dòng khí nén đi từ B sang A, áp suất khí nén thắng lực lò xo, đẩy màng
chắn lên và khi đó dòng khí nén đi qua khoẳng hở giữa màng chắn và mặt tựa màng
chắn, lưu lượng không điều chỉnh được.

Trang 18
Cấu tạo van tiết lưu
+) Ký hiệu và hình ảnh van tiết lưu :

Ký hiệu và hình ảnh van tiết lưu


c. Đế van
Mục đích lắp đặt : gọn gàng và lắp đặt van lấy chung một nguồn cấp khí .
Hãng sản xuất : SMC- Japan
Mã sản phẩm : VV5FS2-10-051-02
Giới thiệu về sản phẩm : được sử dụng với dòng van khí nén VFS2000 với đế
van dạng non plug in có tùy chọn từ 01 đến 16 cụm van

Đế van

Trang 19
d. Xy lanh 3 ty MGPM20-50Z BLCH

Xy lanh 3 ty MGPM20-50Z BLCH


– Xy lanh khí nén được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Tự động
hóa như: CN lắp ráp, chế biến gỗ, thực phẩm, dây chuyền đóng gói. Chế tạo rôbốt, lắp
ráp điện tử.
– Cấu tạo: gồm thân trụ, piston, trục piston, các lỗ cấp thoát khí Cap-end port
và Rod-end port. Được thiết kế tùy theo biến của nhà sản xuất.
– Nguyên lý hoạt động: Khi được kích thích, không khí nén vào thành ống với 1
đầu của piston khí nén sẽ chiếm không gian trong xy lanh. Lượng khí này sẽ làm cho
piston di chuyển sinh ra công và làm thêm thiết bị ngoài hoạt động

Kích thước lỗ ( mm) 6 10 15 20 25 32


Chất lỏng Không
Áp xuất tối đa 0.7 MPA
Lực ép 1.05 MPA

Áp xuất tối thiểu 0.15 MPA 0.1 MPA 0.05 MPA

Nhiệt độ môi trường và chất lỏng -10 đến 60 ͦ C (Không đóng băng)
30
30 đến
đến 30 đến 700 30 đến 600
Tốc độ pitton 300
800 mm/s mm/s
mm/s
mm/s
Làm giảm bớt lực Cao su
Phạm vi điều chỉnh 0 đến -5 mm
Khích thức cổng khí M5x 0.8
Bảng: Thông số kỹ thuật của xy lanh 3 ty MGPM20-50Z BLCH

Trang 20
- Bản vẽ kỹ thuật từ nhà sản xuất

Trang 21
e. Xi lanh quay

Xy lanh CRQ2BS10-90

- Thông số kĩ thuật xi lanh:


- CRQ2BS10-90 có thể là coi là một chiếc xylanh đánh dấu sự thay đổi bước
ngoặt trong việc sản xuất và điều khiển thiết bị khí nén. Thay vì cách hoạt động
đơn thuần chỉ đẩy ra và kéo vào, giờ đây xylanh có thể xoay 90 độ với tốc độ
cực cao và độ chính xác đến tuyệt vời. Nhờ sự linh hoạt đó, CRQ2BS10-90 có
thể kết hợp với 1 loạt các xylanh tay kẹp khác như MHZ2-32D, hay MGPM20-
50D,...
- Cút nối nhanh ren thẳng M5 ra cỡ dây hơi cỡ nhỏ Fi4 hoặc Fi6 như PC6-
M5, PC4-M5, cút nối nhanh ren góc PL6-M5, PL4-M5.
Van tiết lưu điều khiển tốc độ xylanh: hoặc cút M5 dây hơi phi 4 mã SL4-M5,

Trang 22
hoặc cút M5 ra dây hơi phi 6 thì có van SL6-M5
Dây hơi phi 2.5x4 và phi 4x6 chất lượng cao đến từ hãng OK Japan hoặc SHPI,
hoặc Kaily Đài Loan(phù hợp với áp suất van này cung cấp)
Sensor cảm biến theo dõi chuyển động xylanh mã D-M9B dùng với van điện từ
và rơ le trung gian. Mặc định là tất cả xylanh SMC đều có sẵn vòng từ nam
châm bên trong.

- Bảng thông số kĩ thuật từ nhà sản xuất:

- Lưu chất hoạt động: khí nén không cần bôi trơn
- Áp suất hoạt động tối đa thông thường là 1MPa, với loại chống sốc thì là 0.6
MPA
- Áp suất hoạt động tối thiểu là 0.1MPA (đối với loại thông thường)
- Nhiệt độ môi trường và lưu chất khí nén là từ 0 đến 60 độ C
- Đệm khí: loại SMC này là đệm bằng gioăng phớt thông thường
- Góc điều chiều là từ 0 tới 90 độ
- Góc xoay tối đa là 90 độ
- Đường kính xylanh ứng với từng model, ví dụ cây CRQ2BS10-90 này thì có
đường kính pít tông là 18mm
- Cổng ren cấp khí ở đầu xylanh là M5, và cổng cấp bên cạnh đều là M5x0.8

- Chất liệu chính xy lanh:

Trang 23
- Bản vẽ kích thước xi lanh thừ nhà sản xuất:

Trang 24
e. Ống dẫn khí nén

*Bảng: Lựa chọn các phần tử khí nén

Số
Hình ảnh Mô tả Mã hàng
lượng
Xylanh 3ty MGPM20-50Z
BLCH
- Ap suất tối đa : 0.7MPA
- Lực ép : 0.1MPA
- Áp suất tối thiểu : 0.15
- Nhiệt độ môi trường và
RMTL
chất lỏng : -10 đến 60cm 1
SERIES
- Tốc độ pitton : 30 đến
800mm/s
- Làm giảm bớt lực : cao su
- Pham vi điều chỉnh : từ 0
đến -5mm
Kích thước cổng khí : M5x0.8
Trang 25
Van điều khiển 5/2 một cuộn dây
- Lưu chất : Không khí.
- Áp lực vận hành
0,15~0,8Mpa 2 DCV24-08
- Lực ép 1,5Mpa
- Nhiệt độ : 20~70℃
- Chất liệu hợp kim nhôm.

