You are on page 1of 75

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


-----------------------

PHẠM VĂN HIẾU

NGHIÊN CỨU ANTEN MẢNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG HỆ


THỐNG INTERNET VẠN VẬT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------

PHẠM VĂN HIẾU

NGHIÊN CỨU ANTEN MẢNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG HỆ


THỐNG INTERNET VẠN VẬT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS.NGUYỄN THÀNH CHUYÊN

Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Văn Hiếu, mã số học viên CA170269. Người hướng dẫn là TS.

Nguyễn Thành Chuyên. Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong

luận văn Nghiên cứu anten mảng và ứng dụng trong hệ thống Internet vạn vật là kết

quả quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu được nêu trong luận văn là

hoàn toàn trung thực, phản ánh đúng kết quả đo đạc thực tế. Mọi thông tin trích dẫn

đều tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ; các tài liệu tham khảo được liệt kê rõ

ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung được viết trong luận

văn này.

Hà nội, ngày tháng năm 2019


Người cam đoan

Phạm Văn Hiếu

i
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I

MỤC LỤC .................................................................................................................. II

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ..................................................................... V

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................VI

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT....................................................... VII

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ IOT ......................................................................... 2

1.1 Khái niệm..........................................................................................................2

1.2 Thuật ngữ ..........................................................................................................6

1.3 Lịch sử ..............................................................................................................7

1.4 Khả năng định danh độc nhất ...........................................................................9

1.5 Xu hướng và tính chất ....................................................................................10

1.6 Kiến trúc dựa trên sự kiện............................................................................... 11

1.7 Là một hệ thống phức tạp ...............................................................................12

1.8 Kích thước ......................................................................................................12

1.9 Vấn đề không gian, thời gian ..........................................................................13

1.10 Luồng năng lượng mới .................................................................................14

1.11 Các hệ thống phụ ..........................................................................................16

1.12 Ứng dụng ......................................................................................................17

1.13 Quản lý hạ tầng .............................................................................................17

1.14 Y tế. ...............................................................................................................18

1.15 Tự động hoá các toà nhà. ..............................................................................18

1.16 Kết luận .........................................................................................................18

ii
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC DẠNG ANTEN MẢNG VÀ ỨNG DỤNG ..... 20

2.1 Kiến thức cơ bản về anten mảng ....................................................................20

2.2 Anten mảng tuyến tính ....................................................................................21

2.2.1 Anten mảng hai phần tử................................................................................. 22

2.2.2 Anten mảng tuyến tính N phần tử đồng dạng ............................................. 24

2.2.3 Anten mảng có trọng số và anten mảng lái búp ......................................... 27

2.2.4 Anten mảng vòng ........................................................................................... 28

2.2.5 Anten mảng vòng lái búp .............................................................................. 29

2.2.6 Anten mảng phẳng hình chữ nhật. ............................................................... 31

2.2.7 Anten mảng búp cố định ............................................................................... 31

2.2.8 Anten mảng hướng Retro .............................................................................. 32

2.3 Ứng dụng của anten mảng ..............................................................................35

2.3.1 Hệ thống Radar ............................................................................................... 35

2.3.2 Máy đo phóng xạ............................................................................................ 36

2.3.3 Làm nóng bằng điện từ trường. .................................................................... 37

2.4 Kết luận ...........................................................................................................38

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA ANTEN ..................................... 39

MẢNG HÌNH NHẪN TRONG IOT......................................................................... 39

3.1 Nhẫn theo dõi sức khoẻ ..................................................................................39

3.1.1 Giới thiệu ......................................................................................................... 39

3.1.2 Thiết kế của anten mảng. .............................................................................. 41

3.1.3 Khả năng hoạt động ở trong không gian mở .............................................. 42

3.1.4 Ảnh hưởng của người dùng. ......................................................................... 46

3.1.5 Hệ số phản xạ ................................................................................................. 47

iii
3.1.6 Các mẫu quét và hiệu quả bao phủ. ............................................................. 49

3.1.7 Mật độ tổn hao năng lượng. .......................................................................... 52

3.1.8 Kết luận ........................................................................................................... 53

3.1.9 Ứng dụng của nhẫn trong IoT. ...................................................................... 54

3.2 Nhẫn cảm biến ................................................................................................56

3.2.1 Giới thiệu ......................................................................................................... 56

3.2.2 Thiết kế và cấu trúc của anten. ..................................................................... 57

3.2.3 Khả năng hoạt động. ...................................................................................... 61

3.3 Kết luận ...........................................................................................................63

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 66

iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Hai anten dipole cực nhỏ ....................................................................................22

Hình 2.2 (a) Đồ thị bức xạ Dipole (b) Đồ thị bức xạ anten mảng (c) Đồ thị bức xạ tổng

.............................................................................................................................................23

Hình 2.3 Anten mảng truyến tính N phần tử.....................................................................24

Hình 2.4 Anten mảng broadside 4 phần tử với và và d = 0.25 , 0.5 và 0.75 .26

Hình 2.5 Anten mảng end-fire 4 phần tử với và và d = 0.25 , 0.5 và 0.75 .

.............................................................................................................................................27

Hình 2.6 Mảng trọng số Kaiser-Bessel đã lái búp. ...........................................................28

Hình 2.7 Anten mảng vòng N phần tử ..............................................................................29

Hình 2.8 Đồ thị mặt trước AF của anten mảng vòng lái búp ( ...29

Hình 2.9 Đồ thị AF 3-D của anten mảng vòng lái búp ( ..............30

Hình 2.10 Anten mảng phẳng vuông NxM.......................................................................31

Hình 2.11 Tia 3 búp tạo bởi một anten mảng phẳng 16x16.............................................32

Hình 2.12 Anten mảng có hướng Retro và hiệu ứng đa đường .......................................33

Hình 2.13 Anten mảng có hướng Retro ............................................................................34

Hình 2.14 Liên hợp pha trong quá trình trộn Heterodin. .................................................35

Hình 3.1 Thiết kế của anten mảng từng giai đoạn ở trong (a) 3D, (b) mặt phẳng xy và

(c) mặt phẳng xz. ................................................................................................................42

Hình 3.2 Hệ số phản xạ của các phần tử anten mảng trong nhẫn. ..................................43

v
Hình 3.3 ϕ/độ với dB tại =900. ........................................................................................44

Hình 3.4 Tổng các mẫu quét của mảng anten được đề xuất ............................................45

Hình 3.5 Các mẫu chuyển tia của mảng anten được đề xuất. ..........................................45

Hình 3.6 Hệ số bao phủ của mảng anten trong không gian mở. .....................................46

Hình 3.7 (a) ngón trỏ. (b) ngón giữa. (c) ngón áp út ........................................................47

Hình 3.8 Các hệ số phản xạ của tất cả các phần tử anten ................................................48

ở trong setup (a), (b) và (c). ...............................................................................................48

Hình 3.9 Tổng các mẫu quét của mảng anten được đề xuất cho (a) setup 1, (b) setup 2,

(c) setup 3. ...........................................................................................................................50

Hình 3.10 Đồ thị của (a) hệ số bao phủ của anten, (b) kết quảmật độ tổn hao năng

lượng được mô phỏng, được thể hiện ở trên mô hình bàn tay 3D, và (c) mật độ tổn hao

năng lượng tối đa của mảng anten ở trong 3 setup với tay người dùng. .........................52

Hình 3.11 Cơ chế đo nhịp tim ............................................................................................55

Hình 3.12 Mặt trên của chiếc anten nhẫn..........................................................................58

Hình 3.13 Mặt cắt của chiếc nhẫn .....................................................................................59

Hình 3.14 Phía bên cạnh và các kích thước của chiếc nhẫn vàng ...................................60

Hình 3.15 Hình ảnh 3D của chiếc nhẫn. ...........................................................................60

Hình 3.16 Hệ số tổn hao ngược của anten. .......................................................................61

Hình 3.17 Đồ thị bức xạ của anten tại mặt phẳng ϕ = 00 và ϕ = 900 ...............................62

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Khả năng hoạt động của anten ở tần số 5GHz...........................................63

vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Thuật ngữ viết tắt Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt

IoT Internet of Things Internet vạn vật

RFID Radio-Frequency Identification Định danh tần số vô tuyến

DBF Digital Beamforming Định dạng búp sóng số

EMF Electromotive Force Lực điện động

vii
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, khi công nghệ càng phát triển, thì nhu cầu trao đổi thông tin giữa

con người với máy móc, cũng như là giữa các máy móc với nhau ngày càng tăng

cao. Do đó, việc hình thành một mạng thông tin liên kết giữa các máy móc với máy

móc và với con người là điều tất yếu của sự phát triển. Một mạng kết nối như thế

được gọi là một mạng IoT, Internet of Things, mạng vạn vật kết nối Internet.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng IoT sẽ có muôn vàn những ứng dụng thiết

thực vào trong cuộc sống của chúng ta, và việc nghiên cứu những công nghệ để có

thể biến mạng IoT trở thành hiện thực là một nhu cầu vô cùng cấp bách hiện nay.

Cũng chính từ thực tế này, nên luận văn tốt nghiệp này nghiên về lĩnh vực IoT,

những định nghĩa, những đặc điểm và những ứng dụng của nó.

Ngoài ra,luận văn tôi nghiên cứu về các loại anten mảng, các đặc điểm cấu tạo

của chúng, và những ứng dụng của các loại anten đó trong cuộc sống thực tiễn.

Cuối cùng luận văn tìm hiếu cấu tạo, cũng như là về cơ chế hoạt động của một

chiếc nhẫn thông minh được sử dụng ở trong công nghệ IoT.

1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ IOT

Trong Chương 1, luận văn trình bày khái niệm về IoT, về lịch sử ra đời, các thuật

ngữ khác nhau được dùng ở trong IoT, những đặc điểm của mạng IoT, và về những ứng

dụng của mạng IoT ở trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống như là y tế, xây

dựng, và các ứng dụng của IoT trong việc quản lý các tài nguyên mạng nói chung

1.1 Khái niệm

Internet of Thing, hay còn được viết tắt là IoT, được dịch ra tiếng Việt là Mạng

luới vạn vật kết nối Internet là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm gần

đây. Đây là là một mạng liên kết, trong đó các thiết bị sẽ được lắp đặt các bộ phận

cảm biến, thu phát để có thể truyền dữ liệu đến cho các thiết bị khác, từ đó tất cả các

thiết bị sẽ có được sự hoạt động thống nhất với nhau.

Các thiết bị, các toà nhà, và các thiết bị đeo được, sẽ được lắp đặt thêm các bộ

phận điện tử khác, ví dụ như cảm biến, cơ cấu vận hành, phần mềm xử lý, cùng với

khả năng kết nối với mạng internet, giúp các thiết bị này có thể thu thập dữ liệu và

truyền tải cho các thiết bị khác cùng xử lý.

Hình.1. Mạng lưới vạn vật kết nối Internet

2
Vào năm 2013, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things

(IoT-GSI), tạm dịch là tổ chức sáng kiến toàn cầu về mạng kết nối vạn vật, đã định

nghĩa IoT là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch

vụ điện toán đám mây chuyên sâu, thông qua các vật thể thực hoặc là vật thể ảo.

Chúng được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và kết nối,

truyền thông tin cho nhau thông qua các bộ phận tích hợp, và với tiêu chí như vậy,

thì một vật được xem là trong mạng kết nối vạn vật, nếu vật đó có thể được định

dạng và có thể được điều khiển từ xa thông qua hệ thống mạng hiện có, tạo điều

kiện giúp cho thế giới thực tế được kết nối với nhau một cách trực tiếp hơn thông

qua hệ thống điện toán đám mây.

Điều này dẫn đến kết quả là hiệu năng, độ chắc chắn, và lợi ích về kinh tế mà

những vật thể mang lại sẽ tăng lên, đồng thời sẽ giảm thiểu được sự can dự của con người.

Khi hệ thống mạng vạn vật kết nối được trang bị thêm hệ thống cảm biến và

thêm các cơ chế vận hành, hệ thống này trở thành một hình thức của hệ thống kết

hợp giữa ảo và thực, với tính tổng quan cao hơn do kết nối được nhiều vật thể hơn.

Công nghệ mạng lưới này bao trùm những công nghệ như điện toán đám mây thông

mình, nhà máy ảo, smart home, giao thông thông minh, thành phố thông minh, bãi

đỗ xe thông minh,...

Mỗi một vật thể được nhận dạng một cách riêng biệt trong hệ thống điện toán

đám mây nhúng, và có khả năng kết nối và phối hợp với nhau trong cùng một hệ

thống Internet hiện có. Các chuyên gia hàng đầu trong ngành nhận định là mạng

lưới vạn vật kết nối sẽ bao phủ khoảng 30 tỉ vật trước năm 2020.

