You are on page 1of 189

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG




GIÁO TRÌNH
DẠY HỌC SỐ TRONG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TECHNICAL TEACHING IN
VOCATIONAL EDUCATION

BIÊN SOẠN: TRẦN MINH SANG

Vĩnh Long, tháng 01 năm 2023


40
51
54
58
72
LỜI NÓI ĐẦU
s o s á n h đ i ể m k h á c b i ệ t m - l e a r n i n g v à
s l e a r n i n g

Tài liệu “Dạy học số trong GDNN” được biên soạn theo chương trình bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng theo tiếp
cận năng lực thực hiện. Nội dung của giáo trình được cấu trúc theo 03 chủ đề học được
xây dựng dưới các chương bao gồm: Thiết kế dạy học số, Tổ chức dạy học số và Đánh
giá trong dạy học số.

Mỗi bài học trong tài liệu là căn cứ quan trọng để tổ chức bồi dưỡng những kỹ năng
dạy học số cho giáo viên GDNN, qua đó, người giảng viên cao đẳng có thể rèn luyện các
kỹ năng dạy học số của bản thân. Khi triển khai bồi dưỡng, mỗi kỹ năng được tổ chức
dạy học thông qua hai nội dung: Thứ nhất, người học có được nhận thức về cơ sở khoa
học sư phạm của thiết kế, tổ chức và đánh giá kết quả học tập trong dạy học số; Thứ hai,
người học thiết kế được học liệu số, bài giảng điện tử dưới dạng Audio, Video, PDF,
PPT, HTML5.; Sử dụng được ít nhất một hệ thống quản lý dạy học (LMS) và một số nền
tảng thông dụng hỗ trợ trong dạy học trực tuyến; Thiết kế và tổ chức đánh giá được kết
quả học tập của người học trên hệ thống LMS hoặc các ứng dụng hỗ trợ tích hợp được
với LMS.

Tập thể tác giả đã cố gắng nhiều trong nghiên cứu và biên soạn, song khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, mong các bạn đọc góp ý kiến nhận xét để cuốn tài liệu
ngày càng hoàn thiện hơn.

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

Ban biên soạn

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................2
MỤC LỤC .............................................................................................................................
CHƯƠNG 1: THIẾT KẾ DẠY HỌC SỐ........................................................................4
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học số...........................................................................8
1.2.1. Năng lực sử dụng công nghệ của GV........................................................................8
1.3. Thành phần và cấu trúc của hệ sinh thái dạy học số...................................................15
2. Sử dụng công cụ hỗ trợ thiết kế học liệu số...................................................................17
2.1. Lecture Marker...........................................................................................................17
2.3. Adobe presenter/iSpring 10........................................................................................36
2.4. OpenShot Video Editor...............................................................................................46
2.5. Công cụ thiết kế thí nghiệm mô phỏng.......................................................................55
3. Thiết kế dạy học số........................................................................................................63
3.1. Yêu cầu sư phạm và công nghệ đối với thiết kế dạy học số.......................................63
3.2. Thiết kế dạy học số trên các nền tảng công nghệ........................................................66
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC SỐ.......................................................................68
* MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC..........................................................................................68
* NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ...........................................................................................68
1. Chiến lược và nguyên tắc dạy học số............................................................................68
1.1. Các chiến lược dạy họcsố...........................................................................................68
1.2. Nguyên tắc dạy họcsố.................................................................................................70
2. Một số hình thức tổ chức dạy học số.............................................................................72
2.1. Sử dụng ứng dụng Video Call (Zoom cloud meeting, Google Hangouts Meet, Skype
Meet Now).........................................................................................................................72
2.2. Sử dụng Google Meet.................................................................................................80
2.3. Sử dụng hệ thống LMS và một số nền tảng thông dụng (Google Classroom, Moodle,
Microsoft Teams)...............................................................................................................82
2.3.1. Google Classroom...................................................................................................82
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SỐ....................................................113
1. Yêu cầu xây dựng công cụ - kiểm tra đánh giá trong dạy học số................................113
1.1. Yêu cầu sư phạm......................................................................................................113
1.2. Yêu cầu công nghệ....................................................................................................119
2. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá trong dạy học số.............................................119
2.1. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá với Hot Potatoes...........................................119
2
2.2. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá với Presenter iSpring suite 10.......................136
2.3. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá với Moodle..................................................141
2.4. Đánh giá kết quả học tập và an toàn thông tin trong dạy học số..............................160
Mục đích của kiểm tra thường xuyên..............................................................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................162

3
CHƯƠNG 1: THIẾT KẾ DẠY HỌC SỐ
bài tập về nhà: line intro,CAI là gì, năng lực sử dụng công nghệ của Gv: bt nhóm
* MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Hoàn thành bài học này, người học có khả năng:
- Kiến thức: Phân tích được vai trò, đặc trưng, các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học số;
nguyên tắc, yêu cầu sư phạm và công nghệ đối với thiết kế dạy học số.

- Kỹ năng: Sử dụng công cụ thiết kế học liệu số và thiết kế dạy học số với công cụ
dạy học trực tuyến đảm bảo dung lượng hợp lý, dễ sử dụng, phù hợp với thiết bị và thói
quen công nghệ của người học, đảm bảo tính sư phạm.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động thực hiện thiết kế dạy học số với công
cụ dạy học trực tuyến đảm bảo tính sư phạm và an toàn.
* NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
1. Dạy học số
1.1. Vai trò của công nghệ số và đặc trưng của dạy học số
1.1.1. Khái niệm dạy học số
Dạy học số xuất hiện từ những năm 1980 của thế kỷ trước và ngày càng trở nên
phổ biến. Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Tuy nhiên, có
thể điểm qua một số các giải thích khác nhau về dạy học số như sau:

- Dạy học số là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, lựa chọn,
quản lý và mở rộng việc giảng dạy và học tập.

- Dạy học số là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép,
phân phối, và/hoặc cung cấp các phương tiện phục vụ việc giảng dạy và học tập.

- Dạy học số là dạy và học dựa trên công nghệ số hướng tới một hệ thống giáo dục
chất lượng tốt, tiếp cận dễ dàng.

- Dạy học số là phương thức mà GV tổ chức, hướng dẫn cho người học khám phá,
tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách gián tiếp thông qua các phương tiện hỗ trợ
như điện thoại, máy tính, internet

- Dạy học số được hiểu là mô hình học tập được thực hiện qua Internet. Theo cách
hiểu khác, thường được gọi là học tập điện tử (E-learning).

- Dạy học số là kiểu học tập được triển khai hoàn toàn dựa trên nền tảng công nghệ

4
thông tin và Internet.

- Dạy học số được hiểu là một kiểu học tập từ xa - thuật ngữ chung nhất chỉ bất kỳ
việc học nào diễn ra với một khoảng cách mà không theo truyền thống (dạy trực tiếp trên
lớp học).

Theo quan điểm hiện đại, dạy học số là sự phân phát các nội dung học sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,… trong đó
nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio…thông qua một
máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các
hình thức như: Email, thảo luận trực tuyến (Chat), diễn đàn trực tuyến (Forun) …

Như vậy, một cách chung nhất có thể hiểu, dạy học số là sử dụng các công nghệ
dựa trên nền tảng của mạng Internet để tiến hành dạy học. Về bản chất, dạy học số trong
GDNN là quá trình giáo viên tổ chức hoạt động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng nghề
nghiệp của người học thông qua hệ thống công nghệ, người học thông qua hệ thống công
nghệ để tương tác với giáo viên, bạn cùng học và trang bị kiến thức, kỹ năng cho bản
thân; các hoạt động này được quản lý bởi hệ thống quản lý (hệ thống công nghệ quản
lý). Người học sẽ học bằng các thiết bị thông minh như máy tính/điện thoại..., thông qua
trang Web trong một lớp học ảo. Nội dung bài học sẽ được phân phối tới học viên qua
Internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá,
truyền hình tương tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử khác. Việc triển khai áp
dụng mô hình dạy học số khá đa dạng, đơn giản nhất là hình thức cung cấp các bài giảng
điện tử trên đĩa CD cho học viên tự học, phức tạp hơn là những lớp học được tổ chức trên
mạng Internet với sự quản lý một cách có hệ thống.

Theo cách này, người học không phải di chuyển đến các lớp học mà thực hiện các
hoạt động học tập từ xa thông qua các kênh giao tiếp trên Internet. Trong những năm
trước đây, các giáo viên phải tạo ra các lớp học ảo của họ từ đầu rất khó khăn và thường
dẫn đến kết quả kém. Ngày nay, toàn bộ ngành công nghiệp phần mềm đã cho ra đời
hàng loạt phần mềm ứng dụng dạy học. Các phần mềm về hệ thống quản lý khóa học
(CMS - Course Management System) được nhiều trường học sử dụng. CMS cho phép
giáo viên thiết kế và cung cấp các khóa học của họ một cách linh hoạt bao gồm một số
công cụ khác nhau để tổ chức dạy học.

5
ý nghĩa của Apply và Use:

- Apply: sử dụng một cái gì đó hoặc làm cho 1 cái gì đó với mottj cách làm nào đó

- Use: làm một cái gì đó mý móc với 1 phương thức , với 1 đối tượng để đạt mục đích.

6
1.1.2. Vai trò của công nghệ số trong dạy học

Thứ nhất, giúp hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao

Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công
nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của dạy
thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu
kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy

Thứ hai, thúc đẩy tiếp cận mở trong giáo dục và dạy học

Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông
tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian.
Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy. Chương trình
giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả. Đi kèm
với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến
thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở rộng là
một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đaị.

Thứ ba, tạo không gian và thời gian học linh động

Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến
thức một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể
tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người ở 1 quốc gia khác, góp phần tạo ra xa hội
học tập mà ở đó, người học có thể học tập suốt đời.

Thứ tư, đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa học tập

Công nghệ thông tin sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn những vấn đề mà
mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu của mỗi người, từ đó mà phát triển theo thế mạnh
của từng người do cấu tạo khác nhau của các tiểu vùng vỏ não. Chính điều đó sẽ thúc đẩy
sự phát triển của các tài năng.

Thứ năm, lưu trữ nguồn tri thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên

Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và giáo viên
thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối mạng
internet. Điều này đóng một vai trò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo
dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực
7
người học,

8
bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề.
Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải
phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp người
học về phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với
thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.

1.1.3. Đặc trưng của dạy học số

Dạy học số có những đặc trưng nổi bật sau đây:

- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần
xoá đi khoảng cách về thời gian và không gian cho dạy học số. Nội dung dạy học số được
chuyển tải qua mạng tới máy tính của người học, điều này cho phép người học học bất cứ
lúc nào và bất cứ nơi đâu.

- Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dạy học số được thực hiện dựa trên dịch vụ Internet, vì vậy
việc tiếp cận rất dễ dàng. Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép người học lựa chọn đơn
vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng
của mình. Người học tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những
tài liệu trực tuyến.

- Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng được tích hợp
dạng văn bản với các dạng hình ảnh, âm thanh, video… , điều này sẽ tạo sự lôi cuốn,
cuốn hút người học tương tác với bài học. tương tác

- Tính cập nhật: Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp
ứng và phù hợp tốt nhất cho người học.

- Tính linh hoạt: Bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ học trực tuyến là linh
hoạt. Từ khi đăng kí học đến lúc hoàn tất, người học có thể học theo thời gian biểu mình
định ra, không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù vẫn đang ở trong lớp học
“ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày
dưới đây.

- Tự định hướng: Vì là lớp học trực tuyến nên trong một số dịch vụ, người học có thể tự
định hướng cho mình, bằng cách chọn lớp học/khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở
thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một tổ chức; có thể yêu cầu cơ sở cung cấp dịch vụ
học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theo định hướng hay theo nhu
9
cầu kiến thức của nhân viên.

10
- Tự điều chỉnh: Người học có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là có
thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức
của mình.

- Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu có tính đồng bộ cao vì chương trình và các tài liệu
soạn thảo được đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu.

- Học có sự hợp tác, phối hợp (Collaborative learning): Người học có thể giao lưu và tương
tác với nhiều người cùng lúc, có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo
luận và làm bài tập về nhà. Người học cũng có thể tương tác với nhiều người cùng lúc, hoặc
trao đổi với giảng viên. Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học số

1.2.1. Năng lực sử dụng công nghệ của GV

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và
kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương
pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục
đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nói một cách
đơn giản, công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc
sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công
nghiệp hoặc thương mại. Thuật ngữ công nghệ có thể được dùng theo nghĩa chung hay
cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như “công nghệ xây dựng”, “công nghệ thông tin”.

Với đặc điểm của dạy học số, người dạy, người học đều sử dụng thiết bị công nghệ
thông tin, mạng internet và hệ thống công nghệ phần mềm trong việc giảng dạy và học
tập trực tuyến của mình. có thể hiểu năng lực sử dụng công nghệ thông tin là sự thực hiện
thành thạo các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện

đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy học, đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao.

Năng lực sử dụng công nghệ thông tin bao gồm nhiều yếu tố, song các yếu tố cốt
lõi của năng lực này là tri thức cơ bản về CNTT, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và
hệ thống các giá trị, thái độ tích cực của cá nhân. Trong đó, yếu tố hệ thống các kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin là yếu tố trung tâm. Các kiến thức tin học căn bản mà GV
cần
11
phải có trong quá trình dạy học trực tuyến đó là: (1) GV phải biết sử dụng máy tính để
thực hiện một số công việc: tính toán, thống kê số liệu, soạn thảo văn bản, lập kế hoạch
và kiểm soát kế hoạch thực hiện; (2) Sử dụng các phần mềm cơ bản như: soạn thảo văn
bản, phần mềm trình chiếu PowerPoint, phần mềm dạy học trực tuyến, phần mềm quản lý
công việc;
(3) GV sử dụng được thành phần của mạng để kết nối, điều khiển, khai thác các dịch vụ
trên mạng; xác định các thông tin cần thiết và xây dựng các tiêu chí lựa chọn; sử dụng kĩ
thuật tìm kiếm, tổ chức lưu trữ; (4) Sử dụng công nghệ thông tin để chia sẻ, trao đổi
thông tin, hợp tác với SV và đồng nghiệp một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, các GV cần có các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế, tổ
chức, khai thác - chia sẻ nhằm phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến một cách hiệu quả,
cụ thể: Trong khâu thiết kế: kỹ năng tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng
cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng; kỹ năng diễn đạt ý tưởng dạy
học bằng công cụ công nghệ thông tin; Sử dụng các phương pháp khác nhau để tạo các
trình diễn hiệu quả trong giảng dạy; kỹ năng sử dụng các phần mềm để thiết kế các bài
tập, đề kiểm tra cho SV…; kỹ năng thiết kế các kho học liệu mở; kỹ năng sử dụng các
phần mềm dạy học để thiết kế một bài cụ thể; Thiết kế trang web, blog cá nhân để trao
đổi thông tin liên quan đến chuyên môn, giúp SV học tập thông qua mạng, mở rộng
không gian giao tiếp giữa thầy và trò, đồng nghiệp...; Trong khâu tổ chức: kỹ năng sử
dụng các thiết kế bài học, các phần mềm dạy học trực tuyến để tổ chức hoạt động dạy học
trực tuyến trên lớp; kỹ năng quản lý, giám sát việc tự học, học ở nhà trên các trang web;
phản hồi ngược từ người học để điều chỉnh các thiết kế, các ứng dụng cho phù hợp; kỹ
năng sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để quản lý, đánh giá kết quả học tập của
SV; Trong khâu khai thác, sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin - kỹ năng ứng
dụng các tiện ích trên web để giảng dạy hiệu quả và sáng tạo; Xác định và sử dụng hiệu
quả mạng xã hội cải thiện giảng dạy; Áp dụng kiến thức của nguồn tài nguyên để tạo một
trang tư liệu mở (Wikipedia); kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để chia sẻ, trao đổi
thông tin hợp tác với SV và đồng nghiệp... một cách an toàn và hiệu quả.

Như vậy, năng lực sử dụng công nghệ thông tin của GV là một trong những yếu tố
vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học trực tuyến. Sự yếu kém trong năng lực sử dụng
công nghệ của GV sẽ là một rào cản lớn đối với việc nhanh chóng chuyển đổi phương thức
đào tạo của nhà trường. Do vậy, ở những cơ sở giáo dục đào tạo, năng lực sử dụng công
12
nghệ

13
của GV tốt sẽ là một yếu tố thuận lợi để tiến hành dạy học số.

1.2.2. Phương pháp giảng dạy của GV

Phương pháp dạy học được hiểu là tổ hợp cách thức tiến hành hoạt động dạy của
GV và cách thức tiến hành hoạt động học của SV, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò
chủ đạo, phương pháp học đóng vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. Đây là yếu tố
rất quan trọng đối với chất lượng dạy học. Cùng với các phương tiện dạy học, phương
phá dạy học có chức năng xác định những phương thức hoạt động dạy và học theo nội
dung nhất định nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học đã đề ra trong quá trình
dạy học ở đại học.

Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ
tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương
pháp giảng dạy này, các em HSSV như một cái kho và thầy cô chúng ta đem bất kỳ một
điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho đó. Kết quả là SV học tập một cách thụ
động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập.

Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác (GV - SV,
SV - SV, SV - GV, SV với những người hiểu biết hơn…), trong đó, “học” là một hoạt
động trung tâm. Và, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của
hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo,
thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ
động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Để đạt được điều ấy, trong quá
trình dạy học, người thầy cần phải thức tỉnh trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểu
biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) để SV chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết
và không thể thiếu được. Bởi, chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc phục
những biểu hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; chỉ có đổi mới PPDH
chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi
mới PPDH chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại.

Quá trình dạy học trực tuyến có sự khác biệt rất lớn đối với quá trình dạy học trực
tiếp. Đó là sự phân phối các tài liệu, nội dung học tập dựa trên các công cụ điện tử hiện

14
đại

15
như: điện thoại, máy tính thông qua mạng internet. Trong đó, nội dung tài liệu học tập có
thể được cập nhật từ các website trường học trực tuyến và các ứng dụng di động khác.
Tức là việc tổ chức cho người học lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng một cách gián
tiếp, thông qua các phương tiện hỗ trợ. Do vậy, người dạy cần phải nắm rõ về mặt lý luận
các phương pháp dạy học, biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp
với điều kiện dạy học trực tuyến mới có thể phát huy được tính tích cực của người học,
đảm bảo chất lượng dạy học, đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.

1.2.3. Phương tiện giảng dạy

Phương tiện dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà GV sử dụng
trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội
khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết” (Từ điển
Bách khoa Việt Nam).

Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng ngày
càng trở thành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của quá
trình dạy học. Đặc biệt, trong các môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công
nghệ thì có những nội dung sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu phương tiện dạy học.

Có rất nhiều các phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học như tài liệu dạy học, bảng,
phấn, máy tính, máy chiếu,...; mô hình, bảng biểu, vật thật, các thiết bị, dụng cụ, phòng
học, xưởng thực hành... Đối với dạy học trực tuyến, sự đầy đủ và hiện đại của những
phương tiện, thiết bị sau có vai trò vô cùng quan trọng:

- Học liệu dạy học: Đó là hệ thống bài giảng điện tử E-Learning, ngân hàng
câu hỏi trực tuyến, tư liệu 3D, các thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, sách điện tử… để
phục vụ công tác dạy học trực tuyến.

- Điện thoại hoặc máy tính có trang bị webcam và micro: Để dạy học trực
tuyến, phương tiện không thể thiếu của GV đó là một chiếc điện thoại thông minh, máy
tính bảng hoặc một máy tính để bàn hoặc laptop có trang bị webcam và micro. Máy tính
và điện thoại có cấu hình càng mạnh càng tốt vì tốc độ xử lý nhanh sẽ hỗ trợ tốt cho âm
thanh và hình ảnh trong hơn, nhanh hơn.

- Mạng Interner: Mạng Internet là yêu cầu thiết yếu đối với dạy học trực
tuyến. Để phục vụ cho việc dạy học trực tuyến, GV cần phải sử dụng gói Internet có tốc

16
độ cao.

17
Điều này sẽ giúp cho hình ảnh và âm thanh truyền đi rõ nét, nhanh hơn và ít bị gián đoạn
hơn. Mạng internet yếu sẽ làm cho âm thanh và hình ảnh bị mờ đi, khiến cho chất lượng
bài giảng kém, người học khó lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng do vậy khó đạt được
mục tiêu của bài học.

- Phần mềm dạy học trực tuyến: Có rất nhiều phần mềm dạy học trực tuyến
như: Zoom Cloud Meeting, Skype, Microsoft Teams, Google Classroom, Facebook
Workplace, Google Meet... Mỗi phần mềm này có những điểm mạnh và hạn chế nhất
định. Trong dạy học trực tuyến tại Việt Nam, phần mềm được sử dụng rộng rãi và hiệu
quả nhất hiện nay là zoom meeting. Những lý do mà zoom meeting được ưu tiên sử dụng
vì: Chất lượng cuộc gọi tốt; chia sẻ màn hình độ nét cao; hỗ trợ cuộc họp video trực
tuyến, tin nhắn nhanh hoặc chia sẻ màn hình thiết bị của bạn; có thể kết bạn hoặc mời bạn
bè bạn sử dụng thông qua Email; có thể làm việc thông qua WiFi, 4G / LTE, và mạng
3G; hỗ trợ chế độ an toàn khi hội họp trong lúc lái xe hoặc đi trên đường; hỗ trợ đa nền
tảng; giao diện đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp cho những cở sở giáo dục, công ty muốn
áp dụng hội họp trực tuyến thường xuyên.

1.2.4. Tính tự giác, tích cực học tập của người học

Trong mỗi hoạt động, tính tích cực hoạt động của con người là yếu tố quyết định
trực tiếp nhất đến kết quả của hoạt động ấy. Đối với hoạt động học trực tuyến, kết quả
học tập phụ thuộc phần lớn vào tính tích cực học tập của người học.

Tính tích cực thể hiện ở sự tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp học
trực tuyến, tự học, thực hành, luyện tập sau mỗi bài học. Mức độ tích cực đó quyết định
mức độ lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng của sinh viên.

Biểu hiện cơ bản của tính tích cực trong học tập trực tuyến của sinh viên như: tuân
thủ các yêu cầu của GV, có ý thức kỷ luật, tham gia lớp học trực tuyến đúng giờ và hoàn
thành các bài tập, nhiệm vụ học tập đúng hạn; luôn chuẩn bị sẵn sàng máy tính hoặc điện
thoại và các công cụ hỗ trợ như webcam, micro để nghe nói, chuẩn bị tốt về kết nối
internet; tự tìm hiểu thêm các vấn đề học tập trên mạng và từ các nguồn tài liệu khác; tích
cực tương tác với GV và bạn học, chia sẻ tài liệu, luôn phản hồi với các nội dung bài học
trên nhóm lớp;...

1.2.5. Phương pháp học tập của người học

18
Học trực tuyến là một phương thức học tập mang lại nhiều lợi ích. Điển hình lợi
ích của việc học trực tuyến là SV không cần đến trường, có thể học mọi nơi, mọi lúc chỉ
cần có một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nối internet; SV không bị giáo
viên kiểm soát,… Điều này mang đến cho SV một tinh thần thoải mái, không bị áp lực.
Nhưng do không có người kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên, vì vậy SV rất dễ bị xao
nhãng, thậm chí là lười học. Vì thế, việc tự giác, giữ động lực cho bản thân là cần thiết.
Ngoài ra, SV cần phải có phương pháp học tập phù hợp, phải có năng lực tự học, tự
nghiên cứu để đạt mục tiêu học tập. Sau đây là một số gợi ý cho phương pháp học tập
trực tuyến hiệu quả:

Trước tiên, người học cần có kế hoạch học tập rõ ràng. Kế hoạch học tập phải
được lập rõ ràng, chi tiết; ước tính thời gian học các bài, các môn, thời gian ôn bài và cả
thời gian trả bài cho giáo viên.

Thứ hai, xác định mục tiêu học tập đúng đắn. Người học cần xác định được mục
tiêu học tập của bản thân là gì? Học để nâng cao kiến thức, để phát triển kỹ năng hay để
áp dụng vào những vấn đề cuộc sống? Có mục tiêu cụ thể, người học sẽ có động lực hơn
trong việc học.

Thứ ba, tích cực tương tác bằng câu hỏi và tham gia thảo luận với bạn học, GV.

Điều này không chỉ giúp người học nắm được thông tin tốt hơn mà còn hỗ trợ cho cho
việc hiểu nội dung bài học một cách nhanh chóng.

Thứ tư, ghi chép đầy đủ và đọc lại sau mỗi buổi học: Phương pháp học trong học
tập số hiệu quả nhất chính là phải ghi chép lại những gì người dạy trình bày. Đặc biệt,
nên chú trọng ghi chép những vấn đề mà người dạy nhấn mạnh. Điều này giúp cho người
học thu nạp được nhiều kiến thức, vượt qua thử thách của kỳ thi và còn giúp người học
ứng dụng tốt vào cuộc sống của bản thân.

