You are on page 1of 37

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

BỘ MÔN: ĐIỆN-CƠ KHÍ

BÁO CÁO ASSIGNMENT


MÔN HỌC: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ , LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN MẠCH ĐIỀU KHIỂN

ĐỘNG CƠ 3 PHA 2,2KW THỰC HIỆN

ĐẢO CHIỀU BẰNG RELAY THỜI GIAN

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Duy Khánh

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thế Vinh – PH41598
Phạm Ngọc Hà – PH 41429
Nguyễn Minh Chí - PH41680
Nguyễn Anh Tuấn-PH42257
Hà Nội _2023
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật đang trên còn được công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Tự động hóa nói chung đã có những bước vượt bậc và mang lại những
thành quả đáng kể.

Ngày này để hỗ trợ người thiết kế, thi công lắp đặt được thuận tiện thì các phần mềm dần
được ra đời phổ biến như: proteus, altium, autocad...với giao diện thân thiện , dễ dàng sử dụng,
các phần mềm này đã giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc vẽ mạch nguyên lý, chạy mô
phỏng, vẽ sơ đồ thiết kế,…

Để tăng khả năng tư duy và làm quen với việc vẽ, thiết kế, lắp đặt chúng em đã thực hiện
đồ án “THIẾT KẾ , LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA 2,2KW
THỰC HIỆN”. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
Phạm Duy Khánh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em đề tài này.
Do kiến thức còn hạn chế, khi thực hiện đề tài này chắc chắn sẽ không tránh được
những thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chúng em Xin chân thành ơn.


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 2

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. ...............2

2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

3. Nội dung đề tài............................................................................................ ........3

4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.................................................. 3

5. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................ ..................3

6. Dự kiến kết quả đạt được của đề tài và khả năng ứng dụng.............................. 3

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

1.1. Giới thiệu chung ............................................................................ ...................4

1.2. Cấu tạo........................................................................................ .......................4

1.2.1. Phần tĩnh (Stato) ........................................................................ ....................5

1.2.2. Phần quay (Rôto)....................................................................... .....................6

1.2.3. Các bộ phận khác........................................................................................... 7

1.3. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ .......................... ...................8

1.4. Phương pháp mở máy của động cơ không đồng bộ............. .............................9

1.4.1. Mở máy trực tiếp .................................................................... .......................9

1.4.2. Mở máy bằng phương pháp giảm điện áp đặt vào dây quấn stato

1.4.3. Mở máy bằng cách đưa điện trở phụ vào roto...................... ......................13
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN CÓ TRONG MẠCH
2.1.Tổng quan về khí cụ điện............................................................................15
2.1.1. Khái niệm................................................................................ .…..........15
2.1.2. Phân loại .................................................................................................15

2.1.3. Các yêu cầu cơ bản của khí cụ điện.......................................... ..............15

2.2. Aptomat (CB – Circuit breaker)................................................................ 16

2.3. Công tắc tơ (Contactor)..............................................................................18

2.4. Rơle nhiệt (OLR – Overload relay) ....................................................... ...21

2.5. Rơle thời gian (TR – Timer relay)................................................. ............24

CHƯƠNG 3: Thi công sản phẩm


3.1. Lập bảng vật tư ..............................................................................................30
3.2.Thi công…………………………...............................................……………31
3.2.1. Bản vẽ tủ điện ...................................................... ....................……………….31
3.2.2 Lắp ráp vật tư.............................................................................…………32
3.2.3 Hoàn thiện sản phẩm.......................................................................32
Bảng phân công công việc

Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật đang trên còn được công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Tự động hóa nói chung đã có những bước vượt bậc và mang lại những
thành quả đáng kể.
Ngày này để hỗ trợ người thiết kế, thi công lắp đặt được thuận tiện thì các phần mềm dần
được ra đời phổ biến như: proteus, altium, autocad...với giao diện thân thiên , dễ dàng sử dụng,
các phần mềm này đã giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc vẽ mạch nguyên lý, chạy mô
phỏng, vẽ sơ đồ thiết kế,…

Để tăng khả năng tư duy và làm quen với việc vẽ, thiết kế, lắp đặt chúng em đã thực hiện đồ
án “THIẾT KẾ , LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA 2,2KW
THỰC HIỆN”.
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
1.1. Giới thiệu chung
Động cơ điện không đồng bộ, còn gọi là motor không đồng bộ, là 1 loại máy điện xoay chiều,
chúng làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ của rotor (ký hiệu là n) khác với tốc
độ của từ trường quay trong máy (tức là n1). Máy điện không đồng bộ có thể làm việc ở 2 chế
độ là động cơ và máy phát điện.

Động cơ không đồng bộ thường được sử dụng nhiều trong sản xuất và đời sống vì được chế tạo
rất đơn giản, giá thành rẻ và độ tin cậy cao, phương pháp vận hành đơn giản, đem lại hiệu suất
cao và gần như không cần phải bảo trì.
Do kỹ thuật điện tử hiện nay rất phát triển, nên động cơ không đồng bộ đã đáp ứng được những
yêu cầu phức tạp về điều chỉnh tốc độ. Vì vậy, động cơ này lại càng được sử dụng rộng rãi hơn.
Dãy công suất của động cơ không đồng bộ rất rộng, được tính từ vài watt cho đến hàng ngàn
kilowatt. Hầu hết là động cơ không đồng bộ 3 pha, bên cạnh đó có 1 số động cơ có công suất
nhỏ là 1 pha.