Van tiết lưu:


- Chất liệu: Ren  hợp kim.
- Đầu cắm: nhựa cứng.
- Kiểu dáng: gen ngoài có 4
núm chỉnh áp.
- Áp suất : 0.1-0.10mpa ~
(1kg-15kg)
Đế van:
- Kích thước: 3/8", 1/2"
(ren 9,6mm, 13mm,
17mm, 21mm)
1
- Nhiệt độ: -20 ~ 70 độ C
- Hãng sản xuất: AIRTAC
(Đài Loan)
- Kích thước cổng : 1/2″
(ren 21mm), 3/4″ (27mm)
- Áp suất làm việc tối đa:
10 kg/cm²
- Áp suất điều chỉnh: 0,5 –
8,5 kg/cm² 1
- Nhiệt độ hoạt động:
0~60oC

Trang 26
Đầu nối :
- Kiểu khớp nối dây
- Chất liệu: thép mạ chrome
- Áp suất làm việc: 15mpa 1
- Áp suất khí ra: 20mpa
Nhiệt độ làm việc
-20~80oC
Dây dẫn khí  Φ4:
- Đường kính trong 2mm,
đường kính ngoài 4mm
- Khả năng chịu nhiệt cao
nhất : 70 °C (các dòng PU
khác tối đa là 60 °C) ,
thấp nhất: -40 °C (các dòng
PU khác tối đa là -5 °C)
- Áp suất hoạt động:
13kg/cm2
- Áp suất hoạt động tối đa
(áp suất vỡ, bục dây):
24kg/cm2
- Khả năng chống rung
35mg

Trang 27
2.2.3. Các phần tử cơ khí
a. Nhôm định hình:

- Phần khung của mô hình được lắp ghép từ những thanh nhôm định hình có độ
cứng và thẩm mỹ cao.Trên các mặt của thanh nhôm đều có các rãnh vuông nên
rất dễ lắp ghép, đồ gá các chi tiết lên một cách đơn giản.

Nhôm định hình


b. Ke góc:
- Ke góc được đúc từ nhôm hoặc gang có độ cứng cao. Chúng được sản xuất để
sử dụng vào mục đích lắp ghép các thanh nhôm định hình thành các khối vuông
góc hoặc theo ý muốn. Ke góc rát tiện lợi trong việc tháo lắp chi tiết.
- Kết luận: Khi tìm phương án thiết kế đế máy, sử dụng phương án lắp ghép bằng
các thanh nhôm định hình là một ý tưởng hợp lý vì nó sẽ đảm bảo cho ta các ưu
điểm sau:
- Nhờ tính linh hoạt trong việc tháo lắp nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào mà
không mất nhiều thời gian.
- Có các rãnh ở mỗi thanh nhôm định hình linh hoạt trong việc lắp các chi tiết
khác bằng bu lông đai ốc.
- Giá cả thấp.

Trang 28
Ke góc
c. Đai ốc lục giác và tán trượt rãnh nhôm định hình
Mục đích: Lắp đặt khung nhôm

Đai ốc lục giác và tán trượt


*Bảng: Lựa chọn các phần tử cơ khí

Hình ảnh Mô tả

Đai ốc 6 cạnh
Ren: M5

Con trượt rãnh có bi nhôm 20x20


Ren: M5
Vâ ̣t Liê ̣u: Thép hợp kim

Trang 29
Ke góc:
Kích thước: 20x20
Vật liệu: Nhôm đúc áp lực
Xử lý phun cát và phun phủ bề mặt.

Nhôm định hình:


Chất liệu: nhôm
Kích thước: 20x20

2.2.4. Lựa chọn các phần tử điện


a. Cảm biến
- Cảm biến quang

Cảm biến quang


+ Cảm biến quang PNP
Tiếp điểm PNP được kích hoạt sẽ mang điện áp dương tức là tải sẽ phải nhận
nguồn dương từ PNP, còn nguồn âm sẽ được đấu với nguồn. 

Cảm biến ngõ ra số PNP

Trang 30
Tín hiệu PNP hay còn gọi là tín hiệu kích dương, khi không có tác động thì ngõ
ra mức 0 còn có tác động thì ngõ ra ở mức 1 (Mức 0 = 0V, Mức 1 = áp nguồn). Đối
với cảm biến có ngõ ra PNP thì ở trạng thái bình thường ngõ ra là 0V, còn khi có tác
động ngõ ra bằng áp nguồn.
Việc điều khiển đóng ngắt relay hoặc đưa về PLC của tín hiệu dạng PNP tương
tự như NPN nhưng cách đấu dây khác nhau.

Nối dây sensor PNP với PLC

Tín hiệu PNP khi đấu vào PLC thì chân chung giữa PLC và cảm biến là chân
COM và chân GND trên cảm biến.
b, Cảm biến điện từ

Cảm biến điện từ SMC D - A93

Cảm biến điện từ gồm 2 dây dẫn, hoạt động khi có tác dụng từ bởi nam châm
vĩnh cửu gắn trân xylanh sẽ đóng công tắc trên cảm biến khi đó mạch sẽ được đóng
kín để đưa ra tín hiệu điều khiển, đèn báo cảm biến sẽ sáng.

Trang 31
Kích thước và sơ đồ chân cảm biến SMC D-A93

-Thông số kỹ thuật :
+ Nguồn cấp 24V DC
+ Dòng làm việc 5 đến 40 mA
+ Khi có tác động thì đèn Led màu đỏ sẽ sáng
+ Điện áp rơi trên cảm biến 2,4V hoặc nhỏ hơn

d. Rơ le trung gian
Trong kỹ thuật điều khiển, rơle được sử dụng như phần tử xử lý tín hiệu. Có
nhiều loại rơle khác nhau tùy vào công dụng. Nguyên tắc hoạt động của rơle là từ
trường của cuộn dây, trong quá trình đóng mở sẽ có hiện tượng tự cảm
Nguyên lí làm việc : Khi dòng điện vào cuộn dây cảm ứng, xuất hiện lực từ
trường sẽ hút lõi sắt, trên đó có lắp các tiếp điể. Các tiếp điểm đó có thể là tiếp điểm
chính để đóng , mở mạch chính và các tiếp điểm phụ để đóng, mở mạch điều khiển.
- Sơ đồ chân rơ le trung gian

Relay trung gian


Trang 32
- Bảng: Thông số kỹ thuật của rơ le trung gian

Operating indicator LED

Coil surge killer Not equipped

Contact type 4PDT

Contact method Single

Contact material Contact body: Ag alloy


Contact finish: Au-clad

Contact rated load 220 V AC3 A (Resistive load)


220 V AC0.8 A (Inductive load (cos φ= 0.4, L/R = 7
ms))
24 VDC 3 A (Resistive load)
24 VDC 1.5 A (Inductive load (cos φ= 0.4, L/R = 7
ms))

Maximum switching AC: 3 A


current DC: 3 A

Terminal structure Plug-in terminal

Chức năng:
- Là phần tử xử lý tín hiêu trong hê ̣ điều khiển điê ̣n khí nén chức năng
- Đóng cắt cho tải lớn (dòng điê ̣n) bằng 1 nguồn công suất nhỏ.
- Khuếch đại công suất từ mạch điều khiển tới mạch đô ̣ng lực.
- Thay đổi từ đóng cắt tiếp điểm thường đóng sang thường mở và ngược lại.
- Đưa ra nhiều tín hiê ̣u từ 1 tiếp điểm.

