You are on page 1of 4

Quản lý vai trò của CNTT&TT trong đổi mới CT

GDPT
Học phần: Nhập môn khoa học quản lý trong giáo dục

Lớp: GD3 – N2. Nhóm 01

Danh sách thành viên:

STT Họ và tên MSSV


01 Vũ Thị Thái Hà (Nhóm trưởng) 22010293
02 Trần Thị Thanh Bình 22010287
03 Trần Huy Linh 22010304
04 Nguyễn Hải My 22010310
05 Lê Hồng Nhung 22010317
06 Nguyễn Hà Thu 22010323

1. Công nghệ thông tin là gì?


“CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ
kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Theo Nghị quyết
49/CP về phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ Việt Nam).
CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan
đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ
thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ
yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho d ữ liệu nhằm tổ chức,
lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi
lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa... của con người.
2. Sự cần thiết của việc quản lý của CNTT trong đổi mới CT GDPT

CNTT&TT được xác định đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của giáo dục.
Trong CT GDPT mới, năng lực sử dụng CNTT&TT cũng đã được xác định như là
một trong tám năng lực chung cần được hình thành và phát triển cho học sinh.
Chúng ta đang trong thời đại công nghệ 4.0 và CNTT đã có những tác động
rất lớn đến mọi mặt hoạt động của xã hội và con người. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý, dạy học sẽ đem lại kết quả nhất định và chuyển
biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương pháp dạy học, đó thực sự là một
cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục.
3. Vai trò của CNTT trong đổi mới CT THPT
- Thúc đẩy giáo dục mở: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp nền
giáo dục được mở rộng hơn, giáo viên, học sinh có thể tiếp cận thông tin, kiến
thức đa chiều. Mạng lưới Internet ứng dụng trong học tập giúp thu hẹp không
gian học tập, rút ngắn khoảng cách.
- Là công cụ tuyên truyền: Giúp dễ dàng, nhanh chóng cung cấp thông tin về tư
tưởng đổi mới, cơ sở khoa học  và kết quả đạt được trong việc xây dựng CT
nhằm quảng bá, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội với công
cuộc đổi mới.
- Tạo điều kiện để người học thích ứng nhanh với công nghệ trong tương lai:
học sinh sẽ sớm được tiếp cận với thế giới công nghệ. Nhờ đó khơi gợi niềm
đam mê học hỏi của các em về lĩnh vực này ngay từ khi còn ngồi trên giảng
đường. Tạo điều kiện cho các em chinh phục nền công nghệ thông tin đang
ngày càng phát triển trong tương lai. 
- Là diễn đàn thảo luận: CNTT-TT có thể tạo ra một diễn đàn để các nhà quản
lý, giáo viên và mọi người thuộc mọi ngành nghề thảo luận, chia sẻ, đóng góp ý
kiến để cải tiến chương trình giảng dạy. Đây cũng được coi là nhiệm vụ quan
trọng và hết sức cần thiết trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục.
- Là kho dữ liệu: CNTT&TT cung cấp một lượng thông tin lớn về CT GDPT
của nhiều quốc gia trên thế giới; Các bài nghiên cứu, bài báo quốc tế về xây
dựng chương trình giáo dục quốc gia theo định hướng phát triển năng lực. Là
nguồn tư liệu quý giá mà các học giả có thể tham khảo, nhận diện các xu hướng
và vận dụng phù hợp để phát triển các chương trình giáo dục tại Việt Nam.

- Phương tiện đổi mới tập huấn: là phương pháp đào tạo, huấn luyện hiện đại,
hiệu quả sử dụng kết hợp giữa CNTT và môi trường trực tuyến. Do đó, nội
dung cơ bản của các khóa học, bài đọc và bài giảng được quản lý và sử dụng
trong môi trường mạng. Nội dung cần chia sẻ, thảo luận, thực hành và đánh giá
được sử dụng trong đào tạo trực tuyến hoặc trên lớp nhằm tiết kiệm thời gian,
tiền bạc và nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo.
- Là công cụ quản lý: thông qua việc truyền thông, các diễn đàn, các kho tư
liệu và nhiều công cụ kết nối khác, công tác quản lí có thể kiểm soát được
tình hình triển khai CT mới. Trên cơ sở đó, có những biện pháp can thiệp kịp
thời, đúng hướng.
- Là công cụ phát triển CT: xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục nhà
trường (CT nhà trường), các học liệu, các bài giảng điện tử góp phần làm
phong phú thêm tư liệu dạy học cá nhân hay được chia sẻ trên kho tư liệu
dùng chung.
- Là công cụ khảo sát: có thể tiến hành các khảo sát một cách nhanh chóng,
chính xác về hiểu biết, những thành công, kinh nghiệm, khó khăn gặp phải,
cũng như đánh giá của các đối tượng liên quan trong quá trình triển khai CT
mới.

- Là môi trường trực tuyến: giúp tạo ra các môi trường học tập, hợp tác trực
tuyến thông qua các hệ thống quản lí học tập, công cụ tạo khóa học, công
nghệ web 2.0, các công cụ hợp tác nhóm và mạng xã hội... Vai trò nàysẽ
thúc đẩy hình thức học tập kết hợp ở trường phổ thông, nhằm khai thác đa
dạng thế mạnh của CNTT&TT trong dạy học.

- Là môi trường kết nối: các công cụ cung cấp, trao đổi, lưu trữ thông tin của
các cơ sở giáo dục sẽ là môi trường kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã
hội; giữa giáo viên và học sinh; giữa học sinh với nhau trong các hoạt động
giáo dục của nhà trường.

4. Các việc phải làm


a) Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên
- Đối với cán bộ quản lý: nhận thức đúng và hiểu rõ vai trò của ứng
dụng CNTT trong giảng dạy, có nhận thức đúng đẵn và sâu sắc và
công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên về ứng dụng CNTT và
xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực.
- Đối với giáo viên:  xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình, từ
đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, tự giác ứng dụng
CNTT vào trong giảng dạy.
b) Đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên
- Để đáp ứng nhu cầu quản lý, giảng dạy giáo viên cần phải nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp thu nguồn tri thức mới
vì CNTT thường xuyên thay đổi, nâng cấp về phần cứng cũng như
phần mềm.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, mở lớp tin học, các buổi sinh hoạt
chuyên môn
- Tạo điều kiện và cử giáo viên tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng về
ứng dụng CNTT
c) Tổ chức việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của giáo viên
- Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp
rút kinh nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn
để các tiết sau được tốt hơn.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học- trong sinh hoạt chuyên môn.
d) Phát triển các điều kiện và nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất, thiết
bị, hạ tầng CNTT.

5. Điều kiện
- Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu trong việc ứng dụng
- Giáo viên cần chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm để ứng dụng công nghệ
trong dạy học như sử dụng thành thạo máy tính, sử dụng phần mềm, các
thiết bị công nghệ hỗ trợ

You might also like