You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


-----˜&™-----

TÊN ĐỀ TÀI :
ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN BẰNG ARDUINO
VÀ CẢM BIẾN BLUETOOTH HC - 05

SVTH : NGUYỄN VĂN HỬU BẰNG MSSV :1900103

GVHD : Th.S HUỲNH PHÁT TRIỂN

Cần Thơ, ngày….. tháng…… năm……

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
-----˜&™-----

NGUYỄN VĂN HỬU BẰNG

ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN BẰNG ARDUINO


VÀ CẢM BIẾN BLUETOOTH HC - 05

Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


MSSV: 1900103

Cần Thơ, ngày….. tháng…… năm……

2
Lời cảm ơn

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đồ án: “ Điều Khiển thiết bị
điện bằng arduino và cảm biến bluetooth HC-05” Tôi rất cảm ơn thầy Huỳnh Phát
Triển hướng dẫn nhiệt tình, thân thiệt và đưa ra những đóng góp giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện đồ án. Nhờ Thầy đã cho tôi biết thêm nhiều kiến thức, nhưng trong quá
trình thực hiện đề tài tôi còn khá nhiều hạn chế về kiến thức, không thể tránh những sai
sót trong quá trình hoàn thiện, kính mong có thể nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến
từ Thầy để tôi biết thêm nhiều kiến thức và có thể hoàn thành tốt nhất cho những đồ án
sau.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy!

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đồ án tôi làm là công trình nghiên cứu của bản thân
mình. Những phần có sử dụng tài liệu tham khảo có trong đồ án đã được liệt kê và nêu
rõ ra tại phần tài liệu tham khảo. Những kết quả và đánh giá đồ án là hoàn toàn khách
quan và trung thực, không sao chép đạo nhái.
Nếu như sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu tất cả các kỷ luật của bộ
môn cũng như nhà trường đề ra.
Người thực hiện đồ án

Bằng

Nguyễn Văn Hửu Bằng

4
TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật lẫn công nghệ cũng từ đó
nhu cầu về các bộ điều khiển thiết bị từ xa thay thế cho các hệ thống dây phức tạp
ngày càng được ưa chuông và áp dụng rộng rãi. Vì thế, công nghệ không dây đã ra
đời và phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện thêm nhiều tiện ích vào đời sống sinh
hoạt hằng ngày và cũng từ đó góp công to lớn trong việc phát triển các hệ thống
điều khiển, giám sát từ xa, đặc biệt là các hệ thống thông minh. Hiện nay, có khá
nhiều công nghệ không dây như Wifi, Bluetooth, RF,…Trong đó, Bluetooth là một
trong những công nghệ được phát triển từ lâu và luôn được cải tiến để nâng cao tốc
độ cũng như khả năng bảo mật. Trên thị trường Việt Nam hiện nay thì chưa có
nhiều bộ điều khiển thiết bị không dây, nhưng đa số các sản phẩm hiện có trên thị
trường đều là nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành khá cao. Vì vậy việc nghiên
cứu và thiết kế một bộ điều khiển thiết bị không dây có một ý nghĩa lớn, giúp tăng
thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, sản phẩm được sản xuất trong nước nên giá
thành rẻ và góp phần phát triển các hệ thống thông minh. Do đó, Tôi quyết định
thực hiện đề tài: “Mạch điều khiển thiết bị điện bằng Arduino và cảm biến
Bluetooth HC-05 ”. Đề tài ứng dụng công nghệ Bluetooth phổ biến trên nhiều thiết
bị, đặc biệt điểm mới của đề tài so với các sản phẩm hiện có là điều khiển thông qua
hệ điều hành Android giúp tận dụng những thiết bị sử dụng hệ điều hành Android
có sẵn của người dùng giúp giảm giá thành sản phẩm, ngoài ra với màn hình hiển
thị lớn của điện thoại cho phép hiển thị nhiều thông tin hơn.

5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................4
TÓM TẮT ĐỒ ÁN.......................................................................................5
MỤC LỤC HÌNH.........................................................................................8
CHƯƠNG MỞ ĐẦU..........................................................................................9
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................9
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................9
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................9
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................10
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.............................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.........................................................11
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢT VỀ ĐỀ TÀI.....................................................11
1.1.1 Ý tưởng chọn đề tài................................................................11
1.1.2 Các sản phẩm cùng loại có trên thị trường..............................11
1.1.3 Sơ đồ hệ thống........................................................................12
1.2 CÔNG NGHỆ BLUETOOTH................................................................13
1.2.1 Khái niệm...............................................................................13
1.2.2 Lịch sử phát triển....................................................................14
1.2.3 Ưu nhược điểm.......................................................................15
1.2.4 Hoạt động và ứng dụng..........................................................15
CHƯƠNG 2: LINH KIỆN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.................................17
2.1 ARDUINO UNO R3..............................................................................17
2.2 MODULE BLUETOOTH HC-05..........................................................19
2.3 MODLUE GIẢM ÁP LM2596..............................................................21
2.4 MODULE IC 2803.................................................................................22
2.5 RELAYY 12V – 10A.............................................................................23
2.6 ĐIỆN TRỞ VÀ LED 10K......................................................................23
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TỪ XA..........................24
3.1 MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TỪ XA.....................................24
3.1.1 Khối nguồn................................................................................24

6
3.1.2 Khối module bluetooth..............................................................24
3.1.3 Khối điều khiển ngõ ra..............................................................24
3.1.4 Khối xử lí trung tâm..................................................................24
3.1.5 Khối điều khiển từ xa................................................................24
3.2 SƠ ĐỒ KHỐI..........................................................................................25
3.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.................................................................26
3.4 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT.........................................................................26
3.5 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ............................................................................28
3.6 MẠCH IN...............................................................................................28
3.7 MẠCH IN 3D.........................................................................................29
3.8 MẠCH THỰC TẾ..................................................................................29
3.9 VIẾT CHƯƠNG TRÌNH CHO VI ĐIỀU KHIỂN.................................30
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI.....................34
4.1 KẾT LUẬN............................................................................................34
4.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI...........................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................35

