You are on page 1of 235

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


CHƯƠNG TRÌNH ETEP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN

MÔ ĐUN 9
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC
VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


MỤC LỤC

BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU..................................................................................................6

KÍ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................................................................7

CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ........................................................................................................8

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN.............................................................................10

3. NỘI DUNG CHÍNH...........................................................................................................11

NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ VÀ THIẾT
BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC.............................................................46

1.1. Khái quát về công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục……………………………………………………………………46

1.1.1. Công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục............................................46

1.1.2. Học liệu số trong dạy học, giáo dục.................................................................48

1.1.3. Thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục................................................49

1.2. Các xu hướng hiện nay trong ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác,
sử dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục......................50

1.2.1. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.......50

1.2.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng để đổi mới phương pháp dạy học, hình
thức dạy học, kiểm tra đánh giá……………………………………………….51
1.2.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng trong giáo dục thông minh và xây
dựng hệ sinh thái giáo dục…………………………………………….............54

1.3. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục...........................................................................................................56

1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục....................56

1.3.2. Vai trò của học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.....60

1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học
liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.......................................67

1.4.1. Đảm bảo tính khoa học.........................................................................................67

2
1.4.2. Đảm bảo tính sư phạm...................................................................................68

1.4.3. Đảm bảo tính pháp lí..............................................................................................69

1.4.4. Đảm bảo tính thực tiễn.........................................................................................71

NỘI DUNG 2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
……………………………………………………………………………74

2.1. Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục...........................74

2.1.1. Một số thiết bị công nghệ cơ bản......................................................................74

2.1.2. Một số thiết bị công nghệ nâng cao……………………………………..79

2.2. Học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh…………............84

2.2.1. Nguồn học liệu số………………………………………………............84

2.2.2. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu
số……........88

2.2.3. Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy
học, giáo dục………………………………………………………………………..89

2.3. Một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh trung
học phổ thông ……………………………………………………………………………92

2.3.1. Khái quát về phần mềm hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở cấp trung
học phổ thông …………………………………………………………………….92

2.3.2. Phần mềm thiết kế/biên tập học liệu số và trình diễn…………………
94

2.3.3. Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá…………………………………107

2.3.4. Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến………………………………...113

2.3.5. Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học


sinh………………..129

NỘI DUNG 3. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ
PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC MÔN NGỮ VĂN

3
Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ………………………..139

3.1. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm
hỗ trợ trong hoạt động dạy học, giáo dục học sinh môn Ngữ
văn………………………139

3.1.1. Cơ sở lựa chọn các hình thức dạy học có ứng dụng công nghệ
thông tin phù hợp thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở Việt
Nam…………………139 3.1.2. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm,
thiết bị công nghệ hỗ trợ xây dựng nội dung dạy học, giáo dục và kiểm
tra đánh giá……………………144

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
hoạt động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông
……………154

3.2.1. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong thiết kế kế
hoạch bài dạy ……………………………………………………………………….154

3.2.2. Ứng dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ trong hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả……………………………………………………………..160

3.2.3. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt
động học có ứng dụng công nghệ thông tin………………………………………164

3.2.4. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ để hỗ trợ quản lí
học sinh/lớp học…………………………………………………………………166

3.3. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông qua trường
hợp minh hoạ…………………………………………………………………………………169

3.3.1. Kế hoạch bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong môn
Ngữ văn……………………………………………………………………………169

3.3.2. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông
tin………….174

NỘI DUNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP


NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT

4
ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG..…………………………………178

4.1. Xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp.........................178

4.1.1. Xây dựng kế hoạch tự học nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin................................................................................................................................. 178

4.1.2. Các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp và mô hình hỗ trợ đồng nghiệp
..................................................................................................................................................... 181

4.1.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng
dụng công nghệ thông tin..............................................................................................182

4.2. Một số hướng dẫn triển khai và thực hiện kế hoạch.............................183

4.2.1. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch tự học........................................183

4.2.2. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp............184

PHỤ LỤC.............................................................................................................................191

ĐÁNH GIÁ KHOÁ HỌC........................................................................................233

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................234

5
BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

(Kèm theo Quyết định số: 912/QĐ-ĐHSP ngày 12 tháng 5 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)

1. PGS.TS. Bùi Thanh Truyền - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
2. TS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
3. PGS.TS. Dương Thị Hồng Hiếu - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh
4. TS. Nguyễn Thành Ngọc Bảo - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
5. ThS. Phan Duy Khôi - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
6. ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
7. ThS. Lê Thị Ngọc Chi - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

8. PGS.TS. Phùng Gia Thế - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

9. PGS.TS. Trịnh Thị Lan - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

6
KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tin

CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

EduTech Công nghệ giáo dục

GDPT Giáo dục phổ thông

GV GV

HĐGD Hoạt động giáo dục

HS Học sinh

KHBD Kế hoạch bài dạy

KTDH Kĩ thuật dạy học

NL Năng lực

PC Phẩm chất

SGK Sách giáo khoa

TH Tiểu học

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

VLE Môi trường học ảo

YCCĐ Yêu cầu cần đạt

7
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ

Thuật ngữ,
Giải thích
khái niệm
Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về công nghệ
Khoa học máy tính
máy tính và các ứng dụng của nó.
Nền tảng ứng dụng Web (Web-based Platform)
nhằm mục đích giáo dục qua trung gian máy tính
Môi trường học ảo
(computer-mediated communication) hay giáo dục
trực tuyến (online education).
Là một môi trường trong đó công nghệ giáo dục và
các nguồn lực liên quan khác cùng có mặt để truyền
Hệ sinh thái giáo dục
thụ kiến thức, phát triển năng lực (NL) cho học sinh
(HS).
Là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập trong
Giáo dục thông minh thời đại kĩ thuật số, và đã nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu.
Là quyền được cấp cho chủ sở hữu (một/nhóm
người) đối với một tác phẩm nào đó (từ gọi chung
Bản quyền
cho tất cả các loại sản phẩm được sáng chế, phát
minh bởi một ai đó).
Phân chia thành 3 cấp học trong chương trình giáo
Cấp (học) dục phổ thông (GDPT), đó là: tiểu học (TH), trung
học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).
Chương trình GDPT được ban hành bởi Thông tư
Chương trình giáo dục phổ
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
thông 2018
2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giai đoạn giáo dục cơ bản Giai đoạn giáo dục gồm 9 năm đầu tiên của GDPT
(từ lớp 1 đến lớp 9) nhằm trang bị cho HS tri thức,
kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm
chất (PC) chủ yếu và NL cốt lõi; chuẩn bị tâm thế
cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng

8
Thuật ngữ,
Giải thích
khái niệm
và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu
phân luồng sau THCS theo các hướng: học lên
THPT, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Giai đoạn giáo dục 3 năm cuối của GDPT (từ lớp
10 đến lớp 12) nhằm phát triển NL theo sở trường,
Giai đoạn giáo dục định
nguyện vọng của từng HS, bảo đảm HS tiếp cận
hướng nghề nghiệp
nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau GDPT
có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Phân chia thành 12 khối lớp của 3 cấp học. Trong
đó, cấp TH gồm 5 khối lớp từ 1 đến 5, cấp THCS
Khối lớp (học)
gồm 4 khối lớp từ 6 đến 9 và cấp THPT gồm 3 khối
lớp từ 10 đến 12.
Kết quả mà HS cần đạt được về PC và NL sau mỗi
cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo
dục (HĐGD); trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau
Yêu cầu cần đạt
đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao
gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học
trước đó.

9
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN

Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công
nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trung học phổ thông môn Ngữ văn” là một
trong các mô đun bồi dưỡng giáo viên (GV) theo quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT (kí
ngày 04 tháng 12 năm 2019) về việc ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng GV
cốt cán và cán bộ quản lí cơ sở GDPT cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường
xuyên GV, cán bộ quản lí cơ sở GDPT. Các mô đun bồi dưỡng này nhằm hỗ trợ GV tổ
chức và thực hiện được các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình
GDPT 2018, đồng thời giúp GV nâng cao NL, phát triển chuyên môn và nghiệp vụ
theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT. Mô đun 9 do trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo yêu cầu của “Chương trình phát
triển các trường Sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí
cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP)” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN

Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng của mô đun 9, người học có thể:
(YCCĐ 01) Trình bày được vai trò của công nghệ thông tin (CNTT), học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục HS THPT;

(YCCĐ 02) Phân tích, đánh giá được việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy
học môn Ngữ văn qua một trường hợp minh họa;

(YCCĐ 03) Lựa chọn và thực hành một số ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy
học môn Ngữ văn ở trường THPT theo chương trình GDPT 2018;
(YCCĐ 04) Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực
ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học,
giáo dục và quản lí HS ở trường THPT.

10
3. NỘI DUNG CHÍNH

NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ VÀ
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC

1.1. Khái quát về công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục

1.2. Các xu hướng hiện nay trong ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác,
sử dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

1.3. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục

1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
NỘI DUNG 2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ
TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
2.1. Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục

2.2. Học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh

2.3. Một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh trung học phổ
thông

NỘI DUNG 3. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU
SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC
MÔN NGỮ VĂN Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Cơ sở ứ ng dụ ng cô ng nghệ thô ng tin, họ c liệu số và thiết bị cô ng nghệ
trong hoạ t độ ng dạ y họ c, giá o dụ c mô n Ngữ vă n ở cấ p trung họ c phổ thô ng.

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt
động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông

3.3. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt ộng
dạy học, giáo dục môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông qua trường hợp minh hoạ

NỘI DUNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP


NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT

11
ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG

4.1. Xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp

4.2. Một số hướng dẫn triển khai và thực hiện kế hoạch

12
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NỘI DUNG TẬP HUẤN QUA
MẠNG
Kế hoạch tập huấn qua mạng gồm 3 giai đoạn
A. GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ
a. Phần giới thiệu
Xem video clip giới thiệu về mô đun 9.
Xem đồ hoạ thông tin giới thiệu về mô đun 9 - Infographics 0.09.
b. Nhiệm vụ học tập của học viên
Mô đun 9 được thiết kế theo hình thức học kết hợp: trực tiếp và trực tuyến, với
các hoạt động tự học/học cộng tác qua mạng là chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ học tập cụ
thể của học viên ở khóa học này là:
Nhiệm vụ 1: Tự nghiên cứu 4 nội dung chính của tài liệu text và tài liệu bổ trợ
(không bắt buộc);
Nhiệm vụ 2: Tự học qua mạng với 14 hoạt động học tập tương ứng với 4 nội
dung chính của tài liệu text. Thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập của hoạt
động học tập yêu cầu;
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành bài tập thực hành cuối khoá “Xây dựng học liệu cho
các hoạt động trong Kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT” và nộp sản phẩm thực hiện
trên hệ thống LMS;
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp” và nộp sản
phẩm thực hiện trên hệ thống LMS;
Nhiệm vụ 5: Trao đổi, thảo luận, chia sẻ phản hồi, thực hiện các khảo sát theo
yêu cầu của khóa học.
c. Phần chuẩn bị cá nhân và ôn tập kiến thức các mô đun trước
Xem đồ hoạ thông tin, video clip hướng dẫn sử dụng và khai thác hệ thống
LMS;
Xem đồ hoạ thông tin hướng dẫn việc học tập và các quy chế học tập mô đun 9;
Xem đồ hoạ thông tin hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên, học liệu
số;
Thực hiện trắc nghiệm kiến thức của mô đun trước (10 câu hỏi).
B. GIAI ĐOẠN 2: HỌC TẬP, THỰC HÀNH
Thực hiện 4 nội dung theo chuỗi 14 hoạt động học tập qua mạng như sau:

13
NỘI DUNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/cô hãy cho biết vai trò của CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục là gì? Nêu những yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số
và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Đối với đặc thù môn Ngữ văn, những
yêu cầu nào là điều kiện cần cho việc khai thác, sử dụng nguồn học liệu, thiết bị công
nghệ hỗ trợ dạy học, giáo dục? Hãy giải thích.
Hoạt động 1

a. Tên hoạt động: Khám phá


Mô tả: Tìm hiểu khái quát về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục HS.

b. Mục tiêu cần đạt:


Trình bày khái quát về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem infographic nội dung 1.1
- Xem tài liệu text các nội dung mục 1.1.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp
theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Tài liệu dạng text kết hợp hình ảnh minh họa, cho phép chú thích.

Hoạt động 2

a. Tên hoạt động: Chuyển đổi


Mô tả: Khám phá các xu hướng ứng dụng CNTT hiện nay qua giới thiệu

14
một số thuật ngữ và hình thức dạy học mới đang được quan tâm.

b. Mục tiêu cần đạt:


Nhận ra được xu hướng ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục hiện nay.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Thực hiện khảo sát nội dung về một số xu hướng ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục hiện nay.
- Xem tài liệu text bao gồm các nội dung mục 1.2.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác
nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp
theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Tài liệu text nội dung 1.2.

Hoạt động 3

a. Tên hoạt động: Tự học


Mô tả: Tìm hiểu vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục.

b. Mục tiêu cần đạt:


Giải thích được vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem infographic nội dung mục 1.3
- Xem tài liệu text các nội dung mục 1.3.
- Tham gia diễn đàn thảo luận.

15
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Tài liệu text nội dung 1.3.
- Câu hỏi thảo luận sau khi xem tài liệu:
+ Thầy/Cô đã từng khai thác, sử dụng nguồn học liệu số nào trong hoạt động
dạy học và giáo dục của mình? Nếu có, thầy/cô có thể kể tên. Thầy/Cô nhận xét gì
về vai trò của nguồn học liệu đã khai thác, sử dụng?
+ Thầy/Cô có suy nghĩ gì về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ
trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin?

Hoạt động 4

a. Tên hoạt động: Phân tích


Mô tả: Tìm hiểu một số yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số
và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

b. Mục tiêu cần đạt:


Trình bày được một số yêu cầu đặt ra đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu
số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem infographic nội dung 1.4
- Xem tài liệu text nội dung 1.4.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

16
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Infographic nội dung 1.4
- Tài liệu text nội dung 1.4.

Kiểm tra cuối nội dung 1


HV hoàn thành 5 câu trắc nghiệm cuối nội dung 1.

2. Đánh giá/phản hồi nội dung 1


- Đánh giá:
+ Học viên hoàn thành 80% trở lên các nhiệm vụ học tập đối với 4 hoạt động
được thiết kế trong chủ đề.
+ HV hoàn thành 5 câu trắc nghiệm cuối nội dung 1.
- Phản hồi: Học viên ghi chú thích (comment)/đánh giá phản hồi (rating) cho
video clip, bài giảng tương tác.
NỘI DUNG 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM
HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/Cô cho biết tên, chức năng và hướng sử dụng một số thiết bị công nghệ và
phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Ngữ văn (bao
gồm cả thiết bị công nghệ, nguồn học liệu số và công cụ, phần mềm, nền tảng/hệ
thống đặc thù của môn Ngữ văn).
Hoạt động 5

a. Tên hoạt động: Tìm hiểu


Mô tả: Nhận biết một số thiết bị công nghệ thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học,
giáo dục môn Ngữ văn.

b. Mục tiêu cần đạt:


- Kể tên và mô tả được các loại thiết bị công nghệ thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy
học, giáo dục.

17
c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- Xem infographic nội dung 2.1
- Xem tài liệu text nội dung 2.1.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Infographic nội dung mục 2.1
- Tài liệu text nội dung 2.1.
- Câu hỏi thảo luận – Forum 2.02: Thầy/Cô hãy trao đổi và thảo luận về các công
cụ, phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Ngữ
văn.

Hoạt động 6

a. Tên hoạt động: Bổ trợ


Mô tả: Khai thác học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục

b. Mục tiêu cần đạt:


- Nêu được các nguồn học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.
- Khai thác được các nguồn học liệu số hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo
dục môn Ngữ văn.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem infographic nội dung mục 2.2.
- Xem tài liệu text nội dung mục 2.2.
- Tham gia chia sẻ ý kiến trên diễn đàn thảo luận.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

18
e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động
- Infographic nội dung mục 2.2.
- Tài liệu text nội dung mục 2.2.
- 02 câu hỏi thảo luận tương ứng với 2.2. – Forum 2.03.
+ Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng?
+ Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số.

Hoạt động 7

a. Tên hoạt động: Giới thiệu


Mô tả: Giới thiệu một số phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo
dục môn Ngữ văn.

b. Mục tiêu cần đạt:


Giới thiệu được một số phần mềm thông dụng và chức năng của phần mềm trong
hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem tài liệu text mục 2.3.
- Xem 03 video clip chuyên gia: Giới thiệu phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học,
giáo dục.
- Tham gia chia sẻ ý kiến trên diễn đàn thảo luận.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Tài liệu text mục 2.3.
- 03 video clip chuyên gia, thời lượng: 5~7 phút (Clip.2.04, 2.05, 2.06).
- 02 câu hỏi thảo luận – Forum 2.04.

Hoạt động 8

a. Tên hoạt động: Khai thác

19
Mô tả: Khai thác, sử dụng một số phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy
học, giáo dục môn Ngữ văn.

b. Mục tiêu cần đạt:


Nêu được cách khai thác, sử dụng một số phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động
dạy học, giáo dục môn Ngữ văn.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem tài liệu text mục 2.3.
- Chia sẻ về định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng phần mềm trong dạy
học Ngữ văn.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Tài liệu text mục 2.3.
- Hộp chia sẻ định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng phần mềm trong
dạy học Ngữ văn.

Kiểm tra cuối nội dung 2


GV hoàn thành 10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 2.

2. Đánh giá/phản hồi nội dung 2


- Đánh giá:
+ Học viên hoàn thành 80% trở lên các nhiệm vụ học tập đối với 4 hoạt động
được thiết kế trong chủ đề.
+ GV hoàn thành 10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 2.
- Phản hồi: Học viên ghi chú thích (comment)/đánh giá phản hồi (rating) cho
video clip, bài giảng tương tác.
NỘI DUNG 3: LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC
LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO
DỤC MÔN NGỮ VĂN Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

20
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/cô hãy lựa chọn và ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm
hỗ trợ trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT.
Hãy phát triển các học liệu của kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn
Ngữ văn từ kế hoạch bài dạy (KHBD) của mô đun 4 hoặc KHBD tự chọn (theo tinh
thần của công văn 5512/BGDĐT-GDTrH (18/12/2020), phụ lục IV – Khung KHBD
hoặc theo một khung/mẫu tuỳ chọn khác).
Hoạt động 9

a. Tên hoạt động: Luyện tập


Mô tả: Tìm hiểu cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần
mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học, giáo dục HS môn Ngữ văn ở cấp THPT.

b. Mục tiêu cần đạt:


Phân tích được đặc trưng của môn học và cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm,
thiết bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá trong một
hoạt động học.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem infographic nội dung 3.1
- Xem tài liệu text nội dung 3.1.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Infographic nội dung 3.1
- Tài liệu text nội dung 3.1.

Hoạt động 10

a. Tên hoạt động: Thực hành


Mô tả: Luyện tập và thực hành một số phần mềm theo yêu cầu sư phạm cho trước.

21
b. Mục tiêu cần đạt:
Khai thác, sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn
Ngữ văn ở cấp THPT.

c. Nhiệm vụ của người học


- Xem tài liệu text 3.2.
- Thực hiện phiếu giao nhiệm vụ.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có nộp sản phẩm thực hành.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Tài liệu text 3.2
- Phiếu giao nhiệm vụ học tập, tài liệu hướng dẫn công cụ phần mềm và nguồn học
liệu thực hành (có sản phẩm minh hoạ để tham khảo).

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ


1. Xem tài liệu text về hướng dẫn xây dựng các loại học liệu phục vụ cho việc giảng
dạy một nội dung trong chương trình.
2. Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Ngữ
văn cấp THPT.
3. Gửi sản phẩm lên hệ thống.

Hoạt động 11

a. Tên hoạt động: Phản hồi


Mô tả: Nghiên cứu và phân tích việc ứng dụng CNTT trong các tình huống dạy
học thực tế.

b. Mục tiêu cần đạt:


Đánh giá được việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn qua
một trường hợp cụ thể.

22
c. Nhiệm vụ của người học
- Xem Infographic nội dung 3.3.1
- Xem 01 video clip phỏng vấn chuyên gia về các bước thiết kế chủ đề học tập/ bái
dạy có ứng dụng công nghệ thông tin
- Xem tài liệu text nội dung mục 3.2.2. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng CNTT
trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở cấp THPT qua một trường hợp minh hoạ.
- Xem 02 video clip về hoạt động sinh hoạt chuyên môn để bình giảng cho bài dạy.
- Thực hiện phiếu giao nhiệm vụ

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ


Sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá mức độ phù hợp của phương tiện dạy học,
thiết bị và học liệu đã lựa chọn với các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương
án và công cụ đánh giá được mô tả trong video minh họa.

Tiêu chí Có/ Không Dẫn chứng

1. Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào


bài dạy hợp lí, cần thiết không

2. Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được


sự phù hợp với sản phẩm học tập không?

3. Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với


cách thức HS hoạt động không?

4. Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có
được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các
kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Infographic nội dung 3.3.1

23
- Video clip phỏng vấn chuyên gia
- Video clip sinh hoạt chuyên môn
- Tài liệu text mục 3.2.2.
- Phiếu giao nhiệm vụ phân tích đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
kế hoạch bài dạy minh họa.

Hoạt động 12

a. Tên hoạt động: Vận dụng


Mô tả: Thực hành phát triển các học liệu cho một hoạt động trong KHBD môn
Ngữ văn ở cấp THPT có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ.

b. Mục tiêu cần đạt:


Xây dựng các học liệu cho một hoạt động trong KHBD môn Ngữ văn ở cấp THPT
có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem phụ lục Khung KHBD mô đun 9.
- Thực hành xây dựng các học liệu cho một hoạt động trong KHBD môn Ngữ văn
ở cấp THPT có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ.

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


Khung KHBD mô đun 9.

Kiểm tra cuối nội dung 3


HV hoàn thành 10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 3

2. Đánh giá/phản hồi nội dung 3


- Đánh giá:

24
+ Học viên hoàn thành 80% trở lên các nhiệm vụ học tập đối với 4 hoạt động
được thiết kế trong chủ đề.
+ Hoàn thành 10 câu trắc nghiệm cuối nội dung 3.
- Phản hồi: Học viên ghi chú thích (comment)/đánh giá phản hồi (rating) cho
video clip, bài giảng tương tác.

NỘI DUNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG


NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Câu hỏi trọng tâm
Thầy/cô hãy thiết kế một kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao NL CNTT
hỗ trợ dạy học và giáo dục, cũng như phát triển nghề nghiệp trong tương lai (ngắn hạn
– 1 năm, dài hạn – 3~5 năm).
Thầy/cô hãy xây dựng một kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp tại cơ sở giáo dục,
địa phương của mình để nâng cao NL ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị
công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí HS.
Hoạt động 13

a. Tên hoạt động: Phát triển bản thân


Mô tả: Thực hành xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng
cao NL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí HS trong
trường học.

b. Mục tiêu cần đạt:


Thiết kế được kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng cao NL ứng
dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí HS ở trường học.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem bài giảng tương tác bao gồm nội dung mục 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3.
- Xem infographic nội dung 4.1
- Thực hành thiết kế một kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp.

25
d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Bài giảng tương tác chuẩn SCORM - 4.1 (iLecture.4.1).
Tài liệu dạng text/speechtext kết hợp hình ảnh minh họa, cho phép chú thích.
Trả lời câu hỏi trong lúc xem bài giảng (1~3 câu).
- Infographic nội dung 4.1
- Phiếu giao nhiệm vụ học tập, tài liệu và mẫu biểu hỗ trợ thực hành.

Hoạt động 14

a. Tên hoạt động: Chia sẻ đồng nghiệp


Mô tả: Tìm hiểu một số gợi ý cho việc triển khai và thực hiện kế hoạch tự học và
phát triển đồng nghiệp.

b. Mục tiêu cần đạt:


Mô tả được một số cách triển khai và thực hiện kế hoạch thông qua một số gợi ý
hướng dẫn.

c. Nhiệm vụ của người học (qua mạng)


- Xem bài giảng tương tác bao gồm nội dung mục 4.2.1, 4.2.2.
- Xem infographic nội dung 4.2

d. Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá


- Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, có câu hỏi chuyển tiếp để xác nhận.
- Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động.
- Đánh giá: đạt 100% các công việc được giao để thực hiện hoạt động tiếp theo.

e. Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động


- Bài giảng tương tác chuẩn SCORM – 4.2 (iLecture.4.2).
Tài liệu dạng text/speechtext kết hợp hình ảnh minh họa, cho phép chú thích.

26
Trả lời câu hỏi trong lúc xem bài giảng (1~3 câu).
- Infographic nội dung 4.2

Kiểm tra cuối nội dung 4


HV hoàn thành 5 câu trắc nghiệm cuối nội dung 4

2. Đánh giá/phản hồi nội dung 4

- Đánh giá: Họ c viên hoà n thà nh 80% trở lên cá c nhiệm vụ họ c tậ p đố i vớ i 2


hoạ t độ ng đượ c thiết kế trong chủ đề.

- HV hoà n thà nh 5 câ u trắ c nghiệm cuố i nộ i dung 4

- Phản hồi: Họ c viên ghi chú thích (comment)/đá nh giá phả n hồ i (rating)
cho video clip, bà i giả ng tương tá c.

C. GIAI ĐOẠN 3: PHẢN HỒI, ĐÁNH GIÁ

Kiểm tra và đánh giá cuối khóa học

Bài tập 1. Xâ y dự ng cá c họ c liệu phụ c vụ cho mộ t hoạ t độ ng trong kế hoạ ch
bà i dạ y có ứ ng dụ ng CNTT trong mô n Ngữ vă n ở cấ p THPT đã có .

Bài tập 2. Xâ y dự ng kế hoạ ch hỗ trợ đồ ng nghiệp nâng cao NL ứ ng dụ ng


CNTT, khai thá c và sử dụ ng thiết bị cô ng nghệ trong hoạ t độ ng dạ y họ c, giá o dụ c
và quả n lí HS ở trườ ng THPT.

Bảng theo dõi quá trình và kết quả học tập

Đượ c hỗ trợ bở i hệ thố ng LMS, xem và tự kiểm tra trên hệ thố ng thườ ng
xuyên.

NỘI DUNG TẬP HUẤN TRỰC TIẾP

A. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRỰC TIẾP

NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC

27
Mục tiêu

Trình bày được vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy
học, giáo dục.

Các hoạt động

Hoạt động Thời gian

Hoạt động 1. Phân tích vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công 45 phút
nghệ trong dạy học, giáo dục.

a) Kết quả cần đạt


Phân tích được vai trò của CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục.

b) Nhiệm vụ của học viên


Học viên thảo luận nhóm, xác định những từ khoá về vai trò của
CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Học
viên sử dụng những từ khoá để trình bày vai trò và lấy các ví dụ để
chứng minh được vai trò đó trong dạy học, giáo dục môn Ngữ văn.

c) Tài liệu, học liệu


- Tài liệu text, nội dung 1, mục 1.3.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 1.3.

d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua các nhóm từ khoá
và nội dung bài báo cáo của học viên.

NỘI DUNG 2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ


TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
Mục tiêu
Xác định chức năng và hướng sử dụng một số thiết bị công nghệ và phần mềm
thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Ngữ văn (bao gồm cả

28
thiết bị công nghệ, nguồn học liệu số và công cụ, phần mềm, nền tảng/hệ thống đặc
thù của môn Ngữ văn).

Các hoạt động

Hoạt động Thời gian

Hoạt động 2. Hệ thống hoá về thiết bị công nghệ, học liệu số hỗ trợ 50 phút
hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Ngữ văn.

a) Kết quả cần đạt


Hệ thống hoá các thiết bị công nghệ, học liệu số hỗ trợ hoạt động
dạy học và giáo dục trong môn Ngữ văn.

b) Nhiệm vụ của học viên

- Học viên thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về các thiết bị công


nghệ, học liệu số hỗ trợ các hoạt động dạy học, giáo dục trong môn
Ngữ văn.

- Học viên sử dụng sơ đồ tư duy trình bày hệ thống các thiết bị công
nghệ, học liệu số và cách khai thác và sử dụng để hỗ trợ các hoạt
động dạy học, giáo dục trong môn Ngữ văn.

c) Tài liệu, học liệu


Tài liệu text, nội dung 2, mục 2.1 và 2.2.
Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
Đồ hoạ thông tin – Infographic mục 2.1 và 2.2.

d) Đánh giá
Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua sơ đồ tư duy
và bài trình bày của học viên.

Hoạt động 3. Chia sẻ về một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy 100 phút
học, giáo dục trong môn Ngữ văn.

a) Kết quả cần đạt

29
Trình bày chức năng và vai trò của một số phần mềm hỗ trợ
hoạt động dạy học, giáo dục trong môn Ngữ văn.

b) Nhiệm vụ của học viên


- Học viên thảo luận về các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học,
giáo dục trong môn Ngữ văn theo bốn nhóm: (1) thiết kế, biên tập
học liệu số và trình diễn; (2) hỗ trợ dạy học trực tuyến; (3) hỗ trợ
kiểm tra đánh giá; (4) quản lí lớp học và hỗ trợ HS.
Một số nội dung thảo luận:
+ Liệt kê các phần mềm hỗ trợ được giới thiệu trong tài liệu đọc.
Chia sẻ thêm về những công cụ, phần mềm mà thầy cô đã và đang
sử dụng trong quá trình dạy học.
+ Mô tả chức năng và định hướng sử dụng một số phần mềm.
+ Lấy ví dụ về cách khai thác và sử dụng các công cụ, phần mềm
hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Ngữ văn.
- Học viên trình bày nội dung thảo luận trên bài trình chiếu.

c) Tài liệu, học liệu


Tài liệu text, nội dung 2, mục 2.3.
Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
Đồ hoạ thông tin – Infographics.

d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua bài trình chiếu
và bài báo cáo của học viên.

NỘI DUNG 3. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU
SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ
VĂN Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mục tiêu

Lựa chọn và thực hành một số ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn
Ngữ văn ở cấp THPT theo chương trình GDPT 2018.
30
Các hoạt động

Hoạt động Thời gian

Hoạt động 4. Xác định căn cứ lựa chọn phương án ứng dụng CNTT, 30 phút
học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

a) Kết quả cần đạt

Xác định căn cứ lựa chọn phương án ứng dụng CNTT, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

b) Nhiệm vụ của học viên


Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công
nghệ, học liệu số và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học, giáo
dục HS môn Ngữ văn.
Nhiệm vụ 2. Xác định cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết
bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội dung dạy học và nội dung kiểm tra
đánh giá trong một hoạt động học.

c) Tài liệu, học liệu


- Tài liệu text, nội dung 3, mục 3.1.
- Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.

d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua nội dung trình
bày của học viên.

Hoạt động 5. Thực hành khai thác, sử dụng một số phần mềm hỗ trợ 160 phút
hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở cấp THPT.

a) Kết quả cần đạt:


Sử dụng được một số công cụ, phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học
môn Ngữ văn ở cấp THPT để tạo ra các sản phẩm cụ thể.

b) Nhiệm vụ của học viên

31
Nhiệm vụ 1. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế
học liệu và trình chiếu trong môn Ngữ văn.
Nhiệm vụ 2. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ tổ chức
hoạt động dạy học trong môn Ngữ văn.
Nhiệm vụ 3. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ kiểm tra,
đánh giá trong môn Ngữ văn.
Nhiệm vụ 4. Thực hành một số công cụ phần mềm hỗ trợ quản lí
lớp học và hỗ trợ HS.

c) Tài liệu, học liệu


- Tài liệu text, nội dung 3, mục 3.2.
- Tài liệu bổ trợ và học liệu thực hành.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.

d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua bài thực hành
của học viên.

Hoạt động 6. Phân tích và trao đổi việc ứng dụng CNTT trong hoạt 60 phút
động dạy học môn Ngữ văn qua một trường hợp minh hoạ.

a) Kết quả cần đạt


Phân tích được việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn
Ngữ văn qua một trường hợp minh hoạ.

b) Nhiệm vụ của học viên


Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các tiêu chí gợi ý để đánh giá chủ đề học
tập/bài dạy có ứng dụng CNTT.
Nhiệm vụ 2. Phân tích việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy
học qua một chủ đề học tập/bài dạy cụ thể.

c) Tài liệu, học liệu


- Tài liệu text, nội dung 3, mục 3.3.

32
- Phiếu giao nhiệm vụ, phiếu đánh giá.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.3.

d) Đánh giá

- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua kết quả phân tích,
đánh giá việc ứng dụng CNTT trong một chủ đề/bài học cụ thể của
học viên.

Hoạt động 7. Thực hành xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt 280 phút
động trong KHBD có ứng dụng CNTT môn Ngữ văn ở trường
THPT.

a) Kết quả cần đạt

Xây dựng được học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD
có ứng dụng CNTT môn Ngữ văn ở trường THPT.

b) Nhiệm vụ của học viên


Nhiệm vụ 1. Đề xuất phương án ứng dụng CNTT cho một KHBD
trong môn Ngữ văn ở trường THPT (Sử dụng KHBD đã xây dựng ở
Mô đun 4 hoặc một KHBD có sẵn).
Nhiệm vụ 2. Xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt động
trong KHBD theo phương án đề xuất. Một số học liệu số có thể thực
hiện:
- Bài trình chiếu
- Infographic
- Video bài giảng
- Clip
- …
Nhiệm vụ 3. Đề xuất các sử dụng học liệu số hiệu quả khi tổ chức
hoạt động dạy học.
Nhiệm vụ 4. Báo cáo và thảo luận về kết quả xây dựng học liệu số
phục vụ cho một hoạt động trong KHBD có ứng dụng CNTT môn

33
Ngữ văn ở trường THPT.

c) Tài liệu, học liệu


- Phiếu giao nhiệm vụ, phiếu bài tập.
- Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 3.

d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua các học liệu số
và bài báo cáo cách sử dụng học liệu số học viên xây dựng.

NỘI DUNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP


NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG

Mục tiêu

Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao NL ứng dụng
CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lí HS ở trường THPT.

Các hoạt động

Hoạt động Thời gian

Hoạt động 8. Trao đổi cách xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ 20 phút
đồng nghiệp và một số gợi ý thực hiện kế hoạch trong thực tế tại
địa phương.

a) Kết quả cần đạt


Tìm hiểu về kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để
nâng cao NL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục
và quản lí HS ở trường THPT.

b) Nhiệm vụ của học viên


Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ

34
đồng nghiệp.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm về các khó khăn và biện pháp
triển khai hiệu quả kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để
nâng cao NL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục
và quản lí HS ở trường THPT.

c) Tài liệu, học liệu


Tài liệu text, nội dung 4, mục 4.1 và 4.2.
Đồ hoạ thông tin liên quan đến nội dung 4.

d) Đánh giá
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua bài báo cáo
nhóm của học viên.

Hoạt động 9. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp 20 phút
và một số gợi ý thực hiện kế hoạch trong thực tế tại địa phương

a) Kết quả cần đạt


Thiết kế được kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp để
nâng cao NL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục
và quản lí HS ở trường THPT.

b) Nhiệm vụ của học viên

Nhiệm vụ 1: Xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng


nghiệp.
Nhiệm vụ 2: Phân tích một số gợi ý triển khai và thực hiện kế
hoạch.

c) Tài liệu, học liệu

Tài liệu text, nội dung 4, mục 4.1 và 4.2.


Đồ hoạ thông tin – Infographics.

d) Đánh giá

35
- Đánh giá kết quả ĐẠT/KHÔNG ĐẠT thông qua kế hoạch hỗ
trợ đồng nghiệp của học viên.

B. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG TRỰC TIẾP 2 NGÀY

Thời gian Nội dung chính Điều kiện giảng


dạy/học tập

Ngày 1

Buổi Khai mạc khoá bồi dưỡng. Hội trường, backdrop,


sáng (1) máy chiếu, âm thanh,
bàn ghế được bố trí
theo yêu cầu hoạt
động chủ động.

Làm quen với GVSPCC, kết nối hệ thống Lớp học, máy chiếu,
học trực tuyến và các kênh liên lạc. bảng trắng sử dụng
bút lông hỗ trợ.

Giới thiệu chung về khóa học, làm rõ mục Lớp học, máy chiếu,
tiêu, chuẩn đầu ra và các nội dung chính bảng trắng sử dụng
của khóa học. bút lông.

Internet/Wi-fi,
LMS/LCMS.

Trao đổi nội dung 1 đã học trực tuyến – Lớp học, máy chiếu,
tập trung ở vấn đề: Vai trò của CNTT, học bảng trắng sử dụng
liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, bút lông, âm thanh,
giáo dục HS. bàn ghế kê theo

Trao đổi nội dung 2 đã học trực tuyến – nhóm.

tập trung ở các vấn đề sau:


Internet/Wi-fi,
- Trình bày được một số thiết bị công LMS/LCMS.
nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục;
Kế hoạch học tập của

36
- Khai thác nguồn học liệu số hỗ trợ tổ
học viên.
chức hoạt động dạy học, giáo dục;
- Khai thác, sử dụng được một số phần Tài liệu học tập.
mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục
Văn phòng phẩm hỗ
môn Ngữ văn ở cấp THPT;
trợ các hoạt động học
tập.

Buổi Trao đổi nội dung 2 đã học trực tuyến – Lớp học, máy chiếu,
chiều (2) tập trung ở vấn đề sau: bảng trắng sử dụng

- Khai thác, sử dụng được một số phần bút lông, âm thanh,

mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục bàn ghế kê theo

môn Ngữ văn ở cấp THPT; nhóm.

Trao đổi nội dung 3 đã học trực tuyến – Internet/Wi-fi,

tập trung ở vấn đề: LMS/LCMS.


Kế hoạch học tập của
- Xác định căn cứ lựa chọn phương án
học viên.
ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công
Tài liệu học tập.
nghệ trong dạy học, giáo dục;
Văn phòng phẩm hỗ
- Thực hành khai thác, sử dụng một số
trợ các hoạt động học
phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học môn
tập.
Ngữ văn ở cấp THPT.

Ngày 2

Buổi Trao đổi nội dung 3 đã học trực tuyến – tập Lớp học, máy chiếu,
sáng (3) trung ở vấn đề sau: bảng trắng sử dụng
bút lông, âm thanh,
- Phân tích và trao đổi việc ứng dụng
bàn ghế kê theo
CNTT trong hoạt động dạy học môn Ngữ
nhóm.
văn qua một trường hợp minh hoạ.
Internet/Wi-fi,
- Tìm hiểu và thực hành xây dựng học liệu
LMS/LCMS.
số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD
có ứng dụng CNTT môn Ngữ văn ở trường Kế hoạch học tập của

37
THPT. học viên.

Tài liệu học tập.

Văn phòng phẩm hỗ


trợ.

Buổi Trao đổi nội dung 3 đã học trực tuyến – tập Lớp học, máy chiếu,
chiều (4) trung ở vấn đề sau: bảng trắng sử dụng
bút lông, âm thanh,
- Tìm hiểu và thực hành xây dựng học liệu
bàn ghế kê theo
số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD
nhóm.
có ứng dụng CNTT môn Ngữ văn ở trường
THPT. Internet/Wi-fi,
LMS/LCMS.
Trao đổi nội dung 4 đã học trực tuyến – tập
trung ở vấn đề sau: Kế hoạch học tập của
học viên.
- Trao đổi cách xây dựng kế hoạch tự học
và hỗ trợ đồng nghiệp và một số gợi ý thực Tài liệu học tập.
hiện kế hoạch trong thực tế tại địa phương.
Văn phòng phẩm hỗ
- Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng trợ.
nghiệp và một số gợi ý thực hiện kế hoạch
trong thực tế tại địa phương.

Tổng kết khoá bồi dưỡng. Hội trường, backdrop,


máy chiếu, âm thanh,
bàn ghế được bố trí
theo yêu cầu hoạt
động chủ động.

NỘI DUNG THỰC HÀNH CUỐI KHÓA - 7 NGÀY TRỰC TUYẾN SAU TRỰC TIẾP

Gợ i ý cá c nhiệm vụ cầ n thự c hiện qua cá c giai đoạ n theo bả ng sau:

38
Giai đoạn 1. Tự kiểm tra

- Kiểm tra tấ t cả cá c hoạ t độ ng đã họ c theo chuỗ i hệ


thố ng củ a kịch bả n khó a họ c.

- Thự c hiện đủ cá c yêu cầ u củ a cá c hoạ t độ ng theo


chuỗ i hệ thố ng củ a kịch bả n khó a họ c để đả m bả o
hoà n thà nh tiến độ .

- Thự c hiện cá c khả o sá t có liên quan.

Giai đoạn 2. Củng cố và hoàn thiện

- Hoà n thiện cá c họ c liệu phụ c vụ cho mộ t hoạ t độ ng trong kế
hoạ ch bà i dạ y sau khi đượ c gó p ý (từ khoá tậ p huấ n trự c tiếp).

- Hoà n thiện kế hoạ ch hỗ trợ đồ ng nghiệp.

Giai đoạn 3. Phát triển

- Hoà n thiện cá c nộ i dung đọ c thêm, mở rộ ng củ a kịch bả n sư


phạ m trự c tuyến.

- Kết nố i vớ i giả ng viên sư phạ m giả i quyết cá c câ u hỏ i, vấ n


đề phá t sinh ở mô đun 9.

