You are on page 1of 176

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


CHƯƠNG TRÌNH ETEP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN

MÔ ĐUN 9
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC
VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

MÔN TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................2
BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU .......................................................................................6
KÍ HIỆU VIẾT TẮT .....................................................................................................7
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ .............................................................................................8
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN ...............................................................................9
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN ........................................................9

2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN ................................................................9

3. NỘI DUNG CHÍNH ..............................................................................................9

4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG..........................................................10

5. TÀI LIỆU ĐỌC ...................................................................................................31

NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ VÀ
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC..................................31
1.1. Khái quát về công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục.............................................................................................................31

1.1.1. Công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục .............................................31
1.1.2. Học liệu số trong dạy học, giáo dục............................................................32
1.1.3. Thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục ................................................34
1.2. Các xu hướng hiện nay trong ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, sử
dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục ..........................35

1.2.1. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục .................35
1.2.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng để đổi mới phương pháp dạy học, hình
thức dạy học, kiểm tra đánh giá ............................................................................35
1.2.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng trong giáo dục thông minh và xây dựng
hệ sinh thái giáo dục .............................................................................................38
1.3. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục.............................................................................................................40

1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục ...........................40
1.3.2. Vai trò của học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục .......43

2
1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số
và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục ......................................................49

1.4.1. Đảm bảo tính khoa học ...............................................................................49


1.4.2. Đảm bảo tính sư phạm ................................................................................50
1.4.3. Đảm bảo tính pháp lí ...................................................................................50
1.4.4. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................52
NỘI DUNG 2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ
TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG ........................................................................................................................54
2.1. Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục ................................54

2.1.1. Một số thiết bị công nghệ cơ bản ................................................................54


2.1.2. Một số thiết bị công nghệ nâng cao ............................................................59
2.2. Học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục ...............................63

2.2.1. Nguồn học liệu số .......................................................................................63


2.2.2. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số ................65
2.2.3. Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo
dục .........................................................................................................................66
2.3. Một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trung học
phổ thông ..................................................................................................................68

2.3.1. Khái quát các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán ở cấp trung học
phổ thông ..............................................................................................................68
2.3.2. Phần mềm thiết kế/biên tập học liệu số và trình diễn .................................70
2.3.3. Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá ...........................................................72
2.3.4. Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến ..........................................................73
2.3.5. Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh ..................................76
2.3.6. Một số phần mềm khác ...............................................................................80
NỘI DUNG 3. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU
SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC
MÔN TOÁN Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................89
3.1. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm hỗ
trợ trong hoạt động dạy học, giáo dục môn Toán ở cấp trung học phổ thông ..89

3
3.1.1. Cơ sở lựa chọn các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT phù hợp thực tiễn
dạy học môn Toán ở cấp trung học phổ thông......................................................89
3.1.2. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội
dung dạy học và nội dung kiểm tra đánh giá ........................................................95
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học môn Toán ở cấp THPT ..................................................................................101

3.2.1. Định hướng ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong hoạt động
dạy học, giáo dục môn Toán ở cấp THPT ..........................................................101
3.2.2. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong hoạt động kiểm tra
đánh giá kết quả học tập, giáo dục ......................................................................104
3.2.3. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động học
có ứng dụng CNTT .............................................................................................107
3.2.4. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ để hỗ trợ quản lí học sinh/
lớp học 113
3.3. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
dạy học, giáo dục môn Toán ở cấp THPT qua trường hợp minh hoạ .............114

3.3.1. Kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn Toán ở cấp trung học phổ
thông....................................................................................................................114
3.3.2. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng CNTT .............................................116
NỘI DUNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................................119
4.1. Xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp ..............................119

4.1.1. Xây dựng kế hoạch tự học nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
.............................................................................................................................119
4.1.2. Các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp và mô hình hỗ trợ đồng nghiệp ..........122
4.1.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin .....................................................................................................123
4.2. Một số hướng dẫn triển khai và thực hiện kế hoạch ..................................124

4.2.1. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch tự học ..........................................124


4.2.2. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp......................124

4
PHỤ LỤC ...................................................................................................................129
Phụ lục 1.1 ..................................................................................................................129
Phụ lục 1.2 ..................................................................................................................129
Phụ lục 1.3 ..................................................................................................................133
Phụ lục 3.1 ..................................................................................................................137
Phụ lục 3.2 ..................................................................................................................141
Phụ lục 3.3 ..................................................................................................................143
Phụ lục 3.4 ..................................................................................................................145
Phụ lục 3.5 ..................................................................................................................147
Phụ lục 3.6 ..................................................................................................................150
Phụ lục 4.1 ..................................................................................................................158
Phụ lục 4.2 ..................................................................................................................161
Phụ lục 4.3 ..................................................................................................................166
ĐÁNH GIÁ KHOÁ HỌC .........................................................................................173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................174

5
BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ NHIỆM VỤ


Trường Đại học sư phạm Tổ trưởng
1 TS. Nguyễn Thị Nga
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học sư phạm Tổ phó
2 PGS.TS. Lê Thái Bảo Thiên Trung
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học sư phạm Uỷ viên
3 TS. Tăng Minh Dũng
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học sư phạm Uỷ viên
4 TS. Vũ Như Thư Hương
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học sư phạm Uỷ viên
5 TS. Ngô Minh Đức
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học sư phạm Uỷ viên
6 TS. Nguyễn Việt Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học sư phạm Uỷ viên
7 TS. Phan Lê
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học sư phạm Uỷ viên
8 TS. Trần Đức Thuận
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sư phạm, Uỷ viên
9 PGS.TS. Nguyễn Danh Nam
Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Sư phạm, Uỷ viên
10 PGS.TS. Trần Kiêm Minh
Đại học Huế

CỘNG TÁC VIÊN

ThS. Lê Chân Đức, giáo viên Toán, Trường Trung học Thực hành, Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh

6
KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ


CNTT Công nghệ thông tin
CV Công việc
GVCC Giáo viên cốt cán
GVĐT Giáo viên đại trà
GV Giáo viên
HĐGD Hoạt động giáo dục
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
“Total PACKage” of teacher knowledge – Kiến thức của giáo
TPACK
viên về Nội dung (chuyên môn)-Phương pháp-Công nghệ
VLE Virtual learning environment - Môi trường học ảo
YCCĐ Yêu cầu cần đạt

7
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ

Thuật ngữ,
Giải thích
khái niệm
Lĩnh vực nghiên cứu về ứng dụng công nghệ (theo nghĩa
Công nghệ giáo dục chung), hay cụ thể là CNTT và truyền thông (theo nghĩa riêng)
vào trong dạy học và giáo dục.
Nền tảng ứng dụng Web (Web-based Platform) nhằm mục
Môi trường học ảo đích giáo dục qua trung gian máy tính (computer-mediated
communication) hay giáo dục trực tuyến (online education).
Học liệu số Học liệu số (hay học liệu điện tử) là tập hợp các phương tiện
điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: giáo trình điện tử, sách
giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra
đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm
thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học,
thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác.
Đây là một trong những lí thuyết phổ biến liên quan đến việc
ứng dụng công nghệ vào trong dạy học và giáo dục, thể hiện
mối quan hệ và sự tích hợp giữa các thành phần kiến thức của
TPACK (hay TPCK)
người giáo viên để ứng dụng công nghệ hiệu quả, bao gồm
kiến thức chuyên môn - kiến thức phương pháp - kiến thức
công nghệ.

8
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN


Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công
nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trung học phổ thông môn Toán” là một trong
các mô đun bồi dưỡng GV theo quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT (kí ngày 04 tháng 12
năm 2019) về việc ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng GV cốt cán và cán bộ
quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên
GV, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông. Các mô đun bồi dưỡng này nhằm hỗ trợ
GV tổ chức và thực hiện được các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông 2018, đồng thời giúp GV nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn
và nghiệp vụ theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông. Mô
đun 9 do trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo yêu cầu của
“chương trình phát triển các trường Sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ GV và cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP)” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng của mô đun 9, người học có thể:
- Trình bày được vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học
và giáo dục học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT);
- Phân tích, đánh giá được việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn
Toán qua một trường hợp minh họa;
- Lựa chọn và thực hành một số ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn
Toán ở trường THPT theo chương trình GDPT 2018;
(Ví dụ: Vận dụng các phần mềm, học liệu số và thiết bị công nghệ như internet; các
hệ thống quản li học tập trực tuyến,... để thiết kế kế hoạch bài dạy, hoạt động giáo
dục, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục, quản lý HS,... ở trường THPT);
- Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lý HS ở trường THPT.
3. NỘI DUNG CHÍNH
- Vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.
- Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh
trung học phổ thông.
- Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo
dục môn Toán ở trường trung học phổ thông.

9
- Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học sinh ở trường trung học phổ
thông.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NỘI DUNG TẬP HUẤN QUA MẠNG
Kế hoạch tập huấn qua mạng gồm 3 giai đoạn
A. GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ
a. Phần giới thiệu
Xem video clip giới thiệu về mô đun 9.
Xem đồ hoạ thông tin giới thiệu về mô đun 9 - Infographics 0.09.
b. Nhiệm vụ học tập của học viên
Mô đun 9 được thiết kế theo hình thức học kết hợp: trực tiếp và trực tuyến, với
các hoạt động tự học/học cộng tác qua mạng là chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ học tập cụ
thể của học viên ở khóa học này là:
Nhiệm vụ 1: Tự nghiên cứu 4 nội dung chính của tài liệu text và tài liệu bổ trợ
(không bắt buộc);
Nhiệm vụ 2: Tự học qua mạng với 14 hoạt động học tập tương ứng với 4 nội dung
chính của tài liệu text). Thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập của hoạt động
học tập yêu cầu;
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành bài tập thực hành cuối khoá “Phát triển một chủ đề học
tập/bài dạy có ứng dụng CNTT” và nộp sản phẩm thực hiện trên hệ thống LMS;
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp” và nộp sản
phẩm thực hiện trên hệ thống LMS;
Nhiệm vụ 5: Trao đổi, thảo luận, chia sẻ phản hồi, thực hiện các khảo sát theo
yêu cầu của khóa học.
c. Phần chuẩn bị cá nhân và ôn tập kiến thức cũ
Xem đồ hoạ thông tin, video clip hướng dẫn sử dụng và khai thác hệ thống LMS;
Xem đồ hoạ thông tin hướng dẫn việc học tập và các quy chế học tập mô đun 9;
Xem đồ hoạ thông tin hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên, học liệu số;
Thực hiện trắc nghiệm kiến thức của mô đun trước (10 câu hỏi).
B. GIAI ĐOẠN 2: HỌC TẬP, THỰC HÀNH
Thực hiện 4 nội dung theo chuỗi 14 hoạt động học tập qua mạng như sau:
NỘI DUNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC

10
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/cô hãy cho biết vai trò của CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục là gì? Nêu những yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Đối với đặc thù môn Toán, những yêu cầu
nào là điều kiện cần cho việc khai thác, sử dụng nguồn học liệu, thiết bị công nghệ hỗ
trợ dạy học, giáo dục? Hãy giải thích.
Hoạt động 1
a. Tên hoạt động: Khám phá
Mô tả: Tìm hiểu khái quát về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học,
giáo dục học sinh.
b. Mục tiêu cần đạt:
Trình bày khái quát về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text các nội dung mục 1.1.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Tài liệu dạng text kết hợp hình ảnh minh họa, cho phép chú thích.

Hoạt động 2
a. Tên hoạt động: Chuyển đổi
Mô tả: Khám phá các xu hướng ứng dụng CNTT hiện nay qua giới thiệu một số thuật
ngữ và hình thức dạy học mới đang được quan tâm.
b. Mục tiêu cần đạt:
Nhận ra được xu hướng ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục hiện nay.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Thực hiện khảo sát nội dung về một số xu hướng ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục hiện nay.
- CV.2. Xem tài liệu text bao gồm các nội dung mục 1.2.

11
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Bảng hỏi 5 câu hỏi – chọn 3 để thực hiện nhiệm vụ, thiết kế dạng trò chơi.
- Tài liệu text nội dung 1.2.
Hoạt động 3
a. Tên hoạt động: Tự học
Mô tả: Tìm hiểu vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học,
giáo dục.
b. Mục tiêu cần đạt:
Giải thích được vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học,
giáo dục.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text các nội dung mục 1.3.
- CV.2. Tham gia diễn đàn thảo luận.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Tài liệu text nội dung 1.3.
- Câu hỏi thảo luận sau khi xem tài liệu.
Hoạt động 4
a. Tên hoạt động: Phân tích
Mô tả: Tìm hiểu một số yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị
công nghệ trong dạy học, giáo dục.
b. Mục tiêu cần đạt:
Trình bày được một số yêu cầu đặt ra đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.

12
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text nội dung 1.4.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Tài liệu text nội dung 1.4.
Kiểm tra cuối nội dung 1
GV hoàn thành 5/10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 1.
2. Đánh giá/phản hồi nội dung 1
- Đánh giá:
+ Học viên hoàn thành 80% trở lên các nhiệm vụ học tập đối với 4 hoạt động
được thiết kế trong chủ đề.
+ GV hoàn thành 5/10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 1.
- Phản hồi: Học viên ghi chú thích (comment)/đánh giá phản hồi (rating) cho
video clip, bài giảng tương tác.
NỘI DUNG 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM
HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/Cô cho biết tên, chức năng và hướng sử dụng một số thiết bị công nghệ và
phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Toán (bao gồm
cả thiết bị công nghệ, nguồn học liệu số và công cụ, phần mềm, nền tảng/hệ thống đặc
thù của môn Toán).
Hoạt động 5
a. Tên hoạt động: Tìm hiểu
Mô tả: Nhận biết một số thiết bị công nghệ thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học,
giáo dục môn Toán.
b. Mục tiêu cần đạt:
- Kể tên và mô tả được các loại thiết bị công nghệ thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy
học, giáo dục.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text nội dung 2.1.

13
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Tài liệu text nội dung 2.1.
- Bài giảng tương tác chuẩn SCORM – 2.1.1, 2.1.2.
- Câu hỏi thảo luận – Forum 2.02.
Hoạt động 6
a. Tên hoạt động: Bổ trợ
Mô tả: Khai thác học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục
b. Mục tiêu cần đạt:
- Nêu được các nguồn học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.
- Khai thác được các nguồn học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục
môn Toán.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text nội dung mục 2.2.
- CV.2. Tham gia chia sẻ ý kiến trên diễn đàn thảo luận.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Tài liệu text nội dung mục 2.2.
- 02 câu hỏi thảo luận tương ứng với 2.2. – Forum 2.03.
+ Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng?
+ Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số.
Hoạt động 7
a. Tên hoạt động: Giới thiệu
Mô tả: Giới thiệu một số phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục
môn Toán.

14
b. Mục tiêu cần đạt:
Giới thiệu được một số phần mềm thông dụng và chức năng của phần mềm trong
hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Toán.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text mục 2.3.
- CV.2. Xem 03 video clip chuyên gia: Giới thiệu phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy
học, giáo dục.
- CV.3. Tham gia chia sẻ ý kiến trên diễn đàn thảo luận.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Xem tài liệu text mục 2.3.
- 03 video clip chuyên gia, thời lượng: 5~7 phút (Clip.2.04, 2.05, 2.06).
- 02 câu hỏi thảo luận – Forum 2.04.
Hoạt động 8
a. Tên hoạt động: Khai thác
Mô tả: Khai thác, sử dụng một số phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học,
giáo dục môn Toán.
b. Mục tiêu cần đạt:
Nêu được cách khai thác, sử dụng một số phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động
dạy học, giáo dục môn Toán.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text mục 2.3.
- CV.2. Chia sẻ về định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng phần mềm trong
dạy học Toán.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Xem tài liệu text mục 2.3.

15
- Hộp chia sẻ định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng phần mềm trong dạy
học Toán.
Kiểm tra cuối nội dung 2
GV hoàn thành 5/10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 2.
2. Đánh giá/phản hồi nội dung 2
- Đánh giá:
+ Học viên hoàn thành 80% trở lên các nhiệm vụ học tập đối với 4 hoạt động
được thiết kế trong chủ đề.
+ GV hoàn thành 5/10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 2.
- Phản hồi: Học viên ghi chú thích (comment)/đánh giá phản hồi (rating) cho
video clip, bài giảng tương tác.
NỘI DUNG 3: LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ,
HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC MÔN TOÁN Ở CẤP THPT
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/cô hãy lựa chọn và ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm
hỗ trợ trong hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT.
Hãy phát triển một chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn Toán
và hoàn thành dưới dạng một kế hoạch bài dạy từ kế hoạch bài dạy của mô đun 4 hoặc
kế hoạch bài dạy tự chọn (theo tinh thần của công văn 5512/BGDĐT-GDTrH
(18/12/2020), phụ lục IV – Khung kế hoạch bài dạy hoặc theo một khung/mẫu tuỳ chọn
khác).
Hoạt động 9
a. Tên hoạt động: Luyện tập
Mô tả: Tìm hiểu cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần
mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học, giáo dục HS môn Toán ở cấp THPT.
b. Mục tiêu cần đạt:
Phân tích được đặc trưng của môn học và cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết
bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội dung dạy học và nội dung kiểm tra đánh giá trong một
hoạt động học.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text nội dung 3.1.
- CV.2. Trả lời 04 câu hỏi trắc nghiệm.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.

16
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Tài liệu text nội dung 3.1.
- 04 câu hỏi trắc nghiệm.

Hoạt động 10
a. Tên hoạt động: Thực hành
Mô tả: Luyện tập và thực hành một số phần mềm theo yêu cầu sư phạm cho trước.
b. Mục tiêu cần đạt:
Khai thác, sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn
Toán ở cấp THPT.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem tài liệu text 3.2.
- CV.2. Thực hiện phiếu giao nhiệm vụ.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có nộp sản phẩm thực hành.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Tài liệu text 3.2.
- Phiếu giao nhiệm vụ học tập, tài liệu hướng dẫn công cụ phần mềm và nguồn học
liệu thực hành (có sản phẩm minh hoạ để tham khảo).
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
1. Xem tài liệu text về hướng dẫn xây dựng các loại học liệu phục vụ cho việc giảng
dạy một nội dung trong chương trình.
2. Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán
cấp THPT.
3. Gửi sản phẩm lên hệ thống.

Hoạt động 11
a. Tên hoạt động: Phản hồi
Mô tả: Nghiên cứu và phân tích việc ứng dụng CNTT trong các tình huống dạy học
thực tế.

17
b. Mục tiêu cần đạt:
Đánh giá được việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trong môn Toán qua
một trường hợp cụ thể.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem 03 video clip về hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT.
- CV.2. Xem tài liệu text nội dung mục 3.3. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng
CNTT trong hoạt động dạy học môn Toán ở cấp THPT qua một trường hợp minh hoạ.
- CV.3. Xem 3 video clip về sinh hoạt chuyên môn để bình giảng cho bài dạy.
- CV.4. Trả lời câu hỏi thảo luận sau khi xem video clip.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Tiêu chí Có/ Không Dẫn chứng
1. Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài dạy
hợp lí, cần thiết không?
2. Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù
hợp với sản phẩm học tập không?
3. Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách
thức HS hoạt động không?
4. Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được
mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các kĩ thuật dạy
học tích cực được sử dụng không?
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Video clip dạy học thử nghiệm – Mục 3.3 (Clip.1.08).
- Video clip sinh hoạt chuyên môn – Mục 3.3 (Clip.1.10).
- Tài liệu dạng text.
- Trả lời câu hỏi sau khi xem video clip.
Hoạt động 12
a. Tên hoạt động: Vận dụng
Mô tả: Thực hành xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán ở cấp THPT có ứng dụng
CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ.

18
b. Mục tiêu cần đạt:
Phát triển được kế hoạch bài dạy môn Toán ở cấp THPT có ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem phụ lục Khung Kế hoạch bài dạy mô đun 9.
- CV.2. Thực hành xây dựng KHBD có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công
nghệ môn Toán ở cấp THPT.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Khung Kế hoạch bài dạy mô đun 9.
Kiểm tra cuối nội dung 3
GV hoàn thành 5/10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 3

2. Đánh giá/phản hồi nội dung 3


- Đánh giá:
+ Học viên hoàn thành 80% trở lên các nhiệm vụ học tập đối với 4 hoạt động
được thiết kế trong chủ đề.
+ GV hoàn thành 5/10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 3.
- Phản hồi: Học viên ghi chú thích (comment)/đánh giá phản hồi (rating) cho
video clip, bài giảng tương tác.
NỘI DUNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG
NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC,
GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/cô hãy thiết kế một kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực
CNTT hỗ trợ dạy học và giáo dục, cũng như phát triển nghề nghiệp trong tương lai (ngắn
hạn – 1 năm, dài hạn – 3~5 năm).
Thầy/cô hãy xây dựng một kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp tại cơ sở giáo dục,
địa phương của mình để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết
bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí HS.

19
Hoạt động 13
a. Tên hoạt động: Phát triển bản thân
Mô tả: Thực hành xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng cao
năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí HS trong
trường học.
b. Mục tiêu cần đạt:
Thiết kế được kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng cao năng lực ứng
dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí HS ở trường học.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem bài giảng tương tác bao gồm nội dung mục 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3.
- CV.2. Thực hành thiết kế một kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Bài giảng tương tác chuẩn SCORM - 4.1 (iLecture.4.1).
Tài liệu dạng text/speechtext kết hợp hình ảnh minh họa, cho phép chú thích.
Trả lời câu hỏi trong lúc xem bài giảng (1~3 câu).
- Phiếu giao nhiệm vụ học tập, tài liệu và mẫu biểu hỗ trợ thực hành.

Hoạt động 14
a. Tên hoạt động: Chia sẻ đồng nghiệp
Mô tả: Tìm hiểu một số gợi ý cho việc triển khai và thực hiện kế hoạch tự học và
phát triển đồng nghiệp.
b. Mục tiêu cần đạt:
Mô tả được một số cách triển khai và thực hiện kế hoạch thông qua một số gợi ý
hướng dẫn.
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- CV.1. Xem bài giảng tương tác bao gồm nội dung mục 4.2.1, 4.2.2.
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

20
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Bài giảng tương tác chuẩn SCORM – 4.2 (iLecture.4.2).
Tài liệu dạng text/speechtext kết hợp hình ảnh minh họa, cho phép chú thích.
Trả lời câu hỏi trong lúc xem bài giảng (1~3 câu).
Kiểm tra cuối nội dung 4
GV hoàn thành 5 câu trắc nghiệm cuối nội dung 4
2. Đánh giá/phản hồi nội dung 4
- Đánh giá: Học viên hoàn thành 80% trở lên các nhiệm vụ học tập đối với 2 hoạt
động được thiết kế trong chủ đề.
- GV hoàn thành 5 câu trắc nghiệm cuối nội dung 4
- Phản hồi: Học viên ghi chú thích (comment)/đánh giá phản hồi (rating) cho
video clip, bài giảng tương tác.
C. GIAI ĐOẠN 3: PHẢN HỒI, ĐÁNH GIÁ
Kiểm tra và đánh giá cuối khóa học
Bài tập 1. Phát triển một chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn
Toán ở cấp THPT – có thể xây dựng dưới dạng một kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh hoặc
sử dụng một khung/mẫu tuỳ chọn mà GV đã và đang sử dụng trong thực tế dạy học và
giáo dục.
Bài tập 2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lý HS ở trường trung học phổ thông.
Bảng theo dõi quá trình và kết quả học tập
Được hỗ trợ bởi hệ thống LMS, xem và tự kiểm tra trên hệ thống thường xuyên.

NỘI DUNG TẬP HUẤN TRỰC TIẾP


A. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRỰC TIẾP
NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC
Mục tiêu
Trình bày được vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục.
Các hoạt động
Hoạt động Thời gian
Hoạt động 1. Phân tích vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công 45 phút
nghệ trong dạy học, giáo dục.

21
a) Kết quả cần đạt
Phân tích được vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục.
b) Nhiệm vụ của học viên
Học viên thảo luận nhóm, xác định những từ khoá về vai trò của CNTT,
học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. HV sử dụng
những từ khoá để trình bày vai trò và lấy các ví dụ để chứng minh được
vai trò đó trong dạy học và giáo dục môn Toán
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 1, mục 1.3.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 1.3.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua các nhóm từ khoá
và nội dung bài báo cáo của học viên.

NỘI DUNG 2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ


TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
Mục tiêu
Xác định chức năng và hướng sử dụng một số thiết bị công nghệ và phần mềm
thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Toán (bao gồm cả thiết bị
công nghệ, nguồn học liệu số và công cụ, phần mềm, nền tảng/hệ thống đặc thù của môn
Toán).
Các hoạt động
Hoạt động Thời gian
Hoạt động 2. Hệ thống hoá về thiết bị công nghệ, học liệu số hỗ trợ hoạt 50 phút
động dạy học và giáo dục trong môn Toán.
a) Kết quả cần đạt
Hệ thống hoá các thiết bị công nghệ, học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy
học và giáo dục trong môn Toán.
b) Nhiệm vụ của học viên
- Học viên thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về các thiết bị công nghệ,
học liệu số hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Toán.
- Học viên sử dụng sơ đồ tư duy trình bày hệ thống các thiết bị công
nghệ, học liệu số và cách khai thác và sử dụng để hỗ trợ các hoạt động
dạy học và giáo dục trong môn Toán.

22
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 2, mục 2.1 và 2.2.
- Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
- Đồ hoạ thông tin – Infographics mục 2.1 và 2.2.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua sơ đồ tư duy và bài
trình bày của học viên.
Hoạt động 3. Chia sẻ về một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, 60 phút
giáo dục trong môn Toán.
a) Kết quả cần đạt
- Trình bày chức năng và vai trò của một số phần mềm hỗ trợ hoạt
động dạy học, giáo dục trong môn Toán.
b) Nhiệm vụ của học viên
- HV thảo luận về các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục
trong môn Toán theo các nhóm:
(1) thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn;
(2) hỗ trợ dạy học trực tuyến;
(3) hỗ trợ kiểm tra đánh giá;
(4) quản lí lớp học và hỗ trợ HS.
Một số nội dung thảo luận:
+ Liệt kê các phần mềm hỗ trợ được giới thiệu trong tài liệu đọc.
Chia sẻ thêm về những công cụ, phần mềm mà thầy cô đã và đang
sử dụng trong quá trình dạy học.
+ Mô tả chức năng và định hướng sử dụng một số phần mềm.
+ Lấy ví dụ về cách khai thác và sử dụng các công cụ, phần mềm
hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Toán.
- HV trình bày nội dung thảo luận trên bài trình chiếu.
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 2, mục 2.3.
- Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
- Đồ hoạ thông tin – Infographics.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua bài trình chiếu và
bài báo cáo của học viên.

23
NỘI DUNG 3. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC
LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mục tiêu
Lựa chọn và thực hành một số ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn
Toán ở cấp THPT theo chương trình GDPT 2018.
Các hoạt động
Hoạt động Thời gian
Hoạt động 4. Xác định căn cứ lựa chọn phương án ứng dụng CNTT, học 30 phút
liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
a) Kết quả cần đạt
- Xác định căn cứ lựa chọn phương án ứng dụng CNTT, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
b) Nhiệm vụ của học viên
- Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công nghệ,
học liệu số và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học, giáo dục HS
môn Toán.
- Nhiệm vụ 2. Xác định cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị
công nghệ hỗ trợ thiết kế nội dung dạy học và nội dung kiểm tra đánh
giá trong một hoạt động học.
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 3, mục 3.1.
- Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua nội dung trình bày
của học viên.
Hoạt động 5. Thực hành khai thác, sử dụng một số phần mềm hỗ trợ hoạt 160 phút
động dạy học môn Toán ở cấp THPT.
a) Kết quả cần đạt
Sử dụng được một số công cụ, phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học môn
Toán ở cấp THPT để tạo ra các sản phẩm cụ thể.
b) Nhiệm vụ của học viên
- Nhiệm vụ 1. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế học
liệu và trình chiếu trong môn Toán.

24
- Nhiệm vụ 2. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ tổ chức hoạt
động dạy học trong môn Toán.
- Nhiệm vụ 3. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ kiểm tra,
đánh giá trong môn Toán.
- Nhiệm vụ 4. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ quản lí lớp
học và hỗ trợ HS.
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 3, mục 3.2.
- Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua bài thực hành của
học viên.
Hoạt động 6. Phân tích và trao đổi việc ứng dụng CNTT trong hoạt động 60 phút
dạy học môn Toán qua một trường hợp minh hoạ.

a) Kết quả cần đạt


- Phân tích được việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn
Toán qua một trường hợp minh hoạ.
b) Nhiệm vụ của học viên
- Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các tiêu chí gợi ý để đánh giá chủ đề học tập/bài
dạy có ứng dụng CNTT.
- Nhiệm vụ 2. Phân tích việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học
qua một chủ đề học tập/bài dạy cụ thể.
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 3, mục 3.3.
- Phiếu giao nhiệm vụ, phiếu đánh giá.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.3.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua kết quả phân tích,
đánh giá việc ứng dụng CNTT trong một chủ đề/bài học cụ thể của học
viên.
Hoạt động 7. Thực hành xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt 280 phút
động trong kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT môn Toán ở trường
THPT.

25
a) Kết quả cần đạt
- Xây dựng được học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch
bài dạy có ứng dụng CNTT môn Toán ở trường THPT.
b) Nhiệm vụ của học viên
- Nhiệm vụ 1. Đề xuất phương án ứng dụng CNTT cho một kế hoạch
bài dạy trong môn Hoá học ở trường THPT (Sử dụng KHBD đã xây
dựng ở Mô đun 4 hoặc một KHBD có sẵn).
- Nhiệm vụ 2. Xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong
kế hoạch bài dạy theo phương án đề xuất. Một số học liệu số có thể
thực hiện:
- Bài trình chiếu
- Infographic
- Video bài giảng
- Mô phỏng,…
- Nhiệm vụ 3. Đề xuất cách sử dụng học liệu số hiệu quả khi tổ chức
hoạt động dạy học.
- Nhiệm vụ 4. Báo cáo và thảo luận về kết quả xây dựng học liệu số
phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT
môn Toán ở trường THPT.
c) Tài liệu, học liệu
- Phiếu giao nhiệm vụ, phiếu bài tập.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua các học liệu số và
bài báo cáo cách sử dụng học liệu số học viên xây dựng.

NỘI DUNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP


NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
Mục tiêu
Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lý HS ở trường THPT.

26
Các hoạt động
Hoạt động Thời gian
Hoạt động 8. Trao đổi cách xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng 20 phút
nghiệp và một số gợi ý thực hiện kế hoạch trong thực tế tại địa phương.
a) Kết quả cần đạt
- Tìm hiểu về kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng cao
năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản
lí học sinh ở trường THPT.
b) Nhiệm vụ của học viên
- Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng
nghiệp.
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm về các khó khăn và biện pháp triển khai
hiệu quả kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng cao năng
lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học
sinh ở trường THPT.
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 4, mục 4.1 và 4.2.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 4.
d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua báo cáo nhóm của
học viên.
Hoạt động 9. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp và một 20 phút
số gợi ý thực hiện kế hoạch trong thực tế tại địa phương.
a) Kết quả cần đạt
- Thiết kế được kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lí học sinh ở trường THPT;
b) Nhiệm vụ của học viên
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp.
- Nhiệm vụ 2: Phân tích một số gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch.
c) Tài liệu, học liệu
- Tài liệu text, nội dung 4, mục 4.1 và 4.2.
- Đồ hoạ thông tin – Infographics.
d) Đánh giá
Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua kế hoạch hỗ trợ đồng
nghiệp của học viên.

27
B. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG TRỰC TIẾP 2 NGÀY
Thời Điều kiện giảng dạy/học
Nội dung chính
gian tập
Ngày 1
Hội trường, backdrop, máy
chiếu, âm thanh, bàn ghế
Khai mạc khoá bồi dưỡng.
được bố trí theo yêu cầu hoạt
động chủ động.
Lớp học, máy chiếu, bảng
Làm quen với GVSPCC, kết nối hệ thống
trắng sử dụng bút lông hỗ
học trực tuyến và các kênh liên lạc.
trợ.
Giới thiệu chung về khóa học, làm rõ mục Lớp học, máy chiếu, bảng
tiêu, chuẩn đầu ra và các nội dung chính trắng sử dụng bút lông.
Buổi của khóa học. Internet/Wi-fi, LMS/LCMS.
sáng (1) Lớp học, máy chiếu, bảng
trắng sử dụng bút lông, âm
thanh, bàn ghế kê theo
Trao đổi nội dung 1 đã học trực tuyến – nhóm.
tập trung ở các vấn đề Vai trò của công Internet/Wi-fi, LMS/LCMS.
nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công Kế hoạch học tập của học
nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh. viên.
Tài liệu học tập.
Văn phòng phẩm hỗ trợ các
hoạt động học tập.
Trao đổi nội dung 2 đã học trực tuyến –
tập trung ở các vấn đề sau: Lớp học, máy chiếu, bảng
- Trình bày được một số thiết bị công nghệ trắng sử dụng bút lông, âm
hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục; thanh, bàn ghế kê theo
- Khai thác nguồn học liệu số hỗ trợ tổ nhóm.
Buổi chức hoạt động dạy học, giáo dục; Internet/Wi-fi, LMS/LCMS.
chiều (2) - Khai thác, sử dụng được một số phần Kế hoạch học tập của học
mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục viên.
môn Toán ở cấp THPT; Tài liệu học tập.
Trao đổi nội dung 3 đã học trực tuyến – Văn phòng phẩm hỗ trợ các
tập trung ở vấn đề: hoạt động học tập.
- Xác định căn cứ lựa chọn phương án ứng
28
dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục;
- Thực hành khai thác, sử dụng một số
phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học môn
Toán ở cấp THPT.
Ngày 2

Trao đổi nội dung 3 đã học trực tuyến – Lớp học, máy chiếu, bảng
tập trung ở vấn đề sau: trắng sử dụng bút lông, âm
- Phân tích và trao đổi việc ứng dụng thanh, bàn ghế kê theo
CNTT trong hoạt động dạy học môn Toán nhóm.
Buổi Internet/Wi-fi, LMS/LCMS.
qua một trường hợp minh hoạ.
sáng (3)
- Tìm hiểu và thực hành xây dựng học liệu Kế hoạch học tập của học
số phục vụ cho một hoạt động trong kế viên.
hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT môn Tài liệu học tập.
Toán ở cấp THPT. Văn phòng phẩm hỗ trợ.

Trao đổi nội dung 4 đã học trực tuyến – Lớp học, máy chiếu, bảng
tập trung ở vấn đề sau: trắng sử dụng bút lông, âm
thanh, bàn ghế kê theo
- Trao đổi cách xây dựng kế hoạch tự học nhóm.
và hỗ trợ đồng nghiệp và một số gợi ý thực Internet/Wi-fi, LMS/LCMS.
hiện kế hoạch trong thực tế tại địa phương. Kế hoạch học tập của học
Buổi - Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng viên.
chiều (4) nghiệp và một số gợi ý thực hiện kế hoạch Tài liệu học tập.
trong thực tế tại địa phương. Văn phòng phẩm hỗ trợ.
Hội trường, backdrop, máy
chiếu, âm thanh, bàn ghế
Tổng kết khoá bồi dưỡng.
được bố trí theo yêu cầu hoạt
động chủ động.

NỘI DUNG THỰC HÀNH CUỐI KHÓA


Thời gian Tên hoạt động Mô tả Học liệu/ công cụ

Giai đoạn 1. Tự kiểm tra (dự kiến 2 ngày)

29
- Kiểm tra tất cả các hoạt động đã học theo chuỗi hệ thống của kịch bản
khóa học.
- Thực hiện đủ các yêu cầu của các hoạt động theo chuỗi hệ thống của
kịch bản khóa học để đảm bảo hoàn thành tiến độ.
- Kiểm tra và hoàn thiện các phiếu giao nhiệm vụ.
- Xác định và kiểm tra các sản phẩm cần thực hiện của mô đun 9.
Giai đoạn 2. Củng cố (dự kiến 3 ngày)
- Hoàn thiện kế hoạch bài dạy sau khi được góp ý (từ khoá tập huấn trực tiếp)
- Hoàn thiện các nội dung đọc thêm, mở rộng của kịch bản sư phạm trực tuyến
Liệt kê các câu hỏi, các vấn Gợi ý vài câu hỏi
đề phát sinh ở mô đun 9
Nghiên cứu tài liệu, tự giải Gợi ý câu trả lời
quyết các câu hỏi, vấn đề
phát sinh ở mô đun 9 vừa
xác lập
Xác định thời gian kết nối Công cụ kết nối
với giảng viên sư phạm giải
quyết các câu hỏi, vấn đề
phát sinh ở mô đun 9
Giai đoạn 3. Phát triển (dự kiến 2 ngày)
- Kết nối với giảng viên sư phạm giải quyết các câu hỏi, vấn đề phát sinh ở mô đun 9.
- Xác định các hoạt động cần thực hiện ở ngày cuối của mô thức bồi dưỡng cần phải
thực hiện, hoàn thành
Hoàn thiện bài tập cuối - Hoàn thiện kế hoạch bài Phụ lục 3.5
khoá và nộp sản phẩm dạy cho một chủ đề học
tập/bài dạy cụ thể có ứng
dụng CNTT, học liệu số và
thiết bị công nghệ.
Hoàn thiện kế hoạch tự - Hoàn thiện kế hoạch tự Phụ lục 4
học và hướng dẫn đồng học và hướng dẫn đồng Phụ lục 5.1
nghiệp nghiệp theo mẫu.
Cải thiện và phát triển - Thực hiện trắc nghiệm bổ Câu hỏi
sung cho học viên có nhu
cầu. Công cụ chia sẻ
- Chia sẻ nội dung với đồng Bảng khảo sát
nghiệp.
- Khảo sát cuối khóa học.

30
5. TÀI LIỆU ĐỌC
NỘI DUNG 1.
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC

1.1. Khái quát về công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục
1.1.1. Công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục
a) Tại Việt Nam, thuật ngữ “công nghệ thông tin” (CNTT) được giải thích là “tập
hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”, thông qua các tín hiệu số1.
Các công cụ kĩ thuật hiện đại chủ yếu là máy tính và viễn thông2 nên ngày nay, nhiều
người thường sử dụng thuật ngữ “CNTT và truyền thông” (ICT) như một từ đồng nghĩa
rộng hơn cho CNTT (IT)3. Nhìn chung, khi nói đến CNTT trong dạy học, giáo dục,
chúng ta cần nói đến ba phương diện: (1) Kho dữ liệu, học liệu số, phục vụ cho dạy học,
giáo dục; (2) Các phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại như máy tính, mạng truyền
thông, thiết bị công nghệ với đặc điểm chung là cần nguồn điện năng để vận hành và có
thể sử dụng trong dạy học, giáo dục; (3) Phương pháp khoa học, công nghệ, cách thức
tổ chức, khai thác, sử dụng, ứng dụng nguồn học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến phương
diện (3) - ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động dạy
học, giáo dục.
b) Khi hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông,
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)4 sử dụng mô hình phân lớp với bốn lớp cơ bản:
- Lớp giao tiếp: website trường học, mạng xã hội, thư điện tử;
- Lớp dịch vụ công trực tuyến về GDĐT của nhà trường: trao đổi thông tin về
quá trình học tập, rèn luyện, nghỉ phép, đăng kí tham gia các hoạt động ngoại khóa, các
câu lạc bộ trong nhà trường;
- Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu: ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới dạy - học và
kiểm tra, đánh giá như ứng dụng soạn bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng, ứng dụng
học tập trực tuyến, kho tài liệu, giáo án, bài giảng, học liệu điện tử.

1
Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về hợp nhất Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày
29/6/2006 và Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017.
2
Nghị quyết 49/CP ngày 04/8/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90.
3
ICT: Information & Communication Technology; IT: Information Technology.
4
Công văn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng
dụng CNTT trong trường phổ thông.

