You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

NGHIÊN CỨU – TÍNH TOÁN – THIẾT KẾ


HỆ THỐNG SẤY CHÂN KHÔNG NHIỆT ĐỘ THẤP CHẾ PHẨM SINH HỌC VỚI
NĂNG SUẤT
1 TẤN NGUYÊN LIỆU /NGÀY
GVHD: TS. NGUYỄN TẤN DŨNG
SVTH: PHẠM THỊ XUÂN DUNG 15116075
NGUYỄN THỊ NHUNG 15116115

TP HỒ CHÍ MINH 10/2018

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................1

Đặt vấn đề ...................................................................................................................................1

Mục tiêu ......................................................................................................................................1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................1

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................1

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................2

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................................2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................2

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................2

Ý nghĩa khoa học .....................................................................................................................2

Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................................................2

Bố cục .........................................................................................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................................4

1.1. ...................................................................................................................... Cơ sở khoa học


...............................................................................................................................................4

1.1.1. Định nghĩa quá trình sấy .............................................................................................4

1.1.2. Phân loại .....................................................................................................................4

1.1.3. Tĩnh học của quá trình sấy ........................................................................................11

1.1.4. Động học của quá trình sấy ......................................................................................13

1.2. .......................................................................................... Tình hình nghiên cứu trong nước


.............................................................................................................................................16

1.3. .......................................................................................... Tình hình nghiên cứu ngoài nước


.............................................................................................................................................16

1.4. ............................................................................................................................ Vật liệu sấy


.............................................................................................................................................17

1.4.1. Giới thiệu về chế phẩm sinh học chitosan và chito – orligosaccharide COS ...........17
1.4.2. Quy trình thu nhận chitosan orligosaccharide ..........................................................24

1.4.3. Sản phẩm chitosan orligosaccharide COS ................................................................26

1.5. ......................................................................................................... Thiết bị sấy chân không


.............................................................................................................................................27

1.5.1. Hệ thống thiết bị sấy chân không .............................................................................27

1.5.2. Hệ thống tự động điều khiển máy sấy chân không ..................................................32

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH TOÁN...............................................37

2.1. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................................37

2.3. Sơ đồ nghiên cứu và tính toán ...........................................Error! Bookmark not defined.

2.4. Phương pháp tính toán và thiết kế .....................................................................................38

2.5. Phương pháp chế tạo .........................................................................................................40

2.5.1. Phương pháp gia công truyền thống ...........................................................................40

2.5.2. Phương pháp gia công tiên tiến...................................................................................42

2.6. Phương pháp tự động đo lường và điều khiển ..................................................................43

2.6.1. Phương pháp tự động đo lường...................................................................................43

2.6.2. Phương pháp tự động điều khiển. ...............................................................................45

Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY CHÂN KHÔNG NHIỆT ĐỘ THẤP48

3.1. Kết quả ..............................................................................................................................48

3.1.1. Các thông số ban đầu cần thiết cho tính toán thiết kế.................................................48

3.1.2. Tính toán cân bằng vật chất ........................................................................................48

3.1.3. Tính toán cân bằng năng lượng...................................................................................49

3.1.4. Tính toán cho hệ thống sấy .........................................................................................52

3.1.5. Tính toán hệ thống ......................................................................................................54

3.1.6. Thiết kế hệ thống.........................................................................................................60

3.2. Thảo luận ...........................................................................................................................62


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................63
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hệ thống sấy chân không.............................................Error! Bookmark not defined.


Hình 1.2: Sơ đồ sấy bằng không khí ............................................................................................11
Hình 1.3: Mô tả quá trình sấy lý thuyết [1] .................................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.4: Mô tả quá trình sấy thực tế [1] ....................................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.5: Sự thay đổi độ ẩm của vật liệu trong quá trình sấy .....Error! Bookmark not defined.
Hình 1.6: Đường cong sấy ...........................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.7: Đường cong tốc độ sấy ................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.8: Công thức cấu tạo của chitosan (poly β -(1-4)-D- glucozamin) ..................................18
Hình 1.9: Sơ đồ quy trình thu nhận chitosan orligosaccharide dạng bột.....................................24
Hình 1.10: Máy sấy chân không trụ tròn YZG-600. ...................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.11: Máy sấy chân không vi sóng WHZ-0 ........................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.12: Máy sấy chân không đảo trộn SZG-0,1 .....................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.13: Thùng sấy chân không cánh đảo................................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.14: Máy sấy chân không trụ tròn (Trung tâm năng lượng)Error! Bookmark not defined.
Hình 1.15: Sơ đồ thiết bị sấy chân không băng tải ......................Error! Bookmark not defined.
Hình 1.16: Mô tả sơ đồ khối hệ tự động điều khiển ....................................................................32
Hình 1.17: Sơ đồ mô tả tín hiệu vào, ra .......................................................................................33
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu và tính toán .....................................................................................37
Hình 2.2: Cấu tạo thiết bị phay ....................................................................................................41
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Khả năng ức chế của COS đến các vi sinh vật khác nhau [45]...................................20
Bảng 1.2: Một số sản phẩm chứa COS trên thị trường................................................................26
Bảng 3.1: Các thông số trạng thái tại các điểm nút của chu trình [21]........................................48
Bảng 3.2: Tổng hợp số liệu tính toán...........................................................................................61
MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Khác với các sản phẩm bình thường khác. Chế phẩm sinh học chitosan oligosaccarit (COS)
đòi hỏi các yêu cầu khắt khe về phương pháp sấy, nếu sử dụng các phương pháp sấy thông thường
sử dụng nhiệt độ cao thì sản phẩm sau cùng thu được sẽ bị biến tính gây mất các hoạt tính sinh học
quý của chế phẩm sinh học. Vì thế yêu cầu phải tìm ra một phương pháp sấy tối ưu nhằm giữ được
tính chất sinh học của sản phẩm nhưng đồng thời có thể tiết kiệm và tối ưu hóa việc sản xuất.
Một trong những phương pháp sấy được sử dụng nhiều trong sấy chế phẩm COS là sử dụng
phương pháp sấy chân không ở nhiệt độ thấp hoặc sấy thăng hoa. Tuy quá trình sấy thăng hoa cho
sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất nhưng chi phí lại rất cao. Để khắc phục nhược điểm chi phí cao
đó, người ta sử dụng phương pháp sấy chân không ở nhiệt độ thấp. Phương pháp này giúp giữ đa
số các đặc tính của sản phẩm và chi phí bỏ ra không quá cao, tiết kiệm năng lượng (1).
Sấy chân không nhiệt độ thấp thì miền áp suất và nhiệt độ để thực hiện quá trình sấy tiếp
giáp với miền sấy thăng hoa và có thể bị giao thoa, tuy nhiên đối với công nghệ này sản phẩm không
cần lạnh đông, nhiệt độ môi trường sấy luôn nằm trong khoảng (25 – 55) oC, áp suất môi trường
thấp lân cận với 4,58 mmHg. Chính vì thế, sấy chân không nhiệt độ thấp có những ưu điểm như
sau: do quá trình sấy tiến hành sấy ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp do đó sản phẩm sấy chân không
giữ được hầu như đầy đủ các tính chất đặc trưng ban đầu của vật liệu: tính chất sinh học, hương vị,
màu sắc, hình dáng, cấu trúc xốp và khả năng hoàn nguyên rất tốt, sản phẩm bảo quản lâu và ít bị
tác động bởi điều kiện ngoài. Chi phí năng lượng giảm hơn một nửa so với sấy thăng hoa (1)
Chính vì những lí do đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “ thiết kế hệ thống sấy
chân không nhiệt độ thấp để sấy chế phẩm sinh học COS”.
Mục tiêu
Nghiên cứu việc tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy chân không phù hợp sinh viên.
Ngoài ra phải kiểm soát chặt chẽ quá trình sấy để đạt được sản phẩm có chất lượng tốt nhất
và giữ được các đặc tính sinh học quý của chế phẩm.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp làm việc liên tục năng suất 1 tấn/ 1 ngày
với nguyên liệu là chế phẩm sinh học Chitosan Oligosaccarit.

1
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về thiết bị sấy chân không nhiệt độ thấp dùng để sấy chế phẩm sinh học Chitosan
Oligosaccarit.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá nguyên liệu COS: Cấu tạo hóa học, tính chất vật lý, hoạt tính
sinh học và các thông số về nguyên liệu sấy.

Tổng quan phân tích, tổng hợp tài liệu để xác định các thông số nhiệt vật lý cần thiết cho quá
trình tính toán thiết kế.

Nghiên cứu công nghệ và sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp làm
việc liên tục.

Tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp năng suất 1 tấn/ 1 ngày.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu và tra cứu.

Phương pháp tính toán, thiết kế dựa vào các định luật bảo toàn (bảo toàn năng lượng, bảo
toàn vật chất).

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa khoa học

Làm cơ sở khoa học trong việc thực nghiệm khảo sát các tính chất nhiệt - vật lý của nguyên
liệu sấy ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt. Ngoài ra còn nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt tới
hoạt tính sinh học của chế phẩm sinh học.

Khẳng định ý nghĩa lớn lao, đóng góp của khoa học kỹ thuật vào đời sống xã hội.

Góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển

Ý nghĩa thực tiễn

Tạo chế phẩm sinh học COS dạng bột có hoạt tính sinh học cao và dễ bảo quản để ứng dụng
trong nông nghiệp để kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng ung thư, tăng cường miễn dịch.

Hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp năng suất 1 tấn/ 1 ngày nguyên SOS có thể được sử
dụng cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học và viện nghiên cứu.

Giảm chi phí và năng lượng sản xuất từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng sức tiêu thụ.
2
Bố cục

Đồ án “Thiết kế hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp để saayscheesphaarm sinh học-
Chitosan Oligosaccharit với năng suất 1 tấn/1 ngày”, bao gồm các phần:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2. Tổng quan

Chương 3 . Phương pháp nghiên cứu và tính toán

Chương 4. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy và thảo luận

Kết luận và đề xuất

Ngoài ra còn có phần tóm tắt đồ án, mở đầu, tài liệu tham khảo, danh sách bảng biểu và danh
sách hình ảnh, danh mục chữ viết tắt, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.

3
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở khoa học


1.1.1. Định nghĩa quá trình sấy
Sấy là quá trình tách một phần hay phần lớn lượng ẩm có trong vật ẩm. Quá trình sấy rất
phứt tạp và không ổng định, trong đó đồng thời xảy ra nhiều quá trình như truyền nhiệt từ tác nhân
sấy, dẫn nhiệt trong vật sấy, bay hơi ẩm, dẫn ẩm từ trong ra bề mặt của vật sấy, dẫn nhiệt trong vật
sấy, bay hơi của ẩm, dẫn ẩm từ trong ra bề mặt sấy, truyền ẩm từ bề mặt vật sấy vào môi trường sấy
(tác nhân sấy) [8] [11] [17].

1.1.2. Phân loại


Dựa vào tác nhân sấy hay cách tạo ra động lực quá trình dịch chuyển ẩm mà chúng ta có hai
phương pháp sấy: phương pháp sấy nóng và phương pháp sấy lạnh.
1.1.2.1. Phương pháp sấy nóng
Trong phương pháp sấy nóng, tác nhân sấy và vật liệu sấy được đốt nóng. Do tác nhân sấy
được đốt nóng nên độ ẩm tương đối φ giảm dẫn đến phân áp suất hơi nước pam trong tác nhân sấy
giảm. Mặt khác do nhiệt độ của vật liệu sấy tăng lên nên mật độ hơi trong các mao quản tăng và
phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật cũng tăng theo công thức [10]:
pr  2h 
Φ= = exp   (1.1)
po  po  r 
Trong đó:
pr_ áp suất trên bề mặt cột mao dẫn, n/m2.
po_ áp suất trên bề mặt thoáng, n/m2.
δ_sức căng bề mặt thoáng,n/m2.
 h _ mật độ hơi trên cột dịch thể trong ống mao dẫn, kg/m3.

 o _ mật độ dịch thể, kg/m3.

Như vậy, trong hệ thống sấy nóng có hai cách để tạo ra độ chênh phân áp suất hơi nước giữa
vật liệu sấy và môi trường. Cách thứ nhất là giảm phân áp suất của tác nhân sấy bằng cách đốt nóng
nó và cách thứ hai là tăng phân áp suất hơi nước trong vật liệu sấy [10] [11].
Như vậy, nhờ đốt nóng cả tác nhân sấy và vật liệu sấy hay chỉ đốt nóng vật liệu sấy mà hiệu
phân áp giữa hơi nước trên bề mặt vật (pab) và phân áp của hơi nước tác nhân sấy (pam) tăng dần
đến làm tăng quá trình dịch chuyển ẩm từ trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt và đi vào môi trường.
[11].
4
Dựa vào phương thức cấp nhiệt cho vật liệu sấy người ta phân ra phương pháp sấy nóng ra
các loại như sau:
 Hệ thống sấy đối lưu
Trong hệ thống sấy đối lưu, vật liệu sấy nhận nhiệt bằng đối lưu từ một dịch thể nóng mà
thông thường là không khí nóng hoặc khói lò. Các tác nhân sấy được đốt nóng rồi vận chuyển đến
trao đổi nhiệt với vật sấy. Hệ thống sấy đối lưu như vậy có nhiều phương pháp để thực hiện: sấy
buồng, sấy hầm, sấy khí động, sấy thùng quay, ... [10].
 Hệ thống sấy tiếp xúc
Trong hệ thống sấy tiếp xúc, vật sấy được trao đổi nhiệt với một bề mặt đốt nóng. Bề mặt
tiếp xúc với vật sấy có thể là bề mặt vật rắn hay vật lỏng. Nhờ đó người ta làm tăng sự chênh lệch
áp suất hơi nước. Các phương pháp thực hiện có thể là sấy kiểu trục cán, sấy kiểu lô quay, sấy
dầu,... [10].
 Hệ thống sấy bức xạ
Vật sấy được nhận nhiệt từ nguồn bức xạ để ẩm dịch chuyển từ trong lòng vật ra bề mặt và
từ bề mặt ẩm khuếch tán vào môi trường. Nguồn bức xạ thường dùng là đèn hồng ngoại, dây hay
thanh điện trở. Sấy bức xạ có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên hay trong buồng kín [10].
 Hệ thống sấy dùng điện cao tần
Hệ thống sấy này sử dụng năng lượng điện có tầng số cao để làm nóng vật sấy. Vật sấy được
đặt trong từ trường điện từ do vậy trong vật xuất hiện dòng điện và dòng điện này nung nóng vật cần
nung. Hệ thống này thường sấy các vật mềm và thời gian nung ngắn [10].
- Ưu điểm của phương pháp sấy ở nhiệt độ cao:
+ thời gian sấy bằng các phương pháp sấy nóng ngắn hơn so với phương pháp sấy lạnh.
+ năng suất cao và chi phí ban đầu thấp.
+ nguồn năng lượng sử dụng cho phương pháp sấy nóng có thể là khói thải, hơi nước nóng,
hay các nguồn nhiệt từ dầu mỏ, than đá, rác thải,... cho đến điện năng.
+ thời gian làm việc của hệ thống cũng rất cao.
- Nhược điểm của hệ thống sấy ở nhiệt độ cao:
+ các vật sấy không cần có các yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ.
+ sản phẩm sấy thường hay bị biến màu và chất lượng không cao.

5
Hình 1.1: Hệ thống sấy nóng - Sấy đối lưu DSDL - 3
1.1.2.2. Phương pháp sấy lạnh
Khác với phương pháp sấy nóng, để tạo ra sự chênh lệch áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy
và tác nhân sấy, người ta giảm phân áp suất hơi nước trong tác nhân sấy bằng cách giảm dung ẩm
trong tác nhân sấy và độ ẩm tương đối (φ) theo công thức : [11].
Bd
pa = (1.2)
0,622  d
Trong đó:
pa_ phân áp suất hơi nước, kn/m2.
b_ áp suất khí trời, kn/m2.
d_ dung ẩm trong không khí.
Phân áp suất của môi trường không khí bên ngoài giảm xuống, độ chênh áp suất của ẩm
trong vật sấy vào môi trường xung quanh tăng lên. Ẩm chuyển dịch từ trong vật ra bề mặt sẽ chuyển
vào môi trường. Nhiệt độ môi trường của sấy lạnh thường thấp (có thể thấp hơn nhiệt dộ của môi
trường bên ngoài, có khi nhỏ hơn 0oc) [11].
 Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ t > 0

Với những hệ thống sấy mà nhiệt độ vật liệu sấy cũng như nhiệt độ tác nhân sấy xấp xỉ nhiệt
độ môi trường, tác nhân sấy thường là không khí được khử ẩm bằng phương pháp làm lạnh hoặc
6
bằng các máy khử ẩm hấp phụ, sau đó nó được đốt nóng hoặc làm lạnh đến các nhiệt độ yêu cầu
rồi cho đi qua vật liệu sấy. Khi đó do phân áp suất hơi nước trong tác nhân sấy bé hơn phân áp suất
hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy mà ẩm từ dạng lỏng bay hơi đi vào tác nhân sấy. Như vậy, quy
luật dịch chuyển ẩm trong lòng vật và từ bề mặt vật vào môi trường trong các hệ thống sấy lạnh loại
này hoàn toàn giống như trong các hệ thống sấy nóng. Điều khác nhau ở đây là cách giảm pam bằng
cách đốt nóng tác nhân sấy (d = const) để tăng áp suất bão hoà dẫn đến giảm độ ẩm tương đối φ.
Trong khi đó, với các hệ thống sấy lạnh có nhiệt độ tác nhân sấy bằng nhiệt độ môi trường thì ta sẽ
tìm cách giảm phân áp suất hơi nước của tác nhân sấy pam bằng cách giảm lượng chứa ẩm d kết hợp
với quá trình làm lạnh (sau khử ẩm bằng hấp phụ) hoặc đốt nóng (sau khử ẩm bằng lạnh) [10][11].

Hình 1.2: Hệ thống sấy lạnh (sấy bơm nhiệt) DSL-04


 Hệ thống sấy thăng hoa
Phương pháp sấy thăng hoa được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp. Chế độ làm
việc thấp hơn điểm ba thể của nước (t = 0,00980c, p = 4,58mmhg). Quá trình sấy được thực hiện
trong một buồng sấy kín. Giai đoạn đầu là giai đoạn làm lạnh sản phẩm, trong giai đoạn này do hút
chân không làm áp suất trong buồng sấy giảm, ẩm thoát ra chiếm khoảng 10÷15% [8]. Việc bay
hơi ẩm làm cho nhiệt độ vật liệu sấy giảm xuống dưới điểm ba thể, có thể làm lạnh vật liệu trong
buồng làm lạnh riêng. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn thăng hoa, lúc này, nhiệt độ trong buồng sấy
đã ở chế độ thăng hoa. Ẩm trong vật dưới dạng rắn sẽ thăng hoa thành hơi và thoát ra khỏi vật. Hơi
ẩm này sẽ đến bình ngưng và ngưng lại thành lỏng sau đó thành băng bám trên bề mặt ống. Trong

7
giai đoạn này nhiệt độ vật không đổi. Giai đoạn sau cùng là giai đoạn bay hơi ẩm còn lại. Trong
giai đoạn này nhiệt độ của vật tăng lên, ẩm trong vật là ẩm liên kết và ở trạng thái lỏng. Quá trình
sấy ở giai đoạn này giống như quá trình sấy ở các thiết bị sấy chân không thông thường. Nhiệt độ
môi chất trong lúc này cũng cao hơn giai đoạn thăng hoa [8] [10] [11].

