You are on page 1of 43

Mục lục:

Contents
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: KẾT NỐI BLUETOOTH. ................................................................................................ 4
1.1 Khái niệm chung. ......................................................................................................................... 4
1.2 Các chuẩn kết nối Bluetooth. ....................................................................................................... 4
1.3 Ứng dụng của Bluetooth. ............................................................................................................. 5
1.4 Ứng dụng của Bluetooth trong đề tài. .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: VI ĐIỀU KHIỂN 8051 ..................................................................................................... 7
2.1. Tổng quan về họ 8051................................................................................................................. 7
2.1.1. Tóm tắt về lịch sử của 8051 ......................................................................... 7
2.1.2 Bộ vi điều khiển 8051.................................................................................... 8
2.2 - Giới thiệu Kiến trúc Vi điều khiển 8051 .................................................................................... 8
2.2.1 Tổ chức bộ nhớ .............................................................................................. 8
2.2.2 Các thanh ghi đặc biệt ................................................................................. 13
CHƯƠNG 3 : VI ĐIỀU KHIỂN AT89S52 HÃNG ATMEL ............................................................... 19
3.1 Giới thiệu sơ lược ....................................................................................................................... 19
3.2. Cấu hình của AT89S52 cung cấp những đặc tính chuẩn như: ................................................... 19
3.3 Sơ đồ khối ................................................................................................................................... 20
3.4. sơ đồ chân của vi điều khiển AT89S52. .................................................................................... 20
3.4.1 Chức năng chân của vi điều khiển AT89S52 .............................................. 21
3.5 Tổ chức các bộ nhớ. .................................................................................................................... 23
3.5.1 Bộ nhớ chương trình (Programmemory). .................................................... 23
3.5.2 Bộ nhớ dữ liệu (Data memory).................................................................... 24
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MẠCH ......................................................................................................... 25
4.1 nguyên lý hoạt động của mạch. ................................................................................................... 26
4.1.1 Sơ đồ nguyên lý. .......................................................................................... 26
4.2 Phần cứng, các linh kiện sử dụng................................................................................................ 30
1. Module bluetooth HC-05. ............................................................................ 30
2. Điện trở ........................................................................................................ 31
3. Tụ điện ......................................................................................................... 32
4. Thạch anh..................................................................................................... 32
5. Reley điện từ ................................................................................................ 33
6. Transistor ..................................................................................................... 34
1
7. IC ổn áp LM7805 ........................................................................................ 35
8. Diode xung .................................................................................................. 35
4.3 LẬP TRÌNH PHẦN MỀM. ........................................................................................................ 37
4.3.1 Cấu hình chế độ truyền tin nối tiếp. ............................................................ 37
4.3.2 Chương trình điều khiển đóng cắt Reley. .................................................... 37
4.4 Phần mềm trên điện thoại. ................................................................................... 41
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 42

2
MỞ ĐẦU

Ngày nay , xã hội phát triển mạnh mẽ hướng tới công nghệ 4.0 , kỹ thuật ngày càng
hiện đại nên nhu cầu về trao đổi thông tin giải trí , nhu cầu về điều khiển các thiết bị từ
xa , ngày càng cao . Và những hệ thống dây cáp phức tạp lại không thể đáp ứng nhu cầu
này , nhất là ở những khu vực chật hẹp , những nơi xa xôi , trên các phương tiện vận
chuyển . Vì vậy công nghệ không dây đã ra đời và phát triển mạnh mẽ , tạo rất nhiều
thuận lợi cho con người trong đời sống hằng ngày . Trong những năm gần đây công
nghệ truyền nhận dữ liệu không dây đang có những bước phát triển mạnh mẽ , góp công
lớn trong việc phát triển các hệ thống điều khiển , giám sát từ xa , đặc biệt là các hệ
thống thông minh . Hiện nay , có khá nhiều công nghệ không truyền nhận dữ liệu không
dây như RF , Wifi , Bluetooth , NFC .
Một trong những nhu cầu phát triển của tương lai ứng dụng những công nghệ không
dây đó là “nhà thông minh”.Để có thể điều khiển được các thiết bị đảm bảo khả năng
dễ điều khiển và điều khiển từ xa thì không thể không nhắc tới công nghệ không
dây.Bluetooth là một trong những công nghệ được phát triển từ lâu và luôn được cải
tiến để nâng cao tốc độ cũng như khả năng bảo mật . Việc nghiên cứu và thiết kế một
bộ sản phẩm điều khiển thiết bị không dây có một ý nghĩa lớn , giúp tăng thêm sự lựa
chọn cho người sử dụng góp phần phát triển các hệ thống điều khiển thông minh . Do
đó , nhóm quyết định thực hiện đề tài : “ Tìm hiểu Mạch điểu khiển cấp nguồn cho thiết
bị điện trong gia đình bằng điện thoại thông qua kết nối Bluetooth.” . Đề tài ứng dụng
công nghệ Bluetooth phổ biến trên nhiều thiết bị , đặc biệt điểm mới của đề tài so với
các sản phẩm hiện có là điều khiển thông qua hệ điều hành Android giúp tận dụng những
thiết bị sử dụng hệ điều hành Android có sẵn của người dùng giúp giảm giá thành sản
phẩm , ngoài ra với màn hình hiển thị lớn của điện thoại cho phép hiển thị nhiều thông
tin hơn
Dưới đây, chúng em xin trình bày toàn bộ nội dung đồ án: “Tìm hiểu Mạch điểu khiển
cấp nguồn cho thiết bị điện trong gia đình bằng điện thoại thông qua kết nối
Bluetooth” do TS.Nguyễn Công Phương giảng viên Trường Đại Học Bách Khoa Hà
Nội hướng dẫn.

Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều sai sót, mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp từ thầy và các bạn.

3
CHƯƠNG 1: KẾT NỐI BLUETOOTH.
1.1 Khái niệm chung.
Bluetooth là sự trao đổi dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công
nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di
động với nhau và với thiết bị cố định mà không cần một sợi cáp để truyền tải.

Bluetooth sử dụng sóng Radio tần số 2.4GHz. Tuy sử dụng cùng tần số với công
nghệ Wifi nhưng chúng không hề xung đột với nhau vì Bluetooth sử dụng tần số có
bước sóng ngắn hơn. Bluetooth là một chuẩn điện tử, điều đó có nghĩa là các hãng sản
xuất muốn có đặc tính này trong sản phẩm thì họ phải tuân theo các yêu cầu của chuẩn
của Bluetooth cho sản phẩm của mình. Những chỉ tiêu kỹ thuật này bảo đảm cho các
thiết bị có thể nhận ra và tương tác với nhau khi sử dụng công nghệ Bluetooth.
1.2 Các chuẩn kết nối Bluetooth.
+ Bluetooth 1.0: Tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng gặp nhiều vấn đề về tính tương thích.
+ Bluetooth 1.1: Phiên bản sửa lỗi của 1.0 nhưng không thay đổi tốc độ
+ Bluetooth 1.2: Thời gian dò tìm và kết nối nhanh hơn giữa các thiết bị, tốc độ truyền
tải nhanh hơn so với chuẩn 1.1.
+ Bluetooth 2.0 +ERD: Được công bố vào tháng 7/2007 chuẩn mới này này ổn định
hơn và cho tốc độ chia sẻ nhanh hơn, đồng thời tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.