31
- Lớp hạ tầng và các điều kiện đảm bảo khác: các thiết bị phục vụ ứng dụng
CNTT trong dạy học trên lớp học.
c) Việc ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục có một số lợi ích, đặc điểm:
- Tính hiệu quả: tương xứng với chi phí đầu tư ban đầu, việc ứng dụng CNTT
giúp quá trình dạy học, giáo dục trở nên thuận tiện hơn, hướng đến hiệu quả mong đợi,
lâu dài. Chẳng hạn, trong những điều kiện bất khả kháng như thời tiết cực đoan hay dịch
bệnh, không thể tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo cách thông thường, việc
ứng dụng CNTT có thể duy trì quá trình dạy học, giáo dục một cách hiệu quả. Bên cạnh
đó, CNTT tạo điều kiện cá nhân hóa của giáo viên và học sinh trong thực hiện nhiệm
vụ. Giáo viên có thể kịp thời xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ dạy
học, giáo dục, giảm phụ thuộc yếu tố không gian, thời gian. Học sinh có thể chủ động
tìm kiếm, thu thập, xử lí dữ liệu để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Tính đồng bộ: việc khai thác, ứng dụng CNTT trong quản lí, tổ chức hoạt động
dạy học, giáo dục có sự đồng bộ từ cấp Bộ GDĐT đến các địa phương, cơ sở giáo dục
phổ thông (GDPT) thông qua các chỉ đạo thống nhất về: (1) mô hình ứng dụng CNTT,
(2) mức tối thiểu cơ sở hạ tầng và thiết bị CNTT, (3) nguồn, dạng và dữ liệu, (4) hình
thức tổ chức, quản lí và vận hành hệ thống quản lí dữ liệu. Nhờ đó, việc định dạng, lưu
trữ, khai thác dữ liệu về giáo viên, học sinh và những dữ liệu khác liên quan quá trình
dạy học, giáo dục có tính thống nhất trong cả nước. Nhờ tính đồng bộ, thống nhất mà
việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá, tổ chức các kì thi, xử lí kết quả với quy
mô lớn được các bên liên quan phối hợp thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả.
- Tính thông minh: không chỉ hỗ trợ giáo viên, học sinh tìm kiếm, xử lí thông tin,
việc ứng dụng CNTT còn cho phép tạo ra các sản phẩm hỗ trợ, thay thế các mô hình
động, các thí nghiệm ảo, các chuyến du hành khám phá ảo mà việc thực hiện trực tiếp
có nhiều khó khăn. Các sản phẩm công nghệ mới không ngừng được cải tiến, cập nhật,
dễ khai thác hơn, nhiều chức năng hơn. Từ đó, đặc tính này đáp ứng nhu cầu hiện tại,
định hình xu hướng phát triển về mục tiêu, nội dung, hình thức, cách thức tổ chức các
hoạt động dạy học, giáo dục ở tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của
con người.
1.1.2. Học liệu số trong dạy học, giáo dục
a) Liên quan đến việc quản lí, tổ chức đào tạo5, bồi dưỡng, tập huấn6 qua mạng
Internet, thuật ngữ “học liệu số” hay “học liệu điện tử” được giải thích là tập hợp các
phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa (SGK)
điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng

5
Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 của Bộ GDĐT về quy định ứng dụng CNTT trong quản lí, tổ
chức đào tạo qua mạng.
6
Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ GDĐT về quy định ứng dụng CNTT trong hoạt động
bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho GV, nhân viên và cán bộ quản lí giáo dục.

32
dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí
nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác. Những học liệu này được số hóa
theo kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị công nghệ,
điện tử như CD, USB, máy tính, mạng máy tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học7.
b) Việc phân loại học liệu số có nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
- Phân loại theo dạng thức kĩ thuật, học liệu số bao gồm các phần mềm máy tính
(kể cả các phần mềm thí nghiệm mô phỏng), văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh,
hình ảnh, video và hỗn hợp các dạng thức nói trên.
- Phân loại theo mục đích sử dụng học liệu số trong các bước của hoạt động học,
học liệu số có thể được chia thành: học liệu số nội dung dạy học, giáo dục, gồm hình
ảnh, video, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo; học liệu số nội dung kiểm tra đánh giá, gồm
bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiếu khảo sát… Việc phân loại học liệu
số nên nhằm mục đích sử dụng hay vận dụng thế nào trong dạy học, giáo dục để đạt
được mục tiêu, yêu cầu cần đạt (YCCĐ).
c) Học liệu số có một số lợi ích, đặc điểm nổi trội hơn học liệu truyền thống:
- Tính đa dạng: học liệu số tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như phần mềm
máy tính, văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, bài trình chiếu....
- Tính động: nhờ khả năng phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thay đổi hướng,
cách di chuyển hay xuất hiện, nhiều học liệu số tạo hứng thú trong dạy học, giáo dục,
phù hợp với hoạt động nhận thức, khám phá và vận dụng trong quá trình tổ chức hoạt
động học. Việc tìm kiếm thông tin trên các sách, tài liệu điện tử được thực hiện dễ dàng
hơn, nhanh chóng với các siêu liên kết, các tính năng của phần mềm. Tính động của học
liệu số còn thể hiện ở khả năng lưu trữ, chuyển đổi giữa các dạng thức khác nhau, các
hình thức khác nhau tùy theo ý tưởng dạy học, giáo dục và những điều kiện vận dụng
cụ thể. Ngoài ra, tính động còn cho phép sử dụng học liệu số một cách linh hoạt và
hướng đến sự tương tác một cách chủ động giữa người học và học liệu số cũng như giữa
người học và người dạy.
- Tính cập nhật: nhờ khai thác ưu điểm tức thời và tốc độ của CNTT, việc phát
hành, cập nhật nguồn học liệu số thường thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn, khó bị giới
hạn bởi khoảng cách địa lí hay giãn cách xã hội. Nguồn học liệu số không ngừng được
bổ sung, điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng và những thay đổi của
cuộc sống thực tiễn, nhằm chính xác hóa thông tin, cập nhật những kết quả của hoạt
động nhận thức và khám phá những điều mới mẻ. Điều này cũng nhắc nhở giáo viên,
học sinh cần quan tâm đến tính cập nhật thường xuyên và nhanh chóng của học liệu số
để xem xét điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

7
Thông tư số 11/2018/TT-BGDĐT ngày 06/4/2018 của Bộ GDĐT về ban hành tiêu chí để xác định hàng hóa
chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

33
1.1.3. Thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Thuật ngữ thiết bị dạy học, giáo dục thường được dùng để chỉ những máy móc,
dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho hoạt động dạy học, giáo dục8. Bên cạnh các thiết bị
truyền thống, nhiều thiết bị công nghệ được khai thác trong dạy học, giáo dục. Chẳng
hạn, máy ghi âm, quay phim, chụp hình kĩ thuật số, máy quét, máy vi tính, máy chiếu là
các thiết bị công nghệ đang được nhiều giáo viên sử dụng. Nhờ có các thiết bị này, chúng
ta có thể tạo ra các tệp âm thanh, hình ảnh, video clip, bài giảng điện tử, chuyển các giáo
trình, SGK, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra từ dạng bản giấy sang giáo trình điện tử,
SGK điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử. Trong giới hạn
của tài liệu này, thiết bị công nghệ có thể được hiểu là những phương tiện, máy móc,
thiết bị có chức năng thu nhận, xử lí, truyền tải thông tin dữ liệu phục vụ hoạt động dạy
học, giáo dục, có thể trong giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo các kế hoạch, hoặc khi tổ chức
dạy học, giáo dục, hay khi kiểm tra, đánh giá, tổng kết.
b) Trên bình diện chung, thiết bị công nghệ có thể được chia thành hai nhóm:
- Nhóm cơ bản: gồm các thiết bị tối thiểu mà các cơ sở giáo dục cần có để tổ chức
các hoạt động dạy học, giáo dục như máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh,…
- Nhóm nâng cao: gồm các thiết bị hiện chưa có trong danh mục bắt buộc đối với
các cơ sở giáo dục như bảng tương tác, camera, máy tính bảng,…
c) Thiết bị công nghệ có một số đặc điểm như sau:
- Tính phụ thuộc nguồn điện năng: thiết bị công nghệ là các thiết bị kĩ thuật hiện
đại, phụ thuộc vào nguồn điện năng. Chẳng hạn, máy ghi âm, máy quay phim, máy chụp
hình micro ngừng hoạt động khi thiết bị hết pin. Chúng ta cũng không thể sử dụng máy
quét, máy vi tính, máy chiếu khi cúp điện mà không có bộ sạc dự phòng.
- Tính đa phương tiện: những thiết bị công nghệ khai thác các phần mềm để trình
diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình
ảnh qua hệ thống máy vi tính một cách tích hợp có thể tạo ra khả năng tương tác giữa
người sử dụng và hệ thống điều hành thiết bị, kích thích và tạo hứng thú nhận thức của
học sinh cũng như hỗ trợ học sinh tích cực khám phá và thực hành. Tính đa phương tiện
còn thể hiện ở chỗ cho phép giáo viên, học sinh thực hiện nhiều chức năng trên cùng
một thiết bị trong hoạt động dạy học, giáo dục. Chẳng hạn, giáo viên, học sinh có thể sử
dụng máy tính để lưu trữ thông tin, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, trình diễn thông
tin, học tập và tương tác với cộng đồng theo kế hoạch một cách chủ động và tích cực.
- Tính trực quan: thiết bị công nghệ được sử dụng nhằm hỗ trợ thu, phát thông
tin, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục. Tiếp xúc một cách trực quan mô phỏng
một phần hay toàn phần thực tiễn, học sinh có thể lĩnh hội được chân thật, sống động
các biểu tượng, định hướng thực hành dựa trên khả năng làm chủ cấu trúc, thực hiện các

8
Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, trang 942.

34
thao tác, qui trình cơ bản.
1.2. Các xu hướng hiện nay trong ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, sử
dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
1.2.1. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về
cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, trong đó
công nghệ số là công nghệ xử lí tín hiệu số hay CNTT9. Theo Hồ Tú Bảo10, chuyển đổi
số có ba cấp độ: (1) Số hóa: tạo dạng số của các thực thể và kết nối trên mạng;
(2) Mô hình hoạt động số: khai thác các cơ hội số để xây dựng mô hình hoạt động;
(3) Chuyển đổi: Thay đổi tổng thể và toàn diện tổ chức với mô hình hoạt động mới.
Được xác định là một trong những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng
ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi
phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước11, ngành Giáo dục đã tăng cường ứng dụng CNTT12,
từ mức cơ bản đến nâng cao, đảm bảo các trường có website, kết nối Internet, phòng
máy tính Tin học, thiết bị trình chiếu4, thực hiện chuyển đổi số trong dạy học, giáo dục.
Bên cạnh việc số hóa thông tin, phát triển nguồn học liệu số và những hệ thống cơ sở
dữ liệu lớn, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục còn biểu hiện qua những thay đổi về
văn bản pháp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình giáo dục số, đổi mới phương pháp
dạy học, giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đảm bảo tính khách quan, hiệu
quả trong giáo dục.
1.2.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng để đổi mới phương pháp dạy học, hình thức
dạy học, kiểm tra đánh giá
a) Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức11 và điều này thể hiện rõ qua
việc Bộ GDĐT chấp nhận hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học trên hệ
thống dạy học trực tuyến, thông qua môi trường Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy
học, phát triển năng lực sử dụng CNTT và truyền thông, thúc đẩy chuyển đổi số trong
ngành Giáo dục, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học
sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc13. Dựa trên mức độ tham gia của máy tính và ứng dụng

9
Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Cẩm nang chuyển đổi số, https://dx.mic.gov.vn/doc-truc-tuyen/cam-nang-
chuyen-doi-so/pdf/cam-nang-chuyen-doi-so.pdf.
10
https://ictvietnam.vn/chuyen-doi-so-la-thay-doi-cach-song-cach-lam-viec-khi-ung-dung-cntt-
20211003193136791.htm.
11
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi
số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
12
QĐ 117/QĐ-TTg ngày 27 tháng 1 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
13
Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Bộ GDĐT quy định về quản lí và tổ chức dạy
học trực tuyến.

35
CNTT, chúng ta có thể khái quát ba hình thức dạy học: (1) Dạy học trực tiếp có ứng
dụng CNTT; (2) Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT; (3) Dạy
học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT, học từ xa13. Ngành Giáo dục
hướng tới tối thiểu 15% số tiết học theo hình thức dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT4,
cho phép học sinh học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình, ứng dụng CNTT
để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học, 100%
cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, ngành Giáo dục không ngừng phát triển nền
tảng hỗ trợ dạy và học trực tuyến, từ xa, ứng dụng triệt để CNTT trong công tác quản lí,
dạy học, giáo dục. Thư viện điện tử được khuyến khích xây dựng và phát triển14 ở những
nơi có điều kiện. Các kho học liệu số dùng chung toàn ngành, phục vụ GDPT được
thường xuyên cập nhật các bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, SGK điện tử,
phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Nguồn tài nguyên học liệu số của Bộ GDĐT
ngày càng phong phú hơn sau những hội thi thiết kế bài giảng điện tử, hợp tác với các
đơn vị phát triển học liệu số15. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trường và công
nghệ cho những nền tảng này cho thấy “giáo dục số” có lí do để tồn tại, và tiềm năng có
thể là tương lai của giáo dục.
Sự phong phú, đa dạng của nguồn học liệu số, những hình thức dạy học mới đã
thúc đẩy sự đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục, chuyển đổi cách tương tác
giữa giáo viên và học sinh trong mô hình giáo dục số. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử
dụng phương pháp dạy học Lớp học đảo ngược16 khi triển khai hình thức dạy học trực
tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT. Sự “đảo ngược” được hiểu là sự thay đổi
chiến lược sư phạm qua việc triển khai mục tiêu, nội dung và các hoạt động học tập theo
hướng chủ động, có chiến lược. Ngược với mô hình lớp học truyền thống, ở lớp học đảo
ngược, giáo viên gửi học liệu số (bài giảng điện tử, video về lí thuyết và bài tập cơ bản)
qua Internet cho học sinh xem trước và tự học theo sự gợi ý gián tiếp, thực hiện bài tập,
thảo luận trước khi học trực tiếp với giáo viên. Khi tương tác thực, học sinh được giáo
viên giải đáp thắc mắc, làm bài tập khó, thảo luận sâu hơn về kiến thức theo định hướng
và nhu cầu cá nhân. Lớp học đảo ngược là cơ hội triển khai hiệu quả việc lấy học sinh
làm trung tâm, dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân: người chưa hiểu kĩ bài học,
có nhu cầu phát triển, có tiềm năng. Lớp học đảo ngược khai thác triệt để ưu điểm của
CNTT và giải quyết một cách khá hiệu quả các hạn chế của dạy học truyền thống nhưng
cần học sinh có kỉ luật và ý chí, có năng lực tự học với điều kiện nhất định về CNTT,
học liệu số, thiết bị công nghệ.

14
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
15
https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/day-hoc-truc-tuyen.aspx?ItemID=7497.
16
Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP) (2020), Tài liệu bồi dưỡng cơ sở lí luận phương pháp dạy học và giáo dục
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (mô-đun 2.0).

36
Với hình thức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT, học
từ xa, giáo viên cần tổ chức các giờ học trực tuyến trực tiếp, bảo đảm học sinh tương
tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với giáo viên và những học sinh khác trong
cùng một không gian học tập. Tuy nhiên, ngoài những buổi học trực tiếp hoặc trực tuyến
chương trình GDPT có sự hướng dẫn của giáo viên thì có thể học sinh tự đăng kí tham
gia những khóa học mở đại trà MOOC hoàn toàn trực tuyến trên môi trường học ảo,
không có sự hỗ trợ và giúp đỡ trực tiếp từ giáo viên.
Dù đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học, giáo dục có ứng dụng CNTT theo
hình thức nào, giáo viên cũng cần có: (1) hiểu biết nội dung dạy học (Content
Knowledge) để dạy đúng và dạy đủ; (2) hiểu biết sư phạm (Pedagogical Knowledge) để
dạy học hợp lí và hấp dẫn; (3) hiểu biết công nghệ (Technological Knowledge) để gia
tăng hứng thú, động cơ học tập của học sinh, đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Giáo viên
cần chú ý đến các thành tố TK, PK, CK của mô hình TPACK và trả lời một số câu hỏi
gợi ý:
- Nội dung dạy học, giáo dục có thể được thể hiện bằng CNTT như thế nào?
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục nào phù hợp khi ứng dụng CNTT?
- Với các YCCĐ và khả năng của học sinh thì CNTT có thể hỗ trợ dạy học, giáo dục thế
nào?
- Với nền tảng kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, khi tiếp xúc với CNTT và tham
gia các bài học có ứng dụng CNTT, giáo viên cần chú ý điều gì?
- Việc khai thác CNTT theo định hướng dạy học, giáo dục nội dung tri thức cụ thể với
mục tiêu và YCCĐ đã phù hợp, khả thi chưa?
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh
Những năm gần đây, việc kiểm tra, đánh giá có nhiều đổi mới, cải tiến đột phá
dựa trên nền tảng của CNTT. Nhiều bài thi được chuyển từ hình thức tự luận sang trắc
nghiệm và hướng dần đến trắc nghiệm trên máy vi tính. Các phần mềm hỗ trợ quản lí,
soạn thảo đề kiểm tra trắc nghiệm, chấm bài trắc nghiệm dựa trên các bản số hóa bài thi
với độ chính xác cao đã giúp rút ngắn thời gian chấm bài, sớm công bố kết quả. Hệ
thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá
tập trung qua mạng phục vụ giáo viên, học sinh phổ thông được tiếp tục xây dựng và
thường xuyên cập nhật. Nếu việc kiểm tra trắc nghiệm được tổ chức trực tuyến hoặc làm
bài trực tiếp trên máy vi tính thay vì làm bài giấy, học sinh có thể nhận được kết quả
phản hồi lập tức ngay khi hoàn thành mà không cần mất thời gian chờ đợi quá trình số
hóa bài thi giấy. Đây là một trong những thành tựu quan trọng góp phần nâng cao hiệu
quả về tính khách quan, nhanh chóng của kiểm tra, đánh giá trong thực tiễn phát triển
giáo dục nước ta hiện nay.
Hiện nay, các trường phổ thông được phép sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ

37
giấy, ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh17. Đặc biệt, học
sinh THCS/THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập,
làm bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính, hoặc thực hiện các bài thực hành, dự án
học tập18. Thậm chí, “trường hợp học sinh không thể đến cơ sở GDPT tại thời điểm kiểm
tra, đánh giá định kì vì lí do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kì được
thực hiện bằng hình thức trực tuyến” cũng là minh chứng cho thấy việc ứng dụng CNTT
trong kiểm tra, đánh giá đã có những bước cải tiến đáng kể, đảm bảo tính khách quan,
hiệu quả trong giáo dục.
1.2.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng trong giáo dục thông minh và xây dựng hệ
sinh thái giáo dục
a) Giáo dục thông minh
Theo Uskov, Howlet và Jain (2017), giáo dục thông minh (SMARTER
Education) có “sự tích hợp toàn diện công nghệ, khả năng tiếp cận và kết nối mọi thứ
qua Internet bất cứ lúc nào và ở đâu”. Các thành tố được thiết lập theo một hệ thống
chỉnh thể, có tác động tương hỗ, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục,
bao gồm: tự định hướng (self-directed), tạo động lực (motivated), tính thích ứng cao
(adaptive); các nguồn lực, tài nguyên, học liệu mở rộng (resources); dựa trên nền tảng
công nghệ (technology); khuyến khích sự tham gia (engagement); sự phù hợp
(relevance). Với sự trợ giúp của CNTT, giáo dục thông minh tạo ra phương thức hoàn
toàn khác, hướng đến sự phân hóa, cá thể hóa, cá nhân hóa cao độ. Hệ thống kết nối con
người - thông tin - vật thể, máy móc tạo thành một chuỗi liên kết, thúc đẩy quá trình
chuyến đổi thiết chế giáo dục thành một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo19.
b) Hệ sinh thái giáo dục
Một hệ sinh thái là tổng thể các thành tố được kết nối và không có trung tâm của
hệ sinh thái, nghĩa là không có thành tố nào quan trọng hơn thành tố khác. Hệ sinh thái
giáo dục là môi trường trong đó công nghệ giáo dục và các nguồn lực khác cùng tương
tác, phối hợp để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Mỗi thành phần trong hệ
sinh thái giáo dục tương tác và góp phần mang lại lợi ích tối đa khi học sinh sử dụng
nguồn lực này để đạt được mục tiêu học tập.
Nếu xem mỗi người là một hệ sinh thái bởi hoạt động và mối liên hệ hữu cơ vô
cùng phức tạp giữa cơ thể, cảm xúc, tư duy thì hoạt động giáo dục trong tương quan của
hệ sinh thái giáo dục sẽ có thể gồm các yếu tố: con người, môi trường, điều kiện xung
quanh và các tương tác khác. Trong môi trường giáo dục nói chung và môi trường số
hóa, hệ sinh thái giáo dục có thể phân tích: người học với kinh nghiệm, kĩ năng và động

17
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
18
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông.
19
https://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=1312

38
cơ, hứng thú và tính tích cực học tập; người dạy và các lực lượng giáo dục hỗ trợ; các
tác động giáo dục đa dạng trong đó cần chú trọng đến nền tảng CNTT và truyền thông
được kết nối; các tác động khác từ môi trường thực tiễn, từ tương tác xã hội và vấn đề
phát sinh trong cuộc sống, các cơ hội và thách thức.
Hệ sinh thái trong giáo dục đúng nghĩa không phải là phần mềm hay một hệ thống
phần mềm, mà đó là một môi trường tổng hợp với các thành tố khác nhau cùng tương
tác, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cụ thể, hệ sinh thái giáo dục thông minh gồm
nhiều thành phần kết nối với nhau, từ chương trình đến nội dung, kế hoạch, học liệu số,
các gợi mở về hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học, giáo dục cũng như
các kinh nghiệm và ý tưởng có liên quan đến dạy học, giáo dục; các môi trường giả định
về thực hành, rèn luyện và ứng dụng trong dạy học, giáo dục được kết cấu thành mạng
lưới logic và hợp lí để thực thi hoạt động này hiệu quả.
c) Công nghệ hiện đại và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Gần đây, công nghệ hiện đại ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các lĩnh
vực của cuộc sống. Xu hướng phát triển công nghệ chỉ ra rằng đặc trưng cho tương lai
chính là các thiết bị thông minh, gọi chung là “mạng kĩ thuật số thông minh”. Các thiết
bị công cụ phần mềm, nội dung số và dịch vụ là một “mạng kĩ thuật số thông minh” và
bộ ba “thông minh”, “kĩ thuật số” và “mạng” là các thành phần quan trọng định hình
cho công nghệ tương lai (Panetta, 2018). Baheti và Gill (2011), Brown (2015), Bulut và
Akçacı (2017), Panetta (2018) dự đoán trong một vài thập kỉ tới của thế kỉ 21, sự phát
triển về mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội và con người sẽ bị ảnh hưởng bởi công
nghệ như Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), dữ liệu lớn (Big data) và khoa học
dữ liệu (Data science), điện toán đám mây (Cloud computing), Robot và máy móc thông
minh (Robotics), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông minh (Smart technology) và
thiết bị thông minh (smart devices).
Trong tương lai gần, sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và hệ thống dạy học thông
minh cho phép các ứng dụng trên máy tính dự đoán suy nghĩ, phản ứng của học sinh, từ
đó giáo viên điều chỉnh các tác động dạy học, giáo dục thích ứng với từng học sinh. Khi
máy tính trở nên “quen thuộc” với hành vi của một người học, thì nhiệm vụ hướng dẫn,
phân công, chấm điểm và hỗ trợ nội dung mới cho từng cá nhân có thể sẽ tự động hoá.
Có thể đề cập một vài ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học, giáo dục:
- Sự tương tác của người học với hệ thống trợ giảng thông minh (ITS), tư vấn
trong giáo dục, đào tạo trực tuyến thích nghi (adaptive e-Learning); ứng dụng Robot
trong hoạt động dạy học; ứng dụng nhận diện khuôn mặt (face recognition);
- Các công nghệ mới như thực tế ảo (Virtual reality - VR), thực tế tăng cường
(Augmentic reality - AR), thực tế hỗn hợp (Mixed reality - MR) tạo ra các cơ hội người
dùng tương tác trong không gian vật chất thực/ảo và đa chiều.
Đây là những định hướng ứng dụng cần quan tâm bởi những thành tựu của khoa
học và công nghệ đòi hỏi giáo dục phải định hướng nâng lên tầm cao mới từ những

39
thành quả đã đạt được góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tóm lại, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong dạy học, giáo dục đang là xu
hướng và nhiệm vụ mà đội ngũ giáo viên chúng ta cần quan tâm để hướng tới giáo dục
thông minh, đổi mới tổng thể, toàn diện nhận thức, phương pháp, kĩ thuật triển khai.
1.3. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục
1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục
CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số
vai trò cơ bản như sau:
a) Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục
CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục
tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương tác xã
hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng một cộng
đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo dục có trách
nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình thức khác nhau, nhưng tựu
trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng
dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến
thay thế dạy học trực tiếp. Không chỉ học sinh mà nhiều người học đa dạng cũng được
hỗ trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu
cầu thực tiễn.
CNTT còn hỗ trợ giáo viên chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy (KHBD), làm cơ sở quan trọng cho
việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể
như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần mềm, khai thác
các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua
nâng cao hứng thú học sinh cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động
thông qua các cải tiến về hình thức dạy học. Nhờ đó, giáo viên có thể thiết kế môi trường
giáo dục, triển khai các hình thức dạy học, giáo dục một cách chủ động, hiện đại, đảm
bảo thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục đúng hướng phát triển năng lực người học,
nhất là triển khai dạy học lấy người học là trung tâm. Chẳng hạn, giáo viên có thể xây
dựng các bài giảng đa phương tiện, tác động đến các giác quan của học sinh, xây dựng
môi trường học giả định và môi trường học ảo để học sinh khám phá, trải nghiệm. Như
vậy, CNTT góp phần tạo ra môi trường giáo dục đa dạng để người học phát triển và
hoàn thiện bản thân thông qua sự đa dạng hóa hình thức dạy học.
b) Tạo điều kiện học tập đa dạng cho học sinh
CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức,
tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách
hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức,
kĩ năng mà còn năng lực CNTT và các phẩm chất có liên quan. Nhờ CNTT với các tính
40
năng của nó, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản
thân. Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện
bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình. CNTT
đặc biệt kích thích hứng thú học tập của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy dựa trên
nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn, nhất là các kĩ
năng phức tạp, các năng lực tổng hợp thông qua các điều kiện học tập đa dạng: học tập
trực tiếp có ứng dụng CNTT, học tập trên lớp học ảo, thí nghiệm ảo...
CNTT cũng hỗ trợ học sinh phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với
các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của học
sinh. Cụ thể, thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và
thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa. CNTT đã hỗ trợ người
học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e-Learning hay học theo phương
thức lớp học đảo ngược. Ngoài ra, CNTT giúp người học có thể chủ động về thời gian
nhất là đảm bảo việc học tập liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường.
CNTT còn đồng hành và hỗ trợ người học có nhu cầu đặc biệt để minh chứng cho các
giá trị nhân văn của giáo dục và dạy học. Chẳng hạn, điện toán đám mây tiếp tục được
ứng dụng rộng rãi trong dạy học, giáo dục hiện nay. Giáo viên và học sinh sẽ không phải
lo lắng khi lỡ tay xóa, làm mất tài liệu quan trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến
lịch học, bài tập, ôn tập... có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám
mây như Google Drive. Giáo viên cũng có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến độ và
chấm bài cho nhiều học sinh dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT. Nhờ lưu trữ dữ liệu
một cách tập trung, điện toán đám mây cho phép học sinh và giáo viên tăng phạm vi tiếp
cận, chia sẻ thông tin mà không tăng chi phí hoặc thêm áp lực thời gian trong dạy và
học.
c) Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh một cách thuận lợi và hiệu quả
Một cách khái quát, CNTT hỗ trợ hoạt động dạy học của giáo viêngiúp phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh một cách thuận lợi và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu điểm quan trọng là thực hiện
chương trình GDPT 2018. Có thể tóm tắt về vai trò hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học,
giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua hình 1.1. dưới đây.

Công nghệ thông tin

Tìm kiếm, thiết kế, biên tập học liệu: Tổ chức


Tổ chức hoạt - Thu thập phản hồi
- Xây dựng nội dung dạy học kiểm tra
động học - Quản lí hồ sơ dạy học
- Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá đánh giá

Hình 1.1. Vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên

41
Cụ thể, CNTT hỗ trợ giáo viên chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là KHBD, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá
trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ
người học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ
chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú
học sinh cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các học liệu
tìm kiếm được.
Song song đó, CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học trong
thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ giáo viên thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích
cực, chủ động. Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không còn là
trung tâm của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học
liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển hiệu quả năng lực và
phẩm chất của mình hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống ở thời
đại số. Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy học, giáo
dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả mong đợi.
CNTT còn tạo điều kiện để giáo viên đánh giá kết quả học tập và giáo dục; nhất
là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu chuẩn bị, thực hiện,
giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. CNTT còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra
đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành
tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng CNTT với các tính năng vượt trội để đảm bảo
các yêu cầu về tính khách quan, công bằng… của kì đánh giá.
CNTT còn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một cách hiệu quả thông qua các dữ
liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động dạy học, giáo dục phù hợp. Đơn cử như
các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các bài kiểm tra, lưu trữ kết quả học tập và
rèn luyện của người học; ghi nhận và so sánh về các diễn tiến học tập, sự tiến bộ của
người học. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu và chuyển giao dữ liệu về người học nếu
có sẽ tiện lợi và khách quan nếu có sự hỗ trợ của CNTT với các yêu cầu kĩ thuật cụ thể.
Hoặc để có kết quả kiểm tra nhanh và dữ liệu phân tích phản hồi, việc đánh giá năng lực
trên máy tính mang đến những kết quả khá thuyết phục và có giá trị.
d) Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
CNTT còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển giáo viên, góp phần
đáp ứng các yêu cầu mới của việc dạy học, giáo dục:
- Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp trước và sau khi
trở thành người giáo viên chính thức; kết nối với cơ sở đào tạo, trường đại học sư phạm
và cộng đồng giáo viên dài lâu và hiệu quả. Với các khóa học trực tuyến, bồi dưỡng
thường xuyên và phục vụ nhu cầu học tập suốt đời, CNTT giúp giáo viên rèn luyện, cập
nhật và hoàn thiện bản thân sau khi tốt nghiệp và làm nghề. Hơn nữa, các cộng đồng
giáo viên được thành lập thông qua các công cụ khác nhau của CNTT, trường đại học

42
và cựu người học sẽ cùng chia sẻ thông tin, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến kiến
thức, tọa đàm, hội thảo một cách khả thi.
- Hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi mới việc
dạy học, giáo dục đối với giáo viên bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục với những
hình thức khác nhau. Đơn cử như với phần mềm hỗ trợ điểm danh, quản lí và tương tác
ngẫu nhiên với người học, việc phối hợp giữa giáo viên và học sinh thuận lợi hơn khá
nhiều; hoặc có thể cải tiến việc dạy học, giáo dục thông qua các sản phẩm của CNTT
trong hệ sinh thái giáo dục phù hợp với mục tiêu và YCCĐ thông qua các đường dẫn và
gợi ý khai thác, tư vấn sử dụng.
- Giúp giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm
một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ năng mới
từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục và
hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giáo dục và dạy học không ngừng phát triển và đồng
hành với sự phát triển của khoa học; vì thế, CNTT với khả năng của mình sẽ cung cấp
nguồn học liệu, các tri thức hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học, cập nhật các
hướng dẫn mới có liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục của ngành để thực hiện
các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách hiệu quả.
1.3.2. Vai trò của học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Học liệu số và thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm
lực” quan trọng để khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục. Thực tế cho thấy, khó
có thể tách rời khi nói về vai trò của thiết bị công nghệ và học liệu số trong dạy học,
giáo dục. Bên cạnh đó, cần thấy rằng thiết bị công nghệ và học liệu số chính là thành
phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu nói chung, vì thế có thể phân tích vai trò
của chúng từ cách tiếp cận tổng thể sau:
a) Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục
Các thành tố xét theo quá trình có thể đề cập: mục tiêu, nội dung, phương pháp
và kĩ thuật, phương tiện và học liệu, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá,... Học
liệu số và thiết bị công nghệ tác động một cách toàn diện đến từng thành tố này, có thể
phân tích một số nội dung sau
- Tác động đến mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là phát triển các phẩm chất
và năng lực ở học sinh được quy định trong chương trình GDPT 2018. Việc sử dụng
thiết bị công nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp học sinh
phát triển năng lực đặc thù của môn học, các năng lực chung mà còn góp phần phát triển
năng lực tin học. Qua đó, học sinh có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì
cách mạng công nghiệp 4.0. Cũng cần thấy, khi máy vi tính, thiết bị di động thông minh
chưa được đưa vào quá trình học tập thì người học chủ yếu làm việc với học liệu trong
SGK hoặc các tài liệu do giáo viên biên soạn. Khi máy vi tính và Internet đã phổ biến,
người học có điều kiện chủ động tiếp xúc với những nguồn dữ liệu đồ sộ, đa chiều trong
43
học liệu số. Cơ hội này cũng tạo thách thức cho người học đứng trước các lựa chọn,
sàng lọc các kiến thức, dữ liệu, hoạt động phù hợp cho mục tiêu học tập. Thách thức đó
cũng chính là cơ hội để người học hình thành, phát triển phẩm chất trách nhiệm, năng
lực tự chủ và tự học. Bên cạnh đó, khi giáo viên kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp
với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà có ứng dụng thiết bị công nghệ và học liệu số thì
học sinh có thêm cơ hội chủ động phát triển được nhiều thành phần/thành tố của mỗi năng
lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá
trình tự học đó.
Hiện nay, nhiều YCCĐ trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục đòi hỏi
giáo viên sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số. Theo đó, nếu bối cảnh nhà trường
không có điều kiện cho học sinh tiến hành thí nghiệm thực thì việc sử dụng phần mềm
thí nghiệm ảo hoặc học liệu số dạng video là rất cần thiết để có thể giúp học sinh đáp
ứng mục tiêu dạy học mà chương trình môn học, hoạt động giáo dục đã đặt ra. Nhờ học
liệu số, khi học sinh khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn
phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thông tin. Bên
cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục, học sinh sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng,
đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho học sinh về tư duy làm việc khoa học, công
nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ 4.0. Nói cách khác, thiết bị và công nghệ góp phần thực thi nhằm
đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục thông qua các hoạt động học hay chuỗi hoạt động
học phù hợp.
- Tác động đến nội dung dạy học
Theo chương trình GDPT 2018, nội dung trong SGK chỉ đóng vai trò tham khảo.
Giáo viên có thể chủ động xây dựng nội dung dạy học phù hợp từ nhiều nguồn học liệu
khác nhau: học liệu truyền thống trên trong SGK, hay học liệu số được chia sẻ trên
Internet hoặc từ đồng nghiệp nhất là các kho học liệu số hữu dụng, các học liệu số được
kiểm duyệt và khuyến khích dùng chung. Từ các nguồn học liệu đó, giáo viên sẽ chủ
động thiết kế, biên tập thành các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn, phù
hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá được xác lập.
Đối với hoạt động học của học sinh, học liệu số có thể được coi là nguồn cung
cấp thông tin vô tận. Nó bao gồm các học liệu số mà giáo viên cung cấp và học liệu số
mà học sinh tự tìm kiếm, tự lưu trữ để tham khảo phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu, khám
phá và vận dụng. Giúp người học có thể chủ động tiếp cận không giới hạn nguồn tài
nguyên ở lĩnh vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó khai thác và thúc đẩy việc
phát triển năng lực ở các lĩnh vực người học quan tâm, hứng thú cũng như có tiềm lực,
tố chất. Thực tế cho thấy thiết bị công nghệ dần trở nên quen thuộc với học sinh, không
chỉ tiếp xúc ở trường học mà học sinh còn làm quen, tìm hiểu ở nhiều nơi khác nhau.
Điều này sẽ giúp học sinh có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các nội dung có liên

44
quan về tự đánh giá, tự nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của học liệu số và thiết
bị công nghệ. Đây là cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính cách, nhu cầu, ước
mơ... và định hướng kế hoạch phát triển chính mình. Trên cơ sở này, nội dung dạy học,
giáo dục sẽ được học sinh chủ động tìm kiếm, sở hữu để khám phá, làm chủ và vận dụng
một cách hiệu quả.
- Tác động đến phương pháp và kĩ thuật dạy học
Trong dạy học phát triển năng lực, học sinh là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh
tri thức, kĩ năng và chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành năng lực. Vì vậy, xét góc độ
cách thức tổ chức dạy học, để giúp học sinh phát triển năng lực thì giáo viên cần sử dụng
các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực hóa hoạt động của học sinh như dạy học trực
quan, dạy học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề...
Học liệu số và thiết bị công nghệ tạo thêm cơ hội cho giáo viên chủ động lựa
chọn PPDH, lựa chọn cách thức triển khai hoạt động học mà ở đó học sinh là chủ thể
của hoạt động. Chẳng hạn, với sự phối hợp giữa thiết bị trình chiếu đa phương tiện với
học liệu số dạng video thí nghiệm ảo, hình ảnh động, giáo viên sẽ thuận lợi trong sử
dụng PPDH trực quan hoặc dạy học khám phá, thay thế cho phương pháp thuyết trình,
diễn giảng. Nhờ đó, học sinh sẽ tiếp cận thế giới tự nhiên một cách “trực quan” hơn, hấp
dẫn hơn để dễ dàng nhận thức, khám phá và giải quyết được vấn đề.
Nhìn chung, mỗi PPDH thường được triển khai qua bốn bước theo tiến trình
chung. Thiết bị công nghệ cùng tính đa dạng của học liệu số sẽ thể hiện ưu thế khác
nhau trong hỗ trợ đối với mỗi bước triển khai PPDH cụ thể. Chẳng hạn, thiết bị trình
chiếu các học liệu số dạng hình ảnh, video, câu hỏi sẽ rất hiệu quả trong bước chuyển
giao nhiệm vụ học tập của PPDH trực quan. Sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số
giúp thể hiện thí nghiệm ảo sẽ hiệu quả trong bước học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
theo dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề. Ở bước tổ chức thảo luận, việc trình
chiếu các sản phẩm học tập dạng học liệu số khác nhau cũng dễ dàng được triển khai
bởi các thiết bị công nghệ phù hợp (như máy vi tính với MS PowerPoint hoặc máy vi
tính kết nối Internet cùng phần mềm Padlet). Ở bước đánh giá, học liệu số phục vụ kiểm
tra đánh giá có thể được trình chiếu trực tiếp tại lớp học hoặc thể hiện qua công cụ trực
tuyến. Bên cạnh đó, thiết bị công nghệ phù hợp như điện thoại thông minh, máy tính
bảng còn hỗ trợ giáo viên (và cả học sinh) cùng phân tích, đánh giá, phản hồi nhanh từ
kết quả trả lời, làm bài của cá nhân học sinh và tập thể học sinh.
Trong quá trình triển khai PPDH cùng với việc sử dụng thiết bị công nghệ, giáo viên
sẽ giảm được thời gian ghi bảng, thay vào đó, có thể quan sát, kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh
hoạt động của học sinh, nhất là ở bước học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, báo cáo, thảo
luận.
- Tác động đến phương tiện dạy học và học liệu dạy học, giáo dục
Về bản chất, thiết bị công nghệ và học liệu số cũng là phương tiện và học liệu dạy
học, giáo dục. Như vậy, chính thiết bị công nghệ và học liệu số có vai trò làm đa dạng

45
hoá, hiện đại hóa các phương tiện và học liệu dạy học, giáo dục, từ đó giúp cho việc dạy
học, giáo dục trở nên “trực quan” hơn, hứng thú và hiệu quả hơn.
- Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá
Việc tổ chức kiểm tra đánh giá trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đòi
hỏi đa dạng về hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá. Các thiết bị công nghệ và học
liệu số dạng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá góp phần giải quyết yêu cầu trên. Nói
cách khác, sự đa dạng của các thiết bị công nghệ và học liệu số sẽ thích ứng với sự đa
dạng về hình thức đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá. Chẳng hạn, trong lựa
chọn phương pháp kiểm tra đánh giá, dạng học liệu số là câu hỏi sẽ phù hợp với phương pháp
hỏi - đáp và phương pháp kiểm tra viết, dạng học liệu số là bài tập sẽ chủ yếu phù hợp với
phương pháp kiểm tra viết. Để đánh giá phẩm chất thông qua hành vi, bên cạnh sự quan
sát trực tiếp, giáo viên còn có thể sử dụng dữ liệu của thiết bị camera ghi lại hình ảnh
hoạt động của học sinh tại lớp, sử dụng các dữ kiện được ghi nhận trên hệ thống hỗ trợ
học tập khi học sinh tham gia trực tuyến. Để có kết quả kiểm tra, khảo sát nhanh, đồng
thời phân tích khách quan và lưu trữ dễ dàng thì giáo viên có thể sử dụng máy vi tính
hoặc thiết bị di động thông minh có phần mềm thân thiện như Google Forms, Quizziz.
Hai trong số những yêu cầu quan trọng của quá trình kiểm tra đánh giá là bảo
đảm tính khách quan và nhanh chóng có sự phản hồi kết quả. Sự kết hợp hợp lí giữa
một số thiết bị công nghệ và học liệu số cùng với đội ngũ nhân sự tinh gọn cũng sẽ
cho cho phép tiến hành quá trình kiểm tra, đánh giá hay các kì thi đáp ứng hai yêu cầu
trên. Việc tổ chức các kì thi đánh giá năng lực học sinh phổ thông trên máy vi tính gần
đây ở Việt Nam đã chứng minh vai trò đắc lực của thiết bị công nghệ và học liệu số
trong kiểm tra, đánh giá.
b) Tạo điều kiện và kích thích giáo viên tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa
dạng, hiệu quả
- Thiết bị công nghệ và học liệu số tạo động lực, kích thích người dạy khai thác
ý tưởng dạy học mới, thiết kế KHBD hiện đại với sự kết hợp giữa CNTT, học liệu số và
yêu cầu khác có liên quan đến thiết bị công nghệ. Chẳng hạn với một ý tưởng sư phạm
tổ chức KHBD thành một “game show”- trò chơi giáo dục liên hoàn, nếu không có học
liệu số hay thiết bị công nghệ, giáo viên khó có thể thực hiện một cách khả thi với các
điều kiện về thời gian, môi trường, thiết bị dạy học... không thay đổi. Hay ý tưởng sư
phạm tổ chức dạy học bằng hình thức thi đua các nhóm, đội hoặc du lịch qua từng chặng
nhờ vào thiết bị công nghệ và học liệu số, giáo viên cùng học sinh sẽ có thể cùng đầu
tư, cùng tương tác một cách hiệu quả. Song song đó, học hiệu số và thiết bị công nghệ
còn góp phần hỗ trợ cho việc số hóa các nguồn học liệu, tài nguyên phục vụ dạy học,
giáo dục theo các ý tưởng, kịch bản sư phạm đã được đầu tư.
- Thiết bị công nghệ còn hỗ trợ người dạy triển khai các ý tưởng sư phạm để tổ
chức dạy học, giáo dục đa dạng theo hình thức dạy học trực tuyến, dạy học bán trực
tuyến kết hợp. Thực tế cho thấy, các hình thức dạy học này đã và đang trở thành yêu cầu