7
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.2 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG................................................................................13
Hình 1.2.4 ỨNG DỤNG CỦA BLUETOOTH.......................................................16
Hình 2.1 ARDUINO UNO R3...............................................................................17
Hình 2.2 MẠCH BLUETOOTH HC-05................................................................19
Hình 2.3 MẠCH GIẢM ÁP LM2596.....................................................................21
Hình 2.4 IC 2803....................................................................................................22
Hình 2.5 RELAY 12V – 10A.................................................................................22
Hình 2.6 LED VÀ ĐIỆN TRỞ...............................................................................23
Hình 3.1.5 HÌNH ẢNH PHẦN MỀM....................................................................25
Hình 3.2 SƠ ĐỒ KHỐI..........................................................................................25
Hình 3.3.1 LƯU ĐỒ TRÊN ARDUINO................................................................26
Hình 3.3.2 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT TRÊN ĐIỆN THOẠI....................................27
Hình 3.4 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ.............................................................................28
Hình 3.5 MẠCH IN................................................................................................28
Hình 3.6 MẠCH IN 3D..........................................................................................29
Hình 3.7 MẠCH THỰC TẾ...................................................................................29

8
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Để có thể nắm rõ hơn những kiến thức về ngành đã học, tôi đã chọn nghiên cứu
và thực hiện đề tài: “Điều khiển thiết bị điện bằng Arduino và cảm biến Bluetooth
HC – 05”. Nội dung của đề tài nghiên cứu được tóm tắt như sau:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay điện thoại thông minh ngày càng phổ biến, hệ điều hành Android
được xây dựng và phát triển liên tục với các chia sẻ về mã nguồn mở, việc sử dụng
SmartPhone để điều khiển, giám sát thiết bị đang là một xu hướng. Nên tôi quyết định
thực hiện đề tài: “ Điều khiển thiết bị bằng Android và cảm biến Bluetooth”. Tôi
nghiên cứu về hệ điều hành Android, cách thức giao tiếp, điều khiển và thu thập dữ
liệu từ các thiết bị qua Bluetooth. Từ đó tôi sử dụng phần mềm có sẵn để điều khiển
chạy trên điện thoại Android. Tôi cũng thiết kế một phần cứng là một bộ điều khiển có
thể điều khiển tám thiết bị điện 220VAC khác nhau. Các module này có thể kết hợp
với nhau để mở rộng đối tượng điều khiển. Kết quả đề tài mang lại một bộ thiết bị
điều khiển thiết bị điện có thể được sử dụng trong một hộ gia đình hay một phòng học,

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu là tạo ra được một bộ điều khiển thiết bị điện có thể đóng ngắt từ xa
thay thế cho việc đóng ngắt truyền thống với một giá thành thấp hơn so với các sản
phẩm cùng loại trên thị trường, dễ dàng sử dụng đối với mọi lứa tuổi, tiết kiệm thời
gian và chi phí.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Với đề tài điều khiển thiết bị điện bằng module Bluetooth này, sau quá trình
tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài thì Tôi xác định các đối tượng cần nghiên cứu trong
đề tài là:
Công nghệ Bluetooth: khái niệm và các đặc điểm của công nghệ Bluetooth, các
chế độ kết nối, cách thức hoạt động.
Nghiên cứu Module Bluetooth HC-05: các thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt
động của module HC-05.
Arduino Uno R3: thiết kế hệ thống sử dụng để giao tiếp module Bluetooth,
điều khiển các thiết bị.

9
Hệ điều hành Android: Sử dụng phần mềm Arduino Bluetooth control 8
lamp để điều khiển thiết bị.
Ngoài ra, còn có một số linh kiện phụ khác như: relay, resistor, led 5mm,

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Dựa trên những kiến thức đã học về giao tiếp Arduino, cảm biến và giao tiếp
với điện thoại cùng với sự tìm tòi, học hỏi và tổng hợp các kiến thức từ nhiều nguồn
tài liệu khác để thực hiện đề tài được tối ưu nhất.
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:
Đề tài là sự tích lũy những kiến thức lý thuyết đã học và thực mô hình để tạo
ra sản phẩm có thể ứng dụng thực tế giúp sinh viên nâng cao tay nghề và nắm vững
được các nguyên lý, các hoạt động của các thiết bị và mạch.
Bố cục đề tài được chia làm 4 phần như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN.
Chương 2: LINH KIỆN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.
Chương 3: MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TỪ XA.
Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI.