4
+ Bluetooth 2.1 +ERD: Bên cạnh những ưu điểm của bản 2.0, Bluetooth 2.1 còn có
thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.
+ Bluetooth 3.0 + HS ( High Speed): Được giới thiệu vào 21/4/2009, chuẩn kết nối này
có tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Những thiết bị hỗ trợ Bluetooth 3.0 nhưng không
có +HS sẽ không đạt được tốc độ trên.Tuy tốc độ cao nhưng Bluetooth vẫn chỉ hỗ trợ
nhu cầu chia sẻ nhanh file có dung lượng thấp hay kết nối với loa, tai nghe…
+ Bluetooth 4.0: Ra mắt tháng 6/2010, phiên bản 4.0 là sự kết hợp của “classis
Bluetooth” ( Bluetooth 2.1 và 3.0 ), tức là vừa truyền tải nhanh lại còn tiết kiệm năng
lượng hơn.
+ Bluetooth 4.1: Năm 2014, Bluetooth nâng cấp lên bản 4.1 cải thiện tình trạng chồng
chéo dữ liệu của Bluetooth với mạng 4G, tối đa hóa hiệu năng nhờ tự điều chỉnh băng
thông, đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn nhờ tối ưu thời gian chờ kết nối lại.
+ Bluetooth 4.2: Là một bản nâng cấp nữa trong năm 2014, cải thiện tốc độ truyền tải
lên đến 2.5 lần so với v4.1, tiết kiệm năng lượng hơn, hạn chế lỗi kết nối cũng như bảo
mật tốt. Đồng thời tính năng quan trọng nhất là hỗ trợ chia sẻ kết nôi mạng internet theo
giao thức IPv6.
1.3 Ứng dụng của Bluetooth.

Tai nghe Bluetooth

Hầu hết mọi người đã quen thuộc với tai nghe Bluetooth, nhưng thực tế là nó có thể
làm được nhiều hơn vậy. Bluetooth cho phép kết nối và trao đổi thông tin giữa các thiết
bị như điện thoại di động, điện thoại cố định, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in,
thiết bị định vị dùng GPS, máy ảnh số, và thiết bị chơi game cầm tay. Tất cả đã cho thấy
kết nối này Bluetooth đang dần trở thành phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại

5
ngày nay. Để ghép hai thiết bị Bluetooth với nhau, chúng ta phải “pair” (kết đôi) chúng
với nhau. Ví dụ, chúng ta có thể ghép chuột Bluetooth và máy tính, tai nghe với điện
thoại hay điện thoại với laptop.

Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth gồm:


+ Điều khiển và giao tiếp không giây giữa một điện thoại di động và tai nghe không
dây.
+ Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít băng
thông.
+ Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột, bàn
phím và máy in.
+ Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị
định vị, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông.
+ Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.
+ Gửi các mẩu quảng cáo nhỏ từ các pa-nô quảng cáo tới các thiết bị dùng Bluetooth
khác.
+ Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử.
+ Kết nối Internet cho máy tính bằng cách dùng điện thoại di động thay modem.

1.4 Ứng dụng của Bluetooth trong đề tài.


- Sử dụng Bluetooth để truyền nhận tín hiệu từ điện thoại đến một mạch điện được
thiết kể dể đóng cắt nguồn điện các thiết bị trong gia đình đem lại sự tiện nghĩ cho
người sử dụng.

6
CHƯƠNG 2: VI ĐIỀU KHIỂN 8051

2.1. Tổng quan về họ 8051


2.1.1. Tóm tắt về lịch sử của 8051
Vào năm 1981. Hãng Intel giới thiệu một số bộ vi điều khiển được gọi là 8051.
Bộ vi điều khiển này có 128 byte RAM, 4K byte ROM trên chíp, hai bộ định thời, một
cổng nối tiếp và 4 cổng (đều rộng 8 bit) vào ra tất cả được đặt trên một chíp. Lúc ấy nó
được coi là một “hệ thống trên chíp”. 8051 là một bộ xử lý 8 bit có nghĩa là CPU chỉ có
thể làm việc với 8 bit dữ liệu tại một thời điểm. Dữ liệu lớn hơn 8 bit được chia ra thành
các dữ liệu 8 bit để cho xử lý. 8051 có tất cả 4 cổng vào - ra I/O mỗi cổng rộng 8 bit.
Mặc dù 8051 có thể có một ROM trên chíp cực đại là 64 K byte, nhưng các nhà sản
xuất lúc đó đã cho xuất xưởng chỉ với 4K byte ROM trên chíp. Điều này sẽ được bàn
chi tiết hơn sau này.
8051 đã trở nên phổ biến sau khi Intel cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất
và bán bất kỳ dạng biến thế nào của 8051 mà họ thích với điều kiện họ phải để mã lại
tương thích với 8051. Điều này dẫn đến sự ra đời nhiều phiên bản của 8051 với các tốc
độ khác nhau và dung lượng ROM trên chíp khác nhau được bán bởi hơn nửa các nhà
sản xuất. Điều này quan trọng là mặc dù có nhiều biến thể khác nhau của 8051 về tốc
độ và dung lương nhớ ROM trên chíp, nhưng tất cả chúng đều tương thích với 8051 ban
đầu về các lệnh. Điều này có nghĩa là nếu ta viết chương trình của mình cho một phiên
bản nào đó thì nó cũng sẽ chạy với mọi phiên bản bất kỳ khác mà không phân biệt nó từ hãng
sản xuất nào.

Đặc tính Số lượng

ROM trên chíp 4K byte

RAM 128 byte

Bộ định thời 2

Các chân vào - ra 32

7
Cổng nối tiếp 1

Nguồn ngắt 6

Bảng 1: Các đặc tính cơ bản của 8051.

2.1.2 Bộ vi điều khiển 8051

Bộ vi điều khiển 8051 là thành viên đầu tiên của họ 8051. Hãng Intel ký hiệu nó
như là MCS51. Bảng 1 trình bày các đặc tính của 8051.