Hình 1.3: Hệ thống sấy thăng hoa DS-9 (Version 3)


Ưu điểm của phương pháp sấy thăng hoa là nhờ sấy ở nhiệt độ thấp nên giữ được các tính
chất tươi sống của sản phẩm, nếu dùng để sấy thực phẩm sẽ giữ được chất lượng và hương vị của
sản phẩm, không bị mất các vitamin. Tiêu hao năng lượng để bay hơi ẩm thấp. Tuy nhiên phương
pháp này có nhược điểm là giá thành thiết bị cao, vận hành phức tạp, người vận hành cần có trình
độ kỹ thuật cao, tiêu hao điện năng lớn., số lượng sản phẩm cần sấy bị giới hạn , không thể tăng
năng suất vì kích thước buồng sấy quá lớn, các thiết bị cho buồng chân không cũng cần được kín.
Dầu bôi trơn cho các máy móc hoạt động cũng là loại đặc biệt, đắt tiền và khó kiếm để thay thế, bổ
sung [8].
 Hệ thống sấy chân không
Hệ thống sấy chân không gồm có buồng sấy, thiết bị ngưng tụ và bơm chân không. Vật sấy
được cho vào trong một buồng kín, sau đó buồng này được hút chân không (ở áp suất lớn hơn 4,56
mmhg). Lượng ẩm trong vật được tách ra khỏi vật và được hút ra ngoài. Nhiệt độ trong buồng sấy
dao động xung quanh nhiệt độ ngoài trời. Phương pháp này phức tạp bởi khả năng giữ buồng chân
không, thể tích luôn giới hạn đến mức độ nào đó. Chính vì vậy phương pháp này không được sử
dụng phổ biến như các phương pháp khác mà chỉ được sử dụng để sấy các vật liệu, dược liệu quý
hiếm, với số lượng nhỏ [10] [11].

8
Hình 1.4: Hệ thống máy sấy chân không nhiệt độ thấp DSV-xx tự động điều khiển bằng IoT
 Lựa chọn phương pháp sấy: sau khi tìm hiểu tổng quan về các quá trình sấy, nhóm
nhận thấy quá trình sấy chân không đáp ứng được các nhu cầu về chất lượng của nguyên liệu và
phù hợp với điều kiện kinh tế. Do đó, chúng tôi chọn sấy chân không kết hợp nhiệt độ thấp cho
vật liệu sấy là chế phẩm sinh học chitosan oligosaccharide (COS).
1.1.3. Phương pháp sấy chân không
Phương pháp sấy chân không được áp dụng để sấy các loại vật liệu có chứa nhiều hàm lượng
tinh dầu, hương hoa, dược phẩm; các nông sản thực phẩm có yêu cầu nhiệt độ sấy thấp nhằm giữ
nguyên chất lượng và màu sắc, không gây phá hủy, biến tính các chất; và đặc biệt phương pháp sấy
chân không được dùng để sấy các loại vật liệu khô chậm khó sấy (như gỗ sồi, gỗ giẻ...), các loại gỗ
quí nhằm mang lại chất lượng sản phẩm sấy cao đáp ứng được các yêu cầu sử dụng trong và ngoài
nước, rút ngắn đáng kể thời gian sấy,và đặc biệt là có khả năng tiến hành sấy ở nhiệt độ sấy thấp
hơn nhiệt độ môi trường. Do đó sản phẩm sấy chân không giữ được hầu như đầy đủ các tính chất
ban đầu của vật liệu, sản phẩm bảo quản lâu và ít bị tác động bởi điều kiện bên ngoài [10] [11].
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp sấy chân không vẫn còn chưa được sử dụng phổ
biến trong công nghệ sấy nước nhà. Bởi do giá thành thiết bị cao, vận hành phức tạp, rất khó đảm
bảo độ kín cho một hệ thống chân không lớn. Do đó phương pháp sấy này chỉ được áp dụng với
quy mô nhỏ, dùng sấy những loại vật liệu quí hiếm, khô chậm, khó sấy và có yêu cầu cao về chất
lượng.

9
Một hệ thống sấy chân không thường được cấu tạo từ buồng sấy, thiết bị ngưng tụ và bơm
chân không.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp sấy chân không đó là sự phụ thuộc vào áp suất điểm sôi
của nước. Nếu làm giảm (hạ thấp) áp suất trong một thiết bị chân không xuống đến áp suất mà ở
đấy nước trong vật bắt đầu sôi và bốc hơi sẽ tạo nên một dòng chênh lệch áp suất đáng kể dọc theo
bề mặt vật, làm hình thành nên một dòng ẩm chuyển động trong vật liệu theo hướng từ trong ra bề
mặt vật. Điều này có nghĩa là ở một áp suất nhất định nước sẽ có một điểm sôi nhất định, do vậy
khi hút chân không sẽ làm cho áp suất trong vật giảm đi và đến mức nhiệt độ vật (cũng là nhiệt độ
của nước trong vật) đạt đến nhiệt độ sôi của nước ở áp suất đấy, nước trong vật sẽ hóa hơi và làm
tăng áp suất trong vật và tạo nên một chênh lệch áp suất hơi p = (pbh- ph) giữa áp suất bão hòa hơi
nước trên bề mặt vật và phân áp suất hơi nước trong môi trường đặt vật sấy, đây chính là nguồn
động lực chính tạo điều kiện thúc đẩy quá trình di chuyển ẩm từ bên trong vật ra ngoài bề mặt bay
hơi của quá trình sấy chân không. Và ở đấy, dưới điều kiện chân không, quá trình bay hơi diễn ra
nhanh chóng và qua đó quá trình khô vật sẽ rất nhanh, thời gian sấy giảm xuống đáng kể. Bên cạnh
đó, nhờ chỉ sấy ở nhiệt độ thấp (có thể thấp hơn nhiệt độ môi trường) nên nhiều tính chất đặc trưng
ban đầu: tính chất sinh học, hương vị, màu sắc, hình dáng của sản phẩm được giữ lại gần như đầy
đủ. Sản phẩm sấy chân không bảo quản lâu dài và ít bị tác động bởi môi trường [8] [10] [11].
Chế độ sấy: tùy thuộc vào đặc tính, tính chất của từng loại vật liệu sấy sẽ ảnh hưởng đến tốc
độ sấy mà ta cần quan tâm xem xét để chọn các thông số áp suất, nhiệt độ thích hợp cho từng loại
vật liệu sấy.

Một số đơn vị của áp suất thường gặp trong kỹ thuật chân không:
1 pa = 1 n/m2
1 mmhg = 133,32 n/m2
1 mmh2o = 9,8 n/m2
1 bar = 105 n/m2
1 at = 9,8.105 n/m2 = 1 kg/cm2 = 10 mh2o.
1 torr = 1 mmhg
Phương pháp cấp nhiệt: trong buồng sấy chân không, đối tượng sấy thường được gia nhiệt
bằng phương pháp tiếp xúc hoặc bức xạ.
Với phương pháp cấp nhiệt bằng tiếp xúc, đối tượng sấy được đặt trực tiếp lên nguồn nhiệt
hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt qua những tấm vật liệu dẫn nhiệt tốt. Nguồn năng lượng nhiệt có thể
10
là điện năng hoặc hơi nước nóng. Để nâng cao hiệu quả truyền nhiệt cần tạo điều kiện tiếp xúc tốt
giữa đối tượng sấy và bề mặt dẫn nhiệt [10] [11].
Cấp nhiệt bằng bức xạ là phương thức cấp nhiệt cho đối tượng sấy có hiệu quả cao, đang
được sử dụng rộng rãi. Bởi bức xạ không chỉ tạo được một dòng cấp nhiệt lớn trên bề mặt vật
(khoảng 20  100 lần so với dòng nhiệt cấp do đối lưu), mà còn xuyên sâu vào lòng đối tượng một
lớp nhất định (phụ thuộc vào đặc tính quang học của nguồn và đối tượng) [10] [11].
Dòng năng lượng bức xạ Q chiếu vào đối tượng bị phản xạ một phần qr, hấp thụ một phần
QR Q Q
qa, và phần còn lại xuyên qua đối tượng qd. Tỉ lệ  R ; A  A ; D  D được gọi là độ phản xạ,
Q Q Q
độ hấp thụ, và độ xuyên suốt của đối tượng [10] [11].
X
Năng lượng bức xạ có hiệu quả nhiệt lớn nhất là bức xạ QR

hồng ngoại. Vì với bức xạ hồng ngoại các đối tượng có độ hấp
thụ lớn nhất. Sơ đồ bức xạ hồng ngoại lên đối tượng có bề dày
x được thể hiện ở hình 1.5. QA
Q
Nguồn năng lượng bức xạ hồng ngoại thường là các sợi QD
đốt của đèn điện hoặc các vật liệu rắn khác được đốt nóng đến
một nhiệt độ nhất định. Muốn chọn nguồn bức xạ có hiệu quả
cao để cấp nhiệt cần phải hiểu biết đặc tính quang học của đối
tượng sấy. Nguồn bức xạ cần chọn có độ chiếu cực đại ở bước Hình 1.5: Sơ đồ bức xạ hồng ngoại
sóng mà tại điểm đó đặc tính hấp thụ nhiệt của đối tượng sấy là lên đối tượng có bề dày x.
lớn nhất [11].
1.1.4. Tĩnh học của quá trình sấy
1.1.4.1. Sơ đồ hệ thống sấy
Ở đây, quá trình sấy sử dụng tác nhân sấy là không khí, được thể hiện qua hình 1.2:

Hình 1.6: Sơ đồ sấy bằng không khí [8]

11
Ban đầu, vật liệu sấy có khối lượng G1 và độ ẩm cao W1 được đưa vào thiết bị. Không khí
bên ngoài ở trạng thái 0 với lưu lượng L0, nhiệt độ t0 và độ ẩm φ0 được đưa vào thiết bị với trạng
thái (1), qua bộ phận đốt nóng Calorifer lên trạng thái (2) có nhiệt độ t2 sau đó đi qua nguyên liệu,
trao đổi nhiệt và ẩm sau đó chuyển sang trạng thái (3) với nhiệt độ t3, đi qua quạt hút và thải ra
ngoài. Nguyên liệu sau khi trao đổi nhiệt và ẩm với tác nhân sấy, ta thu được sản phẩm với khối
lượng G2 và độ ẩm mong muốn W2 [8] [11] [17].
1.1.4.2. Quá trình sấy lý thuyết
Với quá trình sấy lý thuyết, nhiệt bổ sung vào luôn bằng nhiệt tổn thất, do đó Qs = Qbs hay
∆ = 0 [8].
h3 − h1
qc = − ∆ = g(h3 − h1 ) (1.3)
d3 − d1
qc = g(h2 − h1 )
(1.4)

Hình 1.8: Mô tả quá trình sấy lý thuyết[8] Hình 1.7: Mô tả quá trình sấy thực tế [8]
Trong quá trình sấy thực tế (hình 1.8), lượng nhiệt bổ sung chung khác với lượng nhiệt tổn
thất, do đó ∆ ≠ 0. Từ đó ta có:
g (h3 − h1 ) − ∆ = g(h2 − h1 ) [8]
(1.5)

h3 − h2 = (1.6)
g
 Trường hợp 1: Qbs > Qs hay Qbs – Qs >0, ta suy ra được h3 – h2 > 0 hay h3 > h2 khi đó
điểm (3) ≡ (3’), ta có công thức:
ℎ3′ −ℎ2 Qbs – Qs
= [8] (1.7)
𝑑3′ −𝑑2 𝑊

12
h3’ = 2500,77.d3’ + 1,024.t3 (1.8)

∆d = d3 – d2 = d3’ – d2 (1.9)

 Trường hợp 2: Qbs < Qs hay Qbs – Qs < 0, ta suy ra được h3 – h2 < 0 hay h3 < h2 khi
đó điểm (3) ≡ (3”), ta có công thức [8]:

ℎ3′′ −ℎ2 Qbs – Qs


= (1.10)
𝑑3′′ −𝑑2 𝑊

h3’’ = 2500,77.d3’’ + 1,024.t3 (1.11)

∆d = d3 – d2 = d3’’ – d2 (1.12)
1.1.5. Động học của quá trình sấy
1.1.5.1. Vật liệu ẩm
Vật liệu ẩm, chứa một lượng nước đáng kể. Nước là thành phần của tổ chức động vật và thực
vật. Tuy nhiên, ở một lượng nước cao có thể dẫn đến hư hại sản phẩm do tác động của vi sinh vật.
Do đó, phần lớn các sản phẩm cần phải giữ khô [11].
Trạng thái vật liệu ẩm được xác định bởi độ ẩm và nhiệt độ của nó. Tính chất của vật liệu
ẩm được đặc trưng bởi tính chất nhiệt – vật lý và các thông số vật lý: nhiệt dung riêng, hệ số dẫn
nhiệt, … [3] [8] [11].
Trong lý thuyết sấy, độ ẩm của vật liệu được phân chia thành độ ẩm tương đối và độ ẩm
tuyệt đối.
 Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối còn gọi là độ ẩm toàn phần, là số phần tram khối lượng nước nước chứa
trong 1kg vật liệu ẩm [11]. Khối lượng chung của vật liệu ẩm được thể hiện qua:
G = Gn + G k
(1.13)
Ở đây: Gn là khối lượng nước (kg)
Gk là khối lượng chất khô tuyệt đối (kg).
Gn
Độ ẩm tương đối sẽ là: W= 100 % (1.14)
G

Trường hợp W = 0 ta có vật khô tuyệt đối [3] [8] [11].


 Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối là phần trăm khối lượng nước chia trong 1kg vật liệu khô [11].

13
Gn
Wk = . 100 (%) (1.15)
GK
 Độ chứa ẩm: chính là tỷ số giữa lượng chứa ẩm trong vật với khối lượng vật khô
tuyệt đối [8] [11].
Gn
u= , [ kg ẩm⁄kg vật khô ] (1.16)
GK
 Các dạng liên kết ẩm với vật liệu:
Nhiều công trình nghiên cứu cho phép đơn giản hóa việc phân loại các dạng liên kết nước,
nhưng hiện nay ta chia làm hai loại: nước tự do và nước liên kết [3] [8] [11].
- Nước tự do nằm ở bề mặt của vật, có áp suất hơi nước bão hòa ứng với nhiệt độ hiện
tại của vật ẩm. Nước tự do nằm trong vật ẩm là lượng nước tạo ra trên bề mặt của vật ẩm hơi nước
có áp suất riêng đạt giá trị bão hòa ở nhiệt độ hiện tại của vật ẩm [3] [8] [11].
- Nước liên kết tạo ra trên vật ẩm hơi nước có áp suất riêng phần nhỏ hơn áp suất hơi
bão hòa ứng với nhiệt độ của vật [3] [8] [11].
Các dạng liên kết ẩm được chia thành ba nhóm chính: liên kết hóa học, liên kết vật lý và liên
kết cơ vật lý [11].
Trong đó liên kết hóa lý không thể khử được bằng quá trình sấy. Mặt khác liên kết hóa học
của nước với vật liệu chỉ được loại bỏ nhờ tác động hóa học hoặc gia công nhiệt đặc biệt mạnh. Khi
sấy loại liên kết này khó loại bỏ [11].
 Quá trình bay hơi ẩm
Quá trình chuyển ẩm trong vật liệu sấy bao gồm: chuyển dời ẩm từ bên trong vật liệu ẩm tới
bề mặt của nó, ẩm bay hơi ở bề mặt, chuyển dời ẩm ở dạng hơi từ bề mặt vật liệu đến luồng không
khí sấy bao quanh vật liệu sấy. Ẩm chuyển dời từ bề mặt vật liệu sấy ra môi trường sấy chung
quanh, cần được đền bù bằng cách chuyển ẩm từ bên trong vật liệu sấy ra đến bề mặt của nó [3] [8]
[11].
Lượng ẩm bay hơi và chuyển từ bề mặt vật liệu ra môi trường xung quanh có thể tính theo
phương trình [11]:
Wbh = r. (PM - PB). F. T (kg) (1.17)
Trong đó: PM: áp suất riêng phần của hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy (N/m2)
PB: áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí (N/m2)
T: thời gian sấy (s; h)
r: hệ số bốc hơi (kg/N. s hoặc kg/m2 .h).

14
1.1.5.2. Vận tốc sấy và các giai đoạn sấy vật liệu ẩm
𝑑𝑊
 Vận tốc sấy [11] u= (kg/m2.h) (1.18)
𝐹.𝑑𝑇
Trong đó: W: lượng
ẩm bay hơi trong thời gian sấy (kg/h)
F: tổng bề mặt bay hơi của sản phẩm sấy (m2)
T: thời gian sấy (h)
Nếu vận tốc sấy không đổi, thời gian sấy có thể được tính theo công thức:
Gk
T= .(W1 – W2) (1.19)
𝑢.𝐹
Trong đó: Gk: khối lượng vật liệu sấy tính theo khối lượng khô tuyệt đối (kg/h)
W1, W2: độ ẩm ban đầu và ban cuối của sản phẩm sấy tính bằng kg/kg sản phẩm
khô tuyệt đối.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy [11]:
- Bản chất của sản phẩm sấy: cấu trúc, thành phần hoá học, đặc tính của liên kết
- Hình dáng và trạng thái của sản phẩm sấy
- Độ ẩm ban đầu, ban cuối và độ ẩm tới hạn của sản phẩm sấy.
- Nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc của tác nhân sấy.
- Chênh lệch nhiệt độ ban đầu và ban cuối của tác nhân sấy.
- Cấu tạo của thiết bị sấy, phương thức sấy và chế độ sấy.
 Các giai đoạn của vận tốc sấy:
Đường cong vận tốc sấy: biểu thị quan hệ giữa vận tốc sấy và độ ẩm của sản phẩm sấy, được
xác định bằng thực nghiệm.