46
thực tiễn đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người học, cũng như thực hiện
trong bối cảnh có thể xảy ra thiên tai, bất thường cho nên thiết bị công nghệ và học liệu
số trở thành “tài nguyên, công cụ” quan trọng và thiết yếu để có thể thực hiện dạy học,
giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phát triển người học. Ngoài ra, có thể hỗ trợ
việc kiểm tra, đánh giá và tổ chức công tác kiểm tra, thi cử trong dạy học, giáo dục một
cách thuận lợi và đạt hiệu quả trong những điều kiện khó khăn về giãn cách xã hội.
Thiết bị công nghệ và học liệu số còn tạo điều kiện để giáo viên chủ động chọn
lựa phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học, công cụ kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập, giáo dục đáp ứng yêu cầu của dạy học, giáo dục phát triển năng lực, phẩm
chất. Ví dụ với sự phối hợp giữa thiết bị trình chiếu đa phương tiện và học liệu số có
liên quan như video thí nghiệm ảo, hình ảnh động... giáo viên sẽ kết hợp các phương
pháp, kĩ thuật dạy học trực quan, trải nghiệm gây hiệu ứng với học sinh. Các thiết bị
công nghệ sẽ giảm thời gian thao tác trực tiếp như: ghi bảng, sắp xếp các đồ dùng thực
để có thể cùng học sinh thực hành, lấy kết quả phản hồi, lưu trữ và tái phân tích để rút
kinh nghiệm. Hay đòi hỏi đa dạng hóa về phương thức và công cụ kiểm tra đánh giá sẽ
khả thi khi có nguồn học liệu phong phú để lựa chọn, sắp xếp; thiết bị công nghệ kết
hợp phần mềm cho phép thiết kế các công cụ đánh giá khách quan và phản hồi kết quả
nhanh chóng mà việc đánh giá năng lực trên máy tính là một minh chứng. Thiết bị công
nghệ còn hỗ trợ giáo viên kết hợp dữ liệu quan sát trực tiếp với dữ kiện ghi hình, thu âm
cả học trực tiếp và trực tuyến để làm rõ, đối chiếu nhằm đánh giá không chỉ về năng lực
mà còn thái độ của học sinh khách quan, thuyết phục.
- Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần hỗ trợ, cải tiến các phương pháp
dạy học, giáo dục truyền thống cũng như thay thế khi cần thiết, phù hợp nhất là trong
điều kiện tự nhiên, các bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, các tác động khó kiểm soát
khác từ bối cảnh ảnh hưởng đến việc dạy học, giáo dục để triển khai dạy học, giáo dục
một cách chủ động. Cụ thể, có học liệu số và thiết bị công nghệ, có thể dạy học trong
các điều kiện khác nhau với thời gian hạn định vẫn đảm bảo các YCCĐ và mục tiêu
mong đợi ở người học. Khi có học liệu số, thiết bị công nghệ, thời gian đầu tư trực tiếp
để chuẩn bị học liệu và đồ dùng dạy học sẽ giảm đi, thay vào đó là đầu tư để làm chủ
thiết bị công nghệ, đánh giá, lựa chọn và sử dụng học liệu số phù hợp. Mỗi giáo viên sẽ
có thể khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ theo định hướng sư phạm để hoạt động
trên lớp dành thời gian tối đa, điều kiện tối đa cho học sinh thể hiện và rèn luyện bản
thân.
c) Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học
- Thiết bị công nghệ và học liệu số góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học tập
cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và
hoạt động khám phá, sáng tạo của người học. Ngoài ra, còn giúp người học có động lực
và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần phát triển khả
năng người học nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác học liệu số và

47
thiết bị công nghệ. Nhờ học liệu số, khi học sinh khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ
phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn
và khai thác thông tin. Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục, học sinh sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách
trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho học sinh về tư duy
làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với các yêu
cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Thiết bị công nghệ và học liệu số giúp người học có thể chủ động tiếp cận không
giới hạn nguồn tài nguyên ở lĩnh vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó khai thác
và thúc đẩy việc phát triển năng lực ở các lĩnh vực người học quan tâm, hứng thú cũng
như có tiềm lực, tố chất. Thực tế cho thấy thiết bị công nghệ dần trở nên quen thuộc với
học sinh, không chỉ tiếp xúc ở trường học mà học sinh còn làm quen, tìm hiểu ở nhiều
nơi khác nhau. Điều này sẽ giúp học sinh có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các
nội dung có liên quan về tự đánh giá, tự nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của
học liệu số và thiết bị công nghệ. Đây là cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính
cách, nhu cầu, ước mơ... và định hướng kế hoạch phát triển chính mình. Hoặc kho học
liệu số và các thành phần khác có liên quan đến hệ sinh thái giáo dục với cầu nối là các
thiết bị công nghệ sẽ tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu...
Cụ thể, với các ứng dụng thiết bị công nghệ, quá trình tương tác của người học
với sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng Robot trong dạy học, công nghệ nhận
diện khuôn mặt (Face recognition), tâm trắc (Biometrics), nhận diện cảm xúc (Emotive
recognition) sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận thông tin mới, đa dạng đối với học tập cá nhân hóa.
Thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn hợp (MR)/thực tế tạo ảnh (CR) sẽ
tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian vật chất/ảo, đa chiều, tăng khả năng tiếp
cận, xử lí thông tin; nới rộng không gian, môi trường học tập; phát triển năng lực tư duy
sáng tạo, giải quyết vấn đề. VR và AR sẽ hữu ích đối với những môn học cần nghiên
cứu các mô hình phức tạp như giải phẫu cơ thể người hay thiết kế xây dựng. học sinh
có thể tiếp cận với đồ họa 3D trực quan thay vì những hình vẽ 2D nhàm chán trong sách
hỗ trợ dạy và học đạt đến hiệu quả tích cực.
Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần làm đa dạng các hình thức tương
tác trong hoạt động của học sinh: tương tác giữa học sinh - học sinh, học sinh - giáo
viên, học sinh - cộng đồng. Các tương tác này tạo cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và
hợp tác bên cạnh các phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình GDPT
2018.
Có thể khẳng định về sự kết hợp chặt chẽ giữa CNTT, học liệu số và thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh như một mối liên kết đồng thời. Cùng với CNTT
và học liệu số, thiết bị công nghệ có vai trò quan trọng trong dạy học, giáo dục bởi (1)
CNTT giúp thực hiện những hoạt động mà nếu không có nó sẽ không thể thực hiện được

48
(2) CNTT giúp tăng hiệu quả thực hiện hoạt động (nhanh hơn, hiệu quả hơn về mức độ
đạt được của năng lực, phẩm chất)
1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
tuân thủ các cơ sở pháp lí và cả đạo đức của người dùng nhất là:
1.4.1. Đảm bảo tính khoa học
Để có thể ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục điều thiết yếu là đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu phù hợp giữa mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá với đặc
trưng về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ định hướng ứng dụng trong dạy học,
giáo dục. Nói khác đi, tính khoa học được hiểu cả hai bình diện: khoa học liên quan đến
học liệu số, thiết bị công nghệ và CNTT cũng như khoa học khi đặt ở yêu cầu ứng dụng
trong dạy học, giáo dục.
Liên quan đến tính khoa học, một số yêu cầu cơ bản cần đảm bảo:
- Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa
trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng này
phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường nói riêng, hướng đến hiệu quả
của dạy học, giáo dục nói chung.
- Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi ứng dụng,
sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết bị công nghệ và CNTT.
- Đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số,
thiết bị công nghệ và CNTT khi triển khai ứng dụng. Cụ thể học liệu số và tài nguyên
học tập, thiết bị công nghệ và CNTT phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật có liên quan đến
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá nói
cách khác là phải tuân thủ các định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá nhất là cách thức hoạt động của học sinh, sản
phẩm của hoạt động học khi ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT.
- Việc ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT dù ở mức nào hay hình
thức nào cũng phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc dạy học, giáo dục, nhất là kĩ thuật
tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Vì vậy, thiết bị công nghệ, học liệu số và
CNTT phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc tổ chức
hoạt động dạy học, giáo dục.
- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
cần chú ý đến tính nhất quán trong nội bộ cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan, liên
ngành ngang và dọc có chú ý đáp ứng với nhu cầu của địa phương và cơ sở giáo dục
như một yêu cầu khoa học đặt trong hệ thống và tầm nhìn để đảm bảo sự phát triển đồng

49
bộ, có điểm đến.
1.4.2. Đảm bảo tính sư phạm
Để có thể ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục điều thiết yếu là đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu phù hợp giữa mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá với đặc
trưng về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ định hướng ứng dụng trong dạy học,
giáo dục. Nói khác đi, tính khoa học được hiểu cả hai bình diện: khoa học liên quan đến
học liệu số, thiết bị công nghệ và CNTT cũng như khoa học khi đặt ở yêu cầu ứng dụng
trong dạy học, giáo dục.
Liên quan đến tính khoa học, một số yêu cầu cơ bản cần đảm bảo:
- Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa
trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng này
phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường nói riêng, hướng đến hiệu quả
của dạy học, giáo dục nói chung.
- Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi ứng dụng,
sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết bị công nghệ và CNTT.
- Đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số,
thiết bị công nghệ và CNTT khi triển khai ứng dụng. Cụ thể học liệu số và tài nguyên
học tập, thiết bị công nghệ và CNTT phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật có liên quan đến
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá nói
cách khác là phải tuân thủ các định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá nhất là cách thức hoạt động của học sinh, sản
phẩm của hoạt động học khi ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT.
- Việc ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT dù ở mức nào hay hình
thức nào cũng phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc dạy học, giáo dục, nhất là kĩ thuật
tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Vì vậy, thiết bị công nghệ, học liệu số và
CNTT phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc tổ chức
hoạt động dạy học, giáo dục.
- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
cần chú ý đến tính nhất quán trong nội bộ cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan, liên
ngành ngang và dọc có chú ý đáp ứng với nhu cầu của địa phương và cơ sở giáo dục
như một yêu cầu khoa học đặt trong hệ thống và tầm nhìn để đảm bảo sự phát triển đồng
bộ, có điểm đến.
1.4.3. Đảm bảo tính pháp lí
Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải đảm bảo tuân thủ
các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Nhà nước, cụ thể:
- Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản, quy định về ứng dụng CNTT trong dạy học,

50
giáo dục của Bộ GDĐT đã ban hành: Quy định mô hình ứng dụng CNTT trong trường
phổ thông; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT hàng năm; Quy định về quản lí, vận
hành và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, GDPT và giáo dục
thường xuyên... trong đó cần chú trọng các nội dung chính: xác định được mục tiêu, nội
dung, mức độ ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục phù hợp với chủ trương
chung và điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả đầu tư và ứng dụng CNTT một cách thiết
thực; mô hình ứng dụng CNTT gồm hai mức: cơ bản và nâng cao với các nội dung cụ
thể có liên quan.
- Đảm bảo các quy định về quản lí và tổ chức dạy học, cụ thể là hoạt động dạy
học, kiểm tra, đánh giá, học liệu và quản lí, lưu trữ hồ sơ dạy học. Giáo viên không thể
tự quyết định sử dụng hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ/thay thế dạy học trực tiếp mà
người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sử dụng kho
học liệu số hóa toàn ngành cụ thể là ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung và tích
cực thực hiện theo định hướng của đề án tăng cường ứng dụng CNTT và biến nó thành
động lực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục,
đào tạo. Học liệu dạy học phải phải đảm bảo tính pháp lí, chính trị, được tổ chuyên môn
thông qua và người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt.
- Tuân thủ Luật An ninh mạng20, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội 21. Cụ thể:
Đảm bảo an toàn an ninh thông tin, nhân lực sử dụng CNTT, quản lí và chỉ đạo điều
hành; an toàn thông tin với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, website...).
Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin khi dùng
phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân. Cần tuân thủ các quy tắc như tôn trọng, tuân
thủ pháp luật: Tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân; quy tắc lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các
giá trị đạo đức, văn hóa truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; quy tắc an toàn, bảo
mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông
tin; quy tắc trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, phối
hợp với cơ quan chức năng để xử lí hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật. Các
yêu cầu cần đảm bảo: nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ
quan và đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu
mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội; chia sẻ thông tin có nguồn chính thống,
đáng tin cậy; có hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền
thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng ngôn từ gây thù hận, kích động bạo lực,
phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không đăng tải những nội dung vi phạm pháp
luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân khác, tung tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo, kinh doanh

20
Luật số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018.
21
Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

51
dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã
hội; khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con
người, văn hóa Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực...
- Tuân thủ Công ước Berne năm 1886, Công ước Rome năm 1961, Luật Sở hữu
trí tuệ22 và cần lưu ý đến những điều khoản trong Luật Hình sự 23 và các văn bản pháp
lí24 liên quan quyền tác giả. Các quy định về bản quyền, quyền sử dụng hợp pháp trong
dạy học, giáo dục cần được đảm bảo. Theo đó, quyền tác giả là hiển nhiên, không cần
công bố hay đăng kí, được bảo hộ suốt đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.
Số lượng máy tính, thời gian sử dụng phần mềm, chương trình máy tính cụ thể được quy
định trong giấy phép sử dụng phần mềm. Vi phạm bản quyền là việc nhân bản, sản xuất
bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt qua mạng truyền thông và các phương
tiện kĩ thuật hoặc sử dụng chúng mà không trả phí hoặc không có sự đồng ý của chủ
phần mềm. Không nhằm mục đích thương mại, giáo viên được phép trích dẫn hợp lí tác
phẩm với điều kiện không làm sai ý tác giả, sử dụng hình ảnh đã được công bố để phục
vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, biểu diễn tác phẩm sân khấu trong sinh
hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kì hình thức nào. Tuy nhiên,
việc tự ý sao chép phần mềm, chương trình tin học là vi phạm bản quyền, không hợp
pháp, dù nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy.
1.4.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ cần phù hợp với điều kiện
cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT, truyền thông cũng như năng lực đội ngũ của nhà
trường và bối cảnh địa phương, các điều kiện có liên quan, hạn chế về thiết bị, công
nghệ, đường truyền và thực tiễn dạy học, giáo dục và năng lực của học sinh và dư luận
xã hội... từ thực tiễn bởi đây là cơ sở để kiểm soát các tác động ngược cũng như hướng
đến sự đồng thuận từ các nguồn lực. Cụ thể, tính thực tiễn đòi hỏi khi ứng dụng CNTT,
học liệu số và thiết bị công nghệ cần thực hiện:
- Dựa trên kết quả đánh giá, khảo sát về điều kiện, kinh nghiệm sử dụng học liệu
số, thiết bị công nghệ, CNTT của cơ sở, đội ngũ với các yêu cầu có liên quan về cơ sở
hạ tầng, vật chất, trang thiết bị công nghệ, đường truyền,...
- Dựa trên các dữ liệu và các kết quả dự báo về năng lực ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ của giáo viên, cán bộ quản lí và nhất là thói quen, kĩ năng,
ý tưởng sư phạm và định hướng đổi mới trong dạy học, giáo dục. Đặc biệt, những dữ

22
Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số
24/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2010/QH12 và Luật Sở hữu trí tuệ số
50/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12.
23
Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13.
24
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về
quyền tác giả, quyền liên quan.

52
liệu thực tiễn về điều kiện thiết bị công nghệ, phần mềm… ở từng địa phương cần được
xem xét để tránh việc yêu cầu cao theo hướng chủ quan, cảm tính.
- Dựa vào khả năng của học sinh, thái độ và các kĩ năng liên quan khi tham gia
vào quá trình triển khai ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của giáo viên
nhất là sự tương tác và phối hợp của học sinh và sự tự học, các thói quen tự học của học
sinh cũng như hứng thú, nhu cầu của các em nhất là cần cẩn trọng khi sử dụng các hình
thức dạy học có ứng dụng CNTT với học sinh THPT.
- Khéo léo khai thác, dựa trên đồng thuận của phụ huynh, dư luận xã hội về ứng
dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo hướng vừa
tuyên truyền, vừa chia sẻ và khuyến khích ứng dụng một cách tích cực.

THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

1. Phân tích vai trò của CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
2. Nêu các xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và việc chuyển đổi số trong giáo dục.
3. Trình bày những định hướng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết
bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Trên cơ sở xem xét môn Toán, những yêu cầu này
có ý nghĩa gì cho việc khai thác, sử dụng nguồn học liệu, thiết bị công nghệ và CNTT
hỗ trợ dạy học môn Toán ở THPT?

53
NỘI DUNG 2.
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM
HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục
2.1.1. Một số thiết bị công nghệ cơ bản
Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay khá đa dạng,
phong phú. Theo các Thông tư số 16/2019/TT-BGDĐT ngày 04/9/2019 và Thông tư số
44/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Danh
mục thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị CNTT dùng chung cho trường phổ thông có thể
kể đến như: máy chiếu đa năng và màn chiếu; máy chiếu vật thể; tivi; máy vi tính (để
bàn hoặc xách tay); thiết bị âm thanh; radio-cassette; máy in laser; máy ảnh kĩ thuật số.
Ngoài ra, hiện nay thiết bị kết nối mạng và đường truyền Internet là rất quan trọng và
cần dùng đến trong nhiều môn học. Tài liệu đọc này sẽ tập trung giới thiệu một số thiết
bị công nghệ cơ bản ở các trường phổ thông và thường được giáo viên sử dụng.

Hình 2.1. Một số loại thiết bị công nghệ cơ bản hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục

54
2.1.1.1. Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)
a. Giới thiệu
Máy vi tính hay máy tính cá nhân (PC) là loại máy tính phổ biến nhất được dùng
hiện nay. Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai loại chính: Máy tính để bàn và
máy tính xách tay. Về cơ bản, tất cả các máy tính đều có 02 thành phần chính là phần
cứng và phần mềm. Phần cứng là tất cả các bộ phận có kết cấu vật lí, có thể ở bên trong
hoặc bên ngoài của máy tính như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, bo mạch,… Phần
mềm là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ
lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện chức năng hoặc nhiệm vụ, ví
dụ như: phần mềm MS Word, Internet Explorer, Adobe Reader,…
b. Lợi ích
Máy tính có rất nhiều lợi ích, có thể hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học:
- Nhanh chóng và chính xác: máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên với tốc
độ nhanh hơn con người. Máy tính có thể thực hiện công việc một cách chính xác khi
dữ liệu đưa vào là chính xác.
- Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn và có thể được lấy ra khi cần.
- Máy tính cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp một cách tự động. Máy
tính có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhiều lần và độ chính xác như nhau. Đối với
máy tính cấu hình mạnh có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau.
- Máy tính có thể giải quyết cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp. Nó vừa là công
cụ để làm việc, học tập, quản lí, thực hiện các công tác chuyên môn, vừa là công cụ để
liên lạc, giải trí,…
c. Lưu ý khi sử dụng
- Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để thực
hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được trang bị
một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích.
- Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính
cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do
đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.
- Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì.
d. Gợi ý ứng dụng máy tính trong dạy học và giáo dục môn Toán cấp trung học phổ
thông
- Ý tưởng sư phạm: thiết kế các bài giảng với hình ảnh, video, phần mềm mô phỏng…
phục vụ dạy học các nội dung về Toán.
- Thực hiện: giáo viên sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập, thiết kế học liệu
số có liên quan, sau đó dùng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh
chữ, kênh hình, video, âm thanh, mô phỏng,… để dùng trong dạy học các nội dung Toán.

55
Hiện nay máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của giáo
viên từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản
lí học sinh. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục là rất đa dạng.
2.1.1.2. Máy chiếu đa năng (Projector)
a. Giới thiệu
Máy chiếu đa năng (Projector) là phương tiện đem lại hiệu quả cao khi thực hành
giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thông tin trong nội dung bài giảng,
phục vụ hiệu quả cho việc truyền đạt ý tưởng của giáo viên đến học sinh cũng như giúp
giáo viên và học sinh tương tác nhiều hơn với nhau trong hoạt động dạy học.

Hình 2.2. Một số loại máy chiếu đa năng


b. Lợi ích
Sử dụng máy chiếu có thể phổ biến thông tin cho học sinh dưới nhiều hình thức:
chiếu văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa hoặc video chuyển động nhiều có thể làm
tăng sự chú ý và giúp học sinh nắm bắt bài học. Máy chiếu còn có thể hỗ trợ trực quan,
tạo điều kiện để sử dụng linh hoạt hơn cho các phương pháp dạy học thay thế, trình
chiếu nội dung góp phần phát triển nhận thức của học sinh nhất là khả năng quan sát,
suy luận, tóm tắt và hệ thống hóa...

Hình 2.3. Kết nối, sử dụng máy tính và máy chiếu với cáp Video (VGA/HDMI)
56
c. Lưu ý sử dụng
Khi sử dụng máy chiếu đa năng, cần lưu ý:
- Mỗi loại máy chiếu khác nhau thường có những thao tác sử dụng không giống nhau,
do đó cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy.
- Máy chiếu thường có 2 loại cổng kết nối là: VGA và HDMI. Khi kết nối giữa máy vi
tính và máy chiếu cần sử dụng dây kết nối có 2 đầu giống nhau (hoặc là VGA, hoặc là
HDMI) và cắm vào đúng vị trí trên cả máy vi tính và máy chiếu.
- Bài giảng phải có khuôn hình hoặc định dạng phân giải phù hợp để khi chiếu lên cho
hình ảnh đúng với trong bài soạn trên máy tính.
- Khi tắt máy chiếu cần chờ quạt của máy ngưng mới rút dây điện nguồn. Với dòng máy
có khả năng làm mát nhanh có thể rút điện máy chiếu ngay. Tuyệt đối không rút dây
điện nguồn khi máy chiếu chưa tắt.
d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học thông qua môn Toán cấp trung học phổ thông
- Ý tưởng sư phạm: dùng máy chiếu đa năng để trình chiếu các bài giảng đã được thiết
kế với hình ảnh, video, phần mềm mô phỏng … thay thế cho các loại phương tiện trực
quan truyền thống (máy tính cầm tay, compas, thước đo độ, thước thẳng, giác kế,…).
- Thực hiện:
Trong dạy học môn Toán ở cấp THPT, khi sử dụng máy chiếu đa năng, giáo viên
có thể khai thác được hầu hết các lợi ích của thiết bị này. Cụ thể, giáo viên có thể chiếu
các hình ảnh trực quan, đặc biệt là nhóm mô hình trực quan, tổ chức các hoạt động để
học sinh có thể khai thác thông tin từ các hình ảnh đó và tạo được biểu tượng chân thực
nhất về đối tượng cần nghiên cứu.
Máy chiếu đa năng có thể được sử dụng trong bất kì thời điểm nào của tiết dạy học
môn Toán ở cấp THPT kể cả trong giờ thực hành.
2.1.1.3. Thiết bị âm thanh di động
a. Giới thiệu
Là thiết bị tích hợp chức năng âm li (ampli), loa, đài và đọc được các thiết bị lưu
trữ dữ liệu DVD, CD, SD, USB, có thể được di chuyển dễ dàng bằng cách xách tay.

Hình 2.4. Hình ảnh minh hoạ thiết bị âm thanh đa năng di động và micro

57
b. Lợi ích
- Sử dụng trong dạy học.
- Sử dụng cho các hoạt động học trong và ngoài lớp học.
c. Lưu ý khi sử dụng
Cách sử dụng
- Thành phần cơ bản đi kèm: micro cho giáo viên và học sinh. Yêu cầu nguồn điện:
AC 220V/50Hz (có thể sử dụng nguồn pin hoặc ắc quy).
- Cách sử dụng đơn giản nên nhà sản xuất cung cấp các hướng dẫn thao tác sử dụng kèm
theo thiết bị.
Lưu ý
- Chọn vị trí đặt hệ thống phù hợp để mọi học sinh tham gia hoạt động đều nghe rõ.
- Điều chỉnh âm thanh phù hợp với hoạt động của nhóm/lớp đồng thời không gây ảnh
hưởng đến hoạt động của nhóm/lớp học khác.
2.1.1.4. Máy tính cầm tay
a. Giới thiệu
Máy tính cầm tay là phương tiện học tập phổ biến ở trung học phổ thông và là một
phương tiện không thể thiếu trong các kì thi Toán. Hiện nay, máy tính cầm tay được sử
dụng trong nhà trường chủ yếu là dòng máy tính khoa học. Về mặt kĩ thuật, công dụng
chủ yếu của máy tính cầm tay là cho phép thực hiện các tính toán số. Trong Chương
trình Giáo dục phổ thông môn Toán, kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay được xem như
là một phần trong các yêu cầu cần đạt đối với học sinh trung học phổ thông (đặc biệt đối
với năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán). Chẳng hạn, học sinh cần có khả
năng “Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) của lôgarit bằng cách sử dụng máy tính
cầm tay”.
b. Lợi ích
Ở trung học phổ thông, máy tính cầm tay có thể được khai thác để:
- thực hiện các tính toán số với nhiều phép tính khác nhau như cộng, trừ, nhân, chia, tỉ
số lượng giác, luỹ thừa, logarit, căn thức,…
- tìm giá trị các số đặc trưng trong thống kê như số trung bình, số trung vị, mốt, độ lệch
chuẩn, phương sai,…
- lập bảng giá trị của hàm số, tìm các số hạng của dãy số, hệ số tổ hợp, tính số hoán vị,
tổ hợp, chỉnh hợp,…
c. Lưu ý khi sử dụng
- Bộ nhớ của máy tính cầm tay có hạn nên trong một số trường hợp, các kết quả tính
toán được hiển thị trên màn hình chỉ là các kết quả được làm tròn, không phải là kết quả
chính xác về mặt toán học.

58
- Người dùng nên khai thác các bộ nhớ tạm thời (chẳng hạn như Ans) hay các bộ nhớ
tin học (A, B, C,…) để lưu trữ các kết quả tính toán phục vụ cho các tính toán khác về
sau.
- Cùng với cạnh máy tính cầm tay dạng thiết bị, nhà sản xuất có lập trình các phần mềm
giả lập máy tính cầm tay để tạo thuận lợi cho giáo viên khi hướng dẫn các thao tác bấm
máy tính cầm tay trên lớp.
- Giáo viên có thể tìm thấy những hướng dẫn sử dụng cũng như hướng dẫn dạy học với
máy tính cầm tay trong các diễn đàn25 trên mạng.

Máy tính cầm tay Phần mềm giả lập mô phỏng


CASIO fx-580 VN X CASIO fx-580 VN X
Hình 2.5. Máy tính cầm tay và phần mềm mô phỏng máy tính cầm tay
d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học thông qua môn Toán cấp trung học phổ thông
- Ý tưởng sư phạm: Giáo viên sử dụng phần mềm giả lập máy tính cầm tay để hướng
dẫn học sinh cách sử dụng các thao tác, chức năng của máy tính cầm tay.
- Thực hiện: Giáo viên đề xuất các nhiệm vụ tính toán trên máy tính cầm tay. Sau đó,
giáo viên chiếu trên màn hình giao diện của máy tính cầm tay thông qua phần mềm giả
lập máy tính cầm tay và hướng dẫn học sinh các nút bấm cũng như giải thích ý tưởng
tính toán. Giáo viên cũng có thể đề nghị một học sinh thao tác trên phần mềm giả lập
máy tính cầm tay để cả lớp quan sát. Nhờ vào giao diện đủ lớn trên màn chiếu, cả lớp
có thể theo dõi dễ dàng quá trình thao tác (bấm nút) trên máy tính cầm tay để thực hiện
nhiệm vụ học tập.
2.1.2. Một số thiết bị công nghệ nâng cao
Đối với những cơ sở giáo dục có điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở vật chất, hạ tầng
kĩ thuật thì có thể trang bị và sử dụng các loại thiết bị như: bảng tương tác thông minh,

25
Chẳng hạn ở trang web https://bitex.com.vn/vn/kho-ung-dung.html

59
máy tính bảng, điện thoại thông minh và một số thiết bị hiện đại khác đặc thù cho bộ
môn, từ đó đáp ứng được các xu hướng hiện đại trong việc ứng dụng CNTT, khai thác
sử dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh. Tài liệu đọc
này sẽ tập trung giới thiệu một số thiết bị công nghệ đang được sử dụng ngày càng nhiều
ở các trường phổ thông và được giáo viên môn Toán chú ý sử dụng để đáp ứng tốt hơn
yêu cầu cần đạt của chương trình mới.
2.1.2.1. Máy tính bảng
a. Giới thiệu
Máy tính bảng là thiết bị giống như chiếc điện thoại thông minh cỡ lớn với màn
hình lớn và có thể vận hành các phần mềm ứng dụng. Máy tính bảng được điều khiển
bằng cách chạm ngón tay vào các vị trí đặc thù trên màn hình (tương ứng với phần mềm
được cài đặt sẵn). Máy tính bảng được xem là loại thiết bị di động thứ ba đứg trung gian
giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay nhờ nó mang nhiều đặc điểm tương tự
như của hai sản phẩm trên tích hợp lại.
b. Lợi ích
Máy tính bảng tích hợp những ứng dụng phục vụ tối ưu cho công việc của con
người nói chung và nhất là phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục. Cụ thể, máy tính
bảng có thể đọc được tất cả các định dạng văn bản (word), excel (bảng tính), powerpoint
(trình chiếu), pdf tương ứng với Microsoft Office phiên bản 97 đến 2016, ngoài ra còn
nhiều phần mềm hỗ trợ xem và soạn thảo văn phòng cũng được khai thác trên máy tính
bảng, biến nó trở thành công cụ trình diễn nội dung thông tin, công cụ tổ chức và điều
khiển quá trình dạy học.
c. Lưu ý sử dụng
Để sử dụng máy tính bảng, cần quan tâm đến các yêu cầu cơ bản:
- Việc thiết lập và đăng nhập tài khoản mail trên máy tính bảng là hoàn toàn cần
thiết, giúp sử dụng thiết bị này an toàn và hiệu quả hơn.
- Nếu phải làm việc trao đổi thông tin qua mạng xã hội, nên truy cập vào Wifi ở
địa điểm biết được mật khẩu để có thể thuận tiện hơn khi sử dụng, làm việc.
- Máy tính bảng thường có dung lượng lưu trữ không lớn như một số dòng điện
thoại thông minh hay laptop. Tuy các thiết bị hiện nay đều hỗ trợ khe cắm mở rộng bộ
nhớ, nhưng khả năng hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn. Do đó nên sử dụng thêm dịch vụ lưu trữ
đám mây giúp máy giải phóng được bộ nhớ và giúp tShiết bị hoạt động hiệu quả hơn.
- Khi cài một số ứng dụng, người dùng sẽ được hỏi có muốn nhận thông báo
(notification) không. Tùy theo nhu cầu, người dùng chọn bật chế độ gửi thông báo để
nhận tin và trả lời sớm (như Facebook, zalo, viber,... ) còn ứng dụng không cần thiết
(như game, báo điện tử,...) thì nên tắt chế độ nhận tin để tiết kiệm pin, giữ thiết bị hoạt
động ổn định.

60
d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học thông qua môn Toán cấp trung học phổ thông
- Ý tưởng sư phạm: giáo viên sử dụng máy tính bảng để trình chiếu bài giảng/bài
trình chiếu đa phương tiện trên lớp học (dùng thay máy tính để bàn, laptop).
- Thực hiện:
Sau khi thiết kế bài giảng/bài trình chiếu đa phương tiện, giáo viên lưu bài giảng
trên máy tính bảng và tiến hành kết nối với máy chiếu đa năng qua dây cáp chuyển đổi
hoặc không dây (wifi). Nhờ đặc điểm nhỏ gọn của máy tính bảng, khi kết nối với máy
chiếu đa năng không dây, giáo viên có thể hoàn toàn chủ động triển khai bài giảng ở bất
cứ vị trí nào trong lớp.
2.1.2.2. Bảng tương tác
a. Giới thiệu
Bảng tương tác (còn được gọi là bảng thông minh hay bảng tương tác thông minh) là
một công cụ cho phép hình ảnh từ máy tính được hiển thị lên bảng với sự trợ giúp của
máy chiếu kĩ thuật số. Người thuyết trình thao tác trực tiếp bằng cách sử dụng chuột,
bút, stylus hoặc ngón tay trên màn hình. Thiết bị này cho phép thực hiện các chức năng
của chuột như nhấp, kéo, sao chép. Chữ viết tay cũng có thể dễ dàng chuyển thành văn
bản trước khi được lưu. Bảng tương tác thường được gắn vào tường hoặc được gắn trên
chân bảng chuyên dụng để sử dụng ở nơi làm việc cũng như trong lớp học.

Hình 2.6. Bảng tương tác và thiết bị đi kèm


61
b. Lợi ích
- Bảng tương tác tạo môi trường tương tác toàn diện; thu hút sự tập trung chú ý, tham
gia của tất cả học sinh, kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh trong hoạt động
dạy học. Ngoài ra, bảng tương tác giúp giáo viên xây dựng bài giảng phù hợp với nhu
cầu của học sinh; giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có biểu tượng về các hình
ảnh, sự vật, âm thanh; khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm thông qua thực
hiện và thử nghiệm; góp phần nâng cao năng lực của học sinh.
- Bảng tương tác trong lớp học tạo điều kiện thuận lợi cho thảo luận nhóm. Đây cũng
chính là một công cụ tác động vào quá trình động não của học sinh với hiệu quả cao.
Trong quá trình tương tác, các ghi chú được thực hiện trên màn hình có thể được chuyển
thành văn bản và lưu lại để chia sẻ và phân phối sau này.

Hình 2.7. Kết nối, sử dụng máy tính với bảng tương tác/bảng thông minh

c. Lưu ý khi sử dụng


- Khi có tín hiệu No signal, cần kiểm tra kết nối cáp VGA hoặc HDMI. Có thể cần
phải khởi động lại để hệ thống tự động sửa lỗi và khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Kiểm tra chế độ trình chiếu của máy tính, có thể trình chiếu 2 màn hình song song
bằng cách nhấn tổ hợp phím Window+P và chọn Duplicate.
- Đảm bảo vệ sinh bảng tương tác đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
d. Gợi ý ứng dụng khi dạy học môn Toán cấp trung học phổ thông
- Ý tưởng sư phạm: trình chiếu các bài giảng có sự tương tác trực tiếp phục vụ dạy
học các nội dung về Toán.
- Thực hiện: giáo viên sử dụng máy tính có kết nối bảng tương tác để tổ chức các
hoạt động dạy học với với đầy đủ kênh chữ, kênh hình, video, âm thanh, mô phỏng, trò

62
chơi,… để dạy học các nội dung Toán.
2.2. Học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục
2.2.1. Nguồn học liệu số
Môn Toán có nguồn tài nguyên, học liệu số rất đa dạng như sách điện tử, bài
kiểm tra dưới dạng tệp tin, hình ảnh, đồ họa thông tin, video hay các trang web chia sẻ
tài nguyên, học liệu số.
Giáo viên môn Toán ở cấp THPT có thể khai thác nguồn học liệu số có sẵn trên
Internet để xây dựng và tổ chức kế hoạch bài dạy. Để hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt
động dạy học và giáo dục, giáo viên có thể tìm kiếm những nguồn học liệu số khác theo
định hướng được giới thiệu ở mục 2.2.3. Ngoài ra, giáo viên có thể tự xây dựng, phát
triển các học liệu số bằng các công cụ, phần mềm được gợi ý ở mục 3.2.
2.2.1.1. Nguồn học liệu số dùng chung
a) Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá) - Kho bài giảng e-Learning (Bộ Giáo dục
và đào tạo)
+ Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/
+ Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri
thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu
thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho học sinh, giáo viên trong toàn ngành khai thác sử
dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học,
kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ
giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ
biến như bài giảng điện tử, bài giảng e-Learning, bài giảng dạy trên truyền hình, bản số
hoá các sách giáo khoa, phần mềm mô phỏng,…
Kho bài giảng e-Learning thuộc dự án của Cục CNTT và Bộ giáo dục và đào tạo, được
thiết kế hướng tới đối tượng người dùng là học sinh các cấp học, giáo viên, cán bộ quản
lí, phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Đây là nơi lưu trữ hệ thống các bài giảng e-
Learning, được thiết kế và triển khai với mong muốn xây dựng nguồn tài nguyên giáo
dục mở, phục vụ cho dạy học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt
đời, học mọi lúc mọi nơi. Để làm được việc đó, Ban quản trị hệ thống đã lựa chọn những
bài giảng chất lượng tốt nhất từ các giáo viên trong cả nước thông qua cuộc thi Quốc
gia Thiết kế bài giảng e-Learning được tổ chức hàng năm.
b) Tài nguyên Hành trang số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
+ Địa chỉ: https://hanhtrangso.nxbgd.vn/
+ Mô tả: Hành trang số cung cấp các tài nguyên chính:
▪ Sách điện tử: Cung cấp giao diện thân thiện, trực quan, tôn trọng trải nghiệm
đọc sách thực tế; đồng thời đính kèm các học liệu điện tử sinh động bổ trợ cho
nội dung bài học và bài tập tương tác, đối chiếu trực tiếp.

63
▪ Thư viện-Luyện tập: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa,
sách bổ trợ, kết hợp với kho Tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi;
đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết
để hỗ trợ học sinh tự luyện tập, thực hành và giúp giáo viên có nguồn tài liệu
tham khảo, giảng dạy.
c) Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP)
+ Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/
+ Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên
quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi
dưỡng giáo viên chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
2.2.1.2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục đối với môn Toán
a) Nguồn học liệu số hỗ trợ dạy học với GeoGebra
+ Địa chỉ: https://www.geogebra.org/materials
+ Mô tả: Trang web gồm hơn một triệu các hoạt động, mô phỏng, bài tập, bài học, trò
chơi toán học và khoa học được chia sẻ miễn phí từ cộng đồng người dùng phần mềm
GeoGebra.
Đặc biệt, kho học liệu đã được xây dựng liên quan đến hình minh họa cho tất cả các bài
tập Hình học không gian (lớp 11) hỗ trợ giáo viên và học sinh Việt nam có thể được truy
cập và khai thác26 ở địa chỉ sau:
- Bài tập Hình học 11: https://www.geogebra.org/m/heqmfguc
- Bài tập Hình học 11 nâng cao: https://www.geogebra.org/m/ahj62s6s
b) Trang web dự án NRICH của khoa Giáo dục trường Đại học Cambridge
+ Địa chỉ: https://nrich.maths.org
+ Mô tả: Dự án NRICH nhằm mục đích làm phong phú thêm trải nghiệm toán học của
tất cả người học. Để hỗ trợ mục tiêu này, các thành viên của nhóm NRICH làm việc với
nhiều năng lực khác nhau, bao gồm cung cấp sự phát triển chuyên môn cho các giáo
viên muốn đưa các nhiệm vụ toán học phong phú vào thực hành hàng ngày trong lớp
học.
Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay
đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ
tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân
sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội

26
Khai thác tốt nhất khi dùng kèm với thiết bị điện thoại thông minh hay máy tính bảng và phần mềm Geogebra
3D Calculator.