1.2. Cấu tạo

1.2.1. Phần tĩnh (Stato)


Stato có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính, đó là: dây dẫn và lõi thép.
 Phần lõi thép của stato có dạng hình trụ, gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện chứa các gấp
rãnh phía trong. Các lá thép này ghép cứng với nhau tạo thành những rãnh theo hướng
của trục Stato.
 Dây quấn xung quanh Stato có thể được làm từ thép, nhôm hoặc đồng và được bọc lớp
cách điện để giảm thiểu tác động khi làm việc. Dây quấn sẽ được nhúng bên trong lõi
thép.

1.2.2. Phần quay (Rôto)


Gồm lõi thép, dây quấn và trục động cơ:

 Lõi thép sẽ gồm nhiều lá thép được nhúng trong lõi thép Stato gắn cứng lại với nhau.
Mặt ngoài của lá thép được dập rãnh để quấn dây dẫn. Ở giữa lõi thép được dập lỗ để
lắp trục động cơ.
 Trục động cơ được chế tạo từ thép.
Các loại Roto phổ biến

Đối với các loại động cơ cảm ứng

Roto lồng sóc: Roto lồng sóc bao gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép với nhau và các thanh dẫn
cấu tạo từ nhôm hoặc đồng cách đều nhau, 2 đầu thanh dẫn này được chập bởi các vòng ngắn
mạch. Đối với động cơ nhỏ, Roto được đúc thành 1 khối với vòng ngắn mạch, thanh dẫn, hệ
thống làm mát với cánh quạt và cánh tản nhiệt.
Roto dây quấn: Roto dây quấn được thiết kế như một thỏi nam châm, với các cực từ và
các dây dẫn quấn quanh như dây quấn 3 pha stato. Dây quấn này có 3 đầu đấu với 3
vành trượt, gắn trục quay roto và bọc cách điện. 3 chổi than cố định cọ xát vào vành
trượt để dẫn điện đến biến trở, làm điều chỉnh tốc độ động cơ. Dòng điện một chiều
xuất phát từ điốt gắn bên ngoài trục quay roto sẽ tạo ra từ trường biến thiên, cung cấp
năng lượng cho trường quay của cuộn dây và phần ứng stato.

1.2.3. Các bộ phận khác


Ngoài ra còn có phần vỏ máy, nắp máy và cả trục máy. Trục máy được làm bằng thép, trên đó
có gắn rotor, ổ bi và phía cuối của trục có gắn 1 chiếc quạt gió để làm mát cho máy dọc trục.
Các bộ phận của động cơ điện không đồng bộ gồm có: lõi thép stato, dây quấn stato, nắp máy, ổ
bi, lõi thép rôto, thân máy, trục máy, hộp dầu cực, quạt gió làm mát, hộp quạt.

1.2. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ


Nối dây quấn stato cùng với lưới điện, sau đó sử dụng động cơ sơ cấp để kéo roto chuyển động
quay với tốc độ n. Lưu ý, khi đó n > n1 và sẽ cùng chiều với n1. Lúc này, chiều của từ trường
sẽ quét qua các thanh dẫn roto và dẫn ngược lại. Suất điện động cũng như dòng điện roto sẽ đi
ngược chiều cùng với chế độ hoạt động của động cơ.
Chiều của lực điện từ lúc này sẽ đặt lên roto sẽ ngược với chiều quay của roto. Lúc này, mômen
lực hãm được tạo ra cũng sẽ cân bằng với mômen quay của động cơ sơ cấp. Motor không đồng
bộ làm việc ổn định nhất là ở chế độ máy phát.
Nhờ vào từ trường quay của phần nguồn lưới điện mà cơ năng động cơ sơ cấp ở roto cũng được
biến đổi để tạo thành điện năng ở stato.

Để tạo ra từ trường quay, lúc này lưới điện phải cung cấp cho động cơ máy điện 1 giá trị công
suất phản kháng Q. Do đó, hệ số của công suất có trong lưới điện cũng sẽ bị thấp đi.
Khi động cơ điện không đồng bộ 3 pha làm việc một cách riêng lẻ, tức là không có điện chạy
vào dây quấn stato thì người ta phải tiến hành kích từ cho máy. Đây chính là nhược điểm “khó
chịu” nhất của động cơ điện không đồng bộ.

