You are on page 1of 79

ĐỀ DẪN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY
Hồ Sĩ Nhật Nam
PHT Trường THPT Hòa Bình
1.Đặt vấn đề
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam
nói chung và giáo dục đại học nói riêng, đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên,
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi
hỏi giáo dục phổ thông cần có sự đổi mới toàn diện và sâu sắc.
Để đào tạo ra lớp người đáp ứng được yêu cầu đó, đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS (phương pháp dạy
học tích cực) là cấp thiết hiện nay. Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học
tích cực là công nghệ thông tin (CNTT) một phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và
hiệu quả trong dạy học.
Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội
nói chung và giáo dục nói riêng.
2. Tác động của CNTT và truyền thông đối với giáo dục
2.1. Thay đổi mô hình giáo dục
Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ
chức có tổng kết 3 mô hình giáo dục:
Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động PC
Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng
Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất,
hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là
mạng Internet. Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong GD.
2.2. Thay đổi chất lượng giáo dục
- CNTT ứng dụng trong quản lý, giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệ thống
một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyết định trợ giúp
thêm cho các nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chính xác, phù hợp.
- CNTT ứng dụng trong dạy học giúp cho nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy,
người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu,
tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm.
- CNTT ứng dụng trong kiểm định đánh giá chất lượng, giúp cho công tác kiểm định
được toàn diện, kết quả khách quan và công khai.
2.3. Thay đổi hình thức dạy học
Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về
giáo dục và đào tạo. Nhiều hình thức dạy học mới đã xuất hiện.

1
- Dạy học từ xa: Hiện nay, có nhiều thuật ngữ để mô tả như: Giáo dục mở, giáo dục từ
xa, dạy từ xa, học từ xa, đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa….
- Dạy học từ xa tương tác (interactive/synchronous) tức là người dạy và người học
có tương tác qua lại, trao đổi thông tin, kiểm tra thông tin thông qua các phương tiện
truyền thông tin.
- Dạy học từ xa không tương tác (non- interactive/synchronous) tức là người dạy và
người học không có mối tương tác trao đổi thông tin với nhau. Các thông tin (tri thức) được đặt
sẵn trong các kho tài nguyên thông tin, người học chủ động nghiên cứu nắm bắt.
- Dạy học trực tuyến: Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học
tập sử dụng mạng máy tính và internet.
Học tập trực tuyến đã tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa HS với GV “ảo” và
trao đổi với các đồng học “ảo” qua mạng máy tính hoặc internet. Học tập trực tuyến còn
có tác dụng kích thích ý thức tự học của HS, hỗ trợ học sinh tiếp cận với nguồn thông tin
phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của GV.
3. Vai trò CNTT trong dạy học
- Lâu nay, với kiểu dạy học bảng đen phấn trắng là chủ yếu, lối dạy chay ngự trị
nhà trường phổ thông đã khiến việc dạy học trở nên đơn điệu, khô khan, nhàm chán, khó
khơi dậy hứng thú, tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. Nó đã làm
cho việc dạy học thiếu tính hấp dẫn, các em khó hiểu bài, không say mê trong học tập...
dẫn đến HS chán học, một phần không nhỏ bắt nguồn từ việc dạy chay. Vơi sự có mặt
CNTT đem lại công nghệ trong dạy học một sinh khí mới: hiện đại, hấp dẫn, góp phần
đưa công nghệ dạy học thoát khỏi sự thô sơ, khô khan đơn điệu thời trung cổ. CNTT là
công cụ “mầu nhiệm” có tiềm năng to lớn, có thể giúp tiết dạy đạt hiêu quả cao, học sinh
tiếp cận tri thức không còn mơ hồ, chung chung, trừu tượng mà các em có thể nhìn thấy
tri thức trong vóc dáng hình thể sinh động của nó, có thể quan sát được các hiện tượng lý
– hóa mà mắt thương không thể nhìn thấy, như sự vật hiện tượng, sự kiện lịch sử, địa lý,
văn hóa thể thao ở những thời điểm và không gian cách xa...
- CNTT là khâu đột phá đưa PPDH vào quĩ đạo sử dụng sức mạnh của công cụ
hiện đại chuyển tải khối lượng kiến thức lớn, phát huy tính tích cực chủ động trọng học
tập của học sinh. Nếu phát huy thế mạnh, nhất là E-Learning – dạy học qua mạng, thì
CNTT sẻ có hiệu quả to lớn trong việc thục đẩy tinh thần tự học của học sinh. Internet là
nguồn tri thức không lồ...Qua đó, việc học tập không chỉ dừng lại ở nhà trường mà còn tiến
hành một cách chủ động tích cực, sáng tạo ở nhà của học sinh, đem lại một phương pháp học
mới hiệu quả. Như vậy CNTT là mũi nhon đột phá, trong việc đổi mới PPDH của GV và
PPH của học sinh theo tinh thần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS, đảm bảo
vai trò chủ thể của người học trong quá trình nhận thức.

4. Những tồn tại sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay

2
- Việc lạm dụng CNTT trong dạy học dẫn đến tiết học quá tải, nên óc sáng tạo học
sinh bị bóp nghẹt, thầy trò quay cuông trong các hiệu ứng âm thanh, mầu sắc, hình ảnh,
học sinh không theo dõi kịp, không ghi được bài nên về nhà khó ôn bài.
- Tiết học lệ thuộc vào CNTT làm cho kiến thức nặng tính sách vở, xa rời thực tế
cuộc sống.
- Một số GV khi ứng dụng CNTT lấn át trí tưởng tượng phong phú của học sinh,
“qui đồng” tất cả tâm hồn, suy nghĩ, tượng tượng của người học, một số hiệu ứng làm mờ
lòa nội dụng bài học, một vài hình hình ảnh không chuẩn xác làm cho học sinh hiểu sai
kiến thức hoặc hiểu meo mó hình tượng văn học...
5. Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở trường thường gặp rất nhiều khó
khăn. Ngoài khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ thông tin của cán
bộ nhân viên, còn có các khó khăn khác như nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh,
sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, của chính quyền.
Để tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT có hiệu quả, lãnh đạo nhà trường,
Tổ trưởng các tổ chuyên môn cần chú trọng một số vấn đề sau đây:
- Truyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thức một cách
cụ thể để nâng cao nhận thức, kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, GV và HS.
- Làm cho giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của việc
ứng dụng công nghệ thông tin đối với sự phát triển của nhà trường, vai trò trách nhiệm
của mỗi người trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tạo được sự thống nhất về chủ
trương, kế hoạch trong toàn nhà trường.
- Mạnh dạn thể nghiệm các mô hình ứng dụng CNTT nhằm rút ra các kinh nghiệm,
chỉ ra được hiệu quả trong lĩnh vực này.

3
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC
CHO BỘ MÔN TIN HỌC THPT

Giáo viên: Trần Thị Kim Hoa


Tổ Vật lý – CN – Tin học – THPT Hòa Bình
I. SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CỦA BỘ MÔN TIN
Mục đích của quá trình dạy học là quá trình truyền thụ tri thức từ người dạy đến
người học, làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, hiện
đại, phù hợp với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời rèn luyện cho
học sinh hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Để truyền đạt tri thức đến cho học trò,
người giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Một
trong những giải pháp quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (phương pháp dạy học tích cực).
Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực là công nghệ thông
tin (CNTT). CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ
thuật hiện đại. Ngày nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là nhu cầu cấp thiết trong
dạy học nói chung, dạy học bộ môn tin học nói riêng. Với môn Tin học, việc ứng dụng
CNTT vào dạy học lại càng cần thiết hơn vì nó giúp giáo viên có thể cung cấp, giới thiệu
cho học sinh nhiều nguồn thông tin khác nhau để học sinh tự tìm ra tri thức cho bản thân
và cũng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, yêu
cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại là điều hết sức cần
thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã
thể hiện rõ điều này, như:
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong
ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã
hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc
đẩy sự phát triển của CNTT ”.
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo
và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012.
- Công văn 4937/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2010 - 2011
- Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
- Điều 28 của Luật giáo dục sửa đổi (2005) nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh.”

4
III. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CỦA BỘ
MÔN TIN HỌC TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
1. Thuận lợi
- BGH quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: máy chiếu,
máy tính kết nối mạng Internet.
- BGH bố trí sắp xếp TKB khoa học, GV có thể sử dụng hiệu quả phòng học bộ
môn, thiết bị phục vụ bộ môn tin học.
- Giáo viên sử dụng khá thành thạo máy vi tính, thiết kế chỉnh sửa giáo án điện tử,
tháo lắp máy chiều để phục vụ cho bài dạy ứng dụng CNTT.
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, không ngừng
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
2. Khó khăn
- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học
trong nhà trường còn hạn chế.
+ Phòng thực hành: 2 phòng (40 máy) / 32 lớp tin học và 10 lớp nghề.
+ Máy chiếu: 5 máy cho toàn trường.
+ Chưa có phòng chức năng riêng nên việc sử dụng các phương tiện dạy học còn
hạn chế. Khi muốn dạy học ứng dụng CNTT, GV phải tháo và lắp máy chiếu tại lớp
học mình dạy. Dẫn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa được sử dụng một
cách thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học. Giáo viên dạy học sử dụng
CNTT trong các tiết hội thảo, hội giảng, tiết thanh tra hay tiết chuyên đề là chủ yếu.
- Phần lớn giáo viên rất ngại việc sử dụng CNTT trong dạy học vì thiết kế một bài
giảng điện tử công phu đạt hiệu quả trong các giờ học, đòi hỏi phải mất nhiều thời
gian chuẩn bị. Do đó, các bài giảng điện tử thông thường được download từ mạng
internet về chỉnh sửa hoặc tự thiết kế và chủ yếu là trình chiếu nội dung bài học, chất
lượng chưa cao, chưa phát huy được điểm mạnh của CNTT. Có rất ít những giáo án
được tích hợp Multimedia, các tư liệu cần thiết cho mỗi bài giảng.
IV.BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO BỘ
MÔN TIN HỌC THPT
1. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt
động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào
phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người dạy. Do đó, PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể nào,
mà bao gồm nhiều PPDH, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học khác nhau, nhằm
tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện phát triển tối đa khả năng học
tập, năng lực giải quyết vấn đề của người học. Từ đó đem lại niềm say mê, hứng thú
trong học tập và nghiên cứu cho người học.
 Các dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực:
* Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn luyện
phương pháp tự học
5
* Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp tác
* Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học, nhu cầu
và lợi ích của xã hội
* Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi
* Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò
2. Công nghệ thông tin trong dạy học tích cực
Ứng dụng CNTT vào dạy học là một quá trình thường xuyên, liên tục theo từng
giai đoạn, từ việc tiếp cận công nghệ, bồi dưỡng kĩ năng. Các giáo viên đã được tập
huấn về CNTT cần phải hiểu rằng đạt được kĩ năng CNTT, điều đó có nghĩa không
những giáo viên mà người học cũng cần phải biết cách làm việc với các phương tiện
và công nghệ. Một yếu tố quan trọng khác là tập huấn về phương pháp sử dụng
CNTT trong dạy & học. Bồi dưỡng kĩ năng cũng như bồi dưỡng về mặt phương pháp
là những yếu tố bắt buộc của quá trình phát triển chuyên môn liên tục để có thể tự tin
sử dụng CNTT trong dạy học. Tất nhiên giáo viên cần có hiểu biết sâu sắc về nội
dung họ đang giảng dạy.
Theo Mô hình TPACK (Teachnological pedagogical content knowledge - Kiến
thức nội dung, phương pháp và công nghệ) đưa ra cách nhìn tổng quát về ba dạng cơ
bản của kiến thức mà một giáo viên cần có để ứng dụng CNTT vào việc dạy học của
mình: kiến thức công nghệ (TK), kiến thức phương pháp (PK) và kiến thức nội dung
(CK), cũng như mối quan hệ và tương tác giữa chúng.

Mô hình TPACK
Một giáo viên có khả năng kết hợp được cả ba dạng cơ bản của kiến thức trong dạy
học sẽ đạt được kết quả cao trong giảng dạy.
3. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực
3.1. Công cụ soạn bài tập thực hành & luyện tập
Mục đích của thực hành và luyện tập là giúp người học ghi nhớ thông tin. Nó là
một dạng bài tập tự động. Trong hoạt động thực hành và luyện tập, các câu hỏi được đưa
ra, người học trả lời và phần mềm cung cấp đáp án và phản hồi.
Hoạt động thực hành và luyện tập có thể được sử dụng trong các bài dạy môn tin
học ở các gia đoạn khác nhau của quá trình dạy học:
Giớ thiệu bài học mới: định hướng cho các em vào một vấn đề cụ thể của bài học,
từ đó kích thích trí tò mò, tập trung hơn của học sinh vào bài giảng.

6
Sử dụng trong giờ học: các bài tập thực hành & luyện tập ngắn có thể cung cấp
ngay cho giáo viên phản hồi về sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
Ôn tập và đánh giá kết quả học tập: kiểm tra kiến thức đã học, củng cố kiến thức
của từng bài, từng chương của môn tin. Phương pháp này hỗ trợ giáo viên kiểm tra kiến
thức và kĩ năng của học sinh vào đầu giờ học và so sánh với kết quả cuối giờ học. Kiểm
tra trắc nghiệm là một công cụ nhanh chóng và dễ sử dụng để đánh giá học sinh có đạt
được một mục tiêu cụ thể nào không. Các câu hỏi trắc nghiệm nên điều chỉnh sao cho
không sáo mòn, thiết kế đa dạng.
Các bài tập thực hành & luyện tập có thể tạo bằng các phần mềm ứng dụng như:
MS PowerPoint hay các phần mền chuyên biệt: Hot Potatoes, Violet hoặc ExE Learning
(Adobe Presenter, Adobe Captivate, iSpring Presenter, Lecture Maker…) cho phép tạo
các bài tập khác nhau như bài tập ô chữ, câu đố, bài tập sắp xếp, bài tập điền khuyết, bài
tập trắc nghiệm, v.v.
Một số ví dụ:
+ Bài tập ô chữ (Mạng máy tính – tin học 10): phần mềm MS PowerPoint

+ Bài tập tương tác (Kiểu xâu – tin học 11): phần mềm Adobe Presenter

+ Bài tập kéo thả (Làm việc với bảng – tin học 10): phần mềm Violet

3.2. Công cụ trình chiếu


Trình chiếu là một trong những tiết kế thúc đẩy công nghệ phổ biến nhất vì thiết kế
này có thể hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp và các phương pháp giảng dạy. Chương trình trình
7
chiếu hỗ trợ giáo viên cũng như học sinh dễ dàng tiếp cận ý tưởng mới qua thông tin trực
quan. Nó là công cụ hỗ trợ giáo viên chuyển tải thông điệp.
Trình chiếu có thể sử dụng trong các phần khác nhau của bài giảng, với các mục
đích khác nhau:
Để giới thiệu các bài học mới: một hoạt động khởi động, thông báo cho học sinh
mục tiêu của bài học, để nhớ lại bài học cũ.
Giúp người học đạt được kiến thức mới: giới thiệu các khái niệm mới, hướng dẫn
học tập, cung cấp thông tin phản hồi.
Ôn tập và đánh giá kết quả học tập: củng cố kiến thức của học sinh, tổng quan hóa
bài học và để tổng kết.
Một số lưu ý khi sử dụng trình chiếu:
+ Có thể tạo ra sự quá tải về thông tin, dẫn đến quá tải về mặt thời gian và cuối
cùng là người học trở nên bị động.
+ Đôi khi các yếu tố trực quan của bài trình chiếu trở nên quan trọng hơn nội dung
và hoạt động học tập. Có một số giáo viên thường trú trọng bài trình bày trông như thế
nào hơn là học sinh tích cực học tập như thế nào.
+ Để tăng hiệu quả của trình chiếu và tránh cho học sinh bị động, giáo viên cần
phải xây dựng nhiều hoạt động đa dạng song song với trình chiếu.
+ Chú ý đến: thời gian trình chiếu, màu sắc cho trang trình chiếu, font chữ và size
chữ phải phù hợp, hạn chế số lượng chữ trên mỗi trang chiếu, không nên sử dụng quá
nhiều hiệu ứng để tránh làm sao lãng sự tập trung của học sinh vào nội dung chính.
Một số phần mềm trình chiếu phổ biến: MS PowerPoint hoặc các phần
mềm/chương trình mã nguồn mở (Open Impress từ bộ Open Office).
3.3. Công cụ tạo sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự
tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung,
hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, các cách giải một dạng bài tập,…
Sơ đồ tư duy có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau:
+ Cách truyền thống: dùng bút chì, bút màu, giấy bìa, phấn màu, bảng đen,…
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: các phần mềm ứng dụng MS PowerPoint, MS
Word hay các phần mềm chuyên biệt Freemind, Inspiration hay iMindMap.
Sơ đồ tư duy là một sơ đồ rất mở, không yêu cầu tỉ lệ. Khi sử dụng giáo viên có thể
thêm hoặc bớt đi các nhánh. Cùng một chủ đề, nhưng mỗi người có thể “thể hiện” sơ đồ
tư duy theo cách riêng thông qua dùng màu sắc, hình ảnh, cụm từ diễn đạt. Do đó, sử
dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học.
Đối với môn tin học giáo viên có thể vận dụng sư đồ tư duy để hỗ trợ dạy học các
dạng bài tìm hiểu kiến thức mới, bài ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh
sau mỗi bài học, mỗi chương hay học kì.
GV có thể hướng dẫn cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động dạy học, như:
+ Tìm hiểu nội dung chủ đề mới: giáo viên cung cấp chủ đề cho học sinh, yêu cầu
các em liệt kê các ý tưởng quanh chủ đề đó.