Thứ năm, thực hành bài học thường xuyên. Khoa học chứng minh một trong các
cách hiệu quả nhất đề ghi nhớ là luyện tập những gì vừa học. Vì thế, sau khi học online,
người học phải thường xuyên luyện tập, luyện tập và luyện để thẩm thấu những kiến thức
đã học được. Học tập trực tuyến khiến cho các giác quan của SV nhất là thị giác và thính
giác hoạt động với cường độ lớn. Do vậy, người học cũng cần biết kết hợp học tập với
nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, không quá tập trung vào việc học mà ảnh hưởng đến sức khoẻ
thể chất và tinh thần.
19
1.2.6. Phương tiện học tập của người học

Quá trình dạy học số của người dạy đòi hỏi những phương tiện, thiết bị hỗ trợ
mang tính đặc thù thì quá trình học tập trực tuyến của người học cũng cần phải có đầy đủ
phương tiện, thiết bị hỗ trợ tương ứng như học liệu, điện thoại thông minh, máy tính kết
nối internet và cài đặt phần mềm học tập trực tuyến, micro, webcam... Các phương tiện,
thiết bị trên càng đầy đủ, hiện đại thì càng thuận lợi cho quá trình lĩnh hội kiến thức, hình
thành kỹ năng ở người học. Ngoài ra môi trường xung quanh rất dễ ảnh hưởng tâm lý của
SV khi học trực tuyến vì thế SV cần có một góc học tập yên tĩnh, tránh tiếng ồn để có thể
tập trung cao độ nhất cho hoạt động học tập.

1.2.7. Môi trường dạy học và các vấn đề nảy sinh


Môi trường dạy học được hiểu là tất cả hoàn cảnh mà hoạt động dạy học diễn ra
trong đó. Nó bao gồm các vấn đề về môi trường tự nhiên như không gian, thời gian, ánh
sáng, âm thanh, sự bố trí sắp xếp trong lớp học; môi trường xã hội như các chính sách,
quyết định từ phía lãnh đạo cơ sở giáo dục, mối quan hệ tương tác giữa các lực lượng
giáo dục, giữa người dạy - người học, người học - gia đình, người học - người học, ...
Môi trường dạy học số đảm bảo, không phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng của quá trình dạy học số. Tuy nhiên, quá trình dạy học số gồm
nhiều yếu tố cấu thành cả về phía bản thân quá trình dạy học số và cả các yếu tố ngoại
cảnh như công nghệ tác động. Có thể kể đến một số biểu hiện như sau:
Thứ nhất, không thể tương thích với thiết bị. Vấn đề về kỹ thuật là một trong
những rào cản lớn nhất của dạy học số. Rất thường xuyên, vấn đề tương thích với hệ
thống vận hành, Browser hoặc điện thoại thông minh khiến quá trình dạy học số gặp trục
trặc và người học không biết cách để tiếp tục.
Thứ hai, đơn điệu trong học tập. Người học đôi khi nản chí khi cảm nhận thấy sự
cô đơn gia tăng, không có người dạy đứng bên hoặc việc thảo luận với người khác rất bất
tiện. Trong thế giới trực tuyến, cho dù hiện đại đến mức nào, người học cũng cần không
gian vật lý để giải quyết các thắc mắc và luyện tập với những công cụ có thực.
Thứ ba, nội dung bài giảng cập nhật chậm. Ở lớp học truyền thống, mỗi khi
chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy có sự thay đổi, người dạy sẽ cập nhật ngay
lập tức để phổ cập cho người học. Còn với dạy học số, mỗi khi nội dung giảng dạy có sự
thay đổi, hệ thống cần trải qua nhiều lần chỉnh sửa và xét duyệt, sau đó người dạy mới có

20
thể cập nhật

21
chương trình mới cho người học. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình dạy học số.
Thứ tư, nhiệt huyết của người dạy giảm. Trong lớp học truyền thống, người dạy và
người học sẽ có cơ hội tương tác trực tiếp lẫn nhau. Vì vậy sẽ tạo lên không khí lớp học
nhộn nhịp, kích thích tinh thần học tập của người học cũng nhưng sự nhiệt huyết giảng
dạy của người dạy. Tuy nhiên với dạy học số, người dạy không còn phải đứng lớp như
trước nữa, thay vào đó, họ chỉ giảng dạy một mình trước ống kính máy quay, trước màn
hình máy tính mà không có sự tương tác trực tiếp của bất kì ai. Dần dần, nếu nhiệt huyết
của người dạy giảm họ bắt đầu cảm thấy chán nản với phương pháp này và chất lượng
đào tạo cũng vì thế mà đi xuống.
Thứ năm, người học thiếu sự kết nối và có sức ì tâm lý. Trong lớp học truyền
thống, người dạy và người học sẽ có cơ hội tương tác trực tiếp lẫn nhau. Vì vậy sẽ tạo lên
không khí lớp học nhộn nhịp, kích thích tinh thần học tập của người học. Tuy nhiên, dạy
học số cho phép người học có được tính linh động. Họ có thể đăng ký học bất cứ khi nào
và ở đâu mà không có trợ ngại gì về mặt vật lý. Nhưng tính linh động sẽ dễ dẫn đến sự
thiếu sự kết nối và sự ì, bởi lẽ, có những người học, thời gian trôi qua dần và người học
vẫn chưa truy cập tham gia lớp đào tạo. Thậm chí đăng ký rồi họ lại “bỏ cuộc” giữa
chừng. Hoặc trong quá trình học, do thiếu sự tương tác trực tiếp với các bạn học mà
nhiều người học, nhất là những người học chưa chủ động trong việc học sẽ có tâm lý
chán nản, không tập trung. Vì thế, người học thực sự khó tìm ra thời điểm để bắt đầu và
hoàn thành nội dung học tập.
Thứ sáu, tính trung thực của người học khi thi, kiểm tra. Điểm số là thước đo quan
trọng để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của đào tạo. Tuy nhiên, điều bất cập khi
dạy học số là người dạy sẽ không thể nào biết được người hoàn thành bài kiểm tra, bài thi
có thực sự là người học của mình hay không. Nói khác đi, trong dạy học số, người dạy
khó quản lý được tính trung thực của người học. Điểm hạn chế này trong dạy học sô vô
tình tạo ra lỗ hổng để người học có thể gian lận, dẫn đến kết quả của dạy học số thiếu độ
chính xác.
1.3. Thành phần và cấu trúc của hệ sinh thái dạy học số
1.3.1 Khái niệm
“Hệ sinh thái” trong tự nhiên được sử dụng để mô tả các tương tác tự nhiên giữa
hệ thống quần thể sinh vật, mỗi loài có chức năng riêng, sống chung và phát triển trong
một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau, với các yếu tố vô sinh và với môi
trường đó.

22
Giáo dục là một quá trình thúc đẩy và nâng cao nhận thức, kỹ năng học tập ở các
cấp độ và môi trường khác nhau, góp phần hoàn thiện nhân cách người học, sự giáo dục

23
của mỗi cá nhân bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. Khái niệm “hệ sinh
thái giáo dục” được ẩn dụ từ khái niệm của “hệ sinh thái” trong tự nhiên. Theo
AlDahdouh (2015), “hệ sinh thái giáo dục” bao gồm các bên liên quan tham gia vào toàn
bộ chuỗi của quá trình giáo dục, các tiện ích học tập, môi trường học tập và các mối quan
hệ trong ranh giới cụ thể - ranh giới môi trường giáo dục/môi trường học tập.
Dạy học số là một mô hình học tập mới với đặc điểm là việc học tương tác chủ
yếu trực tuyến thông qua công nghệ mạng, công nghệ đa phương tiện và kỹ thuật truyền
thông. Hệ sinh thái dạy học số được hiểu là một hệ thống gồm các bên liên quan tham gia
trong toàn bộ quá trình giáo dục với các tiện ích học tập, môi trường học tập và được
tương tác, kết nối sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
1.3.2. Thành phần của hệ sinh thái dạy học số
Theo định nghĩa khoa học, mỗi hệ sinh thái tự nhiên gồm 3 phần chính: các sinh
vật, một môi trường vật lý và mối quan hệ giữa các sinh vật và môi trường sống. Ẩn dụ
từ hệ sinh thái tự nhiên, “hệ sinh thái dạy học số” gồm các yếu tố:
1) Yếu tố con người. Người học, người hỗ trợ, đó là các “sinh vật” thực sự của các
hệ sinh thái dạy học số. Tuy nhiên để làm rõ các yếu tố con người tham gia vào hệ sinh
thái thì giáo viên , người tư vấn, người quản lý cũng là yếu tố quan trọng.
2) Hạ tầng công nghệ. Hạ tầng công nghệ là nền tảng cốt lõi của hệ sinh thái dạy
học số, được ví như “dòng chảy huyết mạch” của hệ thống.
3) Nội dung. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một hệ sinh thái học
tập trực tuyến thành công là nội dung, tài nguyên dạy-học chất lượng cao thu hút và kết
nối cảm xúc người học với khóa học.
4) Môi trường thể chế, văn hóa, dịch vụ. Yếu tố này đặt ra cho các những người
tham gia hệ sinh thái dạy học số những quy định, quy tắc, hướng dẫn, sự hỗ trợ nhằm tạo
cho họ thái độ tích cực đối với quá trình học trực tuyến và quá trình tương tác, giao tiếp
với khóa học trực tuyến; đồng thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình diễn ra
tạo sự cân bằng tổng thể.
1.3.3. Cấu trúc của hệ sinh thái dạy học số
Cấu trúc của hệ sinh thái dạy học số: Bronfenbrenner (1999) đã nghiên cứu lý
thuyết hệ sinh thái và đưa ra mô hình sinh thái giáo dục lấy người học làm trung tâm, mô
hình hệ sinh thái của Bronfenbrenner được tổ chức theo cấu trúc phân tầng và lồng nhau.
Trong cấu trúc này là năm lớp được sắp xếp từ gần nhất với cá nhân người học đến xa
nhất, gồm: mức độ trực tiếp nhất là hệ thống vi mô (microsystem) là môi trường tác động
trực tiếp đến cá nhân. Cấp độ tiếp theo là hệ thống trung gian (meso system) liên kết hoặc

24
tương tác giữa

25
các hệ thống vi mô và hệ thống ngoại vi (exosystem) có ảnh hưởng gián tiếp đến cá nhân.
Hai cấp độ cuối cùng là hệ thống vĩ mô và hệ thống sự kiện của cá nhân (macrosystem và
chronosystem). Hệ thống vĩ mô có ảnh hưởng về văn hóa và hệ thống sự kiện cá nhân lưu
giữ dữ liệu, dấu ấn của cá nhân qua thời gian. Các hệ thống này có tác động liên tục đến
sự phát triển của một cá nhân. Dựa trên lý thuyết mô hình hệ sinh thái của
Bronfenbrenner (1999), hệ sinh thái dạy học số có thể được phân chia theo cấu trúc gồm
4 lớp như sau:
- Cá nhân người học và những tác động trực tiếp đến người học hoặc những
tương tác trực tiếp giữa người học với giáo viên, người hỗ trợ; với môi trường công nghệ,
nội dung theo quy tắc và văn hóa được xác định trong phạm vi này.
- Hệ thống các trường đại học tham gia tạo nên hệ sinh thái rộng lớn với vai
trò chuyên môn và cung cấp giáo viên, môi trường hạ tầng công nghệ và nội dung/ nguồn
tài nguyên học tập, các dịch vụ hỗ trợ người học.
- Các Viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chuyên gia tham gia
với vai trò chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.
- Các cơ quan quản lý, chỉ đạo cấp vĩ mô cùng với các chính sách, thể chế,
điều tiết ở tầm vĩ mô đối với các hoạt động của hệ sinh thái, môi trường hệ sinh thái, tạo
điều kiện và động lực cho người học, đẩy mạnh việc học tập thường xuyên, suốt đời.
2. Sử dụng công cụ hỗ trợ thiết kế học liệu số
2.1. Lecture Marker
2.1.1. Giới thiệu
Lecturemaker là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, dễ sử dụng,
hiệu quả cao và có nhiều tính năng hỗ trợ dạy học E-learning với những ưu điểm:
- Chèn được nhiều định dạng (PowerPoint, Flash, PDF, website, video,
picture..).
- Nhúng video, flash... không cần đóng gói bài giảng khi copy qua máy tính khác.
- Thu âm trực tiếp bài giảng phục vụviệc tự học với file thu âm chất lượng tốt
mà không cần phần mềm hỗ trợ. -Có tính năng tương tác cao bằng cách thiết kế các
button, điều khiển sự xuất hiện các nội dung bài học theo ýmuốn.
- Lưu lại các file Powerpoint, Flash, PDF từ bài trình chiếu.
- Xuất ra nhiều định dạng (exe, web, gói SCORM, ...).
* Hướng dẫn cài đặt
Phần mềm Lecture Marker được đóng giói dưới dạng file thực thi, khá đơn giản cho
việc tải và cài đặt trên các máy tính chạy hệ điều hành Window sau đây là hướng đẫn chi

26
tiết các bước cài đặt:

27
Bước 1: Tải file từ http://www.lecturemaker.co.kr/#download_top Bước 2: Kích đúp
chuột vào file cài đặt để khởi động trình cài đặt

Bước 3: Khi trình cài đặt khởi động trong màn hình Welcome chọn Next để tiếp tục,
thực hiện các bước chỉ dẫn của trình cài đặt cho đến khi hoàn thành.

Hình 1.1. Màn hình Wellcome

Hình 1.2. Lựa chọn vị trí cài đặt

28
Hình 1.3. Kích chọn Install để cài đặt

Hình 1.4. Mành hình tiến trình cài đặt

29
Hình 1. 5. Mành ình hoàn thành cài đặt
2.1.2. Giới thiệu về màn hình làm việc của Lecture Maker
Bố cục của màn hình làm việc:

Cũng giống như nhiều phần mềm khác khi cài đặt thành công Lecture Maker tạo ra
một biểu tượng shortcut trên màn hình nền Desktop, khi đó để khởi động Lecture Maker
người sử dụng chỉ cần kích đúp chuột vào biểu tượng này, Lecture Maker khởi động theo
chế độ mặc định màn hình làm việc của nó gồm 4 vùng làm việc như sau:

V1: Chứa 6 menu và các nút lệnh của

V2: Chứa các slide trong bài

V3: Dùng thiết kế bài giảng, thực hiện


các đối tượng dùng trong bài giảng như
văn bản, hình ảnh, phim, âm thanh…

V4: Chứa các đối tượng đang thao tác ở


slide lựa chọn (V3)

Hình 1.6. Màn hình làm việc của Lecture Maker Các menu của Lecture Maker:

Trên giao diện chính có 6 menu mặc định chính được sắp xếp theo thứ tự là:

30
Home – Insert – Control – Design – View – Format
Mỗi Menu lại có một số nút lệnh để thực hiện các thao tác trong quá trình thiết kế
bài giảng.

Hình 1. 7. Hệ thống menu của Lecture Maker


Menu File: Dùng để thực hiện các thao tác với tệp tin của Lecture Maker gồm các
chức năng:

Hình 1.8. Menu file


- New: tạo mới một tập tin
- Open: mở một tập tin đã có
- sẵn Close: đóng tập tin đang
- mở
- Save: lưu lại tập tin có dạng .lme
- Save as: lưu tập tin với định dạng khác
- Print: in tập tin ra giấy
Information: kiểm tra phiên bản LM

Hình 1.9. Menu Home

- Clipboard: có các lệnh Paste (dán) - Cut (cắt) - Copy (sao chép)
- Slide: có các nút lệnh: New Slide (thêm slide mới) - Duplicate Slide (nhân đôi một
slide) - Copy Slide (sao chép slide được chọn) - Delete Slide (xóa slide được chọn)
- Font: chọn kiểu chữ, cỡ chữ, đậm, nghiêng, gạch chân, màu chữ, outline (đường
viền chữ)

31
- Paragraph: căn lề trái, giữa, phải …
- Draw: vẽ khung văn bản, đường thẳng,mũi tên, đường cong, hình tứ giác, tam
giác, tròn, màu hình, màu viền hình…
- Edit: có các nút lệnh Order (thứ tự), Align (canh thẳng, trái, phải, giữa, trên,
dưới…) Group (nhóm nhiều hình thành một hình), Hide/Show (ẩn/hiện), Select (chọn
một hay nhiều đối tượng), Undo Edit (hủy bỏ thao tác đã làm), Redo Edit (lập lại thao tác
đã bỏ trước đó)
Menu Insert: chèn thêm vào các đối tượng khác.

Hình 1.10. Menu Insert


- Object: chèn các đối tượng vào bài giảng ( hình ảnh, video, âm thanh, file
Flash, trang web, tạo button (nút lệnh), các tài liệu khác PP, PDF, Website, hộp thoại
thông báo…
- Recording: dùng ghi âm bài giảng, âm thanh (phải có micro), ghi hình ( có
webcam)
- Editor: chèn các công thức toán, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh tự vẽ …
- Text: thao tác văn bản, bảng biểu, chèn ký tự đặc biệt …
- Quiz: chèn câu hỏi trắc nghiệm (chỉ có hai dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn và
câu hỏi trả lời ngắn )
Menu Control: kiểm soát các đối tượng.
- Object Control: kiểm soát và điều khiển các đối tượng đã được tạo lập từ trước
- Slide Control: di chuyển đến bất kỳ một slide nào trong bài giảng
- Change Format: chuyển định dạng video hoặc audio sang dạng .wmv hoặc .wma
- Slide Transition Effect: tạo hiệu ứng và xuất hiện cho slide bao gồm hướng
(Direction), tốc độ (Speed), khoảng trống (Gap)
Menu Design: lựa chọn thiết kế, hình nền khuôn mẫu.

Hình 1.11. Menu Design

32
- Slide Setup: điều chỉnh kích thước của slide, đặt tên cho slide, hình nền cho

33
cho tất cả các slide ( background )
- Design: một số mẫu hình nền có sẵn của phần mềm
- Layout: một số layout ( bố trí ) mẫu cho bài giảng .
- Template: một số mẫu kiệt kê dưới dạng có chứa tiêu đề và chèn các đối tượng
khác…
Menu Control : kiểm soát các đối tượng.

Hình 1.12. Menu Control


- Object Control: kiểm soát và điều khiển các đối tượng đã được tạo lập từ
- trước Slide Control: di chuyển đến bất kỳ một slide nào trong bài giảng
- Change Format: chuyển định dạng video hoặc audio sang dạng .wmv hoặc
.wma
- Slide Transition Effect: tạo hiệu ứng và xuất hiện cho slide bao gồm hướng
(Direction), tốc độ (Speed), khoảng trống (Gap).
Menu View: trình chiếu, xem thử bài giảng.

Hình 1.13. Menu View


- Run Slide: (Các chế độ trình chiếu bài giảng):
+ Run All Sile: Trình chiếu tất cả Slide (Bắt đầu từ Slide 1 hoặc gõ phím F5)
+ Run Curent Slide: Trình chiếu từ Slide hiện hành.
+ Run Full Screen: Trình chiếu đầy màn hình.
+ Run Web: Trình chiếu dạng Web.
- View Slide: Xem Slide theo độ phóng to, thu nhỏ...
- Silde Master: Thiết lập và chỉnh sửa Slide Master (Thao tác chỉnh sửa sẽ ảnh hưởng đến
tất cả Slide Body).
- View HTML tag: xem các tag trong mã HTML.
- Show/Hide: Ẩn - hiện thước và đường lưới, thanh trạng thái.
- Window: Sắp xếp cửa sổ các File đang cùng mở. Menu Format: định dạng các đối tượng
trong slide.

34
Hình 1.14. Menu Format
Chỉnh tranh ảnh, phim, canh chỉnh và tạo hiệu ứng cho đối tượng trong Slide, nếu
trên thanh Ribon không hiển thị đầy đủ các nút lệnh liên quan đến đối tượng trong Slide
thì hãy kích đúp chuột trái vào đối tượng
- Image: chỉnh tranh ảnh, phim trong bài giảng
+ Bright: độ sáng tối
+ Constrast: độ tương phản
+ Transparent: màu trong suốt
+ Change color: thay đổi màu sắc
+ Rotate: xoay hình
+ Flip: lật hình
+ Change size: thay đổi kích thước hình ảnh, phim
+ Crop: cắt hình
+ Reset: hủy bỏ mọi thiết lập trước đó
- Order và Animation: canh chỉnh và tạo hiệu ứng cho các đối tượng trong từng slide
2.1.3. Thiết kế bài giảng số bằng Lecture Maker
Thiết kế một bài giảng số (học liệu số) với sự hỗ trợ của phần mềm LectureMaker
thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thiết kế bố cục trình bày đồng nhất cho bài giảng
Bước 2: Đưa nội dung vào bài giảng
Bước 3: Tạo câu hỏi kiểm tra cho bài giảng.
Bước 4: Thêm và đồng bộ video
Bước 5: Kết xuất bài giảng.
Sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết tường bước:
Bước 1: Thiết kế bố cục trình bày đồng nhất cho bài giảng
Một bài giảng điện tử tốt nên có một bố cục trình bày thống nhất trên tất cả
các trang trình diễn, tránh thay đổi bố cục trình bày liên tục khiến người học mất
tập trung ra khỏi nội dung bài giảng.

35
Tạo tính thống nhất cho bài giảng được thực hiện thông qua chức năng Slide
Master. Chức năng này cho phép xác định và áp dụng những đối tượng chung nhất
như là font chữ, định dạng, thiết kế menu, hình ảnh… sẽ xuất hiện trên tất cả các
trang trình diễn của bài giảng.
Khởi động chương trình LectureMaker, từ màn hình chính của chương trình
chọn menu View, chọn View Slide Master như trên hình:

Hình 1.15. Giao diện View Slide Master


Khi kích chọn nút View Master Slide, khung hình Slide Scene bên trái sẽ chuyển
thành khung hình MasterSlide:

Hình 1.16. Giao điện khung hình MasterSlide


Slide Master gồm có 2 Slide:
Title Master: Tương ứng với Slide đầu tiên của bài giảng, là Slide giới thiệu thông
tin về bài giảng.
Body Master: Tương ứng với các nội dung Silde bài giảng.

36
Với Slide Master đang mở, trên thanh menu chính, chon menu Design và chọn tiếp
ô template như trên hình:

Hình 1.17. Chọn template


Tại đây ta sẽ chọn mẫu template áp dụng cho bài giảng của chúng ta.
Đầu tiên là chọn 1 mẫu template cho Title Master bằng cách kích chọn Slide Title
Master trên khung hình Slide Master, sau đó trong ô Template của menu Design, tiến
hành chọn một mẫu template mong muốn.
Với Slide Body Master, chọn Slide này trong khung hình Slide Master rồi chọn một
mẫu template mong muốn trong ô Template của menu Design.
Kết quả thu được như hình:

Hình 1.18. Chọn body Template


Đóng cửa sổ Slide Master để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung
hình Slide Master hoặc vào menu View, chọn nút Close Slide Master.

37
Với các bước thao tác trên, chúng ta đã hoàn thành việc tạo tính thống nhất cho bài giảng.
Bước 2: Dựa nội dung vào bài giảng
Đưa nội dung đã có trên Powerpoint,… vào bài giảng:
Sau khi đóng khung hình MasterSlide, ta quay trở về khung hình Slide Screen. Lúc
này trên màn hình có sẵn Slide đầu tiên là Slide mà bạn sẽ đưa các nội dung giới thiệu về
bài giảng như là: Tên bài giảng, Nội dung gì, Họ tên thầy giáo, Tên trường …
Đưa nội dung giới thiệu vào Slide đầu tiên:

Hình 1.19. Slide giới thiệu


Ta tiếp tục thêm một trang mới bằng cách kích chọn nút Insert Slide ở thanh công
cụ bên dưới khung hình Slide, hoặc nháy chuột phải vào khung hình Slide, chọn New
Slide như hình dưới:

Hình 1.20. Thêm trang mới

38
Slide mới được thêm vào với đầy đủ các thành phần mà ta đã định sẵn trên khung
hình Slide Master, bao gồm: 1 khung hình chính thể hiện nội dung bài giảng, một menu
định hướng bài giảng như dưới hình:

Hình 1.21. Trang mới


Tới đây, ta sẽ tận dụng lại bài giảng mà ta đã từng soạn thảo trên PowerPoint để làm
thành một bài giảng mới. Trên khung hình dự kiến thể hiện nội dung, kích chọn nút nội
dung cần chèn (là một file PowerPoint hoặc file flash, Excel .. trong hướng dẫn này
là file PowerPoint), cửa sổ Open mở ra, tìm tới file bài giảng powerpoint và kích chọn
Open:

Hình 1.22. Mở file Powerpoint

39
Cửa sổ Import PowerPoint File xuất hiện, bạn lựa chọn các slide sẽ đưa vào hoặc
chọn tất cả các slide. Nếu bạn muốn giữ nguyên các hiệu ứng của file Powerpoint thì tại
mục Type trong ô Insert, bạn chọn As PowerPoint Document, còn nếu chỉ muốn lấy nội
dung thì bạn chọn As Image:

Hình 1.23. Đưa Slide từ Powerpoint vào bài giảng


Sau khi bạn kích nút Import selected slides, LectureMaker sẽ tự động tạo ra số slide
tương ứng với số Slide đã được chọn, đồng thời đặt nội dung các slide vào đúng vị trí ô
thể hiện nội dung trên bài giảng như hình dưới:

Hình 1. 24. Các Slide được đưa vào


Đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo:

40
Tạo nội dung cho Menu định hướng:

Hình 1 25. Chọn định dạng cho Menu


Nhấp chuột vào khung Slide để đóng cửa sổ Slide trả về cửa sỏ Silde Master, chọn
Body Master để tạo Menu định hướng cho bài giảng:
Nháy phải chuột vào Main Menu (button)/Object property để đặt tên, chọn mầu, và
xác định Slide chuyển đến khi nhấp chuột vào Main menu.

