You are on page 1of 17

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

CÔNG TY CP THÉP HÒA PHÁT DUNG QUẤT

BÁO CÁO TUẦN 1


KTV ĐIỆN NHÀ MÁY LUYỆN GANG

NGƯỜI THỰC HIỆN : PHẠM VĂN TRÍ


MÃ NHÂN VIÊN : SVTT91017
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : NGUYỄN TRỌNG THÔNG
BỘ PHẬN : NM LUYỆN GANG

Quảng ngãi, ngày 25 tháng 12 năm 2021


I. Tìm hiểu công nghệ khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát
1. Giới thiệu tổng quan về công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất được thành lập tháng 2/2017, vốn điều lệ
30.000 tỷ đồng và là chủ đầu tư xây dựng, vận hành Khu liên hợp sản xuất Gang thép
Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là dự án chiến lược quan
trọng, sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo vị thế nhà sản xuất thép hàng đầu khu vực Đông
Nam Á cho Tập đoàn Hòa Phát.

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ
đồng, được thiết kế với quy mô công suất 4 triệu tấn một năm, sản phẩm chủ yếu là
thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và sản phẩm dẹt là thép cuộn cán nóng. Hòa
Phát áp dụng công nghệ lò cao khép kín tương tự mô hình đã triển khai thành công tại
tỉnh Hải Dương, nhưng ưu việt hơn, thiết bị hiện đại hơn được nhập khẩu từ các nhà
sản xuất hàng đầu thế giới. Đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi
trường, sản xuất than coke bằng công nghệ dập coke khô, thu hồi hoàn toàn nhiệt và
khí thải, tận dụng triệt để sản phẩm phụ để phát điện, phục vụ trở lại sản xuất. Toàn bộ
nguồn nước sản xuất cũng được sử dụng tuần hoàn, không xả ra môi trường.

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất sẽ bao gồm hệ thống cảng biển nước sâu
cho phép tàu 200.000 tấn cập bến, dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản
phẩm đầu ra đi các thị trường trong và ngoài nước.

Dự án Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận chủ trương đầu tư tại văn bản số 152/TTg-CN, ngày 25/1/2017 và được
tỉnh Quảng Ngãi trao chứng nhận đầu tư vào 6/2/2017.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được triển khai trong 24 tháng từ tháng
2/2017, công suất 2 triệu tấn/năm thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1
triệu tấn thép dài chất lượng cao.

Giai đoạn 2 của dự án sản xuất 2 triệu tấn một năm thép dẹt cán nóng phục vụ cơ khí
chế tạo, được triển khai ngay từ tháng 8/2017. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn
thành đi vào sản xuất từ quý II/2020.

2. Tìm hiểu sơ đồ tổ chức công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất
Sơ đồ khối thể hiện mối quan hệ giữa các phòng ban tổ chức và cơ cấu tổ chức nhân
sự, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

1
a. Sơ đồ tổ chức công ty thép Hòa Phát Dung Quất

Hình I.1. Sơ đồ tổ chức công ty thép Hòa Phát Dung Quất

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận


• Phòng Công nghệ
Quản lý công tác chuẩn bị sản xuất, vật tư công nghệ, tình hình chất lượng sản phẩm,
phân tích đánh giá tư vấn các biện pháp công nghệ nhà máy sản xuất ( Nhà máy Luyện
Gang, Nhà máy Luyện Thép, Nhà máy Cán thép dài, Nhà máy Cán thép QSP, Nhà
máy Chế biến nguyên liệu).

• Phòng Vật tư

Thu mua vật tư thiết bị theo yêu cầu và nhu cầu cho toàn công ty.

2
• Phòng Kinh doanh

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thực hiện các chiến lược nhằm tìm đầu ra cho các sản
phẩm của công ty.

• Phòng Thiết bị cơ

Quản lý, kết hợp theo dõi, cung cấp thiết bị của dây chuyền sản xuất cho các bộ phận
thiết bị cơ với các nhà máy sản xuất.

• Phòng Kế toán

Quản lý tài chính, các thủ tục giấy tờ, kinh doanh bán hàng sản phẩm của công ty.

• Phòng Thiết bị điện

Quản lý, kết hợp theo dõi, cung cấp thiết bị của dây chuyền bộ phận thiết bị điện với
các nhà máy sản xuất khi được yêu cầu.

