You are on page 1of 54

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO
MÔN: INTERNET VẠN VẬT

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG BOARD MẠCH ARDUINO


TRONG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH

Người thực hiện: 21004010 Huỳnh Khoa Nhẫn


21004051 Nguyễn Kim Anh
21004152 Trần Lê Ngọc Nhi
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Phan An Trường
Nguyễn Khắc Tường

Vĩnh Long, 2023


1

NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Ý thức thực hiện:......................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nội dung thực hiện:..................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Hình thức trình bày:..................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tổng hợp kết quả:.....................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
 Tổ chức báo cáo trước hội đồng
 Tổ chức chấm thuyết minh

Vĩnh Long, ngày......tháng......năm..........


Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
1

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo với đề tài “Ứng dụng board mạch Arduino trong
nông nghiệp thông minh”, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Trần Phan An
Trường, Thầy Nguyễn Khắc Tường - giảng viên bộ môn đã truyền đạt kiến thức
một cách thiết thực nhất bằng cả tất cả tâm huyết.
Ngoài ra, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vĩnh Long đã đưa bộ môn Internet vạn vật vào chương trình giảng dạy để
nhóm có cơ hội tiếp thu kiến thức quý giá.
Trong thời gian học tập bộ môn này, ngoài việc tiếp xúc với lý thuyết mà còn
nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế hữu ích. Bộ môn Internet vạn vật không
chỉ bổ ích mà còn có tính ứng dụng cao. Nhờ đó, chúng em tin mình có thêm hành
trang vững bước trên ngành nghề mà mình đã lựa chọn.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ. Nhóm chúng em dù cố gắng hết sức song bài báo cáo khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác. Kính mong Thầy xem
xét và góp ý để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1

MỤC LỤC

NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN............................i

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii

MỤC LỤC.................................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................v

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI........................................................................1

1.1 Tổng quan về IoT..........................................................................................1

1.1.1 Lịch sử....................................................................................................1

1.1.2 Lợi ích.....................................................................................................1

1.1.3 Ưu điểm..................................................................................................2

1.1.4 Khuyết điểm...........................................................................................2

1.2 Nông nghiệp thông minh...............................................................................2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................4

2.1 Board mạch Arduino.........................................................................................4

2.1.1 Lịch sử........................................................................................................4

2.1.2 Arduino UNO R3.......................................................................................5

2.1.3 Cấu tạo của Arduino..................................................................................6

2.1.4 Ứng dụng của Arduino...............................................................................6

2.2 Tìm hiểu về Proteus..........................................................................................7

2.2.1 Giới thiệu....................................................................................................7

2.2.2 Mô phỏng Arduino trên Proteus.................................................................7

2.3 Cảm biến và module chức năng.......................................................................7

2.3.1 Cảm biến ánh sáng.....................................................................................7

2.3.2 Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm không khí......................................................10


1

2.3.3 Cảm biến khí gas......................................................................................12

2.3.4 Cảm biến độ rung.....................................................................................13

2.3.5 Cảm biến độ pH........................................................................................15

2.3.6 Cảm biến mưa...........................................................................................17

2.3.7 Cảm biến lượng nước...............................................................................19

2.3.8 Cảm biến nhiệt độ trong nước (DS18B20)...............................................21

2.3.9 Thời gian thực (DS1307)..........................................................................23

2.3.10 Led..........................................................................................................23

2.3.11 Relay.......................................................................................................24

2.3.12 Điện trở (Resistor)..................................................................................24

2.3.13 Motor (DC).............................................................................................25

2.3.14 LCD........................................................................................................26

2.3.15 Speaker (Loa).........................................................................................26

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG...............................................28

3.1 Đặc tả hệ thống................................................................................................28

3.2 Sơ đồ hệ thống.................................................................................................28

3.2.1 Sơ đồ chức năng.......................................................................................28

3.2.2 Sơ đồ đấu nối............................................................................................33

3.3 Xây dựng hệ thống..........................................................................................34

3.3.1 Chức năng 1: Kiểm soát nhiệt độ độ ẩm trong môi trường trồng cây......34

3.3.2 Chức năng 2: Kiểm soát lượng ánh sáng đi vào môi trường trồng cây....34

3.3.3 Chức năng 3: Duy trì nhiệt độ đo trong môi trường ao hồ nuôi tôm tích.34

3.3.4 Chức năng 4: Thông báo độ pH đo được trong từng lần đo.....................34

3.3.5 Chức năng 5: In thông tin lưu lượng nước trong ao hồ nuôi....................35

3.3.6 Chức năng 6: Cảnh báo khi phát hiện có mưa..........................................35

3.3.7 Chức năng 7: Nhận diện ánh sáng để bật tắt hệ thống đèn.......................35
1

3.3.8 Chức năng 8: In lên màn hình LCD giá trị của nhiệt độ, độ ẩm đo được
trong từng lần đo...............................................................................................35

3.3.9 Chức năng 9: Cảnh báo khi phát hiện rò rỉ gas........................................35

3.3.10 Chức năng 10: In lên màn hình LCD tình trạng sức khỏe của heo........35

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.........................................36

4.1 Kết luận...........................................................................................................36

4.1.1 Thuận lợi và khó khăn khi làm đề tài.......................................................36

4.1.2 Kết quả đạt được.......................................................................................36

4.2 Hướng phát triển........................................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................38


1

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1 Mô hình Vườn - Ao - Chuồng trong lĩnh vực Nông nghiệp thông minh...................3
Hình 2 Board mạch Arduino đầu tiên....................................................................................4
Hình 3 Severino (aka S3V3)..................................................................................................5
Hình 4 Board Arduino R3......................................................................................................5
Hình 5 Mô phỏng Arduino UNO...........................................................................................8
Hình 6 Cảm biến ánh sáng.....................................................................................................9
Hình 7 Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm.....................................................................................12
Hình 8 Cảm biến khí gas......................................................................................................15
Hình 9 Cảm biến rung..........................................................................................................17
Hình 10 Cảm biến độ pH.....................................................................................................20
Hình 11 Mô phỏng cảm biến mưa........................................................................................23
Hình 12 Mô phỏng cảm biến mực nước...............................................................................26
Hình 13 Mô phỏng cảm biến nhiệt độ trong nước...............................................................28
Hình 14 Mô phỏng module thời gian thực...........................................................................31
Hình 15 Mô phỏng LED......................................................................................................31
Hình 16 Mô phỏng relay......................................................................................................31
Hình 17 Mô phỏng điện trở..................................................................................................32
Hình 18 Mô phỏng Motor....................................................................................................33
Hình 19 Mô phỏng Module điều khiển động cơ..................................................................33
Hình 20 Mô phỏng LCD......................................................................................................34
Hình 21 Mô phỏng Loa........................................................................................................34
Hình 22 Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong lĩnh vực trồng trọt..............................................35
Hình 23 Kiểm soát lượng ánh sáng đi vào môi trường thủy canh.......................................36
Hình 24 Duy trì nhiệt độ đo trong môi trường ao hồ nuôi tôm tích.....................................36
Hình 25 Thông báo độ pH đo được trong từng lần đo.........................................................36
Hình 26 In thông tin lưu lượng nước trong ao hồ nuôi........................................................37
Hình 27 Cảnh báo khi phát hiện có mưa..............................................................................37
Hình 28 Nhận diện ánh sáng để bật tắt hệ thống đèn...........................................................38
Hình 29 In lên màn hình LCD giá trị của nhiệt độ, độ ẩm đo được trong từng lần đo........38
Hình 30 Cảnh báo khi phát hiện rò rỉ gas.............................................................................38
Hình 31 In lên màn hình LCD tình trạng sức khỏe của heo.................................................39
Hình 32 Sơ đồ hệ thống Trồng trọt......................................................................................39
Hình 33 Sơ đồ hệ thống Thủy sản........................................................................................39
1

Hình 34 Sơ đồ hệ thống Chăn nuôi......................................................................................40


1

LỜI NÓI ĐẦU


Internet of Things (IoT) là một xu hướng công nghệ đang phát triển rất
nhanh trong những năm gần đây. Nó cho phép các thiết bị điện tử được kết nối với
nhau và với internet, tạo thành một mạng lưới thông tin toàn cầu. Thông qua IoT,
các thiết bị có thể thu thập, chia sẻ và xử lý dữ liệu một cách tự động và thông
minh, giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn và hiệu quả hơn.
Những tiềm năng của IoT rất lớn, từ việc giảm thiểu sự lãng phí năng lượng
và tài nguyên, đến việc giúp cho các doanh nghiệp cải thiện hiệu suất hoạt động và
nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên, cũng có những thách thức và rủi
ro khi triển khai IoT, chẳng hạn như vấn đề bảo mật thông tin và quyền riêng tư.
Trong lời mở đầu này, chúng ta đã thấy được sự quan trọng của IoT và
những cơ hội cũng như thách thức mà nó đem lại. Việc áp dụng IoT đòi hỏi sự kết
hợp giữa các kỹ thuật và phương pháp từ nhiều lĩnh vực, và đòi hỏi sự chú trọng
đến các vấn đề liên quan đến bảo mật và riêng tư. Tuy nhiên, nếu được triển khai
đúng cách, IoT có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và kinh tế, và là một trong
những xu hướng công nghệ quan trọng trong tương lai.
Báo cáo gồm 04 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về IoT và lý do chọn đề tài Nông nghiệp thông minh.
Chương 2: Sơ lược về Proteus, Arduino và ứng dụng cảm biến cho Nông
nghiệp.
Chương 3: Phân tích và thiết kế mô hình Nông nghiệp.
Chương 4: Kết luận đề tài và hướng phát triển cụ thể
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


Chương mở đầu cung cấp thông tin cơ bản về Internet vạn vật, ưu và nhược
điểm; đồng thời là kiến thức nền tảng về lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong Nông
nghiệp thông minh.
1.1 Tổng quan về IoT
1.1.1 Lịch sử
Ý tưởng về IOT đã được ra đời và xuất hiện vào các năm 1980 - 1990, khi
mà Internet đang bắt đầu vươn dài ra tầm ảnh hưởng của mình tới toàn thế giới. Tuy
nhiên, chúng chỉ mới xuất hiện trong dự án đầu là các máy bán hàng tự động kết nối
Internet.
 Giai đoạn 2000 - 2010: Sự phát triển và phổ biến của Wi-Fi và Bluetooth
đồng thời giá thành của các vi mạch và cảm biển giảm đáng kể. Điều này tạo
tiền đề cho sự xuất hiện của các ứng dụng IoT trong nhiều lĩnh vực.
 Giai đoạn 2010 - 2015: Với sự ra đời của các giao thức liên mạng mới như
4G, IPv6 đã cho phép truyền dữ liệu nhanh và ổn định hơn, vì thế IoT đã
được đầu tư mạnh mẽ và trở nên phổ biến từ các công ty công nghệ lớn. Các
lĩnh vực đã được mở rộng như công nghiệp thông minh, nông nghiệp thông
minh, …
 Giai đoạn 2015 - nay: Sự cải tiến của các công nghệ kết nối không dây cũng
như sự ra đời của 5G góp phần không nhỏ cho sự phát triển IoT, và khả năng
về an ninh cũng như quản lý dữ liệu ngày càng chặt chẽ, làm cho IoT được
ngày càng được áp dụng và mở rộng vào nhiều lĩnh vực.
1.1.2 Lợi ích
IoT bao gồm 03 lợi ích như sau:
 Tính tự động hóa và hiệu quả cao: IoT cho phép tự động hóa, trong quá
trình sản xuất vận hành trong nhiều lĩnh vực và hoạt động sản xuất. Giảm bớt
nhiều sai sót, đảm bảo sự ổn định và tăng năng suất.
 Cải thiện chất lượng cuộc sống: IoT được ứng dụng nhiều vào các thiết bị
nhà thông minh cũng như các thiết bị y tế, nhầm đảm bảo an toàn và cải
thiện chất lượng cuộc sống.
 Tăng cường an ninh và an toàn: IoT giúp con người giám sát phát hiện
nguy cơ, phòng ngừa tai nạn từ đó đảm bảo an toàn và an ninh cho hệ thống.
2