10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI
1.1.1 Ý tưởng đề tài
Hiện nay điện thoại thông minh ngày càng phổ biến, hệ điều hành Androi được
xây dựng và phát triển liên tục với các chia sẽ về mã nguồn mở, việc sử dụng Smart
Phone để điều khiển, giám sát thiết bị đang là một xu hướng cực kì khoa học 4.0.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật lẫn công nghệ cũng từ đó nhu cầu về
các bộ điều khiển thiết bị từ xa thay thế cho các hệ thống dây phức tạp ngày càng
được ưa chuông và áp dụng rộng rãi. Trên thị trường Việt Nam hiện nay thì chưa có
nhiều bộ điều khiển thiết bị không dây, đa số các sản phẩm hiện có trên thị trường đều
là nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành khá cao. Vì vậy việc nghiên cứu và thiết kế
một bộ điều khiển thiết bị không dây có một ý nghĩa lớn, giúp tăng thêm sự lựa chọn
cho người sử dụng, sản phẩm được sản xuất trong nước nên giá thành rẻ và góp phần
phát triển các hệ thống thông minh. Do đó, Tôi quyết định thực hiện đề tài: “Mạch
điều khiển thiết bị điện bằng Arduino và cảm biến Bluetooth HC-05 ”.
1.1.2 Các sản phẩm cùng loại có trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có nhiều bộ điều khiển thiết bị từ xa điển hình như
một số bộ điều khiển bằng Wifi sử dụng ESP8266, hộp công tắc điều khiển từ xa 4
cổng HTC4W hay bộ điều khiển từ xa bestcon MCB1,…Với độ phủ sóng khá cao của
mạng lưới Wifi ở Việt Nam thì những bộ điều khiển như vậy mang lại nhiều tiện ích
cho con người như có thể điều khiển từ xa các thiết bị mà không bị giới hạn khoảng
cách, ghi nhớ được khoảng thời gian làm việc, tiết kiệm được thời gian và không gian
lắp đặt thích hợp với nhà thông minh. Tuy nhiên, sự phức tạp về công nghệ lẫn thao
tác sử dụng đã gây ra một số ảnh hưởng đến cảm nhận người dùng, vấn đề an ninh
mạng, bảo mật dữ liệu riêng tư của người dùng không thực sự được đảm bảo như các
nhà sản xuất cam kết, gây ra mất lòng tin từ phía người dùng. Ngoài ra chi phí đầu tư
cao, tiêu tốn nhiều năng lượng, độ ổn định phụ thuộc vào mạng Wifi, khi mạng Wifi
chập chờn thì gây ra nhiều khó khăn cho việc điều khiển, hay trục trặc khi kết nối
nhiều công tắc vào bộ phát wifi và xảy ra độ trễ do phải đồng bộ qua máy chủ từ xa.
Đối với bộ điều khiển thiết bị bằng giọng nói thì bộ điều khiển này có thể bật

11
tắt thiết bị thông qua Google Assistant có trên điện thoại Andoird, nghe thì có vẻ hấp
dẫn hơn nhiều với điều khiển bằng Bluetooth nhưng mặc hạn chế của của bộ điều
khiển này là hiện nay google chỉ hỗ trợ một số ngôn ngữ giao tiếp nhưng không có
tiếng việt. Nên vì thế ngôn ngữ có thể sự dụng tốt nhất với người việt là tiếng anh.
Đồng nghĩa với việc bạn phải chuyển dổi ngôn ngữ điện thoại sang English, điều này
gây ra khá nhiều bất tiện và hạn chế với nhiều đối tượng người dùng ở Việt Nam.
Đối với điều khiển thiết bị bằng sóng vô tuyến (RF) là bộ điều khiển xuất hiện
đầu tiên, với loại điều khiển này thiết bị nó sử dụng nguyên lí tương tự như điều khiển
bằng tia hồng ngoại nhưng thay vì gửi đi các tín hiệu ánh sáng, nó lại truyền tín hiệu
vô tuyến tương ứng với các lệnh nhị phân. Mặc dù có thể truyền và nhận tín hiệu đi xa
hơn bộ điều khiển thiết bị sử dụng module Bluetooth, nhưng nó dễ bị nhiễu sóng do
bên ngoài có nhiều thiết bị sử dụng các tần số khác nhau.
Với bộ điều khiển sử dụng module Bluetooth HC-05 tuy bị giới hạn về khoảng
cách điều khiển và số lượng người dùng hạn chế nhưng các vấn đề còn tồn đọng ở bộ
điều khiển trêm thì bộ điều khiển này điều có thể khắc phục một cách khá tốt.
Bluetooth là công nghệ được phát triển từ lâu và khá phổ biến đối với người dùng ở
Việt Nam. Với bộ điều khiển sử dụng module Bluetooth HC-05 thì có thể áp dụng ở
mọi nơi mà không sợ bị ảnh hưởng bởi đường truyền, công nghệ thì không phức tạp,
thao tác sử dụng dễ dàng phù hợp với nhiều lứa tuổi, tiết kiệm được nguồn tài nguyên
và năng lượng tiêu hao. Ngoài ra, chi phí đầu tư thấp, độ bảo mật khá cao và có thể sử
dụng được trên hai dải tần số 2.400 GHz và 2.483 GHz (còn bộ điều khiển sử dụng
module Wifi chỉ sử dụng dải tần số 2.400 GHz). Đặc biệt hơn hết ở đề tài này có điểm
mới so với các sản phẩm cùng loại có trên thị trường là có thể điều khiển thông qua hệ
thống Android sẵn có trên điện thoại mà không cần thông qua một phần mềm điều
khiển thứ ba (ví dụ như ESP2866 sử dụng app Blynk) nhờ vậy ít bị delay trong quá
trình thao tác điều khiển và cũng giúp tận dụng những thiết bị Android sẵn có của
người dùng giúp giảm giá thành sản phẩm. Từ những lí do đó tôi quyết định chọn đề
tài: “điều khiển thiết bị điện từ bằng Arduino và cảm biến Bluetooth HC-05” để tạo ra
một sản phẩm với giả cả hợp lý và giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn và
góp phần phát triển hệ thống điều khiển.
1.1.3 Sơ đồ tổng quan của hệ thống

12
Hoạt động của hệ thống được thể hiện như hình 1.2

Mô tả hoạt động của hệ thống:


Phần phát tín hiệu điều khiển: Sau khi kết nối thành công, khi người dùng
on/off các cổng, thì sẽ được thể hiện trên giao diện điều khiển của phần mềm. Tín hiệu
điều khiển tương ứng với từng cổng sẽ được chuyển tiếp đến bluetooth của điện thoại
và phần bluetooth này sẽ bức xạ tín hiệu ra bên ngoài.
Phần thu tín hiệu điều khiển: Bên thu sẽ nhận được dữ liệu điều khiển, sau đó
đem dữ liệu đó đi phân tích dữ liệu điều khiển và thực hiện điều khiển on hoặc off các
cổng tương ứng với dữ liệu sau khi phân tích được. Đồng thời save trạng thái của 8
cổng relay đó để đề phòng trường hợp mất điện thì bộ điều khiển vẫn nhớ trạng thái
của từng cổng để khi có để thực hiện on hoặc off khi có điện như lúc chưa mất điện.
1.2 Công nghệ Bluetooth
1.2.1 Khái niệm
Bluetooth là một đặc tả công nghiệp cho truyền thông không dây tầm gần giữa
các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách
giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây (Wireless
Pessonal Area Network-PANs).
Công nghệ là một công nghệ dựa trên tần số vô tuyến và bất cứ một thiết bị nào
có tích hợp bên trong công nghệ này đều có thể truyền thông với các thiết bị khác với
một khoảng cách nhất định về cự ly để đảm bảo công suất cho việc phát và nhận sóng.
Công nghệ này thường được sử dụng để tuyền thông giữa hai thiết bị khác nhau.

13
Bluetooth có thể đạt được tốc độ truyền dữ lệu 1Mb/s. Bluetooth hỗ trợ tốc độ truyền
tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10-100m. Khác với hệ thống hồng ngoại,
kết nối Bluetooth là vô hướng sử dụng giải tần 2,4 GHz.
1.2.2 Lịch sử phát triển
Bluetooth được phát triển bởi Ericsson ( hiện nay là sony Ericsson và Ericsson
Mobile Platforms), sau đó được chuẩn hóa bởi Bluetooth Special Interest Group
(SIG). Chuẩn được phát hành vào ngày 20 tháng 5 năm 1999. Ngày nay được công
nhận hơn 1800 công ty trên toàn thế giới. Được thành lập đầu tiên bởi Sony Ericsson,
IBM, Inter, Toshiba và Nokia, sau đó cùng sự tham gia của nhiều công ty với tư cách
cộng tác viên hay hỗ trợ. Bluetooth có chuẩn là IEEE 802.15.1.
Bluetooth 1.0 (7/1999): Phiên bản đầu tiên được đưa ra thị trường với tốc độ tối
đa ban đầu là 1 Mbps. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ này chưa bao giờ đạt quá mức
700 Kbps.
Bluetooth 1.1(2001): Đánh dấu bước phát triển mới của công nghệ Bluetooth
trên nhiều lĩnh vực khác nhau dưới sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất mới.
Bluetooth 1.2 (11/2003): Bắt đầu có nhiều tiến bộ đáng kể. Chuẩn này hoạt
động dựa tên băng tần 2.4 GHz và tăng cường kết nối thoại.
Bluetooth 2.0 +ERD (2004): Bắt đầu nâng cao tốc độ và giảm thiểu một mức
năng lượng tiêu thụ so với trước đây. Tốc độ của chuẩn lên đến 2.1 Mbps với chế độ
cải thiện kết nối truyền tải -ERD (Enhanced date rate).
Bluetooth 2.1 +ERD (2004): Đây chính là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0 có
hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Bluetooth 3.0+HS (2008)L Có tốc độ truyền dữ liệu đạt tới mức 24 Mbps –
bằng sóng Bluetooth – High Speed, tương đương chuẩn Wifi thế hệ đầu tiên, phạm vi
hiệu quả nhất chỉ trong vòng 10m.
Bluetooth 4.0(30/06/2010): Chuẩn Bluetooth mới nhất hiện nay, được gọi bằng
nhiều tên Bluetooth Low Enery (BLE) hay Bluetooth Smart. Bluetooth 4.0 là phiên
bản tối ưu nhất của chuẩn Bluetooth trước đó, cho phép truyền tải tốc độ cao và tiêu
tốn năng lượng thấp. Phiên bản này là sự phối hợp các đặc tính tiên tiến của chuẩn
Wifi thông thường với những yếu tố cốt lõi của công nghệ Bluetooth.

14
1.2.3 Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
- Tiêu thụ năng lượng thấp.
- Cho phép ứng dụng được nhiều loại thiết bị bao gồm các thiết bị cầm tay và
điện thoại di động.
- Giá thành ngày một giảm.
- Khoảng cách giao tiếp cho phép giữa hai thiết bị kết nối có thể lên đến 100m.
- Bluetooth sử dụng băng tần 2.4 GHz, tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt tới mức
tối đa 1 Mbps mà các thiết bị không cần phải trực tiếp thấy nhau.
- Dễ dàng trong việc phát triển kế nối ứng dụng này với ứng dụng khác thông
qua chuẩn Bluetooth, do đó có thể độc lập về phần cứng cũng như hệ điều hành
sử dụng.
- Tính tương thích cao, được nhiều nhà sản xuất phần cứng cũng như phần mền
hỗ trợ.
Nhược điểm:
- Khoảng cách kết nối ngắn.
- Số lượng kết nối còn hạn chế
- Tốc độ truyền của Bluetooth không cao
- Bị nhiễu bởi một số thiết bị sử dụng sóng radio khác.
- Hạn chế về mặt kỹ thuật
1.2.4 Hoạt động và ứng dụng
Hoạt động:
Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị
cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ trong phạm vi băng tần từ 2,.4 GHz đến 2.485 Ghz.
Bluetooth được thiết kế hoạt động trên 79 tần số đơn lẻ. Khi kết nối, nó sẽ tự động tìm
ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm
bảo sự liên tục.
Ứng dụng:
Bluetooth cho phép kế nối và trao đổi thông tin giữa các thiết bị nhưu điện
thoại di động, điện thoại cố định, laptop, PC, máy in, thiết bị định vị dùng GPS, máy
ảnh số và video game console.