1.3. Các phương pháp mở máy của động cơ không đồng bộ


Trong quá trình vận hành động cơ điện khi khởi động chúng ta cần quan tâm đến hai vấn đề:

 Giảm thấp dòng điện khởi động (qua hệ thống dây dẫn chính vào dây quấn stato động
cơ) ngay thời điểm khởi động.
 Phương pháp giảm thấp dòng điện khởi động thực chất là giảm thấp điện áp cung cấp
vào động cơ tại thời điểm khởi động. Theo lý thuyết chúng ta có được quan hệ
moment (hay ngẫu lực) khởi động tỷ lệ thuận với bình phương giá trị điện áp hiệu
dụng cấp vào động cơ,như vậy giảm giá trị dòng điện khởi động dẫn tới hậu quả giảm
thấp giá trị của moment khởi động.
Trong thực tế các biện pháp giảm dòng khởi động có thể chia làm hai dạng như sau:

 Giảm điện áp nguồn cấp vào dây quấn stato bằng phương pháp: biến áp giảm áp ,hay
lắp đặt các phần tử hạn áp (cầu phân áp) dùng điện trở hay điện cảm.
 Sử dụng bộ biến đổi điện áp xoay chiều 3 pha,dùng linh kiện điện tử điều chỉnh thay
đổi điện áp hiệu dụng nguồn áp 3 pha cấp vào động cơ. Hệ thống khởi động này được
gọi là phương pháp khởi động mền (soft start) cho động cơ.
Khi lựa chọn các phương pháp điều khiển khởi động động cơ cần xem xét công suất của đường
dây điện, công suất động cơ và tải nặng hay tải nhẹ. Tùy theo loại roto động cơ mà ta có
phương pháp khởi động phù hợp:

– Đối với động cơ roto dây quấn:


+ Khởi động trực tiếp

+ Nối roto với biến trở mở máy.

– Đối với động cơ roto lồng sóc:


+ Khởi động trực tiếp
+ Dùng điện kháng nối tiếp stator

+ Sử dụng mạch khởi động sao tam giác (đổi đầu dây cuốn)

+ Dùng máy tự biến áp

+ Dùng khởi động mềm

+ Sử dụng biến tần

1 Khởi động trực tiếp


Ở phương pháp này stato của động cơ sẽ được nối trực tiếp với nguồn 3 pha. Động cơ sẽ khởi
động với dòng điện từ 5 – 7 lần dòng điện định mức trong thời gian ngắn.

Dòng điện khởi động phụ thuộc vào thiết kế và kích thước, công suất của động cơ. Dòng điện
này hầu như không ảnh hưởng đến động cơ, nhưng có khả năng làm sụt áp trên áp nguồn và ảnh
hưởng đến các thiết bị khác.

2 Phương pháp đổi đầu dây quấn (đấu mạch khởi động sao tam giác)
Phương pháp này được thiết kế cho động cơ chạy mặc định ở chế độ sao. Khi khởi động mạch
sẽ điều khiển động cơ chạy với đấu nối tam giác, lúc này dòng điện của động cơ giảm đi 3 lần
so với dòng định mức. Khi động cơ chạy đến 75% tốc độ định mức thì chuyển sang chế độ tam
giác, động cơ làm việc đúng với thông số định mức.

Ưu điểm của mạch khởi động sao tam giác là đơn giản dễ thực hiện, tuy nhiên hạn chế là
moment khởi động cũng giảm đi 3 lần.

Các phương pháp ra dây trên stato của động cơ không đồng bộ 3 pha:

Động cơ 3 pha 6 đầu dây ra (đấu vận hành theo một trong hai cấp điện áp nguồn 3 pha tương
ứng so với sơ đồ đấu Y hay tam giác)
Động cơ 3 pha 9 đầu dây ra (đấu vận hành theo một trong hai phương pháp : đấu Y nối tiếp –
Y song song , tam giác nối tiếp -tam giác song song)
Động cơ 3 pha 12 đầu dây (đấu vận hành theo một trong bốn cấp điện áp nguồn 3 pha tương
ứng với một trong sơ đồ đấu dây Y nối tiếp, Y song song ,tam giác nối tiếp ,tam giác song
song)

3 Giảm dòng khởi động dùng điện trở giảm áp cấp vào dây quấn
Một trong các biện pháp giảm áp là đấu nối tiếp điện trở Rmm với bộ dây quấn stator tại lúc
khởi động .tác dụng của Rmm trong trường hợp này là làm giảm áp đặt vào từng pha dây quấn
stator.

Tương tự như phương pháp đổi sơ đồ đấu dây để giảm dòng khởi động phương pháp giảm áp
cấp vào dây quấn stator cũng làm giảm moment mở máy . Do tính chất moment tỉ lệ bình
phương điện áp cấp vào động cơ . thường chúng ta chọn các cấp giảm áp : 80 % ,64% , 50%
cho động cơ .Tương ứng với các cấp giảm áp này ,moment mở máy chỉ khoảng 65% ;50% và
25% giá trị moment mở máy khi cấp nguồn trực tiếp bằng định mức vào dây quấn stator .

Phương pháp này làm giảm dòng điện và làm cải thiện hệ số công suất. Ở động cơ roto dây
quấn, 3 vòng trượt sẽ được nối với các cuộn dây roto. Sơ đồ mạch điện được trình bày như hình
bên dưới, điện trở sẽ nối tiếp với các cuộn dây roto qua các vòng trượt.

Tại thời điểm khởi động, điện trở sẽ điều chỉnh về giá trị lớn nhất. Do đó tổng điện trở của roto
sẽ giảm từng bước khi giảm giá trị điện trở và roto tăng tốc. Tuy nhiên moment động cơ vẫn đạt
cực đại trong thời gian tăng tốc động cơ. Điện trở giảm giá trị về không, động cơ chạy với tốc
độ định mức.