39
5. TÀI LIỆU ĐỌC

NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC

1.1. Khái quát về công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục
1.1.1. Công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục
a) Tại Việt Nam, thuật ngữ “công nghệ thông tin” (CNTT) được giải thích là
“tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản
xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”, thông qua các tín
hiệu số1. Các công cụ kĩ thuật hiện đại chủ yếu là máy tính và viễn thông 2 nên ngày
nay, nhiều người thường sử dụng thuật ngữ “CNTT và truyền thông” (ICT) như một từ
đồng nghĩa rộng hơn cho CNTT (IT)3. Nhìn chung, khi nói đến CNTT trong dạy học,
giáo dục, chúng ta cần nói đến ba phương diện: (1) Kho dữ liệu, học liệu số, phục vụ
cho dạy học, giáo dục; (2) Các phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại như máy tính,
mạng truyền thông, thiết bị công nghệ với đặc điểm chung là cần nguồn điện năng để
vận hành và có thể sử dụng trong dạy học, giáo dục; (3) Phương pháp khoa học, công
nghệ, cách thức tổ chức, khai thác, sử dụng, ứng dụng nguồn học liệu số, thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng ta quan tâm nhiều
hơn đến phương diện (3) - ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của
các hoạt động dạy học, giáo dục.
b) Khi hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông,
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)4 sử dụng mô hình phân lớp với bốn lớp cơ bản:
- Lớp giao tiếp: website trường học, mạng xã hội, thư điện tử;
- Lớp dịch vụ công trực tuyến về GDĐT của nhà trường: trao đổi thông tin về
quá trình học tập, rèn luyện, nghỉ phép, đăng kí tham gia các hoạt động ngoại khóa,
các câu lạc bộ trong nhà trường;

1
Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về hợp nhất Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày
29/6/2006 và Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017
2
Nghị quyết 49/CP ngày 04/8/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90
3
ICT: Information & Communication Technology; IT: Information Technology
4
Công văn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng
dụng CNTT trong trường phổ thông

40
- Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu: ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới dạy học và
kiểm tra, đánh giá như ứng dụng soạn bài giảng điện tử, phần mềm thí nghiệm ảo, mô
phỏng, ứng dụng học tập trực tuyến, kho tài liệu, giáo án, bài giảng, học liệu điện tử.
- Lớp hạ tầng và các điều kiện đảm bảo khác: các thiết bị phục vụ ứng dụng
CNTT trong dạy học trên lớp học.
c) Việc ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục có một số lợi ích, đặc điểm:
- Tính hiệu quả: tương xứng với chi phí đầu tư ban đầu, việc ứng dụng CNTT
giúp quá trình dạy học, giáo dục trở nên thuận tiện hơn, hướng đến hiệu quả mong đợi,
lâu dài. Chẳng hạn, trong những điều kiện bất khả kháng như thời tiết cực đoan hay
dịch bệnh, không thể tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo cách thông thường,
việc ứng dụng CNTT có thể duy trì quá trình dạy học, giáo dục một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, CNTT tạo điều kiện cá nhân hóa của giáo GV và HS trong thực hiện
nhiệm vụ. GV có thể kịp thời xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ dạy
học, giáo dục, giảm phụ thuộc yếu tố không gian, thời gian. HS có thể chủ động tìm
kiếm, thu thập, xử lí dữ liệu để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Tính đồng bộ: việc khai thác, ứng dụng CNTT trong quản lí, tổ chức hoạt
động dạy học, giáo dục có sự đồng bộ từ cấp Bộ GDĐT đến các địa phương, cơ sở
GDPT thông qua các chỉ đạo thống nhất về: (1) mô hình ứng dụng CNTT, (2) mức tối
thiểu cơ sở hạ tầng và thiết bị CNTT, (3) nguồn, dạng và dữ liệu, (4) hình thức tổ
chức, quản lí và vận hành hệ thống quản lí dữ liệu. Nhờ đó, việc định dạng, lưu trữ,
khai thác dữ liệu về GV, HS và những dữ liệu khác liên quan quá trình dạy học, giáo
dục có tính thống nhất trong cả nước. Nhờ tính đồng bộ, thống nhất mà việc ứng dụng
CNTT trong kiểm tra, đánh giá, tổ chức các kì thi, xử lí kết quả với quy mô lớn được
các bên liên quan phối hợp thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả.
- Tính thông minh: không chỉ hỗ trợ GV, HS tìm kiếm, xử lí thông tin, việc ứng
dụng CNTT còn cho phép tạo ra các sản phẩm hỗ trợ, thay thế các mô hình động, các
thí nghiệm ảo, các chuyến du hành khám phá ảo mà việc thực hiện trực tiếp có nhiều
khó khăn. Các sản phẩm công nghệ mới không ngừng được cải tiến, cập nhật, dễ khai
thác hơn, nhiều chức năng hơn. Từ đó, đặc tính này đáp ứng nhu cầu hiện tại, định
hình xu hướng phát triển về mục tiêu, nội dung, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt
động dạy học, giáo dục ở tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của
con người.
41
1.1.2. Học liệu số trong dạy học, giáo dục
a) Liên quan đến việc quản lí, tổ chức đào tạo 5, bồi dưỡng, tập huấn6 qua mạng
Internet, thuật ngữ “học liệu số” hay “học liệu điện tử” được giải thích là tập hợp các
phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa
(SGK) điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình
chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm
dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác. Những học liệu này
được số hóa theo kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết
bị công nghệ, điện tử như CD, USB, máy tính, mạng máy tính nhằm phục vụ cho việc
dạy và học7.
b) Việc phân loại học liệu số có nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
- Phân loại theo dạng thức kĩ thuật, học liệu số bao gồm các phần mềm máy
tính (kể cả các phần mềm thí nghiệm mô phỏng), văn bản (text), bảng dữ liệu, âm
thanh, hình ảnh, video và hỗn hợp các dạng thức nói trên.
- Phân loại theo mục đích sử dụng học liệu số trong các bước của hoạt động
học, học liệu số có thể được chia thành: học liệu số nội dung dạy học, giáo dục, gồm
hình ảnh, video, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo; học liệu số nội dung kiểm tra đánh giá,
gồm bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiếu khảo sát… Việc phân loại học
liệu số nên nhằm mục đích sử dụng hay vận dụng thế nào trong dạy học, giáo dục để
đạt được mục tiêu, yêu cầu cần đạt.
c) Học liệu số có một số lợi ích, đặc điểm nổi trội hơn học liệu truyền thống:
- Tính đa dạng: học liệu số tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như phần
mềm máy tính, văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, bài trình
chiếu....
- Tính động: nhờ khả năng phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thay đổi hướng,
cách di chuyển hay xuất hiện, nhiều học liệu số tạo hứng thú trong dạy học, giáo dục,
phù hợp với hoạt động nhận thức, khám phá và vận dụng trong quá trình tổ chức hoạt
động học. Việc tìm kiếm thông tin trên các sách, tài liệu điện tử được thực hiện dễ

5
Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 của Bộ GDĐT về quy định ứng dụng CNTT trong quản lí, tổ
chức đào tạo qua mạng
6
Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ GDĐT về quy định ứng dụng CNTT trong hoạt động
bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho GV, nhân viên và cán bộ quản lí giáo dục
7
Thông tư số 11/2018/TT-BGDĐT ngày 06/4/2018 của Bộ GDĐT về ban hành tiêu chí để xác định hàng hóa
chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục

42
dàng hơn, nhanh chóng với các siêu liên kết, các tính năng của phần mềm. Tính động
của học liệu số còn thể hiện ở khả năng lưu trữ, chuyển đổi giữa các dạng thức khác
nhau, các hình thức khác nhau tùy theo ý tưởng dạy học, giáo dục và những điều kiện
vận dụng cụ thể. Ngoài ra, tính động còn cho phép sử dụng học liệu số một cách linh
hoạt và hướng đến sự tương tác một cách chủ động giữa người học và học liệu số cũng
như giữa người học và người dạy.
- Tính cập nhật: nhờ khai thác ưu điểm tức thời và tốc độ của CNTT, việc phát
hành, cập nhật nguồn học liệu số thường thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn, khó bị giới
hạn bởi khoảng cách địa lí hay giãn cách xã hội. Nguồn học liệu số không ngừng được
bổ sung, điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng và những thay đổi của
cuộc sống thực tiễn, nhằm chính xác hóa thông tin, cập nhật những kết quả của hoạt
động nhận thức và khám phá những điều mới mẻ. Điều này cũng nhắc nhở GV, HS
cần quan tâm đến tính cập nhật thường xuyên và nhanh chóng của học liệu số để xem
xét điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
1.1.3. Thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Thuật ngữ thiết bị dạy học, giáo dục thường được dùng để chỉ những máy
móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho hoạt động dạy học, giáo dục 8. Bên cạnh các thiết
bị truyền thống, nhiều thiết bị công nghệ được khai thác trong dạy học, giáo dục.
Chẳng hạn, máy ghi âm, quay phim, chụp hình kĩ thuật số, máy quét, máy vi tính, máy
chiếu là các thiết bị công nghệ đang được nhiều GV sử dụng. Nhờ có các thiết bị này,
chúng ta có thể tạo ra các tệp âm thanh, hình ảnh, video clip, bài giảng điện tử, chuyển
các giáo trình, SGK, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra từ dạng bản giấy sang giáo trình
điện tử, SGK điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử. Trong
giới hạn của tài liệu này, thiết bị công nghệ có thể được hiểu là những phương tiện,
máy móc, thiết bị có chức năng thu nhận, xử lí, truyền tải thông tin dữ liệu phục vụ
hoạt động dạy học, giáo dục, có thể trong giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo các kế hoạch,
hoặc khi tổ chức dạy học, giáo dục, hay khi kiểm tra, đánh giá, tổng kết.
b) Trên bình diện chung, thiết bị công nghệ có thể được chia thành hai nhóm:
- Nhóm cơ bản: gồm các thiết bị tối thiểu mà các cơ sở giáo dục cần có để tổ
chức các hoạt động dạy học, giáo dục như máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh,…

8
Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, trang 942.

43
- Nhóm nâng cao: gồm các thiết bị hiện chưa có trong danh mục bắt buộc đối
với các cơ sở giáo dục như bảng tương tác, camera, máy tính bảng,…
c) Thiết bị công nghệ có một số đặc điểm như sau:
- Tính phụ thuộc nguồn điện năng: thiết bị công nghệ là các thiết bị kĩ thuật
hiện đại, phụ thuộc vào nguồn điện năng. Chẳng hạn, máy ghi âm, máy quay phim,
máy chụp hình micro ngừng hoạt động khi thiết bị hết pin. Chúng ta cũng không thể sử
dụng máy quét, máy vi tính, máy chiếu khi cúp điện mà không có bộ sạc dự phòng.
- Tính đa phương tiện: những thiết bị công nghệ khai thác các phần mềm để
trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh,
hình ảnh qua hệ thống máy vi tính một cách tích hợp có thể tạo ra khả năng tương tác
giữa người sử dụng và hệ thống điều hành thiết bị, kích thích và tạo hứng thú nhận
thức của HS cũng như hỗ trợ HS tích cực khám phá và thực hành. Tính đa phương tiện
còn thể hiện ở chỗ cho phép GV, HS thực hiện nhiều chức năng trên cùng một thiết bị
trong hoạt động dạy học, giáo dục. Chẳng hạn, GV, HS có thể sử dụng máy tính để lưu
trữ thông tin, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, trình diễn thông tin, học tập và tương
tác với cộng đồng theo kế hoạch một cách chủ động và tích cực.
- Tính trực quan: thiết bị công nghệ được sử dụng nhằm hỗ trợ thu, phát thông
tin, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục. Tiếp xúc một cách trực quan mô phỏng
một phần hay toàn phần thực tiễn, HS có thể lĩnh hội được chân thật, sống động các
biểu tượng, định hướng thực hành dựa trên khả năng làm chủ cấu trúc, thực hiện các
thao tác, qui trình cơ bản.

1.2. Các xu hướng hiện nay trong ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, sử
dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

1.2.1. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức
về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, trong
đó công nghệ số là công nghệ xử lí tín hiệu số hay CNTT 9. Theo Hồ Tú Bảo10, chuyển
đổi số có ba cấp độ: (1) Số hóa: tạo dạng số của các thực thể và kết nối trên mạng;

9
Bộ Thông tin và Truyền thông (2020, Cẩm nang chuyển đổi số, https://dx.mic.gov.vn/doc-truc-tuyen/cam-
nang-chuyen-doi-so/pdf/cam-nang-chuyen-doi-so.pdf
10
 https://ictvietnam.vn/chuyen-doi-so-la-thay-doi-cach-song-cach-lam-viec-khi-ung-dung-cntt-
20211003193136791.htm

44
(2) Mô hình hoạt động số: khai thác các cơ hội số để xây dựng mô hình hoạt động;
(3) Chuyển đổi: Thay đổi tổng thể và toàn diện tổ chức với mô hình hoạt động mới.
Được xác định là một trong những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng
ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm
chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước 11, ngành Giáo dục đã tăng cường ứng dụng
CNTT12, từ mức cơ bản đến nâng cao, đảm bảo các trường có website, kết nối Internet,
phòng máy tính Tin học, thiết bị trình chiếu 4, thực hiện chuyển đổi số trong dạy học,
giáo dục. Bên cạnh việc số hóa thông tin, phát triển nguồn học liệu số và những hệ
thống cơ sở dữ liệu lớn, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục còn biểu hiện qua
những thay đổi về văn bản pháp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình giáo dục số,
đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS, đảm bảo tính
khách quan, hiệu quả trong giáo dục.

1.2.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng để đổi mới phương pháp dạy học, hình
thức dạy học, kiểm tra đánh giá

a) Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức 11 và điều này thể hiện rõ qua
việc Bộ GDĐT chấp nhận hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học trên hệ
thống dạy học trực tuyến, thông qua môi trường Internet nhằm nâng cao chất lượng
dạy học, phát triển NL sử dụng CNTT và truyền thông, thúc đẩy chuyển đổi số trong
ngành Giáo dục, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS, tạo điều kiện để HS được
học ở mọi nơi, mọi lúc13. Dựa trên mức độ tham gia của máy tính và ứng dụng CNTT,
chúng ta có thể khái quát ba hình thức dạy học: (1) Dạy học trực tiếp có ứng dụng
CNTT4; (2) Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT; (3) Dạy học
trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT, học từ xa 13. Ngành Giáo dục
hướng tới tối thiểu 15% số tiết học theo hình thức dạy học trực tiếp có ứng dụng
CNTT4, cho phép HS học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình, ứng dụng
CNTT để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước khi đến lớp học,
100% cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa11.
11
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi
số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
12
QĐ 117/QĐ-TTg ngày 27 tháng 1 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”
13
Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Bộ GDĐT quy định về quản lí và tổ chức
dạy học trực tuyến

45
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, ngành Giáo dục không ngừng phát triển nền
tảng hỗ trợ dạy và học trực tuyến, từ xa, ứng dụng triệt để CNTT trong công tác quản
lí, dạy học, giáo dục. Thư viện điện tử được khuyến khích xây dựng 14, phát triển15 ở
những nơi có điều kiện. Các kho học liệu số dùng chung toàn ngành, phục vụ GDPT
được thường xuyên cập nhật các bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, SGK
điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác 12. Nguồn tài nguyên học liệu số của
Bộ GDĐT ngày càng phong phú hơn sau những hội thi thiết kế bài giảng điện tử, hợp
tác với các đơn vị phát triển học liệu số 16. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị
trường và công nghệ cho những nền tảng này cho thấy “giáo dục số” có lí do để tồn
tại, và tiềm năng có thể là tương lai của giáo dục.
Sự phong phú, đa dạng của nguồn học liệu số, những hình thức dạy học mới đã
thúc đẩy sự đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục, chuyển đổi cách tương
tác giữa GV và HS trong mô hình giáo dục số. Chẳng hạn, GV có thể sử dụng phương
pháp dạy học Lớp học đảo ngược 17 khi triển khai hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ
dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT. Sự “đảo ngược” được hiểu là sự thay đổi chiến lược
sư phạm qua việc triển khai mục tiêu, nội dung và các hoạt động học tập theo hướng
chủ động, có chiến lược. Ngược với mô hình lớp học truyền thống, ở lớp học đảo
ngược, GV gửi học liệu số (bài giảng điện tử, video về lí thuyết và bài tập cơ bản) qua
Internet cho HS xem trước và tự học theo sự gợi ý gián tiếp, thực hiện bài tập, thảo
luận trước khi học trực tiếp với GV. Khi tương tác thực, HS được GV giải đáp thắc
mắc, làm bài tập khó, thảo luận sâu hơn về kiến thức theo định hướng và nhu cầu cá
nhân. Lớp học đảo ngược là cơ hội triển khai hiệu quả việc lấy HS làm trung tâm, dành
thời gian nhiều hơn với từng cá nhân: người chưa hiểu kĩ bài học, có nhu cầu phát
triển, có tiềm năng. Lớp học đảo ngược khai thác triệt để ưu điểm của công nghệ thông
tin và giải quyết một cách khá hiệu quả các hạn chế của dạy học truyền thống nhưng
cần HS có kỉ luật và ý chí, có NL tự học với điều kiện nhất định về CNTT, học liệu số,
thiết bị công nghệ.
Với hình thức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT, học
từ xa, GV cần tổ chức các giờ học trực tuyến trực tiếp, bảo đảm HS tương tác, trao đổi
14
Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT về Điều lệ trường tiểu học
15
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
16
https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/day-hoc-truc-tuyen.aspx?ItemID=7497
17
Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP) (2020), Tài liệu bồi dưỡng cơ sở lí luận phương pháp dạy học và giáo
dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (mô-đun 2.0)

46
thông tin theo thời gian thực với GV và những HS khác trong cùng một không gian
học tập13. Tuy nhiên, ngoài những buổi học trực tiếp hoặc trực tuyến chương trình
GDPT có sự hướng dẫn của GV thì có thể HS tự đăng kí tham gia những khóa học mở
đại trà MOOC hoàn toàn trực tuyến trên môi trường học ảo, không có sự hỗ trợ và
giúp đỡ trực tiếp từ GV.
Dù đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học, giáo dục có ứng dụng CNTT theo
hình thức nào, GV cũng cần có: (1) hiểu biết nội dung dạy học (Content Knowledge)
để dạy đúng và dạy đủ; (2) hiểu biết sư phạm (Pedagogical Knowledge) để dạy học
hợp lí và hấp dẫn; (3) hiểu biết công nghệ (Technological Knowledge) để gia tăng
hứng thú, động cơ học tập của HS, đạt hiệu quả dạy học cao nhất. GV cần chú ý đến
các thành tố TK, PK, CK của mô hình TPACK và trả lời một số câu hỏi gợi ý:
- Nội dung dạy học, giáo dục có thể được thể hiện bằng CNTT như thế nào?
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục nào phù hợp khi ứng dụng CNTT?
- Với các yêu cầu cần đạt và khả năng của HS thì CNTT có thể hỗ trợ dạy học,
giáo dục thế nào?
- Với nền tảng kiến thức, kĩ năng đã có của HS, khi tiếp xúc với CNTT và tham
gia các bài học có ứng dụng CNTT, GV cần chú ý điều gì?
- Việc khai thác CNTT theo định hướng dạy học, giáo dục nội dung tri thức cụ
thể với mục tiêu và yêu cầu cần đạt đã phù hợp, khả thi chưa?
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS
Những năm gần đây, việc kiểm tra, đánh giá có nhiều đổi mới, cải tiến đột phá
dựa trên nền tảng của CNTT. Nhiều bài thi được chuyển từ hình thức tự luận sang trắc
nghiệm và hướng dần đến trắc nghiệm trên máy vi tính. Các phần mềm hỗ trợ quản lí,
soạn thảo đề kiểm tra trắc nghiệm, chấm bài trắc nghiệm dựa trên các bản số hóa bài
thi với độ chính xác cao đã giúp rút ngắn thời gian chấm bài, sớm công bố kết quả. Hệ
thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá
tập trung qua mạng phục vụ GV, HS phổ thông được tiếp tục xây dựng và thường
xuyên cập nhật12. Nếu việc kiểm tra trắc nghiệm được tổ chức trực tuyến hoặc làm bài
trực tiếp trên máy vi tính thay vì làm bài giấy, HS có thể nhận được kết quả phản hồi
lập tức ngay khi hoàn thành mà không cần mất thời gian chờ đợi quá trình số hóa bài
thi giấy. Đây là một trong những thành tựu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả về

47
tính khách quan, nhanh chóng của kiểm tra, đánh giá trong thực tiễn phát triển giáo
dục nước ta hiện nay.
Hiện nay, các trường phổ thông được phép sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ
giấy, ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục HS 14, 15. Đặc biệt, HS
THCS/THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập, làm
bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính, hoặc thực hiện các bài thực hành, dự án học
tập18. Thậm chí, “trường hợp HS không thể đến cơ sở GDPT tại thời điểm kiểm tra,
đánh giá định kì vì lí do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kì được
thực hiện bằng hình thức trực tuyến”13 cũng là minh chứng cho thấy việc ứng dụng
CNTT trong kiểm tra, đánh giá đã có những bước cải tiến đáng kể, đảm bảo tính khách
quan, hiệu quả trong giáo dục.

1.2.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng trong giáo dục thông minh và xây dựng hệ
sinh thái giáo dục

a) Giáo dục thông minh


Theo Uskov, Howlet và Jain (2017), giáo dục thông minh (SMARTER
Education) có “sự tích hợp toàn diện công nghệ, khả năng tiếp cận và kết nối mọi thứ
qua Internet bất cứ lúc nào và ở đâu”. Các thành tố được thiết lập theo một hệ thống
chỉnh thể, có tác động tương hỗ, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo
dục, bao gồm: tự định hướng (self-directed), tạo động lực (motivated), tính thích ứng
cao (adaptive); các nguồn lực, tài nguyên, học liệu mở rộng (resources); dựa trên nền
tảng công nghệ (technology); khuyến khích sự tham gia (engagement); sự phù hợp
(relevance). Với sự trợ giúp của CNTT, giáo dục thông minh tạo ra phương thức hoàn
toàn khác, hướng đến sự phân hóa, cá thể hóa, cá nhân hóa cao độ. Hệ thống kết nối
con người - thông tin - vật thể, máy móc tạo thành một chuỗi liên kết, thúc đẩy quá
trình chuyến đổi thiết chế giáo dục thành một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo19.
b) Hệ sinh thái giáo dục
Một hệ sinh thái là tổng thể các thành tố được kết nối và không có trung tâm
của hệ sinh thái, nghĩa là không có thành tố nào quan trọng hơn thành tố khác. Hệ sinh
thái giáo dục là môi trường trong đó công nghệ giáo dục và các nguồn lực khác cùng

18
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông
19
https://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=1312

48
tương tác, phối hợp để phát triển NL, PC cho người học. Mỗi thành phần trong hệ sinh
thái giáo dục tương tác và góp phần mang lại lợi ích tối đa khi HS sử dụng nguồn lực
này để đạt được mục tiêu học tập. 
Nếu xem mỗi người là một hệ sinh thái bởi hoạt động và mối liên hệ hữu cơ vô
cùng phức tạp giữa cơ thể, cảm xúc, tư duy thì hoạt động giáo dục trong tương quan
của hệ sinh thái giáo dục sẽ có thể gồm các yếu tố: con người, môi trường, điều kiện
xung quanh và các tương tác khác. Trong môi trường giáo dục nói chung và môi
trường số hóa, hệ sinh thái giáo dục có thể phân tích: người học với kinh nghiệm, kĩ
năng và động cơ, hứng thú và tính tích cực học tập; người dạy và các lực lượng giáo
dục hỗ trợ; các tác động giáo dục đa dạng trong đó cần chú trọng đến nền tảng CNTT
và truyền thông được kết nối; các tác động khác từ môi trường thực tiễn, từ tương tác
xã hội và vấn đề phát sinh trong cuộc sống, các cơ hội và thách thức.
Hệ sinh thái trong giáo dục đúng nghĩa không phải là phần mềm hay một hệ
thống phần mềm, mà đó là một môi trường tổng hợp với các thành tố khác nhau cùng
tương tác, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cụ thể, hệ sinh thái giáo dục thông
minh gồm nhiều thành phần kết nối với nhau, từ chương trình đến nội dung, kế hoạch,
học liệu số, các gợi mở về hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học, giáo
dục cũng như các kinh nghiệm và ý tưởng có liên quan đến dạy học, giáo dục; các môi
trường giả định về thực hành, rèn luyện và ứng dụng trong dạy học, giáo dục được kết
cấu thành mạng lưới logic và hợp lí để thực thi hoạt động này hiệu quả.
c) Công nghệ hiện đại và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Gần đây, công nghệ hiện đại ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các lĩnh
vực của cuộc sống. Xu hướng phát triển công nghệ chỉ ra rằng đặc trưng cho tương lai
chính là các thiết bị thông minh, gọi chung là “mạng kĩ thuật số thông minh”. Các thiết
bị công cụ phần mềm, nội dung số và dịch vụ là một “mạng kĩ thuật số thông minh” và
bộ ba “thông minh”, “kĩ thuật số” và “mạng” là các thành phần quan trọng định hình
cho công nghệ tương lai (Panetta, 2018). Baheti và Gill (2011), Brown (2015), Bulut
và Akçacı (2017), Panetta (2018) dự đoán trong một vài thập kỉ tới của thế kỉ 21, sự
phát triển về mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội và con người sẽ bị ảnh hưởng bởi
công nghệ như Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), dữ liệu lớn (Big data) và
khoa học dữ liệu (Data science), điện toán đám mây (Cloud computing), Robot và máy

49
móc thông minh (Robotics), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông minh (Smart
technology) và thiết bị thông minh (smart devices).
Trong tương lai gần, sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và hệ thống dạy học thông
minh cho phép các ứng dụng trên máy tính dự đoán suy nghĩ, phản ứng của HS, từ đó
GV điều chỉnh các tác động dạy học, giáo dục thích ứng với từng HS. Khi máy tính trở
nên “quen thuộc” với hành vi của một người học, thì nhiệm vụ hướng dẫn, phân công,
chấm điểm và hỗ trợ nội dung mới cho từng cá nhân có thể sẽ tự động hoá. Có thể đề
cập một vài ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học, giáo dục:
- Sự tương tác của người học với hệ thống trợ giảng thông minh (ITS), tư vấn
trong giáo dục, đào tạo trực tuyến thích nghi (adaptive e-Learning); ứng dụng Robot
trong hoạt động dạy học; ứng dụng nhận diện khuôn mặt (face recognition);
- Các công nghệ mới như thực tế ảo (Virtual reality - VR), thực tế tăng cường
(Augmentic reality - AR), thực tế hỗn hợp (Mixed reality - MR) tạo ra các cơ hội
người dùng tương tác trong không gian vật chất thực/ảo và đa chiều. Xem Hình 1.2.
Đây là những định hướng ứng dụng cần quan tâm bởi những thành tựu của khoa
học và công nghệ đòi hỏi giáo dục phải định hướng nâng lên tầm cao mới từ những
thành quả đã đạt được góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tóm lại, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong dạy học, giáo dục đang là xu
hướng và nhiệm vụ mà đội ngũ GV chúng ta cần quan tâm để hướng tới giáo dục
thông minh, đổi mới tổng thể, toàn diện nhận thức, phương pháp, kĩ thuật triển khai.
1.3. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục
1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục
CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số
vai trò cơ bản như sau:
a) Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục
CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục
tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương tác xã
hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng một cộng
đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo dục có trách
nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình thức khác nhau, nhưng tựu

50
trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng
dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến
thay thế dạy học trực tiếp. Không chỉ HS mà nhiều người học đa dạng cũng được hỗ
trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao NL nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu
thực tiễn.
CNTT còn hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch
dạy học, giáo dục cụ thể là KHBD, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình
dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ
người học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để
tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng
thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động thông qua các cải
tiến về hình thức dạy học. Nhờ đó, GV có thể thiết kế môi trường giáo dục, triển khai
các hình thức dạy học, giáo dục một cách chủ động, hiện đại, đảm bảo thực hiện hoạt
động dạy học, giáo dục đúng hướng phát triển NL người học, nhất là triển khai dạy
học lấy người học là trung tâm. Chẳng hạn, GV có thể xây dựng các bài giảng đa
phương tiện, tác động đến các giác quan của HS, xây dựng môi trường học giả định và
môi trường học ảo để HS khám phá, trải nghiệm. Như vậy, CNTT góp phần tạo ra môi
trường giáo dục đa dạng để người học phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua sự
đa dạng hóa hình thức dạy học.
b) Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS
CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri
thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển NL của bản thân một cách
hiệu quả, không chỉ là NL nhận thức, NL thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng
mà còn NL CNTT và các PC có liên quan. Nhờ CNTT với các tính năng của nó, người
học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân. Thông qua
đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện bản thân với
những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình. CNTT đặc biệt
kích thích hứng thú học tập của HS, khuyến khích HS tư duy dựa trên nền tảng khám
phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển NL thực tiễn, nhất là các kĩ năng phức tạp, các
NL tổng hợp thông qua các điều kiện học tập đa dạng: học tập trực tiếp có ứng dụng
CNTT, học tập trên lớp học ảo, thí nghiệm ảo...

51
CNTT cũng hỗ trợ HS phát triển, nâng cao NL thích ứng, nhất là với các điều
kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của HS. Cụ
thể, thúc đẩy NL ứng dụng của người học, nhất là NL ứng dụng và thực hành trong bối
cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi
thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa. CNTT đã hỗ trợ người học có thể học
mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e-Learning hay học theo phương thức lớp học
đảo ngược. Ngoài ra, CNTT giúp người học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm
bảo việc học tập liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường. CNTT còn
đồng hành và hỗ trợ người học có nhu cầu đặc biệt để minh chứng cho các giá trị nhân
văn của giáo dục và dạy học. Chẳng hạn, điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng
rộng rãi trong dạy học, giáo dục hiện nay. GV và HS sẽ không phải lo lắng khi lỡ tay
xóa, làm mất tài liệu quan trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến lịch học, bài tập,
ôn tập... có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google
Drive. GV cũng có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến độ và chấm bài cho nhiều
HS dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT. Nhờ lưu trữ dữ liệu một cách tập trung, điện
toán đám mây cho phép HS và GV tăng phạm vi tiếp cận, chia sẻ thông tin mà không
tăng chi phí hoặc thêm áp lực thời gian trong dạy và học.
c) Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi
và hiệu quả
Dưới góc nhìn khái quát, CNTT sẽ hỗ trợ hoạt động dạy học của GV, nhất là thực
hiện dạy học phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong bối cảnh đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu điểm quan trọng là
thực hiện chương trình GDPT 2018. Có thể tóm tắt về vai trò hỗ trợ GV thực hiện dạy
học, giáo dục phát triển PC, NL HS qua hình 1.1. dưới đây.

Công nghệ thông tin

Tìm kiếm, thiết kế, biên tập học liệu: Tổ chức


Tổ chức hoạt - Thu thập phản hồi
- Xây dựng nội dung dạy học kiểm tra
động học - Quản lí hồ sơ dạy học
- Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá đánh giá

Hình 1.1. Vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy học, giáo dục của GV
Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là KHBD, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá

52
trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ
trợ người học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm
để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao
hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các
học liệu tìm kiếm được.
Song song đó, CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học trong
thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển PC,
NL HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích cực, chủ động. Người
dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không còn là trung tâm của dạy
học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học liệu, thiết bị công
nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển hiệu quả NL và PC của mình hướng
đến sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống ở thời đại số. Sự tương tác này vừa
tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn,
vừa đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả mong đợi.
CNTT còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục; nhất là tổ
chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám
sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. CNTT còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra đánh
giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ
chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng CNTT với các tính năng vượt trội để đảm bảo các
yêu cầu về tính khách quan, công bằng… của kì đánh giá.
CNTT còn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một cách hiệu quả thông
qua các dữ liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động dạy học, giáo dục phù hợp.
Đơn cử như các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các bài kiểm tra, lưu trữ kết
quả học tập và rèn luyện của người học; ghi nhận và so sánh về các diễn tiến học tập,
sự tiến bộ của người học. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu và chuyển giao dữ liệu về
người học nếu có sẽ tiện lợi và khách quan nếu có sự hỗ trợ của CNTT với các yêu cầu
kĩ thuật cụ thể. Hoặc để có kết quả kiểm tra nhanh và dữ liệu phân tích phản hồi, việc
đánh giá NL trên máy tính mang đến những kết quả khá thuyết phục và có giá trị.
d) Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV
CNTT còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển GV, góp phần
đáp ứng các yêu cầu mới của việc dạy học, giáo dục:

53
- Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp trước và
sau khi trở thành người GV chính thức; kết nối với cơ sở đào tạo, trường đại học sư
phạm và cộng đồng GV dài lâu và hiệu quả. Với các khóa học trực tuyến, bồi dưỡng
thường xuyên và phục vụ nhu cầu học tập suốt đời, CNTT giúp GV rèn luyện, cập
nhật và hoàn thiện bản thân sau khi tốt nghiệp và làm nghề. Hơn nữa, các cộng đồng
GV được thành lập thông qua các công cụ khác nhau của CNTT, trường đại học và
cựu người học sẽ cùng chia sẻ thông tin, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến kiến
thức, tọa đàm, hội thảo một cách khả thi.
- Hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi
mới việc dạy học, giáo dục đối với GV bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục với
những hình thức khác nhau. Đơn cử như với phần mềm hỗ trợ điểm danh, quản lí và
tương tác ngẫu nhiên với người học, việc phối hợp giữa GV và HS thuận lợi hơn khá
nhiều; hoặc có thể cải tiến việc dạy học, giáo dục thông qua các sản phẩm của CNTT
trong hệ sinh thái giáo dục phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt thông qua các
đường dẫn và gợi ý khai thác, tư vấn sử dụng.
- Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần
mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ
năng mới từ đó phát triển NL nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục
và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giáo dục và dạy học không ngừng phát triển và
đồng hành với sự phát triển của khoa học; vì thế, CNTT với khả năng của mình sẽ
cung cấp nguồn học liệu, các tri thức hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học, cập
nhật các hướng dẫn mới có liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục của ngành để
thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách hiệu quả.
1.3.2. Vai trò của học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Học liệu số và thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn
tiềm lực” quan trọng để khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục. Thực tế cho
thấy, khó có thể tách rời khi nói về vai trò của thiết bị công nghệ và học liệu số trong
dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, cần thấy rằng thiết bị công nghệ và học liệu số chính
là thành phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu nói chung, vì thế có thể phân
tích vai trò của chúng từ cách tiếp cận tổng thể sau:
a) Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục
Các thành tố xét theo quá trình có thể đề cập: mục tiêu, nội dung, phương pháp
54
và kĩ thuật, phương tiện và học liệu, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá,... Học
liệu số và thiết bị công nghệ tác động một cách toàn diện đến từng thành tố này, có thể
phân tích một số nội dung sau
- Tác động đến mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là phát triển các PC và
NL ở HS được quy định trong chương trình GDPT 2018. Việc sử dụng thiết bị công
nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển NL
đặc thù của môn học, các NL chung mà còn góp phần phát triển NL tin học. Qua đó,
HS có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0.
Cũng cần thấy, khi máy vi tính, thiết bị di động thông minh chưa được đưa vào quá
trình học tập thì người học chủ yếu làm việc với học liệu trong SGK hoặc các tài liệu
do GV biên soạn. Khi máy vi tính và Internet đã phổ biến, người học có điều kiện chủ
động tiếp xúc với những nguồn dữ liệu đồ sộ, đa chiều trong học liệu số. Cơ hội này
cũng tạo thách thức cho người học đứng trước các lựa chọn, sàng lọc các kiến thức, dữ
liệu, hoạt động phù hợp cho mục tiêu học tập. Thách thức đó cũng chính là cơ hội để
người học hình thành, phát triển PC trách nhiệm, NL tự chủ và tự học. Bên cạnh đó,
khi GV kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà có
ứng dụng thiết bị công nghệ và học liệu số thì HS có thêm cơ hội chủ động phát triển
được nhiều thành phần/thành tố của mỗi NL chung như NL tự chủ và tự học, NL giải
quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình tự học đó.
Hiện nay, nhiều yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học, hoạt động giáo
dục đòi hỏi GV sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số. Theo đó, nếu bối cảnh nhà
trường không có điều kiện cho HS tiến hành thí nghiệm thực thì việc sử dụng phần
mềm thí nghiệm ảo hoặc học liệu số dạng video là rất cần thiết để có thể giúp HS đáp
ứng mục tiêu dạy học mà chương trình môn học, hoạt động giáo dục đã đặt ra. Nhờ
học liệu số, khi HS khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn
phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thông tin. Bên
cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục, HS sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng
thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho HS về tư duy làm việc khoa học, công nghệ để
thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ 4.0. Nói cách khác, thiết bị và công nghệ góp phần thực thi nhằm đạt

55
được mục tiêu dạy học, giáo dục thông qua các hoạt động học hay chuỗi hoạt động học
phù hợp.
- Tác động đến nội dung dạy học
Theo chương trình GDPT 2018, nội dung trong SGK chỉ đóng vai trò tham
khảo. GV có thể chủ động xây dựng nội dung dạy học phù hợp từ nhiều nguồn học
liệu khác nhau: học liệu truyền thống trên trong SGK, hay học liệu số được chia sẻ trên
Internet hoặc từ đồng nghiệp nhất là các kho học liệu số hữu dụng, các học liệu số
được kiểm duyệt và khuyến khích dùng chung. Từ các nguồn học liệu đó, GV sẽ chủ
động thiết kế, biên tập thành các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn,
phù hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá được xác lập.
Đối với hoạt động học của HS, học liệu số có thể được coi là nguồn cung cấp
thông tin vô tận. Nó bao gồm các học liệu số mà GV cung cấp và học liệu số mà HS tự
tìm kiếm, tự lưu trữ để tham khảo phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu, khám phá và vận
dụng. Giúp người học có thể chủ động tiếp cận không giới hạn nguồn tài nguyên ở lĩnh
vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó khai thác và thúc đẩy việc phát triển NL
ở các lĩnh vực người học quan tâm, hứng thú cũng như có tiềm lực, tố chất. Thực tế
cho thấy thiết bị công nghệ dần trở nên quen thuộc với HS, không chỉ tiếp xúc ở
trường học mà HS còn làm quen, tìm hiểu ở nhiều nơi khác nhau. Điều này sẽ giúp HS
có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các nội dung có liên quan về tự đánh giá, tự
nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của học liệu số và thiết bị công nghệ. Đây là
cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính cách, nhu cầu, ước mơ... và định hướng
kế hoạch phát triển chính mình. Trên cơ sở này, nội dung dạy học, giáo dục sẽ được
HS chủ động tìm kiếm, sở hữu để khám phá, làm chủ và vận dụng một cách hiệu quả.
- Tác động đến phương pháp và kĩ thuật dạy học
Trong dạy học phát triển NL, HS là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức,
kĩ năng và chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành NL. Vì vậy, xét góc độ cách thức tổ
chức dạy học, để giúp HS phát triển NL thì GV cần sử dụng các phương pháp dạy học
(PPDH) tích cực hóa hoạt động của HS như dạy học trực quan, dạy học khám phá, dạy
học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề...
Học liệu số và thiết bị công nghệ tạo thêm cơ hội cho GV chủ động lựa chọn
PPDH, lựa chọn cách thức triển khai hoạt động học mà ở đó HS là chủ thể của hoạt
động. Chẳng hạn, với sự phối hợp giữa thiết bị trình chiếu đa phương tiện với học liệu
56
số dạng video thí nghiệm ảo, hình ảnh động, GV sẽ thuận lợi trong sử dụng PPDH trực
quan hoặc dạy học khám phá, thay thế cho phương pháp thuyết trình, diễn giảng. Nhờ
đó, HS sẽ tiếp cận thế giới tự nhiên một cách “trực quan” hơn, hấp dẫn hơn để dễ dàng
nhận thức, khám phá và giải quyết được vấn đề.
Nhìn chung, mỗi PPDH thường được triển khai qua bốn bước theo tiến trình
chung. Thiết bị công nghệ cùng tính đa dạng của học liệu số sẽ thể hiện ưu thế khác
nhau trong hỗ trợ đối với mỗi bước triển khai PPDH cụ thể. Chẳng hạn, thiết bị trình
chiếu các học liệu số dạng hình ảnh, video, câu hỏi sẽ rất hiệu quả trong bước chuyển
giao nhiệm vụ học tập của PPDH trực quan. Sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số
giúp thể hiện thí nghiệm ảo sẽ hiệu quả trong bước HS thực hiện nhiệm vụ học tập
theo dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề. Ở bước tổ chức thảo luận, việc
trình chiếu các sản phẩm học tập dạng học liệu số khác nhau cũng dễ dàng được triển
khai bởi các thiết bị công nghệ phù hợp (như máy vi tính với MS PowerPoint hoặc
máy vi tính kết nối Internet cùng phần mềm Padlet). Ở bước đánh giá, học liệu số phục
vụ kiểm tra đánh giá có thể được trình chiếu trực tiếp tại lớp học hoặc thể hiện qua
công cụ trực tuyến. Bên cạnh đó, thiết bị công nghệ phù hợp như điện thoại thông
minh, máy tính bảng còn hỗ trợ GV (và cả HS) cùng phân tích, đánh giá, phản hồi
nhanh từ kết quả trả lời, làm bài của cá nhân HS và tập thể HS.
Trong quá trình triển khai PPDH cùng với việc sử dụng thiết bị công nghệ, GV sẽ
giảm được thời gian ghi bảng, thay vào đó, có thể quan sát, kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh
hoạt động của HS, nhất là ở bước HS thực hiện nhiệm vụ học tập, báo cáo, thảo luận.
- Tác động đến phương tiện dạy học và học liệu dạy học, giáo dục
Về bản chất, thiết bị công nghệ và học liệu số cũng là phương tiện và học liệu
dạy học, giáo dục. Như vậy, chính thiết bị công nghệ và học liệu số có vai trò làm đa
dạng hoá, hiện đại hóa các phương tiện và học liệu dạy học, giáo dục, từ đó giúp cho
việc dạy học, giáo dục trở nên “trực quan” hơn, hứng thú và hiệu quả hơn.
- Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá
Việc tổ chức kiểm tra đánh giá trong dạy học phát triển PC, NL đòi hỏi đa dạng
về hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá. Các thiết bị công nghệ và học liệu số
dạng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá góp phần giải quyết yêu cầu trên. Nói cách
khác, sự đa dạng của các thiết bị công nghệ và học liệu số sẽ thích ứng với sự đa dạng
về hình thức đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá. Chẳng hạn, trong lựa chọn
57
phương pháp kiểm tra đánh giá, dạng học liệu số là câu hỏi sẽ phù hợp với phương pháp hỏi
- đáp và phương pháp kiểm tra viết, dạng học liệu số là bài tập sẽ chủ yếu phù hợp với
phương pháp kiểm tra viết. Để đánh giá PC thông qua hành vi, bên cạnh sự quan sát trực
tiếp, GV còn có thể sử dụng dữ liệu của thiết bị camera ghi lại hình ảnh hoạt động của
HS tại lớp, sử dụng các dữ kiện được ghi nhận trên hệ thống hỗ trợ học tập khi HS
tham gia trực tuyến. Để có kết quả kiểm tra, khảo sát nhanh, đồng thời phân tích khách
quan và lưu trữ dễ dàng thì GV có thể sử dụng máy vi tính hoặc thiết bị di động thông
minh có phần mềm thân thiện như Google Forms, Quizziz.
Hai trong số những yêu cầu quan trọng của quá trình kiểm tra đánh giá là bảo
đảm tính khách quan và nhanh chóng có sự phản hồi kết quả. Sự kết hợp hợp lí giữa
một số thiết bị công nghệ và học liệu số cùng với đội ngũ nhân sự tinh gọn cũng sẽ
cho cho phép tiến hành quá trình kiểm tra, đánh giá hay các kì thi đáp ứng hai yêu
cầu trên. Việc tổ chức các kì thi đánh giá NL HS phổ thông trên máy vi tính gần đây
ở Việt Nam đã chứng minh vai trò đắc lực của thiết bị công nghệ và học liệu số trong
kiểm tra, đánh giá.
b) Tạo điều kiện và kích thích GV tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa
dạng, hiệu quả
- Thiết bị công nghệ và học liệu số tạo động lực, kích thích người dạy khai thác
ý tưởng dạy học mới, thiết kế KHBD hiện đại với sự kết hợp giữa CNTT, học liệu số
và yêu cầu khác có liên quan đến thiết bị công nghệ. Chẳng hạn với một ý tưởng sư
phạm tổ chức KHBD thành một “game show”- trò chơi giáo dục liên hoàn, nếu không
có học liệu số hay thiết bị công nghệ, GV khó có thể thực hiện một cách khả thi với
các điều kiện về thời gian, môi trường, thiết bị dạy học... không thay đổi. Hay ý tưởng
sư phạm tổ chức dạy học bằng hình thức thi đua các nhóm, đội hoặc du lịch qua từng
chặng nhờ vào thiết bị công nghệ và học liệu số, GV cùng HS sẽ có thể cùng đầu tư,
cùng tương tác một cách hiệu quả. Song song đó, học hiệu số và thiết bị công nghệ còn
góp phần hỗ trợ cho việc số hóa các nguồn học liệu, tài nguyên phục vụ dạy học, giáo
dục theo các ý tưởng, kịch bản sư phạm đã được đầu tư.
- Thiết bị công nghệ còn hỗ trợ người dạy triển khai các ý tưởng sư phạm để tổ
chức dạy học, giáo dục đa dạng theo hình thức dạy học trực tuyến, dạy học bán trực
tuyến kết hợp. Thực tế cho thấy, các hình thức dạy học này đã và đang trở thành yêu
cầu thực tiễn đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người học, cũng như thực

58
hiện trong bối cảnh có thể xảy ra thiên tai, bất thường cho nên thiết bị công nghệ và
học liệu số trở thành “tài nguyên, công cụ” quan trọng và thiết yếu để có thể thực hiện
dạy học, giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phát triển người học. Ngoài ra, có
thể hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá và tổ chức công tác kiểm tra, thi cử trong dạy học,
giáo dục một cách thuận lợi và đạt hiệu quả trong những điều kiện khó khăn về giãn
cách xã hội.
Thiết bị công nghệ và học liệu số còn tạo điều kiện để GV chủ động chọn lựa
phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học, công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập, giáo dục đáp ứng yêu cầu của dạy học, giáo dục phát triển NL, PC. Ví dụ với
sự phối hợp giữa thiết bị trình chiếu đa phương tiện và học liệu số có liên quan như
video thí nghiệm ảo, hình ảnh động... GV sẽ kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy
học trực quan, trải nghiệm gây hiệu ứng với HS. Các thiết bị công nghệ sẽ giảm thời
gian thao tác trực tiếp như: ghi bảng, sắp xếp các đồ dùng thực để có thể cùng HS thực
hành, lấy kết quả phản hồi, lưu trữ và tái phân tích để rút kinh nghiệm. Hay đòi hỏi đa
dạng hóa về phương thức và công cụ kiểm tra đánh giá sẽ khả thi khi có nguồn học
liệu phong phú để lựa chọn, sắp xếp; thiết bị công nghệ kết hợp phần mềm cho phép
thiết kế các công cụ đánh giá khách quan và phản hồi kết quả nhanh chóng mà việc
đánh giá NL trên máy tính là một minh chứng. Thiết bị công nghệ còn hỗ trợ GV kết
hợp dữ liệu quan sát trực tiếp với dữ kiện ghi hình, thu âm cả học trực tiếp và trực
tuyến để làm rõ, đối chiếu nhằm đánh giá không chỉ về NL mà còn thái độ của HS
khách quan, thuyết phục.
- Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần hỗ trợ, cải tiến các phương
pháp dạy học, giáo dục truyền thống cũng như thay thế khi cần thiết, phù hợp nhất là
trong điều kiện tự nhiên, các bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, các tác động khó kiểm
soát khác từ bối cảnh ảnh hưởng đến việc dạy học, giáo dục để triển khai dạy học, giáo
dục một cách chủ động. Cụ thể, có học liệu số và thiết bị công nghệ, có thể dạy học
trong các điều kiện khác nhau với thời gian hạn định vẫn đảm bảo các yêu cầu cần đạt
và mục tiêu mong đợi ở người học. Khi có học liệu số, thiết bị công nghệ, thời gian
đầu tư trực tiếp để chuẩn bị học liệu và đồ dùng dạy học sẽ giảm đi, thay vào đó là đầu
tư để làm chủ thiết bị công nghệ, đánh giá, lựa chọn và sử dụng học liệu số phù hợp.
Mỗi GV sẽ có thể khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ theo định hướng sư phạm

59
để hoạt động trên lớp dành thời gian tối đa, điều kiện tối đa cho HS thể hiện và rèn
luyện bản thân.
c) Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học
- Thiết bị công nghệ và học liệu số góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học
tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý
tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học. Ngoài ra, còn giúp người học
có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần
phát triển khả năng người học nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác
học liệu số và thiết bị công nghệ. Nhờ học liệu số, khi HS khai thác phù hợp nghĩa là
không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ
năng lựa chọn và khai thác thông tin. Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng
các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục, HS sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện
một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho HS về tư
duy làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với
các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Thiết bị công nghệ và học liệu số giúp người học có thể chủ động tiếp cận
không giới hạn nguồn tài nguyên ở lĩnh vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó
khai thác và thúc đẩy việc phát triển NL ở các lĩnh vực người học quan tâm, hứng thú
cũng như có tiềm lực, tố chất. Thực tế cho thấy thiết bị công nghệ dần trở nên quen
thuộc với HS, không chỉ tiếp xúc ở trường học mà HS còn làm quen, tìm hiểu ở nhiều
nơi khác nhau. Điều này sẽ giúp HS có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các nội
dung có liên quan về tự đánh giá, tự nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của học
liệu số và thiết bị công nghệ. Đây là cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính cách,
nhu cầu, ước mơ... và định hướng kế hoạch phát triển chính mình. Hoặc kho học liệu
số và các thành phần khác có liên quan đến hệ sinh thái giáo dục với cầu nối là các
thiết bị công nghệ sẽ tạo điều kiện để HS tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu...
Cụ thể, với các ứng dụng thiết bị công nghệ, quá trình tương tác của người học
với sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng Robot trong dạy học, công nghệ nhận
diện khuôn mặt (Face recognition), tâm trắc (Biometrics), nhận diện cảm xúc (Emotive
recognition) sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận thông tin mới, đa dạng đối với học tập cá nhân
hóa. Thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn hợp (MR)/thực tế tạo ảnh
(CR) sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian vật chất/ảo, đa chiều, tăng khả

60
năng tiếp cận, xử lí thông tin; nới rộng không gian, môi trường học tập; phát triển NL
tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. VR và AR sẽ hữu ích đối với những môn học cần
nghiên cứu các mô hình phức tạp như giải phẫu cơ thể người hay thiết kế xây dựng.
HS có thể tiếp cận với đồ họa 3D trực quan thay vì những hình vẽ 2D nhàm chán trong
sách hỗ trợ dạy và học đạt đến hiệu quả tích cực.
Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần làm đa dạng các hình thức
tương tác trong hoạt động của HS: tương tác giữa HS - HS, HS - GV, HS - cộng đồng.
Các tương tác này tạo cơ hội phát triển NL giao tiếp và hợp tác bên cạnh các PC và NL
đã được xác định trong chương trình GDPT 2018.
Có thể khẳng định về sự kết hợp chặt chẽ giữa CNTT, học liệu số và thiết bị
công nghệ trong dạy học, giáo dục HS như một mối liên kết đồng thời. Cùng với
CNTT và học liệu số, thiết bị công nghệ có vai trò quan trọng trong dạy học, giáo dục
bởi (1) CNTT giúp thực hiện những hoạt động mà nếu không có nó sẽ không thể thực
hiện được (2) CNTT giúp tăng hiệu quả thực hiện hoạt động (nhanh hơn, hiệu quả hơn
về mức độ đạt được của NL, PC).
1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
tuân thủ các cơ sở pháp lí và cả đạo đức của người dùng nhất là:
1.4.1. Đảm bảo tính khoa học
Để có thể ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học,
giáo dục điều thiết yếu là đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu phù hợp
giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá
với đặc trưng về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ định hướng ứng dụng trong
dạy học, giáo dục. Nói khác đi, tính khoa học được hiểu cả hai bình diện: khoa học
liên quan đến học liệu số, thiết bị công nghệ và CNTT cũng như khoa học khi đặt ở
yêu cầu ứng dụng trong dạy học, giáo dục.
Liên quan đến tính khoa học, một số yêu cầu cơ bản cần đảm bảo:
- Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa
trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng
này phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT, học liệu

61
số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường nói riêng, hướng đến
hiệu quả của dạy học, giáo dục nói chung.
- Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi ứng dụng,
sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết bị công nghệ và CNTT.
- Đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số,
thiết bị công nghệ và CNTT khi triển khai ứng dụng. Cụ thể học liệu số và tài nguyên
học tập, thiết bị công nghệ và CNTT phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật có liên quan
đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá
nói cách khác là phải tuân thủ các định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá nhất là cách thức hoạt động của HS,
sản phẩm của hoạt động học khi ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT.
- Việc ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT dù ở mức nào hay
hình thức nào cũng phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc dạy học, giáo dục, nhất là kĩ
thuật tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Vì vậy, thiết bị công nghệ, học liệu
số và CNTT phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc
tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.
- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục cần chú ý đến tính nhất quán trong nội bộ cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan,
liên ngành ngang và dọc có chú ý đáp ứng với nhu cầu của địa phương và cơ sở giáo
dục như một yêu cầu khoa học đặt trong hệ thống và tầm nhìn để đảm bảo sự phát triển
đồng bộ, có điểm đến.
1.4.2. Đảm bảo tính sư phạm
Tính sư phạm của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
dạy học, giáo dục có liên quan đến tính khoa học ở góc độ ứng dụng đã đề cập nhưng
được phân tích sâu khi đặt vào hoạt động sư phạm:
- Đảm bảo phù hợp với quan điểm sư phạm, quan điểm về tổ chức hoạt động
dạy học, giáo dục. Trong đó, cần đảm bảo việc ứng dụng CNTT đáp ứng được mục
tiêu, nội dung của hoạt động dạy học, giáo dục; phù hợp với hình thức, phương pháp tổ
chức hoạt động dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, cần tính đến việc phù hợp với điều
kiện, môi trường tổ chức dạy học, giáo dục sao cho kết quả cuối cùng là đạt được mục
tiêu của chương trình giáo dục, xa hơn là mục tiêu giáo dục theo quy định.