15
Các ứng dụng của Bluetooth nổi bật như sau:

- Điều khiển và giao tiếp không dây giữa smartphone và tai nghe không dây.
- Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít
băng thông.
- Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chằng hạn như chuột,
bàn phím và máy in.
- Truyền dữ liệu giữa các thiết bị dùng giao thưc OBEX.
- Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết
bị định vị GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch và các thiết bị điều khiển giao
thông.
- Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.
- Gửi các mẫu quảng cáo nhỏ từ các pa-nô quảng cáo đến các thiết bị dùng
Bluetooth khác.
- Điều khiển thiết bị từ xa cho các trò chơi điện tử, các thiết bị trong gia đình,…
- Kết nối Internet cho PC hoặc PDA bằng cách dùng điện thoại thông minh thay
modem.

Hình 1.2.4 ứng dụng của Bluetooth.

16
CHƯƠNG 2: LINH KIỆN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

2.1. LINH KIỆN ARDUINO VÀ DÂY KẾT NỐI.

Hình 2.1

a) Thông số kĩ thuật:
 Vi điều khiển: ATmega 328 họ 8 bit
 Điện áp hoạt động: 5 VDC (chỉ được cấp qua cổng USB)
 Tần số hoạt động: 16 MHz
 Dòng tiêu thụ: 30 mA
 Điện áp vào khuyên dùng: 7-12 VDC
 Điện áp vào giới hạn: 6-20 VDC
 Số chân Digital I/O: 14 ( 6 chân hardware PWM)
 Số chân analog: 6 ( độ phân giải 10 bit)
 Dòng tối đa trên mỗi chân I/O: 30 mA
 Dòng ra tối đa (5V): 500mA
 Dòng ra tối đa (3.3V): 50mA
 Bộ nhớ flash: 32KB với 0.5KB dùng để bootloader
 SRAM: 2KB
 EEROM: 1KB
b) Bộ nhớ:
32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ trong bộ
nhớ Flash của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài KB trong số này sẽ được
dùng cho bootloader.

17
2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến bạn khai
báo khi lập trình sẽ lưu ở đây. Bạn khai báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều bộ nhớ
RAM.
Tuy vậy, thực sự thì cũng hiếm khi nào bộ nhớ RAM lại trở thành thứ mà bạn
phải bận tâm. Khi mất điện, dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
1KB cho EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory):
đâygiống như một chiếc ổ cứng mini – nơi bạn có thể đọc và ghi dữ liệu của mình vào
đây mà không phải lo bị mất khi cúp điện giống như dữ liệu trên SRAM.
Các cổng vào ra: Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín
hiệu. Chúng chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là
40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều
khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
c) Ngõ ra I/O:
2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive
– RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2
chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không dây.
Nếu không cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần
thiết
Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ
phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite().
Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V
đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.
Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các
chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức
SPI với các thiết bị khác.
LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm
nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13.
Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu
10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên
board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là

18
nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện
áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit. Đặc biệt, Arduino UNO
có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.
2.2. MẠCH BLUETOOTH HC-05:
Mạch thu phát Bluetooth HC-05 chính hãng có thiết kế nhỏ gọn với khả năng
cấu hình để có thể sử dụng ở cả hai chế độ là Master / Slave, mạch có thể kết nối với
máy tính hoặc Smartphone hỗ trợ chuẩn Bluetooth 2.0 + EDR, thích hợp cho nhiều
ứng dụng khác nhau: Robot Bluetooth, điều khiển thiết bị qua Bluetooth,....

Hình 2.2

Chế độ hoạt động:


- Chế độ Data Mode HC-05 có thể hoạt động như một master hoặc slave tùy vào
việc bạn cấu hình.
- Chế độ slave: cần thiết lập kết nối từ smartphone, laptop, USB Bluetooth để dò
tìm module sau đớ pair với mã PIN là 1234. Sau khi pair thành công, bạn đã có
1 cổng serial từ xa hoạt động ở baud rate 9600. Các lệnh ở chế độ slave:
 AT + ORGL: reset lại cài đặt mặc định.
 AT + RMAAD: xóa mọi thiết bị đã ghép nối
 AT + ROLE = 0: đặt lại chế độ slave.
 At + ADDR: hiển thị địa chỉ của slave.
- Chế độ master: module sẽ tự động dò tìm thiết bị Bluetooth khác (1 module
HC-06, USB Bluetooth, Bluetooth của laptop,..) cà tiến hành pair chủ động mà
không cần thiết lập từ máy tính hoặc smartphone. Các lệnh ở chế độ master:
 AT+ RMAAD: ngắt kết nối với các thiết bị đã ghép.
 AT+ ROLE = 1: đặt là module ở master.