4 Giảm dòng khởi động dùng điện cảm giảm áp cấp vào dây quấn
Khi khởi động thì cuộn dây stato mắc nối tiếp với điện kháng. Khi đó điện áp rơi trên cuộn dây
stato giảm, nhưng moment sẽ giảm theo vì moment tỉ lệ với bình phương điện áp.

Hình bên dưới là ví dụ về mạch khởi động bằng điện kháng, dùng hai cầu dao D1 và D2. Khi
khởi động thì đóng cầu dao D1, khi động cơ khởi động xong thì đóng cầu dao D2 để động cơ
hoạt động đúng định mức.

Trường hợp này để giảm áp cấp vào dây quấn stator tại lúc khởi động .Chúng ta đấu nối tiếp
điện cảm ( có giá trị điện kháng ) Xmm với dây quấn stator .

Do tính chất moment tỉ lệ bình thường điện áp cấp vào động cơ, thường chúng ta chọn các cấp
giảm áp : 80%, 64%, và 50% cho động cơ .Tương ứng với các cấp giảm áp này , moment mở
máy chỉ còn khoảng 65%, 50%, và 25% giá trị moment mở máy khi cấp nguồn trực tiếp bằng
đúng định mức vào dây quấn stator .

5 Giảm dòng khởi động dùng máy biến áp tự ngầu giảm áp


Với các phương pháp giảm dòng mở máy dùng Rmm hay Xmm,dòng điện mở máy qua dây
quấn cũng chính là dòng điện qua dây nguồn . Khi sử dụng biến áp giảm áp đặt vào dây quấn
stator lúc khởi động ,dòng điện mở máy qua dây quấn giảm thấp .Nhưng dòng điện này chỉ xuất
hiện phía thứ cấp biến áp còn dòng điện qua dây nguồn chính là dòng qua sơ cấp biến áp.
Với biến áp giảm áp, dòng điện phía sơ cấp sẽ có giá trị thấp hơn dòng điện phía thứ cấp. Tóm
lại khi dùng máy biến áp giảm áp để giảm dòng khởi động , dòng điện mở máy qua dây nguồn
sẽ thấp hơn dòng điện mở máy khi dùng phương pháp giảm dòng với Rmm hay Xmm.

Khi dùng biến áp giảm áp để giảm dòng khởi động thời gian hoạt động của máy biến áp tồn tại
rất ngắn ; chúng ta có thể sử dụng một trong các dạng biến áp tự ngẫu sau :

 Biến áp tự ngẫu loại 3 pha 3 trụ


 Biến áp tự ngẫu 3 pha do.
Tương tự trường hợp đã nêu trong các danh mục trên , máy biến áp giảm áp được bố trí nhiều
cấp điện áp ra tương ứng với các mức 80%, 64% và 50% giá trị moment mở máy trực tiếp chỉ
còn khoảng 65%, 50%, 25% giá trị moment mở máy trực tiếp (khi cấp nguồn trực tiếp bằng
đúng định mức cấp vào stator ).

6 Các phương pháp khởi động động cơ dùng khởi động mềm
Khởi động mềm là thiết bị được thiết kế chuyên biệt cho việc khởi động động cơ không đồng
bộ 3 pha roto lồng sóc.

Cấu tạo bên trong khởi động mềm là các linh kiện công suất bán dẫn SCR, hoạt động như các
van có thể điều khiển. Khi khởi động thì các van SCR mở dần cho phép dòng điện đi qua động
cơ động cơ tăng tốc từ từ. Khi động cơ hoạt động đúng định mức thì đóng contactor ngoài thay
cho các SCR.

Thời gian động cơ tăng tốc từ 0 đến tốc độ định mức gọi là thời gian tăng tốc, có thể thay đổi
bởi cài đặt trên khởi động mềm. Ngoài ra khởi động mềm còn có chức năng khác như: dừng
mềm, tức giảm tốc động cơ theo thời gian dừng đặt trước. Chức năng bảo vệ quá dòng, bảo vệ
quá áp trong quá trình khởi động.

Các phương pháp trên có một điểm chung là khi giảm điện áp thì moment mở máy cũng giảm
đi nhiều. Phương pháp dưới đây thay đổi dòng điện khởi động bằng việc thay đổi tần số và điện
áp, không làm thay đổi tỷ số V/F nên moment không đổi.

1.4.1. Mở máy trực tiếp


Ở phương pháp này stato của động cơ sẽ được nối trực tiếp với nguồn 3 pha. Động cơ sẽ khởi
động với dòng điện từ 5 – 7 lần dòng điện định mức trong thời gian ngắn.
Dòng điện khởi động phụ thuộc vào thiết kế và kích thước, công suất của động cơ. Dòng điện
này hầu như không ảnh hưởng đến động cơ, nhưng có khả năng làm sụt áp trên áp nguồn và ảnh
hưởng đến các thiết bị khác.