62
- Đảm bảo tương thích với các đặc điểm của quá trình dạy học, giáo dục nhất là
yêu cầu của dạy học phát triển PC, NL. Cụ thể, tuân thủ yêu cầu HS là trung tâm, thỏa
mãn các lưu ý: không HS nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá vì người học, đánh giá chú
trọng sự tiến bộ của người học, tôn trọng NL, PC hiện có của người học và phát triển
một cách tích cực, hiệu quả...
- Đảm bảo tuân thủ tính logic của hoạt động tổ chức dạy học, giáo dục nhất là
các pha của hoạt động dạy học, các bước và yêu cầu khi xây dựng và triển khai
KHBD, kế hoạch giáo dục... Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị
công nghệ không làm mất đi, giảm đi các yêu cầu về sư phạm trong nhân cách và nhất
là NL nghề nghiệp của người GV dù có triển khai hình thức dạy học, giáo dục nào.
Những yêu cầu sư phạm về đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục và
các yêu cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ phát triển NL và PC HS của người GV
cần đảm bảo thực thi một cách trọn vẹn.
- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục đảm bảo hiệu quả sư phạm nhất là hiệu quả đạt được mục tiêu, yêu cầu cần đạt hay
chuẩn đầu ra nhưng cần được xem xét trong mối quan hệ với kinh phí, thời gian, công
sức đầu tư trên bình diện hiệu suất tổng thể.
1.4.3. Đảm bảo tính pháp lí
Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải đảm bảo tuân thủ
các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Nhà nước, cụ thể:
- Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản, quy định về ứng dụng CNTT trong dạy học,
giáo dục của Bộ GDĐT đã ban hành: Quy định mô hình ứng dụng CNTT trong trường
phổ thông; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT hàng năm; Quy định về quản lí, vận
hành và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, GDPT và giáo
dục thường xuyên... trong đó cần chú trọng các nội dung chính: xác định được mục
tiêu, nội dung, mức độ ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục phù hợp với chủ
trương chung và điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả đầu tư và ứng dụng CNTT một
cách thiết thực; mô hình ứng dụng CNTT gồm hai mức: cơ bản và nâng cao với các
nội dung cụ thể có liên quan.
- Đảm bảo các quy định về quản lí và tổ chức dạy học, cụ thể là hoạt động dạy
học, kiểm tra, đánh giá, học liệu và quản lí, lưu trữ hồ sơ dạy học. GV không thể tự
quyết định sử dụng hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ/thay thế dạy học trực tiếp mà
63
người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sử dụng kho
học liệu số hóa toàn ngành, cụ thể là ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung và tích
cực thực hiện theo định hướng của đề án tăng cường ứng dụng CNTT, biến nó thành
động lực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục,
đào tạo. Học liệu dạy học phải đảm bảo tính pháp lí, chính trị, được tổ chuyên môn
thông qua và người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt.

- Tuân thủ Luật An ninh mạng 20, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội 21. Cụ thể:
Đảm bảo an toàn an ninh thông tin, nhân lực sử dụng CNTT, quản lí và chỉ đạo điều
hành; an toàn thông tin với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, website...).
Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin khi dùng
phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân. Cần tuân thủ các quy tắc như tôn trọng, tuân
thủ pháp luật: Tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân; quy tắc lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với
các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; quy tắc an
toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo
mật thông tin; quy tắc trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng
xã hội, phối hợp với cơ quan chức năng để xử lí hành vi, nội dung thông tin vi phạm
pháp luật. Các yêu cầu cần đảm bảo: nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật
của tổ chức, cơ quan và đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ
trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội; chia sẻ thông tin có
nguồn chính thống, đáng tin cậy; có hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo
đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng ngôn từ gây thù hận,
kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không đăng tải những nội
dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác, tung tin giả, tin sai sự thật,
quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh
hưởng đến trật tự an toàn xã hội; khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền,
quảng bá về đất nước - con người, văn hóa Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực...

20
Luật số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018
21
Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

64
Tuân thủ Công ước Berne năm 1886, Công ước Rome năm 1961, Luật Sở hữu trí
tuệ22 và cần lưu ý đến những điều khoản trong Luật Hình sự 23 và các văn bản pháp lí 24
liên quan quyền tác giả. Các quy định về bản quyền, quyền sử dụng hợp pháp trong
dạy học, giáo dục cần được đảm bảo. Theo đó, quyền tác giả là hiển nhiên, không cần
công bố hay đăng kí, được bảo hộ suốt đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua
đời. Số lượng máy tính, thời gian sử dụng phần mềm, chương trình máy tính cụ thể
được quy định trong giấy phép sử dụng phần mềm. Vi phạm bản quyền là việc nhân
bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt qua mạng truyền thông và
các phương tiện kĩ thuật hoặc sử dụng chúng mà không trả phí hoặc không có sự đồng
ý của chủ phần mềm. Không nhằm mục đích thương mại, GV được phép trích dẫn hợp
lí tác phẩm với điều kiện không làm sai ý tác giả, sử dụng hình ảnh đã được công bố
để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, biểu diễn tác phẩm sân khấu
trong sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kì hình thức
nào. Tuy nhiên, việc tự ý sao chép phần mềm, chương trình tin học là vi phạm bản
quyền, không hợp pháp, dù nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy.
1.4.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ cần phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT, truyền thông cũng như NL đội ngũ của nhà
trường và bối cảnh địa phương, các điều kiện có liên quan, hạn chế về thiết bị, công
nghệ, đường truyền và thực tiễn dạy học, giáo dục và NL của HS và dư luận xã hội...
từ thực tiễn bởi đây là cơ sở để kiểm soát các tác động ngược cũng như hướng đến sự
đồng thuận từ các nguồn lực. Cụ thể, tính thực tiễn đòi hỏi khi ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ cần thực hiện:
- Dựa trên kết quả đánh giá, khảo sát về điều kiện, kinh nghiệm sử dụng học liệu
số, thiết bị công nghệ, CNTT của cơ sở, đội ngũ với các yêu cầu có liên quan về cơ sở
hạ tầng, vật chất, trang thiết bị công nghệ, đường truyền,...

22
Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số
24/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2010/QH12 và Luật Sở hữu trí tuệ số
50/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12
23
Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13
24
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về
quyền tác giả, quyền liên quan

65
- Dựa trên các dữ liệu và các kết quả dự báo về NL ứng dụng CNTT, học liệu số
và thiết bị công nghệ của GV, cán bộ quản lí và nhất là thói quen, kĩ năng, ý tưởng sư
phạm và định hướng đổi mới trong dạy học, giáo dục. Đặc biệt, những dữ liệu thực
tiễn về điều kiện thiết bị công nghệ, phần mềm… ở từng địa phương cần được xem xét
để tránh việc yêu cầu cao theo hướng chủ quan, cảm tính.
- Dựa vào khả năng của HS, thái độ và các kĩ năng liên quan khi tham gia vào
quá trình triển khai ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV nhất là
sự tương tác và phối hợp của HS và sự tự học, các thói quen tự học của HS cũng như
hứng thú, nhu cầu của các em nhất là cần cẩn trọng khi sử dụng các hình thức dạy học
có ứng dụng CNTT với HS TH.
- Khéo léo khai thác, dựa trên đồng thuận của phụ huynh, dư luận xã hội về ứng
dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo hướng vừa
tuyên truyền, vừa chia sẻ và khuyến khích ứng dụng một cách tích cực.

66
THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

1. Phân tích vai trò của CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học,
giáo dục.
2. Nêu các xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc chuyển đổi số trong giáo dục.
3. Trình bày những định hướng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT, học liệu số
và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Trên cơ sở xem xét một môn học/hoạt
động giáo dục cụ thể, những yêu cầu này có ý nghĩa gì cho việc khai thác, sử dụng
nguồn học liệu, thiết bị công nghệ và CNTT hỗ trợ dạy học, giáo dục?

67
NỘI DUNG 2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM
HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục

2.1.1. Một số thiết bị công nghệ cơ bản

2.1.1.1. Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)

a. Giới thiệu

Máy vi tính hay máy tính cá nhân (PC) là loại máy tính phổ biến nhất được dùng
hiện nay. Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai loại chính: Máy tính để bàn và
máy tính xách tay. Về cơ bản, tất cả các máy tính đều có 02 thành phần chính là phần
cứng và phần mềm. Phần cứng là tất cả các bộ phận có kết cấu vật lí, có thể ở bên
trong hoặc bên ngoài của máy tính như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, bo mạch,…
Phần mềm là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn
ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện chức năng hoặc nhiệm
vụ, ví dụ như: phần mềm MS Word, Internet Explorer, Adobe Reader,…

b. Lợi ích

Máy tính có rất nhiều lợi ích, có thể hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động dạy học:

- Nhanh chóng và chính xác: máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên
với tốc độ nhanh hơn con người. Máy tính có thể thực hiện công việc một cách chính
xác khi dữ liệu đưa vào là chính xác.

- Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn và có thể được lấy ra khi cần.

- Máy tính cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp một cách tự động.
Máy tính có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhiều lần và độ chính xác như nhau. Đối
với máy tính cấu hình mạnh có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau.

- Máy tính có thể giải quyết cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp. Nó vừa là
công cụ để làm việc, học tập, quản lí, thực hiện các công tác chuyên môn, vừa là công
cụ để liên lạc, giải trí,…

c. Lưu ý khi sử dụng

68
- Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để
thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được
trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích.

- Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy
tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác.
Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.

- Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì.

d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục thông qua môn Ngữ văn cấp trung học
phổ thông

- Ý tưởng sư phạm: thiết kế bài giảng với hình ảnh, sơ đồ, video,… phục vụ dạy
học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cấp THPT.

- Thực hiện: GV sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập học liệu số có
liên quan, sau đó dùng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh
chữ, kênh hình, video, âm thanh, sơ đồ,… để dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và
nghe cấp THPT. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể dùng máy tính để thiết kế các công cụ
đánh giá trong đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì môn Ngữ văn.

Hiện nay máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của
GV từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản
lí HS. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục là rất đa dạng.

2.1.1.2. Máy chiếu (Projector)

a. Giới thiệu

Máy chiếu đa năng (Projector) là phương tiện đem lại hiệu quả cao khi thực hành
giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thông tin trong nội dung bài
giảng, phục vụ hiệu quả cho việc truyền đạt ý tưởng của GV đến HS cũng như giúp
GV và HS tương tác nhiều hơn với nhau trong hoạt động dạy học.

69
Hình 2.1. Một số loại máy chiếu đa năng

b. Lợi ích

Sử dụng máy chiếu có thể phổ biến thông tin cho HS dưới nhiều hình thức: chiếu
văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa hoặc video chuyển động có thể làm tăng sự chú ý
và giúp HS nắm bắt bài học. Máy chiếu còn có thể hỗ trợ trực quan, tạo điều kiện để
sử dụng linh hoạt hơn cho các phương pháp dạy học thay thế, trình chiếu nội dung góp
phần phát triển nhận thức của HS nhất là khả năng quan sát, suy luận, tóm tắt và hệ
thống hóa...

Hình 2.2. Kết nối, sử dụng máy tính và máy chiếu với cáp Video (VGA/HDMI)

c. Lưu ý sử dụng

70
Khi sử dụng máy chiếu đa năng, cần lưu ý:

- Mỗi loại máy chiếu khác nhau thường có những thao tác sử dụng không giống
nhau, do đó cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy.

- Máy chiếu thường có 2 loại cổng cắm là: VGA và HDMI. Khi kết nối giữa máy
vi tính và máy chiếu cần sử dụng dây kết nối có 2 đầu giống nhau (hoặc là VGA, hoặc
là HDMI) và cắm vào đúng vị trí trên cả máy vi tính và máy chiếu.

- Bài giảng phải có khuôn hình hoặc định dạng phân giải phù hợp để khi chiếu
lên cho hình ảnh đúng với bài soạn trên máy tính.

- Khi tắt máy chiếu cần chờ quạt của máy ngưng mới rút dây điện nguồn. Với
dòng máy có khả năng làm mát nhanh có thể rút điện máy chiếu ngay. Tuyệt đối
không rút dây điện nguồn khi máy chiếu chưa tắt.

d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục thông qua môn Ngữ văn cấp THPT

- Ý tưởng sư phạm: dùng máy chiếu đa năng để trình chiếu các bài giảng đã được
thiết kế với hình ảnh, sơ đồ, video,… thay thế cho các loại phương tiện trực quan
truyền thống (tranh ảnh, vật thật,…).

- Thực hiện:

Trong dạy học môn Ngữ văn ở cấp THPT, khi sử dụng máy chiếu đa năng, GV
có thể khai thác được hầu hết các lợi ích của thiết bị này. Đối với việc dạy kĩ năng đọc,
ở hoạt động khởi động, GV có thể sử dụng máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh, video
clip, phiếu KWL,… nhằm khơi gợi kiến thức nền của HS liên quan đến bài học và tạo
hứng thú đọc cho HS. Ở hoạt động hình thành kiến thức mới, GV có thể trình chiếu
văn bản khi làm mẫu các kĩ năng đọc và hướng dẫn HS đọc trực tiếp văn bản; trình
chiếu các câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ khi hướng dẫn HS đọc
hiểu văn bản. Ở hoạt động luyện tập và vận dụng, GV cũng có thể dùng máy chiếu để
trình chiếu các sản phẩm học tập của HS như sơ đồ tư duy, sơ đồ tóm tắt, bảng so
sánh, poster, tranh vẽ,…. Đối với việc dạy viết, nói nghe và tiếng Việt, GV có thể sử
dụng máy chiếu đa năng để trình chiếu mẫu (từ, ngữ, câu, đoạn văn, bài văn, video
clip, đoạn phim ngắn,…) khi hướng dẫn HS phân tích mẫu. Ngoài ra, GV cũng có thể
dùng máy chiếu để trình chiếu đề bài viết, bài tập tiếng Việt, phiếu giao nhiệm vụ;
trình chiếu các phiếu hướng dẫn HS viết dựa trên tiến trình (chuẩn bị viết, tìm ý và lập

71
dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm), chuẩn bị nội dung thuyết trình,
…; trình chiếu các công cụ đánh giá (bảng kiểm, thang đo, rubric,…) khi hướng dẫn
HS đánh giá các sản phẩm học tập.

Máy chiếu đa năng có thể được sử dụng trong bất kì thời điểm nào của tiết dạy
môn Ngữ văn ở cấp THPT. Tuy nhiên khi thực hiện thao tác kết luận, nhận định ở các
hoạt động học, GV cần lưu ý nội dung được chuẩn bị “sẵn” để trình chiếu có thể vô
hình trung trở thành sự áp đặt của chính GV đối với HS. Do vậy, GV nên cân nhắc sử
dụng phối hợp máy chiếu và bảng phấn để phát huy tác dụng của cả hai mà không
mang tính áp đặt.

2.1.1.3. Thiết bị âm thanh đa năng di động

a. Giới thiệu

Là thiết bị tích hợp chức năng âm li (ampli), loa, đài và đọc được các định dạng
DVD, CD, SD, USB, có thể được di chuyển dễ dàng bằng cách xách tay.

Hình 2.3. Hình ảnh minh hoạ thiết bị âm thanh đa năng di động và micro

b. Lợi ích

- Sử dụng trong dạy học.

- Sử dụng cho các hoạt động học trong và ngoài lớp học.

c. Lưu ý khi sử dụng

Cách sử dụng:

72
- Thành phần cơ bản đi kèm: micro cho GV và HS. Yêu cầu nguồn điện:
AC 220V/50Hz (có thể sử dụng nguồn pin hoặc ắc quy/accu).

- Cách sử dụng đơn giản nên các hướng dẫn thao tác sử dụng được nhà sản xuất
đóng gói kèm theo thiết bị.

- Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý:

+ Chọn vị trí đặt hệ thống phù hợp để mọi HS tham gia hoạt động đều nghe rõ.

+ Điều chỉnh âm thanh phù hợp với hoạt động của nhóm/lớp đồng thời không
gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm/lớp học khác.

d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục thông qua môn Ngữ văn cấp THPT

- Ý tưởng sư phạm: tổ chức các hoạt động học tập trên lớp hoặc ngoài không gian
mở, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, tham quan, dã ngoại, sinh hoạt ngoài trời,
phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục trong môn Ngữ văn,…

- Thực hiện: GV sử dụng thiết bị âm thanh đa năng di động và micro khi tổ chức
cho HS thuyết trình, báo cáo, tham gia vào các hoạt động tương tác trên lớp có diện
tích khá rộng (với âm lượng vừa phải); tổ chức các hoạt động giáo dục trong môn Ngữ
văn như: sân khấu hóa tác phẩm văn học, trò chơi hái hoa dân chủ, diễn kịch, thuyết
trình, tranh biện, …

2.1.2. Một số thiết bị công nghệ nâng cao

2.1.2.1. Máy tính bảng

a. Giới thiệu

Máy tính bảng là thiết bị giống như chiếc điện thoại thông minh cỡ lớn với màn
hình lớn và có thể “chạy” các phần mềm ứng dụng. Giống như máy tính, máy tính
bảng được điều khiển bằng cách chạm các ngón tay vào phần mềm được cài đặt sẵn
trên màn hình. Máy tính bảng được xem là loại thiết bị di động thứ ba xen vào giữa
điện thoại thông minh và máy tính xách tay bởi máy tính bảng mang nhiều điểm tương
tự như đặc điểm của hai sản phẩm trên tích hợp lại.

b. Lợi ích

Máy tính bảng tích hợp những ứng dụng phục vụ tối ưu cho công việc của con
người nói chung và nhất là phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục. Cụ thể, máy

73
tính bảng có thể đọc được tất cả các định dạng văn bản (word), excel (bảng tính),
powerpoint (trình chiếu), pdf từ 1997 tới 2013, ngoài ra còn rất nhiều phần mềm hỗ trợ
xem và soạn thảo văn phòng cũng được khai thác trên máy tính bảng, biến nó trở thành
công cụ trình diễn nội dung thông tin, công cụ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học.

c. Lưu ý sử dụng

Để sử dụng máy tính bảng, cần quan tâm đến các yêu cầu cơ bản:

- Việc thiết lập và đăng nhập tài khoản mail trên máy tính bảng là rất cần thiết,
giúp sử dụng thiết bị này an toàn và hiệu quả hơn

- Máy tính bảng thường có dung lượng lưu trữ không lớn như một số mẫu điện
thoại thông minh hay Laptop. Tuy các thiết bị hiện nay đều hỗ trợ khe cắm mở rộng bộ
nhớ, tuy nhiên khả năng hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn, do đó nên sử dụng thêm dịch vụ lưu
trữ đám mây giúp máy giải phóng được bộ nhớ, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn.

- Khi cài một số ứng dụng sẽ được hỏi có muốn nhận thông báo không, với ứng
dụng cần thiết như Facebook, zalo, viber,... nên để thông báo để trả lời sớm, còn ứng
dụng như game, báo,... thì nên ẩn để tiết kiệm được pin, giữ thiết bị hoạt động ổn định.

d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục thông qua môn Ngữ văn cấp THPT

- Ý tưởng sư phạm: GV sử dụng máy tính bảng để trình chiếu bài giảng/bài trình
chiếu đa phương tiện trên lớp học (dùng thay máy tính để bàn, laptop).

- Thực hiện: Sau khi thiết kế bài giảng/bài trình chiếu đa phương tiện, GV lưu bài
giảng trên máy tính bảng và tiến hành kết nối với máy chiếu đa năng qua dây hoặc
không dùng dây. Nhờ đặc điểm nhỏ gọn của máy tính bảng, khi GV kết nối với máy
chiếu đa năng không dùng dây, GV có thể hoàn toàn chủ động triển khai bài giảng từ
bất cứ vị trí nào trong lớp.

2.1.2.2. Bảng tương tác

a. Giới thiệu

Bảng tương tác (còn được gọi là bảng thông minh hay bảng tương tác thông
minh) là một công cụ cho phép hình ảnh từ máy tính được hiển thị lên bảng với sự trợ
giúp của máy chiếu kĩ thuật số. Bảng tương tác được thiết kế bởi những mặt bảng có
sức bền cao, chống sự va đập, đồng thời có độ lóa thấp nên không gây phản chiếu.

74
Bảng được cấu tạo sao cho có thể gắn giấy lên bảng bằng hệ thống nam châm vì mặt
bảng hút được nam châm. Bảng sử dụng công nghệ tia hồng ngoại và sóng siêu âm tạo
ra phần mềm sáng tạo, giúp cho người dùng chỉ cần kết hợp với máy tính và máy chiếu
là có thể truyền được nội dùng bài giảng một cách sinh động. Các yếu tố trên bảng có
thể được thao tác trực tiếp bởi người thuyết trình bằng cách sử dụng chuột, bút, stylus
hoặc ngón tay trên màn hình. Thiết bị này cho phép thực hiện các chức năng của chuột
như nhấp, kéo, sao chép. Chữ viết tay cũng có thể dễ dàng chuyển thành văn bản trước
khi được lưu. Bảng trắng tương tác thường được gắn vào tường hoặc được gắn trên
chân bảng chuyên dụng sử dụng ở nơi làm việc cũng như trong lớp học.

Hình 2.4. Bảng tương tác và thiết bị đi kèm

b. Lợi ích

Bảng tương tác tạo môi trường tương tác toàn diện; thu hút sự tập trung chú ý,
tham gia của tất cả HS, kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của HS trong hoạt động
dạy học. Ngoài ra, bảng tương tác giúp GV xây dựng bài giảng phù hợp với nhu cầu
của HS; giúp HS có thể dễ dàng hình dung về các hình ảnh, sự vật, âm thanh; khuyến
khích HS xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện và thử nghiệm; góp phần nâng
cao năng lực của HS.

Bút điện tử dùng để viết, vẽ một cách sinh động lên bảng. Bút được thiết kế vạn
năng để sử dụng như chuột máy tính nhằm trình bày nội dung bài giảng một cách trôi
chảy, truyền tải đầy đủ nội dung như trình bày trên máy tính. Mặt bảng được sử dụng

75
như một giao diện máy tính hiện đại. Hình ảnh và chữ viết được lưu vào máy tính và
được chia sẻ như những dữ liệu điện tử thông thường như một file trong máy tính.
Ngoài ra còn có phần mềm hỗ trợ giúp cho GV dễ dàng xây dựng KHBD. Sử dụng
bảng tương tác trong lớp học cho phép truy cập ngay vào tất cả nội dung internet cung
cấp. Các câu hỏi hay vấn đề đặt ra có thể được trả lời ngay thông qua tìm kiếm của
Google vì tất cả âm thanh, video và hình ảnh đều dễ truy cập, nên mang lại nhiều lợi
ích và sự tiện dụng cho GV. Sự thông minh của bảng tương tác giúp đổi màu bút viết,
đổi màu nét bút đậm nhạt khác nhau. Bảng có khả năng chụp ảnh desktop như một tập
tin và lưu vào máy tính, cũng có khả năng đổi phông nền của desktop sang bảng trắng
để viết. Bảng tương tác trong lớp học là điều kiện khả thi cho thảo luận nhóm. Đây
cũng chính là một công cụ tác động vào quá trình động não của HS với hiệu quả cao.
Trong quá trình tương tác, các ghi chú được thực hiện trên màn hình có thể được
chuyển thành văn bản và lưu lại để chia sẻ và phân phối sau này.

Hình 2.5. Kết nối, sử dụng máy tính với bảng trắng tương tác/bảng thông minh

c. Lưu ý sử dụng

- Khi lựa chọn bảng tương tác hiện đại, cần chú ý đến đó phải là thiết bị tích hợp
All In One, phải có máy vi tính tích hợp với phần mềm tương tác chuyên dụng cho
giáo dục và có khả năng kết nối mạng.

d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục thông qua môn Ngữ văn cấp THPT

76
- Ý tưở ng sư phạ m: GV sử dụ ng bả ng tương tá c để trình chiếu bà i giả ng, bà i
trình bà y đa phương tiện, văn bả n, mẫ u trong dạ y tiếng việt, viết, nó i nghe. GV có
thể sử dụ ng bả ng tương tá c để tổ chứ c cho HS thự c hiện cá c hoạ t độ ng họ c tậ p,
tương tá c vớ i họ c liệu (vă n bả n, mẫ u), chơi trò chơi,…

- Thự c hiện: Sau khi thiết kế bà i giả ng/bà i trình chiếu đa phương tiện bằ ng
phầ n mềm chuyên dụ ng, GV tiến hà nh kết nố i má y tính vớ i bả ng tương tá c và bắ t
đầ u trình chiếu. Nhờ mô i trườ ng tương tá c trự c tiếp, HS có thể thự c hiện cá c hoạ t
độ ng tương tá c vớ i họ c liệu và đượ c tiếp xú c vớ i bà i họ c bằ ng tấ t cả cá c giá c quan.

2.1.2.3. Bảng vẽ điện tử

a. Giới thiệu
Bả ng vẽ điện tử (bả ng vẽ cả m ứ ng) là mộ t thiết bị nhậ p tín hiệu đầ u và o củ a
má y tính, cho phép thự c hiện thao tá c viết - vẽ mộ t cá ch nhanh chó ng dễ dà ng
trên cá c phầ n mềm phù hợ p. Ngườ i dù ng có thể thao tá c bú t cả m ứ ng trự c tiếp
trên bề mặ t bả ng vẽ, từ đó chuẩ n xá c hó a mọ i đườ ng nét và hình ả nh theo đú ng ý
đồ ngườ i sử dụ ng vớ i tố c độ xử lý nhanh hơn, thao tá c viết cũ ng thâ n thiện hơn
khi dù ng chuộ t thô ng thườ ng. Từ tá c dụ ng đó , bả ng điện tử rấ t thích hợ p để sử
dụ ng trong việc dạ y họ c nó i chung, dạ y họ c trự c tuyến nó i riêng để tă ng tính
tương tá c vớ i HS.
b. Lợi ích
GV có thể sử dụ ng bả ng vẽ điện tử kết hợ p vớ i cá c phầ n mềm chuyên biệt
để sá ng tạ o và truyền tả i nộ i dung đến HS mộ t cá ch trự c quan và sinh độ ng. Khi
dạ y họ c trự c tuyến, bả ng vẽ điện tử giú p thao tá c trên cá c ứ ng dụ ng tương tá c
trự c tiếp như viết lên bả ng truyền thố ng. GV có thể viết, ghi chú , đá nh dấ u, minh
họ a cô ng thứ c trự c tiếp để HS dễ theo dõ i nộ i dung bà i giả ng. Đố i vớ i cá c ứ ng
dụ ng biên tậ p tà i liệu như Word, PowerPoint, GV có thể thự c hiện cá c thao tá c vẽ
và ghi chú trự c tiếp trên vă n bả n hay slide thuyết trình, vì cá c ứ ng dụ ng nà y đều
hỗ trợ thao tá c trự c tiếp, và có thể lưu lạ i. GV cò n có thể sử dụ ng bả ng vẽ điện tử
(bả ng khô ng dâ y) như mộ t thiết bị hỗ trợ dạ y họ c trự c tiếp từ xa. GV có thể di
chuyển khắ p khô ng gian lớ p họ c mà vẫn thao tá c trên mà n chiếu mộ t cá ch nhanh
chó ng, hiệu quả . Ngoà i ra, việc sử dụ ng bả ng điện tử đú ng cá ch cò n giú p hạ n chế
cá c triệu chứ ng tiêu cự c về sứ c khỏ e có thể nảy sinh khi sử dụ ng chuộ t má y tính
77
trong thờ i gian dà i (như đau cổ tay, lò ng bà n tay hoặ c cẳ ng tay do dâ y thầ n kinh
giữ a bị chèn ép).
c. Lưu ý khi sử dụng
Bả ng vẽ điện tử có nhiều loạ i, phụ c vụ nhiều nhu cầ u khá c nhau, do đó GV
cầ n lự a chọ n thiết bị phù hợ p vớ i mụ c đích giả ng dạ y và sử dụ ng củ a mình, khô ng
nhấ t thiết phả i lự a chọ n cá c thiết bị bả ng điện tử đắ t tiền mà khô ng khai thá c hết
tính nă ng. Ngoà i ra, bả ng vẽ điện tử chỉ phá t huy tố i đa cô ng dụ ng khi kết hợ p vớ i
cá c phầ n mềm chuyên biệt. Vì vậ y GV cầ n biết kết hợ p vớ i phầ n mềm phù hợ p để
đạ t đượ c hiệu quả tố t nhấ t trong việc dạ y họ c. Việc sử dụ ng bả ng vẽ điện tử để
viết, vẽ cho thuầ n thụ c cầ n nhiều thờ i gian. GV cầ n luyện tậ p nhiều để nét chữ
đượ c đẹp, rõ rà ng.
d. Gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục thông qua môn Ngữ văn cấp
THPT
- Ý tưở ng sư phạ m: GV sử dụ ng bả ng vẽ điện tử để sử a bà i viết củ a HS trong
quá trình dạ y họ c trự c tuyến, trự c tiếp.
- Thự c hiện: Sau khi HS nộ p bà i lên hệ thố ng (file text hoặ c hình ả nh), GV
chia sẻ file bà i là m (đã che tên HS) để cả lớ p quan sá t, GV sử dụ ng bả ng vẽ điện tử
để đá nh dấ u, ghi chú nhữ ng điểm đạ t, chưa đạ t củ a HS. Sau đó GV lưu file lạ i, và
gử i cho HS để tham khả o.
2.2. Học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh

2.2.1. Nguồn học liệu số

Môn Ngữ văn có nguồn tài nguyên, học liệu số rất đa dạng, gồm đa dạng các
nguồn học liệu số như hình 2.6, từ sách điện tử, bài kiểm tra dưới dạng tệp tin, các bài
phát biểu, chương trình truyền hình, cho đến các loại hình ảnh, đồ họa thông tin, video,
phim ảnh, hay các trang web chia sẻ tài nguyên, học liệu số.

78
Hình 2.6. Học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục

GV Ngữ văn cấp THPT có thể khai thác nguồn học liệu số có sẵn trên Internet để
xây dựng và tổ chức KHBD. Thông tin về nguồn học liệu số được trình bày chi tiết
bên dưới. GV cũng có thể tìm kiếm những nguồn học liệu số khác theo định hướng
được giới thiệu ở mục 2.2.3. Ngoài ra, GV có thể tự xây dựng, phát triển các học liệu
số bằng các công cụ, phần mềm được gợi ý ở mục 2.3.2 và 3.2.

2.2.1.1. Nguồn học liệu số dùng chung

a) Kho bài giảng e-Learning - Bộ GD&ĐT

+ Địa chỉ truy cập: https://elearning.moet.edu.vn/

+ Mô tả: Kho bài giảng E-Learning thuộc dự án của Cục CNTT và Bộ giáo
dục và Đào tạo, được thiết kế hướng tới đối tượng người dùng là HS các cấp
học, GV, cán bộ quản lí, phụ huynh HS và toàn xã hội. Đây là nơi lưu trữ hệ

79
thống các bài giảng E-Learning được thiết kế và triển khai với mong muốn
xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy, học trong và ngoài nhà
trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời, học mọi lúc mọi nơi. Đề làm được
việc đó, Ban quản trị hệ thống đã lựa chọn những bài giảng chất lượng tốt nhất
từ các GV trong cả nước thông qua cuộc thi Quốc gia Thiết kế bài giảng E-
Learning được tổ chức hàng năm.

b) Nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

+ Địa chỉ: https://hanhtrangso.nxbgd.vn/.

+ Mô tả: Nền tảng sách điện tử Hành trang số chính thức ra mắt GV và HS cả
nước với ba tính năng chính:

 Sách điện tử: Cung cấp giao diện thân thiện, trực quan, tôn trọng trải
nghiệm đọc sách thực tế; đồng thời đính kèm các học liệu điện tử sinh động
bổ trợ cho nội dung bài học và bài tập tương tác, đối chiếu trực tiếp.

 Luyện tập: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách
bổ trợ, kết hợp với kho tài nguyên tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề,
đề thi; đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời
giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực hành và giúp GV có nguồn tài
liệu tham khảo, giảng dạy.

 Thư viện: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách
bổ trợ, kết hợp với kho tài nguyên tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề,
đề thi; đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời
giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực hành và giúp GV có nguồn tài
liệu tham khảo, giảng dạy.

c) Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP)

+ Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/.

+ Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục
phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các
thông tin liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương
trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông 2018.

80
2.2.1.2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Ngữ văn

a) Chương trình truyền hình

Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù
hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến
có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình
Việt Nam. Đây là một số ví dụ : https://vtv.vn/video/cho-ngay-hoan-hao-nha-van-
minh-chuyen-va-nhung-tac-pham-thoi-hau-chien-381473.htm;
https://vtv.vn/video/thoi-su-19h-tuong-nho-nha-van-to-hoai-42963.htm.
b) Phim về các chủ đề dạy học Ngữ văn
Nội dung dạy học môn Ngữ văn hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó
đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những
ứng dụng phổ biến về video dạy học Ngữ văn là Youtube. Sau đây là một ví dụ
https://www.youtube.com/watch?v=sqcPWABu75Q.
c) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề
GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về
hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Ngữ văn. Website này bao gồm
hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực văn học và ngôn
ngữ. Kho dữ liệu hình ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn.

* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay
đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, GV còn có thể sử dụng các công cụ tìm
kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử
dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội
dung học liệu số:

- Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.

- Sử dụng đúng từ khoá.

- Sử dụng các liên từ OR, AND.

- Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.

Thêm nữa, việc chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng
như sự an toàn và các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lý cũng cần được tôn trọng
và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.

81
2.2.2. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số

Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau: Hình ảnh
tĩnh/động, thí nghiệm ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu,…

Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại 25. Chương trình môn Ngữ văn
đã nêu rõ nội dung dạy học (gồm: hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức tiếng
Việt và văn học; ngữ liệu) được xác định dựa trên các YCCĐ của mỗi lớp. Cụ thể là,
YCCĐ muốn hình thành phải thông qua nội dung (kiến thức tiếng Việt, văn học và
ngữ liệu) và nội dung được dạy bằng cách cài đặt vào các YCCĐ.

Mỗi loại nội dung dạy học có thể phù hợp với một dạng học liệu số. Chẳng hạn,
với hoạt động dạy đọc, để tăng cường tính chất trực quan, khơi gợi trí tưởng tượng của
HS, GV nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh, video, bản trình chiếu, chương trình
truyền hình,…; với hoạt động dạy viết, GV nên sử dụng học liệu số dưới dạng sơ đồ,
bảng biểu, bản trình chiếu; với hoạt động dạy nói và nghe thì nên sử dụng học liệu số
dạng video, âm thanh..… nhằm khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số, đáp
ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm
đảm bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục.
Điều này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, YCCĐ, xác định các nội dung
dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong KHBD. Tuy
nhiên, cần đảm bảo việc lựa chọn học liệu số phù hợp với nội dung dạy học, đáp ứng
YCCĐ và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi hoạt động trong KHBD và hướng đến hoạt
động mà HS là chủ thể.

Bảng 2.1. Định hướng ưu tiên lựa chọn dạng học liệu số phù hợp nội dung dạy học

Loại nội dung dạy học Dạng học liệu số


Đọc Hình ảnh
Loại nội dung này thường cần những học liệu số liên
Video
quan đến văn bản, tác giả, hoàn cảnh lịch sử xã hội, hình
Âm thanh
ảnh minh họa cho một số từ ngữ, sự kiện, thông tin trừu
Bản trình chiếu

25
Theo tài liệu mô-đun 2 (2020), Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh Trung học phổ thông - môn Ngữ văn, chương trình ETEP.

82
Chương trình truyền hình
tượng,…
Viết Sơ đồ, mô hình
Loại nội dung này thường cần những học liệu số liên Bảng biểu
quan đến bản trình chiếu; video giới thiệu cách thức thực
Bản trình chiếu
hiện các kĩ năng; sơ đồ, bảng biểu, mô hình,…để hỗ trợ
HS thực hiện các bước theo quy trình viết Video

Hình ảnh

Nói và nghe Video


Loại nội dung này thường cần những học liệu số liên Âm thanh
quan đến hình ảnh, video, âm thanh,… Bản trình chiếu
Chương trình truyền hình

2.2.3. Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục

2.2.3.1. Một số yêu cầu trong tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, học liệu số

Nhằm có được học liệu số phục vụ hoạt động dạy học, GV có thể chủ động tìm
kiếm thông tin, học liệu số trên Internet - gọi chung là thông tin - để hỗ trợ việc thiết
kế nội dung dạy học. Để thông tin tìm kiếm hoặc tiếp nhận được đáp ứng mục tiêu, nội
dung dạy học đồng thời tiết kiệm thời gian, GV cần lưu ý:

- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin: phù hợp mục
tiêu, nội dung dạy học, thuần phong mĩ tục,…; phù hợp với dạng học liệu số dự kiến
triển khai trong hoạt động học (văn bản, hình ảnh, hình ảnh động, video, bảng dữ liệu,
…) .

- Xác định đúng các bước tìm kiếm thông tin: Thực hiện các bước tìm kiếm thông
tin hợp lí.

- Nhận diện đúng thông tin nhằm xác định mức độ chính xác và phù hợp của
thông tin.

- Kiểm chứng được thông tin: kiểm tra nguồn tin, kiểm tra tên miền truy cập,
kiểm tra thông tin đơn vị chủ quản nguồn tin, kiểm tra nội dung thông tin, tìm hiểu về
chủ thể đưa tin (thái độ, trình độ, mục đích,…).

83
2.2.3.2. Tìm kiếm thông tin, học liệu số và đánh giá kết quả tìm kiếm

Việc tìm kiếm thông tin, học liệu số là một kĩ năng quan trọng để hỗ trợ GV
trong việc khai thác học liệu số, thực hiện chuỗi hoạt động trong KHBD. Có thể tiến
hành theo 5 bước dưới đây để tìm kiếm thông tin, học liệu số bao gồm cả việc kiểm
tra, đánh giá kết quả tìm kiếm thông tin, học liệu số:

Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm

Thực hiện lại nếu chưa đạt


Diễn đạt cú pháp câu lệnh tìm kiếm

Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm

Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp

Đánh giá kết quả tìm kiếm

Bước 1: Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm

Việc phân tích mục đích, yêu cầu tìm kiếm nên căn cứ vào nội dung của YCCĐ.
Đây là cơ sở để xác định từ khoá cho câu lệnh cần dùng để tìm kiếm. Tiếp theo, cần
xác định dạng học liệu số sẽ dùng trong tổ chức hoạt động học: hình ảnh, hình ảnh
động, hay video,…

Bước 2. Diễn đạt cú pháp của câu lệnh tìm kiếm

Cú pháp của câu lệnh tìm kiếm là cách thức mà người dùng sử dụng để liên kết
các từ/thuật ngữ/khái niệm từ khoá một cách phù hợp. Để có được câu lệnh tìm kiếm
hiệu quả thì cần biết các “nguyên tắc tìm kiếm” của công cụ, như:

- Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Không
cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Thay vào đó, có thể nhập một số trong
các từ/thuật ngữ/khái niệm quan trọng nhất.

- Nếu nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp, và ngược lại.

84
- Đặt từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép “ ” hoặc đặt dấu  giữa các cụm chữ trong
từ tìm kiếm sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm; Đặt dấu + phía trước các từ mà muốn từ đó
phải xuất hiện; Đặt chữ AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện; Đặt chữ OR
giữa các từ tìm kiếm nếu muốn một trong các thuật ngữ xuất hiện;…

- Có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên quan đến dạng học liệu số mà GV cần tìm
giới hạn theo định dạng file (.pdf, .docx, .mp4, .gif,…).

Bước 3: Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm

Việc phân nhóm các yêu cầu về thông tin giúp GV tìm kiếm hiệu quả và nhanh
chóng hơn. Sự phân nhóm có thể bao gồm:

- Loại thông tin cần tìm sẽ thuộc chủ đề rộng hay hẹp, khái quát hay chuyên sâu.

- Từ/thuật ngữ/khái niệm định dùng trong câu lệnh cần điều chỉnh phù hợp để
hạn chế nhiều cách hiểu do tính đa nghĩa của ngôn ngữ.