Hình 1. 26. Cửa sổ Object property

41
Sau khi tạo xong ta thu được menu định hướng như hình dưới:

Hình 1.27. Kết quả tạo menu


Nội dung được đưa vào bài giảng bằng cách nhập vào các textbox: Ta chọn menu Insert/
chọn Textbox như hình dưới:

Hình 1.28. Thêm một Textbox


Trên slide đang mở, kéo thả chuột tại vị trí muốn đặt textbox rồi nhập văn bản vào
đó. Để định dạng cho văn bản, chọn menu Home, dùng các ô tương ứng để định dạng cho
văn bản.

Hình 1.29. Định dạng cho Textbox

Bước 3: Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng:


Để tăng khả năng tương tác giữa bài giảng và người học, ta có thể đưa thêm các
câu hỏi kiểm tra vào bài giảng.
Lecture Maker cung cấp 2 dạng câu hỏi tương tác: câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi
trả lời ngắn:

Hình 1.30. Dạng câu hỏi

42
Trên bài giảng này, chúng ta sẽ tạo một câu hỏi dạng trả lời ngắn làm câu hỏi cho
phần kiểm tra bài cũ.
Để có phần kiểm tra bài cũ, ta thêm một slide mới vào trước slide thứ trong bài
giảng của chúng ta (slide thứ nhất là slide tiêu đề và giới thiệu về bài học). Từ menu
Insert, trong ô Quiz, chọn Short Answer Quiz trên trang slide xuất hiện một hộp textbox
cho bạn nhập

câu hỏi và một ô text cho bạn nhập đáp án trả lời như dưới hình:
Hình 1.31. Câu hỏi dạng trả lời ngắn
Để xác định các thuộc tính cho câu hỏi này, chọn và nháy chuột phải lên đối tượng
này bên cửa sổ Object list, rồi chọn Object Properties như dưới hình:

Hình 1.32. Thuộc tính câu hỏi dạng trả lời ngắn
43
Trên cửa sổ thuộc tính của Short Answer Quiz:
- Correct Answer Decision: Các lựa chọn cho câu trả lời
- Ignore spaces: so sánh đáp án có bỏ qua các khoảng trống.
- Ignore case: so sánh đáp án không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Ignore Punctuation: so sánh đáp án mà không quan tâm đến các dấu câu. Kết quả ta được:

Hình 1.33. Kết quả thêm câu hỏi

Bước 4: Đưa và đồng bộ video vào bài giảng:


Giả sử ta đã có một file video thu hình thầy giáo đang giảng bài, và bây giờ ta phải
đưa file video này vào làm minh họa cho bài giảng để khi người học thì vừa được học nội
dung, vừa thấy được thầy và nghe được thầy giảng.
Để thực hiện việc này, trên khung hình Slide, chọn Slide thứ 2, tại ô dự kiến thể
hiện video, ta kích đúp vào khung hình đó, cửa sổ Open mở ra cho ta chọn file video cần
đưa vào:

44
Hình 1.34.
Mở file video
cần đưa vào bài giảng

Lúc này khi bạn xem bài giảng của mình thì thấy rằng tệp video chỉ chạy trên slide
mà ta đã đặt tệp video đó vào. Vậy để đúng mục đích bài giảng của chúng ta là có video
chạy và nội dung các trang hiển thị tương ứng với video thì ta sẽ thực hiện đồng bộ video
với các trang này.
Đồng bộ nội dung bài giảng với video:
Trên slide đã đặt video, nháy chuột phải vào khung hình Video và chọn Object
Property:

Hình 1.35. Chọn Object Property


Cửa sổ Object property mở ra, kích chọn Sync with Slide và kích chọn nút Sync
Setup như hình dưới:
Trang Video Sync:

45
Hình 1.36. Cửa sổ Object Property và Video Sync
Trên trang đồng bộ Video này, sau khi kích nút play video để video chạy, căn cứ
theo nội dung video đang chạy tương ứng với slide nào thì bạn chỉ cần kích nút Sync ở
bên dưới. Khi đó, trên cột Sync Time sẽ thể hiện thời gian bắt đầu xuất hiện Slide nội
dung khi video chạy tới.
Sau khi thực hiện đầy đủ các thao tác ta có kết quả như sau:

Hình 1.37. Kết quả thực hiện các bước


Bước 5: Kết xuất bài giảng
Bài giảng làm ra từ Lecture Maker có thể được dùng trong dạy và học ở nhiều hình
thức như để giảng bài trên lớp, để học tập trực tuyến, hay cũng có thể dùng cho tự học ở
nhà. Phần mềm Lecture Maker cho phép kết xuất bài giảng ra nhiều định dạng khác nhau,
phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Như kết xuất bài giảng ra định dạng
web, định dạng SCO, gói SCORM, file chạy .exe. Ở đề tài này tôi thực hiện kết xuất ra

46
file chạy

47
.exe.
Bài giảng có thể kết xuất ra file chạy .exe để dùng cho học tập hoặc giảng dạy theo
hình thức offline. Ở định dạng này, bài giảng có thể mang đến bất cứ máy nào có Hệ điều
hành Windows thì đều có thể chạy được mà không yêu cầu máy phải cài đặt phần mềm
Lecture Maker.
Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As Exe:

Hình 1.38. Kết xuất bài giảng

Hình 1.39. Kết xuất sang file thực thi (EXE)


Với file .exe này, ta có thể mang đi đâu cũng được, và để chạy bài giảng, ta chỉ
cần chạy file .exe này.
2.3. Adobe presenter/iSpring 24
2.3.1. Gới thiệu về phần mềm iSping Suite
Bài giảng theo chuẩn E-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện
truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC… Xây dựng
bài giảng điện tử e-Learning là một trong những kỹ năng cần thiết đối với mỗi giáo viên
ngày nay, khi mà tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế
giới. Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài giảng e-learning
đó chính là iSpring Suite.
Phần mềm iSping Suite hoạt động dựa vào phần mềm Microsoft PowerPoint. Khi
bạn cài đặt trên máy tính thì iSping Suite sẽ xuất hiện dưới dạng bổ trợ (add-in) cho
48
PowerPoint.

49
Quan trọng nhất, tất cả các đặc tính PowerPoint đều được giữ nguyên, cùng với các tính
năng của iSpring Suite được triển khai trong một khóa học.
Một số ưu điểm nổi bật của iSping Suite:
- Giúp bạn tạo, phát triển các khóa học chất lượng, bài giảng video và bài kiểm tra đánh
giá có thể sử dụng trên mọi thiết bị như: máy tính, laptop, thiết bị di động.
- Chuyển PowerPoint thành khóa học trực tuyến theo các chuẩn quốc tế như SCORM
- Dễ dàng tạo video theo từng chủ điểm bài học và đồng bộ hóa chúng cùng các slide của
bạn.
- Xây dựng các bài kiểm tra đánh giá toàn diện theo từng cấp độ và điểm số linh hoạt.
- Quay màn hình và tinh chỉnh video bài giảng.
- Thiết kế hội thoại mô phỏng thực tế để rèn kỹ năng giao tiếp.
- Hiển thị nội dung giảng dạy dưới hình thức tương tác hấp dẫn.
- Xuất bản nội dung iSpring lên hệ thống quản lý học tập.
- Tạo khóa học, thưởng thức bản phát lại hoàn hảo trên tất cả thiết bị di động và desktop.
2.3.2. Cài đặt phần mềm iSping Suite
Để cài đặt phần mềm iSping Suite là hết sức đơn giản thông qua bản đóng giói của
phần mềm, sau khi cài đặt phần mềm được tính hợp như là một Plus In mở rộng trong
MS Powerpoint các bước thực hiện như sau:
Bước 1: tải bộ cài đặt bộ cài đặt phần mềm
Truy cập và đăng nhập vào trang web https://www.ispringsolutions.com (Điền các
thông tin theo yêu cầu của Website) để tải phần mềm (bản dùng thử).

Hình 1.40. Đăng ký để tài file


Kiểm tra địa chỉ Email đăng ký để nhận các thông tin đăng nhập và liên kết để tải
phần mềm iSping suite.

50
Bước 2: Mở file đóng giói cài đặt phần mềm: chọn Insall iSping Suite và thực hiện
theo hướng dẫn

Hình

1.41. Màn hình lựa chọn cài đặt iSping Suite

Hình 1. 42. Màn hình tiền trình cài đặt

51
=Hình 1.43. Hoàn thành cài đặt

2.3.3. Giới thiệu về màn hình làm việc của iSpring Suite
Để mở phần mềm isping thì ta chỉ cần mở phần mềm Microsoft PowerPoint. Giao
diện của phần mềm sau khi đã mở lên như sau:

Hình 1.44. Giao diện tích hợp trên Powerpoint của iSrping
iSping Suite tích hợp như một tab trên powerpoint nên bố cục vào giao diện của cửa
sổ làm việc tương tự như Powerpoint
Bước 1: Soạn một bài giảng bằng chương trình PowerPoint như bình thường. Bước 2:
Chèn bài tập trắc nghiệm, tương tác, hoạt cảnh, quay màn hình Bước Bước 3: Tiến hành
ghi âm ghi hình và đồng bộ.
Bước 4: Thiết lập thông tin giáo viên và nhà trường.
Bước 5: Thiết lập thuộc tính cho slide.
52
Bước 6: Thiết lập các tùy chọn trong player.
Bước 7: Preview để xem trước và kiểm tra lại toàn bộ bài giảng lần cuối.
Bước 8: Publish để xuất bản bài giảng ra các định dạng đầu ra theo yêu cầu. Chi tiết các
bước thưc hiện như sau:
Bước 1: Soạn một bài giảng bằng chương trình PowerPoint
Để bắt đầu bài giảng bạn mở PowerPoint và thực hiện soạn bài giảng trên phần
mềm này như bình thường. Hoặc bật iSpring Suite chọn Course => chọn New Courses
đều sẽ hiện lên giao diện khi bạn tạo một bài thuyết trình mới trên PowerPoint với các
công cụ của iSpring được tích hợp. Sau đó bạn tạo các slide đơn giản trước sau đó
chuyển sang bước 2
Bước 2: Chèn bài tập trắc nghiệm, tương tác, hoạt cảnh, quay màn hình, video trên
Youtube và đối tượng web.
Tùy vào nội dung của bài giảng mà bạn có thể chọn các công cụ thích hợp để sử
dụng khi cần làm rõ nội dung trong bài. Để bài giảng phong phú và hấp dẫn người học
hơn. Dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:

Công cụ Cách tạo


- iSpring QuizMaker: tạo lập các bài khảo Để tạo bài trắc nghiệm bạn làm theo các
sát hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm bước sau:
- Chọn slide cần chèn, trên thanh công cụ
của Powerpoint, chọn iSpring Suite =>
chọn Quiz
- Khi xuất hiện cửa sổ chương trình
iSpring QuizMaker mở tệp chứa bài khảo
sát hoặc bài kiểm tra cần chèn ở phần
Recent Quiz (nếu đã có sẵn)
- Hoặc có thể tạo trực tiếp các bài trắc
nghiệm trên iSpring trong phần Servey
- Khi đã tải lên xong/ tạo xong chọn Save
and Return to Course để kết thúc
- iSpring TalkMaster: tạo mô phỏng cuộc Để tạo cuộc trò chuyện tương tác, bạn làm
trò chuyện tương tác (cho phép người sử theo các bước sau:
dụng lựa chọn câu hỏi và đưa câu trả lời - Chọn slide cần chèn, trên thanh công cụ
tương tác) của Powerpoint, chọn iSpring Suite =>
chọn Dialog Simulation
- Xuất hiện cửa sổ iSpring TalkMaster
chọn mở tệp chứa bài hội thoại cần chèn
hoặc lựa chọn New Sence để tạo trực tiếp
trên iSpring

53
- Nhập nội dung của bài tập tương tác và
căn chỉnh cho phù hợp dễ nhìn.
- Chọn Save and Return to Course
- iSpring Visual: tạo các mẫu tương tác e- Để tạo bài khảo sát tương tác với học
Learning sắp xếp theo các cấu trúc dạng sinh, bạn có thể sử dụng iSpring Visual
biểu đồ theo các bước sau:
- Chọn slide cần chèn, trên thanh công cụ
của Powerpoint, chọn iSpring Suite =>
chọn Interation
- Khi cửa sổ iSpring Visuals xuất hiện =>
chọn New Interaction => chọn kiểu bài
tập thích hợp => chọn Create Interaction.
- Nhập nội dung của bài tập tương tác và
căn chỉnh cho phù hợp dễ nhìn
- Chọn Save and Return to Course
- Tạo và chèn video quay màn hình (chèn Để tạo ghi hình hoặc quay màn hình, bạn
các video quay màn hình lời giảng của các làm theo các bước sau:
thầy cô vào trong bài giảng) - Chọn iSpring Suite 10 => chọn Screen
Recording.
- Trên cửa sổ iSpring Cam Pro xuất hiện
=>chọn vào New Recording
- Khi hộp thoại Recording Settings xuất
hiện bạn có thể tùy chọn một số kiểu quay
dưới đây
Screen: Chỉ quay màn hình.
Camera: Quay hình thông qua webcam.
Screen and Camera: Quay màn hình và
quay hình thông qua webcam.
- Chọn vào nút Start a new recording để
bắt đầu quay màn hình.
- Bấm phím F10 => cửa sổ iSpring Cam
Pro xuất hiện.
- vào Home => chọn Save and Return to
Course là xong.
- Chèn video trên YouTube Để chèn video YouTube thầy cô làm theo
các bước sau:
- Chọn silde cần chèn
- Trên thanh công cụ của iSpring Suite 10,
chọn nút Youtube => xuất hiện cửa sổ
Insert Youtube Video

54
- Lấy đường link của video bạn muốn chèn.
dán đường dẫn vào mục Video link và
chọn thời gian bắt đầu trong mục Show
after … seconds
- Chọn nút OK đề kết thúc

- Wed Object (Chèn vào bài giảng các Để chèn 1 trang web từ một địa chỉ, các
đường link website dẫn chứng, ví dụ minh bạn thực hiện các bước sau:
họa, …) - Chọn silde cần chèn
- Trên thanh công cụ của iSpring Suite 10,
chọn nút Web Object => xuất hiện cửa sổ
Insert Web Object
- Lấy đường link của web bạn muốn chèn
dán đường dẫn vào mục Web address và
chọn thời gian bắt đầu trong mục Show
after … seconds
- Chọn nút OK đề kết thúc
Bước 3: Ghi âm/ghi hình và đồng bộ
Đây là một trong những tính năng hữu ích của iSpring giúp các bạn ghi âm lời
giảng/ ghi hình khi giảng và tự đồng bộ dữ liệu với các hiệu ứng trên các slide.
Các bước ghi âm/ghi hình thực hiện như sau:
Chọn slide cần ghi hình/ghi âm => Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng trong
slide. Vào tab iSpring Suite 10 => chọn Record Video (nếu muốn ghi hình)/chọn Record
Audio (nếu muốn ghi âm). Khi chọn Record Video => Hộp thoại Record Video Narration
sẽ xuất hiện bạn chọn Start Record => chọn Next Animation => chọn OK/Khi chọn
Record Audio => Hộp thoại Record Audio Narration sẽ xuất hiện bạn chọn Start Record
=> chọn Next Animation => chọn OK

55
Hình 1.45. Giao diện tính năng ghi âm trên iSpring
Chú ý: Khi chọn vào Next Animation thì hiệu ứng sẽ xuất hiện và bạn cũng bắtđầu
giảng. Giảng xong lại bấm vào Next Animation thì hiệu ứng tiếp theo trong slide
sẽ xuất hiện và bạn lại tiếp tục giảng, cứ lập lại như vậy cho đến hết. Số lần bấm
Next Animation cũng chính là số hiệu ứng mà bạn đã thiết lập trong slideĐể kiểm tra và
nghe lại phần ghi hình của mình thì bạn vào iSpring Suite 10 => chọn Preview => chọn
Preview Selected Slides.
Quản lý/ đồng bộ lời giảng: Sau đã chèn phần ghi âm lời giảng vào slide, bạn có
thể: chèn, xóa, chỉnh sửa và đồng bộ audio; chèn, xóa, chỉnh sửa và đồng bộ video; ghi
âm; ghi hình… bằng tính năng Manager Narration với các nút công cụ:

Hình 1.47: Giao diện biên tập âm thanh trong iSpring


Bước 4: Thêm thông tin người soạn bài giảng, giáo viên và nhà trường
Bạn có thể thêm các thông tin về giáo viên, người soạn bài giảng, nhà trường trong
bài soạn bằng cách:
Chọn Presentation Resources => Presenters => chọn “Add” sẽ xuất hiện hộp thoại
Edit Presenter Info Nhập đầy đủ các thông tin của bạn vào như Name, Title, Email, Web
site, Phone, Info => Chọn OK để kết thúc

56
Hình 1.48. Giao diện thông tin của người thiết kế trên iSpring
Bước 5: Thiết lập thuộc tính cho slide.
Đây là bước giúp bạn thiết lập cấu trúc các slide trong bài giảng, ẩn giấu slide,
hiệu chỉnh thời lượng của slide… Các bạn vào iSpring Suite 10 => chọn Slide Properties.
Cửa sổ Slide Properties xuất hiện với giao diện như hình bên dưới

Hình 1.49. Giao diện biên tập các slide trong iSpring
Thẻ “Title” giúp bạn thay đổi tiêu đề của slide thẻ “Advance” giúp bạn cài đặt tính
năng chuyển slide: với 2 chế độ On-Click (chuyển sang slide tiếp bằng tay) hoặc Auto (tự
động chuyển slide) hoặc ban có thể chọn cả hai. Thẻ “Lock” cho phép bạn khóa slide lại
và tại slide bị khóa thì bạn không thẻ kéo thanh trước để bỏ qua hoặc chọn được. Thẻ
“Layout” cho phép bạn tùy chỉnh bố cục của từng slide.
Bước 6: Preview để xem trước và kiểm tra lại
Để xem trước bài giảng bạn vào iSpring Suite 10 => chọn Preview => Chọn một
trong các chế độ xem sau:

57
Hình 1.49: Giao diện chạy thử nghiệm của iSpring
Preview from This Slide: xem trước từ Slide được chọn đến slide cuối Preview Selected
Slides: xem trước slide đang được chọn
Preview Entire Presentation: xem trước tất cả các slide
Sau khi chọn vào một trong các tùy chọn bên trên thì cửa sổ Presentation Preview xuất
hiện, cho phép bạn xem trước slide.
Bước 7: Publish để xuất bản bài giảng
Sau khi tạo xong bài giảng bạn có thể xuất bài giảng ra các định dạng yêu cầu. Hiện
tại iSpring Suite 10 hiện hỗ trợ 5 kiểu xuất bản: lưu về máy, lưu trên iSpring Space,
Spring Learn, LMS, YouTube.

Hình 1.50: Giao diện xuất bản dự án


Để thực hiện, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Vào iSpring Suite 10 => chọn Publish => Xuất hiện hộp thoại Publish
Presentation. Chọn một trong 4 kiểu xuất bản:
My Computer: Xuất bản trên máy tính kiểu này thường được sử dụng khi bạn muốn
lưu bài giảng trên máy tính, chia sẽ đến bạn bè, đồng nghiệp, nộp bài dự thi…
iSpring Space: Xuất bản đến đám mây iSpring của bạn.
iSpring Learn: Xuất bản đến LMS của iSpring tương tự như iSpring Cloud bạn cũng

58
phải mua mới có thể sử dụng kiểu xuất bản này.
LMS: Xuất bản đến các LMS khác chẳng hạn có Việt Nam chúng ta thì bạn có thể
xuất bản ra định dạng HTML5 rồi cập nhật lên các LMS (chú ý chọn hồ sơ LMS cho phù
hợp)
YouTube: Xuất bản đến YouTube.
Bước 2: Tùy chỉnh lại các thông số theo yêu cầu (kích thước, dạng tập tin,..)
Bước 3: Chọn vào Publish để chương trình tiến hành xuất bản và nhanh hay chậm
phù thuộc vào cấu hình máy tính của bạn.
2.4. OpenShot Video Editor
2.4.1. Giới thiệu
OpenShot Video Editor là một ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí dành cho Mac và
Windows. Có giao diện đơn giản, thân thiện dễ dàng sử dụng, là một công cụ thuộc lĩnh
vực Authoring and Publishing Software giúp cho giáo viên dễ dàng thiết kế, xây dựng,
xuất bản các video bài giảng, học liệu số. Với các tính năng mạnh mẽ của mình, trình
chỉnh sửa video này thậm chí còn thu hút được cộng đồng người dùng rộng rãi, những
người luôn mong chờ bản cập nhật tiếp theo.
2.4.2. Cài đặt
Để cài đặt phần mềm OpenShot Video Editor thực hiện như sau:
Bước 1: Tải bản đóng giói cài đặt phần mềm từ
https://www.openshot.org/download/, tùy theo hệ điều hành của máy tính mà tải bản cài
đặt cho phù hợp với
Bước 2: Khởi động trình cài đặt phần mềm và cài đặt theo chỉ đẫn của trình cài đặt
theo các hình sau:

59
Hình 1.51 Cửa sổ lựa chọn ngôn ngữ

Hình 1.52. Lựa chọn chấp nhận giấy phép bản quền

Hình 1.53. Cửa sổ chọn các tác vụ bổ sung

Hình 1.54. Cửa sổ sẵn sàng cài đặt chọn cài đặt để tiếp tục

60
Hình 1.55. Tiến trình cài đặt

Hình 1.56. Cửa sổ cài đặt hoành thành


2.4.3. Giới thiệu về màn hình làm việc

61
Khởi chạy OpenShot và bạn sẽ thấy giao diện được chia thành bốn khu vực chính:
Thanh công cụ chính, Tệp dự án, Dòng thời gian và Xem trước video.

Hình 1.57. Giao diện làm việc của OpenShort


Thanh công cụ chính là nơi bạn sẽ tìm thấy các nút cho các hành động phổ biến như
tạo dự án mới, mở dự án, lưu dự án của bạn, hoàn tác và làm lại, nhập và xuất.
Khu vực được gắn nhãn Project Files là nơi bạn sẽ tìm thấy tất cả các tệp video, âm
thanh và hình ảnh mà bạn đã nhập vào dự án của mình. Bạn sẽ sắp xếp các tệp này trên
dòng thời gian để tạo video của mình.
Như bạn có thể tưởng tượng, Timeline là nơi bạn có thể xem tất cả các đoạn video,
âm thanh và hình ảnh và các đoạn chuyển tiếp — tất cả các phần tạo nên dự án của bạn.
Bạn luôn có thể xem bản xem trước dự án của mình cho đến nay bằng cách nhấn
Play trong Video Preview.