1.4.2. Mở máy bằng phương pháp giảm điện áp đặt vào dây quấn stato
Khi khởi động thì cuộn dây stato mắc nối tiếp với điện kháng. Khi đó điện áp rơi trên cuộn dây
stato giảm, nhưng moment sẽ giảm theo vì moment tỉ lệ với bình phương điện áp.

Hình bên dưới là ví dụ về mạch khởi động bằng điện kháng, dùng hai cầu dao D1 và D2. Khi
khởi động thì đóng cầu dao D1, khi động cơ khởi động xong thì đóng cầu dao D2 để động cơ
hoạt động đúng định mức.

Trường hợp này để giảm áp cấp vào dây quấn stator tại lúc khởi động .Chúng ta đấu nối tiếp
điện cảm ( có giá trị điện kháng ) Xmm với dây quấn stator .

Do tính chất moment tỉ lệ bình thường điện áp cấp vào động cơ, thường chúng ta chọn các cấp
giảm áp : 80%, 64%, và 50% cho động cơ .Tương ứng với các cấp giảm áp này , moment mở
máy chỉ còn khoảng 65%, 50%, và 25% giá trị moment mở máy khi cấp nguồn trực tiếp bằng
đúng định mức vào dây quấn stator

1.4.3. Mở máy bằng cách đưa điện trở phụ vào roto
Suy ra: sR′2=s′R′2+R′p

�′=�1.(1−�′)n′=n1.(1−s′)
Với moment tải nhất định, R p càng lớn thì hệ số trượt ở điểm làm việc càng lớn – tốc độ quay
giảm xuống.
Phương pháp này gây tổn hao trong biển trở nên làm giảm hiệu suất động cơ, tuy vậy, nó khá
đơn giản, vận tốc được điều chỉnh liên tục nên được dùng nhiều trong các động cơ có công suất
trung bình.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN CÓ TRONG
MẠCH
2.1.Tổng quan về khí cụ điện
2.1.1. Khái niệm
Khí cụ điện là thiết bị điện dùng để: đóng cắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều khiển,
khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chung trong trường hợp sự cố.

Khí cụ điện làm việc lâu dài trong các mạch dẫn điện, nhiệt độ của khí cụ điện tăng lên gây tổn
thất điện năng dưới dạng nhiệt năng và đốt nóng các bộ phận dẫn điện và cách điện của khí cụ.
Vì vậy khí cụ điện làm việc được trong mọi chế độ khi nhiệt độ của các bộ phận phải không quá
những giá trị cho phép làm việc an toàn lâu dài.
Khí cụ điện có rất nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích cỡ khác nhau,
được dùng rộng rải trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

2.1.2. Phân loại

 Nhóm khí cụ điện khống chế: dùng để đóng cắt, điều chỉnh tốc độ chiều quay của các máy
phát điện, động cơ điện (như cầu dao, MCCB, MCB, Contactor).
 Nhóm khí cụ điện bảo vệ: làm nhiệm vụ bảo vệ các động cơ, máy phát điện, lưới điện khi có
quá tải, ngắn mạch, sụt áp,… (như Relay, cầu chì, máy cắt,…).

Hình 2. Nhóm khí cụ điện bảo vệ.


 Nhóm khí cụ điện tự động điều khiển từ xa: làm nhiệm vụ thu nhận phân tích và khống chế sự
hoạt động của các mạch điện, như khởi động từ.
 Nhóm khí cụ điện hạn chế dòng điện ngắn mạch (như điện trở phụ, cuộn kháng,…).
Hình 3. Phụ kiện biến tần điện trở hãm Fuji Electric BRU-4.8KW và cuộn kháng.
 Nhóm khí cụ điện làm nhiệm vụ duy trì ổn định các tham số điện (như ổn áp, bộ tự động điều
chỉnh điện áp máy phát …)

Hình 4. Máy biến áp.


 Nhóm khí cụ điện làm nhiệm vụ đo lường (như máy biến dòng điện, biến áp đo lường,…)

Hình 5. Hợp bộ biến dòng đo lường – biến áp đo lường ba pha 24kV (MOF 24).
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản của khí cụ điện

 Khí cụ điện phải đảm bảo sử dụng lâu dài với các thông số kỹ thuật ở định mức. Dòng điện
qua vật dẫn không được vượt quá trị số cho phép, vì nếu không sẽ làm nóng khí cụ điện và
chóng hỏng.
 Khí cụ điện phải ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải chịu nóng tốt và
có cường độ cơ khí cao vì khi quá tải hay ngắn mạch, dòng điện lớn có thể làm khí cụ điện bị
hư hỏng hay biến dạng.
 Vật liệu cách điện phải tốt, để khi xảy ra quá điện áp trong phạm vi cho phép, khí cụ điện
không bị chọc thủng.
 Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc được chính xác, an toàn, gọn nhẹ, dễ gia công, dễ lắp ráp,
dễ kiểm tra và sửa chữa.
 Ngoài ra còn yêu cầu phải làm việc ổn định ở điều kiện khí hậu môi trường mà khi thiết kế
cho phép.
2.2. Aptomát (CB – Circuit breaker)
Aptomat là một thiết bị điện mà hẳn ai cũng đã từng nghe. Về cơ bản, Aptomat là một loại cầu
dao với khả năng đóng cắt tự động. Trong một hệ thống điện, Aptomat có chức năng bảo vệ hệ
thống tránh hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch. Một số loại còn có thêm nhiều chức năng tiên
tiến như chống rò rỉ điện hoặc chống giật.
Cấu tạo chung của Aptomat
Có rất nhiều loại Aptomat nhưng chúng thường có cấu tạo giống nhau gồm hai cấp tiếp điểm
(tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang).
Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng từ hồ quang tới tiếp điểm phụ và
tiếp điểm chính là sau cùng. Nếu như mạch điện bị ngắt, quá trình mở các tiếp điểm sẽ ngược
lại.
Hình 2.1