Hình 1.10: Đường cong sấy W = f(T) Hình 1.9: Đường cong tốc độ sấy
15
Quá trình sấy đến độ ẩm cân bằng gồm các giai đoạn chính [3] [8] [11]:
- Giai đoạn đốt nóng sản phẩm sấy, tương ứng với đoạn AB.
- Giai đoạn vận tốc sấy không đổi (đẳng tốc), đoạn BK1.
- Giai đoạn vận tốc sấy giảm dần, tương ứng với đoạn K1C.
- Điểm K1 gọi là điểm tới hạn, tương ứng với độ ẩm tới hạn Wth, tại đó xuất hiện ẩm tự do.
Việc xác định hai giai đoạn sấy có ý nghĩa quan trọng để thiết lập chế độ sấy phù hợp với
từng giai đoạn sấy và từng loại sản phẩm sấy.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, việc nghiên cứu chế phẩm sinh học là một đề tài khá mới mẻ ở nước ta. Đa số các
nghiên cứu đều đề cập đến quy trình điều chế của một chế phẩm sinh học cụ thể và phương pháp
sấy chân không nhiệt độ thấp được lồng ghép vào quy trình sấy chế phẩm sinh học nên đa số đều
không đề cập rõ ràng các thông số cũng như cách thiết kế một.
Tiêu biểu như đề tài: “Nghiên cứu thu nhận hoạt chất sinh học chito-oligosaccharit (COS)
sử dụng các chế phẩm enzym” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai. Nghiên cứu về quy trình thu
nhận hoạt chất sinh học chito- oligosaccharit bằng nhiều phương pháp như kết tủa, sấy (sấy thăng
hoa, sấy phun nhiệt độ thấp, sấy chân không nhiệt độ thấp).
Ngoài ra còn có những đề tài rất hay về việc thiết kế hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp
mà tiêu biểu nhất phải kể đến công trình thiết kế “Hệ thống sấy chân không nhiệt độ thấp DSV-03,
tự động điều khiển và kiểm soát quá trình băng IoT” dưới sự hướng dẫn thầy TS. Nguyễn Tấn Dũng,
ThS. Lê Tấn Cương và ThS. Lê Thanh Phong nhóm nghiên cứu gồm các thành viên Trần Công
Dương, Vương Trung Hào, Đỗ Thùy Khánh Linh, Hoàng Văn Nhật, Phan Thị Hồng Như, Lê Văn
Tuấn, Võ Nguyễn Tường Vy thuộc trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh với
năng suất từ 20kg/mẻ đến 500kg/mẻ, mỗi mẻ (12-20)giờ, nhiệt độ môi trường sấy (25 – 55)oC, áp
suất môi trường sấy có thể điều chỉnh dưới 6,0mmHg; nhiệt độ ngưng tụ đóng băng dưới –35oC
thay thế cho hệ thống sấy thăng hoa với chi phí năng lượng tạo ra sản phẩm giảm (30 - 35)% so với
sấy thăng hoa, giá thành của mỗi hệ thống sấy chỉ khoảng ½ so với hệ thống sấy thăng hoa cùng
năng suất, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, làm cho các doanh nghiệp dễ dàng đầu tư hơn để
sản xuất, bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở ngoài nước, có rất nhiều nghiên cứu khoa học liên quan tới quá trình sấy chân không nhiệt
độ thấp và thấp và sử dụng phương pháp này để sấy các chế phẩm sinh học.
16
Đề tài nghiên cứu: “Effects of drying methods and conditions on release characteristics of
edible chitosan films enriched with Indian gooseberry extract” Của tác giả lPornpimon
Mayachiew và Sakamon Devahastin nói về ảnh hưởng của phương pháp sấy tới chế phẩm Chitosan
và đề ra các phương pháp phù hợp trong đó có nêu phương pháp sấy chân không ở nhiệt độ thấp.
“Storage stability of vacuum-dried probiotic bacterium Lactobacillus paracasei F19” của
tác giả lP.Foerst, U.Kulozik, M.Schmitt, S.Bauer, C.Santivarangkna đề cập về việc sử dụng hệ
thống sấy chân không ở nhiệt độ thấp dùng để sấy các sản phẩm probiotic và khảo sát sự ổn định
của chế phẩm này trong quá trình bảo quản.
“Drying techniques of probiotic bacteria as an important step towards the development
of novel pharmabiotics” của tác giả GéraldineBroeck1, DieterVandenheuvelb1, Ingmar J.J.Claesb,
SarahLebeerb và FilipKiekens giới thiệu các phương pháp sấy sử dụng trong sản xuất các chế phẩm
sinh học probiotic trong đó đề cập tới việc sử dụng phương pháp sấy chân không nhiệt độ thấp.
1.4. Vật liệu sấy
1.4.1. Giới thiệu về chế phẩm sinh học chitosan và chito – orligosaccharide COS
Chitosan được chấp nhận như một thực phẩm giảm béo ở Châu Âu hơn 20 năm. Tuy nhiên
chitosan và chitin có một số các nhược điểm như enzym phân hủy chúng không có trong ruột, độ
nhớt cao nên không hấp thụ được bởi cơ thể tại pH trung tính, do vậy hiện nay sản phẩm thủy phân
của chúng là chito-oligosaccharit COS được chú ý đến như sản phẩm thay thế chitosan và chitin.
Các sản phẩm hiện nay được thương mại hóa trên thị trường chủ yếu dưới tên chitosan
oligosaccharit (COS) là sản phẩm thủy phân của chitosan. Khác với chitosan, các sản phẩm thủy
phân COS có thể dễ dàng tan trong nước và do vậy làm tăng khả năng ứng dụng của chúng so với
chitosan và chitin. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy các COS có hoạt tính sinh học cao và được
ứng dụng trong nông nghiệp để kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng ung thư, tăng cường miễn dịch.
Ngoài ra, các COS còn được ứng dụng nhiều trong công nghệ nano và như chất vận chuyển gen
trong liệu pháp trị liệu gen, một công nghệ trị bệnh mới hiện đại. Trong thực phẩm COS là thức ăn
ít năng lượng và hấp thụ chất béo và vì vậy được dùng để chữa béo. Nếu như chitosan chỉ vào dạ
dày và ruột, COS có thể tới ruột kết và bị phân huỷ bởi các enzym và được vận chuyển tới khắp cơ
thể. COS còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, tăng khả năng hấp thụ canxi, hạ lượng
axit uric trong máu. Ngoài các hoạt tính sinh học, chitooligosaccharide còn trở nên hấp dẫn hơn bởi
chúng rất dễ bị phân huỷ sinh học và vì vậy không tích luỹ làm ô nhiễm môi trường.
Nguồn nguyên liệu chitosan có nguồn gốc từ vỏ các loài giáp xác là một loại nguyên liệu rất
phổ biến ở nước ta nhưng từ trước đến nay vẫn chưa được tận dụng nhiều.
17
1.4.1.1. Chitosan
Chitosan là dân xuất đề acetyl hoá của chitin, trong đó nhóm (–NH2) thay thế nhóm (-
COCH3) ở vị trí C (2). Chitosan được cấu tạo từ các mắt xích D-glucosamin liên kết với nhau bởi
các liên kết β-(1-4)-glucoside, do vậy chitosan có thể gọi là poly β-(1-4)-2-amino-2-deoxi-D-
glucose hoặc là poly β-(1-4)-D- glucosamin (cấu trúc III) [16].

Hình 1.11: Công thức cấu tạo của chitosan (poly β -(1-4)-D- glucozamin)
Công thức phân tử: (C6H11O4N) n
Phân tử lượng: Mchitosan = (161,07) n
Tuy nhiên, trên thực tế thường có mắt xích chitin đan xen trong mạch cao phân tử chitosan
(khoảng 10%) [16].
Cũng giống như cellulose chitosan có cấu trúc dạng sợi. Tuy nhiên, không giống những dạng
sợi thực vật, chitosan có những đặc tính riêng biệt như khả năng hình thành màng, những đặc tính
cấu trúc sinh học, …Chitosan cũng mang điện tích dương vì thế có khả năng liên kết hoá học với
các ion mang điện tích âm như các chất béo và những axít đắng [16].
Deacetyl hoá cũng ảnh hưởng đến sự phân huỷ sinh học của chitosan. Quá trình deacetyl hoá
kéo theo sự loại bỏ nhóm acetyl từ chuỗi phân tử chitin, hợp chất thu được (chitosan) có nhóm (-
NH2) tham gia phản ứng hoá học mạnh. Điều này làm cho mức độ deacetyl hoá là thuộc tính quan
trọng trong sự sản xuất chitosan [47].
Độ deacetyl hoá của chitosan nằm trong phạm vi từ 56% đến 99% với mức trung bình là
80% phụ thuộc vào nguồn chitin [30, 38].
Chitosan có khối lượng phân tử khác nhau ứng với các nguồn chitin khác nhau. Khối lượng
phân tử chitin trong tự nhiên thường lớn hơn một triệu Daltons trong khi sản phẩm chitosan thương

18
mại có khối lượng phân tử từ 100,000 - 1,200,000 Daltons phụ thuộc vào quá trình xử lý của nhà
sản xuất [23, 25].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy chitosan có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn
hiệu quả. Đặc tính kháng khuẩn của chitosan phụ thuộc vào khối lượng phân tử của nó và loại vi
khuẩn. Ví dụ, chitosan có khối lượng 470 KDa đã ức chế hiệu quả vi khuẩn gram dương ngoại trừ
Lactbacillus sp., trong khi đó chitosan với khối lượng là 1,106 KDa thì có hiệu quả đối với vi khuẩn
gram âm. Chitosan thường có khả năng kháng khuẩn với các vi khuẩn gram dương (Listeria
monocytogenes, Bacillus megaterium, B. cereus, Staphylococcus aureus, Lactobacillus plantarum,
L. brevis, and L. bulgaris) hiệu quả hơn vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, Vibria
parahaemolyticus, Samonella typhimurium) với nồng độ chitosan là 0,1% [39].
Hiện nay, chitosan được sản xuất từ vỏ tôm bằng cả 2 phương pháp hoá học và sinh học.
Trong phương pháp hóa học, deacetyl hóa chitin bằng kiềm với các điều kiện phản ứng khác nhau
như nồng độ kiềm, thời gian phản ứng mà cho chitosan có các mức độ deacetyl khác nhau. Trong
phương pháp sinh học có thể dùng enzyme deacetylase để khử acetyl của chitin tạo thành chitosan.
Ngoài ra có thể kết hợp các enzyme khác trong quy trình hoá học để tăng hiệu quả sản xuất, giảm
ô nhiễm môi trường và tận thu các sản phẩm khác. Các enzyme này thường là protease như papain,
bromelain, và các enzyme từ động vật, thực vật, vi sinh vật có tác dụng khử protein trong nguyên
liệu ban đầu, còn deacetylase chủ yếu thu nhận từ việc nuôi cấy các vi sinh vật thường tồn tại nhiều
trên vỏ tôm, đặc biệt ở những nơi vỏ tôm đang phân huỷ [39].
1.4.1.2. Chitosan orligosaccharide (COS)
Chitosan oligosaccharit (COS) là chitosan phân tử lượng thấp, cấu tạo từ 3 đến 11 đơn vị
glucozamin liên kết với nhau thông qua cầu nối β-(1-4)-D- glucozit. COS (có mức polime hóa DP
thấp) có khả năng hòa tan tốt hơn các chitosan phân tử lượng thấp (LMWC-low molecular weight
chitosan) với mức DP cao hơn. Nói chung phân tử lượng của COS có thể lên đến 10 kDa. Trong
quá trình sản xuất COS, độ nhớt được dùng để xác định phân tử lượng trung bình của COS [51].
Chitosan và COS mang điện tích dương nên có thể liên kết chặt với bề mặt tích điện âm và
quyết định nhiều đặc tính sinh học của chúng. Thêm vào đó, chitosan và COS không độc, có khả
năng phân hủy sinh học và tương thích sinh học (không gây hại cho hệ sinh học) nên hứa hẹn nhiều
ứng dụng sinh học trong tương lai [51].
Không giống chitosan, COS có thể tan trong nước và hấp thụ dễ dàng bởi ruột, nhanh chóng
đi vào máu và có tác động sinh học lên cơ thể [15]. Ngoài ra COS còn có nhiều đặc tính sinh học
khác như kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm, hoạt tính chống lại sự phát triển của các khối
19
u, hoạt động như một tác nhân miễn dịch và liên kết với các protein kháng bệnh ở các loài thực vật
bậc cao [51].

Hình 1.12: Chitosan Oligosaccharide dạng bột


 Hoạt tính sinh học của Chitosan orligosaccharide COS
COS được biết có nhiều hoạt tính sinh học như kháng nấm [52], hoạt tính kháng vi khuẩn
[20, 27, 50], kháng các khối u, bướu [46], tăng cường khả năng miễn dịch [33], và bảo vệ chống lại
sự nhiễm trùng và oxi hóa [22, 35, 36, 42]. Các đặc tính của COS như mức độ polymer hóa (DP)
và mức độ acetyl hóa (DA), sự phân bố điện tích và các biến đổi hóa học có ảnh hưởng lớn đến hoạt
tính sinh học của chúng. Kích thước phân tử của COS được xem là thông số chính quan trọng liên
quan tới hoạt tính sinh học của chúng [46].
 Hoạt tính kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan và các dẫn xuất của chitosan đối với một số loại vi khuẩn
đã được biết đến và được xem là một trong các đặc tính quan trọng có liên quan trực tiếp đến tiềm
năng ứng dụng sinh học của chúng. Hoạt độ kháng khuẩn của COS phụ thuộc vào mức độ polime
hóa DP [24], mức deacetyl hóa DA [41, 50].
Nghiên cứu của Jeon và cộng sự đã chỉ ra rằng các COS có kích thước phân tử nhỏ 1kDa
đến lớn hơn 10 kDa đều có hoạt tính kháng hầu hết các vi khuẩn thử nghiệm và hoạt tính kháng
khuẩn tăng cùng với việc tăng kích thước phân tử [24]. Hơn nữa hoạt tính kháng vi sinh vật gây
bệnh của COS cao hơn hoạt tính kháng vi sinh vật không gây bệnh như vi khuẩn lactic [50].
Molloy và công sự đã quan sát được sự kháng Sclerotiniasclerotiorum gây bệnh cho cà rốt
của hỗn hợp COS bao gồm cả DP 1-6 với DP trung bình 7 [32].

20
Không giống chitin, chitosan và COS có nhóm amoni trong cấu trúc. Nhóm ion dương amino
này được cho là có chức năng kháng khuẩn và một vài giả thiết về cơ chế đã được đề xuất [14]. Cơ
chế cho rằng COS có thể thay đổi tính chất thẩm thấu của màng vi sinh vật và do vậy ngăn các chất
đi qua màng hay gây nên sự rò gỉ của tế bào và cuối cùng tiêu diệt tế bào được chấp nhận hơn cả
[21].
Nhóm amino mang điện tích dương của chitosan và COS có thể tạo phức với nhóm cacboxyl
mang điện tích âm của các hợp chất cao phân tử trên bề mặt tế bào của vi khuẩn. Nhóm phức này
tạp lớp màng không thẩm thấu xung quanh tế bào và ức chế quá trình trao đổi chất của tế bào. Với
cơ chế này, COS có nhiều nhóm amino dương hơn do vậy liên kết mạnh hơn với tế bào vi khuẩn
[18].
Bảng 1.1: Khả năng ức chế của COS đến các vi sinh vật khác nhau [45]

Độ đề acetyl hóa Khối lượng Nồng độ ức chế


Chủng vi sinh vật
(%) phân tử (kDa) nhỏ nhất (%)
Vi khuẩn Gram (-)
Escherichia coli 85 12 0.1
Escherichia coli 85 6 0.06
Escherichia coli O-157 90 5-10 0.12
Vibrio parahaemolyticus 75 1-10 0.4
Salmonella typhimurium 75-90 1-10 0.125
Pseudomonas aeruginosa 50-90 5-10 0.25
Vi khuẩn Gram (+)
Micrococcus luteus 90 5-10 0.031
Streptococcus mutans 90 5-10 0.008
Streptococcus faecalis 90 5-10 0.03
Staphylococcus epidermis 75-90 5-10 0.063
Staphylococcus aureus 50-90 1-10 0.125
Bacillus subtilis 75-90 5-10 0.125
Bacillus cereus 75-90 1-10 0.125
Lactobacillus plantarum 85 12 0.06
Bifidobacterium bifidum 85 12 0.0005

21
 Hoạt tính kháng u bướu
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chitosan và COS có thể ức chế sự phát triển
của tế bào u bướu bằng cách nâng cao tăng cường miễn dịch. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt
tính kháng khối u được quan tâm không vì trực tiếp giết chết các tế bào u bướu nhưng chúng có thể
làm tăng khả năng sản xuất lymphokines [48]. Các nghiên cứu lâm sàng trên chuột cho thấy COS
có khả năng ngăn chặn di căn trên tế bào ung thư biểu mô phổi [49]. Tuy nhiên, hoạt tính kháng u
bướu của COS phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc như mức độ deacetyl hóa, khối lượng phân tử [26].
Hơn nữa, các nghiên cứu hoạt tính kháng khối u của chitosan và các dẫn xuất đã phát hiện ra
deacetyl hóa một phần và carboxymethyl chitin với mức thay thế thích hợp sẽ tác động hiệu quả
đến việc kiểm soát các khối u [37]. Không giống với nhiều phân tử sinh học khác, COS có thể được
sử dụng trực tiếp qua đường uống và sẽ tác động khi vào trong ruột. Qui & cs. [43] đã chứng minh
rằng COS có thành phần tetramer và pentamer có thể ức chế sự phát triển của các tế bào khối u
S180 trong chuột sau khi cho chuột uống.
 Hoạt tính chống oxy hóa
Hoạt tính chống oxi hóa của của chitosan và các dẫn xuất của chúng đang được các nhà khoa
học quan tâm. Khả năng chống oxi hóa của COS phụ thuộc vào mức deacetyl hóa và kích thước
phân tử. COS với kích thước phân tử 1-3 kDa được xác định có tiềm năng loại các gốc khác nhau
[48]. COS với mức deacetyl hóa cao (DA 90%) thích hợp để loại các gốc tự do DPPH, hydroxyl,
superoxide [22]. Ngo và cộng sự đã chỉ ra rằng Na-COS với kích thước phân tử 1-3 kDa có khả
năng chống oxi hóa tốt hơn Na-COS <1kDa [48].
Cơ chế cụ thể về khả năng chống oxi hóa của COS còn chưa rõ rang. Tuy nhiên người ta cho
rằng khả năng hấp thụ ion kim loại của COS có ảnh hưởng lớn đến khả năng chống oxi hóa.
 Hoạt tính giảm béo
Trong các nghiên cứu trước đây, một số nhà khoa học đã chứng tỏ rằng chitosan có khả năng
liên kết với chất béo và ngăn cản sự hấp thụ chất béo trong ruột [47]. Một số nghiên cứu còn cho
thấy chitosan có thể làm giảm cholestrol trong máu của chuột. COS cũng có khả năng kiểm soát
cholesterol trong máu, đặc biệt COS có thể giảm cholesterol trong gan [17]. Không giống chitosan,
COS không làm tăng cường việc tổng hợp cholesterol bù, giảm các axit béo quan trọng, các vitamin
béo tan [34]. Do COS có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu nên có tác dụng tốt đối với những
người bị huyết áp cao, những người béo. Khả năng làm giảm cholesterol mở ra khả năng ứng dụng
COS đối với những người có nhu cầu giảm cân. Cơ chế giảm béo của chitosan và COS vẫn chưa
được làm sáng tỏ hoàn toàn [17].
22
Một giả thuyết cho rằng khả năng liên kết với các ion của COS với muối và axit mật (trong
ruột) đã ngăn chặn việc hình thành các mixel trong quá trình phân hủy lipit trong dạ dày. Một giả
thuyết khác cho rằng chitosan và COS có thể trực tiếp giữ các lipit và axit béo [17].
 Một số hoạt tính khác
Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh chitosan oligosaccharit có chức năng tăng cường hệ
thống miễn dịch [33], tăng cường sinh trưởng các tế bào vi khuẩn probiotic như Bifidobacterium và
vi khuẩn Lactic. Chitosan oligosaccharit có thể sử dụng như là một chất kích thích sinh trưởng được
bón cho cây trồng để cải thiện sản lượng hoa quả và rau và nó có thể ngăn chặn sự nhiễm sâu bệnh,
sản sinh các chất kháng khuẩn trong đất và làm phân bón sinh học [29].
Sản xuất phân bón và chất trừ sâu sinh học từ chitosan oligosaccharit đang là lĩnh vực mới
mẻ và đầy tiềm năng trong tương lai [23,24,45].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy chitosan oligosaccharit có thể sử dụng là tác nhân đông
tụ hiệu quả cho các hợp chất hữu cơ, nó đóng vai trò như một cái kìm liên kết các chất độc kim loại
nặng, nó hấp thụ các chất nhuộm và nồng độ nhỏ của phenol khác nhau trong công nghiệp xử lý
nước thải [14, 19, 23].
Trong ứng dụng đặc biệt này, chitosan tỏ ra có hiệu quả hơn các hợp chất cao phân tử khác
được tổng hợp nhân tạo, than hoạt tính và thậm chí cả chitin. Hơn nữa, nhóm amino trong chitosan
là nhóm hoạt động nhất và nó có thể đóng vai trò là tác nhân hấp thụ hiệu quả [23].
Chitosan oligosaccharit có cấu trúc dạng sợi, và có các thuộc tính giống như các chất có cấu
trúc sợi như cellulose nên có thể dùng cho những người ăn kiêng, thay thế các thức ăn chứa nhiều
calo [23, 28].
Chitosan oligsaccharit được dùng trong các quá trình xử lý sản phẩm, tạo gel, tạo độ mịn, bề
dày cho sản phẩm như trong quá trình sản xuất bánh quy và chế biến thịt (thay thế hàn the, cải tạo
cấu trúc sản phẩm thịt). Đặc biệt hơn chitosan oligsaccharit có thể hút nước trong sản phẩm nhằm
tránh một số quá trình lên men xảy ra trong khi bảo quản. Vì thế được ứng dụng làm chậm lại quá
trình bị thâm của rau quả. Nhờ bao gói bằng màng chitosan mà ức chế được hoạt tính oxy hóa của
các polyphenol, làm thành phần của anthocyamin, flavonoid và tổng lượng các hợp chất phenol ít
biến đổi, giữ cho rau quả tươi lâu hơn [14, 28].
Chitosan oligsaccharit tạo màng tốt với các protein có khả năng giữ ẩm tốt và đó là đặc tính
chủ yếu của các sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da … [44].