8
+ Để học sinh tiếp thu kiến thức: giáo viên yêu cầu các em thống kê, hệ thống các
vấn đề cơ bản mà các em vừa được học bằng sơ đồ tư duy giúp các em củng cố bước đầu,
khắc sâu trọng tâm bài học.
+ Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập: giáo viên yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy
về một chủ đề học tập, qua đó giúp giáo viên đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức
của của em.
Ví dụ sử dụng sơ đồ tư duy củng cố kiến thức “Bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn
thảo - tin học 10”

3.4. Công cụ mô phỏng


Mô phỏng trên máy tính biểu diễn các hiện tượng trong sự phối hợp với màu sắc,
hình ảnh, âm thanh, lời giải thích, tạo sự cuốn hút học sinh, kích thích hứng thú học tập,
tạo cho học sinh chú ý tiếp thu kiến thức mới. Do đó hiệu quả bài giảng và chất lượng
tiếp thu kiến thức của học sinh được nâng cao hơn.
Một số phần mềm xây dựng mô hình mô phỏng: MS Excel, MS PowerPoint,
Adobe Flash, Marcomedia Flash MX
Trong môn tin học, có thể sử dụng phần mềm Flash để xây dựng mô hình mô
phỏng động giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Ví dụ: Sử dụng Flash xây dụng mô hình mô phỏng thuật toán tìm Max “bài 4: Bài
toán và thuật toán – tin học 10”.

3.5. Công cụ quay phim làm tư liệu phục vụ bài giảng
Trong quá trình hướng dẫn cho học sinh về cách cài đặt và cách sử dụng một
chương trình hay những thao tác về các bài giảng trong môn tin học, ngoài những hình
ảnh cũng như ngôn từ thì việc sử dụng video để hướng dẫn cho học sinh học tập và thực
hành là cần thiết. Các clip này sẽ giúp tăng tính độc lập và sự tự tin cho học sinh, giúp
giáo viên giảm đi đáng kể thời gian trả lời những thắc mắc của học sinh mà đôi khi đi quá
xa so với những điều căn bản.
Một số phần mềm có khả năng ghi lại những hình ảnh, những thao tác trên màn hình và xuất ra
dạng video mà giáo viên có thể sử dụng: ActivePresenter, Camtasia Studio, Snagit …
9
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong dạy học tích cực nói riêng tạo
điều kiện thuận lợi để học sinh tự đổi mới phương pháp học tập, tự chủ hành động xây
dựng kiến thức, đồng thời phát huy được vai trò tương tác của tập thể lớp đối với quá
trình nhận thức của mỗi học sinh. Song để thực sự sử dụng một phương tiện dạy học đa
tác dụng thì đòi hỏi giáo viên phải tự rèn luyện, tự học nhiều hơn, phải sử dụng thành
thạo máy vi tính, nâng cao kĩ năng về soạn giảng giáo án điện tử và các kĩ năng sư phạm,
phải biết kết hợp tất cả các yếu tố truyền thống cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động
dạy – học đạt kết quả cao.
2. Khuyến nghị
Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính
và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT vào dạy học tích cực cho giáo viên trong nhà trường, tôi xin có một số khuyến
nghị:
- Nhà trường cần trang bị cở sở vật chất, trang thiết bị CNTT đáp ứng tốt nhu cầu
dạy và học của giáo viên, học sinh.
- Thường xuyên tổ chức hơn nữa các đợt tập huấn về ứng dụng CNTT vào dạy học,
mở các hội nghị, hội thảo, các buổi tọa đàm, thảo luận …vê chủ đề ứng dụng CNTT trong
dạy học.
- Mở rộng, nâng cấp website của trường, thêm các chuyên mục liên quan đến vấn đề
ứng dụng CNTT trong dạy học, giúp giáo viên có thể trao đổi chuyên môn, thảo luận,
trình bày ý kiến, đánh giá ý kiến của giáo viên, học sinh về ứng dụng CNTT trong dạy
học, biến trang web của trường trở thành diễn đàn lớn dành cho giáo viên, học sinh.
- Bản thân mỗi giáo viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc ứng dụng
CNTT vào dạy học, không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao kĩ năng CNTT, kĩ năng ứng
dụng CNTT của mình.
- Mỗi giáo viên cần chú trọng gắn việc ứng dụng CNTT vào dạy học với việc đổi
mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
và năng lực hướng tới của học sinh.

10
THAM LUẬN
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Bộ Môn Tin Học
GV: Trương Thị Nam Thủy
Tổ Vật lý – Công nghệ - Tin học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã chọn là năm Công nghệ thông
tin, bao hàm: CNTT trong quản lý, điều hành tác nghiệp và trong giảng dạy, học tập.
Trong Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay
đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới
một xã hội học tập”.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, nhất là chỉ thị 58-CT/UW của
Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự
nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo
nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo,
hiện nay trường chúng ta đã đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ tốt việc ứng dụng CNTT.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Từ năm học 2006 - 2007, Tin học đã là bộ môn học bắt buộc ở khối THPT. Vì vậy,
100% các trường THPT trên toàn quốc đã được trang bị máy tính và một số trang thiết bị
CNTT hiện đại khác để phục vụ giảng dạy.
Bản thân tôi cũng đã ứng dụng để soạn giáo án điện tử, xây dựng các mô phỏng
thuật toán, chạy các chương trình, các câu lệnh, yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung rồi
trình bày kiến thức dưới dạng một sản phẩm công nghệ...
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là
nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo
dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép”, học sinh
được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá
trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
 Ưu điểm (so với phương pháp truyền thống)
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm
thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt
hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường.
Ví dụ: mô phỏng các thí nghiệm nguy hiểm, độc hại: axit; thí nghiệm với bạc, vàng ...
Film về thế giới động vật...
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính, kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo
nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập.
- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm
thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể
có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới.
11
Rõ ràng, CNTT chắc chắn có những tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh.
 Nhược điểm:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong
một mức độ nào đó thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn
trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không
phải toàn bộ chương trình
VD: những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo
phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội
dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến
cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử.
- Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế,
thậm chí còn né tránh.
- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ,
dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng.
III. THỰC TRẠNG
- Giáo viên: biết sử dụng máy vi tính và có thể thiết kế, chỉnh sửa giáo án trên
Powerpoint và Violet. GV tích cực đổi mới, không ngừng học tập phương pháp hiệu quả,
tự rèn luyện nâng cao trình độ tin học, sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt GV
luôn chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi đến lớp. Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường còn
chưa được hoàn thiện: Trường có máy projecter, máy tính nhưng chưa có phòng chức năng
riêng nên việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế. Khi giáo viên muốn sử dụng thì
phải tháo và lắp đặt tại lớp học của mình.. Việc thiết kế 1 bài giáo án trên Powerpoint hay
Violet cũng mất rất nhiều thời gian (ít nhất là 2 giờ) nên việc đưa giáo án điện tử vào giảng dạy
các tiết học nói chung cũng như tiết học TNXH nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập.
- Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có một loại giáo trình hay tài liệu nào dùng để
hướng dẫn sinh viên các trường sư phạm hoặc giáo viên phổ thông về việc ứng dụng
CNTT như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
- Các lớp bồi dưỡng về CNTT còn ít và chất lượng chưa cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc
dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: Thiếu các phòng học
chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít (chỉ có 02 phòng với
40 máy tính). Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của
nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông tin của nhà
trường đã được cải thiện đáng kể: Số máy tính phục vụ cho văn phòng BGH, phòng
chuyên môn, giáo viên, kế toán, thư viện là 08 máy; phục vụ cho dạy học là 40 máy.
Trong đó tất cả các máy đều được nối mạng Internet. Nhà trường có 04 máy chiếu
projector, 06 máy in, 02 máy photo và một số phương tiện khác.
IV. BIỆN PHÁP
1.Công tác bồi dưỡng giáo viên
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công
trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc biệt
quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng
12
CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin học của đội ngũ, ngoài
việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy
100% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy
tính của một số giáo viên còn hạn chế.
2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử
dụng tối đa số trang thiết bị hiện có.
- Các máy chiếu nên được lắp đặt cố định trên lớp học, tiện cho giáo viên sử dụng
- Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết nối Internet theo chương
trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục;
- Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ
sở vật chất, trang thiết bị như: giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, thường xuyên bảo
dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm “ giữ tốt-
dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
3. Các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT vào từng
môn học thay vì chỉ được học trong môn Tin học. Mỗi giáo viên dạy trung bình ít nhất 1
tiết có ứng dụng CNTT/ tháng, hàng tháng cán bộ phụ trách thiết bị báo cáo tổng hợp số
tiết dạy học có ứng dụng CNTT của mỗi giáo viên. Chuyên môn nhà trường chú trọng dự
giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng
dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác
dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức.
Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: Dạy trình chiếu
với cách thiết kế các sile về hình thức gần giống với bảng truyền thống (màu sắc, cách
chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là phương tiện hỗ
trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà không phải
mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; CNTT với nhiều phần mềm
tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá
xếp loại học sinh… được tiện lợi và nhanh chóng.
- Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên
website của Bộ, Sở và các trường bạn, tài nguyên dùng chung trên website của trường.
- Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý
và giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên
kết với trang web của trường.
- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong
trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi GV lập và đăng ký một địa chỉ mail cố định với nhà
trường.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia thi giờ dạy có ứng dụng CNTT.
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy
học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội
dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng.
13
- Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên
truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org,
giaovien.net, moet.edu.vn, …
- Khi thiết kế bài giảng điện tử, cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình
ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn
giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont thì cần lưu ý về Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích
hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng)
4. Phương tiện CNTT ứng dụng cho bài giảng trên lớp thường gồm:
- Máy móc, thiết bị điện tử.
- Phần mềm trình chiếu như powerpoint (đơn giản và thuận tiện nhất) hay một số
phần mềm trình chiếu khác. Đây là dạng phổ biến nhất hiện song hay nhầm lẫn gọi đây là
giáo án điện tử. Vì vậy việc sử dụng powerpoint soạn bài, có thể gọi là bản trình chiếu.
- Các phần mềm dạy học như phần mềm thí nghiệm ảo, soạn bài giảng violet,
adobe presenter, mô phỏng flash, phần mềm quay phim camtasia, snap it…
- Các công cụ thể hiện multimedia. Một sản phẩm, một phần mềm, một thiết bị tin
học được cho là multimedia khi nó cho phép khai thác thông tin đa thức, nhiều kiểu như:
văn bản văn bản (text), âm thanh (sound), tiếng nói (voice), hình ảnh tĩnh (image), video-
clip, hình động (animation), đồ hoạ (graphic)...
5. Kiểm tra, đánh giá
Giáo viên cũng có thể sử dụng các phần mềm trên để kiểm tra bài cũ của học sinh.
Thông qua các trò chơi ô chữ, kéo thả chữ giáo viên cũng có thể tổ chức vào các buổi
kiểm tra miệng, sinh hoạt lớp.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là một phương pháp mà chỉ là sự hỗ
trợ đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện CNTT. Do đó điều cần
tránh là tuyệt đối không thể đồng nhất việc thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT với bài
trình chiếu powerpoint đơn thuần.
- Cần tránh việc lạm dụng ứng dụng CNTT mà không xem xét kĩ những nội dung
nào cần thiết và khi nào cần thiết, hoặc loại bỏ hẵn những phương tiện khác.
- Việc ứng dụng CNTT trong một tiết dạy-học không có nghĩa là thời lượng toàn
bộ tiết dạy-học chỉ dành duy nhất cho ứng dụng CNTT. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng
phương tiện CNTT hay phương tiện truyền thống khác trong tiết dạy-học khi nào xét thấy
cần thiết và hiệu quả.
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên, nhưng
qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT
mang lại cho cả thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ trợ
của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ
chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện
đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với
các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả
cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo sâu sát của ngành, sự
14
vào cuộc thực sự của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nhiệt tình, nỗ lực học hỏi, rút kinh
nghiệm của bản thân mỗi giáo viên. Cần cung cấp cho họ “công cụ” để họ bớt khó khăn
trong việc chuẩn bị bài lên lớp. Theo tôi, công cụ này bao gồm : Tài liệu hướng dẫn
phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT, kho tư liệu hình ảnh thực (đoạn phim ngắn)
hoặc hình ảnh mô phỏng các thí nghiệm khó, đồng thời giới thiệu các phần mềm có thể
ứng dụng hoặc các trang web để truy cập khai thác thông tin phục vụ việc dạy học. Người
thiết kế thư viện tư liệu hình ảnh không những phải giỏi về lĩnh vực CNTT mà còn phải
nắm vững về phương pháp dạy học. Chính vì vậy, không phải giáo viên nào cũng tự mình
thiết kế được các thí nghiệm mô phỏng hoặc các hình ảnh phục vụ bài giảng. Để có được
phần mềm cũng như bộ tài liệu và kho tư liệu hình ảnh có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu
dạy học theo chương trình, các cơ quan có chức năng về sản xuất đồ dùng dạy học cần
khẩn chương tìm hiểu nhu cầu thị trường, sản xuất và cung ứng kịp thời về các địa
phương. Nếu giáo viên được trang bị những công cụ này thì họ chỉ cần đầu tư thời gian để
thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và cơ sở vật chất của nhà
trường. Đồng thời họ cũng định hướng được việc sử dụng các trang thiết bị CNTT cho
phù hợp với bài học và yêu cầu sư phạm. Tránh được hiện tượng "nhìn chép" hoặc "chiếu
chép " như đã từng xảy ra ở một số nơi có ứng dụng CNTT như hiện nay.