Nói một cách chi tiết hơn, hệ thống mạng vạn vật kết nối cung cấp cho các

thiết bị một phương thức kết nối chuyên sâu về mặt hệ thống và dịch vụ. Kết nối

3
này được nhận định là có nhiều hơn rất nhiều những ưu điểm so với kiểu truyền tải từ

máy sang máy trước đây. Đồng thời, đa số các dạng tên miền, ứng dụng và các dạng

giao thức ở trên mạng internet sẽ đều được mạng lưới vạn vật kết nối này hỗ trợ.

Sự kết nối giữa muôn vàn các thiết bị với nhau này hứa hẹn sẽ mở ra được một

kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự tự động hoá trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc

sống, từ việc ứng dụng trong việc chế tạo các mạng lưới thông minh, đến việc chế

tạo các hệ thống thông minh như là thành phố thông minh, bãi đỗ xe thông minh,

nhà hàng thông minh,...

Mạng vạn vật kết nối là một viễn cảnh của thế giới, trong đó mỗi đồ vật, mỗi

một con người sẽ mang cho mình một định dạng, danh tính riêng, và tất cả sẽ được

kết nối với nhau trong cùng một mạng lưới.

Mỗi một định danh, một sự vật sẽ có khả năng truyền tải và trao đổi thông tin,

dữ liệu với nhau thông qua một mạng dữ liệu duy nhất mà không cần đến sự can

thiệp của con người để có thể thực hiện việc đó.

Mạng vạn vật kết nối đã được hội tụ và phát triển lên nhờ sự phát triển của

công nghệ không dây, các loại công nghệ vi mô, cũng như là sự mở rộng của

internet. Nói một cách đơn giản thì mạng vạn vật kết nối đó chính là một tập hợp

các vật có khả năng kết nối và truyền dữ liệu với nhau, ngoài ra những vật trên có

khả năng tương tác với thế giới bên ngoài để có thể thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

Một vật nằm trong hệ thống vạn vật kết nối có thể là trái tim nhân tạo đang hoạt

động trong một bệnh nhân, cũng có thể là một con chó ở trong một trang trại được

đeo một bộ chip nhỏ xíu ở dưới da, hoặc cũng có thể là một chiếc xe ô tô được tích

hợp bộ định vị và có thể cảnh báo tài xế khi cảm biến phát hiện bánh xe bị xì lốp,

4
hoặc là bất kỳ một vật thể nhân tạo hoặc trong thiên nhiên nào mà được gắn một định

danh và có khả năng truyền tải thông tin thông qua mạng lưới vạn vật kết nối.

Cho đến thời điểm hiện nay, mạng vạn vật kết nối đang dừng lại ở mức kêt nối

giữa máy với máy, thường được áp dụng trong các ngành sản xuất, công nghiệp sản

xuất năng lượng, lọc dầu,... Với khả năng tích hợp các bộ cảm biến, vi điều khiển

trong các hệ thống máy với máy, được xem là những hệ thống thông minh, và đang

ngày càng được nghiên cứu để mở rộng ra nhiều hơn những hệ thống thông minh

khác. Với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện nay, các thiết bị đã được gắn các bộ cảm

biến để thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài, rồi sau đó sẽ tự động truyền gửi

thông tin đó đến các thiết bị khác.

Các ví dụ hiện đang có trên thị trường đó chính là nhà thông minh được trang

bị các tính năng như tự động đóng rèm, tự động bật lò sưởi nếu nhiệt độ xuống thấp,

hệ thống đo đạc và thông gió, hệ thống điều chỉnh không khí, các thiết bị sấy, giặt

quần áo được kết nối, máy lọc không khí, các loại tủ lạnh có sử dụng wifi để người

sử dụng có thể điều khiển từ nơi khác khi cần thiết.

Sau này, khi được triển khai đến mức tự động hoá, thì mạng vạn vật kết nối sẽ

được áp dụng đại trà ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Khi đó, mạng vạn vật kết

nối sẽ hứa hẹn là sẽ tạo ra được một lượng khổng lồ các loại dữ liệu từ đa dạng các

nguồn, dẫn đến là sự đòi hỏi một tốc độ truyền dữ liệu nhanh, một bộ lưu trữ khổng

lồ, một hệ thống các cách đánh chỉ mục, xử lý các dạng dữ liệu này một cách thông

minh hơn.

Mạng vạn vật kết nối đang là một trong những cốt lõi quan trọng nhất của việc

phát triển thành phố thông minh và các hệ thống quản lý năng lượng thông minh.

5
Khái niệm Mạng vạn vật kết nối lần đầu tiên được ra mắt thế giới nhờ Kevin

Ashton, người lúc đó đang làm việc tại Proter và Gamble, sau đó được đổi tên thành

công ty MIT’s Auto-ID. Ông giới thiệu khái niệm này với thế giới vào năm 1999.[1]

1.2 Thuật ngữ

Thuật ngữ mạng vạn vật kết nối ( Internet of Things, IoT), là một khái niệm để

chỉ một mạng lưới gồm rất nhiều những thiết bị có khả năng nhận biết, cũng như là

trao đổi thông tin đến các sự vật khác trong mạng lưới. Cụm từ này được đưa ra bởi

ngài Kevin Ashton vào năm 1999.

Ông là người đã sáng lập ra trung tâm Auto-ID. Đây là một địa điểm nổi tiếng

thế giới, nơi đã nghiên cứu và đưa ra những quy chuẩn toàn cầu dành cho RFID,

một phương thức giao tiếp không dây được áp dụng với sóng radio, cũng như một

số cảm biến khác. Sau khi được ông đưa ra thế giới vào năm 1999, thì khái niệm

mạng vạn vật kết nối đã dần dần được dùng nhiều hơn bởi các nhà phân tích và các

hãng sản xuất điện tử.

Vạn vật ở đây có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Đó có thể là một máy theo

dõi nhịp tim và gửi dữ liệu cho các thiết bị khác. Đó có thể là một con gia súc được

gắn chip sinh học để theo dõi sức khoẻ và gửi dữ liệu về mạng thông tin của trang

trại đó.

Hoặc đó cũng có thể là một chiếc xe hơi với cảm biến về lượng hơi còn lại ở

trong lốp xe, và báo lại cho người sử dụng biết. Hoặc đó cũng có thể là một thiết bị

phân tích gen để quan sát môi trường, thức ăn, mầm bệnh của môi trường xung

quanh. Hoặc cũng có thể là một thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ đội chữa cháy trong

hoạt động phát hiện ra người gặp nạn và giải cứu.

6
Các chuyên gia trong ngành gợi ý là có thể coi Vạn Vật ở đây nên là một tổng

thể được kết hợp hài hoà giữa phần cứng, phần mềm, các loại dữ liệu, cũng như là

kết nối dịch vụ mạng.

1.3 Lịch sử

Vào năm 1999 thì nhà khoa học Kevin Ashton đã đưa ra cho thế giới một thuật

ngữ mới đó chính là Internet of Things, hay gọi cách khác là mạng vạn vật kết nối

Internet, nhằm để chỉ các vật thể có thể được gắn thêm các thiết bị để thế giới có thể

nhận biết đến sự tồn tại của chúng.

Vào năm 2016, thì khái niệm Mạng vạn vật kết nối Internet đã khẳng định

được vị trí của mình trong bước phát triển tất yếu của nhân loại, nhờ việc hội tụ

được nhiều công nghệ thiết yếu, cần thiết cho việc vận hành mạng lưới này.

Những công nghệ này bao gồm công nghệ truyền tải vô tuyến hiện đang có

mặt một cách phổ biến trên khắp thế giới, khả năng phân tích dữ liệu vào cùng một

thời điểm tốt đến từ các siêu máy tính, các loại cảm biến đã được thu nhỏ gọn đến

mức tối thiếu, và các hệ thống nhúng đã được phát triển đến một mức nhất định.

Điều này đồng nghĩa với việc là tất cả những công nghệ truyền thông của quá

khứ, như là các hệ thống nhúng công nghệ cũ, các mạng cảm biến không dây, các hệ

thống thao túng hành vi, các loại hệ thống không cần con người can dự, bao gồm

nhà thông minh và các toà nhà được trang bị các hệ thống tự động.

Tất cả những thứ vừa kể ở bên trên đều đã góp phần tích cực vào sự hình

thành cũng như là khả năng vận hành được của hệ thống Mạng vạn vật kết nối

Internet.

7
Một suy nghĩ khai nguồn về một hệ thống Internet của các thiết bị thông minh

đã được các nhà khoa học thảo luận với nhau từ tận những năm 1982, với sự bắt

nguồn là từ một máy bán nước Coca-cola tự động tại đại học Carnegie Mellon.

Chiếc máy này đã được điều chỉnh, gắn thêm các bộ phận, thiết bị để trở thành

thiết bị đầu tiên trên thế giới được kết nối Internet. Chiếc máy này có khả năng gửi

thông tin về trung tâm về các thông tin như còn bao nhiêu lon nước, cung cấp nhiệt

độ của máy bán hàng khi vừa được bỏ thêm các chai nước mới vào máy.

Từ năm 1991, đã có một bản báo cáo một cách chưa đầy đủ về một khái niệm

gọi là điện toán tổng quan, tiếng anh là ubiquitous computing, của nhà khoa học

Mark Weiser. Không chỉ dừng lại ở đó, các viện khoa học như UbiComp và PerCom

cũng cho ra mắt thế giới những báo các về Máy tính thể kỷ 19, cho thế giới thấy

một tầm nhìn mới về IoT cũng như là về cách triển khai của Mạng vạn vật kết nối

Internet này.

Vào năm 1994, một nhà khoa học tên là Reza Raji đã mô tả về khái niệm

Mạng vạn vật kết nối Internet một cách chuyên sâu hơn trên tờ IEEE Spectrum. Tại

tờ báo này, ông mô tảo đây là một quá trình chuyển các thông tin theo dạng gói với

kích thước nhỏ sang một tập hợp các nút mạng lớn, để có thể truyền tải thông tin và

tự động hoá mọi thứ, và có thể được ứng dụng từ các thiết bị dùng trong cuộc sống

hàng ngày cho đến nguyên cả một nhà máy sản xuất lớn.

Và giữa những những năm 90 của thế kỷ 20, có một công ty tên là at Work, một

công ty con của Microsoft, và cùng với đó là công ty Nest của Novell, đã có một vài

giải pháp đề xuất về vấn đề Mạng vạn vật kết nối Internet. Tuy nhiên, cho đến mãi tận

năm 1999 thì lĩnh vực này mới bắt đầu thu được những kết quả khả quan.

8
Bill Joy đã tường tượng được trước phương pháp truyền tải dữ liệu từ thiết bị

tới thiết bị ở trong một bộ 6 trang web của ông. Ông đã diễn thuyết trước mặt công
chúng những ý tưởng này tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào năm 1999.

Cũng vào năm 1999, thì khái niệm Mạng vạn vật kết nối Internet đã trở nên
phổ biến với thế giới hơn, nhờ vào trung tâm Auto-ID thuộc viện công nghệ

Massachusetts và nhờ những nhà khoa học đã có những báo cáo liên quan đến phân
tích thị trường có liên quan đến lĩnh vực này.
RFID, tiếng anh là Radio-frequency identification, hay dịch ra tiếng việc là

định nghĩa tần số radio, đã được nhận định bởi Kevin Ashton, một trong những
người sáng lập ra trung tâm Auto-ID là có khả năng khởi tạo Mạng lưới vạn vật kết
nối Internet và thời điểm đó. Ông đề xuất rằng cụm từ Mạng lưới vạn vật kết nối

Internet ra với toàn thế giới.


Nếu tất cả mọi vật thể và con người trong cuộc sống thường ngày đều được

kết nối và trang bị những thiết bị định danh, các máy tính có thể quan lý và lưu trữ
những thông tin về những vật trên.

Bên cạnh dùng định danh tần số vô tuyến, việc đánh dấu các vật thể có thể đạt
được nhờ những công nghệ thông tin như là thông tin liên lạc tầm gần, mã hoá ô
vuông, và dấu ấn công nghệ cao.

1.4 Khả năng định danh độc nhất

Một trong những điểm mấu chốt của Mạng vạn vật kết nối Internet đó chính là
tất cả những vật ở trong mạng lưới đều phải được nhận biết và có một phương thức

nhận định danh tính riêng.


Nếu tất cả các vật thể, bao gồm cả con người, đều mang trong mình một định

danh riêng để có thể phân biệt và quản lý đối tượng này với đối tượng khác, thì máy
tính hoàn toàn có thể quản lý được một mạng lưới gồm tất cả các vật thể trên.

9
Việc định danh, hay tagging, có thể được hiện thực hoá ngày nay, thông qua

việc sử dụng những công nghệ hiện đại, ví dụ như định danh bằng tần số ra đa, giao
tiếp thông tin tầm gần, mã vạch, mã QR, đánh dấu kỹ thuật số,...