• Phòng Nhân sự

Quản lý nhân sự công ty, chế độ làm việc và tuyển dụng cho công ty.

• Phòng An toàn môi trường

Phổ biến, kiểm tra, quản lý các vấn đề về vệ sinh an toàn – môi trường trong công ty.

• Phòng Hành chính – Đối ngoại

Quản lý công tác hành chính và hợp tác quốc tế của công ty.

• Phòng Quản lý chất lượng

Kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra của các nhà máy sản xuất.

• Phòng Hành chính – Đối ngoại

Đảm nhận toàn bộ các việc liên quan đến quy trình, thủ tục hành chính; quản lý và
giám sát công việc của nhân viên trong công ty; và tư vấn pháp lý cho Ban Giám đốc
khi cần.

• Phòng Xây dựng

Phụ trách xây dựng, sửa chữa, phát triển hạ tầng trong khu liên hợp.

3
• BP. An ninh
Tổ chức công tác bảo vệ, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập,
giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong khu liên hợp.
Kiểm soát công nhân ra vào khu công nghiệp, kiểm soát an ninh ngoài nhà máy,
kiểm soát hàng hóa ra vào nhà máy…
• BP. Kho
Thực hiện các hoạt động xuất hàng và nhập hàng
Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu
Sắp xếp hàng hóa trong kho
Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho
Giao hàng và thu tiền từ khách hàng.
• Ban Công nghệ thông tin

Quản lý dịnh hướng phát triển, chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động liên quan đến ứng
dụng công nghệ thông tin trong toàn công ty.

Tổ chức thực hiện các dự án về hệ thống thông tin và dự án hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin.
• Ban Thanh tra

Có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan.

• Bộ phận cảng - kho

Kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra của các nhà máy sản xuất Cảng kho.

Quản lý xuất nhập, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị ở cảng. Phân phối,
cấp nguyên liệu ở cảng vào các nhà máy sản xuất.

• Ban Xây dựng cơ bản

Quản lý cơ sở hạ tầng, sửa chữa lên kế hoạch xây dựng mới.

• Nhà máy cơ điện

Chế tạo các linh kiện, thiết bị vật tư thay thế và dự phòng cho các nhà máy sản xuất.
Sửa chửa cơ, điện, xe vận chuyển trong khu liên hợp không thuộc các nhà máy sản
xuất.

4
• Nhà máy nguyên liệu

Chế biến cung cấp quặng vê viên, chất phụ trợ dùng cho nhà máy luyện gang.

• Nhà máy cốc

Chế biến cung cấp coke cho NM luyện gang.

• Nhà máy nhiệt điện


Dùng hóa năng của nhiên liệu biến thành nhiệt năng cấp nhiệt cho nước để biến thành
hơi. Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước làm quay một tua bin hơi nước và
tuabin này làm chạy một máy phát điện.
• Nhà máy vôi – xi măng
Sản xuất xi măng bột; Đóng bao và xuất xi măng.
• Nhà máy thiêu kết – vê viên.
Công suất thiêu kết 7,4 triệu tấn/năm , công suất vê viên 1,8 triệu tấn/năm đáp ứng cho
04 lò cao.
• Nhà máy luyện gang

Sản xuất gang lỏng cấp cho NM luyện thép. Cấp khí than sạch từ lọc bụi lò cao sang
NM luyện thép, NM cán thép.
• Nhà máy luyện thép

Chế biến gang lỏng từ NM luyện thép thành thép phôi để cấp cho NM cán thép.
• Nhà máy cán thép dài

Công suất 2.33 triệu tấn/ năm bao gồm thép thanh và thép cuộn Thiết kế và cung cấp
thiết bị chính của hệ thống Đức – Cán liên tục do tập đoàn Danieli – Italia đảm nhiệm.
• Nhà máy cán thép tấm QSP

Công suất 3.0 triệu tấn/năm cũng do tập đoàn Danieli đảm nhiệm.
• Nhà máy chế tạo cơ khí
Chế tạo, sữa chữa máy móc, thiết bị cho các đơn vị xưởng mỏ trong khu liên hợp,
đồng thời chế tạo phụ tùng, phụ kiện tiêu hao cho sản xuất nhà máy luyện kim như:
đúc gang, đúc thép, rèn dập, gia công cơ khí và chế tạo lắp ráp các thiết bị máy móc
đồng bộ.