15
ỨNG DỤNG CNTT TRONG VẤN ĐỀ
SOẠN GIẢNG VÀ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
Đặng Xuân Huy
Tổ Hóa – Sinh trường THPT Hòa Bình
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi công nghệ thông tin (CNTT) càng phát triển thì việc ứng dụng
CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT
bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng
dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong
giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao
chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, không nên từ chối những gì có sẵn
mà lĩnh vực CNTT mang lại, nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả
cho công việc của mình,mục đích của mình.
Hơn nữa, đối với GD & ĐT, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
PPDH. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, GD & ĐT đóng vai
trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực
cho CNTT. Bộ GD & ĐT cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD & ĐT ở tất
cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ
đắc lực nhất cho đổi mới PPDH ở các môn”.
Trong quá trình dạy học hầu hết các giáo viên đều thấy khó khăn trong khâu giảng
dạy những kiến thức trừu tượng, những phần mà học sinh không thể hoặc không có điều
kiện để quan sát trực tiếp. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của KH – KT, đặc biệt là sự
ra đời của máy vi tính đã làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn
thông qua những bài giảng điện tử mà giáo viên đã chuẩn bị. Việc sử dụng máy vi tính
ngày nay không còn xa lạ với giáo viên. Tuy nhiên, để soạn giảng được một bài học có
ứng dụng CNTT đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết một
số phần mềm để sử dụng trong quá trình dạy học.
Mặt khác, hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm hóa học giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình Dạy - Học. Tuy nhiên, trong hóa học có nhiều khái
niệm khó và trừu tượng, nhiều phản ứng diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, diễn tiến của
các quá trình và hiện tượng rất khó quan sát, một số thí nghiệm lại độc hại, nguy hiểm
vv.. Vì vậy rất cần có sự hỗ trợ của CNTT.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà
bất cứ một môn học nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng CNTT trong dạy học
- Ứng dụng trong soạn thảo giáo án
- Ứng dụng trong thực hiện bài giảng
- Nghiên cứu các phần mềm tin hóa để sử dụng trong việc mô phỏng các thí
nghiệm hoá học, vẽ công thức hóa học các chất..
- Sử dụng phần mềm đó để mô phỏng các thí nghiệm hóa học.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tiến hành soạn giảng giáo án và bài giảng điện tử.
2. Dạy học ứng dụng CNTT trong các tiết học.
3. Phỏng vấn học sinh sau giờ học sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử.
4. Dự giờ, thăm lớp những giờ có sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những
giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống.
5. Ý kiến phản hồi từ giáo viên dự giờ.
16
6. Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh ở những giờ có sử dụng bài soạn giảng
giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống.
IV. NỘI DUNG
1. Ứng dụng CNTT trong dạy học
a. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án
Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học là soạn thảo
giáo án. Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo giúp cho giáo viên soạn thảo giáo án,
trong đó phần mềm thông dụng nhất hiện nay là MS Word. Tuy nhiên, để sử dụng MS
word một cách hiệu quả, ngoài thao tác cơ bản, giáo viên cần nắm thêm một số tính năng
nâng cao: Chèn tự động đoạn văn bản, trộn thư, tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn giản.
Ngoài ra, có thể biết một số phần mềm bổ trợ: Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn
Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0, phần mềm vẽ công thức hóa học, phần mềm
vẽ dụng cụ thí nghiệm môn hóa học, ...
Bên cạnh soạn giáo án thông thường, tỷ lệ giáo viên sử dụng bản trình chiếu điện
tử trong giảng dạy cũng tăng đáng kể. Một trong các phần mềm soạn thảo bản trình chiếu
điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viên thường dùng là MS
PowerPoint. Để có thể soạn được các bản trình chiếu điện tử chất lượng tốt, giáo viên có
thể tìm hiểu thêm một số tính năng nâng cao của PowerPoint: Chèn video clip, chèn âm
thanh, tạo ảnh động, biên tập video hay một số phần mềm sau: Adobe Photoshop,
Macromedia Flash, Violet.
Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả nhờ ứng dụng CNTT mang lại, một số
trường, sở giáo dục và đào tạo đã yêu cầu, động viên, khuyến khích giáo viên soạn giáo
án bằng máy vi tính, sử dụng bản trình chiếu điện tử trong dạy học, điều mà cách đây
chưa lâu được xem là không cho phép.
b. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng
Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy
học là phương tiện dạy học. Đặc biệt khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể
không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Công nghệ thông tin và truyền thông
mới đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector,
smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để
sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên cần làm chủ phương tiện dạy học, trong đó
projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù vậy, nhiều giáo viên vẫn còn
gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nó.
c. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu
Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm
kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay,… Một trong các công cụ được sử dụng
phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google.
Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều
kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếng…
nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, GV cần biết khai
thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình.
d. Ứng dụng trong đánh giá
Nhờ công nghệ thông tin mà học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng
các phần mềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
Việc sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của học
sinh mang lại những lợi ích cơ bản sau:
- Thuận tiện trong việc tạo đề thi.
- Cho kết quả chính xác, khách quan.
17
- Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác.
- Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần.
- Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương trình trong
một khoảng thời gian ngắn.
e. Ứng dụng trong học tập của học sinh
Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy
học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự
học của người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức
được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi người phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt
đời, học mọi lúc, học mọi nơi. CNTT và truyền thông đang trở thành phương tiện không
thể thiếu được để thực hiện các mục tiêu trên. Ngoài ra, Công nghệ thông tin và truyền
thông cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của học sinh dưới nhiều hình thức:
- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet.
- Tham gia các lớp học qua mạng.
- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm.
- Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn.
- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online).
2. Sử dụng phần mềm thiết kế bài trình bày
a. Phần mềm Microsoft Powerpoint: Microsoft Powerpoint là phần mềm trình diễn
trong bộ Offiec của hãng Microsoft chuyên cho việc soạn thảo các bài trình bày phục vụ
hội thảo, hội nghị, giảng dạy,…Ưu điểm chính của Microsoft Powerpoint là: Mạnh về
ứng dụng Multimedia, Khả năng tạo hiệu ứng cho các đối tượng tốt, Đơn giản, dễ sử
dụng, phù hợp với mọi đối tượng
b. Phần mềm Mindmap: Mind Map hay còn gọi là bản đồ tư duy là phương pháp nhận
thức và trình bày vấn đề trên một bình diện phẳng, dựa vào mối liên hệ có tính logic giữa
các yếu tố cấu thành vấn đề, thay cho cách thức cũ chủ yếu theo trình tự thời gian. Nó
giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn rất nhiều so với
những phương pháp thông thường.
3. Giới thiệu một số phần mềm trình bày các công thức hóa học
a. Phầm mềm CHEMWINDOW
b. Chương trình CHEMDRAW ULTRA
- ChemDraw Ultra là phần mềm vẽ và xử lý công thức hóa học tương đối mạnh,là một
phần trong bộ CS ChemOffice 2004 của CambridgeSoft Corporation, trong bộ này bao
gồm các chương trình sau:
- ChemDraw Ultra 8.0: chương trình viết công thức hóa học trên mặt phẳng tương đối
hoàn chỉnh với nhiều công cụ tiện dụng.
- Chem 3D Ultra 8.0 : chương trình chuyển công thức phẳng thành công thức cấu tạo lập
thể trong không gian ba chiều với nhiều tính toán hóa lượng tử.
- ChemFinder for Office 8.0 và ChemFinder Ultra 8.0: chương trình tìm kiếm thông tin về
các chất hóa học và phản ứng hóa học. Và nhiều chương trình khác.
Ngoài ra chương trình cũng cho phép vẽ các dụng cụ thí nghiệm, và có thể lắp
ghép các dụng cụ với nhau thành bộ, từ trang vẽ sẵn (Templates) có tên Clipware.

18
c. Chương trình HYPERCHEM
Chương trình HyperChem của HyperCube Inc là một chương trình mô phỏng và mô hình
hóa phân tử cho phép thực hiện các tính toán hóa học phức tạp. Màn hình chính của
chương trình Hyperchem 7.0 được thể hiện trong hình dưới đây:

Cửa sổ làm việc của chương trình Hyperchem 7.0


4. Chương trình thí nghiệm mô phỏng
a. Chương trình Chemlab:Của Model Science Software, chương trình có thể mô phỏng được
một số bài thí nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu phuc vụ cho quá trình dạy học ở bậc phổ
thông cũng như đại học. Các bài thí nghiệm cho chương trình một số được cho miễm phí
nhưng một số khác cần phải mua mới có được. Màn hình làm việc của chương trình Chemlab
version 2.5 xuất hiện như trong hình dưới đây sau khi đã kích hoạt chương trình.

Màn hình làm việc của chương trình Chemlab 2.5


b. Chương trình Macromedia Flash 8 để mô phỏng một số thí nghiệm hóa học
Macromedia Flash là các công cụ mà bạn có thể dùng để tạo ra các bản trình diễn
multimedia, các website hoặc CD-ROM tương tác và hấp dẫn. Flash vượt trội nhờ khả năng vẽ
và tạo hình vector. Tuy nhiên, phần mềm này còn có thể được dùng để thao tác hoặc hiển thị
các đồ họa bitmap, chỉnh sửa video hoặc thậm chí thao tác các tập tin âm thanh.
Thí nghiệm: Amoniac cháy trong khí oxi
Mô tả thí nghiệm: Khi đốt trong khí oxi, amoniac cháy với ngọn lửa màu vàng, tạo ra
khí nitơ và hơi nước: 4 NH  3O  2 N  6 H O
3 2
t0
2 2

19
Amoniac cháy trong khí oxi
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1.Kết luận
-Với việc nghiên cứu một số phần mềm soạn bài giảng điện tử, vẽ công thức và
mô phỏng thí nghiệm Hóa học THPT, tôi hi vọng sẽ góp phần tích cực vào việc bồi
dưỡng nhằm nâng cao năng lực khai thác và sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Hóa
học của HS, giáo viên.
- Các phần mềm đó thể được sử dụng để đào tạo giáo viên phổ thông, bồi dưỡng để
nâng cao khả năng khai thác và sử dụng thí nghiệm trong dạy học. Không loại trừ khả
năng, ở những trường còn thiếu thốn về trang thiết bị thí nghiệm, giáo viên có thể sử dụng
phần mềm điện tử này để dạy học ở trên lớp. Học sinh có thể sử dụng phần mềm mô
phỏng thí nghiệm làm tài liệu tự học.- Khi trình chiếu trong giờ dạy học trên lớp, HS hay
tò mò chú ý đến phim, hình ảnh, hiệu ứng mà ít chú ý đến nội dung của bài học và it ghi
chép những nội dung quan trọng của bài học.
2. Một số đề xuất:
Từ thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra một số đề xuất và kinh nghiệm trong việc ứng dụng
CNTT trong dạy học như sau:
a. Chuẩn bị bài giảng có ứng dụng CNTT
- Tùy theo điều kiện thực tế của trường, tùy theo nội dung của bài dạy, có thể lựa
chọn ứng dụng của tin học vào giảng dạy, không lạm dụng.
- Xem xét nội dung bài học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của CNTT. Chỉ
nên ứng dụng khi dạy các quá trình khó mô tả bằng lời, các đồ thị, phim, biểu đồ, hình
ảnh minh hoạ...
- Xây dựng các nguồn học liệu từ các website, các địa chỉ trên internet và bằng
cách scan các hình ảnh, sử dụng các đĩa CD, VCD,...
b. Một số vấn đề cần lưu ý khi lên lớp:
- Khó khăn của HS trong tiết học CNTT là việc ghi bài do đó GV nên ghi bảng như
những tiết dạy bình thường để HS có thể ghi chép được.
- Việc sử dụng kênh màu, kênh chữ phải hài hoà, hợp lý, rõ ràng.
- Do thời gian dành cho các thao tác thực hành của GV được rút ngắn nên cần lưu
ý tiến độ thực hiện bài dạy phải phù hợp với tốc độ thao tác của HS.
Trong khuôn khổ cho phép của bài tham luận tôi đã trình bày những phần còn ít gặp,
những phần mang tính chất chuyên biệt áp dụng cho Hóa học trong giảng dạy và nghiên
cứu. Rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý chân thành của quý thầy cô đồng nghiệp
để bài tham luận được hoàn thiện hơn.

20
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN
NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
Tác giả: Phạm Thị Ý Nguyện
Tổ: Ngữ văn
1. Sự cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nói, viết, góp phần
giáo dục tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh, hướng tới những tình
cảm tốt đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng.
Nhưng thực tế chất lượng môn Ngữ văn trong trường THPT Hòa Bình hiện nay chưa
cao, bộ môn Ngữ văn chưa thu hút sự yêu thích của các em học sinh. Không ít học sinh
vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương. Nhiều bài văn của học sinh mắc những sai sót
quá cơ bản như tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, viết sai tên tác giả, tác phẩm,
nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác, sai chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu, sai
kiến thức, suy diễn theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì mình đã viết, không biết
tổ chức các đoạn văn. Ngoài những yếu tố khách quan (xu hướng chọn nghề, năng lực
cảm thụ văn chương của học sinh), thì nguyên nhân phần lớn là do giáo viên dạy học
chưa có sức lôi cuốn học sinh do tình trạng dạy chay, học chay, phương pháp dạy học còn
cứng nhắc vì thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ
nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học... cho
giáo viên. Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy, học môn Ngữ văn trong nhà trường cần
thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá và trong đó
không thể thiếu việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
Khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính
phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn
thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin
rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
Công nhgệ thông tin trước hết giúp giáo viên Ngữ văn nâng cao hiểu biết, tri thức và
kỹ năng, năng lực và trình độ.
CNTT là một trong những phương tiện rất hữu hiệu đáp ứng nhu cầu tự bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, năng lực, trau dồi nghề nghiệp của người giáo viên, giúp người giáo
viên không bị lạc hậu trước sự phát triển của xã hội và khoa học công nghệ. Internet cung
cấp cả một kho tư liệu gần như vô tận về hình ảnh, biểu tượng, âm thanh, các videoclip
sinh động, phong phú.
CNTT góp phần làm cho bài dạy sinh động và cuốn hút hơn. Thiết kế giáo án bằng
phần mềm Powerpoint và tích hợp giảng dạy Ngữ văn với âm nhạc, phim ảnh, với băng
hình, tư liệu… sinh động làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng
hứng thú học tập. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên có nhiều thời gian để đặt các câu
hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học phát huy tính
tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng
say mê học tập và ý chí vươn lên của các em. Sử dụng các kĩ thuật tương tác đa phương
21
tiện theo các yêu cầu trực quan, sinh động, đa chiều, đa kênh, đa dạng, đa chức năng sẽ
kích thích được quá trình học tập, huy động những tiềm năng khác nhau của người học
trong hoạt động vất chất và hoạt động tâm lý.
Từ góc độ tâm lý học, chúng ta thấy con người tiếp nhận các thông tin nhờ vào năm
giác quan: Cảm giác, tri giác, thính giác, vị giác, khứu giác. Theo cách giảng dạy trước
đây chỉ có một giác quan duy nhất được huy động đó là thính giác. Truyền thụ kiến thức
chỉ thông qua lời nói, còn các giác quan khác chưa được sử dụng cho việc tiếp thu các bài
giảng, phần lớn tiềm năng học tập chưa được phát huy.
Người ta thống kê rằng: nếu chỉ có đọc thì người học chỉ nhớ được 10%, chỉ có nghe
thôi thì khả năng tiếp thu được 20%, cả nghe và nhìn tiếp thu được 50%, nếu được trình
bày thì khả năng nhớ có thể lên đến 70%. Đặc biệt, nếu được kết hợp cả nghe, đọc,
nghiên cứu, tự trình bày thì mức độ nhớ lên đến 90%.
Các kĩ năng nghe – nhìn – chia sẻ và thực hành được thực hiện đồng thời đã mang
lại kết quả giáo dục cao nhất. Chỉ riêng điều đó thôi cũng nói lên sự đòi hỏi phải áp dụng
các phương tiện nghe nhìn vào việc giảng bài.
1. Cơ sở lý luận
Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm
nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong
sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục – đào
tạo, CNTT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn.
Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế,
nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra
thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự
thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”.
Như vậy, CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi
mới phương pháp dạy học (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng
giáo dục. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT góp phần rất lớn trong việc đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa. Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đã được đề cập
đến tại điều 4 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động , tư duy sáng tạo của người học,
bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước
rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện
đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ
Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về
chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo (1993),
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã yêu cầu các cấp, các
ngành cần "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo
ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho

22
nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ
cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo".
Trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định,
phải “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh,...
Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ
“CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo
phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”.
Chỉ thị số 58-CT/TƯ của Bộ Chính Trị ngày 7/10/2001 đã chỉ rõ trọng tâm của
ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 81/2001/QĐTTg giao cho ngành Giáo dục
xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001 - 2005.
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai
đoạn 2008-2012. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá
trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chọn năm học 2008-2009 làm năm
học ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục
theo định hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Công nghệ thông tin sẽ mở ra triển vọng to
lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy - học cho học sinh.
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng
dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục –
Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì
“CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục,
trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về
phương pháp dạy và học”
Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Công văn Số: 6072/BGDĐT-CNTTV/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm
học 2013 – 2014 của Bộ giáo dục đào tạo “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường
phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT
vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn
23
và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục
Trung học năm học 2014-2015 của Bộ giáo dục đào tạo đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và
một trong năm nhiệm vụ trọng tâm đó là “...Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học. Tăng cường xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu
hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của
Bộ (tại địa chỉ http://giaoducphothong.edu.vn) của sở/phòng GDĐT và các trường học.
Chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia Diễn đàn trên mạng
(http://danhgia.truonghocao.edu.vn) về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh”.
Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mềm nói chung và phần mềm
giáo dục nói riêng đã giúp chúng ta có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học.
BGH Nhà trường rất quan tâm tới việc ứng dụng CNTT vào dạy học, mở ra hội thảo
chuyên đề và các buổi bồi dưỡng tin học cho giáo viên. Đầu tư máy tính kết nối internet ở
thư viện phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin của giáo viên.
2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn
trường THPT Hòa Bình
Tổ Ngữ văn có 10 thầy cô trong đó các thầy cô giáo đều biết sử dụng máy tính, và
phần mềm Microsoft PowerPoint, biết sử dụng các chương trình tìm kiếm trên trình duyệt
Internet Explorer để tìm kiếm thông tin cho bài giảng. Nhà trường có các thiết bị cần thiết
phục vụ cho việc ứng dụng CNTT. Nhìn chung qua các tiết dạy có ứng dụng CNTT của tổ
đều đạt hiệu quả cao, học sinh rất hứng thú.
Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Văn còn rất ít hầu như chỉ sử
dụng trong các tiết hội giảng, thực hiện chuyên đề, các tiết thanh tra. Một số giáo viên
cũng đã hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT vào việc học như tìm kiếm tranh ảnh, nhạc,
phim tư liệu, làm bài thuyết trình nhóm, tổ bằng PowerPoint trong các tiết chuyên đề, nộp
bài qua thư điện tử, nhưng việc này cũng không diễn ra được thường xuyên. Qua các tiết
dạy ứng dụng CNTT của tổ một số thầy cô gặp phải chục chặc về máy móc lại lúng túng
trong cách xử lý nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến tiết dạy.
Lí do là việc ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn còn gặp phải một số khó
khăn như:
Trình độ tin học chủ yếu là tự học cho nên quá trình soạn giảng gặp nhiều khó khăn. Soạn
giáo án điện tử đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu đầu tư nhiều thời gian và công sức, việc
sử dụng máy tính và một số phần mềm của một số thầy cô vẫn chưa được thành thạo.
Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, số lượng máy móc không nhiều, không có
phòng máy và cũng không có phòng chức năng cho bộ môn Văn. Mỗi khi muốn sử dụng
trên lớp thì phải mượn máy rồi lắp ráp tốn nhiều thời gian, các thiết bị không được lắp cố
định nên máy, đường dây điện chạy không được ổn định.
3. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn

24
Văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi cảm, Môn Ngữ văn ở
trường phổ thông bao gồm các phân môn tiếng Việt, Tập làm văn và Văn bản. Trong các
phân môn này không phải phân môn nào và không phải bài nào, phần nào của mỗi phân
môn cũng đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy được. Và đương nhiên
không phải bất cứ tiết nào, bài nào cũng biến thành bài giảng điện tử để trình chiếu được.
Muốn ứng dụng CNTT thật sự hiệu quả phải chọn các nội dung, các vấn đề phù hợp. Chỉ
nên sử dụng công nghệ thông tin khi thật cần thiết và sử dụng với tỷ lệ ít hơn so với các
dạng hoạt động và các phương tiện dạy học khác (như thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận
nhóm, phát vấn, nêu vấn đề …)
Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo
viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn
phải nâng cao khả năng sử dụng vi tính, thiết kế bài giảng điện tử và cập nhật thông tin
qua mạng. Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm hỗ trợ
cho việc soạn giáo án điện tử như PowerPoint, Adobe Presenter, sơ đồ tư duy Mind mads,
cắt ghép đổi đuôi phim, nhạc.
Giáo viên có thể tham khảo cách soạn giáo án điện tử trên một số trang web như:
http://edu.net.vn; http://bachkim.vn; http://www.violet.com...
Hướng dẫn cho học sinh truy cập các website về văn học để tìm kiếm tài liệu tham
khảo, tra cứu thông tin như: http://evan.com.vn; http://www.vienvanhoc.org.vn;
http://www.google.com.vn http://vhvn.com;http://ngonngu.net;http://www.e-cadao.com;
http://vnthuquan.net; http://www.vanchuongviet.org; http://phebinhvanhoc.com.vn;
http://www.thotre.com
Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử: Một số địa chỉ thông dụng để giáo viên và học sinh có
thể truy cập tìm sách và giáo trình phục vụ việc dạy - học môn Ngữ văn là:
http://www.thuvien.net (mạng thư viện Việt Nam); http://www.saharavn.com (siêu thị sách trực
tuyến lớn nhất Việt Nam);http://tulieu.edu.vn (website chia sẻ tư liệu dạy học với hơn 60.000 mục
tư liệu); http://www.thuvien-ebook.com; http://www.ebook.moet.gov.vn (Thư viện giáo trình điện
tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo), http://www.giaovien.net; http://www.hcmup.edu.vn (Khoa Ngữ
văn Trường ĐHSP TP HCM)
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể cho học sinh xem những trích đoạn phim,
các vở chèo, tuồng, nghe các bài thơ, bài hát phổ thơ do các nghệ sĩ nổi tiếng trình bày để
minh hoạ cho nội dung bài giảng.
Ngoài ra, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh tìm xem bộ phim chuyển thể từ các
tác phẩm văn học được giảng dạy trong nhà trường như: Tắt đèn, Chí Phèo, Số đỏ, Những
người khốn khổ, Chiến tranh và hoà bình, Sông Đông êm đềm, Hamlet, Ông già và biển
cả, Tam quốc diễn nghĩa...
Giảng dạy bằng bài giảng vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn bằng hình thức
vận dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế giáo án dạy học là hình thức vận dụng CNTT
dễ dàng nhất, khả thi nhất mà mang lại hiệu quả không nhỏ. Sau đây là một số biện pháp
đối với từng phân môn trong bộ môn Ngữ văn.
Với phân môn Đọc – Hiểu văn bản

25
Các bài Văn học dân gian: VHDG xuất hiện từ khi chữ viết chưa hình thành và cách
xa với thời đại chúng ta ngày nay nên việc sử dụng tư liệu, hình ảnh, phim nhạc minh họa
là cần thiết để học sinh dễ dàng hình dung ra cuộc sống sinh hoạt và văn hóa cộng đồng
ông cha ta ngày xưa.
Ví dụ dạy Sử thi Đăm Săn (đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây ). Sử dụng những
hình ảnh cộng đồng dân tộc Ê – Đê về trang phục, nhà sàn, nhà rông, hình ảnh các chàng
trai Ê- Đê tập võ, múa khiên, các cảnh lễ hội. Dạy đoạn ăn mừng chiến thắng sử dụng
đoạn phim về lễ hội cồng chiêng, cảnh uống rượu cần, tế lễ thần linh… Để học sinh dễ
hình dung ra và hiểu thêm cuộc sống sinh hoạt, nét văn hóa của cộng đồng người Ê – Đê
thời cổ đại, đồng thời giời thiệu được thêm cho học sinh về một di sản của Việt
Nam được UNESCO công nhận danh hiệu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại
đó là Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Bài khái quát một giai đoạn văn học: Có thể vận dụng CNTT sơ đồ hóa nội dung
kiến thức của bài học, khái quát về các đặc điểm chính, về tiến trình văn học, minh họa
tác giả, tác phẩm bằng hình ảnh, bằng các đoạn băng hình tư liệu về giai đoạn lịch sử lúc
bấy giờ… giúp tích hợp với phân môn Lịch sử
Bài khái quát một tác gia: giới thiệu chân dung, gia đình, quê hương, minh họa bằng
việc tóm tắt, ngâm, tranh, phim tư liệu về tác giả, phim minh họa tác phẩm tiêu biểu.
Các bài Văn học Trung đại: thường những tác phẩm thuộc VHTĐ có liên quan đến
các nhân vật lịch sử như: Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn
Trãi, Lê Lợi… sự kiện lịch sử: Hào khí Đông A, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, Trần
Quốc Tuấn phá tan quân Mông – Nguyên, Lê Lợi dẹp yên giặc Ngô…Cần thiết tích hợp
với môn lịch sử và sử dụng các tư liệu, hình ảnh lịch sử giúp học sinh có thể dễ dàng hòa
mình vào trong không khí lịch sử hào hùng của đất nước. (tư liệu qua trang
web http://www.vietsuca.org).
Ví dụ bài Phú sông Bạch Đằng cần bản đồ vị trí sông Bạch Đằng, hình ảnh, tư liệu
về Trương Hán Siêu, các hình ảnh, phim tư liệu về Trận thủy chiến Ngô Quyền phá tan
quân Nam Hán, Trần Quốc Tuấn phá tan quân Mông – Nguyên từ đó giáo dục cho học
sinh về niềm tự hào về truyền thống lịch sử giữ nước của dân tộc, nêu cao lòng yêu nước,
ý thức bảo vệ, xây dựng, giữ gìn đất nước.
Các bài văn học Việt Nam hiện đại: Việc vận dụng CNTT vào giảng dạy phần văn
học Việt Nam hiện đại là phần được cho là thuận lợi, bởi lẽ, nhiều tác phẩm văn học Việt
Nam hiện đại được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn THPT được chuyển thể
thành kịch bản phim, phổ nhạc, khúc ngâm… Ví dụ: Các tác phẩm Tây Tiến của Quang
Dũng, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, … Các
tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn của Nam Cao, Vợ
chồng A Phủ cùa Tô Hoài, những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, kịch Hồn
Chương ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ… đã được chuyển thể thành phim.
Ví dụ dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, giáo viên thêm một số tư liệu về
Hàn Mạc Tử, về xứ Huế, về Vĩ Dạ. Thay phần đọc toàn bộ bài thơ, giáo viên cho học sinh
nghe một đoạn bài hát đã được ca sĩ thể hiện để tạo được tâm thế tiếp nhận cho bài giảng.
Cảnh vườn thôn Vĩ trong nắng mai, đến cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, hình bóng
khách đường xa và chốn sương khói mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo để dẫn đến
cảm xúc nghiêng về mơ tưởng và hoài nghi.
26
Đối với phân môn Tiếng Việt: Dạy Tiếng Việt rất phù hợp để sử dụng CNTT nhất
là với các loại bài luyện tập. Mỗi bài gắn với một hiện tượng ngôn ngữ nổi bật trong một
văn bản mà học sinh được học trong phần văn học trong sách giáo khoa, đó là các bài
Thực hành một số phép tu từ (Ẩn dụ, hoán dụ, đối, điệp), Thực hành về thành ngữ, điển
cố, nghĩa của từ, nghĩa của câu, lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu…. Giáo viên sẽ
trình chiếu các ngữ liệu, hình ảnh, nội dung các bài tập, phần trả lời, các từ cần in đậm, in
nghiêng, điền từ, điền cụm từ, sơ đồ, bảng biểu, giờ học nhẹ nhàng, sinh động, tiết kiệm
thời gian, cho phép giáo viên tạo ra các trò chơi, câu hỏi tương tác để tăng cường nhiều
bài tập ngoài sách giáo khoa.
Ví dụ dạy bài Thực hành thành ngữ, điển cố giáo viên sử dụng một số hình ảnh liên
quan để tạo ra trò chơi Đuổi hình bắt chữ để học sinh tìm ra được những câu thành ngữ
sau đó cho các em giải thích ý nghĩa và đặt câu với các câu thành ngữ đó, sử dụng đến
bảng biểu để so sánh giữa câu có sử dụng thành ngữ, điển cố với câu nói thông thường
sau đó giáo viên đặt câu hỏi để học sinh phát hiện ra đặc trưng của thành ngữ, điển cố.
Như vậy các em sẽ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn. Sau hi thực hành xong để củng cố lại
kiến thức giáo viên sẽ sử dụng sơ đồ tư duy thay cho kết bài.
Đối với phân môn Tập làm văn: Những tiết luyện tập, tổng kết kiến thức thay bằng
sử dụng bảng thì việc hỗ trợ CNTT sẽ rất hiệu quả.
Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy có ứng dụng CNTT
Chuẩn bị và kiểm tra trước giờ dạy, phải lường trước mọi tình huống có thể xảy ra
với máy móc: sự tương thích giữa máy cá nhân và máy trường, sự tương thích giữa máy
vi tính và máy chiếu, ổ cắm, dây điện, phải kiểm tra trước các hiệu ứng của các Slide.
Muốn sao chép sang máy khác thì cần đóng gói bài giảng để không bị lỗi về liên kết.
Nên sử dụng cả bảng đen trong giờ dạy để ghi những nét chính về bài học, phải lưu
ý đến mối quan hệ mật thiết giữa nội dung trình chiếu với giáo án văn bản.
Bài giảng điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi
tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội
dung nào là phần diễn giải của giáo viên
Cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương
pháp dạy học, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng công nghệ thông tin,
xem công nghệ thông tin là độc tôn, là duy nhất. Việc giảng dạy giáo án điện tử cũng là
con dao hai lưỡi, nếu lạm dụng quá học sinh sẽ bị cuốn hút vào âm thanh, hình ảnh mà
quên nội dung của bài, không phát huy óc quan sát và trí tưởng tượng, thiếu sự tư duy để
cảm nhận vẻ đẹp, cái hay, cái tình, cái hồn của văn chương.
Giảng dạy bằng CNTT phải thật sự ăn khớp giữa lời giảng của giáo viên và nội dung
trình chiếu trên các Slide, tránh tình trạng lời giáo viên một đằng, nội dung bài chạy ra
một nẻo.
Nên soạn thảo bài trình chiếu của mình trên bảng mã Unicode, phông chữ Times
New Roman, vì đây là bảng mã thông dụng. Chọn nền và chữ phải tương phản với nhau
(nền màu tối, chữ màu sáng và ngược lại) Không nên chèn quá nhiều hình ảnh hoặc đưa
quá nhiều chữ (đơn vị kiến thức) vào cùng một Slide.
27
Không sử dụng quá nhiều hiệu ứng khác nhau. Cỡ chữ thường từ 24 trở nên, phối
hợp nhiều nhất là ba màu chữ để làm rõ các nội dung trọng tâm khác nhau. Sử dụng các
khung, nền thống nhất trong toàn bộ các Slide.Mỗi bài trình chiếu cho một tiết dạy 45
phút thì không nên quá 20 slide (trang).
4. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
GV phải sáng suốt trong lựa chọn những nội dung, lựa chọn những bài dạy, lựa chọn
cách trình chiếu sao đạt kết quả mình mong muốn.Ứng dụng công nghệ thông tin trong
đổi mới phương pháp dạy và học là một định hướng đúng đắn và rất cần thiết. Nhưng nó
không phải là một phương pháp mới mà chỉ là sự hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy - học.
Một giờ văn hay không thể thiế những lời bình giảng đầy cảm xúc của giáo viên.
5.2. Đề xuất - Kiến nghị
Đối với tổ Ngữ văn
Mỗi giáo viên trong tổ tự nâng cao trình độ CNTT của bản thân qua việc học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT về các bài dạy, các tài liệu liên quan.
Xây dựng kho tài liệu của riêng tổ, các thành viên trong tổ có hoặc sưu tầm được những
tranh ảnh, tư liệu gì thì đóng góp vào đó. Lưu trữ thành từng file dữ liệu để các thành viên dễ dàng
tìm kiếm khi sử dụng và bổ sung khi tìm khiếm thêm được những tư liệu mới.
Đối với nhà trường
Cần có sự đầu tư trang thiết bị, máy móc, phòng máy đồng bộ hơn.
Nên xây dựng cho tổ phòng học bộ môn ở đó trang bị một máy tính, một đèn chiếu,
bộ loa, bút điều khiển trình chiếu để giáo viên chủ động thực hiện thường xuyên. Máy
tính có nối mạng và cài đặt đầy đủ các phần mềm có liên quan.
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng soạn giảng bài giảng, sử dụng các phần
mềm điện tử phục vụ trong giảng dạy cho giáo viên.
Mở ra nhiều buổi hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT để giáo viên có dịp thể hiện,
chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.
Đối với ngành
Có kế hoạch nâng dần đầu tư kinh phí để các trường có kinh phí nâng cấp máy móc,
hoàn thiện thiết bị theo hướng hiện đại hóa.
Cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học.
Trang bị cho các trường phần mềm dạy học tương tác Inspire (bảng thông minh) và
tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm này.
Tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E – Learning.
Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin” hay hội thi
giáo viên giỏi phải là giáo viên biết soạn giảng bài giảng điện tử.