Việc liên kết các thiết bị với nhau có thể được hiện thực hoá thông qua các
công nghệ của ngày nay như là Wifi, mạng viễn thông băng thông rộng như là 3G

và 4G, các công nghệ giao tiếp tầm gần như là Bluetooth, Zigbee, hồng ngoại,...
Ngoài những phương pháp giao tiếp và kết nối các vật thể với nhau như vừa
kể ở trên, thì nếu nhìn từ thế giới Internet, chúng ta có thể gán cho từng vật thể một

địa chỉ duy nhất để có thể xác định từng vật thể một, tương tự như là việc gán địa
chỉ IP cho các trang web.
Mỗi một thiết bị sẽ được gán cho một địa chỉ IP duy nhất và độc nhất, không

bị trùng lặp với bất kỳ một vật thể hay một con người nào khác. Hiện nay, với sự
xuất hiện của công nghệ IPv6 với khả năng lưu trữ không gian địa chỉ cực kỳ rộng

lớn thì mọi thứ có thể sẽ dễ dàn được gán cho một địa chỉ IP duy nhất và không
nhầm lẫn với bất kỳ một vật thể nào khác. Đây là một tiền đề quan trọng giúp cho

mọi thứ có thể được dễ dàng kết nói với nhau cũng như là được kết nối vào Mạng
lưới mạng vật kết nối vào Internet.

1.5 Xu hướng và tính chất

Thực tế ra mà nói, thì các yêu cầu về sự thông minh cũng như là không cần
đến sự can dự của con người trong quá trình điều khiển thực chất không phải là mục
tiêu ban đầu trong quá trình phát triển của IoT trong những năm đầu tiên.

Mục tiêu đặt ra của Mạng vạn vật kết nối Internet không là các máy móc có thể

được dễ dàng kết nối với nhau, để khi chúng nhận biết được các thay đổi của môi

trường xung quanh, chúng sẽ có thể tự điều chỉnh bản thân và phản ứng lại đối với

những thay đổi đó mà không cần có sự kết nối đến Internet.

10
Trong những năm gần đây, người ta đang có những bước đi táo bạo trong việc

nghiên cứ để có thể kết hợp các khái niệm đó là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet

và điều khiển tự động lại với nhau. Trong tương lại, Mạng lưới vạn vật kết nối

Internet sẽ có thể trở thành một mạng lưới những vật thể thông minh được điều

khiển và kết nối với nhau, và có khả năng tự đưa ra quyết định trong từng tình

huống đơn lẻ mà chúng gặp phải. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng phải còn có khả

năng kết nối với nhau để có thể trao đổi thông tin và cùng nhau tương tác với các

thông tin đó để có thể tự điều chỉnh một cách tự động.

Việc giúp các thiết bị trở nên tự động và thông minh hơn, và tích hợp các thiết

bị đó vào mạng vạn vật kết nối Internet có thể giúp các thiết bị theo dõi và thu thập

các thông tin đến từ việc con người tương tác với các thiết bị thông minh. Từ việc

quan sát và thu thập các dữ liệu đó, các hệ thống sẽ có thể phát hiện ra các kiến thức

mới mà con người còn bỏ sót, liên quan đến thế giới xung quanh, đến môi trường,

đến các mối quan hệ của con người trong xã hội, cũng như là các hành vi ứng xử

của con người. [2]

1.6 Kiến trúc dựa trên sự kiện

Khi mọi việc diễn ra đúng theo những gì đã được thiết kế, thì các thiết bị được

kết nối trong mạng lưới vạn vật kết nối Internet sẽ ghi nhận dữ liệu và gửi những dữ

liệu đó trong lúc chúng đang hoạt động theo thời gian thực. Một số những chuyên

gia đầu ngành cho rằng một hệ thống các mạng lưới cảm biến, các sensor, chính là

một trong những thành phần đơn giản, và là một dạng đơn giản hoá của mạng lưới

vạn vật kết nối Internet.

11
1.7 Là một hệ thống phức tạp

Ở trong một thế giới mở, thì mạng lưới vạn vật kết nối Internet sẽ mang trong

mình một kiến trúc vô cùng phức tạp, bởi vì mạng lưới này bao gồm một lượng lớn

các liên kết gữa các thiết bị, các máy móc, các cảm biến, các dịch vụ với nhau.

Ngoài ra, hệ thống này còn phải đảm bảo các yếu tố như được kết nối với bộ lưu trữ

dữ liệu, các hệ thống cung cấp nguồn điện, các hệ thống điều khiển hành vi của các

thiết bị. Nói chung, đây là một hệ thống vô cùng phức tạp, bao gồm vô vàn những

kết nối từ thiết bị này đến thiết bị khác, từ bộ phận này đến bộ phận khác.

1.8 Kích thước

Về lý thuyết, một mạng lưới vạn vật kết nối Internet có thể chứa được một số

vô hạn các thiết bị cũng như là đối tượng ở trong mạng lưới của mình. Tuy nhiên,

với công nghệ như hiện nay, thì một mạng lưới vạn vật kết nối Internet có thể được

bao gồm khoảng 50 cho đến khoảng 100 nghìn tỷ các đối tượng được kết nối với

nhau và mạng lưới này có thể theo dõi các thông tin của từng đối tượng, như là vị trí

hiện tại, cũng như là những thông tin được gửi về hệ thống từ các cảm biến mà các

thiết bị đó đang có.

Một cá thể người sống ở trong một thành phố đông đúc có thể sẽ bị bao vây xung

quanh bởi khoảng 1000 cho đến khoảng nửa vạn các thiết bị có khả năng theo dõi.

Điều này vừa có những mặt tích cực cũng như là những mặt tiêu cực

Về mặt tích cực, điều đó có nghĩa là hệ thống sẽ biết được nhiều hơn những

thông tin liên quan đến con người ấy, để từ đó có thể đưa ra những thông tin cũng

như là những điều khiển tự động cần thiết để giúp cuộc sống của người đó trở nên

tốt hơn.

12
Ví dụ như vào giờ cao điểm, các thiết bị theo dõi và báo về hệ thống là người

đó đang đi ở trên đường A và sắp chuẩn bị đi vào đường B. Tuy nhiên, các thiết bị

theo dõi tại đoạn đường B gửi về thông tin là đoạn đường B hiện đang bị tắc đường

một cách nghiêm trọng, và gửi thông tin này về hệ thống.

Biết được thông tin này, và đồng thời biết được vị trí hiện tại của người đó, hệ

thống sẽ tự động thông báo cho người đó là đừng đi vào con đường B nữa, và đồng

thời cung cấp cho người đó một con đường thay thế không bị tắc để người đó đi.

Đó là một trong các ví dụ về những ưu điểm của việc bao quanh một cá thể

con người bởi khoảng 1000 cho đến 5000 thiết bị có khả năng theo dõi ở trong một

thành phố. Về mặt tiêu cực, thì những kẻ xấu có thể khai thác các thiết bị trên để có

thể khai thác được các thông tin liên quan đến đời tư của con người trên. Họ đi đâu

làm gì cũng bị người khác theo dõi. Họ nói gì làm gì cũng bị các thiết bị ghi lại và

những câu họ nói có thể bị lôi ra làm bằng chứng để chống lại họ bất cứ lúc nào.

Nói chung là có rất nhiều những điều tiêu cực có thể xảy ra khi một con người bị

bao quanh bởi quá nhiều những thiết bị có khả năng theo dõi và được kết nối với

nhau trong một thành phố.

1.9 Vấn đề không gian, thời gian

Trong mạng vạn vật kết nối Internet, thì vị trí chính xác của một vật nào đó tại

thời gian thực là rất quan trọng. Trong thời điểm hiện tại, thì mạng internet đang

được khai thác chủ yếu để có thể xử lý và quản lý thông tin bởi con người. Do vấn

đề trên, nên việc quản lý những thông tin như thời gian, địa điểm, không gian của

một đối tượng không tạo ra được nhiều sự khác biệt và không tối quan trọng, do đối

tượng xử lý các thông tin trên là con người, nếu cần thì họ có thể hỏi và bổ xung

thêm các thông tin trên.

13
Tuy nhiên, thì về lý thuyết, thì mạng vạn vật kết nối Internet sẽ thu thập rất rất

nhiều những dữ liệu, những thông tin, và trong đó có cả những thông tin dư thừa

như là địa điểm, và việc gửi những thông tin đó về và xử lý được hệ thống coi như

là không quan trọng và không hiệu quả khi xử lý. Ngoài ra, thì việc xử lý một lượng

lớn dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn để có thể đáp ứng được nhu cầu phản

ứng ngay lập tức của các vật thể cũng đang là một thách thức đang được các nhà

khoa học tìm phương án giải quyết. [3]

1.10 Luồng năng lượng mới

Tại thời điểm hiện tại thì Mạng vạn vật kết nối Internet đang trải qua quá trình

phát triển một cách bùng nổ, do có sự góp sức của các nhân tố mới, trong đó có

IPv6 và mạng 4G. Ngoài 2 yếu tố trên ra thì còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến sự phát triển bùng nổ của Mạng vạn vật kết nối Internet, đó chính là

chi phí, tính sẵn có của các công nghệ cần thiết. Nhà khoa học Gary Atkinson, giám

đốc tiếp thị sản phẩm nhúng của ARM đã đưa ra các nhận định của mình đó là, hiện

nay, đã có rất nhiều những thiết bị đã chứng tỏ được rằng có thể thu nhập các loại

thông tin và có thể truyền tải các loại thông tin này nhưng lại có giá rất rẻ, chỉ

khoảng 30 đô la cho một sản phẩm.

Hiện nay, chúng ta đã có thể được chứng kiến các bộ vi điều khiển phức tạp

như là loại 32 bit được xây dựng trên nền tảng ARM đang có giá chỉ trên dưới 1 đô

la. Với những bộ vi điều khiển kiểu này, thì bạn có thể làm được vô vàn những điều

khác nhau. Việc thu thập và truyền tải dữ liệu đã trở nên rẻ hơn bao giờ hết. Chỉ với

50 xu là bạn đã có thể sở hữu được cho mình một bộ vi xử lý 32 bit được chế tạo

bởi ARM rồi.

14
Công ty ARM đã đi trước các công ty khác trong việc nhận ra rằng, là các ổ đĩa

có xu hướng sử dụng các bộ vi điều khiển được sản xuất bởi hãng này với cấu tạo 32

bit có thể sẽ là một phương pháp hoàn hảo cho những những người có trách nhiệm thực

hiện một vài những quyết định riêng của họ một cách hoàn toàn tự động.

Ông Gary tin răng, khả năng cũng như là những điều mà những bộ vi điều

khiển có thể làm được ngày một gia tăng theo thời gian, và điều đó cũng có nghĩa

rằng, theo thời gian, con người sẽ có thể làm được những điều mà trước đây được

cho rằng là bất khả thi.

Trong vòng 5 năm tiếp theo, các bạn sẽ có thể thấy được ngày càng nhiều

những thiết bị đáp ứng được những yêu cẩu của Mạng vạn vật kết nối Internet trên

thị trường. Một trong những yêu cầu và thách thức đang được đặt ra bây giờ là làm

thế nào để có thể lưu trữ và quản lý dữ liệu. Việc chuyển sang dùng hệ thống IPv6

là một trong những giải pháp được các chuyên gia đầu ngành đưa ra. Hệ thống IPv6

hiện nay đã sẵn sàng, và hiện đang được cấp phát các địa chỉ để các trang web sử

dụng. Hệ thống IPv4 đã cạn kiệt và cho đến năm 2011 thì những địa chỉ IPv4 cuối

cùng cũng đã được sử dụng.

Ông Axel Pawlik, giám đốc quản lý của RIPE NCC đã giải thích rằng tại sao

hệ thống IPv6 lại là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc phát

triển của IoT. Với sự góp mặt của IPv6, chúng ta sẽ sở hữu cho mình được một

lượng địa chỉ để định danh vô cùng phong phú và điều này sẽ cho phép mạng lưới

có thể gán một địa chỉ định danh cho từng thiết bị một thông qua các con chip.

Điều này sẽ là một giải pháp vô cùng đơn giản và hiệu quả, dễ dàng thực hiện

và triển khai, và việc có thể gán định danh cho từng các thiết bị riêng biệt, sẽ đem

15
lại tiềm năng phát triển vô cùng to lớn cho hệ thống Mạng lưới vạn vật kết nối

Internet. [4]

Ông Lan Pearson, một trong những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về những

bước phát triển của tương lai, người đã đạt được những thành tích vô cùng ấn tượng

khi còn làm việc tại các hãng BJ, Canon và Fujitsu đã đưa ra nhận định của mình,

đó là, những gì trong hiện tại mà chúng ta đang thấy là do chúng ta hiện tại chưa có

đầy đủ những tiền đề hội tụ và phát triển nhanh chóng. Điều này sẽ không giống với

bất kỳ một điều gì mà chúng ta đã từng thấy trước đó. Để có thể áp dụng những

điều này trong việc xây dựng một hệ thống mạng lưới vạn vật kết nói Internet, thì

chúng ta cần phải phát triển để có thể hướng đến những công nghệ mới, để giúp

chúng ta có thể có được những chiếc máy tính có tốc độ xử lý nhanh hơn, có những

ổ đĩa có khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin nhanh hơn.