2.2 - Giới thiệu Kiến trúc Vi điều khiển 8051

2.2.1 Tổ chức bộ nhớ

Các vi điều khiển thuộc họ 8051 đều tổ chức thành 2 không gian chương trình và
dữ liệu, hình 1 và hình 2 sẽ mô tả điều này. Kiến trúc vi xử lý 8 bit của 8051 này cho
phép truy nhập và tính toán nhanh hơn đối với không gian dữ liệu nhờ việc phân chia 2
không gian bộ nhớ chương trình và dữ liệu như trên. Tuy nhiên bộ nhớ ngoài được truy
nhập bởi hệ thống 16 bit địa chỉ vẫn có thể thực hiện nhờ thanh ghi con trỏ.

Bộ nhớ chương trình (ROM, EPROM) là bộ nhớ chỉ đọc, có thể mở rộng tối đa
64Kbyte. Với họ vi điều khiển 89xx, bộ nhớ chương trình được tích hợp sẵn trong chip
có kích thước nhỏ nhất là 4kByte. Với các vi điều khiển không tích hợp sẵn bộ nhớ
chương trình trên chip, buộc phải thiết kế bộ nhớ chương trình bên ngoài. Ví dụ sử dụng
EPROM: 2764 (64Kbyte), khi đó chân PSEN phải ở mức tích cực (5V).

8
Hình 1: Cấu trúc vi điều khiển 8051

Bộ nhớ dữ liệu (RAM) tồn tại độc lập so với bộ nhớ chương trình. Họ vi điều
khiển 8051 có bộ nhớ dữ liệu tích hợp trên chip nhỏ nhất là 128byte và có thể mở rộng
với bộ nhớ dữ liệu ngoài lên tới 64kByte. Với những vi điều khiển không tích hợp ROM
trên chip thì vẫn có RAM trên chip là 128byte. Khi sử dụng RAM ngoài, CPU đọc và
ghi dữ liệu nhờ tín hiệu trên các chân RD và WR. Khi sử dụng cả bộ nhớ chương trình
và bộ nhớ dữ liệu bên ngoài thì buộc phải kết hợp chân RD và PSEN bởi cổng logic
AND để phân biệt tín hiệu truy xuất dữ liệu trên ROM hay RAM ngoài.

Bộ nhớ chương trình:

9
Hình 2: Cấu trúc bộ nhớ chương trình

Hình 3: Địa chỉ các ngắt trên bộ nhớ chương trình

Hình 2 mô tả cấu trúc bộ nhớ chương trình. Sau khi khởi động, CPU bắt đầu
thực hiện chương trình ở vị trí 0000H.
Hình 3 mô tả địa chỉ ngắt mặc định trên bộ nhớ chương trình. Mối khi xảy ra
ngắt, con trỏ của CPU sẽ nhảy đến đúng địa chỉ ngắt tương ứng và thực thi chương trình
tại đó. Ví dụ ngắt ngoài 0 sẽ có địa chỉ là 0003H, khi xảy ra ngắt ngoài 0 thì con trỏ
chương trình sẽ nhảy đến đúng địa chỉ 0003H để thực thi chương trình tại đó. Nếu trong
chương trình ứng dụng không xử dụng đến ngắt ngoài 0 thì địa chỉ 0003H vẫn có thể
dùng cho mục đích khác (sử dụng cho bộ nhớ chương trình).

10
Bộ nhớ dữ liệu:

Hình 4 mô tả cấu trúc bộ nhớ dữ liệu trong và bộ nhớ dữ liệu ngoài của họ vi điều
khiển 8051. CPU sẽ dùng đến các chân RD và WR khi truy cập đến bộ nhớ dữ liệu
ngoài.

Hình 4: Cấu trúc bộ nhớ dữ liệu

Hình 5 mô tả cấu trúc bộ nhớ dữ liệu trong chip, được chia thành 3 khối là 128
byte thấp, 128 byte cao và 128 byte đặc biệt.

11
Hình 5: Cấu trúc bộ nhớ trong

Hình 6 mô tả cấu trúc 128 byte thấp của bộ nhớ dữ liệu của họ vi điều khiển 8051. 32
byte đầu tiên (00H-1FH) được sử dụng cho 4 bộ 8 thanh ghi R0-R7. Hai bit của thanh
ghi đặc biệt PSW sẽ lựa chọn 1 trong 4 bộ thanh ghi mà vi điều khiển sẽ dùng trong khi
thực thi chương trình.

12
Hình 6: Cấu trúc 128 byte thấp của bộ nhớ dữ liệu trong

8051 chứa 210 vị trí bit được định địa chỉ trong đó 128 bit chứa trong các byte ở
địa chỉ từ 20H đến 2FH (16 byte x 8 bit = 128 bit) và phần còn lại chứa trong các thanh
ghi đặc biệt. Ngoài ra 8051 còn có các port xuất/nhập có thể định địa chỉ từng bit, điều
này làm đơn giản việc giao tiếp bằng phần mềm với các thiết bị xuất/nhập đơn bit.
Vùng RAM đa mục đích có 80 byte đặt ở địa chỉ từ 30H đến 7FH, bên dưới
vùng này từ địa chỉ 00H đến 2FH là vùng nhớ có thể được sử dụng tương tự. Bất kỳ vị
trí nhớ nào trong vùng RAM đa mục đích đều có thể được truy xuất tự do bằng cách sử
dụng các kiểu định địa chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bất kỳ vị trí nhớ nào trong vùng RAM đa mục đích đều có thể được truy xuất tự
do bằng cách sử dụng các kiểu định địa chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Cũng như các thanh ghi từ R0 đến R7, ta có 21 thanh ghi chức năng đặc biệt
SFR chiếm phần trên của Ram nội từ địa chỉ 80H đến FFH. Cần lưu ý là không phải tất
cả 128 địa chỉ từ 80H đến FFH đều được định nghĩa mà chỉ có 21 địa chỉ được định
nghĩa.

2.2.2 Các thanh ghi đặc biệt

13
8051 có 21 thanh ghi chức năng đặc biệt SFR chiếm phần trên của Ram nội từ
địa chỉ 80H đến FFH. Cần lưu ý là không phải tất cả 128 địa chỉ từ 80H đến FFH đều
được định nghĩa mà chỉ có 21 địa chỉ được định nghĩa. Hình 8 mô tả các thanh ghi đặc
biệt trong vùng nhớ dữ liệu 80H đến FFH và giá trị của chúng sau khi Reset.

Hình 8: Các thanh ghi đặc biệt

Thanh ghi chính:

Thanh ghi tính toán chính của vi điều khiển 8051 ACC (Accumulator). Là thanh
ghi đặc biệt của 8051 dùng để thực hiện các phép toán của CPU, thường kí hiệu là A.