Thiết kế như vậy để đảm bảo rằng hiện tượng hồ quang điện sẽ chỉ xảy ra trên một tiếp điểm,
do vậy bảo vệ được các tiếp điểm còn lại và toàn bộ hệ thống điện. Đối với các Aptomat có ba
cấp tiếp điểm, tiếp điểm chính sẽ được bảo vệ tốt hơn vì nó được ngăn cách với tiếp điểm hồ
quang qua tiếp điểm phụ.

Ngoài ra, Aptomat còn có các bộ phận cơ bản là dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt và móc
bảo vệ. Dập hồ quang thường có hai kiểu là nửa kín hoặc nửa hở. Cơ cấu truyền động cắt có thể
được điều khiển bằng tay hoặc cơ điện. Cuối cùng, móc bảo vệ có hai kiểu là rơ le hoặc điện từ.

Nguyên lý làm việc của Aptomat


Hình 2.2
Tất cả các hệ thống Aptomat đều có nguyên lý làm việc giống nhau. Các móc bảo vệ sẽ làm
nhiệm vụ ngắt mạch khi phát hiện tình trạng lỗi xảy ra trong hệ thống điện. Nếu một dòng điện
chạy qua các tiếp điểm thay đổi đột ngột, từ trường tạo ra trên lò xo (điện áp quá thấp) sẽ bị
giảm hoặc lò xo bị nóng lên quá mức (điện áp cao) khiến các tiếp điểm bị mở ra và dòng điện bị
ngắt.

Đối với các Aptomat sử dụng trong gia đình (dòng điện định mức không lớn hơn 600A), người
dùng sẽ phải sử dụng tay để điều khiển thiết bị hoạt động trở lại. Mặt khác, một số mẫu
Aptomat dành cho hệ thống điện có dòng cao hơn (lên tới 1000A) thường có cơ chế điều khiển
bằng điện từ.

Sau khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra được một thời gian, các lò xo trong móc bảo vệ sẽ trở lại
trạng thái bình thường để các tiếp điểm có thể tiếp xúc lại với nhau, cho phép dòng điện tiếp tục
đi qua.

Các tiếp điểm của Aptomat thường được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, hợp kim bạc và
các vật liệu dẫn điện tốt khác. Tuổi thọ sử dụng của tiếp điểm bị giới hạn bởi số lần tiếp xúc với
hiện tượng hồ quang điện khi ngắt/ mở dòng điện. Khi các tiếp điểm bị ăn mòn, chúng sẽ cần
được thay thế để Aptomat có thể hoạt động ổn định.

Công dụng của Aptomat


Các lợi ích của Aptomat rất thiết thực. Đó là lý do khiến nó trở nên phổ biến và không thể thiếu
trong bất kỳ hệ thống điện nào. Một số lợi ích quan trọng nhất của Aptomat có thể liệt kê như
sau:

 Tự động ngắt dòng điện trong các hệ thống điện khi có hiện tượng ngắn mạch hay sụt áp xảy ra.
 Bảo vệ các thiết bị điện khỏi các hư hỏng khi hệ thống điện gặp sự cố không mong muốn.
 Khi dòng điện bị rò rỉ xuống đất, hiện tượng mất cân bằng giữa dòng điện đi và về sẽ xảy ra.
Aptomat sẽ có công dụng ngắt điện trong trường hợp này.
 Nếu xảy ra trường hợp điện giật, Aptomat cũng tự động ngắt điện để bảo vệ con người.

2.3. Công tắc tơ (Contactor)

Công tắc tơ (phiên âm tiếng Việt của từ “Contactor”) là loại khí cụ điện hạ áp dùng để đóng
ngắt mạch động lực. Nó có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:

(1) Nam châm điện: gồm có cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm; lõi sắt và cuối cùng là lò
xo có tác dụng đẩy nắp trở về bị trí ban đầu.

(2) Vỏ bảo vệ bên ngoài làm bằng nhựa chịu nhiệt và vật liệu cách điện (bakelite, nylon,…).
Với công tắc tơ khung – hở có thêm một lớp vỏ bảo vệ để chống bụi, độ ẩm,…

(3) Hệ thống tiếp điểm gồm tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ.