1.11 Các hệ thống phụ

Khi chúng ta nói đến mạng vạn vật kết nối, thì không nhất thiết là chúng ta

phải cho tất cả các thiết bị đều phải được kết nối với internet. Chúng ta có thể tạo ra

những mạng lưới nhỏ, và hoạt động đơn lẻ, mà không nhất thiết phải kết nối chúng

với mạng toàn cầu.

Ví dụ như một căn nhà thông minh, trong đó, các đồ vật trong ngôi nhà có thể

tự tương tác và gửi dữ liệu cho nhau mà không cần phải kết nối vào internet, trừ khi

chúng ta cần điều khiển nó từ một vị trí cách xa nhà.

Ngôi nhà như vậy có thể được coi là một hệ thống phụ, subsystem. Điều này

cũng tương tự như việc hiện nay chúng ta có các mạng LAN, WAN, mạng ngang

hàng nội bộ chứ không cần kết nối trực tiếp vào Internet.

16
1.12 Ứng dụng

Mạng vạn vật kết nối Internet sẽ có vô vàn những ứng dụng ở trong tươnng

lai. Dựa theo các miền ứng dụng, thì các ứng dụng của IoT có thể được chia làm 5

loại khác nhau: thiết bị đeo thông minh, nhà thông minh, thành phố thông minh,

môi trường thông minh và doanh nghiệp thông minh. Trong mỗi ứng dụng và mỗi

giải pháp của IoT trong mỗi thị trường thì lại có những đặc điểm riêng biệt và

không giống với các thị trường khác.

Mạng vạn vật kết nối Internet có vô vàn những ứng dụng, chúng ta có thể kể

đến một vài những ứng dụng của IoT như là: quản lý chất thải, quản lý đô thị, quản

lý môi trường, phản hồi trong các tình huống khẩn cấp, mua sắm thông minh, quản

lý các thiết bị cá nhân, đồng hồ đo thông minh, và ngôi nhà thông minh.

1.13 Quản lý hạ tầng

Một trong những ứng dụng quan trọng của Mạng vạn vật kết nối Internet đó

chính là việc theo dõi và kiểm soát các hoạt động của cơ sở hạ tầng đô thị và nông

thôn như là cầu , đường ray, và các trang trại.

Các cơ sở hạ tầng được tích hợp IoT có thể được theo dõi từ xa các sự kiện

hoặc những thay đổi trong cơ cấu một cách tự động, và gửi những thông tin quan

trọng đến cho những người quản lý.

Nó cũng có thể được dùng để có thể lập những kế hoạch hoạt động sửa chữa

và bảo trì một cách hiệu quả, bằng cách phối hợp các nhiệm vụ giữa các nhà cung

cấp dịch vụ khác nhau và người sử dụng của các cơ sở này.

Bằng cách theo dõi và quản lý các hoạt động của các cơ sở hạ tầng, IoT sẽ

giúp chúng ta có thể cải thiện quản lý sự cố và phối hợp ứng phó khẩn cấp, và năng

cao chất lượng dịch vụ, và giảm chi phí hoạt động trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ

17
tầng liên quan. Ví dụ như các lĩnh vực như xử lý chất thải sẽ được hưởng lợi từ việc

tự động hoá và tối ưu hoá được mạng lại từ việc ứng dụng IoT.

1.14 Y tế.

Các thiết bị được kết nối với mạng vạn vật kết nối Internet có thể được sử

dụng để có thể theo dõi sức khoẻ của đối tượng từ xa, và có thể thông báo khẩn cấp

đến người thân nếu có vấn đề gì xảy ra.

Các thiết bị theo dõi sức khoẻ có thể theo dõi các thông tin như huyết áp, nhịp

tim, và có khả năng theo dõi và điều khiển các thiết bị hỗ trợ sự sống khác như là

máy điều hoà nhịp tim hoặc trợ thính tiên tiến.

Các cảm biến có thể sẽ được gắn trực tiếp vào trong cơ thể của người bệnh để

có thể theo dõi được sức khoẻ của người bệnh từ xa.

1.15 Tự động hoá các toà nhà.

Các thiết bị trong mạng vạn vật kết nối Internet có thể được dùng để có thể

giám sát và quản lý các hệ thống cơ khí, điện và điện tử được sử dụng ở trong các

toà nhà. Các hệ thống trong toà nhà thường được ứng dụng công nghệ IoT để tự

động hoá bao gồm: điều khiển chiếu sáng, sưởi ấm, thông gió, điều hoà không khí,

các loại thiết bị, hệ thông thông tin liên lạc, giải trí và các thiết bị an ninh gia đình

để có thể năng cao được sự tiện lợi, thoải mái và hiểu quả trong việc sử dụng năng

lượng và đảm bảo an ninh.

1.16 Kết luận

Trong chương này chúng ta đã đi tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của IoT, hệ

thống IoT, mô hình, đặc tính và các yêu cầu ở mức cao của một hệ thống IoT. Các

lý thuyết về kiến trúc tham chiếu của hệ thống IoT cũng đã được trình bày.

18
Các thiết bị phần cứng, giao thức sử dụng trong IoT là rất đa dạng và có ưu

nhược điểm riêng, phù hợp với từng yêu cầu nhất định khi triển khai hệ thống. Việc

lựa chọn công nghệ sử dụng phụ thuộc rất lớn vào yêu cầu ứng dụng cụ thể cũng

như khả năng về mặt con người, tài chính của từng công ty hay tổ chức. Nhưng tất

cả những thành phần ấy phải được sắp xếp lại với nhau theo một mô hình chung sao

cho có thể tận dụng được lợi thế của từng thành phần cũng như mà vẫn đảm bảo

nhất quán.

19
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC DẠNG ANTEN MẢNG VÀ ỨNG DỤNG

Trong Chương 2, luận văn trình bày những kiến thức cơ bản về anten mảng,

bao gồm định nghĩa, những loại anten mảng cơ bản và những đặc điểm, tính chất

của từng loại anten. Sau đó, là những ứng dụng của anten mảng ở trong những lĩnh

vực có tính ứng dụng cao ở trong cuộc sống, đó là những ứng dụng ở trong lĩnh vực

hệ thống radar, máy đo phóng xạ, lò vi sóng,...

2.1 Kiến thức cơ bản về anten mảng

Những anten lớn có thể phát hiện được tín hiệu bị lỗi tốt hơn nhiều so với

những anten nhỏ. Một anten lớn thu được nhiều tín hiệu điện từ trường nhiều hơn,

giống như là một cái xô lớn thì thu được nhiều nước mưa hơn.

Anten đơn có khẩu độ lớn nhất trên thế giới là Kính viễn vọng rada Arecibo

nằm tại thành phố Puerto Rico, được xây dựng bên trong một toà tháp khổng lồ.

Việc di chuyển anten này sang một địa điểm khác, hoặc việc quay anten là một việc

gần như là không thể.

Một cách khác để có thể thu được nhiều nước mưa hơn ở ví dụ trên, đó chính

là việc dùng nhiều những chiếc xô nhỏ thay vì dùng một chiếc xô to. Lợi ích của

việc dùng nhiều xô nhỏ như vậy đó chính là việc chúng ta có thể dễ dàng mang

những chiếc xô đi từng chiếc từng chiếc một, thay vì một chiếc xô lớn thì chúng ta

sẽ không thể nào mang đi đâu được.

Việc thu sóng điện từ trường hoạt động theo một cách tương tự như vậy. Nhiều

anten nhỏ có thể được dùng để thu các sóng điện từ trường. Nếu đầu ra của các
anten được kết hợp với nhau để tăng cường tín hiệu nhận được, thì anten đó được

gọi là anten mảng. Một mảng anten như vậy thậm chí có thể làm ở trên quy mô cực
kỳ lớn như là đài quan sát sóng rada Square Kilometer Array. Anten này có khẩu độ

20
xa hơn rất nhiều so với bất kỳ một anten nào từng được xây dựng trên thế giới, thậm

chí có khẩu độ lớn hơn hàng trăm lần so với anten Arecibo. Anten này sẽ có khả
năng phát hiện ra được những tín hiệu bị suy yếu cách rất xa so với nguồn phát.

Một anten mảng thì có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với một hệ thống các
cái xô để đựng nước mưa. Việc thu thập N chiếc xô đầy nước mưa và đổ chúng vào

một chiếc xô lớn hơn dẫn đến việc lượng nước mưa mà chiếc xô to nhận được bằng
với tổng lượng nước của N chiếc xô con, nếu chúng ta coi như là không có giọt
nước nào bị đổ ra ngoài.

Do sóng điện từ trường có một thông số gọi là pha bên cạnh việc có cả thông
số khẩu độ, nên chúng phải được kết hợp với nhau một cách đồng thời, với tất cả
đều phải cùng pha với nhau, nếu không thì tổng tín hiệu thu được sẽ bị tổn hao.

Điều này dẫn đến việc là không chỉ từng thành phần trong anten mảng quan
trọng, mà việc tổng hợp các tín hiệu sau khi các anten đã thu nhận được cũng vô

cùng quan trọng.


Một mảng anten có rất nhiều những điểm tích cực hơn so với một anten thành

phần đơn lẻ. Việc đo đạc tín hiệu trước khi kết hợp các tín hiệu đó cho phép tăng
cường các tính năng của anten, ví dụ như là bức xạ can thiệp và định hướng tia mà
không phải trực tiếp can thiệp và mặt vật lý của khẩu độ.

Điều này còn cho phép chúng ta tạo ra được một anten mảng có khả năng thay
đổi chức năng của nó dựa theo môi trường xung quanh. Tuy nhiên, giá thành phải
trả cho những tính năng hấp dẫn trên sẽ ngày càng cao và đòi hỏi một hệ thống

anten phức tạp hơn. [5]

2.2 Anten mảng tuyến tính

Anten mảng tuyến tính là dạng anten mảng đơn giản nhất trong các loại anten
mảng. Trong đó, các phần tử anten được sắp xếp dọc theo một đường thằng và

21
thường có khoảng cách liên phần tử là đều nhau. Anten mảng tuyến tính là anten dễ

phân tích và dễ hiểu nhất trong số các loại anten mảng. Anten mảng tuyến tính có số
lượng mảng nhỏ nhất là mảng 2 phần tử.
2.2.1 Anten mảng hai phần tử

Đây là loại anten đơn giản và cơ bản nhất, đó chính là anten mảng bao gồm 2

phần tử. Nó có thể đại diện cho các anten mảng lớn hơn vì do có cùng đặc tính và là
điểm xuất phát để ta có thể hiểu được mối quan vệ về các loại pha giữa các phần tử
thuộc các mảng liền kề.

Trong Hình 2.1, chúng ta có thể thấy được 2 anten dipole rất nhỏ phân cực theo

chiều dọc đã được sắp đặt theo trục y và có khoảng cách với nhau là d.

Điểm từ được đặt cách gốc toạ độ một khoảng cách là r với r lớn hơn rất nhiều

so với d. Do đó chúng ta có thể coi như là các vecto khoảng cách 1,

Hình 2.1 Hai anten dipole cực nhỏ

Nguyên lý quan trọng nhất được chứng minh từ mảng có 2 phần tử đó là ta có

thể tách biệt hệ số phần tử và hệ số mảng. Hệ số mảng có thể được chúng ta tính ra

từ bất kỳ một anten mảng nào mà không cần phải quan tâm đến phần tử nào được

chọn, miễn là chỉ cần tất cả các phần tử đều giống nhau. Vì vậy, việc phân tích

22
anten mảng trong các phần tử đẳng hướng sẽ dễ hơn. Sau khi đã thiết kế xong anten

mảng, chúng ta có thể dựa vào những yêu cầu thực tế để có thể bổ xung thêm những

phần tử anten mảng đặc trưng cần thiết vào.

Các phần tử anten có thể bao gôm một cách không hạn chế các anten như

dipole, vòng, anten hình sừng, ống dẫn sóng, và anten dạng bảng.

Để có thể diễn dải một cách chính xác hơn về bức xạ anten mảng thì chúng ta

cần phải khảo sát thêm về ảnh hưởng của sự liên kết giữa các phần tử anten lân cận

với các phần tử anten thêm kia.

Hình 2.2 (a) Đồ thị bức xạ Dipole (b) Đồ thị bức xạ anten mảng (c)
Đồ thị bức xạ tổng

23
2.2.2 Anten mảng tuyến tính N phần tử đồng dạng

Anten mảng tuyến tính thì sẽ bao quát nhiều thứ hơn là so với anten mảng N

phần tử. Để cho mục đích nghiên cứu, chúng ta sẽ coi như là tất cả các phần tử

anten là cách đều nhau và có cùng góc cực.

Sau đó, ta sẽ tiến hành khảo sát các trường hợp có góc cực tuỳ ý bất kỳ.

Hình 2.3 cho ta thấy một anten mảng tuyến tính N phần tử không đồng nhất

với nhau, trái ngược với các phần tử anten bức xạ đẳng hướng.