Thanh ghi phụ:

14
Thanh ghi tính toán phụ của vi điều khiển 8051 là B. Thanh ghi B ở địa chỉ F0H
được dùng chung với thanh chứa A trong các phép toán nhân, chia. Lệnh MUL AB
nhân 2 số 8 bit không dấu chứa trong A và B và chứa kết quả 16 bit vào cặp thanh ghi
B, A (thanh chứa A cất byte thấp và thanh ghi B cất byte cao).
Lệnh chia DIV AB chia A bởi B, thương số cất trong thanh chứa A và dư số cất
trong thanh ghi B. Thanh ghi B còn được xử lý như một thanh ghi nháp. Các bit được
định địa chỉ của thanh ghi B có địa chỉ từ F0H đến F7H.

Thanh ghi trạng thái chương trình (PSW):

Thanh ghi trạng thái chương trình PSW (địa chỉ: D0H) là thanh ghi mô tả toàn
bộ trạng thái chương trình đang hoạt động của hệ thống. Bảng 7 và Bảng 8 sẽ mô tả
thanh ghi này.

7 6 5 4 3 2 1 0

CY AC F0 RS1 RS0 OV - P

Bảng 7: Thanh ghi trạng thái chương trình PSW

Bit Ký Địa Mô tả Bit


Hiệu Chỉ

PSW.7 CY D7H Cờ nhớ (Carry Flag): được Set nếu có Bit nhớ từ Bit
7 trong phép cộng hoặc có Bit mượn cho Bit 7 trong
phép trừ.

PSW.6 AC D6H Cờ nhớ phụ: được Set trong phép cộng nếu có Bit
nhớ từ Bit 3 sang Bit 4 hoặc kết quả trong 4 Bit thấp
nằm trong khoảng 0AH->0FH.

15
PSW.5 FO D5H Cờ O: dành cho người sử dụng.

PSW.4 RS1 D4H Chọn dãy thanh ghi (Bit 1)

PSW.3 RS0 D3H Chọn dãy thanh ghi (Bit 0)

00=Bank 0: Địa chỉ 00H->07H

01=Bank 1: Địa chỉ 08H->0FH

10=Bank 2: Địa chỉ 10H->17H

11=Bank 3: Địa chỉ 18H->1FH

PSW.2 OV D2H Cờ tràn (Overflow Flag): được Set khi phép toán có
dấu có kết quả > +127 hoặc < -128.

PSW.1 - D1H Chưa dùng

PSW.0 P D0H Cờ kiểm tra chẵn lẻ: được Set hoặc Clear bởi phần
cứng sau mỗi 1 chu kỳ lệnh, để chỉ ra rằng có 1 số
chẵn hoặc số lẻ Bit 1 trong thanh chứa.

Bảng 8: Chi tiết các bit trong thanh ghi PSW

Thanh ghi ngăn xếp (Stack Pointer):

Con trỏ stack SP (stack pointer) là 1 thanh ghi 8 bit ở địa chỉ 81H. SP chứa địa
chỉ của dữ liệu hiện đang ở đỉnh của stack. Các lệnh liên quan đến satck bao gồm lệnh
cất dữ liệu vào stack và lệnh lấy dữ liệu ra khỏi stack. Việc cất vào stack làm tăng SP
trước khi ghi dữ liệu và việc lấy dữ liệu ra khỏi stack sẽ giảm SP. Vùng stack của 8051
được giữ trong RAM nội và được giới hạn đến các địa chỉ truy xuất được bởi kiểu định
địa chỉ gián tiếp. Các lệnh PUSH và POP sẽ cất dữ liệu vào stack và lấy dữ liệu từ stack,

16
các lệnh gọi chương trình con (ACALL, LCALL) và lệnh trở về (RET, RETI) cũng cất
và phục hồi nội dung của bộ đếm chương trình PC (Program counter)

Con trỏ dữ liệu DPTR:

Con trỏ dữ liệu DPTR (data pointer) được dùng để truy xuất bộ nhớ chương
trình ngoài hoặc bộ nhớ dữ liệu ngoài. DPTR là một thanh ghi 16 bit có địa chỉ là 82H
(DPL, byte thấp) và 83H (DPH, byte cao).

Thanh ghi các cổng P0-P3:

Các port xuất/nhập của 8051 bao gồm Port 0 tại địa chỉ 80H, Port 1 tại địa chỉ
90H, Port 2 tại địa chỉ A0H và Port 3 tại địa chỉ B0H. Tất cả các port đều được định địa
chỉ từng bit nhằm cung cấp các khả năng giao tiếp mạnh.

Thanh ghi bộ đệm truyền thông nối tiếp (Serial Data Buffer):

Bộ đệm truyền thông được chia thành hai bộ đệm, bộ đệm truyền dữ liệu và bộ
đệm nhận dữ liệu. Khi dữ liệu được chuyển vào thanh ghi SBUF, dữ liệu sẽ được chuyển
vào bộ đệm truyền dữ liệu và sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi quá trình truyền dữ liệu
qua truyền thông nối tiếp kết thúc. Khi thực hiện việc chuyển dữ liệu từ SBUF ra ngoài,
dữ liệu sẽ được lấy từ bộ đệm nhận dữ liệu của truyền thông nối tiếp.

Thanh ghi của bộ định thời/bộ đếm:

8051 có 2 bộ đếm/định thời (counter/timer) 16 bit để định các khoảng thời gian
hoặc để đếm các sự kiện. Các cặp thanh ghi (TH0, TL0) và (TH1, TL1) là các thanh ghi
của bộ đếm thời gian. Bộ định thời 0 có địa chỉ 8AH (TL0, byte thấp) và 8CH (TH0,
byte cao). Bộ định thời 1 có địa chỉ 8BH (TL1, byte thấp) và 8DH (TH1, byte cao).
Hoạt động của bộ định thời được thiết lập bởi thanh ghi chế độ định thời TMOD
(Timer Mode Register) ở địa chỉ 88H. Chỉ có TCON được định địa chỉ từng bit.

17
Các thanh ghi điều khiển:

Các thanh ghi điều khiển đặc biệt như IP, IE, TMOD, TCON, SCON và PCON
là các thanh ghi điều khiển và ghi nhận trạng thái của hệ thống ngắt, bộ đếm/định thời,
truyền thông nối tiếp.