28
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
Bùi Thị Thu
Tổ Ngữ Văn- THPT Hòa Bình

1. Sự cần thiết ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn ngữ Văn
Ngữ văn là môn học với số lượng tiết được phân phối khá nhiều. Dạy Văn ngoài
việc bồi dưỡng năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ, thẩm mỹ, phát triển tư duy… còn
phải giúp cho các em tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề từ văn học đến cuộc sống điều
này làm cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách suốt đời. Thế nhưng các em học sinh
phổ thông hiện nay thường có tâm lí chán học môn văn. Trong dạy học Ngữ Văn theo xu
thế hiện đại “xem HS là bạn đọc sáng tạo”. Điều đó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy
Ngữ văn phải thật sự sáng tạo trong mỗi giờ lên lớp.
Ở thế kỉ 21 này CNTT phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống.
Việc áp dụng CNTT vào đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa là phù hợp với xu thế
mới của thời đại bởi CNTT góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi
mới phương pháp. Có thể nói, vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn nói riêng và dạy học
nói chung ít nhiều tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp, kĩ thuật.
Vì vậy “Cần thiết phải nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bộ môn
Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”.(TS. Đỗ Ngọc Thống).
Ứng dụng CNTT giúp tăng cường kênh tiếng và kênh hình – tăng tính trực quan,
góp phần rất tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Mang lại Sắc thái
mới cho bài giảng theo cách nói của bộ GDTĐ - Những năm gần đây, dạy học bằng
CNTT đang ngày càng phổ biến trong các cấp học. Phải khẳng định rằng dạy học bằng
CNTT góp phần đa dạng hóa các hình thức dạy học, hỗ trợ tích cực cho người thầy ở rất
nhiều phương diện. Kiến thức bài học nhờ thế mà được đưa vào nhiều hơn, người thầy sẽ
cảm thấy nhẹ nhàng hơn so với cách dạy thông thường, bài giảng có nhiều minh họa. Ứng
dụng CNTT sẽ đem lại sắc thái mới cho nhiều môn học trong đó có môn Văn.
2.Cơ sở lí luận
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW
của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ
sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào
tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và
đào tạo. Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối
mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường.
Trong Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay
đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới
một xã hội học tập”. CNTT mở ra triển vọng lớn trong việc đổi mới các phương pháp và
hình thức dạy học.

29
Công văn số 4099/ BGĐT ban hành ngày 5/8/2014 nêu rõ nhiệm vụ năm học 2014-
2015 “ Tiếp tục đổi mới PPDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.... Đẩy mạnh ứng
dụng CNTT và truyền thông trong day và học”.
Xét ở góc tâm lí học, các nhà tâm lí đã mô phỏng kết quả khảo sát khả năng tiếp
nhận, lưu trữ thông tin của con người phụ thuộc vào các cơ quan: nếu chỉ nghe lưu trữ
được 20% thông tin, nếu chỉ nhìn lưu trữ được 30%, vừa nghe vừa nhìn lưu trữ 50%,
nghe nhìn kết hợp thảo luận lưu trữ 70%, nghe nhìn kết hợp thảo luận và làm việc lưu trữ
90%. Như vậy vận dụng CNTT trong dạy học cũng có tác động tích cực dến khả năng
tiếp nhận kiến thức của HS.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy
học trường THPT Hòa Bình đã xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT.
3. Thực trạng
Nhà trường đã đầu tư một số trang thiết bị để đưa ứng dụng Công nghệ thông tin
vào dạy và học, phong trào ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường nói chung và tổ
Văn nói riêng cũng được thực hiện đều đặn trong những tiết thao giảng.
Trường có trang bị máy vi tính ở phòng thư viện và nối mạng Internet nhằm phục
vụ GV của trường trong việc tìm kiếm tài liệu cho công tác giảng dạy.
Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong bộ môn văn còn những tồn tại như sau:
Giáo viên chỉ quen cách dạy bảng đen phấn trắng còn kiến thức cơ bản về CNTT
nói chung, phần mềm PowerPoint nói riêng đối với GV tổ Văn tuy không mới mẻ nhưng
vận dụng vào trong dạy học còn chưa thường xuyên. Một số ngại mất nhiều thời gian,
một số chưa thực sự thành thạo các phương tiện kỹ thuật để có một bài giảng hay, hấp dẫn
bằng sôi động trên màn chiếu.
Thực tế còn duy trì phương pháp dạy học cũ ít đổi mới, tình trạng dạy chay, dạy
học đọc chép… còn khá phổ biến. Ứng dụng CNTT vào trong giờ học thường chỉ thấy
trong các tiết thao giảng mà thôi.
Mặt khác có GV chưa biết khai thác thông tin từ Internet để tìm kiếm tư liệu, hình
ảnh …phục vụ cho bài học.
Trước thực trạng đó thiết nghĩ triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy là
việc làm cần thiết bởi một mặt giúp GV nâng cao trình độ tin học, rút ra được kinh nghiệm
trong khâu ứng dụng, mặt khác tạo điều kiện cho đồng nghiệp được học hỏi lẫn nhau.
4. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ Văn
a. Ứng dụng CNTT phần mềm Powrppoint
Phần mềm CNTT này được giáo viên Ngữ văn sử dụng phổ biến nhất hiện nay là
phần mềm Powerpoint. Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác dụng
tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học, mỗi slide
được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống nhỏ trong hệ thống các nội dung mà bài
học cần. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn hiệu ứng, đưa các tư liệu (phim, ảnh, nhạc,
bài đọc, tác phẩm, ngâm thơ …) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn hơn.

30
Powerpoint cho phép nhập các dữ liệu, các file dữ liệu multimedia( hình ảnh, màu
sắc, âm thanh, phim hoạt hình...) sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp các thứ tự, căn
chỉnh hình ảnh, tạo hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người
dung, giúp bài giảng trở nên sinh động, thu hút được sự chú ý của học sinh cũng là để
học sinh phát huy tính độc lập, sáng tạo, tích cực học tập ...
PowerPoint sử dụng linh hoạt nên fon chữ, kiểu chữ trong các sản phẩm đều đẹp,
dễ nhìn và ổn định trên mọi máy tính.
Khi soạn thảo xong bài giảng trên powerpoint giáo viên có thể xuất bài giảng ra
thành thư mục chứa file thành một sản phẩm chạy độc lập có thể copy vào đĩa mềm hoặc
USB hay đĩa CD để chạy trên các máy tính khác thông thường qua chương trình
PowerPoint.
VD:
Soạn PowerPoint dùng để kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức sau tiết học đó là
các bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: Một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, câu hỏi
ghép đôi, chọn đúng/sai; bài tập ô chữ - HS phải trả lời lần lượt các ô chữ hàng ngang để
tìm ra ô chữ hàng dọc; Bài tập điền khuyết hoặc bài tập ẩn / hiện...
Phần mềm này giúp thể hiện sơ đồ tư duy khái quát lại kiến thức ở phần cuối bài
học như trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
hết thế kỉ XX có thể vận dụng CNTT sơ đồ hóa nội dung kiến thức của bài học, khái quát
về các đặc điểm chính, về tiến trình văn học, minh họa tác giả, tác phẩm bằng hình ảnh,
bằng các đoạn băng hình…
Bài khái quát một tác gia Nguyễn Trãi có thể ứng dụng CNTT kiểm tra bài cũ
bằng đưa ra những hình ảnh liên quan đến nội dung bài học mà các em được học – hình
ảnh suối, đá rêu, rừng thông, rừng trúc điều này gợi HS nhớ đến bài Côn Sơn ca, như vậy
vừa kiểm tra bài cũ vừa giới được bài mới, sau đó giới thiệu chân dung, gia đình, quê
hương, minh họa bằng tranh, ảnh, minh họa tác phẩm tiêu biểu…
Trong bài Tôi Yêu Em của Puskin có thể giới thiệu bài bằng cắt một nhạc Nga, một
đoạn phim ngắn Lí do cho một Tình Yêu nhẳm dẫn dắt HS đến với đề tài tình yêu trong
bài thơ. Sau đó trình chiếu chân dung Puskin, Chân người tình của nhà thơ trong bài Tôi
yêu Em , minh họa các sáng tác tiêu biểu, minh họa bài thơ viết bằng tiếng Nga…
Khi dạy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ứng dụng CNTT chiếu chọn một số đoạn tả
cảnh Tây Bắc, một số chi tiết về tập quán ở vùng cao của người Mèo trong phim Vợ
chồng A Phủ. Đưa các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim vào bài dạy bằng kỹ
thuật vi tính.
Với Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sưu tầm một
số hình ảnh sông Hương từ rất nhiều góc độ: Từ trên máy bay nhìn xuống từ trên bản đồ
địa hình, HS sẽ cảm nhận ra những đường cong rất mềm như một tiếng vâng không nói
của tình yêu, sẽ nhận thấy dòng sông sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Như thế là bước
đầu HS cảm nhận được về chất thơ của Huế, về bề dày của một nền văn hóa Huế.

31
Dạy bài Người lái đò sông Đà sưu tầm một số hình ảnh: những thác nước, những
hút nước, bãi đá sông Đà… những hình ảnh này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau
điều này giúp HS nhớ kiến thức rất nhanh. Sau tiết học, giáo viên cho một bài tập nhanh
tái hiện kiến thức, một điều bất ngờ, những học sinh có năng lực học yếu kém không còn
bỏ giấy trắng.
Khi sử dụng phần mềm này GV cần lưu ý:
- Trước giờ dạy GV phải chuẩn bị tâm lí lường trước sự cố có thể xảy ra như: sự
tương thích giữa máy GV và máy trường, sự tương thích giữa máy vi tính và Projector…
- Font chữ, cỡ chữ, màu sắc, hiệu ứng, hình ảnh.... phù hợp.
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích, các hình ảnh hay sự mô phỏng
cần sát chủ đề, trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ. Cần kết hợp bảng và
sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả cao.
- Việc ứng dụng CNTT nên linh hoạt sáng tạo không nên lạm dụng bởi nó có thể
biến tiết học thành giờ “chiếu chép”, “nhìn chép”.
- Việc sử dụng băng hình minh hoạ cho nội dung tác phẩm bằng kịch bản phim nếu
không khéo cũng sẽ làm mất khả năng hình dung, tưởng tượng về nhân vật văn học của HS.
b. Khám phá trên mạng
Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập và xử lý
thông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong
lao động nghề nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy
học ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc HS truy cập thông tin một cách tự do
trên mạng internet trong dạy học có những nhược điểm:
Việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn; dễ bị chệch hướng
khỏi bản thân đề tài; nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính
xác, có thể dẫn đến “nhiễu thông tin”; chi phí thời gian quá lớn cho việc đánh giá và xử lý
những thông tin; việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể thiếu sự
đánh giá, phê phán của người học.
Phương pháp Webquest – khám phá trên mạng phần nào khắc phục được hạn chế
của việc học qua mạng.
WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm
một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ
bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ
trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS
trình bày và đánh giá.
Cách thực hiện: GV chọn chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội
dung được xác định trong chương trình dạy học, sau đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm
GV đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn.
HS tìm kiếm những thông tin, và xử lý để trả lời các câu hỏi riêng và chứng tỏ
rằng họ hiểu những thông tin đó, giúp HS học tập tích cực hơn, tăng sự tương tác giữa các