19
 AT + RESET: reset lại thiết bị.
 AT + CMODE = 0: cho phép kết nối với bất kì địa chỉ nào.
 AT + INQM = 0, 5, 5: dừng tìm kiếm thiết bị khi đã tìm được 5 thiết bị
hoặc sau 5s.
 AT + PSWD = 1234: set PIN cho thiết bị.
 AT +INQ: bắt đầu tìm kiếm thiết bị kết nối.
 AT + PAIR = <address>, <timeout>: đặt timeout(s) khi kết nối với 1 địa chỉ
slave.
 AT + LINK =<address> kết nối với slave.
- Tập lệnh AT:
 AT: lệnh test, nó sẽ trả về OK nếu module đã hoạt động ở Command Mode
 AT: + VERSION: trả về firmware hiện tại của module.
 AT + UART = 9600, 0, 0 (thiết lập baudrate 9600, 1 bit stop, no parity).
Thông số kỹ thuật:
 Điện áp hoạt động: 3.2 ~ 6VDC
 Mức điện áp giao tiếp: TTL tương thích 3.3/5VDC.
 Dòng điện khi hoạt động: khi Pairing 30 mA, sau khi pairing hoạt động
truyền nhận bình thường 8 mA.
 Baudrate UART có thể chọn được: 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 38400,
57600, 115200
 Support profiles: Bluetooth serial port (master and slave)
 Bluetooth protocol: Bluetooth specification v2.0 + EDR
 Frequency: 2.4 GHz ISM band
 Modulation: GFSK (Gaussian frequency shift keying)
 Transmit power: =4 dBm, class 2
 Sensitivity: =-84 dBm at 0.1% BER
 Rate: Asynchronous: 2.1 Mbps (max.)/160 kbps
 Synchronous: 1 Mbps/1 Mbps
 Security features: authentication and encryption
 Kích thước: 37 x 15
Sơ đồ chân HC – 05 gồm có:

20
 KEY: Chân này để chọn chế độ hoạt động AT Mode hoặc Data Mode. VCC
chân
 này có thể cấp nguồn từ 3.6V đến 6V bên trong module đã có một ic nguồn
chuyển về điện áp 3.3V và cấp cho IC BC417.
 GND nối với chân nguồn GND
 TXD,RXD đây là hai chân UART để giao tiếp module hoạt động ở mức
logic 3.3V
 STATE các bạn chỉ cần thả nổi và không cần quan tâm đến chân này.
2.3. MẠCH GIẢM ÁP LM2596:

Hình 2.3

Mạch giảm áp DC-DC Buck LM2596 3A có kích thước nhỏ gọn có khả năng
giảm áp từ 30VDC xuống 1.5VDC mà vẫn đạt hiệu suất cao (92%), thích hợp cho các
ứng dụng chia nguồn, hạ áp, cấp cho các thiết bị như camera, robot,...
Thông số kỹ thuật:
 Điện áp đầu vào: Từ 3V đến 30V.
 Điện áp đầu ra: Điều chỉnh được trong khoảng 1.5V đến 30V.
 Dòng đáp ứng tối đa là 3A.
 Hiệu suất : 92%
 Công suất : 15W
 Kích thước: 45 (dài) * 20 (rộng) * 14 (cao) mm

21
2.4. IC ULN 2803:

Hình 2.4

ULN2803 là mảng transistor Darlington điện áp cao và dòng điện cao, chủ yếu
được sử dụng làm trình điều khiển rơ le với khả năng xử lý 8 relay cùng một lúc. Nó
đi kèm với điện áp cực góp cực phát khoảng 50 V và điện áp đầu vào nằm ở 30V.
Thông số kỹ thuật chung:
Loại Transistor 8 NPN Darlington
Dòng Ic (Max) 500mA
Điện áp đánh thủng CE (Max) 50V
Điện áp bão hòa Vce (Max) @ Ib, Ic 1.6V @ 500µA, 350mA
Đóng vỏ 18-DIP
2.5. RELAY 12A – 10A:

Hình 2.1

22
Rơ-le là một công tắc điều khiển từ xa đơn giản, nó dùng một dòng nhỏ để điều
khiển một dòng lớn vì vậy nó được dùng để bảo vệ công tắc nên cũng được xem là
một thiết bị bảo vệ.

Thông số kỹ thuật:
 Điện áp điều khiển: 12V.
 Dòng điện cực đại: 10A.
 Thời gian tác động: 10ms.
 Thời gian nhả hãm: 5ms.
 Nhiệt độ hoạt động: -45oC ~ 75oC.
2.6. LED 5MM VÀ ĐIỆN TRỞ 1,5K:
Led 5mm.
Thông số kỹ thuật:
 Điện áp: 3.2-3.5V.
 Dòng 10-20mA.
 Đường kính: 5MM.
Điện trở (10k).
Thông số kỹ thuật:
 Model: 1,5K 1/4W.
 Nhiêt độ hoạt động: -55°C-155°C.
 Linh kiện xuyên lỗ: 0.5mm.

 Loại: Điện trở cố định.

Hình 2.6

23
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỪ XA
3.1 XÂY DỰNG PHẦN CỨNG
Với đề tài: “ Thiết kế mạch điều khiển thiết bị điện từ xa bằng Arduino và cảm
biến Bluetooth HC – 05 “, việc thiết kế phần cứng của mạch được chia làm 5 khối cơ
bản:
3.1.1 Khối nguồn của mạch
Khối nguồn tạo ra dòng điện, điện áp ổn định để cung cấp cho toàn cả mạch. Vì
thế ta sử dụng module ổn áp LM2596 có chức năng tạo ra dòng điện nhỏ hơn điện áp
đầu vào để duy trì mức điện áp ổn định và an toàn cho mạch. Ngoài ra trên module ổn
áp có các tụ có khả nnawg lọc nhiễu và trữ điện tốt, led trên module báo hiệu khi
mạch hoạt động.
3.1.2 Khối module bluetooth
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều module Bluetooth hỗ trợ vi điều khiểu
giao tiếp với thiết bị khác thông qua kết nối Bluetooth, một số module Bluetooth
thường được sử dụng trong thực tế như: module Bluetooth HC-05, module Bluetooth
HC-06. Tuy nhiên, module Bluetooth HC-05 là lựa chọn tố ưu cho đồ án này vì: giá
thành rẻ hơn so với các Module khác, tốc độ hoạt động phù hợp với truyền dữ liệu
điều khiển thiết bị, dễ dàng mua ở thị trường Việt Nam, được nhiều người sử dụng và
đánh giá là rất ổn định.
3.1.3 Khối điều khiển ngõ ra:
Các relay được xem như công tắc đóng/ngắt thiết bị và được kết nối với các
thiết bị điện trong mạch. Arduino sau khi xử lí tín hiệu xong sẽ gửi lệnh tới để cấp
nguồn đóng/ngắt các relay. Khi relay bật thì thiết bị hoạt động, ngược lại các thiết bị
sẽ ngưng hoạt động.
3.1.4 Khối xử lí trung tâm:

24
Arduino UNO R3 dùng vi điều khiển ATmega328. Bộ não này có thể xử lí
những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho việc điều
khiển từ xa, điều khiển động cơ bước, điều khiển động cơ servo,…hay những ứng
dụng khác.