18
CHƯƠNG 3 : VI ĐIỀU KHIỂN AT89S52 HÃNG ATMEL

3.1 Giới thiệu sơ lược


Vi điều khiển 8051 được Intel cho ra đời vào năm 1980 thuộc vi điều khiển
đầu tiên của họ MCS-51. Hiện tại rất nhiều nhà sản xuất như Siemens,
Advanced Micro Devices, Fusisu tập trung phát triển các sản phẩm trên cơ sở
8051.
Atmel là hang đã cho ra đời các chip 89C51, 52, 55 và sau đó cải tiến thêm ,
hãng cho ra đời At89S51, 52, AT89S8252… 2.1.2
3.2. Cấu hình của AT89S52 cung cấp những đặc tính chuẩn như:
- 8 KByte bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình nhanh (EPROM), 256 Byte
RAM, 32 đường I/O, 3 TIMER/COUNTER 16 Bit, 6 vectơ ngắt có cấu trúc 2
mức ngắt, một Port nối tiếp song công, 1 mạch dao động tạo xung Clock và
bộ dao động ON-CHIP.
- Các đặc điểm của chip AT89S52 được tóm tắt như sau:
 8 KByte bộ nhớ có thể lập trình nhanh, có khả năng tới 1000 chu kỳ
ghi/xoá
 Tần số hoạt động từ: 0Hz đến 24 MHz -3 mức khóa bộ nhớ lập trình
 bộ Timer/counter 16 Bit
 256 Byte RAM nội.
 4 Port xuất /nhập I/O 8 bit. -Giao tiếp nối tiếp.
 64 KB vùng nhớ ngoài

19
3.3 Sơ đồ khối

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ khối (Nguồn: Datasheet AT89S52).


3.4. sơ đồ chân của vi điều khiển AT89S52.

20
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chân của AT89S52 (Nguồn: Datasheet AT89S52).
3.4.1 Chức năng chân của vi điều khiển AT89S52
1. Chân VCC: Chân số 40 là VCC cấp điện áp nguồn cho Vi điều khiển nguồn cấp
là +5V ± 0.5V
2. Chân GND: Chân số 20 nối với GND
Khi thiết kế mạc cần sử dụng một nguồn điện ổn định để bảo vệ hoạt động của
vi điều khiển, cách đơn giản là sử dụng IC ổn áp LM7805.
3. Port 0 (P0) bao gồm 8 PIN ( 32 đến 39 ). Có hai chức năng:
- Chức năng xuất/nhập: các chân này được dùng để nhận tín hiệu từ bên
ngoài vào để xử lý, hoặc dùng điểu xuất tín hiệu ra bên ngoài, chẳng hạn
xuất tín hiệu để điều khiển vd: led, transistor…
- Chức năng là bus dữ liệu và bus địa chỉ (AD7 – AD0): 8 chân này (hoặc
Port 0) còn làm nhiệm vụ lấy dữ liệu từ ROM hoặc RAM ngoài, đồng thời
Port 0 còn được dùng để định địa chỉ 8 bit thấp của bộ nhớ ngoài.
4. Port 1:
- Port 1( 1-8): chỉ có chức năng làm các đường xuất-nhập không có chức
năng khác.
5. Port 2:
Port 2 (từ chân 21-28) có hai chức năng:

21
- Chức năng xuất nhập
- Chức năng định địa chỉ 8 bit cao kết hợp với Port 0 -> truy cập được 216 byte
bộ nhớ ngoài
6. Port 3:
Port 3( 10-17) có số chân từ chân số 10 đến chân số 17:
- Chức năng xuất/nhập
- Chức năng riêng của từng chân
+ P3.0: tên RxD là ngõ vào dữ liệu nối tiếp
+ P3.1: tên TxD là ngõ xuất dữ liệu nối tiếp
+ P3.2: tên INT0 là ngõ vào ngắt phần cứng 0
+ P3.3: tên INT1 là ngõ vào ngắt cứng 1
+ P3.4: tên T0 là ngõ vào counter 0
+ P3.5: tên T1 là ngõ vào counter 1
+ P3.6 tên WR là ngõ điều khiển ghi data vào bộ nhớ ngoài
+ P3.7: tên RD là ngõ điều khiển đọc data từ bộ nhớ ngoài
7. Chân RESET (RST):
- Ngõ vào RST ở chân số 9 là ngõ vào Reset dùng để thiết lập lại trạng thái ban
đầu cho VĐK. Hệ thống sẽ được thiết lập lại các giá trị ban đầu nếu ngõ này
ở mức tích cực ( logic 1 ) tối thiểu 2 chu kì máy.
8. Chân XTAL1 và XTAL2:
- Hai chân này có vị trí chân 18 và 19 được sử dụng để nhận nguồn xung
clock từ bên ngoài để hoạt đông, thường được ghép nối với thạch anh và
các tụ để tạo nguồn xung clock được ổn định.
9. Chân cho phép sử dụng luôn ROM ngoài PSEN.
- PSEN ( program store enabake) ở chân 29 dùng để truy xuất bộ nhớ chương
trình ngoài. Chân này thường được nối với chân OE ( output enable ) của
ROM ngoài.
+ Khi VĐK làm việc với bộ nhớ chương trình ngoài, chân này phát ra tín
hiệu kích hoạt mức thấp cho phép đọc data từ bộ nhớ ngoài.
10. Chân ALE ( Chân 30)

22
- Khi VĐK truy xuất bộ nhớ từ bên ngoài, port 0 vừa có chức năng là data
bus, vừa là address bus do đó cần phải tách các đường dữ liệu và đường địa
chỉ. Tín hiệu ở chân ALE dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các
đường địa chỉ và các đường dữ liệu khi kết nối chúng với IC chốt.
- Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 tần số dao động đưa vào VĐK,
như vậy có thể dùng tín hiệu ở ngõ ra ALE làm xung clock cung cấp cho bộ
chốt địa chỉ từ đó Port 0 có thể thực hiện dễ dàng 2 công việc của mình mà
không bị đè byte dữ liệu với byte dùng để định địa chỉ
11. Chân EA
Chân EA dùng để xác định chương trình thực hiện được lấy từ ROM nội nay
ROM ngoại.
EA tích cực ( logic 0) thì VĐK thực hiện chương trình lấy từ bộ nhớ ngoài.
EA không tích cực ( logic 1) thì VĐK thực hiện chương trình lấy từ bộ nhớ nội.
12. Chân 1 là chân RET: Là tín hiệu cho phép thiết lập lại trạng thái ban đầu cho hệ
thống, và là tín hiệu nhập là mức tích cực cao.
3.5 Tổ chức các bộ nhớ.
Bộ nhớ trong 89S52 bao gồm ROM và RAM. RAM trong 89S52 bao gồm nhiều
thành phần: phần lưu trữ đa dụng, phần lưu trữ địa chỉ hóa từng bit, các bank thanh
ghi và các thanh ghi chức năng đặc biệt.
AT89S52 có bộ nhớ được tổ chức theo cấu trúc Harvard: có những vùng bộ nhớ
riêng biệt cho chương trình và dữ liệu. Chương trình và dữ liệu có thể chứa bên trong
89S52 nhưng 89S52 vẫn có thể kết nối với 64K byte bộ nhớ chương trình và 64K byte
dữ liệu bên ngoài
3.5.1 Bộ nhớ chương trình (Programmemory).
- Bộ nhớ chương trình của vi điều khiển AT89S52 là bộ nhớ EPROM dung lượng
8KB, được đánh địa chỉ từ 0000H đến 1FFFH.
- Sử dụng ô nhớ từ địa chỉ 0000H đến 0023H dành cho chương trình ngắt