Bước 4: Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp

Có thể linh hoạt chọn các công cụ tìm kiếm khác nhau để đạt được mục đích đặt
ra đồng thời tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng tìm kiếm. Các công cụ phổ biến
đối với GV hiện nay là Google và các trang web chuyên ngành, kho dữ liệu của Bộ
GDĐT hoặc các nhà xuất bản,… Ngoài ra, GV có thể tìm sự hỗ trợ từ những người có
kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thông tin có liên quan.

Bước 5. Đánh giá kết quả tìm kiếm

Lượng thông tin trên Internet rất phong phú, có lợi cho người tìm tin. Tuy nhiên,
với bất kì thông tin nào tìm được trên Internet đều cần phải được đánh giá, kiểm tra độ
khách quan, cập nhật và tính bản quyền,... Việc đánh giá thông tin cần căn cứ vào:

- Kết quả tự kiểm chứng thông tin (đã trình bày ở mục 2.2.3.1) trong đó trước
tiên nên tìm hiểu địa chỉ trang web thông tin;

- Sự phù hợp giữa thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học;

- Thông tin về trình độ, thái độ và thành kiến của tác giả/nhóm tác giả/tổ chức
công bố hay quản lí nguồn thông tin;

- Tính cập nhật của thông tin (thời điểm công bố thông tin, nội dung của thông
tin)

85
- Tính sở hữu hay bản quyền của thông tin và sự cho phép khai thác, sử dụng
nhằm mục đích dạy học, giáo dục trực tiếp cho HS.

Nếu kết quả tìm kiếm chưa đạt so với yêu cầu, GV hãy xem xét lại các bước
mình đã thực hiện, diễn đạt lại câu lệnh tìm kiếm, sử dụng các từ tìm kiếm khác, hoặc
thậm chí xem xét lại nhu cầu thông tin của mình.

2.2.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, học liệu số và tham gia
mạng xã hội

Trong quá trình sử dụng Internet phục vụ mục đích ứng dụng CNTT trong dạy
học, GV có thể tham gia các mạng xã hội. Với các hoạt động trên mạng xã hội, GV hết
sức chú ý tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật
An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,… Tuy nhiên, vì không phải
trường hợp nào GV cũng có thể nhận rõ đâu là giới hạn, nên bên cạnh việc có ý thức
tìm hiểu các quy định, GV phải chủ động tránh một số hành vi:

- Vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong đó có sản phẩm phần mềm
máy tính và học liệu số;

- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù
hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mĩ tục,…;

- Vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức;

- Vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Vi phạm việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng;

- Tuyên truyền, phát tán các nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm hoặc phân biệt
đối xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền,…

2.3. Một số phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh trung học phổ thông

2.3.1. Khái quát các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở cấp trung học
phổ thông
Má y tính cá nhân là mộ t trong cá c thiết bị cô ng nghệ hỗ trợ hoạ t độ ng dạ y họ c
và giá o dụ c quen thuộ c, phổ biến vớ i hầ u hết mọ i GV, HS củ a cá c cấ p họ c phổ
thô ng. Để thiết bị má y tính (nó i chung, và cò n đượ c gọ i là phầ n cứ ng má y tính) có
thể vậ n hà nh và phụ c vụ cá c yêu cầ u củ a ngườ i dù ng thì cầ n phả i có cá c phầ n

86
mềm vớ i nhiều chứ c năng và đặ c điểm khá c nhau đượ c cà i đặ t sẵ n trên má y. Do
vậ y, GV, HS dù ng thiết bị má y tính cá nhâ n để hỗ trợ cho hoạ t độ ng dạ y họ c và
giá o dụ c cũ ng đồ ng nghĩa vớ i việc khai thá c, sử dụ ng cá c phầ n mềm má y tính
trong hoạ t độ ng dạ y và họ c.
Cá c phầ n mềm trên má y tính vừ a có thể hỗ trợ cá c hoạ t độ ng giả ng dạ y củ a
GV, hoạ t độ ng họ c tậ p củ a HS (phầ n mềm MS PowerPoint đượ c sử dụ ng để thiết
kế và trình chiếu bà i giả ng đa phương tiện trên lớ p họ c đố i vớ i GV), vừ a có thể sử
dụ ng để tạ o ra cá c nguồ n họ c liệu số , sả n phẩ m họ c tậ p để phụ c vụ cho việc dạ y
họ c và giá o dụ c (phầ n mềm MS Word đượ c GV dù ng để soạ n thả o KHBD, phiếu
họ c tậ p, và HS thự c hiện bà i bá o cá o thuyết trình nhó m/cá nhân).
Phầ n mềm má y tính (computer software) cò n đượ c biết đến vớ i cá c tên gọ i
khá c: cô ng cụ (tool), ứ ng dụ ng (application), nền tả ng/hệ thố ng
(platform/system) tù y thuộ c và o đặ c điểm, chứ c nă ng, mụ c đích sử dụ ng. Sả n
phẩ m củ a phầ n mềm có thể là cá c nguồ n tà i nguyên, họ c liệu số phụ c vụ cho dạ y
họ c, giá o dụ c, bên cạ nh chứ c nă ng hỗ trợ cho cá c hoạ t độ ng dạ y và họ c
trong/ngoà i lớ p họ c.
Phầ n mềm hỗ trợ hoạ t độ ng dạ y họ c, giá o dụ c đượ c hiểu là cá c sả n phẩ m cô ng
nghệ đượ c tạ o ra bở i cá c phầ n mềm lậ p trình và phầ n mềm ứ ng dụ ng nhằ m ra
lệnh cho má y tính thự c hiện cá c yêu cầ u về nộ i dung và phương phá p dạ y họ c,
giá o dụ c và cá c yêu cầ u khá c có liên quan đến hoạ t độ ng dạ y họ c và giá o dụ c. Đó
cò n là cô ng cụ để ứ ng dụ ng nhằ m hỗ trợ cho hoạ t độ ng dạ y họ c, giá o dụ c đượ c
diễn ra mộ t cá ch thuậ n lợ i hơn, đạ t đượ c hiệu quả cao hơn.
Dự a trên nhữ ng kinh nghiệm về hỗ trợ GV trong hoạ t độ ng nghề nghiệp, việc
phâ n loạ i cá c phầ n mềm theo cá c nhó m nhiệm vụ chính củ a nghề nghiệp là khá
phù hợ p. Trong giớ i hạ n củ a tà i liệu đọ c, cá c nhó m phầ n mềm đượ c khá i quá t dự a
trên đặ c trưng và tính hỗ trợ củ a chú ng vớ i nhiệm vụ nghề nghiệp từ gó c nhìn
khoa họ c sư phạ m.

87
Phần mềm Thiết kế, Hỗ trợ kiểm Hỗ trợ dạy Hỗ trợ quản
biên tập học tra đánh giá học trực lí lớp học và
liệu số và tuyến hỗ trợ HS
trình diễn

Microsoft x
PowerPoint

Video Editor x

Google Forms x x

Kahoot x

SHub x

Google Meets x

Microsoft x x x
Teams

Google x x x
Classroom

Padlet x x x

OneNote x x

Tà i liệu đọ c giớ i thiệu mộ t số phầ n mềm điển hình dự a trên phâ n nhó m đã
nêu ở trên, song song vớ i việc xem xét cá c tính chấ t như: (1) miễn phí, (2) thông
dụng (đố i vớ i ngữ cả nh giá o dụ c tạ i Việt Nam), (3) đơn giản và (4) dễ sử dụng.
Cá c phầ n mềm đượ c trình bà y gồ m bố n phầ n: giới thiệu; chức năng; định
hướng sử dụng; một số gợi ý ứng dụng vào trong dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS.
Cá c nộ i dung về hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn sử dụng, vận dụng, sản phẩm minh
hoạ, và tài liệu đọc thêm đượ c biên tậ p, đó ng gó i dướ i dạ ng nguồ n họ c liệu bổ
sung dễ dà ng truy cậ p theo địa chỉ (link) đính kèm để họ c viên có thể khai thá c và
sử dụ ng.
2.3.2. Phần mềm thiết kế/biên tập học liệu số và trình diễn

88
2.3.2.1.Microsoft
PowerPoint/MS-Powerpoint

* Giới thiệu

Microsoft PowerPoint
là một phần mềm thiết kế và
trình chiếu (office tool/suite) -
một thành phần con nằm trong
công cụ Microsoft Office2, do
Microsoft phát hành giúp người dùng tạo, thiết kế và trình bày một bài trình chiếu đa
phương tiện từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là
trong giáo dục.

Hiện nay Microsoft phát hành hai hình thức của Office là phiên bản thông
thường theo năm và phiên bản 365. Đối với phiên bản thông thường - mới nhất là
phiên bản Microsoft Office 2019 trong đó cũng bao gồm PowerPoint 2019, người
dùng có thể mua một lần và sử dụng vĩnh viễn. Phiên bản đặc biệt hơn là Office 365
người dùng không thể mua vĩnh viễn mà chỉ có thể mua các gói dùng theo tháng hoặc
theo năm.

* Chức năng

- Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện, các mô phỏng
thí nghiệm, các tài liệu/học liệu số ở nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg, mp4,
rtf,…) để phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho HS thông qua trắc
nghiệm, trò chơi giáo dục;

- Hỗ trợ hoạt động học tập cho HS.

* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  Tải và cài đặt trên máy tính (hoặc sử dụng trình duyệt web và
truy cập địa chỉ https://office.com để sử dụng trực tuyến)
 Mua bản quyền và kích hoạt (hoặc sử dụng tài khoản Microsoft

89
do trường học cấp)

Thiết kế  Tạo bài trình chiếu đa phương tiện


 Tạo các trang chiếu trống (hoặc sử dụng các kiểu bố cục có sẵn)
 Thiết kế mẫu nền cho trang chiếu (hoặc sử dụng mẫu có sẵn)
 Nhập các đối tượng (văn bản, hình ảnh, hình vẽ, phim, bảng
biểu, sơ đồ, biểu đồ,…) vào trang chiếu
 Cài đặt hiệu ứng chuyển trang, hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng
 Xuất bản bài trình chiếu với nhiều định dạng khác nhau (pptx,
pdf, jpg, mp4, rtf...) để sử dụng

Sử dụng  Trình diễn bài trình chiếu đa phương tiện

Lưu trữ  Tổ chức và lưu trữ bài trình chiếu đa phương tiện trên máy tính

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 1: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp

Ý tưởng: GV cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học trên lớp học.

Thực hiện:
 GV: Sử dụng Powerpoint để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng
nguồn học liệu số, các tài nguyên) đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập
sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết
hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức.
 HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tham gia các hoạt động học
tập.

Gợi ý 2: Xuất bản một video bài giảng từ một bài trình chiếu đa phương tiện

Ý tưởng: GV thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện với nội dung và hiệu ứng theo yêu
cầu dạy học, sau đó xuất bản bài trình chiếu với định dạng video để phục vụ dạy học
trên lớp. Ngoài ra, video này có thể được lưu trữ dưới dạng học liệu số để tham khảo

90
trực tuyến tại nhà như một video thông thường trên các mạng xã hội chia sẻ video
thông dụng (Youtube, Vimeo).

Thực hiện:

 GV: Thiết kế một bài trình chiếu như bình thường với đầy đủ nội dung và hiệu
ứng. Sau khi hoàn thành bài trình chiếu, GV sử dụng chức năng lưu với dạng
kết xuất ra video (mp4 file) để phục vụ trình chiếu cho HS xem trên lớp. Ngoài
ra GV cũng có thể đưa video lên kho học liệu số của GV hoặc mạng xã hội chia
sẻ video và cung cấp địa chỉ (URL/link) của video để HS khai thác, sử dụng
video đó.
 HS: Xem video trực tuyến và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn
của GV.

Gợi ý 3: Xuất bản một video bài giảng có lồng tiếng và hình ảnh GV từ một bài trình
chiếu có sẵn lên lớp học ảo/nền tảng lưu trữ trực tuyến/mạng xã hội chia sẻ video

Ý tưởng: GV cần tạo và chia sẻ một video bài giảng có lồng tiếng và hình ảnh của
mình cho HS xem trên các lớp học ảo hoặc trên các nền tảng lưu trữ trực tuyến hoặc
trên các trang mạng xã hội chia sẻ video.

Thực hiện:

 GV: Thiết kế một bài trình chiếu như bình thường với đầy đủ nội dung và hiệu
ứng, sử dụng chức năng thu lại bài giảng (Record slide show) để vừa thực hiện
trình chiếu, vừa giảng bài, thu hình, thu âm theo kịch bản chuẩn bị trước. Sau
khi kết thúc quá trình thu lại bài giảng thì kết xuất dưới dạng video (mp4 file)
và thực hiện đưa lên lớp học ảo/nền tảng lưu trữ trực tuyến/mạng xã hội chia sẻ
video để hướng dẫn cho HS xem.
 HS: Xem video trực tuyến và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn
của GV..

Gợi ý 4: Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, củng cố
bài học, chuyển tiếp nội dung)

Ý tưởng: GV thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi (sử dụng khuôn mẫu sẵn
có, hoặc được chia sẻ cộng đồng). Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản như: vòng

91
quay may mắn, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, ô chữ kì diệu,… tạo sẵn
bằng phần mềm PowerPoint để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.

Thực hiện:

 GV: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu quả
để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi
phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động
học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).
 HS: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo
hướng dẫn của GV.
* Ví dụ minh họa

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa
Chủ đề học tập
Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS nhận biết được phương thức biểu đạt chính của VB là thuyết
minh và phương thức biểu đạt hỗ trợ là biểu cảm.
Nội dung dạy học
Phương thức biểu đạt chính của VB thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm (Ngữ
liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!) là thuyết minh và phương
thức biểu đạt hỗ trợ là biểu cảm.
Một số câu hỏi gợi ý:
1. Dựa vào nội dung chính đã tìm hiểu, em hãy cho biết mục đích tạo lập của VB
này.
2. Với nội dung và mục đích tạo lập ấy, các tác giả đã dùng phương thức biểu đạt
chính nào?
3. Bên cạnh phương thức biểu đạt chính ấy, còn có phương thức biểu đạt hỗ trợ nào
khác? Nếu có, em hãy chỉ ra những chỗ/ căn cứ để em xác định phương thức biểu
đạt hỗ trợ ấy.
4. Theo em, việc sử dụng lồng ghép thêm phương thức biểu đạt hỗ trợ giúp ích gì
trong việc biểu đạt nội dung của VB?
5. Từ việc phân tích trên, em rút ra kết luận gì về việc lựa chọn và sử dụng các

92
phương thức biểu đạt khi tạo lập VB?

Yêu cầu sư phạm

GV: Giáo viên chuẩn bị bài trình chiếu đa phương tiện để hướng dẫn HS nhận biết
được phương thức biểu đạt chính của VB là thuyết minh và phương thức biểu đạt hỗ
trợ là biểu cảm (4-5 slides) với hình ảnh trực quan, lồng ghép thêm các câu hỏi
tương tác với lớp học.
HS: theo dõi bài trình chiếu và tham gia vào các hoạt động học tập được thiết kế trên
bài trình chiếu, ghi chép vắn tắt những thông tin chính của bài học.
Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

- Xây dựng tư liệu: văn bản; câu hỏi thảo luận


- Xây dựng dàn ý cho bài trình chiếu, nội dung chính của các trang trình chiếu.
- Sử dụng công cụ MS Power Point để thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện với các
hiệu ứng hình ảnh, âm thanh.Dùng ứng dụng MS Power Point để thiết kế bài trình
chiếu đa phương tiện.

Hình ảnh minh hoạ

Link: https://drive.google.com/file/d/1si5FRixyS7RE_SWFy3pCegtRe8Luz59l/view?
93
usp=sharing

2.3.2.2. Video Editor

* Giới thiệu

Video Editor là một ứng dụng biên tập video 3D cùng với ứng dụng Microsoft
Photos được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows 10 khi được cài đặt trên máy
tính, cũng được phát triển bởi công ty Microsoft. Video Editor giúp người dùng tạo,
biên tập, chỉnh sửa và xuất bản các video với giao diện được thiết kế đơn giản cùng
khả năng xử lí video cơ bản và xuất bản chất lượng cao.

* Chức năng

- Tạo, biên tập, chỉnh sửa, xuất bản và trình diễn các video, video clip phục vụ dạy
học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến;
- Hỗ trợ hoạt động học tập cho HS.

* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  Cài đặt máy tính hệ điều hành Windows 10 (ứng dụng tích hợp
sẵn trên hệ điều hành này)

Thiết kế  Tạo một dự án mới


 Nhập, biên tập, chỉnh sửa, cắt ghép, xử lí hình ảnh/phim có sẵn
 Thêm văn bản, lời thoại, nhạc nền, hiệu ứng vào phim
 Xuất bản phim với nhiều định dạng theo nhu cầu sử dụng

Sử dụng  Trình chiếu phim kết hợp với máy chiếu (projector)

Lưu trữ  Tổ chức, lưu trữ phim và dự án (.vpd) trên máy tính

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 5: Biên tập và xuất bản một video phục vụ dạy học trên lớp

Ý tưởng: GV cần tạo một video hỗ trợ dạy học một chủ đề học tập/bài dạy.

Thực hiện:

94
 GV: Chuẩn bị tài nguyên, học liệu số (hình ảnh, video, âm thanh), kịch bản
truyền hình cho nội dung của video; sử dụng công cụ Video Editor để biên tập
và xuất bản thành video hoàn chỉnh; phát video cho HS xem khi dạy học trên
lớp (có thể đăng tải và chia sẻ video trên các mạng xã hội chia sẻ video để HS
xem thêm);
 HS: Xem video, thực hiện nhiệm vụ học theo hướng dẫn của GV.

Gợi ý 6: Hướng dẫn HS biên tập và xuất bản một sản phẩm học tập bằng video

Ý tưởng: GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm học tập là video cho một nhiệm vụ
học tập được giao.

Thực hiện:

 GV: Giới thiệu và hướng dẫn HS biết cách sử dụng Video Editor; cung cấp các
yêu cầu và tài nguyên (nếu có) cho HS; theo dõi quá trình làm việc của HS và
hướng dẫn khi cần thiết.
 HS: Tìm hiểu và học cách sử dụng Video Editor; thực hiện tạo, biên tập và
chỉnh sửa video bằng Video Editor; hoàn thành sản phẩm và trình chiếu video
trước lớp (hoặc chia sẻ trực tuyến).

Gợi ý 7: Biên tập và xuất bản một video bài giảng phục vụ dạy học trực tuyến

Ý tưởng: GV muốn tạo một video bài giảng để phục vụ cho một buổi dạy học trực tuyến.

Thực hiện:

 GV: Chuẩn bị sẵn kịch bản sư phạm trực tuyến; thực hiện ghi hình và sử dụng
Video Editor để tạo một video bài giảng, sau đó tải lên mạng hoặc gắn địa chỉ
kết nối (link) vào lớp học trực tuyến để cho HS tự học bất kì lúc nào; theo dõi
quá trình học tập của HS và giải đáp thắc mắc nếu có.
 HS: Xem video bài giảng và trao đổi thảo luận với GV và những HS khác.
* Ví dụ minh họa

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa
Chủ đề học tập
Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10

95
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS nhận biết được phương thức biểu đạt chính của VB là thuyết
minh và phương thức biểu đạt hỗ trợ là biểu cảm.
Nội dung dạy học
Phương thức biểu đạt chính của VB thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm (Ngữ
liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!) là thuyết minh và phương
thức biểu đạt hỗ trợ là biểu cảm.
Một số câu hỏi gợi ý:
1. Dựa vào nội dung chính đã tìm hiểu, em hãy cho biết mục đích tạo lập của VB
này.
2. Với nội dung và mục đích tạo lập ấy, các tác giả đã dùng phương thức biểu đạt
chính nào?
3. Bên cạnh phương thức biểu đạt chính ấy, còn có phương thức biểu đạt hỗ trợ nào
khác? Nếu có, em hãy chỉ ra những chỗ/ căn cứ để em xác định phương thức biểu
đạt hỗ trợ ấy.
4. Theo em, việc sử dụng lồng ghép thêm phương thức biểu đạt hỗ trợ giúp ích gì
trong việc biểu đạt nội dung của VB?
5. Từ việc phân tích trên, em rút ra kết luận gì về việc lựa chọn và sử dụng các
phương thức biểu đạt khi tạo lập VB?

Yêu cầu sư phạm

GV: Thiết kế video clip (2-3 phút) ở dạng kể chuyện bằng hình ảnh (Digital telling
Story – DST) về việc lồng ghép yếu tố biểu cảm trong VB thuyết minh và tác dụng
của việc lồng ghép.

HS: theo dõi đoạn phim được trình chiếu để củng cố kiến thức về việc lồng ghép yếu
tố biểu cảm trong VB thuyết minh và tác dụng của việc lồng ghép.

Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

- Chuẩn bị tư liệu về hình ảnh, âm thanh


- Xây dựng kịch bản cho đoạn phim.
- Sử dụng công cụ Video Editor để biên tập video.

96
Hình minh hoạ

Link: https://drive.google.com/file/d/1etQKeIuLLsXn1eVVTQ6MIf0DwxSquTw8/
view?usp=sharing

2.3.2.3. Prezi

* Giới thiệu

Prezi (truy cập tại prezi.com) là một ứng dụng soạn thảo được được tạo ra vào
năm 2008 nhằm thay thế các bài thuyết trình bằng slide đơn giản. Prezi cho phép
người dùng tạo các bài thuyết trình. Prezi có thể được sử dụng trực tiếp từ trình duyệt
Internet mà không cần phải cài đặt thêm ứng dụng khác.

* Chức năng

 Chủ động trong việc thuyết trình, lựa chọn linh hoạt những phần muốn nhấn
mạnh vì bài thuyết trình Prezi sẽ không chạy theo mạch tuyến tính.
 Phóng to để tập trung vào từng chi tiết và thu nhỏ lại để nhìn bố cục toàn cảnh
của phần thuyết trình, giúp người xem có thể nắm bắt ý tưởng, thông điệp được
trình bày vì chức năng nổi bật của Prezi là phóng to – Zoom function.
 Chia sẻ tập tin trình chiếu Prezi thuận tiện và đơn giản.

* Hướng dẫn sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  Đăng kí tài khoản Prezi tại https://prezi.com/


 Sử dụng trên web

97
Thiết kế  Tạo bài trình chiếu đa phương tiện

Sử dụng  Trình diễn bài trình chiếu đa phương tiện

Lưu trữ  Lưu trữ trực tuyến

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 8: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp

Ý tưởng: GV cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học trên lớp
học.

Thực hiện:
 GV: Sử dụng Prezi để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng nguồn
học liệu số, các tài nguyên). Các nội dung trình chiếu nên khai thác được thế
mạnh của Prezi là bao quát luận điểm trình bày; và zoom vào các điểm trọng
tâm
 HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tham gia các hoạt động học
tập và tập trung theo dõi bài trình chiếu của GV.

Gợi ý 9: Hướng dẫn HS biên tập bài trình chiếu

Ý tưởng: GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm học tập là bài trình chiếu cho một
nhiệm vụ học tập được giao.

Yêu cầu:

 Lớp học được bố trí phòng học có đầy đủ thiết bị hỗ trợ trình chiếu như: máy
chiếu, màn chiếu, cáp kết nối.
 HS cần có máy tính cá nhân có thể kết nối mạng.

Thực hiện:

98
 GV: Giới thiệu và hướng dẫn cho HS biết cách sử dụng Prezi; cung cấp các yêu
cầu và tài nguyên (nếu có) cho HS; theo dõi quá trình làm việc của HS và
hướng dẫn khi cần thiết.
 HS: Tìm hiểu và học cách sử dụng Prezi; thực hiện tạo, biên tập và chỉnh sửa
video bằng Prezi; hoàn thành sản phẩm và trình chiếu video trước lớp (hoặc
chia sẻ trực tuyến).
* Ví dụ minh họa

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa
Chủ đề học tập
Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS có thể:
Sau khi học xong, HS:
- Giới thiệu được đặc điểm loài rùa Trung Bộ, nguy cơ tuyệt chủng, nguyên nhân
gây ra nguy cơ tuyệt chủng và biện pháp bảo tồn loài rùa Trung Bộ và nhận xét vai
trò của những yếu tố hình thức trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
- Trình bày các biện pháp bảo tồn loài rùa Trung bộ trước khi quá muộn và nhận xét
cách đặt nhan đề “Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!” của tác giả.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: hình ảnh, sơ đồ, bản đồ để biểu đạt nội
dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
- Nêu được đặc điểm của văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu
tố biểu cảm và cách đọc văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu
tố biểu cảm.
Nội dung dạy học
- Đặc điểm loài rùa Trung Bộ, nguy cơ tuyệt chủng, nguyên nhân gây ra nguy cơ
tuyệt chủng; các biện pháp bảo tồn loài rùa Trung Bộ; cách đặt nhan đề văn bản.
- Vai trò của những yếu tố hình thức trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
- Sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ như: hình ảnh, sơ đồ, bản đồ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
- Đặc điểm của văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu

99
cảm và cách đọc văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu
cảm.
Một số câu hỏi gợi ý:
1. Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt đặc điểm nội dung và hình thức của VB thông tin thông
qua một ngữ liệu cụ thể là "Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!", trong
đó cần chỉ rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng các yếu tố hình thức đối với việc biểu
đạt nội dung của VB.
2. Trình bày đặc điểm của VBTT tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu
cảm.
3. Trình bày những lưu ý khi đọc VBTT tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố
biểu cảm.
Yêu cầu sư phạm

GV: thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện bằng Prezi cho chủ đề Văn bản thông tin
tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung bộ trước khi quá muộn!) với hình ảnh
trực quan để hướng dẫn HS tóm tắt một số nội dung chính của bài học bằng sơ đồ tư
duy.
HS: theo dõi bài trình chiếu và tham gia vào hoạt động học tập.
Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

Chuẩn bị tư liệu (hình ảnh)

Xây dựng dàn ý cho bài trình chiếu (presentation), nội dung chính của các trang
chiếu (slides).

Dùng ứng dụng Prezi để thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện.

100
Hình ảnh minh hoạ:

Link: https://prezi.com/view/Jr2oQJMbUCkbVDbOFZbU/

2.3.3. Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá

2.3.3.1. Kahoot

* Giới thiệu

Kahoot là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi (game-based learning
platform) giúp người dùng (GV) dễ dàng tạo, tổ chức trò chơi học tập (dạng câu hỏi
trắc nghiệm trực tuyến). Nói cách khác, người dùng (HS) có thể tham gia tương tác
trực tuyến với trò chơi học tập tổ chức tại lớp học.

* Chức năng

- Tạo và tổ chức các trò chơi học tập (câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) đồng bộ theo
thời gian thực ngay tại lớp học.
- Hỗ trợ hoạt động học tập cho HS.

* Định hướng sử dụng

Giai Thao tác


đoạn

Chuẩn  Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ kahoot.com (hoặc có

101
bị thể tải ứng dụng về máy)
 Đăng ký tài khoản Kahoot (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn)

Thiết kế  Tạo Kahoot mới (hoặc sử dụng mẫu có sẵn)


 Tạo các câu hỏi (nhập câu hỏi, chọn đáp án đúng, cài đặt thời
gian, thiết lập điểm số,…)

Sử dụng  Tổ chức trò chơi học tập kết hợp với máy chiếu (projector), loa

Lưu trữ  Tổ chức, lưu trữ các Kahoot trực tuyến trên hệ thống

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 10: Tổ chức trò chơi học tập (dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) ngay tại
lớp học cho các nhóm/toàn thể HS.

Ý tưởng: GV cần tổ chức trò chơi học tập (dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến)
cho HS tham gia ở các hoạt động mang tính khởi động hoặc luyện tập, củng cố bài
học.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Kahoot tạo trò chơi trắc nghiệm, tổ chức và điều hành trò chơi
trực tiếp tại lớp học, thống kê và phân tích kết quả trò chơi để HS nắm vững
kiến thức.
 HS: Sử dụng mã pin Kahoot do GV cung cấp để tham gia trò chơi.

Gợi ý 11: Tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến ngay tại lớp học cho HS

Ý tưởng: GV cần tổ chức kiểm tra (dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) cho HS
tham gia ở các hoạt động mang tính kiểm tra bài cũ, kiểm tra kiến thức sau khi kết thúc
chủ đề/bài học hoặc kiểm tra học kì.

Thực hiện:

102
 GV: Sử dụng Kahoot tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến, tổ chức và điều
hành bài kiểm tra trực tuyến tại lớp học cho HS tham gia.
 HS: Sử dụng mã pin Kahoot do GV cung cấp để tham gia trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm trực tuyến.
* Ví dụ minh họa
GV sử dụng Kahoot để đánh giá trực tiếp kết quả học tập của HS.

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa
Chủ đề học tập
Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS có thể:
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề bảo vệ rùa Trung Bộ.
- Kích hoạt kiến thức nền về văn bản thông tin và cách đọc văn bản thông tin.
Nội dung dạy học
- Một số thông tin có liên quan đến vấn đề bảo vệ rùa Trung Bộ.
- Kiến thức nền về văn bản thông tin và cách đọc văn bản thông tin.
Câu hỏi:
1. Mục đích chính của văn bản thông tin là gì?
a. Bộc lộ gián tiếp cảm xúc của tác giả
b. Bộc lộ ý kiến về một đối tượng
c. Thảo luận giải pháp cho một vấn đề
d. Cung cấp thông tin khách quan về đối tượng
2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản thuyết minh có
lồng ghép yếu tố biểu cảm là:
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Thuyết minh
d. Biểu cảm
3. Hình thức nào dưới đây KHÔNG PHẢI là phương tiện phi ngôn ngữ?
a. Sơ đồ
b. Bảng biểu

103
c. Chữ viết
d. Hình ảnh
4. Mục đích chính của việc kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố thuyết minh
trong văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm là để:
a. Tăng cường tính biểu cảm cho văn bản
b. Thu hút người đọc văn bản
c. Đa dạng hóa các hình thức trình bày thông tin
d. Giảm nhẹ độ khó của văn bản
5. Câu nào dưới đây chính xác?
a. Rùa Trung Bộ sống ở Bắc Trung Bộ
b. Rùa Trung Bộ sống ở miền Trung Việt Nam
c. Rùa Trung Bộ sống ở Nam Trung Bộ
d. Rùa Trung Bộ sống ở vùng duyên hải miền Trung

Yêu cầu sư phạm

- GV: soạn câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến văn bản thông tin: thuyết minh có lồng
ghép yếu tố biểu cảm và rùa Trung Bộ bằng ứng dụng Kahoot.
- HS: tham gia trò chơi Kahoot và nhận phản hồi từ GV.

Gợi ý thiết kế - minh họa và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

- Chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến loại văn bản thông tin, kiểu văn
bản thông tin: thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm và rùa Trung Bộ.
- Dùng ứng dụng Kahoot để thiết kế trò chơi Khởi động.

Hình ảnh minh hoạ

Link: https://play.kahoot.it/v2/?quizId=1148e946-8fa7-4451-ba81-dbaad180641e

104
2.3.3.2. Google Form

* Giới thiệu

Google Form là một thành phần của hệ sinh thái Google. Đây là ứng dụng trên
nền tảng web trực tuyến, hỗ trợ tạo biểu mẫu với mục đích chính là thu thập dữ liệu,
khảo sát, đánh giá,… sau đó có những tùy biến phù hợp dành cho hoạt động giáo dục.

* Chức năng

- Đối với giáo dục, GV có thể tạo ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau với Google
Form, từ dạng câu hỏi lựa chọn đến những câu tự luận ngắn.
- GV có thể gửi đường link cho nhiều HS làm bài, và hệ thống ghi nhận điểm số
của HS.

* Định hướng sử dụng

Giai Thao tác


đoạn

Chuẩn  Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ: g.co/createaquiz
bị hoặc
https://docs.google.com/forms
 Đăng ký tài khoản Gmail (hoặc đăng nhập Gmail nếu đã có sẵn).

Thiết kế  Tạo một form (biểu mẫu mới).


 Tạo các câu hỏi (nhập câu hỏi, chọn đáp án đúng, thiết lập điểm
số,…).
 Thiết lập các tùy chỉnh về chế độ câu hỏi.

Sử dụng  Gửi link cho HS làm bài, có thể kết hợp với Google Classroom.
 Máy tự chấm câu trắc nghiệm; GV chấm điểm bài tự luận ngắn.
 Thống kê điểm số sau bài kiểm tra.

Lưu trữ  Tổ chức, lưu trữ các biểu mẫu và kết quả trực tuyến trên hệ thống
Google Form.

105
* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 12: Tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến, tự luận ngắn ngay tại lớp học trực tiếp
hoặc tương tác đồng bộ thực với HS

Ý tưởng: GV cần tổ chức kiểm tra (dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn
trực tuyến) cho HS tham gia ở các hoạt động mang tính kiểm tra bài cũ, kiểm tra kiến
thức sau khi kết thúc chủ đề/bài học hoặc kiểm tra học kì.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Google Form tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến hoặc tự luận
ngắn, tổ chức và điều hành bài kiểm tra trực tuyến tại lớp học cho HS tham gia.
 HS: Sử dụng đường link Google Form do GV cung cấp để tham gia trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến hoặc tự luận ngắn.

Gợi ý 13: Ứng dụng vào việc đánh giá hiểu biết nền và ghi nhận phản hồi của HS
trước và sau khi tổ chức lớp học trực tiếp hoặc tương tác đồng bộ thực với HS .

Ý tưởng: Trước khi bắt đầu hoặc sau khi kết thúc lớp học trực tiếp, tương tác đồng bộ
thực với HS, GV có thể sử dụng Google Form để thu thập, khảo sát hiểu biết nền hoặc
phản hồi của HS về những điều đã biết liên quan đến nội dung bài học/ chủ để, những
điều đạt được và những gì còn tồn tại sau bài học/ chủ đề. Dựa vào những thông tin
thu thập được, GV sẽ điều chỉnh KHBD cho phù hợp với hiểu biết nền của HS hoặc
đánh giá kết quả đạt được sau khi bài học/ chủ đề kết thúc và có phương án hỗ trợ HS
tiếp theo.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Google Form tạo bài đánh giá trực tuyến, gửi link bài đánh giá
cho HS qua lớp học ảo hoặc các kênh liên lạc như email, Facebook, Onenote,…
 HS: Sử dụng đường link Google Form do GV cung cấp để tham gia trả lời các
câu hỏi đánh giá trực tuyến.
* Ví dụ minh họa
GV đánh giá từ xa hoặc trực tiếp trên lớp bằng ứng dụng trực tuyến Google Form.

106
Yêu cầu sư phạm

GV: Biên soạn 4 câu hỏi trắc nghiệm về văn bản thông tin: thuyết minh có lồng ghép
yếu tố biểu cảm.

HS: Thực hiện bài kiểm tra và nộp đúng thời gian quy định; nghe nhận xét kết quả
học tập và điều chỉnh hoạt động học.

Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

Chuẩn bị tư liệu để soạn 4 câu hỏi trắc nghiệm về văn bản thông tin: thuyết minh có
lồng ghép yếu tố biểu cảm

Dùng ứng dụng trực tuyến Google Form để soạn bài kiểm tra trắc nghiệm; tổ chức
cho HS thực hiện bài kiểm tra ở nhà hoặc ở lớp trước khi đọc văn bản; thu thập
thông tin qua bài kiểm tra, xử lí thông tin để xác nhận kết quả học tập của HS và ra
quyết định điều chỉnh hoạt động dạy học.

Hình ảnh minh hoạ

Link:

107
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScGpxsg7PQ0HHxTFR8zDjA8Sjloucyk
XENCFnJQKRHZJ5hZNA/viewform?usp=sf_link

2.3.4. Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến

2.3.4.1. Google Classroom

* Giới thiệu

Google Classroom là một ứng dụng web miễn phí hỗ trợ dạy học trực tuyến
(learning platform/LMS) - thành phần con của bộ công cụ G Suite For Education26
được phát triển bởi Google
LLC giúp người dùng (GV)
tổ chức và quản lí các lớp
học ảo (virtual classroom)
với một hệ thống các tài
nguyên học tập, cùng các
diễn đàn thảo luận, nộp sản
phẩm học tập và chia sẻ
thông tin. Nói cách khác,
người dùng có thể tham gia
vào các lớp học trực tuyến để học dễ dàng và thuận tiện.

* Chức năng

- Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến;


- Tích hợp nhiều phần mềm tiện ích của Google vào cùng một ứng dụng, cho phép xây
dựng kế hoạch giáo dục, KHBD (Google Doc); thiết kế và trình diễn các tài liệu, bài
giảng, học liệu điện tử (Google Slide); kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập
của HS (Google Form); tổ chức dạy học/giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian
thực (Google Meet);
- Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (cho HS).
* Định hướng sử dụng

26
G Suite for Education, là một bộ ứng dụng năng suất điện toán đám mây và các công cụ phần mềm cộng tác
được cung cấp bởi Google LLC trên cơ sở đăng ký thuê bao.
Link tham khảo thêm: https://services.google.com/fh/files/misc/google_for_education_two_sheeter_covid.pdf

108
Giai đoạn Thao tác

 Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ


Chuẩn bị https://classroom.google.com (hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
 Đăng kí tài khoản Google (sử dụng tài khoản có sẵn/được cấp)

 Tạo lớp học (mới hoặc tái sử dụng bằng cách sao chép lại)
 Đăng tải các bài viết/tệp tin lên lớp học
Thiết kế  Xây dựng các hoạt động học tập (xem bài giảng, làm bài tập, làm
bài kiểm tra, diễn đàn thảo luận)
 Thêm/bớt HS vào/ra lớp học

 Quản lí và điều hành lớp học (đăng tải bài viết/tệp tin, giao bài tập,
Sử dụng tổ chức kiểm tra, giám sát và phản hồi, chấm điểm,…)
 Tổ chức các buổi học trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực

 Lớp học mặc định được lưu trữ trên hệ thống của Google (hoặc có
Lưu trữ thể tải về các bài tập, bài kiểm tra, danh sách điểm,… để lưu trữ lại
dữ liệu lớp học trên máy tính cá nhân)

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý ứng dụng sẽ được gợi mở qua các tình huống cụ thể, học viên có thể
nghiên cứu và tái sử dụng trong dạy học và giáo dục với bối cảnh cụ thể. Mỗi gợi ý
trình bày 3 mục nhỏ, cụ thể là: ý tưởng, yêu cầu và thực hiện.

Gợi ý 14: Tổ chức lớp học trực tuyến ở dạng từ xa hoàn toàn (fully e-Learning)

Ý tưởng: GV cần tạo và quản lí một lớp học ảo - virtual classroom để tiến hành dạy
học trực tuyến hoàn toàn qua mạng Internet cho HS khi không có điều kiện tổ chức lớp
học truyền thống (Face to Face learning – F2F).

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức
sẵn các chủ đề/hoạt động học tập, thêm/bớt HS vào lớp học, tiến hành giảng
dạy trực tuyến định kì và thường xuyên theo lịch biểu, trao đổi, thảo luận, giám
sát, phản hồi và chấm điểm cho HS.

109
 HS: Tham gia vào lớp học trực tuyến và tiến hành tự học, tự nghiên cứu tài liệu
tham khảo, các video bài giảng/bài giảng tương tác; thực hiện và nộp các bài
tập, bài thực hành và bài kiểm tra theo lịch biểu; thực hiện trao đổi và thảo luận
về các chủ đề/hoạt động học tập với GV và HS trong lớp.

Gợi ý 15: Tổ chức lớp học theo hình thức dạy học kết hợp giữa trực tiếp (F2F) và trực
tuyến (online)

Ý tưởng: GV tạo và quản lí một lớp học trực tuyến theo hình thức dạy học kết hợp
giữa trực tiếp và trực tuyến.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức
sẵn một số hoạt động dạy và học trực tuyến, thêm HS vào lớp học, giảng dạy
trực tiếp trên lớp kết hợp chia sẻ các tài nguyên trực tuyến như tài liệu tham
khảo, các video bài giảng/bài giảng tương tác, giao bài tập hay tổ chức kiểm tra
trắc nghiệm, tổ chức các trò chơi trực tuyến cho HS. Các hoạt động học tập
được phân phối phù hợp theo tỉ lệ giữa trực tiếp và trực tuyến để HS vừa học
trên lớp học truyền thống, vừa tự học, tự nghiên cứu trên lớp trực tuyến theo
từng lịch biểu.
 HS: Học trên lớp học trực tiếp với GV theo thời khoá biểu học tập, đồng thời
cũng tham gia vào lớp học trực tuyến để thực hiện các yêu cầu của GV, cụ thể
như: xem các tài liệu tham khảo, các video bài giảng/bài giảng tương tác, thực
hiện và nộp các bài tập, bài thực hành, các bài kiểm tra, tiến hành trao đổi và
thảo luận với GV và HS trong lớp về các chủ đề/hoạt động học tập. Thực hiện
các yêu cầu phản hồi và báo cáo theo lịch biểu.

Gợi ý 16: Tổ chức lớp học trực tuyến theo mô hình “lớp học đảo ngược” - Flipped
Classroom

Ý tưởng: GV cần tổ chức một lớp học theo mô hình “lớp học đảo ngược” để HS tham
gia học trực tuyến trước (và cả sau) với nội dung chọn lọc trong chủ đề học tập, GV
thực hiện dạy học trực tiếp tập trung ở việc phản hồi về việc học trực tuyến, trao đổi và

110
làm rõ các nội dung trọng tâm, mở rộng và nâng cao nội dung liên quan, giúp HS vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và đời sống.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức
sẵn một số hoạt động dạy và học trực tuyến, thêm/bớt HS vào lớp học, cung cấp
các nội dung học tập, các tài liệu tham khảo, giao các bài tập để HS có thể tự
học, tự nghiên cứu trước tại nhà, sau đó sẽ được học tập và đào sâu kiến thức
hơn tại lớp học với sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
 HS: Tham gia vào lớp học trực tuyến để tự học, tự nghiên cứu trước các nội
dung liên quan đến chủ đề học tập. Những nội dung nào chưa hiểu rõ hay chưa
thực hiện được sẽ được hướng dẫn trực tiếp trên lớp, ngược lại nếu HS đã tiếp
thu được thì sẽ được GV củng cố kiến thức và tận dụng thời gian để hướng dẫn
thêm về các kiến thức liên quan hoặc kiến thức nâng cao.

Gợi ý 17: Xây dựng môi trường chia sẻ nguồn học liệu số (learning resources/open
educational resources)

Ý tưởng: GV cần tạo một môi trường chia sẻ trực tuyến nguồn học liệu số của mình
cho những người khác như đồng nghiệp, HS.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Google Classroom để tạo một môi trường chia sẻ nguồn học liệu
số và tổ chức một cách khoa học các nguồn tài nguyên, sau đó tiến hành chia sẻ
cho những người khác.
 Người được chia sẻ tài nguyên: Tham gia theo đường liên kết chia sẻ của GV
để tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn học liệu được chia sẻ; đồng thời có thể
đăng bình luận hoặc viết nhận xét cá nhân đối với tài nguyên chia sẻ.
* Ví dụ minh họa:
GV tổ chức lớp học Google theo hình thức dạy học kết hợp giữa trực tiếp (F2F)
và trực tuyến (online) để giao nhiệm vụ học tập, quản lí việc thực hiện nhiệm vụ
học tập và phản hồi với kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS khi triển khai
dạy bài về văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước
khi quá muộn!).

111
Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa
Chủ đề học tập
Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS có thể:
- Phân tích và đánh giá được thông tin cơ bản của văn bản
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và
các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
Nội dung dạy học
- Vai trò của các thông tin cơ bản của văn bản.
- Sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
Câu hỏi gợi ý
Nếu em là một nhà tài trợ được kêu gọi ủng hộ quỹ bảo vệ rùa Trung bộ thì theo
em VB này có cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đáng tin cậy để em quyết định
ủng hộ hay không? Vì sao?

Yêu cầu sư phạm

GV tạo lớp học ảo bằng Google Classroom và thiết kế nhiệm vụ học tập cho HS.
GV quản lí việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và phản hồi về kết quả thực hiện
nhiệm vụ đó.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập bằng ứng dụng Google Classroom.

Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

Chuẩn bị bài tập, câu hỏi để lấy phản hồi của HS.

Sử dụng ứng dụng Google Classroom để thiết kế lớp học ảo.

112
Hình ảnh minh hoạ:

Link: https://classroom.google.com/u/0/c/MzQ4NTcwMDE1MzU5

2.3.4.2. MS-Teams

* Giới thiệu
Microsoft Teams là một nền tảng cộng tác ở dạng ứng dụng web (collaboration
platform), một thành phần làm việc cộng tác (team workspace) thuộc bộ công cụ
Office 365 giúp tạo một không gian làm việc ảo, các tài nguyên và các công cụ được
tập trung tại một nơi tạo điều kiện giao tiếp và tương tác trong thời gian thực giữa các
thành viên trong nhóm.

* Chức năng

113
- Tổ chức các nhóm/kênh trò chuyện (online chat), hội thoại (video conference) để
dạy học và giáo dục trực
tuyến đồng bộ theo thời
gian thực;

- Tổ chức và quản lí lớp


học trực tuyến;

- Tích hợp các phần


mềm của Microsoft như
Word, PowerPoint, Excel,
Forms, Calendar, và nhiều
phần mềm khác vào cùng
một ứng dụng, cho phép xây dựng kế hoạch giáo dục, KHBD; hỗ trợ thiết kế và trình
diễn tài liệu, bài giảng, học liệu điện tử; hỗ trợ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả
học tập của HS.

- Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (cho HS).

* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

 Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ


https://teams.microsoft.com (hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
Chuẩn bị
 Đăng kí tài khoản Microsoft (hoặc sử dụng tài khoản có
sẵn/trường học cấp)

 Tạo nhóm (lớp học)


 Tạo các kênh (chủ đề) con của nhóm (lớp học)
 Đăng tải các bài viết/tệp tin lên nhóm (lớp học)
Thiết kế
 Xây dựng các hoạt động học tập (sổ ghi chú lớp học, bài tập, bài
kiểm tra, bài khảo sát)
 Thêm/bớt HS vào/ra lớp học

Sử dụng  Quản lí và điều hành lớp học (đăng tải bài viết/tệp tin, giao bài
tập, tổ chức kiểm tra, giám sát - phản hồi, chấm điểm,…)

114
 Tổ chức các buổi học trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực

 Lớp học mặc định được lưu trữ trên hệ thống trực tuyến (hoặc
Lưu trữ có thể tải về các bài tập, bài kiểm tra, danh sách điểm,… để lưu
trữ dữ liệu lớp học trên máy tính)

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Microsoft Teams có thể ứng dụng vào trong dạy học và giáo dục như tình
huống ở gợi ý 1, 2, 3, và 4, phần này sẽ không trình bày lại. Phần tiếp theo sẽ trình bày
gợi ý minh hoạ ở các tình huống khác và được đánh số tiếp nối.

Gợi ý 18: Tổ chức buổi học trực tuyến để dạy học đồng bộ theo thời gian thực

Ý tưởng: GV cần tổ chức học trực tuyến (hội thoại trực tuyến - video conference) để
dạy học đồng bộ theo thời gian thực.

 Một số hoạt động trong học trực tuyến sử dụng để tính điểm và đánh giá kết
quả học tập (quá trình) tương đương với hoạt động trên lớp học truyền thống.
Thực hiện:

 GV: Sử dụng Microsoft Teams để tạo buổi học trực tuyến, thực hiện chia sẻ địa
chỉ học (link) hay mã truy cập (Team code) cho HS tham gia.

Gợi ý 19: Điều khiển máy tính của HS từ xa để hướng dẫn học (Remote Desktop)

Ý tưởng: GV muốn điều khiển máy tính của HS từ xa để hướng dẫn và sửa bài
tập cho HS khi đang tổ chức buổi học trực tuyến.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Microsoft Teams để tạo buổi học trực tuyến, yêu cầu HS thao tác
chia sẻ quyền điều khiển máy tính của mình, sau đó thực hiện truy cập vào máy
tính của HS để hướng dẫn và sửa bài cho HS xem.
 HS: Tham gia buổi học trực tuyến và chia sẻ quyền điều khiển máy tính cho GV
khi được yêu cầu.

115
* Ví dụ minh họa

GV tổ chức lớp học trên MS Team theo hình thức dạy học kết hợp giữa trực tiếp
(F2F) và trực tuyến (online) để giao nhiệm vụ học tập, quản lí việc thực hiện nhiệm vụ
học tập và phản hồi với kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS khi triển khai dạy
bài về văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá
muộn!)

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ
Chủ đề học tập
rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS có thể:
- Nhận biết được dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố
biểu cảm.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
Nội dung dạy học
- Dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm.
- Sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
Bài tập
Thiết kế một VB thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm dưới hình thức poster
kêu gọi bảo tồn một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam hiện
nay.
Yêu cầu sư phạm

GV tạo lớp học ảo bằng MS Team và thiết kế nhiệm vụ học tập cho HS. GV quản lí
việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và phản hồi về kết quả thực hiện nhiệm vụ
đó.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập bằng ứng dụng MS Team.

Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

Chuẩn bị bài tập, câu hỏi để lấy phản hồi của HS.
116
Sử dụng ứng dụng MS Team để thiết kế lớp học ảo.

Hình ảnh minh hoạ:

Link:
https://teams.microsoft.com/l/team/19%3a6kODsUhabR7vsOL7Azt8i97YcGWMHji
1qZkzZTZhIrM1%40thread.tacv2/conversations?groupId=7c738bcf-a3f5-4788-
9024-cf3b99724980&tenantId=b1a9fdc0-1d56-4c3d-a481-809fff8a26db

2.3.4.3. Facebook

* Giới thiệu

Facebook là một phương tiện truyền thông và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến


(social network/community)
được Mark Zuckerberg cùng
sinh viên Đại học Harvard và
bạn cùng phòng sáng lập.
Công cụ này mang lại cho
người sử dụng nhiều lợi ích
khác nhau: giúp dễ dàng kết
nối, giao lưu với bạn bè
trong/ngoài nước; cập nhập thông tin nhanh chóng; là công cụ giải trí hữu ích; tạo
kênh kinh doanh, mua bán; phương tiện giáo dục, truyền thông.
* Chức năng

- Tạo trang cá nhân để kết nối, chia sẻ thông tin với HS, phụ huynh, cộng đồng;

117
- Hỗ trợ tạo nhóm/trang (group/fanpage) để quản lí lớp học và tổ chức dạy trực
tuyến;
- Hỗ trợ hoạt động học tập cộng tác cho HS.

* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ


https://facebook.com (hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
 Đăng kí tài khoản Facebook (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn)

Thiết kế  Tạo nhóm/trang


 Đăng tải bài viết, tệp tin trên nhóm/trang
 Thêm/bớt HS vào nhóm/trang

Sử dụng  Bình luận và bày tỏ cảm xúc đối với bày viết
 Phát trực tiếp video để dạy học trực tuyến trên nhóm/trang

Lưu trữ  Tổ chức, lưu trữ các nhóm/trang trực tuyến trên hệ thống

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Facebook có thể ứng dụng vào trong dạy học và giáo dục như tình huống ở ví
dụ 1, 2, 3, và 4 của mục 2.1.1.1, phần này sẽ không trình bày lại. Phần tiếp theo sẽ
trình bày ví dụ minh hoạ ở các tình huống khác.

Gợi ý 20: Hướng dẫn HS chia sẻ thông tin trên mạng xã hội

Ý tưởng: GV cần tổ chức cho HS chuyến thực nghiệm có yêu cầu ghi nhận lại,
viết bài chia sẻ trực tuyến trên trang cá nhân, nhận đánh giá từ bạn bè, cộng đồng.

Thực hiện:

 GV: Tổ chức chuyến đi thực nghiệm cho HS, hướng dẫn HS viết bài và chia sẻ
trên trang cá nhân. Sau đó, phản hồi và đánh giá bài viết của HS về chuyến đi.
 HS: Tham gia chuyến đi thực nghiệm, thực hiện viết bài và đăng tải bài viết lên
trang cá nhân về chuyến đi của mình. Phản hồi và tiếp thu các nhận xét của bạn
bè và GV.

Gợi ý 21: Liên hệ trao đổi/phản hồi tình hình học tập của HS cho phụ huynh

118
Ý tưởng: GV cần kết nối trao đổi và phản hồi cho phụ huynh HS về tình hình học tập
của HS.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Facebook liên lạc, gửi và nhận thông tin về tình hình học tập của
HS cho phụ huynh.
 Phụ huynh: Sử dụng Facebook liên lạc, nhận - phản hồi về tình hình học tập của
HS với GV.

* Ví dụ minh họa

GV thiết kế nhóm Facebook tên là Ngữ văn 10 (NH 2020 – 20121) để liên lạc,
gửi và nhận thông tin về tình hình học tập của HS cho phụ huynh. Khi triển khai
bài dạy văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi
quá muộn!), GV mời phụ huynh tham gia vào hoạt động đánh giá quá trình như
sau:

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa
Chủ đề học tập
Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS có thể:
- Nhận biết được dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố
biểu cảm.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
Nội dung dạy học
- Dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm.
- Sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
Bài tập
Thiết kế một VB thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm dưới hình thức poster
kêu gọi bảo tồn một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam hiện
nay.
119

Yêu cầu sư phạm

GV tạo nhóm Facebook và thiết kế bài tập cho HS. GV thiết kế bảng kiểm đánh giá
phẩm chất trách nhiệm của HS khi thực hiện poster ở nhà và gửi lên nhóm FB cho
phụ huynh (kèm theo hướng dẫn đánh giá).

Phụ huynh thực hiện hoạt động đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS bằng ứng
dụng Facebook.

Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

Chuẩn bị bài tập cho HS và bảng kiểm đánh giá phẩm chất trách nhiệm gửi cho phụ
huynh.

Sử dụng ứng dụng Facebook để tạo nhóm.

Hình ảnh minh hoạ:

Link: https://www.facebook.com/groups/305146127972515/

2.3.4.4. Mentimeter

* Giới thiệu

Mentimeter là công cụ
khảo sát phản hồi, làm bài
kiểm tra đánh giá trắc nghiệm
120
trực tuyến, được đặt tại địa chỉ https://www.mentimeter.com. Người dùng sẽ sử dụng
điện thoại, máy tính bảng, máy tính có kết nối Internet để trả lời, bình chọn cho câu
hỏi.

* Chức năng

 Sử dụng để ghi nhận phản hồi của người học về một vấn đề. Người dùng có thể
bình chọn dựa trên các lựa chọn có sẵn; hoặc người dùng có thể đề xuất lựa
chọn của mình. Vì vậy, có thể dùng Mentimeter để kích hoạt kiến thức nền của
người học, ghi nhận câu trả lời của HS ở phương pháp đàm thoại gợi mở.
 Sử dụng như một công cụ kiểm tra đánh giá trực tuyến thời gian thực: thực hiện
trắc nghiệm khách quan tương tự Kahoot, Plickers… hoặc dùng để thu nhận câu
trả lời của HS ở phương pháp hỏi đáp.
* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  GV truy cập www.mentimeter.com, tạo tài khoản miễn phí.


 GV chuẩn bị nội dung câu hỏi khảo sát/trắc nghiệm.

Thiết kế  GV soạn câu hỏi thành từng slide, có thể chèn hình ảnh nếu
cần.

Sử dụng  GV kết nối mạng, sau đó trình chiếu bộ câu hỏi lên màn
chiếu.
 HS sử dụng thiết bị kết nối mạng truy cập vào
www.menti.com, nhập code trên màn chiếu để thực hiện khảo
sát/làm bài trắc nghiệm.

Lưu trữ  Lưu trữ tự động, miễn phí.


 Có thể xuất tập tin kết quả để sử dụng trực tiếp.

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 22: Ứng dụng vào việc ghi nhận phản hồi của HS sau khi thực hiện dự án học
tập.

121
Ý tưởng: Sau khi kết thúc dự án, GV muốn thu thập phản hồi của HS về những điều đã
đạt được và những gì còn tồn tại sau dự án. Dựa vào phản hồi này, GV sẽ điều chỉnh
kế hoạch tổ chức dự án ở những lần tiếp theo.

Thực hiện:

- GV: Trình chiếu lần lượt từng câu hỏi cần thu thập ý kiến lên màn chiếu; thu
nhận kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu thu thập được;

- HS: kết nối vào hệ thống bằng mã hiển thị trên màn chiếu, trả lời câu hỏi bằng
cách nhập câu trả lời vào thiết bị.

Gợi ý 23: Ứng dụng vào việc kích hoạt kiến thức nền.

Ý tưởng: GV cần tổ chức hoạt động khởi động, kích hoạt kiến thức nền của HS (tương
đương với việc thực hiện cột K trong bảng K-W-L).

Thực hiện:

- GV: Trình chiếu câu hỏi đã soạn để thực hiện cột K (những điều đã biết) lên
màn chiếu; thu nhận kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu thu thập được;

- HS: kết nối vào hệ thống bằng mã hiển thị trên màn chiếu, trả lời câu hỏi bằng
cách nhập câu trả lời vào thiết bị.

* Ví dụ minh họa

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ
Chủ đề học tập
rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS có thể:
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề bảo vệ rùa Trung Bộ.
- Kích hoạt kiến thức nền về văn bản thông tin và cách đọc văn bản thông tin.
Nội dung dạy học
- Một số thông tin có liên quan đến vấn đề bảo vệ rùa Trung Bộ.
- Kiến thức nền về văn bản thông tin và cách đọc văn bản thông tin.

122
Một số câu hỏi gợi ý:
K W L

Những điều em đã biết liên quan Những điều em muốn biết


đến văn bản liên quan đến văn bản

- Em đã từng đọc văn bản nào - Em muốn biết thêm những


tương tự loại văn bản này chưa? gì về rùa Trung Bộ và vấn đề
Kinh nghiệm của em khi đọc loại bảo tồn rùa Trung bộ?
văn bản này là gì? - Cách thức nhận diện dạng
- Đối với loại văn bản này, thông văn bản thông tin tổng hợp:
tin thường được trình bày theo thuyết minh có lồng ghép yếu
những cách thức nào? tố biểu cảm.
- Em nghĩ mình cần chú ý điều gì - Cách đọc văn bản thuyết
khi tìm hiểu hình thức của loại văn minh có lồng ghép yếu tố biểu
bản thông tin? cảm.
- Em đã từng biết hoặc nghe nói về
loài rùa Trung Bộ chưa?

Yêu cầu sư phạm

GV: thiết kế phần khởi động chủ đề Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo
vệ rùa Trung bộ trước khi quá muộn) bằng ứng dụng Mentimeter.

HS: theo dõi và tham gia hoạt động học tập.

Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

Chuẩn bị tư liệu (hình ảnh, phiếu học tập).

Dùng ứng dụng Mentimeter để thiết kế nội dung khởi động.

Hình minh hoạ

123
Link:
https://www.mentimeter.com/s/4d76df94ba342d3feb73439aa4df14fa/ced180dc894a

2.3.5. Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh

2.3.5.1. Padlet

* Giới thiệu

Padlet là một ứng dụng Web 2.0 miễn phí – một công cụ cộng tác và chia sẻ
thông tin, dữ liệu dưới dạng
các bức tường ảo (wall
layout). Padlet có chức năng
giống như một bảng thông
báo trên tường hoặc một bảng
trắng, nơi mà người dùng có
thể “ghim” các thẻ ghi chép
(notice board) với nhiều loại
thông tin ở dạng tệp tin khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim). Người tạo ra
bức tường có quyền kiểm soát nội dung, thiết kế, bố cục và phân quyền truy cập đến
các bức tường của họ.

* Chức năng

- Tạo và quản lí các bức tường ảo (display wall) giúp tổ chức dạy học/giáo dục trực
tuyến;

- Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS;

- Hỗ trợ hoạt động học tập cộng tác cho HS.

* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ https://padlet.com
(hoặc có thể tải ứng dụng về máy)

124
 Đăng kí tài khoản Padlet (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn)

Thiết kế  Tạo bức tường ảo


 Thêm bài đăng (tiêu đề, văn bản, tệp tin,…)
 Phân quyền truy cập người dùng đến bức tường ảo/các bài đăng

Sử dụng  Quản lí và điều hành bức tường ảo

Lưu trữ  Tổ chức, lưu trữ các bức tường ảo trực tuyến trên hệ thống

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 24: Tạo và quản lí một trang thông tin trực tuyến của lớp học

Ý tưởng: GV cần tạo một trang thông tin lớp học cho phép đăng tải thông báo, tài
nguyên học tập; hỗ trợ GV và HS giao tiếp và cộng tác; cho phép HS nộp các bài tập
lên trang và lưu trữ trực tuyến.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Padlet để tạo bức tường ảo chứa thông tin lớp học; thực hiện đăng
tải các thông báo, các tài liệu, tài nguyên học tập (đảm bảo việc tổ chức các
hoạt động học tập sao cho đạt mục tiêu bài dạy); thực hiện chia sẻ liên kết (link)
và phân quyền truy cập vào trang thông tin lớp học cho HS.
 HS: Truy cập vào trang thông tin trực tuyến của lớp theo đường liên kết (link)
được cung cấp; xem và tải về các tài liệu, tài nguyên học tập; hoàn thành các
yêu cầu học tập trên trang thông tin theo sự hướng dẫn của GV.

Gợi ý 25: Tạo kênh giao tiếp và cộng tác nhóm trực tuyến cho một nhóm HS/toàn lớp
học

Ý tưởng: GV cần tạo một kênh giao tiếp và làm việc nhóm trực tuyến cho HS ở nhà
khi không có điều kiện gặp mặt nhau trực tiếp với nhau.

Thực hiện:

 GV: Chia nhóm HS và hướng dẫn từng nhóm HS tạo kênh giao tiếp riêng để
làm việc trực tuyến với nhau ở nhà bằng trang Padlet; hướng dẫn các kĩ thuật cơ

125
bản trên trang và kĩ năng làm việc nhóm; theo dõi quá trình làm việc nhóm của
HS.
 HS: Đại diện một thành viên tạo trang giao tiếp bằng Padlet; thêm các thành
viên khác và GV với quyền có thể chỉnh sửa trang; trao đổi thông tin và làm
việc trực tuyến ở nhà với nhau.

* Ví dụ minh họa

Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa
Chủ đề học tập
Trung Bộ trước khi quá muộn!)
Thông tin chung Môn: Ngữ văn, Lớp: 10
Mục tiêu học tập
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong, HS có thể:
- Nhận biết được dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố
biểu cảm.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
Nội dung dạy học
- Dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm.
- Sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
Bài tập
Thiết kế một VB thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm dưới hình thức poster kêu
gọi bảo tồn một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam hiện nay.

Yêu cầu sư phạm

GV: GV sử dụng Paddlet để tạo bức tường ảo cho HS đính sản phẩm thiết kế của
nhóm lên cho cả lớp cùng quan sát, nhận xét.

HS: dán sản phẩm và tham gia hoạt động học tập.

Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm

126
Dùng ứng dụng Paddlet để thiết kế nội dung bức tường ảo.

Hình minh hoạ

Link: https://padlet.com/NgocChi/b2bv82hyt68vdru6

2.3.5.2. Gmail

* Giới thiệu

Gmail (hay tên đầy đủ


Google mail) là một ứng dụng
Web miễn phí do công ty
Google LLC phát triển với mục
đích hỗ trợ người dùng gửi và
nhận thư điện tử (email). Thư điện tử được xem là dịch vụ giao tiếp qua Internet phổ
biến nhất hiện nay, Gmail là một trong ứng dụng email được sử dụng rất rộng rãi với
mọi đối tượng người dùng. Người dùng có thể sử dụng Gmail trên nền tảng Web, hoặc
thông qua các ứng dụng dành cho thiết bị di động trên hệ điều hành Android và iOS.
Gmail được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 6/5/2014 và được công bố chính thức
vào ngày 12 /8/2014. Hiện tại, dịch vụ Gmail đi kèm với 15 GB dung lượng lưu trữ
miễn phí (có thể nâng cấp nhưng phải tốn phí). Người dùng có thể có thể gửi email có
đính kèm tập tin lên đến 25MB. Ngoài ra, Gmail cũng được tích hợp thêm các dịch vụ
khác của Google như Hangout, Meet, Calendar,…

* Chức năng

127
- Hỗ trợ gửi và nhận thư điện tử (có thể đính kèm thêm tệp tin ở định dạng khác
nhau);
- Tích hợp các ứng dụng khác của Google ở cùng một nơi để sử dụng nhằm hỗ trợ
dạy học/giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực (Google Meet), hỗ trợ trò
chuyện (Google Hangouts), hỗ trợ lập lịch (Google Calendar);

* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ https://mail.google.com
(hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
 Đăng kí tài khoản Google (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn/được cấp)

Thiết kế  Tạo chữ kí


 Thiết lập trả lời thư điện tử tự động

Sử dụng  Soạn thư điện tử (người nhận thư, tiêu đề, nội dung, tệp kèm,…)
 Gửi và nhận thư điện tử
 Quản lí và sắp xếp thư điện tử

Lưu trữ  Tổ chức, lưu trữ các thư điện tử trực tuyến trên hệ thống

*Một số gợi ý ứng dụng vào trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 26: Gửi thư thông báo/nhắc nhở HS

Ý tưởng: GV cần gửi thông báo nhắc nhở HS hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Thực hiện:

 GV: Sử dụng Gmail để viết thư và gửi thông báo/nhắc nhở HS, gợi ý các thông
tin gửi thư phải đầy đủ như sau:

To (người nhận): gõ địa chỉ email của toàn bộ HS (hoặc tên nhóm email)
Subject (chủ đề): gõ mục tiêu của việc gửi thư.
Content (nội dung): gõ nội dung thư.

 GV: Nhận thư và phản hồi cho GV.

Gợi ý 27: Gửi thư báo cáo (tiến độ làm việc/nộp sản phẩm học tập) cho GV

128
Ý tưởng: Một HS đại diện nhóm cần báo cáo tình hình làm việc của nhóm và nộp sản
phẩm học tập (dạng tệp tin) qua mạng Internet cho GV.

Thực hiện:

 HS (đại diện mỗi nhóm một HS): Sử dụng Gmail để báo cáo tiến độ làm việc và
nộp sản phẩm học tập, các HS còn lại trong nhóm sẽ nhận được thư để theo dõi
tiến, gợi ý các thông tin gửi thư phải đầy đủ như sau:

TO (người nhận): gõ địa chỉ email của GV


CC (đồng gửi): gõ địa chỉ email của các bạn cùng nhóm.
Subject (chủ đề): gõ mục tiêu của việc gửi thư.
Content (nội dung): gõ nội dung thư.
Attachment (đính kèm): chọn các tập tin bài tập để đính kèm theo thư.

 GV: Nhận thư và phản hồi cho HS.

2.3.5.3. OneNote

* Giới thiệu

OneNote là sổ ghi chú cá nhân dạng số hoá được phát triển bởi Microsoft giúp
cung cấp môi trường ghi chép thuận tiện trên máy tính và các thiết bị khác để thực
hiện ghi chú và ghi chép
thông tin của người dùng
(GV, HS) - về mọi thứ cần
nhớ và lưu trữ, quản lí trong
công việc cá nhân, công
việc chuyên môn, học tập và
nghiên cứu.

Sổ ghi chú OneNote


không bao giờ hết giấy, có thể dễ dàng tổ chức quản lí, in ấn, chia sẻ dữ liệu cho người
khác. OneNote hỗ trợ lưu giữ sổ ghi chú trực tuyến và đồng bộ hoá trên mọi thiết bị cá
nhân của người dùng để sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.

* Chức năng

129
- Nhập hoặc viết sổ ghi chú (văn bản, chữ viết, đối tượng đồ hoạ, tệp tin, liên kết, thu
âm) trên máy tính (tương tự như soạn thảo văn bản);

- Lưu trữ và cho phép chia sẻ các sổ ghi chú để cộng tác trực tuyến;

- Hỗ trợ hoạt động học tập cộng tác cho HS.

* Định hướng sử dụng

Giai đoạn Thao tác

Chuẩn bị  Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ https:// onenote.com
(hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
 Đăng kí tài khoản Microsoft (sử dụng tài khoản có sẵn/được
cấp)

Thiết kế  Tạo sổ ghi chú


 Tạo phần/trang (section/page) bên trong sổ ghi chú

Sử dụng  Nhập hoặc viết ghi chú vào sổ ghi chú


 Chia sẻ và cộng tác trực tuyến các sổ ghi chú

Lưu trữ  Tổ chức, lưu trữ các sổ ghi chú trực tuyến trên hệ thống

* Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học và giáo dục

Gợi ý 28: Tổ chức và lưu trữ kế hoạch, sổ tay/nhật kí phục vụ dạy học và giáo dục

Ý tưởng: GV cần tổ chức các KHBD, các hoạt động và tài liệu hỗ trợ ở cùng một nơi
để dễ dàng sắp xếp, chỉnh sửa, lưu trữ và chia sẻ chúng với người khác.

Thực hiện:

 GV: Tạo và tổ chức sổ tay ghi chú thành nhiều phần (section) tương ứng một
khối/lớp, mỗi phần gồm nhiều trang (page) tương ứng một chủ đề/bài học; thực
hiện tổ chức sắp xếp các tài liệu, nhập các ghi chú và chia sẻ người dùng khác
(GV hoặc tổ chuyên môn) khi cần.

Gợi ý 29: Ghi chú cá nhân, sổ tay hay nhật kí công việc

130
Ý tưởng: GV cần tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập có ghi chú nhật kí làm
việc của HS để có thể theo dõi tiến độ và hướng dẫn thường xuyên.

Thực hiện:

 GV: Hướng dẫn cho HS tạo, tổ chức sổ tay ghi chú thành từng phần (section)
tương ứng với một nhiệm vụ, mỗi phần gồm nhiều trang (page) tương ứng một
ngày làm việc; hướng dẫn HS cách chia sẻ sổ tay ghi chú với mình; theo dõi
tiến độ học tập và hướng dẫn cho HS khi cần thiết.
 HS: Tạo sổ tay ghi chú, tổ chức các công việc theo yêu cầu và thực hiện chia sẻ
qua mạng Internet sổ tay ghi chú của mình cho GV; ghi chú các công việc theo
từng ngày để báo cáo.

Gợi ý 30: Chia sẻ nội dung ghi chép, báo cáo công việc tuần của nhóm/cá nhân

Ý tưởng: GV cần tổ chức cho một nhóm HS thảo luận và trình bày về một câu hỏi/bài
tập; trong đó GV gửi câu hỏi/bài tập trực tuyến, HS trao đổi và viết cộng tác trực tuyến
với nhau.

Thực hiện:

 GV: Tạo sổ tay ghi chú; xây dựng sẵn các yêu cầu học tập, các tài liệu tham
khảo, các câu hỏi định hướng và thực hiện chia sẻ sổ tay ghi chú cho HS với
quyền được phép chỉnh sửa; theo dõi quá trình viết cộng tác của HS và hướng
dẫn học tập khi cần thiết.
 HS: Tham gia viết cộng tác vào sổ tay ghi chú của GV chia sẻ; trao đổi, thảo
luận và viết cộng tác với các bạn trong nhóm để giải quyết các câu hỏi/bài tập
mà GV yêu cầu.

Gợi ý 31: Thiết kế và trình bày nội dung theo yêu cầu

Ý tưởng: GV cần biên tập và thiết kế bài giảng về một chủ đề/bài học để giảng
dạy/trình bày cho HS của mình.

Thực hiện:
 GV: Biên tập và thiết kế bài giảng trên một trang (page) hoặc một phần
(section) gồm nhiều trang; thực hiện giảng dạy/trình bày các nội dung học tập

131
trên lớp có kết hợp sử dụng bảng tương tác để viết, vẽ các nội dung để hướng
dẫn HS lĩnh hội kiến thức.
 HS: Tập trung theo dõi bài trình chiếu, tham gia hoạt động học tập, tương tác
nhóm/toàn lớp theo sự điều hành của GV.

Gợi ý 32: Tạo sổ tay quản lí lớp học (phiên bản tích hợp ONENOTE CLASSBOOK)

Ý tưởng: GV cần tạo một sổ tay ghi chép cho lớp học của mình.

Giải pháp:
 GV: Tạo sẵn sổ tay quản lí lớp học bao gồm Sổ tay GV (chia sẻ cho HS với
quyền chỉ xem), Sổ tay HS (chia sẻ cho mỗi HS một sổ tay riêng với quyền
chỉnh sửa), Sổ tay cộng tác lớp học (chia sẻ cho tất cả thành viên trong lớp học
với quyền chỉnh sửa); phân quyền và hướng dẫn HS xem và viết các ghi chú cá
nhân theo yêu cầu.
 HS: Thực hiện xem các ghi chú trong Sổ tay GV; thực hiện viết các ghi chú cá
nhân vào Sổ tay HS và viết cộng tác với HS khác trong Sổ tay cộng tác lớp học
mà GV chia sẻ.

132
THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

1. Trao đổi và thảo luận về các công cụ, phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động
dạy học và giáo dục môn học đang đảm nhiệm. Tìm hiểu và đề xuất các công cụ, phần
mềm, nền tảng/hệ thống đặc thù của môn học.

2. Phân tích một số tình huống dạy học có ứng dụng các công cụ, phần mềm đã
được trình bày trong tài liệu đọc. Sự phối hợp của các công cụ, phần mềm đối với môn
học của Thầy/Cô như thế nào?

3. Qua phân tích và đánh giá việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học và
giáo dục một trường hợp cụ thể đã trình bày trong tài liệu đọc, Thầy/Cô hãy vận dụng
tình huống dạy học này bằng cách đưa vào trong một chủ đề học tập/bài dạy tương tự
trong môn học của mình, phân tích và ghi chú những điểm khác biệt đối với môn học
đang đảm nhiệm.

133
NỘI DUNG 3
LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN
MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC MÔN NGỮ
VĂN Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm hỗ trợ
trong hoạt động dạy học, giáo dục học sinh môn Ngữ văn

3.1.1. Cơ sở lựa chọn các hình thức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin phù
hợp thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở Việt Nam

3.1.1.1. Đặc trưng của môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông

Ngữ văn là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp
THPT. Đây là một trong ba môn học chiếm thời lượng nhiều nhất (hai môn còn lại là
Toán và Ngoại ngữ 1) so với các môn học/hoạt động giáo dục khác (105 tiết/ năm). Là
môn học công cụ, mang tính nhân văn, thông qua việc trang bị các tri thức về tiếng
Việt, văn học, môn Ngữ văn tạo điều kiện để HS phát triển các NL chung (NL tự chủ
và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) và NL đặc thù
(NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ), giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học. Với vai
trò giúp HS phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt, làm công cụ để học tập tất cả các
môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, ở môn Ngữ văn, tất cả các NL
và phẩm chất trên đây đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học.
Ngữ liệu dạy học Ngữ văn có thể là toàn văn hoặc đoạn trích một tác phẩm văn
học; toàn văn hay đoạn trích một văn bản thông tin (e-mail, tin nhắn, thư từ, văn bản
quảng cáo, văn bản báo chí,…); văn bản dạng ngôn ngữ nói (phỏng vấn, hội thoại,
thảo luận, tranh luận) trong đời sống hằng ngày, trên ti vi, radio hay Internet. Bằng các
phương tiện nghe nhìn, phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng, phong phú, sát hợp, môn
học sẽ giúp HS phát triển NL giao tiếp, qua đó khám phá bản thân và thế giới xung
quanh. Khác với THCS, ở bậc THPT, ngoài những nội dung chung, bắt buộc dành cho
tất cả HS, chương trình có một số chuyên đề tự chọn dành cho những HS có NL, sở
thích và/hoặc có định hướng nghề nghiệp cần phát triển NL ngữ văn nhiều hơn các HS
khác. Về những văn bản tự chọn, GV và HS có thể tìm từ nhiều nguồn khác nhau:
sách, truyện, tài liệu trong thư viện; sách, truyện, tài liệu, phim ảnh (đặc biệt là những

134
bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học) trên Internet hay được phát hành
dưới dạng băng đĩa,... Với đặc trưng trong ngữ liệu, mục tiêu, nội dung, đối tượng,…
dạy học, môn Ngữ văn có nhiều lợi thế để ứng dụng CNTT, mở rộng không gian dạy
học, không chỉ trong lớp học mà còn ở bên ngoài lớp học, giúp HS phát triển kĩ năng
tìm kiếm và xử lí thông tin, nâng cao chất lượng dạy học.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở cấp THPT cần lưu ý một số
điểm chính sau đây:

- Hướng đến phục vụ yêu cầu cần đạt cụ thể của từng bài học nhằm hình thành,
phát triển những NL chung và NL đặc thù của môn Ngữ văn.
- Đảm bảo đặc trưng môn Ngữ văn: GV cần ưu tiên những thiết bị, phần mềm,
học liệu số dễ sử dụng, dễ hướng dẫn nhằm hỗ trợ HS có cái nhìn cụ thể hóa đối với
các tri thức ngôn ngữ, văn học có tính trừu tượng, hình tượng cao như giải nghĩa từ,
các mô hình ngôn ngữ, mô hình cốt truyện, nhân vật, đoạn văn, văn bản,… Chú ý sử
dụng những thiết bị, phần mềm, học liệu số giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm trong
môn học (video, vlog,…) để tăng vốn sống, vốn ngôn ngữ, tri thức văn học, gây hứng
thú, tạo động cơ, động lực học tập, giúp HS tự đánh giá NL ngôn ngữ (đọc, viết, nói và
nghe), NL thẩm mĩ của bản thân. Không lạm dụng việc ứng dụng CNTT mà không
chú ý đến đặc trưng môn học, làm giảm khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS. Đối
với việc đánh giá các năng lực sử dụng ngôn ngữ, GV cần chú ý đến khả năng sử dụng
các phương tiện công nghệ hỗ trợ của HS, đa dạng hóa hình thức đánh giá trên tinh
thần kết hợp đánh giá định tính và định lượng. Dù là kiểu hay hình thức đánh giá nào
thì cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc HS được bộc lộ, thể hiện thực chất năng lực của
chính các em, chứ không phải là vay mượn, sao chép.

- Phù hợp CSVC của nhà trường, của HS: Nhà trường cần trang bị thiết bị dạy học
tối thiểu là các loại văn bản đa phương tiện (chữ, chữ kết hợp tranh ảnh,…), mạng
Internet, máy tính, màn hình và đầu chiếu; trang bị thêm một số phần mềm dạy học;
các video clip; một số bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học; băng, đĩa
CD; tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử;...

- Phù hợp CSVC của nhà trường, của HS: Nhà trường cần trang bị thiết bị dạy học
tối thiểu là các loại văn bản đa phương tiện (kênh chữ, kênh chữ kết hợp với kênh
hình...), mạng Internet, máy tính, màn hình và đầu chiếu; trang bị thêm một số phần

135
mềm dạy học; các video clip; một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể
từ các tác phẩm văn học; băng, đĩa CD; tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử;...
Việc lựa chọn CNTT cần quan tâm đến những nguồn đáng tin cậy để đảm bảo
tính chính xác, khoa học, hiệu quả. Tránh lựa chọn những phần mềm, học liệu số vượt
quá khả năng của HS, không sát hợp với mục tiêu của chương trình, của điều kiện dạy
học thực tế ở đơn vị. Riêng với những học liệu bằng tiếng nước ngoài hoặc có quá
nhiều thông tin không phục vụ trực tiếp cho bài học hay chủ đề, cần biên tập lại để đáp
ứng mục tiêu dạy học cũng như tính bản quyền.
- Phù hợp NL của HS: Để tiếp thu kiến thức, thông qua đó hình thành năng lực
ngôn ngữ, văn học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn đòi hỏi người học có
sự chủ động trong học tập, có kĩ năng tự học với các thiết bị công nghệ, phần mềm,
học liệu số. HS cũng cần được rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện CNTT để hỗ
trợ cho việc trình bày. Muốn vậy, GV phải tạo cơ hội cho HS được phân tích và thảo
luận, chia sẻ các cảm xúc và ý tưởng nảy sinh từ việc đọc dưới hình thức nói và viết
(có thể dưới các hình thức như làm phim, video clip, vẽ tranh, đóng kịch,… tùy theo
năng khiếu, sở thích và hứng thú của HS). Bằng CNTT, GV nên tạo môi trường để HS
được tự tin và tự do trình bày quan điểm, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, khích lệ những
suy nghĩ độc đáo, mới lạ và tích cực thể hiện rõ tính cách và cá tính sáng tạo của mình.
Từ các đặc trưng đã phân tích, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở
cấp THPT là cấp thiết, bắt buộc để tích cực góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường phổ thông trong hiện tại và tương lai. Công việc này một mặt phải
hướng đến các yêu cầu cần đạt, mặt khác cũng cần đảm bảo tuân thủ các đặc trưng trên
để tính chất khoa học và ứng dụng của môn học vẫn thể hiện trong mục tiêu phát triển
nhân cách của người học.

3.1.1.2. Các hình thức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin
Có nhiều hình thức dạy học, đào tạo có ứng dụng CNTT trên thế giới đáp ứng các
mục tiêu dạy học, đào tạo trong các bối cảnh dạy học, đào tạo khác nhau.
Dựa trên mức độ ứng dụng CNTT theo cấp độ bài học hoặc chủ đề, có thể sử dụng
ba hình thức dạy học có ứng dụng CNTT như đã trình bày trong nội dung 1.2.2.2.
(1) Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, học có sự trợ giúp của máy tính
(2) Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, học kết hợp
(3) Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp, học từ xa
136
Xét ở cấp độ chủ đề thì hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp có
thể được xem là sự kết hợp có chủ đích giữa các hoạt động học trực tiếp trong lớp học
tại trường và hoạt động học trực tuyến diễn ra trên mạng, từ xa. Ví dụ, có thể tổ chức
hoạt động vận dụng thông qua hình thức trực tuyến, khi đó HS thực hiện nhiệm vụ và
báo cáo các sản phẩm học tập, GV phản hồi đánh giá trên Google Classroom.

Xét ở cấp độ một hoạt động học trong chủ đề thì hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ
dạy học trực tiếp là khi GV tổ chức thực hiện một số bước dạy học trực tiếp trên lớp và
tổ chức dạy học trực tuyến, từ xa ở các bước còn lại của quá trình tổ chức dạy học.
Chẳng hạn, với hoạt động thực hành viết bản nội quy có kết hợp sử dụng phương tiện
phi ngôn ngữ, GV có thể triển khai các bước trong hoạt động học như sau:

Bước Hình thức Mô tả

1. Giao nhiệm vụ Trực tuyến + GV gợi ý HS có thể sử dụng MS Power Point


học tập để thiết kế bản nội quy dạng Infographic; hướng
dẫn mỗi nhóm HS tự tạo nhóm trên Facebook để
trao đổi công việc.

+ GV tạo bài tập trên Google Classroom, ghi các


hướng dẫn cụ thể và gửi kèm bảng kiểm số 1.

+ GV hướng dẫn HS tự kiểm tra, chỉnh sửa bản


nội quy dựa trên bảng kiểm số 1 và nộp bài qua
Google Classroom.

2. Thực hiện Trực tuyến + Các nhóm HS thảo luận, trao đổi qua nhóm
nhiệm vụ Facebook và thực hiện các bước chuẩn bị trước
khi viết, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và chỉnh sửa để
thiết kế bản nội quy dạng Infographic.

+ Các nhóm HS tự kiểm tra và chỉnh sửa bản nội


quy theo các tiêu chí trong bảng kiểm số 1 (GV đã
tải lên khi giao bài tập trên Google Classroom).

3. Báo cáo, Trực tiếp Các nhóm HS trình bày bản nội quy dạng
thảo luận Inforaphic tại lớp; các nhóm quan sát và nêu ý
kiến nhận xét dựa trên bảng kiểm số 1.
137
4. Kết luận, Trực tiếp GV hướng dẫn HS kết luận những điều cần lưu ý
nhận định khi thiết kế bản nội quy dạng Infographic và đánh
giá quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của HS.

3.1.1.3. Điều kiện thực tiễn ở nhà trường


Để lựa chọn phương án ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong
hoạt động dạy học và giáo dục, bên cạnh cơ sở quan trọng là đặc trưng của môn học
trong chương trình giáo dục phổ thông và hiện trạng của việc ứng dụng CNTT trong
nhà trường, cần xem xét cụ thể ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả ứng
dụng CNTT bao gồm (1) HS, (2) GV và (3) nhà trường.
- Đối với HS, cần xem xét về năng lực ứng dụng CNTT của HS, bao gồm kĩ năng
sử dụng các công cụ, phần mềm và mức độ thường xuyên các em sử dụng các công cụ
đó, nhận thức và thái độ của các em về việc ứng dụng CNTT và truyền thông... Trong
chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tin học đã được đưa chính thức vào
chương trình từ lớp ba ở cấp tiểu học. Điều này sẽ hỗ trợ HS có nền tảng học vấn số,
tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT một cách phù hợp ở các môn học và hoạt động
giáo dục khác. Một yếu tố khác thuộc nhóm nhân tố liên quan đến HS là khả năng đáp
ứng về thiết bị, công nghệ đối với các bài học có ứng dụng CNTT mà GV triển khai,
đặc biệt đối với những hoạt động dạy học, giáo dục khi HS tham gia ngoài nhà trường.
GV có thể lựa chọn công cụ, phần mềm, học liệu… phù hợp để phần lớn HS có khả
năng tiếp cận và tham gia các hoạt động một cách tích cực.
- Đối với GV, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lựa chọn và triển khai
các phương án ứng dụng CNTT bao gồm năng lực ứng dụng CNTT, thái độ đối với
CNTT, kinh nghiệm dạy học, những rào cản về cơ sở vật chất như thiết bị, đường
truyền internet… Một trong những yếu tố có tác động lớn đến tính hiệu quả đến việc
ứng dụng CNTT trong dạy học là nhận thức, thái độ của GV đối với công nghệ và ý
nghĩa của việc ứng dụng công nghệ trong dạy học. Bản thân mỗi GV phải nhận thức
đúng đắn được tầm quan trọng của CNTT trong dạy học, từ đó, không ngừng tìm tòi,
học hỏi, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT. Hơn nữa, kĩ năng sư phạm khi sử dụng
công nghệ (phương pháp sử dụng công nghệ trong các hoạt động dạy học) quyết định
sự thành công của việc ứng dụng công nghệ trong dạy học chứ không phải công cụ,
phần mềm mà GV sử dụng. Vì vậy, dựa trên mục tiêu của bài học, điều kiện đáp ứng
138
về thiết bị, công nghệ của GV và nhà trường, GV sẽ lựa chọn những công cụ phù hợp
với ý tưởng tổ chức các chuỗi hoạt động học phù hợp. Tính hiệu quả sẽ phụ thuộc vào
một số câu hỏi quan trọng như “GV mong muốn công nghệ hỗ trợ việc tổ chức hoạt
động dạy học như thế nào, để đáp ứng mục tiêu nào của bài học? Với mong đợi đó,
cần lựa chọn công cụ, phần mềm có chức năng gì? Có những công cụ, phần mềm nào
có chức năng đó? Công cụ nào phù hợp với khả năng và điều kiện của GV và HS?”.
- Nhóm yếu tố thứ ba ở cấp độ nhà trường bao gồm sự hỗ trợ về cơ sở vật chất đối
với GV và HS, sự hỗ trợ của nhà trường về mặt kĩ thuật, cơ chế hoặc chính sách, định
hướng phát triển nhà trường… Cần lưu ý điều kiện cơ sở vật chất bao gồm cả các thiết
bị, máy móc như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác… và hệ thống quản lí về CNTT.
Đặc biệt với việc triển khai dạy học trực tuyến, sự hỗ trợ về nền tảng, hệ thống quản lí
số rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo việc triển khai đồng bộ, cả về mặt kĩ thuật và
hỗ trợ quản lí hành chính. HS và GV sẽ tập trung khai thác, sử dụng tối ưu một số nền
tảng, công cụ, phần mềm trong quá trình dạy học, từ đó giúp nâng cao kĩ năng sử dụng
công cụ, phần mềm của GV. Đồng thời việc dạy học được quản lí chặt chẽ và mang
tính hệ thống hơn trong thực tế.
Tóm lại, để đưa ra những phương án ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công
nghệ hiệu quả tại trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn, cần có sự đồng bộ và
kết nối các lực lượng chủ yếu trong nhà trường như HS, GV và cấp quản lí. Đặc biệt,
để tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ, học liệu số
trong hoạt động dạy học, giáo dục, cần quan tâm đến việc bồi dưỡng nhận thức về việc
ứng dụng công nghệ trong dạy học, phương pháp sử dụng hiệu quả các nguồn học liệu
số, thiết bị, phần mềm bên cạnh sự đầu tư hợp lí các điều kiện về cơ sở vật chất và nền
tảng công nghệ.

3.1.2. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội
dung dạy học và kiểm tra đánh giá trong một hoạt động học

3.1.2.1. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ thiết kế nội
dung dạy học
Để lựa chọn phần mềm phù hợp, cần phải xét đến các yếu tố cơ bản sau đây:
• Loại nội dung dạy học cần hoặc phải được sử dụng ở dạng học liệu số

139
Chương trình GDPT 2018 nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng được
xây dựng trên hệ thống các quan điểm, trong đó có “Chương trình bảo đảm tính ổn
định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học
- công nghệ và yêu cầu của thực tế.” (CT tổng thể, tr.5). Như vậy, việc xây dựng và
triển khai một số nội dung dạy học trong yêu cầu cần đạt cũng đã được căn cứ trên khả
năng khai thác, sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó có CNTT để giúp đạt mục tiêu
dạy học. Chẳng hạn, với các khái niệm trừu tượng; các cấu trúc, sơ đồ phức tạp; các
quá trình, hiện tượng phức tạp;… thì rất cần sử dụng CNTT thể hiện nội dung dạy học
ở dạng học liệu số.

• Tính năng, ưu điểm và hạn chế của phần mềm


Mỗi phần mềm có nhiều chức năng khác nhau, có những ưu điểm và hạn chế khác
nhau khi khai thác trong điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, bên cạnh việc xem xét về
dạng học liệu số, loại nội dung dạy học, loại hoạt động học,… GV cần kết hợp xem xét
tính năng, ưu điểm và hạn chế của các phần mềm để lựa chọn được phần mềm hỗ trợ
việc thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp với bối cảnh của việc chuẩn bị, tổ chức hoạt
động dạy của GV và học của HS.
Chẳng hạn, trong dạy đọc hiểu, đối với các hoạt động khởi động hoặc luyện tập ,
GV có thể sử dụng MS-PowerPoint hoặc Prezi để thiết kế, biên tập bài trình chiếu đa
phương tiện. Trong đó:

+ Phần mềm MS-PowerPoint có ưu thế trong việc thiết kế bài trình chiếu với
nhiều tính năng nổi bật như: màu sắc, kiểu chữ, định dạng,… chèn/tạo hiệu ứng các
tệp/file hình ảnh, âm thanh, video,… Bài trình chiếu này có thể được triển khai trong
dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến. Tuy nhiên, phần mềm này hạn chế trong việc thiết
kế các bài tập hoặc trò chơi cần có sự tương tác trực tiếp của HS vào bài trình chiếu.
Bởi vì, các đối tượng: hình ảnh, âm thanh, nội dung,… của bài trình chiếu chỉ có thể di
chuyển khi GV cài đặt hiệu ứng; trong quá trình thao tác chỉ có GV hoặc 1 HS trực
tiếp điều khiển chuột.