Hình 2.3 Anten mảng truyến tính N phần tử


Chúng ta đưa ra tình huống là phần tử thứ n lệch với (n-1) bằng một phép dịch

pha thêm radiant. Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện phép dịch pha này bằng cách
dịch pha của anten đang được khảo sát với mỗi phần tử.

2.2.2.1 Anten mảng tuyến tính Broadside

Thông thường, các anten mảng tuyến tính sẽ hoạt động ở chế độ broadside.

Anten mảng mà được gọi là broadside là bởi vì bức xạ cực đại ngang với cấu trúc

hình học của mảng.

24
Hai búp sóng chính được biểu thị trên hình vì anten mảng broadside đối xứng

qua đường . Do khoảng cách phần tử mảng tăng lên, anten mảng kéo theo

đó cũng sẽ trở lên dài hơn, do đó sẽ làm giảm độ rộng búp sóng chính. Nguyên tắc

chung cho bức xạ anten mảng là độ rộng búp sóng chính tỉ lệ nghịch với độ dài

anten mảng.

2.2.2.2 Anten mảng tuyến tính End-fire.

Dựa theo tên gọi của loại anten này, chúng ta có thể hiểu được rằng bức xạ cực

đại của anten mảng nằm dọc theo trục chứa các phần tử anten mảng. Do đó, bức xạ

cực đại nằm ở phía cuối cùng của anten mảng.

Chú ý rằng độ rộng búp sóng chính cho trường hợp end-fire gốc sẽ lớn hơn độ

rộng búp sóng trong trường hợp broadside. Cho nên, các anten mảng thuộc dạng

end-fire góc không cho cùng hiệu quả về độ rộng búp sóng như anten mảng

broadside.

Hiệu quả độ rộng búp sóng trong trường hợp này sẽ là mối quan hệ liên quan

giữa độ rộng búp sóng có thể đạt được với tổng độ dài của anten mảng.

25
Hình 2.4 Anten mảng broadside 4 phần tử với và và d = 0.25 , 0.5 và 0.75 .

2.2.2.3 Anten mảng tuyến tính lái búp

Một anten mảng tuyến tính lái búp là một anten mảng mà có độ dịch pha là một

giá trị biến thiên, do đó làm cho búp sóng chính hướng tới bất kỳ hướng nào có ích.

Các điều kiện của anten broadside và end-fire là các trường hợp đặc biệt của

anten mảng lái búp tổng quát hơn.

26
Hình 2.5 Anten mảng end-fire 4 phần tử với và và d = 0.25 , 0.5 và 0.75 .

2.2.3 Anten mảng có trọng số và anten mảng lái búp


Như chúng ta đã thảo luận về anten mảng lái búp có trọng số đều ở trên, ta có
thể điều khiển được búp chính đến nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, thì búp sóng
chính này vẫn sẽ bị chịu ảnh hưởng của các búp phụ lớn.
Anten mảng có trọng số không đều cũng có thể được chỉnh để có thể lái búp sóng
tới bất kỳ một hướng nào mong muốn, và kèm theo các chế độ triệt tiêu búp phụ.

27
Thông thường, bất kỳ anten mảng nào cũng có thể được điều chỉnh tối bất kỳ hướng
nào bằng cách sử dụng hoặc phương pháp dịch pha bằng phần cứng hoặc phương pháp
dịch pha số cho dữ liệu. Việc này được thực hiện tại phía cuối của máy thu.
Nếu tín hiệu thu được tại máy là số, và đã được xử lý, thì quá trình xử lý tín hiệu
số này sẽ được gọi là quá trình lái búp số (DBF). Các kỹ thuật hiện nay đang dần có
khả năng thực hiện quá trình DBF này, và do đó làm cho người thiết kế anten mảng
có thể bỏ qua bộ dịch pha bằng phần cứng. Người dùng có thể dùng kỹ thuật DBF
này để có thể lái búp anten theo bất kỳ hướng nào mà mình muốn.

Hình 2.6 Mảng trọng số Kaiser-Bessel đã lái búp.

2.2.4 Anten mảng vòng


Anten mảng tuyến tính có rất nhiều tác dụng và có thể được dùng làm tại liệu
để học tập. Tuy nhiên, nó lại có nhiều trở ngại làm nó không thích hợp trong các
công trình, kiến trúc, hoặc xe cộ.
Các cấu trúc mảng khác có thể không cần thiết, những sẽ thích hợp để ứng
dụng một cách thích đáng vào một chiến lược cho trước nào đó.
Các anten mảng bổ sung này có bao gồm anten mảng ở trong đó. Cũng giống
như anten mảng tuyến tính dùng để tăng độ lợi và lái búp, anten mảng vòng cũng

28
tương tự như vậy. Hình 2.7 biểu diễn một anten mảng vòng N phần tử trong mặt
phẳng x-y. Anten mảng có N phần tử và bán kính mảng là a.

Hình 2.7 Anten mảng vòng N phần tử

2.2.5 Anten mảng vòng lái búp

Việc lái búp của anten mảng vòng cũng tương tự như của anten mảng tuyến tính.

Nếu ta lái búp anten mảng vòng tới góc ( thì có thể xác định được góc pha

giữa mỗi phần tử là .

Hình 2.8 Đồ thị mặt trước AF của anten mảng vòng lái búp (

29
Hình 2.9 Đồ thị AF 3-D của anten mảng vòng lái búp (

Do đó, ta có thể viết lại hàm hệ số mảng như sau:

(1)

Hàm hệ số mảng AF này có thể được vẽ ở dạng 2 hay 3 chiều. Giả định rằng các

trọng số là đồng dạng và rằng anten mảng được lái đến các góc .

Với N = 10 và a = λ, ta có thể vẽ mô hình độ cao ở mặt phẳng như Hình 2.8.

Ta cũng có thể vẽ hàm hệ số mảng ở mặt phẳng 3 chiều như một đồ thị mắc lưới.

Bằng cách sử dụng cùng các tham số như trên, mô hình anten mảng vòng lái búp

được biểu diễn ở Hình 2.9.

30
2.2.6 Anten mảng phẳng hình chữ nhật.

Sau khi khảo sát anten mảng vòng và tuyến tính ở phần trên, trong phần này,

ta sẽ tiếp tục đến với các dạng hình học phức tạp hơn của anten mảng, bắt đầu với

anten mảng phẳng hình chữ nhật.

Hình 2.10 Anten mảng phẳng vuông NxM

Hình 2.10 biểu diễn một anten mảng hình chữ nhật trong mặt phẳng x-y. Có

M phần tử ở hướng x và N phần tử ở hướng y tạo nên một mảng M x N phần tử.

Phần tử thứ m-n có trọng số . Các phần tử hướng x cách nhau dx và hướng y

cách nhau dy. Anten mảng phẳng có thể được xem như là M anten mảng tuyến

tính có N phần tử hoặc N anten mảng tuyến tính có M phần tử. Ta đã khảo sát

hàm hệ số mảng cho một mảng N hoặc M phần tử hoạt động độc lập, ta có thể

dùng phương pháp nhân đồ thị để tìm ra đồ thị của cả một mảng M x N phần tử.

2.2.7 Anten mảng búp cố định


Các anten mảng búp cố định được thiết kế sao cho các mô hình anten mảng sẽ
bao gồm một chùm búp phát đồng thời theo các hướng có góc không đổi.

31
Thông thường, các hướng này sẽ có độ lớn góc bằng nhau để có thể đảm bảo
tính đồng dạng tương đối của vùng bao phủ trong không gian.
Các búp cố định có thể được sử dụng trong thông tin vệ tinh để có thể tạo ra
các chùm búp hướng đến các vị trí cố định ở mặt đất. Lấy ví dụ như hệ thống chòm
sao vệ tinh Iridium ( vệ tinh quỹ đạo thấp) có 48 chùm búp sóng ở mỗi vệ tinh. Các
chùm búp còn có tên gọi khác là các búp pin-cushion (gối gắn kim) vì nó giống như
là các cây kim ở trên gối gắn kim. Hình 2.11 mô tả một ví dụ về anten mảng phẳng
tạo ra 3 chùm búp.

Hình 2.11 Tia 3 búp tạo bởi một anten mảng phẳng 16x16.

Các búp cố định cũng có thể được dùng trong các trạm thông tin di động để
có thể đa truy cập phân chia theo không gian (SDMA).
2.2.8 Anten mảng hướng Retro
Anten mảng hướng Retro là một loại anten mảng có chức năng tương đương
với một bộ phản xạ góc. Nhà khoa học Van Atta, là người đã phát minh ra một cách
để có thể sắp xếp nhằm mục đích chuyển đổi một anten dạng mảng tuyến tính, có
thể biến đổi để trở thành một bộ phản xạ.
Ở trong trường hợp này, thì anten mảng sẽ hướng trường tia tới vào hướng
đến. Do đó mà người ta sử dùng khái niệm “hướng Retro”. Anten mảng hướng

32
Retro ngoài ra còn được gọi là anten mảng tự pha, anten mảng tự hội tụ, anten mảng
phối hợp liên hợp, hoặc còn được gọi là gương nghịch đảo thời gian.
Một anten mảng phối hợp liên hợp là anten mảng hướng retro vì nó thực hiện quá
trình phát lại tín hiệu trong đó có các pha liên hợp. Nếu các pha được liên hợp với
nhau, thì nó sẽ giống như việc làm nghịch đảo thời gian trong miền thời gian vậy. Đây
là lý do tại sao loại anten này còn có tên gọi khác là gương nghịch đảo thời gian.

Hình 2.12 Anten mảng có hướng Retro và hiệu ứng đa đường

Không nhất thiết là anten đó phải tuyến tính để có thể hướng Retro. Trên thực
tế, anten mảng Van Atta là một trường hợp đặc biệt trong vấn đề anten mảng tự pha
và có tính phổ biến này. Tuy nhiên, luận văn này giới hạn lại trong anten mảng
tuyến tính.

Một trong số những ưu điểm hiển nhiên của loại anten Retro này đó là trong

thực tế, nếu anten mảng có thể hướng năng lượng lại theo hướng đến, thì anten

mảng sẽ làm việc một cách cực kỳ hiệu quả ở trong môi trường đa đường.

Chúng ta có thể tham khảo thêm một vài những cách người ta sử dụng loại

anten này trong thông tin di động của Fusco và Karode.

Nếu anten mảng kiểu này có thể thực sự phát lại tín hiệu dọc theo góc đến thì

tín hiệu này sẽ có tác dụng hướng các tín hiệu đa đường này trở lại với những lộ

trình cũ đến máy phát.

33
2.2.8.1 Anten mảng hướng Retro thụ động

Hình 2.13 biểu diễn cách có thể thực hiện để tạo ra một anten mảng hướng Retro từ

một anten mảng N=6 phần tử. Một dạng sóng phẳng là tia đến từ anten mảng với góc 0.

Hình 2.13 Anten mảng có hướng Retro

Ngõ vào của phần tử thứ 6, , lan truyền xuống đường truyền dẫn tới

phần tử thứ 1 và sẽ được phát lại tại đây. Tiến trình giống như vậy sẽ được thực hiện

tương tự đối với các phần tử còn lại. Do đó, tín hiệu phát cho phần tử thứ i là tín

hiệu thu được đối với phần tử thứ N-i.

Ta thấy, anten mảng hướng Retro có thể phát lại tín hiệu về hướng . Quá

trình này thực hiện bất chấp đến AOA là bao nhiêu. Do đó, anten mảng hướng Retro

có thể được dùng để hội tụ tín hiệu phản xạ về nguồn.

2.2.8.2 Anten mảng hướng Retro chủ động

Có thêm 1 cách thứ 2 nữa để tự pha hoăc liên hiệp pha được thực hiện trong

suốt quá trình trộn tín hiệu có thể được nhận với một tín hiệu từ bộ dao động nội. Ở

trong trường hợp này thì bộ dao động nội sẽ gấp đôi tần số sóng mang. Mặc dù

34
không phải nhất thiết phải có, nhưng nó sẽ làm cho việc phân tích trở nên dễ dàng

hơn. Mỗi một ngõ ra anten sẽ có một bộ trộn riêng cho nó như Hình 2.14.

Hình 2.14 Liên hợp pha trong quá trình trộn Heterodin.

Thông qua hình trên, chúng ta có thể thấy được lý do tại sao quá trình này còn

được gọi là nghịch đảo thời gian, và lý do tại sao mà anten mảng loại này còn được

gọi là một gương nghịch đảo thời gian. Nếu ta chọn một tần số hoạt động nội khác

đi, thì ta có thể chọn một dải bên thấp hơn cho việc phát lại.

2.3 Ứng dụng của anten mảng

2.3.1 Hệ thống Radar

Một hệ thống radar xác định các đặc tính của một đối tượng bằng cách phát

sóng trường điện từ tới đối tượng và phân tích sóng phản xạ về. Radar có thể xác

định được tối đa 5 thông số của đối tượng: vị trí góc, khoảng cách, tốc độ, kích

thước, và định danh.

Thông thường, anten được dùng ở trong radar thường chỉ là một anten đơn lẻ.