 Tiếp điểm chính: là tiếp điểm thường hở đóng lại cấp nguồn điện vào mạch từ của
contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại. Nó có khả năng cho dòng điện lớn đi qua.
 Tiếp điểm phụ: có 2 trạng thái là thường đóng và thường mở. Và nó có khả năng cho
dòng điện đi qua tiếp điểm <5A. Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái
đóng khi cuộn nam châm trong contactor không được cung cấp điện (ở trạng thái
nghỉ). Nó sẽ mở khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường
mở.
Lưu ý: chúng ta thường nhầm lẫn công tắc tơ (contactor) là khởi động từ. Nhưng thực chất
công tắc tơ có gắn thêm replay nhiệt mới được gọi là khởi động từ. Do đó, nếu bạn đang tìm
hiểu công tắc tơ là gì, contactor có tác dụng gì thì hãy nhớ điều này để tránh sai sót khi mua sản
phẩm nhé!

Công tắc tơ dùng để làm gì?


Contactor có nhiệm vụ chính là hỗ trợ để đóng – ngắt mạch điện an toàn, bảo hệ thiết bị đang
hoạt động trong hệ thống điện. Do đó, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong điện công nghiệp
công suất lớn.

Ký hiệu contactor trong mạch điện


Tìm hiểu về công tắc tơ là gì, chắc chắn không thể bỏ qua ký hiệu của nó trong mạch điện để
khi đọc bản vẽ, bạn có thể biết được vị trí của contactor. Với từng tiêu chuẩn ở các khu vực
khác nhau sẽ có ký hiệu khác nhau. Sau đây là ký hiệu contactor 1 pha và contactor 3 pha:
Nguyên lý hoạt động của công tắc tơ
CẦU TẠO CONTACTER

HÌNH 2.3CẤU TẠO CONTACTOR


Sau khi tìm hiểu một loạt các thông tin như công tắc tơ là gì, công tắc tơ dùng để làm gì, cấu
tạo & ký hiệu của contactor. Chúng ta đến với phần quan trọng nhất là nguyên lý hoạt động của
công tắc tơ:

– Khi cấp nguồn cho cuộn dây contactor thì sẽ sinh ra một từ trường xung quanh lõi thép (5).
Tạo thành nam châm điện sẽ hút kim loại xuống (6). Đồng thờ, lờ xo (3) bị nén lại do phần lõi
thép (6) và tiếp điểm di động (1) được tạo thành từ một khối. Nến tiếp điểm di động (1) sẽ được
kéo xuống theo, và tiếp xúc với phần tiếp điểm tĩnh (7). Từ đó, phần nguồn mạch động lực (2)
sẽ được thông vơi mạch động lực của động cơ (8).

– Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì lò xo sẽ đảy lõi thép (6) về vị trí ban đầu. Vì thế, mạch
điện giữa hai mạch động lực (2) và (8) được ngắt.

2.4. Rơle nhiệt (OLR – Overload relay)

Rơ le là một thiết bị dùng để bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện
quá tải, tăng lên đột ngột. Rơ le nhiệt còn có một tên gọi khác là relay.
Rơ le nhiệt có chức năng đóng cắt các tiếp điểm khi dòng điện tăng mạnh sinh ra nhiệt tác động
lên thanh kim loại khiến chúng bị giãn nở ra. Nhờ sự có mặt của nó mà các thiết bị điện và máy
móc sẽ hoạt động ổn định hơn cũng như không bị hư hỏng khi quá tải. Chính vì vậy, rơle nhiệt
được ứng dụng trong hầu hết các hệ thống điện từ công nghiệp tới dân sự.

Máy Rơ le nhiệt hay còn gọi là relay


Hiện nay, rơ le nhiệt được sử dụng trong dòng điện áp xoay chiều có công suất là 500V, tần số
50Hz. Ngoài ra còn có loại mới lđm lên tới 150A và 440V cho dòng điện một chiều.
Vì thời gian làm việc của rơ le nhiệt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng vài giây hoặc lâu
nhất cũng chỉ vài phút nên nó chưa đảm bảo có thể dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Do đó
người ta thường lắp kèm thêm cầu chì cùng với rơ le nhiệt để tạo nên hệ thống bảo vệ ngắn
mạch tốt và hiệu quả hơn.
Cấu tạo của rơ le nhiệt
Về cấu tạo, rơ le nhiệt thường bao gồm các bộ phận sau:
Hình ảnh mô tả cấu tạo rơ le nhiệt
1. Đòn bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng
3. Tiếp điểm thường mở
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi
Có thể nói rơ le nhiệt có cấu tạo không quá phức tạp và cách sử dụng cũng rất đơn giản.
Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt
Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt
Như đúng tên gọi của mình, rơ le nhiệt có nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ
của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn đốt nóng tấm kim loại
của rơ le dẫn đến hiện tượng bị giãn nở. Phiến kim loại kép có vai trò vô cùng quan trọng trong
những thành phần cấu tạo của rơ le nhiệt, nó giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả. Phiến kim
loại kép này được tạo thành từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau ghép lại.
Thông thường, thanh kim loại thứ nhất sẽ là thanh có chỉ số giãn nở thấp hơn và thương được
làm từ chất liệu invar (64% Fe + 36% Ni). Còn thanh kim loại thứ 2 sẽ có chỉ số giãn nở lớn
hơn và thường được làm từ đồng thau hoặc thép niken - crom nên có độ giãn nở gấp khoảng 20
lần so với invar.
Khi dòng điện đi vào có sự thay đổi đột ngột, một nhiệt lượng lớn được sinh ra và tác động lên
thanh thép kép khiến cho nó uốn theo chiều thanh kim loại có chỉ số giãn nở thấp hơn để cho
dòng điện trực tiếp chạy qua hoặc dây điện trở bao quanh. Độ uốn cong của thanh kim loại sẽ
phụ thuộc vào độ dài và độ dày của nó. Nếu muốn độ uốn cong lớn thì yêu cầu phiến kim loại
dài và mỏng, còn nếu cần lực đẩy mạnh thì cần chế tạo phiến kim loại rộng, ngắn và dày.