+ Trong khi đó, ưu thế của ứng dụng Prezi là cho phép GV tạo các bài thuyết
trình. Prezi có thể được sử dụng trực tiếp từ trình duyệt Internet mà không cần phải cài
đặt thêm ứng dụng khác. Với ứng dụng này, khi sử dụng bài trình chiếu, GV có thể lựa
chọn linh hoạt những phần muốn nhấn mạnh mà không cần chạy theo mạch tuyến tính.

140
Đồng thời, GV có thể lựa chọn phóng to để tập trung vào từng chi tiết hay thu nhỏ lại
để nhìn bố cục toàn cảnh của bài trình bày, từ đó giúp HS có thể nắm bắt ý tưởng,
thông điệp được trình bày. Ngoài ra, Prezi còn giúp GV chia sẻ tập tin trình chiếu
Prezi thuận tiện và đơn giản với HS và đồng nghiệp nếu cần. Tuy nhiên hạn chế của
ứng dụng này khi trình chiếu là khả năng tùy biến không cao và phụ thuộc nhiều vào
kết nối mạng khi thiết kế, biên tập bài trình chiếu.

• Điều kiện triển khai


Việc lựa chọn phần mềm để thiết kế biên tập học liệu số còn phải tính đến năng
lực CNTT của GV và các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, GV, HS,… để triển
khai dạng học liệu số đó.
Trên các cơ sở vừa nêu, với yêu cầu cần đạt về kĩ năng nói của lớp 10 “Biết giới
thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân”, sau khi thực hiện các bước 1 và
bước 2, ở bước 3 GV có thể hướng dẫn HS sử dụng phần mềm MS PowerPoint hoặc
Infographic để thiết kế bài giới thiệu có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ.
Để thiết kế, biên tập được học liệu số nội dung dạy học nên thực hiện 3 bước sau:
– Bước 1: Xác định dạng học liệu số phù hợp với yêu cầu cần đạt và nội dung dạy
học cụ thể
Trong chương trình môn Ngữ văn, GV phải chọn học liệu hoặc học liệu số phù
hợp với yêu cầu cần đạt cụ thể, từ đó tạo cơ hội cho HS đáp ứng các mục tiêu dạy học
đã được xác định. Chẳng hạn với yêu cầu cần đạt như: “Viết được bản nội quy hoặc
bản hướng dẫn ở nơi công cộng” hoặc “Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử
dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ”, GV
cần chọn các học liệu số như hình ảnh, video clip, sơ đồ.
Khi thể hiện nội dung dạy học ở dạng học liệu số thì nên chú ý rằng mỗi loại nội
dung thường phù hợp với dạng học liệu số nhất định. Để xác định dạng học liệu số phù
hợp với loại nội dung dạy học, GV tham khảo ở Bảng 2.1., Mục 2.2.2. Chẳng hạn, với
loại nội dung dạy học liên quan đến đọc thì nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh, âm
thanh; với loại nội dung dạy học liên quan đến viết thì nên cân nhắc sử dụng dạng sơ

141
đồ, mô hình; với loại nội dung liên quan đến nói và nghe thì nên sử dụng học liệu số
dạng video, âm thanh…

– Bước 2: Lựa chọn nguồn học liệu số phù hợp để sử dụng cho việc việc thiết kế,
biên tập nội dung dạy học
Trong dạy học môn Ngữ văn, GV có thể tham khảo, trích dẫn, sử dụng thông tin
phù hợp quy định pháp lí từ các nguồn học liệu số đã được trình bày ở Mục 2.2.1.
Chẳng hạn, cũng với yêu cầu cần đạt “Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa
chọn cá nhân (ví dụ: tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ)”, GV có
thể hướng dẫn HS tìm kiếm, lựa chọn thông tin từ các nguồn học liệu số mục 2.2.1. để
từ đó hoàn thành được nhiệm vụ học tập.

Cần lưu ý, bên cạnh phù hợp với nội dung dạy học, học liệu số cần bảo đảm tính
khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong
mĩ tục của dân tộc. Đồng thời, học liệu số dùng cho dạy học trong cơ sở giáo dục phổ
thông phải được “tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục
phổ thông phê duyệt.” 27

– Bước 3: Lựa chọn, sử dụng phần mềm để thiết kế, biên tập nội dung dạy học
Một số phần mềm phổ biến để hỗ trợ cho GV trong việc biên tập, thiết kế nội dung
dạy học ở dạng học liệu số được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây như những gợi ý để
GV có thể lựa chọn.
Bảng 3.1. Một số phần mềm phổ biến được sử dụng để hỗ trợ thiết kế, biên tập nội
dung dạy học trong môn Ngữ văn
Dạng học liệu số Một số phần mềm phổ biến

Bài giảng điện tử MS-PowerPoint, Google Slide, Prezi,

Sơ đồ tư duy Canva, iMindMap

Youtube (tìm kiếm và đăng tải video), Video Editor, Windows


Video
Movie Maker

Tệp/file hình ảnh Paint, Snipping Tool, Powerpoint, Photoshop

Bảng dữ liệu MS-Excel, Google Sheet

27
Thông tư số 09/2021 / TT – BGDĐT, ngày 30/3/2021, Quy định về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong
cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên

142
Bài tập, câu hỏi kiểm Google Forms, Kahoot, Mentimeter
tra đánh giá

3.1.2.2. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt
động dạy học
Sau khi thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp cho hoạt động học GV cần triển khai
việc sử dụng học liệu số đó vào quá trình tổ chức hoạt động học nhờ sự hỗ trợ của thiết
bị công nghệ và phần mềm phù hợp.
Chẳng hạn, với loại học liệu số dạng video, GV có thể triển khai video này bằng
MS-PowerPoint trong hình thức dạy học trực tiếp hoặc bằng Youtube, Google
Classroom trong hình thức dạy học trực tuyến.
GV có thể tham khảo việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ triển khai học liệu số
trong hoạt động học ở bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Một số phần mềm hỗ trợ tổ chức và triển khai hoạt động học

Hình thức dạy học


Phần mềm hỗ trợ để triển khai học liệu số
có ứng dụng CNTT

Dạy học trực tiếp MS-PowerPoint


có ứng dụng CNTT

Youtube, Google Classroom, MS-Teams, Zoom


Dạy học trực tuyến
Kết hợp mạng xã hội: Facebook…, với phần mềm hỗ
hỗ trợ dạy học trực tiếp
trợ cá nhân như Gmail…

Google Classroom, Google Meet, MS-Teams, Zoom,


Dạy học trực tuyến Youtube
thay thế dạy học trực tiếp Kết hợp mạng xã hội: Facebook…, với phần mềm hỗ
trợ cá nhân như Gmail…

Việc lựa chọn thiết bị công nghệ và phần mềm để triển khai hoạt động học nhằm:
tổ chức hoạt động học; triển khai nội dung học liệu số; thực hiện quá trình kiểm tra
đánh giá, phản hồi và lưu trữ sản phẩm học tập. Sự lựa chọn này phụ thuộc nhiều vào
hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến và tính năng của các phần mềm.
 Với hình thức dạy học trực tiếp, việc tổ chức và quản lí lớp học được GV thực

143
hiện ngay tại lớp học, trong giờ học. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy
học trực tiếp có thể chỉ bao gồm sử dụng CNTT triển khai nội dung dạy học và nội
dung kiểm tra đánh giá dạng học liệu số, lưu trữ sản phẩm học tập và kết quả học tập.
Chẳng hạn, có thể sử MS-PowerPoint, Prezi ,… để triển khai học liệu số; dùng các
phần mềm như Quizizz, Kahoot,… để kiểm tra đánh giá; dùng các phần mềm như
Google Drive, OneNote, Padlet,… để lưu trữ sản phẩm và kết quả học tập.
 Trong khi đó, hình thức dạy học trực tuyến đòi hỏi người GV phải tổ chức, quản
lí và triển khai hoạt động dạy học trên Internet. Tức là có những đòi hỏi cao hơn về tổ
chức, quản lí việc dạy học tự động và từ xa. Hiện nay, hình thức dạy học trực tuyến có
thể được triển khai hiệu quả thông qua hệ thống LMS - Hệ thống quản lí học tập trực
tuyến (Learing Management System). Đây là hệ thống phần mềm cùng hạ tầng CNTT
cho phép tổ chức, triển khai và quản lí các hoạt động dạy học, nội dung học tập trực
tuyến; giúp GV có thể triển khai các hoạt động học như: giao bài tập, đánh giá, trợ
giúp, giải đáp; giúp HS có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia vào các nội
dung học tập qua mạng, kết nối GV và HS khác để trao đổi bài; giúp cơ sở giáo dục
theo dõi và quản lí quá trình học tập của HS trên môi trường Internet.
Tuy nhiên, dạy học trực tuyến trên hệ thống LMS chưa phổ biến trong giáo dục
phổ thông tại Việt Nam do các điều kiện về kinh tế, hạ tầng CNTT, năng lực tổ chức
và triển khai,… Vì vậy, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến trong giáo dục
phổ thông Việt Nam chủ yếu dựa vào việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học phổ
biến, không quá phức tạp (Google Classroom, MS- Teams, Zoom…) hoặc kết hợp sử
dụng các phần mềm mạng xã hội (Youtube, Facebook, Zalo,…) với phần mềm hỗ trợ
cá nhân dễ tương tác (Gmail, OneNote,...) trên cơ sở phối hợp khai thác một số tính
năng, các ưu điểm nhất định giữa chúng để tổ chức, triển khai và quản lí hoạt động dạy
học.
Việc sử dụng và kết hợp sử dụng các phần mềm phụ thuộc nhiều vào bối cảnh dạy
học. Mỗi phần mềm có nhiều tính năng khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp,…(xem
mục 2.3) nhưng cũng chính điều này lại giúp GV và HS có nhiều cơ hội lựa chọn, sử
dụng được phần mềm phù hợp với yêu cầu dạy học và bối cảnh dạy học. Theo đó, khi
mà các điều kiện về công nghệ, kĩ năng sử dụng và khai thác của thầy và trò là thuận
lợi thì GV cùng HS có thể chỉ cần sử dụng một phần mềm có nhiều tính năng, đáp ứng
một lúc nhiều yêu cầu của hoạt động dạy học và quản lí. Ngược lại, khi gặp cản trở về

144
các vấn đề như bản quyền, khả năng khai thác công nghệ, điều kiện tổ chức,… thì việc
phối hợp sử dụng nhiều phần mềm đơn giản, thân thiện thay thế cho việc sử dụng phần
mềm đa năng, hiện đại sẽ là một giải pháp khả thi và chấp nhận được.
Chẳng hạn, để triển khai hoạt động học trực tuyến đáp ứng yêu cầu cần đạt: “Biết
giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa
chọn cá nhân)” (Chương trình môn Ngữ văn (lớp 10), tr.64), GV có thể xem xét sử
dụng 2 phương án:
+ Phương án thứ nhất: sử dụng các phần mềm như Google Classroom hay
Microsoft Teams hoặc Zoom để đăng tải một đoạn video (hoặc một bài giảng điện tử)
minh họa cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn
học và giao nhiệm vụ cho HS xem đoạn video (hay xem bài trình chiếu đa phương
tiện), thảo luận trả lời các câu hỏi kèm theo.
+ Phương án thứ hai: sử dụng các phần mềm thay thế gồm sự phối hợp giữa các
phần mềm Youtube, Padlet, Google Meet/Zoom với phần mềm hỗ trợ cá nhân như
Gmail… theo gợi ý tóm tắt ngay sau đây:

Tóm tắt ví dụ tổ chức hoạt động học có sự phối hợp sử dụng các phần mềm
Giao nhiệm vụ học tập

- GV đăng đoạn video (hay bài trình chiếu đa phương tiện được chuyển đổi thành
video) lên Youtube.

- GV giao nhiệm vụ cho HS/nhóm HS: xem video, file câu hỏi và thông tin về thời
gian nạp sản phẩm học tập, thời gian nhận phản hồi của GV qua Gmail.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ xem video trên Padlet (đã được chèn link video
Youtube); tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn học liệu khác, trên mạng inetrnet;
thảo luận trên Google Meet/Zoom để trả lời các câu hỏi của GV;…

Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS/nhóm HS gửi câu trả lời lên Padlet.

Tổng kết, đánh giá, kết luận

- GV gửi nhận xét, phản hồi và đánh giá các câu trả lời của HS/nhóm HS qua Padlet,

145
Việc lựa chọn phần mềm, thiết bị công nghệ để tổ chức dạy học cần bảo đảm phù
hợp với cả GV và HS ở mỗi hình thức dạy học có ứng dụng CNTT. Trong đó, đối với
hình thức dạy học trực tuyến (hỗ trợ dạy học trực tiếp hoặc thay thế dạy học trực tiếp),
cần chú ý đến điều kiện học tập của HS, đặc điểm lứa tuổi của HS, kĩ năng sử dụng và
khai thác công nghệ của HS, sự hợp tác và hỗ trợ, quản lí của phụ huynh,… bên cạnh
các điều kiện hạ tầng CNTT của nhà trường. Trên cơ sở phân tích các yếu tố nêu trên,
GV sẽ lựa chọn được phần mềm, thiết bị công nghệ phù hợp nhất đối với HS của từng
cấp lớp, mỗi lớp.
Chẳng hạn, đối với HS lớp 12, GV cần rà soát các điều kiện để HS có thể tham gia
học tập trực tuyến. Công việc này bao gồm:
+ Kiểm tra điều kiện tối thiểu về phương tiện, thiết bị công nghệ và phần mềm mà
HS cần có để có thể tham gia học tập trực tuyến. Thông thường, điều kiện tối thiểu đó là
máy vi tính có kết nối Internet hoặc điện thoại thông minh có cài đặt một số ứng dụng
như MS Teams, Zoom…
+ Phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn HS sử dụng hiệu quả và cùng quản lí HS
trong quá trình học tập, khai thác các phần mềm.
Trong thực tiễn hiện nay, một số GV, HS cùng phụ huynh đã phối hợp khá tốt khi
sử dụng một số phần mềm đơn giản như Zalo, Viber, Facebook,… để thực hiện việc
dạy học, phản hồi, tương tác,… Việc tổ chức dạy học, tương tác thông qua các ứng
dụng này thường dễ thực hiện, có thể triển khai các hoạt động đơn giản như gửi tài liệu
học tập, trao đổi và phản hồi thông tin,… Tuy nhiên, đây là các ứng dụng nhắn tin tức
thì, vì vậy việc quản lí các nguồn tài nguyên hoặc tổ chức các hoạt động học thường
khó khăn, tốn nhiều thời gian, đồng thời tính bảo mật không cao.

3.1.2.3. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ kiểm tra
đánh giá
Các công cụ kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn thường dùng là câu hỏi tự luận,
bài kiểm tra tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập, thang đo,
bảng kiểm và rubric.
Với hình thức dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, phần mềm dùng để thiết kế
các công cụ kiểm tra, đánh giá khá đơn giản, chủ yếu là dùng MS-Word, Google
Forms,… Trong một số trường hợp thì có thể dùng McMix, Young Mix cho mục tiêu
trộn đề. Các công cụ kiểm tra đánh giá này thường được xuất ra bởi thiết bị máy in để
146
phát cho HS trong quá trình tham gia hoạt động học.
Với hình thức dạy học trực tuyến (hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp), việc
thiết kế và triển khai các công cụ kiểm tra, đánh giá được sự hỗ trợ bởi nhiều phần
mềm hơn và thường có chức năng phản hồi kết quả học tập từ xa
Loại hoạt động học cụ thể cũng liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng phần mềm
phù hợp trong thiết kế và triển khai câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá. Chẳng
hạn:
- Ở hoạt động xác định vấn đề/nhiệm vụ, GV có thể sử dụng một số phần mềm
như: MS-PowerPoint, Kahoot,… để thiết kế các trò chơi có câu hỏi nhằm gắn kết HS
vào nội dung bài học mới, xác định nhiệm vụ học tập mới, tạo sự hứng thú.
- Ở hoạt động tìm hiểu/khám phá, luyện tập, GV có thể sử dụng các phần mềm
như Google Forms, Quizizz,... để thiết kế, triển khai câu hỏi cũng như thống kê, phân
tích, đánh giá về kết quả trả lời/khảo sát của HS từ chính các phần mềm ấy.
Bảng 3.3 dưới đây giới thiệu một số phần mềm, thiết bị hỗ trợ kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của HS.
Bảng 3.3. Một số thiết bị, phần mềm, thiết bị hỗ trợ kiểm tra, đánh giá
Loại công cụ
Dạy học trực tiếp Dạy học trực tuyến
kiểm tra, đánh giá

Thiết bị Hỗ trợ thiết kế Hỗ trợ thiết kế Triển khai

MS-Word Google Forms Google,


Classroom,
Thang đo,
Máy in MS-Teams,…
bảng kiểm, rubric
trên máy tính, điện
thoại thông minh

MS-Word Google Docs Google


McMix, Young Câu hỏi Google Forms Classroom,
Mix (trộn đề và đề kiểm tra trắc Assignments (ở MS-Teams,… trên
Máy in
trắc nghiệm) nghiệm MS-Teams) máy tính, điện

Quizizz thoại thông minh

MS-Word

147
MS-Word Google Docs Google
Câu hỏi tự luận, Google Forms Classroom,
Máy in bài kiểm tra Assignments MS-Teams,…
tự luận (trên MS- trên máy tính, điện
Teams) thoại thông minh

3.1.2.4. Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong quản lí và
hỗ trợ học sinh
Thiết bị công nghệ và phần mềm có thể hỗ trợ:
(1) Tổ chức quản lí quá trình dạy học HS: lưu trữ các hồ sơ học tập của HS, ghi
nhận và phản hồi của/đối với HS trong tiến trình dạy học, quá trình dạy học;
(2) Quản lí hồ sơ giáo dục cá nhân GV: kế hoạch giáo dục, KHBD, sổ theo dõi và
đánh giá HS, sổ chủ nhiệm.
Việc lựa chọn, sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ trong quản lí và hỗ trợ
HS chủ yếu cứ vào các chức năng của phần mềm, thiết bị cùng với điều kiện và khả
năng khai thác của thầy và trò.
Dưới đây là một số gợi ý sử dụng phần mềm, thiết bị công nghệ trong quản lí và
hỗ trợ HS.
− Để thu nhận ý kiến từ HS, phụ huynh/người giám hộ, GV có thể sử dụng phần
mềm Google Forms hoặc các phần mềm hỗ trợ mạng xã hội như Facebook, Zalo,…
− Để phản hồi thường xuyên và kịp thời kết quả học tập, nề nếp học tập và sinh
hoạt của HS, GV có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ mạng xã hội như Facebook,
Zalo,… nhưng cần lưu ý đến tính chính xác, bảo mật về thông tin khi khai thác, sử
dụng.
Cần lưu ý rằng, thực tế hiện nay GV các cơ sở giáo dục phổ thông đã và đang thực
hiện phản hồi có tính định kì theo tuần, tháng, học kì. Theo đó, GV sử dụng dữ liệu
trên hệ thống https://csdl.moet.gov.vn để phản hồi tự động kết quả học tập của HS đến
phụ huynh/người giám hộ thông qua các phần mềm có ứng dụng kết nối thông tin trực
tuyến giữa gia đình và nhà trường như Enetviet, Vietschool, Smas, C2,…
− Để quản lí hồ sơ dạy học, GV có thể sử dụng các phần mềm thiết kế văn bản như

148
MS-Word, MS-Excel,… phần mềm lưu trữ như Google Drive, OneNote,…
− Để lưu trữ sản phẩm học tập của HS, GV có thể sử dụng phần mềm Padlet, Google
Drive.

Hình 3.1. Hình ảnh lưu trữ sản phẩm của HS trên trong phần mềm Padlet

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt
động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông

3.2.1. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ để tìm kiếm, thiết kế, biên tập
học liệu
3.2.1.1. Tìm kiếm và biên tập hình ảnh

a. Tình huống

GV muốn tìm kiếm và biên tập hình ảnh làm học liệu số trong hoạt động học
ứng với YCCĐ là “Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đã đọc đối với bản
thân” (Chương trình Ngữ văn 2018, trang 62). YCCĐ này được chọn để hình thành
cho HS qua bài học về một ngữ liệu cụ thể là văn bản thông tin tổng hợp Hãy bảo vệ
rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!.

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV xác định từ khóa để lựa chọn hình ảnh. Từ khóa trong trường hợp này
cần liên quan đến việc bảo tồn các loại động vật hoang dã (sự tác động của VB Hãy
bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn! đến người đọc). Sau đó có thể sử dụng
công cụ tìm kiếm Google  nhập từ khóa để tìm hình ảnh phù hợp  Lưu hình ảnh
về máy tính cá nhân. Khi chọn hình ảnh, GV cần lưu ý chọn lọc hình ảnh phù hợp với
nội dung bài học, đặc trưng bộ môn, thuần phong mỹ tục, văn hóa, lịch sử của dân tộc

149
- Bước 2: GV biên tập hình ảnh. Trường hợp hình ảnh chưa hoàn toàn phù hợp với nội
dung và YCCĐ (thiếu thông tin, thông tin chưa cập nhật, …), GV có thể sử dụng phần
mềm Paint trong Windows để biên tập. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

+ Bước 1: Khởi động Paint.

+ Bước 2: Mở hình ảnh đã tải về trong Paint.

+ Bước 3: Dùng các công cụ của Paint để xóa/ thêm chữ, chèn thêm hình ảnh, cắt
chọn hình ảnh… cho phù hợp với ý tưởng bài dạy.

+ Bước 4: Lưu hình vào máy tính để sử dụng.

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình minh hoạ cho hình ảnh đã được biên tập:

Hình ảnh từ Internet

Hình đã được biên tập lại

3.2.1.2. Tìm kiếm hình ảnh và biên tập video

150
a. Tình huống

Để mở đầu bài học Văn bản thông tin tổng hợp, GV có ý tưởng thiết kế một
video ngắn để sử dụng ở hoạt động khởi động nhắm hướng đến mục tiêu “HS bước
đầu nêu được nhận xét chung về ngôn ngữ trong bản nội quy và bản hướng dẫn nơi
công cộng, bước đầu nhận biết được vai trò, hình thức của những văn bản này”.

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV đọc YCCĐ để xác định nội dung của YCCĐ, từ khóa mà GV sử
dụng để tìm kiếm hình ảnh, video từ Internet là “nội quy/ bản hướng dẫn nơi công
cộng”.

- Bước 2: GV có thể tìm hình ảnh trong công cụ Google Search, hoặc truy cập
vào trang https://www.youtube.com  nhập từ khóa tiếng Việt, hoặc tiếng Anh  lựa
chọn hình ảnh phù hợp với YCCĐ  tải về máy tính cá nhân (GV nên tải video về
máy tính để chủ động trong việc sử dụng và biên tập).

- Bước 3: Sau đó GV có thể dùng các hình ảnh tìm kiếm được để thiết kế một
video bằng phần mền Video Editor. Hoặc nếu sử dụng video tìm kiếm được trên
Internet và cần biên tập (chèn chữ, cắt bỏ bớt một vài đoạn cho phù hợp), GV có thể
dùng phần mềm Video Editor để thực hiện (thao tác cụ thể xem trong nội dung 2).

- Bước 4: Xuất bản và lưu video vào máy tính để sử dụng.

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình minh hoạ cho video đã được biên tập:

151
Sản phẩm thu được sau khi biên tập video:
Link video:
https://drive.google.com/file/d/1ek2qQXSUU0L8TP1WcjXmTU3mJZ_dp2sE/
view?usp=sharing

3.2.1.3. Thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện nội dung dạy học có chèn hình ảnh,
video và sơ đồ

a. Tình huống

GV muốn thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện bằng MS PowerPoint có chèn
hình ảnh triển khai hoạt động học theo YCCĐ “Viết được bản nội quy hoặc bản hướng
dẫn nơi công cộng” (Chương trình Ngữ văn 2018, trang 63).

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV phân tích YCCĐ, xác định học liệu số để thiết kế bài PPT là: hình
ảnh, phiếu học tập liên quan đến bản nội quy/ hướng dẫn nơi công cộng.

- Bước 2: Thực hiện các thao tác thiết kế bài PPT (xem trong nội dung 2), trong
đó bao gồm các slide: chèn hình ảnh liên quan đến bản nội quy/ hướng dẫn nơi công
cộng, nội dung nhiệm vụ học tập sẽ chuyển giao cho HS và các bước của việc tổ chức
hoạt động học.

- Bước 3: Điều chỉnh các chi tiết trong từng slide, đảm bảo hài hòa, cân đối giữa
kênh hình và kênh chữ. Chèn các hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh (nếu có).

- Bước 4: Xem trước bài giảng, điều chỉnh và bổ sung (nếu có).

152
- Bước 5: Lưu file hoặc xuất file dạng video.

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình minh hoạ cho bài trình chiếu đa phương tiện:

Sản phẩm thu được sau khi thiết kế bài trình chiếu:

- Link bài trình chiếu:

https://docs.google.com/presentation/d/1_9629bYf5Bxpw8D4z93AjG0rhXw-X6Hg/
edit?usp=sharing&ouid=101361708783935009018&rtpof=true&sd=true

3.2.1.4. Thiết kế Infographic

a. Tình huống

GV có ý tưởng thiết kế infographic làm học liệu số trong hoạt động học ứng với
YCCĐ: “Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ
đồ” (Chương trình Ngữ văn, trang 44).

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV phân tích YCCĐ, xác định được nội dung thông tin của
infographic cần được trình bày theo các nội dung sau:

Quy trình viết


Thao tác thực hiện
nội quy

153
Trước khi viết - Xác định mục đích viết bản nội quy/ bản hướng dẫn, đối tượng
người đọc, đơn vị/ người ban hành, tên bản nội quy/ bản hướng
dẫn, bố cục trình bày.
- Lập dàn ý: Xác định các nội dung chính, số lượng các điều quy
định/ hướng dẫn, lựa chọn từ ngữ quan trọng trong mỗi điều quy
định/ hướng dẫn, lựa chọn phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần
thiết và dự kiến cách trình bày phương tiện phi ngôn ngữ.

Trong khi viết - Đảm bảo bố cục 3 phần: tên đơn vị/ tên và chức vụ người ban
hành, tên văn bản, nội dung.
- Viết tên văn bản ngắn gọn; diễn đạt các nội dung rõ ràng, cụ
thể, tuân thủ quy tắc chính tả và ngữ pháp.
- Sắp xếp các nội dung theo thứ tự hợp lí.
- Có thể kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Trình bày khoa học, trang trí phù hợp với nội dung.
- Thiết kế trên máy tính, trong một số trường hợp cũng có thể viết
tay.

Sau khi viết Xem lại bản nội quy/ hướng dẫn và chỉnh sửa nếu cần

- Bước 2: GV tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung của
từng bước qua công cụ Google Search.

- Bước 3: GV sử dụng phần mềm MS PowerPoint (hoặc các ứng dụng khác như:
Canva, Pikrochart, …) để thiết kế infographic. Trên phần mềm PowerPoint, GV sử
dụng các công cụ của phần mềm như Shapes/ Icons hay SmartArt để vẽ cho phù hợp.

- Bước 4: Điều chỉnh bố cục của trang cho cân đối, hài hòa giữa các biểu tượng,
kênh chữ, màu sắc; đảm bảo chính xác về nội dung.

- Bước 5: GV lưu tệp (để có thể điều chỉnh lại nếu cần) và xuất bản dưới định
dạng hình ảnh (PNG, JPEG) với chất lượng đảm bảo.

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình ảnh minh hoạ infographic đã thiết kế

154
3.2.2. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động học

3.2.2.1. Sử dụng bài trình chiếu đa phương tiện MS-Powerpoint


a. Tình huống
GV sử dụng bài trình chiếu đa phương tiện MS Powerpoint để trình chiếu nội dung bài
học và tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.

b. Gợi ý giải quyết tình huống


Hoạt động học thường có 4 bước. Có thể sử dụng bài trình chiếu đa phương tiện để
thể hiện các nội dung của 4 bước trong hoạt động học.
Có thể tham khảo “kịch bản” dưới đây để định hướng thiết kế bài trình chiếu đa

155
phương tiện bằng MS-Powerpoint để tổ chức hoạt động học trực tiếp:

 Ở bước chuyển giao nhiệm vụ học tập


– Có thể trình chiếu hình ảnh/video/bảng dữ liệu… về tình huống để giúp HS định
hướng/xác định được nhiệm vụ/vấn đề cần thực hiện/giải quyết;
– Có thể trình chiếu các câu lệnh đúng, trúng để giúp HS biết được nhiệm vụ hoạt
động, sản phẩm học tập của hoạt động học;
– Có thể trình chiếu phương án đánh giá để HS hiểu được các tiêu chí, mức độ đánh
giá… đối với hoạt động học này.
 Ở bước thực hiện nhiệm vụ học tập
Có thể trình chiếu học liệu số: video, clip minh hoạ, mô hình, đoạn văn bản… để
HS đọc nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu, khám phá hoặc vận dụng.
 Ở bước báo cáo, thảo luận
Có thể trình chiếu lại các nhiệm vụ/câu hỏi mà GV đã chuyển giao/đặt ra trước đó
để hoạt động báo cáo, thảo luận đi vào trọng tâm, tránh lan man đồng thời hỗ trợ
cho việc theo dõi, đánh giá giữa các nhóm đối với nhóm báo cáo được chính xác…
 Ở bước tổng kết, đánh giá
Có thể trình chiếu đáp án/lời giải/câu trả lời đúng mà HS cần ghi vào vở, các
nhiệm vụ của hoạt động học tiếp theo...

3.2.2.2. Sử dụng Google Classroom để tổ chức lớp học theo mô hình lớp học đảo ngược
(kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến)

a. Tình huống
GV sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức
sẵn các chủ đề/hoạt động học tập, thêm/bớt HS vào lớp học, tiến hành giảng dạy trực
tuyến định kì và thường xuyên theo lịch biểu, trao đổi, thảo luận, giám sát, phản hồi và
chấm điểm cho HS. Việc tổ chức mô hình lớp học đảo ngược phối hợp một số phần
mềm được sử dụng để thực hiện YCCĐ sau:

- Nhận biết được dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố
biểu cảm.

156
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động,
hiệu quả.
(Chương trình môn Ngữ văn, trang 62)

b. Gợi ý giải quyết tình huống


- Bước 1: GV sử dụng ứng dụng Google Classroom để tạo lớp học ảo

- Bước 2: Thiết kế nhiệm vụ học tập cho HS

Nhiệm vụ:

Thiết kế một văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm dưới hình thức poster
kêu gọi bảo tồn một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam hiện
nay.

- Bước 3: Đưa bài tập lên lớp học Google, kèm theo file hướng dẫn cách thực hiện và
rubric đánh giá poster.

- Bước 4: Hoạt động ở nhà: HS thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi quá trình thực hiện
nhiệm vụ của HS và hỗ trợ, nhắc nhở (nếu cần), trả lời các tin nhắn trao đổi trên
Google Classroom (nếu có).

- Bước 5: Hoạt động tại lớp: GV sử dụng MS-Powerpoint để tổ chức hoạt động trực
tiếp trên lớp, bao gồm các hoạt động sau:

+ Tổ chức cho HS báo cáo nội dung nhiệm vụ học tập đã thực hiện trên Google
Classroom; trao đổi, phản biện, góp ý lẫn nhau.

+ Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và hướng dẫn HS
kết luận.

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình ảnh minh hoạ lớp học ảo đã thiết kế:

157
3.2.2.3. Sử dụng Padlet để tạo kênh giao tiếp và cộng tác nhóm trực tuyến cho một
nhóm học sinh/toàn lớp

a. Tình huống

GV cần tạo một kênh giao tiếp và làm việc nhóm trực tuyến cho HS khi dạy về
văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!)
với những những yêu cầu cần đạt là:

- Nhận biết được dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép
yếu tố biểu cảm.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
(Chương trình môn Ngữ văn, trang 62)

Trước đó, HS đã làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập là thiết kế poster. GV
muốn sử dụng Paddlet để tạo bức tường ảo cho các nhóm HS đính sản phẩm poster đã
thiết kế.

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV sử dụng ứng dụng Padlet để tạo bức tường ảo và cung cấp link cho các
nhóm.

- Bước 2: Các nhóm HS đính sản phẩm poster đã thiết kế lên trang Padlet của GV.

- Bước 3: GV và HS cùng thảo luận và đánh giá sản phẩm của các nhóm.

c. Hướng dẫn thực hiện

158
- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình ảnh minh hoạ Padlet đã xây dựng:

3.2.3. Ứng dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ trong hoạt động kiểm tra đánh
giá kết quả học tập, giáo dục

3.2.3.1. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động học trực tiếp

a. Tình huống
GV cần tổ chức kiểm tra (dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) cho HS tại
lớp, sau khi kết thúc hoạt động hình thành kiến thức mới khi dạy bài Văn bản thông tin
tổng hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!) với những những
yêu cầu cần đạt là:

- Nhận biết được dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố
biểu cảm.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động,
hiệu quả.
(Chương trình môn Ngữ văn, trang 62)

GV muốn sử dụng ứng dụng Kahoot để thực hiện hoạt động kiểm tra trực tuyến ngay
tại lớp.

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm đáp ứng các YCCĐ bằng ứng
dụng Kahoot.

- Bước 2: Gửi mã pin Kahoot cho HS.


159
- Bước 3: HS thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm trên Kahoot bằng điện thoại
thông minh.

- Bước 4: GV thông báo cho HS kết quả bài kiểm tra tại lớp; HS nghe nhận xét
kết quả và điều chỉnh hoạt động học tập, GV điều chỉnh hoạt động dạy học (nếu cần).

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình ảnh minh hoạ bài kiểm tra đã thiết kế:

3.2.3.2. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động học trực tuyến

a. Tình huống

GV vừa dạy xong hoạt động khám phá kiến thức của bài Văn bản thông tin tổng
hợp (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung Bộ trước khi quá muộn!). GV cần tạo một bài
kiểm tra ngắn về nội dung dạy học trên, hướng đến yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu
tố biểu cảm.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và
các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
(Chương trình môn Ngữ văn, trang 62)
b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm đáp ứng các YCCĐ bằng ứng
dụng Google Forms.
160
- Bước 2: Gửi đường link truy cập bài kiểm tra trên Google Forms cho HS.

- Bước 3: HS thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm trên Google Forms bằng điện
thoại thông minh hoặc máy tính.

- Bước 4: GV cài đặt để Google Forms tự động thông báo kết quả làm bài cho HS
hoặc GV thông báo kết quả cho HS qua email sau khi đánh giá thủ công; HS điều
chỉnh hoạt động học tập, GV điều chỉnh hoạt động dạy học (nếu cần).

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình ảnh minh hoạ bài kiểm tra đã thiết kế:

3.2.4. Sử dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ để hỗ trợ quản lí HS/lớp học,
quản lí thông tin và theo dõi tiến bộ học tập của HS

3.2.4.1. Sử dụng Google Classroom để lưu trữ và trình chiếu sản phẩm học tập học
sinh
a. Tình huống
Trong năm học 2021-2022, giáo viên được phân công dạy môn Ngữ văn cho lớp
10A1. Giáo viên cần tạo một trang trực tuyến để lưu trữ và trình chiếu sản phẩm học
tập của HS lớp 10A1 trong quá trình học tập môn Ngữ văn.

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV chuẩn bị các thông báo, nguồn học liệu, bài tập (nếu có) cần gửi cho HS
trong các giai đoạn học tập hoặc trong từng bài học.

- Bước 2: GV sử dụng tài khoản Google, chọn ứng dụng Google Classroom, tạo lớp
học môn Ngữ văn cho HS lớp 10A1.

161
- Bước 3: GV lần lượt đưa các thông báo, học liệu và các bài tập (nếu có) vào các mục
tương ứng, có thể thiết lập điểm số cho từng bài tập.

- Bước 4: Kiểm tra lại nội dung các thông tin trên lớp học.

- Bước 5: GV gửi link hoặc mã lớp để HS tham gia lớp học.

c. Hướng dẫn thực hiện


- Video hướng dẫn kĩ thuật thực hiện: Cập nhật trong LMS Module 9.
- Hình ảnh minh hoạ trang lưu trữ trực tuyến đã thiết kế:

3.2.4.2. Sử dụng sổ tay điện tử để quản lí và theo dõi học sinh


a. Tình huống
GV thường phải phụ trách đồng thời nhiều lớp HS, do đó xuất hiện nhu cầu phải lưu
trữ tài liệu/ bài giảng, ghi chú nhật kí/ công việc cá nhân liên quan đến các lớp, chia sẻ
nội dung học tập cho HS,…

b. Gợi ý giải quyết tình huống


GV sử dụng phần mềm OneNote để làm Sổ tay điện tử, phục vụ nhu cầu quản lí và
theo dõi tiến trình học tập/ thực hiện nhiệm vụ của HS.

- Bước 1: Đăng nhập Office 365 và chọn công cụ OneNote (xem hướng dẫn các thao
tác cụ thể trong nội dung 2).

- Bước 2: Tạo và tổ chức sổ tay điện tử có nhiều phần và nhiều trang.

- Bước 3: Sắp xếp các tài liệu, nhập các ghi chú, theo dõi tiến độ để hướng dẫn HS
thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 4: Chia sẻ sổ tay điện tử với đồng nghiệp và với người học.

c. Hướng dẫn thực hiện

162
* Video hướng dẫn kĩ thuật: Cập nhật trong LMS Module 9.

* Hình minh hoạ cho sổ tay điện tử:

3.2.4.3. Sử dụng Gmail để quản lí học sinh và lớp học


a. Tình huống
GV cần thông báo cho HS về thời gian thực hiện kiểm tra định kì môn Ngữ văn và
nhắc nhở HS các nội dung HS cần ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

b. Gợi ý giải quyết tình huống

- Bước 1: GV thu thập email của các HS trong lớp, chuẩn bị nội dung cần thông
báo, nhắc nhở.

- Bước 2: GV truy cập vào tài khoản Gmail của mình, lựa chọn mục “Soạn email”.

- Bước 3: GV lần lượt nhập các địa chỉ email của HS trong lớp, soạn các nội dung
cần thông báo, nhắc nhở.

- Bước 4: GV kiểm tra lại nội dung email.

- Bước 5: GV gửi email đến các HS trong lớp.

c. Hướng dẫn thực hiện


* Video hướng dẫn kĩ thuật: Cập nhật trong LMS Module 9.

* Hình minh hoạ cho email đã tạo:

163
3.3. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy
học và giáo dục môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông qua trường hợp minh hoạ

3.3.1. Kế hoạch bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong môn Ngữ văn ở cấp
trung học phổ thông
Để đảm bảo tính kế thừa các mô đun bồi dưỡng GV trước đó, tài liệu trình bày
quy trình thiết kế KHBD tương đồng với quy trình được giới thiệu ở mô đun 4, trong
đó có nhấn mạnh các nội dung có liên quan đến ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết
bị công nghệ. Điều lưu ý là GV cần xác định đúng yêu cầu cần đạt, định hướng chọn
nội dung dạy học phù hợp trong các hoạt động cụ thể với các ý tưởng sư phạm tạo
thành chuỗi các hoạt động xuất phát từ người học sao cho logic. Đồng thời, GV có thể
lựa chọn, sử dụng học liệu số, học liệu khác tùy điều kiện, tiến hành lựa chọn các
phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học cũng như phương thức kiểm tra
đánh giá kết quả học tập dựa trên các ý tưởng sư phạm đã định hướng.

Bảng 3.1. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin

Bước Lưu ý về việc ứng dụng CNTT, học Sản phẩm đầu ra ở
liệu số và thiết bị công nghệ KHBD

Bước 1. Xác định Liệt kê các thiết bị công nghệ, công cụ, Mục tiêu dạy học;
mục tiêu dạy học của phần mềm, học liệu số có liên quan hỗ Thiết bị và học liệu;
chủ đề/bài học trợ HS đạt được mục tiêu bài học một Khung tiến trình dạy
cách tích cực nhất. học (nếu có) thể hiện

164
Bước Lưu ý về việc ứng dụng CNTT, học Sản phẩm đầu ra ở
liệu số và thiết bị công nghệ KHBD

Bước 2. Xác định Đánh giá sự phù hợp của thiết bị công sự kết nối giữa các
mạch nội dung, nghệ, công cụ, học liệu số đã liệt kê có hoạt động học, nội
chuỗi các hoạt động phù hợp với nội dung, chuỗi các hoạt dung dạy học, phương
học và thời lượng động học dự kiến và thời lượng tương pháp-kĩ thuật dạy học,
tương ứng ứng ở mỗi hoạt động sẽ tổ chức hay hình thức-công cụ
không. Từ đó sẽ đưa ra quyết định sử kiểm tra đánh giá,
dụng, điều chỉnh hoặc thay thế. phương án ứng dụng

Bước 3. Xác định Đánh giá sự phù hợp của thiết bị công CNTT với các thiết bị,
hình thức, phương nghệ, phần mềm, học liệu số phù hợp phần mềm và học liệu
pháp, kĩ thuật dạy với hình thức, phương pháp, kĩ thuật tương ứng.
học; phương án kiểm dạy học hoặc các phương án kiểm tra
tra đánh giá đánh giá. Ví dụ có thể xác định và lựa
chọn nền tảng phù hợp để tổ chức dạy
học trực tuyến tương tác thời gian thực,
lựa chọn các phần mềm hỗ trợ chia
nhóm hoặc ghi nhận kết quả thực hiện
của nhóm, công cụ hỗ trợ ghi nhận
nhanh câu trả lời hoặc phản hồi của
HS…

Bước 4. Thiết kế các Mô tả rõ cách GV, HS sử dụng thiết bị Mô tả chi tiết về tiến
hoạt động dạy học công nghệ, phần mềm, học liệu để tổ trình dạy học, mỗi hoạt
cụ thể chức và thực hiện các hoạt động học động học gồm mục
tập. Tính hiệu quả thể hiện rõ khi HS tiêu, nội dung, sản
có nhiều cơ hội để sử dụng các thiết bị, phẩm học tập, cách tổ
phần mềm học liệu để khám phá kiến chức thực hiện, trong
thức mới, rèn luyện kĩ năng một cách đó thể hiện rõ vai trò
chủ động và tích cực, hoặc khi GV sử và cách sử dụng các
dụng để tối ưu hoá việc tổ chức các thiết bị, phần mềm học
hoạt động dạy học và quản lí lớp học. liệu đã chọn; Thông tin

165
Bước Lưu ý về việc ứng dụng CNTT, học Sản phẩm đầu ra ở
liệu số và thiết bị công nghệ KHBD

Đồng thời GV chuẩn bị sẵn các học liệu về các địa chỉ hoặc liên
số đã có hoặc xây dựng các học liệu số kết đến các học liệu số,
để hỗ trợ bài dạy như phiếu học tập, trang web; Các học
bài trình chiếu, video, mô phỏng… liệu khác như: phiếu
học tập, bài trình
chiếu, video…

Bước 5. Rà soát, Cần kiểm tra về nội dung, các yêu cầu Các điều chỉnh, sửa đổi
chỉnh sửa, hoàn thiện về kĩ thuật, điều kiện cơ sở vật chất để hoặc các phương án dự
KHBD đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các thiết phòng có liên quan.
bị công nghệ, phần mềm và học liệu.
Nếu nhận ra điểm chưa phù hợp hoặc
dự đoán trước một số rủi ro hoặc tình
huống phát sinh khi sử dụng, GV cần
có phương án thay thế hoặc dự phòng
cần thiết.

Như vậy, dựa trên quy trình xây dựng kế hoạch bày trình bày, GV có thể thực
hành xây dựng KHBD có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ.

Dưới đây là mô tả sơ lược phương án ứng dụng CNTT trong hoạt động Khám
phá kiến thức thuộc bài dạy Văn bản thông tin tổng hợp (Ngữ văn 10) để minh hoạ các
định hướng đã trình bày và cũng có thể dùng để nghiên cứu trường hợp. KHBD đầy đủ
được trình bày ở Phụ lục.

Chủ đề học tập: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP


Thông tin
Môn học: Ngữ văn – Khối lớp: 10
chung
Thời gian thực hiện: 2 tiết

Hoạt động Khám phá kiến thức (20 phút)


minh hoạ

166
Phân tích được đặc điểm cơ bản của bản nội quy hoặc bản
Mục tiêu hướng dẫn nơi công cộng và trình bày được cách viết những
văn bản này.

HS tìm hiểu văn bản mẫu, trả lời các câu hỏi hướng dẫn phân
tích mẫu, rút ra kết luận về đặc điểm của bản nội quy hoặc bản
Nội dung
hướng dẫn ở nơi công cộng và một số lưu ý khi viết những văn
bản này.