1.1.3 Ưu điểm
IoT gồm 03 ưu điểm: tính kết nối và linh hoạt, giảm chi phí và tiết kiệm tài
nguyên, nâng cao trải nghiệm người dùng.
 Tính kết nối và linh hoạt: IoT cho phép kết nối và giao tiếp tạo ra sự tương
tác giữa nhiều các thiết bị khác nhau thông qua Internet.
 Giảm chi phí và tiết kiệm tài nguyên: IoT giúp giảm chi phí trong nhiều lĩnh
vực, các dữ liệu được đưa ra dựa trên các dữ liệu thực tế, từ đó giúp tối ưu
hóa sử dụng tài nguyên.
 Nâng cao trải nghiệm người dùng: IoT mang lại trải nghiệm người dùng
mới lạ và tốt hơn thông qua các ứng dụng về nhà thông minh, thiết bị y tế, …
Người dùng có thể tận dụng các tiện ích của IoT để kiểm soát quản lý các
thiết bị và dịch vụ nhằm tăng cường sự tiện ích.
1.1.4 Khuyết điểm
Bên cạnh lợi ích, IoT cũng tồn tại những khuyết điểm:
 Quyền riêng tư dữ liệu: IoT cho phép kết nối và giao tiếp thông qua Internet,
điều này làm tăng nguy cơ cho việc rò rỉ thông tin cá nhân.
 Năng lượng hoạt động: Hệ thống được duy trì thông qua dung lượng pin và
kết nối qua mạng lưới. Dù đã khắc phục vấn đề kết nối cho cảm biến, hạn
chế về thời gian sử dụng vẫn còn do các thiết bị cần phải được nạp năng
lượng lại cho lần sử dụng tiếp theo.
 Khả năng tương thích: Không có tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu về thông số kỹ
thuật cho các loại thiết bị theo dõi nói chung và cảm biến nói riêng. Chính vì
vậy đã gây ra sự khó khăn trong vấn đề kết nối các thiết bị khác nhà sản xuất.
1.2 Nông nghiệp thông minh
Trồng trọt, chăn nuôi gia súc lớn và thủy sản - 3 lĩnh vực trong nông nghiệp
liên kết với nhau thông qua Internet tạo thành một mạng lưới quản lý nông
nghiệp quy mô rộng. Dữ liệu phân tích sẽ được gửi về cơ sở dữ liệu lưu trữ và
trả kết quả cho thiết bị giám sát, cụ thể là smartphone hay máy tính. Thiết bị
giám sát này có khả năng hiệu chỉnh lại mức độ hoạt động của các loại cảm biến
ứng dụng trong nông nghiệp thông minh.
3

Hình 1 Mô hình Vườn - Ao - Chuồng trong lĩnh vực Nông nghiệp thông minh
Trong hệ thống vườn - ao - chuồng, nguồn thức ăn cho cá lấy từ phân do gia
súc, hơn nữa phân còn được sử dụng để bón vườn. Sau đó ao nuôi phục vụ nước
cho tưới tiêu, ngoài ra đất bùn khi vét cải tạo ao bổ sung đất tốt cho mọi cây trong
vườn; còn vườn cung cấp rau cho chăn nuôi.
4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Board mạch Arduino
2.1.1 Lịch sử
Arduino là một bảng mạch vi điều khiển nguồn mở dựa trên vi điều khiển
ATmega. Board mạch trang bị các chân nhập/xuất Digital và Analog có thể giao
tiếp với các thiết bị ngoại vi khác, dựa trên nền tảng mở có thể dễ dàng xây dựng
cho mình một ứng dụng thực tế.
Arduino đi kèm một công cụ lập trình có tên Arduino IDE được tích hợp sẵn
editor, compiler và programmer đi kèm với nó là các firmware có boardotloader,
các bộ thư viện được xây dựng sẵn và dễ dàng tích hợp và được lập trình bằng ngôn
ngữ C/C++ được phát hành theo dự án mã nguồn mở.
Triết lý thiết kế và sử dụng của Arduino giúp cho người mới không chuyên
rất dễ tiếp cận. Tuy nhiên, với trình biên dịch C/C++ các thư viện được xây dựng
với mức độ phổ biến ngày càng tăng và hiệu năng không thua kém các trình biên
dịch chuyên nghiệp.

Hình 2 Board mạch Arduino đầu tiên


5

Hình 3 Severino (aka S3V3)


2.1.2 Arduino UNO R3
Arduino Uno R3 là board mạch được đánh giá là tốt nhất cho những người
mới bắt đầu về điện tử và lập trình. Nó được sử dụng nhiều nhất trong các board
mạch thuộc họ Arduino. Hình 2.3 là hình ảnh thực tế của board.

Hình 4 Board Arduino R3


Một số thông tin chính của board Arduino Uno R3:
 Sử dụng vi điều khiển ATmega328 của hãng Atmel.
 Lập trình thông qua giao diện cổng USB.
 Header cho các chân GPIO.
 Gồm 4 LED: nguồn, RX, TX và Debug.
 Nút nhấn Reset board mạch.
 Có jack để cấp nguồn khi không dùng nguồn ở cổng USB.
6

 Các header cho In-Circuit Serial Programmer (ICSP), hiểu đơn giản thì
đây là các header để kết nối với mạch nạp cho chip nếu không nạp thông
qua cổng USB.
2.1.3 Cấu tạo của Arduino
Arduino là một nền tảng phát triển phần cứng được thiết kế để đơn giản hóa quá
trình phát triển các ứng dụng điện tử. Arduino bao gồm một bảng mạch điện tử
(board) được tích hợp với một vi xử lý, các linh kiện điện tử và các chân kết nối.
Cấu trúc của một board Arduino thường bao gồm:
 Vi xử lý: Arduino sử dụng các vi xử lý AVR của Atmel hoặc ARM Cortex
của STMicroelectronics. Vi xử lý này được lập trình bởi người dùng để điều
khiển các thiết bị ngoại vi.
 Điện trở: Một số điện trở được sử dụng để giảm điện áp hoặc chuyển đổi lại
điện áp từ các cổng vào và ra.
 Điện dung: Điện dung được sử dụng để lọc tín hiệu hoặc tạo một nguồn tín
hiệu tạm thời.
 IC: Một số board Arduino có các IC bổ sung như IC điều khiển motor, IC đo
nhiệt độ hoặc IC đọc cảm biến.
 Các chân kết nối: Board Arduino có các chân kết nối được đánh số để kết
nối với các thiết bị ngoại vi như cảm biến, động cơ, màn hình hiển thị, v.v.
 Các cổng kết nối: Board Arduino có các cổng kết nối để kết nối với máy
tính hoặc các board khác.
 Phần mềm điều khiển: Board Arduino được lập trình bằng phần mềm
Arduino IDE, cho phép người dùng thiết kế và tải lên các chương trình điều
khiển cho board.
2.1.4 Ứng dụng của Arduino
Arduino là một nền tảng phát triển phần cứng linh hoạt và dễ sử dụng, cho
phép người dùng phát triển các ứng dụng điện tử đa dạng. Dưới đây là một số ứng
dụng của Arduino:
 Điều khiển thiết bị: Arduino cho phép người dùng lập trình để điều khiển
các thiết bị điện tử thông qua các chân kết nối, chẳng hạn như đèn, quạt, cửa
tự động, v.v.
7

 Điều khiển roboardt: Arduino cung cấp các thư viện và công cụ để lập trình
điều khiển roboardt. Người dùng có thể sử dụng các cảm biến và các module
đặc biệt để lập trình roboardt di chuyển, thu thập dữ liệu và thực hiện các tác
vụ khác.
 Điều khiển các thiết bị IoT: Arduino có thể sử dụng để lập trình các thiết bị
IoT như cảm biến, đèn thông minh, hệ thống an ninh, v.v. để thu thập dữ liệu
và điều khiển từ xa.
 Điều khiển động cơ: Arduino có thể được sử dụng để điều khiển động cơ
bằng cách sử dụng các mạch điều khiển động cơ. Điều này cho phép người
dùng tạo ra các ứng dụng điều khiển động cơ đơn giản hoặc phức tạp hơn,
chẳng hạn như các hệ thống điều khiển động cơ CNC.
 Điều khiển các thiết bị âm thanh: Arduino cũng có thể được sử dụng để
điều khiển các thiết bị âm thanh, chẳng hạn như các bộ khuếch đại âm thanh,
bộ điều khiển âm thanh và các loa.
 Điều khiển các thiết bị ngoại vi khác: Arduino còn có thể được sử dụng để
điều khiển các thiết bị ngoại vi khác như màn hình hiển thị, bộ lọc tín hiệu,
v.v.
2.2 Tìm hiểu về Proteus
2.2.1 Giới thiệu
Proteus là một phần mềm mô phỏng mạch điện tử, được sử dụng rộng rãi
trong việc thiết kế và mô phỏng các mạch điện tử, hệ thống vi điều khiển và hệ
thống nhúng. Proteus bao gồm hai phần chính:
 ISIS - Thiết kế mạch điện tử: ISIS cho phép người dùng thiết kế mạch điện
tử bằng cách chọn và kết hợp các linh kiện điện tử có sẵn trong thư viện của
phần mềm. Người dùng có thể thêm các linh kiện mới và tạo các linh kiện
đặc biệt của riêng mình. Việc thiết kế mạch điện tử trong ISIS cho phép
người dùng xem trước hiệu ứng của các linh kiện và các tín hiệu điện trên
mạch.
 ARES - Thiết kế mạch in: ARES cho phép người dùng thiết kế mạch in
(PCB) từ mạch điện tử đã được thiết kế trong ISIS. Người dùng có thể tùy
chỉnh kích thước, hướng dẫn vị trí các linh kiện, định vị lỗ dưới mạch, và xác
định các đường dẫn điện trên mạch in.
8