Trang 33
e. Bộ nguồn 24V

Bộ nguồn 24V
Bô ̣ nguồn 24V DC.
 Chức năng sản phẩm
+ Chỉnh lưu từ lưới điện xoay chiều thành điện 1 chiều cung cấp cho các thiết
bị điện tử.
+ Dùng trong các mạch ổn áp, cung cấp dòng áp đủ tranh trường hợp sụt áp,
dòng ảnh hưởng tới mạch
+ Hiệu quả cao, giá thành thấp , độ tin cậy cao.
- Bảng: Thông số kỹ thuật của bộ nguồn 24V

Đặc điểm Thông số

Điện áp đầu vào AC 220V ( Chân L và N )


DC 24V 3A ( Chân dương V+ ,Chân Mass-
Điện áp đầu ra
GND : V- )
Công Suất 120W
Điện áp ra điều chỉnh +/-10%
Phạm vi điện áp đầu vào 85 ~ 132VAC / 180 ~ 264VAC
Dòng vào 2.6a / 115V 1.3a / 230V
Rò rỉ <1mA / 240VAC
Nhiệt độ hoạt động và độ ẩm 10 ℃ ~ + 60 ℃, 20% ~ 90% RH
Khả năng chống sốc Trọng lượng 0.52Kg
Nhiệt độ bảo quản, nhiệt độ -20 ℃ ~ + 85 ℃, 10% ~ 95RH
Kích thước 199 * 98 * 38mm
Hướng dẫn sử dụng:
Trang 34
+  Mắc dây 2 dây từ nguôn AC (L và N) vào nguồn tổ ong như biểu tượng trên đây.
+ Đầu ra nguồn 1 chiều được lấy từ 2 đầu còn lại (-V, +V)
+   VADJ là chiết áp điều chỉnh điện áp đầu ra.
f. Dây dẫn.
- Đối với hộp điều khiển này, lựa chọn dây dẫn 0.9mm là phù hợp.
- Gồm 80 đoạn 30mm, 50 đoạn 100mm
- Hãng sản xuất:
- Mã hàng: NL 2x0.5
- Tiết diện ruột dẫn: 2x0.5mm
- Dòng tải định mức: 3A
- Điện áp làm việc: 259/70V
- Điện áp thử: 2500V trong 5 phút

Hình 2.29 Dây điện


g. Đầu cốt Y
Đầu cốt hay còn gọi là Terminal có tác dụng tăng khả năng tiếp xúc giữa thiết
bị với dây truyền tải. có tác dụng tăng khả năng dẫn điện giữa cáp điện với cáp điện
hoặc giữa cáp điện với thiết bị .
Kích thước: 0.75mm
Mã sản phẩm: FUT- 2.5/4P

Trang 35
Hình 2.30 Đầu cốt Y
h. Đầu cốt kim
Mã sản phẩm: E0508
Nhà sản xuất: Công ty T-Yeang China
Chất liệu: Đồng phủ nhựa

Hình 2.31 Đầu cốt kim


i. Đầu cốt chữ T  
Đầu cốt nối dây điện chữ T là phụ kiện kết nối giữa dây điện với ổ cắm, biến
áp, công tắc ...  giúp truyền tải điện năng tốt hơn.
Ngoài ra đầu cosse còn tránh tình trạng oxy hóa của đầu nối, và có khả năng
chịu tải tốt, độ chắc chắn cao.
Thông số kỹ thuâ ̣t:
-  Mã sản phẩm: CO163
-  Dòng tải tối đa: 24A

Trang 36
Hình 2.32 Đầu cốt chữ T
j. Cầu đấu
Nhận thấy dòng cầu đấu dây trên thị trường đang được phân phối bởi một số
hãng lớn như: cầu đấu dây Phoenix Contact, cầu đấu Weidmuller, Cầu đấu Siemens,
ABB…Công ty PMI đã nghiên cứu phát triển dòng cầu đấu điện có chất lượng tương
đương với giá thành chỉ bằng 1/4 hoặc 1/5 so với hãng.
Cầu đấu dây ở đây chính là dòng cầu đấu UK. Được dùng nhiều trong các tủ
điều khiển. Cầu đấu này là cổng kết nối tín hiệu đưa từ công trường về sau đó kết nối
với các thiết bị điều khiển bên trong tủ. Ngoài ra dòng cầu đấu dây này cũng được
dùng như cổng kết nối nguồn (thông thường các cầu đấu UK 2.5 trở lên).
Dòng cầu đấu điện UK được chế tạo bằng vật liệu nhựa PB có khả năng chống
cháy chậm và không phát sinh khí halogen. Hiện tại sản phẩm mới chỉ có màu ghi xám
và màu vàng xanh dùng cho loại tiếp địa. Và các phụ kiện đi kèm theo như: chặn cầu
đấu, nắp bịt terminal…
Cầu đấu dây UK của PMI hoàn toàn tương đương với cầu đấu UK của Phoenix
Contact về kích thước và chất lượng. Sau đây là bảng so sánh chi tiết giữa 2 loại cầu
đấu này. Ví dụ như cầu đấu UK 2.5
Dựa vào bảng so sánh trên chúng ta hoàn toàn có thể thấy dòng cấu đấu UK của
PMI hoàn toàn tương đương với dòng cầu đấu của Phoenix. Đều là hàng kẹp cầu đấu
cài lên các thanh ray 35/7.5
Ngoài ra với đặc điểm là sản xuất tại Việt Nam. Nên các terminal block của
PMI đáp ứng tốt hơn so với các hãng khác nhờ khả năng linh hoạt trong việc đáp ứng
về tiến độ giao hàng cũng như chế độ bảo hành, thay thế về sau.
Đấu dây  UK được dùng nhiều trong các tủ điều khiển. Cầu đấu này là cổng kết
nối tín hiệu đưa từ công trường về sau đó kết nối với các thiết bị điều khiển bên trong
tủ. Ngoài ra dòng cầu đấu dây này cũng được dùng như cổng kết nối nguồn.
Tên sản phẩm : Cầu đấu UK phoenix
Hãng sản xuất : Phoenix controller

Trang 37
Số lượng : 40 cái

Hình 2.33 Cầu đấu

k. Số đánh đấu dây


Mã sản phẩm: Đánh dấu dây EC (0.75-3 mm2)
Thương hiệu: MHD
Màu sắc: Vàng cam
Chất liệu: Nhựa
Mô tả: Đánh dấu dây dùng cho cáp 0.75-3 mm2, số từ 0 đến 9

Hình 2.34 Số đánh dấu dây

Trang 38
l. Chân đế an toàn
Đường kính: 4mm trong, 12mm ngoài
Vật liệu cách điện: Đồng
Lớp phủ: Mạ Nikel
Tiêu chuẩn an toàn : CE CAT III 1000V/Mã.32.A