23
.
Hình 1.1 Bảng vector ngắt của AT89S52 (Nguồn: internet ).
3.5.2 Bộ nhớ dữ liệu (Data memory).
AT89S52 có 256 byte RAM trên chip. Trong đó 128 byte trên chiếm một không
gian địa chỉ song song với thanh ghi chức năng đặc biệt. Điều này có nghĩa là 128
byte trên có cùng địa chỉ với không gian SFR nhưng về vật lý thì tách biệt với
không gian SFR. Người lập trình cần sử dụng 2 phương pháp định địa chỉ để phân
biệt đang sử dụng vào 128 byte trên của RAM ( định địa chỉ dán tiếp thanh ghi) hay
đang sử dụng các thanh ghi SFR( định chỉ trực tiếp).

24
Hình 1.2 128 byte thấp của AT89S52 (Nguồn: Internet ).
- Từ địa chỉ 00H đến 1FH 32 byte này là các bank thanh ghi có 4 bank mỗi
bank 8 byte được đánh tên giống nhau cho từng bank byte thấp nhấp là R0-
>R7, địa chỉ 07H lưu nội dung ngăn xếp
- Từ 20H đến 2FH là vùng được đánh địa chỉ từng bit
- 30H đến 7FH là vùng sử dụng cho mục đích tùy ý.

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MẠCH

Sau khi tìm hiểu về công nghệ Bluetooth và vi điều khiển 8051 chúng ta đi đến ứng
dụng thiết kế mạch. Gồm 4 phần, phần thiết kế mạch nguyên lí, chọn phần cứng và lập
trình phần mềm cho mạch, App androi gửi tín hiệu yêu cầu đến mạch điều khiển

25
4.1 nguyên lý hoạt động của mạch.
4.1.1 Sơ đồ nguyên lý.

Sơ đồ nguyên lý của mạch.

26
- Khối điều khiển sử dụng vi điều khiển AT89S52 nhận tín hiệu từ module
bluetooth HC-05 gửi tới bằng cách kết nối chân RXD với chân TXD Của
module bluetooth.
- Các chân 26,27,28 nối với chân điều khiển của transistor loại PNP, vi điều
khiển đóng ngắt công tắc này bằng cách xuất mức thấp làm thông cực E và C
và làm thông mạch qua cuộn hút
- Chân 9 nối với mạch reset để reset VĐK quay về thực hiện lệnh đầu tiên.
- 2 chân 18, 19 nối với hai chân của thạch anh ( khối dao động).
- Chân 31 nối VCC vì không sử dụng ROM ngoài
- Khối dao động sử dụng thạch anh tần số 11.0592Mhz và 2 tụ làm nguồn xung
dao động cho vi điều khiển.

27
KHỐI RELEY

- 1 đầu cuộn hút của reley được nối VCC của nguồn đầu còn lại nối với cực E
của transistor, cực C được nối GND khi VĐK xuất mức thấp ra cực B làm cực
E và C thông có dòng từ VCC qua cuộn hút xuống GND khi đó reley sẽ đóng
tiếp điểm 1 và 3
- Ở đây em sử dụng thêm diode xung nhằm bảo vệ transistor khỏi dòng điện tự
cảm của cuộn hút sinh ra khi đóng cắt nhanh dòng điện qua cuộn hút.
KHỐI NGUỒN.

- Sử dụng nguồn 7-20VDC qua IC LM7805 và dùng 2 tụ lọc lấy ra nguồn 5VDC
ổn định nuôi toàn bộ các linh kiện trong mạch.
- Đèn led mắc nối tiếp điện trở để báo nguồn.
MẠCH IN:

28
29
Khối HC-05
- Cấp nguồn cho module HC-05 bằng nguồn 5V và nối chân TXD của nó với
RXD của vi điều khiển, những chân còn lại không sử dụng đến
4.2 Phần cứng, các linh kiện sử dụng.
1. Module bluetooth HC-05.
Bluetooth là chuẩn truyền thông không dây để trao đổi dữ liệu ở khoảng cách
ngắn. Chuẩn truyền thông này sử dụng sóng radio ngắn(UHF radio) trong dải tần
số ISM (2.4 tới 2.485 GHz). Khoảng cách truyền của module này vào khoảng
10m. Một module sử dụng chuẩn truyền thông này là module HC-05. Module này
được thiết kế dựa trên chip BC417. Con chip này khá phức tạp và sử dụng bộ nhớ
flash ngoài 8Mbit. Nhưng việc sử dụng module này hoàn toàn đơn giản bởi nhà
sản xuất đã tích hợp mọi thứ cho trên module HC-05.
HC-05 có hai chế độ hoạt động là Command Mode và Data Mode. Ở chế độ
Command Mode ta có thể giao tiếp với module thông qua cổng serial trên module
bằng tập lệnh AT quen thuộc. Ở chế độ Data Mode module có thể truyền nhận dữ
liệu tới module bluetooth khác. Chân KEY dùng để chuyển đổi qua lại giữa hai
chế độ này. Có hai cách để bạn có thể chuyển module hoạt động trong chế độ
Data Mode
Nếu đưa chân này lên mức logic cao trước khi cấp nguồn module sẽ đưa vào chế
độ Command Mode với baudrate mặc định 38400. Khi chuyển sang chế độ này
đèn led trên module sẽ nháy chậm (khoảng 2s) và ngược lại khi chân KEY nối với
mức logic thấp trước khi cấp nguồn module sẽ hoạt động chế độ Data Mode. Nếu
module đang hoạt động ở chế Data Mode để có thể đưa module về hoạt động ở
chế độ Command Mode ta đưa chân KEY lên mức cao. Lúc này module sẽ vào
chế độ Command Mode nhưng với tốc độ Baud Rate được ta thiết lập lần cuối
cùng. Nếu ta chưa thiết lập tốc độ Baud cho nó bao giờ thì mặc định của nó như
sau:

 Baudrate 9600, data 8 bits, stop bits 1, parity : none, handshake: none
 Passkey: 1234
 Device Name: HC-05

Ở chế độ Data Mode HC-05 có thể hoạt động như một master hoặc slave tùy vào việc
bạn cấu hình (riêng HC-06 bạn chỉ có thể cấu hình ở chế độ SLAVE)

30
 Ở chế độ SLAVE: ta cần thiết lập kết nối từ smartphone, laptop, usb bluetooth
để dò tìm module sau đó pair với mã PIN là 1234. Sau khi pair thành công, ta
đã có 1 cổng serial từ xa hoạt động ở baud rate 9600.
 Ở chế độ MASTER: module sẽ tự động dò tìm thiết bị bluetooth khác (1
module bluetooth HC-06, usb bluetooth, bluetooth của laptop...) và tiến hành
pair chủ động mà không cần thiết lập gì từ máy tính hoặc smartphone.