3.1.5 Khối điều khiển từ xa


Tất cả các loại điện thoại chạy hệ điều hành android có thể cài ứng dụng
android, ứng dụng được sử dụng là phần mềm Arduino bluetooth Control lamp với
một giao diện trực quan, dễ sử dụng cho việc điều khiển và giám sát các thiết bị điện.
Có khả năng điều khiển, giám sát thiết bị.

Hình 3.1.5 - Giao diện phần mềm Bluetooth Control Lamp.


3.2 SƠ ĐỒ KHỐI.

KHỐI ĐIỀU KHIỂN (ĐIỆN


THOẠI ANDROID)

KHỐI MODULE
BLUETOOTH

KHỐI NGUỒN KHỐI TRUNG TÂM XỬ LÍ


25
KHỐI ĐIỀU KHIỂN NGÕ
RA

Hình 3.2 sơ đồ khối.

3.3 NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH.


Khi người dùng on/off các cổng được hiển thị trên giao diện điều khiển của
phần mềm. Dữ liệu tương ứng với từng cổng sẽ được chuyển tiếp đến bluetooth của
điện thoại. Sau đó dữ liệu sẽ được truyền qua Arduino thông qua giao tiếp UART, sau
khi nhận được dữ liệu thì Arduino sẽ đem dữ liệu này đi phân tích theo các điều kiện
và thực hiện điều khiển on/off các relay tương ứng với các điều kiện. Đồng thời lưu
lại trạng thái của 8 cổng relay đó để đề phòng trường hợp mất điện thì bộ điều khiển
vẫn nhớ trạng thái của từng cổng để khi có để thực hiện on hoặc off khi có điện như
lúc chưa mất điện.
3.4 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT
3.3.1. Trên Arduino:

Hình 3.3.1 - Lưu đồ giải thuật trên Arduino


- Giải thích lưu đồ:

26
Thiết lập các thông số ban đầu, cài đặt tốc độ baud là 9600. Kiểm tra liên tục có kí
tự hoặc byte nào được nhận. Nếu có, tùy vào ký tự nhận được chương trình chính sẽ
gọi đến chương trình con điều khiển. Tương tự nếu nhận được byte dữ liệu chương
trình chính sẽ gọi đến gọi đến chương trình con để kiểm tra điều kiện và điều khiển
thiết bị.

3.3.2. Trên điện thoại thông minh

Hình 3.3.2 - Lưu đồ giải thuật trên điện thoại


- Giải thích lưu đồ:
Hiển thị hộp thoại thông báo ứng dụng muốn bật Bluetooth. Chọn Yes để bật
Bluetooth, chọn No để thoát ứng dụng. Nếu chọn Yes phần mềm tìm kiếm thiết bị và
kết nối đến địa chỉ Mac của thiết bị đã lưu trên code. Kết nối thành công sẽ xuất hiện
Toast (Một dòng thông báo nhanh) thiết bị đã được ghép nối. Kết nối không thành
27
công sẽ quay lên tìm kiếm lại thiệt bị. Giao diện ứng dụng chờ có sự kiện nào được
chọn. Nếu có thì gửi đi một kí tự (nếu ấn button) hoặc 1 byte dữ liệu thì đèn sáng theo
button đã được nhấn.

3.5 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ

Hình 3.4 sơ đồ nguyên lí.


3.6 MẠCH IN

28
Hình 3.5 Mạch in.

3.7 MẠCH IN 3D

Hình 3.6 Mạch in 3D.


3.8 MÔ HÌNH THỰC TẾ

29
Hình 3.7 mô hình thực tế.

3.9 CHƯƠNG TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN


Tôi sử dụng phần mền Arduino IDE để viết code cho vi điều khiển. Chương trình
code được hoàn thành như sau:
#include <SoftwareSerial.h>
SoftwareSerial mySerial(10, 11);
#define Lamp1 2
#define Lamp2 3
#define Lamp3 4
#define Lamp4 5
#define Lamp5 6
#define Lamp6 7
#define Lamp7 8
#define Lamp8 9

30
char val;
String
statusLamp1,statusLamp2,statusLamp3,statusLamp4,statusLamp5,statusLamp6,status
Lamp7,statusLamp8;
void setup() {
pinMode(Lamp1,OUTPUT);
pinMode(Lamp2,OUTPUT);
pinMode(Lamp3,OUTPUT);
pinMode(Lamp4,OUTPUT);
pinMode(Lamp5,OUTPUT);
pinMode(Lamp6,OUTPUT);
pinMode(Lamp7,OUTPUT);
pinMode(Lamp8,OUTPUT);
mySerial.begin(9600);
Serial.begin(9600);
}

void loop() {
//cek data serial from bluetooth android App
if( mySerial.available() >0 ) {
val = mySerial.read();
Serial.println(val);
}
if( val == '1' ) {
digitalWrite(Lamp1,HIGH); statusLamp1="1"; }
else if( val == '2' ) {
digitalWrite(Lamp2,HIGH); statusLamp2="2"; }
else if( val == '3' ) {
digitalWrite(Lamp3,HIGH); statusLamp3="3"; }
else if( val == '4' ) {
digitalWrite(Lamp4,HIGH); statusLamp4="4"; }