23
1.4.2. Quy trình thu nhận chitosan orligosaccharide

Chế phẩm enzyme


Celluclast Chitosan

Thủy phân

Thu dịch thủy


phân

Cô quay chân
không

Kết tủa bằng cồn

Sấy chân không

COS dạng bột

Hình 1.13: Sơ đồ quy trình thu nhận chitosan orligosaccharide dạng bột [31]
Bước 1: Chuẩn bị cơ chất và thực hiện phản ứng thủy phân
Chuẩn bị cơ chất: Chitosan 1.5 % được pha trong đệm axetate pH=5.0 ở nhiệt độ 40C và
khuấy mạnh. Sau khi chitosan tan hoàn toàn đưa pH của hỗn hợp lên 6.0 dùng NaOH.6N.
Thực hiện phản ứng thủy phân giữa cơ chất chitosan và chế phẩm enzyme Celluclast 1.5L
tại điều kiện nhiệt độ 500C, pH=6.0, tỷ lệ E: cơ chất (v/w) = 1: 0.7, thời gian phản ứng là 8h.
Sau 8h phản ứng thủy phân, ngừng phản ứng bằng cách nâng nhiệt độ lên 1000C trong 10
phút.
Bước 2: Thu dịch thủy phân
Dịch thủy phân sau phản ứng có chứa tạp chất và cặn bẩn nên được ly tâm lạnh 40C để loại
cặn bẩn và các tạp chất thô có trong đó.
24
Bước 3: Cô đặc dịch sau thủy phân bằng cô quay chân không
Dịch sau khi ly tâm có màu vàng nhạt, trong, có Bx = 30. Để thuận tiện cho những bước sau
thực hiện cô đặc dịch thủy phân đến Bx = 90 bằng thiết bị cô quay chân không.
Bước 4: Kết tủa dịch sản phẩm bằng cồn nguyên chất
Để kết tủa COS cho mục đích tinh sạch, người ta thường dùng dung môi hữu cơ như ethanol
hay acetone hoặc muối trung tính. Các dung môi hữu cơ khi thêm vào dung dịch nước sẽ làm giảm
hằng số điện môi của dung dịch, do đó làm thay đổi tính tan của COS và dẫn đến làm kết tủa COS.
Nồng độ của các dung môi gây kết tủa thường từ 80% (V/V) trở lên.
Sau quá trình thủy phân. COS được tách khỏi dịch bằng phương pháp kết tủa sử dụng cồn
etylic. Sử dụng cồn ethanol 99,7%, cho dịch sản phẩm vào cồn với các tỷ lệ khác nhau, thời gian
kết tủa 30 phút ở 40C. Sau đó tiến hành ly tâm ở 9000vòng/phút ở 40C trong 30 phút để thu kết tủa
và chuẩn bị cho quá trình sấy.
Bước 5: Sấy thu sản phẩm COS
Sản phẩm COS đang ở dạng lỏng, để bảo quản tốt hơn chúng tôi thực hiện sấy COS. Chúng
tôi thực hiện phương pháp sấy chân không nhiệt độ thấp.

Hình 1.14: Sản phẩm COS

25
1.4.3. Sản phẩm chitosan orligosaccharide COS
Sản phẩm COS dạng bột sấy bằng phương pháp sấy chân không nhiệt độ thấp có độ ẩm 12%.
Khi sử dụng chitosan có MW 6741 kDa thì sản phẩm COS thu được có MW trung bình là 3.466
kDa. Khối lượng phân tử trung bình của COS giảm gần 2000 lần so với khối lượng của cơ chất ban
đầu. Trên thị trường thế giới các sản phẩm có chứa COS đang được sử dụng dưới dạng các thực
phẩm chức năng, được nhiều nhà sản xuất và phân phối quan tâm. Dưới đây là một số sản phẩm
tiêu biểu.
Bảng 1.2: Một số sản phẩm chứa COS trên thị trường

Nhà sản
Tên sản phẩm xuất/phân Thành phần Hình ảnh
phối

29.25%
Chitosan
Kittolife Chitosan
Gold Tea
oligosaccharit

KL
Chitosan 100% Chitosan
Kittolife
Oligosaccha Oligosaccharit
ride 100

42% Chitosan
CHITO PEP Kittolife
Oligosaccharit

26
1.5. Thiết bị sấy chân không
1.5.1. Hệ thống thiết bị sấy chân không

Thông thường, một hệ thống sấy chân không có các thiết bị chính như sau:

- Buồng sấy chân không


- Thiết bị ngưng tụ - đóng băng
- Hệ bơm chân không
- Hệ thống tự động điều khiển.

Ngoài ra, hệ thống sấy chân không cần phải có một hệ thống lạnh cấp lạnh cho thiết bị ngưng
tụ - đóng băng, dàn lạnh ngưng tụ hơi nước, dàn nóng, quạt gió ngưng gas lạnh, van tiết lưu, van
điện từ, bình tách lỏng, bình chứa cao áp và bộ lọc [8].

1.5.1.1. Buồng sấy chân không

Hiện nay, hệ thống sấy chân không trên thị trường rất đa dạng và được chia thành 2 loại theo
phương thức gia nhiệt cho vật liệu:

 Thiết bị sấy chân không kiểu gián đoạn

Tủ sấy chân không là một thiết bị sấy đơn giản nhất, có dạng hình trụ hoặc hình hộp chữ
nhật, được cấp nhiệt bằng hơi nước, nước nóng hoặc sợi đốt điện trở. Vật liệu được xếp vào khay
và cho vào tủ sấy đặt trực tiếp lên nguồn nhiệt hoặc được cấp nhiệt bằng bức xạ. Trong thời gian
làm việc tủ được đóng kín và được nối với hệ thống tạo chân không (thiết bị ngưng tụ và bơm chân
không). Việc cho liệu vào và lấy liệu ra được thực hiện bằng tay. Tủ sấy chân không có năng suất
nhỏ và hiệu quả thấp nên nó được sử dụng chủ yếu trong phòng thí nghiệm [2] [12].

1-Thùng sấy
2-Áo nhiệt
3-Cánh đảo
4-Cửa tiếp liệu
5- Ống đảo phụ
6- Cửa tháo sản phẩm
7- Ống nối với thiết bi ngưng tụ
Hình 1.15: Thùng sấy chân không cánh đảo

27
Để tăng khả năng truyền nhiệt chuyển khối, sản phẩm trong thùng sấy được đảo trộn nhờ trục
gắn cánh đảo 3. Thùng sấy hình trụ dài có hai lớp để chứa và tải chất tải nhiệt (hơi nước hoặc nước
nóng).
Trục và cánh đảo có thể đổi chiều quay theo định kỳ (5 – 8 phút) để tăng sự đảo trộn đều đặn
và chống bết dính theo chiều quay. Ngoài các cánh đảo còn có các ống đảo phụ 5 để phá vỡ sự vón
cục và đảo đều theo chiều dọc thùng sấy. Năng suất thùng sấy phụ thuộc vào tính chất, độ ẩm ban
đầu của vật liệu, nhiệt độ của chất tải nhiệt và độ chân không.
Ở các thùng sấy này, tiếp liệu và tháo sản phẩm phần lớn đã được cơ giới hóa. Hơi thứ bốc
từ sản phẩm được dẫn qua bộ lọc tới thiết bị ngưng tụ. Đối với hơi nước thường dùng thiết bị ngưng
tụ dạng phun tia, còn với nhũng loại hơi cần thu hồi thì dùng thiết bị ngưng tụ bề mặt. Để hút khí
không ngưng người ta thường dùng bơm chân không vòng nước. Nguyên liệu cho vào thùng sấy
tốt nhất khoảng 80% thể tích thùng.
 Thiết bị sấy chân không liên tục
Quá trình sấy chân không liên tục có thể được thực hiện theo các nguyên lý:
- Thùng quay, băng tải, tháp cho các vật liệu dạng hạt.
- Với những vật liệu dạng hạt thường sấy trong các tháp sấy chân không
+ Đối với vật liệu rời, có thể sấy liên tục bằng thiết bị sấy chân không băng tải.
10 6 5
1
2 4

4
11

3 2
9 7

12
Hình 1.16: Sơ đồ thiết bị sấy chân không băng tải
1. Phểu tiếp liệu 5. Dàn cấp nhiệt. 9. Con lăn đỡ
2. Tang cấp liệu 6. Ống dẫn hơi cấp nhiệt. 10. Cửa rút chân không
3. Bộ dẫn động băng tải 7. Băng tải 11. Vít tháo sản phẩm
4. Cửa quan sát 8. Con lăn 12. Thùng tháo sản phẩm

28
+ Lô cuốn cho các vật liệu dạng dịch nhão.
- Với loại vật liệu lỏng có độ dính ướt cao, có thể sử dụng thiết bị sấy chân không lô cuốn.
Lô cuốn quay quanh trục nằm ngang được đốt nóng từ bên trong bằng hơi nước. Lô quay được một
vòng thì vật liệu cũng được sấy khô và được tay gạt gạt khỏi lô cán và tải vào vít tải hay tang tháo
liệu liên tục mà vẫn đảm bảo độ chân không
- Với nhưng vật liệu dạng bột nhão người ta sử dụng thiết bị sấy chân không hai lô cán. Bột
nhão được cấp vào khe của hai lô cán ngược quay chiều nhau, bị cuốn và cán mỏng lên bề mặt hai
lô cán, bên trong gia nhiệt bằng hơi nước. Vật liệu trên lô quay gần được một vòng thì khô và được
dao gạt vào vít tải và tải ra ngoài.

1. Ống dẫn liệu vào


Đến thiết bị 2. Lô sấy
ngưng tụ 3. Buồng chân không

Dịch
4. Cửa quan sát
5. Dao gạt
6. Vít tháo và sấy bổ sung sản phẩm.

Hình 1.17: Thiết bị sấy chân không một lô cán


+ Sấy phun chân không đối với các vật liệu lỏng có độ nhớt không cao

1- Thùng chứa
2- Bơm
3- Bộ lọc
4- Thùng trung gian
5- Bơm
6- Thiết bị gia nhiệt
7- Buồng sấy phun
8- Vít tháo sản phẩm
9- Bơm chân không
10-Thiết bị thu hồi sản phẩm
Hình 1.18: Sơ đồ hệ thống sấy phun chân không
Trong hệ thống sấy phun chân không này, dịch lỏng được gia nhiệt sơ bộ ở thùng chứa được
bơm bơm qua bộ lọc 2, sang thùng trung gian 4, sau đó được bơm cao áp 5 đẩy qua thiết bị trao đổi
nhiệt 6 và phun vào buồng chân không 7. Ở đấy ẩm được bốc hơi trong diều kiện chân không, sản
phẩm được làm khô hoặc kết tinh rơi xuống và được vít tải 8 tải ra ngoài. Những hạt vật liệu khô
29
nhỏ bị cuốn theo hơi ẩm được tách bằng xyclon 10, còn hơi ẩm được hút qua thiết bị ngưng tụ và
bơm chân không ra ngoài [2] [12]. 3
Một số dịch lỏng có độ nhớt không cao được sấy liên
tục dưới dạng màng mỏng trong chân không.
4
Trong thiết bị này, dịch được vòi phun phun lên bề
mặt thiết bị hình trụ tạo thành màng mỏng và được cấp nhiệt
bằng áo nhiệt từ phía bên ngoài vào. Vòi phun quay quanh
1
trục tạo màng liên tục. Màng được sấy khô và được dao gạt 2

2 gạt khỏi bề mặt dồn xuống đáy và tháo ra ngoài qua các
cơ cấu tháo liệu liên tục và kín. Bề mặt thiết bị vừa giải
phóng được phun tiếp màng mới và tiếp tục chu trình trên.
Thời gian sấy có thể hiệu chỉnh bằng số vòng quay và góc Hình 1.19: Sơ đồ thiết bị sấy chân
lệch giữa vòi phun và dao gạt. không màng phun
1- Vòi phun 2. Tay gạt 3. Bộ dẫn động và cấp dịch 4. Ống hút chân không.
1.5.1.2. Bơm chân không
Bơm chân không là thiết bị dùng để hút khí và hơi của các vật chất khác nhau ra khỏi thể
tích cần hút, bằng chuyển động cơ học hay tạo sự liên kết chúng trong đó bằng cơ chế hấp thu (hấp
thụ vật lý, hóa học, hấp thụ, hấp thụ ion do phóng điện khí …) [2] [8].
Việc chọn bơm phụ thuộc vào loại và lưu lượng khí cần hút cũng như vùng áp suất làm việc.
Các bơm chân không hút khí ở áp suất thấp hơn áp suất khí quyển và đẩy ra ở áp suất khí quyển
một ít [2] [8].

Các hệ bơm chân không: hiện có nhiều hệ bơm chân không khác nhau như:

- Bơm piston, bơm rotor, bơm trục vít, bơm ly tâm…[8].


- Bơm một cấp, bơm hai hay nhiều cấp [8].
- Bơm chân không vòng dầu hay vòng nước [8].

Ứng với mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau, trong kỹ thuật chân không hiện nay
rất được ưa chuộng sử dụng bơm chân không loại piston vì loại bơm này có tỉ số nén tương đối cao
phù hợp cho quá trình hút chân không trong thời gian dài ở quá trình sấy. Ngoài ra, nếu yêu cầu
công nghệ đòi hỏi áp suất chân không sâu thì lúc này cần phải sử dụng bơm chân không hai hay
nhiều cấp [2], [8].

 Loại bơm mà nhóm chọn là bơm hút chân không vòng dầu
30
Nguyên lý hoạt động của bơm: các cánh bơm được thiết kế đặt trong rotor. Rotor sẽ đặt lệch
tâm so với buồng bơm. Khi rotor quay, lực ly tâm sẽ làm cánh bơm văng ra ma sát với buồng bơm
lấy không khí và xả ra ngoài để tạo chân không. Không khí trộn lẫn với dầu nên đầu ra của bơm
được bố trí hệ thống lọc tách dầu, tại đây dầu được giữ lại và cho vào buồng chứa dầu, dầu từ buồng
chứa lại trở về buồng làm việc để tiếp tục vận hành. Cổng hút được trang bị bộ lọc khí nhằm giảm
các chất bẩn và lượng hơi nước lẫn vào dầu nhằm tăng hiệu suất làm việc của bơm [8].
1.5.1.3. Thiết bị ngưng tụ - đóng băng (thiết bị hóa tuyết, thiết bị ngưng ẩm)
 Thiết bị ngưng tụ hơi nước sang lỏng: trong nhiều hệ thống thiết bị công nghệ với độ
chân không thấp, hỗn hợp khí cần được giải phóng để tạo chân không chủ yếu là hơi nước và một
phần khí không ngưng. Trong trường hợp này, hệ thống chân không làm việc có hiệu quả nhất khi
có thiết bị ngưng tụ hơi nước tổ hợp với bơm chân không, làm giảm tiêu hao năng lượng cơ học và
tránh hỏng hóc cho bơm [8].
 Thiết bị ngưng tụ hơi nước sang thể rắn (nghịch thăng hoa): thiết bị nghichj thăng hoa
cũng là những dạng của các thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm hoặc các khung bản. Nhưng vì
tác nhân lạnh có nhiệt độ sôi thấp nên hơi nước trên bề mặt lạnh đó trong điều kiện độ chân không
thấp ngưng tụ luôn ở trạng thái rắn. Nước đá ngưng tụ trên bề mặt làm lạnh thay đổi hệ số truyền
nhiệt từ hơi nước đến tác nhân lạnh, hạn chế quá trình ngưng tụ. Để khắc phục hiện tượng này trong
các hệ thống làm việc liên tục người ta thường mắc hai thiết bị ngưng tụ làm việc thay đổi [9].
Trong quá trình thiết bị làm việc, khi bề dày lớp nước đá quá lớn, hệ số truyền nhiệt quá thấp thì
dừng thiết bị lại, phá lớp nước đá bằng phương pháp cấp nhiệt làm tan nước đá rồi tháo ra. Hoặc
thiết bị có thêm than giạt để nạo liên tục nước đá vừa ngưng tụ trên bề mặt lạnh nhằm duy trì điều
kiện tốt từ hơi nước truyền nhiệt sang tác nhân lạnh [8].
Có hai loại thiết bị ngưng tụ –đóng băng –nạo tuyết:
Thiết bị ngưng tụ - đóng băng không có bộ phận cào – nạo tuyết gồm 2 loại: ống trao đổi
nhiệt dạng ống chùm xếp song song nhau và môi chất lạnh đi trong ống còn hơi ẩm đi ngoài ống,
như vậy hơi nước sẽ hóa tuyết bám trên bề mặt ngoài của ống trao đổi nhiệt và ống trao đổi nhiệt
dạng vòng xoắn ốc có từ 2 - 4 vòng xoắn lồng vào nhau, tùy theo công suất của hệ thống sấy chân
không mà số vòng xoắn sẽ được tính toán và bố trí hợp lý với diện tích trao đổi nhiệt trong quá
trình hóa tuyết. Nhược điểm của thiết bị này đó là khó gia công, có tổn thất áp suất khi môi chất
lạnh tuần hoàn qua hệ thống, dầu bôi trơn khó kéo về cacte máy nén một cách hoàn toàn. Còn ưu
điểm của chúng thì có khả năng trao đổi nhiệt tương đối tốt. Hiện nay, thường dùng cho hệ thống
lạnh có công suất nhỏ hay trung bình. Khi cấp nhiệt cho thiết bị ngưng tụ - đóng băng cần chú ý
31
nhiệt độ bay hơi của môi chất trong thiết bị ngưng tụ - đóng băng gần như không thay đổi trong
suốt quá trình sấy. Tùy thuộc vào độ chân không mà nhiệt độ trong dàn bốc hơi (hay chùm ống
trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ - đóng băng) phải phù hợp thì hơi ẩm mới có thể hóa tuyết được
[8].
Cấu tạo thiết bị ngưng tụ - đóng băng có bộ phận cào – nạo tuyết: loại thiết bị này có tính
vượt trội hơn so với loại không có bộ phận cào – nạo vì khi loại bỏ lớp tuyết bám trên bề mặt dàn
lạnh sẽ làm tăng khả năng truyền nhiệt, nhưng khá là tốn chi phí năng lượng để chạy động cơ cho
bộ phận cào – nạo. Hơn nữa, sự gia công chế tạo phức tạp, phải đảm bảo độ kín nên sẽ gây khó
khăn khi bảo dưỡng. Vì vậy đây cũng là mặt hạn chế khi lựa chọn thiết bị [8].
1.5.2. Hệ thống tự động điều khiển máy sấy chân không
Hệ thống đo đường và điều khiển tự động được mô tả theo sơ đồ khối tổng quát sau [8], [9]:

Hình 1.20: Mô tả sơ đồ khối hệ tự động điều khiển


 Thiết bị điều khiển
Các thiết bị, dưới sự tác động của hệ thống tín hiệu (hay gọi là hệ thống thông tin), trực tiếp
làm thay đổi trạng thái, tạo ra những tác động trước khi truyền tới làm thay đổi tính chất hoạt động
của đối tượng điều khiển [8], [9].
 Đối tượng điều khiển
Các máy móc và thiết bị, dưới sự tác động của hệ thống thông tin và thiết bị điều
khiển, hoạt động theo một chương trình logic đã được lập trình theo yêu cầu cho trước, để thực hiện
một quy trình công nghệ nào đó trong công nghệ sản xuất cũng như trong một số lĩnh vực khác.
Giữ thiết bị điều khiển và đối tượng điều khiển luôn có mối quan hệ với nhau thông qua hệ thống
tín hiệu: bộ phận lấy tín hiệu, truyền tín hiệu, nhận tín hiệu, xử lý tín hiệu và truyền tác động của
tín hiệu đã được xử lý theo chương trình logic đã lập trình sẵn [8], [9].
 Tín hiệu điều khiển

32
Sự thay đổi các đại lượng vật lý thể hiện nội dung thông tin gọi là tín hiệu. Thông thường,
tín hiệu được biểu diễn bằng các hàm thời gian. Các đối tượng (phần tử, hệ thống) giao tiếp với
nhau và với môi trường bên ngoài thông qua các tín hiệu vào và ra [8], [9].