Tuy nhiên, ngày nay, người ta có thể dùng anten mảng để có thể xác định một cách

35
nhanh và chính xác hơn các đặc tính của đối tượng. Trong anten mảng này sẽ có

một anten quét tổng quan để có thể xác định được sự hiện diện của vật thể, và một

anten có độ định hướng và búp sóng chính rất hẹp để có thể xác định một cách

chính xác các đặc điểm của vật thể đó.

Vị trí góc của đối tượng được xác định từ sự định hướng của tia anten. Khi

một đối tượng được xác định, thì vị trí của búp sóng anten chính sẽ phản ứng lại với

vị trí của đối tượng, và có độ chính xác trong khoảng độ rộng của búp sóng.

Để có thể xác định được một cách chính xác vị trí của vật thể, thì anten radar

phải có độ rộng búp sóng hẹp, điều này có nghĩa là anten phải có độ lợi cao hoặc có

tính đẳng hướng cao, và tia sóng phải có thể di chuyển được để có thể tìm kiếm

được những địa điểm quanh radar.

Tia anten có thể được dùng để quét bằng cách di chuyển một cách vật lý anten,

hoặc có thể thay đổi các đặc tính điện để có thể quét tia anten.

Anten đơn chất là một cách làm tinh tế hơn để có thể xác định được vị trí của

đối tượng. Một anten đơn chất lần lượt triển khai 2 tia sóng: một tia quét tổng và

một tia quét những sự khác biệt.

Tia anten quét tổng quan có chỉ số độ lợi cao khi hướng về phía của đối tượng,

nhằm để dễ dàng xác định sự hiện diện của đối tượng. Tia anten phát hiện sự khác

biệt là có một độ định hướng rất cao, có thể xác định được vị trí góc chính xác của

đối tượng.

2.3.2 Máy đo phóng xạ.

Hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống radar đều là các hệ thống phát và thu

tín hiệu. Một máy đo phóng xạ thì không như vậy, nó chỉ được dùng để thu tín hiệu

mà thôi.

36
Máy đo phóng xạ sẽ thu những sóng điện từ trường được phát ra một cách tự

nhiên từ vật thể. Tất cả mọi vật thể có nhiệt độ trên 0 0 tuyệt đối đều phát ra những

dao động. Bởi vì những sự dao động sẽ phát ra những sóng điện từ trường, nên là

những dao động nhiệt ngẫu nhiên của các vật thể sẽ dẫn đến việc phát xạ ra các

sóng điện từ trường. Nhiệt độ thể hiện mức độ mức độ dao động ngẫu nhiên của cấc

phần tử là nhiều hay là ít.

Ở một nhiệt độ cao hơn, nhiều phần tử sẽ va chạm với nhau hơn, và các phần

tử sẽ di chuyển nhanh hơn bởi vì có nhiều năng lượng được lưu trữ ở trong vật chất

hơn; do đó, sẽ có nhiều sóng sẽ được bức xạ ra ở tần số cao hơn. Do đó, nhiệt độ và

bức xạ điện từ trường có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Máy đo phóng xạ thường được chế tạo bởi nhiều những anten tạo thành mảng.

Mỗi một anten này sẽ đo sóng điện từ trường phát ra từ vật thể. Ở trên chúng ta đã

có đề cập đến chuyên nhiệt độ và bức xạ điện từ trường có mối quan hệ mật thiết

với nhau. Do đó, máy đo phóng xạ sẽ tổng hợp các tín hiệu thu được từ mỗi một

thành phần anten ở trong dàn anten mảng, và kết quả sau khi tổng hợp tín hiệu đó sẽ

cho ta được các thông số như là nhiệt độ phát ra từ đối tượng.


2.3.3 Làm nóng bằng điện từ trường.
Hệ thống làm nóng bằng điện từ trường sẽ phát ra các sóng điện từ trường để
nhằm một mục đích duy nhất là làm nóng một vật. Khi các sóng điện từ trường va
đập vào vật thể, nó sẽ sản làm các phân tử ở bề mặt của vật đó bị dao động do tiếp
xúc với sóng điện từ trường. Những dao động của các phần tử này sẽ sản sinh ra
nhiệt lượng và làm nóng vật thể lên.
Một hệ thống làm nóng bằng sóng điện từ bao gồm một nguồn phát sóng và
các anten. Nguồn sẽ sản sinh ra năng lượng tại một tần số được định sẵn để tương
ứng với thời gian phản ứng của các điện môi bị làm nóng.

37
Việc làm nóng các chất không dẫn điện có 2 ứng dụng quen thuộc: Lò vi sóng
và chữa trị ung thư. Những ứng dụng này hoạt động được với cả đồ ăn và cấc khối u
chứa chủ yếu là nước. Máy làm nóng sẽ sử dụng một tần số phù hợp để có thể kích
thích sự phân cực của nước tại một mức độ gần với thời gian phản ứng của nước, và
đối tượng theo đó sẽ hấp thụ các năng lượng được phát tới.
Ví dụ: Nếu một chiếc lò vi sóng được đặt trong một căn phòng có nhiệt độ
thấp hơn 0 độ C, liệu chiếc lò vi sóng này có thể làm tan cục đá được lấy ra từ tủ
lạnh hay không?
Trả lời: Theo như đã nói ở trên, thì lò vi sóng sẽ kích thích sự phân cực của
nước. Đá là dạng tinh thể. Do đó, đá sẽ không bị tan ra. Nếu bên trong đá có một
lượng nhỏ nước, thì lượng nước này sẽ bị làm nóng lên và đá sẽ bị tan ra khi được
để trong lò vi sóng, do lò vi sóng sẽ làm nóng nước ở bên trong cục đá đó ra.
2.4 Kết luận
Trong chương này, luận văn trình bày những kiến thức cơ bản về anten mảng,
bao gồm định nghĩa, những loại anten mảng cơ bản và những đặc điểm, tính chất của
từng loại anten. Việc nắm rõ kiến thức về anten mảng giúp việc nghiên cứu, chế tạo
và ứng dụng vào thực tế hiệu quả hơn sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

38
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA ANTEN

MẢNG HÌNH NHẪN TRONG IOT

Trong chương 3, luận văn trình bày về cấu tạo và khả năng hoạt động của 2

anten mảng hình nhẫn, một chiếc nhẫn theo dõi sức khoẻ, và một chiếc nhẫn cảm

biến. Luận văn sẽ lần lượt đi sâu vào phân tích lần lượt từng loại nhẫn một, về cấu

trúc, thành phần cấu tạo, và các chỉ số quan trọng trong việc đánh giá khả năng hoạt

động của từng chiếc nhẫn, ví dụ như các chỉ số ở trong không gian mở và các chỉ số

khi có sự hiện diện của tay người dùng.

3.1 Nhẫn theo dõi sức khoẻ

Trong chương này, một anten mảng từng phần hình tròn được xây dựng trên

một chiếc nhẫn để phục vụ cho hệ thống thông tin liên lạc 5G tại 28GHz. Anten

mảng đã được thử nghiệm ở trong không gian mở và trong điều kiện có ảnh hưởng

che lấp của ngón tay người dùng ở trong mô phỏng.

Những anten được xây dựng như trên thì hoạt động rất ổn định kể cả khi chịu

ảnh hưởng bởi người dùng, và có một vùng phủ sóng là rất rộng và có những đặc

tính tốt, hiệu quả.

3.1.1 Giới thiệu

Trong thời gian gần đây thì những hệ thống thông tin liên lạc 5G và mạng lưới

vạn vật kết nối đã trở thành một vấn đề nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm.

Những ứng dụng của mạng vạn vật kết nối có thể bao trùm rất nhiều những lĩnh

vực khác nhau, như là y tế, vận chuyển, công nghiệp, nông nghiệp, nhà thông minh,

các phương tiện giao thông, trường học, chợ, và trong các ngành công nghiệp khác.

39
Một chiếc anten được tích hợp trong một chiếc nhẫn có thể được dùng như là

một thiết bị theo dõi sức khoẻ với tần số gửi dữ liệu về cao, theo dõi, và thậm chí có

thể trở thành một thiết bị liên lạc trong tương lai.

Để có thể đạt được được truyền tải dữ liệu cao ở trong mạng 5G như là một

dải tần số hoạt động ở 28GHz đã được các nhà khoa học khuyên dùng. Tuy nhiên,

khi tần số tăng lên thì sự suy hao cũng tăng lên theo. Mặt khác, tổn hao đường

truyền có thể được khắc phục bằng cách sử dụng những anten định hướng có độ lợi

cao với khả năng lái tia được tích hợp ở bên trong.

Những anten như vậy đã được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong

các thiết bị đầu cuối sử dụng mạng 5G vào nhiều năm trước đây. [6]

Khả năng làm việc của anten mảng điện thoại hoạt động trên tần số 28GHz

thường được đánh giá bằng cách chọn trước một hiệu suất bao phủ lý tưởng. Người

ta cũng tìm ra rằng ảnh hưởng đến từ người dùng cũng đóng một vai trò quan trọng

trong khả năng hoạt động anten trong các thiết bị di động đầu cuối.

Những chiếc anten mảng được tích hợp trong nhẫn đã được khảo sát cho các

tần số ở dưới 28GHz, tuy nhiên, do sự suy hao do bị hấp thụ, nên là hiệu suất của

những thiết kế trên là rất thấp.

Trong chương này, luận văn sẽ cùng đi nghiên cứu một chiếc anten mảng từng

phần được tích hợp ở trong một chiếc nhẫn, hoạt động ở tần số 28GHz. Trái ngược

với những thiết kế dành cho những tần số thấp, hiệu suất của thiết kế này cao hơn,

bởi vì lý do tần số cao hơn.

Ngoài ra, anten mảng từng phần trên cũng sẽ được khảo sát khả năng hoạt

động khi có sự xuất hiện của tay người dùng. Mô phỏng toàn bộ cơ thể người dùng

thì tạm thời chưa được nghiên cứu, bởi vì không có một tư thế tiêu chuẩn nào của

40
người dùng khi sử dụng nhẫn có thể được xác định, và vị trí của bàn tay có thể nằm

ở bất kỳ đâu.

Và cuối cùng, trong chương này, luận văn cũng sẽ đi nghiên cứu về lực điện

động (EMF) của bàn tay người dùng lên anten mảng được tích hợp bên trong chiếc

nhẫn đó.

3.1.2 Thiết kế của anten mảng.

Chiếc anten mảng từng phần hình tròn được tích hợp trong nhẫn, được cấu tạo

bởi nhiều những phần tử anten hình chữ L ngược. Những anten nhỏ đươc phân bố

quanh chiếc nhẫn với một góc 18 0.

Khoảng cách giữa các phân tử anten trong thiết kế anten mảng hình tròn trên,

thì đươc đề xuất là cách nhau 4mm. Chiếc anten được cấu tạo bởi 4 lớp vật liệu,

tính từ giữa chiếc nhẫn ra đến ngoài thì sẽ gồm các lớp sau:

Lớp đệm nhẫn Teflon – đường kính 11mm, với độ dày là 1mm.

Lớp đồng bao quanh, có vai trò như là “đất” (ground) – đường kính 11mm, độ

dày 0,5mm.

Tấm nền Roger RO3003 – đường kính 11,5mm, độ dày 1,524mm.

Những anten bằng đồng được in ở bên trên tấm nền Roger – độ dày 0,034mm.

Chiếc nhẫn sẽ có độ dày là 5mm. Những phần tử anten có kích thước là

3,4mmx0,6mm, và được cấp nguồn bởi những cổng rời rạc ở phía cuối của phần tử.

Lớp đệm Teflon được dùng để giảm thiểu sự tác động của ngón tay lên các anten.

41
Hình 3.1 Thiết kế của anten mảng từng giai đoạn ở trong (a) 3D, (b) mặt phẳng
xy và (c) mặt phẳng xz.

3.1.3 Khả năng hoạt động ở trong không gian mở

Ở trong phần này, những nguyên lý hoạt động và khả năng hoạt động của

anten mảng từng giai đoạn được đề xuất ở bên trên, sẽ được mô tả.

Hệ số phản xạ của những phần tử anten mảng được trình bày ở Hình 3.2. Băng

thông trở kháng đạt 1GHz tại mức -10dB tương ứng đã được ghi lại.

42
Hình 3.2 Hệ số phản xạ của các phần tử anten mảng trong nhẫn.

Sự khác biệt của các anten không được ghi lại, tuy nhiên, sự khác biệt không

vượt quá mức -15dB.

Mỗi một phần tử ở trong mảng có một mẫu bức xạ broadside ra khỏi mặt

phẳng nền của nhẫn với HPBW bằng 19.2 0.

Tuy nhiên, bởi vì các phần tử anten được phân bố đều quanh nhẫn, cách nhau

các bước 180 , nên là chỉ có các mẫu bức xạ của 4 phần tử anten là xếp chồng lên

nhau một cách hiệu quả.

Do đó, nó đã được thiết kế để trong cùng 1 lúc chỉ có 4 phần tử cùng vị trí có

thể được kết hợp để trở thành một mảng.