2.5. Rơle thời gian (TR – Timer relay)

Rơ le (relay) thời gian hay còn được gọi là Timer (bộ định thời) là thiết bị dùng để tạo thời gian
trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời gian đóng, cắt của các tiếp điểm rơ le.
Rơ le thời gian là một loại khí cụ điện được sử dụng nhiều trong điều khiển tự động. Với vai
trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước.
Rơ le thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi không sử dụng nữa
để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần thiết. Được ứng dụng trong việc điều khiển
tắt mở: ánh sáng, quạt thông gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự động và tạo tín hiệu âm thanh
hình ảnh theo chu kỳ…
Thời gian trễ của rơ le thời gian có thể cài đặt từ vài giây đến hàng giờ tùy theo ứng dụng thực
tế.

Rơ le thời gian On Delay


Rơ le thời gian OFF Delay
2/ Phân loại Relay thời gian
Ở phần trên chúng ta đã nắm được Rơ le thời gian là gì? cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp xem có
bao nhiêu loại rơ le thời gian qua nội dung phía sau đây.
Trong mạch điều khiển tự động, người ta thường sử dụng hai loại rơ le thời gian ON Delay và
OFF Delay (hình trên). Ngoài ra còn có rơ le thời gian 24h, thường sử dụng để bật, tắt thiết bị
theo các giờ trong ngày như đèn chiếu sáng hay máy bơm.
– Đặc điểm chung:
+ Cuộn dây rơ le thời gian: Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây relay thời gian được ghi trên
nhãn, thông thường là 110V, 220V.
+ Cấu tạo của một Timer gồm: mạch từ của nam châm điện, mạch điện tử đếm thời gian, hệ
thống tiếp điểm, vỏ bảo vệ, đế Timer.
Rơ le thời gian ON Delay
Ký hiệu rơ le thời gian ON Delay
Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian ON Delay:
Khi cấp nguồn vào cuộn dây (chân 2-7) của Timer ON Delay. Các tiếp điểm tức thời thay đổi
trạng thái ngay lập tức.
Sau khoảng thời gian đặt trước, các tiếp điểm định thời sẽ chuyển trạng thái và duy trì ở trạng
thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Nguyên lý làm việc của rơ le thời gian ON Delay
Rơ le thời gian OFF Delay
Tuy không đa dạng như Timer ON nhưng Timer OFF Delay cũng là một thiết bị không thể
thiếu trong lĩnh vực tự động.
Ký hiệu rơ le thời gian OFF Delay.
Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian OFF Delay
Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Timer OFF Delay, các tiếp điểm thay đổi trạng thái ngay lập
tức.
Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu. Nhưng tiếp
điểm định thời vẫn duy trì trạng thái.
Sau một khoảng thời gian đặt trước, tiếp điểm định thời trở về vị trí ban đầu.
Nguyên lý hoạt động rơ le thời gian OFF Delay H3CR
Chương 3 : Thi công sản phẩm
3.1 Lập bảng vật tư

STT Tên linh kiện Số lượng

1 Đèn báo 6

2 Role thời gian 2

3 Role nhiệt 2

4 Công tắc tơ 2

5 Aptomat 3 pha 1

6 Aptomat 1 pha 2 cực 1

7 Cầu đấu 2

8 Nút nhấn 3

9 Nút dừng khẩn cấp 1

10 Vôn kế 1

11 Ampe 1

12 Tủ điện 1
3.2 Thi công

3.2.1 Bản vẽ tủ điện


.

32
.

Sơ đồ nguyên lý

33
.

3.2.2 Lắp ráp vật tư

34
.

35
.

3.2.3 Hoàn thiện sản phẩm

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và Tên Mã SV Công Việc Dealine

1 Phạm Ngọc Hà PH41429 Tìm hiểu 25/05/2023


nguyên lý hoạt
động đề
tài ,Thiết kế , đi
mua sản phẩm,
làm sản phẩm
2 Nguyễn Minh Chí PH41680 Word,tìm hiểu 25/05/2023
nguyên lý hoạt
động của đề tài
Làm sản phẩm

3 Nguyễn Thế Vinh PH41598 Vẽ mạch ,Đi 25/05/2023


mua sản phẩm
Làm sản phẩm

4 Nguyễn Anh Tuấn PH42257 Slide , đi mua 25/05/2023


sản phẩm , làm
sản phẩm

36
.

37

You might also like