64
dung học liệu số:
- Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.
- Sử dụng đúng từ khoá.
- Sử dụng các liên từ OR, AND.
- Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.
Thêm nữa, việc chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng
như sự an toàn và các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lý cũng cần được tôn trọng và
tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.
2.2.2. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số
Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau: Hình ảnh tĩnh/động,
mô phỏng ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu,…
Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại27. Mỗi loại nội dung dạy học có
thể phù hợp với một số dạng học liệu số. Chẳng hạn, với loại nội dung liên quan đến sự
thay đổi của đại lượng này phụ thuộc vào sự thay đổi của đại lượng kia thì nên sử dụng
dạng học liệu số có tính động (dynamic) như video, học liệu số tương tác được,… với
loại nội dung về khái niệm, định nghĩa,… nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh nhằm
khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số.
Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm
đảm bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục.
Điều này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, yêu cầu cần đạt, xác định các nội
dung dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài
dạy. Việc xác định nội dung dạy học có thể dựa vào tính chất của nội dung dạy học cần
thực hiện trong kế hoạch bài dạy để đáp ứng yêu cầu thực thi và đạt được yêu cầu cần
đạt. Cần lưu ý rằng việc lựa chọn học liệu số phù hợp với loại nội dung vẫn phải đáp
ứng yêu cầu cần đạt, hướng đến yêu cầu cần đạt và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi
hoạt động trong kế hoạch bài dạy và hướng đến hoạt động mà học sinh là chủ thể.
Bảng 2.1. Định hướng ưu tiên lựa chọn dạng học liệu số phù hợp nội dung dạy học
Loại nội dung dạy học Dạng học liệu số
Hình ảnh (thực tế)
Khái niệm
Hình ảnh 2D, hình động 3D tương tác
Loại nội dung trừu tượng cần đến mô hình vật chất để minh họa
được
Hình ảnh động, tương tác được
Qui luật, tính chất, định lí
Video
Loại nội dung cần đến nhiều minh họa cho một số trường hợp
Bảng dữ liệu
đơn lẻ, đặc biệt và từ đó cho phép khám phá qui luật
Mô phỏng

27
Theo tài liệu mô-đun 2 (2020), Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
trung học cơ sở - môn Khoa học tự nhiên, chương trình ETEP

65
2.2.3. Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục
2.2.3.1. Một số yêu cầu trong tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, học liệu số
Để có được học liệu số phục vụ hoạt động dạy học, giáo viên có thể chủ động tìm
kiếm thông tin, học liệu số trên Internet - gọi chung là thông tin. Giáo viên cần có một
số kĩ năng trong tìm kiếm cũng như tiếp nhận thông tin để thông tin thu được đáp ứng
mục tiêu, nội dung dạy học đồng thời tiết kiệm được thời gian, như sau:
- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin: phù hợp mục tiêu, nội
dung dạy học, thuần phong mĩ tục,…; phù hợp với dạng học liệu số dự kiến triển khai
trong hoạt động học (văn bản, hình ảnh, hình ảnh động, video, bảng dữ liệu,…).
- kĩ năng tìm kiếm thông tin hợp lí;
- kĩ năng nhận diện thông tin nhằm xác định độ chính xác và phù hợp của thông tin;
- kĩ năng kiểm chứng thông tin: kiểm tra nguồn tin, kiểm tra tên miền truy cập, kiểm tra
thông tin đơn vị chủ quản nguồn tin, kiểm tra nội dung thông tin, tìm hiểu về chủ thể
đưa tin (thái độ, trình độ, mục đích,…).
2.2.3.2. Tìm kiếm thông tin, học liệu số và đánh giá kết quả tìm kiếm
Để tìm kiếm thông tin, học liệu số và khai thác hiệu quả khi thiết kế chuỗi các hoạt
động trong kế hoạch bài dạy, giáo viên có thể tiến hành theo 5 bước dưới đây:

Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm

Thực hiện lại nếu chưa đạt


Diễn đạt cú pháp câu lệnh tìm kiếm

Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm

Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp

Đánh giá kết quả tìm kiếm

Hình 2.8. Sơ đồ 5 bước tìm kiếm thông tin, học liệu số

Bước 1: Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm


Việc phân tích mục đích, yêu cầu tìm kiếm nên căn cứ vào phần nội dung kiến thức
của yêu cầu cần đạt. Đây là cơ sở để xác định từ khoá cho câu lệnh cần dùng để tìm
kiếm. Tiếp theo, cần xác định dạng học liệu số sẽ dùng trong tổ chức hoạt động học:

66
hình ảnh, hình ảnh động, hay video,…
Bước 2. Diễn đạt cú pháp của câu lệnh tìm kiếm
Cú pháp của câu lệnh tìm kiếm là cách thức mà người dùng sử dụng để liên kết các
từ/thuật ngữ/khái niệm từ khoá một cách phù hợp. Để có được câu lệnh tìm kiếm hiệu
quả thì cần biết các “nguyên tắc tìm kiếm” của công cụ, như:
- Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Không cần
nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Thay vào đó, có thể nhập một số trong các
từ/thuật ngữ/khái niệm quan trọng nhất.
- Nếu nhập nhiều từ khóa tìm kiếm thì thông tin thu được sẽ sát mục tiêu hơn, và ngược
lại.
- Đặt từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép “ ” hoặc đặt dấu − giữa các cụm chữ trong từ tìm
kiếm sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm; Đặt dấu + phía trước các từ mà muốn từ đó phải xuất
hiện; Đặt chữ AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện; Đặt chữ OR giữa các từ
tìm kiếm nếu muốn một trong các thuật ngữ xuất hiện;…
- Có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên quan đến dạng học liệu số mà giáo viên cần tìm
giới hạn theo định dạng file (.pdf, .docx, .mp4, .gif,…).
Bước 3: Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm
Việc phân nhóm các yêu cầu về thông tin giúp giáo viên tìm kiếm hiệu quả và
nhanh chóng hơn. Sự phân nhóm có thể bao gồm:
- Loại thông tin cần tìm sẽ thuộc chủ đề rộng hay hẹp, khái quát hay chuyên sâu.
- Từ/thuật ngữ/khái niệm định dùng trong câu lệnh cần điều chỉnh phù hợp để hạn chế
nhiều cách hiểu do tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
Bước 4: Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp
Có thể linh hoạt trong chọn các công cụ tìm kiếm khác nhau để đạt được mục đích
đặt ra đồng thời tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng tìm kiếm. Các công cụ phổ biến
đối với giáo viên hiện nay là Google và các trang web chuyên ngành, kho dữ liệu của
Bộ GD&ĐT hoặc các nhà xuất bản,… Ngoài ra, giáo viên có thể tìm sự hỗ trợ từ những
người có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thông tin có liên quan.
Bước 5. Đánh giá kết quả tìm kiếm
Lượng thông tin trên Internet rất phong phú. Tuy nhiên, với bất kì thông tin nào
tìm được trên Internet đều cần phải được đánh giá, kiểm tra độ khách quan, cập nhật và
tính bản quyền... Việc đánh giá thông tin cần căn cứ vào:
- Kết quả tự kiểm chứng thông tin (đã trình bày ở mục 2.4.1.1) trong đó trước tiên nên
tìm hiểu địa chỉ trang web thông tin;
- Sự phù hợp giữa thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học;
- Thông tin về trình độ, thái độ và thành kiến của tác giả/nhóm tác giả/tổ chức công bố
hay quản lí nguồn thông tin;

67
- Tính cập nhật của thông tin (thời điểm công bố thông tin, nội dung của thông tin)
- Tính sở hữu hay bản quyền của thông tin và sự cho phép khai thác, sử dụng nhằm mục
đích dạy học, giáo dục.
Nếu kết quả tìm kiếm chưa đạt so với yêu cầu, giáo viên hãy xem xét lại các bước
mình đã thực hiện, diễn đạt lại câu lệnh tìm kiếm, sử dụng các từ tìm kiếm khác, hoặc
thậm chí xem xét lại nhu cầu thông tin của mình.
2.2.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, học liệu số và tham gia
mạng xã hội
Trong quá trình sử dụng Internet phục vụ mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học,
giáo viên còn có thể tham gia các mạng xã hội. Với các hoạt động trên mạng xã hội,
giáo viên hết sức chú ý tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như bộ luật dân
sự, luật an ninh mạng, bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,… Tuy nhiên, không phải
trường hợp nào giáo viên cũng có thể nhận rõ giới hạn vi phạm do sự phức tạp của vấn
đề hoặc có nhiều điểm chưa rõ ràng trong các quy định. Như vậy, bên cạnh việc có ý
thức tìm hiểu các quy định, giáo viên phải chủ động tránh một số hành vi:
- Vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong đó có sản phẩm phần mềm máy
tính và học liệu số;
- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp
quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mĩ tục,…;
- Vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức;
- Vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Vi phạm việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng;
- Tuyên truyền, phát tán các nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm hoặc phân biệt đối
xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền,…
2.3. Một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trung học phổ
thông
2.3.1. Khái quát các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán ở cấp trung học phổ thông
Máy tính cá nhân là một trong các thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học
và giáo dục quen thuộc, phổ biến với hầu hết mọi giáo viên, học sinh của các cấp học
phổ thông. Để thiết bị máy tính có thể vận hành và phục vụ các yêu cầu của người dùng
thì cần phải có các phần mềm với nhiều chức năng và đặc điểm khác nhau được cài đặt
sẵn trên máy. Do vậy, giáo viên, học sinh dùng thiết bị máy tính cá nhân để hỗ trợ cho
hoạt động dạy học và giáo dục cũng đồng nghĩa với việc khai thác, sử dụng các phần
mềm máy tính trong hoạt động dạy và học.
Các phần mềm trên máy tính vừa có thể hỗ trợ các hoạt động giảng dạy của giáo
viên, hoạt động học tập của học sinh (phần mềm MS PowerPoint được sử dụng để thiết
kế và trình chiếu bài giảng đa phương tiện trên lớp học đối với giáo viên), vừa có thể sử
dụng để tạo ra các nguồn học liệu số, sản phẩm học tập để phục vụ cho việc dạy học và

68
giáo dục (phần mềm MS Word được giáo viên dùng để soạn thảo kế hoạch bài dạy,
phiếu học tập, và học sinh thực hiện bài báo cáo thuyết trình nhóm/cá nhân).
Phần mềm máy tính (computer software) còn được biết đến với các tên gọi khác:
công cụ (tool), ứng dụng (application), nền tảng/hệ thống (platform/system) tùy thuộc
vào đặc điểm, chức năng, mục đích sử dụng. Sản phẩm của phần mềm có thể là các
nguồn tài nguyên, học liệu số phục vụ cho dạy học, giáo dục, bên cạnh chức năng hỗ trợ
cho các hoạt động dạy và học trong/ngoài lớp học.
Phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục được hiểu là các sản phẩm công
nghệ được tạo ra bởi các phần mềm lập trình và phần mềm ứng dụng nhằm ra lệnh cho
máy tính thực hiện các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học, giáo dục và các
yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục. Đó còn là công cụ để ứng
dụng nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục được diễn ra một cách thuận lợi hơn,
đạt được hiệu quả cao hơn.
Dựa trên những kinh nghiệm về hỗ trợ giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp,
việc phân loại các phần mềm theo các nhóm nhiệm vụ chính của nghề nghiệp là khá phù
hợp. Trong giới hạn của tài liệu đọc, các nhóm phần mềm được khái quát dựa trên đặc
trưng và tính hỗ trợ của chúng với nhiệm vụ nghề nghiệp từ góc nhìn khoa học sư phạm.
Bảng 2.2. Phân nhóm các phần mềm theo đặc trưng và tính hỗ trợ dạy học
Thiết kế, biên Hỗ trợ Hỗ trợ Hỗ trợ quản lí
Phần mềm tập học liệu số kiểm tra dạy học lớp học
và trình diễn đánh giá trực tuyến và hỗ trợ HS
Microsoft PowerPoint x
Video Editor x
Google Forms x x
Kahoot x
Google Meets x
Microsoft Teams x x x
Google Classroom x x x
Padlet x x x
OneNote x x
Google Sheets x x x
GeoGebra x x x
Tài liệu đọc giới thiệu một số phần mềm điển hình dựa trên phân nhóm đã nêu ở
trên, song song với việc xem xét các tính chất như: (1) miễn phí, (2) thông dụng (đối
với ngữ cảnh giáo dục tại Việt Nam), (3) đơn giản và (4) dễ sử dụng.
Các phần mềm được trình bày gồm bốn phần: giới thiệu; chức năng; định hướng
sử dụng; một số gợi ý ứng dụng vào trong dạy học môn Toán ở cấp THPT. Các nội dung
69
về hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn sử dụng, vận dụng, sản phẩm minh hoạ, và tài liệu
đọc thêm được biên tập, đóng gói dưới dạng nguồn học liệu bổ sung dễ dàng truy cập
theo địa chỉ (link) đính kèm để học viên có thể khai thác và sử dụng.
2.3.2. Phần mềm thiết kế/biên tập học liệu số và trình diễn
2.3.2.1. Microsoft PowerPoint
a. Giới thiệu
Microsoft PowerPoint là một phần mềm thiết kế và trình chiếu (office tool/suite)
- một thành phần con nằm trong công cụ Microsoft Office2, do Microsoft phát hành giúp
người dùng tạo, thiết kế và trình bày một bài trình chiếu đa phương tiện từ cơ bản đến
nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau và đặc biệt phù hợp cho giáo dục.
b. Chức năng
- Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện, các mô phỏng thao
tác thực hành, các tài liệu/học liệu số ở nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg, mp4,
rtf,…) để phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho học sinh thông qua trắc
nghiệm, trò chơi giáo dục;
- Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh nhất là trong các hoạt động liên quan đến trình
bày, báo cáo kết quả thảo luận, thuyết trình...
c. Định hướng sử dụng
Giai đoạn Thao tác
− Tải và cài đặt trên máy tính (hoặc sử dụng trình duyệt web và truy cập địa
chỉ https://office.com để sử dụng trực tuyến)
Chuẩn bị
− Mua bản quyền và kích hoạt (hoặc sử dụng tài khoản Microsoft do trường
học cấp)
− Tạo bài trình chiếu đa phương tiện
− Tạo các trang chiếu trống (hoặc sử dụng các kiểu bố cục có sẵn)
− Thiết kế mẫu nền cho trang chiếu (hoặc sử dụng mẫu có sẵn)
− Nhập các đối tượng (văn bản, hình ảnh, hình vẽ, phim, bảng biểu, sơ đồ,
biểu đồ,…) vào trang chiếu
Thiết kế
− Cài đặt hiệu ứng chuyển trang, hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng
− Xuất bản bài trình chiếu với nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg,
mp4, rtf...) để sử dụng.
− Giáo viên có thể tham khảo cách thiết kế bài giảng bằng PowerPoint trong
liên kết sau: https://www.youtube.com/watch?v=c8-a0b8YsFM.
Sử dụng − Trình diễn bài trình chiếu đa phương tiện

Lưu trữ − Tổ chức và lưu trữ bài trình chiếu đa phương tiện trên máy tính

d. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học


Gợi ý 1: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp

70
Ý tưởng: Giáo viên cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học một
chủ đề học tập trên lớp.
Thực hiện:
- Giáo viên: Sử dụng Powerpoint để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử
dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) trước tại nhà đảm bảo việc tổ chức các
hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt
động học tập kết hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức.
- Học sinh: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của giáo viên, tham gia các hoạt
động học tập và tập trung theo dõi bài trình chiếu của giáo viên.
Gợi ý 2: Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, chuyển tiếp
nội dung, củng cố bài học,…)
Ý tưởng: Giáo viên thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi để khởi động vào bài
học. Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản có tên gọi như: vòng quay may mắn, đuổi
hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, chiếc nón kì diệu,… được tạo sẵn bằng phần mềm
PowerPoint để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.
Thực hiện:
- Giáo viên: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu
quả để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi
phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động
học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).
- Học sinh: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo
hướng dẫn của giáo viên.
2.3.2.2. Video Editor
a. Giới thiệu
Video Editor là một ứng dụng biên tập video 3D cùng với ứng dụng Microsoft
Photos được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows 10 khi được cài đặt trên máy
tính, cũng được phát triển bởi công ty Microsoft. Video Editor giúp người dùng tạo, biên
tập, chỉnh sửa và xuất bản các video với giao diện được thiết kế đơn giản cùng khả năng
xử lí video cơ bản và xuất bản chất lượng cao.
b. Chức năng
- Tạo, biên tập, chỉnh sửa, xuất bản và trình diễn các video, video clip phục vụ dạy
học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;
- Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh.
c. Định hướng sử dụng
Giai đoạn Thao tác
− Cài đặt máy tính hệ điều hành Windows 10 (ứng dụng tích hợp sẵn trên hệ
Chuẩn bị
điều hành này)
Thiết kế − Tạo một dự án mới

71
− Nhập, biên tập, chỉnh sửa, cắt ghép, xử lí hình ảnh/phim có sẵn
− Thêm văn bản, lời thoại, nhạc nền, hiệu ứng vào phim
− Xuất bản phim với nhiều định dạng theo nhu cầu sử dụng
− giáo viên có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng Video Editor trong liên kết
sau: https://www.youtube.com/watch?v=TUailUFDoFM
Sử dụng − Trình chiếu phim kết hợp với máy chiếu (projector)
Lưu trữ − Tổ chức, lưu trữ phim và dự án (.vpd) trên máy tính
d. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý: Biên tập và xuất bản một video phục vụ dạy học trên lớp
Ý tưởng: Giáo viên cần biên tập một video hỗ trợ dạy học.
Thực hiện:
- Giáo viên: sưu tầm 1 đoạn video clip về nội dung thích hợp; sử dụng công cụ
Video Editor để cắt những nội dung không cần thiết và biên dịch phụ đề từ tiếng
Anh sang tiếng Việt, sau đó xuất bản thành video hoàn chỉnh; phát video cho học
sinh xem khi dạy học trên lớp (có thể đăng tải và chia sẻ video trên các mạng xã
hội chia sẻ video để học sinh xem thêm);
- Học sinh: Xem video và thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo
viên.
2.3.3. Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá
Google Forms
a. Giới thiệu
Google Forms là một ứng dụng nền web được sử dụng để tạo biểu mẫu cho mục
đích thu thập dữ liệu. Có thể sử dụng Google Forms thực hiện khảo sát hay phiếu đăng
ký sự kiện,… Biểu mẫu có thể được chia sẻ dễ dàng qua gửi liên kết, gửi email, nhúng
vào trang web hoặc bài đăng trên blog.
b. Chức năng
Google Forms có chức năng chính là tạo biểu mẫu. Ngoài ra, các chức năng thành phần
bao gồm:
- Thiết kế các dạng câu hỏi: điền khuyết, ghép đôi, trắc nghiệm, tự luận (ngắn).
- Cho phép thêm hình ảnh, video kèm theo câu hỏi.
- Có chức năng xác thực câu trả lời để kiểm soát việc nhập dữ liệu.
- Có thể chia sẻ biểu mẫu với các cộng tác viên để cùng thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện
biểu mẫu.
- Có thể chia sẻ biểu mẫu qua email, mạng xã hội, nhúng vào web hay blog hay một số
hình thức khác.
- Thu thập và xử lí thông tin dễ dàng, xuất kết quả khảo sát ở dạng file excel, biểu đồ.
- Cho phép phản hồi kết quả với người được khảo sát.

72
c. Định hướng sử dụng
Giai đoạn Thao tác
− Tạo tài khoản Gmail và đăng nhập, chọn Google Drive, chọn ứng dụng
Chuẩn bị
Google Forms.
− Tạo biểu mẫu theo dự định, câu hỏi, hình ảnh kèm, câu trả lời.
− Thiết lập tùy chọn khác (chế độ bài kiểm tra, đáp án, điểm số,…)
Thiết kế − giáo viên có thể tham khảo cách xây dựng bài tập trắc nghiệm bằng
Google Forms trong liên kết sau:
https://www.youtube.com/watch?v=d_wLQHrz0wo
− Nhúng vào web hoặc blog.
Sử dụng − Gửi qua email, mạng xã hội.
− Nhận phản hồi và xử lí kết quả phản hồi.
Lưu trữ − Lưu trữ vào tài khoản cá nhân giáo viên trên Google Drive.

d. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học


Ý tưởng: Giáo viên thiết kế làm bài tập trắc nghiệm online để củng cố kiến thức, kĩ năng
cho học sinh sau nội dung bài học.
Thực hiện:
- Giáo viên: Sử dụng ứng dụng Google Forms để xây dựng bài tập trắc nghiệm
online: Chọn các mẫu thiết kế có sẵn từ Google Forms; Chuẩn bị tư liệu, hình
ảnh liên quan đến nội dung câu hỏi; Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- Học sinh: Chuẩn bị điện thoại thông minh, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
Thời gian hoàn thành tối đa 4 phút.
2.3.4. Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến
2.3.4.1. Google Classroom
a. Giới thiệu
Google Classroom là một ứng dụng web miễn phí hỗ trợ dạy học trực tuyến
(learning platform/LMS) - thành phần con của bộ công cụ G Suite For Education được
phát triển bởi Google LLC giúp người dùng (giáo viên) tổ chức và quản lí các lớp học
ảo (virtual classroom) với một hệ thống các tài nguyên học tập, cùng các diễn đàn thảo
luận, nộp sản phẩm học tập và chia sẻ thông tin. Nói cách khác, người dùng có thể tham
gia vào các lớp học trực tuyến để học dễ dàng và thuận tiện.
b. Chức năng
- Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến;
- Tích hợp nhiều phần mềm tiện ích của Google vào cùng một ứng dụng, cho phép xây
dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy (Google Doc); thiết kế và trình diễn các tài
liệu, bài giảng, học liệu điện tử (Google Slide); kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả
học tập của học sinh (Google Form); tổ chức dạy học/giáo dục trực tuyến đồng bộ theo
thời gian thực (Google Meet);
73
- Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (cho học sinh).
c. Định hướng sử dụng
Giai đoạn Thao tác
− Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ
Chuẩn bị https://classroom.google.com (hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
− Đăng kí tài khoản Google (sử dụng tài khoản có sẵn/được cấp)
− Tạo lớp học (mới hoặc tái sử dụng bằng cách sao chép lại)
− Đăng tải các bài viết/tệp tin lên lớp học
Thiết kế
− Xây dựng hoạt động học tập (xem bài giảng, làm bài tập, thảo luận)
− Thêm/bớt học sinh vào/ra lớp học
− Quản lí và điều hành lớp học (đăng tải bài viết/tệp tin, giao bài tập, tổ chức
Sử dụng kiểm tra, giám sát và phản hồi, chấm điểm,…)
− Tổ chức các buổi học trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực
− Lớp học mặc định được lưu trữ trên hệ thống của Google (hoặc có thể tải
Lưu trữ về các bài tập, bài kiểm tra, danh sách điểm,… để lưu trữ lại dữ liệu lớp
học trên máy tính cá nhân)
d. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Tổ chức lớp học trực tuyến ở dạng từ xa hoàn toàn (fully e-Learning)
Ý tưởng: Giáo viên cần tạo và quản lí một lớp học ảo - virtual classroom để tiến hành
dạy học trực tuyến hoàn toàn qua mạng Internet cho học sinh khi triển khai hoạt động
vận dụng trong bài học.
Thực hiện:
- Giáo viên: Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ
chức sẵn hoạt động học tập Vận dụng, thêm/bớt học sinh vào lớp học, tổ chức
hoạt động dạy học trực tuyến, trao đổi, thảo luận, giám sát, phản hồi và chấm
điểm cho học sinh.
- Học sinh: Tham gia vào lớp học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập; nộp sản
phẩm; thực hiện trao đổi và thảo luận với giáo viên và học sinh trong lớp.
Gợi ý 2: Xây dựng môi trường chia sẻ nguồn học liệu số (learning resources/open
educational resources)
Ý tưởng: Giáo viên cần tạo một môi trường chia sẻ trực tuyến nguồn học liệu số cho học
sinh làm việc ở nhà trước khi lên lớp học truyền thống.
Thực hiện:
- Giáo viên : Sử dụng Google Classroom để tạo một môi trường chia sẻ nguồn học
liệu số và tổ chức một cách khoa học các nguồn tài nguyên, sau đó tiến hành chia
sẻ cho học sinh.
- Người được chia sẻ tài nguyên: Tham gia theo đường liên kết chia sẻ của giáo
viên để có thể tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn học liệu chia sẻ; đồng thời
cũng có thể đăng bình luận hoặc viết nhận xét cá nhân đối với tài nguyên chia sẻ.
74
2.3.4.2. Microsoft Teams
a. Giới thiệu
Microsoft Teams là một nền tảng cộng tác (collaboration platform), một thành
phần làm việc cộng tác (team workspace) thuộc bộ công cụ Office 365 giúp tạo một
không gian làm việc ảo, các tài nguyên và các công cụ được tập trung tại một nơi tạo
điều kiện giao tiếp và tương tác trong thời gian thực giữa các thành viên trong nhóm.
b. Chức năng
- Tổ chức các nhóm/kênh trò chuyện (online chat), hội thoại (video conference) để dạy
học và giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực;
- Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến;
- Tích hợp các phần mềm của Microsoft như Word, PowerPoint, Excel, Forms,
Calendar, và nhiều phần mềm khác vào cùng một ứng dụng, cho phép xây dựng kế hoạch
giáo dục, kế hoạch bài dạy; hỗ trợ thiết kế và trình diễn tài liệu, bài giảng, học liệu điện
tử; hỗ trợ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
- Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (cho học sinh).
c. Định hướng sử dụng
Giai đoạn Thao tác
− Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ https://teams.microsoft.com
(hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
Chuẩn bị
− Đăng kí tài khoản Microsoft (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn/trường học
cấp)
− Tạo nhóm (lớp học)
− Tạo các kênh (chủ đề) con của nhóm (lớp học)
− Đăng tải các bài viết/tệp tin lên nhóm (lớp học)
Thiết kế
− Xây dựng các hoạt động học tập (sổ ghi chú lớp học, bài tập, bài kiểm tra,
bài khảo sát)
− Thêm/bớt học sinh vào/ra lớp học
− Quản lí và điều hành lớp học (đăng tải bài viết/tệp tin, giao bài tập, tổ chức
Sử dụng kiểm tra, giám sát - phản hồi, chấm điểm,…)
− Tổ chức các buổi học trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực
− Lớp học mặc định được lưu trữ trên hệ thống trực tuyến (hoặc có thể tải
Lưu trữ về các bài tập, bài kiểm tra, danh sách điểm,… để lưu trữ dữ liệu lớp học
trên máy tính)

d. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục


Microsoft Teams có thể ứng dụng vào trong dạy học và giáo dục như tình huống
ở gợi ý 1, 2, 3, và 4, phần này sẽ không trình bày lại. Phần tiếp theo sẽ trình bày gợi ý
minh hoạ ở các tình huống khác và được đánh số tiếp nối.
Gợi ý: Tổ chức buổi học trực tuyến để dạy học đồng bộ theo thời gian thực

75
Ý tưởng: Giáo viên cần tổ chức học trực tuyến (hội thoại trực tuyến - video conference)
để dạy học đồng bộ theo thời gian thực.
− Một số hoạt động trong học trực tuyến có thể tổ chức tương tự như lớp học trực tiếp
nếu khai thác hiệu quả các tính năng theo kịch bản sư phạm hay kế hoạch dạy học
cụ thể.
− Có thể sử dụng khi tổ chức các hoạt động hay chuỗi hoạt động để tính điểm và đánh
giá kết quả học tập (quá trình) tương đương với hoạt động trên lớp học truyền thống.
Thực hiện:
˗ Giáo viên: Sử dụng Microsoft Teams để tạo buổi học trực tuyến, thực hiện chia
sẻ địa chỉ học (link) hay mã truy cập (Team code) cho học sinh tham gia.
˗ Học sinh tham gia và thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.3.5. Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh
2.3.5.1. Zalo
a. Giới thiệu
Zalo là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức
năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, Zalo là phần mềm hữu hiệu trong việc trao
đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng,
nhanh chóng.
b. Chức năng
- Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group);
- Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video),
có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; có thể được sử dụng trong chia sẻ học liệu số;
- Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của học sinh hoặc nhắc lịch học online;
- Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm;
- Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian thực;
- Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm học sinh trong lớp
để triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online.
Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng như hỗ trợ học sinh hoàn toàn có thể chủ động
thực hiện nhưng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác, sử dụng.
c. Hướng dẫn cài đặt và tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn cách tạo nhóm chat trên zalo: https://help.zalo.me/article/chat-nhom-
tren-zalo.
- Các hướng dẫn liên quan đến zalo: https://help.zalo.me/.
d. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Zalo có thể được sử dụng trong việc trao đổi thông tin và học liệu số giữa các đối
tượng người dùng khác nhau: giáo viên, học sinh, phụ huynh.

76
Gợi ý 1: Gửi thông báo cho học sinh
Ý tưởng: giáo viên muốn thông báo cho học sinh của lớp về việc cần phải mang bổ sung
một mẫu vật cho buổi học thực hành môn Toán.
Thực hiện:
- Điều kiện tổ chức: giáo viên và học sinh cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện
sử dụng phần mềm Zalo.
- Phương án tổ chức:
+ Giáo viên gửi thông báo văn bản vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;
+ Học sinh vào nhóm Zalo và đọc tin nhắn để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
Lưu ý: giáo viên có thể yêu cầu học sinh thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã
đọc được thông báo của giáo viên.
Gợi ý 2: Gửi một tài liệu dưới dạng video bài giảng cho học sinh vắng buổi học.
Ý tưởng: giáo viên và học sinh đã tham gia dạy và học trực tuyến trên phần mềm Google
Meet, hôm đó có 2 học sinh nghỉ học có phép. Giáo viên muốn gửi video bài giảng cho
học sinh vắng buổi học để các em kịp thời nghe lại bài giảng của buổi học đã vắng.
Thực hiện:
- Điều kiện tổ chức: giáo viên và học sinh cần có một trong những thiết bị đủ điều
kiện sử dụng phần mềm Zalo.
- Phương án tổ chức:
+ Giáo viên ghi âm và ghi hình lại bài giảng của buổi học trực tuyến và xuất dưới
dạng video. Sau buổi học trực tuyến, giáo viên gửi video bài giảng và tin nhắn
vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;
+ Học sinh vào nhóm Zalo, đọc tin nhắn và tải video để nghe lại bài giảng của
giáo viên.
Lưu ý: giáo viên có thể yêu cầu học sinh thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã
đọc được thông báo của giáo viên.
2.3.5.2. Padlet
a. Giới thiệu
Padlet là một ứng dụng web 2.0 miễn phí, có chức năng chính là tạo một giao diện
để học sinh và giáo viên cùng tương tác trực tuyến; giáo viên có thể chia sẻ nguồn học
liệu: văn bản, video, hình ảnh, đường link trang web,…; học sinh có thể chia sẻ, cập
nhật và lưu trữ các sản phẩm học tập: hình ảnh, video, phiếu học tập, phiếu đánh giá,…
b. Chức năng
- Tải, chia sẻ các file văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,...;
- Sắp xếp các nội dung và phân chia theo hàng, cột, phục vụ cho hoạt động học
theo nhóm (định dạng “lưới”, “kệ tủ”);

77
- Tạo bản tin, nhật kí theo thời gian, mô tả một quá trình,…;
- Lập các bản đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ;
- Chụp ảnh, quay phim từ các thiết bị ngoại vi và đưa lên tường;
- Có thể chia sẻ đường liên kết đến tảng web khác;
- Tạo/chỉnh sửa bài đăng, chia sẻ nội dung để mọi người có thể cùng trao đổi sản
phẩm, thảo luận (tuỳ chọn tính năng “phân quyền truy cập”: chỉ đọc, viết bài, sửa nội
dung của bài viết);
- Lựa chọn các chế độ: Công khai bài đăng (có thể tìm kiếm trên máy vi tính), riêng
tư (không ai xem được dù đã gửi link) hoặc yêu cầu mật khẩu truy cập (gửi link và người
nhận được link phải nhập mật khẩu);
- Có thể lưu, xuất ra dưới dạng file hình ảnh, .pdf, Excel,…
c. Hướng dẫn cài đặt và tài liệu tham khảo

Hình 2.9. Đăng nhập vào Padlet với tài khoản Gmail

- Padlet là ứng dụng web, giáo viên không cần cài đặt, chỉ cần truy cập vào trang
https://padlet.com/; có ba hình thức đăng nhập Padlet là: đăng nhập với tài khoản
Google, đăng nhập với tài khoản Microsoft và đăng nhập với tài khoản Apple; sau khi
đăng nhập với tài khoản, giáo viên lựa chọn gói miễn phí (3 trang padlet/tài khoản; dung
lượng 10 MB;…); giáo viên chọn kiểu định dạng trang Padlet và bắt đầu thiết kế;…

78
Hình 2.10. Chọn kiểu định dạng trang Padlet và bắt đầu thiết kế
- Video hướng dẫn sử dụng Padlet: https://youtu.be/doFSpcITu7E
d. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý 1: Tạo và quản lí một trang thông tin lớp học
Ý tưởng: Giáo viên cần tạo một trang thông tin lớp học cho phép đăng tải thông báo, học
liệu số; hỗ trợ giáo viên và học sinh giao tiếp và cộng tác; cho phép học sinh nộp bài tập
lên trang và lưu trữ trực tuyến.
Thực hiện:
- Điều kiện tổ chức:
+ Lớp học được bố trí có đầy đủ thiết bị hỗ trợ trình chiếu như: máy chiếu, màn
chiếu, cáp kết nối, loa máy vi tính, micro;
+ Giáo viên thiết kế sẵn các nội dung dạy học trên trang thông tin trước khi đến lớp
để đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt mục tiêu bài dạy;
+ Giáo viên và học sinh cần có máy vi tính/máy tính bảng có kết nối mạng Internet
và có kĩ năng có liên quan.
- Phương án thực hiện:
+ Giáo viên tạo trang Pallet, tạo “bức tường” dành riêng cho lớp học; thực hiện đăng
tải thông báo, tài liệu, học liệu số cho học sinh, thực hiện chia sẻ liên kết và phân
quyền truy cập vào trang thông tin lớp học cho học sinh. Giáo viên chọn chế độ cài
đặt: cho phép học sinh bình luận hoặc không bình luận dưới mỗi bài đăng hoặc thông
tin; thay thế những từ ngữ không đúng mực bằng những biểu tượng,… Giáo viên có
thể chọn tính năng “Chia sẻ” trang bằng cách: chia sẻ đường link, quét mã QR, chia
sẻ qua Email, Google Classroom, Facebook,…
+ Học sinh tham gia vào trang thông tin lớp học để xem thông báo của giáo viên;
xem và tải về các tài liệu, học liệu số; thực hiện nộp bài tập theo yêu cầu của giáo
viên.
Gợi ý 2: Tạo kênh giao tiếp và làm việc trực tuyến cho các nhóm học sinh
79
Ý tưởng: Giáo viên cần tạo một kênh giao tiếp và làm việc nhóm trực tuyến cho học sinh
khi học sinh không có điều kiện gặp mặt nhau trực tiếp với nhau.
Thực hiện:
- Điều kiện thực hiện: Giáo viên và học sinh có máy vi tính/máy tính bảng có kết nối
Internet.
- Phương án thực hiện:
+ Giáo viên cần chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho học sinh về cách sử dụng trang
Padlet;
+ Học sinh tìm hiểu cách tạo trang Padlet và tham khảo kĩ năng làm việc theo nhóm;
+ Học sinh chuẩn bị các nội dung cần thiết sẽ đăng tải lên nền trang Pallet của nhóm;
+ Giáo viên chia nhóm học sinh và hướng dẫn từng nhóm học sinh tạo kênh giao tiếp
riêng để làm việc trực tuyến với nhau bằng trang Padlet; hướng dẫn các kĩ thuật cơ
bản trên trang và kĩ năng làm việc nhóm; theo dõi quá trình làm việc nhóm của học
sinh;
+ Một thành viên đại diện cho mỗi nhóm tạo trang Padlet; thêm các thành viên khác
và giáo viên với quyền có thể chỉnh sửa trang;
+ Các thành viên trong nhóm trao đổi thông tin và làm việc trực tuyến với nhau.
2.3.6. Một số phần mềm khác
2.3.6.1. Google Sheets
a) Giới thiệu
Google Sheets là một ứng dụng web miễn phí được phát triển bởi Google LLC. Ứng
dụng có thể xử lí dữ liệu dạng bảng hai chiều, truy xuất dựa trên tọa độ các ô trong bảng
(tương tự như OpenOffice Calc, Microsoft Excel).

Hình 2.11. Giao diện bảng tính Google Sheets


80
b) Chức năng
- Trình bày dữ liệu dạng bảng
- Vẽ nhiều dạng biểu đồ khác nhau
- Lọc, trích xuất dữ liệu theo các tiêu chí khác nhau
- Thực hiện các tính toán thông qua các lệnh (hàm) được cung cấp sẵn
- Cho phép nhiều người dùng có thể làm việc cộng tác trên cùng tài liệu bảng tính.
c) Định hướng sử dụng
Giai đoạn Thao tác
Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ
Chuẩn bị https://docs.google.com/spreadsheets.
Đăng kí tài khoản Google (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn/được cấp).
Thiết kế Nhập các dữ liệu theo cấu trúc dạng bảng.

− Vẽ đồ thị hàm số khi biết bảng giá trị hoặc biết công thức hàm số;
− Lọc dữ liệu thống kê theo tiêu chí định trước (ví dụ lập bảng phân bố tần
số, tần suất, …);
− Biểu diễn trực quan các dữ liệu thống kê dạng bảng thông qua các dạng
Sử dụng
biểu đồ khác nhau (biểu đồ pie, biểu đồ hình chữ nhật, đường biểu diễn
tần số/tần suất, biểu đồ tứ phân vị…);
− Xấp xỉ dữ liệu nhờ các hàm hồi qui tuyến tính đã được trang bị sẵn;
− Giả lập dữ liệu ngẫu nhiên, mô phỏng các biến cố ngẫu nhiên của phép thử.
Nội dung bảng tính (dữ liệu, các kết quả tính toán) sẽ được lưu trữ tự động
trên hệ thống của Google (người dùng truy xuất lại bằng tài khoản cá nhân đã
Lưu trữ dùng khi tạo bảng tính).
Người dùng có thể xuất nội dung và lưu lại dưới dạng file bảng tính trên máy
tính cá nhân.
d) Một số gợi ý trong dạy học và giáo dục
Gợi ý: Tổ chức các hoạt động thực hành trong phòng máy tính với phần mềm/ứng
dụng bảng tính
Ý tưởng: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng Google Sheets trong các hoạt động
thực hành trong phòng máy tính với một số nội dung Toán phù hợp, được yêu cầu trong
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018, chẳng hạn các nội dung Thống kê,
Xác suất.
Thực hiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh đăng nhập vào Google Sheets. Tiếp đó, tuỳ vào yêu
cầu của các hoạt động, giáo viên hướng dẫn học sinh các tính năng, nút lệnh cũng như
cú pháp của các lệnh tính toán trên ứng dụng. Các hướng dẫn này có thể được cung cấp
dưới dạng các đoạn phim ngắn.
Học sinh theo dõi các hướng dẫn của giáo viên và sau đó thực hành theo các yêu

81
cầu trong các bài thực hành do giáo viên đề xuất.
Giáo viên theo dõi kết quả thực hành của học sinh và đưa ra các hướng dẫn, trả lời
các câu hỏi cụ thể khi học sinh gặp khó khăn trong thực hành.
Ví dụ. Giáo viên cung cấp sẵn số liệu trên Google Sheets, hướng dẫn học sinh sử dụng
các hàm Countif() để kiểm đếm và tính tần số xuất hiện của giá trị.

Hình 2.11. Lập bảng tần số bằng Google Sheets


2.3.6.2. GeoGebra
a) Giới thiệu
GeoGebra là một phần mềm toán học động, kết hợp đặc tính của một phần mềm hình
học động (Dynamic Geometry Software - DGS) và hệ thống đại số máy tính (Computer
Algebra System - CAS).
GeoGebra cho phép người dùng làm việc trên nhiều đối tượng toán học: hình học (cả
hình học phẳng lẫn hình học không gian), đại số, giải tích, thống kê, xác suất,… xuất
hiện ở nhiều cấp/bậc học (từ tiểu học đến cả đại học).
b) Chức năng
− Tạo các đối tượng toán học.
− Biểu diễn một cách trực quan các đối tượng toán học.
− Thực hiện các đo lường, tính toán trên các đối tượng toán học.
− Hoạt hoá các đối tượng toán học.
− Nghiên cứu, khám phá đặc tính toán học các đối tượng này thông qua các tương tác
(drag and drop).
c) Ưu và nhược điểm
Miễn phí (với người dùng cho mục đích phi thương mại).

82
GeoGebra có cộng đồng người dùng đông đảo, được giới thiệu trong nhiều sách giáo
khoa toán phổ thông ở các nước trên thế giới. Thông qua trang web
https://www.geogebra.org/materials, cộng đồng người dùng kết nối, đóng góp và
chia sẻ cùng nhau kho tài nguyên với hàng triệu các hoạt động dạy học, mô phỏng,
bài tập, bài học,… trong toán học, khoa học, công nghệ và kĩ thuật;
GeoGebra hoạt động được trên nhiều hệ điều hành (Windows, Max, Linux) và đã
được phát triển thành các ứng dụng dùng trên hệ điều hành của điện thoại thông minh
(iOS, Android).
Lên tục cập nhật các công nghệ mới, chẳng hạn, gần đây nhất là công nghệ thực tế
ảo tăng cường (Augmented Reality - AR) cho phép người dùng “nhúng” một đối
tượng hình học không gian (ảo) vào thế giới thực;
GeoGebra cho phép người dùng thay đổi đối tượng toán học theo nhiều cách khác
nhau, thế nhưng các đối tượng này lại vẫn bảo toán tính chất toán học ban đầu của
chúng. Điều này tạo cơ hội để người dùng dự đoán các tính chất toán học thông qua
các bất biến của chúng, đây là tiền đề cho các hoạt động khám phá trong dạy học
toán;
Người dùng có thể làm việc cùng lúc trên nhiều cửa sổ. Mỗi cửa sổ có thể biểu diễn
cùng một đối tượng toán học, nhưng với nhiều hệ biểu đạt khác nhau (Đại số và Hình
học). Các cửa sổ này cũng được liên kết với nhau. Điều này tạo thuận lợi cho việc
quan sát, nghiên cứu đối tượng từ nhiều phương diện khác nhau (2D và 3D);
GeoGebra không cung cấp sẵn cho người dùng ngay từ đầu tất cả các công cụ, trái
lại, người dùng cần tự mình kết hợp một số công cụ được cung cấp ban đầu theo
những cách khác nhau để tạo nên đối tượng, hoặc nếu am hiểu sâu về phần mềm về
ngôn ngữ lập trình Visual basic, xa hơn là các công cụ mới (các macro) phục vụ cho
mục đích sử dụng của mình. Nói cách khác, GeoGebra chỉ thực sự phát huy được
thế mạnh của nó khi người dùng đưa vào đó sự sáng tạo của riêng mình. Điều này là
một thách thức, nhưng đồng thời cũng là điều kiện, tạo cơ hội cho người dùng phát
triển năng lực khai thác, sử dụng công cụ, phương tiện tin học trong dạy và học toán;
Một số tính năng trên máy tính vẫn chưa được đưa lên các App (ứng dụng) dùng cho
thiết bị cầm tay (điện thoại thông minh, máy tính bảng). Tuy nhiên, điều này có thể
sẽ được sớm khắc phục với sự phát triển và cập nhật nhanh chóng, liên tục các phiên
bản mới của GeoGebra.
Ngoài ra, còn một số phần mềm (App) sử dụng trên các thiết bị cầm tay (điện thoại
thông minh, máy tính bảng) giúp luyện tập thực hành các bài tập toán, được chọn dùng
tùy theo nhu cầu và điều kiện của giáo viên, học sinh tại cơ sở, địa phương,… sẽ được
chọn minh họa qua ví dụ trong các phần sau.
d) Định hướng sử dụng

83
Giai đoạn Thao tác
Chuẩn bị Cài đặt phần mềm từ trang web www.geogebra.org
Mở giao diện tương ứng với phạm vi toán học muốn làm việc: Đồ hoạ, Đồ hoạ
3D, Đại số, Bảng tính, Xác suất,…
Thiết kế
Sử dụng các nút lệnh hoặc nhập các lệnh theo cú pháp vào dòng “Nhập lệnh”
để tạo các đối tượng toán học.
Sử dụng các nút lệnh để thực hiện các tính toán, đo lường.
Sử dụng Kéo-Thả các đối tượng được tạo để quan sát các thay đổi hoặc bất biến trên
màn hình.
Các đối tượng toán học cũng như các tính toán trên phần mềm đều có thể
được lưu trữ lại dưới định dạng.ggb trên máy tính.
Lưu trữ
Người dùng có thể đưa các đối tượng này lên kho chia sẻ cộng đồng trên
trang web, cũng như có thể tải về các file đã được người dùng khác chia sẻ.
e) Một số gợi ý trong dạy học và giáo dục
Gợi ý 1: Sử dụng GeoGebra để biểu diễn trực quan các đối tượng toán học
Ý tưởng: Giáo viên sử dụng khả năng biểu diễn trực quan của GeoGebra để minh hoạ
các đối tượng toán học và tính chất của chúng với học sinh.
Thực hiện
Giáo viên sử dụng GeoGebra để tạo ra các đối tượng toán học dựa trên tính chất toán
học của chúng. Trên lớp, giáo viên chiếu các đối tượng toán học này để học sinh quan
sát các tính chất đã được dạy trước đó của chúng.
Ví dụ. Giáo viên cho học sinh quan sát hình chóp (Lớp 11) trên phần mềm GeoGebra
bằng cách sử dụng chức năng xoay hình.