Proteus cũng cung cấp các tính năng mô phỏng mạch điện tử để giúp người
dùng kiểm tra tính đúng đắn của mạch. Proteus cung cấp một bộ thư viện linh kiện
phong phú, bao gồm các linh kiện điện tử phổ biến như vi điều khiển, cảm biến, các
IC điện tử, và các linh kiện phụ kiện khác.
Proteus còn có tính năng đa ngôn ngữ, cho phép người dùng lựa chọn ngôn
ngữ mà họ muốn sử dụng trong phần mềm. Ngoài ra, Proteus hỗ trợ các kiểu xuất
tập tin khác nhau như Gerber, BOARDM và các tập tin CAD khác.
Proteus là một công cụ hữu ích cho các kỹ sư điện tử và nhà phát triển để
thiết kế và mô phỏng các mạch điện tử và mạch in PCB trước khi sản xuất vật lý.
2.2.2 Mô phỏng Arduino trên Proteus

Hình 5 Mô phỏng Arduino UNO


Với việc mô phỏng mạch điện tử và chương trình trên board Arduino trên Proteus,
người dùng có thể kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn của mạch trước khi sản xuất
vật lý.
2.3 Cảm biến và module chức năng
2.3.1 Cảm biến ánh sáng
BH1750 là cảm biến ánh sáng kỹ thuật số hoặc cảm biến cường độ ánh sáng
đã được hiệu chỉnh để đo cường độ ánh sáng và chuyển nó thành một số kỹ thuật số
16 bit. Đầu ra cảm biến được truy cập thông qua giao thức I2C với đơn vị là Lux
nên không cần phải áp dụng công thức để tính toán hoặc chuyển đổi. Lux là đơn vị
đo cường độ ánh sáng nó dùng để đo cường độ theo lượng ánh sáng chiếu vào một
khu vực cụ thể, một lux tương đương với một lumen trên mét vuông.
9

Cảm biến hoạt động trên điện áp từ 2.4V đến 3.6V (thường là 3.0V) và nó
tiêu thụ dòng điện 0,12mA. Cảm biến có phạm vi rộng và độ phân giải cao (1 -
65535 Lux) và ngoài ra sự thay đổi đo lường cũng nhỏ (khoảng +/- 20%). Nó cũng
có thể hoạt động độc lập mà không cần bất kỳ thành phần bên ngoài nào.

Hình 6 Cảm biến ánh sáng


2.3.1.1 Tính năng
Cảm biến ánh sáng là một thiết bị quan trọng, được sử dụng để đo mức độ
chiếu sáng trong một không gian hoặc môi trường nhất định. Các tính năng chính
của cảm biến ánh sáng bao gồm:
 Độ nhạy: Độ nhạy của cảm biến ánh sáng quyết định mức độ ánh sáng tối
thiểu mà cảm biến có thể phát hiện được. Độ nhạy của cảm biến ánh sáng
được đo bằng đơn vị lux hoặc foot-candles.
 Dải đo: Dải đo của cảm biến ánh sáng quyết định mức độ ánh sáng tối đa mà
cảm biến có thể đo được. Dải đo của cảm biến ánh sáng được đo bằng đơn vị
lux hoặc foot-candles.
 Độ phân giải: Độ phân giải của cảm biến ánh sáng quyết định độ chính xác
của giá trị đo được. Độ phân giải của cảm biến ánh sáng được đo bằng đơn vị
lux hoặc foot-candles.
 Độ lệch: Độ lệch của cảm biến ánh sáng quyết định mức độ sai số giữa giá
trị đo được và giá trị thực tế. Độ lệch của cảm biến ánh sáng được đo bằng
đơn vị lux hoặc foot-candles.
 Tốc độ đáp ứng: Tốc độ đáp ứng của cảm biến ánh sáng quyết định thời
gian phản hồi của cảm biến đến các thay đổi về mức độ ánh sáng. Tốc độ đáp
ứng của cảm biến ánh sáng được đo bằng đơn vị giây.
10

 Độ chính xác: Độ chính xác của cảm biến ánh sáng quyết định độ tin cậy
của giá trị đo được. Độ chính xác của cảm biến ánh sáng được đo bằng đơn
vị lux hoặc foot-candles.
 Độ ổn định: Độ ổn định của cảm biến ánh sáng quyết định khả năng của cảm
biến để duy trì độ chính xác của giá trị đo được trong thời gian dài.
2.3.1.2 Thông số kỹ thuật
Để sử dụng cảm biến có độ bền cao và dữ liệu chính xác phù hợp với mục
đích ứng dụng cần nắm rõ thông số kỹ thuật chi tiết của cảm biến, thông số cảm
biến cường độ ánh sáng được mô tả bên dưới.
Bảng 1 Thông số kỹ thuật cảm biến cường độ ánh sáng BH1750
Tên thông số Giá trị
Điện áp Hoạt động 2.4V đến 3.6V (thường là
3.0V)
Giao tiếp I2C
Khoảng đo 1 đến 65535 Lux
Kích cỡ 21*16*3.3mm
2.3.1.3 Nguyên lí cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng là một thiết bị đo lường, được sử dụng để đo mức độ
chiếu sáng trong một không gian hoặc môi trường nhất định. Cảm biến ánh sáng
hoạt động dựa trên nguyên lý của hiện tượng quang điện, tức là sự phát điện trong
các tế bào quang điện.
Cảm biến ánh sáng thường được chứa trong một vỏ bảo vệ, được thiết kế để
chắn ánh sáng từ các nguồn bên ngoài. Cảm biến này được bao gồm một tế bào
quang điện, bao gồm hai lớp chất bán dẫn, thường là silic và được phủ một lớp
mỏng của kim loại như đồng hoặc chì.
Khi một nguồn ánh sáng chiếu lên cảm biến, các photon trong ánh sáng sẽ va
chạm với các nguyên tử trong tế bào quang điện, gây ra sự phát điện. Các điện tử sẽ
di chuyển từ lớp chất bán dẫn đến lớp khác, tạo ra một dòng điện. Cường độ dòng
điện này tỉ lệ thuận với mức độ ánh sáng chiếu vào cảm biến, nghĩa là càng nhiều
ánh sáng chiếu vào thì cảm biến sẽ phát ra một dòng điện càng lớn.
Để đọc giá trị từ cảm biến ánh sáng, ta dùng một mạch đo dòng điện
(amplifier), sử dụng nguồn điện bên ngoài để cung cấp dòng điện cho cảm biến.
11

Điện áp đầu ra của mạch đo dòng điện sẽ tăng lên tùy thuộc vào mức độ ánh sáng
chiếu vào cảm biến. Sau đó, giá trị đầu ra này sẽ được đọc bởi vi điều khiển hoặc bộ
điều khiển để thực hiện các hành động phù hợp, chẳng hạn như điều khiển độ sáng
của đèn hoặc điều khiển màn hình LCD.
2.3.1.4 Ứng dụng cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:
 Điều khiển đèn: Cảm biến ánh sáng có thể được sử dụng để điều khiển việc
bật và tắt đèn tự động dựa trên mức độ ánh sáng trong phòng. Khi mức độ
ánh sáng giảm, đèn sẽ tự động bật và ngược lại.
 Điều khiển màn hình LCD: Cảm biến ánh sáng có thể được sử dụng để
điều chỉnh độ sáng của màn hình LCD tự động dựa trên mức độ ánh sáng
trong môi trường.
 Cảm biến ánh sáng thông minh: Cảm biến ánh sáng thông minh có thể
được sử dụng để điều khiển hệ thống chiếu sáng tự động trong các tòa nhà,
trường học, siêu thị, v.v. Cảm biến này có thể được lập trình để điều chỉnh độ
sáng của ánh sáng để tiết kiệm năng lượng.
 Thiết bị đo ánh sáng: Cảm biến ánh sáng có thể được sử dụng để đo mức độ
ánh sáng trong một không gian hoặc môi trường nhất định, chẳng hạn như
phòng thí nghiệm, phòng khám, v.v.
 Ứng dụng trong xe hơi: Cảm biến ánh sáng có thể được sử dụng để điều
khiển hệ thống đèn pha tự động trên các xe hơi. Cảm biến này sẽ phát hiện
mức độ ánh sáng trong môi trường và tự động điều chỉnh độ sáng của đèn
pha để tăng khả năng nhìn thấy và giảm sự mỏi mắt khi lái xe vào ban đêm.
 Ứng dụng trong điện thoại thông minh: Cảm biến ánh sáng cũng được sử
dụng trong điện thoại thông minh để điều chỉnh độ sáng của màn hình dựa
trên mức độ ánh sáng trong môi trường.
2.3.2 Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm không khí
Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm rất thông dụng hiện nay vì chi phí rẻ và rất dễ lấy
dữ liệu thông qua giao tiếp 1-wire (giao tiếp digital 1-wire truyền dữ liệu duy nhất).
Cảm biến được tích hợp bộ tiền xử lý tín hiệu giúp dữ liệu nhận về được chính xác
mà không cần phải qua bất kỳ tính toán nào.
12

Hình 7 Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm


2.3.2.1 Tính năng
Cảm biến DHT là một loại cảm biến kết hợp giữa cảm biến nhiệt độ và độ
ẩm, thường được sử dụng để đo nhiệt độ và độ ẩm trong các ứng dụng như quản lý
môi trường, điều khiển điều hòa không khí, đo độ ẩm đất trong nông nghiệp và
trong các ứng dụng điện tử như Arduino. Các tính năng chính của cảm biến DHT
bao gồm:
 Đo nhiệt độ và độ ẩm: Cảm biến DHT có tính năng đo nhiệt độ và độ ẩm
đồng thời, cho phép đo hai thông số này một cách chính xác và đồng bộ.
 Độ chính xác cao: Cảm biến DHT có độ chính xác cao trong việc đo nhiệt
độ và độ ẩm, đảm bảo độ chính xác trong các ứng dụng quan trọng.
 Độ phản hồi nhanh: Cảm biến DHT có tốc độ đáp ứng nhanh, cho phép cập
nhật dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm nhanh chóng.
 Giao tiếp dễ dàng: Cảm biến DHT được thiết kế với giao tiếp số, cho phép
kết nối trực tiếp với các vi điều khiển như Arduino hoặc Raspberry Pi.
 Kích thước nhỏ và dễ dàng sử dụng: Cảm biến DHT có kích thước nhỏ và
dễ dàng sử dụng, cho phép lắp đặt và sử dụng trong nhiều loại ứng dụng
khác nhau.
 Tiết kiệm năng lượng: Cảm biến DHT có tiêu thụ năng lượng thấp, giúp tiết
kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ của pin hoặc nguồn điện sử dụng.
 Độ bền cao: Cảm biến DHT có độ bền cao, cho phép sử dụng trong môi
trường khắc nghiệt và độ ẩm cao.
13