Hình 2.35 Chân đế an toàn


m. Giắc cắm
Vật liệu cách điện: PE 
Vật liệu: Đồng
Lò xo: Beryllium copper
Lớp phủ: mạ Nickel 
Tiêu chuẩn an toàn: CE CAT III 1000V/Max. 32A

Hình 2.36 Giắc cắm

Trang 39
n. Đầu luồn dây điện

Hình 2.38 Đầu luồn dây điện


- Nguyên liệu: PA 66 – UL 94 V-0
- Màu sắc: xám, trắng, đen
- Mức bảo vệ: IP68 (chỉ khi có lắp vòng đệm)
- Mục đích sử dụng: dùng để cố định và giữ dây cáp điện với tủ điện điều
khiển
- Danh sách thống kê các phần tử
Số
Hình ảnh Mô tả Mã hàng
lượng
Nguồn tổ ong 24V DC:
Kích thước: 199 * 98 * 38mm
Điện áp cuộn dây: 24V DC
S-240-24
Dòng tải max: 3,5A 1
Điện áp tiếp điểm: 250VAC/30VDC
Nhiệt độ hoạt động: -550C tới 700C
Trở kháng cuộn dây: 605 OHM
Rơ le:
Đặc điểm : 14chân dẹt, có đèn chỉ thị
Điện áp: AC220/240 V 4
Tiếp điểm: 4PDT
Khả năng chịu tải: 5A
Cảm biến điện từ SMC D - A93

Trang 40
Giắc cắm an toàn:
Lớp phủ: mạ Nickel
Đường kính: 4mm
30
Vật liệu cách điện: PE 
Vật liệu: Đồng
Lò xo: Beryllium copper

Đầu cos chữ T:


Dòng tải tối đa: 24A
Đường kính trong: 2,3mm 40 CO 163
Đường kính ngoài: 4,3 mm

Chân đế an toàn:
Đường kính: 4mm
Vật liệu cách điện: PA  30
Vật liệu: Đồng
Lớp phủ: mạ Nickel
Cầu đấu:
Hãng sản xuất : Pheonix controller
40 UK-3N
Loại sản phẩm : Bắt ốc

Cốt pin tròn E0508

Cốt Y:
Đầu cắm vừa dây 2,5mm
FUT-
Chạc Y kích thước rộng 4mm 2,5/4P

Trang 41
Dây điện:
Dòng tải định mức: 3A
Đường kính ruột dẫn: 0,9mm 50m NL2x0,5
Chiều dày cách điện trung bình :0,8mm
Kích thước ngoài: 2,5x5mm
Mã sản phẩm: Đánh dấu dây EC (0.75-3
mm2)
Thương hiệu: MHD
V-125-
Màu sắc: Vàng cam 1
1C25
Chất liệu: Nhựa
Mô tả: Đánh dấu dây dùng cho cáp 0.75-
3 mm2, số từ 0 đến 9
PLC 1214 AC/DC/RL

– Điện Áp: 5V DC.


– Dòng: 20mA.
– Khoảng Cách: 3 – 80cm.
– Kết Nối:
+ Dây màu nâu: 5V DC.
+ Dây màu xanh dương : GND
+ Dây màu đen: Tín hiệu PNP thường
mở ( Tín hiệu ra bằng điện áp cấp nuôi 2
cho cảm biến ).
– Nhiệt Độ: -25 – 55 Độ C.
– Chiều Dài Dây: 1M.
– Điều chỉnh khoảng cách bằng biến trở
tinh chỉnh sau cảm biến.
– Đường Kính: 17mm.
– Chiều Dài : 45mm.

Trang 42
Đầu luồn dây điện:
Nguyên liệu: PA 66 – UL 94 V-0
Màu sắc: xám, trắng, đen
Mức bảo vệ: IP68 (chỉ khi có lắp vòng 1
đệm)
Mục đích sử dụng: dùng để cố định và
giữ dây cáp điện với tủ điện điều khiển
2.2.5. Bản vẽ hộp tín hiệu

Chú thích :
- B1, B2, B3, B4, B5, B6 : Cảm biến từ vị trí xy lanh
- B7, B8 : Cảm biến quang
- BN : Chân dương của cảm biến quang
- BU : Chân âm của cảm biến quang
- OUT : Chân tín hiệu của cảm biến quang
- 1Y1, 1Y2, 2Y1, 2Y2, 3Y1,3Y2 : Cuộn hút của van điều khiển

Trang 43
- 24V : Nguồn +24V
- 0V : Mass
2.3. Các bản thiết kế trạm
- Bản vẽ mô hình 3D:

Trang 44
- Bản vẽ lắp trạm cấp phôi:

Trang 45
- Bản vẽ lắp xi lanh vận chuyển cấp phôi:

Trang 46
- Bản vẽ khung:

Trang 47
- Bản vẽ bảng PLC
Trang 48
-Bản vẽ khay phôi:

Trang 49
Trang 50
CHƯƠNG 3: LẬP CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
Qua trình lựa chọn các phần tử, cơ cấu chấp hành đến đây ta sẽ đưa ra giải pháp
điều khiển cho hệ thống
3.1. Thiết kế hệ thống điều khiển.
3.1.1. Yêu cầu công nghệ:
Nhấn Start hệ thống được cấp điện, tại thời điểm ban đầu, khi phôi đã được cấp
vào vị trí, lúc này sẽ có cảm biến S1 phát hiện ra phôi, sau t(s) xi lanh 1A đi ra kẹp
phôi. Xi lanh 2A khi nhận tín hiệu cảm biến 1S2 của xi lanh 1A, sau t(s) xi lanh 2A sẽ
quay 1 góc 90o đến vị trí cảm biến S2. Sau khi S2 phát hiện ra phôi, xi lanh 1A đi về.
Xi lanh 2A sau khi nhận tín hiệu cảm biến 1S1, sau t(s) khi phôi được đưa đi xi lanh
2A quay lại vị trí ban đầu. Và cứ thế khi cấp phôi chu trình lặp lại liên tục.
+) Dự trữ đủ số lượng phôi theo yêu cầu gia công của máy, nghĩa là năng suất
của hệ thống phải phù hợp với khả năng của máy.
+) Đảm bảo phôi có vị trí xác định trong không gian trước khi đưa vào vùng
gia công.
+) Vận chuyển phôi vào vị trí gia công đúng nhịp do máy yêu cầu.
+) Đảm bảo phôi không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Trang 51
3.1.2. Xây dựng sơ đồ khối:

Trang 52
3.2. Sơ đồ kết nối hệ thống
3.2.1. Sơ đồ khí nén

Sơ đồ khí nén
3.2.2: Biểu đồ trạng thái

Trang 53
Biểu đồ trạng thái

3.2.3: Sơ đồ kết nối phần điều khiển

Trang 54
3.3: Chương trình điều khiển
3.3.1. Khái quát về CPU sử dụng trong hệ thống

Trang 55
Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) S7-1200 mang lại tính linh hoạt và sức mạnh
để điều khiển nhiều thiết bị đa dạng hỗ trợ các yêu câu về điều khiển tự động. Sự kết
hợp giữa thiết kế thu gọn, cấu hình linh hoạt và tập lệnh mạnh mẽ đã khiến cho S7-
1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo dành cho việc điều khiển nhiều ứng dụng đa
dạng khác nhau.

Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào và mạch
ngõ ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ.
Sau khi người dùng tải xuống một chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được yêu
cầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm trong ứng dụng. CPU giám sát các ngõ
vào và làm thay đổi ngõ ra theo logic của chương trình người dùng, có thể bao gồm
các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán phức hợp và việc
truyền thông với các thiết bị thông minh khác.

Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ việc truy xuất đến cả CPU và chương
trình điều khiển:

- Mỗi CPU cung cấp một sự bảo vệ bằng mật khẩu cho phép người dùng cấu
hình việc truy xuất đến các chức năng của CPU.

- Người dùng có thể sử dụng chức năng “know-how protection” để ẩn mã nằm


trong một khối xác định.

CPU cung cấp một cổng PROFINET để giao tiếp qua một mạng PROFINET. Các
module truyền thông là sẵn có dành cho việc giao tiếp qua các mạng RS232 hay
RS485.

1. Bộ phận kết nối nguồn.

2. Các bộ phận kết nối dây của người dùng


có thể tháo được (phía sau các nắp che).

Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên.

3. Các LED trạng thái dành cho I/O tích


hợp.

4. Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên


của CPU).

Thông tin về PLC:


-Kích thước vật lý (mm): 110 x 100 x 75

Trang 56
Bộ nhớ người dùng:
• Bộ nhớ làm việc: 50 kB
• Bộ nhớ nạp: 2 MB
• Bộ nhớ giữ lại: 2 kB
I/O tích hợp cục bộ
• Kiểu số: 14 ngõ vào /10 ngõ ra
• Kiểu tương tự: 2 ngõ ra
-Kích thước ảnh tiến trình: 1024 byte ngõ vào (I) và 1024 byte ngõ ra (Q)
-Bộ nhớ bit (M): 8192 byte
-Độ mở rộng các module tín hiệu: 8
-Bảng tín hiệu :1
Các module truyền thông: 3 (mở rộng về bên trái)
Các bộ đếm tốc độ cao
• Đơn pha: 3 tại 100kHz 3 tại 30kHz
• Vuông pha: 3 tại 80kHz 3 tại 20kHz
-Các ngõ ra xung vuông: 2
-Thẻ nhớ : Thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn)
-Thời gian lưu giữ đồng hồ thời gian thực: Thông thường 10 ngày/ ít nhất 6 ngày tại
400C
-PROFINET: 1 cổng truyền thông Ethernet
-Tốc độ thực thi tính toán thực: 18µs/lệnh
-Tốc độ thực thi Boolean: 0.1µs/lệnh

3.3.2. Các bảng tín hiệu

Trang 57
Một bảng tín hiệu (SB) cho phép người dùng thêm vào I/O cho CPU. Người
dùng có thể thêm một SB với cả I/O kiểu số hay kiểu tương tự . SB kết nối vào phía
trước CPU.

- SB với 4 I/O kiểu số ( ngõ vào 2 x DC và ngõ ra 2 x DC)


- SB với 1 ngõ ra kiểu tương tự .

1. Các LED trạng thái trên SB.

2. Bộ phận kết nối dây của người dùng có


thể tháo ra.

3.3.3. Ứng dụng


Ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng như:
- Hệ thống băng tải
- Điều khiển đèn chiếu sáng
- Điều khiển bơm cao áp
- Máy đóng gói
- Máy in
- Máy dệt
- Máy trộn v.v…

Trang 58
3.3.4. Phần mềm lập trình điểu khiển PLC : TIA PORTAL V14
TIA Portal – phần mềm cơ sở tích hợp tất cả các phần mềm lập trình cho các hệ
thống tự động hóa và truyền động điện. Phần mềm lập trình mới này giúp người sử
dụng phát triển, tích hợp các hệ thống tự động hóa một cách nhanh chóng, do giảm
thiểu thời gian trong việc tích hợp, xây dựng ứng dụng từ những phần mềm riêng rẽ.

Được thiết kế với giao diện thân thiện người sử dụng, TIA Portal thích hợp cho cả
những người mới lẫn những người nhiều kinh nghiệm trong lập trình tự động hóa. Là
phần mềm cơ sở cho các phần mềm dùng để lập trình, cấu hình, tích hợp các thiết bị
trong dải sản phẩm Tích hợp tự động hóa toàn diện (TIA) của Siemens. Ví dụ như
phầm mềm mới Simatic Step 7 V14 để lập trình các bộ điều khiển Simatic, Simatic
WinCC V11 để cấu hình các màn hình HMI và chạy Scada trên máy tính.

Để thiết kế TIA portal, Siemens đã nghiên cứu rất nhiều các phần mềm ứng
dụng điển hình trong tự động hóa qua nhiều năm, nhằm mục đích hiểu rõ nhu cầu của
khách hàng trên toàn thế giới. Là phần mềm cơ sở để tích hợp các phần mềm lập trình
của Siemens lại với nhau, TIA Portal giúp cho các phần mềm này chia sẽ cùng một cơ
sở dữ liệu, tạo nên sự thống nhất trong giao diện và tính toàn vẹn cho ứng dụng. Ví dụ,
tất cả các thiết bị và mạng truyền thông bây giờ đã có thể được cấu hình trên cùng một
cửa sổ. Hướng ứng dụng, các khái niệm về thư viện, quản lý dữ liệu, lưu trữ dự án,
chẩn đoán lỗi, các tính năng online là những đặc điểm rất có ích cho người sử dụng khi
sử dụng chung cơ sở dữ liệu TIA Portal.