Hình 2.12. Biểu diễn trực quan tứ diện bằng phần mềm GeoGebra 3D
84
Gợi ý 2: Tổ chức các hoạt động thực nghiệm để khám phá kiến thức mới
Ý tưởng: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát các thay đổi của đối tượng toán học
để khám phá ra các tính chất bất biến của chúng. Từ đó, giúp học sinh đưa ra các phỏng
đoán về tính chất của các đối tượng toán học. Các phỏng đoán sẽ được chứng minh để
khẳng định và thông báo như một định lí, hệ quả, công thức, tính chất toán.
Thực hiện
Giáo viên: tạo hoặc hướng dẫn học sinh tạo ra các đối tượng toán học. Đặt câu hỏi
về sự thay đổi một thuộc tính nào đó của đối tượng trên màn hình và yêu cầu học sinh
tìm kiếm, quan sát, đề xuất các tính chất bất biến của đối tượng.
Học sinh: sử dụng các công cụ/tính năng kéo-thả, đo đạc, kiểm tra mối quan hệ để
khám phá và phỏng đoán các tính chất bất biến của đối tượng toán học. Học sinh tìm
cách khẳng định phỏng đoán qua chứng minh (nếu có thể) hoặc bác bỏ với việc chỉ ra
một phản ví dụ.
Giáo viên công bố các tính chất mà học sinh tìm được như là định lí, hệ quả, tính
chất toán học.
Ví dụ. Giáo viên sử dụng GeoGebra để khảo sát sự thay đổi của đường thẳng khi thay
đổi các yếu tố trong phương trình xác định đường thẳng này.
Gợi ý hỗ trợ tổ chức và triển khai hoạt động dạy học
Chủ đề học tập Đường thẳng
Thông tin chung Toán lớp 10 – Mạch kiến thức: Hình học-Đo lường
Dự kiến thời gian: 15 phút
Nơi áp dụng: Tại lớp
Mục tiêu học tập
Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ đường thẳng trên mặt phẳng toạ độ; xem xét sự thay
đổi hình dạng khi thay đổi các yếu tố trong phương trình xác định chúng.
Nội dung dạy học
Thực hành vẽ đường thẳng có phương trình 𝑎𝑥 + 𝑏𝑦 + 𝑐 = 0 với giá trị của a, b, c thay đổi
và quan sát phương, giao điểm của đường thẳng với các trục tọa độ.
Một số câu hỏi gợi ý:
1. Với điều kiện nào cho 𝑎, 𝑏, 𝑐 thì đường thẳng song song với trục tung 𝑂𝑦?
2. Với điều kiện nào cho 𝑎, 𝑏, 𝑐 thì đường thẳng song song với trục hoành 𝑂𝑥?
3. Nhận xét gì về mối liên hệ giữa các hệ số 𝑎, 𝑏, 𝑐 với các giao điểm của đường thẳng
và các trục tọa độ?
Tình huống dạy học: Giáo viên cho học sinh thực hành ở phòng máy tính và ghi nhận
kết quả khảo sát, từ đó khám phá kiến thức mới.

85
Yêu cầu sư phạm
- Giáo viên: Cho học sinh thực hành vẽ đường thẳng và trả lời câu hỏi (theo Phiếu học tập)
theo yêu cầu của giáo viên
1. Hãy tạo các thanh trượt 𝑎, 𝑏, 𝑐 có giá trị nhỏ nhất là −100, giá trị lớn nhất là 100 và
bước nhảy là 0,1.
2. Vẽ đường thẳng (𝑑): 𝑎𝑥 + 𝑏𝑦 + 𝑐 = 0 bất kì với 𝑎, 𝑏, 𝑐 không đồng thời bằng 0.
3. Hãy gán các hệ số 𝑎, 𝑏, 𝑐 cho các thanh trượt tương ứng và trả lời các câu hỏi:
a) Khi thay đổi 𝑎 tăng dần (𝑏, 𝑐 cố định) thì đường thẳng (𝑑) thay đổi như thế nào?
b) Khi thay đổi 𝑏 giảm dần (𝑎, 𝑐 cố định) thì đường thẳng (𝑑) thay đổi như thế nào?
c) Khi thay đổi 𝑐 (𝑎, 𝑏 cố định) thì đường thẳng (𝑑) thay đổi như thế nào?
d) Em hãy giải thích ngắn gọn sự thay đổi của đường thẳng (𝑑) ở các ý 𝑎, 𝑏, 𝑐.
Gợi ý thiết kế – minh hoạ và hướng dẫn được đính kèm
Giáo viên Sử dụng phần mềm GeoGebra giao nhiệm vụ (xem hình) và học sinh làm bài trên
file này, nộp file kết quả và các câu trả lời lại cho giáo viên.
Hình ảnh minh hoạ

Gợi ý 3: Tổ chức các hoạt động thực hành trong phòng máy tính với phần mềm
GeoGebra.
Ý tưởng: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng GeoGebra trong các hoạt động thực
hành trong phòng máy tính với một số nội dung Toán phù hợp, được yêu cầu trong
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018.
86
Thực hiện
Giáo viên cài đặt sẵn GeoGebra trên các máy tính trong phòng máy. Sau khi học
xong nội dung toán, giáo viên đưa học sinh vào phòng máy tính để học sinh thực hành
trên máy tính với phần mềm GeoGebra. Tuỳ vào yêu cầu của các hoạt động, giáo viên
hướng dẫn học sinh các tính năng, nút lệnh của phần mềm. Các hướng dẫn này có thể
được cung cấp dưới dạng các đoạn phim ngắn.
Học sinh theo dõi các hướng dẫn của giáo viên và sau đó thực hành theo các yêu
cầu trong các bài thực hành do giáo viên đề xuất.
Giáo viên theo dõi kết quả thực hành của học sinh và đưa ra các hướng dẫn, trả lời
các câu hỏi cụ thể khi học sinh gặp khó khăn trong thực hành.
Ví dụ. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành trên GeoGebra để vẽ hình và thiết kế
đồ hoạ liên quan đến elip, parabol (lớp 9).
Gợi ý thiết kế và biên tập nội dung dạy học
Chủ đề học tập Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học
Thông tin chung Toán lớp 10 – Mạch kiến thức: Hình học và đo lường
Dự kiến thời gian: 45 phút
Mục tiêu học tập
Thực hành sử dụng phần mềm GeoGebra để thiết kế đồ hoạ liên quan đến đường tròn và
các đường conic.
Nội dung dạy học
Hình mẫu một số sản phẩm thiết kế đồ họa có sử dụng đường conic.
Một số câu hỏi gợi ý:
1. Hình ảnh này gợi đến logo của nhãn hiệu nào?
2. Đối tượng toán học nào có mặt trong hình?
3. Hãy vẽ lại và trang trí các logo theo phong cách của em.
Tình huống dạy học: Giáo viên dạy học trên lớp với phần mềm trình chiếu
Yêu cầu sư phạm
- Giáo viên: thiết kế file Powerpoint giới thiệu một số hình logo có thể gắn với hình tròn, các
conic (giáo viên có thể dừng slide sau mỗi hình để học sinh trả lời câu hỏi).
- Học sinh: xem slide và trả lời các câu hỏi của giáo viên về các hình ảnh trên slide, sau đó
thực hành vẽ trên máy tính với phần mềm GeoGebra.
Gợi ý thiết kế – minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm
- Chuẩn bị tư liệu về các hình ảnh công trình kiến trúc, các logo có gắn với hình tròn, các
conic.
- Sử dụng công cụ Google search image để tìm hình ảnh, Powerpoint để biên tập nội dung.
Hình ảnh minh hoạ

87
THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH
1. Phân tích một số tình huống dạy học có ứng dụng các công cụ, phần mềm đã được
trình bày trong tài liệu đọc. Trên cơ sở này, đề xuất một tình huống dạy học cụ thể trong
môn Toán có ứng dụng các công cụ, phần mềm tùy chọn.
2. Chọn ví dụ trong Mục 2.4.1, dùng các tiêu chí trong Mục 2.4.2 để phân tích, đánh giá
mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức hoạt động học
tập trong ví dụ đó.
3. Chọn ít nhất hai trong số các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục môn
Toán đã làm quen và thực hành khai thác, sử dụng chúng theo mục tiêu giả định.
4. Đề xuất các công cụ, phần mềm mới có thể hỗ trợ dạy học và giáo dục môn Toán
trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ
để dạy học môn Toán ở trung học phổ thông.

88
NỘI DUNG 3.
LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ,
HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC,
GIÁO DỤC MÔN TOÁN Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm hỗ trợ
trong hoạt động dạy học, giáo dục môn Toán ở cấp trung học phổ thông
3.1.1. Cơ sở lựa chọn các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT phù hợp thực tiễn
dạy học môn Toán ở cấp trung học phổ thông
3.1.1.1. Đặc trưng của môn Toán ở cấp trung học phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Toán là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến
lớp 12, có nội dung giáo dục toán học được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo
dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ở cả hai giai đoạn, giáo dục
môn Toán có nhiệm vụ góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng
lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và
tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết
nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn
học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật
lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.
Mục tiêu chung của chương trình môn Toán là giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận
toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng
lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Trong năm
thành tố này, có thể thấy năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán gắn liền với
yếu tố sử dụng các dụng cụ, thiết bị dạy học đặc thù của môn toán và trong đó có bao
gồm CNTT cùng các thiết bị công nghệ cơ bản lẫn hiện đại. Phần mô tả các biểu hiện
của năng lực này trong chương trình môn Toán cũng nhấn mạnh và khuyến khích sử
dụng phần mềm, phương tiện công nghệ, nguồn tài nguyên trên mạng Internet như trong
phần trích dưới đây:
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện Cấp trung học phổ thông
học toán thể hiện qua việc:
– Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách – Nhận biết được tác dụng, quy cách sử
sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, dụng, cách thức bảo quản các công cụ,
phương tiện trực quan thông thường, phương phương tiện học toán (bảng tổng kết về các
tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng
tiện sử dụng CNTT), phục vụ cho việc học giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ
Toán. tạo mặt tròn xoay,...).
– Sử dụng được các công cụ, phương tiện – Sử dụng được máy tính cầm tay, phần
89
học toán, đặc biệt là phương tiện khoa học mềm, phương tiện công nghệ, nguồn tài
công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải nguyên trên mạng Internet để giải quyết
quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc một số vấn đề toán học.
điểm nhận thức lứa tuổi).
– Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của – Đánh giá được cách thức sử dụng các
những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có công cụ, phương tiện học toán trong tìm
cách sử dụng hợp lí. tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán
học.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán nhấn mạnh rằng việc sử dụng các
phương tiện công nghệ và thiết bị đặc thù như máy tính cầm tay, máy tính điện tử là
phải dành cho chủ thể chính của quá trình học là học sinh như sau:
“Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử
dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là
máy tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi,
khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học.” (tr.3)
Chương trình môn Toán trong lần đổi mới này có cấu trúc tuyến tính kết hợp với
“đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba
mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê
và Xác suất. Trong các kiến thức chính của mỗi mạch kiến thức này, có thể thấy các tri
thức toán học có nhu cầu hoặc có cơ hội để phát triển năng lực sử dụng công cụ phương
tiện học toán, cụ thể là sử dụng CNTT để khám phá kiến thức mới, để thực hành và để
vận dụng:
• Đại số và Một số yếu tố giải tích:
- Tính toán và sử dụng công cụ tính toán→ máy tính cầm tay, bảng tính.
- Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; Khảo sát hàm số và vẽ đồ thị
hàm số; Sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng → biểu diễn hình
học bằng phần mềm vẽ đồ thị.
- Thể tích vật thể trong không gian → phần mềm vẽ mô hình vật thể trong không
gian 3 chiều.
• Hình học và Đo lường:
- Các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối → phần mềm vẽ mô hình
các đối tượng toán học như hình hộp, khối đa diện, hình nón, hình cầu,.. trong
không gian 3 chiều.
- Phát triển trí tưởng tượng không gian → hỗ trợ quan sát trực quan trước khi tưởng
tượng vật thể trong không gian bằng thiết bị cho phép quan sát vật thể.
• Thống kê và Xác suất:
- Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê, số đặc trưng
đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và
ghép nhóm → phần mềm bảng tính với chức năng vẽ biểu đồ, với các hàm đặc
90
trưng của thống kê.
- Các mô hình ngẫu nhiên → các mô phỏng cho mô hình ngẫu nhiên thay cho học
liệu vật lí (con xúc xắc ảo,…).
Hơn nữa, trong chương trình môn Toán ở mỗi cấp lớp bậc trung học phổ thông,
sau mỗi mạch kiến thức đều có phần gợi ý có tiêu đề “Thực hành trong phòng máy
tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện)”. Phần này
nhằm khuyến khích giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng CNTT để thực hành và qua
đó hiểu rõ hơn một số kiến thức toán phù hợp. Sau đây là minh họa tóm tắt cho mục đề
này ở môn Toán lớp 10.
LỚP 10
ĐẠI SỐ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ GIẢI TÍCH
Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện
thực hiện)
– Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức đại số.
– Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ đồ thị của hàm số bậc hai; sử dụng đồ thị để tạo các
hình ảnh hoa văn, hình khối.
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện
thực hiện)
– Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức hình học.
– Thực hành sử dụng phần mềm để biểu thị điểm, vectơ, các phép toán vectơ trong hệ trục
toạ độ Oxy.
– Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ đường thẳng, đường tròn, các đường conic trên mặt
phẳng toạ độ; xem xét sự thay đổi hình dạng của các hình khi thay đổi các yếu tố trong
phương trình xác định chúng.
– Thực hành sử dụng phần mềm để thiết kế đồ hoạ liên quan đến đường tròn và các đường
conic.
THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện
thực hiện)
– Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức thống kê và xác suất.
– Thực hành sử dụng phần mềm để tính được số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức
độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm.
– Thực hành sử dụng phần mềm để tính xác suất theo định nghĩa cổ điển.

Theo chiều ngược lại, chính việc dạy học môn Toán có sử dụng thiết bị công nghệ
và sử dụng CNTT lại có tác động ngược là góp phần phát triển năng lực tin học:
91
c) Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các phương
tiện, công cụ CNTT và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo
dựng môi trường học tập trải nghiệm. (tr.116)
Cuối cùng, mức độ sử dụng và tính cần thiết sử dụng CNTT trong việc dạy học
môn Toán được chương trình môn Toán hướng dẫn rõ trong phần Phương pháp dạy học
môn Toán là cần như sau:
d) Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định
đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung
học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng CNTT và các phương tiện, thiết
bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả; (tr.115)
[…]
b) Việc sử dụng thiết bị dạy học môn Toán cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
– Các thiết bị dạy học phải phục vụ cho mục tiêu dạy học môn Toán, phù hợp với
nội dung học và các đối tượng học sinh, hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và
tránh làm tăng thêm nội dung dạy học, công việc của giáo viên và gây tốn kém không
cần thiết.
– Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh hình thức hoặc lạm dụng gây phản tác dụng,
làm giảm hiệu quả của quá trình dạy học; tạo điều kiện để học sinh thực sự được
thực hành, thao tác trên các thiết bị dạy học, qua đó giúp học sinh chủ động, tích cực
khám phá, phát hiện kiến thức và góp phần phát triển “năng lực sử dụng công cụ,
phương tiện học toán”.
– Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại
hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền
thống. Khi có điều kiện, giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm thông tin, tư
liệu trên Internet hoặc chương trình truyền hình có uy tín về giáo dục để mở rộng
vốn hiểu biết và năng lực tự học. (tr.122)
Như vậy, từ các đặc trưng của môn học đã phân tích, việc ứng dụng công nghệ
thông tin cần đảm bảo khai thác các đặc trưng này như một cơ sở quan trọng. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học môn này vừa phải hướng đến các YCCĐ
nhưng cũng cần đảm bảo tuân thủ các đặc trưng trên để tính chất khoa học và ứng dụng
của môn học vẫn thể hiện trong mục tiêu phát triển nhân cách người học
3.1.1.2. Các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT
Có nhiều hình thức dạy học, đào tạo có ứng dụng CNTT trên thế giới đáp ứng
các mục tiêu dạy học, đào tạo trong các bối cảnh dạy học, đào tạo khác nhau.
Dựa trên mức độ ứng dụng CNTT theo cấp độ bài học hoặc chủ đề, có thể sử
dụng ba hình thức dạy học có ứng dụng CNTT theo mô tả dưới đây:
- Dạy học trực tiếp (dạy học truyền thống) có ứng dụng CNTT.
- Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông: là
hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong
chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó
tại cơ sở giáo dục phổ thông.

92
- Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông: là
hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong
chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại
cơ sở giáo dục phổ thông.
Như vậy, xét ở cấp độ chủ đề thì hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực
tiếp có thể được xem là sự kết hợp có chủ đích giữa các hoạt động học trực tiếp trong
lớp học tại trường và hoạt động học trực tuyến diễn ra trên mạng, từ xa.
Xét ở cấp độ một hoạt động học trong chủ đề thì hình thức dạy học trực tuyến hỗ
trợ dạy học trực tiếp là khi giáo viên tổ chức thực hiện một số bước dạy học trực tiếp
trên lớp và tổ chức dạy học trực tuyến, từ xa ở các bước còn lại của quá trình tổ chức
dạy học gồm 4 bước. Chẳng hạn, với một hoạt động học, giáo viên có thể triển khai dạy
học trực tuyến ở bước chuyển giao nhiệm vụ và bước thực hiện nhiệm vụ; tổ chức dạy
học trực tiếp cho các bước còn lại gồm bước báo cáo, thảo luận và bước tổng kết, đánh
giá.
Việc vận dụng một số hình thức dạy học có ứng dụng CNTT trên đã được thể hiện
trong từng hoạt động học của kế hoạch bài dạy minh hoạ. Ví dụ như việc Sử dụng hình
thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tổ chức hoạt động học theo mô hình
“lớp học đảo ngược”:
Giới thiệu:
Sử dụng hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp
tổ chức hoạt động học theo mô hình “lớp học đảo ngược”
Trong dạy học truyền thống thì giáo viên là người dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám
phá kiến thức mới. Với mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) thì nhiệm vụ
tìm hiểu, khám phá kiến thức mới thuộc về học sinh. Còn người giáo viên sẽ đóng vai
trò hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh báo cáo, giải đáp vướng
mắc, củng cố kiến thức sau khi học sinh đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Ứng dụng CNTT giúp việc triển khai hoạt động học theo mô hình “lớp học đảo
ngược” trở nên thuận lợi hơn và giáo viên có thêm hình thức thức dạy học phù hợp bối
cảnh.
Có thể vận dụng hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp để tổ chức
một hoạt động học theo mô hình “lớp học đảo ngược” theo mô tả sau:
Tổ chức một hoạt động học với hình thức DH trực tuyến hỗ trợ DH trực tiếp
theo mô hình “lớp học đảo ngược” tại các cơ sở giáo dục phổ thông
Các bước của một hoạt động học Vai trò chủ đạo Hình thức
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV Từ xa, qua mạng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS Từ xa, qua mạng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận kết quả thực HS, GV Trực tiếp, tại lớp
hiện nhiệm vụ học tập

93
hoặc trực tuyến tương tác
thời gian thực 28
Bước 4: Kết luận, nhận định GV, HS Trực tiếp, tại lớp hoặc
trực tuyến tương tác
thời gian thực
3.1.1.3. Điều kiện thực tiễn ở nhà trường
Để lựa chọn phương án ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
hoạt động dạy học và giáo dục, bên cạnh cơ sở quan trọng là đặc trưng của môn học
trong chương trình giáo dục phổ thông và hiện trạng của việc ứng dụng CNTT trong nhà
trường, cần xem xét cụ thể ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng
CNTT bao gồm (1) học sinh, (2) giáo viên và (3) nhà trường.
- Đối với học sinh: cần xem xét về năng lực ứng dụng CNTT của học sinh, bao
gồm kĩ năng sử dụng các công cụ, phần mềm và mức độ thường xuyên sử dụng các công
cụ đó, nhận thức và thái độ của học sinh về việc ứng dụng CNTT và truyền thông...
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tin học đã được đưa chính thức vào
chương trình từ lớp ba ở cấp tiểu học. Điều này sẽ hỗ trợ học sinh có nền tảng học vấn
số, tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT một cách phù hợp ở các môn học và hoạt
động giáo dục khác. Một yếu tố khác thuộc nhóm nhân tố liên quan đến học sinh là khả
năng đáp ứng về thiết bị, công nghệ đối với các bài học có ứng dụng CNTT mà giáo
viên triển khai. Điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với những hoạt động dạy học giáo
dục khi học sinh tham gia ngoài nhà trường, ví dụ trong khi học tập trực tuyến hoặc thực
hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà. Giáo viên có thể lựa chọn công cụ, phần mềm, học
liệu… phù hợp để phần lớn học sinh có khả năng tiếp cận và tham gia các hoạt động
một cách tích cực.
- Đối với giáo viên: các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lựa chọn và triển
khai các phương án ứng dụng CNTT bao gồm năng lực ứng dụng CNTT, thái độ đối với
CNTT, kinh nghiệm dạy học, những rào cản về cơ sở vật chất như thiết bị, đường truyền
internet… Một trong những nhân tố được đánh giá có tác động lớn là nhận thức, thái độ
của giáo viên đối với công nghệ và việc ứng dụng trong dạy học. Bản thân mỗi giáo viên
phải nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của CNTT trong dạy học, từ đó, không
ngừng tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT. Hơn nữa, kĩ năng sư phạm
khi sử dụng công nghệ (phương pháp sử dụng công nghệ trong các hoạt động dạy học)
quyết định sự thành công của việc ứng dụng công nghệ trong dạy học chứ không phải
công cụ, phần mềm mà giáo viên sử dụng. Vì vậy, dựa trên mục tiêu của bài học, đặc
điểm của học sinh, điều kiện đáp ứng về thiết bị, công nghệ của bản thân và nhà trường,
giáo viên sẽ lựa chọn những công cụ phù hợp với ý tưởng tổ chức các chuỗi hoạt động
học phù hợp. Tính hiệu quả sẽ phụ thuộc vào một số câu hỏi quan trọng như “Giáo viên

28
Real-time online learning, còn gọi là dạy học trực tuyến trực tiếp.

94
mong muốn công nghệ hỗ trợ việc tổ chức hoạt động dạy học như thế nào, để đáp ứng
mục tiêu nào của bài học? Với mong đợi đó, cần lựa chọn công cụ, phần mềm có chức
năng gì? Có những công cụ, phần mềm nào có chức năng đó? Công cụ nào phù hợp với
khả năng và điều kiện của giáo viên và học sinh?”.
- Đối với nhà trường: các yếu tố như sự hỗ trợ về cơ sở vật chất đối với giáo
viên và học sinh, sự hỗ trợ của nhà trường về mặt kĩ thuật, cơ chế hoặc chính sách, định
hướng phát triển nhà trường… Cần lưu ý điều kiện cơ sở vật chất bao gồm cả các thiết
bị, máy móc như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác… và hệ thống quản lí về CNTT.
Đặc biệt với việc triển khai dạy học trực tuyến, sự hỗ trợ về nền tảng, hệ thống quản lí
số rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo việc triển khai đồng bộ, cả về mặt kĩ thuật và
hỗ trợ quản lí hành chính. Học sinh và giáo viên sẽ tập trung khai thác, sử dụng tối ưu
một số nền tảng, công cụ, phần mềm trong quá trình dạy học, từ đó giúp nâng cao kĩ
năng sử dụng công cụ, phần mềm của giáo viên. Đồng thời việc dạy học được quản lí
chặt chẽ và mang tính hệ thống.
Tóm lại, để đưa ra những phương án ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công
nghệ hiệu quả tại trường phổ thông, cần có sự đồng bộ và kết nối các lực lượng chủ yếu
trong nhà trường như học sinh, giáo viên và cấp quản lí. Cần quan tâm đến việc bồi
dưỡng nhận thức về việc ứng dụng công nghệ trong dạy học, phương pháp sử dụng hiệu
quả các nguồn học liệu số, thiết bị, phần mềm bên cạnh sự đầu tư hợp lí các điều kiện
về cơ sở vật chất và nền tảng công nghệ.
3.1.2. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội
dung dạy học và nội dung kiểm tra đánh giá
3.1.2.1. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội
dung dạy học
Để thiết kế, biên tập được học liệu số nội dung dạy học nên thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Xác định dạng học liệu số phù hợp với yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học cụ
thể
Giáo viên phải chọn học liệu hoặc học liệu số phù hợp với yêu cầu cần đạt cụ thể.
Từ đó tạo cơ hội cho học sinh đáp ứng mục tiêu dạy học mà giáo viên đã xác định.
Chẳng hạn từ yêu cầu cần đạt như “Nhận biết được giá trị lượng giác của một góc từ 0°
đến 180°”, giáo viên xác định được nội dung dạy học là tung độ và hoành độ điểm cuối
của cung lượng giác trên đường tròn lượng giác sẽ tương ứng với cosin và sin của góc
lượng giác tương ứng. Giáo viên có thể sử dụng học liệu truyền thống như vẽ hình đường
tròn lượng giác lên bảng, xác định độ điểm cuối của cung lượng giác tương ứng nhưng
cách này chỉ có thể chỉ ra được tọa độ điểm cuối đặc biệt ứng với một số góc mà thôi.
Giáo viên cũng có thể sử dụng học liệu số là đường tròn lượng giác động trên môi trường
CNTT với phần mềm phù hợp để luôn hiển thị được giá trị tọa độ điểm cuối của cung
lượng giác mỗi khi tương tác (di chuyển) trên điểm này.

95
Bước 2: Lựa chọn nguồn học liệu số phù hợp để sử dụng cho việc việc thiết kế, biên tập
nội dung dạy học
Trong dạy học môn Toán, giáo viên có thể tham khảo, trích dẫn, sử dụng thông
tin phù hợp quy định pháp lí từ các nguồn học liệu số đã được trình bày. Chẳng hạn, khi
ứng dụng CNTT vào dạy bài “Hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của các góc bù
nhau”, việc sử dụng học liệu số là đường tròn lượng giác có điểm cuối của cung lượng
giác là điểm động sẽ trực quan và tổng quát hơn hình vẽ đường tròn lượng giác mà điểm
này lại tĩnh trên bảng (hay trong sách giáo khoa).
Cần lưu ý, bên cạnh phù hợp với nội dung dạy học, học liệu số cần bảo đảm tính
khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong
mĩ tục của dân tộc. Đồng thời, học liệu số dùng cho dạy học trong cơ sở giáo dục phổ
thông phải được “tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ
thông phê duyệt.” 29
Bước 3: Lựa chọn, sử dụng phần mềm để thiết kế, biên tập nội dung dạy học
Để lựa chọn phần mềm phù hợp, cần phải xét đến các yếu tố cơ bản sau đây:
• Loại nội dung dạy học cần hoặc phải được sử dụng ở dạng học liệu số
Chương trình GDPT 2018 nói chung, chương trình môn Toán nói riêng được xây
dựng trên hệ thống các quan điểm, trong đó có “Chương trình bảo đảm tính ổn định và
khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công
nghệ và yêu cầu của thực tế.” (CT tổng thể, tr.5). Như vậy, việc xây dựng và triển khai
một số nội dung dạy học trong yêu cầu cần đạt cũng đã được căn cứ trên khả năng khai
thác, sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó có CNTT để giúp đạt mục tiêu dạy học.
Chẳng hạn, với các khái niệm trừu tượng; các cấu trúc, sơ đồ phức tạp; các quá trình,
hiện tượng phức tạp;… thì rất cần sử dụng CNTT thể hiện nội dung dạy học ở dạng học
liệu số.
• Tính năng, ưu điểm và hạn chế của phần mềm
Mỗi phần mềm có nhiều tính năng khác nhau, ưu điểm và hạn chế (tham khảo mục
2.3.1). Vì vậy, bên cạnh việc xem xét về dạng học liệu số, loại nội dung dạy học, loại
hoạt động học,… giáo viên cần kết hợp xem xét tính năng, ưu điểm và hạn chế của các
phần mềm để lựa chọn được phần mềm hỗ trợ việc thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp
với bối cảnh của việc chuẩn bị, tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh.
• Điều kiện triển khai
Việc lựa chọn phần mềm để thiết kế biên tập học liệu số còn phải tính đến năng
lực CNTT của giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên, học
sinh,… để triển khai dạng học liệu số đó.

29
Thông tư số 09/2021 / TT – BGDĐT, ngày 30/3/2021, Quy định về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong
cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên

96
3.1.2.2. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ kiểm tra đánh
giá
Các công cụ kiểm tra đánh giá trong môn Toán thường dùng là câu hỏi tự luận, bài
kiểm tra tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập, thang đo, bảng
kiểm và rubric.30
- Với hình thức dạy học trực tiếp thì phần mềm dùng để thiết kế các công cụ kiểm
tra, đánh giá chủ yếu là dùng Microsoft Word, Microsoft PowerPoint,… Vì dạy học trực
tiếp nên các công cụ kiểm tra đánh giá này thường được xuất ra bởi thiết bị máy in để
phát cho học sinh trong quá trình tham gia hoạt động học.
- Với hình thức dạy học trực tuyến thì việc thiết kế và triển khai các công cụ kiểm
tra, đánh giá được sự hỗ trợ bởi nhiều phần mềm hơn như Google Forms, Kahoot, chức
năng Assignment trong Microsoft Teams,… và một số phần mềm thường có chức năng
phản hồi kết quả học tập từ xa.
Loại hoạt động học cụ thể cũng liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng phần mềm
phù hợp trong thiết kế và triển khai câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá. Chẳng
hạn:
+ Ở hoạt động xác định vấn đề/nhiệm vụ, giáo viên có thể sử dụng một số phần
mềm như: Microsoft PowerPoint, Kahoot,… để thiết kế các trò chơi có câu hỏi nhằm
gắn kết học sinh vào nội dung bài học mới, xác định nhiệm vụ học tập mới, tạo sự hứng
thú.
+ Ở hoạt động tìm hiểu/khám phá kiến thức mới, hoạt động luyện tập, giáo viên
nên sử dụng các phần mềm như Google Forms, ... để thiết kế, triển khai câu hỏi nhưng
đồng thời có thể khai thác được dữ liệu thống kê, phân tích, đánh giá về kết quả trả
lời/khảo sát của học sinh từ chính các phần mềm ấy.
Cần lưu ý rằng Google Forms chưa hỗ trợ soạn thảo các công thức toán học
(equation) trực tiếp, do đó cần chuyển từng câu hỏi có công thức toán học sang dạng tệp
tin hình ảnh (.jpg) rồi mới đưa lên vị trí của câu hỏi trong Google Forms.
Bảng sau đây giới thiệu một số phần mềm, thiết bị hỗ trợ kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.

Mô-đun 3 (2020), Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, môn Toán,
30

CT ETEP

97
Bảng 3.3. Một số thiết bị, phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá
Dạy học trực tiếp Công cụ Dạy học trực tuyến
Thiết Hỗ trợ kiểm tra, đánh
Hỗ trợ thiết kế Triển khai
bị thiết kế giá
• Microsoft • Thang đo
Word • Bảng kiểm • Google Forms
• Google Forms • Rubric
• Microsoft Word • Google Classroom
• Microsoft • • MS-Teams,…
• Câu hỏi Google Docs
Word • Đề kiểm tra • Google Forms
Máy in
(trộn đề TN) trắc nghiệm • Assignments (Microsoft trên máy tính,
Teams) điện thoại thông
• Câu hỏi tự • Google Docs minh
• Microsoft luận • Google Forms
Word • Bài kiểm tra • Assignments (Microsoft
tự luận Teams)
3.1.2.3. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt
động dạy học
Sau khi thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp cho hoạt động học giáo viên cần triển
khai việc sử dụng học liệu số đó vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học nhờ sự hỗ trợ
của thiết bị công nghệ và phần mềm phù hợp.
Chẳng hạn, với loại học liệu số dạng video, giáo viên có thể triển khai video này
bằng Microsoft PowerPoint trong hình thức dạy học trực tiếp hoặc bằng Youtube,
Google Classroom trong hình thức dạy học trực tuyến.
Giáo viên có thể tham khảo việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ triển khai học liệu
số trong hoạt động học ở bảng 3.1 và bảng 3.4. dưới đây.
Bảng 3.4. Một số phần mềm hỗ trợ tổ chức và triển khai hoạt động học
Hình thức dạy học có ứng dụng CNTT Phần mềm hỗ trợ để triển khai học liệu số
Dạy học trực tiếp
• Microsoft PowerPoint
có ứng dụng CNTT

• Google Classroom
Dạy học trực tuyến • Microsoft Teams
hỗ trợ dạy học trực tiếp • Kết hợp với một số phần mềm hỗ trợ cá nhân
như Gmail,…
Dạy học trực tuyến thay thế dạy học • Google Classroom
trực tiếp • Microsoft Teams

98
• Kết hợp một số phần mềm hỗ trợ cá nhân như
Gmail,…

Việc lựa chọn thiết bị công nghệ và phần mềm để triển khai hoạt động học nhằm:
tổ chức hoạt động học; triển khai nội dung học liệu số; thực hiện quá trình kiểm tra
đánh giá, phản hồi và lưu trữ sản phẩm học tập. Sự lựa chọn này phụ thuộc nhiều vào
hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến và tính năng của các phần mềm.
− Với hình thức dạy học trực tiếp, việc tổ chức và quản lí lớp học được giáo viên
thực hiện ngay tại lớp học, trong giờ học. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong tổ chức
dạy học trực tiếp có thể chỉ bao gồm sử dụng CNTT triển khai nội dung dạy học và nội
dung kiểm tra đánh giá dạng học liệu số, lưu trữ sản phẩm học tập và kết quả học tập.
Chẳng hạn, có thể sử dụng Microsoft PowerPoint, … để triển khai học liệu số; dùng các
phần mềm như Google Forms,… để kiểm tra đánh giá; dùng các phần mềm như Google
Drive, OneNote, Padlet, … để lưu trữ sản phẩm và kết quả học tập.
− Trong khi đó, hình thức dạy học trực tuyến đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức,
quản lí và triển khai hoạt động dạy học trên Internet. Tức là có những đòi hỏi cao hơn
về tổ chức, quản lí việc dạy học tự động và từ xa. Hiện nay, hình thức dạy học trực tuyến
có thể được triển khai hiệu quả thông qua hệ thống LMS - Hệ thống quản lí học tập trực
tuyến (Learning Management System). Đây là hệ thống phần mềm cùng hạ tầng CNTT
cho phép tổ chức, triển khai và quản lí các hoạt động dạy học, nội dung học tập trực
tuyến; giúp giáo viên có thể triển khai các hoạt động học như: giao bài tập, đánh giá, trợ
giúp, giải đáp; giúp học sinh có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia vào các
nội dung học tập qua mạng, kết nối giáo viên và học sinh khác để trao đổi bài; giúp cơ
sở giáo dục theo dõi và quản lí quá trình học tập của học sinh trên môi trường Internet.
Tuy nhiên, dạy học trực tuyến trên hệ thống LMS chưa phổ biến trong giáo dục
phổ thông tại Việt Nam do các điều kiện về kinh tế, hạ tầng CNTT, năng lực tổ chức và
triển khai,… Vì vậy, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến trong giáo dục phổ
thông Việt Nam chủ yếu dựa vào việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học phổ biến,
không quá phức tạp (Google Classroom, Microsoft Teams, Zoom…) hoặc kết hợp sử
dụng các phần mềm mạng xã hội (Youtube, …) với phần mềm hỗ trợ cá nhân dễ tương
tác (Gmail, OneNote,...) trên cơ sở phối hợp khai thác một số tính năng, các ưu điểm
nhất định giữa chúng để tổ chức, triển khai và quản lí hoạt động dạy học.
Việc sử dụng và kết hợp sử dụng các phần mềm phụ thuộc nhiều vào bối cảnh dạy
học. Mỗi phần mềm có nhiều tính năng khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp nhưng cũng
chính điều này lại giúp giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn, sử dụng được
phần mềm phù hợp với yêu cầu dạy học và bối cảnh dạy học. Theo đó, khi mà các điều
kiện về công nghệ, kĩ năng sử dụng và khai thác của thầy và trò là thuận lợi thì giáo viên
cùng học sinh có thể chỉ cần sử dụng một phần mềm có nhiều tính năng, đáp ứng một
lúc nhiều yêu cầu của hoạt động dạy học và quản lí. Ngược lại, khi gặp cản trở về các
vấn đề như bản quyền, khả năng khai thác công nghệ, điều kiện tổ chức,… thì việc phối

99
hợp sử dụng nhiều phần mềm đơn giản, thân thiện thay thế cho việc sử dụng phần mềm
đa năng, hiện đại sẽ một giải pháp khả thi và chấp nhận được.
Việc lựa chọn phần mềm, thiết bị công nghệ để tổ chức dạy học cần bảo đảm phù
hợp với cả giáo viên và học sinh ở mỗi hình thức dạy học có ứng dụng CNTT. Trong
đó, đối với hình thức dạy học trực tuyến cần hết sức chú ý đến điều kiện học tập của học
sinh, đặc điểm lứa tuổi của học sinh, kĩ năng sử dụng và khai thác công nghệ của học
sinh, sự hợp tác và hỗ trợ, quản lí của phụ huynh,… bên cạnh các điều kiện hạ tầng
CNTT của nhà trường. Trên cơ sở phân tích các yếu tố nêu trên, giáo viên sẽ lựa chọn
được phần mềm, thiết bị công nghệ phù hợp nhất đối với học sinh của từng cấp lớp, mỗi
lớp.
Chẳng hạn, giáo viên cần rà soát các điều kiện để học sinh có thể tham gia học tập
trực tuyến. Công việc này bao gồm:
+ Kiểm tra điều kiện tối thiểu về phương tiện, thiết bị công nghệ và phần mềm mà
học sinh cần có để có thể tham gia học tập trực tuyến. Thông thường, điều kiện tối thiểu
đó là máy vi tính có kết nối internet hoặc điện thoại thông minh có cài đặt một số phần
mềm như Google Classroom, Microsoft Teams, Zoom…, phần mềm hỗ trợ cá nhân như
Gmail,…
+ Phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả và cùng quản
lí học sinh trong quá trình học tập, khai thác các phần mềm.
Cần lưu ý, trong thực tiễn hiện nay, một số giáo viên, học sinh cùng phụ huynh đã
phối hợp khá tốt khi sử dụng một số phần mềm đơn giản như Zalo, Viber, … để thực
hiện việc thông báo, phản hồi, tương tác,… Việc tổ chức dạy học, tương tác thông qua
các phần mềm này thường dễ thực hiện, có thể triển khai các hoạt động đơn giản như
gửi tài liệu học tập, trao đổi và phản hồi thông tin,… nhưng cần lưu ý rằng việc quản lí
các nguồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động học phức tạp hơn thường khó khăn, tốn
nhiều thời gian và bên cạnh đó thì tính bảo mật không cao.
3.1.2.4. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong quản lí và hỗ
trợ học sinh
Thiết bị công nghệ và phần mềm có thể hỗ trợ học sinh bao gồm:
(1) Tổ chức quản lí quá trình dạy học: lưu trữ các hồ sơ học tập của học sinh, ghi
nhận và phản hồi của/đối với học sinh trong tiến trình dạy học, quá trình dạy học;
(2) Quản lí hồ sơ giáo dục của cá nhân giáo viên: kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài
dạy, sổ theo dõi và đánh giá học sinh, sổ chủ nhiệm.
Việc lựa chọn, sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ trong quản lí và hỗ trợ
học sinh chủ yếu cứ vào các chức năng của phần mềm, thiết bị cùng với điều kiện và
khả năng khai thác của thầy và trò.
Dưới đây là một số gợi ý sử dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong quản lí và
hỗ trợ học sinh.