Sản phẩm 1. Một số đặc điểm của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi
minh hoạ công cộng:

- Có bố cục gồm 31 phần: tên đơn vị/ tên và chức vụ của


người ban hành, tên văn bản, nội dung.
- Tên văn bản được viết ngắn gọn, làm rõ nội dung cần quy
định/ hướng dẫn.
- Các quy định/ hướng dẫn được diễn đạt rõ ràng, cụ thể, tuân
thủ quy tắc chính tả và ngữ pháp; trình bày theo thứ tự hợp lí.
- Thường kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình
ảnh, bảng biểu, sơ đồ, bản đồ v.v…).
- Hình thức trình bày khoa học, cách trang trí phù hợp với nội
dung.
- Thường được thiết kế trên máy tính, trong một số trường hợp
cũng có thể được viết tay.
2. Một số lưu ý khi viết và trình bày bản nội quy hoặc bản
hướng dẫn nơi công cộng:
* Trước khi viết:
- Xác định mục đích viết bản nội quy/ bản hướng dẫn, đối
tượng người đọc, đơn vị/ người ban hành, tên bản nội quy/
bản hướng dẫn, bố cục trình bày.
- Lập dàn ý: Xác định các nội dung chính, số lượng các điều
quy định/ hướng dẫn, lựa chọn từ ngữ quan trọng trong mỗi
điều quy định/ hướng dẫn, lựa chọn phương tiện phi ngôn

167
ngữ nếu cần thiết và dự kiến cách trình bày phương tiện phi
ngôn ngữ.
* Trong khi viết:
- Đảm bảo bố cục 3 phần: tên đơn vị/ tên và chức vụ người ban
hành, tên văn bản, nội dung.
- Viết tên văn bản ngắn gọn; diễn đạt các nội dung rõ ràng, cụ
thể, tuân thủ quy tắc chính tả và ngữ pháp.
- Sắp xếp các nội dung theo thứ tự hợp lí.
- Có thể kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Trình bày khoa học, trang trí phù hợp với nội dung.
- Thiết kế trên máy tính, trong một số trường hợp cũng có thể
viết tay.
* Sau khi viết: Xem lại bản nội quy/ hướng dẫn và chỉnh sửa
nếu cần.
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV trình chiếu phiếu học tập V1, V2, bao gồm văn bản mẫu và
câu hỏi hướng dẫn phân tích mẫu (Xem KHDH minh hoạ, mục
IV. Hồ sơ dạy học); đồng thời phát phiếu học tập V1, V2 cho
các nhóm HS. HS đọc VB mẫu, trả lời các câu hỏi trong phiếu
học tập trong thời gian 10 phút.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm và trình bày sản phẩm (câu trả lời được
Tổ chức thực
viết trên giấy A1) ở các vị trí được quy định trong lớp học.
hiện
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV mời đại diện một số nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- Dựa trên kết luận về đặc điểm của bản nội quy hoặc bản
hướng dẫn nơi công cộng, GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tổng kết, nhấn mạnh một số đặc điểm của bản nội quy
hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng và một số lưu ý khi viết bản
nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng.

168
3.3.2. Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin
Có thể tham khảo mẫu phiếu đánh giá bài dạy theo tinh thần công văn
5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên
môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các
hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tiêu chí quan tâm: mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng
để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí được thể hiện với 3 mức độ:

Mức độ Mô tả tiêu chí

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học
1 tập mà HS phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà HS hoạt
động với thiết bị dạy học và học liệu đó.

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học
tập mà HS phải hoàn thành; cách thức mà HS hành động
2
(đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được
mô tả cụ thể, rõ ràng.

Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học
tập HS phải hoàn thành; cách thức HS hoạt động (đọc/ viết/ nghe/ nhìn/
3
thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị
công nghệ và học liệu số trong hoạt động học tập của HS. Cần áp dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để HS khai thác, sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị
công nghệ và học liệu số một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Để xem xét sự phù hợp của phương tiện, thiết bị và học liệu đã lựa chọn phù hợp
với phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương án và công cụ đánh giá được mô tả trong
KHBD, có thể đặt ra một số câu hỏi cụ thể như sau:
 Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài dạy một cách cần thiết và hợp lí
không?

169
 Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với sản phẩm học tập không?

 Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù
hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

Có thể sử dụng các tiêu chí và câu hỏi định hướng để phân tích việc ứng dụng
công nghệ thông tin khi hướng dẫn HS khám phá đặc điểm của bản nội quy hoặc bản
hướng dẫn ở nơi công cộng như sau:

Câu hỏi Có đáp ứng Dẫn chứng


phân tích hay không?

Thiết bị dạy học  GV sử dụng thiết bị dạy học là máy chiếu


và học liệu có tích và học liệu là phiếu học tập để hướng dẫn HS
hợp vào bài dạy phân tích đặc điểm cơ bản của bản nội quy hoặc
một cách hợp lí và bản hướng dẫn nơi công cộng và trình bày được
cần thiết? cách viết những văn bản này

Thiết bị máy chiếu được sử dụng để GV


trình chiếu hai phiếu học tập gồm văn bản mẫu
và câu hỏi hướng dẫn phân tích mẫu khi hướng
dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm của bản nội
quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng và
một số lưu ý khi viết những văn bản này. Do đó,
có thể nói việc sử dụng thiết bị dạy học và học
liệu theo cách nêu trên là hợp lí và cần thiết để
đáp ứng các yêu cầu cần đạt của bài học.

Thiết bị dạy học  Sản phẩm của bài học này là bản nội quy hoặc
và học liệu thể bản hướng dẫn ở nơi công cộng. HS sẽ thực
hiện được sự phù hiện được sản phẩm tốt, đáp ứng yêu cầu cần
hợp với sản phẩm đạt khi GV sử dụng và khai thác máy chiếu và
học tập? các phiếu học tập một cách hợp lí như đã phân
tích.

Thiết bị dạy học  Máy chiếu và các phiếu học tập đều hỗ trợ HS

170
và học liệu thể hiệu quả ở hoạt động khám phá kiến thức; giúp
hiện được sự phù HS rút ra được đặc điểm và một số lưu ý khi
hợp với cách thức viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công
HS hoạt động? cộng.

Việc sử dụng thiết  Các thiết bị và học liệu trên phù hợp với các
bị dạy học và học phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đối với
liệu có được mô tả môn Ngữ văn như dạy học hợp tác và dạy học
cụ thể, rõ ràng và theo mẫu. Việc sử dụng thiết bị dạy học và học
phù hợp với các kĩ liệu được mô tả rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ
thuật dạy học tích HS cần thực hiện ở hoạt động khám phá kiến
cực được sử thức.
dụng?

171
THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

1. Trình bày những lưu ý khi thiết kế một hoạt động cụ thể để dạy học môn Ngữ
văn ở cấp THPT có ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ.
2. Phát triển một một KHBD có ứng dụng CNTT trong môn Ngữ văn ở cấp THPT
dựa trên KHBD ở mô đun 4 hoặc KHBD tự đề xuất.
3. Thiết kế các học liệu hỗ trợ dạy học hoặc xây dựng môi trường học tập cho
KHBD có ứng dụng CNTT ở trên (ít nhất 1 hoạt động học). Một số sản phẩm trọng
tâm:
- Bài trình chiếu hoặc video bài giảng.
- Bài kiểm tra đánh giá trực tuyến (Google Forms, Kahoot…).
- Môi trường để HS thảo luận và làm việc cộng tác (Padlet, Lớp học trong
Google Classroom…).

172
NỘI DUNG 1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG
NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Xây dựng kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp

1.1.1. Xây dựng kế hoạch tự học nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Để xây dựng kế hoạch tự học nâng cao NL ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng
thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, GV cần thực hiện theo các bước:
1. Phân tích, đánh giá NL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lí HS của bản thân.
2. Xác định nhu cầu, khả năng học tập bản thân để nâng cao NL ứng dụng CNTT.
3. Xác định mục tiêu học tập, các nội dung tự học và mốc thời gian hoàn thành.
4. Xây dựng kế hoạch tự học và chiến lược cùng với các mức độ/chuẩn NL sẽ đạt
được (yêu cầu cần đạt nếu có).
5. Xây dựng tiến độ (lịch trình) thực hiện kế hoạch tương ứng với các mốc thời
gian đã xác định trước.
1.1.1.1. Tự đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng phiếu tự đánh giá NL ứng dụng CNTT để xác định NL bản thân ở đâu,
đạt ở mức độ nào (xem gợi ý ở Bảng 4.1)28.
Mỗi cột dọc đánh dấu một cụm từ mô tả về NL CNTT của GV trong hoạt động
dạy học và giáo dục (5 NL thành phần). Mỗi hàng ngang mô tả mức độ (tăng dần) từ
mức thấp nhất là “Không đánh giá được năng lực” cho đến mức cao nhất là “Sử dụng
sáng tạo ở mọi tình huống”. Mỗi ô trong phiếu biểu hiện về NL đối với từng mức độ
của năm thành phần NL ứng dụng.
Bảng 4.1 – Phiếu tự đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của GV

28
Biên soạn dựa theo http://onlinetools.pbworks.com/f/ACOTStagesofTechnology.doc.pdf

173
Việc sử Kế hoạch Sự hiểu biết Phạm vi Mức độ tham
dụng của sử dụng của GV về sử dụng gia
Mức
GV của GV công nghệ và hiểu biết của GV
độ
đối với quy trình,
HS thao tác

Chưa bao Chưa có GV không Chưa sử Chưa có sự


Không giờ sử một kế hứng thú dụng đúng tham gia của
đánh dụng công hoạch cụ trong việc phạm vi và GV trong hoạt
giá nghệ đối thể trước tìm hiểu, học trình tự của động dạy học có
năng với HS. khi ứng hỏi về công công nghệ. ứng dụng công
lực dụng công nghệ. nghệ.
nghệ.

Không Tự do lựa GV phải đối GV có thể sử Hạn chế sự


thường chọn phó với việc dụng phạm tham gia của
xuyên lập (không có hiểu và sử vi và trình tự GV trong hoạt
Bước
kế hoạch định dụng công của công động dạy học có
đầu
cho HS hướng) nghệ. nghệ. ứng dụng công
sử
thực hành hoặc có các nghệ.
dụng
trên máy hoạt động
tính. hướng đến
HS.

Hỗ trợ HS GV có kế GV thành Có thể sử GV đóng vai trò


học tập hoạch và công trong dụng phạm tích cực trong
Sử
trên máy tập dợt bài việc sử dụng vi và trình tự việc giới thiệu
dụng
tính một giảng trước công nghệ ở công nghệ các bài học có
thường
cách buổi dạy. mức độ căn một cách độc ứng dụng công
xuyên
thường bản. lập. nghệ.
xuyên.

Sử Khuyến Tích hợp GV bắt đầu GV triển GV tối đa chỉ có


dụng khích tất được công có sự tìm khai và thực một dự án công
thích cả HS tận nghệ vào hiểu và thử hiện được tất nghệ liên quan

174
Việc sử Kế hoạch Sự hiểu biết Phạm vi Mức độ tham
dụng của sử dụng của GV về sử dụng gia
Mức
GV của GV công nghệ và hiểu biết của GV
độ
đối với quy trình,
HS thao tác

dụng công các buổi nghiệm với cả kĩ năng về đến chương


nghi
nghệ cho học, thực những công phạm vi và trình giáo dục
theo
các dự án hành ở lớp nghệ mới. trình tự công môn học mỗi
tình
và bài tập. học truyền nghệ. năm một lần.
huống
thống.

GV GV lên kế GV khai GV tận dụng GV phát triển


thường hoạch thích thác, sử dụng được hết tất nhiều dự án
Sử xuyên tận hợp cho thuần thục cả kĩ năng về công nghệ liên
dụng dụng công việc sử được với phạm vi và quan đến
thích nghệ vào dụng công công nghệ, trình tự vào chương trình
hợp ở lớp học nghệ ở các có khả năng trong các giáo dục môn
mọi hoặc tình huống linh hoạt chương trình học cho HS (có
tình phòng thí dạy học trong sử giảng dạy. tính liên môn).
huống nghiệm, khác nhau. dụng.
môi trường
khác.

GV thiết Tạo ra các GV liên tục GV tạo ra GV đi xa hơn


Sử kế và triển mô hình có những thử một môi trong các mẫu
dụng khai thực hướng dẫn nghiệm với trường mà có sẵn về việc
sáng hiện các mới từ công nghệ công nghệ sử dụng công
tạo ở môi trường công nghệ. mới. được sử nghệ và chấp
mọi sử dụng dụng một nhận rủi ro để
tình công nghệ cách dễ dàng có được những
huống mới. như một lợi thế về công
công cụ. nghệ.

1.1.1.2. Lập kế hoạch tự học và phát triển cá nhân

175
Sử dụng mẫu gợi ý kế hoạch tự học ở Phụ lục 4.
Việc xây dựng kế hoạch tự học cần dựa trên việc tự đánh giá NL ứng dụng CNTT
đã thực hiện trong mục 4.1.1.1. Ngoài ra, kế hoạch cũng cần cụ thể về mục tiêu, hành
động, thời gian (lộ trình), sản phẩm, đánh giá kết quả thực hiện. Dưới đây là các câu
hỏi để giúp bạn phát triển kế hoạch tự học và thiết lập mục tiêu phù hợp theo từng giai
đoạn:
- Tôi hiện đang có những thế mạnh nào trong lĩnh vực liên quan đến việc giảng
dạy hay cơ sở kiến thức nội dung? Tôi cần học gì và tôi sẽ học kiến thức đó khi nào và
ở đâu?
- Tôi hiện có điểm mạnh nào liên quan đến kĩ năng tôi cần để thực hiện hướng dẫn
cá nhân, hướng dẫn nhóm nhỏ và/hoặc hướng dẫn cả lớp? Tôi cần phải học thêm kĩ
năng gì và tôi sẽ học kĩ năng đó ở đâu?
- Tôi hiện có thế mạnh nào liên quan đến kiến thức và hiểu biết của tôi về các vị trí
GV chuyên nghiệp? Tôi cần cải thiện điều gì?
- Sau khi đánh giá các lĩnh vực thế mạnh và các lĩnh vực cần cải thiện, tôi đã chọn
mục tiêu nào để thực hiện một cách có chủ đích để chuẩn bị tốt hơn với tư cách là
người hướng dẫn?
- Tôi muốn đạt điều gì từ những mục tiêu của mình?
- Tôi sẽ thực hiện những hoạt động nào để đạt được mục tiêu?
- Tôi sẽ làm việc như thế nào để đạt kết quả mong muốn?
- Mức giới hạn nào là phù hợp cho từng mục tiêu?
- Sự trợ giúp, hỗ trợ và/hoặc nguồn tài nguyên/nguồn lực có sẵn nào để giúp tôi
thành công trong việc đạt được mục tiêu?

1.1.2. Các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp và mô hình hỗ trợ đồng nghiệp
Bảng 4.2 – Khung tóm tắt các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp

176
Bảng 4.2 trình bày một số hình thức hỗ trợ đồng nghiệp, qua đó mô hình hướng
dẫn đồng nghiệp theo kiểu “vết dầu loang” với đội ngũ GVCC tại địa phương và cơ sở
đào tạo tại chỗ phối hợp với GVSPCC của các trường Sư phạm hỗ trợ trực tiếp và gián
tiếp cho GVĐT tại địa phương khi được tập huấn bồi dưỡng hoàn toàn ở dạng từ xa.
Chương trình ETEP triển khai mô hình tập huấn bồi dưỡng GVCC theo hình thức
7-2-7 kết hợp giữa trực tuyến với trực tiếp, và hình thức trực tuyến (từ xa hoàn toàn)
đối với GVĐT. GVCC đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ trực tiếp đồng nghiệp tại
địa phương và cơ sở đào tạo tại chỗ, GVSPCC phối hợp hướng dẫn và hỗ trợ gián tiếp
qua kênh giao tiếp cá nhân hoặc hệ thống hỗ trợ LMS: Viettel và một số hệ thống
tương tự.

1.1.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin
Để xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao NL ứng dụng CNTT, khai
thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, GVCC (GV nói chung)
cần thực hiện theo các bước sau:

1. Khảo sát nhu cầu và phân tích, đánh giá hiện trạng của việc ứng dụng
CNTT, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục của
GV, cơ sở đào tạo, địa phương. Tiêu chí khảo sát có thể lựa chọn theo
hướng: kĩ năng sử dụng công nghệ thông, ý tưởng sư phạm,…

177
2. Khảo sát nhu cầu và phân tích, đánh giá hiện trạng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo
dục của GV, cơ sở đào tạo, địa phương.
3. Xác định mục tiêu và các nội dung bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
4. Xác định hình thức và các phương pháp bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
5. Xác định nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện/thiết bị, học liệu
phục vụ bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
6. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp và các mốc thời gian thực hiện.
Sử dụng mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (theo công văn số 32/CV-ETEP
ngày 20 tháng 01 năm 2021) ở Phụ lục 4.

GVCC lên kế hoạch theo mẫu dựa trên những khảo sát, phân tích và đánh giá
nhu cầu, hiện trạng tại địa phương, cơ sở đào tạo tại chỗ.

Một điểm cần lưu ý, kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của Mô đun 9 hoàn toàn có
thể tích hợp hoặc tiếp nối các phần kế hoạch đã xây dựng từ các Mô đun đã học: 1, 2,
3, 4 và 5 là chủ yếu. Điều này cũng có nghĩa khi lập kế hoạch cần tuân thủ nguyên tắc
nhất quán và hợp lí, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với yêu cầu của địa phương và cơ
sở đào tạo.

Sau mỗi mô đun thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của địa phương, GVCC
cần báo cáo việc hoàn thiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp. Sử dụng mẫu báo cáo hoàn
thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (theo công văn số 32/CV-ETEP ngày 20 tháng 01
năm 2021), Phụ lục 5.

1.2. Một số hướng dẫn triển khai và thực hiện kế hoạch

1.2.1. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch tự học


Triển khai và thực hiện kế hoạch tự học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào
đặc điểm cá nhân và điều kiện thực tế của người học. Trong tài liệu đọc, có thể trình
bày các cách tiếp cận để tự học, nghiên cứu với một kế hoạch đã xây dựng từ trước
như sau:
- Tự học, tự nghiên cứu trên máy tính và Internet, đây là cách thông dụng nhất đa
số GV sử dụng trong thực tiễn. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu của kế hoạch tự học,
GV cần lưu ý chuẩn bị cho bản thân một số kiến thức, kĩ năng chuyên nghiệp khi làm

178
việc với máy tính và Internet. Chẳng hạn, tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên Internet
để nghiên cứu như thế nào để đảm bảo tính khoa học? Tổ chức, lưu trữ và quản lí tài
nguyên, học liệu số như thế nào để truy xuất dễ dàng? Làm thế nào để lựa chọn đúng
công cụ phần mềm đang có nhu cầu sử dụng? Làm thế nào để mở và phục hồi dữ liệu
khi máy tính không thể đọc dược tệp tin?
- Tự học, tự nghiên cứu trên máy tính và Internet đòi hỏi GV phải có hứng thú với
công nghệ, thích tìm tòi và khám phá trên môi trường mạng Internet thông qua máy
tính. GV có thể “say sưa” với công cụ mới, tiện ích của máy tính thế hệ mới. Thực tế
không ít GV có thể mất nhiều giờ, thậm chí cả một buổi/ngày để tìm kiếm một thông
tin trên máy tính khi gặp sự cố để khám phá, tìm hiểu. Tự học, tự nghiên cứu trên máy
tính và Internet là một cách học độc lập, không có sự trợ giúp từ người khác, nên tính
tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người học phải rất cao. Ngược lại, cách học này
cũng mang lại thành công cho người học nếu thực sự đạt các mục tiêu của kế hoạch tự
học với sự quyết tâm và một số kĩ năng nhất định.
- Tham gia các khoá học trực tuyến miễn phí/có phí (hầu hết trên nền tảng
MOOCs), đây là cách GV có thể tự học, nghiên cứu một cách tiết kiệm và hiệu quả
nhất để nâng cao NL chuyên môn và phát triển nghề nghiệp ở mọi lĩnh vực. Đây là
một lựa chọn mà nhiều GV đã đầu tư và có những thành công nhất định trong thời gian
qua.
- Tham gia các khoá bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn định kì và thường xuyên do Bộ,
Sở/Phòng GD&ĐT tỉnh/thành, cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức, hoặc cũng có thể
do cá nhân tự tham gia. Các khoá bồi dưỡng tập huấn thường tổ chức theo dạng truyền
thống trực tiếp (mặt đối mặt) tại các phòng học đa phương tiện, phòng máy tính hiện
đại nếu thực hiện chuyên nghiệp (với số học viên ít, < 50) hoặc theo kiểu phổ cập kiến
thức, kĩ năng nếu thực hiện tại hội trường, phòng học lớn với số học viên nhiều. Đây
cũng là cách đơn giản, dễ dàng đối với người học nhưng hoàn toàn tuỳ thuộc vào các
yếu tố khách quan về sự đầu tư, nguồn tài trợ hoặc kinh phí của bản thân.

1.2.2. Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp
Triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp qua mô hình hướng dẫn đồng
nghiệp với hai dạng: (1) Hỗ trợ trực tiếp với mô hình “một kèm một” (1-1), “một kèm
nhiều” (1-n); và (2) Hỗ trợ gián tiếp cũng với mô hình 1-1, 1-n.
Hỗ trợ trực tiếp là GVCC sẽ trực tiếp làm việc và trao đổi cùng với GVĐT về các
179
nội dung cần thiết tại một địa điểm với thời gian quy định, chẳng hạn lịch tập huấn
trực tiếp tại địa phương X ở một cơ sở đào tạo Y cụ thể trong 1-2 ngày.
Hỗ trợ gián tiếp là GVCC sẽ thông qua máy tính và Internet để hướng dẫn đồng
nghiệp. Khi đó, GVCC có thể vận dụng kiến thức đã nghiên cứu ở Mô đun 9 này để
thiết kế môi trường học, hình thức học tập để thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp.
Hỗ trợ gián tiếp đồng nghiệp qua các công cụ online meeting như: MS Team, Google
Meet là một trong những hình thức hiệu quả và thuận tiện, bên cạnh là những mạng
chia sẻ dữ liệu như Google Drive, Youtube và lớp học ảo Google Classroom, hệ thống
VLE đã lựa chọn. Ngoài ra, các công cụ nhắn tin thoại như Messenger, Zalo (Viber,
Skype) thông dụng hiện nay cũng góp phần là kênh giao tiếp hỗ trợ nhanh đối với
GVĐT và GV nói chung.
Mô hình 1-1 là mô hình “một kèm một” hay là “cặp đôi”, đây là dạng hỗ trợ tốt
nhất và hiệu quả nhất, thường được áp dụng trong môi trường dạy nghề chuyên
nghiệp. Người hướng dẫn và người được hướng dẫn ở dạng này giống như một “cặp
đôi” để cùng làm việc, chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp/gián tiếp về mọi mặt.
Mô hình 1-n là mô hình “một kèm nhiều”, đây là dạng hỗ trợ thông dụng trong các
tổ bộ môn, khoa/phòng khi muốn tập huấn bồi dưỡng nội bộ. Mô hình này thường
được làm theo dạng định kì, thường xuyên ở nhiều hình thức khác nhau: seminar trong
phòng họp, thảo luận tại các địa điểm phù hợp và thuận tiện, tập huấn tại lớp học.
Trong thực tế hiện nay, GVCC phải hỗ trợ số lượng khá lớn GVĐT do vậy việc
theo dõi, giám sát, hỗ trợ trực tiếp sẽ gặp khó khăn. GVCC cần xây dựng một nhóm
nhỏ để cùng hỗ trợ cho GVĐT ngay trong cơ sở đào tạo tại chỗ, hoặc tại địa phương.
Điều quan trọng nhất là sử dụng các biện pháp phù hợp với sự chủ động từ GVCC
cũng như GVĐT để có thể đảm bảo hiệu quả hỗ trợ đạt như mong đợi.
1.2.2.1. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung
Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp đã xây dựng, có thể tiến hành bồi dưỡng
tập trung các nội dung của mô đun 9 cho GVĐT tại các cơ sở giáo dục. Bồi dưỡng tập
trung sẽ đi sâu vào nội dung có tính thực hành cao: xây dựng kế hoạch, thiết kế và sử
dụng CNTT trong dạy học và giáo dục. Việc bồi dưỡng tập trung sẽ hiệu quả hơn khi
GV đã nghiên cứu nắm bắt nền tảng lí luận cơ bản.
Để hình thức bồi dưỡng tập trung đạt kết quả tốt, cần lưu ý:
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu của GV để xác định mục đích và nội dung bồi dưỡng
180
phù hợp, có tính trọng tâm;
- Xây dựng và thực hiện những chủ đề bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tế và NL
đội ngũ GV;
- Sử dụng đa dạng phương pháp và hình thức tương tác với GV trong quá trình bồi
dưỡng, chú trọng vào phát triển NL vận dụng vào thực tế cho đội ngũ GV;
- Thiết kế các tiêu chí đánh giá và tự đánh giá kết quả bồi dưỡng;
- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng tập trung.
1.2.2.2. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức bồi dưỡng qua mạng
Ứng dụng CNTT trong hoạt động tập huấn qua mạng là việc sử dụng các thiết bị
CNTT, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ
trợ các hoạt động tập huấn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
tập huấn, gia tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao NL ứng dụng CNTT trong
dạy học và giáo dục.
Trước khi tổ chức tập huấn qua mạng cho GVĐT, cần đảm bảo thực hiện tốt:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng: Ngoài các yêu cầu của kế hoạch
tổ chức tập huấn thông thường, kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng phải thể hiện rõ:
Hình thức và thời gian tổ chức tập huấn; hệ thống thông tin phục vụ tập huấn; hướng
dẫn cách thức người học tham gia các hoạt động của lớp tập huấn. Đối với hoạt động
kiểm tra thường xuyên và đánh giá cuối lớp tập huấn, cần chỉ rõ các yêu cầu và hình
thức tổ chức là thực hiện qua mạng hay thực hiện tập trung.
- Chuẩn bị đủ học liệu điện tử và tải lên hệ thống quản lí học tập trực tuyến.
- Tạo và mở lớp tập huấn trên hệ thống quản lí học tập trực tuyến để người học sử
dụng; cập nhật danh sách người học, tài khoản người học của lớp tập huấn.
- Gửi thông báo và hướng dẫn người học tham gia các hoạt động của lớp tập huấn
qua mạng.
Khi tổ chức các hoạt động tập huấn qua mạng cho GVĐT, cần lưu ý:
- GV đăng nhập hệ thống quản lí học tập và tự học qua mạng theo quy định và kế
hoạch đã được duyệt.
- GV phối hợp với giảng viên triển khai các nội dung tập huấn theo kế hoạch; theo
dõi, đánh giá, trợ giúp người học trong suốt quá trình thực hiện lớp tập huấn qua hệ
thống quản lí học tập trực tuyến và các công cụ giao tiếp qua mạng khác (thư điện tử,

181
họp trực tuyến, mạng xã hội và kênh giao tiếp khác) đảm bảo người học nắm bắt được
nội dung và theo kịp tiến độ các hoạt động của lớp tập huấn.
- Cán bộ kĩ thuật quản trị hệ thống thông tin tổ chức tập huấn qua mạng trực và
vận hành, điều khiển hệ thống ứng dụng CNTT đảm bảo các điều kiện kĩ thuật phục vụ
hoạt động của lớp tập huấn theo như kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức trắc nghiệm hoặc luận đề phù hợp với nội
dung và mục tiêu tập huấn.
1.2.2.3. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn
Nội dung sinh hoạt chuyên môn tại các cơ sở giáo dục gồm sinh hoạt chuyên môn
thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề. Hiệu trưởng cần nắm vững mục
đích, nội dung, quy trình thực hiện sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn để chỉ đạo tổ
trưởng chuyên môn và GV thực hiện việc bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ. Có thể hỗ trợ
đồng nghiệp ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục trong sinh hoạt chuyên môn
thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề.
Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có hiệu quả cần phải
thiết kế được các hoạt động một cách khoa học. Do đó, cần chỉ đạo tổ/ nhóm chuyên
môn thiết kế các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề gồm các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị

Các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề cần có công tác chuẩn bị và phân công
rõ ràng công việc cho các thành viên trong tổ/nhóm bộ môn:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động?
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành
là bao lâu? trao đổi, thảo luận, kết nối thông tin như thế nào?
- Bản thân tổ trưởng/nhóm trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác
tích cực các thành viên trong tổ/nhóm? Để làm được việc này đòi hỏi mỗi GV và tổ
trưởng chuyên môn phải có kĩ năng làm việc nhóm.
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn.
Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo
chủ đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai,
182
định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc.
Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung.
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên thảo luận, biết khêu gợi các ý
kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết phân tích vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi
dẫn dắt hợp lí; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề phải đưa ra các kết luận cần thiết,
phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy.
Đối với các trường quy mô nhỏ, GV mỗi bộ môn ít, nên đẩy mạnh hoạt động sinh
hoạt chuyên môn theo chủ đề với quy mô cụm trường để trao đổi học thuật, nâng cao
NL chuyên môn theo yêu cầu.
Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có thể thực hiện với các hình thức: sinh hoạt
theo môn, theo nhóm môn, sinh hoạt trong trường, sinh hoạt theo cụm trường…
Một số chủ đề gợi ý sinh hoạt chuyên môn: lựa chọn hoặc ứng dụng một phần
mềm, công cụ vào tổ chức dạy học (tập trung phân tích ưu điểm, nhược điểm và các
mẹo khi sử dụng sao cho hiệu quả); xây dựng kế hoạch dạy học dùng chung cho tổ bộ
môn theo hướng đồng bộ hóa công nghệ sử dụng; tổ chức dạy và dự giờ một tiết dạy
trong KHBD theo hướng nghiên cứu bài học; thảo luận, phân tích hoặc chia sẻ theo
hướng chủ đề tiếp cận công nghệ như công cụ kiểm tra đánh giá, công cụ xử lí biên tập
hình ảnh, phim; công cụ tổ chức dạy học trực tuyến đồng bộ thời gian thực;…
1.2.2.4. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp
Đây là mô hình hoạt động tương tác giữa các GV với nhau, người có kinh nghiệm
giúp đỡ, hướng dẫn người ít kinh nghiệm hơn về ứng dụng CNTT trong dạy học và
giáo dục. Mô hình này sẽ tạo ra động lực bên trong cho mỗi GV trong phát triển NL
nghề nghiệp của bản thân.
Để thực hiện mô hình này hiệu quả, cần lưu ý:
- Đánh giá đúng thực trạng NL nghề nghiệp của đội ngũ GV trong nhà trường, xác
định được những đồng nghiệp có khả năng hướng dẫn, trợ giúp các đồng nghiệp khác
trong đơn vị;
- Xác định những nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn ứng dụng CNTT trong dạy học,
giáo dục phù hợp với nhu cầu và NL của GV, trên cơ sở đó lựa chọn những hình thức

183
và phương pháp hướng dẫn đồng nghiệp phù hợp;
- Xác định những nguồn lực cho công tác hướng dẫn đồng nghiệp từ các chương
trình mục tiêu, kinh phí bồi dưỡng hàng năm;
- Xác định rõ người chịu trách nhiệm chính trong quản lí công tác hướng dẫn đồng
nghiệp và tự bồi dưỡng của GV.

184
THẢO LUẬN - THỰC HÀNH

1. Dựa trên bảng tự đánh giá NL CNTT (gợi ý), thầy/cô hãy tự phân tích và
đánh giá khả năng sử dụng công nghệ và NL tích hợp CNTT vào trong dạy học và
giáo dục môn học/HĐGD đang đảm nhiệm. Đồng thời, thiết kế một kế hoạch tự học,
tự bồi dưỡng để nâng cao NL CNTT hỗ trợ dạy học và giáo dục, cũng như phát triển
nghề nghiệp trong tương lai.

2. Thiết kế một kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp tại cơ sở giáo dục của mình để
nâng cao NL ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động
dạy học, giáo dục và quản lí HS (theo Phụ lục 4).

3. Trình bày những giải pháp để thực hiện, triển khai kế hoạch của thầy/cô đã
xây dựng ở trên hiệu quả và chất lượng.

185
PHỤ LỤC

Phụ lục 3.1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường: ................... Họ và tên giáo viên:

Tổ: ............................ ……………………

TÊN BÀI DẠY: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP


Môn: Ngữ văn; lớp 10
Thời gian thực hiện: 02 tiết

KIẾN THỨC HOẶC NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM

- Đặc điểm cơ bản của nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Một số lưu ý khi viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng.

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Năng lực Yêu cầu cần đạt (YCCĐ) Mã hoá


YCCĐ
hoặc STT
Năng lực đặc thù
Quy trình viết Viết được văn bản đúng quy trình. (1)

Thực hành viết Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở
(2)
nơi công cộng.
Năng lực chung

Phân tích được các công việc cần thực hiện để


Giao tiếp và hợp tác (3)
hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

Phẩm chất

Trách nhiệm Có trách nhiệm với công việc được giao. (4)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


Hoạt động Thiết bị dạy học Học liệu
186
học
Hoạt động - Thiết bị CNTT, phần mềm: ˗ Học liệu số:
Khởi động Máy tính, điện thoại thông + Video VB nội quy
minh, Google Classroom, + Video VB hướng dẫn
Facebook, Video Editor, Power + Bài trình chiếu Power Point
Point.
- Thiết bị dạy học khác: Máy
chiếu, màn chiếu
Hoạt động - Thiết bị CNTT, phần mềm: ˗ Học liệu số: Bài trình chiếu Power
Khám phá Máy tính, Power Point, Point
kiến thức Video Editor ˗ Học liệu khác: 2 phiếu học tập.
- Thiết bị dạy học khác: Máy
chiếu, màn chiếu
Hoạt động - Thiết bị CNTT, phần mềm: - Học liệu số: Bài trình chiếu Power
Thực hành Máy tính, Power Point. Point.
viết - Thiết bị dạy học khác: Máy - Học liệu khác: bảng kiểm đánh giá
chiếu, màn chiếu sản phẩm của HS.
Hoạt động - Thiết bị CNTT, phần mềm: - Học liệu số: Bài trình chiếu Power
Luyện tập Máy tính, điện thoại thông Point.
minh, Google Classroom, - Học liệu khác: bảng kiểm đánh giá
Facebook, Power Point. sản phẩm của HS.
- Thiết bị dạy học khác: Máy
chiếu, màn chiếu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động Mục tiêu Nội dung PPDH, Phương án Phương án


học dạy học hoạt động KTDH đánh giá ứng dụng
(Mã hoá (của HS) CNTT
của YCCĐ
hoặc STT)

187
Hoạt động 1: (2) Tìm kiếm hình Dạy học Phương pháp: - Máy tính,
Khởi động ảnh, làm video hợp tác Vấn đáp. điện thoại
Kết hợp trực và trình bày Công cụ: Câu thông minh
tiếp và trực hiểu biết ban hỏi (dựa trên - Google
tuyến đầu về nội Video HS đã Classroom,
(01 tuần ở dung, hình thức thực hiện) và Video
nhà trước khi và mục đích sử đáp án. Editor,
học và 10 dụng của bản Facebook.
phút tại lớp) nội quy hoặc
bản hướng dẫn
nơi công cộng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc Phân tích Phương pháp: - MS
Khám phá điểm của bản mẫu, DH Vấn đáp Powerpoint
kiến thức nội quy hoặc hợp tác. Công cụ: Câu - Video
Trực tiếp bản hướng dẫn hỏi và đáp án. Editor
(2)
(20 phút) nơi công cộng - Máy tính
và cách viết và máy
những văn bản chiếu, màn
này. chiếu.
Hoạt động 3: Viết bản nội Dạy viết Phương pháp: - MS
Thực hành quy hoặc bản dựa trên kiểm tra viết, Powerpoint
viết hướng dẫn nơi tiến trình, và đánh giá - Máy tính
Trực tiếp công cộng, có DH hợp qua sản phẩm và máy
(50 phút) kết hợp sử tác học tập. chiếu, màn
(1), (2)
dụng phương Công cụ: đề chiếu.
tiện phi ngôn bài, bài viết và
ngữ. (GV bảng kiểm
hướng dẫn từng đánh giá bài
bước) viết.
Hoạt động 4: (1), (2), Viết bản nội Dạy viết Phương pháp: - Máy tính,
Luyện tập (3), (4) quy hoặc bản dựa trên quan sát, kiểm điện thoại
Kết hợp trực hướng dẫn nơi tiến trình, tra viết, và thông minh,

188
tiếp và trực công cộng, có DH hợp đánh giá qua máy chiếu
tuyến kết hợp sử tác sản phẩm học và màn
(10 phút dụng phương tập chiếu.
hướng dẫn tiện phi ngôn Công cụ: đề - Google
trên lớp; hoàn ngữ. bài, bài viết, Classroom,
thành bài viết bảng kiểm MS
ở nhà) đánh giá bài Powerpoint,
viết và bảng Facebook.
kiểm đánh giá
hoạt động
nhóm.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG [1]. [Khởi động], HÌNH THỨC DẠY HỌC KẾT HỢP TRỰC TIẾP
VÀ TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: (2) HS bước đầu nêu được nhận xét chung về ngôn ngữ trong bản nội quy
và bản hướng dẫn nơi công cộng, bước đầu nhận biết được vai trò, hình thức của những
văn bản này.

2. Nội dung:

- [Trực tuyến] HS tìm kiếm hình ảnh về nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng; làm
video ngắn từ các hình ảnh đã sưu tầm được.

- [Trực tiếp] Tại lớp học, HS xem các video do các nhóm đã chuẩn bị ở nhà, trình bày hiểu
biết ban đầu về hình thức, nội dung và mục đích sử dụng của bản nội quy hoặc bản hướng
dẫn nơi công cộng.

3. Sản phẩm:

- [Trực tuyến] Video giới thiệu một số ví dụ về nội quy và video giới thiệu một số ví dụ về
bản hướng dẫn nơi công cộng.

- [Trực tiếp] Câu trả lời của HS (nhận xét chung về hình thức, nội dung và mục đích sử
dụng của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng).

4. Tổ chức thực hiện

189
Bước 1. Giao nhiệm vụ

- [Trực tuyến] GV giao bài tập cho HS qua Google Classroom. Bài tập cụ thể như sau:

Mỗi nhóm HS:

1. Dùng công cụ Google tìm kiếm hình ảnh về nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công
cộng, tải xuống và lưu vào máy tính.

2. Dùng công cụ Video Editor làm video ngắn (khoảng 1-2 phút) từ các hình ảnh đã sưu
tầm được.

- [Trực tiếp] GV trình chiếu một số video do HS thực hiện, hướng dẫn HS xem Video và
trả lời các câu hỏi:

1. Nhận xét về vai trò của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng.

2. Nhận xét khái quát về ngôn ngữ được sử dụng trong bản nội quy hoặc bản hướng dẫn
nơi công cộng.

3. Nội quy và bản hướng dẫn nơi công cộng thường được trình bày với hình thức như thế
nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- [Trực tuyến] HS thực hiện Video trong thời gian 01 tuần và nộp Video qua Google
Classroom.

- [Trực tiếp] HS quan sát Video và trả lời cá nhân.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

[Trực tiếp] Với mỗi câu hỏi, GV mời 1 HS trả lời.

Bước 4. Đánh giá, kết luận

[Trực tiếp] Dựa trên kết luận về đặc điểm của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công
cộng (được trình bày ở hoạt động khám phá kiến thức), GV nhận xét câu trả lời của HS,
ghi nhận những nhận xét bước đầu về ngôn ngữ, vai trò, hình thức của của bản nội quy
hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng mà HS rút ra được từ việc quan sát Video.

HOẠT ĐỘNG [2]. [Khám phá kiến thức], HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TIẾP

1. Mục tiêu: (2) Phân tích được đặc điểm cơ bản của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi

190
công cộng và trình bày được cách viết những văn bản này.

2. Nội dung: HS tìm hiểu văn bản mẫu, trả lời các câu hỏi hướng dẫn phân tích mẫu, rút
ra kết luận về đặc điểm của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng và một số
lưu ý khi viết những văn bản này.

3. Sản phẩm: Câu trả lời thể hiện kiến thức về đặc điểm văn bản nội quy và văn bản
hướng dẫn nơi công cộng và một số lưu ý khi viết khi viết những văn bản này.

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu phiếu học tập V1, V2, bao gồm văn bản mẫu và câu hỏi hướng dẫn phân
tích mẫu (Xem mục IV. Hồ sơ dạy học); đồng thời phát phiếu học tập V1 và V2 cho các
nhóm HS.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (nhóm 1, 2 làm phiếu học tập V1; nhóm 3, 4 làm
phiếu học tập V2), HS đọc VB mẫu, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, viết câu trả lời
trên giấy A1. Thời gian làm việc cho mỗi nhóm là 10 phút.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm và trình bày sản phẩm (câu trả lời được viết trên giấy A1) ở các vị
trí được quy định trong lớp học.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV mời đại diện một số nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm.

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- Dựa trên kết luận về đặc điểm của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng, GV
nhận xét câu trả lời của HS.

- GV tổng kết, nhấn mạnh:

* Một số đặc điểm của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng:

- Có bố cục gồm 3 phần: tên đơn vị/ tên và chức vụ của người ban hành, tên văn bản,
nội dung.
- Tên văn bản được viết ngắn gọn, làm rõ nội dung cần quy định/ hướng dẫn.
- Các quy định/ hướng dẫn được diễn đạt rõ ràng, cụ thể, tuân thủ quy tắc chính tả và

191
ngữ pháp; trình bày theo thứ tự hợp lí.
- Thường kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, bản
đồ v.v…).
- Hình thức trình bày khoa học, cách trang trí phù hợp với nội dung.
- Thường được thiết kế trên máy tính, trong một số trường hợp cũng có thể được viết
tay.
* Một số lưu ý khi viết và trình bày bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng:
* Trước khi viết:
- Xác định mục đích viết bản nội quy/ bản hướng dẫn, đối tượng người đọc, đơn
vị/ người ban hành, tên bản nội quy/ bản hướng dẫn, bố cục trình bày.
- Lập dàn ý: Xác định các nội dung chính, số lượng các điều quy định/ hướng dẫn,
lựa chọn từ ngữ quan trọng trong mỗi điều quy định/ hướng dẫn, lựa chọn
phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết và dự kiến cách trình bày phương tiện
phi ngôn ngữ.
* Trong khi viết:
- Đảm bảo bố cục 3 phần: tên đơn vị/ tên và chức vụ người ban hành, tên văn bản,
nội dung.
- Viết tên văn bản ngắn gọn; diễn đạt các nội dung rõ ràng, cụ thể, tuân thủ quy
tắc chính tả và ngữ pháp.
- Sắp xếp các nội dung theo thứ tự hợp lí.
- Có thể kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Trình bày khoa học, trang trí phù hợp với nội dung.
- Thiết kế trên máy tính, trong một số trường hợp cũng có thể viết tay.
* Sau khi viết: Xem lại bản nội quy/ hướng dẫn và chỉnh sửa nếu cần.

HOẠT ĐỘNG [3]. [Thực hành viết], HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TIẾP

1. Mục tiêu:

(1) Viết được văn bản đúng quy trình.

(2) Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng, có kết hợp sử dụng phương
tiện phi ngôn ngữ.

2. Nội dung: HS thực hành viết một bản nội quy và trình bày trên giấy A1.

3. Sản phẩm: Bản nội quy được HS viết và trình bày trên giấy A1 đáp ứng yêu cầu của đề
192
bài và có các đặc điểm cơ bản của một bản nội quy mà HS đã được học ở hoạt động khám
phá kiến thức.

4. Tổ chức thực hiện

Bước 1 và 2. Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ


(GV lần lượt giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS theo quy trình viết và HS lần lượt thực hiện
các nhiệm vụ theo trình tự hướng dẫn của GV).
* Giao đề bài:
GV trình chiếu PPT, yêu cầu các nhóm HS thực hành viết một bản nội quy sử dụng trong
phòng học Tin học hoặc trong Thư viện trường. Trong bản nội quy có sự kết hợp phương
tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ. Nội quy được trình bày trên giấy A1, với các
dụng cụ chủ yếu như bút lông, bút màu.
* Hướng dẫn HS trước khi viết

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết, tìm ý và lập dàn ý bằng cách trình chiếu
một số câu hỏi để HS thảo luận trong 10 phút:
* Câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết:
- Bản nội quy này được sử dụng ở đâu?
- Ai là người có thể đọc bản nội quy này?
- Ai là người ban hành nội quy?
- Tên của bản nội quy là gì?
- Bản nội quy sẽ được viết với bố cục như thế nào?
* Câu hỏi hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý:
- Bản nội quy sẽ tập trung vào những nội dung nào?
- Những nội dung đó nên được thể hiện bằng bao nhiêu điều quy định?
- Trong mỗi điều nên nhấn mạnh những từ ngữ nào?
- Cách diễn đạt của các điều quy định phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Có thể sử dụng kết hợp những phương tiện phi ngôn ngữ nào trong bản nội quy?
Trình bày những phương tiện đó ra sao?
- HS thảo luận và viết câu trả lời, dàn ý lên giấy A4.
* Hướng dẫn HS viết
- GV phát bảng kiểm số 1 cho mỗi nhóm, nội dung bảng kiểm là các tiêu chí đánh giá bản
nội quy.