Lập chương trình điều khiển


Tạo Project
Thiết lập thông số và viết chương trình
Dowload project -> PLC
3.3.5. Bảng Symbol:

Trang 59
3.3.6. Chương trình điều khiển
 Network 1:
-
-

 Network 2:
-
-

 Network 3:
Trang 60
-
-

3.4. Hướng dẫn vận hành


Chuẩn bị mạch điều khiển khí nén
Quan sát tổng thể hệ thống:
- Các dây dẫn khí nén chắc chắn
- Điều chỉnh van giới hạn áp suất với tải lớn nhất để áp suất hệ thống đạt 4
bar
- Cung cấp nguồn cho mạch điều khiển đạt 24V
- Cung cấp nguồn khí đạt 4 bar
- Điều chỉnh cảm biến S1, S2 ở trạng thái hoạt động bình thường. Khi đưa
vật đến gần thì cảm biến phát tín hiệu qua đèn led sáng.
a. Chuẩn bị mạch điện điều khiển:
- Kết nối đúng các phần tử điều khiển, hiển thị và Relay
- Lắp đặt đúng và chắc chắn các cảm biến
b. Kiểm tra chất lượng

Trang 61
 Các phần tử điện và các phần tử khí nén đều đạt yêu cầu. Hoạt động bình
thường, đảm bảo cho việc hoạt động của mạch.
Nhận xét

Hoạt động của mạch Không đúng chức


Đúng chức năng
điều khiển năng
Mạch điều khiển Xy lanh đi ra, đi về theo
hoạt động trơn tru, đúng chu trình
đúng yêu cầu đưa ra Cảm biến nhận biết đúng
loại sản phẩm, phân loại
đúng sản phẩm

Trang 62
3.5. Các bước tìm và sửa lỗi
Bảng 3.1 các bước tìm và sửa lỗi

Tên hệ thống / thiết bị Trạm vận chuyển phôi


Bước Hoạt động Kết quả
1 Kiểm tra nguồn khí nén Đạt 4 bar
2 Kiểm tra nguồn cung cấp Đạt 24V
So sánh trạng thái thống thường và thực tế
Nhấn Start hệ thống được cấp điện, tại thời
điểm ban đầu, khi phôi đã được cấp vào vị trí, lúc
này sẽ có cảm biến S1 phát hiện ra phôi, sau t(s)
xi lanh 1A đi ra kẹp phôi. Xi lanh 2A khi nhận tín
hiệu cảm biến 1S2 của xi lanh 1A, sau t(s) xi lanh
 Trình tự thông
2A sẽ quay 1 góc 90o đến vị trí cảm biến S2. Sau
thường
khi S2 phát hiện ra phôi, sau t(s) xi lanh 1A đi về.
3
Xi lanh 2A sau khi nhận tín hiệu cảm biến 1S1,
sau t(s) khi phôi được đưa đi xi lanh 2A quay lại
vị trí ban đầu. Và cứ thế khi có phôi chu trình lặp
lại liên tục.

 Trình tự thực tế

Tìm lỗi trên sơ đồ mạch điện


Dòng điện: Phần tử: rơ le bị hỏng (cháy,
không đủ 24V không hoạt động…)
hoặc quá cao Phần tử : nút ấn không hoạt
4
 Lỗi có thể ở động
Khí nén: nguồn Phần tử: Xy lanh không hoạt
khí cấp không động hoặc đi ra, đi về quá
đủ 4bar nhanh hoặc quá chậm.

5 Tín hiệu nhìn thấy

Trang 63
Cảm biến không phát hiện thấy vật thì đèn led
 Phần tử / Tín hiệu
không sáng
 Phần tử / Tín hiệu Cảm biến phát hiện thấy vật thì đèn led sáng

Kết quả kiểm tra khí nén


6  Tại áp suất Đạt đủ 4 bar thì xy lanh hoạt động bình thường
 Tại áp suất Dưới 4 bar thì xy lanh không hoạt động

Dựa trên sơ đồ cầu đấu, ta có bảng đo các thông số mạch điện


Thực hiện các yêu cầu đo dưới đây
Ghi chép các kết quả đo
Đánh giá kết quả đo
Giá trị điện Đánh giá
Thành phần / Đại Giá trị đo
Trạng thái Vị trí đo áp mong
lượng đo
muốn (V)
(V)  
Phím ĐK Start / 24V 24V √
Đóng Start/__ / 10-18
Điện áp điều khiển
Phím ĐK Stop / 24V 24V √
Điện áp điều khiển
Đóng Stop/__ /10-19
Phím ĐK auto / 24V 24V √
Điện áp điều khiển
Đóng Auto/__ / 10-20
24V 24V √
Cảm biến từ 1S1 /
Điện áp điều khiển
Đóng 1S1/__ / 10-21

Cảm biến từ 1S2 /


24V 24V √
Đóng 1S2/__ / 10-22
Điện áp điều khiển

Cảm biến từ 2S1 /


24V 24V √
Điện áp điều khiển
Đóng 2S1/__ / 10-23

Cảm biến từ 2S2 /


24V 24V √
Điện áp điều khiển
Đóng 2S1/__ / 10-12

24V 24V √
Cảm biến quang S1
/ Đóng S1/__ / 10-25
Điện áp điều khiển
24V 24V √
Cảm biến quang S2
/ Đóng S2/__ / 10-26
Điện áp điều khiển

. Kiểm tra chức năng của mạch điều khiển điện khí nén
Kiểm tra chức năng   Điểm
Cung cấp nguồn khí nén √
Kiểm tra chức năng đi ra/đi về của Xylanh qua tác động bằng tay √
Điều chỉnh vận tốc đi ra của Xylanh chậm √

Trang 64
Hành trình đi ra đạt yêu cầu khi chưa hiệu chỉnh tiết lưu √
Qua tác động của S1 và Auto Xylanh sẽ được điều khiển đi ra √
Qua tác động của Stop Xylanh sẽ được điều khiển đi về √
Tại áp suất lớn hơn là 6 bar của B1, Xylanh sẽ được điều khiển đi về √
và đèn báo tín hiệu sáng.
Khởi động lại, hệ thống không hoạt động !
Đánh giá, hoạt động của mạch điều khiển trong Bài tập đạt yêu cầu √
hay không?
Nếu mạch điều khiển hoạt động không đúng yêu cầu, hãy giải thích √
nguyên nhân.

3.6. Các yêu cầu kỹ thuật cài đặt hệ thống


3.6.1. Kết cấu cơ khí
Thực tiễn

Sai

Đúng

kĩ thuật
Yêu cầu

Trang 65
Trang 66
Đường dây điện và đường Được phép đi chung đường cáp Đầu thừa dây thít quá dài gây Các dây thít được buộc Khoảng
ống được luồn vào ruột gà điện, cáp quang, đường ống khí tổn thương nguy hiểm. chắc chắn và cân đối. cách giữa
khi chúng xuất phát từ một các điểm
gọn gàng
modun di chuyển giữ cáp
không lớn
hơn 100 -
Trang 67
Khoảng cách từ đầu Các va chạm Không đặt các dụng cụ lên Không đặt các dây Tất cả các phần tử, các Không có các chi tiết hay các
nối khí đến dây thít giữa cab, các cơ hệ thống điện hoặc dây ống lên modun phải được cố môdun vỡ, nguy hiểm hay
đầu tiên là 60 mm +/- cấu chấp hành hệ thống định thiếu (như không cab, dây
5 mm và phôi trong nối...)
quá trình đánh
giá
Các va chạm tự
do của tất cả các
cơ cấu chấp
hành với phôi
Trang 68
Các trạm phải đặt Sử dụng tối thiểu hai vít và Mọi thứ phải chạy ngang Không có dây dẫn Các đầu vít không
Yêu cầu
ngang bằng (Độ lệch vòng đệm để có định các ống trên các khe, rãnh kể cả đơn nào đi qua toét, hỏng rãnh xiết
kĩ thuật
cho phép lớn nhất là ghe, các modun như trong các dây dân màu phía trên cùng
5mm) hình vẽ hoặc bên góc của
đường dẫn mà
không sử dụng giá
Đúng
Sai
Thực tiễn