Hình 1.58. Giao diện màn hình làm việc của OpenShot

62
Hình 1.59: Giao diện demo của OpenShot
2.3.4. Thiết kế Video bài giảng, học liệu số với OpenShot Video Editor
Như đã giới thiệu ở bên trên OpenShot Video Editor là một phần mềm thuộc nhóm
công cụ Authoring and Publishing Software dễ dàng cho việc thiết kế, xây dựng các học
liệu số dưới dạng video hướng dẫn, phầm mềm là một công cụ giúp cho giảng viên dễ
dàng cắt gép, chỉnh sửa, biên tập video do đó để làm việc được hiệu quả các thầy cô nên
chuẩn bị trước các dữ liệu nguồn cho việc xây dựng (video, hình ảnh, âm thanh, văn bản,
kịch bản …) sau đây là các bước hướng dẫn chi thực hiện xây dựng và biên tập video với
OpenShot Video Editor:
Bước 1: Tạo một dự án video mới
Bước 2: Nhập (import) các dữ liệu nguồn (video, hình ảnh, âm thanh) dùng cho việc biên
tập thiết kế video.
Bước 3: Sắp xếp các các dữ liệu (video, hình ảnh, âm thanh, văn bản) trên dòng thời gian
theo kịch bản.
Bước 4: Xem trước dự án video và chỉnh sửa cho phù hợp (theo kịch bản) Bước 5: Xuất
bản video
Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện:
Bước 1: Tạo một dự án video mới

63
Khởi động OpenShot Video Editor từ short cut trên Desktop hoặc từ program file
theo mặc định một dự án video mới sẽ được khởi tạo, lưu dự án với tên tùy đặt được màn
hình làm việc như hình sau:

Hình 1.60. Màn hình làm việc của dự án mới


Bước 2: Nhập (import) các dữ liệu nguồn (video, hình ảnh, âm thanh) dùng cho việc biên
tập thiết kế video.
Điều đầu tiên bạn cần làm là nhập các tệp video, âm thanh và / hoặc hình ảnh mà
bạn muốn sử dụng trong dự án video của mình. Đây là hai cách để nhập tệp dự án.
Cách 1: Nhập bằng việc kéo thả trực tiếp lên vùng tệp của dự án
- Chọn các tệp bạn muốn sử dụng trong dự án của mình.
- Kéo và thả các tệp vào vùng Tệp Dự án của OpenShot.

Hình 1.61. Màn hình kéo thả các tệp dữ liệu của dự án
Cách 2: Nhập tệp phương tiện qua Thanh công cụ chính

64
Ngoài ra, bạn có thể chọn biểu tượng dấu cộng màu xanh lục trong thanh công cụ
chính và điều hướng đến các tệp bạn muốn nhập.

Hình 1.62. Cửa sổ vị trí biểu tượng Import trên thanh điều hướng
Bước 3: Sắp xếp các các dữ liệu (video, hình ảnh, âm thanh, văn bản) trên dòng thời
gian theo kịch bản
Tiếp theo, sắp xếp các tệp của bạn trên dòng thời gian. Kéo các tệp video hoặc hình
ảnh của bạn vào một bản nhạc trên dòng thời gian. Sắp xếp chúng theo thứ tự bạn muốn
chúng xuất hiện trong video của mình. Nếu đang sử dụng tệp hình ảnh tĩnh, bạn có thể
điều chỉnh thời lượng của các clip đó bằng cách làm theo các bước sau:
Bước 3.1: Chọn clip trên dòng thời gian. Clip được chọn sẽ có viền màu đỏ.

Hình 1.63. Hình ảnh đối tượng được chọn


Bước 3.2: Di chuột qua phần cuối của clip để bạn có thể nhìn thấy biểu tượng mũi
tên kép.
Bước 3.3: Nhấn nút chuột của bạn và kéo vị trí kết thúc của clip để clip có thời
lượng bạn muốn.

Hình 1. 64. Chọn đối tượng kéo trên timeline


Bạn có thể sử dụng bất kỳ Tệp Dự án nào của mình nhiều lần tùy thích. Thêm nhạc vào
dự án trình chỉnh sửa video OpenShot:

65
Nếu muốn thêm một bản nhạc vào video của mình, bạn có thể dễ dàng thực hiện
điều đó trong OpenShot Video Editor.

Hình 1.65. Giao diện thêm âm thanh vào OpenShot


Bước 3.4: Kéo tệp âm thanh từ Tệp dự án vào một bản nhạc trống trên Dòng thời
gian. Các tệp âm thanh sẽ có biểu tượng của một nốt nhạc trên chúng (so với hình ảnh thu
nhỏ nếu tệp là hình ảnh hoặc video).
Bước 3.5: Nếu bài hát dài hơn video của bạn, hãy nhấp và kéo cạnh phải của đoạn
âm thanh sang trái, điều này sẽ khiến đoạn âm thanh kết thúc sớm hơn.
Bước 3.6: Nếu bài hát không đủ dài cho video của bạn, bạn luôn có thể thêm nhiều
tệp âm thanh hoặc thậm chí cùng một tệp nhiều lần.
Chú ý: Quá trình chỉnh sửa video trên thanh thời gian, chúng ta có thể cắt các video,
loại bỏ âm thanh của video và thêm các video mới thông qua các công cụ có trên thanh
timeline này:

Hình 1. 56. Các công cụ trên thanh Timeline


Bước 4: Xem trước dự án video và chỉnh sửa cho phù hợp (theo kịch bản)

66
Sau khi tất cả các clip của bạn có trên dòng thời gian, hãy xem bản xem trước
video của bạn trong Video Preview.

Hình 1.57: Giao diện Video Preview


Nếu bạn thích những gì bạn thấy, hãy nhớ lưu dự án của bạn bằng cách chọn Save
Project trên thanh công cụ chính hoặc bằng cách đi tới Tệp> Lưu dự án thành.
Bước 5: Xuất bản video
Khi dự án của bạn kết thúc, bạn có thể xuất video sang một số định dạng tệp khác
nhau để phù hợp với các nền tảng ứng dụng đang dùng. Để xuất video thực hiện theo các
bước nhỏ sau:
Bước 5.1: Chọn red circle trên thanh công cụ chính hoặc đi tới Tệp> Xuất dự án.
Bước 5.2: Đặt tên cho video đã xuất của bạn.
Bước 5.3: Duyệt đến thư mục mà bạn muốn lưu video đã xuất.
Bước 5.4: Chọn định dạng video được xuất. Các tùy chọn bao gồm MP4 (tốt nhất để tải
lên YouTube), AVI, FLV, MOV, MPEG, OGG hoặc WEBM.

67
Bước 5.5: Chọn Export Video. Bạn sẽ thấy thanh tiến trình khi video của bạn xuất.

Hình 1.68. Mành hình xuất video


Bước 6.6: Khi video xuất xong, hãy chọn Done. Video của bạn sẽ được lưu trong
thư mục bạn đã chọn ở trên.
2.5. Công cụ thiết kế thí nghiệm mô phỏng
2.5.1. Giới thiệu về ứng dụng mô phòng trong dạy học
Việc ứng dụng kỹ thuật mô phỏng trong dạy học tạo nên một phương pháp dạy
học hiện đại, đó là việc dạy về các khía cạnh khác nhau của thế giới bằng việc bắt chước
hoặc sao chép nó. Sinh viên không những hình thành động cơ học tập từ việc mô phỏng
mà còn học bằng cách tương tác với chúng theo cách tương tự mà họ sẽ tương tác trong
các tình huống thực tế.
Trong giáo dục mô phỏng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học, trong đó các
thành phần không mong muốn của các tình huống thực đã được loại bỏ nhằm đạt chuẩn
của đào tào tạo. Sự đơn giản đó cho phép người học tập trung vào thông tin hoặc kỹ năng
then chốt và làm cho việc học tập dẽ dàng hơn. Do đó sử dụng mô phỏng là rất thích
đáng cho việc hoàn thiện hành vi và nhận thức.
Mô phỏng máy tính chia thành các loại chính: mô phỏng chứa một mô hình khái
niệm và mô phỏng dự trên mô hình khái niệm.
Mô phỏng trên máy tính giúp sinh viên có cơ hội để quan sát gián tiếp thế giới
thực và tương tác với nó. Trong lớp học, mô phỏng có thể đóng vai trò quan trọng trong
việc
68
tạo ra các thí nghiệm ảo và các yêu cầu. Các vấn đề đưa ra trên mô phỏng cho phép sinh
viên giám sát các thí nghiệm, kiểm tra các mô hình mới và nâng cao nhận thức trực giác
của họ về các hiện tượng phức tạp. Mô phỏng có thể sử dụng cho các công việc mà
không thể làm được trong thực tế, các công việc đòi hỏi chi phí cao hoặc các công việc
quá nguy hiểm nếu làm trong thực tế. Mô phỏng có thể dóng góp vào việc thay đổi khái
niệm; cung cấp các kinh nghiệm không hạn chế cho các sinh viên, cung cấp các công cụ
cho nhu cầu nghiên cứu khoa học.
2.5.2. Công cụ thí nghiệm mô phỏng
Thế giới ngày nay có rất nhiều công cụ phần mềm mô phỏng khác nhau, tùy thuộc
vào lĩnh vực mà lại có nhưng phần mềm chuyên biệt khác nhau mỗi phần mềm đều có
nhưng ưu điểm, nhược điểm nhất định. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực giảng dạy khác nhau
mà các giáo viên có thể lựa chọn một công cụ phù hợp với lĩnh vực của mình. Sau đây
giới thiệu một số phần mềm mô phỏng phổ biến:
+ Simulation Sciences SIMSCI (California):
+ PRO//II
+ DYNSIM
+ Hyprotech (Calgary, Canada):
+ HYSIM, HYSYS, HTFS, STX/ACX, BDK
+ Aspen Technology (Cambridge, USA): Aspen Plus (Most widely used and versatile in
range and application) Bryan research & engineering: PROSIM, TSWEET
+ Prosim (Labege, France): Prosim Plus
+ Chemstation (Houston): CHEMCAD
+ PSE Ltd (London): gPROMS
+ Winsim (DESIGN II for Windows).
+ IDEAS Simulation.
+ Simulator 42.
+ RSI (France): RSI
+ Yenka
2.5.1.1. Giới thiệu phần mềm mô phòng Yenka
Yenka là một thế hệ mới của các mẫu công cụ phần mềm giáo dục từ hãng
Crocodile Clips. Yenka tập hợp nhiều thí nghiệm thú vị về Toán, Lý, Hóa, điện tử để
thầy cô giáo có thêm công cụ dạy học hiệu quả hơn.
Yenka có thể được sử dụng bởi các giáo viên hoặc học sinh, cho phép thử nghiệm,

69
quan sát các hiện tượng xảy ra với các chủ đề bạn đang giảng dạy, nghiên cứu trong một
thế giới ảo an toàn và chính xác.
Với mục tiêu mở rộng Yenka khắp thế giới, nhà phát triển cung cấp giấy phép sử
dụng Yenka miễn phí trong gia đình cho tất cả các công cụ của Yenka. Không cần bỏ tiền
mua bất cứ nội dung nào, chỉ cần download Yenka, bạn có thể sử dụng tất cả sản phẩm
Yenka tại nhà miễn phí.

Hình 1 67. Mô phỏng Yenka


Tính năng chính của phòng thí nghiệm ảo Yenka
Toán học: Yenka cho phép bạn tạo mô hình toán học 3D một cách dễ dàng để chứng
minh các số liệu thống kê, xác suất, hình học và tọa độ cho các học sinh.
Khoa học: Phòng thí nghiệm ảo của Yenka vô cùng lý tưởng cho các bài giảng khoa
học, chứng minh các khái niệm đầy màu sắc một cách an toàn, mô phỏng chính xác.
Công nghệ: Bộ công cụ thiết kế của Yenka cho phép kiểm tra các dự án điện tử, các
chương trình PIC, PICAE và tạo giao diện PCB 3D.
Công nghệ truyền thông và máy tính: Yenka giới thiệu lập trình theo cách thức mới,
hấp dẫn hơn, cho phép người dùng điều khiển nhân vật hoạt hình 3D bằng cách sử dụng
lệnh sơ đồ đơn giản.
2.5.2. Cài đặt phần mềm Yenka bản miễn phí
Sau đây là hướng dẫn chi tiết cài phần mềm Yenka bản miễn phí:
Bước 1: Download và cài đặt Yenka vào máy tính của bạn.
Bước 2: Khởi động Yenka bằng cách click đúp chuột trái vào biểu tượng Yenka trên màn hình.
Bước 3: Trong cửa sổ Your Yenka licences, bạn click vào Use all products for free dưới
mục At home.

70
Hình 1.68. Màn hình yêu cầu active
Bước 4: Đăng nhập tài khoản email và nghề nghiệp (Occupation), bạn chỉ cần đăng
nhập email một lần duy nhất cho các lần sử dụng tiếp theo.

Hình 1.69. Đăng ký tài khoản và chọn nghề nghiệp

Bước 5: Nhấn Request Licence.

Hình 1. 70. Nút request Licence


2.5.3. Hướng dẫn sử dụng công cụ mô phỏng Yenka trong xây dựng học liệu số, bài
giảng số
Tùy thuộc vào lĩnh vực của giáo viên mà có các khai thác sử dụng ứng dụng khác

71
nhau tuy nhiên trong phần này hướng dẫn các bước cơ bản thao tác với một dự án
trong Yenka thuộc một bài mô phỏng vòng lặp trong lĩnh vực công nghệ thông tin cơ bản
Bước 1: Khởi động phần mềm Yenka.
Bước 2: Chọn lĩnh vực mô phỏng.
Bước 3: Tạo các đối tượng, mô hình cho mô phỏng.
Bước 4: Chạy kiểm tra và xem hoạt động của mô phỏng.
Bước 5: Lưu dự án
Sau đây là hướng dẫn chi tiết thực hiện:
Bước 1: Khởi động phần mềm Yenka
Để khởi động Yenka thực hiện bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng short cut
trên màn hình nên Desktop hoặc chọn phần mềm trong All program

Hình 1. 71. Biểu tượng Yenka trên màn hình nền

Bước 2: Chọn lĩnh vực mô phỏng


Trong màn hình product choose chọn một trong các lĩnh vực muốn xây dựng mô
phỏng: Máy tính, Toán học, Khoa học, Công nghệ; trong ví dụ này sẽ chọn computer và
programming để làm ví dụ

72
Hình 1.72. Màn hình
lựa chọn lĩnh vực mô
phỏng

Bước 3: Tạo các đối tượng, mô hình cho mô phỏng


- Chọn đối tượng từ nhóm công cụ Objects bên trái màn hình bằng cách ấn trái chuột vào
đối tượng rồi lôi lên vùng mô phỏng

Hình 1.73. Nhóm công cụ Objects


Trong đó:
- Flowcharts: nhóm các đối tượng vẽ đồ tiến trình
- Characters: Nhóm các đối tượng là nhóm nhân vật gồm nhân vật nam, nữ …

73
- Custom objects: nhóm các đối tượng lựa chọn khác như các vật liệu, dụng cụ, đồ dùng

- Presentation: nhóm các đối tượng trình bày như văn bản, hình ảnh, âm thanh… Trong ví
dụ sau đây sẽ tạo ra một mô phòng cho vòng lặp trong lập trình
+ Tạo nhân vật nữ bằng việc kéo thả nhân vật Girl từ nhóm đối tượng Characters
lên màn hình

Hình 1. 74. Kết quả kéo nhân vật Girl


+ Trong nhóm công cụ Flowcharts chọn Start and Stop kéo và thả tạo 2 đối tượng
Start và Stop và nối lại tạo thành process như hình sau:

Hình 1.75. Tạo Flowcharts chọn Start and Stop


+ Chọn process loop trong nhóm đối tượng process và nối vào giữa start and stop

74
Hình 1.76. Tạo process loop
+ Thêm output cho vòng lặp bằng lựa chọn Box Step từ Inputs and Outputs và di
chuyển vào giữa vòng lặp Repeat

Hình 1.77. Thêm output cho vòng lặp


+ Thay đổi số lượt lặp và ấn vào Start để xem mô phỏng

75
Hình 1.78. Chạy chương trình
3. Thiết kế dạy học số
3.1. Yêu cầu sư phạm và công nghệ đối với thiết kế dạy học số
3.1.1. Yêu cầu sư phạm đối với thiết kế dạy học số
Khi thiết kế dạy học số phải chú ý đến 3 giai đoạn sau: Chuẩn bị; Hướng dẫn học
tập và thực hành; Phản hồi, đánh giá.
Giai đoạn 1. Chuẩn bị. Giai đoạn này tương ứng với phần dẫn nhập và giới thiệu
chủ đề trong dạy học trực tiếp. Trong giai đoạn này cần thực hiện 3 nhiệm vụ: thu hút sự
chú ý; nêu ra mục tiêu của bài học và khuyến khích nhớ lại/tái hiện bài cũ/kiến thức học
gần đây.
Thu hút sự chú ý: Cần sử dụng nhiều phương tiện truyền thông có thể có hiệu quả,
nhưng nên thận trọng vì người học có thể trở nên nhàm chán hoặc lo sợ. Ngoài ra, cần
chú trọng liên kết những vấn đề trong hướng dẫn tới thế giới thực và tạo các cơ hội tốt
cho các hoạt động tương tác.
Nêu ra mục tiêu của bài học: Diễn tả các mục tiêu rõ ràng nhất đến mức có thể, vì
đặc trưng của giải pháphọc trực tuyến là tự quản lý. Mục tiêu phải diễn đạt được học viên
nên đạt những kỹ năng/năng lực cơ bản và điều kiện để đạt mục tiêu đề ra (điều kiện, kỹ
năng máy tính,…).
Khuyến khích nhớ lại/tái hiện: Chỉ ra những nội dung cần được ôn tập cho người
học; cần tiếp tục kế thừa các bài học trước.
Giai đoạn 2. Hướng dẫn học tập và thực hành. Giai đoạn này cần phải: sử dụng

76
phương tiện truyền thông theo cách thực sự có ý nghĩa; hướng dẫn học tập và khuyến
khích thực hành.
Sử dụng phương tiện truyền thông theo cách thực sự có ý nghĩa: Không bắt buộc
học viên đọc các tài liệu mà họ đã hiểu/được học ở mô đun trước; đưa ra những hướng
dẫn có thể dự đoán được và cho phép người học tiếp tục kiểm soát quá trình học tập của
họ.
Hướng dẫn học tập: Nên sẵn có 1 người hướng dẫn học tập (qua email, chat…);
hướng dẫn cần rõ ràng, hỗ trợ hiệu quả cho học tập.
Khuyến khích thực hành: Hầu hết hệ thống truyền tải của học trực tuyến đều là các
dạng câu hỏi dựa trên máy tính (lựa chọn nhiều phương án, mô phỏng). Hướng thực hành
trên máy tính gắn liền với những yêu cầu đối với người học trong công việc thực tế.
Giai đoạn 3. Phản hồi, đánh giá. Giai đoạn này cần đưa ra: câu hỏi hướng dẫn; đánh
giá thực hành và nâng cao khả năng ghi nhớ của người học.
Câu hỏi hướng dẫn: Dự đoán các câu trả lời không chính xác; nêu cụ thể tất cả các
phản hồi của người hướng dẫn (Không chỉ đơn giản là: “làm rất tốt” hoặc “làm lại” );
tránh làm giảm tập trung của người học bằng những phần thưởng điện tử, điều này sẽ
làm chậm tốc độ học tập.
Đánh giá thực hành: Do máy tính là công cụ đánh giá nên các câu hỏi phải được
thiết kế rõ ràng để không có sự nhầm lẫn khi trả lời; có các gợi ý “bước tiếp theo” dựa
trên kết quả và chắc chắn rằng người học biết chính xác mong đợi của mình là gì.
Nâng cao khả năng ghi nhớ: Nhấn mạnh “công việc thực tế” của người học rất quan
trọng trong thiết kế nội dung; thông báo với người học về người/địa chỉ liên hệ để họ có
thể tìm kiếm thêm thông tin hoặc giúp đỡ.

Các yêu cầu về câu hỏi, phản hồi, đánh giá

Yêu cầu về câu hỏi: rõ ràng; chọn được câu trả lời đúng nhất; kết hợp cùng với mục
tiêu; kiểm tra ý chính; ngắn gọn nhất đến mức có thể; câu hỏi khác với những câu hỏi
trong bài giảng trực tiếp; đưa ra những kỹ năng liên quan đến bài tập; sử dụng những lựa
chọn đáng tin cậy
Yêu cầu về phản hồi của GV: phân tích các câu trả lời và trả lời lại những phản hồi
cụ thể; luôn luôn trả lời câu hỏi “tại sao câu trả lời đúng hoặc không đúng?”; luôn luôn
chú ý tới kiểm tra lại cả quá trình; luôn luôn thông báo với SV đã đạt được mục đích nào
và cái nào chưa đạt được; đưa ra lựa chọn, dù có hay không SV nào đạt mục tiêu đề ra.
77
Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được các yêu cầu trên, GV cần phải đảm bảo các
điều kiện sau:

- GV phải có kiến thức, kỹ năng về các loại bài giảng để lựa chọn loại bài giảng phù
hợp với năng lực của bản thân cũng như điều kiện giảng dạy của nhà trường để thực hiện
tốt được nhiệm vụ giảng dạy. Khi thiết kế bài giảng, GV cần phải có định

hướng chi tiết về các chủ đề của bài giảng; phải trình bày rõ ràng và mạch lạc nội dung
bài giảng; có hệ thống và truyền tải được các nội dung; phân tích sự kiện, hiện tượng chi
tiết, rõ ràng và phải có tóm tắt khái quát chung về chúng.

- GV khi thiết kế bài giảng trực tuyến phải đưa ra được: (i) Ý tưởng về bài giảng:
Học cái gì?; (ii) Công nghệ phù hợp: học như thế nào, tiến trình học tập là gì?

(iii) Đánh giá: Làm thế nào để biết SV tiến bộ và đạt mục tiêu học tập? Bên cạnh đó,
GV cần phải đảm bảo bài giảng phải có cấu trúc tương ứng với các giai đoạn học tập:
Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn học tập và khuyến khích thực hành và giai đoạn phản
hồi/đánh giá.

- Đặc biệt, để thiết kế được bài giảng dạy học trực tuyến có chất lượng đòi hỏi GV
phải có các kiến thức cũng như kĩ năng sử dụng vi tính, các phần mềm hỗ trợ cũng như
việc khai thác thông tin trên nền tảng Internet tốt. Đồng thời, để thiết kế bài giảng E-
Learning, GV cần phải chọn được phần mềm phù hợp trong số rất nhiều phần mềm như
Adobe Presenter, Lecture MAKER, MS Producer, Articulate , Adobe Authorware, Adobe
Captivate, Adobe Connect, Adobe Director, Wondershare PPT2flash, Camtasia, LMS
Dokeos, LMS Moodle, Lectora,…
3.1.2. Yêu cầu công nghệ đối với thiết kế dạy học số
- GV phải lựa chọn được hệ thống phần mềm/công cụ phù hợp để thưc hiện quá
trình thiết kế học liệu số, kết xuất học liệu số với các ứng dụng (LMS) trong dạy học trực
tuyến. Hiện nay có rất nhiều công cụ có thể dùng cho thiết kế học liệu số, phần mềm dạy
học trực tuyến được ra đời, nhưng lựa chọn phần mềm nào cho phù hợp với nhu cầu và
đặc thù của cơ sở giáo dục của mình thì cũng là một vấn đề đặt ra. Các phần mềm mã
nguồn mở hoặc miễn phí như Google Classroom, hay Moodle thường khó tùy biến và cần
có hướng dẫn để người học làm quen. Các giải pháp phần mềm có trả phí như Zoom hay
Skype hoặc các giải pháp do các công ty/tổ chức phát triển riêng cho từng trường.

78
- GV trực tiếp giảng dạy phải là những người nắm vững về kiến thức chuyên môn,
có kỹ năng sư phạm, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc thiết
kế dạy học số trên cơ sở chung là để định hướng cho người học theo đúng mục tiêu bài
học đã đề ra.

3.2. Thiết kế dạy học số trên các nền tảng công nghệ
Để đưa các học liệu số như bài giảng số, các video hướng dẫn,… lên trên các nền
tảng quản lý nội dung học tập LMS thì cần phải xuất bản sang các định dạng được hỗ trợ
bởi các hệ thông này tuy nhiên hầu hết các nền tảng ngày nay đều hỗ trợ chuẩn SCOM
một chuẩn quốc tế cho các học liệu số.
Dạng chuẩn SCORMS:
Dạng chuẩn này được sử dụng để đóng gói bài giảng được thiết kế trên các hệ thống
quản lý học tập không phải Moodle hoặc trên các phần mềm thiết kế bài giảng khác như :
Powerpoint, Violet, Libre Office Impress, Flash, Web, google Classroom...
Tùy theo phần mềm cũng như hệ thống mà có cách đóng giói khác nhau, đối với hệ
thống có sẵn chức năng kết xuất bài giảng về dạng Scorms thì thí sinh chỉ cần sử dụng
chức năng này kết xuất thành tệp tin đóng gói chuẩn Scorm tệp tin này thường được nén
dưới dạng .zip file bên trong có cấu trúc chuẩn scorm đã đóng gói. Đối với các phần mềm
hoặc hệ thống không hỗ trợ xuất bản dưới dạng chuẩn SCORM thí sinh có thể sử dụng
thêm một phần mềm hỗ trợ để đóng giói thành chuẩn SCORM hoặc xây dựng chuẩn cấu
trúc SCORM rồi đóng giói thành một file nén zip.
Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống có hỗ trợ

1. Truy cập vào phần mềm hoặc hệ thống hỗ trợ học tập
2. Xuất bản bài giảng sang SCORM
3. Tải bài giảng SCORM
4. Import vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống không hỗ trợ thí sinh sử
dụng một phần mềm đóng giói từ hãng thứ 3
- Tải dữ liệu bài giảng về
- Sử dụng phần mềm biên tập hỗ trợ đóng giói dạng chuẩn SCORM Đóng giói bài giảng
thành dạng SCORM
- Import file đóng gói SCORM vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi
79
Một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng đóng giói bài giảng SCORM mà thí
sinh có thể tham khảo trong quá trình thiết kế bài giảng: Adobe Presenter, MicroSoft
Office Mix, iSpring, …
Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống không hỗ trợ đóng giói
SCORM thí sinh tự cấu trúc bài giảng và đóng không sử dụng phần mềm của hãng thứ 3:

- Tạo 1 thư mục gốc để chứa các file thành phần


- Tạo (copy) các file hệ thống của SCORM vào thư mục gốc
- Tạo (copy) các file của bài học vào thư mục gốc
- Biên tập file imsmanifest.xml cho phù hợp với các file của bài học
- Đóng gói tất cả các file vào một file zip.
- Import file đóng gói SCORM vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Để đóng giói theo cách này thí sinh có thể tải các file hệ thống của SCORM cũng
như xem cấu trúc tệp tin biên tập imsmanifest.xml trên trang web scorm.com có thể
tham khảo tại link
https://scorm.com/scorm-explained/technical-scorm/content-
packaging/xml-schema-definition-files

80
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC SỐ
* MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Hoàn thành bài học này, người học có khả năng:
- Kiến thức: Trình bày được nguyên tắc, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy
học số.