100
− Để thu nhận ý kiến từ học sinh, phụ huynh/người giám hộ, giáo viên có thể sử
dụng phần mềm Google Forms hoặc các phần mềm hỗ trợ mạng xã hội như Facebook,
Zalo,…
− Để phản hồi thường xuyên và kịp thời kết quả học tập, nề nếp học tập và sinh
hoạt của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ mạng xã hội như
Facebook, Zalo,… nhưng cần lưu ý đến tính chính xác, bảo mật về thông tin khi khai
thác, sử dụng.
Cần lưu ý rằng, thực tế hiện nay giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông đã và đang
thực hiện phản hồi có tính định kì theo tuần, tháng, học kì. Theo đó, giáo viên sử dụng
dữ liệu trên hệ thống https://csdl.moet.gov.vn để phản hồi tự động kết quả học tập của
học sinh đến phụ huynh hoặc người giám hộ thông qua các phần mềm có ứng dụng kết
nối thông tin trực tuyến giữa gia đình và nhà trường như Enetviet, Vietschool, Smas,
C2,…
− Để quản lí hồ sơ dạy học, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm thiết kế văn
bản như Microsoft Word, Microsoft Excel,… phần mềm lưu trữ như Google Drive,
OneNote,…
− Để lưu trữ sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên có thể sử dụng phần mềm
Google Classroom, Microsoft Teams, Google Drive.
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học
môn Toán ở cấp THPT
3.2.1. Định hướng ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong hoạt động
dạy học, giáo dục môn Toán ở cấp THPT
3.2.1.1. Tìm kiếm và biên tập hình ảnh
❖ Tình huống: Tìm kiếm và biên tập hình ảnh làm học liệu số trong hoạt động học
ứng với YCCĐ là “Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với ba đường conic
(ví dụ: giải thích một số hiện tượng trong Quang học,...)” khi dạy bài Hệ thức lượng
trong tam giác ở lớp 10.
❖ Gợi ý giải quyết tình huống:
+ Gợi ý tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh:
Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, chọn lọc từ khóa có liên quan để tìm hình
ảnh đặt vấn đề cho các công trình xây dựng có chiều cao đáng kể, không thể đo trực tiếp
được bằng công cụ tìm kiếm Google (www.google.com) → nhập từ khóa (tiếng Việt
hoặc tiếng Anh) để tìm hình ảnh phù hợp → Lưu hình ảnh về máy tính cá nhân.
+ Gợi ý biên tập hình ảnh:
Trường hợp hình ảnh chưa hoàn toàn phù hợp với nội dung và YCCĐ (thiếu
thông tin, thông tin chưa cập nhật, thừa chi tiết trong ảnh…), giáo viên có thể biên tập
lại bằng cách sử dụng các phần mềm xử lí đồ họa (xử lý đơn giản có Microsoft Paint,

101
Photo Editor, Microsoft Word, Microsoft PowerPoint). Các bước thực hiện cụ thể như
sau:
- Microsoft Paint: mở hình ảnh đã tải về với phần mềm Microsoft Paint; dùng
các công cụ của Microsoft Paint để hiệu chỉnh cho phù hợp với ý tưởng bài dạy; lưu trữ
hình.
- Microsoft PowerPoint/Microsoft Word: chèn hình đã tải vào Microsoft
PowerPoint/Microsoft Word, sử dụng chức năng Crop để xén bớt hình, sử dụng tính
năng Remove Background để xóa bỏ phông nền,...
* Sản phẩm thu được: tìm kiếm hình tòa nhà landmark trên mạng Internet nhận
được hình các tòa nhà cao tầng ở châu Á, sau đó sử dụng chức năng Crop để xén bớt
hình, giữ lại 1 tòa nhà cao tầng:


Sau đó, hình ảnh này được sử dụng trong bản thiết kế bài toán tìm chiều cao:

Cần lưu ý về vấn đề bản quyền của các hình ảnh khi tìm kiếm trên mạng internet.

102
3.2.1.2. Tìm kiếm và biên tập video
❖ Tình huống: Thiết kế video clip minh họa phép cộng hai vectơ.
❖ Gợi ý giải quyết tình huống:
- Bước 1: Nghiên cứu sách giáo khoa, xây dựng ý tưởng cho video clip.
- Bước 2: Chèn các dòng chữ, hình ảnh, hiệu ứng phù hợp.
- Bước 3: Rà soát, hiệu chỉnh về màu sắc, kích thước, bố cục.
- Bước 4: Xuất bản và lưu video vào máy tính để sử dụng.

3.2.1.3. Thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện nội dung dạy học có chèn hình ảnh,
video và sơ đồ
❖ Tình huống: Thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện bằng Microsoft PowerPoint có
chèn hình ảnh, video và các hiệu ứng thích hợp trong triển khai hoạt động học với
YCCĐ: Tính được xác suất trong một số thí nghiệm lặp bằng cách sử dụng sơ đồ
hình cây (ví dụ: tung xúc xắc hai lần, tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trong
hai lần tung bằng 7).
❖ Gợi ý giải quyết tình huống:
- Bước 1: Giáo viên phân tích YCCĐ, xác định học liệu số để thiết kế bài trình chiếu
Microsoft PowerPoint
- Bước 2: Thực hiện các thao tác thiết kế bài PPT trong đó bao gồm một số slide.
- Bước 3: Điều chỉnh các chi tiết trong từng slide, đảm bảo hài hòa, cân đối giữa kênh
hình và kênh chữ.
- Bước 4: Xem trước bài giảng, điều chỉnh và bổ sung (nếu có).
- Bước 5: Lưu file.
3.2.1.4. Thiết kế Infographic
❖ Tình huống: Thiết kế infographic làm học liệu số dạng sơ đồ tư duy trong hoạt động
ôn tập chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác ở lớp 10, bao gồm: định lí côsin, định lí
sin, các công thức tính diện tích tam giác và các bài toán cơ sở về ứng dụng của giải
tam giác để tính chiều cao, khoảng cách trong thực tế.
❖ Gợi ý giải quyết tình huống:
- Bước 1: Giáo viên xác định nội dung thông tin chính của infographic.

103
- Bước 2: Giáo viên thiết kế công thức và vẽ hình minh họa hoặc lựa chọn hình ảnh
thực tế nhờ công cụ Google Search (nếu cần).
- Bước 3: Giáo viên sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint (hoặc các phần mềm
khác như: Canva, Pikrochart, …) để thiết kế infographic. Trên phần mềm
Microsoft PowerPoint, giáo viên sử dụng các công cụ của phần mềm để
vẽ hình, chèn chữ, điều chỉnh bố cục trang cho cân đối, hài hòa và đảm
bảo chính xác về nội dung.
- Bước 4: Giáo viên khai thác hiệu ứng Animation để sắp xếp trình tự xuất hiện của
các chi tiết (gốc/nút/nhánh/… của sơ đồ tư duy) cho hợp lí.
- Bước 5: Giáo viên lưu tệp tin (để có thể điều chỉnh lại nếu cần) và xuất bản dưới
định dạng .PPS (PowerPoint Show) hay dạng hình ảnh (.png, .jpeg) với
chất lượng đảm bảo.
3.2.2. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong hoạt động kiểm tra đánh
giá kết quả học tập, giáo dục
3.2.2.1. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động học trực tiếp
❖ Tình huống: Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động.
❖ Gợi ý giải quyết tình huống: Sử dụng hiệu ứng trong Microsoft PowerPoint.
- Bước 1: Giáo viên biên soạn câu hỏi trắc nghiệm và các phương án trả lời.
- Bước 2: Giáo viên sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để trình bày từng
câu hỏi trắc nghiệm.
- Bước 3: Đặt hiệu ứng (sử dụng Animations, Trigger, On Click of,…) cho các phản
hồi Đúng và Sai cho câu trả lời của học sinh.
- Bước 4: Lưu file để sử dụng.

104
3.2.2.2. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động học trực tuyến
➢ Tình huống: Thiết kế phiếu câu hỏi trắc nghiệm ôn tập và máy tự chấm điểm.
➢ Gợi ý giải quyết tình huống: Sử dụng Google Form (Google Biểu mẫu)
Bước 1: Nhập đường dẫn sau vào thanh địa chỉ của trình duyệt web (ví dụ Google
Chrome): https://www.google.com/forms
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Google (hộp thư điện tử)
Bước 3: Chọn New (Mới) rồi chọn Google Forms (Google Biểu mẫu).


Bước 4: Chọn dạng câu hỏi Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice), điền
khuyết (Short answer),… Nhấp chọn cụm từ Answer key để thiết lập đáp án
và điểm số cho mỗi câu trắc nghiệm. Đặc biệt, phần câu hỏi trắc nghiệm có
thể chèn hình ảnh minh họa và đây là lúc có thể đưa câu hỏi có công thức
toán học dưới dạng tệp tin hình ảnh lên.

105
Bước 4: Rà soát lại các câu hỏi và đáp án, điều chỉnh và bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Nhấp nút Send, chọn Shorten URL để có địa chỉ ngắn, Copy và gửi cho học
sinh (có thể chọn gửi bằng cách lưu lại đường liên kết). Học sinh làm bài
tập và được hệ thống tự phản hồi, tự chấm điểm.

Ví dụ: GV tổ chức dạy học nội dung Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°
thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn trên Google Forms.

106
3.2.3. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động học có
ứng dụng CNTT
3.2.3.1. Tổ chức dạy học trực tiếp
➢ Tình huống: Tổ chức dạy học bài Elip cho học sinh lớp 10 và tổ chức cho học sinh
khám phá khái niệm elip theo con đường kiến thiết qua bài toán tìm tập hợp điểm M
thỏa yêu cầu: tổng khoảng cách từ M đến hai điểm cố định 𝐹1 và 𝐹2 bằng một độ dài
không đổi là 2a (𝑎 > 𝑐 với 𝐹1 𝐹2 = 2𝑐).
➢ Một phương án giải quyết tình huống: Xây dựng học liệu số bằng GeoGebra và sử
dụng chức năng để vết cho giao điểm M của đường tròn (𝐹1 ; 𝑟1 ) và đường tròn
(𝐹2 ; 𝑟2 ) sao cho khi bán kính r1 của đường tròn tâm 𝐹1 thay đổi thì bán kính r2 của
đường tròn tâm 𝐹2 luôn bằng 2𝑎 − 𝑟1 .
Hình minh họa học liệu số có tính tương tác được:

Khi di chuyển điểm trên thanh trượt, bán kính r1 và r2 thay đổi nhưng luôn thỏa
điều kiện tổng của chúng bằng 2a thì điểm M cũng di chuyển. Vết của điểm M này cho
thấy một đường cong kín. Từ đây, giáo viên giới thiệu khái niệm mới: đường elip.
3.2.3.2. Tổ chức dạy học theo mô hình kết hợp: trực tiếp và trực tuyến
➢ Tình huống: Tổ chức dạy học bài Xác suất cho học sinh lớp 10.
➢ Một phương án giải quyết tình huống: Xây dựng học liệu số bằng Microsoft Excel
và thiết kế lớp học với Google Classroom.

107
Phần trực tuyến: Học sinh thực hành để thu thập dữ liệu trước ở nhà với nhiệm
vụ được giao trực tuyến trên Classroom.
Phần trực tiếp: Giáo viên và học sinh sử dụng CNTT tại lớp để xử lí dữ liệu
lớn và quan sát, rút ra nhận xét, hình thành kiến thức mới (khái niệm xác suất
theo định nghĩa cổ điển).
⮚ Ở nhà:
Học sinh thực hành gieo súc sắc nhiều lần để thu thập dữ liệu và gửi kết
quả cho giáo viên trước khi học tại lớp:
- Mỗi học sinh gieo “súc sắc ảo” 60/120/180 lần (bội thập phân của 6 để
Phương án tiện quan sát tần số tương đối, vì súc sắc có 6 mặt)
ứng dụng - Ghi nhận mặt xuất hiện và thống kê số lần xuất hiện của mỗi mặt.
- Gửi kết quả thống kê cho giáo viên (qua email hoặc nhập trực tiếp vào file
Excel trên Google doc)
⮚ Tại lớp:
- Giáo viên tổng hợp kết quả của học sinh, lập bảng các dãy tần số tương
đối (tần suất) tích lũy để hình thành dãy tần số tương đối theo số lần gieo.
- Học sinh quan sát, nhận xét về tính ổn định của dãy tần số tương đối
khi số lần gieo súc sắc là đủ lớn và đi đến kết quả: tần số tương đối của
1
các kết quả gần như bằng nhau và gần bằng 6.
Hình thức Dạy học kết hợp ở nhà và tại lớp với sự trợ giúp của máy tính và Internet
Thiết bị phần cứng: Công cụ, phần mềm:
Thiết bị - Máy tính cá nhân và các thiết bị ngoại vi. - Một số phần mềm đặc thù:
công nghệ - Máy tính có cài đặt Excel Bảng tính (Excel)
- Thiết bị hỗ trợ đặc thù: Máy chiếu - Classroom
1. Sử dụng phần mềm bảng tính (Excel, Nguồn học liệu khai thác, sử
Calc,…) thiết kế một mô phỏng súc sắc giả dụng:
lập, cho phép hiển thị như mặt xuất hiện của Nhà xuất bản GD Việt Nam:
súc sắc thật bằng cách dùng các hàm cơ bản https://hanhtrangso.nxbgd.vn/
là: if(); Randbetween();
(File:
2. Sử dụng phần mềm bảng tính (Excel, Support.Act_2.Simulation of
Học liệu số Calc,…) thiết kế một bảng tổng hợp dữ liệu Dices.xlsx, chỉ dùng sheet 1
thu thập từ kết quả của mỗi học sinh, theo “Một súc sắc” và sheet 3 “Dãy
hình thức tích lũy để tạo dãy tần số tương đối. tần số”)
3. Sử dụng email để gửi file cho các học sinh
hoặc tổ chức đưa dữ liệu và nhiệm vụ học tập
tại nhà trên không gian lớp học ảo
(Classroom/ Microsoft Teams,…)

108
Kế hoạch chi tiết
Môn/lớp/
TOÁN – LỚP 10 (THPT) Thời lượng: 1 tiết
cấp học
Chủ đề XÁC SUẤT Nội dung: Định nghĩa cổ điển của xác suất

Đối với chủ đề con:


– Nhận biết được một số khái niệm về xác suất cổ điển: Đối với nội dung minh
Yêu cầu phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố (biến cố hoạ:
cần đạt là tập con của không gian mẫu); biến cố đối; định nghĩa
cổ điển của xác suất; nguyên lí xác suất bé. Nhận biết được định
nghĩa cổ điển của xác
– Mô tả được không gian mẫu, biến cố trong một số thí suất.
nghiệm đơn giản (ví dụ: tung đồng xu hai lần, tung đồng
xu ba lần, tung xúc xắc hai lần).
Chuẩn bị31 để hình thành định nghĩa cổ điển của xác suất bằng thực hành trải
Mục tiêu nghiệm gieo súc sắc với số lượng lần lớn, từ đó nhận ra tính ổn định của các dãy
dạy học giá trị tần số tương đối (tần suất) ứng với các mặt xuất hiện của súc sắc, và tính gần
như bằng nhau của các tần số tương đối này khi số lần gieo súc sắc là đủ lớn.

Nhiệmvụ - Gieo súc sắc “ảo”

Hoạt động trước tiết (buổi) học (ngoài lớp): Học sinh thực hành ở nhà với file Excel giả lập
gieo súc sắc và Phiếu học tập được giáo viên giao trên Classroom.
Hoạt động sau tiết (buổi) học: KHÔNG CÓ
➢ Học liệu số minh hoạ
PHIẾU HỌC TẬP
Mở file Support.Act_2.Simulation of
Dices.xlsx trên máy tính, dùng Sheet 1
(nhấn phím F9 khi muốn gieo xúc xắc
1 lần) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi muốn chọn 1 người bất kỳ trong
số 6 người một cách ngẫu nhiên, người
ta thường “bốc thăm”, hoặc dùng súc
sắc có 6 mặt. Theo em khả năng xuất
hiện của 6 mặt có thật sự như nhau
không? Vì sao?
2. Số lần xuất hiện của từng mặt trong
6 mặt súc sắc có bằng nhau (hoặc gần
bằng nhau) không?
3. Theo em, khả năng xuất hiện của 6 mặt có như nhau không?
4. Khi số lần gieo súc sắc tăng dần đến vài ngàn lần, em có nhận xét gì về tần số tương đối xuất
hiện từng mặt?

31
Hoạt động này nhằm chuẩn bị cho việc hình thành định nghĩa cổ điển của xác suất và định lí và nguyên lí xác
suất bé (thay vì thừa nhận ngay)

109
‒ Đáp án phiếu giao nhiệm vụ

PHIẾU ĐÁP ÁN
1. Không, vì số lần gieo xúc xắc ít quá.
2. Không.
3. Có.
4. Khi số lần gieo súc sắc tăng dần đến vài ngàn lần thì tần số tương đối xuất hiện từng mặt
gần như bằng nhau.

Dữ liệu được giả lập cho lớp có 45 học sinh và mỗi học sinh gieo súc sắc 120 lần
3.2.3.3. Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến
➢ Tình huống: Tổ chức dạy học bài Phương pháp tọa độ trong không gian cho học
sinh lớp 12 theo hình thức học trực tuyến (khi có dịch covid-19).
➢ Một phương án giải quyết tình huống: Xây dựng học liệu số và thiết kế lớp học với
Microsoft Team

110
➢ Kế hoạch chi tiết

Môn/lớp/ Giải tích – Lớp 12


Thời lượng: 1 tiết
cấp học (THPT)
Chủ đề PHƯƠNG PHÁP Nội dung: Hệ trục tọa độ trong
học tập TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN không gian Oxyz
Đối với chủ đề con:
- Nhận biết được toạ độ của véctơ đối với
một hệ trực toạ độ. Đối với nội dung minh hoạ:
- Tìm được toạ độ của một véctơ, độ dài - Nhận biết được toạ độ của
của một véctơ khi biết toạ độ hai đầu mút véctơ đối với một hệ trực toạ
của nó. độ.
Yêu cầu
cần đạt - Sử dụng được biểu thức toạ độ của các - Tìm được toạ độ của một
phép toán vectơ tính toán. véctơ, độ dài của một véctơ
- Vận dụng được phương pháp toạ độ vào khi biết toạ độ hai đầu mút
bài toán giải tam giác. của nó.
- Vận dụng được kiến thức về toạ độ của
véctơ để giải một số bài toán liên quan
đến thực tiễn.
Mục tiêu - Xác định được toạ độ của 1 điểm
dạy học - Tìm được toạ độ của véctơ đối với một hệ trục toạ độ
Hoạt động 1. Khởi động – HS điền form khảo sát trên hệ thống MS Team
Hoạt động 2. Khám phá – Giới thiệu hệ trục toạ độ trong không gian
Nhiệm vụ
lớp học Hoạt động 3. Luyện tập – Bài tập ở nhà sau buổi học (Xem lại bài giảng bằng
link youtube, làm bài tập trắc nghiệm 25 câu trên MS Team)
Hoạt động 4. Giải đáp thắc mắc ‒ Khảo sát nội dung học sinh đã học được
bằng hình thức Form trên MS Team.
Hoạt động trước tiết (buổi) học (ngoài lớp): không có

111
Hoạt động sau tiết (buổi) học: Bài tập ở nhà – sau buổi học
Nội dung
- Xem lại bài giảng thông qua hình thức video clip giáo viên đăng trên Youtube
- Làm bài tập trắc nghiệm 25 câu trên Microsoft Team
Sản phẩm
- Kết quả bài tập trắc nghiệm.
➢ Học liệu minh hoạ (Bài giảng thực tế của GV Lê Chân Đức – Trường Trung Học
Thực Hành ĐH Sư phạm TP.HCM)
▪ Bài giảng đa phương tiện

▪ Video bài giảng

- Bài kiểm tra trắc nghiệm

112
3.2.4. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ để hỗ trợ quản lí học sinh/
lớp học
3.2.4.1. Lưu trữ và trình chiếu sản phẩm học tập học sinh
❖ Tình huống: Giáo viên cần tạo trang lưu trữ để học sinh đăng, trình chiếu sản phẩm
học tập lên trang Padlet sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập trực tuyến tại nhà.
❖ Gợi ý giải quyết tình huống:
Để tạo một trang Padlet, giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng kí tài khoản và cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt
- Truy cập vào trang http://padlet.com/  Đăng ký tài khoản (Nếu có tài khoản Gmail,
giáo viên chọn “Log in with Google”  Lựa chọn gói miễn phí “ Basic” (Lưu ý, 1 tài
khoản chỉ tạo được 3 trang Padlet; dung lượng giới hạn 10 MB).
- Để cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt, giáo viên nhấp chuột vào biểu tượng của tài khoản
Google  Nhấn “Cài đặt” (Setting)  Chọn ngôn ngữ “Tiếng Việt” và nhấn “Cập nhật”.
Giáo viên có thể đặt tên cho trang Padlet ở mục “Tên”.
Bước 2: Tạo một trang Padlet và cài đặt định dạng trang
- Giáo viên nhấn vào “+ TẠO MỘT PADLET”  Chọn định dạng “Tường” và nhấn
chữ “Chọn”.
- Khi trang Padlet mới được tạo, ở khung “Chỉnh sửa”, giáo viên cần làm:
+ nhập tiêu đề;
+ Đặt tên địa chỉ (đường link) cho dễ nhớ ở ô “Địa chỉ”;
+ Chọn chế độ cho phép người xem bình luận (Để học sinh có thể tương tác);
+ Chọn chế độ chấm điểm, chấm sao, bỏ phiếu bình chọn bài đăng;
+ Chọn chế độ yêu cầu người điều hành phe duyệt (giáo viên sẽ cho phép học sinh
đăng tải những nội dung gì);

113
+ Lọc ngôn ngữ xấu,…
Ngoài ra, giáo viên có thể thay đổi màu nền, Font chữ,…
Sau đó, giáo viên nhấn “Tiếp theo”  Nhấn vào chữ “Bắt đầu đăng bài”
- Giáo viên tạo nhóm học sinh bằng cách nhấp vào dấu (+) Đặt tên nhóm (Nhóm 1/…)
❖ Gợi ý hướng dẫn học sinh đăng sản phẩm học tập
- Giáo viên sao chép đường link ở thanh địa chỉ và gửi cho học sinh qua nhóm Zalo.
Yêu cầu học sinh truy cập vào đường link.
- Để hướng dẫn học sinh thực hiện đăng sản phẩm, giáo viên có thể chụp màn hình thao
tác và gửi vào nhóm Zalo. Tương tự, giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập vào thư mục
của máy tính và chọn được tệp/file sản phẩm, tải lên nhóm.
Sau khi tất cả các nhóm đều đăng sản phẩm, giáo viên có thể yêu cầu học sinh
các nhóm tìm hiểu sản phẩm lẫn nhau, bình chọn sản phẩm, bình luận sản phẩm.
3.2.4.2. Quản lí học sinh và lớp học, theo dõi tiến bộ học tập của học sinh
❖ Tình huống: Giáo viên tạo và quản lí hồ sơ của mỗi thành viên trong lớp học thông
qua việc ghi nhận hành vi, hoạt động của học sinh trên hệ thống đánh giá bằng
Classroom. Đồng thời, giáo viên có thể chia sẻ với phụ huynh về tình hình học tập
của học sinh, hoặc phụ huynh có thể đăng nhập để theo dõi tiến trình học tập của con
mình.
❖ Gợi ý giải quyết tình huống:
Bước 1: Giáo viên đăng nhập vào website https://classroom.google.com/ và đăng kí tài
khoản, chọn vai trò là “giáo viên”.
Bước 2: Giáo viên tạo một lớp học và nhập thông tin hồ sơ của mỗi thành viên.
Bước 3: Giáo viên thiết kế các nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực cần thiết cho
chủ đề.
Bước 4: Giáo viên thực hiện đánh giá hoạt động học tập của từng học sinh (có thể thực
hiện việc đánh giá ngay trong giờ học hoặc sau giờ học).
Bước 5: Giáo viên xuất báo cáo hồ sơ học tập của học sinh để lưu trữ hoặc gửi qua
email cho phụ huynh.
3.3. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy
học, giáo dục môn Toán ở cấp THPT qua trường hợp minh hoạ
3.3.1. Kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn Toán ở cấp trung học phổ
thông
Thiết kế một chủ đề học tập/bài dạy môn Toán ở THPT có ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ đòi hỏi cần có định hướng và các nguyên tắc kĩ thuật. Có
thể dựa trên mô hình TPACK (trình bày ở Mục 1.1.2), quy trình lập kế hoạch ứng dụng
công nghệ vào trong dạy học (Technology Integration Planing model - TIP) (Phụ lục
3.2), mô hình ADDIE về thiết kế chủ đề học tập/bài dạy ứng dụng CNTT (Phụ lục 3.3),

114
các phần mềm và thiết bị công nghệ (Nội dung 2) là những cơ sở chính để thiết kế chủ
đề/bài dạy trong môn Toán ở THPT có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công
nghệ.
Để đảm bảo tính kế thừa các mô đun bồi dưỡng giáo viên trước đó, tài liệu trình
bày quy trình thiết kế chủ đề học tập/bài dạy tương đồng với quy trình được giới thiệu
ở Mô đun 4, trong đó có nhấn mạnh các nội dung có liên quan đến ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ. Điều lưu ý là giáo viên cần xác định đúng yêu cầu cần đạt,
định hướng chọn nội dung dạy học phù hợp trong các hoạt động cụ thể với các ý tưởng
sư phạm tạo thành chuỗi các hoạt động xuất phát từ người học sao cho logic. Đồng thời,
giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng học liệu số, học liệu khác tùy điều kiện, tiến hành lựa
chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học cũng như phương thức kiểm
tra đánh giá kết quả học tập.
Bảng 3.3. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT
Lưu ý về việc ứng dụng CNTT, học liệu Sản phẩm đầu ra ở kế hoạch
Bước
số và thiết bị công nghệ bài dạy
Bước 1. Xác Trong bước này, cần liệt kê các thiết bị Mục tiêu dạy học
định mục tiêu công nghệ, công cụ, phần mềm, học liệu Thiết bị và học liệu
dạy học của chủ số có liên quan có thể hỗ trợ học sinh đạt Khung tiến trình dạy học (nếu
đề/bài học được mục tiêu bài học một cách chủ có) thể hiện sự kết nối giữa các
động, tích cực nhất. hoạt động học, nội dung dạy
Bước 2. Xác Trong bước này, có thể đánh giá sự phù học, phương pháp-kĩ thuật
định mạch nội hợp của thiết bị công nghệ, công cụ, học dạy học, hình thức-công cụ
dung, chuỗi các liệu số đã liệt kê có phù hợp với nội kiểm tra đánh giá, phương án
hoạt động học dung, chuỗi các hoạt động học dự kiến ứng dụng CNTT với các thiết
và thời lượng và thời lượng tương ứng ở mỗi hoạt bị, phần mềm và học liệu
tương ứng động sẽ tổ chức hay không. Từ đó sẽ đưa tương ứng.
ra quyết định sử dụng, điều chỉnh hoặc
thay thế.
Bước 3. Xác Trong bước này, cần đánh giá sự phù
định hình thức, hợp của thiết bị công nghệ, phần mềm,
phương pháp, kĩ học liệu số phù hợp với hình thức,
thuật dạy học; phương pháp, kĩ thuật dạy học hoặc các
phương án kiểm phương án kiểm tra đánh giá. Ví dụ có
tra đánh giá thể xác định và lựa chọn nền tảng phù
hợp để tổ chức dạy học trực tuyến
tương tác thời gian thực, lựa chọn các
phần mềm hỗ trợ chia nhóm hoặc ghi
nhận kết quả thực hiện của nhóm, công
cụ hỗ trợ ghi nhận nhanh câu trả lời hoặc
phản hồi của học sinh…

115
Lưu ý về việc ứng dụng CNTT, học liệu Sản phẩm đầu ra ở kế hoạch
Bước
số và thiết bị công nghệ bài dạy
Bước 4. Thiết kế Trong bước này cần mô tả rõ cách giáo Mô tả chi tiết về tiến trình dạy
các hoạt động viên, học sinh sử dụng thiết bị công học bao gồm các hoạt động
dạy học cụ thể nghệ, phần mềm, học liệu để tổ chức và học, mỗi hoạt động học gồm
thực hiện các hoạt động học tập. Tính mục tiêu, nội dung, sản phẩm
hiệu quả thể hiện rõ khi học sinh có học tập, cách tổ chức thực
nhiều cơ hội để sử dụng các thiết bị, hiện, trong đó thể hiện rõ vai
phần mềm học liệu để khám phá kiến trò và cách sử dụng các thiết
thức mới, rèn luyện kĩ năng một cách bị, phần mềm học liệu đã
chủ động và tích cực, hoặc khi giáo viên chọn.
sử dụng để tối ưu hoá việc tổ chức các Thông tin địa chỉ hoặc liên kết
hoạt động dạy học và quản lí lớp học. đến các học liệu số, trang web
Đồng thời giáo viên chuẩn bị sẵn các học có sử dụng trong bài dạy.
liệu số đã có hoặc xây dựng các học liệu Các học liệu khác như: phiếu
số để hỗ trợ bài dạy như phiếu học tập, học tập, bài trình chiếu,
bài trình chiếu, video, mô phỏng… video…
Bước 5. Rà soát, Cần kiểm tra về nội dung, các yêu cầu về Các điều chỉnh, sửa đổi hoặc
chỉnh sửa, hoàn kĩ thuật, điều kiện cơ sở vật chất để đảm các phương án dự phòng có
thiện kế hoạch bảo việc sử dụng hiệu quả các thiết bị liên quan.
bài dạy công nghệ, phần mềm và học liệu. Nếu
nhận ra điểm chưa phù hợp hoặc dự
đoán trước một số rủi ro hoặc tình
huống phát sinh khi sử dụng, giáo viên
cần có những phương án thay thế hoặc
dự phòng cần thiết.

Như vậy, dựa trên quy trình xây dựng kế hoạch bày trình bày, giáo viên có thể
thực hành xây dựng kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công
nghệ. Có thể xem Kế hoạch bài dạy chi tiết môn Toán ở THPT được trình bày sau đây
như một minh họa tham khảo. Trong kế hoạch bài dạy này, phương án ứng dụng CNTT,
học liệu số và thiết bị công nghệ được mô tả khá cụ thể và chi tiết từ phần chuẩn bị đến
từng hoạt động cụ thể cũng như cách thức triển khai các hoạt động, sử dụng phương
pháp - kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tất cả đều đảm bảo hai
định hướng: (1) giúp tổ chức được các hoạt động mà nếu không có CNTT sẽ không thể
thực hiện được, (2) giúp nâng cao hiệu quả dạy học khi tổ chức có ứng dụng CNTT (dựa
trên sự phù hợp với đặc trưng của môn học).
3.3.2. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng CNTT
Có thể tham khảo mẫu phiếu đánh giá bài dạy theo tinh thần công văn
5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên
môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên
môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tiêu chí quan tâm: mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng
116
để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Tiêu chí được thể hiện với 3 mức độ:
Mức độ Mô tả tiêu chí
1 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà
học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hoạt động
với thiết bị dạy học và học liệu đó.
2 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà
học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động
(đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả
cụ thể, rõ ràng.
3 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập học
sinh phải hoàn thành; cách thức học sinh hoạt động (đọc/ viết/ nghe/ nhìn/ thực
hành) với thiết bị dạy học và học liệu được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ
thuật dạy học tích cực được sử dụng.
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị
công nghệ và học liệu số trong hoạt động học tập của học sinh. Cần áp dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh khai thác, sử dụng phương tiện dạy học, thiết
bị công nghệ và học liệu số một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Để xem xét sự phù hợp của phương tiện, thiết bị và học liệu đã lựa chọn phù hợp
với phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương án và công cụ đánh giá được mô tả trong kế
hoạch bài dạy, có thể đặt ra một số câu hỏi cụ thể như sau:
 Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài dạy một cách hợp lí và cần thiết
hay không?
 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?
 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức học sinh hoạt
động không?
 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp
với các kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?
Có thể sử dụng các tiêu chí và câu hỏi định hướng để phân tích việc ứng dụng
CNTT trong Hoạt động khám phá trong bài “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” trong
trường hợp minh hoạ ở mục 2.3.1 như sau:
Câu hỏi phân tích Có đáp Dẫn chứng
ứng
không?
Thiết bị dạy học và học  Phần mềm được sử dụng trong hoạt động là
liệu có tích hợp vào bài GeoGebra.
dạy một cách hợp lí và Học liệu số được tích hợp vào nội dung hoạt động cho
cần thiết hay không? học sinh để khám phá bài học là cần thiết vì nó khắc
phục việc vẽ 3 đồ thị như trong sách Đại số 10 hiện
hành.

117
Thiết bị dạy học và học  Sản phẩm học tập ở đây là kết quả so sánh
liệu thể hiện được sự f(𝑥1 )với 𝑓(𝑥2 ). Tính động của GeoGebra cho phép
phù hợp với sản phẩm tương tác để thay đổi giá trị của 𝑥1 và 𝑥2 một cách tùy
học tập không? ý trong các khoảng cần khảo sát và luôn được bảo đảm
𝑥1 < 𝑥2 .
Thiết bị dạy học và học  Cách hình thành tính biến thiên của hàm số là thông
liệu thể hiện được sự qua tiến trình thực nghiệm-định lý. GeoGebra tạo điều
phù hợp với cách thức kiện để học sinh thực hiện các thực nghiệm trên bằng
học sinh hoạt động cách thao tác với chuột trên đối tượng hình cụ thể.
không?
Việc sử dụng thiết bị  Việc sử dụng GeoGebra được mô tả cụ thể và rõ ràng
dạy học và học liệu có thông qua các hướng dẫn, câu hỏi trong kế hoạch bài
được mô tả cụ thể, rõ dạy.
ràng và phù hợp với các Phương pháp dạy học được sử dụng ở đây là dạy học
kĩ thuật dạy học tích toán thông qua trải nghiệm. Các ghi nhận từ thực tế
cực được sử dụng (trên màn hình) sẽ đưa đến những trải nghiệm cụ thể
không? đối với các tính chất toán học trừu tượng.

THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH


1. Phân tích việc lựa chọn, sử dụng nguồn học liệu, phần mềm và thiết bị công nghệ phù
hợp trong môn Toán ở cấp THPT nếu thực hiện 1 trong 3 hình thức dạy học đã trình bày
trong tài liệu đọc.
2. Trình bày những lưu ý khi thiết kế một hoạt động cụ thể để dạy học môn Toán ở cấp
THPT có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ.
3. Phát triển một một kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn Toán ở cấp THPT
dựa trên kế hoạch bài dạy ở mô đun 4 hoặc kế hoạch bài dạy tự đề xuất.
4. Thiết kế các học liệu hỗ trợ dạy học hoặc xây dựng môi trường học tập cho kế hoạch
bài dạy có ứng dụng CNTT ở trên.
Một số sản phẩm trọng tâm:
- Bài trình chiếu hoặc video bài giảng.
- Bài kiểm tra đánh giá trực tuyến (Google Forms, Kahoot…).
- Môi trường để học sinh thảo luận và làm việc cộng tác (Padlet, Lớp học trong
Google Classroom…).
- Các học liệu đặc thù của môn học (GeoGebra, Google Sheets,…).
5. Nêu những điều kiện cần thiết, thuận lợi và khó khăn khi tổ chức kế hoạch bài dạy đó
trong môn Toán ở cấp THPT. Đề xuất các phương án thay thế.

118
NỘI DUNG 4.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

4.1. Xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp


4.1.1. Xây dựng kế hoạch tự học nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Để xây dựng kế hoạch tự học nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng
thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, người học (giáo viên và cả GVCC) cần
thực hiện theo các bước:
1. Phân tích, đánh giá năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục
và quản lí học sinh của bản thân.
2. Xác định nhu cầu, khả năng học tập bản thân để nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT.
3. Xác định mục tiêu học tập, các nội dung tự học và mốc thời gian hoàn thành.
4. Xây dựng kế hoạch tự học và chiến lược cùng với các mức độ/chuẩn năng lực sẽ
đạt được (yêu cầu cần đạt nếu có).
5. Xây dựng tiến độ (lịch trình) thực hiện kế hoạch tương ứng với các mốc thời gian
đã xác định trước.
4.1.1.1. Tự đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng phiếu tự đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để xác định năng lực bản thân
ở đâu, đạt ở mức độ nào của Chuẩn. Xem gợi ý ở Bảng 4.1.
Mỗi cột dọc đánh dấu một cụm từ mô tả về năng lực CNTT của giáo viên trong hoạt
động dạy học và giáo dục (5 năng lực thành phần). Mỗi hàng ngang mô tả mức độ (tăng
dần) từ mức thấp nhất là “Không đánh giá được năng lực” cho đến mức cao nhất là “Sử
dụng sáng tạo ở mọi tình huống”. Mỗi ô trong phiếu biểu hiện về năng lực đối với từng
mức độ của năm thành phần năng lực ứng dụng.

119
Bảng 4.1 – Phiếu tự đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên32
Việc sử dụng Kế hoạch sử dụng Sự hiểu biết Phạm vi sử dụng Mức độ tham gia
Mức độ của giáo viên của giáo viên của giáo viên và hiểu biết quy trình, của giáo viên
đối với học sinh về công nghệ thao tác

Chưa bao giờ sử Chưa có một kế Giáo viên không Chưa sử dụng đúng Chưa có sự tham gia của
Không
dụng công nghệ đối hoạch cụ thể trước hứng thú trong việc phạm vi và trình tự của giáo viên trong hoạt động
đánh giá
với học sinh. khi ứng dụng công tìm hiểu, học hỏi về công nghệ. dạy học có ứng dụng công
năng lực
nghệ. công nghệ. nghệ.
Không thường xuyên Tự do lựa chọn Giáo viên phải đối Giáo viên có thể sử Hạn chế sự tham gia của
lập kế hoạch cho học (không có định phó với việc hiểu và dụng phạm vi và trình giáo viên trong hoạt động
Bước đầu
sinh thực hành trên hướng) hoặc có các sử dụng công nghệ. tự của công nghệ. dạy học có ứng dụng công
sử dụng
máy tính. hoạt động hướng nghệ.
đến học sinh.
Hỗ trợ học sinh học Giáo viên có kế Giáo viên thành công Có thể sử dụng phạm vi Giáo viên đóng vai trò tích
Sử dụng
tập trên máy tính hoạch và tập dợt bài trong việc sử dụng và trình tự công nghệ cực trong việc giới thiệu các
thường
một cách thường giảng trước buổi dạy. công nghệ ở mức độ một cách độc lập. bài học có ứng dụng công
xuyên
xuyên. căn bản. nghệ.

32
Biên soạn dựa theo ACOT Stages of Technology Integration – http://onlinetools.pbworks.com/f/ACOTStagesofTechnology.doc.pdf

120
Việc sử dụng Kế hoạch sử dụng Sự hiểu biết Phạm vi sử dụng Mức độ tham gia
Mức độ của giáo viên của giáo viên của giáo viên và hiểu biết quy trình, của giáo viên
đối với học sinh về công nghệ thao tác

Sử dụng Khuyến khích tất cả Tích hợp được công Giáo viên bắt đầu có Giáo viên triển khai và Giáo viên tối đa chỉ có một
thích nghi học sinh tận dụng nghệ vào các buổi sự tìm hiểu và thử thực hiện được tất cả dự án công nghệ liên quan
theo tình công nghệ cho các học, thực hành ở lớp nghiệm với những kĩ năng về phạm vi và đến chương trình giáo dục
huống dự án và bài tập. học truyền thống. công nghệ mới. trình tự công nghệ. môn học mỗi năm một lần.
Giáo viên thường Giáo viên lên kế Giáo viên khai thác, Giáo viên tận dụng Giáo viên phát triển nhiều
Sử dụng xuyên tận dụng công hoạch thích hợp cho sử dụng thuần thục được hết tất cả kĩ năng dự án công nghệ liên quan
thích hợp ở nghệ vào lớp học việc sử dụng công được với công nghệ, về phạm vi và trình tự đến chương trình giáo dục
mọi tình hoặc phòng thí nghệ ở các tình có khả năng linh hoạt vào trong các chương môn học cho học sinh (có
huống nghiệm, môi trường huống dạy học khác trong sử dụng. trình giảng dạy. tính liên môn).
khác. nhau.
Giáo viên thiết kế và Tạo ra các mô hình Giáo viên liên tục có Giáo viên tạo ra một Giáo viên đi xa hơn trong
Sử dụng
triển khai thực hiện hướng dẫn mới từ những thử nghiệm môi trường mà công các mẫu có sẵn về việc sử
sáng tạo ở
các môi trường sử công nghệ. với công nghệ mới. nghệ được sử dụng dụng công nghệ và chấp
mọi tình
dụng công nghệ mới. một cách dễ dàng như nhận rủi ro để có được
huống
một công cụ. những lợi thế về công nghệ.