2.3.2.2 Thông số kỹ thuật


DHT-11 và DHT-22 (phiên bản nâng cấp của DHT-11) là những cảm biến dễ
sử dụng. Tuy nhiên, tốc độ đo tương đối chậm phải mất một vài giây để cảm biến
cho các giá trị có độ chính xác.
Bảng 2 Thông số kỹ thuật cảm biến DHT
Tên thông số Giá trị
Điện áp hoạt động 3.3 - 5v
Dải độ ẩm hoạt động 20% - 90% RH, sai số ±5%RH
Dải nhiệt độ hoạt động 0°C 50°C, sai số ±2°C
Tần số lấy mẫu tối đa 1Hz
Khoảng cách truyền tối đa 20cm
2.3.2.3 Nguyên lý cảm biến nhiệt độ - độ ẩm
Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ - độ ẩm như sau:
 Cảm biến nhiệt độ: Cảm biến nhiệt độ được thiết kế để đo nhiệt độ của môi
trường xung quanh. Cảm biến này thường sử dụng các loại cảm biến như
thermistor, RTD, hoặc thermocouple để đo nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi,
điện trở hoặc điện áp của cảm biến cũng thay đổi theo.
 Cảm biến độ ẩm: Cảm biến độ ẩm được thiết kế để đo độ ẩm của môi
trường xung quanh. Cảm biến này thường sử dụng các loại cảm biến như
cảm biến điện dung hoặc cảm biến điện trở để đo độ ẩm. Khi độ ẩm thay đổi,
điện trở hoặc điện dung của cảm biến cũng thay đổi theo.
 Điện tử xử lý: Sau khi đo được giá trị nhiệt độ và độ ẩm, các giá trị này
được gửi đến một bộ xử lý điện tử để xử lý và tính toán giá trị cuối cùng của
nhiệt độ và độ ẩm. Bộ xử lý này thường sử dụng các thuật toán để tính toán
giá trị cuối cùng của nhiệt độ và độ ẩm.
 Giao tiếp: Sau khi tính toán được giá trị cuối cùng của nhiệt độ và độ ẩm,
giá trị này được gửi đến một bộ điều khiển hoặc một bộ thu thập dữ liệu để
sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.
Tóm lại, nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ - độ ẩm là sử dụng cảm
biến nhiệt độ và cảm biến độ ẩm để đo giá trị của hai thông số này, sau đó sử dụng
bộ xử lý điện tử để tính toán giá trị cuối cùng và gửi đến các bộ điều khiển hoặc bộ
thu thập dữ liệu.
14

2.3.2.4 Ứng dụng cảm biến nhiệt độ - độ ẩm


Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của cảm biến nhiệt độ - độ ẩm:
 Điều khiển điều hòa không khí: Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm được sử dụng
để đo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng và điều khiển điều hòa không khí để
giữ cho môi trường trong phòng luôn thoải mái.
 Quản lý môi trường trong nhà kính: Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm được sử
dụng để đo nhiệt độ và độ ẩm trong nhà kính để quản lý môi trường và giúp
cây trồng phát triển tốt hơn.
 Đo độ ẩm đất trong nông nghiệp: Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm được sử dụng
để đo độ ẩm đất trong nông nghiệp để quản lý tưới nước và giúp cây trồng
phát triển tốt hơn.
 Các ứng dụng điện tử như Arduino: Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm được sử
dụng trong các ứng dụng điện tử như Arduino để đo nhiệt độ và độ ẩm trong
các dự án đang được phát triển bởi các nhà phát triển đam mê.
 Quản lý môi trường trong nhà: Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm được sử dụng
để đo nhiệt độ và độ ẩm trong nhà để quản lý môi trường và giúp giảm chi
phí sử dụng năng lượng.
 Quản lý nhiệt độ trong thiết bị điện tử: Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm được sử
dụng để quản lý nhiệt độ và độ ẩm trong các thiết bị điện tử như máy tính,
máy chủ để giúp giảm tình trạng quá nhiệt và tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
 Ứng dụng trong y tế: Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm được sử dụng trong các
thiết bị y tế để đo nhiệt độ và độ ẩm của cơ thể con người và giúp quản lý
sức khỏe.
2.3.3 Cảm biến khí gas
Cảm biến khí GAS MQ9 là một trong những cảm biến khí được sử dụng phổ
biến trong dòng cảm biến MQ. Nó là một loại cảm biến khí loại Metal Oxide
Semiconductor (MOS) còn được gọi là Chemiresistors vì việc phát hiện dựa trên sự
thay đổi điện trở của vật liệu cảm biến khi Khí tiếp xúc với vật liệu. Sử dụng mạng
phân áp đơn giản, có thể phát hiện nồng độ khí. Cảm biến khí MQ9 hoạt động trên
5v. Nó có thể phát hiện nồng độ LPG, Khói, Rượu, Propane, Hydro, Methane và
Carboardn Monoxide ở bất kỳ đâu trong khoảng ngưỡng từ 200 đến 10000ppm.
15

Hình 8 Cảm biến khí gas


2.3.3.1 Tính năng
Các tính năng của cảm biến khí gas bao gồm:
 Phát hiện khí gas: Cảm biến khí gas được thiết kế để phát hiện sự tồn tại
của các khí gas trong môi trường xung quanh. Các loại khí gas khác nhau có
thể được phát hiện, bao gồm CO, CO2, NH3, NOx, SO2, H2S và các khí gas
độc hại khác.
 Độ nhạy cao: Cảm biến khí gas có độ nhạy cao trong việc phát hiện khí gas
trong môi trường xung quanh. Điều này đảm bảo rằng cảm biến có thể phát
hiện khí gas trong mức độ rất thấp.
 Tính linh hoạt: Cảm biến khí gas có tính linh hoạt trong việc phát hiện và
đo các loại khí gas khác nhau. Các cảm biến khí gas có thể được điều chỉnh
để phát hiện các loại khí gas khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.
 Độ chính xác cao: Cảm biến khí gas có độ chính xác cao trong việc đo khí
gas. Điều này đảm bảo rằng các kết quả đo được là chính xác và đáng tin
cậy.
 Độ phản hồi nhanh: Cảm biến khí gas có tốc độ đáp ứng nhanh, cho phép
cập nhật dữ liệu khí gas nhanh chóng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các
ứng dụng liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường.
 Giao tiếp dễ dàng: Cảm biến khí gas được thiết kế với giao tiếp số, cho
phép kết nối trực tiếp với các vi điều khiển như Arduino hoặc Raspberry Pi.
 Độ bền cao: Cảm biến khí gas có độ bền cao, cho phép sử dụng trong môi
trường khắc nghiệt và có khả năng chịu được các điều kiện hoạt động khác
nhau.
16

2.3.3.2 Thông số kỹ thuật


Bảng 3 Thông số kỹ thuật cảm biến gas MQ9
Tên thông số Giá trị
Điện áp hoạt động 3.3 - 5v
Tín hiệu đầu ra Analog (AO) và Digtal (DO)
IC so sánh LM393
Đèn trạng thái Led đỏ báo nguồn vào, Led xanh báo
gas
Dạng tín hiệu TTL đầu ra 100mA
2.3.3.3 Nguyên lý cảm biến khí gas
Khi nồng độ chất khí càng cao điện áp đầu ra tại chân A0 của cảm biến càng
tăng lên. Tín hiệu tương tự này được trực tiếp xuất ra đầu ra và được đưa tới bộ so
sánh LM393 để số hoá tín hiệu. Bộ so sánh cùng với một biến trở để điều chỉnh độ
nhạy của cảm biến. Khi nồng độ khí vượt qua giới hạn điều chỉnh nó sẽ đưa ra tín
hiệu dạng số chân D0.
2.3.3.4 Ứng dụng cảm biến khí gas
Cảm biến khí gas là một loại cảm biến quan trọng trong các ứng dụng liên
quan đến an toàn, bảo vệ môi trường và trong các ứng dụng công nghiệp. Dưới đây
là một số ứng dụng cụ thể của cảm biến khí gas:
 Cảnh báo khí gas độc: Cảm biến khí gas được sử dụng trong các hệ thống
cảnh báo khí gas độc để cảnh báo người dùng về sự tồn tại của các khí gas
độc như CO, CO2, NH3, NOx, SO2, H2S và các khí gas độc hại khác.
 Đo khí gas trong các ứng dụng công nghiệp: Cảm biến khí gas được sử
dụng để đo khí gas trong các ứng dụng công nghiệp, bao gồm sản xuất và
quản lý dầu khí, sản xuất và quản lý hóa chất, sản xuất và quản lý thực phẩm
và đồ uống, và trong các ứng dụng sản xuất khác.
 Đo khí thải trong xe ô tô: Cảm biến khí gas được sử dụng để đo khí thải
trong xe ô tô để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và để đảm bảo tuân thủ
các quy định về khí thải của chính phủ.
 Đo khí gas trong quản lý môi trường: Cảm biến khí gas được sử dụng để
đo khí gas trong quản lý môi trường, bao gồm đo khí gas trong không khí,
nước và đất.
17

 Đo khí gas trong y tế: Cảm biến khí gas được sử dụng trong y tế để đo khí
gas trong hơi thở của bệnh nhân, giúp phát hiện các bệnh lý về đường hô hấp
và đảm bảo chất lượng không khí trong phòng mổ.
 Đo khí gas trong ngành điện tử: Cảm biến khí gas được sử dụng trong
ngành điện tử để giám sát và kiểm soát môi trường trong các phòng sạch,
phòng máy tính và các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử.
 Đo khí gas trong ngành thực phẩm và đồ uống: Cảm biến khí gas được sử
dụng để đo khí gas trong ngành thực phẩm và đồ uống để giám sát quá trình
sản xuất và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
2.3.4 Cảm biến độ rung
Cảm biến rung là một loại cảm biến được sử dụng để đo, phát hiện và giám
sát các tín hiệu rung động trong môi trường xung quanh. Cảm biến rung được thiết
kế để phát hiện các tín hiệu rung động và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện để
sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.

Hình 9 Cảm biến rung


2.3.4.1 Tính năng
Các tính năng của cảm biến rung bao gồm:
 Độ nhạy cao: Cảm biến rung có độ nhạy cao trong việc phát hiện các tín
hiệu rung động. Điều này đảm bảo rằng cảm biến có thể phát hiện các tín
hiệu rung động nhỏ và nhạy cảm đối với các biến đổi rung động.
 Tính linh hoạt: Cảm biến rung có tính linh hoạt trong việc phát hiện và đo
các tín hiệu rung động khác nhau. Các cảm biến rung có thể được điều chỉnh
để phát hiện các tín hiệu rung động khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng cụ
thể.
18