- Kỹ năng: Tổ chức quá trình dạy học số thông qua ứng dụng Video Call, ứng dụng
dạy học trực tuyến đảm bảo kiểm soát được truy cập, kiểm soát được sự tham dự của
người học, kiểm soát được tiến độ học tập, lập được kênh giao tiếp phù hợp, quản lý
được tài nguyên học tập, bảo mật thông tin lớp học, thiết lập được các tương tác giữa
người dạy và người học, giữa nội dung với người học.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm chủ hoạt động tổ chức quá trình dạy học số
thông qua ứng dụng video call, hệ thống LMS và một số nền tảng thông dụng trong dạy
học trực tuyến đảm bảo hiệu quả, an toàn.
* NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
1. Chiến lược và nguyên tắc dạy học số
1.1. Các chiến lược dạy họcsố
1.1.1. Tổ chức cho người học xác định mục tiêu
Người học có xu hướng học tích cực hơn nếu xác định mục tiêu đề ra trước khi
học. Khi các em biết rằng việc học này sẽ mang lại điều gì đó hữu ích cho cuộc sống của
mình thì các em sẽ hăng hái học hơn, cho nên khi giáo viên giao bài tập hoặc hoạt động
thảo luận thì nên làm rõ mục tiêu trước và hướng đến kết quả cuối cùng ra sao

vd: trước khi bắt đầu học môn vẽ kỹ thuật thì các bạn học sinh cần xác định được
mục tiêu là sau khi học xong môn vẽ kỹ thuật thì các bạn phải đọc được bản vẽ kỹ thuật
và có thể vẽ được bản vẽ cơ bản.

1.1.2. Đồng hành cùng người học

Giáo viên luôn phải là người thu hút và hỗ trợ người học ngay từ đầu và trong suốt
quá trình học tập để tạo ra một cộng đồng học tập hiệu quả.
Giáo viên hãy cho người học cảm thấy bạn luôn hiện diện bất cứ khi nào họ cần.
Bên cạnh đó, hãy thông báo những khung giờ mà bạn sẽ dạy học để họ có thể liên lạc với
bạn ngoài những khung giờ đó.

81
Tham gia tích cực vào cộng đồng học tập trên các diễn đàn, phương tiện truyền
thông xã hội để khuyến khích sự tham gia của người học . Bằng cách này cũng làm tăng
sự gắn kết giữa giáo viên với người học, từ đó đem đến trải nghiệm học tập tốt hơn.

82
1.1.3. Tạo môi trường học tập hỗ trợ

Là một giáo viên thực hiện dạy học số, giáo viên có cơ hội để tạo ra một môi
trường học tập hỗ trợ cho người học của mình. Cách tốt nhất chính là sự tham gia của
giáo viên, học sinh và khuyến khích sự tương tác giữa người học với người học.

- Khi bắt đầu bài học, hãy tạo ra một bài giới thiệu cá nhân và khuyến khích người
tham gia đóng góp tiểu sử hoặc đoạn giới thiệu ngắn.
- Tạo một diễn đàn mở để mọi người dễ dàng thảo luận và hỗ trợ lẫn nhau, cùng
nhau phát triển.
- Thiết lập các nhóm nhỏ tương tự như các nhóm truyền thống để hỗ trợ tư vấn cho
người học.

Những chiến lược này sẽ khuyến khích người học cùng nhau học tập và hỗ trợ
nhau cùng phát triển, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Với xu hướng công nghệ số, chúng ta có cơ hội tạo ra môi trường học tập ảo cho
phép tương tác giống như lớp học truyền thống.
Các giáo viên dạy học số tốt nhất sử dụng kết hợp cả hoạt động đồng bộ và không
đồng bộ, tạo ra sự pha trộn giữa các phong cách dạy học số truyền thống với các công cụ
âm thanh và hình ảnh mới hơn, hợp tác hơn. Làm việc với sự kết hợp của các hoạt động
làm cho nội dung trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, tăng sự tham gia của học sinh với cả
giáo viên và những người học khác.
1.1.4. Sử dụng kết hợp các công cụ học tập để cùng nhau phát triển
Với xu hướng công nghệ số, chúng ta có cơ hội tạo ra môi trường học tập ảo cho
phép tương tác giống như lớp học truyền thống.
Các giáo viên dạy học số tốt nhất sử dụng kết hợp cả hoạt động đồng bộ và không
đồng bộ, tạo ra sự pha trộn giữa các phong cách dạy học số truyền thống với các công cụ
âm thanh và hình ảnh mới hơn, hợp tác hơn. Làm việc với sự kết hợp của các hoạt động
làm cho nội dung trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, tăng sự tham gia của học sinh với cả
giáo viên và những người học khác.

1.1.5. Đặt câu hỏi thu hút


- Câu hỏi như thế nào mới thúc đẩy người học học trực tuyến và thảo luận tích cực
hơn? Đó chính là các dạng câu hỏi sau:
- Câu hỏi mở: Loại câu hỏi khuyến khích người học phải trả lời và giải thích nhiều hơn.

83
- Gợi ý suy nghĩ sâu hơn: Những câu hỏi hay sẽ giúp người học phân tích, đánh
giá, đào sâu hơn và khám phá khả năng của bản thân.
- Yêu cầu học sinh sử dụng tài liệu có sẵn để xây dựng câu trả lời: Câu hỏi hay
được xây dựng dựa trên nội dung khóa học, giúp người học có cái nhìn sâu sắc hơn về bộ
môn đang học vì mỗi chủ đề được kết nối với nội dung đã thảo luận trước đó.

1.1.6. Giao bài tập đa dạng


Người dạy nên liên tục đặt câu hỏi và cho người học trả lời, giao các bài tập phù
hợp như giải quyết vấn đề, ví dụ thực tế cùng nhiều hoạt động khác nhưng phải đảm bảo
các hoạt động này đạt được mục tiêu học tập của người học.
1.1.7. Đưa ra phản hồi có giá trị
Để giúp người học tiến bộ trong suốt khóa học, người học nên phản hồi thường
xuyển để người học biết được mình đã làm tốt những gì và cần cải thiện điểm nào. Các
công cụ đánh giá của công nghệ mới sẽ giúp người dạy đánh giá chuẩn xác hơn và đề
xuất các bài tập và hoạt động phù hợp cho từng người học cụ thể.
1.1.8. Truy cập nội dung học tập số trên thiết bị di động
Học tập trên thiết bị di động nắm giữ những lợi thế chính cho người học, cho phép
họ truy cập các tài liệu khóa học cập nhật và nội dung có liên quan ở mọi nơi, mọi lúc.
Với những mẩu thông tin có dung lượng vừa phải để được tiêu hóa nhanh chóng và dễ
dàng, người học có thể làm việc thông qua các tài liệu khóa học theo tốc độ của riêng họ,
hỗ trợ cả hiệu suất và năng suất.
Do vậy, người dạy cần đảm bảo nội dung dạy học số được người học có thể dễ
dàng truy cập qua điện thoại thông minh, máy tính xách tay, iPad để tối đa hóa phương
pháp giảng dạy. Người học nhận thấy được họ đang tiếp xúc với nhu cầu của lực lượng
lao động hiện đại ngày nay và công nghệ có liên quan.

1.2. Nguyên tắc dạy họcsố


Đào tạo trực tuyến là một phương thức đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp (GDNN). Về cơ bản, việc đào tạo trực tuyến đã có những quy định pháp luật thể
hiện tại Thông tư số 09/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định việc tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo
phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp
và Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo

84
hình thức đào tạo

85
từ xa, tự học có hướng dẫn và nhiều văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Giáo dục
nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thực tiễn cho thấy, dạy học trực tuyến trong GDNN có thể chưa đến thời điểm
được triển khai rộng khắp như hiện nay (năm 2021) nếu như hệ thống chưa phải chịu
những tác động ngoài ý muốn của ngoại cảnh, xin đơn cử một số minh chứng như sau:

- Công văn số 345/TCGDNN-ĐTCQ 21/02/2020 về việc đẩy mạnh ứng dụng


CNTT trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch COVID-19;

- Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ 17/3/2020 về việc hướng dẫn ứng dụng


CNTT trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19;

- Công văn số 1301/LĐTBXH-TCGDNN 14/4/2020 V/v hướng dẫn thực hiện


quản lý, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến;

- Công văn số 1673/LĐTBXH-TCGDNN 15/5/2020 V/v tiếp tục tổ chức giảng


dạy, học tập bằng hình thức trực tuyến;

- Công văn số 1819/TCGDNN-ĐTCQ 11/8/2020 V/v tuyển sinh, đào tạo trong
tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại.

Dạy học trực tuyến trong GDNN đã được hướng dẫn có tính pháp lý trong bối cảnh hệ
thống chưa bị tác động bất lợi bởi dịch bệnh, tuy nhiên xét về mức độ phát triển dạy học
trực tuyến trong GDNN có thể nhận định: những tác động bất lợi của dịch bệnh đã vô
tình tác động vào đòn bẩy thúc đẩy lộ trình dạy học trực tuyến diễn ra nhanh hơn, quyết
liệt hơn theo hướng cả hệ thống không chịu khuất phục trước trở ngại, làm chủ tình thế
bất lợi.
* Nguyên tắc của dạy học số:
- Nội dung dạy học số phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của
chương trình GDNN.
- Phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học số và đội ngũ
giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học số.
- Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông
tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.
- Phát huy nhu cầu học tập đa dạng của người học trong GDNN, vì sự phát triển an
toàn của người học và các bên liên quan, phù hợp với xu thế phát triển chung.
86
2. Một số hình thức tổ chức dạy học số
2.1. Sử dụng ứng dụng Video Call (Zoom cloud meeting, Google Hangouts Meet, Skype
Meet Now)
2.1.1. Sử dụng Zoom Cloud Meeting
Zoom Meeting là một ứng dụng mạnh mẽ và cực kỳ nổi tiếng cho hội thảo, hội
họp, đào tạo trực tuyến, học trực tuyến với đầu đủ các tính năng từ chia sẻ nội dung màn
hình trên máy tính, Chat trực tuyến, Video Call trực tuyến, chia sẻ tài liệu,

2.1.1.1. Đăng ký tài khoản ZOOM


Đâu tiên bạn hãy mở một trình duyệt bất kỳ như chrome, fire fox, Cốc Cốc, sau đó
truy cập vào https://zoom.us.

Ở phía bên phải góc trên của trang chủ, chọn SIGN UP, IT’S FREE để đăng ký tài
khoản mới

Bạn điền địa chỉ email của mình rồi ấn Sign Up

Sau khi bạn ấn Sign Up, Zoom sẽ gửi một email kích hoạt về địa chỉ mail đã đăng
ký của bạn, bạn truy cập email, bấm vào Active Account để kích hoạt tài khoản.

87
Sau khi bấm kích hoạt tài khoản, bạn sẽ được dẫn tới trang điền thông tin của tài khoản.
Bạn điền đầy đủ thông tin bao gồm họ, tên, và mật khẩu của tài khoản.

Lưu ý, mật khẩu phải trên 8 kỹ tự, bào gôm ít nhất một chữ cái viết hoa, một chữ
cãi viết thường, một chữ số. Mật khâu không được định dạng dễ đoán như 11111111,
aaaaaaaaaa, 123456789, abcdefgh

Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn ấn Continue.

88
Sau khi ấn Continue, cửa sổ mời mọi người tham gia Zoom sẽ hiện ra, tại đây bạn
có thể mời bạn bè của bạn sử dụng Zoom bằng cách điền email rồi ân Invite. Bạn có thể
bỏ qua bước này bằng cách ấn Skip this step

Như vậy tới đây, quá trình tạo tài khoản Zoom của bạn đã hoàn tất.

2.1.1.2. Tham gia phòng họp với Zoom

Có hai cách để bạn có thể tham khao vào phòng ZOOM Meeting.

Cách 1. Dùng phần mềm chạy trên máy tính (Khuyến khích) để đạt chất lượng tốt nhất.

Cách 2. Chạy trực tiếp trên trình duyệt WEB.

2.1.1.3. Cài đặt phần mềm ZOOM trên máy tính


Đầu tiên bạn hãy mở một trình duyệt bất kỳ như Chorme, Firefox, Cốc Cốc, sau đó
truy cập vào https://zoom.us

Bạn Truy cập vào đường dẫn: https://zoom.us/client/latest/ZoomInstaller.exe tải


Zoom về máy tính. Tiến hành cài đặt Zoom trên máy tính của bạn.

89
Tiếp theo, bạn chọn icon giao diện Zoom trên máy tính.

Màn hình giao diện đăng nhập hiện ra, bạn tiến hành đăng nhập tài khoản
Zoom bạn đã đăng ký

Giao diện Zoom meeting

90
Giao diện chức năng của phiên họp

2.1.2. Tham gia cuộc họp Zoom Meeting trên web Browser
Ở cách này các bạn cũng làm tương tự như cách truy cập bằng phần mềm trên máy
tính. Nhưng có khác đôi chút là sẽ bỏ qua phần cài đặt phần mềm ZOOM.

Đầu tiên bạn cũng mở một trình duyệt bất kỳ như Chorme, Firefox, Cốc Cốc,
sau đó truy cập vào https://zoom.us

Ở phía bên phải góc trên của trang chủ, chọn SIGN IN. Sau đó điền thông tin
tài khoản zoom đã tạo.

91
Sau khi đăng nhập thành công, tại menu phía trên bên phải, bạn chọn JOIN A
MEETING, tại đây bạn điền ID, hoặc Link phòng họp bạn muốn vào, thông tin này sẽ
được cung cấp bởi người chủ (HOST) của phòng họp bạn muốn tham gia.

Sau khi điền thông tin phòng muốn tham gia, hệ thống sẽ yêu cầu bạn tải ứng dụng
zoom về máy. Tại đây, bạn hãy bấm Hủy (Cancel)

Lúc này sẽ xuất hiện ra dòng chữ: If you cannot download or run the application,
join from your browser.

Bạn hãy bấm vào join from your browser.

92
Như vậy là hệ thống sẽ bắt đầu ngay trên trình duyệt mà không cần cài đặt phần mềm
xuống máy tính. Cách sử dụng và tính năng tương tự như phần hướng dẫn trên mục 2.1
2.1.3 Sử dụng Zoom Meeting
2.1.3.1. Với giảng viên
Đăng nhập Zoom, đã cài đặt ID, sau đó và phần New Meeting, lập lớp học.

*Yêu cầu: giảng viên chuẩn bị


- Một micro tốt, để gần miệng giúp cho nói dễ nghe hơn, ít tạp âm không mong
muốn từ bên ngoài. Khi nói không tốn nhiều lực.
- Webcam: dùng của laptop (đã là đủ rồi) hoặc là mua Wedcam ngoài

2.1.3.2. Đối với sinh viên


93
Từ giao diện phần mềm Zoom Meeting, lick vào hộp Join

Sẽ hiện ra hộp thoại sau

Sinh viên nhập mã ID đã được giảng viên cung cấp và tên của mình

94
vào đây:

2.2. Sử dụng Google Meet


2.2.1. Giới thiệu
Google Meet là dịch vụ liên lạc qua video do Google phát triển. Đây là ứng dụng
để thay thế cho Google Hangouts bên cạnh Google Chat từ tháng 10/2019. Phần mềm
này cho phép người dùng có thể kết nối trực tuyến trên nền tảng web được tích hợp trong
G-suite của Google. Google Meet là ứng dụng hoàn toàn miễn phí nhằm hỗ trợ cho các
buổi học/buổi họp trực tuyến có số lượng người tham gia lớn, tối đa lên tới 100 người.

2.2.2. Sử dụng Google Meet trong dạy học


Google Meet là một ứng dụng khá dễ sử dụng giao viên có thể dùng trên máy tính,
điện thoại, hay máy tính bảng. Nếu giảng viên/giáo viên muốn sử dụng trên điện thoại
hoặc máy tính bảng thì nên tải phần mềm qua các app store tùy thuộc vào loại điện thoại
hay máy tính bảng. Trong phần này sẽ hướng dẫn sử dụng Google Meet trên máy tính, để
thực hiện giảng day qua google meet thực hiện như sau:
Bước 1: Truy nhập vào https://www.google.com.vn/, Đăng nhập vào tài khoản google
bằng gmail
Bước 2: Lựa chọn ứng dụng Google Meet từ các ứng dụng của Google

95
Bước 3: Chọn cuộc họp mới để tạo phòng họp trực tuyến

Trong bước này có 3 lựa chọn tùy vào mục đich tạo cuộc họp mà có thể lựa chọn 1
trong 3 loại sau:

Bước 4: Gửi lời mới tới sinh viên và bắt đầu cuộc họp
- Để gửi thông tin cho sinh viên tham gia cuộc họp, giảng viên có thể sử dụng một
trong 2 cách.
- Thêm người tham gia vào qua địa chỉ email bằng cách kích vào thêm người khác
và nhập địa chỉ email của người đó.
- Gửi đường liên kết của cuộc họp: bằng cách copy đường liên kết của cuộc họp và
gửi cho những người tham gia.

96
Bước 5: Điều khiển buổi học thông qua các công cụ điều khiển
Giao diện thao tác trên Google meet:

Qua giao diện này người giảng viên có thể chia sẻ màn hình, bật tắt Micro,
Camera, chia sẻ bảng, kiểm soát người tham gia,…
Bước 6: Kết thúc buổi học
Để kết thúc buổi học giản viên chi cần chọn vào biểu tượng điện thoại màu đỏ và
chọn kết thúc cuộc giọi.
2.3. Sử dụng hệ thống LMS và một số nền tảng thông dụng (Google Classroom,
Moodle, Microsoft Teams)
2.3.1. Google Classroom
Đăng nhập tài khoản email trên google.
Truy cập địa chỉ: https://accounts.google.com

97
Đăng nhập bằng tài khoản Email của trường
Tạo lớp học mới
Truy cập vào website https://classroom.google.com
Click vào dấu “+” ở góc phải trên cùng bên cạnh tài khoản Google.
Chọn “Tạo lớp học” → đặt tên cho lớp và học phần, →
click “Tạo lớp học Nhập tên lớp học và mô tả về lớp học
Chọn “Tạo”

Chỉnh sửa hoặc xóa một lớp học


Click nút menu ở góc trên bên trái của màn hình (kí hiệu 3 dòng ngang) → Lớp
học: Để xem danh sách các lớp học.
Click vào dấu ba chấm ở góc trên bên phải của các lớp muốn chỉnh sửa.
Chọn Sao chép hoặc Lưu trữ.

98
Thêm Sinh Viên cho Lớp học.
Chọn vào lớp học cần thêm sinh viên
Nhìn vào mã lớp học bên trái màn hình và cung cấp mã này cho sinh viên qua email.
Sinh viên truy cập vào https://classroom.google.com Click dấu “+” bên phải màn hình và
chọn "Tham gia lớp học".
Sinh viên nhập mã lớp và ngay lập tức sẽ được tham gia vào lớp học

99
Tạo bài tập

Chọn lớp học mà Giảng viên muốn thêm bài


tập. Click “Bài tập trên lớp” → “Tạo”

100
(1) Nhập Tên bài tập
(2) Hướng dẫn hay mô tả về bài tập
(3) Chọn thang điểm cho bài tập
(4) Chọn Ngày giờ hết hạn làm bài tập
(5) Chọn file bài tập đính kèm

Lựa chọn quyền cho Sinh Viên có thể thao tác trên file Bài Tập.
Chọn Giao bài (6).

101
Upload tài liệu
Chọn lớp học mà Giảng viên muốn upload tài liệu.
Click vào “Chia sẻ với lớp học của bạn” Chọn Google drive .
tài liệu cần upload chọn tất cả sinh viên hay chọn một sinh viên cụ
được xem tài liệu click Đăng.

Chấm điểm bài tập và trả bài cho sinh viên


Sau khi sinh viên hoàn thành bài tập, giảng viên có thể thực hiện các bước tiếp
theo chính là chấm điểm và trả bài cho sinh viên:
Nhấp vào tên của sinh viên đã nộp bài mà bạn muốn chấm điểm.
Khi tài liệu được mở, sử dụng các tính năng bình luận trong bài làm của Sinh viên.

102
2.3.2. Moodle
2.3.2.1. Giới thiệu về Moodle
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển
chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong
trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn
mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt
bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những
công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT)
cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.

Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong
lĩnh vực giáo dục. Nó cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ lấy người học làm trung tâm và
môi trường học tập hợp tác. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ
mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên, người dùng
có thể tự cài và nâng cấp Moodle. Do thiết kế dựa trên Module nên Moodle cho phép
chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các giao diện có trước hoặc tạo thêm một giao diện
mới cho riêng mình. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều
dự án mã nguồn mở khác. Moodle liên tục được xem xét và cải tiến cho phù hợp với nhu
cầu hiện tại và phát triển cho người sử dụng.

Moodle phù hợp với nhiều cấp học và các hình thức đào tạo: phổ thông, đại
học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty, trong các doanh nghiệp.
Moodle rất đáng tin cậy, có trên 11000 site (thống kê tại https://moodle.org) trên thế giới
đã dùng Moodle tại 214 quốc gia và đã được dịch ra 95 ngôn ngữ khác nhau (và còn đang
103
tăng). Có

104
trên 24.600.000 người (9-2008) đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle, 2.3 triệu khóa học,
1.9 triệu giáo viên với trên 65 triệu người dùng và sẵn

sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài
đặt, Hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp
Moodle với các hệ thống đã có trong trường của bạn, và bạn có thể chọn cho mình một
trong các công ty Moodle Partners (khoảng 30 công ty).

Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây
dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều
trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là
một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp
giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và
phát triển. Cộng đồng Moodle Việt Nam cũng được xây dựng bằng chính Moodle.

Một câu hỏi đặt ra là Moodle trị giá bao nhiêu? Một thống kê thú vị đưa ra kết luận
là Moodle đáng giá 20 triệu USD nếu bạn phải xây dựng một hệ thống tương tự như thế
từ đầu.

Ưu điểm của Moodle:


 Là phần mềm mã nguồn mở nên không phụ thuộc vào một công ty phần mềm
 Tùy biến được
 Khả năng hỗ trợ cao
 Chất lượng
 Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục
 Sự tự do trong việc phát triển hệ thống
 Có sự ảnh hưởng trên toàn thế giới
 Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng
miễn phí
 Là cơ hội cho các sinh viên tham gia dự án
 Với mô hình mở như Moodle, cho phép trao đổi trực tiếp với chính những
người phát triển phần mềm, góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa
Hạn chế của Moodle
 Tuy nhiên Moodle có những hạn chế như:
 Không phải là một giải pháp tổng thể quản lý trực tuyến cho trường học
 Không phải là công cụ phát triển nội dung tốt
105
 Không phải là một Web 2.0 mạnh (tính chia sẻ)
2.3.2.2. Đặc điểm của Moodle
Mã nguồn mở được cung cấp trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng và phong
phú. Mỗi loại có những đặc trưng riêng, phục vụ cho những nhu cầu, những mục đíchm
khác nhau. Trong đó, mã nguồn mở Moodle sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, thu hút được
lượng lớn người dùng sử dụng.
Với giao diện thân thiện, đơn giản và dễ dàng sử dụng, mã nguồn mở Moodle có
thể phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng người dùng. Thông qua đó quá trình
sử dụng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn theo đòi hỏi thực tế của mỗi người.
Moodle sở hữu cấu hình tùy biến một cách linh hoạt, đồng thời có nhiều tính năng
hỗ trợ giúp ích cho quá trình sử dụng, phục vụ tốt cho nhu cầu thực tế mà người dùng
mong muốn.
Moodle là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Bởi vậy mà việc sử dụng không hao
tốn tiền bạc, đảm bảo việc tiết kiệm chi phí trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy mà sử dụng
Moodle có thể phù hợp với bất kỳ ai.
Từ những ưu điểm cơ bản nhưng quan trọng kể trên, có thể lý giải vì sao mã nguồn
mở Moodle ngày càng được tin dùng. Khả năng phục vụ tốt nhu cầu của người dùng, với
sự tiện lợi tới mức tối đa và khả năng tiết kiệm chi phí hiệu quả giúp Moodle trở thành sự
lựa chọn hàng đầu.
Cấu trúc cơ bản của Moodle hỗ trợ các thành phần sau:
Các hoạt động
Các nguồn tài nguyên Các kiểu câu hỏi
Các trường dữ liệu (dùng cho các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu)
Giao diện đồ họa
Phương thức chứng thực Phương thức ghi danh

* Moodle được thiết kế theo các tiêu chuẩn sau:


Moodle nên chạy trên các nền phổ dụng nhất: Nền ứng dụng Web mà chạy trên
hầu hết các nền là PHP được biên dịch cùng với MySQL, và đây là môi trường mà
Moodle được phát triển (trên Linux, Windows, và Mac OS X). Moodle cũng sử dụng thư
viện ADOdb để chiết ra cơ sở dữ liệu, điều đó có nghĩa là Moodle có thể sử dụng nhiều
hơn mười loại cơ sở dữ liệu khác nhau.