Tín hiệu vào Tín hiệu ra


(Đại lượng vào, (Đại lượng ra,
Đối tượng
tác động) đáp ứng)

Hình 1.21: Sơ đồ mô tả tín hiệu vào, ra


Tín hiệu điều khiển, hay còn gọi là thông tin điều khiển, chính là các thông số trạng thái kỹ
thuật của đối tượng điều khiển như: nhiệt độ, áp suất (áp lực cao HP, áp lực thấp LP, áp lực dầu
OP, áp lực nước WP,…) ứng suất, độ ẩm, độ khô, cường độ dòng điện, điện áp (điện áp và pha điện
áp), độ pH, chiều dài, vận tốc, gia tốc, thời gian, độ nhớt, lưu lượng, thể tích, cường độ bức xạ, màu
sắc, năng lượng và một số đại lượng điện và không điện khác,… Khi đối tượng điều khiển hoạt
động nó phát ra những tín hiệu, những tín hiệu này sẽ được bộ phận lấy tín hiệu thu nhận rồi truyền
tới bộ phận nhận tín hiệu của thiết bị điều khiển, những tín hiệu này sẽ được xử lý đưa ra những tác
động trước khi truyền tới đối tượng được điều khiển để làm thay đổi tính chất hoạt động của đối
tượng điều khiển [9].
 Bộ phận lấy tín hiệu
Các thông số trạng thái kỹ thuật của đối tượng điều khiển có thể cảm nhận và truyền tín hiệu
về cho thiết bị điều khiển được hay không chính là nhờ các cảm biến (sensor), hay còn gọi là bộ
phận lấy tín hiệu. Khi đối tượng điều khiển hoạt động, các cảm biến này sẽ cập nhật tín hiệu tức
thời và liên tục đưa về cho bộ phận nhận tín hiệu của thiết bị điều khiển để xử lý. Các cảm biến
thường dùng để lấy tín hiệu trong các ngành, lĩnh vực khoa học kỹ thuật gồm các loại cảm biến
như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất (áp lực cao HP, áp lực thấp LP, áp lực dầu OP, áp lực
nước WP,…), cảm biến ứng suất, cảm biến độ ẩm, cảm biến độ khô, cảm biến cường độ dòng điện,
cảm biến điện áp (điện áp và pha điện áp), cảm biến độ pH, cảm biến chiều dài, cảm biến vận tốc,
cảm biến gia tốc, cảm biến độ nhớt, cảm biến lưu lượng, cảm biến thể tích, cảm biến cường độ bức
xạ, cảm biến màu sắc, cảm biến năng lượng và cảm biến một số đại lượng điện và không điện
khác,…Tín hiệu sau khi nhận và xử lý, xuất ra tác động cho hệ thống tự động điều khiển hoạt động
của đối tượng điều khiển hoạt động, vận hành hệ thống thiết bị làm việc trông qua các kênh liên hệ
thuận và liên hệ ngược [1], [8], [9].
33
 Kênh liên hệ thuận
Kênh truyền đi những tác động điều khiển của tín hiệu đưa về đã được xử lý tại thiết bị điều
khiển, để làm thay đổi trạng thái hay tính chất hoạt động của đối tượng điều khiển. Kênh này có
nhiệm vụ truyền đạt những thông tin đã được xử lý xong từ thiết bị điều khiển tới đối tượng điều
khiển [8], [9].
 Kênh liên hệ ngược
Kênh truyền về những thông tin của trạng thái đối tượng cần điều khiển (hay gọi là tín hiệu
điều khiển) từ bộ phận lấy tín hiệu của đối tượng điều khiển đến thiết bị điều khiển, kênh này có
nhiệm vụ cập nhật các tín hiệu điều khiển một cách tức thời và liên tục của các đối tượng điều khiển,
truyền tới cho thiết bị điều khiển [8], [9].
 Cấu trúc của hệ thống đo lượng và điều khiển tự động
Cấu trúc của hệ thống tự động điều khiển gồm hai phần chính: phần cứng và phần
mềm. Hai phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tồn tại và hoạt động song song trong cùng
một hệ thống tự động điều khiển. Thông thường ranh giới giữa phần cứng và phần mềm không rõ
ràng, chúng tạo thành một hệ thống nhất [1],[8], [9].
 Phần cứng
Là cấu tạo thiết bị của hệ thống tự động điều khiển, phần cứng là một tập hợp bao gồm các
phần tử thiết bị điều khiển, đối tượng điều khiển, bộ phận lấy tín hiệu điều khiển, các kênh liên hệ
thuận và kênh liên hệ ngược. Chúng được ghép nối với nhau theo một trình tự khoa học đã được
tính toán theo yêu cầu cho trước, khi các phần tử này tham gia hoạt động nó sẽ thực hiện một quy
trình công nghệ nào đó theo ý đồ của con người [1].
 Phần mềm
Đây là chương trình logic toán học được thiết lập hay lập trình theo yêu cầu cho trước. Khi
chương trình phần mềm hoạt động, nó vận hành phần cứng hoạt động, điều khiển quy trình công
nghệ theo chương trình đã được thiết lập sẵn [1], [9].
1.5.3. Sơ đồ hệ thống sấy chân không
Trên cơ sở lý thuyết, ta chọn hệ thống sấy chân không phù hợp với vật liệu sấy.

34
1
10
9

2
HP LP

PHP PLP
6 12

3
8
4 5 7 11

13

Hình 1.22: Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy chân không


1. Máy nén, 2. Dàn ngưng tụ, 3. Bình chứa cao áp, 4. Phin sấy/lọc, 5. Van điện từ cấp
dịch, 6. Van điện từ phá bang, 7. Van tiết lưu, 8. Bình ngưng ẩm, 9. Bình tách lỏng, 10. Buồng
sấy, 11. Bơm chân không, 12. Van điện từ xả chân không, 13. Van điện từ xả nước ngưng
HP. Rơ le áp suất cao, LP. Rơ le áp suất thấp.
Nguyên lý hoạt động
Sau khi thu được kết tủa Chitosan Oligosaccharide, ta tiến hành đưa vào buồng sấy
của thiết bị sấy. Bật công tắc điện và tiến hành cài đặt các thông số cần thiết cho quá trình sấy như:
thời gian sấy, nhiệt độ sấy, áp suất chân không thông qua màn hình cảm ứng. Không khí trong
buồng sấy được đốt nóng bằng các tấm điện trở, sau đó đi qua nguyên liệu để thực hiện quá trình
trao đổi nhiệt và ẩm.
Khi nguyên liệu trong buồng sấy đạt đến nhiệt độ sấy (đã cài đặt trước), mạch điều khiển sẽ
tự động ngắt nguồn điện trở (nhờ vào bộ phận cảm biến nhiệt C1). Tiếp theo đó, bơm chân không
hoạt động bơm không khí vào buồng sấy. Lượng hơi nước và không khí trong buồng sấy được bơm
chân không hút xuyên qua hệ thống lạnh ngưng tụ ẩm. Tại đây, không khí ẩm sẽ được làm lạnh
xuống dưới nhiệt độ điểm sương để toàn bộ lượng ẩm ngưng tụ và thải ra qua van xả của bơm chân
không. Nước đã ngưng tụ được giữ lại tại bình tách lỏng. Trong quá trình sấy sẽ có một lượng hơi
ẩm ngưng tụ trong buồng sấy. Lượng nước đấy cũng được giữ trong bình tách lỏng. Khi áp suất
trong buồng sấy đạt giá trị áp suất cài đặt, cảm biến áp suất C2 tác động mạch điều khiển tự động
cắt nguồn của bơm chân không [8].

35
Để nhiệt độ và áp suất trong buồng sấy luôn ổn định quanh giá trị cài đặt, bộ phận cảm biến
C1 sẽ tác động vào mạch điều khiển tự động để cấp nguồn cho điện trở hoạt động trở lại khi nhiệt
độ xuống 1oC, bộ phận cảm biến áp suất C2 cảm biến áp suất C2 tác động vào mạch điều khiển bơm
chân không tự hoạt động để duy trì áp suất
Khi hết thời gian sấy (thời gian cài đặt), mở van xả áp chân không trong buồng sấy cũng dần
đến nhiệt độ môi trường [8], [9], [11].

36
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH TOÁN

2.1. Phương pháp tiếp cận


Tiến hành tiếp cận với các kết quả nghiên cứu và chế tạo của các tác giả trong và ngoài nước
về lĩnh vực sấy chế phẩm sinh học. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiến hành tiếp cận và nghiên cứu các
nghiên cứu và quy trình sản xuất chế phẩm chitosan oligosaccharide chủ yếu thông qua các bài báo
khoa học. Ngoài ra, nhóm cũng tìm hiểu sự tương đồng ở chủ đề nghiên cứu chế tạo hệ thống sấy
thăng hoa bởi hai lĩnh vực sấy này có sự giao thoa. Trên những kiến thức có được từ việc nghiên
cứu có chọn lọc để ứng dụng những kiến thức chọn được vào lĩnh vực nghiên cứu hiện tại.
2.2. Sơ đồ nghiên cứu và tính toán

Xác định vấn đề, mục


Công nghệ SCK nhiệt độ thấp
đích, nội dung, đối tương
chế phẩm sinh học
nghiên cứu

Tiếp cận đối tượng công nghệ: Nghiên cứu nguyên liệu sấy:
Công nghệ SCK Chế phẩm COS

Phân tích các yếu tố đầu


vào: Xác định cơ sở khoa học của quá
Xác định tiêu chuẩn của COS
Hệ thống thiết bị sấy chân trình sấy
không, vật liệu sấy.

Xác định các thông số cần thiết cho


tính toán
Xác định các đại lượng
đầu ra:
- độ ẩm nguyên liệu sau
Tính toán chế tạo thiết bị, tính toán
khi SCK
năng lượng thiết bị
- chi phí năng lượng cho 1
tấn nguyên liệu
- độ tổn thất chất lượng SP
Thiết lập chế độ sấy và các thông số
công nghệ trong quá trình SCK

Thiết kế hệ thống và xây dung bản


vẽ
Tổng hợp, phân tích

Đánh giá, hiệu chỉnh

Báo cáo, phản biện

Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu và tính toán


37
2.3. Phương pháp tính toán và thiết kế
Yêu cầu đặt ra ở đây là nghiên cứu, tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy chân không
nhiệt độ thấp để sấy chế phẩm sinh học với năng suất 1 tấn/ 1 ngày.
 Các yêu cầu trong quá trình sấy:
- Vật liệu sấy là chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học có độ ẩm khoảng 70%. Chế
phẩm sinh học là một sản phẩm đòi hỏi yêu cầu khắt khe về nhiệt độ và thời gian sấy. Nếu nhiệt độ
sấy quá lớn sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt tính sinh học của sản phẩm.
 Độ ẩm sản phẩm sau khi sấy đạt (3÷5) %.
 Đối với vật liệu sấy là chế phẩm sinh học, nhiệt độ sấy sẽ nằm trong khoảng (15-50)0C. Nếu
nhiệt độ môi trường sấy lớn hơn 50 oC thì sẽ gây biến tính các hoạt tính sinh học có giá trị cao trong
sản phẩm, còn nếu dưới 15 oC thì kéo dài thời gian sấy và tăng chi phí năng lượng.
2.3.1. Khái niệm cơ bản về bức xạ nhiệt
 Một vật bất kỳ ở nhiệt độ nào (lớn hơn độ không tuyệt đối – 0o K) luôn có sự biến đổi
nội năng của vật thành năng lượng sóng điện từ, các sóng này truyền đi trong không gian theo mọi
phương với vận tốc ánh sáng và có chiều dài bước sóng λ= 0 ÷ ∞. Vậy “Bức xạ là hiện tượng phát
sinh và truyền năng lượng dưới dạng sóng điện từ” [11].
 Tia nhiệt là những tia có bước sóng trong khỏang λ= 0,4 ÷ 400 µm có hiệu ứng về nhiệt
tương đối cao (nghĩa là vật có thể hấp thu được và biến thành nhiệt năng).
 Quá trình bức xạ nhiệt là quá trình phát sinh và truyền những tia nhiệt.
 Quá trình trao đổi nhiệt bằng bức xạ là quá trình trao đổi nhiệt tương hỗ giữa các vật
bằng phương thức bức xạ nhiệt.
Bảng 2.1: Phân lọai các dạng bức xạ theo chiều dài bước song [11]

Dạng bức xạ Chiều dài bước sóng

Tia vũ trụ 0,05. 10-6 µm

Tia Gama (0,5 ÷ 1,0). 10-6 µm

Tia Roghen 10-6 ÷ 20.10-3 µm

Tia tử ngọai 20.10-3 ÷ 0,4 µm

Tia sáng 0,4 ÷ 0,8 µm

38
 Các định nghĩa cơ bản của bức xạ nhiệt [11]
 Dòng bức xạ toàn phần Q (W): là năng lượng bức xạ phát ra trên bề mặt F của vật trong
một đơn vị thời gian trên toàn bộ không gian nửa bán cầu ứng với tất cả các bức sóng từ 0 đến ∞.
 Khả năng bức xạ bán cầu (mật độ bức xạ bán cầu) của vật E (W/m2): là dòng bức xạ
toàn phần phát ra trên một đơn vị diện tích.
dQ
𝐸= W/m2 (2.1)
dF
dQ: dòng bức xạ toàn phần.
dF: bề mặt phân bố.
 Khả năng bức xạ đơn sắc (hay cường độ bức xạ đơn sắc): là mật độ bức xạ bán cầu
ứng với một dải hẹp của chiều dài bức sóng.
𝑑𝐸
𝐸= W/m3. (2.2)
𝑑
 Bức xạ bản thân của vật: là bức xạ của vật phát sinh do sự thay đổi trạng thái năng
lượng của vật.
Chúng ta có: Q0 = Q A + Q R + Q D (2.3)
2.3.2. Tính toán cân bằng vật chất
Trong kỹ thuật sấy có hai khái niệm về độ ẩm vật liệu:
 x là độ ẩm vật liệu trên căn bản vật liệu ướt, kg ẩm/kg vật liệu ướt
 X là độ ẩm vật liệu trên căn bản vật liệu khô, kg ẩm/kg vật liệu khô
Trong quá trình sấy xem như không có tổn thất vật liệu sấy, do đó lượng vật liệu khô tuyệt đối
xem như không đổi trong suốt quá trình sấy [19][22]. Vậy lượng vật liệu khô tuyệt đối là Lk = L1.(1
- x1) = L2.(1 - x2)
1 − 𝑥2 1 − 𝑥1
Từ đó rút ra: L1 = L 2 . ( ) = hay L2 = L1. ( )
1 − 𝑥1 1−𝑥2

Với L1, L2: lượng vật liệu trước và sau khi sấy, kg (gián đoạn), kg/s (liên tục)
Lk: Lượng vật liệu khô tuyệt đối, kg hay kg/s
x1, x2: Độ ẩm vật liệu trước và sau khi sấy
Lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu trong suốt quá trình sấy:
W = L1 – L2, kg hay kg/s
𝑥1 − 𝑥2 𝑥1 − 𝑥2
Hay: W = L1 . ( ) = L2 . ( )
1 − 𝑥2 1 − 𝑥1

39
Trong suốt quá trình sấy, xem như không có tổn thất không khí khô. Gọi G là lượng không
khí khô tuyệt đối đi qua thiết bị sấy (kg/s), khi quá trình làm việc ổn định, lượng không khí này đi
vào thiết bị sấy mang lượng ẩm là G. d0. Sau quá trình sấy, lượng không khí này nhận thêm lượng
ẩm bốc hơi là W. Nếu lượng ẩm trong dòng khí ra khỏi thiết bị sấy là d1 thì cân bằng ẩm cho dòng
khí là [19][22]:
G.d2 = G.d1 + W

2.4. Phương pháp chế tạo


2.4.1. Phương pháp gia công truyền thống
2.4.1.1. Các phương pháp phay
Thực tế Phương pháp Phay rất phổ biến và phần đa các xưởng cơ khí tử nhỏ đến lớn đều có
máy phay vì tính chất đa năng hay khả năng công nghệ của nó rất rộng. Chúng ta có thể làm rất
nhiều việc trên máy phay, ngay cả gia công các bề mặt tròn xoay như tiện, hay gia công khoan,
khoét, doa, taro trên máy phay. Chính vì vậy tầm ảnh hưởng của máy Phay, gia công Phay là cực
kỳ quan trọng.
Khái niệm: Phay là một phương pháp gia công cắt gọt có phoi. Phương pháp phay có hai
chuyển động tạo hình. [2]
 Chuyển động tạo hình thứ nhất (chính): dao phay quay tròn.
 Chuyển động tạo hình thứ hai (chạy dao): chi tiết chuyển động tịnh tiến theo 3 phương.
 Chuyển động tịnh tiến có thể độc lập từng phương hoặc kết hợp với nhau.
 Ưu- nhược điểm của phương pháp phay:
 Ưu điểm: [2]
Vì dao phay có nhiều lưỡi cắt cho nên dao rất lâu mòn, lượng chạy dao lớn nên Phay là phương
pháp gia công cắt gọt có năng suất cao
 Khả năng công nghệ tương tối cao, tổng khối lượng gia công cắt gọt thì phay chiếm
khoảng 20%.
 Độ chính xác gia công tương đối cao.
 Phoi đức đoạn, do đó, an toàn cho người thợ
Nhược điểm: Vì lưỡi cắt thường xuyên va đập vào bề mặt gia công nên gây ra rung động và
ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt cũng như độ chính xác

40
Hình 2.2: Cấu tạo thiết bị phay
 Năng suất khi Phay [2] [12]
Năng xuất khi phay cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt như:
 Vật liệu dụng cụ cắt và chất lượng chế tạo dụng cụ cắt.
 Vật liệu chi tiết gia công
 Trạng thái bề mặt gia công
 Độ cứng vững của hệ thống công nghệ
 Tay nghề công nhân.
Nhìn chung thì Phương pháp Phay thì dao phay là nhiều lưỡi cắt cùng tham gia quá trình cắt
nên năng xuất sẽ cao hơn Tiện rất nhiều.
2.5.1.2. Phương pháp hàn
 Khái niệm: Hàn là phương pháp công nghệ nối các chi tiết máy bằng kim loại hoặc
phi kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo). Sau đó
kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo thông qua có lực ép, chỗ nối tạo thành mối liên kết bền
vững gọi là mối hàn [2] [12].
 Đặc điểm: Phương pháp hàn ngày càng được phát triển và sử dụng rộng rãi trong các
ngành kinh tế vì chúng có đặc điểm sau: [2] [12]
-Tiết kiệm nhiều kim loại, so với các phương pháp nối khác như tán rivê, ghép bulông tiết
kiệm từ 10 - 25% khối lượng kim loại, hoặc so với đúc thì hàn tiết kiệm 50%.
 Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau. Ví dụ, kim loại đen với kim loại đen,
kim loại với vật liệu phi kim loại, …