 Độ chính xác cao: Cảm biến rung có độ chính xác cao trong việc đo tín hiệu
rung động. Điều này đảm bảo rằng các kết quả đo được là chính xác và đáng
tin cậy.
 Độ phản hồi nhanh: Cảm biến rung có tốc độ đáp ứng nhanh, cho phép cập
nhật dữ liệu rung động nhanh chóng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các
ứng dụng liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường.
 Giao tiếp dễ dàng: Cảm biến rung được thiết kế với giao tiếp số, cho phép
kết nối trực tiếp với các vi điều khiển như Arduino hoặc Raspberry Pi.
 Độ bền cao: Cảm biến rung có độ bền cao, cho phép sử dụng trong môi
trường khắc nghiệt và có khả năng chịu được các điều kiện hoạt động khác
nhau.
 Có thể tùy chỉnh: Cảm biến rung có khả năng tùy chỉnh để phù hợp với các
yêu cầu cụ thể của mỗi ứng dụng, bao gồm độ nhạy, phạm vi đo, và tần số
đáp ứng.
2.3.4.2 Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật của cảm biến rung có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại
cảm biến cụ thể và ứng dụng sử dụng. Tuy nhiên, dưới đây là một số thông số kỹ
thuật thường gặp của cảm biến rung:
 Phạm vi đo: Thường từ vài Hz đến vài kHz.
 Độ nhạy: Thường được đo bằng m/s^2 hoặc g (1g = 9.81 m/s^2). Độ nhạy
của các cảm biến rung thường nằm trong khoảng từ vài µg đến vài mg.
 Tần số đáp ứng: Tần số đáp ứng của cảm biến rung thường nằm trong
khoảng từ vài Hz đến vài kHz.
 Độ chính xác: Thường được đo bằng phần trăm hoặc ppm (parts per
million).
 Điện áp hoạt động: Thường từ vài volt đến vài chục volt.
 Dòng điện tiêu thụ: Thường từ vài mA đến vài chục mA.
 Độ bền: Thời gian hoạt động liên tục của cảm biến rung thường từ vài nghìn
giờ đến vài triệu giờ.
 Giao tiếp: Các cảm biến rung thường được thiết kế với các giao tiếp phổ
biến như I2C, SPI hoặc UART.
19

 Kích thước và trọng lượng: Kích thước và trọng lượng của các cảm biến
rung có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại cảm biến cụ thể và ứng dụng
sử dụng.
 Độ ổn định: Cảm biến rung có độ ổn định cao, cho phép giữ cho hiệu suất và
độ chính xác của cảm biến ổn định trong thời gian dài sử dụng.
2.3.4.3 Nguyên lý cảm biến độ rung
Nguyên lý hoạt động của cảm biến độ rung thường dựa trên nguyên tắc đổi
chuyển sự chuyển động của các vật thể thành tín hiệu điện. Có nhiều loại cảm biến
độ rung, nhưng phương pháp chính để phát hiện tín hiệu rung động là sử dụng hiện
tượng điện động từ (Electromotive Force, EMF) hoặc hiện tượng điện trở từ
(Electrical Resistance, ER).
Cảm biến độ rung sử dụng hiện tượng điện động từ đo độ rung bằng cách sử
dụng một nam châm và một cuộn dây. Khi nam châm chuyển động, sự thay đổi
trong dòng điện trong cuộn dây sẽ được tạo ra, và tín hiệu này có thể được chuyển
đổi thành tín hiệu điện.
Cảm biến độ rung sử dụng hiện tượng điện trở từ đo độ rung bằng cách sử
dụng một tấm kim loại và một dây kim loại. Khi tấm kim loại chuyển động, sự thay
đổi trong điện trở của dây kim loại sẽ được tạo ra, và tín hiệu này có thể được
chuyển đổi thành tín hiệu điện.
Cảm biến độ rung thường được kết nối với một bộ vi xử lý để xử lý tín hiệu
điện và đưa ra giá trị độ rung. Các tín hiệu đo được có thể được xử lý để tính toán
tần số, biên độ và hướng của độ rung.
2.3.4.4 Ứng dụng cảm biến độ rung
Dưới đây là một số ứng dụng của cảm biến rung:
 Đo rung động trong các thiết bị điện tử: Cảm biến rung được sử dụng để
đo rung động trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính xách
tay và các thiết bị di động khác.
 Điều khiển rung động trong các thiết bị chơi game: Cảm biến rung được
sử dụng để điều khiển rung động trong các thiết bị chơi game như gamepad
và tay cầm.
20

 Đo rung động trong các hệ thống nhà thông minh: Cảm biến rung được sử
dụng để đo rung động trong các hệ thống nhà thông minh để giám sát và điều
khiển các thiết bị trong nhà.
 Giám sát rung động trong các công trình xây dựng: Cảm biến rung được
sử dụng để giám sát rung động trong các công trình xây dựng để đảm bảo an
toàn cho công trình và người lao động.
 Giám sát rung động trong các máy móc công nghiệp: Cảm biến rung được
sử dụng để giám sát rung động trong các máy móc công nghiệp để đảm bảo
hoạt động ổn định và tránh các sự cố.
 Giám sát rung động trong các phương tiện giao thông: Cảm biến rung
được sử dụng để giám sát rung động trong các phương tiện giao thông như ô
tô, xe tải và máy bay để đảm bảo an toàn và tối ưu hoá hiệu suất.
 Giám sát rung động trong y tế: Cảm biến rung được sử dụng để giám sát
rung động trong các thiết bị y tế như máy xét nghiệm và máy chụp cắt lớp vi
tính để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của kết quả.
2.3.5 Cảm biến độ pH
Độ pH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của các chất tan trong nước, giá trị
pH được đo theo thang điểm từ 0 đến 14, trong đó 7 là điểm trung bình, các giá trị
dưới 7 cho thấy độ axit tăng, 0 là độ axit mạnh nhất và giá trị trên 7 cho thấy nước
có tính chất kiềm. Đối với các hệ thống IoT chúng ta có thể ứng dụng các bộ cảm
biến giúp ghi nhận giá trị này tự động với bộ cảm biến RFRoboardt Analog pH
Meter.

Hình 10 Cảm biến độ pH


2.3.5.1 Tính năng
Tính năng của cảm biến độ pH bao gồm:
21

 Đo độ pH: Cảm biến độ pH có khả năng đo độ pH của các dung dịch từ 0


đến 14 đơn vị pH. Nó có thể đo được cả dung dịch axit, dung dịch kiềm và
dung dịch trung tính.
 Độ chính xác: Cảm biến độ pH có độ chính xác cao, giúp cho việc đo đạc
chính xác hơn. Độ chính xác này phụ thuộc vào chất lượng của cảm biến và
độ ổn định của điện áp đầu vào.
 Thời gian đáp ứng nhanh: Cảm biến độ pH có thời gian đáp ứng nhanh,
thường chỉ trong vòng vài giây. Điều này giúp cho việc đo đạc được thực
hiện nhanh chóng và chính xác.
 Dễ sử dụng: Cảm biến độ pH có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và có thể
được tích hợp với các thiết bị khác như máy đo độ dẫn điện.
 Khả năng tái sử dụng: Cảm biến độ pH có khả năng tái sử dụng, có thể
được sử dụng nhiều lần với các dung dịch khác nhau.
 Ổn định: Cảm biến độ pH có độ ổn định cao, giúp cho việc đo đạc chính xác
và đáng tin cậy hơn.
2.3.5.2 Thông số kỹ thuật
Để sử dụng cảm biến có độ bền cao và dữ liệu chính xác phù hợp với mục
đích ứng dụng cần nắm rõ thông số kỹ thuật chi tiết của cảm biến, thông số cảm
biến RFRoboardt Analog pH được mô tả bên dưới.
Bảng 4 Thông số kỹ thuật cảm biến độ pH
Tên thông số Giá trị
Điện áp hoạt động 5V
Tín hiệu Analog
Khoảng đo pH 0 - 14 pH
Khoảng nhiệt độ đo 0 - 60 độ C
Độ chính xác 0.1 pH (25 độ C)
Tốc độ phản ứng < 1 phút
A0 Đầu ra Analog (Tín hiệu tương tự)
2.3.5.3 Nguyên lý cảm biến độ pH
Nguyên lý hoạt động của cảm biến độ pH dựa trên sự tương tác của các ion
Hydroxonium (H3O+) trong dung dịch với các điện cực của cảm biến.
22

Cảm biến độ pH thường bao gồm hai điện cực: một điện cực thấp và một
điện cực cao. Điện cực thấp được bao phủ bởi một lớp màng mỏng bao gồm các ion
Hydrogen (H+) và ion Chloride (Cl-), được gọi là màng thủy tinh. Điện cực cao
được bao phủ bởi một lớp bạc AgCl.
Khi cảm biến được đưa vào dung dịch, các ion Hydroxonium (H3O+) trong
dung dịch sẽ tương tác với màng thủy tinh và tạo ra một dòng ion H+ di chuyển từ
điện cực thấp đến điện cực cao. Dòng ion này sẽ tạo ra một điện thế giữa hai điện
cực, được đo bằng một mạch điện đo điện thế.
Điện thế này sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ pH của dung dịch. Khi dung dịch
có độ pH cao, nồng độ ion Hydroxonium (H3O+) thấp, điện thế sẽ thấp. Ngược lại,
khi dung dịch có độ pH thấp, nồng độ ion Hydroxonium (H3O+) cao, điện thế sẽ
cao hơn.
Thông qua đo lường điện thế giữa hai điện cực, cảm biến độ pH có thể xác
định độ pH của dung dịch. Các giá trị điện thế được chuyển đổi thành giá trị pH
tương ứng thông qua một phép chuyển đổi. Cảm biến độ pH thường được sử dụng
để đo đạc độ pH của các dung dịch trong các lĩnh vực như hóa học, sinh học, thực
phẩm và nước uống.
2.3.5.4 Ứng dụng cảm biến độ pH
Cảm biến độ pH là một thiết bị quan trọng trong nhiều ứng dụng khác nhau,
bao gồm:
 Kiểm soát chất lượng nước: Cảm biến độ pH được sử dụng trong ngành
công nghiệp nước để đo đạc độ pH của nước và đảm bảo chất lượng nước tốt
hơn. Nó được sử dụng để đo đạc độ pH của nước uống, nước thải và các hệ
thống xử lý nước.
 Kiểm soát chất lượng thực phẩm: Cảm biến độ pH được sử dụng để đo đạc
độ pH của các loại thực phẩm như sữa, rượu, bia, giấm và các sản phẩm chế
biến thực phẩm khác. Nó giúp đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản
phẩm thực phẩm.
 Sử dụng trong ngành y tế: Cảm biến độ pH được sử dụng trong ngành y tế
để đo đạc độ pH của máu, nước tiểu và các dung dịch y tế khác. Nó giúp cho
việc chẩn đoán bệnh tốt hơn và giúp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế.
23

 Sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất: Cảm biến độ pH được sử
dụng trong ngành công nghiệp hóa chất để đo đạc độ pH của các dung dịch
hóa học. Nó giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho môi trường.
 Sử dụng trong nghiên cứu khoa học: Cảm biến độ pH được sử dụng trong
nghiên cứu khoa học để đo đạc độ pH của các dung dịch trong các phản ứng
hóa học và sinh học.
 Sử dụng trong sản xuất dược phẩm: Cảm biến độ pH được sử dụng để đo
đạc độ pH của các dung dịch dược phẩm trong quá trình sản xuất thuốc.
2.3.6 Cảm biến mưa
Cảm biến mưa là một loại cảm biến được sử dụng để phát hiện sự có mưa
hoặc tuyết rơi. Nó hoạt động bằng cách đo lượng nước hoặc tuyết rơi trên bề mặt
của cảm biến và chuyển đổi các giá trị đó thành tín hiệu điện.