Moodle nên dễ cài đặt, học tập và thay đổi: Phiên bản đầu tiên của Moodle (1999)

106
được xây dựng sử dụng Zope - một ứng dụng Web hướng đối tượng cao cấp và cho đến
bây giờ sử dụng ngôn ngữ kịch bản PHP, nói cách khác, rất dễ để viết vào trong nó (đặc
biệt khi bạn làm bất kỳ chương trình nào sử dụng bất kỳ ngôn ngữ kịch bản nào khác).
PHP cũng dễ cài đặt (các hàm thì có sẵn đối vớí mọi nền) và có sẵn rộng rãi để chỉ ra
rằng tất cả các dịch vụ Web Hosting cung cấp nó như một chuẩn.

Nó nên dễ nâng cấp từ một phiên bản để trở thành phiên bản tiếp theo: Moodle
biết phiên bản của nó là bao nhiêu (ví dụ như các phiên bản của tất cả các Module plug-
in) và một kỹ thuật được xây dựng với mục đích để Moodle có thể tự nâng cấp một cách
dễ dàng thành phiên bản mới (ví dụ nó có thể đổi tên các bảng cơ sở dữ liệu hoặc thêm
các trường mới).

Nó nên Module hóa để cho phép phát triển: Moodle có một số đặc trưng đó là các
Module, bao gồm các giao diện của trang, các hoạt động, các ngôn ngữ giao diện, giản đồ
cơ sở dữ liệu và định dạng các khóa học. Điều này cho phép bất kỳ ai có thể thêm các đặc
trưng vào phần mã chính hoặc ngay cả khi sắp xếp chúng một cách độc lập.

Nó nên có khả năng được sử dụng chung với các hệ thống khác: Một trong những
điều mà Moodle có thể làm là duy trì tất cả các tập tin đối với một khóa học trong một
thư mục thông thường trên Server. Điều này sẽ cho phép một nhà quản trị hệ thống cung
cấp nhiều mẫu liền mạch các truy cập cho mức tập tin nào đối với mỗi giáo viên, ví dụ
Appletalk, SMB, NFS, FTP, WebDAV... Các Module chứng thực cho phép Moodle sử
dụng LDAP, IMAP, POP3, NNTP và các cơ sở dữ liệu khác như các nguồn tài nguyên
đối với thông tin người dùng. Các tính năng được lên kế hoạch cho Moodle trong các
phiên bản ở tương lai bao gồm: nhập và xuất dữ liệu của Moodle sử dụng các định dạng
dựa trên XML (bao gồm IMS và SCORM) và tăng thêm sử dụng các kiểu dạng đối với
các định dạng giao diện (vì thế nó có thể được tích hợp bên ngoài vào trong các Website
khác).

2.3.2.3. Quản lý khóa học với LMS Moodle


2.3.2.3.1. Tạo các chủ đề và lớp học mới
Chủ đề hay thể loại của bài giảng. Có thể dùng nó như là để chia các bài giảng
từng khoa hay lớp, … Mỗi chủ đề đều có thể tạo các chủ đề con, mỗi chủ đề con lại có
thể tạo thêm các chủ đề con của nó.
Mỗi chủ đề có thể tạo ra các khóa học, mỗi khóa học sẽ chứa các bài học (topic)
như các bài giảng, bài học, …
107
*Tạo chủ đề
Bước 1: Chọn Quản trị hệ thống ->Khóa học -> Thêm /sửa các khóa học

Hình 2.1: Cửa sổ chức năng Thêm /sửa các khóa học

Bước 2: Trên giao diện Quản lý khóa học và trương mục khóa học (chủ đề), chọn
tạo trương mục mới

Hình 2.2: Màn hình giao diện Quản lý khóa học và trương mục khóa học

Bước 3: Trên giao diện thêm mục mới, chọn và điền các thông tin các thông tin
cần thiết

108
Hình 2.3: Màn hình giao diện thêm mục mới

Bước 4: Chọn Tạo danh mục, sau khi hệ thống tạo sẽ thấy chủ đề vừa tạo

Hình 2. 4: Màn hình tạo danh mục


*Tạo chủ đề con

109
Bước 1: Tương tự tạo mới Chủ đề, nhưng ở phần mục cấp trên, chọn một chủ đề
cấp trên muốn tạo chủ đề con

Hình 2.5: Màn hình giao diện thêm mục mới


Bước 2: Sau khi tạo thành công, sẽ thấy cấu trúc phân cấp tương tự như sau:

Hình 2.6: Màn hình giao diện cấu trúc chuyên mục/chủ đề
*Tạo khóa học

110
Bước 1: Chọn Quản trị hệ thống ->Khóa học -> Thêm /sửa các khóa học

Hình 2.7: Màn hình Thêm /sửa các khóa học


Bước 2: Trên giao diện “Quản lý khóa học và trương mục khóa học” chọn “Tạo
khoá học mới”

Hình 2.8: Màn hình thêm khoá học mới


Bước 3: Trong cửa sổ thêm khóa học mới nhập các thông tin cần thiết theo các nội
dung:
Phần chung: Thông tin cơ bản của một khóa học

111
Hình 2.9: Màn hình phần chung
Phần sự mô tả: Mô tả khóa học

Hình 2.10: Màn hình mô tả

Phần định dạng khóa học: chọn các kiểu định dạng cho khóa học và số phần của
khóa học.

112
Hình 2.11: Màn hình định dạng khóa học
Bước 4: Chọn lưu và cho xem, để lưu và hiển thị lại khóa học vừa tạo

Hình 2.12: Màn hình hoàn thành tạo khóa học

2.3.2.3.2. Tạo các bài học và nội dung cho các bài học

*Tạo các bài học

Bước 1: Chọn vào khóa học mong muốn và chọn “Add topics” để thêm bài học mới

113
Hình 2.13: Màn hình chọn Add topics

Bước 2: Nhập số phân mục (bài) muốn thêm → “Add topics”


để thêm

Hình 2.14: Màn hình thêm số bài


Bước 3: Chỉnh sửa bài học được thêm, trong danh sách các chủ đề (bài học) được
thêm chọn mục “Chỉnh sửa” phía bên phải chủ đề để chỉnh sửa.

Hình 2.15: Màn hình sửa bài học

114
Hình 2.16: Màn hình Chỉnh sửa
Kết quả:

Hình 2.17: Màn hình kết quả sau chỉnh sửa

* Thêm nội dung cho bài học: Mỗi bài học sẽ có những nội dung (activity) khác
nhau, như là diễn đàn thảo luận, đặt câu hỏi, khảo sát, làm bài kiểm tra, phòng chat…
Để thêm những nội dung bài học, ta làm theo các bước sau: Bước
1: Tại bài học, chọn “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”

115
Hình 2.18: Màn hình Thêm hoạt động hoặc tài nguyên
Bước 2: Giao diện xuất hiện bảng các lựa chọn thêm vào bài học. Chọn một mục
muốn thêm. Có thể chọn “Assignment” để thêm bài học, chọn “Quiz “để thêm bài kiểm
tra, chọn “Diễn đàn” để thêm diễn đàn,…

Hình 2.19: Màn hình các tài nguyên cho khóa học
*Các loại tài nguyên có thể đưa vào khóa học:
+ Bài tập (Assignment): Loại bài tập cho phép sinh viên gửi bài bằng cách đính kèm

116
file (upload) lên hệ thống, giáo viên có thể chấm bài và gửi lời nhận xét tới từng sinh viên
(không công khai)
+ Trao đổi trực tiếp (Chat): Hoạt động này cho phép thảo luận trực tiếp giữa giáo
viên và học sinh. Trong quá trình học tập, học sinh có thể đưa ra các thắc mắc để trao đổi
với giáo viên và các học sinh khác (Hình thức này cũng tương tự như phòng chat Yahoo)
+ Câu hỏi trắc nghiệm (Choice): Giáo viên có thể thêm vào bài giảng một câu hỏi
trắc nghiệm cho học sinh trả lời với mục đích là khảo sát ý kiến hoặc chỉ đơn giản là
muốn kiểm tra nhanh những kiến thức sinh viên vừa học được.
+ Cơ sở dữ liệu (Database): Hoạt động này giúp sinh viên tương tác với nhau và
chia sẻ dữ liệu vào hệ thống như các đường dẫn, tài liệu, bài báo hay hình ảnh… sau đó
các thành viên khác có thể bình luận trực tiếp vào các nguồn dữ liệu đó.
+ Diễn đàn (Forum): Hình thức trao đổi diễn đàn phổ biến, thường dành cho một
vấn đề nào đó chưa thể giải quyết ngay trong bài học trong thời gian ngắn, những bài viết
trong diễn đàn thường được lưu trữ lâu hơn, dễ tra cứu và dễ dàng đưa ra các bình luận để
thảo luận về một vấn đề
+ Bài học (Lesson): Chức năng nay giúp tạo ra một bài giảng khá hoàn chỉnh và hỗ
trợ nhiều tính năng hấp dẫn và chạy theo một kịch bản nào đấy được lập trình trước. Học
sinh có thể tự học một chủ đề nào đó dựa theo bài học mà giáo viên đã tạo và sau đó làm
bài tập theo “kịch bản” mà giáo viên đã xây dựng trước.
+ Kiểm tra trắc nghiệm (Quiz): Chức năng này có lẽ quan trọng nhất trong Moodle,
cho phép tạo ra các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn, và tự động chấm sau khi học
sinh hoàn thành bài làm của mình.
+ SCORM package: Chức năng tạo bài giảng chuẩn SCORM cho phép tạo các nội
dung bài giảng đa phương tiện, có thể sử dụng phần mềm RELOAD để làm việc với chức
năng này
+ Khảo sát (Survey): Khảo sát sinh viên theo một số câu hỏi nhất định nào đó. Ví
dụ như kết thúc khóa học có thể tạo một khảo sát để tham khảo ý kiến của học sinh sau
khóa học.
+ Một số tài nguyên và hoạt động khác trong khi tạo nội dung cho khóa học: Sách
(book), Wiki, Workshop, File, Folder, Page, URL…
Bước 3: Nhập các thông tin cần thiết cho hoạt động hoặc tài nguyên muốn thêm
cho bài học.
- Ví dụ sau đây sẽ thêm vào một file khi người dùng lựa chọn vào tài nguyên file để thêm
chương trình sẽ hiển thị một mẫu nhập cho phép người sử dụng nhập các thông tin cần
thiết cho file như dưới
- Đặt tên cho file sẽ hiển thị trên hệ thống Moodle, thêm mô tả về nội dung của file dữ liệu.

117
Click vào ô với biểu tượng mũi tên trỏ xuống để chọn file tải lên.

Hình 2.20: Màn hình thêm một file tài nguyên mới cho khóa học
Bước 4: Chọn Lưu và trở về khóa học để hoàn thành

Hình 2.21. Kết quả thêm một tài nguyên file vào khóa học
*Sửa nội dung trong khoá học:
Để sửa một nội dung trong một bài học của khóa học, giáo viên hoặc người quản lý
khóa học có thể chọn chức năng “Chính sửa các cài đặt” và sau đó điều chỉnh nội dung
cho phù hợp.

118
Hình 2.22: Màn hình chọn chức năng chính sửa các cài đặt
2.3.2.3.2. Quản lý lớp học
Vai trò của một cá nhân trong khóa học xác định người đó có thể làm gì hay nói
cách khác là những khả năng mà họ có. Giáo viên có thể dùng chức năng Groups (Nhóm)
để nhóm các học viên lại thành từng nhóm làm việc hay cho bất kỳ mục đích nào cần
thiết.
Moodle nguyên thủy có 6 Vai trò có thể gán cho người dùng là: Khách (Guest),
Học viên (Student), Giáo viên – không có quyền chỉnh sửa (Non-editing Teacher), Giáo
viên – có quyền chỉnh sửa (Editing Teacher), người tạo lập khóa học (Course Creator), và
người quản lý khóa học (Administrator). Nhưng trong những phiên bản mới hơn thì
Moodle đã cho phép tạo ra những vai trò mới và giáo viên có thể chỉnh sửa khóa học và
quản lý các nội dung liên quan đến khóa học.
*Gán các vai trò trong khóa học:

Thông thường thì học viên sẽ gia nhập hoặc tự động được thêm vào bởi hệ thống
ghi danh của trường, việc ghi danh từng học viên vào khóa học là không cần thiết. Tuy
nhiên, nếu muốn thêm một trợ giảng, một khách ngoài, hay một học viên đặc biệt, giáo
viên phải kết nạp từng người, như là phân công cho họ một Vai trò trong khóa học
Moodle.

Mặc định, giáo viên chỉ được cho phép phân công những Vai trò: Non- editing
Teacher, Student, và Guest. Nếu muốn phân một người dùng với Vai trò là Teacher, giáo
viên phải được sự cho phép từ người quản trị hệ thống.
*Các bước thêm người dùng vào vai trò là học viên (sinh viên):
Bước 1: Vào trang chủ hệ thống → chọn khóa học muốn thêm học viên

119
Hình 2.23: Màn hình chọn khóa học Bước 2: Chọn “Danh sách thành viên” trên
menu bên trái

Hình 2.24: Màn hình danh sách thành

viên Bước 3: Trong “Danh sách học viên” → “Enrol

users”.

120
Hình 2.25: Màn hình chọn Enrol users.
Bước 4: Chọn các thông tin trong “Các thùy biến ghi danh” để thêm người dùng,

121
gán quyền cho người dùng đó vào khóa học.

Hình 2.26: Màn hình Enrol users.


Lưu ý: Người dùng phải có một tài khoản Moodle trước khi được phân công một
vai trò trong khóa học.
*Gỡ bỏ học viên:
Nếu một học viên (sinh viên) muốn rời bỏ khóa học hoặc không được tham gia vào
khóa học nữa, giáo viên sẽ phải gỡ bỏ học viên ra khỏi khóa học. Việc gỡ bỏ một học
viên thực hiện như sau:
Bước 1: Vào “Trang chủ hệ thống” chọn khóa học muốn thêm học viên (trong ví
dụ dưới đây là khóa học “Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản”

Hình 2.27: Màn hình chọn khóa học

122
Bước 2: Chọn “Danh sách thành viên” trên menu bên trái

Hình 2.28: Màn hình danh sách thành viên


Bước 3: Trong danh sách học viên → chọn biểu tượng rút tên bên phải mỗi
học viên để gỡ học viên ra khỏi khóa học.

Hình 2.29. Giao diện gỡ bỏ học viên khỏi khóa học


2.3.3. Microsoft Teams
2.3.3.1. Giới thiệu

Microsoft Teams là không gian làm việc tập trung vào trò chuyện được tích hợp
với Office 365. TEAMS kiến tạo nền tảng hội thoại tối ưu, xây dựng một không gian làm
việc tiên tiến và tập trung, nâng cao hơn hiệu quảlàm việc nhóm.
Chủ sở hữu nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục đích của nhóm
và tích hợp đểmọi người cùng làm việc tại một nơi.

123
Teams có thể truy cập trực tiếp trên web, cài bản trên máy tính (cảPC và Mac),
trên di động. Tuy nhiên phiên bản đầy đủ, thuận tiện nhất là phiên bản trên máy tính

2.3.3.2. Cách cài đặt và truy cập


Download Microsoft Teams về máy tính Link download: https://products.office.com/vi-
vn/microsoft-teams/download-app#desktopAppDownloadregion. Hệ thống sẽ tự động lựa
chọn bản cài đặt phù hợp với máy tínhcủa bạn. Mở bản cài đặt và thực hiện theo hướng
dẫn của trình cài đặt
2.3.3.3. Sử dụng MS Teams trong dạy học
* Đăng nhập
+ Truy cập vào địa chỉ https://teams.microsoft.com bằng trình duyệt web, hoặc
mở phần mềm Microsoft Teams trên các nền tảng Windows, Mac OS, Android, iOS hoặc
tải Microsoft Teams và cài đặt trên máy tính/điện thoại di động Android/IOS

+ Nhập tài khoản (Account); mật khẩu (Password) và nhấn Đăng nhập (Sign in).

* Tạo lớp học


124
- Giảng viên tạo lớp học online trên Microsoft Teams với tên lớp lấy từ thời khóa
biểu. Nhấn vào nút Tham gia nhóm hoặc tạo nhóm  Tạo nhóm

- Chọn Lớp học, sau đó nhập tên lớp và mô tả vắn tắt thông tin của lớp (nếu cần)
và nhấn Tiếp theo.

* Thêm sinh viên vào lớp học


Giảng viên tải danh sách sinh viên của lớp học phần từ website Trường, nhập họ
tên sinh viên, lựa chọn sinh viên trong danh sách tương ứng và nhấn Thêm để thêm sinh
viên vào lớp học. Lặp lại cho đến hết danhsách.

Có thể xóa sinh viên bằng cách nhấn vào nút

125
- Thêm tài khoản "Phongthanhtra" (đã được tạo trước đó) vào lớp.

- Thêm tài khoản "Phongdaotao" (đã được tạo trước đó) vào lớp.

Giao diện sau khi nhập xong như sau:

Tab Bài đăng: dùng để đăng bài và tương tác với sinh viên.
Tab Tệp: upload hoặc download file tài liệu.
Tab Class Notebook: sổ tay giáo viên.
Tab Bài tập: giáo viên soạn bài tập giao cho sinh viên.
Tab Grade: giáo viên chấm bài tập và trả điểm cho sinh viên.

* Tải tài liệu lên lớp học

126
Tại giao diện của tab Bài đăng: chọn Tải lên, chọn đường dẫn đến file cần tải
lên và nhấn Mở

2.3.3.4. Giảng bài trực tuyến


Click đúp vào Nhóm (1)  Click vào một lớp học để mở. Tại cửa sổ Bài đăng (2)
 Chọn Họp ngay (3) để bắt đầu giảng trực tuyến.

Nhập vào thông tin của phiên giảng trực tuyến (1)  Click Họp ngay (2) để bắt
đầu lên lớp.

Giao diện chính của buổi dạy:

127
Thời gian đã thực hiện; (2) Bật / tắt camera; (3) Bật / tắt mic; (4) Chia sẻ thông tin;
(5) Một số tác vụ khác; (6) Giơ tay phát biểu; (7) Chat trong phòng học; (8) Hiển thị danh
sách SV; (9) Rời khỏi phòng học; (10) Các SV đang tham gia.
- Để trình chiếu PowerPoint, giáo viên chọn chức năng Chia sẻ. Sau khi nhấn nút
chia sẻ (1) xuất hiện các nguồn để giáo viên chọn:
+ Màn hình (2): sẽ chia sẻ toàn bộ màn hình, mọi thao tác trên máy tính của giáo
viên sẽ được tất cả sinh viên tham gia xem được;
+ Cửa sổ (3): là những cửa sổ đang mở ở trên máy tính mà giáo viên muốn chia sẻ,
hãy chọn một cửa sổ để chia sẻ nếu muốn;
+ PowerPoint (4): là danh sách các file PowerPoint có sẵn ở thư mục gốc của
OneDrive, hãy chọn một file để trình chiếu nếu muốn;
+ Duyệt (5) chọn một file PowerPoint để trình chiếu;
+ Bảng trắng (6): chia sẻ bảng trắng để viết như viết bảng ở trên lớp.

128
Chọn Duyệt  Duyệt nhóm và kênh  Tìm đến file PowerPoint (1)  Chia sẻ
(2)  Để trình chiếu

Giảng viên sử dụng phím mũi tên trên bàn phím / click biểu tượng mũi tên trên
màn hình để di chuyển qua lại giữa các slide (1, 2). GV có thể ngăn không cho sinh viên
tự ý di chuyển các slide khi GV đang trình chiếu (3).DV kết thúc trình chiếu (4).

129
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SỐ
*MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Hoàn thành bài học này, người học có khả năng:
- Kiến thức: Trình bày được yêu cầu, quy trình xây dựng công cụ và phương thức
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.

- Kỹ năng: Xây dựng được bộ công cụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, đánh
giá được kết quả học tập trên ứng dụng của hệ thống LMS hoặc phần mềm hỗ trợ đảm
bảo bảo mật nội dung đánh giá, tính khách quan trong đánh giá, kiểm soát được thời gian
đánh giá, quản lý được kết quả đánh giá.

- Năng tự chủ và trách nhiệm (thái độ): Thực hiện độc lập việc xây dựng công cụ và đánh
giá được kết quả học tập đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; Đảm bảo an toàn
thông tin trên môi trường mạng.
* NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
1. Yêu cầu xây dựng công cụ - kiểm tra đánh giá trong dạy học số
1.1. Yêu cầu sư phạm
Xét theo quá trình thì kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của người học là chuỗi
các hoạt động của một quá trình thành phần thuộc quá trình dạy học nhằm hướng tới mục
đích xác nhận kết quả hay năng lực của người học đạt được từ quá trình học tập của họ,
do đó bộ công cụ kiểm tra - đánh giá hay đề bài, đáp án và hình thức tổ chức đánh giá
phải đảm bảo tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống, tính chính xác và tính phát
triển.
Bộ công cụ kiểm tra - đánh giá là căn cứ để thực hiện hoạt động đánh giá. Kết quả
được xác nhận từ hoạt động đánh giá là căn cứ để nhà giáo dục tiến hành các hoạt động
giáo dục tiếp theo, là căn cứ để tiến hành tuyển dụng và sử dụng lao động qua đào tạo.
Tùy vào mục tiêu đánh giá mà lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp.
Mỗi lần đánh giá có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp đánh giá (tự luận, trắc
nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành, quan sát) để đạt đến mục đích của đánh giá.

1.1.1. Đảm bảo chức năng của đánh giá kết quả học tập
1.1.1.1. Chức năng định hướng
Với chức năng định hướng, kết quả đánh giá có thể đo lường và dự báo trước khả
năng của học sinh có thể đạt được trong quá trình học tập, đồng thời xác định được

130
những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, giúp cho giáo viên thu thập được các thông tin
về học

131
sinh như: mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, hứng thú của họ đối với môn học/học
phần/mô đun (gọi chung là môn học), xem xét về sự khác biệt giữa các học sinh.
Đánh giá cũng làm cơ sở cho việc lựa chọn, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy khả
năng sáng tạo hay xếp nhóm học sinh để có những tác động có hiệu quả. Đồng thời đánh
giá giúp cho giáo viên đưa ra những quyết định liên quan tới các vấn đề như lập kế
hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy và các yếu tố khác trên cơ sở
căn cứ vào khả năng, hứng thú học tập của học sinh. Bên cạnh đó, đánh giá cũng giúp
cho học sinh có thể lựa chọn được con đường, phương pháp học tập, tài liệu học tập,
phương tiện học tập hay các hình thức học tập… một cách phù hợp.
Để thực hiện chức năng định hướng, giáo viên thường phải tiến hành thu thập
thông tin và đưa ra những đánh giá về người học trước khi giảng dạy. Giáo viên có thể sử
dụng phương pháp như nghiên cứu hồ sơ của học sinh. Việc nghiên cứu hồ sơ giúp giáo
viên có được những thông tin cơ bản về học sinh để hiểu học sinh nhanh hơn, dự đoán
triển vọng của học sinh, cho phép việc giảng dạy diễn ra nhanh hơn. Tất nhiên, những
thông tin cũng có thể cũ và có thể tạo ấn tượng ban đầu chưa thật chính xác, do vậy cần
thận trọng khi dùng thông tin cũ để bắt đầu cho việc giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên
cũng có thể tiến hành đánh giá thông qua những bài kiểm tra thử sức vào giai đoạn đầu
của môn học, modul khi người học bắt đầu một kỳ học, một năm học mới. Đó là những
cách nhằm xác định mức độ nắm tri thức ở người học để dự kiến những khó khăn, từ đó
có cách thức tác động phù hợp.