32
thành viên trong nhóm. Kết quả tìm kiếm thông tin sẽ được trình bày theo cách đa phương
tiện ví dụ bằng chương trình PowerPoint hoặc thông qua các báo cáo, các bài viết ngắn...
VD:
Khi dạy bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12- 2003 của
Cô-phi an-nan( 2 tiết), GV chia lớp làm 3 nhóm và yêu cầu HS tìm hiểu các nội dung
trước ở nhà.
1. Tìm hiểu chung về căn bệnh HIV/ AIDS( thời điểm phát hiện, cơ chế lây bệnh, vì
sao coi đây là đại dịch, là hiểm họa nguy hiểm nhất thế giới, cách phòng chống)?.
2. Tìm hiểu về tình hình phát triển của căn bệnh HIV/ AIDS ( số người bị nhiễm, số
ca tử vong hàng năm, tình hình của căn bệnh HIV/ AIDS trong quí I/ 2014, sưu
tầm những hình ảnh về những người mắc bệnh này)?.
3. Tìm hiểu biện pháp, hành động tích cực của xã hội lẫn của địa phương nhằm đẩy
lùi đại dịch HIV/AIDS? Bạn có tán thành với thái độ kì thị, xa lánh với người bị
mắc HIV/ AIDS?.
GV giới thiệu cho HS tham khảo, tra cứu trên một số trang web tin cậy như:
- http://hiv.com.vn
- http://vaac.org.vn (trang của cục phòng chống HIV/AIDS thuộc bộ y tế).
- http://hoilhpn.org.vn ( trang của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam).
- http://tiengchuong.vn ( trang của UB phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn XH).
Sau khi tìm kiếm và thu thập các thông tin về nội dung chủ đề của nhóm, HS trình
bày thu hoạch của nhóm bẳng chương trình Powerpoint hoặc thông qua các báo cáo, bài
viết ngắn có kèm theo một số tranh ảnh…Trên lớp mỗi nhóm trình 7 phút. GV nhận xét.
Việc tìm hiểu trước các thông tin trên Internet trước ở nhà giúp HS nhận thức được
mối nguy hiếm của căn bệnh thế kỉ này để từ đó các em hiểu sâu sắc thêm giá trị của
thông điệp mà tác giả Cô- phi an- nan gửi tới cho nhân dân thế giới.
Với bài Sóng của Xuân Quỳnh (2 tiết), GV yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà
theo từng nhóm với các nội dung cụ thể sau (3 nhóm):
1.Tìm hiểu về con người, cuộc đời, phong cách sáng tác, của nhà thơ Xuân Quỳnh,
sưu tầm hình ảnh chân dung Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ, một số tập thơ tiêu biểu, băng
hình bài hát Thuyền và Biển hoặc Thư tình cuối mùa Thu ( Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc).
2. Những bài viết, bài phê bình đánh giá của các nhà nghiên cứu văn học về bài thơ Sóng.
3. Sưu tầm bài thơ khác của tác giả Việt Nam viết về tình yêu trong đó cũng có
hình tượng sóng - biển, sưu tầm các bài thơ khác viết về tình yêu của Xuân Quỳnh ( chỉ
ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các bài thơ sưu tầm với bài Sóng).
GV giới thiệu cho HS một số công cụ tìm kiếm tài liệu như:
- http:// google.com
- http:// Wikipedia.org.vn ( chọn lĩnh vực Văn học).
- http:// vnthuquan.net.
- http:// hoctotnguvan.com.
- http:// idoc.vn

33
- http:// tailieu.vn
HS dựa vào trang web này tìm kiếm thu thập tư liệu, sắp xếp thông tin theo folder.
Sau đó biên tập lại thành nội dung hoàn chỉnh theo chủ đề được giao, trình bày nội dung
trên Powerpoint, lưu vào USB hoặc CD.... Trong quá trình thực hiện HS có thể trao đổi
với GV. Trên lớp mỗi nhóm trình bày 7 phút. GV nhận xét, bổ sung.
5. Kết luận
Như vậy không có PPDH nào là tối ưu, không phải cứ vận dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy đã là đổi mới PPDH, thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm
của GV. Vận dụng CNTT là một hướng đi trong xu thế đổi mới hiện nay mà GV nên vận
dụng, tuy không hoàn toàn bắt buộc song ứng dụng CNTT chính nó sẽ làm mỗi giờ lên
lớp của chúng ta phong phú hơn bởi chúng ta đang làm mới chính mình.
Đổi mới PPDH Ngữ văn trong đó có vận dụng CNTT là một quá trình đòi hỏi người GV
đổi mới từ từ, từng bước, không nóng vội mà thay đổi hoàn toàn, đổi mới trong sự kết
hợp cả PPDH truyền thống và PPDH hiện đại.
Kiến nghị nhà trường tạo điều kiện cho tổ Văn có phòng chức năng riêng trong đó
có đủ trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

34
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
Họ và tên: ĐÀO THỊ MAI PHƯƠNG
Tổ Toán – Trường THPT Hòa Bình
1. Sự cần thiết ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học của bộ môn Toán
CNTT là một phần phương tiện giúp chúng ta hòa nhập với thế giới trong mọi lĩnh
vực. Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo, đặc biệt trong công tác giảng dạy, CNTT có tác
dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá.
Nhờ đó giúp học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, chất
lượng kiểm tra và đánh giá từ đó được nâng cao.
Định hướng đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) môn Toán hiện nay là tích cực
hóa hoạt động học tập nhằm hình thành cho Học sinh (HS) tư duy tích cực, độc lập, sáng
tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Đặc trưng của Toán học là trừu
tượng hoá cao độ và có tính lôgic chặt chẽ, trong dạy học Toán ngoài suy diễn lôgic phải
chú trọng nguyên tắc trực quan quy nạp, trực giác Toán học. Với sự tham gia của CNTT,
môi trường dạy học thay đổi, có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học
và tác động tới đổi mới PPDH môn Toán. Như hỗ trợ HS tìm hiểu sâu nội dung kiến thức;
rèn luyện kỹ năng, củng cố ôn tập kiến thức cũ; rèn luyện, phát triển tư duy toán học; đổi
mới phương pháp và hình thức dạy học môn Toán. Thay đổi vai trò của Giáo viên (GV)
thành người tổ chức, điều khiển, tác động lên HS; thực hiện phân hoá cao trong quá trình
dạy học Toán; hỗ trợ khả năng đi sâu vào các phương pháp học tập, phương pháp thực
nghiệm Toán học; kiểm soát và đánh giá quá trình học tập của HS kịp thời; góp phần hình
thành phẩm chất, đạo đức, tác phong hiện đại cho HS.
2. Cơ sở lý luận
2. 1. Khái niệm
Ứng dụng CNTT là áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất để từng bước giảm khó
khăn, kém hiệu quả; nâng dần năng suất và chất lượng.
Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng những thành tựu của CNTT một
cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Như vậy, ứng dụng CNTT
trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào
các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT
phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên quan đến
công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng;
lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tập … Và cao hơn, với E-
Learning, hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Trên lớp, ở nhà,
ngay tại góc học tập của mình HS vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được
hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình …
2.2. Một số ứng dụng CNTT trong dạy học
Ứng dụng trong soạn thảo giáo án
Một trong những ứng dụng của CNTT trong dạy học là soạn thảo giáo án bằng MS
Office hay Open Office. Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên còn có một số phần
mềm hổ trợ. Với môn Toán có các phần mềm hỗ trợ như: MathType, Latex, GeoPlan,
GeoSpace, Cabri, …
35
Soạn thảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo
viên thường dùng là MS PowerPoint, Latex.
Ứng dụng trong thực hiện bài giảng
Một trong các yếu tố để đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học là phương
tiện dạy học qua việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector,
smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web, …
Ứng dụng trong lưu trữ, khai thác, trao đổi, … tài liệu
3. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán trường THPT Hòa Bình
3. 1. Thuận lợi
Trong vài năm trở lại đây, nhìn chung CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong
việc dạy học Toán ở các trường THPT. Rất nhiều GV đã biết sử dụng phần mềm
Microsoft PowerPoint, MathType, Latex, GeoPlan, GeoSpace, Cabri, … để thiết kế bài
giảng điện tử, trình bày đề cương bài giảng gọn đẹp sinh động và thuận tiện. Vì vậy người
dạy tiết kiệm được thời gian và có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học, và do đó ngày
càng được nâng cao.Với sự hỗ trợ của CNTT trong một thời gian ngắn của tiết học, GV
có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú, và sinh động. Một
hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình ảnh mô phỏng
thực tế một cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự quan tâm, hứng thú học tập của HS.
Nhà trường trang bị các dụng cụ, thiết bị, tài liệu phục vụ cho GV, HS nghiên cứu,
ứng dụng CNTT. Tạo điều kiện cho GV sử dụng các thiết bị thực hiện những tiết dạy có
ứng dụng CNTT.
GV, HS thường xuyên tham khảo, tìm hiểu, thực hành các ứng dụng mới, áp dụng
vào bài dạy.
3. 2. Khó khăn
GV mất nhiều thời gian để chuẩn bị giáo án. Quá trình tìm kiếm nguồn tư liệu
hướng dẫn sử dụng, thực hành phần mềm mới tốn thời gian hơn soạn một giáo án thông
thường nên một số GV còn ngại ứng dụng.
Khi trình chiếu trong giờ dạy học trên lớp, HS hay tò mò chú ý đến hình ảnh, hiệu ứng
mà ít chú ý đến nội dung của bài học, ít ghi chép những nội dung quan trọng của bài học.
Hiệu quả của một số tiết dạy chưa cao và không nổi bật so với các PP khác.
Cơ sở vật chất còn hạn chế, nên không thường xuyên thực hiện được những tiết
dạy có ứng dụng CNTT.
4. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn Toán:
Sử dụng phần mềm dạy học Toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho
hiệu quả cao. Phần mềm mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm, sự
biến thiên của đồ thị hàm số, ... để cho người học có thể quan sát được “điều” mà các
phương tiện khác khó có thể thực hiện được.
Đối với HS chưa khá giỏi toán, các bài toán hình học còn trừu tượng, khó hiểu. Vì
vậy, học hình học với sự trợ giúp của hình ảnh trực quan được mô phỏng trên phần mềm
là cách học rất tốt.

36
Với HS giỏi toán, thấy hứng thú học tập, giúp sáng tạo những bài toán hay, phát
huy được tính tích cực chủ động trong học toán, góp phần phát triển trí tuệ, bồi dưỡng
năng lực tư duy sáng tạo cho HS.
Môn Toán cần chú trọng các phần mềm mô phỏng, minh họa các chuyển động hình
học, giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tùy chọn, theo các
mức độ tùy theo năng lực của từng HS. Các phần mềm như: GeoPlan, GeoSpace, Cabri,
Mindmap (vẽ bản đồ tư duy), ... hỗ trợ hiệu quả dạy học môn Toán. Giúp HS có thể tự
học, tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức mới, thiết kế những bài toán hay, bài toán vui phát
huy tính sáng tạo của HS. Các phần mềm này cho một bộ công cụ tương tự như “thước
kẻ, compa” để người sử dụng có thể thao tác trên chúng tạo ra các hình hình học và các
hiệu ứng chuyển động ...
4. 1. Ứng dụng phần mềm Cabri vẽ đồ thị hàm số bậc hai (Đại số 10):
Vẽ đồ thị hàm số y = 3x2 – 2x – 1.

4. 2. Ứng dụng phần mềm Geoplan tìm ảnh của hình qua phép dời hình và
phép đồng dạng (Hình học 11):
Tìm ảnh của đường thẳng AB qua phép dời hình được thực hiện liên tiếp bởi phép
r r Q
tịnh tiến theo v, v = (-1; 4) và phép quay (O ; p ) . Viết phương trình ảnh của đường thẳng
2
AB, biết phương trình đường thẳng AB: x – 3y + 5 = 0.

4. 3. Ứng dụng phần mềm Geospace vẽ hình không gian (Hình học 11, 12):

37
Hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình chữ nhật Hình lăng trụ
4. 4. Bài tập ngoại khóa:
Thu thập các hình ảnh thực tế có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu, các khối đa
diện (hình học 12), …
Sử dụng trò chơi toán học trên mạng Internet là hình thức học mà chơi, vừa góp
phần cho các em được làm quen với máy tính, khai thác hiệu quả mạng Internet.
Tìm hiểu về hình học Fractal và bông tuyết Vônkốc khi học về phép biến hình
(hình học 11), …
5. Kết luận và kiến nghị:
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, mang
lại hiệu quả cao là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở
vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát
triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của
các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học
hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể dựa hoàn toàn vào CNTT, có những bài học có
thể ứng dụng CNTT, nhưng cũng có những bài phải sử dụng phương pháp khác hoặc phải
kết hợp nhiều phương pháp để có được một bài dạy hiệu quả nhất. Ứng dụng CNTT vào
dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng là một việc làm cần thiết, nó không còn là
chuyện của từng cá nhân mỗi GV mà là trách nhiệm và là biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động dạy và học ở các bậc học.
Vấn đề đặt ra là cần có cái nhìn và định hướng đúng đắn trong việc sử dụng CNTT
trong dạy học Toán. Nên ứng dụng CNTT ở những thời điểm nào, bài học nào, mức độ
nào, … để khai thác hết khả năng tiềm ẩn của nó mà không hạn chế việc phát triển tư duy
của HS, bởi Toán học có tính chất trừu tượng cao độ và tính lôgic. Điều đó đòi hỏi người
GV phải có tâm huyết với nghề, thường xuyên tìm hiểu và thực hành các phần mềm ứng
dụng mới, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nắm vững những yêu cầu, kĩ năng về
CNTT, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Toán,… và người GV vẫn luôn giữ vai trò
chủ đạo trong sự thành công của tiết học.
Nhà trường, tổ bộ môn thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn GV sử dụng các
phần mềm ứng dụng mới.
GV phải thường xuyên cập nhật, trao đổi, sử dụng, thực hành các ứng dụng, áp
dụng thích hợp cho từng bài.