Hình 11 Mô phỏng cảm biến mưa


2.3.6.1 Tính năng
Cảm biến mưa có các tính năng chính sau:
 Phát hiện sự có mưa hoặc tuyết rơi: Cảm biến mưa có khả năng phát hiện
sự có mưa hoặc tuyết rơi và đo lượng nước hoặc tuyết rơi trên bề mặt của
cảm biến.
 Độ nhạy cao: Cảm biến mưa có độ nhạy cao để phát hiện các giọt mưa nhỏ
hoặc tuyết rơi.
 Độ chính xác cao: Cảm biến mưa có độ chính xác cao trong việc đo lượng
mưa hoặc tuyết rơi.
24

 Thiết kế nhỏ gọn: Cảm biến mưa có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và vận
hành.
 Khả năng chống ăn mòn: Cảm biến mưa có thể được thiết kế để chống ăn
mòn và chịu được môi trường khắc nghiệt.
 Khả năng kết nối với các hệ thống điều khiển: Cảm biến mưa có thể được
kết nối với các hệ thống điều khiển khác để tự động hoạt động khi cần thiết.
 Tiết kiệm năng lượng: Cảm biến mưa tiêu thụ ít năng lượng và có thể hoạt
động lâu dài với pin hoặc nguồn năng lượng khác.
2.3.6.2 Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật của cảm biến lượng mưa có thể khác nhau tùy thuộc vào
loại cảm biến và nhà sản xuất, tuy nhiên, một số thông số chính thường được sử
dụng để mô tả cảm biến lượng mưa như sau:
 Độ nhạy: Độ nhạy của cảm biến lượng mưa là khả năng của nó để phát hiện
giọt mưa hoặc tuyết rơi. Độ nhạy được xác định bằng lượng nước cần để
kích hoạt cảm biến.
 Dải đo: Dải đo của cảm biến lượng mưa là khoảng giá trị lượng nước hoặc
tuyết rơi mà nó có thể đo được. Dải đo thường được xác định bằng đơn vị
lượng nước (thường là millimet hoặc inch).
 Độ phân giải: Độ phân giải của cảm biến lượng mưa là khả năng của nó để
phân biệt giữa các mức độ lượng nước khác nhau. Độ phân giải được xác
định bằng đơn vị lượng nước (thường là millimet hoặc inch).
 Độ chính xác: Độ chính xác của cảm biến lượng mưa là mức độ đúng đắn
của độ đo so với giá trị thực tế. Độ chính xác được xác định bằng phần trăm.
 Thời gian đáp ứng: Thời gian đáp ứng của cảm biến lượng mưa là thời gian
mà nó cần để phát hiện và đo lượng nước hoặc tuyết rơi. Thời gian đáp ứng
thường được xác định bằng giây.
 Nguồn cung cấp: Cảm biến lượng mưa có thể hoạt động với nhiều nguồn
cung cấp khác nhau, chẳng hạn như pin hoặc nguồn điện AC.
 Môi trường hoạt động: Cảm biến lượng mưa có thể hoạt động trong các
điều kiện khác nhau của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và độ bụi.
Các thông số kỹ thuật này có thể được sử dụng để chọn và cài đặt cảm biến
lượng mưa phù hợp với ứng dụng cụ thể.
25

2.3.6.3 Nguyên lý cảm biến mưa


2.3.6.4 Ứng dụng cảm biến mưa
Cảm biến mưa thường được sử dụng trong các ứng dụng như:
 Hệ thống kiểm soát thời tiết: Cảm biến mưa được sử dụng trong các hệ
thống kiểm soát thời tiết để phát hiện sự có mưa hoặc tuyết rơi. Nó giúp đo
lường lượng mưa hoặc tuyết rơi và cung cấp dữ liệu cho các hệ thống dự báo
thời tiết.
 Hệ thống tưới cây tự động: Cảm biến mưa được sử dụng trong các hệ thống
tưới cây tự động để phát hiện sự có mưa và ngừng hoạt động hệ thống tưới
khi cần thiết. Điều này giúp tiết kiệm nước và đảm bảo rằng cây trồng chỉ
nhận đủ lượng nước cần thiết.
 Hệ thống thoát nước mưa: Cảm biến mưa được sử dụng trong các hệ thống
thoát nước mưa để kiểm soát lượng nước được lưu giữ và đảm bảo rằng hệ
thống không bị quá tải.
 Hệ thống an ninh: Cảm biến mưa được sử dụng trong các hệ thống an ninh
để phát hiện sự có mưa và kích hoạt các hệ thống báo động khi cần thiết.
 Các ứng dụng điện tử: Cảm biến mưa cũng được sử dụng trong các ứng
dụng điện tử như các dự án Arduino để phát hiện sự có mưa hoặc tuyết rơi và
kích hoạt các hệ thống điều khiển khác.
Cảm biến mưa có thể được thiết kế với nhiều loại kết cấu khác nhau, bao
gồm các cảm biến mưa chứa trong vỏ nhựa hoặc kim loại, cảm biến mưa đếm
quạt và cảm biến mưa điện dung.
2.3.7 Cảm biến lượng nước
Cảm biến lượng nước là loại cảm biến được sử dụng để đo lượng nước có
trong đất hoặc trong các hệ thống thoát nước. Nó giúp đo lường độ ẩm đất và cung
cấp thông tin để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây trồng hoặc kiểm soát lượng
nước trong hệ thống thoát nước.
26

Hình 12 Mô phỏng cảm biến mực nước


2.3.7.1 Tính năng
Các tính năng chính của cảm biến lượng nước bao gồm:
 Độ chính xác cao: Cảm biến lượng nước có độ chính xác cao trong việc đo
lượng nước trong đất hoặc trong các hệ thống thoát nước. Điều này là rất
quan trọng trong các ứng dụng như tưới cây, giám sát tài nguyên nước và các
ứng dụng khác.
 Độ nhạy cao: Cảm biến lượng nước có độ nhạy cao để phát hiện lượng nước
nhỏ trong đất, giúp đo lường chính xác lượng nước có trong đất.
 Dễ dàng lắp đặt: Cảm biến lượng nước có thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp
đặt vào đất hoặc vào các hệ thống thoát nước.
 Khả năng hoạt động liên tục: Cảm biến lượng nước có khả năng hoạt động
liên tục trong các điều kiện khác nhau mà không bị ảnh hưởng bởi các sự
kiện đột ngột như mưa lớn hoặc khô hanh.
 Khả năng kết nối với các hệ thống khác: Cảm biến lượng nước có khả
năng kết nối với các hệ thống khác như hệ thống điều khiển tưới cây, hệ
thống giám sát tài nguyên nước, hệ thống thoát nước...
 Tiết kiệm năng lượng: Cảm biến lượng nước tiêu thụ ít năng lượng và có
thể hoạt động lâu dài với pin hoặc nguồn năng lượng khác.
 Chống ăn mòn: Cảm biến lượng nước có khả năng chống ăn mòn và chịu
được môi trường khắc nghiệt.
27

2.3.7.2 Thông số kỹ thuật


Các thông số kỹ thuật của cảm biến lượng nước cũng có thể khác nhau tùy
thuộc vào loại cảm biến và nhà sản xuất, tuy nhiên, một số thông số chính thường
được sử dụng để mô tả cảm biến lượng nước như sau:
 Độ nhạy: Độ nhạy của cảm biến lượng nước là thông số quan trọng nhất, nó
cho biết độ chính xác của cảm biến trong việc đo lượng nước. Độ nhạy
thường được tính bằng số lượng nước (milimet hoặc lit) cần để cảm biến
phát hiện được một đơn vị tín hiệu điện. Độ nhạy thường dao động từ 0,1%
đến 5%.
 Dải đo: Dải đo của cảm biến lượng nước là khoảng lượng nước mà cảm biến
có thể đo được. Ví dụ: 0-50% hoặc 0-100%.
 Độ chính xác: Độ chính xác của cảm biến lượng nước là khả năng của cảm
biến trong việc đo lượng nước một cách chính xác. Độ chính xác thường
được đánh giá bằng phần trăm của giá trị thực tế, ví dụ: ±1% hoặc ±5%.
 Thời gian đáp ứng: Thời gian đáp ứng của cảm biến lượng nước là thời gian
mà cảm biến phản hồi với một lượng nước mới. Thời gian đáp ứng thường từ
1 đến 3 giây.
 Độ phân giải: Độ phân giải của cảm biến lượng nước là khả năng phân biệt
các mức độ lượng nước khác nhau, thường được đo bằng milimet hoặc lit.
 Độ bền: Độ bền của cảm biến lượng nước là khả năng của cảm biến chịu
được các điều kiện khắc nghiệt như ánh nắng mặt trời, mưa, gió, sương muối
và thời tiết khắc nghiệt khác.
 Nguồn cung cấp: Cảm biến lượng nước có thể được cung cấp bằng nguồn
điện AC hoặc DC, hoặc bằng pin.
Các thông số kỹ thuật trên cung cấp cho người dùng các thông tin quan trọng để
lựa chọn cảm biến lượng nước phù hợp với yêu cầu của họ.
2.3.7.3 Nguyên lý cảm biến lượng nước
Cảm biến lượng nước hoạt động bằng cách đo điện trở hoặc điện dung của
đất. Khi đất khô, điện trở hoặc điện dung của nó là cao; khi đất ẩm, điện trở hoặc
điện dung của nó giảm. Cảm biến lượng nước sử dụng các điện cực để đo điện trở
hoặc điện dung của đất và chuyển đổi các giá trị đó thành tín hiệu điện.
28

2.3.7.4 Ứng dụng cảm biến lượng nước


Cảm biến lượng nước thường được sử dụng trong các ứng dụng như:
 Hệ thống tưới cây tự động: Cảm biến lượng nước được sử dụng trong các
hệ thống tưới cây tự động để đo lượng nước trong đất và điều chỉnh lượng
nước tưới cho cây trồng.
 Kiểm soát độ ẩm trong nhà kính: Cảm biến lượng nước được sử dụng để
đo độ ẩm trong đất hoặc chất đệm của các cây trồng trong nhà kính và cung
cấp thông tin để kiểm soát độ ẩm.
 Hệ thống thoát nước: Cảm biến lượng nước được sử dụng để đo lượng
nước trong hệ thống thoát nước và điều chỉnh lượng nước được giải thoát.
 Giám sát môi trường tự nhiên: Cảm biến lượng nước cũng được sử dụng
để giám sát độ ẩm đất và tình trạng nước mặt trong các khu vực tự nhiên.
2.3.8 Cảm biến nhiệt độ trong nước (DS18B20)
Cảm biến nhiệt độ trong nước DS18B20 là một loại cảm biến nhiệt độ kỹ
thuật số được sử dụng để đo nhiệt độ của nước hoặc các chất lỏng khác. Đây là một
loại cảm biến rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như tự
động hóa, quản lý tòa nhà, và các hệ thống kiểm soát nhiệt độ khác.