3. Tìm hiểu công nghệ khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát

5
a. Nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của từng nhà máy thuộc khu
liên hợp Gang thép

Hình I.2.Sơ đồ khối thể hiện mối quan hệ về sản phẩm của các nhà máy
trong khu liên hợp

6
b. Quy trình khép kín sản xuất Gang thép

Hình I.3. Quy trình khép kín sản xuất Gang thép

7
4. Tìm hiểu sơ đồ tổ chức nhà máy luyện gang

Hình I.4.Sơ đồ tổ chức nhà máy luyện gang

a. Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí


• Chức năng
- Nhà máy Luyện gang là đơn vị có chức năng quản lý sản xuất và
sản xuất các sản phẩm về gang lỏng, gang đúc.

- Đảm bảo toàn bộ hệ thống dây chuyền, thiết bị công nghệ vận hành
đúng quy trình, nhằm cho ra sản phẩm đạt yêu cầu về sản lượng
theo KHSX của Công ty và chất lượng theo yêu cầu công nghệ.

• Nhiệm vụ

- Hoàn thành KHSX được giao.

- Tổ chức quản lý sản xuất theo đúng QT.05. Sản xuất với mục tiêu
đạt các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật, năng suất, chất lượng đã được
đề ra trong chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công
ty.

8
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết
bị theo đúng QT.09, thực hiện theo đúng các hướng dẫn vận hành,
hướng dẫn công việc, để đảm bảo hiệu suất làm việc của thiết bị
được cao nhất, chi phí vận hành thiết bị thấp nhất.

- Dựa vào kế hoạch sản xuất, tình trạng thiết bị, phối hợp với các
phòng chức năng lập và thực hiện các kế hoạch duy tu và bảo dưỡng
thiết bị theo kế hoạch.

- Thống kê và phân tích dữ liệu về kết quả sản xuất để thông qua đó
phát hiện các vấn đề chưa tốt, vấn đề tồn đọng cần khắc phục, cải
tiến của nhà máy. Phân tích, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện
pháp khắc phục phòng ngừa để kết quả sản xuất được duy trì ổn
định và tốt hơn.

- Đảm bảo toàn thể các CBCNV thực hiện đúng theo VBMTCV, các
hướng dẫn, quy trình.

- Kết hợp với phòng ban chức năng tổ chức huấn luyện, kèm cặp đào
tạo về tay nghề.

- Tổ chức quản lý, điều hành sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo các
yêu cầu về ATLĐ, VSCN để đảm bảo công tác an toàn trong lao
động và vệ sinh công nghiệp.

- Ra lệnh dừng các hoạt động sản xuất khi cảm thấy không an toàn
cho người và thiết bị.

- Không tiếp nhận hoặc sa thải những cá nhân không thực hiện đúng
nội quy, quy trình, quy định của nhà máy.

- Báo cáo và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty.

- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và quy định của công ty
về bảo vệ môi trường;

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng;

- Thường xuyên kiểm soát khía cạnh môi trường phát sinh từ hoạt
động của NM, không để xảy ra sự cố môi trường.

9
- Thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng
theo TC ISO 9001 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001.

b. Các biểu mẫu trong quy trình ISO


Gồm có 15 quy trình, mỗi quy trình gồm nhiều biểu mẫu:

- QT01 Quy trình kiểm soát tài liệu dữ liệu.

- QT02 Quy trình kiểm soát hồ sơ chất lượng.

- QT03 Quy trình xem xét của lãnh đạo.

- QT04 Quy trình kiểm soát nguồn lực.

- QT05 Quy trình lập kế hoạch- tổ chức sản xuất

- QT06 Xem xét đáp ứng nhu cầu của khách hang.

- QT07 Quy trình mua hang.

- QT08 Quy trình đo lường và kiểm soát chất lượng.

- QT09 Quy trình quản lí thiết bị.

- QT10 Quy trình tiếp nhận, lưu kho bảo quản và giao hang.

- QT11 Kiểm soát sản phẩm KPH

- QT12 Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ.

- QT13 Quy trình phân tích dữ liệu.

- QT14 Quy trình khắc phục, phòng ngừa, cải tiến.

- QT15 Quy trình lập và theo dõi mục tiêu chất lượng.