121
4.1.1.2. Lập kế hoạch tự học và phát triển cá nhân
Sử dụng mẫu gợi ý kế hoạch tự học ở Phụ lục 4.
Việc xây dựng kế hoạch tự học cần dựa trên việc tự đánh giá năng lực ứng dụng
CNTT đã thực hiện trong mục 4.1.1.1. Ngoài ra, kế hoạch cũng cần cụ thể về mục tiêu,
hành động, thời gian (lộ trình), sản phẩm, đánh giá kết quả thực hiện. Dưới đây là các
câu hỏi để giúp bạn phát triển kế hoạch tự học và thiết lập mục tiêu phù hợp theo từng
giai đoạn:
- Tôi hiện đang có những thế mạnh nào trong lĩnh vực liên quan đến việc giảng dạy
hay cơ sở kiến thức nội dung? Tôi cần học gì và tôi sẽ học kiến thức đó khi nào và ở
đâu?
- Tôi hiện có điểm mạnh nào liên quan đến kĩ năng tôi cần để thực hiện hướng dẫn
cá nhân, hướng dẫn nhóm nhỏ và/hoặc hướng dẫn cả lớp? Tôi cần phải học thêm kĩ năng
gì và tôi sẽ học kĩ năng đó ở đâu?
- Tôi hiện có thế mạnh nào liên quan đến kiến thức và hiểu biết của tôi về các vị trí
giáo viên chuyên nghiệp? Tôi cần cải thiện điều gì?
- Sau khi đánh giá các lĩnh vực thế mạnh và các lĩnh vực cần cải thiện, tôi đã chọn
mục tiêu nào để thực hiện một cách có chủ đích để chuẩn bị tốt hơn với tư cách là người
hướng dẫn?
- Tôi muốn đạt điều gì từ những mục tiêu của mình?
- Tôi sẽ thực hiện những hoạt động nào để đạt được mục tiêu?
- Tôi sẽ làm việc như thế nào để đạt kết quả mong muốn?
- Mức giới hạn nào là phù hợp cho từng mục tiêu?
- Sự trợ giúp, hỗ trợ và/hoặc nguồn tài nguyên/nguồn lực có sẵn nào để giúp tôi
thành công trong việc đạt được mục tiêu?
4.1.2. Các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp và mô hình hỗ trợ đồng nghiệp
Bảng 4.2 – Khung tóm tắt các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp

122
Bảng 4.2 trình bày một số hình thức hỗ trợ đồng nghiệp, qua đó mô hình hướng dẫn
đồng nghiệp theo kiểu “vết dầu loang” với đội ngũ GVCC tại địa phương và cơ sở đào
tạo tại chỗ phối hợp với GVSPCC của các trường Sư phạm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp
cho GVĐT tại địa phương khi được tập huấn bồi dưỡng hoàn toàn ở dạng từ xa.
Chương trình ETEP triển khai mô hình tập huấn bồi dưỡng GVCC theo hình thức
7-2-7 kết hợp giữa trực tuyến với trực tiếp, và hình thức trực tuyến (từ xa hoàn toàn) đối
với GVĐT. GVCC đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ trực tiếp đồng nghiệp tại địa
phương và cơ sở đào tạo tại chỗ, GVSPCC phối hợp hướng dẫn và hỗ trợ gián tiếp qua
kênh giao tiếp cá nhân hoặc hệ thống hỗ trợ LMS: Viettel và một số hệ thống tương tự.
4.1.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin
Để xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT,
khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, GVCC (giáo viên nói
chung) cần thực hiện theo các bước sau:
1. Khảo sát nhu cầu và phân tích, đánh giá hiện trạng của việc ứng dụng CNTT,
khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục của giáo viên,
cơ sở đào tạo, địa phương.
Ví dụ:
- lựa chọn theo hướng kĩ năng sử dụng CNTT: biết/chưa biết sử dụng phần
mềm GeoGebra; mức độ sử dụng thành thạo/ít thành thạo,…
- lựa chọn theo hướng ý tưởng sư phạm như cho học sinh quan sát/thao tác
trực tiếp,…
2. Xác định mục tiêu và các nội dung bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
3. Xác định hình thức và các phương pháp bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
4. Xác định nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện/thiết bị, học liệu phục
vụ bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
5. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp và các mốc thời gian thực hiện.
Sử dụng mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (theo công văn số 32/CV-ETEP ngày
20 tháng 01 năm 2021) ở Phụ lục 4.
GVCC lên kế hoạch theo mẫu dựa trên những khảo sát, phân tích và đánh giá nhu
cầu, hiện trạng tại địa phương, cơ sở đào tạo tại chỗ.
Một điểm cần lưu ý, kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của Mô đun 9 hoàn toàn có thể
tích hợp hoặc tiếp nối các phần kế hoạch đã xây dựng từ các Mô đun đã học: 1, 2, 3, 4
và 5 là chủ yếu. Điều này cũng có nghĩa khi lập kế hoạch cần tuân thủ nguyên tắc nhất
quán và hợp lí, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với yêu cầu của địa phương và cơ sở
đào tạo.
Sau mỗi mô đun thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của địa phương, GVCC
cần báo cáo việc hoàn thiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp. Sử dụng mẫu báo cáo hoàn

123
thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (theo công văn số 32/CV-ETEP ngày 20 tháng 01
năm 2021), Phụ lục 5.
4.2. Một số hướng dẫn triển khai và thực hiện kế hoạch
4.2.1. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch tự học
Triển khai và thực hiện kế hoạch tự học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đặc
điểm cá nhân và điều kiện thực tế của người học. Trong tài liệu đọc, có thể trình bày các
cách tiếp cận để tự học, nghiên cứu với một kế hoạch đã xây dựng từ trước như sau:
- Tự học, tự nghiên cứu trên máy tính và Internet, đây là cách thông dụng nhất đa
số giáo viên sử dụng trong thực tiễn. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu của kế hoạch tự
học, giáo viên cần lưu ý chuẩn bị cho bản thân một số kiến thức, kĩ năng chuyên nghiệp
khi làm việc với máy tính và Internet. Chẳng hạn, tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên
Internet để nghiên cứu như thế nào để đảm bảo tính khoa học? Tổ chức, lưu trữ và quản
lí tài nguyên, học liệu số như thế nào để truy xuất dễ dàng? Làm thế nào để lựa chọn
đúng công cụ phần mềm đang có nhu cầu sử dụng? Làm thế nào để mở và phục hồi dữ
liệu khi máy tính không thể đọc dược tệp tin?
- Tự học, tự nghiên cứu trên máy tính và Internet đòi hỏi giáo viên phải có hứng thú
với công nghệ, thích tìm tòi và khám phá trên môi trường mạng Internet thông qua máy
tính. Giáo viên có thể “say sưa” với công cụ mới, tiện ích của máy tính thế hệ mới. Thực
tế không ít giáo viên có thể mất nhiều giờ, thậm chí cả một buổi/ngày để tìm kiếm một
thông tin trên máy tính khi gặp sự cố để khám phá, tìm hiểu. Tự học, tự nghiên cứu trên
máy tính và Internet là một cách học độc lập, không có sự trợ giúp từ người khác, nên
tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người học phải rất cao. Ngược lại, cách học này
cũng mang lại thành công cho người học nếu thực sự đạt các mục tiêu của kế hoạch tự
học với sự quyết tâm và một số kĩ năng nhất định.
- Tham gia các khoá học trực tuyến miễn phí/có phí (hầu hết trên nền tảng MOOCs),
đây là cách giáo viên có thể tự học, nghiên cứu một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để
nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển nghề nghiệp ở mọi lĩnh vực. Đây là một
lựa chọn mà nhiều giáo viên đã đầu tư và có những thành công nhất định trong thời gian
qua.
- Tham gia các khoá bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn định kì và thường xuyên do Bộ,
Sở/Phòng GD&ĐT tỉnh/thành, cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức, hoặc cũng có thể
do cá nhân tự tham gia. Các khoá bồi dưỡng tập huấn thường tổ chức theo dạng truyền
thống trực tiếp (mặt đối mặt) tại các phòng học đa phương tiện, phòng máy tính hiện đại
nếu thực hiện chuyên nghiệp (với số học viên ít, < 50) hoặc theo kiểu phổ cập kiến thức,
kĩ năng nếu thực hiện tại hội trường, phòng học lớn với số học viên nhiều. Đây cũng là
cách đơn giản, dễ dàng đối với người học nhưng hoàn toàn tuỳ thuộc vào các yếu tố
khách quan về sự đầu tư, nguồn tài trợ hoặc kinh phí của bản thân.
4.2.2. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp
Triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp qua mô hình hướng dẫn đồng
124
nghiệp với hai dạng: (1) Hỗ trợ trực tiếp với mô hình “một kèm một” (1-1), “một kèm
nhiều” (1-n); và (2) Hỗ trợ gián tiếp cũng với mô hình 1-1, 1-n.
Hỗ trợ trực tiếp là GVCC sẽ trực tiếp làm việc và trao đổi cùng với GVĐT về các
nội dung cần thiết tại một địa điểm với thời gian quy định, chẳng hạn lịch tập huấn trực
tiếp tại địa phương X ở một cơ sở đào tạo Y cụ thể trong 1-2 ngày.
Hỗ trợ gián tiếp là GVCC sẽ thông qua máy tính và Internet để hướng dẫn đồng
nghiệp. Khi đó, GVCC có thể vận dụng kiến thức đã nghiên cứu ở Mô đun 9 này để thiết
kế môi trường học, hình thức học tập để thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp. Hỗ trợ
gián tiếp đồng nghiệp qua các công cụ online meeting như: MS Team, Google Meet là
một trong những hình thức hiệu quả và thuận tiện, bên cạnh là những mạng chia sẻ dữ
liệu như Google Drive, Youtube và lớp học ảo Google Classroom, hệ thống VLE đã lựa
chọn. Ngoài ra, các công cụ nhắn tin thoại như Messenger, Zalo (Viber, Skype) thông
dụng hiện nay cũng góp phần là kênh giao tiếp hỗ trợ nhanh đối với GVĐT và giáo viên
nói chung.
Mô hình 1-1 là mô hình “một kèm một” hay là “cặp đôi”, đây là dạng hỗ trợ tốt nhất
và hiệu quả nhất, thường được áp dụng trong môi trường dạy nghề chuyên nghiệp. Người
hướng dẫn và người được hướng dẫn ở dạng này giống như một “cặp đôi” để cùng làm
việc, chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp/gián tiếp về mọi mặt.
Mô hình 1-n là mô hình “một kèm nhiều”, đây là dạng hỗ trợ thông dụng trong các
tổ bộ môn, khoa/phòng khi muốn tập huấn bồi dưỡng nội bộ. Mô hình này thường được
làm theo dạng định kì, thường xuyên ở nhiều hình thức khác nhau: seminar trong phòng
họp, thảo luận tại các địa điểm phù hợp và thuận tiện, tập huấn tại lớp học.
Trong thực tế hiện nay, GVCC phải hỗ trợ số lượng khá lớn GVĐT do vậy việc theo
dõi, giám sát, hỗ trợ trực tiếp sẽ gặp khó khăn. GVCC cần xây dựng một nhóm nhỏ để
cùng hỗ trợ cho GVĐT ngay trong cơ sở đào tạo tại chỗ, hoặc tại địa phương. Điều quan
trọng nhất là sử dụng các biện pháp phù hợp với sự chủ động từ GVCC cũng như GVĐT
để có thể đảm bảo hiệu quả hỗ trợ đạt như mong đợi.
4.2.2.1. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung
Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp đã xây dựng, có thể tiến hành bồi dưỡng tập
trung các nội dung của mô đun 9 cho GVĐT tại các cơ sở giáo dục. Bồi dưỡng tập trung
sẽ đi sâu vào nội dung có tính thực hành cao: xây dựng kế hoạch, thiết kế và sử dụng
CNTT trong dạy học và giáo dục. Việc bồi dưỡng tập trung sẽ hiệu quả hơn khi giáo
viên đã nghiên cứu nắm bắt nền tảng lí luận cơ bản.
Để hình thức bồi dưỡng tập trung đạt kết quả tốt, cần lưu ý:
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu của giáo viên để xác định mục đích và nội dung bồi
dưỡng phù hợp, có tính trọng tâm;
- Xây dựng và thực hiện những chủ đề bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tế và năng
lực đội ngũ giáo viên;

125
- Sử dụng đa dạng phương pháp và hình thức tương tác với giáo viên trong quá trình
bồi dưỡng, chú trọng vào phát triển năng lực vận dụng vào thực tế cho đội ngũ giáo viên;
- Thiết kế các tiêu chí đánh giá và tự đánh giá kết quả bồi dưỡng;
- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng tập trung.
4.2.2.2. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức bồi dưỡng qua mạng
Ứng dụng CNTT trong hoạt động tập huấn qua mạng là việc sử dụng các thiết bị
CNTT, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ
các hoạt động tập huấn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tập
huấn, gia tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong
dạy học và giáo dục.
Trước khi tổ chức tập huấn qua mạng cho GVĐT, cần đảm bảo thực hiện tốt:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng: Ngoài các yêu cầu của kế hoạch tổ
chức tập huấn thông thường, kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng phải thể hiện rõ: Hình
thức và thời gian tổ chức tập huấn; hệ thống thông tin phục vụ tập huấn; hướng dẫn cách
thức người học tham gia các hoạt động của lớp tập huấn. Đối với hoạt động kiểm tra
thường xuyên và đánh giá cuối lớp tập huấn, cần chỉ rõ các yêu cầu và hình thức tổ chức
là thực hiện qua mạng hay thực hiện tập trung.
- Chuẩn bị đủ học liệu điện tử và tải lên hệ thống quản lí học tập trực tuyến.
- Tạo và mở lớp tập huấn trên hệ thống quản lí học tập trực tuyến để người học sử
dụng; cập nhật danh sách người học, tài khoản người học của lớp tập huấn.
- Gửi thông báo và hướng dẫn người học tham gia các hoạt động của lớp tập huấn
qua mạng.
Khi tổ chức các hoạt động tập huấn qua mạng cho GVĐT, cần lưu ý:
- Giáo viên đăng nhập hệ thống quản lí học tập và tự học qua mạng theo quy định
và kế hoạch đã được duyệt.
- Giáo viên phối hợp với giảng viên triển khai các nội dung tập huấn theo kế hoạch;
theo dõi, đánh giá, trợ giúp người học trong suốt quá trình thực hiện lớp tập huấn qua hệ
thống quản lí học tập trực tuyến và các công cụ giao tiếp qua mạng khác (thư điện tử,
họp trực tuyến, mạng xã hội và kênh giao tiếp khác) đảm bảo người học nắm bắt được
nội dung và theo kịp tiến độ các hoạt động của lớp tập huấn.
- Cán bộ kĩ thuật quản trị hệ thống thông tin tổ chức tập huấn qua mạng trực và vận
hành, điều khiển hệ thống ứng dụng CNTT đảm bảo các điều kiện kĩ thuật phục vụ hoạt
động của lớp tập huấn theo như kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức trắc nghiệm hoặc luận đề phù hợp với nội
dung và mục tiêu tập huấn.
4.2.2.3. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn
Nội dung sinh hoạt chuyên môn tại các cơ sở giáo dục gồm sinh hoạt chuyên môn

126
thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề. Hiệu trưởng cần nắm vững mục
đích, nội dung, quy trình thực hiện sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn để chỉ đạo tổ trưởng
chuyên môn và giáo viên thực hiện việc bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ. Có thể hỗ trợ đồng
nghiệp ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục trong sinh hoạt chuyên môn thường
xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề.
Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có hiệu quả cần phải
thiết kế được các hoạt động một cách khoa học. Do đó, cần chỉ đạo tổ/ nhóm chuyên
môn thiết kế các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề gồm các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề cần có công tác chuẩn bị và phân công
rõ ràng công việc cho các thành viên trong tổ/nhóm bộ môn:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động?
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành
là bao lâu? trao đổi, thảo luận, kết nối thông tin như thế nào?
- Bản thân tổ trưởng/nhóm trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích
cực các thành viên trong tổ/nhóm? Để làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo viên và tổ
trưởng chuyên môn phải có kĩ năng làm việc nhóm.
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn.
Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ
đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định
hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc.
Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung.
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên thảo luận, biết khêu gợi các ý
kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết phân tích vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn
dắt hợp lí; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề phải đưa ra các kết luận cần thiết,
phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy.
Đối với các trường quy mô nhỏ, giáo viên mỗi bộ môn ít, nên đẩy mạnh hoạt động
sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề với quy mô cụm trường để trao đổi học thuật, nâng
cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu.
Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có thể thực hiện với các hình thức: sinh hoạt theo
môn, theo nhóm môn, sinh hoạt trong trường, sinh hoạt theo cụm trường…
Một số chủ đề gợi ý sinh hoạt chuyên môn: lựa chọn hoặc ứng dụng một phần mềm,
công cụ vào tổ chức dạy học (tập trung phân tích ưu điểm, nhược điểm và các mẹo khi

127
sử dụng sao cho hiệu quả); xây dựng kế hoạch dạy học dùng chung cho tổ bộ môn theo
hướng đồng bộ hóa công nghệ sử dụng; tổ chức dạy và dự giờ một tiết dạy trong kế
hoạch bài dạy theo hướng nghiên cứu bài học; thảo luận, phân tích hoặc chia sẻ theo
hướng chủ đề tiếp cận công nghệ như công cụ kiểm tra đánh giá, công cụ xử lí biên tập
hình ảnh, phim; công cụ tổ chức dạy học trực tuyến đồng bộ thời gian thực;…
4.2.2.4. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp
Đây là mô hình hoạt động tương tác giữa các giáo viên với nhau, người có kinh
nghiệm giúp đỡ, hướng dẫn người ít kinh nghiệm hơn về ứng dụng CNTT trong dạy học
và giáo dục. Mô hình này sẽ tạo ra động lực bên trong cho mỗi giáo viên trong phát triển
năng lực nghề nghiệp của bản thân.
Để thực hiện mô hình này hiệu quả, cần lưu ý:
- Đánh giá đúng thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong nhà
trường, xác định được những đồng nghiệp có khả năng hướng dẫn, trợ giúp các đồng
nghiệp khác trong đơn vị;
- Xác định những nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn ứng dụng CNTT trong dạy học,
giáo dục phù hợp với nhu cầu và năng lực của giáo viên, trên cơ sở đó lựa chọn những hình
thức và phương pháp hướng dẫn đồng nghiệp phù hợp;
- Xác định những nguồn lực cho công tác hướng dẫn đồng nghiệp từ các chương
trình mục tiêu, kinh phí bồi dưỡng hàng năm;
- Xác định rõ người chịu trách nhiệm chính trong quản lí công tác hướng dẫn đồng
nghiệp và tự bồi dưỡng của giáo viên.

THẢO LUẬN - THỰC HÀNH

1. Dựa trên bảng tự đánh giá năng lực CNTT (gợi ý), Thầy/Cô hãy tự phân tích và đánh
giá khả năng sử dụng công nghệ và năng lực tích hợp CNTT vào trong dạy học và giáo
dục môn Toán. Đồng thời, thiết kế một kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng
lực CNTT hỗ trợ dạy học và giáo dục, cũng như phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
2. Thiết kế một kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp tại cơ sở giáo dục của mình để nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động
dạy học, giáo dục và quản lí học sinh (theo Phụ lục 4).
3. Trình bày những giải pháp để thực hiện, triển khai kế hoạch của Thầy/Cô đã xây dựng
ở trên hiệu quả và chất lượng.

128
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1

Phụ lục 1.2


129
TỔNG HỢP LÍ THUYẾT NỀN CHO CÁC CHIẾN LƯỢC
TÍCH HỢP CÓ ĐỊNH HƯỚNG

130
Tổng hợp lí thuyết nền cho các chiến lược tích hợp theo học thuyết kiến tạo

131
132
Phụ lục 1.3

133
134
135
136
Phụ lục 3.1
KẾT NỐI CÁC CƠ SỞ ĐỂ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,
HỌC LIỆU SỐ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
Có thể quan tâm đến bảng sau để nhận thấy tính liên kết về định hướng ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong nhận
thức và hành động của giáo viên đúng với bản chất của việc hỗ trợ cho hoạt động dạy học và giáo dục
Bảng 3. Kết nối các cơ sở để ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phân tích theo mục tiêu - ý nghĩa và lí giải việc lựa
chọn
TPACK model 4 categories TIP model ADDIE model
Mô hình TPACK tập trung vào hiểu biết công Khai thác các Mô hình TIP có thể Mô hình ADDIE được xây dựng và phát triển từ năm
nghệ (technological knowledge, TK), hiểu biết công cụ, phần dùng để lập kế 1970 (Center for Educational Technology, Florida
sư phạm (pedagogical knowledge, PK) và hiểu mềm hỗ trợ hoạch ứng dụng State University) - là một trong các mô hình thuộc lĩnh
biết nội dung dạy học (content knowledge, hoạt động dạy công nghệ cho vực thiết kế dạy học - Instructional Design (ID) được
CK), mô hình cung cấp một cách tiếp cận hiệu và học. một chương trình sử dụng rất phổ biến trong việc thiết kế dạy học đối
quả cho các tình huống dạy học từ đơn giản - Thiết kế và biên đào tạo, một khoá với các hệ thống hỗ trợ dạy học (như LMS/LCMS), cho
đến phức tạp mà giáo viên sẽ đối mặt. Mô tập nội dung dạy học, hoặc thậm đến các chương trình học, khoá học, chủ đề học
Mục tiêu

hình TPCK phác thảo cách thức khai thác nội học. chí là một chủ đề tập/bài dạy cụ thể.
dung (nội dung dạy học) và phương pháp sư học tập/bài dạy cụ Một mô hình thiết kế hướng dẫn sử dụng để xác định
- Tổ chức và
phạm (phương pháp dạy học) cùng với ứng thể nào đó. các hoạt động sẽ hướng dẫn sự phát triển của các dự
triển khai hoạt
dụng của công nghệ (sử dụng học liệu, thiết bị án eLearning hoặc học tập công nghệ.
động dạy học.
công nghệ, công cụ, phần mềm tiện ích nào
- Kiểm tra, đánh
trong dạy học). Thứ tự các từ khoá TK, PK và
giá kết quả học
CK trong mô hình TPCK rất quan trọng đối với
tập.
giáo viên, bởi nội dung chuyên môn là thành
phần chính đảm bảo việc dạy “đúng” và dạy
“đủ”, phương pháp sư phạm bổ trợ cho người

137
giáo viên có một khả năng dạy học “hợp lí” và - Quản lí lớp học
“hấp dẫn”, và cuối cùng khả năng ứng dụng và phản hồi về
công nghệ làm gia tăng hứng thú, động cơ học người học.
tập của học sinh, giúp người dạy và người học
đạt hiệu quả dạy học cao nhất.
Để sử dụng hiệu quả mô hình TPCK, cần quan - Giai đoạn 1: - Giai đoạn 1: Phân tích
tâm một số câu hỏi gợi ý: Phân tích nhu cầu Đầu vào
dạy và học.
- Nội dung dạy học có thể được thể hiện bằng + Xác định đối tượng và nhu cầu người học;
Bước 1: Xác định
công nghệ như thế nào?
những ích lợi liên + Xác định kiến thức đã biết, kiến thức có thể biết của
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học nào phù hợp người học.
quan của việc ứng
qua việc sử dụng công nghệ?
dụng công nghệ. Đầu ra
- Với các yêu cầu cần đạt và khả năng của học
Bước 2: Xác định + Xây dựng mục tiêu dạy học (tiêu chí cụ thể);
Các bước thực hiện

sinh thì công nghệ có thể hỗ trợ giải quyết vấn


các kiến thức, kỹ + Chuẩn đầu ra (yêu cầu cần đạt).
đề ra sao?
năng chuyên môn, - Giai đoạn 2: Thiết kế
- Với nền tảng kiến thức, kỹ năng đã có của sư phạm và công
học sinh, khi tiếp xúc với công nghệ và các bài Đầu vào
nghệ đã có và cần
học có ứng dụng công nghệ, giáo viên cần chú + Xác định nội dung trọng tâm;
có của bản thân
ý những điều gì? giáo viên. + Xác định nội dung mở rộng (liên môn, nếu có); nội
Tham khảo thêm: sơ đồ tóm tắt các cơ sở - Giai đoạn 2: Lập dung nâng cao (môn học, nếu có).
khoa học và lí thuyết nền tảng của việc tích kế hoạch tích Đầu ra
hợp công nghệ vào trong dạy học ở phụ lục hợp. + Thiết kế chiến lược dạy học và lựa chọn phương
1.2. Bước 3: Thiết kế pháp kĩ thuật dạy học;
mục tiêu dạy học + Thiết kế phương án, hình thức kiểm tra đánh giá;
và cách kiểm tra + Thiết kế phương án, hình thức ứng dụng CNTT;

138
đánh giá kết quả + Xác định các sản phẩm học tập của học sinh, và
học tập. hoàn thành khung kế hoạch bài dạy.
Bước 4: Thiết kế - Giai đoạn 3: Phát triển
chiến lược (hay Đầu vào
phương án) tích + Xác định các hoạt động học tập theo khung kế
hợp.
hoạch
Bước 5: Chuẩn bị Đầu ra
môi trường dạy và
+ Xây dựng nội dung dạy học, học liệu cần thiết;
học.
+ Tổ chức hoạt động học tập và nhiệm vụ của học
- Giai đoạn 3:
sinh;
Phân tích sau khi
dạy – học và chỉnh + Lựa chọn, xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá;
sửa. + Lựa chọn nguồn học liệu, thiết bị công nghệ và phần
Bước 6: Phân tích mềm khai thác và sử dụng trong quá trình dạy học;
kết quả, thông tin + Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, phương tiện hỗ trợ phục vụ
phản hồi từ người dạy học trong/ngoài lớp. Hoàn thành kế hoạch bài
học. dạy hoàn chỉnh.
Bước 7: Thực hiện - Giai đoạn 4: Thực hiện (hay triển khai)
sửa đổi. Đầu vào
+ Xác định thời khoá biểu dạy học, lịch báo giảng
Đầu ra
+ Chuẩn bị trước tiết (buổi) học;
+ Khởi động lớp học;
+ Tổ chức hoạt động học tập trong/ngoài lớp;

139
+ Kết thúc tiết (buổi) học, và chuẩn bị các hoạt động
sau tiết (buổi) học nếu có.
- Giai đoạn 5: Đánh giá
Đầu vào: Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh, và
các nguồn dữ liệu khác (nếu có)
Đầu ra:
+ Phân tích, rút kinh nghiệm và tự đánh giá về tiết
(buổi) học;
+ Cải tiến bài dạy và chỉnh sửa kế hoạch.

140
Phụ lục 3.2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HAY PHƯƠNG ÁN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,
HỌC LIỆU SỐ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
Quy trình lập kế hoạch ứng dụng công nghệ vào trong dạy học (Technology
Integration Planing model - TIP) gồm 3 giai đoạn với 7 bước cụ thể theo mô hình TIP.
Có thể trình bày cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Phân tích nhu cầu dạy và học
Bước 1: Xác định ích lợi của việc ứng dụng công nghệ
Giáo viên cần xác định được nhu cầu cần thiết khai thác, sử dụng công nghệ đối với
chương trình, khoá học hay chủ đề học tập/bài dạy. Việc ứng dụng công nghệ vào trong
dạy học và giáo dục có phải là một cách thức, hay là giải pháp nhằm giúp việc dạy học
và giáo dục có hiệu quả hơn, chất lượng hơn.
Bước 2: Xác định các kiến thức, kĩ năng của giáo viên
Giáo viên nên tự đánh giá kiến thức, kĩ năng chuyên môn, sư phạm và công nghệ để biết
bản thân mình đang ở đâu trong phạm vi của hoạt động dạy học và giáo dục? Đặc biệt
năng lực CNTT của giáo viên đang ở mức độ nào để từ đó xác lập những gì cần tìm
hiểu, học tập để thực hiện được phương án dạy học mới. Tham khảo thêm ở mô hình
TPCK, mục 1.1,2.2.
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch tích hợp.
Bước 3: Thiết kế mục tiêu dạy học, cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Giáo viên cần xác định những gì học sinh đã học, dự đoán được những gì học sinh có
thể tự học/tự nghiên cứu, và học sinh cần được dạy cái gì song song với học sinh có nhu
cầu học gì? Trên cơ sở này, giáo viên xác định rõ các yêu cầu cần đạt sau khi hoàn thành
chương trình, khoá học, hay chủ đề học tập/bài dạy.
Giáo viên có thể áp dụng nhiều cách để đánh giá kết quả học tập học sinh, xác định hình
thức và các công cụ kiểm tra đánh giá học sinh đối với từng nội dung dạy học cụ thể dựa
trên yêu cầu cần đạt và một số cơ sở thực tiễn khác sao cho khả thi.
Bước 4: Thiết kế chiến lược (hay phương án) tích hợp
Giáo viên tìm ra những chiến lược tích hợp công nghệ, phần mềm và lựa chọn chiến
lược phù hợp nhất thông qua các câu hỏi sau:
Làm sao để hỗ trợ tốt nhất cho những phương pháp, kĩ thuật dạy học lựa chọn triển
khai bài dạy/ chủ đề?
Lựa chọn thế nào để có thể đáp ứng việc tổ chức các hình thức dạy học như: cá
nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hay toàn lớp?
Làm sao để có thể triển khai các hoạt động cụ thể trong kế hoạch bài dạy thông
qua phần mềm, thiết bị công nghệ này?
Để ghi nhận, khuyến khích kết quả học tập, rèn luyện của học sinh thì phần mềm,
thiết bị công nghệ này có phù hợp?

141
Liệu học sinh có kiến thức, kĩ năng để thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua
khai thác, sử dụng các thiết bị, công cụ phần mềm
Giáo viên cần chuẩn bị gì cho tiết (buổi) học để đảm bảo việc khai thác, sử dụng
được các công nghệ lựa chọn?
Trên cơ sở này, giáo viên có thể quyết định việc chuẩn bị thiết bị công nghệ, phần mềm
và thiết bị phục vụ dạy học và giáo dục một cách có chiến lược hiệu quả.
Bước 5: Chuẩn bị môi trường dạy và học
Nghiên cứu về việc sử dụng công nghệ hiệu quả cho thấy giáo viên có thể tích hợp công
nghệ thành công chỉ khi có đủ phần cứng, phần mềm và được hỗ trợ kĩ thuật cần thiết.
Nói khác đi, môi trường dạy và học hiệu quả có ứng dụng công nghệ, phần mềm khi
giáo viên có các điều kiện thiết yếu để hỗ trợ tích hợp công nghệ, học sinh có điều kiện
cần thiết về công nghệ, phần mềm để học tập.
Giai đoạn 3: Phân tích sau khi dạy - học và chỉnh sửa
Bước 6: Phân tích kết quả, thông tin phản hồi từ người học
Ngoài việc thu thập dữ liệu trong quá trình giảng dạy và các kết quả học tập của học
sinh, giáo viên cần khảo sát trực tiếp học sinh (phỏng vấn chẳng hạn) để xác định nhu
cầu của học sinh. Giáo viên có thể ghi chú hoặc viết nhật ký hàng ngày về các nội dung,
hoạt động đã thực hiện và vấn đề xảy ra trong/ngoài lớp học. Giáo viên cần trả lời: Mục
tiêu dạy học đạt chưa? Phản hồi của học sinh thế nào? Kết quả học tập của học sinh có
được cải thiện? Việc tích hợp công nghệ vào trong dạy học có hiệu quả? Đây là cơ sở
để xác định kế hoạch thực hiện ở giai đoạn 1 và 2 thành công không.
Bước 7: Điều chỉnh - sửa đổi
Dựa trên những phản hồi ở bước 6, giáo viên cập nhật, điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Kết
quả phản hồi của học sinh là cơ sở quan trọng để điều chỉnh kế hoạch.

142
Phụ lục 3.3
QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ HỌC TẬP/BÀI DẠY CÓ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN THEO MÔ HÌNH ADDIE
Mô hình ADDIE được xây dựng và phát triển từ năm 1970 (Center for
Educational Technology, Florida State University) - là một trong các mô hình thuộc lĩnh
vực thiết kế dạy học - Instructional Design (ID) được sử dụng rất phổ biến trong việc
thiết kế dạy học đối với các hệ thống hỗ trợ dạy học (như LMS/LCMS), cho đến các
chương trình học, khoá học, chủ đề học tập/bài dạy cụ thể.
Mô hình ADDIE gồm năm giai đoạn: phân tích (Analysis), thiết kế (Design), phát
triển (Development), thực hiện (Implementation) và đánh giá (Evaluation).

1. Đầu vào - Xác định đối tượng và nhu cầu người học;
Phân - Xác định kiến thức đã biết, kiến thức có thể biết của người học.
tích Đầu ra - Xây dựng mục tiêu dạy học và chuẩn đầu ra (yêu cầu cần đạt).

Đầu vào - Xác định nội dung trọng tâm;


- Xác định nội dung mở rộng (liên môn), nội dung nâng cao (môn
học) nếu có.
2.
Đầu ra - Thiết kế chiến lược dạy học, lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy
Thiết
học;
kế
- Thiết kế phương án, hình thức đánh giá;
- Thiết kế phương án, hình thức ứng dụng CNTT;
- Thiết kế các nhiệm vụ học tập và hoàn thành kế hoạch bài dạy.
Đầu vào - Xác định các hoạt động học tập đã thiết kế.
Đầu ra - Xây dựng nội dung dạy học và các học liệu cần thiết;
3. - Lựa chọn và xây dựng công cụ đánh giá;
Phát - Lựa chọn thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm, nguồn học liệu
triển số khai thác và sử dụng trong quá trình dạy học;
- Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, phương tiện hỗ trợ phục vụ dạy học
trong/ngoài lớp.
Đầu vào - Xác định thời khoá biểu dạy học, lên lịch báo giảng.

4. Đầu ra - Chuẩn bị trước tiết (buổi) học;


Thực - Khởi động lớp học;
hiện - Tổ chức hoạt động học tập trong/ngoài lớp;
- Kết thúc tiết (buổi) học.

143
Đầu vào - Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh và các nguồn khác (nếu
5. có).
Đánh
Đầu ra - Phân tích, rút kinh nghiệm và tự đánh giá về tiết (buổi) học;
giá
- Cải tiến và chỉnh sửa bài dạy.

Hình 3.2 – Mô hình ADDIE và mô tả sơ lược các bước của mô hình


Nguồn: ADDIE Model. Photo credit: eLearning Services - NIU - Northern Illinois University

144
Phụ lục 3.4
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HIỆU QUẢ
Muốn CNTT có tác động tích cực đến việc cải thiện việc dạy và học, điều kiện
thiết yếu để ứng dụng CNTT một cách hiệu quả bao gồm các yêu cầu cụ thể sau đây:
(1) Tầm nhìn và sự ủng hộ từ các cấp đối với việc ứng dụng CNTT: Lập kế hoạch
là cần thiết đối với nhà trường, tổ bộ môn (vĩ mô) và cũng là yêu cầu đối với mỗi giáo
viên (vi mô). Giáo viên cần được hỗ trợ một cách toàn vẹn và có hệ thống để triển khai
công nghệ. Điều này có nghĩa là trường học (đơn vị đào tạo), địa phương, cộng đồng xã
hội và nhà nước cần có sự phối hợp trong việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT ở mức vĩ
mô lẫn vi mô. Việc lập kế hoạch của giáo viên nên có sự tham gia của phụ huynh, cán
bộ quản lí trực tiếp và giáo viên nhắm hướng đến tính khả thi và hiệu quả.
Nhà trường cần phân bổ ngân sách hàng năm để mua những thiết bị công nghệ
và các công cụ phần mềm mới phù hợp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo hiện đại, đồng
thời cũng phải chú trọng việc đào tạo giáo viên có các hiểu biết về công nghệ. Thực tế
đã cho thấy, các chương trình kế hoạch ứng dụng công nghệ thành công đều nhờ vào
đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản và năng động trong việc tiếp thu công nghệ mới.
(2) Hỗ trợ về các chuẩn đối với năng lực Tin học và chương trình giáo dục phổ
thông: Học sinh cần được trang bị các chuẩn năng lực Tin học tối thiểu, đảm bảo có khả
năng khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm phục vụ học tập và công
việc hàng ngày. Các kĩ năng về công nghệ được lồng ghép và đưa vào trong chương
trình giảng dạy ở các môn học, không chỉ đơn thuần ở môn Tin học.
(3) Đòi hỏi các yêu cầu về chính sách, quy định đối với việc khai thác, sử dụng
thiết bị công nghệ và nguồn học liệu số, chẳng hạn như: nội quy về việc sử dụng máy
tính và Internet; quy định về việc khai thác, truy cập nguồn học liệu số; hướng dẫn về
văn hoá số và đạo đức trong giao tiếp trên Internet; quy định về việc triển khai dạy học
trực tuyến; …
(4) Rèn luyện và nâng cao các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp:
Mỗi giáo viên cần được đào tạo Tin học một cách cơ bản và chuyên nghiệp (theo đúng
yêu cầu dạy học và nhu cầu bản thân) từ những kĩ năng đơn giản nhất, như các quy trình
khắc phục sự cố đơn giản (phải làm gì nếu máy tính không nhận diện được máy chiếu?
hoặc phải làm gì khi không tìm thấy tập tin trình chiếu trong thư mục lưu trữ?). Nhà
trường nên hỗ trợ giáo viên bằng cách cung cấp và duy trì đầy đủ thiết bị công nghệ
được phép sử dụng trong lớp học, cũng như thường xuyên tập huấn nội bộ để giáo viên
nâng cao năng lực chuyên môn đồng thời sử dụng công nghệ có hiệu quả.
(5) Đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập: Hình thức kiểm tra và cách
đánh giá kết quả học tập của người học quyết định đến việc tổ chức hoạt động dạy học
và chiến lược dạy học của giáo viên. Việc đổi mới dạy học với các chiến lược dạy học
ứng dụng công nghệ mới, hay các kênh dạy học mới phải dẫn đến việc đổi mới cách
kiểm tra đánh giá người học. Điều này tạo động cơ cho giáo viên và cả học sinh trong
việc đổi mới phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ (nói chung) và CNTT
(nói riêng).
145
Hình sau minh hoạ tóm tắt về việc lập kế hoạch bởi một công thức để ứng dụng
hiệu quả CNTT vào trong dạy học và giáo dục.

146
Phụ lục 3.5
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường:................... Họ và tên giáo viên:


Tổ:............................ ……………………

TÊN CHỦ ĐỀ
TÊN BÀI
Môn học: Lớp:
Thời gian thực hiện: tiết

KIẾN THỨC HOẶC NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC


Năng lực đặc thù Yêu cầu cần đạt (YCCĐ) STTST

Năng lực chung

Phẩm chất

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


- Thiết bị dạy học
+ Máy vi tính, smartphone, máy chiếu, …
+ Phần mềm: …
+ Thiết bị dạy học khác: …
- Học liệu
+ Học liệu số:
+ Học liệu khác:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học Mục PPDH, Phương án Phương án ứng
tiêu KTDH đánh giá dụng CNTT

147
dạy Nội dung hoạt Phương Công
học động (của học pháp cụ
sinh)
Hoạt động 1:
Đặt vấn đề
Trực tiếp/ Trực
tuyến
(thời gian)
Hoạt động 2:
Khám phá 1
Trực tiếp/ Trực
tuyến
(thời gian)
Hoạt động n:
Khám phá n
Trực tiếp/ Trực
tuyến
(thời gian)
Hoạt động n+1:
Vận dụng
Trực tiếp/ Trực
tuyến
(thời gian)

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC


HOẠT ĐỘNG [1]. ĐẶT VẤN ĐỀ - TRỰC TUYẾN/ TRỰC TIẾP
1. Mục tiêu:
2. Nội dung:
3. Sản phẩm:
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ

Bước 2. Triển khai nhiệm vụ

Bước 3. Tổ chức, điều hành

Bước 4. Đánh giá, kết luận

HOẠT ĐỘNG [n]. TÊN HOẠT ĐỘNG - TRỰC TUYẾN/ TRỰC TIẾP

148
1. Mục tiêu:
2. Nội dung:
3. Sản phẩm:
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ

Bước 2. Triển khai nhiệm vụ

Bước 3. Tổ chức, điều hành

Bước 4. Đánh giá, kết luận


IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
- File bài giảng
- Phiếu học tập
- Video

149
Phụ lục 3.6
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA
Trường:................................................. Họ và tên giáo viên:…………………….
Tổ:.........................................................
TÊN BÀI DẠY: Tính biến thiên của hàm số
Môn Toán - Lớp 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
KIẾN THỨC TRỌNG ĐIỂM
Sau bài học này, học sinh hình thành được các kiến thức sau:
− Đặc trưng của hàm số đồng biến/nghịch biến trên khoảng (𝑎; 𝑏).
− Đồ thị hàm số đồng biến có dạng đi lên và đồ thị hàm số nghịch biến có dạng đi xuống
trên khoảng (𝑎; 𝑏).
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mã hoá
Năng lực – Phẩm chất Yêu cầu cần đạt (YCCĐ)
YCCĐ
Năng lực sử dụng công Sử dụng được thiết bị công nghệ (máy vi SDCCPT
cụ phương tiện học toán tính) để quan sát đồ thị hàm số, khám
phá tính biến thiên của đồ thị hàm số.
Năng lực giao tiếp toán - Quan sát và nêu được đặc điểm của GTTH
Năng lực toán học

học hàm số đồng biến/nghịch biến trên một


khoảng.
- Diễn đạt/đọc hiểu được mệnh đề toán
học (sử dụng được đúng kí hiệu) biểu thị
đặc trưng của hàm số đồng biến/ nghịch
biến.
Năng lực tư duy và lập Lập luận được kết quả quan sát từ đồ thị TDLL
luận toán để dẫn đến khái niệm hàm số đồng biến,
nghịch biến.
Năng lực Năng lực tự chủ tự học Tự chủ học tập khi thực hành cá nhân TCTH
chung khám phá kiến thức.
Phẩm Phẩm chất chăm chỉ Chăm chỉ trong học tập, tích cực trao CC
chất đổi, chia sẻ, đưa ý kiến đóng góp cá
nhân khi thực hiện nhiệm vụ, nêu rõ và
cụ thể những việc mà bản thân mình đã
làm, đóng góp trong nhóm.