38
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử trường phổ thông
GV. Nguyễn Hồng Thư
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất
lượng dạy học. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyển từ hình thức giáo viên dạy học chủ
động sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đó là một trong những mục tiêu quan
trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta, để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa và quá trình hội nhập hiện nay.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất,
tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, một trong số các
giải pháp quan trọng là từng bước đổi mới nhận thức của giáo viên, tính chủ động của
giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành khâu đột phá. Trong tình
hình thực tế của giáo viên dạy lịch sử trường PTTH Hòa Bình thực hiện đề tài ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhằm
chuẩn bị những kiến thức cần thiết, thực hiện yêu cầu của ngành giáo dục nói chung và
của trường sở tại nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài nhằm mục đích trao đổi về vai trò của ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học với đồng nghiệp, trao đổi về kiến thức cơ bản trong đổi mới PP dạy
học lịch sử. Thực hiện đề tài nhằm rút ra cho bản thân những kinh nghiệm qua thực tế
giảng dạy của tổ bộ môn. Đồng thời giới thiệu cho đồng nghiệp những kinh nghiệm vận
dụng trong quá trình công tác giảng dạy, thực hiện đổi mới PP dạy học. Góp phần khắc
phục những khó khăn cho một số giáo viên khi sử dụng giáo án điện tử…
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ htông tin thông tin trong dạy học
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW
của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục
vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục
là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo
dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục
Thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg. Chỉ thị 29/CT của Chính phủ về việc đưa
CNTT vào nhà trường theo đó chỉ thị yêu cầu “ứng dụng và phát triển CNTT trong
giáo dục và đào tạo trong nhà trường sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy học tập và quản lý giáo dục,
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các cấp học, bậc học theo hướng sử dụng CNTT
như là một công cụ hổ trợ đắc lực nhất trong công tác giảng dạy đổi mới phương pháp
giảng dạy ở tất cả các phương pháp giảng dạy”. trong nhiệm vụ năm học từ năm 2005
đến nay bộ trưởng bộ giáo dục cũng đều nhấn mạnh và yêu cầu nhanh chóng ứng dụng
công nghệ thông tin.
39
Hướng dẫn nhiệm vụ năm học số 6072/BGDĐT năm học 2013-2014, số 4099/BGDĐT
năm học 2014-2015 bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CNTT
trong đó yêu cầu “đẩy manh ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp
dạy học và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học
tin học… Triển khai việc lồng ghép, tích hợp nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua
các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ tăng cường khả
năng tự học, tự tìm tòi của người học”.
Như vậy, Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong quá trình dạy học vì những lí do sau:
Thứ nhất, nó phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong hệ thống giáo dục của phương
Tây, công nghệ thông tin chính thức được đưa vào chương trình học phổ thông. Người
ta nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về công nghệ thông tin đã có ích cho tất cả các
môn học khác nhau. Do đó, việc ứng dụng nó vào dạy học ở trường phổ thông Việt Nam
là phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.
Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm
2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước phát triển giáo dục dựa trên
công nghệ thông tin…công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn
trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học,
thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học. Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng xác định con đường phát triển cho giáo dục Việt Nam là “dựa trên công nghệ
thông tin” và nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc “cách mạng về phương pháp dạy và
học” – nghĩa là thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định “cấm sử dụng
phương pháp đọc chép” trong trường phổ thông càng làm cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, giáo viên không nên quá lạm
dụng máy chiếu để thay cho tấm bảng đen, không nên biến đọc chép thành “chiếu-
chép”. Thời gian qua, nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa “ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học” với giáo án điện tử. Do đó, khi soạn một bài giảng
bằng Powerpoint, giáo viên đưa tất cả những công việc của mình (ổn định lớp, kiểm tra
bài cũ, câu hỏi kiểm tra bài cũ, dặn dò…) và toàn bộ nội dung bài giảng lên các Slides
để “chiếu cho học sinh chép”. Theo chúng tôi, đây là một quan niệm chưa thật sự chuẩn
xác vì công nghệ thông tin không phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá
trình giảng dạy và giúp giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau
về một sự vật, hiện tượng như: kênh chữ, kênh hình, phim tư liệu…để cho học sinh tự
tìm ra tri thức cho mình. Từ đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong học tập.
Thứ ba, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các
phần mềm dạy học như Activestudio, Powerpoint…sẽ giúp giáo viên tạo bài giảng phù
hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc
biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo
viên – học sinh và ngược lại. Điều này phù hợp với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào
40
tạo vì “học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển
thông tin; dạylà quá trình phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một
cách có hiệu quả” . Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận
thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình.
Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai
thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên rút ngắn thời
gian giảng dạy, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để
kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái
niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những
hình ảnh trực quan (hình tư liệu, bản đồ, những đoạn phim tư liệu …)
Như vậy, ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một nhu cầu cấp
thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam vì nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để
dẫn dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy sáng
tạo của học sinh. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh
hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ đó, hình thành cho
người học kĩ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong
học tập. Do đó, công nghệ thông tin ngày càng chiếm giử vị trí quan trọng trong dạy
học và nó càng có vai trò quan trọng hơn đối với việc dạy và học môn Lịch sử.
2.Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông hiện nay
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã được thực hiện nhiều năm qua ở
các trường phổ thông. Hầu hết các trường đều có phòng máy tính riêng, có phòng bộ
môn. Khá hơn thì tại các lớp học có trang bị màn hình thuận tiện, giáo viên thiết kế bài
dạy và sở hữu laptop cá nhân thì rất thuận tiện, sử dụng máy chiếu để thực hiện tiết dạy
có sử dụng CNTT. Đối với đội ngũ giáo viên hầu hết đều nhận thức được vai trò của
CNTT trong dạy học hiện nay. Đội ngũ kế cận theo ngành sư phạm cũng đều coi khả
năng thiết kế bài giảng bằng máy tính như một tiêu chuẩn nâng cao giá trị của mình khi
xin việc vào các trường phổ thông. Lãnh đạo các trường cũng như các cơ quan giáo dục
đều khuyến khích và coi khả năng sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là trang bị
không thể thiếu của giáo viên. Do đó, các lớp tập huấn Tin học sử dụng Powerpoint,
Violet,... thường được các giáo viên tham gia rất đông. Trong các cuộc thi giáo viên dạy
giỏi, gần như 100% là các bài giảng là dùng phần mềm.
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để
chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn
chứng sống động trên các slide gồm âm thanh, hình ảnh, lược đồ… trong các giờ học
lịch sử là điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi
hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay
tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học
truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu
quả của phương pháp multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp
mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả
thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức
41
căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, Violet, cut video… giáo
viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự
nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân
giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh
sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Ngoài ra, trong quá trình thiết kế do
kiến thức phần lớn giáo viên tự mày mò học hỏi nên sẽ gặp nhiều trở ngại khi thiết kế
không theo ý muốn. Đó là những vấn đề mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né
việc thực hiện dạy ứng dụng CNTT.
Trong tổ lịch sử đa số giáo viên phải tự trang bị cho bản thân những kiến thức Tin
học về các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy, trang bị máy vi tính cá nhân trong điều
kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Các tiết giảng dạy có ứng dụng CNTT chủ yếu là các
bài dạy hội giảng tổ, thao giảng trường. Mặc dù đã bước đầu soạn giảng nhưng kinh
nghiệm xử lí của giáo viên trong tổ còn nhiều hạn chế. Có khi nội dung, ý tưởng muốn
chuyển đổi khác đi cho phù hợp nhưng không thể thực hiện được. Bên cạnh đó điều
kiện cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế để thực hiện ứng dụng CNTT trong
các tiết dạy cần thiết phải sử dụng CNTT trong tuần.
Lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những
sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu
bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một
cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của
học sinh còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện
là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục
vụ dạy học lịch sử truyền thống đã lỗi thời. như hệ thống bản đồ, tranh ảnh lịch sử với
kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, Các tranh ảnh ở sách giáo
khoa màu sắc đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không
có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai
đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu
cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
3. Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT
trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính),
và E-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó:
- CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị
như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến
thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như
hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
- E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà
giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có
thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình
thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, học viên sẽ tự làm chủ quá trình học tập
của mình, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho học viên.
42
Như vậy, có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy
và học khác nhau về mặt bản chất. Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người
dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ. Còn một bên là hình thức
học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi giáo viên chỉ là người hỗ trợ.
ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông ở nước ta chủ yếu là hình thức CBT.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế một bài giảng Lịch sử
Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài học số 20:
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC
(1953-1954) trong chương trình Lịch sử 12, Ban cơ bản. NXB Giáo Dục, 2008. Mục
tiêu: học sinh nắm được những vấn đề cơ bản sau:
4.1. Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava
Để giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về cục diện của chiến tranh Việt Nam của Pháp từ
sau năm 1950 và nội dung cơ bản của Kế hoạch Nava, giáo viên dùng phần mềm
Powerpoint để thiết kế 2 Slides bản đồ Việt Nam. Slide 1 trình bày bước thứ nhất trong
kế hoạch Nava và Slide 2 thể hiện bước thứ hai trong âm mưu của Pháp khi thực hiện
kế hoạch Nava để giúp học sinh nhận thấy được sự nguy hiểm của kế hoạch này với
cách mạng Việt Nam.

4.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954
Nhằm giúp học sinh nắm được kế hoạch đối phó của ta với kế hoạch Nava: ta
chủ động đánh vào những nơi quan trọng mà lực lượng kẻ thù yếu để phân tán lực
lượng của chúng, giáo viên sử dụng 5 Slides bản đồ để giúp học sinh xác định được vị
trí 5 điểm đóng quân của Pháp (ngược với ý đồ ban đầu của chúng). Từ đó, học sinh tự
hiểu được vì sao kế hoạch Nava bị phá sản.
4.3. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
Nhằm giúp học sinh nắm được: nguyên nhân, diễn biến và kết quả của chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ 1954, giáo viên sử dụng 3 Lược đồ thể hiện 3 đợt tấn công của ta
vào Điện Biên Phủ để giúp học sinh nhận thức được cụ thể và rõ ràng hơn về diễn biến
của chiến dịch. Mặt khác, giáo viên sử dụng phần mềm
Ultra Video Splitter để cắt, đưa vào bài giảng thêm 5 đoạn phim như:

43
- Âm mưu của Pháp để học sinh biết được cấu trúc, vị trí, vai trò của Điện Biên Phủ
trong chính sách của Pháp-Mĩ. Từ đó, học sinh lí giải nguyên nhân ta mở chiến dịch
Điện Biên Phủ.
- Chủ trương của ta để cho học sinh nắm được kế hoạch và quyết tâm của ta khi chọn
Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến lược với Pháp.
- Đào hào để cho học sinh thấy được những vất vả, hiểm nguy mà cha ông ta đã phải
chịu đựng, hi sinh để giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Him Lam để học sinh hình dung lại trận đánh quyết liệt ở căn cứ Him Lam trong đợt
tiến công lần thứ nhất.
- Bại trận sẽ giúp học sinh nhận thức đúng và khá đầy đủ về sự thất bại của Pháp. Nếu
giáo viên chỉ nói là “ta tiêu diệt và bắt sống được 16200 tên địch” thì học sinh khó có
thể hình dung ra nó nhiều như thế nào. Tuy nhiên, khi xem đoạn phim này thì chắc chắn
các em sẽ nhận thấy được sự vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó, giáo dục thêm
lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh .
Cuối cùng, giáo viên cung cấp thêm một số hình ảnh về Thành phố Điện Biên ngày nay
để học sinh thấy được sự lao động miệt mài, sáng tạo của nhân dân Điện Biên năm nào
đã biến từ một vùng chiến trận tàn khốc thành một thành phố hiện đại như hôm nay.
Như vậy, nếu giáo viên không sử công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng trên thì
không thể nào lột tả được hết nội dung của bài học. Học sinh không thể nào hình dung
được chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và khó lòng cảm phục được những hi sinh anh
dũng của cha ông ta. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử là
một điều cấp thiết hiện nay.
Để thiết kế bài giảng trên, giáo viên có thể sử dụng phần mềm Powerpoint hoặc
Activestudio (phải có bảng thông minh - Activeboard) kết hợp cùng các tính năng hỗ trợ
như hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh… Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phần mềm
Ultra Video Splitter hoặc Herosoft 3000 để cắt những đoạn phim cần thiết cho bài
giảng. Ngoài ra, giáo viên cũng cần có phần mềm Jet Audio hoặc Media Player Classic
hoặc Herosoft 3000 để có thể đọc được những đoạn phim trên. Như vậy, do đặc thù của
bộ môn Lịch sử cần phải có những tư liệu trực quan, sinh động để giúp học sinh tái hiện
lại lịch sử nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử là cấp thiết ớ các
trường phổ thông hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Áp dụng phương pháp dạy học mới bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi
phải có ý thức và quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có
thể đạt hiệu quả cao.
Áp dụng phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải
dành thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như
máy chiếu đa năng, đầu Projector, băn hình, tranh ảnh vào trong giảng dạy lịch sử, đó là
con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lịch sử lên gấp nhiều lần.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT nhằm
44
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất
nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ GV. Do đó, để đẩy
mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả,
không có gì khác hơn, là tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và
hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học, đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông
tin và truyền thông trường học, mọi giáo viên đều có thể kết nối vào mạng Internet.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy - học lịch sử là rất cần thiết nó có tác động mạnh mẽ,
làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học theo một chương trình
thay sách giáo khoa hiện nay. Do đó việc soạn GAĐT là không thể thiếu, để có được
một GAĐT chất lượng thì giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và mất nhiều
thời gian mới có được. GAĐT là một phương tiện dạy - học theo phương pháp mới
hiện nay, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư không chỉ kiến thức mà còn là thời gian. Trên đây
là một số quan điểm và kinh nghiệm của tôi trông suốt thời gian thực hiện, các thầy cô
và các bạn đồng nghiệp xem xét và góp ý thêm để quá trình ỨNG DỤNG CNTT VÀO
DẠY HỌC LỊCH SỬ có hiệu quả.

45
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN
SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
Giáo viên: Dương Anh Trung
Tổ Hóa – Sinh – THPT Hòa Bình
1. Sự cần thiết ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học của bộ môn Sinh học.
Thế kỷ XXI - thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ đặc biệt là
CNTT. CNTT ảnh hưởng đến sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực và giáo dục cũng không
nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Để một tiết dạy thành công và thu hút sự chú ý của các em
học sinh cần phải có các hình ảnh sống động, những đoạn phim minh họa nên nếu ứng
dụng CNTT (phần mền MS powerpoint, đầu DVD...) vào việc giảng dạy thì rất dễ dàng.
Sinh học là một trong số những môn học như vậy, trong định hướng về phương
pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT Bộ GD - ĐT chỉ rõ: "Cần xây dựng những
băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những
cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể”.
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng
cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cụ thể là việc ứng dụng CNTT.
Nhất là ở Trường THPT Hòa Bình, điều kiện cơ sở vật chất như tranh, hình là rất
hạn chế nên để dạy một tiết học thành công lại càng khó. Vì vậy cần tạo ra cho các em sự
thích thú học tập để làm được điều đó thì phải áp dụng CNTT. Chính vì vậy, tôi đã chọn
đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT Hòa
Bình” nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
2. Cơ sở lý luận.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW
của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của
ngành giáo dục là: “Đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo”.
Chiến lược phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010 đã chỉ rõ: “Nhanh chóng áp
dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục”
Năm học 2010 – 2011 là năm học Bộ giáo dục tiếp tục triển khai đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lí. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy
là việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm tin học vào thiết kế các bài giảng phục vụ các
giờ lên lớp. Giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể
khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tùy thuộc vào trình
độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên, kết hợp những ưu điểm của
phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.
Như vậy, CNTT là công cụ đắc lực, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Do đó, ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là một yêu cầu tất yếu trong giai
đoạn hiện nay.
3. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Sinh học trường THPT Hòa Bình.

46
Dẫu biết rằng CNTT rất cần thiết, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, nhất là
giáo viên môn sinh học nhưng hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Sinh
học trường THPT Hòa Bình là rất hạn chế, thường chỉ sử dụng vào tiết biểu diễn, thao
giảng …. Có thực trạng này, theo tôi việc ứng dụng CNTT trong môn Sinh học trường
THPT Hòa Bình rất ít còn do một số nguyên nhân như sau:
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian
cho việc chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện các bài giảng một cách công phu bằng
các dẫn chứng sống động trên các slide trong các tiết học lí thuyết là một điều mà các
giáo viên không muốn nghĩ đến.
Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả
gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng
thành thạo các phần mềm (đặc biệt là Microsoft Power point) giáo viên cần phải có niềm
đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mĩ để
tìm nguồn tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, để có một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo
viên còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc đi tìm hình ảnh, phim minh họa, tư liệu dẫn
chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giáo
viên thường né tránh việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ngoài ra, bài giảng đã được định hình sẵn, mang tính áp đặt nên tiến trình bài
giảng sẽ giống nhau cho các lớp, và các bước lên lớp cũng giống nhau. Các đề mục không
được giữ lại trong suốt bài học để học sinh tái hiện lại nội dung kiến thức khi cần liên hệ.
Xuất hiện kiến thức quá nhanh, học sinh không thể đọc được, không thể ghi được, cuối
cùng “chỉ nhìn”. Học sinh tiếp thu bài giảng là cả một quá trình kết hợp giữa việc nghe
bài giảng bằng tai, thấy thầy viết bằng mắt, hiểu và ghi lại bằng tay. Thiếu một khâu thì
chưa thể nói là tiếp thu bài giảng tốt được, hiểu bài được (đó là chưa kể các em sẽ làm
việc khác bằng khâu đó). Mặt khác sự xuất hiện đột ngột cũng như sự biến mất đột ngột
làm cho võ não không ghi nhận được thông tin hoặc thông tin không để lại ấn tượng trong
võ não, sự tái hiện về cuối bài học sẽ rất khó (phần củng cố), về nhà sẽ khó hơn.
Lạm dụng những hiệu ứng, màu sắc, đưa vào bài giảng những hình ảnh làm cho bị
nhiễu thông tin trong quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh (đây là lỗi nhận thức). Nếu
“bảng xuất hiện đầy những tín hiệu lạ, hình ảnh lạ”, học sinh sẽ bị phân tâm, tò mò, chú ý
phần giáo viên không yêu cầu, hệ quả mang lại ngoài ý muốn của giờ học là học sinh
không hiểu bài.
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo (chưa có phòng nghe nhìn cố định).
Việc chuẩn bị cho một giáo án điện tử đã mất thời gian, ngoài ra để thực hiện một tiết dạy
có ứng dụng CNTT thì ngoài giáo án, tư liệu còn cần phải có thời gian để lắp đặt công cụ
hỗ trợ như projector, màn chiếu. Việc này sẽ làm mất nhiều thời gian của giáo viên.
Chính vì những nguyên nhân trên mà hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giảng
dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT Hòa Bình là khá hạn chế.
4. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn.
4.1. Ứng dụng CNTT trong kiểm tra bài cũ.