10
c. Quy trình trình hồ sơ thiết kế bản vẽ

II. Tìm hiểu mạng điện chung trong khu liên hợp
1. Tìm hiểu các nguồn điện đang cung cấp cho khu liên hợp vào trạm điện 110
kV

Hình II.5. Sơ đồ một sợi TBA 110KV

11
2. Tìm hiểu sơ đồ 1 sợi trạm trung áp nhà máy Luyêṇ Gang
Trạm 35kV NMLG có nhiệm vụ cấp điện cho nhà máy Luyện Gang và nghiền Xỉ của
nhà máy Vôi Xi Măng. Vì vậy, để đảm bảo tính liên tục cấp điện, trạm 35kV được cấp
điện bởi 4 lộ độc lập từ trạm 110kV của khu liên hợp (Trong trường hợp một lộ bị sự
cố ba lộ còn lại vẫn đủ khả năng cấp điện cho toàn nhà máy, đảm bảo sản xuất liên
tục).

- Lộ 1 bắt đầu từ xuất tuyến XT375 (trạm 110kV) cấp nguồn đến tủ MC
0971GlaSA01 (trạm 35kV_NMLG) từ đó cấp nguồn cho phía sơ cấp MBA số
1.

- Lộ 2 bắt đầu từ xuất tuyến XT376 (trạm 110kV) cấp nguồn đến tủ MC
0971GlaSB01 (trạm 35kV_NMLG) từ đó cấp nguồn cho phía sơ cấp MBA số
2.

- Lộ 3 bắt đầu từ xuất tuyến XT355 (trạm 110KV) cấp nguồn đến tủ MC
0971GlbSA01 (trạm 35kV_NMLG) từ đó cấp nguồn cho phía sơ cấp MBA
số 3.

- Lộ 4 bắt đầu từ xuất tuyến XT356 (trạm 110KV) cấp nguồn đến tủ MC
0971GLbSB01 (trạm 35kV_NMLG) từ đó cấp nguồn cho phía sơ cấp MBA
số 4.

- Phía thứ cấp MBA số 1 (thông qua tủ MC đầu vào GLaHA05 cấp nguồn cho
thanh cái TC C10A (điện áp 10kV), trên thanh cái A lần lượt từ trái qua phải
cấp nguồn cho các tủ như sau:

+ HA08: tủ MC cấp nguồn cho máy biến áp tiếp địa.

+ HA07: tủ MC cấp nguồn cho nghiền phun than lộ 1.

+ HA06: tủ MC cấp nguồn cho trạm bơm nước tuần hoàn lò cao 1&2 lộ 1.

+ HA04: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV BPRT 1&2 lộ 1.

+ HA03: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV nhà điều khiển chính 1&2 lộ 1.

+ HA02: tủ PT đo lường điện áp trên thanh cái A.HA01.

+ HA01: tủ MC liên lạc giữa thanh cái A và B.

- Phía thứ cấp MBA số 2 thông qua tủ MC đầu vào GLaHB07 cấp nguồn cho
thanh cái TC C10B (điện áp 10kV), trên thanh cái B lần lượt từ trái qua phải
cấp nguồn cho các tủ như sau:

12
+ HB01: tủ DCL cùng với tủ MC liên lạc HA01 (thuộc thanh cái A), liên lạc
giữa 2 thanh cái C10A và C10B khi 1 trong 2 lộ từ trạm 110kV (hoặc 1
trong 2 máy biến áp) bị sự cố.

+ HB02: tủ PT đo lường điện áp trên thanh cái B

+ HB03: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV nhà điều khiển chính 1&2 lộ 2.

+ HB04: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV BPTR 1&2 lộ 2.

+ HB05: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV bơm nước tuần hoàn 1&2 lộ 2.

+ HB06: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV nghiền xỉ.

+ HB08: tủ MC cấp nguồn cho máy biến áp trung tính tiếp đất.

- Phía thứ cấp MBA số 3 thông qua tủ MC đầu vào GLbHA09 cấp nguồn cho
thanh cái TC C10A (điện áp 10kV), trên thanh cái A lần lượt từ trái qua phải
cấp nguồn cho các tủ như sau:

+ HA08: tủ MC cấp nguồn cho máy biến áp trung tính tiếp đất.

+ HA07: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV BPRT 1&2 lộ 3.

+ HA06: tủ MC cấp nguồn cho trạm nhà điều khiển chính 3&4 lộ 1.

+ HA05: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV bơm nước tuần hoàn 3&4 lộ1.

+ HA04: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV BPRT 3&4 lộ 1.