Ở trong Hình 3.3, nó đã được chọn để cho phần tử 1 đến 4, và kết hợp chúng

để trở thành một mảng con. Kết quả đạt được là độ lợi đạt mức 9.4dBi.

43
Hình 3.3 ϕ/độ với dB tại =90 0.

Để có thể đạt được một vùng bao phủ toàn diện, thì bộ 4 phần tử được kích
hoạt sẽ được quét với lần lượt góc pha tới 100 0.

Sau đó, phần tử tiếp theo ở trong mảng con sẽ trở nên được kích hoạt, và phần
tử cuối cùng ở trong mảng sẽ trở nên bị ngừng kích hoạt.

Bằng cách này, vòng trong mảng con gồm 4 phần tử sẽ lần lượt chạy vòng
quanh chiếc nhẫn. Ví dụ:
Mảng con 1: phần tử 1-4

Mảng con 2: phần tử 2-5


Mảng con 4: phần tử 3-6

Và lần lượt cho đến mảng con 20: phần tử 20, 1, 2, 3.

44
Tổng các mẫu quết của mảng được đề xuất thì được tính toán cho tổng cộng

20 mảng con, cho các pha chuyển lần lượt từ 100 đến 1000, với các bước 10 0.
Tổng các mẫu quét đươc thể hiện ở Hình 3.4.

Độ lợi [dBi]
Hình 3.4 Tổng các mẫu quét của mảng anten được đề xuất

Có thể dễ dàng nhận thấy là anten mảng có một mức độ bao phủ thấp ở trong

vùng từ = 00 đến = 300. Tuy nhiên, tầm bao phủ vô hướng với độ lợi lớn hơn

5dBi có thể được quan sát ở trong khu vực từ = 600 đến = 1500.
Điều này được thể hiện rõ hơn bằng cách quan sát các mẫu chuyển tia của các

mảng anten đã được chia pha tại = 900, được mô tả tại Hình 3.5.
Độ lợi [dBi]

Hình 3.5 Các mẫu chuyển tia của mảng anten được đề xuất.

45
Để có thể nghiên cứu khả năng bao phủ không gian của mảng anten nhẫn được

đề xuất, hệ số bao phủ đã được tính toán dựa vào tổng số mẫu quét như sau:

(2)

Hệ số bao phủ cho không gian mở của mảng anten nhẫn được mô tả ở Hình 3.6.

Hình 3.6 Hệ số bao phủ của mảng anten trong không gian mở.

Mảng anten nhẫn được đề xuất có thể bao phủ 70% không gian với độ lợi đạt 7dBi.
3.1.4 Ảnh hưởng của người dùng.

Tuy nhiên, anten nhẫn không thể được khảo sát chỉ ở trong không gian mở
được. Một điều rất quan trọng là xác định được khả năng hoạt động với sự hiện diện

của người dùng. Ở trong phần này, 2 trường hợp đã được nghiên cứu:
Người dùng ảnh hưởng lên anten – tổn hao đầu cuối, tổn hao hấp thụ, và tổn

hao do bị che lấp.


Anten ảnh hưởng lên người dùng – Mật độ tổn hao năng lượng trong các trường hợp.

Luận văn sẽ nghiên cứu và mô phỏng chiếc nhẫn với bàn tay mô phỏng CTIA,
sử dụng từng ngón tay khác nhau cho từng vị trí đeo nhẫn.

46
Các vị trí được chọn là: (a) ngón trỏ, (b) ngón giữa, (c) ngón áp út.

Hình 3.7 (a) ngón trỏ. (b) ngón giữa. (c) ngón áp út

3.1.5 Hệ số phản xạ

Chúng ta sẽ chỉ quan sát hệ số phản xạ của các phần tử mảng, tại vì các khoảng

trống giữa các anten là rất nhỏ.


Độ tách biệt nhỏ hơn -15dBi ở trong không gian mở và với sự có mặt của người dùng.
Các hệ số phản xạ của mảng anten được mô phỏng với sự hiện diện của người

dùng có thể được quan sát ở trong Hình 3.8.

47
Hình 3.8 Các hệ số phản xạ của tất cả các phần tử anten
ở trong setup (a), (b) và (c).

Có thể nhận ra rằng các anten mà chạm vào da con người thì sẽ hoạt động

không được hiệu quả.

Ở Hình 3.8 (a), anten 5, 10 và 9 bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất do ở gần ngón

tay người dùng.

Tiếp theo, ở Hình 3.8 (b), anten 9 và 8 bị chịu ảnh hưởng đáng kể bởi người

dùng ở trong setup 2, và anten 20 bị lệch tần số khi chịu ảnh hưởng của tần số cao.

Cuối cùng, ở trong Hình 3.8 (c), anten 18, 19 bị chịu ảnh hưởng đáng kể bởi

hiệu ứng người dùng, và sự cộng hưởng của anten 17 thì bị thay đổi khi tiến đến tần

số cao.

48
Hơn nữa, có thể được quan sát thấy là anten 5 ở trong setup 1, và anten 19 ở

trong setup 3 có hệ số phản xạ broadband là rất thấp.

Tuy nhiên, hiệu ứng này xảy ra bởi vì sự hiện diện của người dùng. Do đó,

anten 5 và 19 ở trong setup 1 và 3 có hệ số phát xạ rất thấp (=< -20dB) bởi vì sự tổn

hao hấp thụ.

3.1.6 Các mẫu quét và hiệu quả bao phủ.

Tổng các mẫu quét của mảng anten nhẫn được đề xuất ở trong 3 setup với sự

hiện diện của tay người dùng được thể hiện ở Hình 3.9.

Độ lợi [dBi]

49
Độ lợi [dBi]
Hình 3.9 Tổng các mẫu quét của mảng anten được đề xuất cho (a) setup 1, (b)
setup 2, (c) setup 3.

Tổng các mẫu quét có những hình dáng khác biệt so với các mẫu quét ở trong

phần mô phỏng ở trong không gian mở của mảng anten được thể hiện bên trên

Các mẫu quét không liên tục ở trong hướng ϕ, bởi vì sự chắn của tay người dùng.

Búp sóng ở ϕ = 1400 được thể hiện ở trong tất cả các mẫu quét.

Hơn thế nữa, 2 búp sóng lớn được định vị ở trong cả 2 phía của búp sóng tại ϕ = 1400.

Độ lợi tại khu vực quanh =1800 và = 00 vẫn lớn hơn 2dBi.

Để có thể nghiên cứu khả năng bao phủ của mảng anten được đề xuất, hệ số bao

phủ được tính toán dựa trên tổng các mẫu quét tại Hình 3.9.

50
Hệ số bao phủ của mảng anten được thể hiện ở trong 3 setup ở trong Hình 3.10 (a).

51
Hình 3.10 Đồ thị của (a) hệ số bao phủ của anten, (b) kết quảmật độ tổn hao năng
lượng được mô phỏng, được thể hiện ở trên mô hình bàn tay 3D, và (c) mật độ tổn
hao năng lượng tối đa của mảng anten ở trong 3 setup với tay người dùng.

Hệ số bao phủ của mảng anten với tay người dùng thì thấp hơn 20% so với hệ
số bao phủ không gian mở ở Hình 3.6 với độ lợi bằng 7dBi.
Quan trọng hơn cả, tất cả các đường cong ở trong Hình 3.10 (a) có cùng hình

dạng, điều này có nghĩa là anten được đề xuất thì không bị ảnh hưởng bởi ảnh
hưởng của tay người dùng.
Tuy nhiên, sự mô phỏng với cả cơ thể thì chưa được thực hiện. Do đó, chiếc

nhẫn có thể bị che phủ tại bất kỳ vị trí này, bởi vì vị trí của tay và ngón tay người
dùng có thể ở bất kỳ vị trí nào.
3.1.7 Mật độ tổn hao năng lượng.

Mật độ tổn hao năng lượng đã được mô phỏng cho tất cả các phẩn tử anten ở

trong 3 setup với tay người dùng.


Ví dụ của mật độ tổn hao năng lượng được mô phỏng cho anten 11 ở trong
setup 1 thì được thể hiện ở trong Hình 3.10 (b).

52
Giá trị tối đa của mật độ tổn hao năng lượng đã được rút ra từ mỗi một mô

phỏng 3D, và được tạo thành đồ thị cho mỗi anten và 3 setup ở trong Hình 3.10 (c).
Không ngoài dự đoán, đỉnh của mật độ tổn hao năng lượng tương ứng với các

anten với những thay đổi ở trong hệ số phản xạ ở trong Hình 3.8.
Hơn nữa, mật độ tổn hao năng lượng tối đa của các phần tử mảng là

75.45dB(W/m3) cho setup 1, 75.32 dB(W/m3) cho setup 2, và 75.3 dB(W/m3 ) cho
setup 3.
Sai lệch tiêu chuẩn ở giữa các anten đạt 8.4 dB(W/ m3) cho setup 1, 4.6 dB(W/

m3) cho setup 2, và 6.24 dB(W/ m3 ) cho setup 3 đã được quan sát.
3.1.8 Kết luận
Ở trong phần này, chúng ta đã đi khảo sát một mảng anten tròn, được chế tạo trên

một chiếc nhẫn, được sử dụng cho tần số 28GHz trong hệ thống truyền thông 5G.
Mảng anten đã được khảo sát ở trong không gian mở và với sự che lấp của tay

người dùng ở trong 3 ngón tay.


Hệ số bao phủ đạt 70% với độ lợi 7dBi đã được quan sát được ở trong không

gian mở.
Tuy nhiên, với hiệu ứng người dùng được khảo sát, ta đã ghi lại được một sự
sụt giảm 20%, tuy nhiên, các đường cong hiệu năng bao phủ của cả 3 setup với

người dùng đều có hình dạng giống nhau.


Và cuối cùng, mật độ tổn hao năng lượng tối đa cũng đã được mô phỏng, với
mức trung bình ở khoảng 75dB(W/ m3), và sai số ở khoảng 4.6 đến 8.4dB(W/ m3)

đã được ghi lại ở cả 3 setup.


Mối quan hệ giữa mật độ tổn hao năng lượng cao với sự không đồng bộ của

anten đã được ghi lại. Ở trong những nghiên cứu sau này, toàn bộ cơ thể người sẽ
được mô phỏng để nghiên cứu hiệu ứng bao phủ của người dung.

53
3.1.9 Ứng dụng của nhẫn trong IoT.

Nhẫn sử dụng hiệu ứng Doppler để có thể do nhịp tim của người dùng
3.1.9.1 Hiệu ứng Doppler

Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt tên theo Christian Andreas

Doppler, trong đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng

nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người
quan sát.

Đối với sóng chuyển động trong một môi trường, như sóng âm, nguồn sóng và

người quan sát đều có thể chuyển động tương đối so với môi trường. Hiệu ứng Doppler
lúc đó là sự tổng hợp của hai hiệu ứng riêng rẽ gây ra bởi hai chuyển động này.

(3)

trong đó:

v là vận tốc lan truyền của sóng trong môi trường,


vr là vận tốc tương đối của người quan sát đối với môi trường, nhận giá trị

dương nếu người quan sát tiến lại gần nguồn âm,

vs là vận tốc tương đối của nguồn đối với môi trường, nhận giá trị dương nếu
nguồn dịch chuyển ra xa đối với người quan sát.

Cụ thể, nếu nguồn di động trong môi trường phát ra sóng với tần sốtại nguồn

là f0, một người quan sát đứng yên trong môi trường sẽ nhận được tần số f:

(4)

với c tốc độ lan truyền của sóng trong môi trường, v là thành phần vận tốc

chuyển động của nguồn so với môi trường theo phương chỉ đến người quan sát (âm

nếu đi về phía người quan sát, dương nếu ngược lại).

54
Tương tự, khi nguồn đứng im còn người quan sát chuyển động:

(5)

Đối với sóng điện từ (ví dụ ánh sáng), lan truyền mà không cần môi trường,

hiệu ứng Doppler được tính toán dựa vào thuyết tương đối.

Để có thể đo được nhịp tim của người đeo nhẫn, thì nhẫn có cơ chế hoạt động
tương tự như là Radar.

Sử dụng cơ chế radar và hiệu ứng Doppler, phát ra một bước sóng radio có tần

số xác định f0 rồi thu nhận tần số sóng radio f1 phản xạ ngược trở lại từ mạch máu
đang phồng lên do có sự tuần hoàn. Từ f0 và f1 ta sẽ tính ra được số nhịp tim trên

phút của người đeo nhẫn theo công thức (5) với v chính là vận tốc máu tuần hoàn

Anten trong nhẫn sẽ phát ra các sóng tín hiệu. Những sóng này, khi va đập vào
mạch máu sẽ phản xạ lại và được anten thu lại.