Hình 13 Mô phỏng cảm biến nhiệt độ trong nước


2.3.8.1 Tính năng
2.3.8.2 Thông số kỹ thuật
Các thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ trong nước DS18B20 bao gồm:
 Dải đo: DS18B20 có khả năng đo nhiệt độ trong khoảng từ -55 đến 125 độ C
và độ chính xác đo lên tới ±0.5 độ C.
 Giao diện: DS18B20 có giao diện 1-Wire, cho phép nhiều cảm biến được
kết nối với cùng một đường truyền dữ liệu.
29

 Điện áp hoạt động: DS18B20 hoạt động với điện áp từ 3V đến 5.5V, giúp
tiết kiệm năng lượng và phù hợp với nhiều nguồn cung cấp điện khác nhau.
 Kích thước: DS18B20 có kích thước nhỏ gọn, thường được đóng gói trong
vỏ chống nước để có thể sử dụng trong môi trường nước.
 Thời gian đáp ứng: DS18B20 có thời gian đáp ứng nhanh, thường chỉ trong
vài giây.
 Tính năng bảo vệ: DS18B20 có tính năng bảo vệ điện áp ngược và quá
nhiệt độ, giúp bảo vệ cảm biến khỏi các tình huống không mong muốn và gia
tăng độ bền của thiết bị.
 Độ bền: DS18B20 có khả năng chống ăn mòn và chịu được môi trường
nước, giúp cảm biến hoạt động ổn định trong thời gian dài.
2.3.8.3 Nguyên lý cảm biến nhiệt độ (DS18B20)
Cảm biến nhiệt độ DS18B20 là một loại cảm biến nhiệt độ kỹ thuật số với
nhiều tính năng hữu ích như sau:
 Độ chính xác cao: DS18B20 có độ chính xác đo lên tới ±0.5 độ C, giúp đo
đạc được nhiệt độ với độ chính xác cao.
 Giao diện đơn giản: DS18B20 có giao diện 1-Wire, cho phép kết nối nhiều
cảm biến trên cùng một đường truyền dữ liệu, giúp tiết kiệm chi phí và dễ
dàng quản lý.
 Dải đo rộng: DS18B20 có khả năng đo nhiệt độ trong khoảng từ -55 đến 125
độ C, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
 Kích thước nhỏ gọn: DS18B20 có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và
sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau.
 Tiết kiệm năng lượng: DS18B20 hoạt động với điện áp từ 3V đến 5.5V,
giúp tiết kiệm năng lượng và phù hợp với nhiều nguồn cung cấp điện khác
nhau.
 Thời gian đáp ứng nhanh: DS18B20 có thời gian đáp ứng nhanh, thường
chỉ trong vài giây, giúp đo lường nhiệt độ được nhanh chóng và chính xác.
 Tính năng bảo vệ: DS18B20 có tính năng bảo vệ điện áp ngược và quá
nhiệt độ, giúp bảo vệ cảm biến khỏi các tình huống không mong muốn và gia
tăng độ bền của thiết bị.
30

 Chống ăn mòn: DS18B20 có khả năng chống ăn mòn và chịu được môi
trường nước, giúp cảm biến hoạt động ổn định trong thời gian dài.
 Dễ dàng sử dụng: DS18B20 được thiết kế để dễ dàng lắp đặt và sử dụng, có
thể được tích hợp trực tiếp vào các hệ thống điều khiển nhiệt độ khác nhau.
Với những tính năng trên, DS18B20 là một lựa chọn tốt cho các ứng dụng đo
nhiệt độ trong nước và các chất lỏng khác.
2.3.8.4 Ứng dụng cảm biến nhiệt độ (DS18B20)
Cảm biến nhiệt độ DS18B20 có nhiều ứng dụng khác nhau trong các lĩnh vực
khác nhau, bao gồm:
 Quản lý nhiệt độ trong tòa nhà: DS18B20 có thể được sử dụng để đo nhiệt
độ trong các phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc và hệ thống điều hòa
không khí. Cảm biến nhiệt độ này cung cấp thông tin về nhiệt độ hiện tại
trong phòng và có thể được sử dụng để điều chỉnh hệ thống điều hòa không
khí.
 Quản lý nhiệt độ trong hệ thống làm mát: DS18B20 có thể được sử dụng
để đo nhiệt độ trong các hệ thống làm mát trong các máy móc, thiết bị, xe
hơi và tàu thủy. Cảm biến nhiệt độ này giúp điều chỉnh hệ thống làm mát để
đảm bảo hoạt động ổn định và tránh quá nhiệt.
 Quản lý nhiệt độ trong hồ cá: DS18B20 có thể được sử dụng để đo nhiệt độ
trong hồ cá và hệ thống lọc nước. Cảm biến nhiệt độ này giúp đảm bảo nhiệt
độ nước ổn định và giúp các sinh vật trong hồ cá sống khỏe mạnh.
 Quản lý nhiệt độ trong sản xuất: DS18B20 có thể được sử dụng để đo
nhiệt độ trong quá trình sản xuất và sản xuất, chẳng hạn như trong lò nung,
nhà máy bia, nhà máy thực phẩm và nhà máy điện. Cảm biến nhiệt độ này
giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra ổn định và giúp kiểm soát chất lượng
sản phẩm.
 Quản lý nhiệt độ trong các hệ thống giám sát môi trường: DS18B20 có
thể được sử dụng để đo nhiệt độ trong các hệ thống giám sát môi trường như
giám sát địa chất, giám sát thủy văn và giám sát khí hậu. Cảm biến nhiệt độ
này giúp thu thập dữ liệu về nhiệt độ và giúp giám sát các thay đổi trong môi
trường.
31

Trên đây chỉ là một số ví dụ về ứng dụng của DS18B20, thực tế, cảm biến nhiệt
độ này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp kiểm soát nhiệt
độ và giữ cho các hệ thống hoạt động ổn định.
2.3.9 Thời gian thực (DS1307)
Thời gian thực (real - time) là thời gian hiện tại, chính xác và được tính bằng
đơn vị giây, phút, giờ hoặc ngày. Thời gian thực được sử dụng trong nhiều ứng
dụng khác nhau, bao gồm hệ thống đo lường, điều khiển tự động, truyền thông và
các ứng dụng nhúng.

Hình 14 Mô phỏng module thời gian thực


2.3.10 Led
LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là diode phát sáng hoặc
diode phát quang) là các diode có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử
ngoại. Cũng giống như diode, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép
với một khối bán dẫn loại n. Khi thực hiện đấu nối cần lưu ý về điện áp và chiều
cắm dây khi làm việc với đèn LED.

Hình 15 Mô phỏng LED


32

2.3.11 Relay
Relay hay còn được gọi là rơ – le là tên gọi theo tiếng Pháp. Nó là một công
tắc (khóa K) điện từ và được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật
hoặc tắt một dòng điện lớn hơn rất nhiều. Bản chất của relay là một nam châm điện
và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt có thiết kế module hóa giúp dễ dàng lắp đặt.

Hình 16 Mô phỏng relay


2.3.12 Điện trở (Resistor)
Linh kiện điện trở là linh kiện dùng để cản trở dòng điện (lưu ý, điện trở là
đại lượng vật lý đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật liệu).
Chúng ta đọc giá trị điện trở dựa vào bảng màu (resistor color code). Mỗi
điện trở cắm thông thường đều có vạch màu để xác định giá trị điện trở, đồng thời
sai số của điện trở đó. Nếu là điện trở có 4 vạch màu thì 2 vạch đầu tiên là giá trị,
vạch thứ 3 (vạch kế cuối) là hệ số nhân, vạch thứ 4 (vạch cuối cùng) là sai số. Nếu
là điện trở có 5 vạch màu thì 3 vạch điều tiên là giá trị, vạch thứ 4 (vạch kế cuối) là
hệ số nhân,vạch thứ 5 (vạch cuối cùng) là sai số.
Ví dụ điện trở có 4 vòng màu lần lượt là nâu-đen-cam-vàng kim (gold): nâu
có giá trị là 1, đen có giá trị là 0 thì giá trị 2 vạch đầu tiên là 10; cam là vạch thứ 3,
cam có giá trị là 3 nên hệ số nhân là 103; vạch sai số là vàng kim, vàng kim có sai
số là ±5%. Giá trị điện trở là 10x103±5% = 10kΩ±5%.

Hình 17 Mô phỏng điện trở


33

2.3.13 Motor (DC)


Motor DC còn gọi là động cơ 1 chiều hoạt động với dòng điện 1 chiều, chịu
tải được trọng lượng trung bình và thường được dùng trong loại máy chạy bộ điện
gia đình.

Hình 18 Mô phỏng Motor


L298 là một IC (integrated circuit) được sử dụng để điều khiển động cơ định
hướng hai chiều. Nó là một motor driver tích hợp, có thể cung cấp đến 2A dòng
điện cho mỗi kênh động cơ, với tổng cộng 4A cho cả hai kênh. L298 có thể được sử
dụng để điều khiển động cơ DC và động cơ bước (stepper motor), và thường được
sử dụng trong các ứng dụng điều khiển roboardt, ô tô tự động và các dự án điện tử
khác. IC này có thể được điều khiển bằng một tín hiệu cực thấp từ một vi điều khiển
hoặc các thiết bị điều khiển khác.

Hình 19 Mô phỏng Module điều khiển động cơ


2.3.14 LCD
Hiện thị nội dung văn bản hoặc các ký tự.
Kết nối với board mạch Arduino 2 cách:
 Kết nối qua I2C (PCF8574)
 Kết nối qua SPI (Được hỗ trợ sẵn)
 Mỗi 1 ô hiển thị có kích thước:
34

 8 x 5 pixels (8 dòng và 5 cột)


 Kích thước LCD:
 16x2
 20x4
 32x2

Hình 20 Mô phỏng LCD


2.3.15 Speaker (Loa)
Speaker có thể được sử dụng để phát ra các tín hiệu âm thanh đơn giản như
các âm thanh cảnh báo, nhạc chuông hoặc giọng nói. Nó cũng có thể được sử dụng
để tạo ra các hiệu ứng âm thanh phức tạp hơn cho các ứng dụng âm nhạc hoặc hội
họp.