3.6.2. Điện
Trang 69
Các đầu cáp nối kim Chiều dài ở các phần cuối Tất cả các đầu sắc cốt được cách ly Tối thiểu 10 cm Các đường cab phải
loại không nhìn thấy cab là cần thiết đối với tất cả các đầu dây dự phòng được tách rời trong
được ở phần cuối sắc nối dây trong đường ghe cùng một đường ghe
cốt cab cab
Trang 70
Các đường ghe dẫn cab Không có các lỗ cab khi nó Không được làm hư Đầu cắt cab hoặc cab thò bên Không có dây dẫn nào đi qua
phải được đóng kín và không được sử dụng hại các cách ly ngoài ghe cab. đường ray trên đầu hoặc góc
tất cả đều phải nằm dưới nhọn mà không sử dụng 2 giá
nắp đậy Không có sự thay thế đường Sự chấp nhận sẽ được các đỡ cáp
dẫn cab chuyên gia thông báo
Trang 71
Yêu cầu Các đường ống Các đường ống không Tất cả các đầu nối
kĩ thuật phải được đi gọn chạy trong đường ghe đường dẫn khí
gàng, chắc chắn cab không bị dò

< 25 mm
Sai
Đúng

> 25mm
Đúng
Sai

Không có các mảnh


vỡ trong đường ghe

Bán kính của dây


Thực tiễn

dẫn ánh sáng


3.6.4. Các yêu cầu khác
3.6.3. Khí nén

cab

O – 10
O – 10
Tất cả các chi tiết
không sử dụng phải
O – 10
được phân loại trên
bàn

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN


4.1. Kết quả đạt được:
4.1.1 Về mặt lý thuyết:
“Nghiên cứu, xây dựng chương trình điều khiển PLC cho thiết bị khí nén
sử dụng xi lanh quay 90o cung cấp phôi”.
Em đã hoàn thành được những nội dung sau :
Trang 72
Chương 1: Yêu cầu công nghệ :
- Đặt vấn đề: Mô hình này cho chúng ta cái nhìn thực tế nhất về một hệ thống tự
đông hóa trong quá trình sản xuất, vậy những lợi ích mang lại khi ta ứng dụng một hệ
thống tự động vào sản xuất. Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép cải thiện
điều kiện sản xuất. Các quá trình sản xuất sử dụng quá nhiều lao động sống rất dễ mất
ổn định về giờ giấc, về chất lượng gia công và năng suất lao động, gây khó khăn cho
việc điều hành và quản lý sản xuất. Các quá trình sản xuất tự động cho phép loại bỏ
các nhược điểm trên. Đồng thời tự động hóa đã thay đổi tính chất lao động, cải thiện
điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính
lặp đi lặp lại nhàm chán, khắc phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động
chân tay.
- Giới thiệu mô hình chung: Mô hình có cơ cấu chấp hành chính là 2 xi lanh gồm xi
lanh quay, xi lanh hành trình, được liên kết với nhau bằng bulong. Các nút nhấn và
cảm biến là những thiết bị dùng để cung cấp tín hiệu đầu vào cho bộ điều khiển. Bộ
điều khiển là thiết bị PLC S7_1200 1214 AC/DC/RLsẽ nhận dữ liệu vào rồi giải mã và
xử lý dữ liệu để điều khiển cơ cấu chấp hành.
- Giải pháp nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích đặc điểm của các linh kiện như xi
lanh, van khí và cảm biến. Thiết kế giải pháp điều khiển bằng PLC cho trạm cấp phôi.
Nhằm mục đích để có được một mô hình trạm cung cấp phôi tự động hoàn chỉnh về
mặt cơ khí cũng như về phần điều khiển. Tính toán thiết kế mô hình sao cho mô hình
vừa thẩm mỹ, an toàn và hoạt động ổn định nhất.
- Ưu điểm, nhược điểm của trạm cung cấp phôi bằng khí nén: Trạm của rất nhiều
ưu điểm như thực hành ở mọi nơi và không giới hạn về số lượng. Dễ dàng vận chuyển
bằng đường ống khí nén. Môi trường làm việc sạch sẽ. Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt
độ bên ngoài và rất ít rủi ro khi hoạt động...Xong bên cạnh đó vẫn còn những nhược
điểm nhỏ như hiệu chỉnh tốc độ dịch chuyển piston chất lượng thấp và khi hoạt động
sẽ phát ra một số tiếng ồn.
- Khả năng ứng dụng vào thực tế: Vì đây là mô hình hết sức gần gũi với sinh viên
nên rất tốt cho việc đưa ứng dụng vào bài giảng và thực hành trong quá trình học tập
tại xưởng cơ điện của trường.
Chương 2 :Tính toán thiết kế mô hình:
- Phân tích yêu cầu công nghệ:
Tại thời điểm ban đầu, khi phôi đã được cấp vào vị trí, lúc này sẽ có cảm biến
S1 phát hiện ra phôi, sau t(s) xi lanh 1A đi ra kẹp phôi. Xi lanh 2A khi nhận tín hiệu
cảm biến 1S2 của xi lanh 1A, sau t(s) xi lanh 2A sẽ quay 1 góc 90o đến vị trí cảm biến
S2. Sau khi S2 phát hiện ra phôi, sau t(s) xi lanh 1A đi về. Xi lanh 2A sau khi nhận tín
Trang 73
hiệu cảm biến 1S1, sau t(s) khi phôi được đưa đi xi lanh 2A quay lại vị trí ban đầu. Và
cứ thế khi có phôi chu trình lặp lại liên tục.
+) Dự trữ đủ số lượng phôi theo yêu cầu gia công của máy, nghĩa là năng suất
của hệ thống phải phù hợp với khả năng của máy.
+) Đảm bảo phôi có vị trí xác định trong không gian trước khi đưa vào vùng
gia công.
+) Vận chuyển phôi vào đúng vị trí yêu cầu .
+) Đảm bảo phôi không bị văng ra trong quá trình vận chuyển.