150
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
− Thiết bị dạy học: Máy tính cho giáo viên và cho nhóm học sinh, máy chiếu (hoặc ti vi màn
hình lớn)
▪ Thiết bị CNTT, phần mềm: GeoGebra cài đặt trên máy vi tính
▪ Thiết bị dạy học khác: không
− Học liệu
▪ File: Support.Act_1.Variation of function.ggb
▪ Link: https://www.geogebra.org/classic/rufqjmuu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Mục Phương Phương án


Hoạt động Nội dung hoạt động PPDH,
tiêu dạy án đánh ứng dụng
học (của học sinh) KTDH
học giá CNTT
SDCCPT, Khám phá khái niệm DH qua PP: Quan -File
TCTH, hàm số đồng biến và hoạt động sát GeoGebra:
Hoạt động
1: GTTH, nghịch biến qua thực trải CC: Bảng - Máy tính
CC hành cá nhân/nhóm nghiệm kiểm bảng/ smart
Trải nghiệm
(tùy điều kiện học tập) (B.1) phone/ máy
(Trực tiếp)
KT khăn tính xách tay
trải bàn
GTTH, Dự đoán và phát biểu DH qua PP: Vấn
GTHT thành kiến thức mới: hoạt động đáp

Hoạt động - Nếu ∀𝑥1, 𝑥2 ∈ trải CC: Câu


(𝑎; 𝑏), 𝑥1 < 𝑥2 ⇒ nghiệm hỏi ngắn
2.
𝑓(𝑥1 ) < 𝑓(𝑥2 ) thì hàm (B.2)
Hình thành
số 𝑓 đồng biến trên (a;b)
kiến thức
mới - Nếu ∀𝑥1, 𝑥2 ∈
(𝑎; 𝑏), 𝑥1 < 𝑥2 ⇒
(Trực tiếp)
𝑓(𝑥1 ) > 𝑓(𝑥2 ) thì hàm
số 𝑓 nghịch biến trên
(a;b)
TCTH, Luyện tập: https://www.
Hoạt động
TDLL - Xét tính đồng biến, geogebra.org/
3.
nghịch biến của hàm số classic/rufqjm
Luyện tập-
khi biết công thức/đồ uu
thực hành
thị hàm số. - Máy tính
(Trực
- Tìm khoảng đồng biến, bảng/ smart
tuyến/
nghịch biến của hàm số. phone/ máy
Trực tiếp)
tính xách tay

151
A. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG [1].[TRẢI NGHIỆM] HÌNH THỨC DẠY HỌC (TRỰC TIẾP)
1. Mục tiêu
- Quan sát và ghi nhận được kết quả so sánh giá trị 𝑓(𝑥1 ) với (𝑥2 ) của hàm số 𝑦 = 𝑥 2
trên các kế hoạch tại khái niệm hàm số đồng biến và nghịch biến.
2. Nội dung
- Học sinh trải nghiệm, khám phá kiến thức một cách trực quan với sự hỗ trợ của môi
trường tin học, cụ thể là phần mềm GeoGebra.
3. Sản phẩm
- Kết quả học sinh quan sát và tự ghi nhận được (dự kiến):
Khi 𝑥1, 𝑥2 ∈ (−∞; 0)
luôn quan sát thấy
𝑓(𝑥1 ) > 𝑓(𝑥2 ) và nhánh
bên trái là đường liền
nét.

Khi 𝑥1, 𝑥2 ∈ (0; +∞)


luôn quan sát thấy
𝑓(𝑥1 ) < 𝑓(𝑥2 ) và nhánh
bên phải là đường liền
nét.

152
Khi 𝑥1 ∈ (−∞; 0) và 𝑥2 ∈
(0; +∞)
→ Không thể rút ra kết
luận so sánh được vì khi
thì 𝑓(𝑥1 ) < 𝑓(𝑥2 ) khi thì
thấy 𝑓(𝑥1 ) > 𝑓(𝑥2 ) và
hai nhánh của đồ thị đều
hiển thị nét đứt.

4. Tổ chức thực hiện


Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên giao cho các nhóm học sinh nhiệm vụ thực hành với file đã thiết kế trong
GeoGebra để khám phá đặc trưng của hàm số đồng biến và nghịch biến trên một
khoảng.
Giao diện vùng làm việc như hình sau:

- Giáo viên hướng dẫn chọn 𝑥1 và 𝑥2 bất kì bằng cách di chuyển điểm 𝑥1 và 𝑥2 trên trục
Ox, sau đó quan sát và so sánh (𝑥1 ) với 𝑓(𝑥2 ):

153
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhận các kết quả tương ứng với các trường hợp sau:
o Chọn 𝑥1 và 𝑥2 tùy ý trong (−∞; 0) rồi so sánh 𝑓(𝑥1 ) và 𝑓(𝑥2 ).
o Chọn 𝑥1 và 𝑥2 tùy ý trong (0; +∞) rồi so sánh 𝑓(𝑥1 ) và 𝑓(𝑥2 ).
o Chọn 𝑥1 tùy ý trong (−∞; 0) và 𝑥2 tùy ý trong (0; +∞) rồi so sánh 𝑓(𝑥1 ) và 𝑓(𝑥2 ).
Bước 3. Tổ chức, điều hành
- Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát, nhận xét và trao đổi, đặt câu hỏi để hiểu rõ yêu
cầu của giáo viên (nếu cần).
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- Giáo viên gọi một số nhóm điển hình (nên chọn nhóm có sai lầm, nếu có) trình bày kết
quả.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu
- Mô tả được định nghĩa của hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trên khoảng (𝑎; 𝑏).
b. Nội dung
- Học sinh phác thảo định nghĩa khái niệm hàm số đồng biến và nghịch biến trên khoảng
(𝑎; 𝑏) bất kỳ và giáo viên chuẩn hóa định nghĩa.
c. Sản phẩm
- Sản phẩm dự kiến ghi trong tập của học sinh:

Khi hàm số đồng biến trên (a;b), đồ thị có dạng đi lên; còn khi hàm số nghịch biến trên
(a;b), đồ thị có dạng đi xuống.
Bảng biến thiên:
𝑥 ab 𝑥 ab
𝑓(𝑥) 𝑓(𝑥)

Hàm số đồng biến trên (𝑎; 𝑏) Hàm số nghịch biến trên (𝑎; 𝑏)

154
d. Tổ chức hoạt động
1
- Từ kết quả thực hành khi xét hàm số 𝑦 = 2 𝑥 2 trên các khoảng (−∞; 0) và (0; +∞) giáo
viên cho biết hàm số này đồng biến trên (0; +∞) và nghịch biến trên (−∞; 0); sau đó yêu
cầu học sinh trình bày lại kết quả này dưới dạng mệnh đề và dùng ký hiệu tương ứng.
- Giáo viên đề nghị học sinh thử phát biểu định nghĩa cho trường hợp tổng quát: hàm số
𝑦 = 𝑓(𝑥) đồng biến/nghịch biến trên khoảng (𝑎; 𝑏) bất kỳ.
- Giáo viên xác nhận và chính xác hóa (chốt kiến thức) câu trả lời của học sinh.
- Học sinh ghi định nghĩa chính thức cho khái niệm hàm số đồng biến và nghịch biến do giáo
viên cung cấp và vẽ các hình vào tập cá nhân.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu
- Nhận biết được hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, chứng minh được hàm số đồng
biến, hàm số nghịch biến trên một khoảng cho trước.
b. Nội dung
- Học sinh làm việc cá nhân để giải quyết 3 bài luyện tập được giáo viên giao cho.
- Học sinh ghi nhận kết quả cần sửa (nếu có sai sót).
c. Sản phẩm học tập
- Bài giải trong vở, bài sửa trên bảng (đối với học sinh được gọi lên bảng sửa một trong 3
bài)
Bài 1. Hàm số nghịch biến trên tập xác định.
1
Bài 2. Hàm số nghịch biến trên (2 ; +∞).
Bài 3. Hàm số đồng biến trên các khoảng (-12; -5), (4;12, 5) và nghịch biến trên các
khoảng (-5; 4) và (12,5;15)
d. Tổ chức hoạt động
- Giao bài luyện tập:
1. Xét tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau trên của khoảng được chỉ định:
a) 𝑦 = −3𝑥 + 5
1
b) 𝑦 = −4𝑥 2 + 1 trên (2 ; +∞)

2. Một học sinh quan sát đồ thị hàm số 𝑓 và kể lại như sau: “Hàm số đồng biến trên
khoảng (−2; 10); sau đó hàm số này nghịch biến trên khoảng (10; 15)”
Hãy vẽ bảng biến thiên của hàm số ấy.
3. Hãy chỉ ra các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số sau rồi vẽ bảng biến thiên

155
Link: https://www.geogebra.org/classic/rufqjmuu
- Học sinh làm việc cá nhân, giải bài tập.
- Giáo viên quan sát lớp, kịp thời phát hiện và hỗ trợ học sinh gặp khó khăn; lựa chọn và
thảo luận riêng với một số nhóm học sinh; phân tích việc áp dụng kiến thức vừa trải nghiệm
cùng với kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU HỌC TẬP 1 (HOẠT ĐỘNG 1)
Mở file Support.Act_1.Variation of function.ggb.
Chọn 𝑥1 và 𝑥2 bất kì bằng cách di chuyển điểm 𝑥1 và 𝑥2 trên trục Ox, sau đó quan sát và so
sánh 𝑓(𝑥1 ) với 𝑓(𝑥2 ), chụp lại màn hình ở mỗi trường hợp và điền vào dấu ba chấm tương
ứng:
Kết quả chụp màn hình Kết quả
Lấy 𝑥1 và 𝑥2 tùy ý trong (−∞; 0).
Khi 𝑥1 < 𝑥2 ta có: 𝑓(𝑥1 )................. 𝑓(𝑥2 )
Lấy 𝑥1 và 𝑥2 tùy ý trong (0; +∞).
Khi 𝑥1 < 𝑥2 ta có: 𝑓(𝑥1 )................. 𝑓(𝑥2 )
Chọn 𝑥1 tùy ý trong (−∞; 0) và 𝑥2 tùy ý trong
(0; +∞), ta thấy: 𝑓(𝑥1 )............... 𝑓(𝑥2 )

BẢNG KIỂM (HOẠT ĐỘNG 1)


Yêu cầu cần đạt Nhóm 1 N2 N3 …
Di chuyển được 𝑥1 và 𝑥2 về cùng một phía của giá trị 0 ☐ ☐ ☐
Kết luận được 𝑓(𝑥1 ) > 𝑓(𝑥2 ) khi 𝑥1 và 𝑥2 thuộc (−∞; 0) ☐ ☐ ☐
Kết luận được 𝑓(𝑥1 ) > 𝑓(𝑥2 ) khi 𝑥1 và 𝑥2 thuộc (0; +∞) ☐ ☐ ☐
Nêu được nhận xét là: khi 𝑥1 tùy ý trong (−∞; 0) và 𝑥2 tùy ☒ ☐ ☐
ý trong (0; +∞), bất đẳng thức 𝑓(𝑥1 ) < 𝑓(𝑥2 ) lẫn bất
đẳng thức 𝑓(𝑥1 ) > 𝑓(𝑥2 ) đều không ổn định.

156
PHIẾU HỌC TẬP 2 (HOẠT ĐỘNG 3)
1. Xét tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau trên của khoảng được chỉ định:
a) 𝑦 = −3𝑥 + 5
1
b) 𝑦 = −4𝑥 2 + 1 trên (2 ; +∞)
2. Một học sinh quan sát đồ thị hàm số 𝑓 và kể lại như sau: “Hàm số đồng biến trên khoảng
(−2; 10); sau đó hàm số này nghịch biến trên khoảng (10; 15)”.
Hãy vẽ bảng biến thiên của hàm số ấy.
3. Hãy chỉ ra các khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau rồi vẽ bảng biến thiên

157
Phụ lục 4.1

158
159
160
Phụ lục 4.2
MẪU KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP
MẪU KẾ HOẠCH HỔ TRỢ33 ĐỒNG NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN/CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỐT CÁN CHO
GVPT/CBQLCSGDPT NĂM 2020 (Mẫu này có thể tài từ hệ thống LMS của Viettel)
Kèm theo công văn số 472/CV-ETEP ngày 30 tháng 10 năm 2020
GVPT cốt cán/CBQLCSGDPT cốt cán điền vào bảng sau và đưa lên hệ thống học trực tuyến LMS:
Họ và tên GVPT/CBQLCSGDPT cốt cán…………………………………….
Chức vụ/ môn học phụ trách: …………………….……………………………
Cơ sở giáo dục đang công tác …………………………………………………

TT Thời gian Người phối hợp


thực hiện (Giảng viên SP,
(Từ… đến…) hiệu trưởng, tổ
Hoạt động Kết quả cần đạt
trưởng CM)
1 Chuẩn bị học tập
1.1 Tiếp nhận danh sách GVPT/ … GV/CBQLCSGDPT (điền số lượng do sở GDĐT phân công)
CBQLCSGDPT được phân
công phụ trách

33Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp cần đảm bảo hỗ trợ 100% GVPT/ CBQLCSGDPT mà giáo viên/CBQL cốt cán được phân công hỗ trợ. Kế hoạch hỗ trợ
ngoài việc hoàn thành mô đun sẽ cần đảm bảo các hỗ trợ phát triển nghề nghiệp liên tục, tại chỗ khác đối với đồng nghiệp, có thể qua sinh hoạt chuyên
môn hoặc hỗ trợ trực tuyến hoặc các hình thức khác.

161
1.2 Hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thiện 100% (….) GVPT/CBQLCSGDPT được cấp quyền tham gia học tập trên
thông tin đăng ký tự học mô đun LMS của Viettel hoàn thành thông tin đăng ký tự học trên Hệ thống LMS,
1 trên hệ thống LMS truy cập học liệu mô đun 1 thành công hoặc/và nhận được tài liệu bản in (đối
với GVPT/CBQLCSGDPT ở vùng khó tiếp cận CNTT); (điền số lượng. Lưu
ý: số lượng GVPT/CBQLCSGDPT được cấp quyền tham gia học tập có thể
nhỏ hơn số lượng GVPT/CBQLCSGDPT được phân công, hoặc chưa có, tùy
theo việc Sở ký kết thỏa thuận với nhà cung ứng LMS – Viettel)
1.3 Hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thiện 100% (….) GVPT/CBQLCSGDPT được cấp quyền tham gia học tập trên
thông tin đăng ký tự học mô đun LMS của Viettel đăng ký tự học, truy cập học liệu mô đun 2 thành công
2 trên hệ thống LMS hoặc/ và nhận được tài liệu bản in (đối với GVPT/CBQLCSGDPT ở vùng
khó tiếp cận CNTT); (điền số lượng).
2. Triển khai học tập: Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun 1 và mô đun 2

2.1. Hỗ trợ trên hệ thống LMS của 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT được tham gia các lớp học ảo, tham gia
Viettel: Thảo luận, góp ý, nhắc thảo luận trực tuyến trên hệ thống LMS của Viettel với sự hỗ trợ của đội ngũ
hoàn thành bài tập quá trình, cốt cán; (điền số lượng được cấp quyền tham gia học tập trên hệ thống LMS
cuối khóa, khảo sát, trao đổi với của Viettel)
giảng viên sư phạm, các trao 100% các thắc mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được GV/CBQLCSGDPT
đổi, hỗ trợ khác ngoài việc hoàn cốt cán giải đáp trong tuần với chất lượng chuyên môn cao.
thành mô đun trên hệ thống học100% thắc mắc được GVSP/GVQLGD chủ chốt giải đáp trong tuần (Đội
tập ngũ cốt cán, trong trường hợp không thể giải đáp thắc mắc của GVPT/
(Ghi rõ tên hoạt động hỗ trợ CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên sư phạm
trực tuyến, cần chèn thêm các để đảm bảo 100% các thắc mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được phân công
dòng phụ) được giải đáp trong tuần).
2.2 Các hoạt động hỗ trợ trực truyến 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT được tham gia các hoạt động trực truyến
khác, giải đáp các thắc mắc về khác, được giải đáp các thắc mắc về chuyên môn trong các diễn đàn trực
chuyên môn trong các diễn đàn tuyến, các nhóm group chat, zalo, trao đổi qua email, các lớp học ảo…, với

162
trực tuyến, các nhóm group sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; (Điền số lượng GVPT/CBQLCS GDPT được
chat, zalo, trao đổi qua email, phân công hỗ trợ).
các lớp học ảo…, với sự hỗ trợ 100% các thắc mắc của GVPT/ CBQLCSGDPT được GV/CB QLCSGDPT
của đội ngũ cốt cán; cốt cán giải đáp trong tuần với chất lượng chuyên môn cao.
(Ghi rõ tên hoạt động hỗ trợ 100% thắc mắc được GVSP/GVQLGD chủ chốt giải đáp trong tuần (Đội
trực tuyến khác, không trên hệ ngũ cốt cán, trong trường hợp không thể giải đáp thắc mắc của GVPT/
thống LMS của Viettel, cần CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên sư phạm
chèn thêm các dòng phụ) để đảm bảo 100% các thắc mắc của GVPT/ CBQLCSGDPT được phân công
được giải đáp trong tuần).
2.3. Hỗ trợ trực tiếp: sinh hoạt 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT được tham gia các hoạt động chuyên môn
chuyên môn/cụm trường (bao trực tiếp: sinh hoạt chuyên môn, giải đáp thắc mắc trực tiếp, dự giờ - sinh
gồm cả các hỗ trợ liên quan đến hoạt chuyên môn, trao đổi chuyên môn khác, với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt
quá trình học tập mô đun và các cán; (Điền số lượng GVPT/CBQLCSGDPT được phân công hỗ trợ).
hỗ trợ phát triển nghề nghiệp tại 100% các thắc mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được GV/CBQLCSGDPT
chỗ, liên tục khác trong năm) cốt cán giải đáp trong tuần với chất lượng chuyên môn cao.
(Ghi rõ tên hoạt động, có thể 100% thắc mắc được GVSP/GVQLGD chủ chốt giải đáp trong tuần (Đội
chèn thêm các dòng phụ) ngũ cốt cán, trong trường hợp không thể giải đáp thắc mắc của GVPT/
CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên sư phạm
để đảm bảo 100% các thắc mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được phân công
được giải đáp trong tuần).
3. Đánh giá kết quả học tập mô đun bồi dưỡng
3.1. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT (điền số lượng tham gia học tập trên hệ
GVPT/CBQLCSGDPT hoàn thống LMS của Viettel) hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm mô đun;
thành bài kiểm tra trắc nghiệm
mô đun 1

163
3.2 Chấm bài tập hoàn thành mô 100% bài tập hoàn thành mô đun được chấm (điền số lượng bằng với số
đun 1 lượng GVPT/CBQLCSGDPT tham gia học tập mô đun);
GVSP/GVQLGD chủ chốt phụ trách góp ý, nhận xét cách chấm điểm của
03 bài tập hoàn thành mô đun của GV/CBQL CSGDPT/01
GV/CBQLCSGDPT cốt cán
*Chú ý: Không làm thay đổi kết quả chấm bài của GV/CB QLCSGDPT cốt
cán, không phê duyệt kết quả hoàn thành mô đun bồi dưỡng của
GVPT/CBQLCSGDPT.
3.3 Đôn đốc, hỗ trợ GVPT/CBQL 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT (điền số lượng tham gia học tập trên hệ
CSGDPT hoàn thành bài kiểm thống LMS của Viettel) hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm mô đun;
tra trắc nghiệm mô đun 2
3.4 Chấm bài tập hoàn thành mô 100% bài tập hoàn thành mô đun được chấm (điền số lượng bằng với số
đun 2 lượng GVPT/CBQLCSGDPT tham gia học tập mô đun);
GVSP/GVQLGD chủ chốt phụ trách góp ý, nhận xét cách chấm điểm của
03 bài tập hoàn thành mô đun của GV/CBQL CSGDPT/01
GV/CBQLCSGDPT cốt cán
*Chú ý: Không làm thay đổi kết quả chấm bài của GVPTCC/CB
QLCSGDPTCC, không phê duyệt kết quả hoàn thành mô đun bồi dưỡng của
GVPT/CBQLCSGDPT.
4. Đôn đốc GVPT/ CBQLCSGDPT trả lời phiếu khảo sát về mô đun bồi dưỡng
4.1 Đôn đốc, hỗ trợ GVPT/CBQL 100% (…) (điền số lượng hoàn thành mô đun bồi dưỡng) GVPT/
CSGDPT hoàn thành phiếu CBQLCSGDPT hoàn thành khảo sát cuối mô đun 1;
khảo sát cuối mô đun 1

164
4.2 Đôn đốc, hỗ trợ GVPT/CBQL 100% (…) (điền số lượng hoàn thành mô đun bồi dưỡng) GVPT/
CSGDPT hoàn thành phiếu CBQLCSGDPT hoàn thành khảo sát cuối mô đun 2;
khảo sát cuối mô đun 2
4.3 Đôn đốc, hỗ trợ GVPT/CBQL 100% (….) (điền số lượng) GVPT/CBQL CSGDPT hoàn thành 02 mô đun
CSGDPT hoàn thành phiếu BDTX năm 2020 hoàn thành Khảo sát về chương trình BDTX năm 2020
khảo sát về chương trình bồi
dưỡng năm 2020
5 Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun bồi dưỡng trên hệ thống LMS
5.1. Xác nhận đồng nghiệp hoàn 80% (…) (điền số lượng) GVPT/CBQLCSGDPT tham gia bồi dưỡng trên
thành mô đun 1 trên hệ thống hệ thống LMS của Viettel) hoàn thành mô đun 1 (Đạt)
LMS
5.2 Xác nhận đồng nghiệp hoàn 80% (…) GVPT/ CBQLCSGDPT (điền số lượng GVPT/CBQLCS GDPT
thành mô đun 2 trên hệ thống tham gia bồi dưỡng trên hệ thống LMS của Viettel) hoàn thành mô đun (Đạt)
LMS
5.3 Xác nhận hoàn thành 02 mô đun 80% (…) (điền số lượng) GVPT/CBQLCSGDPT hoàn thành cả hai mô đun
bồi dưỡng năm 2020 1 và mô đun 2 trên hệ thống LMS của Viettel (Đạt)
………. Ngày tháng năm 20…
HIỆU TRƯỞNG/ĐẠI DIỆN PHÒNG/SỞ GDĐT DUYỆT34 NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

34
KH hỗ trợ đồng nghiệp của GV cốt cán trình Hiệu trưởng phê duyệt; KH Hỗ trợ đồng nghiệp của CBQLCSGDPT cốt cán cấp tiểu học và trung học cơ
sở (THCS) trình đại diện phòng GDĐT phê duyệt, cấp trung học phổ thông (THPT) trình sở GDĐT phê duyệt.

165
Kí tên, đóng dấu/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS) (Kí và ghi rõ họ tên/nộp trên hệ thống LMS)
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GVSP CHỦ CHỐT
(đánh dấu X): Đạt …; Chưa đạt:
(Kí tên/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS)
Phụ lục 4.3
MẪU BÁO CÁO HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH HỔ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN/CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG CỐT CÁN CHO GVPT/CBQLCSGDPT HỌC TẬP NĂM 2020
Kèm theo công văn số 472/CV-ETEP ngày 30 tháng 10 năm 2020
(mẫu này có thể tải từ hệ thống LMS của Viettel)
GVPT cốt cán/CBQLCSGDPT cốt cán điền vào bảng sau và đưa lên hệ thống học trực tuyến LMS:
Họ và tên GVPT/CBQLCSGDPT cốt cán…………………………………….
Chức vụ/ môn học phụ trách: …………………….…………………………...
Cơ sở giáo dục đang công tác: ………………………………………………...

Người
phối hợp
Thời gian
(Giảng viên
TT Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn thành hoàn thành
SP, hiệu
(Từ…đến)
trưởng, tổ
trưởng CM)
1 Chuẩn bị học tập

166
1.1 Tiếp nhận danh sách … GV/CBQLCSGDPT (điền số lượng do sở GDĐT Số lượng
GVPT/ CBQLCSGDPT phân công) GV/CBQLCSGDPT
được phân công phụ trách
1.2 Hỗ trợ đồng nghiệp hoàn 100% (….) GVPT/CBQLCSGDPT được cấp quyền Số lượng và tỉ lệ %
thiện thông tin đăng ký tự tham gia học tập trên LMS của Viettel hoàn thành
học mô đun 1 trên hệ thống thông tin đăng ký tự học trên Hệ thống LMS, truy cập
LMS học liệu mô đun 1 thành công hoặc/và nhận được tài
liệu bản in (đối với GVPT/CBQLCSGDPT ở vùng
khó tiếp cận CNTT); (điền số lượng. Lưu ý: số lượng
GVPT/CBQLCSGDPT được cấp tài khoản có thể nhỏ
hơn số lượng GVPT/CBQLCSGDPT được phân
công, hoặc chưa có, tùy theo việc Sở ký kết thỏa thuận
với nhà cung ứng LMS – Viettel)
1.3 Hỗ trợ đồng nghiệp hoàn 100% (….) GVPT/CBQLCSGDPT được cấp quyền Số lượng và tỉ lệ % (so với SL
thiện thông tin đăng ký tự tham gia học tập trên LMS của Viettel đăng ký tự học, do Sở GDĐT phân công)
học mô đun 2 trên hệ thống truy cập học liệu mô đun 2 thành công hoặc/ và nhận
LMS được tài liệu bản in (đối với GVPT/CBQLCSGDPT
ở vùng khó tiếp cận CNTT); (điền số lượng).
2. Triển khai học tập: Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun 1 và mô đun 2

2.1. Hỗ trợ trên hệ thống LMS 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT (điền số lượng Số lượng và tỉ lệ %
của Viettel: Thảo luận, góp được cấp quyền tham gia học tập trên hệ thống LMS GVPT/CBQLCSGDPT đã
ý, bài tập, nhắc hoàn thành của Viettel) được tham gia các lớp học ảo, tham gia tham gia (so với SL GV được
BT quá trình, cuối khóa, thảo luận trực tuyến trên hệ thống LMS của Viettel cấp quyền tham gia học tập
khảo sát, trao đổi với giảng với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; trực tuyến)
viên sư phạm, các trao đổi,
hỗ trợ khác ngoài việc hoàn

167
thành mô đun trên hệ thống 100% các thắc mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được Số lượng và tỉ lệ % các thắc
học tập GV/CBQLCSGDPT cốt cán giải đáp trong tuần với mắc được
(Ghi rõ tên hoạt động hỗ trợ chất lượng chuyên môn cao. GV/CBQLCSGDPT cốt cán
trực tuyến và trực tiếp, cần 100% thắc mắc được GVSP/GVQLGD chủ chốt giải giải đáp
chèn thêm các dòng phụ) đáp trong tuần (Đội ngũ cốt cán, trong trường hợp Số lượng và tỉ lệ % các thắc
không thể giải đáp thắc mắc của GVPT/ mắc được giải đáp GVSP/
CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ GVQLGD chủ chốt giải đáp
từ giảng viên sư phạm để đảm bảo 100% các thắc
mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được phân công
được giải đáp trong tuần).
2.2 Các hoạt động hỗ trợ trực 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT được tham gia các
truyến khác, giải đáp các hoạt động trực truyến khác, được giải đáp các thắc
thắc mắc về chuyên môn mắc về chuyên môn trong các diễn đàn trực tuyến,
trong các diễn đàn trực các nhóm group chat, zalo, trao đổi qua email, các lớp
tuyến, các nhóm group chat, học ảo…, với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; (Điền số
zalo, trao đổi qua email, các lượng GVPT/CBQLCSGDPT được phân công hỗ
lớp học ảo…, với sự hỗ trợ trợ).
của đội ngũ cốt cán; 100% các thắc mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được
(Ghi rõ tên hoạt động hỗ trợ GVPTCC/CBQLCSGDPT cốt cán giải đáp trong Số lượng và tỉ lệ %
trực tuyến khác, không trên tuần với chất lượng chuyên môn cao.
hệ thống LMS của Viettel, 100% thắc mắc được GVSP/GVQLGD chủ chốt giải
cần chèn thêm các dòng đáp trong tuần (Đội ngũ cốt cán, trong trường hợp
phụ) không thể giải đáp thắc mắc của GVPT/
CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ
từ giảng viên sư phạm để đảm bảo 100% các thắc
mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được phân công
được giải đáp trong tuần).

168
2.3. Hỗ trợ trực tiếp: sinh hoạt 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT được tham gia các
chuyên môn/cụm trường hoạt động chuyên môn trực trực tiếp: sinh hoạt
(bao gồm cả các hỗ trợ liên chuyên môn, giải đáp thắc mắc trực tiếp, dự giờ - sinh
quan đến quá trình học tập hoạt chuyên môn, trao đổi chuyên môn khác, với sự
mô đun và các hỗ trợ phát hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; (Điền số lượng
triển nghề nghiệp tại chỗ, GVPT/CBQLCSGDPT được phân công hỗ trợ). Số lượng và tỉ lệ %
liên tục khác trong năm) 100% các thắc mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được
(Ghi rõ tên hoạt động, có GV/CBQL CSGDPT cốt cán giải đáp trong tuần với
thể chèn thêm các dòng chất lượng chuyên môn cao.
phụ) 100% thắc mắc được GVSP/GVQLGD chủ chốt giải
đáp trong tuần (Đội ngũ cốt cán, trong trường hợp
không thể giải đáp thắc mắc của GVPT/
CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ
từ giảng viên sư phạm để đảm bảo 100% các thắc
mắc của GVPT/CBQLCSGDPT được phân công
được giải đáp trong tuần).
3. Đánh giá kết quả học tập mô đun bồi dưỡng
3.1. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT (điền số lượng Số lượng và tỉ lệ % (so với SL
GVPT/CBQLCSGDPT tham gia học tập trên hệ thống LMS của Viettel) hoàn GV/CBQL CSGDPT học tập
hoàn thành bài kiểm tra trắc thành bài kiểm tra trắc nghiệm mô đun; trên hệ thống LMS)
nghiệm mô đun 1
3.2 Chấm bài tập hoàn thành 100% bài tập hoàn thành mô đun được chấm (điền số Số lượng và tỉ lệ % (so với SL
mô đun 1 lượng bằng với số lượng GVPT/CBQLCSGDPT tham GV/CBQL CSGDPT học tập
gia học tập mô đun); trên hệ thống LMS)
GVSP/GVQLGD chủ chốt phụ trách góp ý, nhận xét
cách chấm điểm của 03 bài tập hoàn thành mô đun

169
của GV/CBQL CSGDPT/01 GV/CBQLCSGDPT cốt Số lượng bài tập được
cán GVSP/GVQLGD chủ chốt
*Chú ý: Không làm thay đổi kết quả chấm bài của góp ý về đánh giá chấm bài
GV/CB QLCSGDPT cốt cán, không phê duyệt kết quả
hoàn thành mô đun bồi dưỡng của
GVPT/CBQLCSGDPT.
3.3 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) GVPT/CBQLCSGDPT (điền số lượng Số lượng và tỉ lệ % (so với SL
GVPT/CBQLCSGDPT tham gia học tập trên hệ thống LMS của Viettel) hoàn GV/CBQL CSGDPT học tập
hoàn thành bài kiểm tra trắc thành bài kiểm tra trắc nghiệm mô đun; trên hệ thống LMS)
nghiệm mô đun 2
3.4 Chấm bài tập hoàn thành 100% bài tập hoàn thành mô đun được chấm (điền số Số lượng và tỉ lệ % (so với SL
mô đun 2 lượng bằng với số lượng GVPT/CBQLCSGDPT tham GV/CBQL CSGDPT học tập
gia học tập mô đun); trên hệ thống LMS)
GVSP/GVQLGD chủ chốt phụ trách góp ý, nhận xét Số lượng bài tập được
cách chấm điểm của 03 bài tập hoàn thành mô đun GVSP/GVQLGD chủ chốt
của GV/CBQL CSGDPT/01 GV/CBQLCSGDPT cốt góp ý về đánh giá chấm bài
cán
*Chú ý: Không làm thay đổi kết quả chấm bài của
GV/CB QLCSGDPT cốt cán, không phê duyệt kết quả
hoàn thành mô đun bồi dưỡng của
GVPT/CBQLCSGDPT.
4. Đôn đốc GVPT/ CBQLCSGDPT trả lời phiếu khảo sát về mô đun bồi dưỡng
4.1 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số lượng hoàn thành mô đun bồi Số lượng và tỉ lệ % hoàn
GVPT/CBQLCSGDPT dưỡng) GVPT/ CBQLCSGDPT hoàn thành khảo sát thành khảo sát cuối mô đun 1
hoàn thành phiếu khảo sát cuối mô đun 1; (so với số lượng GV/CBQL
cuối mô đun 1

170
CSGDPT hoàn thành bài tập
trên hệ thống LMS)
4.2 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số lượng hoàn thành mô đun bồi Số lượng và tỉ lệ % hoàn
GVPT/CBQLCSGDPT dưỡng) GVPT/ CBQLCSGDPT hoàn thành khảo sát thành khảo sát cuối mô đun 2
hoàn thành phiếu khảo sát cuối mô đun 2; (so với số lượng GV/CBQL
cuối mô đun 2 CSGDPT hoàn thành bài tập
trên hệ thống LMS)
4.3 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (….) (điền số lượng) GVPT/CBQLCS GDPT Số lượng và tỉ lệ % hoàn
GVPT/CBQLCSGDPT hoàn thành 02 mô đun BDTX năm 2020 hoàn thành thành Khảo sát về chương
hoàn thành phiếu khảo sát Khảo sát về chương trình BDTX năm 2020 trình BDTX năm 2020 (so với
về chương trình bồi dưỡng số lượng GV/CBQL
năm 2020 CSGDPT hoàn thành MĐ 1
và MĐ 2)
5 Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun bồi dưỡng trên hệ thống LMS
5.1. Xác nhận đồng nghiệp hoàn 80% (…) (điền số lượng) GVPT/ CBQLCSGDPT Số lượng và tỉ lệ % hoàn
thành mô đun 1 trên hệ tham gia bồi dưỡng trên hệ thống LMS của Viettel) thành mô đun 1 (so với SL
thống LMS hoàn thành mô đun 1 (Đạt) GV/CBQL CSGDPT tham
gia BD MĐ 1)
5.2 Xác nhận đồng nghiệp hoàn 80% (…) GVPT/ CBQLCSGDPT (điền số lượng Số lượng và tỉ lệ % hoàn
thành mô đun 2 trên hệ GVPT/CBQLCS GDPT tham gia bồi dưỡng trên hệ thành mô đun 2 (so với SL
thống LMS thống LMS của Viettel) hoàn thành mô đun (Đạt) GV/CBQL CSGDPT tham
gia MĐ 2)
5.3 Xác nhận hoàn thành 02 mô 80% (…) (điền số lượng) GVPT/ CBQLCSGDPT Số lượng và tỉ lệ % hoàn
đun bồi dưỡng năm 2020 hoàn thành cả hai mô đun 1 và mô đun 2 trên hệ thống thành cả hai mô đun 1 và mô
LMS của Viettel (Đạt) đun 2 (so với số lượng

171
GV/CBQL CSGDPT hoàn
thành MĐ 1 và MĐ 2)
………. Ngày tháng năm 20…
HIỆU TRƯỞNG/ĐẠI DIỆN PHÒNG/SỞ GDĐT DUYỆT35 NGƯỜI BÁO CÁO

Kí tên, đóng dấu/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS) (Kí và ghi rõ họ tên/nộp trên hệ thống LMS)
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GVSP CHỦ CHỐT
(đánh dấu X): Đạt …; Chưa đạt:
(Kí tên/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS)

Báo cáo hoàn thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của GVCC trình Hiệu trưởng phê duyệt; Báo cáo hoàn thành kế hoạch Hỗ trợ đồng nghiệp của
35

CBQLCSGDPTCC cấp tiểu học và trung học cơ sở (THCS) trình đại diện phòng GDĐT phê duyệt, cấp trung học phổ thông (THPT) trình sở GDĐT phê
duyệt.

172
ĐÁNH GIÁ KHOÁ HỌC

1. Nhiệm vụ và yêu cầu bài thu hoạch học viên thực hiện sau khóa tập huấn
Bài tập 1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch bài dạy
môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp THPT đã có.
Bài tập 2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT,
khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí
học sinh ở trường THPT.
Giáo viên có thể sử dụng các khung, mẫu biểu đã được hướng dẫn, cho phép xây dựng
chung kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trên cùng một khung/mẫu có sẵn.
2. Đánh giá bài thu hoạch sau khóa tập huấn
- HV hoàn thành và nộp sản phẩm bài tập 1 là học liệu số và bài tập 2 là kế hoạch hỗ
trợ đồng nghiệp.
- GV đánh giá cho điểm và nhận xét về học liệu số, kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp.
3. Đánh giá kết quả tập huấn
- Đánh giá quá trình thông qua các sản phẩm hoạt động của học viên trong quá trình
tập huấn.
- Đánh giá kết quả thông qua các sản phẩm bài tập mà học viên cần thực hiện và hoàn
thiện ở sau khóa tập huấn.

173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÍ
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình
tổng thể và chương trình môn học. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quyết định số 1904/QĐ-BGDĐT quy định kĩ thuật
về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ
thông, ban hành ngày 04/07/2019.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ban hành Quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THCS.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 21/0201/TT-BGDĐT về quy định ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet
cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí giáo dục, ban hành ngày 06 tháng 09
năm 2017.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 5807/BGDĐT-CNTTV/v hướng dẫn
triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông, ban hành ngày
21/12/2018.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT quy định về quản
lí, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, ban hành ngày 30/12/2019.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Quyết định số 1904/QĐ-BGDĐT Quy định kĩ thuật
về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ
thông, ban hành ngày 04/07/2019.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT quy định về quản
lí, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, ban hành ngày 30/12/2019.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học.
[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, ban hành Sửa
đổi, bổ sung của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS/THCS.
[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Công văn Số 4096/BGDĐT-CNTT V/v hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021 – 2022, ban hành
ngày 20/9/2021.
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ
chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại Sở Giáo dục và
Đào tào và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, ban hành ngày 05 tháng 10 năm 2020.

174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG
[13] Embi, M.A. (2011), Web 2.0 Tools in Education - A Quick Guide. Centre of
Academic Advancement, Universiti Kebangsaan Malaysia (ebook).
[14] Florian, L., Hegarty, J. (2004). ICT and Special Educational Needs. Open
University Press. ISBN 0 335 2119 5 (ebook).
[15] Frei, S. et al (2007). Integrating Educational Technology into Curriculum. Shell
Education. ISBN 978-1-4258-0379-7 (ebook).
[16] Geoff Petty (2010), Teaching Today: A practical Guide, Fourth Edition, Nelson
Thornes Ltd., ISBN 978-1-4085-0415-4 (book).
[17] Hart, J. (2015). A practical guide to the top 100 tools for learning 2015. Centre for
Learning & Performance Technologies (ebook).
[18] Horton, W. (2006). E-Learning by Design. Published by Pfeiffer, An Imprint of
Wiley. ISBN -10: 0-7879-8425-6 (pbk. book).
[19] Huang R., Spector J.M., Yang J. (2019). Educational Technology - A primer for
the 21st Century. Springer. ISSN 2196-4963 (ebook).
[20] ISTE (2016). Standards for Educators | ISTE,
Link: https://www.iste.org/standards/for-educators (pdf).
[21] ISTE (2016). Standards for Students | ISTE,
Link: https://www.iste.org/standards/for-students (pdf).
[22] Lim C.P. et al. (2010). Leading ICT in Education Practices - A capacity - building
toolkit for teacher education institutions in the Asia Pacific. Microsoft ISBN: 978-
981-08-5073-9 (ebook).
[23] McArdle, G. (2010). Instructional Design in Action Learning. Library of Congress
Cataloging-in-Publication Data. ISBN-13: 978-0-8144-1566-5 (ebook).
[24] Michael Allen (2007). Designing successful e-Learning - Michael Allen’s e-
Learning library, Pfeiffer, ASTD (ebook).
[25] Microsoft (2020). The class of 2030 and life-ready learning: the technology
imperative. A sumary report. Link: https://info.microsoft.com.
[26] OECD (2019). PISA 2021 ICT Framework. Link: https://www.oecd.org/pisa.
[27] Patricia, L. R. (2002). Designing Instruction for Technology-Enhanced Learning.
Idea Group Publishing. ISBN-1-930708-28-9 (ebook).
[28] Roblyer, M.D., Doering, A.H, (2014). Integrating Educational Technology into
Teaching (6th Ed.). Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall. ISBN 13: 978-
1-292-02208-6 (book).
[29] The Economist Intelligent Unit Limited (2020). Staff of 2030: Future - ready
Teaching. Sponsored by Microsoft (ebook).
[30] Tony Bates A.W. (2019). Teaching in a Digital Age - Guilines for designing
teaching and learning - 2nd Edition. Tony Bates Associates Ltd. Vancover, B.C
(ebook).

175
[31] Wang et al. (2010). Handbook of Research on Hybrid Learning Models: Advanced
Tools, Technologies, and Applications. InformatIon scIence reference (ebook).

176

You might also like