193
Bảng kiểm số 1

Đánh giá bản nội quy

Tiêu chí đánh giá Đạt

1. Bố cục đủ 3 phần: tên nội quy, nội dung và tên đơn vị/ tên và
chức vụ người ban hành nội quy.

2. Tên nội quy ngắn gọn, làm rõ nội dung được quy định

3. Các quy định được trình bày rõ ràng, cụ thể, theo thứ tự hợp

4. Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi
ngôn ngữ

5. Tuân thủ quy tắc chính tả, ngữ pháp.

6. Hình thức trình bày khoa học, trang trí phù hợp với nội dung

- GV trình chiếu bảng kiểm số 1, phân tích, giải thích các tiêu chí; yêu cầu HS dựa trên
dàn ý đã làm và bảng kiểm số 1, viết và trình bày bản nội quy trên giấy A1 trong thời gian
20 phút.
- HS viết và trình bày bản nội quy trên giấy A1.
* Hướng dẫn HS xem lại và chỉnh sửa
- GV yêu cầu HS dựa trên các tiêu chí trong bảng kiểm số 1, xem lại bản nội quy đã viết
và chỉnh sửa nếu cần. Thời gian thực hiện 10 phút.
- HS xem lại và chỉnh sửa bản nội quy đã viết.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức cho các nhóm HS dán sản phẩm (bản nội quy đã viết và trình bày trên giấy
A1) lên vị trí đã quy định và thuyết minh ngắn gọn.

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- Mỗi nhóm HS dùng bảng kiểm số 1 để đánh giá bài của 1 nhóm khác (theo sự phân công
của GV) và GV cũng dùng bảng kiểm này để đánh giá bài của từng nhóm HS.

- Các nhóm HS phản hồi, rút kinh nghiệm và tự chỉnh sửa bản nội quy sau khi nhận được
góp ý từ GV và các nhóm khác.

194
HOẠT ĐỘNG [4]. [Luyện tập], HÌNH THỨC DẠY HỌC KẾT HỢP TRỰC TIẾP
VÀ TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu:

(1) Viết được văn bản đúng quy trình.

(2) Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng, có kết hợp sử dụng phương
tiện phi ngôn ngữ.

(3) Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

(4) Có trách nhiệm với công việc được giao trong nhóm.

2. Nội dung:

- GV sử dụng Power Point hướng dẫn HS viết bản nội quy có kết hợp sử dụng phương
tiện phi ngôn ngữ.

- HS viết một bản nội quy dạng Infographic, nộp sản phẩm qua Google Classroom.

3. Sản phẩm: Bản nội quy được HS viết và trình bày ở dạng Infographic, đáp ứng yêu
cầu của đề bài và có các đặc điểm cơ bản của một bản nội quy mà HS đã được học ở hoạt
động khám phá kiến thức.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ

- [Trực tiếp]

+ GV giao đề bài: Năm nay em tham gia vào một câu lạc bộ trong trường. Hãy cùng các
bạn trong câu lạc bộ viết một bản nội quy sinh hoạt của câu lạc bộ. Để có thể dễ dàng
phổ biến nội quy đến các thành viên và những người quan tâm, bản nội quy phải được
viết trên máy tính; có sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

+ GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo nhóm. GV phát cho mỗi nhóm bảng
kiểm số 2, trong đó có các tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm. HS căn cứ vào các tiêu chí
đánh giá để thảo luận, phân công và thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

Bảng kiểm số 2:

Đánh giá hoạt động nhóm

195
Tiêu chí đánh giá Đạt

1. Các thành viên trong nhóm đã cùng nhau phân tích nội dung của
những việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

2. Mỗi thành viên trong nhóm đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng.

3. Nội dung nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng thành viên.

4. Mỗi thành viên trong nhóm đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được
giao.

+ GV yêu cầu HS thảo luận tại lớp về các công việc cần thực hiện để viết bản nội quy với
các yêu cầu như đề bài đã nêu và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
(GV gợi ý HS bám sát quy trình viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng để
xác định công việc cần làm).

- [Trực tuyến]

+ GV gợi ý HS có thể sử dụng MS Power Point để thiết kế bản nội quy dạng Infographic;
hướng dẫn mỗi nhóm HS tự tạo nhóm trên Facebook để trao đổi công việc.

+ GV tạo bài tập trên Google Classroom, ghi các hướng dẫn cụ thể và gửi kèm bảng kiểm
số 1.

+ GV hướng dẫn HS tự kiểm tra, chỉnh sửa bản nội quy dựa trên bảng kiểm số 1 và nộp
bài qua Google Classroom.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- [Trực tiếp] Các nhóm HS thảo luận tại lớp về các công việc cần thực hiện để viết bản nội
quy với các yêu cầu như đề bài đã nêu và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong
nhóm.

- [Trực tuyến]

+ HS thảo luận, trao đổi qua nhóm Facebook và thực hiện các bước chuẩn bị trước khi
viết, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và chỉnh sửa.

+ HS tự kiểm tra và chỉnh sửa bản nội quy theo các tiêu chí trong bảng kiểm số 1 (GV đã
tải lên khi giao bài tập trên Google Classroom).

196
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- [Trực tiếp] HS trình bày các việc nhóm cần làm và danh sách nhiệm vụ cụ thể được phân
công cho từng thành viên trong nhóm.

- [Trực tuyến] HS nộp bài (bản nội quy dạng Infographic) qua Google Classroom.

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- [Trực tiếp] GV dựa trên quy trình viết bản nội quy để nhận xét, góp ý cho bảng phân
công công việc của các nhóm.

- [Trực tuyến]

+ Mỗi nhóm HS dùng bảng kiểm số 1 để tự đánh giá bản nội quy và dùng bảng kiểm số 2
để tự đánh giá hoạt động của nhóm.

+ GV dùng bảng kiểm số 1 để đánh giá bài của từng nhóm HS và phản hồi qua Google
Classroom.

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI

1. Một số đặc điểm của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng:

- Có bố cục gồm 3 phần: tên đơn vị/ tên và chức vụ của người ban hành, tên văn
bản, nội dung.
- Tên văn bản được viết ngắn gọn, làm rõ nội dung cần quy định/ hướng dẫn.
- Các quy định/ hướng dẫn được diễn đạt rõ ràng, cụ thể, tuân thủ quy tắc chính tả
và ngữ pháp; trình bày theo thứ tự hợp lí.
- Thường kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ,
bản đồ v.v…).
- Hình thức trình bày khoa học, cách trang trí phù hợp với nội dung.
- Thường được thiết kế trên máy tính, trong một số trường hợp cũng có thể được
viết tay.
2. Một số lưu ý khi viết và trình bày bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng:
* Trước khi viết:
- Xác định mục đích viết bản nội quy/ bản hướng dẫn, đối tượng người đọc,
đơn vị/ người ban hành, tên bản nội quy/ bản hướng dẫn, bố cục trình bày.

197
- Lập dàn ý: Xác định các nội dung chính, số lượng các điều quy định/ hướng
dẫn, lựa chọn từ ngữ quan trọng trong mỗi điều quy định/ hướng dẫn, lựa
chọn phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết và dự kiến cách trình bày
phương tiện phi ngôn ngữ.
* Trong khi viết:
- Đảm bảo bố cục 3 phần: tên đơn vị/ tên và chức vụ người ban hành, tên văn
bản, nội dung.
- Viết tên văn bản ngắn gọn; diễn đạt các nội dung rõ ràng, cụ thể, tuân thủ quy
tắc chính tả và ngữ pháp.
- Sắp xếp các nội dung theo thứ tự hợp lí.
- Có thể kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Trình bày khoa học, trang trí phù hợp với nội dung.
- Thiết kế trên máy tính, trong một số trường hợp cũng có thể viết tay.
* Sau khi viết: Xem lại bản nội quy/ hướng dẫn và chỉnh sửa nếu cần.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC

Phiếu học tập V1

PHIẾU HỌC TẬP V1

Đọc văn bản Nội quy học trực


tuyến và trả lời các câu hỏi.

1. Quan sát bố cục của bản nội


quy, có thể chia bản nội quy
thành mấy phần? Đó là những
phần nào?

2. Bản nội quy có mấy điều?


Nhận xét về cách diễn đạt của
các điều quy định.

3.

198
a. Bên cạnh phương tiện ngôn ngữ, bản nội quy còn sử dụng phương tiện phi
ngôn ngữ nào?

b. Phương tiện đó được trình bày như thế nào trong bản nội quy?

c. Nhận xét về tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó.

4. Từ những điều quan sát được, em hãy chỉ ra một số nội dung cần lưu ý khi viết
một bản nội quy.

Phiếu học tập V2

PHIẾU HỌC TẬP


V2

Đọc văn bản Hướng


dẫn sử dụng thang
máy và trả lời các
câu hỏi.

1. Quan sát bố cục


của bản hướng dẫn, có
thể chia bản hướng
dẫn thành mấy phần?
Đó là những phần
nào?

2. Bản hướng dẫn bao


gồm mấy nội dung
hướng dẫn chi tiết?
Nhận xét về cách diễn

199
đạt của các hướng dẫn chi tiết.

3.

a. Bên cạnh phương tiện ngôn ngữ, bản hướng dẫn còn sử dụng phương tiện phi
ngôn ngữ nào?

b. Phương tiện đó được trình bày như thế nào trong bản bản hướng dẫn?

c. Nhận xét về tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó.

4. Từ những điều quan sát được, em hãy chỉ ra một số nội dung cần lưu ý khi viết
một bản hướng dẫn nơi công cộng.

(Nguồn hình ảnh: http://thangmayvietduc.com.vn/san-pham/huong-dan-su-dung-va-


van-hanh-thang-may)

Phụ lục 4.1

MẪU KẾ HOẠCH TỰ HỌC CỦA GIÁO VIÊN

200
201
202
203
Phụ lục 4.2

MẪU KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP

MẪU KẾ HOẠCH HỔ TRỢ29 ĐỒNG NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN/CÁN BỘ


QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỐT CÁN CHO GIÁO
VIÊN/CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐẠI TRÀ NĂM
2021

(Kèm theo Công văn số 32 /CV-ETEP ngày 20 tháng 01 năm 2021 của BQL CT
ETEP)

(Mẫu này làm trực tiếp trên hệ thống LMS)

GVPT cốt cán/CBQLCSGDPT cốt cán điền vào bảng sau và đưa lên hệ thống học trực
tuyến LMS

Họ và tên GVPT/CBQLCSGDPT cốt cán…………………………………….

Chức vụ/ môn học phụ trách:…………………….……………….

Cơ sở giáo dục đang công tác ……………………………………..

TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
1 Chuẩn bị học tập
1.1 Tiếp nhận danh sách … GV/CBQLCSGDPT đại trà
GVPT/ (điền số lượng do sở GDĐT

29
Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp cần đảm bảo hỗ trợ 100% GVPT/ CBQLCSGDPT mà giáo
viên/ CBQL cốt cán được phân công hỗ trợ. Kế hoạch hỗ trợ ngoài việc hoàn thành mô đun sẽ
cần đảm bảo các hỗ trợ phát triển nghề nghiệp liên tục, tại chỗ khác đối với đồng nghiệp, có
thể qua sinh hoạt chuyên môn hoặc hỗ trợ trực tuyến hoặc các hình thức khác.

204
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
CBQLCSGDPT phân công)
được phân công phụ
trách
1.2 Hỗ trợ đồng nghiệp 100% (….)
hoàn thiện thông tin GVPT/CBQLCSGDPT đại trà
đăng ký tự học mô được cấp quyền tham gia học
đun 3 trên hệ thống tập trên LMS của Viettel hoàn
LMS thành thông tin đăng ký tự học
trên Hệ thống LMS, truy cập
học liệu mô đun 3 thành công
hoặc/và nhận được tài liệu bản
in (đối với
GVPT/CBQLCSGDPT ở vùng
khó tiếp cận CNTT); (điền số
lượng. Lưu ý: số lượng
GVPT/CBQLCSGDPT được
cấp quyền tham gia học tập có
thể nhỏ hơn số lượng
GVPT/CBQLCSGDPT được
phân công, hoặc chưa có, tùy
theo việc Sở ký kết thỏa thuận
với nhà cung ứng LMS –
Viettel)
1.3 Hỗ trợ đồng nghiệp 100% (….)

205
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
hoàn thiện thông tin GVPT/CBQLCSGDPT đại trà
đăng ký tự học mô được cấp quyền tham gia học
đun thứ 4 (mô đun …, tập trên LMS của Viettel đăng
tùy theo lựa chọn) ký tự học, truy cập học liệu mô
trên hệ thống LMS đun… thành công hoặc/ và
nhận được tài liệu bản in (đối
với GVPT/CBQLCSGDPT ở
vùng khó tiếp cận CNTT);
(điền số lượng).
1.4 Hỗ trợ đồng nghiệp 100% (….)
hoàn thiện thông tin GVPT/CBQLCSGDPT đại trà
đăng ký tự học mô được cấp quyền tham gia học
đun thứ 5 (mô đun…, tập trên LMS của Viettel đăng
tùy theo lựa chọn) ký tự học, truy cập học liệu mô
trên hệ thống LMS đun … thành công hoặc/ và
nhận được tài liệu bản in (đối
với GVPT/CBQLCSGDPT ở
vùng khó tiếp cận CNTT);
(điền số lượng).
2. Triển khai học tập: Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun 3, mô đun thứ 4 và
thứ 5
2.1 Hỗ trợ trên hệ thống 100% (…)
. LMS của Viettel: GVPT/CBQLCSGDPT được
Thảo luận, góp ý, bài tham gia các lớp học ảo, tham

206
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
tập, nhắc hoàn thành gia thảo luận trực tuyến trên hệ
BT quá trình, cuối thống LMS của Viettel với sự
khóa, khảo sát, trao hỗ trợ của đội ngũ cốt cán;
đổi với giảng viên sư (điền số lượng được cấp quyền
phạm, các trao đổi, hỗ tham gia học tập trên hệ thống
trợ khác ngoài việc LMS của Viettel)
hoàn thành mô đun 100% các thắc mắc của GVPT/
trên hệ thống học tập CBQLCSGDPT được
(Ghi rõ tên hoạt động GVPTCC/CBQLCSGDPTCC
hỗ trợ trực tuyến, cần giải đáp trong tuần với chất
chèn thêm các dòng lượng chuyên môn cao.
phụ) 100% thắc mắc được
GVSPCC/ GVQLGDCC giải
đáp trong tuần (Đội ngũ cốt
cán, trong trường hợp không
thể giải đáp thắc mắc của
GVPT/ CBQLCSGDPT, cần
chuyển để nhận được sự hỗ trợ
từ giảng viên sư phạm để đảm
bảo 100% các thắc mắc của
GVPT/CBQLCSGDPT được
phân công được giải đáp trong
tuần).
2.2 Các hoạt động hỗ trợ 100% (…)

207
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
trực truyến khác, giải GVPT/CBQLCSGDPT được
đáp các thắc mắc về tham gia các hoạt động trực
chuyên môn trong các truyến khác, được giải đáp các
diễn đàn trực tuyến, thắc mắc về chuyên môn trong
các nhóm group chat, các diễn đàn trực tuyến, các
zalo, trao đổi qua nhóm group chat, zalo, trao đổi
email, các lớp học qua email, các lớp học ảo…,
ảo…, với sự hỗ trợ với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt
của đội ngũ cốt cán; cán; (Điền số lượng
(Ghi rõ tên hoạt động GVPT/CBQLCS GDPT được
hỗ trợ trực tuyến phân công hỗ trợ).
khác, không trên hệ 100% các thắc mắc của GVPT/
thống LMS của CBQLCSGDPT được
Viettel, cần chèn GVPTCC/CB QLCSGDPTCC
thêm các dòng phụ) giải đáp trong tuần với chất
lượng chuyên môn cao.
100% thắc mắc được
GVSPCC/ GVQLGDCC giải
đáp trong tuần (Đội ngũ cốt
cán, trong trường hợp không
thể giải đáp thắc mắc của
GVPT/ CBQLCSGDPT, cần
chuyển để nhận được sự hỗ trợ
từ giảng viên sư phạm để đảm

208
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
bảo 100% các thắc mắc của
GVPT/ CBQLCSGDPT được
phân công được giải đáp trong
tuần).
2.3 Hỗ trợ trực tiếp: sinh 100% (…)
. hoạt chuyên môn/cụm GVPT/CBQLCSGDPT được
trường (bao gồm cả tham gia các hoạt động chuyên
các hỗ trợ liên quan môn trực trực tiếp: sinh hoạt
đến quá trình học tập chuyên môn, giải đáp thắc mắc
mô đun và các hỗ trợ trực tiếp, dự giờ - sinh hoạt
phát triển nghề chuyên môn, trao đổi chuyên
nghiệp tại chỗ, liên môn khác, với sự hỗ trợ của
tục khác trong năm) đội ngũ cốt cán; (Điền số
(Ghi rõ tên hoạt lượng GVPT/CBQLCSGDPT
động, có thể chèn được phân công hỗ trợ).
thêm các dòng phụ) 100% các thắc mắc của GVPT/
CBQLCSGDPT được
GVPTCC/CB QLCSGDPTCC
giải đáp trong tuần với chất
lượng chuyên môn cao.
100% thắc mắc được
GVSPCC/ GVQLGDCC giải
đáp trong tuần (Đội ngũ cốt
cán, trong trường hợp không

209
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
thể giải đáp thắc mắc của
GVPT/ CBQLCSGDPT, cần
chuyển để nhận được sự hỗ trợ
từ giảng viên sư phạm để đảm
bảo 100% các thắc mắc của
GVPT/ CBQLCSGDPT được
phân công được giải đáp trong
tuần).
3. Đánh giá kết quả học tập mô đun bồi dưỡng
3.1 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…)
. GVPT/CBQLCSGDP GVPT/CBQLCSGDPT (điền
T hoàn thành bài số lượng tham gia học tập trên
kiểm tra trắc nghiệm hệ thống LMS của Viettel)
mô đun 3 hoàn thành bài kiểm tra trắc
nghiệm mô đun;
3.2 Chấm bài tập hoàn 100% bài tập hoàn thành mô
thành mô đun 3 đun được chấm (điền số lượng
bằng với số lượng
GVPT/CBQLCSGDPT tham
gia học tập mô đun);
GVSPCC/GVQLGDCC nhận
xét cách chấm 3 bài hoàn thành
mô đun của mỗi
GVPTCC/CBQLCSGDPTCC

210
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
chịu trách nhiệm hướng dẫn.
*Chú ý:
GVSPCC/GVQLGDCC Không
làm thay đổi kết quả chấm bài
của GVPTCC/CB
QLCSGDPTCC, không phê
duyệt kết quả hoàn thành mô
đun bồi dưỡng của
GVPT/CBQLCSGDPT.
3.3 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…)
GVPT/ GVPT/CBQLCSGDPT (điền
CBQLCSGDPT hoàn số lượng tham gia học tập trên
thành bài kiểm tra hệ thống LMS của Viettel)
trắc nghiệm mô đun 4 hoàn thành bài kiểm tra trắc
nghiệm mô đun;
3.4 Chấm bài tập hoàn 100% bài tập hoàn thành mô
thành mô đun 4 đun được chấm (điền số lượng
bằng với số lượng
GVPT/CBQLCSGDPT tham
gia học tập mô đun);
GVSPCC/GVQLGDCC nhận
xét cách chấm 3 bài hoàn thành
mô đun của mỗi
GVPTCC/CBQLCSGDPTCC

211
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
chịu trách nhiệm hướng dẫn.
*Chú ý:
GVSPCC/GVQLGDCC không
làm thay đổi kết quả chấm bài
của GVPTCC/CB
QLCSGDPTCC, không phê
duyệt kết quả hoàn thành mô
đun bồi dưỡng của
GVPT/CBQLCSGDPT.
3.5 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…)
GVPT/ GVPT/CBQLCSGDPT (điền
CBQLCSGDPT hoàn số lượng tham gia học tập trên
thành bài kiểm tra hệ thống LMS của Viettel)
trắc nghiệm mô đun 5 hoàn thành bài kiểm tra trắc
nghiệm mô đun;
3.6 Chấm bài tập hoàn 100% bài tập hoàn thành mô
thành mô đun 5 đun được chấm (điền số lượng
bằng với số lượng
GVPT/CBQLCSGDPT tham
gia học tập mô đun);
GVSPCC/GVQLGDCC nhận
xét cách chấm 3 bài hoàn thành
mô đun của mỗi
GVPTCC/CBQLCSGDPTCC

212
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
chịu trách nhiệm hướng dẫn.
*Chú ý:
GVSPCC/GVQLGDCC không
làm thay đổi kết quả chấm bài
của GVPTCC/CB
QLCSGDPTCC, không phê
duyệt kết quả hoàn thành mô
đun bồi dưỡng của
GVPT/CBQLCSGDPT.
4. Đôn đốc GVPT/ CBQLCSGDPT trả lời phiếu khảo sát về mô đun bồi
dưỡng
4.1 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số lượng
GVPT/CBQLCSGDP hoàn thành mô đun bồi dưỡng)
T hoàn thành phiếu GVPT/ CBQLCSGDPT hoàn
khảo sát cuối mô đun thành khảo sát cuối mô đun 1;
3
4.2 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số lượng
GVPT/CBQLCSGDP hoàn thành mô đun bồi dưỡng)
T hoàn thành phiếu GVPT/ CBQLCSGDPT hoàn
khảo sát cuối mô đun thành khảo sát cuối mô đun 2;
4
4.3 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số lượng
GVPT/CBQLCSGDP hoàn thành mô đun bồi dưỡng)
T hoàn thành phiếu GVPT/ CBQLCSGDPT hoàn

213
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
khảo sát cuối mô đun thành khảo sát cuối mô đun 2;
5
4.4 Đôn đốc, hỗ trợ 100% (….) (điền số lượng)
GVPT/CBQLCSGDP GVPT/CBQLCS GDPT hoàn
T hoàn thành phiếu thành 03 mô đun BDTX năm
khảo sát về chương 2021 hoàn thành Khảo sát về
trình bồi dưỡng năm chương trình BDTX năm 2021
2021
5 Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun bồi dưỡngtrên hệ thống LMS
5.1 Xác nhận đồng 80% (…) (điền số lượng)
nghiệp hoàn thành mô GVPT/CBQLCSGDPT tham
đun 3 trên hệ thống gia bồi dưỡng trên hệ thống
LMS LMS của Viettel) hoàn thành
mô đun (Đạt)
5.2 Xác nhận đồng 80% (…) GVPT/
nghiệp hoàn thành mô CBQLCSGDPT (điền số lượng
đun 4 trên hệ thống GVPT/CBQLCS GDPT tham
LMS gia bồi dưỡng trên hệ thống
LMS của Viettel) hoàn thành
mô đun (Đạt)
5.3 Xác nhận đồng 80% (…) (điền số lượng)
nghiệp hoàn thành mô GVPT/CBQLCSGDPT tham
đun 5 trên hệ thống gia bồi dưỡng trên hệ thống
LMS LMS của Viettel) hoàn thành

214
TT Thời Người
gian thực phối hợp
Hoạt động Kết quả cần đạt hiện (Giảng
(Từ… viên SP,
đến… hiệu
trưởng,
tổ trưởng
CM)
mô đun (Đạt)
5.4 Xác nhận hoàn thành 80% (…) (điền số lượng)
03 mô đun bồi dưỡng GVPT/CBQLCSGDPT hoàn
năm 2021 thành mô đun 3, 4, và 5 trên hệ
thống LMS của Viettel (Đạt)

………. Ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG/ NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

ĐẠI DIỆN PHÒNG/SỞ (Kí và ghi rõ họ tên/nộp trên hệ thống LMS)


GDĐT DUYỆT30

Kí tên, đóng dấu/hoặc xác


nhận trên hệ thống LMS)

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GVSP CHỦ CHỐT


30
Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của GVCC trình Hiệu trưởng phê duyệt; KH Hỗ trợ đồng
nghiệp của CBQLCSGDPTCC cấp tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) trình đại diện phòng
GDĐT phê duyệt, cấp trung học phổ thông (THPT) trình sở GDĐT phê duyệt.

215
(đánh dấu X): Đạt …; Chưa đạt:

(Kí tên/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS)

216
Phụ lục 4.3

MẪU BÁO CÁO HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH HỔ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP CỦA
GVPTCC/CBQLCSGDPTCC

CHO GVPT/CBQLCSGDPT ĐẠI TRÀ NĂM 2021


(mẫu này có thể tải từ hệ thống LMS)

(Kèm theo Công văn số 32 /CV-ETEP ngày 20 tháng 01 năm 2021 của BQL CT
ETEP)

GVPT cốt cán/CBQLCSGDPT cốt cán điền vào bảng sau và đưa lên hệ thống học
trực tuyến LMS:

Họ và tên GVPT/CBQLCSGDPT cốt cán…………………………………….

Chức vụ/ môn học phụ trách:…………………….……………….

Cơ sở giáo dục đang công tác ……………………………………..

T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
1 Chuẩn bị học tập
1. Tiếp nhận danh … Số lượng
1 sách GVPT/ GV/CBQLCSGDPT GV/CBQLCSGD
CBQLCSGDPT (điền số lượng do sở PT
được phân công GDĐT phân công hỗ
phụ trách trợ)
1.2 Hỗ trợ đồng 100% (….) Số lượng và tỉ lệ
nghiệp hoàn GVPT/CBQLCSGDP %
thiện thông tin T được cấp quyền
đăng ký tự học tham gia học tập trên
mô đun 3 trên hệ LMS hoàn thành

217
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
thống LMS thông tin đăng ký tự
học trên Hệ thống
LMS, truy cập học
liệu mô đun 3 thành
công hoặc/và nhận
được tài liệu bản in
(đối với
GVPT/CBQLCSGDP
T ở vùng khó tiếp cận
CNTT); (điền số
lượng. Lưu ý: số
lượng
GVPT/CBQLCSGDP
T được cấp tài khoản
có thể nhỏ hơn số
lượng
GVPT/CBQLCSGDP
T được phân công,
hoặc chưa có, tùy
theo việc Sở ký kết
thỏa thuận với nhà
cung ứng LMS)
1.3 Hỗ trợ đồng 100% (….) Số lượng và tỉ lệ
nghiệp hoàn GVPT/CBQLCSGDP % (so với SL do
thiện thông tin T được cấp quyền Sở GDĐT phân
đăng ký tự học tham gia học tập trên công)

218
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
mô đun 4 trên hệ LMS đăng ký tự học,
thống LMS truy cập học liệu mô
đun 4 thành công
hoặc/ và nhận được
tài liệu bản in (đối với
GVPT/CBQLCSGDP
T ở vùng khó tiếp cận
CNTT); (điền số
lượng).
1.4 Hỗ trợ đồng 100% (….) Số lượng và tỉ lệ
nghiệp hoàn GVPT/CBQLCSGDP % (so với SL do
thiện thông tin T đại trà được cấp Sở GDĐT phân
đăng ký tự học quyền tham gia học công)
mô đun thứ 5 tập trên LMS đăng ký
trên hệ thống tự học, truy cập học
LMS (tùy theo liệu mô đun thứ 5
lựa chọn của học thành công hoặc/ và
viên) nhận được tài liệu bản
in (đối với
GVPT/CBQLCSGDP
T ở vùng khó tiếp cận
CNTT); (điền số
lượng).
2. Triển khai học tập: Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun 3, 4, và thứ 5 và
trong các hoạt động chuyên môn năm 2021
2. Hỗ trợ trên hệ 100% (…) Số lượng và tỉ lệ

219
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
1. thống LMS của GVPT/CBQLCSGDP %
Viettel: Thảo T (điền số lượng GVPT/CBQLCS
luận, góp ý, bài được cấp quyền tham GDPT đã tham
tập, nhắc hoàn gia học tập trên hệ gia (so với SL
thành BT quá thống LMS) được GV được cấp
trình, cuối khóa, tham gia các lớp học quyền tham gia
khảo sát, trao ảo, tham gia thảo luận học tập trực
đổi với giảng trực tuyến trên hệ tuyến)
viên sư phạm, thống LMS với sự hỗ Số lượng và tỉ lệ
các trao đổi, hỗ trợ của đội ngũ cốt % các thắc mắc
trợ khác ngoài cán; được GVPTCC
việc hoàn thành 100% các thắc mắc giải đáp
mô đun trên hệ của GVPT/ Số lượng và tỉ lệ
thống học tập CBQLCSGDPT được % các thắc mắc
(Ghi rõ tên hoạt GVPTCC/CB được giải đáp
động hỗ trợ trực QLCSGDPTCC giải GVSP chủ chốt
tuyến và trực đáp trong tuần với giải đáp
tiếp, cần chèn chất lượng chuyên
thêm các dòng môn cao.
phụ) 100% thắc mắc được
GVSPCC/
GVQLGDCC giải đáp
trong tuần (Đội ngũ
cốt cán, trong trường
hợp không thể giải
đáp thắc mắc của

220
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
GVPT/
CBQLCSGDPT, cần
chuyển để nhận được
sự hỗ trợ từ giảng
viên sư phạm để đảm
bảo 100% các thắc
mắc của
GVPT/CBQLCSGDP
T được phân công
được giải đáp trong
tuần).
2. Các hoạt động 100% (…)
2 hỗ trợ trực GVPT/CBQLCSGDP
truyến khác, giải T được tham gia các
đáp các thắc hoạt động trực truyến
mắc về chuyên khác, được giải đáp
môn trong các các thắc mắc về
diễn đàn trực chuyên môn trong các
tuyến, các nhóm diễn đàn trực tuyến, Số lượng và tỉ lệ
group chat, zalo, các nhóm group chat, %
trao đổi qua zalo, trao đổi qua
email, các lớp email, các lớp học
học ảo…, với sự ảo…, với sự hỗ trợ
hỗ trợ của đội của đội ngũ cốt cán;
ngũ cốt cán; (Điền số lượng
(Ghi rõ tên hoạt GVPT/CBQLCS

221
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
động hỗ trợ trực GDPT được phân
tuyến khác, công hỗ trợ).
không trên hệ 100% các thắc mắc
thống LMS của của GVPT/
Viettel, cần chèn CBQLCSGDPT được
thêm các dòng GVPTCC/CB
phụ) QLCSGDPTCC giải
đáp trong tuần với
chất lượng chuyên
môn cao.
100% thắc mắc được
GVSPCC/
GVQLGDCC giải đáp
trong tuần (Đội ngũ
cốt cán, trong trường
hợp không thể giải
đáp thắc mắc của
GVPT/
CBQLCSGDPT, cần
chuyển để nhận được
sự hỗ trợ từ giảng
viên sư phạm để đảm
bảo 100% các thắc
mắc của GVPT/
CBQLCSGDPT được
phân công được giải

222
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
đáp trong tuần).
2. Hỗ trợ trực tiếp: 100% (…)
3. sinh hoạt chuyên GVPT/CBQLCSGDP
môn/cụm trường T được tham gia các
(bao gồm cả các hoạt động chuyên
hỗ trợ liên quan môn trực trực tiếp: Số lượng và tỉ lệ
đến quá trình sinh hoạt chuyên %
học tập mô đun môn, giải đáp thắc
và các hỗ trợ mắc trực tiếp, dự giờ -
phát triển nghề sinh hoạt chuyên
nghiệp tại chỗ, môn, trao đổi chuyên
liên tục khác môn khác, với sự hỗ
trong năm) trợ của đội ngũ cốt
(Ghi rõ tên hoạt cán; (Điền số lượng
động, có thể GVPT/CBQLCSGDP
chèn thêm các T được phân công hỗ
dòng phụ) trợ).
100% các thắc mắc
của
GVPT/CBQLCSGDP
T được GVPTCC/CB
QLCSGDPTCC giải
đáp trong tuần với
chất lượng chuyên
môn cao.
100% thắc mắc được

223
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
GVSPCC/GVQLGD
CC giải đáp trong
tuần (Đội ngũ cốt
cán, trong trường hợp
không thể giải đáp
thắc mắc của GVPT/
CBQLCSGDPT, cần
chuyển để nhận được
sự hỗ trợ từ giảng
viên sư phạm để đảm
bảo 100% các thắc
mắc của
GVPT/CBQLCSGDP
T được phân công
được giải đáp trong
tuần).
3. Đánh giá kết quả học tập mô đun bồi dưỡng
3. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) Số lượng và tỉ lệ
1. GVPT/CBQLCS GVPT/CBQLCSGDP % (so với SL học
GDPT hoàn T (điền số lượng tham viên học tập trên
thành bài kiểm gia học tập trên hệ hệ thống LMS)
tra trắc nghiệm thống LMS) hoàn
mô đun 3 thành bài kiểm tra trắc
nghiệm mô đun;
3. Chấm bài tập 100% bài tập hoàn Số lượng và tỉ lệ
2 hoàn thành mô thành mô đun được % (so với SL học

224
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
đun 3 chấm (điền số lượng viên học tập trên
bằng với số lượng hệ thống LMS)
GVPT/CBQLCSGDP SL bài tập được
T tham gia học tập GVSPCC góp ý
mô đun); về đánh giá chấm
Có 3 bài tập hoàn bài
thành mô đun/ 01
GVPTCC/
CBQLCSGDPTCC
được
GVSPCC/GVQLGD
CC góp ý về đánh giá
chấm bài (chỉ góp ý
nhận xét về chuyên
môn, không thay đổi
kết quả chấm bài của
GVPTCC/CBQLCSG
DPTCC)
3. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) Số lượng và tỉ lệ
3 GVPT/CBQLCS GVPT/CBQLCSGDP % (so với SL học
GDPT hoàn T (điền số lượng tham viên học tập trên
thành bài kiểm gia học tập trên hệ hệ thống LMS)
tra trắc nghiệm thống LMS) hoàn
mô đun 4 thành bài kiểm tra trắc
nghiệm mô đun;
3. Chấm bài tập 100% bài tập hoàn Số lượng và tỉ lệ

225
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
4 hoàn thành mô thành mô đun được % (so với SL học
đun 4 chấm (điền số lượng viên học tập trên
bằng với số lượng hệ thống LMS)
GVPT/CBQLCSGDP SL bài tập được
T tham gia học tập GVSPCC góp ý
mô đun); về đánh giá chấm
Có 3 bài tập hoàn bài
thành mô đun/ 01
GVPTCC/
CBQLCSGDPTCC
được
GVSPCC/GVQLGD
CC góp ý về đánh giá
chấm bài (chỉ góp ý
nhận xét về chuyên
môn, không thay đổi
kết quả chấm bài của
GVPTCC/CBQLCSG
DPTCC)
3. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) Số lượng và tỉ lệ
5. GVPT/CBQLCS GVPT/CBQLCSGDP % (so với SL học
GDPT hoàn T (điền số lượng tham viên học tập trên
thành bài kiểm gia học tập trên hệ hệ thống LMS)
tra trắc nghiệm thống LMS) hoàn
mô đun thứ 5 thành bài kiểm tra trắc
nghiệm mô đun;

226
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
3. Chấm bài tập 100% bài tập hoàn Số lượng và tỉ lệ
6 hoàn thành mô thành mô đun được % (so với SL học
đun thứ 5 chấm (điền số lượng viên học tập trên
bằng với số lượng hệ thống LMS)
GVPT/CBQLCSGDP SL bài tập được
T tham gia học tập GVSPCC góp ý
mô đun); về đánh giá chấm
Có 3 bài tập hoàn bài
thành mô đun/01
GVPTCC/
CBQLCSGDPTCC
được
GVSPCC/GVQLGD
CC góp ý về đánh giá
chấm bài (chỉ góp ý
nhận xét về chuyên
môn, không thay đổi
kết quả chấm bài của
GVPTCC/CBQLCSG
DPTCC)
4. Đôn đốc GVPT/ CBQLCSGDPT trả lời phiếu khảo sát về mô đun bồi
dưỡng
4. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số Số lượng và tỉ lệ
1 GVPT/CBQLCS lượng hoàn thành mô % (so với SL học
GDPT hoàn đun bồi dưỡng) viên hoàn thành
thành phiếu GVPT/ bài tập trên hệ

227
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
khảo sát cuối mô CBQLCSGDPT hoàn thống LMS)
đun 3 thành khảo sát cuối
mô đun ;
4. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số Số lượng và tỉ lệ
2 GVPT/CBQLCS lượng hoàn thành mô % (so với SL học
GDPT hoàn đun bồi dưỡng) viên hoàn thành
thành phiếu GVPT/ bài tập trên hệ
khảo sát cuối mô CBQLCSGDPT hoàn thống LMS)
đun 4 thành khảo sát cuối
mô đun ;
4. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (…) (điền số Số lượng và tỉ lệ
3 GVPT/CBQLCS lượng hoàn thành mô % (so với SL học
GDPT hoàn đun bồi dưỡng) viên hoàn thành
thành phiếu GVPT/ bài tập trên hệ
khảo sát cuối mô CBQLCSGDPT hoàn thống LMS)
đun 5 thành khảo sát cuối
mô đun ;
4. Đôn đốc, hỗ trợ 100% (….) (điền số Số lượng và tỉ lệ
4 GVPT/CBQLCS lượng) % (so với SL học
GDPT hoàn GVPT/CBQLCS viên hoàn thành
thành phiếu GDPT hoàn thành 03 MĐ3, 4, và thứ
khảo sát về mô đun BDTX năm 5)
chương trình bồi 2021 hoàn thành
dưỡng năm 2021 Khảo sát về chương
trình BDTX năm
2021

228
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
5 Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun bồi dưỡng trên hệ thống LMS
5. Xác nhận đồng 80% (…) (điền số Số lượng và tỉ lệ
1. nghiệp hoàn lượng) GVPT/ % (so với SL học
thành mô đun 3 CBQLCSGDPT tham viên tham gia BD
trên hệ thống gia bồi dưỡng trên hệ MĐ 3)
LMS thống LMS) hoàn
thành mô đun 3 (Đạt)
5. Xác nhận đồng 80% (…) Số lượng và tỉ lệ
2 nghiệp hoàn GVPT/CBQLCSGDP % (so với SL học
thành mô đun 4 T (điền số lượng viên tham gia
trên hệ thống GVPT/CBQLCS MĐ 4)
LMS GDPT tham gia bồi
dưỡng trên hệ thống
LMS) hoàn thành mô
đun 4 (Đạt)
5. Xác nhận đồng 80% (…) (điền số Số lượng và tỉ lệ
3. nghiệp hoàn lượng) GVPT/ % (so với SL học
thành mô đun CBQLCSGDPT tham viên tham gia BD
thứ 5 trên hệ gia bồi dưỡng trên hệ MĐ 5)
thống LMS thống LMS hoàn
thành mô đun thứ 5
(Đạt)
5. Xác nhận hoàn 80% (…) (điền số Số lượng và tỉ lệ
4 thành 03 mô đun lượng) % (so với SL học
bồi dưỡng năm GVPT/CBQLCSGDP viên tham gia
2021 T hoàn thành mô đun MĐ 3, 4, và MĐ

229
T Hoạt động Kết quả cần đạt Kết quả hoàn Thời Ngườ
T thành gian i phối
hoàn hợp
thành
(Từ…
đến…
3, 4, và mô đun thứ 5 thứ 5)
trên hệ thống LMS
(Đạt)
5. Báo cáo số (…) (điền số lượng) Số lượng và tỉ lệ
5 lượng GVPT/CBQLCSGDP % (so với đồng
GVPT/CBQLCS T hoàn thành mô đun nghiệp được
GDPT hoàn 05 mô đun bồi dưỡng: phân công hỗ trợ)
thành 05 mô đun 1, 2, 3, 4, và mô đun
bồi dưỡng thứ 5 trên hệ thống
LMS (Đạt)
HIỆU TRƯỞNG/ĐẠI DIỆN ………. Ngày tháng
PHÒNG/SỞ GDĐT DUYỆT31 năm 20…
NGƯỜI BÁO CÁO
Kí tên, đóng dấu/hoặc xác nhận (Kí và ghi rõ họ tên/nộp trên
trên hệ thống LMS) hệ thống LMS)

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GVSP CHỦ CHỐT

(đánh dấu X): Đạt …; Chưa đạt:

(Kí tên/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS)

31
Báo cáo hoàn thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của GV cốt cán trình Hiệu trưởng phê
duyệt; Báo cáo hoàn thành kế hoạch Hỗ trợ đồng nghiệp của CBQLCSGDPT cốt cán cấp tiểu
học và Trung học cơ sở trình đại diện Phòng GDĐT phê duyệt, cấp trung học phổ thông trình
Sở GDĐT phê duyệt.

230
231
ĐÁNH GIÁ KHOÁ HỌC

1. Nhiệm vụ và yêu cầu bài thu hoạch học viên thực hiện sau khoá tập
huấn

Bài tập 1. Xây dựng các học liệu phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch
bài dạy môn Ngữ văn có ứng dụng CNTT ở cấp THPT đã có.

Bài tập 2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lí HS ở trường THPT.

GV có thể sử dụng các khung, mẫu biểu đã được hướng dẫn, cho phép xây dựng
chung kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trên cùng một khung/mẫu có sẵn.

2. Phương pháp đánh giá bài thu hoạch sau khoá tập huấn

- Học viên hoàn thành và nộp sản phẩm bài tập 1 là học liệu số và bài tập 2 là kế
hoạch hỗ trợ đồng nghiệp.

- GV đánh giá cho điểm và nhận xét về học liệu số, kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp.

3. Đánh giá kết quả tập huấn

- Đánh giá quá trình thông qua sản phẩm hoạt động của học viên trong quá
trình tập huấn.

- Đánh giá kết quả thông qua sản phẩm bài tập mà học viên cần thực hiện và
hoàn thiện ở sau khoá tập huấn.

232
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÍ

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương
trình tổng thể và chương trình môn học. Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quyết định số 1904/QĐ-BGDĐT quy định kỹ
thuật về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo
dục phổ thông, ban hành ngày 04/07/2019.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ban hành Quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 21/0201/TT-BGDĐT về quy định
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng
Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí giáo dục, ban hành ngày 06
tháng 09 năm 2017.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 5807/BGDĐT-CNTTV/v hướng
dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông, ban hành ngày
21/12/2018.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT quy định về
quản lí, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, ban hành ngày 30/12/2019.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Quyết định số 1904/QĐ-BGDĐT Quy định kỹ
thuật về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo
dục phổ thông, ban hành ngày 04/07/2019.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT quy định về
quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, ban hành ngày 30/12/2019.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều
lệ Trường Tiểu học.
[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học.
233
[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, ban hành Sửa
đổi, bổ sung của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS/THPT.
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Công văn Số 4096/BGDĐT-CNTT V/v hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021 – 2022, ban
hành ngày 20/9/2021.
[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ
chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở Giáo dục và
Đào tào và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, ban hành ngày 05 tháng 10 năm 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TRUYỀN
THÔNG

[14] Embi, M.A. (2011), Web 2.0 Tools in Education – A Quick Guide. Centre of
Academic Advancement, Universiti Kebangsaan Malaysia. (ebook)
[15] Florian, L., Hegarty, J. (2004). ICT and Special Educational Needs. Open
University Press. ISBN 0 335 2119 5 (ebook)
[16] Frei, S. et al (2007). Integrating Educational Technology into Curriculum. Shell
Education. ISBN 978-1-4258-0379-7 (ebook)
[17] Geoff Petty (2010), Teaching Today: A practical Guide, Fourth Edition, Nelson
Thornes Ltd., ISBN 978-1-4085-0415-4 (book).
[18] Hart, J. (2015). A practical guide to the top 100 tools for learning 2015. Centre
for Learning & Performance Technologies. (ebook)
[19] Horton, W. (2006). E-Learning by Design. Published by Pfeiffer, An Imprint of
Wiley. ISBN -10: 0-7879-8425-6 (pbk. book)
[20] Huang R., Spector J.M., Yang J. (2019). Educational Technology – A primer for
the 21st Century. Springer. ISSN 2196-4963 (ebook)
[21] ISTE (2016). Standards for Educators | ISTE, Link:
https://www.iste.org/standards/for-educators (pdf)
[22] ISTE (2016). Standards for Students | ISTE, Link:
https://www.iste.org/standards/for-students (pdf)
[23] Lim C.P. et al. (2010). Leading ICT in Education Practices – A capacity –
building toolkit for teacher education institutions in the Asia Pacific. Microsoft
ISBN: 978-981-08-5073-9 (ebook)

234
[24] McArdle, G. (2010). Instructional Design in Action Learning. Library of
Congress Cataloging-in-Publication Data. ISBN-13: 978-0-8144-1566-5 (ebook)
[25] Michael Allen (2007). Designing successful e-Learning – Michael Allen’s e-
Learning library, Pfeiffer, ASTD (ebook)
[26] Microsoft (2020). The class of 2030 and life-ready learning: the technology
imperative. A sumary report. Link: https://info.microsoft.com/
[27] OECD (2019). PISA 2021 ICT Framework. Link: https://www.oecd.org/pisa/
[28] Patricia, L. R. (2002). Designing Instruction for Technology-Enhanced Learning.
Idea Group Publishing. ISBN-1-930708-28-9 (ebook)
[29] Roblyer, M.D., Doering, A.H, (2014). Integrating Educational Technology into
Teaching (6th Ed.). Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall. ISBN 13:
978-1-292-02208-6 (book)
[30] The Economist Intelligent Unit Limited (2020). Staff of 2030: Future – ready
Teaching. Sponsored by Microsoft (ebook).
[31] Tony Bates A.W. (2019). Teaching in a Digital Age – Guilines for designing
teaching and learning – 2nd Edition. Tony Bates Associates Ltd. Vancover, B.C
(ebook)
[32] Wang et al. (2010). Handbook of Research on Hybrid Learning Models:
Advanced Tools, Technologies, and Applications. InformatIon scIence reference
(ebook)

235

You might also like