-Thiết kế và lựa chọn phần tử khí nén :


Trong các dây truyền sản xuất cần có các thiết bị phân loại, cung cấp và vận
chuyển sản phẩm , hàng hóa …để giúp tối ưu nhân lực, rút ngắn thời gian, giảm sức
lao động, năng xuất cao . Vì vậy chúng em đưa ra đưa ra bài toán và giải pháp để có
khắc phục những yếu tố trên. Để giải quyết bài toán này cần phải sử dụng các phần tử
điện, điện khí nén, cơ cấu chấp hành và lập trình. Chúng ta có thể thấy cấu tạo chung
bao gồm: Phần điều khiển, cơ cấu chấp hành, van điều khiển, bộ điều áp, cảm biến.
Các phần tử đều được tính toán và lựa chọn một cách khoa học và hợp lý nhất. Tất cả
những linh kiện của phần điều khiển cũng như cơ cấu chấp hành để rất gần gũi với
sinh viên. Đó điều là những thiết bị mà sinh viên đã được học và thực hành ngay tại
các phòng thực hành của nhà trường. Từ đó áp dụng vào mô hình sẽ dễ dàng tìm hiểu
và xử dụng một kinh kinh hoạt và hiệu quả nhất. Ngoài ra hầu hết nhưng linh kiện này
đều có xuất sứ từ Việt Nam. Vì vậy ta có thể an tâm về chất lượng cũng như độ bền
của sản phẩm. Việc mua sản phẩm về để sử dụng cũng dễ dàng và không mất thêm
nhiều thời gian.

Chương 3: Lập chương trình điều khiển.


-Thiết kế hệ thống điều khiển :
Đối với mọi mô hình, phần quan trọng nhất chính là hệ thống điều khiển. Hệ
thống điều khiển cũng giống như bộ não của còn người. Vì vậy việc thiết kế cho hệ
thống điều khiển vô cùng quan trọng. Bộ điều khiển phải thông dụng với người dùng,
phải đọc và xử lý được nhiều thông tin nhiều ngôn ngữ lập trình. Bên cạnh đó còn phải
mạnh mẽ, bền bỉ và ổn định trong quá trình hoạt động. Để đáp ứng được điều đó thì
không 1 thiết bị nào phù hợp hơn là PLC . Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) S7-1200
mang lại tính linh hoạt và sức mạnh để điều khiển nhiều thiết bị đa dạng hỗ trợ các yêu
câu về điều khiển tự động. Sự kết hợp giữa thiết kế thu gọn, cấu hình linh hoạt và tập
Trang 74
lệnh mạnh mẽ đã khiến cho S7-1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo dành cho việc
điều khiển nhiều ứng dụng đa dạng khác nhau.

Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào và mạch
ngõ ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ.
Sau khi người dùng tải xuống một chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được yêu
cầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm trong ứng dụng. CPU giám sát các ngõ
vào và làm thay đổi ngõ ra theo logic của chương trình người dùng, có thể bao gồm
các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán phức hợp và việc
truyền thông với các thiết bị thông minh khác.

-Sơ đồ đấu nối hệ thống :


Để việc lập trình dễ dàng thì sơ đồ kết nối phải thật đơn giản nhưng phải thật
đầy đủ. Ta phải tính toán số đường dây ở mức tối thiểu. Cách bố trí cũng phải thật
khoa học. Các đường dây phải gọn gàng. Và để cho an toàn cho các linh kiện và dễ
dàng cho việc bảo trì cũng như sửa chữa, Khi đấu nối các phần tử của bộ điều khiển
thông qua cầu đấu. Đây là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu để đáp ứng những nhu cầu
trên.
-Chương trình điều khiển :
Nói đến bộ điều khiển thì không thể không nhắc đến chương trình điều khiển.
Để có một chương trình điều khiển đơn giản mà lại đáp ứng được hiểu quả. Cụ thể ở
đây là chương trình điều khiển PLC. Ta sẽ nghiên cứu và sử dụng phần mềm TIA
trong quá trình viết chương trình điều khiển. TIA Portal – phần mềm cơ sở tích hợp tất
cả các phần mềm lập trình cho các hệ thống tự động hóa và truyền động điện. Phần
mềm lập trình mới này giúp người sử dụng phát triển, tích hợp các hệ thống tự động
hóa một cách nhanh chóng, do giảm thiểu thời gian trong việc tích hợp, xây dựng ứng
dụng từ những phần mềm riêng rẽ.

4.1.2 Về mặt thực hành:

4.2. Những kết quả chưa đạt được


Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án này vẫn còn một số vấn đề
chưa giải quyết triệt để.
- Các thiết bị cơ khí vẫn chưa đạt được độ chính xác nhất.
- Việc thay thế thiết bị ,sửa chữa còn gặp nhiều khó khăn...
Trang 75
4.3. Đánh giá kết quả và những tồn tại
- Sử dụng được các phần mềm mô phỏng như: CAD, INVENTOR, FLUIDSIM
để thiết kế mạch điện và mô hình lắp đặt.
- Hệ thống đã thực hiện được nhiệm vụ của đề tài và đáp ứng được các bài
toán trong thực hành và giảng dạy.
- Sử dụng được các thiết bị trong công nghiệp như máy cắt, máy khoan…….
- Hình thành những kỹ năng cơ bản về lắp đặt một hệ thống điều khiển điện –
khí nén.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế.
Em kính mong sự giúp đỡ, cảm thông , cùng sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô.
4.4. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật khí nén, các phần tử trong hệ thống
khí nén, ứng dụng khí nén.Nhận thấy rằng khả năng ứng dụng của khí nén càng ngày
càng rộng rãi không chỉ trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải mà thiết thực
nhất là ngay trong đời sống.Kỹ thuật khí nén ngày càng được phát triển để tích hợp đa
dạng với các lĩnh vực công nghệ cao.Sự phát triển của khí nén gắn liền với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy LÊ QUANG HUY , cộng thêm sự giúp
đỡ của các thầy cô trong bộ môn CƠ ĐIỆN TỬ đến nay em đã hoàn thành đề tài :
“Nghiên cứu, xây dựng chương trình điều khiển PLC cho thiết bị khí nén sử dụng
xi lanh quay 90o cung cấp phôi”.
Các mặt đạt được :
- Nghiên cứu lắp đặt các phần tử trong hệ thống khí nén .
- Nghiên cứu lắp đặt hệ thống và mô hình điều khiển khiển thiết bị vận
chuuyển phôi bằng xi lanh quay 90o.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Em
kính mong sự giúp đỡ, cảm thông , cùng sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy LÊ QUANG HUY cùng sự
giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn CƠ ĐIỆN TỬ đã giúp đỡ em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Dung sai lắp ghép và Kỹ thuật đo lường. PGS.TS. Ninh Đức Tốn.
[2] Công nghệ chế tạo máy.
[3] Giáo trình kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén. ThS:Lê Quang Huy.
Trang 76
[4] Vẽ kỹ thuật. ThS: Nguyễn Duy Kiều.
[5] Danh mục các website tham khảo:
1. http://catalogdatasheet.com
2. http://ccsinfo.com/forum
3. http://dientuvietnam.net
4. http://diendandientu.com
5. http://codientu.org

Trang 77

You might also like