Điều đáng quan tâm nhất ở ứng dụng lần này là module HC-05 được thiết kế có
kết nối truyền tin nối tiếp không đồng bộ UART và có sơ đồ chân như sau.

Sơ đồ chân HC-05 gồm có:

 KEY: Chân này để chọn chế độ hoạt động AT Mode hoặc Data Mode.
 VCC: chân này có thể cấp nguồn từ 3.6V đến 6V bên trong module đã có một
ic nguồn chuyển về điện áp 3.3V và cấp cho IC BC417.
 GND: nối với chân nguồn GND
 TXD, RND đây là hai chân UART để giao tiếp module hoạt động ở mức logic
3.3V
 STATE các bạn chỉ cần thả nổi và không cần quan tâm đến chân này.

2. Điện trở
Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật dẫn
điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể với cường độ
dòng điện đi qua nó.

31
Hình 2.1 Ký hiệu và hình dạng của điện trở (Nguồn: Internet)
Điện trở là linh kiện thu động có tác dụng cản trở điện áp và dòng điện. Điện trở
được sử dụng rất nhiều trong mạch điện tử.
Dưới dây là hình vẽ hướng dẫn cách đọc giá trị điện trở:

Hình 2.2 Hướng dẫn đọc cách đọc giá trị điện trở( Nguồn: Internet).
3. Tụ điện
Tụ điện là linh kiện thụ động cấu tạo của tụ điện là hai bnr cực bằng kim loại
ghép cách nhau một khoảng d ở giữa hai bản tụ là dung dịch hay chất điện môi cách
điện có điện dung. Đặc điểm của tụ là cho dòng xoay chiều đi qua, ngăn cnar dòng
điện một chiều.

Hình 2.4 Ký hiệu và hình dạng của tụ điện (Nguồn: Internet).


4. Thạch anh
Thạch anh được sử dụng để tạo tần số hoạt động cho vi điều khiển

32
Hình 2.5 Ký hiệu và hình dạng của thạch anh dao động(Nguồn: Internet).
5. Reley điện từ
Rơle là mô ̣t loa ̣i thiế t bi ̣ điê ̣n tự đô ̣ng mà tin
́ hiê ̣u đầ u ra thay đổ i nhảy cấ p khi
tín hiê ̣u đầ u vào đa ̣t những giá tri ̣xác đinh. ̣
Rơle là thiế t bi ̣điê ̣n dùng để đóng cắ t ma ̣ch điê ̣n điề u khiể n, bảo vê ̣ và điề u khiể n
sự làm viê ̣c của ma ̣ch điê ̣n đô ̣ng lực.
- Reley điện tử đơn giản có hai bộ tiếp điểm dẫn điện 1 bộ là thường đóng ( dẫn
khi reley không tác động) 1 bộ là thường mở ( chỉ đóng khi rơ le tác động). khi
có dòng điện qua cuộn hút rơ le tác động tiếp điểm thưởng mở không còn dẫn
điện mà tiếp điểm thưởng mở mới dẫn điện.

33
Rơ le căn bản và sơ đồ nguyên lý

1. Cuộn hút
2. Vật liệu có từ tính
3. Các tiếp điểm có khả năng dẫn điện
6. Transistor
Transistor là loại linh kiện bán dẫn chủ động thường được sử dụng như một phần tử
khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Chúng nằm trong khối đơn vị cơ bản xây dựng nên
cấu trúc mạch máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác. Bởi tính
nhanh và chính xác của mình nên chúng được ứng dụng nhiều trong các ứng dụng
tương tự và số. Từ những sản phẩm quen thuộc như điện thoại, TV, hay các sản phẩm
có sử dụng bộ khuếch đại âm thanh, hình ảnh ta đều thấy được vai trò không thể thiếu
của transistor.
- Trong ứng dụng này không sử dụng chức năng khuếch đại dòng của
transistor mà chỉ sử dụng chức năng như một công tắc làm thông dòng qua
cuộn hút của reley.

34
7. IC ổn áp LM7805
- Có tác dụng ổn định điện áp 5V làm nguồn nuôi cho toàn bộ các linh kiện
trong mạch
- Thông số:
+ Điện áp vào lớn nhất: 20V
+ Điện áp vào nhỏ nhất: 7V
+ Nhiệt độ hoạt động lớn nhất: 85°C
+ Nhiệt độ hoạt động nhỏ nhất: -20°C
+ Dòng đầu ra tối đa: 1.5A
+ Điện áp ổn định: 5V
8. Diode xung
Điốt (Diode) bán dẫn hay còn gọi là Điốt, là một linh kiện điện tử bán dẫn chỉ cho
phép dòng điện đi qua nó theo một chiều duy nhất mà không chạy ngược lại. Điốt bán
dẫn thường đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một
khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và cathode.

35
- Diode xung cũng có khả năng tương tự như diode thường nhưng diode xung có
khả năng làm việc với tần số cao

36
4.3 LẬP TRÌNH PHẦN MỀM.

4.3.1 Cấu hình chế độ truyền tin nối tiếp.


- Do module bluetooth mặc định được cài đặt khung truyền 1 bit start 8 bit data
và 1bit stop, có tốc độ baurate 9600, nên để tiện dụng và nhanh chóng chúng
em sẽ cấu hình chế đệ UART của AT89S52 là mode 1 với tốc độ baudrate
9600.
Để làm điều đó cần các bước:

1. Nạp thanh ghi TMODgiá trị 20H: báo rằng sử dụng Timer1 ở chế độ 2 để
thiết lập tốc độ baud.
2. Nạp thanh ghi TH1=#253. (TH1 = 256 – ((Crystal / (12*32)) / Baud)
3. Nạp thanh ghi SCON giá trị 50H báo chế độ nối tiếp 1 để đóng khung 8 bit
dữ liệu, 1 bit Start và 1 bit Stop, và bật bit REN cho phép nhận.
4. Bật TR1=1để khởi động Timer1.