+ HA03: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV Nghiền phun than lộ 2.

+ HA02: tủ PT đo lường điện áp trên thanh cái A.HA01: tủ MC liên lạc giữa
thanh cái A và B.

+ HA01: tủ MC liên lạc giữa thanh cái A và B.

- Phía thứ cấp MBA số 4 thông qua tủ MC đầu vào GLaHB03 cấp nguồn cho
thanh cái TC C10B (điện áp 10kV), trên thanh cái B lần lượt từ trái qua phải
cấp nguồn cho các tủ như sau:

+ HB01: tủ DCL cùng với tủ MC liên lạc HA01 (thuộc thanh cái A), liên lạc
giữa 2 thanh cái C10A và C10B khi 1 trong 2 lộ từ trạm 110kV (hoặc 1
trong 2 máy biến áp) bị sự cố.

+ HB02: tủ PT đo lường điện áp trên thanh cái B

13
+ HB04: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV nghiền xỉ lộ 2.

+ HB05: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV BPTR 3&4 lộ 2.

+ HB06: tủ MC cấp nguồn cho trạm 10kV bơm nước tuần hoàn 3&4 lộ 2.

+ HB07: tủ MC dự phòng cho trạm 10kV nhà điều khiển chính 3&4 lộ 2

+ HB08: tủ MC cấp nguồn cho máy biến áp trung tính tiếp đất.

- Tất cả các máy cắt đều được điều khiển bởi nguồn điện một chiều DC220V
được cấp từ tủ chuyển đổi nguồn, được trang bị rơ le số có màn hình hiển thị
các thông số, trạng thái làm việc của thiết bị và có thể cài đặt các thông số bảo
vệ như: Bảo vệ so lệch, bảo vệ thấp áp, bảo vệ cao áp, bảo vệ quá dòng cấp 1,
bảo vệ quá dòng cấp 2, bảo vệ chạm đất. Ngoài ra nó còn có cổng truyền thông
theo chuẩn RS485 để truyền dữ liệu về máy tính điều khiển giám sát.

- Một số máy cắt cấp nguồn cho các thiết bị hiện trường đều có trang bị hệ thống
dao tiếp địa, đảm bảo an toàn trong quá trình duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các
thiết bị.

- Trên mặt trước của các tủ máy cắt đều được trang bị các nút ấn, các công tắc
chuyển mạch, các đèn báo pha, đèn báo vị trí máy cắt… để thao tác và quan sát
trạng thái làm việc của máy cắt. Ngoài ra tại mặt trước của máy cắt còn có các
đèn báo báo trạng thái đóng, cắt máy cắt, đèn báo máy cắt đã được lên cót.Tại
trạm biến áp 35kV Luyện Gang cũng được trang bị hai máy tính dùng để giám
sát trạng thái làm việc của các máy cắt, các thông số đo lường của các thiết bị
đều được lưu vào máy tính, ngoài ra ta có thể vận hành thao tác đóng, cắt máy
cắt từ máy tính khi người vận hành chọn chế độ vận hành ‘remote” tại công tắc
chuyển mạch đặt ở tủ.

14
a. Sơ đồ 1 sợi trạm 35kV

b. Chức năng của các thiết bị trong trạm


- Máy biến áp: biến đổi điện áp từ 35kV xuống 10kV cung cấp cho phụ tải của
nhà máy.

15
- Máy biến điện áp: biến đổi từ điện áp cao xuống điện áp thấp để phục vụ đo
lường.

- Chống sét van: Bảo vệ hệ thống và

- thiết bị tránh các xung điện áp do sét gây ra.

- Đèn báo chỉ thị: Báo vị trí của MBA, dao tiếp địa, trạng thái máy cắt… để
người vận hành có thể biết được trạng thái của các thiết bị trong tủ.

- Dao tiếp địa: Để nối đất xả điện áp dư của thiết bị xuống đất.

- Máy cắt: Thực hiện đóng cắt mạch điện không tải, có tải hoặc sự cố.

- Máy biến áp tiếp địa: Tăng độ tin cậy cho bảo vệ sự cố trong hệ thống khi xảy
ra chạm đất.

- Cầu dao cắm: Kết nối 2 thanh cái với nhau.

- Dao tiếp địa qua điện trở: Hạn chế dòng điện chạm đất để phục vụ đo lường.

- Cầu chì: bảo vệ quá dòng cho thiết bị.

16

You might also like