41
 Tạo được các chi tiết máy, các kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác không làm được
hoặc gặp nhiều khó khăn.
 Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín.
Tuy nhiên hàn có nhược điểm: sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất dư, vật hàn dễ biến dạng
(cong vênh).
2.4.2. Phương pháp gia công tiên tiến
 Đặc điểm của các phương pháp gia công tiên tiến
Chất lượng và tính chấ t gia công không phu ̣ thuô ̣c vào tính chấ t cơ lý của vâ ̣t liê ̣u mà chỉ
phu ̣ thuô ̣c vào các thông số về nhiệt của nó.
Có khả năng tạo hình phức ta ̣p, kić h thước nhỏ, đô ̣ chin
́ h xác đa ̣t đươ ̣c cao
Không cầ n du ̣ng cu ̣ có đô ̣ cứng cao hơn vâ ̣t liê ̣u gia công
Tiế t kiê ̣m nguyên vâ ̣t liê ̣u, nâng cao hệ số sử du ̣ng vâ ̣t liê ̣u.
Công nghê ̣ tương đố i đơn giản, dễ tự đô ̣ng hoá.
Năng suấ t bóc kim loa ̣i không cao, thiế t bi ̣khá đắ t tiề n, giá thành gia công cao
2.4.2.1. Phương pháp cơ khí
Bao gồm các phương pháp như gia công bằ ng tia hạt mài, gia công bằng dòng chảy hạt mài,
gia công bằng tia nước, gia công bằng tia nước + hạt mài, gia công bằng siêu âm...
Phương pháp cơ khí thường được áp dụng với các vật liệu gia công khó gia công bằng các
kỹ thuật truyền thống vì có độ cứng, độ bền, tính giòn cao như: các loại gốm, thủy tinh, vật liệu
composite hay vật liệu hữu cơ…
Những loại vật liệu này đặc biệt thích hợp cho phương pháp gia công theo nguyên lý cơ học
và chúng phần lớn là không dẫn điện và vì chúng bị phá huỷ khi cháy, hoá than hay nứt gãy khi gia
công bằng nhiệt.
2.5.2.2. Phương pháp điện hóa
Bao gồm các phương pháp như gia công điện hóa, mài điện hóa, mài xung điện hóa, khoan
bằng dòng chất điện phân, khoan bằng mao dẫn, gia công điện phân ống hình...
Các phương pháp gia công không truyền thống theo nguyên lý điện giới hạn trong việc gia
công các vật liệu dẫn điện. Các vật liệu khó gia công bằng các phương pháp thông thường chiếm tỷ
lệ lớn áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, có một số lượng lớn các ứng dụng có thể lựa chọn vì
khả năng của các phương pháp theo nguyên lý điện ít bị mòn dụng cụ khi gia công các chi tiết phức
tạp trong một lần chạy dao.
2.5.2.3. Phương pháp hóa
42
Bao gồm các phương pháp như gia công quang hóa, phay hóa...
Được ứng dụng rộng rãi do chi phí ban đầu của dụng cụ thấp, gia công bằng phương pháp hoá
được sử dụng rộng rãi để sản xuất với giá rẻ các sản phẩm loạt lớn như lò xo lá, lá môtơ điện và
mặt nạ ống hình vô tuyến. Vì vật liệu được bóc tách bằng phản ứng hoá học nên không có lực tác
động lên chi tiết. Điều này cho phép gia công chi tiết mà không gây biến dạng hay bị phá huỷ.
Hơn nữa, vì hoạt động gia công tiến hành trên tất cả các mặt của chi tiết một cách đồng thời
vì vậy năng suất gia công cao.
2.5.3.4. Phương pháp nhiệt điện:
Bao gồm các phương pháp như gia công bằ ng xung điện, cắt dây xung điện, mài xung điện,
gia công bằng dòng điện tử, gia công bằng tia laze, gia công bằng quang Plasma...
Các phương pháp nhiệt nói chung là không bị ảnh hưởng bởi các tính chất vật lý của vật liệu
bị gia công do đó chúng thường được áp dụng để gia công các vật liệu đặc biệt cứng hoặc mềm. Vì
cơ chế lấy vật liệu là cơ chế nhiệt, chi tiết được dùng có các ứng dụng quan trọng cần được gia công
tiếp theo để loại bỏ phần bị ảnh hưởng vì nhiệt.
2.6. Phương pháp tự động đo lường và điều khiển
2.6.1. Phương pháp tự động đo lường
 Khái niệm:
Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng một đại lượng cần đo để có kết quả bằng số so
với đơn vị đo. Hoặc có thể định nghĩa rằng đo lường là hành động cụ thể thực hiện bằng công cụ
đo lường để tìm trị số của một đại lượng chưa biết biểu thị bằng đơn vị đo lường.
Trong một số trường hợp đo lường như là quá trình so sánh đại lượng cần đo với đại lượng
chuẩn và số ta nhận được gọi là kết quả đo lường hay đại lượng bị đo.
Kết quả đo lường là giá trị bằng số của đại lượng cần đo AX nó bằng tỷ số của đại lượng cần
đo X và đơn vị đo
 Dụng cụ đo lường
Dụng cụ để tiến hành đo lường bao gồm rất nhiều loại khác nhau về cấu tạo, nguyên lý làm
việc, công dụng ... Xét riêng về mặt thực hiện phép đo thì có thể chia dụng cụ đo lường thành 2 loại
đó là: vật đo và đồng hồ đo.
Vật đo là biểu hiện cụ thể của đơn vị đo, ví dụ như quả cân, mét, điện trở tiêu chuẩn...
Đồng hồ đo: Là những dụng cụ có thể đủ để tiến hành đo lường hoặc kèm với vật đo.

43
Có nhiều loại đồng hồ đo khác nhau về cấu tạo, nguyên lý làm việc... nhưng xét về tác dụng
của các bộ phận trong đồng hồ thì bất kỳ đồng hồ nào cũng gồm bởi 3 bộ phận là bộ phận nhạy
cảm, bộ phận chỉ thị và bộ phận chuyển đổi trung gian.
- Bộ phận nhạy cảm: (đồng hồ sơ cấp hay đầu đo) tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với đối
tượng cần đo. Trong trường hợp bôỷ phận nhạy cảm đứng riêng biệt và trực tiếp tiếp xúc với đối
tượng cần đo thì được gọi là đồng hồ sơ cấp.
- Bộ phận chuyển đổi: Làm chuyển tính hiệu do bộ phận nhạy cảm phát rađưa về đồng hồ thứ
cấp, bộ phận này có thể chuyển đổi toàn bộ hay một phần, giữ nguyên hay thay đổi hoặc khuyếch
đại.
- Bộ phận chỉ thị đồng hồ: (Đồng hồ thứ cấp) căn cứ vào tín hiệu của bộ phận nhạy cảm chỉ
cho người đo biết kết quả.
a) Đo nhiệt độ.
Sử dụng nhiệt kế giãn nở chất lỏng
Nguyên lý: tương tự như các loại khác nhưng sử dụng chất lỏng làm môi chất (như Hg, rượu)
Cấu tạo: Gồm ống thủy tinh hoặc thạch anh trong đựng chất lỏng như thủy ngân hay chất hữu
cơ.
Tuy Hg có α không lớn nhưng nó không bám vào thủy tinh khó bị ôxy hóa, dễ chế tạo, nguyên
chất, phạm vi đo nhiệt độ rộng. ở nhiệt độ < 2000C thì đặc tính dãn nở của Hg và t là quan hệ đường
thẳng nên nhiệt kế thủy ngân được dùng nhiều hơn các loại khác.
Nhiệt kế thủy ngân nếu đo nhiệt độ < 1000C thì trong ống thủy tinh không cần nạp khí, khi đo
ở nhiệt độ cao hơn và nhất là khi muốn nâng cao giới hạn đo trên thì phải nâng cao điểm sôi của nó
bằng cách nạp khí trơ (N2) vào.
 Nếu nạp N2 với áp suất 20 bar thì đo đến 5000C.
 Nếu nạp N2 với áp suất 70 bar thì đo đến 7500C Người ta dùng loại này làm nhiệt kế chuẩn
có độ chia nhỏ và thang đo từ 0 ÷ 50°; 50 ÷ 1000 và có thể đo đến 6000C.
Ưu điểm: đơn giản rẻ tiền sử dụng dễ dàng thuận tiện khá chính xác.
Khuyết điểm: độ chậm trễ tương đối lớn, khó đọc số, dễ vỡ không tự ghi số đo phải đo tại chỗ
không thích hợp với tất cả đối tượng (phải nhúng trực tiếp vào môi chất).
Phân loại: Nhiệt kế chất nước có rất nhiều hình dạng khác nhau nhưng:
+ Xét về mặt thước chia độ thì có thể chia thành 2 loại chính: - Hình chiếc đũa - Loại thước
chia độ trong
+ Xét về mặt sử dụng thì có thể chia thành các loại sau:
44
- Nhiệt kế kỹ thuật: khi sử dụng phần đuôi phải cắm ngập vào môi trường cần đo (có thể hình
thẳng hay hình chữ L). Khoảng đo - 30 ÷ 50°C; 0 ÷ 50 ... 5000C.
b) Đo áp suất và chân không
Tình trạng làm việc của các thiết bị nhiệt thường có quan hệ mật thiết với áp suất làm việc của
các thiết bị đó. Thiết bị nhiệt ngày càng được dùng với nhiệt độ và áp suất cao nên rất dễ gây sự cố
nổ vỡ, trong một số trường hợp áp suất (hoặc chân không) trực tiếp quyết định tính kinh tế của thiết
bị, vì những lẽ đó mà cũng như nhiệt độ việc đo áp suất cũng rất quan trọng.
Ở đây ta sử dụng áp kế và hiệu áp kế đàn hồi.
Bộ phận nhạy cảm các loại áp kế này thường là ống đàn hồi hay hộp có màng đàn hồi, khoảng
đo từ 0 ÷ 10 000 kG/ cm2 và đo chân không từ 0,01 ÷ 760 mm Hg.
Đặc điểm của loại này là kết cấu đơn giản, có thể chuyển tín hiệu bằng cơ khí, có thể sử dụng
trong phòng thí nghiệm hay trong công nghiệp, sử dụng thuận tiện và rẻ tiền.
+ Nguyên lý làm việc: Dựa trên sự phụ thuộc độ biến dạng của bộ phận nhạy cảm hoặc lực
do nó sinh ra và áp suất cần đo, từ độ biến dạng này qua cơ cấu khuếch đại và làm chuyển dịch kim
chỉ (kiểu cơ khí).
+ Các loại bộ phận nhạy cảm
+ Cấu tạo và phạm vi ứng dụng:
* Màng phẳng: Làm bằng kim loại thì dùng để đo áp suất cao.
* Hộp đèn xếp: Sử dụng loại có lò xo phản tác dụng, loại này màng đóng vai trò cách ly với
môi trường. Muốn tăng độ xê dịch ta tăng số nếp gấp thường dùng đo áp suất nhỏ và đo chân không.
* Ống buốc đông: Là loại ống có tiết diện là elíp hay ô van uốn thành cung tròn ống thường
làm bằng đồng hoặc thép, nếu bằng đồng chịu áp lực < 100 kG/cm2 khi làm bằng thép (2000 ÷ 5000
kG/cm2). Và loại này có thể đo chân không đến 760 mm Hg. Khi chọn ta thường chọn đồng hồ sao
cho áp suất làm việc nằm khoảng 2/3 số đo của đồng hồ. Nếu áp lực ít thay đổi thì có khi chọn 3/4
thang đo.
2.6.2. Phương pháp tự động điều khiển.
 Khái niệm
Điều khiển tự động: Quá trình điều khiển hoặc điều chỉnh được thực hiện mà không có sự
tham gia trực tiếp của con người.
Hệ thống điều khiển tự động (điều chỉnh tự động): Tập hợp tất cả các thiết bị kỹ thuật, đảm
bảo điều khiển hoặc điều chỉnh tự động một quá trình nào đó (đôi khi gọi tắt là hệ thống tự động –
HTTĐ).
45
Ý nghĩa của điều khiển tự động
- Đáp ứng của hệ thống không thõa mãn yêu cầu công nghệ
- Tăng độ chính xác
- Tăng năng suất
- Tăng hiệu quả kinh tế.
 Các phần tử cơ bản của hệ thống điều khiển tự động.
Mọi hệ thống điều khiển tự động đều bao gồm 3 bộ phận cơ bản:
- Thiết bị điều khiển C (Controller device).
- Đối tượng điều khiển (Object device).
- Thiết bị đo lường (Measuring device).
 Các nguyên tắc cơ bản
- Nguyên tắc thông tin phản hồi (1)
Muốn hệ thống điều khiển có chất lượng cao thì bắt buộc phải có phải hồi thông tin, tức phải
có đo lường các tín hiệu từ đối tượng điều khiển.
Điều khiển san bằng sai lệch: Tín hiệu ra y(t) được đưa vào so sánh với tín hiệu vào u(t) nhằm
tạo nên tín hiệu tác động lên đầu vào bộ điều khiển C nhằm tạo tín hiệu điều khiển đối tượng O.
- Nguyên tắc đa dạng tương xứng
Muốn quá trình điều khiển có chất lượng thì sự đa dạng của bộ điều khiển phải tương xứng
với sự đa dạng của đối tượng. Tính đa dạng của bộ điều khiển thể hiện ở khả năng thu thập thông
tin, lưu trữ thông tin, truyền tin, phân tích xử lý, chọn quyết định, ...
Ý nghĩa: Cần thiết kế bộ điều khiển phù hợp với đối tượng.
 Phân loại
Điều khiển hiện đại:
Mô tả toán học dùng để phân tích và thiết kế hệ thống là phương trình trạng thái.
Đặc điểm: Có thể áp dụng cho hệ thống phi tuyến, biến đổi theo thời gian, nhiều ngõ vào,
nhiều ngõ ra.
Kỹ thuật thiết kế trong miền thời gian.
Các phương pháp thiết kế hệ thống:
- Điều khiển tối ưu
- Điều khiển thích nghi.
- Điều khiển bền vững
Bộ điều khiển: Hồi tiếp trạng thái
46
Điều khiển thông minh:
Nguyên tắc không cần dùng mô hình toán học để thiết kế hệ thống.
Đặc điểm:
- Mô phỏng (bắt chước) các hệ thống thông minh sinh học.
- Bộ điều khiển có khả năng xử lý thông tin không chắc chắn, có khả năng học, có khả năng
xử lý lượng lớn thông tin.
Các phương pháp điều khiển thông minh:
- Điều khiển mờ (Fuzzy Control).
- Mạng thần kinh nhân tạo (Neural Network).
- Thuật toán di truyền (Genetic Algorithm)

47
Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY CHÂN KHÔNG NHIỆT
ĐỘ THẤP

3.1. Kết quả


3.1.1. Các thông số ban đầu cần thiết cho tính toán thiết kế
 Năng suất nhập liệu của máy: 350kg/ mẻ
 Nguyên lý sấy: sấy chân không
 Nguồn nhiệt cung cấp: điện trở tấm
 Vật liệu sấy: Chế phẩm COS dạng kết tủa
 Độ ẩm ban đầu của chế phẩm COS: 70 %
 Độ ẩm cuối của chế phẩm COS: chọn 5 %
 Khối lượng riêng của chế phẩm sinh học: 845 kg/m3
 Nhiệt độ sấy: chọn 50 oC
 Thời gian sấy giả định: 6 giờ
 Áp suất chân không trong buồng sấy: 2 mmHg
 Thông số của không khí tại TP. HCM:
tmt = 30 oC
𝜑 = 75 %
𝑡ư = 25 oC
𝑡s = 21 oC
Xác định Các thông số trạng thái của không khí ở các trạng thái
Bảng 3.1: Các thông số trạng thái tại các điểm nút của chu trình [21]
Điểm 𝑡𝑜 (℃) P(bar) h (kJ/kg) v(m3/kg) s (kJ/kg.K)
1 - 20 2,455 397,07 0,09293 -
1’ - 15 2,964 399,16 0,07769 1,7741
2 - 15,268 415,19 - 1,7741
3 50 15,268 249,22 - -
3’ 30 15,268 176,34 - -
4 - 20 2,455 176,34 - -

3.1.2. Tính toán cân bằng vật chất


Nhiệt hơi ẩm vào dàn ngưng tụ ẩm: tw = t3 = 50 oC
Nhiệt độ cần làm lạnh: tf = t1’ = -15 oC
Áp suất không khí trong buồng sấy chân không: 2 mmHg = 0,0027 bar
Nhiệt độ trong buồng sấy: 500C

48
Theo định luật cân bằng vật chất, ta có:
G1 =G2 + W (3.1)
Mặt khác:
Σ Gck = const (3.2)
⇔ G1. (100 – W1) = G2. (100 – W2) (3.3)
100−𝑊1 100−70
Suy ra G2 = G1. = 350. (3.4)
100−𝑊2 100−5

= 110, 52 kg/ mẻ
𝑊1−𝑊2 (3.5)
Suy ra W = G1.
100−𝑊2
70−5
= 350. = 239,48 kg/mẻ
100−5

Xác định L (kg/kg kkk):


Gn(3) = Gn(1’) + W (3.6)
⇔ L.d3 = L.d1’ + W (3.7)
⇔ W = L. (d3 – d1’) (3.8)
Δd = d3 – d1’ = 5,1. 10−3 − 1,21. 10−3 = 3,89. 10−3 kg/kg kkk
Khối lượng nguyên liệu đem đi sấy: G1 = 350 kg/mẻ
Khối lượng sản phẩm thu được: G2 = 110, 52 kg/mẻ
Lượng nước bay ra trong quá trình bốc hơi trong 1 mẻ sấy là:
m1 = W= 239,48 kg/mẻ
Lượng nước bay ra trong quá trình bốc hơi trong 1h: m1 = 239,48/6 = 39,91 kg/h
Lượng tác nhân tuần hoàn trong hệ thống sấy:
𝑊 39,91
L= = = 10 260, 5 kg/h = 2,85 kg/s
Δd 3,89.10−3

3.1.3. Tính toán cân bằng năng lượng


- Ta có:
Qk = L. (h2 – h1) (3.9)
= 2,85. (415,19 – 397,07) = 51,642 kW
- Nhiệt lượng cung cấp làm nóng nguyên liệu:
Q1 = G1 x cg x (t2 – t1), kJ (3.10)
= 350 x 3,253 x (50 – 25) = 28463,75 kJ
Công suất nhiệt cần cung cấp cho nguyên liệu:
Q1 28463.75
N1 = = ≈ 4,942 kW
96x60 96 x 60
- Nhiệt lượng làm nóng không khí bên trong buồng sấy:
Q2 = mkk x Δi = ρk x (Vbuồng – Vc) x (h2 – h1), kJ (3.11)

49
Ta cho vật liệu sấy và các thiết bị bên trong buồng sấy chiếm 30% thể tích:
Thể tích buồng sấy: Vbuồng = a x b x c = 1,6 x 1,15 x 2 ≈ 3,68 m3
Vì bên trong buồng sấy là môi trường chân không nên mkk = 0 kg
Vậy Q2 = 0 kJ => N2 = 0
Khi sấy, nhiệt độ bên trong buồng sấy trung bình là 500C. Ta chọn sử dụng buồng sấy được
làm bằng inox để chống xét, gỉ.
- Tổn thất nhiệt từ buồng sấy ra ngoài môi trường là:
𝑇 4 𝑇′ 4
Q3 =𝜀1 x F1 x co x [( ) −( ) ], kW (3.12)
100 100

Trong đó:
T là nhiệt độ trung bình bên trong buồng sấy, T = 500C
T’ là nhiệt độ môi trường bên ngoài nơi đặt buồng sấy, T’ = 250C
𝜀 là hệ số bức xạ của vật liệu làm buồng sấy, ở đây ta chọn inox có 𝜀 = 0,24
F1 là diện tích bề mặt buồng sấy
F1 =4 x a x b + 2 x b x c = 4 x 1,6 x 1,15 + 2 x 1,15 x 2 ≈ 11,96 m2
Ta có C0 = 5,67 là hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối
Vậy:
50+273 4 25+273 4
Q3 = 0,24 x 11,96 x 5,67 x [( ) −( ) ] =487,9929 W ≈ 0,488 kW
100 100

- Nhiệt lượng làm nóng các thiết bị cơ khí trong máy sấy là khung sấy, khay sấy, vỏ máy, tấm
tạo nhiệt:
Q4 = minox x cinox x (t2 – t1), kJ (3.13)
minox: là tổng khối lượng inox trong máy sấy, minox = 1750 kg
cinox: nhiệt dung riêng của inox, cinox = 480 J/kg.K
480
Q4 = 1750 x x (50 – 25) = 21000 kJ
1000
Công suất làm nóng các thiết bị cơ khí trong máy sấy:
Q4 21000
N4 = = ≈ 3,646 kW
96x60 96x60
Trong quá trình sấy, luôn luôn có xảy sự tổn thất nhiệt. Và thông số này cũng cực kỳ quan
trọng. Nhiệt tổn thất chủ yêu ra ngoài môi trường thông qua vách và vửa buổng sấy.
Ta có:
Q5 = Q5’ + Q5’’ (3.14)

50
Là tổn thất nhiệt qua hai bên hông buồng và mặt trước, mặt sau.
Phương trình truyền nhiệt qua vách phẳng ở bống bên hông:
F5’ = 4 x a x b = 4 x 1,6 x 1,15 = 7,36 m2
𝐹5′ (𝑡2 −𝑡1 )
Q5’ = 𝛿1 𝛿2 (3.15)
+
𝜆1 𝜆2

7,36 𝑥 (50−25)
= 0,01 0,1 = 856, 996 W
+
16 0,047

Phương trình truyền nhiệt qua vách phẳng ở hai mặt trước sau:
F5’’ = 2 x a x b = 4 x 1,5 x 2 = 6 m2
𝐹5′′ (𝑡2 −𝑡1 )
Q5’’ = 𝛿1 𝛿2 (3.16)
+
𝜆1 𝜆2