4.3.2 Chương trình điều khiển đóng cắt Reley.

37
Lưu đồ thuật toán.
no
RI=1?
Y

MOV A,SBUF

Y
RI ON 1, RI=0
A=”A”
=0
no Y
RI ON 2, RI=0
A=”B” =0
RI
no Y
RI RI
A=”C” ON 3, RI=0
=0
no
RI Y
A=”D” RI ON ALL,
=0 RI=0
no
RI Y
A=”a” RI OFF 1, RI=0
=0
no
RI Y
A=”b” RI OFF 2, RI=0
=0
no
RI Y
RI
A=”c” OFF 3, RI=0
=0
no
RI
OFF ALL
RI=0

38
Code.

ORG 00H ; Bắt đầu từ địa chỉ 00H trong ROM


MAIN :
MOV TMOD,#20H ; che do timer 1
MOV TH1,#0FDH ; Cai dat toc do baud 9600
MOV SCON,#50H ; UART MODE 1, REN =1
SETB TR1 ; khoi dong timer 1
HERE:
CALL DELEY ; deley 1 chut de vđk nhan data vao sbuf
JNB RI,HERE ; đợi cờ RI=1 khi đó SBUF đủ 1 byte
MOV A,SBUF ; Nhan 1 byte tu thanh ghi sbuf do module gui
den vdk
CJNE A,#"A",ON2 ; so sanh byte vua nhan neu (A)='A' -> bat
thiet bi 1, neu (A)#'A' nhay den ON2
CLR P2.7 ; Thông transistor
CLR RI ; sẵn sàng nhận 1 byte tiếp theo
SJMP HERE ; quay về đợi byte tiếp theo
ON2:
CJNE A,#"B",ON3 ; so sanh byte vua nhan neu (A)='B' -> bat
thiet bi 1, neu (A)#'B' nhay den ON3
CLR P2.6
CLR RI
SJMP HERE
ON3:
CJNE A,#"C",OFF1 ; so sanh byte vua nhan neu (A)='C' -> bat
thiet bi 1, neu (A)#'C' nhay den OFF1
CLR P2.5
CLR RI
SJMP HERE
OFF1:
CJNE A,#"a",OFF2 ; so sanh byte vua nhan neu (A)='a' -> tat
thiet bi 1, neu (A)#'a' nhay den OFF2
SETB P2.7
CLR RI
SJMP HERE
39
OFF2:
CJNE A,#"b",OFF3 ; so sanh byte vua nhan neu (A)='b' -> tat
thiet bi 2, neu (A)#'b' nhay den OFF3
SETB P2.6
CLR RI
SJMP HERE
OFF3:
CJNE A,#"c",ON_ALL ; so sanh byte vua nhan neu (A)='c' -> bat
thiet bi 1, neu (A)#'c' nhay den ON_ALL
SETB P2.5
CLR RI
SJMP HERE
ON_ALL:
CJNE A,#"D",OFF_ALL ; so sanh byte vua nhan neu (A)='D' ->
bat ALL, neu (A)#'D' nhay den OFF_ALL
CLR P2.7
CLR P2.6
CLR P2.5
CLR RI
SJMP HERE
OFF_ALL: ; OFF_ALL khi byte vua nhan khong
trung voi cac so tren
SETB P2.7
SETB P2.6
SETB P2.5
CLR RI
SJMP HERE
DELEY:
MOV R5,#0Fh
LOOP: MOV R6,#0FFh
AGAIN : DJNZ R6,AGAIN
DJNZ R5,LOOP
RET
END.

40
4.4 Phần mềm trên điện thoại.
Tên phần mềm: Custom Bluetooth Controller.
Link:
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.notroid.custombluetoothcontroller
&hl=en_US

- Phần mềm cho phép tùy chỉnh các nút bấm sẽ send giá trị bao nhiêu khi
được nhấn, ở đây: khi nhấn Tb1 Send A, Quạt send B ….. thống nhất
theo lúc lập trình cho AT89s52.

41
KẾT LUẬN
Sau một thời gian là 5 tuần tìm hiểu về vấn đề tìm hiểu bộ vi xử lý, vi điều
khiển họ 8051 và công nghệ kết nối bluetooth từ đó thiết kế mạch điều khiển
reley đóng cắt nguồn điện sử dụng điện thoại kết nối bluetooth. tuy vấn đề này
không phải là mới và không phức tạp nhưng đem lại cho sinh viên nghiên cứu
có thể hiểu sâu hơn về bộ vi điều khiển, cách lập trình và khả năng của ứng
dụng của kết nối bluetooth.Tuy đã cố gắng hoàn thành đồ án nhưng chúng em
không thể tránh khỏi một số thiếu sót, em mong các thầy cô cùng các bạn đưa ra
ý kiến đóng góp để cho đồ án của em được hoàn thiện tốt hơn. Dưới sự hướng
dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Công Phương em đã hoàn thành đề tài theo
đúng yêu cầu và có làm được mạch thực tế chạy được ổn định và hoạt động tốt.

Trong đồ án này có nhưng điểm sau:

1. Mạch nhỏ và được thiết kế gọn gàng dễ sử dụng.


2. Khả năng đóng cắt mạch đáp ứng lệnh nhanh, không bị nhiễu.
3. Phạm vi điều khiển ~10m.
4. Giúp chúng em hiểu sâu về vi điều khiển và các khái niệm, các
chuẩn bluetooth, kèm theo đó là biết sử dụng nhiều các linh kiện
khác
5. Học được cách vẽ mạch PCB bằng phần mềm Altium, mô phỏng
mạch bằng phần mềm Protue
6. Thực hành làm mạch thật và nhiều kỹ năng, quy trình hoàn thành 1
project

Nhược điểm:

1. Mạch còn đơn giản tính ứng dụng chưa thật sự cao do giá thành
làm mạch chưa thực sự tốt.
2. Mạch còn đơn giản chưa tận dụng được hết kiến thức, mạch chỉ
làm duy nhất một nhiệm vụ trong tíc tắc sau đó các khối điều khiển
…. Được coi là nghỉ ngơi phí tài nguyên.
42
 Hướng phát triển: Thiết kế lại mạch sao cho nó có thể làm nhiều việc ví
dụ: trong lúc đợi lệnh từ điện thoại, nó có thể thực hiện đo và hiển thị liên
tục được nhiệt độ, độ ẩm đọc được từ cảm biến hoặc có thể chạy và hiển
thị một mạch đồng hồ điện tử dùng led 7 thanh…..
 Thay đổi cách kết nối từ bluetooth sang kết nối qua sóng từ sim điện thoại, wifi
làm tăng khoảng cách điều khiển.

43

You might also like