1.1.1.2. Chức năng hỗ trợ


Đánh giá thực hiện chức năng hỗ trợ là chẩn đoán, điều chỉnh để hỗ trợ việc học
tập, giúp cho quá trình dạy học có hiệu quả. Quá trình dạy học thường diễn ra trong một
thời gian khá dài và học sinh thường khó bảo toàn tất cả các kiến thức đã thu được. Một
số học sinh rơi vào tình trạng rơi rụng kiến thức ngày càng tăng do khối lượng kiến thức
ngày càng nhiều lên. Như vậy, vấn đề không chỉ là đưa ra một tiến trình học tập cho
người học mà phải xem xét đến các giai đoạn của tiến trình này để các giai đoạn đó được
kết nối với nhau nhờ sự đánh giá. Chúng được thực hiện theo một tuyến hành trình (các
mục tiêu, các tình huống học tập, các đánh giá bộ phận).
Đánh giá thực hiện chức năng hỗ trợ đòi hỏi phải có cách xử lý thông tin để vừa có
tính chất thâu tóm các thông tin ở các thời điểm khác nhau của quá trình học tập (kiểm

132
điểm lại quá trình học tập trước đây của mình), lại vừa có tính chất thúc đẩy, củng cố, mở
rộng vốn kiến thức, chỉnh lý, sửa chữa và nâng cao chất lượng tri thức. Nó cho phép tạo
lập mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng của quá trình học tập đã thực hiện được với yêu
cầu, mục tiêu mà quá trình đó đã đặt ra.
Đánh giá hỗ trợ cho học tập, đòi hỏi giáo viên và học sinh cùng tham gia tổ chức
để đảm bảo cho sự thành công của quá trình dạy học. Với chức năng hỗ trợ, đánh giá sẽ
đặt học sinh đứng trước trình độ học lực của họ, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ họ cải
thiện và nâng cao về số lượng và chất lượng của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Thông qua
đánh giá, giáo viên sẽ xác định được thiếu sót của từng học sinh và có biện pháp giúp họ
khắc phục. Các bài kiểm tra với mục đích này có tính chất chẩn đoán, tổng số điểm của
bài kiểm tra là quan trọng thứ yếu. Điều cơ bản là phải theo dõi những thiếu xót trong các
bài làm đó để tìm ra những khó khăn và giúp cho học sinh vượt qua.
Các phương pháp đánh giá được sử dụng để thực hiện chức năng hỗ trợ thường bao
gồm việc quan sát thái độ học tập hàng ngày của học sinh, đặt câu hỏi cho học sinh trả
lời, giao các bài tập về nhà, theo dõi việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập, thông tin
phản hồi của giáo viên cho học sinh. Những đánh giá này thường được sử dụng rất linh
hoạt trong những tình huống cụ thể. Đánh giá nhằm chẩn đoán được tiến hành thường
xuyên và cung cấp cho học sinh những tín hiệu ngược về việc học tập của họ, từ đó giúp
họ điều chỉnh cách học cho phù hợp.
1.1.1.3. Chức năng xác nhận
Đánh giá xác nhận cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành
hay chưa hoàn thành khóa học, chương trình học, môn học để đi đến quyết định là cấp
chứng chỉ, cấp bằng hoặc phê duyệt lên lớp… Đánh giá xác nhận cũng có thể nhằm xếp
loại người học theo mục đích nào đó, nhằm phân biệt trình độ khác nhau giữa học sinh
này với học sinh khác để xếp hạng hay tuyển chọn, do đó một tiêu chuẩn tối thiểu nào đó
cần vượt qua không quan trọng bằng việc so sánh, đối chiếu giữa các học sinh với nhau.

Như vậy, đánh giá thực hiện chức năng xác nhận là nhằm xác định mức độ mà
người học đạt được các mục tiêu học tập, đồng thời làm căn cứ cho những quyết định phù
hợp. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội. Đánh
giá xác nhận bộc lộ tính hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo. Công cụ để đánh giá
xác nhận là các bài kiểm tra, các bài thi xác nhận trình độ. Chúng thường được tiến hành
sau một giai đoạn học tập (có thể thể ở giữa kỳ học, sau một học kỳ hay sau mỗi năm,
133
mỗi khóa

134
học). Do vậy, việc chọn mẫu nội dung đánh giá phải đặc trưng cho kiến thức, kỹ năng
của cả một quá trình học tập nhất định. Việc đánh giá cũng cần lập kế hoạch cẩn thận và
tiến hành theo một quy trình hợp lý. Kết quả của nó cũng có thể được đối chiếu với
những kết quả đánh giá đầu tiên. Sự so sánh này không chỉ là để quan sát quá trình tiến
triển và xu hướng chung của thành tích mà còn để chứng minh cho quá trình giáo dục và
đào tạo có hiệu quả hoặc chưa có hiệu quả, còn thiếu xót ở những mặt nào.

Đánh giá thực hiện chức năng xác nhận đòi hỏi phải thiết lập một ngưỡng trình độ
tối thiểu và xác định vị trí kết quả của người học với ngưỡng này, đồng thời đòi hỏi
người học phải đạt được mức độ tối thiểu của các mục tiêu đã xác định. Do vậy, để thực
hiện chức năng này thì việc xác định và đưa ra một ngưỡng trình độ tối thiểu là rất quan
trọng.
1.1.2. Đảm bảo yêu cầu của việc đánh giá kết quả học tập
1.1.2.1. Tính quy chuẩn
Đánh giá dù theo bất kỳ hình thức nào cũng đều nhằm mục tiêu phát triển hoạt
động dạy và hoạt động học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho người được đánh giá có
thể phát triển được. Vì vậy, đánh giá cần tuân theo những chuẩn mực nhất định. Các
chuẩn đánh giá này được ghi rõ trong văn bản pháp quy quy định về hoạt động đánh giá
và phải được công bố công khai đối với người được đánh giá. Những quy định này cần
phải đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và cụ thể về các lĩnh vực, khía cạnh đánh giá từ mục tiêu,
nội dung, phương pháp đánh giá đến hình thức, thời điểm đánh giá.v.v… Điều này có
nghĩa là chúng ta phải trả lời những câu hỏi có liên quan tới việc đánh giá như:

- Đánh giá nhằm mục tiêu gì? (mục tiêu đánh giá)
- Đánh giá cái gì, khía cạnh nào, mặt nào? (nội dung đánh giá)
- Dựa vào những tiêu chuẩn, tiêu chí nào để tiến hành đánh giá?
- Đánh giá bằng phương pháp, phương tiện nào?
- Ai sẽ tiến hành đánh giá?
- Khi nào đánh giá? (thời điểm đánh giá)
- Đánh giá được tiến hành ở đâu? (địa điểm đánh giá)
- Quyền lợi và trách nhiệm của người được đánh giá ra sao?
- Tính pháp lý của việc đánh giá như thế nào?
1.1.2.2. Tính khách quan
Yêu cầu này đòi hỏi trong quá trình đánh giá phải đảm bảo tính khách quan. Tính
135
khách quan của đánh giá kết quả học tập là sự phản ánh trung thực, chính xác kết quả đạt

136
được về trình độ nhận thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của học sinh như nó
đang tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã đề ra. Đánh giá đảm bảo tính khách
quan, chính xác cũng sẽ tạo ra được các yếu tố tâm lý tích cực cho người được đánh giá,
đồng thời giúp cho họ có được động lực, hứng thú để vươn lên trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, việc đánh giá khách quan sẽ duy trì, phát triển được mối quan hệ thân thiện,
đoàn kết giữa những người học với nhau và giữa người đánh giá với người được đánh
giá, cho những kết quả đáng tin cậy để làm cơ sở cho các quyết định quản lý khác.

Tính khách quan của việc đánh giá kết quả học tập đòi hỏi việc xây dựng nội dung
đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, phải xuất phát từ nội dung trong chương trình quy định và
phải tương ứng với trình độ nhận thức, kỹ năng của người học. Mặt khác, đánh giá đảm
bảo khách quan đòi hỏi phải bắt đầu từ khâu lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá,
xây dựng câu hỏi, quá trình tổ chức kiểm tra - đánh giá đến việc chấm bài... phải đáp ứng
các yêu cầu của khoa học giáo dục. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá phải tuân thủ những
quy định đã đặt ra. Việc đo đạc kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của
người học phải cho những kết quả khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của người đánh giá. Để đảm bảo tính khách quan của đánh giá đòi hỏi việc xây dựng
thang đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, đảm bảo phản ánh trình độ thật của học sinh về mức
độ nắm tri thức môn học, hình thành kỹ năng. Đánh giá sản phẩm bài làm của người học
như nó vốn có, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. Đánh giá phải
sát với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, tránh những nhận định mang tính chủ quan hay áp
đặt thiếu căn cứ của người đánh giá. Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo các bước của
quy trình đánh giá. Đồng thời cũng cần giáo dục cho người học ý thức đúng đắn đối với
việc đánh giá, hình thành cho họ kỹ năng tự đánh giá để họ có thể điều chỉnh cách học
của mình, ngăn ngừa thái độ đối phó với việc đánh giá và hạn chế tối đa những ảnh
hưởng của yếu tố bên ngoài.

1.2.2.3. Tính xác nhận và phát triển


Tính xác nhận là việc đánh giá phải khẳng định được hiện trạng của nội dung đánh
giá so với với mục tiêu đánh giá (về mặt định tính và định lượng) và nguyên nhân của
hiện trạng đó dựa trên những tư liệu khoa học chính xác và các lập luận xác đáng. Tuy
nhiên, giáo dục có tính nhân bản và tính phát triển, cho nên, việc đánh giá cũng phải
mang tính nhân bản và phát triển, tức là phải đảm bảo chức năng phát triển của đánh giá.
Điều này sẽ giúp người đánh giá chỉ ra những kết quả đáng tin cậy để khẳng định hiện

137
trạng của

138
người được đánh giá so với mục tiêu đã đề ra. Từ đó, giúp họ có cơ sở chính xác trong
việc tìm ra nguyên nhân của các sai lệch và có biện pháp khắc phục. Đồng thời, đánh giá
giúp cho người được đánh giá không chỉ nhận ra hiện trạng cái mình đạt được (chức năng
xác nhận), mà còn có động lực, niềm tin vào khả năng của mình trong việc tiếp tục phát
triển, vươn lên, thúc đẩy mặt tích cực hoặc khắc phục những điểm chưa phù hợp để đạt
tới trình độ cao hơn. Nói cách khác, đánh giá trong dạy học không đơn thuần là phán xét
kết quả học tập của người học mà thực sự là một nội dung của hoạt động dạy học.
Kết quả học tập của mỗi học sinh trong quá trình học tập thể hiện trình độ nhận
thức, trình độ kỹ năng và kết quả này thể hiện ở điểm số của các bài kiểm tra bộ phận.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình học tập, những kết quả bộ phận chỉ phản ánh kết quả một
thời điểm của hoạt động học tập, thông qua đó, người học tiếp tục phấn đấu nỗ lực và
không ngừng vươn lên để đạt được mục tiêu học tập. Chính vì vậy, việc đánh giá phải
linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng khích lệ, động viên, tạo động lực cho học sinh vươn lên
trong quá trình học tập. Tuy nhiên, tính mềm dẻo không có nghĩa là bỏ qua chuẩn về chất
lượng mà nó là sự điều chỉnh linh hoạt ở từng thời điểm học tập, đảm bảo chất lượng và
hiệu quả chung của cả quá trình. Việc đánh giá phải được tiến hành công khai, kết quả
phải được công bố kịp thời để học sinh thấy được ưu, nhược điểm của bản thân để phấn
đấu vươn lên trong học tập.
1.2.2.4. Tính giáo dục
Mục đích cuối cùng của đánh giá là để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy học
và giáo dục. Đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh để chỉ ra các điểm mạnh,
điểm yếu của họ. Trên cơ sở đó, các cấp quản lý và giáo viên cũng như học sinh có thể
xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đề ra. Đánh
giá chính xác, khách quan và đúng sẽ giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong
học tập, có ý chí vươn lên để đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng
của mình, nâng cao ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo và khắc phục tính chủ quan tự mãn.
Trong trường hợp ngược lại sẽ có tác động tiêu cực tới đối tượng học sinh. Điều này đòi
hỏi công việc đánh giá cần đảm bảo:

- Là một việc làm để công nhận thành tích của học sinh;
- Nâng cao tinh thần học tập và nảy sinh ý chí vươn lên đạt kết quả ngày càng cao
hơn nữa, khắc phục tư tưởng (trung bình chủ nghĩa), tư tưởng đối phó kiểm tra, đánh giá
và hành động sai trái khi làm bài;
- Làm cho học sinh củng cố lòng tin vào sức lực và khả năng của mình, phát huy

139
tính độc sáng tạo, tránh tình trạng tự kiêu, chủ quan;
- Làm tăng cường mối quan hệ giáo viên - học sinh.
* Cần tránh tình trạng đánh giá không có tác dụng giáo dục, ví dụ như:
- Đánh giá theo ý nghĩ chủ quan của giáo viên, thiếu công bằng do cảm tình, thiên
vị, nể nang hay trù dập... gây dư luận không tốt cho học sinh;
- Đánh giá quá khắt khe, quá chặt chẽ hay quá lỏng đều làm kìm hãm tính tích cực,
tự giác của học sinh;
- Thái độ của người đánh giá quá gay gắt hoặc căng thẳng…

Các yêu cầu trên của quá trình đánh giá luôn tác động đan xen với nhau, vì vậy,
chúng cần phải được thực hiện đồng thời trong quá trình đánh giá; có như vậy, việc đánh
giá mới được khách quan, chính xác và mang lại hiệu quả cao.

1.2. Yêu cầu công nghệ


Phần mềm/công cụ được sử dụng để xây dựng đề bài, đáp án cần đáp ứng những yêu
cầu sau:
- Tính cập nhật, phù hợp với người học.
- Tính phù hợp với nội dung và phương thức kiểm tra – đánh giá.
- Tính phù hợp với thực trạng về hạ tầng kỹ thuật.
- Đáp ứng quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá
nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

2. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá trong dạy học số
2.1. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá với Hot Potatoes
2.1.1. Giới thiệu
Hot Potatoes là một bộ chương trình tạo các bài tập cho các ứng dụng e-learning
trên WWW. Ta có thể tạo ra các bài tập và xuất ra theo định dạng Hot Potatoes, sau đó có
thể sử dụng mô đun nhập câu hỏi từ file hay Hot Pot để tạo ra các bài thi trên Moodle.

Tải về và cài đặt tại trang chủ của Hot Potatoes: http://hotpot.uvic.ca/

140
Hình 3.1: Giao diện chính của Hot Potatoes Hot Potatoes gồm các mô đun sau.

JQuiz: Dùng tạo các bài tập hỗ trợ 4 loại câu hỏi: Đa lựa chọn, câu hỏi trả lời

ngắn, câu hỏi lai, câu hỏi nhiều câu trả lời.

JCloze: Gồm các bài tập điền vào chỗ trống. JCross: Tạo trò chơi ô chữ (crosswords).

JMix: Mô đun dùng tạo các câu hỏi sắp xếp các từ /cụm từ lộn xộn thành một cụm
từ/câu/đoạn theo yêu cầu.

JMatch: Tạo các bài tập gồm các câu hỏi so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương
ứng với các câu hỏi.

The Masher: Công cụ để quản lý khi có số lượng lớn các bài thi và câu hỏi.

Để bắt đầu làm việc với mô đun nào chọn mô đun đó từ Potatoes và chọn mô đun
tương ứng hoặc chọn trực tiếp từ các "củ khoai" trên màn hình chính.

2.1.2 Các chức năng chung của các mô đun


2.1.2.1. Các bước cơ bản để tạo một bài tập
Có 3 trạng thái cơ bản khi tạo một bài tập với các mô đun chương trình

* Nhập và ghi dữ liệu


Nhập các thông tin: Tiêu đề, câu hỏi, câu trả lời, thông tin phản hồi (số câu trả lời
không hạn chế), các thiết lập phương án trả lời đúng và các trọng số điểm tương ứng (đối
với JQuiz có 2 chế độ Beginner và advanced). Các câu trả lời được gán các trọng số điểm
theo mặc định: nếu đúng thì được100% số điểm ngược lại là 0%.

141
Hình 3.2: Màn hình nhập liệu Jquiz
Sau đó ghi file dưới các đuôi mở rộng tương ứng (thực ra ta sử dụng mô đun nào
thì tạo loại câu hỏi với đuôi mở rộng tương ứng với mô đun đó):

 JQuiz: .jqz

 JCloze: .jcl

 JCross: .jcw

 JMix: .jmx

 JMatch: .jmt
Ta có thể sử dụng mô đun Hotpot để nhập tạo bài thi theo định dạng Hot Potatoes
vào các khóa học của Moodle.
* Thay đổi cấu hình
Các thông tin cấu hình thiết lập các thông số sử dụng để biên dịch trang Web. Để
thiết lập các thông số cấu hình từ Options menu chọn Configure Output. Các bài tập tạo
bởi các mô đun của Hot Potatoes đều có sẵn các nút nhấn và các dấu nhắc để giao tiếp
với sinh viên. Các thiết lập này sẽ chung cho cả bài tập mà không phụ thuộc vào các loại
câu hỏi cụ thể. các thiết lập này rất quan trọng khi sử dụng để đưa vào Moodle sử dụng
mô đun Hotpot.

142
Hình 3.3: Cấu hình Hot Potatoes

Các mô đun có các tham số cấu hình chung bao gồm:


Tiêu đề bài tập (Title): Tiêu đề xuất hiện trong bài.
Chỉ dẫn (instructions): Các chỉ dẫn này xuất hiện trên phần đầu của bài tập.
Thông thường nó là các hướng dẫn cách thức làm bài.
Các dấu nhắc (Prompts) khi trả lời đúng, sai.
Các thông tin hồi đáp (Feedback)) trong các trường hợp khác nhau (đúng trong lần
trả lời đầu tiên..).
Các nút bấm (Buttons): Tên, biểu tượng.
Hiển thị (Appearance): Kiểu bố trí, màu sắc…
Thiết lập thời gian (Timer) thi và thông báo khi hết giờ thi…
Ngoài ra mỗi mô đun đều có các tham số cấu hình riêng, ta sẽ nghiên cứu chúng
trong từng mô đun cụ thể.

* Tạo trang Web


Đây là một chức năng cho phép tạo bài tập dưới dạng một trang web, sau đó ta có
thể sử dụng với các mục đích khác nhau. Chú ý rằng Hot Potatoes không cho phép sửa
các file theo định dạng web.
2.1.2.2. Các chức năng cơ bản
* Thêm đoạn văn bản
Đoạn văn bản này sẽ xuất hiện trong bài thi của bạn, trong một khung khác với khung

143
chứa câu hỏi. Đoạn văn bản này thường được dùng với mục đích gợi ý, nhắc nhở… sinh
viên trong quá trình làm bài thi.

Hình 3.4: Thêm đoạn văn bản trong JCloze


* Thiết lập thời gian làm bài
Thiết lập thời gian làm bài của sinh viên và thông báo khi thời gian làm bài đã hết.
Ta chỉ thiết lập được thời gian tối đa là 200 phút.

Hình 3.5: Thiết lập thời gian làm bài


* Thêm ảnh
Hotpot cho phép thêm ảnh vào câu hỏi, tăng thêm tính sinh động và phục vụ cho
một số loại hình câu hỏi cần ảnh minh họa.
Để thêm ảnh vào một câu hỏi, tới vị trí đặt ảnh và chọn chức năng Insert-> Picture,
có 2 cách thức thêm ảnh:

144
Picture from Web URL: Chèn ảnh từ một trang web nào đó.

Hình 3.6: Chèn ảnh từ trang web


Picture from Local file: Chèn ảnh từ một file trên máy tính cục bộ.

Hình 3.7: Chèn ảnh từ một file trong máy cục bộ


Các ảnh có thể được thiết lập với kích thước xác định và các chế độ căn lề.
Khi dùng mô đun Hotpot của Moodle nhập vào file được tạo từ Hot Potatoes thì ảnh
không được hiển thị mà chỉ hiển thị đường dẫn của ảnh.

* Thêm một liên kết


Chèn một liên kết tới một điạ chỉ trang web (Insert->Link-> Link to Web URL) hay
một vị trí nào đó trong máy tính cục bộ (Insert->Link-> Link to Local File).
* Thêm âm thanh và hình ảnh

145
Chọn Insert->Media Object. Chọn đường dẫn tới file media

Hình 3.8: Chèn file media


2.1.3. Mô đun JQuiz
Mô đun này cho phép soạn thảo bài tập với 4 loại câu hỏi: Đa lựa chọn (Multiple-
choice), câu hỏi trả lời ngắn (Short- Answer), Câu hỏi lai (Hybrid), Câu hỏi nhiều câu trả
lời (Multiple- Select).
Để khởi động JQuiz chọn menu Potatoes -> JQuiz, hoặc có thể kích vào biểu tượng
JQuiz.

Hình 3.9: Chọn các mô đun của Hot Potatoes


Trong màn hình soạn thảo bạn có thể chọn một trong các định dạng câu hỏi để bắt
đầu. Trước hết, các bạn cần hiểu rõ các định dạng câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi trả lời
ngắn, câu hỏi lai, câu hỏi nhiều câu trả lời (tham khảo các định dạng câu hỏi trong phần
bài thi).
Các thông tin chung khi soạn thảo đã trình bày ở phần trên.

Khác với các mô đun khác, mô đun JQuiz có 2 chế độ soạn thảo: Beginner và
Advanced. Để chọn các chế độ vào menu Options -> Mode chọn Beginner mode/
146
Advanced mode

147
Chế độ Beginner tương tự như chế độ soạn thảo của các mô đun khác, trọng số
điểm các câu hỏi đúng là 100% và sai là 0%, được thiết lập bằng cách chọn hộp lựa chọn
"correct" cho câu trả lời đúng. Đối với câu hỏi nhiều câu trả lời (Multiple- select) thì
chọn tương ứng "should be selected".

Hình 3.10: Chế độ soạn thảo Beginner


Chế độ Advanced sử dụng với những người dùng hiểu định dạng của các câu hỏi.
Khi đó, ta có thể thiết lập trọng số điểm cho từng phương án trả lời trong mỗi câu hỏi.
Chú ý rằng tổng trọng số điểm của các phương án trả lời đúng nên nhỏ hơn 100%,
nếu không sẽ phát sinh lỗi khi sử dụng bài tập này (tham số Weighting). Chọn "Accept as
correct", khi chấp nhận phương án đúng nhưng với trọng số khác 100%.

Hình 3.11: Chế độ soạn thảo Advanced

148
JQuiz cung cấp công cụ giúp quản lý các câu hỏi Manage Questions: bố trí, di
chuyển, xóa, tự động trả lời.
Để có thể xem vị trí sắp xếp các câu hỏi chọn: menu Manage Questions->view qiuz
outline. Ta có thể sắp xếp lại vị trí các câu hỏi bằng cách kéo và thả tới vị trí tương ứng.

Hình 3.12: Hộp thoại di chuyển vị trí các câu hỏi


Ngoài ra ta có thể xóa một câu hỏi

Hình 3.13: Xóa một câu hỏi


Tương tự khi thêm một câu hỏi, tráo đổi vị trí 2 câu hỏi cho nhau.
Chức năng "auto-response" tự động chèn các thông tin phản hồi cho các phương
án trả lời đúng/sai. Đây là chức năng trợ giúp thuận tiện khi phải tiến hành soạn thảo một
số lượng lớn các câu hỏi.

149
Hình 3.14: Tự động điền các thông tin phản hồi

Khi tạo nhiều bài thi, ta có thể trộn một số câu hỏi để tạo ra sự khác biệt, điều này
rất phát huy tác dụng khi tiến hành thi để tránh trùng lặp hoàn toàn trong đề thi của mỗi
sinh viên thậm chí trong các lần thi của một sinh viên. Ngoài ra còn có chức năng trộn
các câu trả lời của từng câu hỏi.
Cũng có một vài điểm cần chú ý trong cách cấu hình file xuất ra. Ngoài các thông
tin về tiêu đề, chỉ dẫn, các nút bấm,... là các thông tin chung ở phần trên, ta quan tâm đến
các thông số riêng cho mô đun JQuiz. Các thông tin này chứa trong Tab other của màn
hình configuration:
Số câu hỏi tối đa hiển thị mỗi lần trang được tải lên.
các tùy chọn cho phép trộn thứ tự các câu hỏi hay câu trả lời. Xem điểm sau khi trả
lời đúng
Xem danh sách các câu trả lời đúng
....

150
Hình 3. 5: Cấu hình JQuiz

2.1.4. Mô đun JCloze


Cung cấp công cụ tạo câu hỏi điền từ vào chỗ trống. Màn hình soạn thảo của
Jcloze.