6 𝑥 (50−25)
= 0,01 0,1 = 698,638 W
+
16 0,047

Với:
𝛿 1 là bề dày buồng sấy, 𝛿 1 = 10 mm
δ2 là bề dày lớp cách nhiệt đượ làm bằng Polyurethane foam, δ2 = 100 mm.
t2 là nhiệt độ buồng sấy, t1 là nhiệt độ môi trường
λ1 là hệ số dẫn nhiệt của inox (λ1 = 16 W/m.độ)
λ2 là hệ số dẫn nhiệt của lớp Polyurethane foam (λ2 = 0,047 W/m.độ)
Vậy Q5 = Q5’ + Q5’’ = 1397,276 + 698,638 = 2095,914 W ≈ 2.096 kW
Q6 = Wck. rck, kJ (3.17)
Với:
Wck lượng nước bay ra trong quá trình bốc hơi, Wck = W = 39,912 kg/h
r: ẩn nhiệt hóa hơi của nước và hơi nước bão hòa ứng với t = 50 oC, r = 2383 kJ/kg.
Nên Q6 = 0,25 x 2383 ≈ 595,75 kJ/h = 16.5486 kW
Vậy tổng công suất nhiệt cần cung cấp cho máy sấy là:
N = k.(N1 + N2 + N3 + N4 + N5 + N6) (3.18)
Với k là hệ số tải an toàn, k = 1,55 ÷ 2,5. Chọn k = 2,5
N = 2,5.(4.942 + 0 + 0,751 + 3,646 + 2,096 + 16,5486) ≈ 69,959 kW
 Tính toán công suất điện trở gia nhiệt

51
Chọn bộ phận cấp nhiệt cho máy sấy là điện trở tấm, tổng công suất của các tấm điện trở là
70 kW, các tấm điện trở mắc nối tiếp với nhau.
3.1.4. Tính toán cho hệ thống sấy
3.1.4.1 Tính toán kích thước buồng sấy
 Tính toán thể tích chứa sản phẩm
Thể tích chứa sản phẩm được tính toán theo công thức sau:
𝐺𝑠𝑝 350
Vsp = = = 0,4142 (m3) (3.19)
𝜌 845

Trong đó: Gsp là khối lượng chế phẩm COS chứa tối đa ở trong buồng sấy, kg
Vsp là thể tích chế phẩm COS chứa tối đa trong buồng sấy, m3
𝜌 = 845 kg/m3 là khối lượng riêng của chế phẩm COS chứa trong buồng sấy
Vậy 350 kg chế phẩm COS nguyên liệu chiếm thể tích là 0,4142 m3
 Thể tích và kích thước buồng sấy chân không
Chọn khay chứa nguyên liệu có chiều dài 950 mm, chiều rộng 650 mm, cao 20 mm, có bề
dày 5 mm.
Chọn bề dày của lớp nguyên liệu trong khay sấy là 𝛿 = 10 mm
 Thể tích nguyên liệu chứa trong mỗi khay là: VNL/Khay = 0,95 x 0,65 x 0,01 = 6,175x10-3
Như vậy số khay đặt trong khoang sấy chân không là:
𝑉𝑠𝑝 0,4142
Nsk = = = 67,077  Chọn Nsk = 68 khay
𝑉𝑁𝐿/𝐾ℎ𝑎𝑦 6,175x10−3

Vậy có tấc cả 68 khay sấy đặt trong buồng sấy chân không. Chọn số buồng sấy là 2, vậy số
khay sấy đặt trong mỗi buồng là 34 khay.
Thiết kế xe đẩy đặt khay: xe đẩy được chế tạo từ khung Inox không gỉ, các thanh Inox rỗng
có tiết diện 25x25, dày 1,5mm được hàn lại với nhau. Trên mỗi xe đặt 34 khay, cứ 2 khay được xếp
trên mỗi tầng. Có tấc cả 17 tầng các khay được xếp trên mỗi tầng khay đặt cách nhau với khoảng
cách là 100mm, dưới các chân của xe có bố trí các bánh xe (4 bánh).
Thiết kế giá truyền nhiệt: có tấc cả 34 giá, đặt trên mỗi tầng của xe đẩy, mỗi xe đẩy có 17
giá. Chọn kích thước của giá truyền nhiệt bao gồm: chiều dài 1400 mm, chiều rộng 950 mm, bề dày
10 mm.
Vậy xe đẩy được chế tạo có kích thước: 1400 x 950 x 1850mm. Kích thước xe đẩy như vậy
là phù hợp với điều kiện gia công cũng như chế độ làm việc của công nhân. Với kết cấu như vậy
khối lượng của mỗi xe vào khoảng 30kg.

52
Buồng sấy chân không có kích thước phù hợp với xe đẩy.
 Chọn buồng sấy có kích thước 1600 x 1150 x 2000 mm. Có tấc cả 2 buồng sấy riêng biệt.
 Tính toán phụ tải lượng cho hệ thống sấy
Lượng nhiệt cần tính toán gồm các phần: nhiệt làm nóng vật liệu sấy, nhiệt làm nóng
không khí trong buồng sấy, nhiệt tổn thất qua vách, nhiệt làm nóng vỏ máy, khung sấy, khay sấy…
3.1.4.2. Tính toán chọn bơm chân không
Để tính toán chọn bơm chân không cho phù hợp với năng suất của buồng chân không và thể
tích của buồng chân không, có thể áp dụng phương trình tính toán sau [1]:
𝑉 𝐵 − 𝑃𝑔ℎ
𝑄𝑏 = 𝛽1 . 𝛽2 . . ln [ ] , 𝑚 3 ⁄ℎ (3.20)
𝜏𝑑 𝑃𝑏𝑐𝑘 − 𝑃𝑔ℎ
Trong đó:
+ Qb(𝑚3 ⁄ℎ): năng suất hút của bơm chân không
+ V(𝑚3 ): thể tích của buồng chân không. Theo như đã tính toán thiết kế thì thể tích của
buồng chân không được xác định: 𝑉 = 0,5 𝑚3
+ 𝜏𝑑 (h): thời gian đuổi hết khí trong buồng chân không. Thực tế thì thời gian đuổi hết khí
trong buồng chân không là (0,5 ÷ 5) phút, chọn 𝜏𝑑 = 2 phút
+ B = 760 mmHg: áp suất khí quyển
+ Pgh= 0,001 mmHg: áp suất giới hạn mà máy hút chân không có thể tạo ra.
+ Pbck= 2 mmHg: áp suất làm việc của buồng chân không
+ 𝛽1 = (1,12 ÷ 1,5): hệ số rò rỉ của buồng chân không hay hệ số đặc trưng cho độ kín của
buồng chân không
+ 𝛽2 = (1,12 ÷ 1,15): hệ số an toàn của bơm chân không.
Như vậy tốc độ đuổi khí của bơm chân không được xác định:
0,5 760 − 0,001
𝑄𝑏 = 1,12.1,12. . ln [ ] = 111,780 𝑚3 ⁄ℎ = 1,863 𝑚3 ⁄𝑠

2 60 2 − 0,001
Công suất bơm chân không được xác định
∆𝑃𝑏 .𝑄𝑏 (3.21)
𝑁𝑑𝑐𝑏𝑐𝑘 = 𝛽.
1000.𝜂𝐻 .𝜂𝑣 .𝜂𝑐𝑘

2,4.105 .1,863
= 1,12. = 532,064 𝑘𝑊
1000.0,98.0,98.0,98

Với ∆𝑃𝑏 = 2,4. 105 𝑁⁄𝑚2 là áp suất của máy hút chân không tạo ra
𝜂𝐻 = 0,98 là hiệu suất thủy lực
𝜂𝑣 = 0,98 là hiệu suất thể tích
53
𝜂𝑐𝑘 = 0,98 là hiệu suất cơ khí của máy hút chân không
𝛽 = (1,12 ÷ 1,5) là hệ số an toàn của máy hút chân không
Như vậy, trên cơ sở tính toán ta có thể chọn bơm chân không sao phù hợp với hệ thống
Ndcbck = 600kW
3.1.5. Tính toán hệ thống
3.1.5.1. Tính toán hệ thống ngưng tụ ẩm
Hệ thống ngưng tụ ẩm trong máy sấy chân không nhằm hạ nhiệt độ của hơi ẩm được hút từ
trong buồng sấy trước khi vào bơm chân không xuống đến nhiệt độ đọng sương để cho ẩm ngưng
tụ thành nước nhằm làm tăng tuổi thọ của bơm hút chân không. Phương pháp làm lạnh ở hệ thống
ngưng tụ: dàn lạnh của máy lạnh [6], [8, [16].
Trong buồng sấy không khí ẩm có áp suất chân không: 2 mmHg (0,0027 bar), nhiệt độ trong
buồng sấy 50 oC, thể tích buồng sấy V = 0,45 m3. Từ đấy, khối lượng không khí ẩm trong buồng
sấy là:
Pck x V = G2 x R x T (3.22)
Pck x V 0,0027.105 x 0,45
 G2 = = 8314 = 1.312×10-3 kg
RxT x (50+273)
29

Trong quá trình tiến hành thử nghiệm khi hút không khí trong buồng sấy ra ngoài ứng với
áp suất chân không 2 mmHg (0,0027 bar), độ ẩm trong buồng ≈ 5 %. Trong bài toán này, chúng
tôi chọn 5 %. Nhiệt độ bề mặt thiết bị bay hơi có giá trị -15 oC.
𝜑1 = 5%, t3 = 50 oC, t1’ = -15oC. Dựa vào đồ thị I – d xác định được các thông số
Từ đó ta tìm được:
Δd = d3 – d1’ = 5,1. 10−3 − 1,21. 10−3 = 3,89. 10−3 kg/kg
Vậy lượng ẩm lấy ra từ không khí trong buồng sấy với nhiệt độ 50 oC, áp suất chân không
2 mmHg (0,0027 bar) là:
m2 = G2 x Δd = 1,312. 10−3 . 3,89. 10−3 = 5,104.10-6 kg
Tổng lưu lượng ẩm lấy ra:
m = m1 + m2 = 239,474 + 5,104.10-6 ≈ 239,5475 kg
Lượng ẩm vào dàn ngưng tụ ẩm ngưng tụ ẩm:
G = m/6 h = 239,545/6 h ≈ 39,924 kg/h
Chọn ống đồng có đường kính trong d = 50 mm
Nhiệt độ trung bình: t1 = 0,5 x (tw + tf) = 0,5 x (50 – 15) = 17,5 oC

54
Từ bảng thông số vật lý của nước, ứng với t1 = 17,5 oC, ta có:
λ1 = 59,25.10-2 W/mK
β1 = 1,56.10-4 1/độ
v1 = 1,646.10-6 m2/s
Pr1 = 7,66
𝑔.𝛽1 .𝑑3 .∆𝑡 9,81 𝑥 (1,56.10−4 ) 𝑥 (12.10−3 )3 𝑥 (50+15)
Gr1 = = =63444,07
𝑣12 (1,646.10−6 )2

Ra1 = (Gr.Pr)1 = (63444,07x 7,66) = 485981,58


500 < Ra1< 2.107
Tra bảng tìm được: C = 0,54 và n = 0,25
Nu1 = C x Ra1n = 0,54 x (485981,58)0,25 = 23,73
Hệ số tỏa nhiệt của ống đồng:
λ1 59,25.10−2
α1 = Nu1 x = 23,73 x = 281,2 W/m2.K
𝑑 50.10−3
Tổn thất nhiệt trên đoạn ống:
Q0 = Q= G x Δi = G (i3 – i1’) (3.23)
Hơi nước trong buồng sấy ứng với nhiệt độ 50oC áp suất chân không 0,0027 bar, tra bảng
chúng tôi có được i’ = 2764,5 kJ/kg
Không khí thoát ra khỏi thiết bị là -15 oC, lượng nước ngưng thoát ra khỏi thiết bị cũng là -
15 oC, tra bảng tương ứng -15 oC với áp suất 0,0027 bar là i1’ = - 485,5 kJ/kg
Suy ra Q0 = 39,924 x (2674,5 + 485,5) = 30062,772 W
Giả sử hiệu suất trao đổi nhiệt của thiết bị này là 𝜂 = 89,6 %
Suy ra Q0 = 30062,772 / 0,895 = 33589,7 W
Lưu lượng không khí ẩm vào dàn ngưng: Q = 2,48.10-3 (m3/s)
Nhiệt độ hơi ẩm vào dàn ngưng: tV = 50oC
Nhiệt độ hơi ra khỏi dàn ngưng tụ: tR = 25 oC
Nhiệt độ hơi ẩm R22 vào, ra làm mát: tV’ = -15 oC, tR’
Năng suất giải nhiệt của dàn ngưng
Q ng = mkk . Cρkk . (t V − tR) (3.24)

= ρkk . Vkk . Cρkk . (t V − tR) (3.25)

= 1,165. 2,48. 10−3 . 1,005. (50 − 25) = 0,07259 kW


Trong đó:
55
+ mkk: lượng không khí ẩm qua dàn ngưng khí hút chân không
mkk = 𝜌𝑘𝑘 . 𝑉𝑘𝑘 (𝑘𝑔⁄𝑠) (3.26)
+ 𝑉𝑘𝑘 : lượng không khí ẩm qua dàn ngưng khi bơm hút chân không
𝑉𝑘𝑘 = 𝑄 = 2,48. 10−3 𝑚3 ⁄𝑠
+ Cpkk: nhiệt dung riêng của không khí (Cpkk= 1,005 kJ/kg.độ)
Phương trình cân bằng nhiệt
𝑄𝑛𝑔 = 𝑄𝑘𝑘 = 𝑚𝑔 . 𝐶𝑔 (𝑡4 ′ − 𝑡4 ) (3.27)
𝑄𝑛𝑔
 𝑡𝑅 ′ = + 𝑡𝑉′ (3.28)
𝑚𝑔 .𝐶𝑔

+ 𝑐𝑛 : nhiệt dung riêng của nước (𝑐𝑛 = 4,18 𝑘𝐽⁄𝑘𝑔. độ)


Lưu lượng nước làm mát: mn= 0,001 kg/s
𝑄𝑛𝑔 0,029
 𝑡𝑅 ′ = + 𝑡4 = + (−15) = − 8 ℃
𝑚𝑔 .𝐶𝑔 0,001.4,18

Để tính được hệ số tỏa nhiệt khi ngưng tụ hơi 𝛼1 , chúng tôi phải biết được nhiệt độ vách
trong ống tw và chiều cao ống H trong thiết bị vì các thông số này chưa biết nên phải áp dụng
phương pháp tính gần đúng.
∆𝑡 ′′ −∆𝑡 ′ 58−40 (3.29)
∆𝑡 = ∆𝑡′′
= 58 = 48,44 oC
𝑙𝑛 ′ 𝑙𝑛
∆𝑡 40

Trong đó: ∆𝑡 ′′ = 𝑡 ′1 − 𝑡 ′′ 4 = 50 − (−8) = 58 𝑜 𝐶


∆𝑡 ′ = 𝑡 ′′1 − 𝑡 ′ 4 = 25 − (−15) = 40 𝑜 𝐶

Vì hơi ngưng tụ có 𝛼1 tương đối lớn, nước chảy ngoài ống cũng có 𝛼2 lớn do đó nhiệt điện
trở tỏa nhiệt về hai phía cũng xấp xỉ bằng nhau, ống sử dụng là ống đồng tương đối mỏng nên có
thể bỏ qua nhiệt trở dẫn nhiệt, sơ bộ giả thiết như sau:
∆𝑡 48,44
𝑡𝑤 = 𝑡 − = 50 − = 25,778
2 2
Sơ bộ ta chọn chiều cao vách ống là 0,5 m
Nhiệt độ trung bình của màng nước ngưng:
t2= 0,5. ( t + tw) = 0,5.(50 +25,778) = 37,889oC
Từ bảng thông số vật lý của nước trên đường bảo hòa và phương pháp nội suy, ứng với 𝑡2 =
37,889oC; ta có:
𝜌2 = 993,5 kg/m3
𝜆2 = 0,023 W/m.oK
𝑣2 = 0,208. 10−6 m2/s

56
Ứng với t = 50 0C, tra bảng nước và hơi nước bão hòa (theo nhiệt độ) chúng tôi tìm được:
r = 209,3 kJ/kg
Vậy hệ số tỏa nhiệt khi ngưng tụ hơi trên vách đứng là:
4 𝜌.𝑔.𝑟.𝜆3 4 993,5.9,81.209,3,10−3 .0,0233
𝛼2 = 0,943. √ = 0,943. √
𝑣.𝐻.(𝑡−𝑡𝑤 ) 0,208.10−6 .0,5.(50−25,778)

= 93,95 W/m2
Hệ số truyền nhiệt của thiết bị:
1 1
𝐾𝑛𝑔𝑑𝑏 = = = 71,1 𝑊 ⁄𝑚2 . 𝐾
1 1 𝛿𝑤 1 1 0,005 (3.30)
+ + + +
𝛼1 𝛼2 𝜆𝑤 431 93,95 45,35

Diện tích bề mặt truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ đóng băng hơi ẩm:
𝑄0 33589,7
F= = ≈ 9,77 m2 (3.31)
K . ∆t 71,1.48,44
𝐹 9,77
Chiều dài đoạn ống đồng: l = = π.0,05 = 62,2 m ≈ 63 m
π.d
Vậy chúng tôi chọn ống đồng có đường kính 50mm và chiều dài 63 m
3.1.5.2. Tính chọn chu trình lạnh
Chọn môi chất lạnh: hệ thống sử dụng môi chất lạnh R22. Chúng tôi chọn các thông số của
chế độ làm việc của hệ thống lạnh cần thiết kế sử dụng môi chất lạnh là R22 [21]
Chọn nhiệt độ sôi của môi chất lạnh ở thiết bị bay hơi (to): nó phụ thuộc vào nhiệt độ môi
trường lạnh.
to = 𝑡𝑓 2 - ∆𝑡𝑜

Trong đó:
to: nhiệt độ sôi
𝑡𝑓 2 : nhiệt độ cần làm lạnh (𝑡𝑓 2 = - 15 oC)

∆𝑡𝑜 = (5 ÷ 15 ℃) chọn ∆𝑡𝑜 = 10 ℃ là độ chênh lệch nhiệt độ


Như vậy: 𝑡𝑜 = −15 − 5 = −20 ℃ sẽ có áp suất bay hơi 𝑃𝑜 = 2,455 𝑏𝑎𝑟
Chọn nhiệt độ ngưng tụ môi chất ở thiết bị ngưng tụ (𝑡𝑘 ): 𝑡𝑘 phụ thuộc vào môi trường làm
mát cho thiết bị ngưng tụ. Môi trường làm mát cho thiết bị trong hệ thống này là không khí:
𝑡𝑘 = 𝑡𝑓 1 + ∆𝑡𝑘
Trong đó:
𝑡𝑓 1 : nhiệt độ trung bình của môi trường trong những ngày trời nóng nhất

57
∆𝑡𝑘 = 3 ÷ 5 ℃: độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ làm mát. Chọn tf
sao cho là ngày nóng nhất trong mùa hè. Nhiệt độ môi trường trung bình trong những ngày khắc
nghiệt nhất và mùa hè là 35 ℃. Lúc đó nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh 𝑡𝑘 được chọn.
Như vậy: 𝑡𝑘 = 35 + 5 = 40 ℃
Ứng với 𝑡𝑘 = 40 ℃ sẽ có áp suất ngưng tụ 𝑃𝑘 = 15,315 𝑏𝑎𝑟
Chọn chu trình lạnh làm việc theo hệ thống lạnh
𝑃𝐾 15,315
Tỷ số nén: 𝛽 = = ≈ 6,24 < 9 (3.32)
𝑃𝑜 2,455

Đối với máy nén piston dùng môi chất R22 có tỷ số nén nhỏ hơn 9 phải chọn chu trình 1 cấp
nén.
Chọn nhiệt độ quá lạnh của môi chất lạnh sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ
𝑡𝑞𝑙 = 𝑡𝑘 − (4 ÷ 6) = 40 − 5 = 35 ℃
Xác định nhiệt độ quá nhiệt của hơi môi chất lạnh ra khỏi thiết bị bay hơi trước khi máy nén
hút về (tqn):
𝑡𝑞𝑛 = 𝑡𝑜 + (5 ÷ 15)℃ = −20 + 5 = −15 ℃
Năng suất lạnh riêng qo
𝑞𝑜 = ℎ1 − ℎ4 = 397,07 − 176,34 = 220,73 𝑘𝐽⁄𝑘𝑔
Năng suất lạnh riêng thể tích qv
𝑞𝑜 220,73
𝑞𝑣 = = = 2841,2 (𝑘𝐽⁄𝑚3 )
𝑣1 ′ 0,7769

Công nén riêng


𝑙 = ℎ2 − ℎ1′ = 415,19 − 399,16 = 16,03 (𝑘𝐽⁄𝑘𝑔)
Hệ số làm lạnh
𝑞𝑜 220,7
𝜀= = = 13,8
𝑙 16,03