Hình 3.11 Cơ chế đo nhịp tim

55
3.1.9.2 Cổng rời rạc
Có những loại cổng rời rạc sau:
Cổng điện áp: Loại cổng này nhận ra được một nguồn điện áp, được kích thích
với một biên độ điện áp ổn định. Nếu loại cổng này không bị kích thích, thì điện áp ở
dọc dây dẫn sẽ bằng 0. Tín hiệu được kích thích sẽ được ghi lại trong quá trình xử lý.
Cổng dòng điện: Đây là loại cổng nhận ra được nguồn dòng điện, được kích
thích với một biên độ dòng điện ổn định. Tín hiệu dòng điện được kích thích sẽ
được ghi lại trong quá trình xử lý.
Phần tử trở kháng (loại thông số S): Đây là loại cổng được chế tạo bởi 1 phân
tử được gộp lại, bao gồm một nguồn dòng điện với một trở kháng ở bên trong, có
thể được kích thích và hấp thụ năng lượng.
3.2 Nhẫn cảm biến
Hệ thống thông tin truyền thông lấy cơ thể con người làm trung tâm đang ngày
càng trở thành một chủ đề được nhiều các nhà khoa học quan tâm, do nhu cầu phát
triển của các thiết bị đeo được ngày một tăng cao.
Những ứng dụng nâng cao của hệ thống trên bao gồm: theo dõi sức khoẻ, theo
dõi việc uống thuốc từ xa, hệ thống nhận dạng, hệ thống theo dõi sự vận động của
các vận động viên, giúp cho con người giải trí và các hệ thống tự vệ,...
Trong phần này, luận văn sẽ tìm hiểu về một anten đeo được, phát tín hiệu ở tần
số 5GHz, được dùng cho mạng cảm biến không dây lấy con người làm trung tâm.
Chiếc anten bao gồm một miếng microstrip được gắn trên nền một miếng
vàng, và có thể được đeo như là một chiếc nhẫn.
3.2.1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây, anten được dùng trong mạng không dây lấy con
người làm trung tâm đang được các nhà khoa học quan tâm hơn bao giờ hết.

56
Cơ thể con người có thể được dùng để làm một kênh truyền dẫn cho các thiết
bị không dây công suất nhỏ khác nhau.
Hệ thống truyền dẫn không dây trong cơ thể người có vô vàn những ứng dụng
trong việc theo dõi sức khoẻ của bệnh nhân, giám sát và theo dõi, đo đạc các vận
động của các vận động viên, và hệ thống giải trí phục vụ con người như nghe nhạc.
Các dạng truyền tín hiệu vô tuyến được sử dụng ở trông kiểu truyền dẫn trong
cơ thể người này: trên cơ thể, người cơ thể, và trong cơ thể, và gần đây nhất là sự
xuất hiện của kết nối từ người này sang người khác.

Những anten được dùng trong hệ thống không dây cơ thể người có các yêu

cầu đặc biệt như là phải có kích thước nhỏ, độ ổn định cao, hoạt động liên tục, tiêu

thụ ít điện năng, và ít chịu sự tác động của cơ thể người khi phải chịu sự thay đổi

liên tục của người dùng. [6]


Anten với miếng microstrip là loại anten được dùng phổ biến nhất, do loại anten
này cung cấp những tính năng cần thiết như giá rẻ, đơn giản, dễ tích hợp và nhỏ gọn.
Anten được tích hợp trong nhẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu khi nói
về cảm biến đeo trên người. Ở trong phần này, luận văn sẽ đi tìm hiểu về một chiếc
anten được tích hợp ở trong nhẫn, dùng để phục vụ cho hệ thống không dây trong
con người.
Anten sử dụng một thiết kế dạng mảng đơn giản và không đòi hỏi phức tạp,
được cấp nguồn bởi một đường dây microstrip nằm bên trên một chiếc nhẫn vàng.
3.2.2 Thiết kế và cấu trúc của anten.
Chiếc anten tích hợp trong nhẫn đang được đề suất, thiết kế để hoạt động với
tần số 5GHz.
Quá trình thiết kế đòi hỏi phải dùng đến một loại anten miếng hình chữ nhất
microstrip thông thường.

57
Do đó, anten miếng hình chữ nhật microstrip được thiết kế để có thể vận hành
ở tần số 5GHz.
Một bộ chuyển đổi ¼ bước sóng đã được dùng để có thể phối hợp trở kháng
với anten, bằng một cổng nối 50 Ω.
Sau khi đã hoàn thành xong thiết kế của anten miếng hình chữ nhật microstrip
hoạt động ở tần số 5GHz, bước tiếp theo là thiết kế một chiếc nhẫn để đặt chiếc
anten lên.
Chiếc nhẫn được lựa chọn sẽ làm bằng vàng, bởi vì vàng là kim loại được
dùng phổ biến nhất để làm nhẫn.
Cuối cùng, chiếc anten miếng hình chữ nhật microstrip đã được thiết kế, cùng
với dải dây cấp nguồn và hệ thống phối hợp trở kháng sẽ được uống để có thể nằm
trên được chiếc nhẫn.
Mặt trên của chiếc anten nhẫn được mô tả ở hình bên dưới

Hình 3.12 Mặt trên của chiếc anten nhẫn

58
Thiết kế tối ưu của anten được đề suất có chiều dài là 22mm và chiều rộng là

21.6mm.

Bộ phát sóng của anten dạng miếng microstrip có độ dày là 35µm, được làm

bằng đồng, và được cấp nguồn bởi một bộ cấp nguồn microstrip 50Ω.

Tấm nền được dùng là Rogers RT6006, với độ dày là 0,8mm. Nó có tính thấm

là 6.15, và có tan =0.0027. Mặt phẳng nền được kẹp vào giữa chiếc nhẫn vàng dày

2mm và tấm nền cách điện Rogers RT6006.

Bộ biến đổi ¼ bước sóng được dùng trong phối hợp trở kháng có kích thước là

0.24×4.765 mm2 .

Kích thước của đường cấp nguồn microstrip là 2.9×4 mm2 .

Hình 3.13 mô tả mặt bên của cấu trúc anten, sử dụng mặt phẳng cắt.

Hình 3.13 Mặt cắt của chiếc nhẫn

59
Hình 3.14 Phía bên cạnh và các kích thước của chiếc nhẫn vàng

Đường kính bên trong của chiếc nhẫn là 18mm, trong khi đường kính ngoài là
20mm.
Chúng ta có thể nhìn thấy được cấu trúc nhiều lớp của chiếc nhẫn ở trong Hình
3.15, hiển thị hình dạng 3D của cấu trúc được thiết kế tối ưu với 3 thành phần chính.

Hình 3.15 Hình ảnh 3D của chiếc nhẫn.

60
Cấu trúc tổng thể của chiếc nhẫn rất gọn nhẹ. Thiết kế khá đơn giản và có thể

được đeo như là một chiếc nhẫn. Chiếc anten có thể được dùng một cách độc lập,

hoặc có thể được tích hợp với một chip cảm biến.

3.2.3 Khả năng hoạt động.

Khả năng hoạt động của anten được đánh giá dựa vào các thông số không gian

tự do được mô phỏng.

Hệ số tổn hao ngược của anten được thể hiện ở Hình 3.16.

Hình 3.16 Hệ số tổn hao ngược của anten.

Ta quan sát được rằng anten nhẫn cộng hưởng ở tần số 5.04GHz, với tổn hao
về là -21.5dB.
Nó chiếm trở kháng băng thông là -10dB khi được dùng với băng thông
90.4MHz.
Từ những kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng, chiếc anten có thể bao phủ
được dải tần làm việc của Wifi, với sự phối hợp trở kháng tuyệt vời.
Đồ thị tán xạ của anten tại mặt phẳng ϕ = 00 và ϕ = 900 được mô tả ở Hình 3.17.

61
Hình 3.17 Đồ thị bức xạ của anten tại mặt phẳng ϕ = 0 0 và ϕ = 90 0

Từ đây ta có thể quan sát được là anten có khả năng phát tín hiệu tốt, với đỉnh

đạt được là 6.9dBi.


Góc độ dày tia 3dB là 111.50. Khả năng phủ sóng của anten đồng thời cũng tốt,

với khả năng bao phủ toàn bộ bán cầu ở phía trên. Mức phát phía sau cũng rất nhỏ.
Hệ số phát xạ được mô phỏng của anten được ghi lại là 78%, cho thấy một
lượng tổn hao là có thể chấp nhận được, và anten phát xạ rất tốt.

Các chỉ số mô phỏng trong không gian mở của chiếc anten tích hợp trên nhẫn
được tổng hợp lại ở trong bảng 3.1.

62
Bảng 3.1 Khả năng hoạt động của anten ở tần số 5GHz

Thông số ăng ten Kết quả mô phỏng trong


không gian tự do

Tổn hao ngược -21.5dB

Băng thông -10dB 90.4 MHz

VSWR (tỉ số điện áp sóng đứng) 1.2 : 1

Độ lợi 6.9dBi

Hiệu suất bao phủ 82%

Hệ số phát xạ 78%

Trở kháng đầu vào 53Ω

Các đặc tính phát xạ tuyệt vời này một lần nữa làm cho chiếc anten này thoả

mãn phần lớn các chỉ số cần thiết để sử dụng cho mạng không dây lấy con người

làm trung tâm.

3.3 Kết luận

Việc thiết kế một anten để dùng cho các ứng dụng không dây đeo trên người

đã được trình bày một cách chi tiết ở trên, với các phân tích về khả năng hoạt động

của anten và các đặc tính phát xạ ở trong không gian mở.

Cấu trúc của anten được chế tạo trong hình dạng của một chiếc nhẫn.

Anten sử dụng một thiết kế thông thường của anten miếng microstrip, được

uốn nằm trên một chiếc nhẫn vàng để có thể đeo một cách thuận tiện.

Khả năng hoạt động của anten đã được nghiên cứu, sử dụng rất nhiều những

phân tích khác nhau.

63
Kết quả mô phỏng đạt được chỉ ra rằng loại anten trên có giá trị đỉnh đạt

6.9dBi, với trở kháng tốt đạt 10dB tại băng tần 90.4MHz.

Anten cũng có khả năng bao phủ phát sóng tốt, và sự phát sóng ngược là rất nhỏ.

Kích thước nhỏ, và có các đặc tính phát xạ tốt làm cho chiếc anten này trở

thành một ứng cử viên phù hợp cho hệ thống thông tin không dây lấy con người làm

trung tâm, và các cảm biến đeo trên người.

Các nghiên cứu vẫn đang được diễn ra, để có thể nghiên cứu sâu hơn về khả

năng hoạt động của anten trên ở những vị trí đeo khác trên cơ thể (cổ tay,...), và các

thông số đo đạc khác.

64
KẾT LUẬN

Cảm ơn thầyNguyễn Thành Chuyên đã tận tình hướng dẫn, để tôi có thể có

điều kiện tốt nhất để có thể tìm hiểu về IoT, cũng như là về những công nghệ đang

được áp dụng trên thế giới về lĩnh vực IoT này.

Qua quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã có thể hiểu hơn về

IoT, mạng vạn vật kết nối Internet, về những định nghĩa, những đặc điểm và những

ứng dụng của nó ở trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, tôi cũng được có cơ hội để tìm hiểu thêm về các loại anten mảng,

các đặc điểm cấu tạo của chúng, và những ứng dụng của các loại anten đó trong

cuộc sống thực tiễn.

Và cuối cùng, tôi cũng có cơ hội được tìm hiểu thêm về cấu tạo, cũng như là

về cơ chế hoạt động của một chiếc nhẫn thông minh được sử dụng ở trong công

nghệ IoT. Qua việc tìm hiểu về chiếc nhẫn IoT này, tôi nhận ra rằng công nghệ của

thế giới đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều. Điều này là động lực để tôi có thể tiếp

tục say mê nghiên cứu và tìm hiểu những công nghệ tiên tiến hiện nay trên thế giới.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường và thầy Nguyễn Thành

Chuyên đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T. H. Cormen, C. E. Leiserson, and R. L. Rivet, Introduction to Algorithm. MIT

Press, McGraw-Hill, 1990.

[2] J. W. DuBois, S. Schuetze-Coburn, S. Cumming, and D. Paolino, “Outline of

discourse transcription,” in Talking Data: Transcription and Coding in Discourse

Research, J. A. Edwards and M. D. Lampert, Ed. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum

Associates, 1993, pp. 45-89.

[3] J. M. Airey, J. H. Rohfl, F. Brooks Jr., “Towards Image Realism with Interactive

Update Rates in Complex Virtual Building Environments,” Comptuer Graphics,

Vol. 24, No. 2, pp. 41-50, 1990.

[4] S. Brandt, G. Nutt, T. Berk, M. Humphrey, “Soft Real time Application Execution

with Dynamic Quality of Service Assurance,” in Proceedings of the Sixth

IEEE/IFIP International Workshop on Quality of Service, Hawaii, USA, May 1998,

pp. 154-163.

[5] K. Riley, “Language theory: Applications versus practice,” presented at the Conf. of

the Modern Language Association, Boston, MA, December 27-30, 1990.

[6] J. Jones. (1991). Networks (2nd ed.) [Online]. Available: http://www.atm.com

66

You might also like