Hình 3.16: Màn hình soạn thảo JCloze


Ta soạn thảo một đoạn văn bản, đó chính là nội dung của câu hỏi. Chèn một đoạn
trống vào đoạn văn bản bằng cách chọn một vài từ sau đó chọn chức năng "Gap". Trong
màn hình này thiết lập cho đoạn trống: trợ giúp, các hướng dẫn, các đáp án đúng có thể.

Hình 3.17: Thiết lập cho các đoạn trống


Để xóa một khoảng trống sử dụng "Delete Gap", xóa toàn bộ đoạn trống sử dụng
"Clear Gaps".
Khi sử dụng chức năng "Auto- Gap" với câu hỏi nhúng cả hình ảnh và các liên kết
thì JCloze coi cả đoạn văn bản thể hiện các liên kết là câu hỏi và điền cả các ô trống vào
phần này.
Cấu hình JCloze: Ngoài các tham số cấu hình chung đã được nghiên cứu ở phần trên,
151
ta phải quan tâm các tham số sau:

Trong Tab "Other".

Hình 3.18: Cấu hình Jcloze


Chọn "Use dropdown list instead of textbox in output" để thay đổi cách hiển thị
khoảng trống trong câu hỏi từ dạng hộp sọan thảo thành danh sách đổ xuống. Khi đó nút
bấm "Hint" sẽ bị ẩn, và chức năng định hướng "[?]" cũng mất tác dụng.
Chọn "Include list word with text" sẽ hiển thị danh sách các đáp án điền vào các
khoảng trống. Điều này sẽ làm cho bài thi dễ dàng hơn.
"Make answer- checking case sensive", tắt hay bật trạng thái phân biệt chữ hoa chữ
thường.
Chọn số khoảng trống được hiển thị cho mỗi hộp soạn thảo.

2.1.5. Mô đun JMatch


JMatch là mô đun tạo các câu hỏi so khớp tức là chọn tương ứng giữa 2 phần của
một câu hỏi. Trong mỗi câu hỏi cố định một tập các đối tượng (giả sử gọi là A), cho trước
một tập các đối tượng khác (giả sử gọi là B). Câu hỏi yêu cầu chọn tương ứng các phần
tử giữa 2 tập hợp này.

152
Hình 3.19: Màn hình soạn thảo mô đun JMatch
Ngoài các công cụ tương tự như các mô đun khác, JMatch có thêm một vài công cụ
như cho phép tráo đổi vai trò của 2 tập A và B, tạo trang web với nhiều định dạng khác.

Tráo đổi vai trò của 2 tập A và B tức là đưa các phần tử bên trái sang bên phải
của màn hình soạn thảo và ngược lại vào menu Manager Items → Switch left
items with right items.

JMatch cho phép xuất ra hai loại câu hỏi so khớp khác nhau theo định dạng web V6.
Câu hỏi so khớp kéo thả: Loại câu hỏi người dùng trả lời bằng cách kéo các phần
tử trong tập B đặt tương ứng với các phần tử trong tập A. Xuất ra theo định dạng này
bằng cách từ menu File chọn Create web page -> Drag/Drop Format.

Hình 3.20: Kết quả xuất tệp JMatch dạng Drag/Drop


Câu hỏi kiểu lựa chọn thứ tự: Các phần tử trong tập B nằm trong các danh sách lựa
chọn ứng với mỗi phần tử của tập A. Xuất ra theo định dạng này bằng cách từ menu File
chọn Create Web Page ->Standard Fomat.

153
Hình 3.21: Kết quả xuất tệp JMatch dạng Standard Fomat
Ta có thể cấu hình cho file xuất ra nhưng các thông tin đều tương tự như các mô
đun JQuiz (tham khảo phần mô đun JQuiz).
Ngoài ra JQuiz cũng cung cấp chức năng đưa ra theo định dạng WebCT tương tự
như mô đun JCloze. Chức năng thêm các câu hỏi vào file cho phép gép thêm vào file các
file khác theo định dạng JQuiz (chọn File->Append File).

2.1.6. Mô đun JMix


JMix cung cấp một hình thức bài tập phổ biến đặc biệt phục vụ cho các khóa học
ngoại ngữ. Đó là hình thức sắp xếp các từ, cụm từ thành một câu, hay các câu một cách
hợp lý. Trong màn hình soạn thảo câu hỏi Jmix:

Title: cung cấp tên câu hỏi.

Main sentence: là các phần câu hỏi đã được xáo trộn sau đó yêu cầu người làm sắp
xếp lại. Mỗi phần được đặt trên một dòng, các dấu câu cũng là một phần của câu.

Alterna sentence: là câu trả lời đúng hay đáp án.

JMix có thể cho phép câu không sử dụng hết toàn bộ các phần trong "Main
sentence" hay không thông qua tùy chọn "Alow sentences which do not use all words and
punctuation in main sentence".

154
Hình 3.22: Màn hình soạn thảo JMix
Các chức năng khác của JMix cũng tương tự như các mô đun khác.

Hình 3.23: Câu hỏi JMix


2.1.7. Mô đun JCross
JCross là mô đun cho phép tạo các câu hỏi theo kiểu ô chữ.
Trong màn hình soạn thảo, soạn thảo tên cho câu hỏi trong phần "Title". Sau đó
soạn thảo ô chữ đáp án, ta có thể di chuyển vùng soạn thảo bằng các phím mũi tên. Khi
đó kí tự nào ra khỏi vùng soạn thảo sẽ bị mất.

Hình 3.24: Màn hình soạn thảo JCross

155
Chọn "Add Clues" để soạn thảo các gợi ý ứng với từng hàng, cột.

Hình 3.5: Soạn thảo các gợi ý cho ô chữ


JCross cho phép ghi nhớ các gợi ý ứng với các từ khi ta di chuyển chúng trong
vùng soạn thảo của ô chữ, nhưng nếu có sự thay đổi thì các gợi ý sẽ bị mất. Ta có thể
thay đổi kích thước vùng soạn thảo thông qua chức năng "Manage Grid".
Automatic Grid Maker: Chức năng này được dùng để cung cấp một cách thức soạn
thảo bài tập JCross rất đơn giản: Ta chỉ cần liệt kê các từ cần tìm trong màn hình soạn
thảo các từ xuất hiện trong ô chữ. Mỗi từ trên một dòng, đưa vào kích thước ô chữ và
chọn chức năng “Make the grid”, JCross sẽ tự động tạo ra ô chữ có các từ cần tìm.

Hình 3.26: Soạn thảo nhanh thông qua chức năng "Make the grid"

Ngoài ra chức năng này còn được sử dụng để tự động điều chỉnh kích thước, các
dòng cột sau khi đã soạn thảo câu hỏi. Nó vẫn giữ nguyên các từ trong ô chữ và thay đổi
các gợi ý cho phù hợp: khi sử dụng chức năng này có thể các dòng, cột sẽ bị xáo trộn

156
không

157
thể kiểm soát được, chỉ giữ nguyên các cụm từ cần điền.

Change Grid Size: Cho phép thay đổi kích thước vùng soạn thảo nhưng không
được phép nhỏ hơn kích thước tối thiểu có thể chứa toàn bộ ô chữ.

Các chức năng khác của mô đun JCross hoàn toàn tương tự như các mô đun khác.
Sau đây là câu hỏi kiểu ô chữ đã được đưa vào moodle thông qua mô đun hotpot:

Hình 3.27: Ô chữ được tạo bởi JCross

Để trả lời một từ kích vào ô có ghi số tương ứng, trên màn hình sẽ hiện ra gợi ý và
một hộp soạn thảo chứa câu trả lời của bạn. Bạn cũng có thể ấn "Hint" để xem gợi ý là
các ký tự có trong câu trả lời.
2.1.8. Mô đun Masher
Masher là một công cụ được thiết kế trợ giúp bạn quản lý một số lượng lớn các bài
tập hotpot. Nó biên dịch tất cả các loại bài tập được tạo ra bởi các mô đun của hotpot tạo
thành một đơn vị, tạo ra mục lục và các liên kết để dễ dàng trong việc thao tác.

158
Hình 3.28: Màn hình soạn thảo Masher
*Các công việc:
Thêm các file bạn muốn biên dịch: Trong màn hình chính chọn Tab " File", nhấn
nút "Add files" sau đó chọn các file bạn muốn. Có thể xóa các file trong danh sách bằng
cách chọn file và nhấn nút "Delete file". Ta cũng có thể thay đổi thứ tự các file bằng các
phím mũi tên bên phải.
Chỉ định thư mục lưu trữ (output folder): Chọn thư mục lưu trữ các file được biên dịch.
Thiết lập các cách hiển thị trong Tab "Appearance": ta có thể chọn cách hiển thị
chung cho tất các các file, hay các cách hiển thị riêng được lưu trong cấu hình file.
Thiết lập các chuỗi trong Tab "User strings", Các nút bấm trong Tab "Buttons", file
nguồn trong Tab "Source", tiêu đề và tên file chỉ số trong Tab "Index"
Sau khi thiết lập song chọn "Build unit " để thực hiện công việc.
2.2. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá với Presenter iSpring suite 10
Trong phần này, chúng ta làm quen với một số dạng câu hỏi được sử dụng nhiều
nhất, đó là câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng sai, đa lựa chọn, ghép đôi, sắp xếp theo trình
tự. Các dạng câu hỏi khác các bạn cũng thực hiện tương tự.

2.2.1. Câu hỏi True/False


Bước 1: Chọn thẻ iSpring Suite => chọn tiếp Quiz

159
Hình 3.29: Giao diện iSpring trên ppt
Bước 2: Chọn tiếp Graded Quiz.

Hình 3.30: Giao diện thêm câu hỏi


Bước 3: Chọn Question => và chọn True/ False

Hình 3.31: Giao diện các dạng câu hỏi Ispring hỗ trợ

160
Bước 4: Hộp thoại True/False Question xuất hiện với giao diện như hình bên dưới:

Hình 3.32: Giao diên cài đặt câu hỏi dạng True/False
Choose whether the statement is true or false: Bạn nhập câu hỏi vào thường đối
với dạng bài tập này một mệnh đề.
 True bạn dịch thành chữ Đúng
 False bạn dịch thành chữ Sai
 That’s right! You selected the correct response bạn dịch thành chữ Đúng rồi!
Bạn đã chọn câu trả lời chính xác
 You did not select the correct response bạn dịch thành chữ Sai rồi! Bạn đã
chọn câu trả lời chưa chính xác
 Ngoài ra, bạn có thể chọn vào biểu tượng tương ứng
ảnh, chèn phim và chèn âm thanh. Nếu muốn xem trước kết quả thì bạ nđểhãy
chèn hình
chọn
vào Slide View.
Bước 5: Chọn Save and Return to Course

Hình 3.32: Giao diện save câu hỏi


Cuối cùng ta được kết quả như hình bên dưới.

161
Hình 3.33: Giao diện câu hỏi khi show
2.2.2. Câu hỏi Multiple Choice (Câu hỏi đa phương án)
Bước 1: Vào Question => chọn Multiple Choice

Hình 3.34: Giao diện lựa chọn câu hỏi đa phương án

Bước 2: Tiến hành soạn thảo câu hỏi, xem ảnh demo bên dưới.

Hình 3.35: Giao diện cài đặt câu hỏi dạng đa phương án
2.2.3. Câu hỏi Matching (ghép đôi)

162
Bước 1: Bạn vào Question → chọn Matching

Hình 3.36: Giao diện lựa chọn câu hỏi kế nối


Bước 2: Tiến hành soạn thảo câu hỏi, xem ảnh demo bên dưới.

Hình 3.37: Giao diện cài đặt câu hỏi ghép hợp
2.2..4. Bài tập Sequence (Thứ tự)

163
Bước 1: Bạn vào Question => chọn Sequence.

Hình 3.38: Giao diện lựa chọn câu hỏi thứ tự


Bước 2: Tiến hành soạn thảo câu hỏi, xem ảnh demo bên dưới.

Hình 3.39: Giao diện cài đặt câu hỏi theo thứ tự
2.3. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá với Moodle
Moodle hỗ trợ 2 dạng bài kiểm tra (bài thi) cho khoa học là bài bài kiểm tra dạng
tiểu luận và trắc nghiệm.

2.3.1. Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm

164
Để tạo bài kiểm tra trắc nghiệm cho một bài học hoặc khóa học thực hiện
như sau: Bước 1: Truy nhập vào khóa học → chọn “Bật chế độ chỉnh sửa”

Hình 3.40. Giao diện bật chế chộ chỉnh sửa


Bước 2: Trong bài học hoặc khóa học chọn “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”

Hình 3.41. Chức năng thêm một hoạt động hoặc tài nguyên
Bước 3: Trong cửa sổ Thêm hoạt động hoặc tài nguyên chọn Trắc nghiệm

165
Hình 3.42. Giao diện lựa chọn tài nguyên trắc nghiệm
Bước 4: Nhập các thông tin cho bài kiểm tra → “Lưu và cho xem”
- Nhâp thông tin chung

Hình 3.43. Giao diện nhập thông tin chung cho bài trắc nghiệm
- Thiết lập thời gian

166
Hình 3.44. Giao diện thiết lập thời gian
- Thiết lập điểm

Hình 3.45. Giao diện thiết lập điểm


- Các thiết lập khác

Hình 3.46. Giao diện thiết lập khác và lựa chọn lưu thiết lập bài trắc nghiệm
Bước 5: Thêm các câu hỏi cho bài kiểm tra bằng chọn mục Chỉnh sửa bài trắc nghiệm

167
Hình 3.47. Giao diện lựa chọn thêm câu hỏi trắc nghiệm
Bước 6: Chọn “Add” → “a new question” để thêm một câu hỏi cho bài
kiểm tra

Hình 3.48. Giao diện lựa chọn thêm câu hỏi mới
Bước 7: Trong cửa sổ chọn loại câu hỏi để thêm chọn một loại câu hỏi trắc nghiệm
muốn thêm trong ví dụ này nhóm tác giả lựa chọn loại “Multiple choice” các loại
khác làm tương tự chọn “Multiple choice” → “Thêm”

168
Hình 3.49. Giao diện lựa chọn loại câu hỏi
Bước 8: Nhập nội dung câu hỏi và câu trả lời rồi chọn lưu những thay đổi để trở về bài
kiểm tra
- Nhập thông tin chung về câu hỏi

169
Hình 3.50. Giao diện nhập thông tin cho câu hỏi
- Nhập Các câu trả lời

170
Hình 3.51: Giao diện thêm câu trả lời

171
Hình 3.52: Giao diện kết quả tạo câu hỏi cho bài trắc nghiệm
2.3.2. Tạo bài kiểm tra dạng tiểu luận
Bước 1: Truy nhập vào khóa học -> chọn “Bật chế độ chỉnh sửa”

Hình 3.53. Giao diện bật chế độ chỉnh sửa cho khóa học
Bước 2: Trong bài học hoặc khóa học chọn “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”

Hình 3.54. Giao diện thêm hoạt động hoặc tài nguyên
Bước 3: Trong cửa sổ “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên” chọn “Assignment”

172
Hình 3.55: Giao diện thêm một hoạt động Assigment

Bước 4: Nhập các thông tin cho bài kiểm tra -> “Lưu và cho xem”
- Nhâp thông tin chung

Hình 3.56. Giao diện nhập thông tin chung


- Thiết lập thời gian

173
Hình 3.57: Giao diện thiết lập thời gian

Hình 3.58: Giao điện thiết lập kiểu file


- Thiết lập điểm

Hình 3.59: Giao diện thiết lập điểm


- Các thiết lập khác

Hình 3.60: Giao diện thêm các thiết lập khác và chọn lưu thông tin về bài kiểm tra

174
2.3.3. Chỉnh sửa bài kiểm tra/bài thi
Sau khi tạo bài kiểm tra (bài thi) giáo viên vẫn có thể chỉnh sửa lại bài kiểm tra nếu
thấy nội dung hoặc các thông tin chưa phù hợp. Việc chỉnh sửa bài kiểm tra thực hiện
theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập khóa học chứa bài kiểm tra cần chỉnh sửa chẳng hạn như khóa học
“Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản” như ví dụ dưới đây:

Hình 3.61: Chọn khóa học muốn chỉnh sửa bài kiểm tra

Bước 2: Truy cập bài kiểm tra muốn sửa

Hình 3.62: Chọn bài kiểm tra muốn chỉnh sửa


Bước 3: Bật chế độ chỉnh sửa bằng cách chọn biểu tượng “Actions menu” góc
trên bên phải → chọn “Chỉnh sửa bài trắc nghiệm” như hình sau:

175
Hình 3.63: Giao diện bật chế đố chỉnh sửa
Bước 4: Thực hiện việc chỉnh sửa các nội dung mong muốn trong cửa sổ giao diện
chỉnh sửa “Editing quiz” như thay đổi điểm, thêm câu hỏi mới, chỉnh sửa nôi dung của
các câu hỏi đã có trong bài kiểm tra, ...

Hình 3.64: Giao diện chỉnh sửa bài kiểm tra


Ghi chú: Việc điền các thông tin chỉnh sửa có giao diện tương tự như các giao diện
tạo bài kiểm tra trong mục 3.51. ở trên

2.3.4. Xem kết quả sau khi học sinh, sinh viên hoàn thành xong bài kiểm tra
Moodle cho phép người quản lí hoặc giảng viên có thể xem kết quả tổng quát, cũng
như tải về file kết quả bài kiểm tra/bài thi. Để xem kết quả của học sinh sau khi kiểm
tra/thi xong thực hiện:

Bước 1: Trong khóa học chọn bài kiểm tra muốn xem

176
Hình 3.65. Giao diện chọn bài kiểm tra từ khóa học UI01

Bước 2: Chọn “Attempts” trong giao diện hiển thị chi tiết về bài kiểm tra muốn xem

Hình 3.66: Giao diện cài đặt hiển thị báo cáo

Tại giao diện này, có thể thấy các thống kê về bài thi, các lựa chọn để lọc các
thông số, cũng như biểu đồ.

Những thông tin thêm vào báo cáo:

Hình 3.67. Giao diện lựa chọn các thông tin thêm vào báo cáo
Cài đặt hiển thị của báo cáo:

177
Hình 3.68. Giao diện cài đặt thêm cho báo cáo
Bảng hiển thị báo cáo:
Phần này có thêm chức năng tải dữ liệu cho phép người dùng tải về báo cáo dưới nhiều
dạng khác nhau như Excel, CSV, HTML…

Hình 3.69. Giao điện hiển thị chi tiết về thông tin bài kiểm tra của từng sinh viên
Biểu đồ: hiển thị biểu đồ về tỉ lệ phân bố điểm của bài kiểm tra giúp cho người
dùng dễ dàng hơn trong việc quan sát về tình hình phân bố điểm của bài kiểm tra.

178
Hình 3.70. Biểu đồ hiển thị tỉ lệ phân bố điểm
2.3.5. Xây dựng công cụ kiểm tra - đánh giá với Google form
Thông qua ứng dụng Google Form được tích hợp trực tiếp trên Google Classroom
các bạn có thể tạo ra các bài kiểm tra Online hoặc gửi file đính kèm nếu được tạo sẵn trên
Google Form từ trước và đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, sinh viên thông qua kết
quả của bài kiểm tra Online này.
Để tạo bài kiểm tra thực hiện theo các bước sau:
Bước1: Truy cập vào mục tạo bài kiểm tra trên lớp học

Hình 3.71: Giao diện giao bài tập trên lớp


Bước 2: Thiết lập thông tin cho bài kiểm tra
Nhập các thông tin cho bài kiểm tra như Tiêu để, mô tả, điểm, thời hạn nộp, chủ để
như hình sau:

Hình 3.72: Giao diện thiết lập các thông tin cho bài kiểm tra

179
Bước 3: Thiết lập cài đặt cho trang Blank Quiz của Lớp học

- Kích chọn vào Blank Quiz trong phần tạo bài kiểm tra một cửa sổ mới sẽ được
mở ra

Hình 3.73: Giao diện nhúng câu hỏi


Nhập các thông tin về bài kiểm tra và thêm câu hỏi cho bài kiểm tra
+ Nhập và thiết lập các nội dung cho câu hỏi

Hình 3.74: Giao diện nhập và cài đặt thông số cho bài test
Google Form hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khác nhau như: Câu hỏi true/False, Multi
Choose, Điền khuyết,…. tùy thuộc vào dạng câu hỏi mà giảng viên lựa chọn loại câu hỏi
nào cho phù hợp
+ Thiết lập cho bài kiểm tra bằng lựa chọn mục cài đặt như hình sau:

180
Hình 3.75: Giao diện thiết lập cách trả lời câu hỏi
Bước 4: Giao bài kiểm tra
Sau khi hoàn thành các câu hỏi tại bước 3 giảng viên có thể gửi trực tiếp bài kiểm
tra cho sinh viên qua nút lệnh “Gửi”

Hình 3.76: Giao diện chỉnh màu và xem mẫu trước khi thi
Tại đây nhập địa chỉ email của học viên để gửi cho học viên

Hình 3.77: Giao diện gửi mail giao bài tập cho người dùng
181
Hoặc chọn nút Giao bài kiểm tra trong phần tạo bài kiểm tra ở bước 2

Hình 3.78: Giao diện giao bài kiểm tra trong Google Class Room

Bước 5: Theo dõi quá trình nộp bài tập

Hình 3.79: Giao diện theo dõi nộp bài 1

Hình 3.80: Giao diện theo dõi nộp bài 2

182
2.4. Đánh giá kết quả học tập và an toàn thông tin trong dạy học số
2.4.1. Đánh giá thường xuyên
Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá
diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản
hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Đánh giá
thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy
học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá
trình dạy học một môn học nào đó.
Mục đích của kiểm tra thường xuyên:
 Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.
 Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.
 Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
Kiểm tra thường xuyên được tiến hành:
 Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.
 Qua quá trình học bài mới
 Qua việc ôn tập, củng cố bài
cũ Qua việc vận dụng tri thức vào thực
tiễn.
2.4.2. Đánh giá địnhkỳ
Theo quy định tại điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá định kỳ là đánh
giá kết quả giáo dục của người học sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định
mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của người học so với chuẩn kiến thức,kĩ năng quy
định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng
lực, phẩm chất người học.
2.4.3. Đảm bảo an toàn thôngtin.
Bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) luôn là một trong các nhiệm vụ quan trọng, liên
quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của đời sống xã hội, quốc gia, dân tộc. Nguy cơ
về mất ATTT lại đang có chiều hướng gia tăng, trở thành mối đe dọa trực tiếp tới sự ổn
định, phát triển của các quốc gia, chế độ... Bài báo phân tích thực trạng tội phạm mạng có
ảnh hưởng đến không gian số và đề xuất một số giải pháp đảm bảo ATTT trong không
gian số phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Chính sách đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của một số nước trên thế giới:

183
Ở Hoa Kỳ ban hành 3 đạo luật an ninh mạng và cho thành lập các lực lượng chuyên

184
trách như tình báo mạng, phòng, chống khủng bố mạng và tội phạm mạng.
Ở Anh Quốc, dưới sự bảo trợ của Văn phòng Nội các và Bộ Nội vụ đã cho thành
lập mô hình quản lý mạng theo lĩnh vực có cơ quan quản lý riêng, ngoài ra, thành lập
Trung tâm Bảo vệ hạ tầng quốc gia (CPNI).
Trung Quốc ra chính sách buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet phải lưu trữ lịch
sử duyệt web của người dùng và cho phép cơ quan điều tra truy cập, tấn công vào máy
tính, thiết bị mạng của cá nhân để theo dõi nghi phạm, thu thập dữ liệu.
Nhật Bản công bố chiến lực bảo vệ an ninh mạng là tăng cường nhận thức về tầm
quan trọng của phương pháp “Bảo mật từ thiết kế” (Security by Design) và tăng cường an
ninh mạng trong toàn bộ chuỗi cung ứng liên tổ chức.
Việt Nam cần tiếp tục ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể đảm bảo an ninh
trật tự trong phát triển các lĩnh vực khoa học - công nghệ nhằm phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao, trong đó có Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An
ninh mạng. Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật ban hành của Thủ
tướng Chính phủ như: Quyết định số 623/ QĐ-TTg, ngày 14/4/2016 về 14/4/2016 về
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025; Chỉ thị số 14/CT-TTg
ngày 07/6/2019 về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số
xếp hạng của Việt Nam

185
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. National Instructional Media Institute, 2019, Employability skills - Common for all
trades, In Student work book 1, India.

2. Brewer, Laura (2013), Enhancing youth employability: What? Why? and How? Guide
to core work skills, International Labour Office; Skills and Employability Dept.

3. Asheema Singh (Editor), Employability Skills, National Institute of open schooling.


https://www.brilliantstarmagazine.org/uploads/play/pdf-.

4. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo dục kĩ năng sống, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Hà Nội.

5. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

186

You might also like