31
else if( val == '5' ) {
digitalWrite(Lamp5,HIGH); statusLamp5="5";}
else if( val == '6' ) {
digitalWrite(Lamp6,HIGH); statusLamp6="6";}
else if( val == '7' ) {
digitalWrite(Lamp7,HIGH); statusLamp7="7";}
else if( val == '8' ) {
digitalWrite(Lamp8,HIGH); statusLamp8="8";}
else if( val == '9' ) {
digitalWrite(Lamp1,HIGH); statusLamp1="1";
digitalWrite(Lamp2,HIGH); statusLamp2="2";
digitalWrite(Lamp3,HIGH); statusLamp3="3";
digitalWrite(Lamp4,HIGH); statusLamp4="4";
digitalWrite(Lamp5,HIGH); statusLamp5="5";
digitalWrite(Lamp6,HIGH); statusLamp6="6";
digitalWrite(Lamp7,HIGH); statusLamp7="7";
digitalWrite(Lamp8,HIGH); statusLamp8="8";
}
else if( val == 'A' ) {
digitalWrite(Lamp1,LOW); statusLamp1="A"; }
else if( val == 'B' ) {
digitalWrite(Lamp2,LOW); statusLamp2="B"; }
else if( val == 'C' ) {
digitalWrite(Lamp3,LOW); statusLamp3="C"; }
else if( val == 'D' ) {
digitalWrite(Lamp4,LOW); statusLamp4="D"; }
else if( val == 'E' ) {
digitalWrite(Lamp5,LOW); statusLamp5="E";}
else if( val == 'F' ) {
digitalWrite(Lamp6,LOW); statusLamp6="F";}
else if( val == 'G' ) {

32
digitalWrite(Lamp7,LOW); statusLamp7="G";}
else if( val == 'H' ) {
digitalWrite(Lamp8,LOW); statusLamp8="H";}
else if( val == 'I' ) {
digitalWrite(Lamp1,LOW); statusLamp1="A";
digitalWrite(Lamp2,LOW); statusLamp2="B";
digitalWrite(Lamp3,LOW); statusLamp3="C";
digitalWrite(Lamp4,LOW); statusLamp4="D";
digitalWrite(Lamp5,LOW); statusLamp5="E";
digitalWrite(Lamp6,LOW); statusLamp6="F";
digitalWrite(Lamp7,LOW); statusLamp7="G";
digitalWrite(Lamp8,LOW); statusLamp8="H";
}
}

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI.

Sau nhiều tháng nổ lực làm thì tôi cũng đã hoàn thành đề tài “ Điều khiển thiết
bị điện bằng Arduino và cảm biến Bluetooth HC-05” về cả lý thuyết lẫn thi công. Với
đề tài này giúp tôi học được nhiều điều bổ ích và nắm vững được nhiều kiến thức lý
thuyết về điện tử và vi xử lí.
Trong thời gian thực hiện đề tài, với sự hạn chế về tài liệu vì vậy đòi hỏi tôi
phải cố gắng tìm tòi và nhiệt tình hơn trong công việc nghiên cứu và cuối cùng tôi đã
hoàn thành đề tài một cách trọn vẹn. Đó là kết quả của một thời gian dài nổi lưc của
tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Thầy Huỳnh Phát Triển cùng
với sự giúp đỡ của bạn bè nên đề tài đã hoàn thành đúng thời gian yêu cầu.

4.1. KẾT LUẬN


Đề tài của em có những ưu nhược điểm như sau:

33
 Ưu điểm:
- Giao diện phần mềm đẹp, dễ dàng cài đặt trên hầu hết các dòng điện thoại
thông minh.
- Tốc độ xử lý của vi điều khiển khá nhanh, giá thành hợp lí hơn so với cá bộ
điều khiển khác.
- Mô hình cấu tạo đơn giản dễ dàng lắp đặt, sửa chữa, tháo lắp vệ sinh và không
tiêu tốn quá nhiều điện năng.
 Nhược điểm:
- Cự ly truyền dữ liệu giữa điện thoại đến module Bluetooth còn hạn chế. Do
chất lượng linh kiện không đảm bảo đúng thông số trong Datasheet nên có một
số lỗi nhỏ như thời gian chưa hoạt động chính xác cũng như công suất không
đảm bảo.
- Sản phẩm chưa được thử nghiệm với thời gian dài với nhiều môi trường khác
nhau nên chưa đánh giá chính xác được độ ổn định.
4.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Điều khiển thiết bị điện từ xa
bằng Arduino và cảm biến Bluetooh HC-05”. Vì mạch sử dụng điều khiển thông qua
vi điều khiển nên có thể phát triển thêm nhiều tính năng và khắc phục được những hạn
chế còn thiếu sót.
Không chỉ dừng lại ở điều khiển đèn, quạt, tương lai có thể phát triển thêm một
số thiết bị trong nhà như tivi, máy điều hòa,….
Mục tiêu là tạo ra sản phẩm có khả năng ứng dụng và cuộc sống có chất lượng
nhưng giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của người Việt Nam.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] YOUTUBE DK KHOA HOC: https://www.youtube.com/watch?v=J-


QzqGNqeEQ&t=39s

[2] CỘNG ĐỒNG ARDUINO VIỆT NAM: http://arduino.vn/

[3] SLIDE SHARE: https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-mach-dieu-


khien-thiet-bi-bang-android-bang-bluetooth-hay

Sửa lại lưu đồ giải thuật trên arduino, thêm điều kiện để xét

35
36

You might also like