Năng suất thải nhiệt riêng


𝑞𝑘 = ℎ2 − ℎ3 = 415,19 − 249,22 = 165,97 (𝑘𝐽/𝑘𝑔)
3.1.5.3. Tính chọn máy nén lạnh
Lưu lượng môi chất qua máy nén:
𝑄𝑜 30062,772
m= = = 0,136 kg/s (3.33)
𝑞𝑜 1000 . 220,73

Lưu lượng thể tích thực tế của máy nén:


vtt = m.v1’ = 0,136 x 0,07769 = 0,0156 m3/s (3.34)
Công nén đoạn nhiệt:
58
Ns = m.l = 0,0156 x 16,03 ≈ 0,26 kW (3.35)
Công suất chỉ thị: là công nén thực hiện do quá trình nén lệch khỏi quá trình nén đoạn nhiệt
lý thuyết:
𝑁𝑠 0,26
Ni = = = 0,3715 kW = 371,5 W (3.36)
𝜂𝑖 0,7

Trong đó: 𝜂𝑖 là hiệu suất chỉ thị


Công suất ma sát: là công ma sát sinh ra do sự ma sát trong các chi tiết chuyển động của máy
nén, công này phụ thước vào kích thước, cường độ hoạt động của máy nén.
Nms = Vtt.Pms = 0,0156 x 650 = 10,608 kW = 10608 W (3.37)
Trong đó Pms là áp suất ma sát riêng. Với máy nén Freon thì: pms = (0,039 ÷ 0,069) MPa.
Chọn Pms = 0,0068 MPa = 680 kPa.
Vtt (m3/s) là lưu lượng thể tích thực tế của máy nén
Công suất hữu ích trên trục của máy nén:
Ne = Nms + Ni = 10608 + 317,5 = 10923,5 W (3.38)
Công suất điện:
𝑁𝑒 10925,5
Nel = = = 18,209 kW (3.39)
𝜂𝑡𝑑 .𝜂𝑒𝑙 0,75 .0,8

Trong đó: 𝜂𝑡𝑑 là hiệu suất truyền động, chọn 𝜂𝑡𝑑 = 0,75
𝜂𝑒𝑙 là hiệu suất động cơ, chọn 𝜂𝑒𝑙 = 0,8
Công suất động cơ lắp đặt:
Ndc = (1,1÷2,1) Nel => Chọn Ndc = 1,8. Nel
=> Ndc = 1,8. 18,209 = 32,78 kW = 32780 W
Vậy chúng tôi chọn máy nén có công suất điện là 32,78 kW
3.1.5.4. Tính diện tích trao đổi nhiệt của dàn nóng chính
Nhiệt thải của thiết bị ngưng tụ:
Qk = m.qk = 0,136 x 165,97 ≈ 22,572 kW (3.40)
Nhiệt độ của không khí cần làm mát ở đầu ra: tw2 = 38 oC
Nhiệt độ của không khí cần làm mát ở đầu vào là :
tw1 = tw1 - ∆𝑡 = 38 − (5 ÷ 10)= 30 oC
Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 40 oC
Diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, được xác định theo công thức:
𝑄𝑘
F= (m2) (3.41)
𝑘.Δ𝑡𝑡𝑏

59
Trong đó:
k: hệ số truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ, k = 200 W/m2K
Qk (W) là phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ
Δ𝑡𝑡𝑏 là độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa môi chất và môi trường làm
mát. Được xác định theo công thức:
Δ𝑡𝑚𝑎𝑥 − Δ𝑡𝑚𝑖𝑛 10− 2
Δ𝑡𝑡𝑏 = Δ𝑡 = 10 = 4,3 K (3.42)
𝑙𝑛( Δ𝑡𝑚𝑎𝑥 ) 𝑙𝑛(
2
)
𝑚𝑖𝑛

Với: Δ𝑡𝑚𝑎𝑥 là hiệu nhiệt độ lớn nhất, Δ𝑡𝑚𝑎𝑥 = tk – tw1 = 40 – 30 = 10 K


Δ𝑡𝑚𝑖𝑛 là hiệu nhiệt độ nhỏ nhất, Δ𝑡𝑚𝑖𝑛 = tk – tw2 = 40 – 38 = 2 K
𝑄𝑘 22,572 .1000
F= = ≈ 26,15m2
𝑘.Δ𝑡𝑡𝑏 200 𝑥 4,3

3.1.5.6. Tính chọn thiết bị phụ


 Chọn van tiết lưu
Ở đây, môi chất lạnh được sử dụng là R22 có:
Năng suất lạnh: Qo = 30062 W
Nhiệt độ bay hơi: to = - 20 oC
Nhiệt độ ngưng tụ: tk = 40 oC
Vậy độ giáng áp qua van tiết lưu là:
Δp = pk – po – Δpdo = 15,268 – 2,455 – 0,5 = 12,313 bar
Trong đó: Δpdo là tổn thất áp suất trên đường ống, khoảng 0,5 bar
pk là áp suất ngưng tụ
po là áp suất bay hơi
 Bình tách lỏng
Bình tách lỏng được bổ trí trên đường hơi hút máy nén, mục đích là ngăn ngừa hơi ngưng tụ
thành lỏng đi qua máy nén, gây hư hỏng máy nén.
Nguyên lý làm việc: thu các giọt chất lỏng bằng cách giảm đột ngột tốc độ dòng hơi
xuống khoảng 0,5 đến 1 m/s kết hợp với thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất. Lúc này,
các giọt lỏng đang di duyển với tốc độ cao bị hạ xuống tốc độ thấp => mất động năng và rơi xuống
đáy bình. Bên cạnh đó, dòng môi chất đưa vào bình không theo phương thẳng đứng mà bị thay đổi
theo những góc nhất định.
3.1.6. Thiết kế hệ thống
Trên cơ sở đã tính toán, ta tiến hành tổng hợp số liệu tính toán của hệ thống:

60
Bảng 3.2: Tổng hợp số liệu tính toán

STT Thiết bị và kích thước thiết bị Đơn vị tính Giá trị


1 Buồng sấy
 Số khoang Khoang 2
 Chiều dài của khoang sấy cm 130
 Chiều rộng của khoang sấy cm 90
 Chiều cao của khoang sấy cm 150
 Số khay trong mỗi khoang sấy Khay 35
 Chiều dài của khay là: mm 880
 Chiều rộng của khay là: mm 560
 Chiều dài buồng sấy cm 200
 Chiều rộng buồng sấy cm 150

 Chiều cao buồng sấy cm 170

2 Công suất động cơ điện cho máy nén lạnh:


Máy nén lạnh: Danfoss 1 cấp
Môi chất lạnh Freon R22
Công suất: Hp 45
Điện áp: 1 pha 220V
Tần số điện áp: Hz 50
3 Thiết bị bay hơi
 Tổng diện tích truyền nhiệt: m2 26
 Đường kính trong ống đồng: mm 50
 Tổng chiều dài của ống là: m 63
 Số ống đồng:
Ống

4 Thiết bị ngưng tụ
 Nhiệt tải của thiết bị ngưng tụ kW 532
 Công suất thiết bị HP 715

Trên cơ sở số liệu đã tính toán, ta tiến hành thiết kế bảng vẽ chi tiết về hệ thống và thiết bị.
Sau đó, đánh giá mức độ thực hiện của đề tài nghiên cứu.
61
3.2. Thảo luận
Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, việc nghiên cứu đề tài chỉ dừng ở việc tìm hiểu, tính toán
và thiết kế bảng vẽ hệ thống, chưa đi sâu được và chưa chế tạo, khảo nghiệm được hệ thống sấy
chân không. Vì vậy, những số liệu này chỉ mang đến sự tham khảo, cần được thảo luận kỹ hơn trước
khi tiến hành chế tạo dựa trên cơ sở của đề tài.
Bên cạnh đó, hệ thống vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, như: thời gian sấy kéo dài, công
suất động cơ lớn gây tiêu hao năng lượng, năng suất thiết bị chưa phù hợp với thực tiễn.
Để khắc phục những nhược điểm trên, nhóm đề xuất một số biện pháp sau:
- Hạ năng suất thiết bị.
- Giảm thời gian sấy: bằng cách tăng diện tích trao đổi nhiệt

62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:

(1) Đậu Quang Tuấn, (2006). Tự học lập trình Visual Basic 6.0. NXB Giao thông Vận tải, 315
trang.
(2) Hoàng Văn Chước, (2006). Thiết kế hệ thống thiết bị sấy. NXB Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội.

(3) Nguyễn Tấn Dũng & Các Cộng Sự, (2008). Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống sấy
thăng hoa năng suất nhỏ có giai đoạn cấp đông ngay trong buồng thăng hoa, Tạp chí Khoa học
giáo dục kỹ thuật, số 10(4).
(4) Nguyễn Tấn Dũng & Các Cộng Sự, (2008). Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống sấy
thăng hoa năng suất nhỏ có giai đoạn cấp đông ngay trong buồng thăng hoa, Tạp chí Khoa học
giáo dục kỹ thuật, số 10(4).
(5) Nguyễn Tấn Dũng & Cộng Sự, (2007). Nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo hệ thống
máy sấy thăng hoa năng suất nhỏ phục vụ cho việc sản xuất, chế biến các sản phẩm cao cấp, Tạp
chí Khoa học giáo dục kỹ thuật, số 1(3).
(6) Nguyễn Tấn Dũng, (2008). Nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo hệ thống sấy thăng
hoa năng suất nhỏ phục vụ cho chế biến các loại sản phẩm cao cấp, đề tài NCKH cấp bộ, Mã số:
B2006 – 22 – 08, năm 2006 – 2008.

(7) Nguyễn Tấn Dũng, (2013). Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, tập 1,
Các quá trình và thiết bị cơ học, thuỷ lực và khí nén. NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí
Minh
(8) Nguyễn Tấn Dũng, (2016). Quá trình và Thiết bị trong CNHH&TP, Kỹ thuật và Công
nghệ sấy thăng hoa. NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

(9) Nguyễn Tấn Dũng, Trịnh Văn Dũng (2009). Tự động hóa các quá trình nhiệt - lạnh trong
CNHH&TP. NXB ĐHQG TP.HCM.
(10) Nguyễn Văn May, (2004). Kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội

(11) Phạm Xuân Vượng, (2006). Giáo trình kỹ thuật nông sản.
(12) Trần Văn Phú, (2000). Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. NXB Giáo dục.

(13) Trần Văn Phú, (2008). Kỹ thuật sấy. NXB Giáo dục.
63
Tài liệu tiếng Anh:

(14) Bough, W.A (1976). Chitosan-A polymer from seafood waste, for use in
treatment of food processing wastes and activated sludge. Proc. Biochem, pp. 11-13. 10
(15) Chae S. Y., Jang M.K. and Nah J.W. (2005). Influence of molecular weight on
oral absorption of water soluble chitosans. Journal of Controlled Release 102, pp. 383-394.
11
(16) Chen. X., Xia, W., and Yu. X. (2005). Purification and characterization of two
types of chitosanase from Aspergillus sp. CJ22-326. Food Research International 38, pp.
315-322.12
(17) Chiang M.T., Yao H.T. and Chen H.C. (2000). Effect of Dietary Chitosans with
Different Viscosity on Plasma Lipids and Lipid Peroxidation in Rats Fed on A Diet Enriched
with Cholesterol. Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry 64, pp. 965-971.13
(18) Choi B.K., Kim K.Y., Yoo Y.J., Oh S.J., Choi J.H. and Kim C.Y. (2001). In vitro
antimicrobial activity of a chitooligosaccharide mixture against Actinobacillus
actinomycetemcomitans and Streptococcus mutans. International journal of antimicrobial
agents 18, pp. 553-557.14
(19) ChoongSoo Yun, Daiki Amakata, Yasuhiro Matsuo, Hideyuki Matsuda, and
Makoto Kawamukai (2005). New Chitosan-Degrading Strains That Produce Chitosanase
Similar to ChoA of Mitsuaria chitosanitabida. Applied and Enviromental microbiology, pp.
5138-5144. 15
(20) Fernandes J. C., Tavaria F. K., Soares J. C., Ramos Ó. S., João Monteiro M.,
Pintado M. E. and Xavier Malcata F. (2008). Antimicrobial effects of chitosans and
chitooligosaccharides, upon Staphylococcus aureus and Escherichia coli, in food model
systems. Food Microbiology 25, pp.922-928. 16
(21) Helander I. M., Nurmiaho-Lassila E. L., Ahvenainen R., Rhoades J. and Roller
S. (2001). Chitosan disrupts the barrier properties of the outer membrane of Gram-negative
bacteria. International Journal of Food Microbiology 71, pp. 235-244. 17

64
(22) Je J.-Y., Park P.-J. and Kim S.-K. (2004). Radical scavenging activity of
heterochitooligosaccharides. European Food Research and Technology 219, pp.60-65. 18
(23) Jeon Y., Park P. and Kim S. (2001). Antimicrobial effect of chitooligosaccharides
produced by bioreactor. Carbohydrate Polymers 44, pp.71-76. 20
(24) Jeon Y.J., Park P.J., Byun, H. G., Song, B.K., and Kim S.K. (1998) Production
of chitosan oligosaccharides using chitin-immobilized enzym. Korean Journal
Biotechnology and Bioengineering, 13, pp. 147-154. 19
(25) Jeon, Y.J. and Kim S.K (2000). Continuous production of chitooligosaccharides
using a dual reactor system. Process Biochem. 35, pp. 623-632.21
(26) Jeon, Y.J. and Kim, S.K (2002). Antitumor activity of chisan oligosaccharides
produced in an ultra filtration membrane reactor system. J. Microbiol. Biotechnol. 12, pp.
503 – 507. 22
(27) Jone, Y.J., and Kim, S.K. (2001). Effect of antimicrobial activity by chitosan
oligosaccharides N- conjugated with asparagines. Journal of Microbiology and
biotechnology, 11, 281-286. 23
(28) Knorr, D. (1986). Nutritional quality, food processing, and biotechnology aspects
of chitosan and Chitosan oligsaccharides. A review. Process Biochem. 21, pp. 90-92. 24
(29) Lee H.-W., Park Y.-S., Jung J.-S. and Shin W.-S. (2002). Chitosan
oligosaccharides, dp 2-8, have prebiotic effect on the Bifidobacterium bifidium and
Lactobacillus sp. Anaerobe 8, pp. 319-324. 25
(30) Li, Q., Dunn, E.T., Grandmaison, E.W. and Goosen, M.F.A.(1992).
Applications and properties of chitosan. J. Bioactive and Compatible Polym. 7: pp. 370-397.
47
(31) Marcotte, E.M., Monzingo, A.F., Ernst, S.R., Brzezinski, R. and Robertus, J.D.
(1996). X-ray structure of an anti-fungal chitosanase from Streptomyces N174. Nat. Struct.
Biol. 3, pp.155-162. 26
(32) Molloy C., Cheah L.-H. and Koolaard J. P. (2004). Induced resistance against
Sclerotinia sclerotiorum in carrots treated with enzymatically hydrolysed chitosan.
Postharvest Biology and Technology 33, pp. 61-65. 27

65
(33) Moon J.-S., Kim H.-K., Koo H., Joo Y.-S., Nam H.-m., Park Y. and Kang M.-
I. (2007). The antibacterial and immunostimulative effect of chitosanoligosaccharides
against infection by Staphylococcus aureus isolated from bovine mastitis. Applied
Microbiology and Biotechnology 75, pp. 989-998. 28
(34) Muzzarelli R. A. A. (1996). Chitosan-based dietary foods. Carbohydrate
Polymers 29, pp. 309-316. 29
(35) Ngo D.-N., Kim M.-M. and Kim S.-K. (2008). Chitin oligosaccharides inhibit
oxidative stress in live cells. Carbohydrate Polymers 74, pp. 228-234. 30
(36) Ngo D.-N., Lee S.-H., Kim M.-M. and Kim S.-K. (2009). Production of chitin
oligosaccharides with different molecular weights and their antioxidant effect in RAW 264.7
cells. Journal of Functional Foods 1, pp. 188-198. 31
(37) Nishimura, S., Nishi, N., Tokura, S., Nishimura, K. and Azuma, I. (1986).
Bioactive chitin derivatives. Activation of mouse-peritoneal macrophages by O-
(carboxymethyl) chitins. Carbohydr. Res. 146, pp. 251– 258. 32
(38) No, H.K., Hur, E.Y. (1998). Control of Foam Formation by Antifoam during
Demineralization of Crustacean Shell in Preparation of Chitin. Journal of Agricultural and
Food Chemistry. 46(9). pp.3844-3846. 33
(39) No, H.K., Park, N.Y., Lee, S.H., Hwang, H.J., Meyers, S. P. (2002).
Antibacterial Activities of Chitosans and Chitosan Oligomers with Different Molecular
Weights on Spoilage Bacteria Isolated from Tofu. Journal of Food Science. 67(4). pp.1511-
1514. 34
(40) Park P.J., Je J.Y. and Kim S.K. (2003). Free Radical Scavenging Activity of
Chitooligosaccharides by Electron Spin Resonance Spectrometry. journal of Agricultural
and Food Chemistry 51, pp. 4624-4627. 48
(41) Park P.J., Je J.Y., Jung W.K., Ahn C.B. and Kim S.K. (2004). Anticoagulant
activity of heterochitosans and their oligosaccharide sulfates. European Food Research and
Technology 219, pp. 529-533. 35

66
(42) Qiao Y., Bai X.-F. and Du Y.-G. (2011). Chitosan oligosaccharides protect
mice from LPS challenge by attenuation of inflammation and oxidative stress. International
Immunopharmacology 11, pp. 121-127. 36
(43) Qin, C., Du, Y., Xiao, L., Li, Z. and Gao, X. (2002). Enzymic preparation of
water- soluble chitosan and their antitumor activity. Int. J. Biol. Macromol 31, pp.111 – 117.
37
(44) Rout, S. K. (2001), Physicochemical, Functional, and Spectroscopic analysis of
crawfish chitin and chitosan as affected by process modification. Dissertation. 38
(45) Se-Kwon Kim, Niranjan Rajapakse (2005). Enzymatic production and
biological activities of chitosanoligosaccharides (COS): A review. Cacbohydrate Polymer
62, pp. 357 – 368. 39
(46) Shimosaka M, Nogawa M, Ohno Y, Okazaki M. Chitosanase from the plant
pathogenic fungus, Fusarium solani f. sp. phaseoli: purification and some properties. Biosci
Biotechnol Biochem. 1993;57:231–235. 40
(47) Sugano M., Fujikawa T., Hiratsuji Y., Nakashima K., Fukuda N. and Hasegawa
Y. (1980). A novel use of chitosan as a hypocholesterolemic agent in rats. The American
Journal of Clinical Nutrition 33, pp. 787-793. 41
(48) Tokoro, A., Takewaki, N., Suzuki, K., Mikami, T., Suzuki, S. and Suzuki, M.
(1988). Growth-inhibitory effect of hexa-N-acetylchitohexaose and chitohexaose and Meth-
A solid tumor. Chem. Pharm. Bull. 36, pp. 784–790. 42
(49) Tsukada, K., Matsumoto, T., Aizawa, K., Tokoro, A., Naruse, R., Suzuki, S.
and Suzuki, M. (1990). Antimetastatic and growth inhibitory effects of Nacetyl chito-
hexaose in mice bearing Lewis lung carcinoma. Jpn. J. Cancer Res. 81, pp. 259–265. 43
(50) Vishu Kumar A. B., Varadaraj M. C., Gowda L. R. and Tharanathan R. N.
(2005). Characterization of chito-oligosaccharides prepared by chitosanolysis with the aid
of papain and Pronase, and their bactericidal action against Bacillus cereus and Escherichia
coli. Biochemical Journal 391, pp. 167-175. 44
(51) Xia W., Liu P., Zhang J. and Chen J. (2011). Biological activities of chitosan
and chitooligosaccharides. Food Hydrocolloids 25, pp.170-179. 45

67
(52) Xu J., Zhao X., Han X. and Du Y. (2007). Antifungal activity of oligochitosan
against Phytophthora capsici and other plant pathogenic fungi in vitro. Pesticide
Biochemistry and Physiology 87, pp. 220-228. 46

68

You might also like