Hình 21 Mô phỏng Loa


35

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG


3.1 Đặc tả hệ thống
Hệ thống giám sát, điều khiển trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh do nhóm
chúng em xây dựng sử dụng 10 loại cảm biến: Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm; Cảm biến
ánh sáng (Trồng trọt), Cảm biến nhiệt độ; Cảm biến đo độ pH; Cảm biến đo lưu
lượng nước; Cảm biến mưa (Thủy sản), Cảm biến rung; Cảm biến gas (Chăn nuôi)
và 3 module điều khiển: Motor điều khiển tưới tiêu, rèm, Module thời gian thực,
Motor điều hòa không khí. Mỗi cảm biến đóng vai trò quan trọng trong giám sát,
điều khiển mô hình Vườn - Ao - Chuồng.
Mô hình mà nhóm chúng em xây dựng bao gồm 10 kịch bản:
 Kịch bản 1: Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong lĩnh vực trồng trọt.
 Kịch bản 2: Kiểm soát lượng ánh sáng đi vào môi trường thủy canh.
 Kịch bản 3: Duy trì nhiệt độ đo trong môi trường ao hồ nuôi tôm tích.
 Kịch bản 4: Thông báo độ pH đo được trong từng lần đo.
 Kịch bản 5: In thông tin lưu lượng nước trong ao hồ nuôi.
 Kịch bản 6: Cảnh báo khi phát hiện có mưa.
 Kịch bản 7: Nhận diện ánh sáng để bật tắt hệ thống đèn.
 Kịch bản 8: In lên màn hình LCD giá trị của nhiệt độ, độ ẩm đo được trong
từng lần đo.
 Kịch bản 9: Cảnh báo khi phát hiện rò rỉ gas.
 Kịch bản 10: In lên màn hình LCD tình trạng sức khỏe của heo.
3.2 Sơ đồ hệ thống
3.2.1 Sơ đồ chức năng

Hình 22 Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong lĩnh vực trồng trọt
36

Hình 23 Kiểm soát lượng ánh sáng đi vào môi trường thủy canh

Hình 24 Duy trì nhiệt độ đo trong môi trường ao hồ nuôi tôm tích

Hình 25 Thông báo độ pH đo được trong từng lần đo


37

Hình 26 In thông tin lưu lượng nước trong ao hồ nuôi

Hình 27 Cảnh báo khi phát hiện có mưa


38

Hình 28 Nhận diện ánh sáng để bật tắt hệ thống đèn

Hình 29 In lên màn hình LCD giá trị của nhiệt độ, độ ẩm đo được trong từng lần đo

Hình 30 Cảnh báo khi phát hiện rò rỉ gas


39

Hình 31 In lên màn hình LCD tình trạng sức khỏe của heo
3.2.2 Sơ đồ đấu nối

Hình 32 Sơ đồ hệ thống Trồng trọt

Hình 33 Sơ đồ hệ thống Thủy sản


40

Hình 34 Sơ đồ hệ thống Chăn nuôi


3.3 Xây dựng hệ thống
3.3.1 Chức năng 1: Kiểm soát nhiệt độ độ ẩm trong môi trường trồng cây
Chúng ta sẽ thực hiện đo 3 lần liên tiếp cách nhau 3 giây. Nếu trung bình của
3 lần đo độ ẩm bé hơn 50% thì chúng ta sẽ khởi động motor để bật hệ thống phun
sương. Sau đó thông báo độ ẩm ra màn hình LCD.
3.3.2 Chức năng 2: Kiểm soát lượng ánh sáng đi vào môi trường trồng cây
Chúng ta sẽ kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng cảm biến
ánh sáng, khi lượng ánh sáng trong môi trường; nếu cảm biến trả ra giá trị lớn hơn
500, thì ta tiến hành bật motor khởi động hệ thống mái che và thông báo trạng thái
của mái che.
3.3.3 Chức năng 3: Duy trì nhiệt độ đo trong môi trường ao hồ nuôi tôm tích
Việc duy trì nhiệt độ đo trong môi trường ao hồ được thực hiện bằng cách
nhận giá trị trong 3 lần đo liên tiếp. Màn hình LCD hiện kết quả của trung bình 3
lần đo đó. Nếu nhiệt độ trung bình dưới chuẩn pH là 27 đến 29 độ C thì bật tắt đèn
tuần tự trong 0.7 giây.
41

3.3.4 Chức năng 4: Thông báo độ pH đo được trong từng lần đo


Giá trị độ pH được thực hiện bằng cách tính giá trị trung bình 4 lần đo ở giữa
trong 10 lần đo. LCD hiển thị kết quả của giá trị trung bình đó. Nếu độ pH vượt
ngoài khoảng giá trị bình thường từ 7.5 đến 8.5 thì thông báo trên LCD kèm cảnh
báo bằng loa.
3.3.5 Chức năng 5: In thông tin lưu lượng nước trong ao hồ nuôi
Trả kết quả lưu lượng nước trong ao hồ nuôi từ 1 đến 3 m.
3.3.6 Chức năng 6: Cảnh báo khi phát hiện có mưa
Cảm biến mưa khi nhận thấy có mưa sẽ hiện thông báo ở LCD. Sau đó bật
cảnh báo cho người nuôi trồng biết, ngược lại in thông báo không có mưa và tắt
cảnh báo qua loa.
3.3.7 Chức năng 7: Nhận diện ánh sáng để bật tắt hệ thống đèn
Cảm biến ánh sáng đo lượng ánh sáng truyền vào. Nếu giá trị trả về nhỏ hơn
100 thì bật đèn, ngược lại tắt đèn. Cả 2 trường hợp xảy ra đều in lượng ánh sáng lên
LCD.
3.3.8 Chức năng 8: In lên màn hình LCD giá trị của nhiệt độ, độ ẩm đo được trong
từng lần đo
Sau khi DHT đo giá trị nhiệt độ, độ ẩm tiến hành tính trung bình cộng của 10
lần đo. Nếu nhiệt độ ngoài khoảng 18 đến 25 độ C hoặc độ ẩm ngoài khoảng 50 đến
80 % tiến hành cảnh báo cho người chăn nuôi và bật motor để cân bằng nhiệt độ và
độ ẩm.
3.3.9 Chức năng 9: Cảnh báo khi phát hiện rò rỉ gas
Cảm biến gas nếu phát hiện có rò rỉ khí tiến hành cảnh báo liên tục cho đến
khi không còn phát hiện khí NH3, H2S, CO2.
3.3.10 Chức năng 10: In lên màn hình LCD tình trạng sức khỏe của heo
Cảm biến rung tiến hành kiểm tra từng cá thể vật nuôi. Nếu không đạt chuẩn
in thông báo LCD phát hiện nguy cơ nhiễm bệnh của vật nuôi đó. Ngược lại, in
thông báo vật nuôi có tình trạng sức khỏe ổn định.
42

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


4.1 Kết luận

Hệ thống nông nghiệp thông minh đã được chứng minh là một giải pháp hiệu
quả cho việc cải thiện sản xuất và quản lý tài nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hệ thống giám sát và điều khiển thông minh có khả năng giám sát và điều khiển các
thiết bị nông nghiệp với độ chính xác cao, giúp người nông dân và người chăn nuôi
tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên; đồng thời nâng cao sản lượng
cây trồng, vật nuôi và thủy sản nói chung.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, nhóm chúng em nhận ra ưu, khuyết
điểm của hệ thống và khó khăn khi thực hiện đề tài:

4.1.1 Thuận lợi và khó khăn khi làm đề tài


4.1.1.1 Thuận lợi
 Bản thân được trang bị kiến thức cơ bản về đấu nối, thông số kỹ thuật của
cảm biến.
 Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Phan An
Trường, Thầy Nguyễn Khắc Tường và thông qua tìm hiểu từ nhiều trang
web.
4.1.1.2 Khó khăn

 Chưa quản lý tốt thời gian thực hiện đề tài.


 Một số loại cảm biến không được mô phỏng trong Proteus.
 Giá trị trả về cảm biến không ổn định
 Tài liệu tham khảo không được cập nhật liên tục vào bài báo cáo.
4.1.2 Kết quả đạt được

Qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã hoàn thành các
mục tiêu, nhiệm vụ đề ra ở mức cơ bản của hệ thống nông nghiệp thông minh, có
thêm kinh nghiệm trong việc hợp tác nhóm, kiến thức về lĩnh vực chuyên môn.

4.2 Hướng phát triển

 Nâng cao tính tiện dụng và tính ứng dụng của hệ thống: Hệ thống nông
nghiệp thông minh có thể được phát triển để tích hợp nhiều chức năng hơn,
bao gồm phân tích dữ liệu, dự báo thời tiết, và đưa ra các khuyến nghị về sản
43

xuất và quản lý tài nguyên. Điều này sẽ giúp người nông dân và người chăn
nuôi đưa ra các quyết định thông minh hơn và tối ưu hóa sản xuất và quản lý
tài nguyên.
 Phát triển hệ thống thông minh tự động hóa: Hệ thống nông nghiệp thông
minh có thể được phát triển để tự động hóa nhiều công việc trong quá trình
sản xuất và quản lý tài nguyên, bao gồm việc tưới nước, phun thuốc trừ sâu,
vận hành hệ thống thủy sản và quản lý gia súc nhỏ. Điều này sẽ giúp tiết
kiệm thời gian và công sức cho người nông dân và người chăn nuôi.
 Phát triển hệ thống nông nghiệp thông minh đa dụng: Hệ thống nông
nghiệp thông minh có thể được phát triển để áp dụng cho nhiều loại nông
nghiệp khác nhau, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Điều này sẽ
giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất và quản lý tài nguyên trong
các lĩnh vực nông nghiệp khác nhau.
44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan Anh Cang, Trần Thái Bảo, Trần Phan An Trường, “Giáo trình Internet vạn
vật”, 2021, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Arduino.vn (22/5/2023), “[Khám phá thế giới IoT với bSmart] Bài 2 - Theo dõi
nhiệt độ, độ ẩm và tạo báo động”, website: http://arduino.vn/bai-viet/7621-kham-
pha-gioi-iot-voi-bsmart-bai-2-theo-doi-nhiet-do-do-am-va-tao-bao-dong.
[3] Phạm Minh Thuận, Nguyễn Hồng Tài, Lâm Quang Nhựt (24/5/2023), “Mô hình
ứng dụng hệ thống IoT trong chăn nuôi gà, giải pháp hiệu quả cho các hộ chăn nuôi
gà bán công nghiệp ở nông thôn góp phần nâng cao giá trị kinh tế gia đình ”,
website:
https://tailieu.vn/readpdf/viewfile/1.1.114/web/?f=https://tailieu.vn/readpdf/tailieu/
2021/20210629/wuyuetian/
ky_yeu_hoi_nghi_sv_nckh_hutech_2020_compressed_2_2_compressed_2_compre
ssed_1_822_827_7893.pdf?
rand=286528&zarsrc=1303&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaig
n=zalo#page=3&zoom=auto,-16,823.
[4] Mạnh Cường, “Ứng dụng IoT trong nông nghiệp được không, vì sao ứng dụng
IoT trong nông nghiệp” (24/5/2023), website; https://www.lisado.vn/ung-dung-iot-
trong-thuy-canh-duoc-khong/.
[5] Agirdoctor.vn (28/5/2023), “Một số thiết bị quan trọng trong bộ dụng cụ đo
nước thủy sản”, website: https://agridoctor.vn/vi/mot-so-thiet-bi-quan-trong-trong-
bo-dung-cu-do-nuoc-thuy-san.
[6] kythuatnuoitrong.com.vn (28/5/2023), “Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi tôm
nước lợ năm 2019”, website: https://kythuatnuoitrong.edu.vn/nhung-van-de-can-
luu-y-khi-nuoi-tom-nuoc-lo-nam-2019-1587.html.
[7] Agri.vn (26/6/2023), “Nông dân làm giàu bền vững từ mô hình vườn ao
chuồng”, website: https://agri.vn/mo-hinh-vuon-ao-chuong-buoc-di-ben-vung-cho-
nong-dan/.
[8] Arduino Point (26/6/2023), “Arduino Rain Detector and Alarm Project”,
website: https://arduinopoint.com/rain-sensor-arduino-project/.
45

[9] The Engineer Projects (26/6/2023), “Introduction to Arduino Uno”, website:


https://www.theengineeringprojects.com/2018/06/introduction-to-arduino-uno.html.

You might also like