47
Lâu nay, giáo viên thường sử dụng phương pháp kiểm tra bài cũ theo lối truyền
thống là vấn đáp. Với hình thức này, diễn ra thường xuyên có thể sẽ gây sự nhàm chán
cho học sinh. Mặt khác, học sinh sẽ học theo kiểu đối phó, sau tiết học đó có một số học
sinh sẽ quên kiến thức. Để khác phục tình trạng này, tôi sử dụng hình ảnh liên quan đến
kiến thức, yêu cầu học sinh thông qua hình ảnh để tái hiện lại kiến thức. Với cách làm
này, học sinh sẽ phải học kiến thức một cách chủ động, yêu cầu không chỉ nhớ mà còn
phải biết, phải hiểu.
Ví dụ: Trước khi vào dạy Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ tôi hỏi bài
cũ học sinh bằng cách đưa hình sau đây và đặt các câu
hỏi:
Điền tên các bộ phận tương ứng với các số 1, 2 , 3, 4, 5
Trình bày về cấu tạo và chức năng của các bộ phận đó
HD:
1: Gai glicoprotein: Được cấu tạo từ protein và
cacbohydrat, là kháng nguyên và giúp virut bám lên bề
mặt tế bào chủ
2: Vỏ ngoài: Cấu tạo từ lớp kép photpholipit và protein, có chức năng bảo vệ virut
3. Vỏ capsit: Được cấu tạo từ các đơn vị hình thái là capsome, có chức năng bảo vệ
lõi axit nucleic
4: Hệ gen: Có thể là ADN hoặc ARN, có chức năng quy định mọi đặc điểm của virut
5: Nucleocapsit
Trên đây là cách để kiểm tra kiến thức của 1 bài. Ngoài cách kiểm tra trên tôi có sử
dụng thêm “trò chơi ô chữ” để vừa tạo sự hứng thú cho học sinh trong kiểm tra bài cũ.
Ngoài ra, với cách kiểm tra này tôi có thể kiểm tra kiến thức của toàn chương.
Ví dụ: Tôi sử dụng ô chữ trong kiểm tra bài cũ của Chương II: Sinh trưởng và sinh
sản của vi sinh vật thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật trong chương trình sinh học 10.
4.2. Ứng dụng CNTT trong truyền tải nội dung bài mới.
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, chương trình môn Sinh học đặc biệt
là ChươngIII: Virut và bệnh truyền nhiễm thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật trong
chương trình sinh học 10 là chương liên quan đến thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của SGK chỉ đưa ra một số hình ảnh tượng trưng, chưa được đầy đủ, đặc biệt
chương này có thể sử dụng các đoạn phim để minh họa cho nội dung bài học rất hay. Do
đó tôi sử dụng CNTT để đưa thêm các hình ảnh minh họa, các đoạn phim để phục vụ cho
việc giảng dạy nội dung bài mới.
4.2.1. Sử dụng hình ảnh để truyền
tải kiến thức
Với thời lượng và khuôn khổ
của mình, SGK chỉ đưa ra một số
hình minh họa. Trong môn Sinh học
có một số nội dung thì hình ảnh

48
trong SGK chưa thể hiện rõ. Do đó tôi minh họa thêm một số hình ảnh để làm rõ thêm
kiến thức bài học cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy Bài 29: Cấu trúc các loại virut thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật
trong chương trình sinh học 10 . Nội dung trong SGK chỉ nói về cấu trúc của vỏ ngoài
gồm lớp photpholipit kép và protein, không có hình minh họa, tôi sử dụng thêm hình cấu
trúc của vỏ ngoài để minh họa cho học sinh. Nhờ vậy học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng,
không trừu tượng
4.2.2. Sử dụng phim trong giảng dạy bài mới
Hạn chế lớn nhất của SGK đối với bộ môn Sinh học là với đặc trưng của bộ môn,
có phần kiến thức quá trình. Do đó cách tốt nhất là có phim minh họa, nhưng với SGK thì
phim không thể thể hiện được. Để khắc phục hạn chế này, tôi sử dụng CNTT để đưa vào
các đoạn phim minh họa trong dạy học kiến thức quá trình
Ví dụ: Sử dụng đoạn phim “Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của Virut” để
giảng dạy nội dung mục I – Chu trình nhân lên của Virut ở Bài 30: Sự nhân lên của Virut
trong tế bào chủ thuộc chương trình Sinh học 10.
Đầu tiên, tôi sử dụng đoạn phim về cả quá trình nhân lên
của Virut để cho học sinh có cái nhìn tổng quan về quá trình này.
Kèm theo đó tôi yêu cầu học sinh xác định xem quá trình này
gồm những giai đoạn nào?
Sau đó cũng với đoạn phim trên, tôi cắt nó ra thành các đoạn nhỏ tương ứng với
từng giai đoạn, cho học sinh kết hợp với SGK để tìm ra kiến thức bài học.
Với cách truyền tải như thế này, theo tôi học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách
chủ động, vì ngoài những từ ngữ, hình ảnh đã được giới thiệu trong sách giáo khoa thì
thông qua các đoạn phim minh họa, học sinh sẽ hiểu được kiến thức đó như thế nào?
4.3. Ứng dụng CNTT trong củng cố kiến thức
Lâu nay giáo viên thường dùng các câu hỏi ngắn để củng cố kiến thức cho học
sinh. Để thay đổi trong vấn đề củng cố kiến thức bài học tôi sử dụng CNTT để soạn các
câu hỏi củng cố dưới dạng trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức bài học cho học sinh.
Ngoài ra tôi cũng sử dụng cả trò chơi ô chữ, với trò chơi này tôi làm giảm được sự căng
thẳng cho học sinh bên cạnh củng cố lại kiến thức cho học sinh. Ngoài ra với cách củng
cố này, học sinh có thể thuộc bài ngay tại lớp. Đặc biệt, để khắc phục nhược điểm của bài
giảng có ứng dụng CNTT là các đề mục của bài học không được thể hiện đầy đủ. Để khắc
phục nhược điểm này, tôi thường sử dụng các sơ đồ (sử dụng phần mềm Mind map) để
củng cố lại kiến thức bài học cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy xong Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc Chương I: Cơ
chế di truyền và biến dị trong chương trình Sinh học 12, tôi thiết kế sơ đồ như sau:

49
Với sơ đồ này, học sinh sẽ có thể hình dung, ôn tập lại những kiến thức đã được
học trong bài.
5. Kết luận và khuyến nghị
5.1. Kết luận
Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng là một
việc làm cần thiết, nó không còn là chuyện của cá nhân của mỗi giáo viên mà là trách
nhiệm và là biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học ở các bậc học.
Ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh học ở trường THPT Hòa Bình sẽ giải quyết một
phần những vướng mắc mà chúng ta vấp phải như dạy chay, thầy đọc trò chép, tiết kiệm
được thời gian làm các thí nghiệm cần thười gian dài. Giáo viên có thể sử dụng CNTT
vào các chương trình thí nghiệm, các chương trình phục vụ cho hoạt động dạy học, phát
huy tính tích cực và hứng thú của học sinh.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể dựa hoàn toàn vào CNTT, có những bài học
chúng ta có thể sử dụng CNTT, nhưng cũng có những bài ta phải sử dụng phương pháp khác
hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác hoặc là chúng ta phải kết hợp nhiều phương pháp lại
để có được một bài giảng hiệu quả nhất. Quan trọng nhất, ở đây nên coi CNTT chỉ là một
công cụ hỗ trợ. Đối với người giáo viên thì không thể tách rời với “bảng đen phấn trắng”.
5.2. Khuyến nghị
Ban giám hiệu nên tạo điều kiện, khuyến khích, vận động giáo viên ứng dụng
CNTT trong dạy học. Cần tổ chức thêm nhiều hội thảo để giáo viên học tập kinh nghiệm.
Ngoài ra, nên tổ chức các lớp hướng dẫn các chương trình, phần mềm mới liên quan đến
dạy học cho giáo viện Bên cạnh đó, nên xây dựng các phòng chức năng để giáo viên
thuận tiện hơn trong việc ứng dụng CNTT tong các tiết dạy của mình.
Về phía bộ môn Sinh học nên xây kho tư liệu chung về ứng dụng CNTT trong dạy
học bộ môn để giáo viên có thể thường xuyên hơn trong việc ứng dụng CNTT vào các tiết
dạy của mình.
Đề tài của tôi trên đây có thể còn chưa hoàn thiện do còn hạn chế về trình độ
kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến quí báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn
thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

50
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIN HỌC POWER POINT TẠO MỘT SỐ HÌNH
ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12
Họ và tên giáo viên: Trịnh Văn Trường
Tổ Hóa Sinh – Trường THPT Hòa Bình
I. SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, với con đường hình thành kiến thức, kĩ
năng thông qua quan sát thực tế và quan sát các thí nghiệm sinh lí, tìm hiểu cấu tạo, cơ
chế hoạt động và tập tính, khái quát thành đặc điểm chung. Thí nghiệm Sinh học khó về
sinh lý của sinh vật không những giúp cho học sinh hình thành, củng cố kiến thức về sinh
lý thúc đẩy các em tích cực áp dụng kiến thức của mình vào đời sống. Để phát huy tính
tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và có
chiều sâu, có sự ghi nhớ hơn cần phải tăng cường sử dụng các phần mềm tin học hỗ trợ
trong dạy học nói chung và Sinh học nói riêng để thiết kế nên những mô hình động về
các cơ chế của các quá trình, các hiện tượng... Một số phần mềm có thể ứng dụng là: phần
mềm Power Point, Phần mềm “VIOLET”, Phần mềm “MACROMEDIA FLASH”…
Trong tham luận này tôi chỉ nêu một ứng dụng phần mềm đơn giản nhưng rất tiện dụng
mà bất kì giáo viên nào cũng có thể ứng dụng được trong dạy học đó là phần mềm Power
Point để tạo một số mô hình động trong dạy học sinh học 12.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Thế giới bước vào kỉ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin(CNTT) vào tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục. CNTT đã
góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, và đổi mới phương pháp dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện hiện đại và CNTT
cung cấp cho giáo viên những phương tiện dạy học hiện đại. Những phương tiện này cho
phép giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Cụ thể, giáo viên
có thể tham khảo được những bài giảng offiline hoặc Online của đồng nghiệp, thu thập
được các phần mềm, các tài liệu, tham khảo các
loại dịch vụ mạng phục vụ cho mục tiêu và nội dung dạy học của mình.
Trước đây bằng phương pháp dạy học, kiểm tra đánh học sinh theo phương pháp
truyền thống thì giáo viên thường chú ý đến cách làm như thế nào để học sinh có thể nhớ
và thuộc lòng các kiến thức trong bài. Vì vậy khi dạy đến các bài có các kiến thức trừu
tượng liên quan đến cơ chế của các hiện tượng, quá trình giáo viên thường sử dụng các
bức tranh in sẵn hoặc trực tiếp vẽ hình lên bảng cho các em quan sát  diễn giải rồi
yêu cầu các em ghi chép lại các ý cơ bản. với cách làm này học sinh chỉ có thể tiếp nhận
kiến thức một cách thụ động, ghi nhớ một cách máy móc, tư duy tích cực không được thể
hiện nên không thể đánh giá được năng lực học tập của HS.
Hiện nay phương pháp dạy học đã có sự thay đổi hướng tới sự phát triển năng lực
toàn diện của học sinh. Để giúp học sinh tiếp nhận kiến thức trên một cách chủ động, tích
cực, có chiều sâu và sự ghi bền vững cần phải tạo ra những hình ảnh, mô hình trực quan
sinh động bằng cách sử dụng các phần mềm tin học .

III. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CỦA BỘ MÔN
51
1. Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết
năng lực trong quá trình dạy học.
Đa số giáo viên trong tổ trẻ, năng động, nhiệt tình, thích tìm tòi, sáng tạo và có kiến
thức nhất định về Công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin phát triển giáo viên trong tổ Sinh có thể thu thập tài liệu dạy
học trên mạng Internet để phục vụ công tác giảng dạy.
2. Khó khăn:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn nhiều thiếu thốn ví dụ như:
thiếu nhiều mô hình, hình ảnh phục vụ cho dạy bộ môn, thiếu phòng chức năng bặc biệt là
phòng bôn môn, phòng CNTT, thiếu máy tính, thết bị nghe nhìn...
Trong chương trình sinh học 12 – có một số bài dạy với khối lượng kiến thức khá
nhiều và trừu tượng, đặc biêt là chương I phần cơ chế di truyền và biến dị Học sinh chưa
bao giờ được quan sát trong thực tế, vì đây là chương nói về cơ sở vật chất và cơ chế di
truyền nhưng ở cấp độ phân tử.
Phương pháp truyền thống thường được áp dụng khi giảng dạy đến các bài trong
chương này là thuyết trình. Giáo viên sử dụng các bức tranh in sẵn hoặc trực tiếp vẽ hình
lên bảng cho các em quan sát  diễn giải rồi yêu cầu các em ghi chép lại các ý cơ bản.
Các câu hỏi, những tình huống có vấn đề tuy có được đặt ra nhưng rất hạn chế - vì khối
lượng kiến thức của bài này khá lớn lại rất trừu tượng, phải mất nhiều thời gian cho
thuyết trình và ghi chép.
Với cách làm này thường không phát huy được cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trong học tập, học trò khi học thường thụ động, dễ nhàm chán, hiệu quả giờ dạy không cao.
Làm thế nào để trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy trên không chỉ
một nhóm đối tượng HS, mọi GV có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây dựng,
hình thành các kiến thức mới, không những thế còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới
cho HS, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng
thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp HS có
thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày một yêu thích môn sinh học hơn. Đây
cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài tham luận là:
ứng dụng phần mềm Power point tạo một số hình động trong dạy học môn sinh lớp 12
IV. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT TRONG
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC.
Rất hiều giáo viên đã biết sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế bài
giảng điện tử, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình, trình chiếu đề cương bài giảng
gọn đẹp sinh động thuận tiện. Các phần mềm được sử dụng để dạy học môn Sinh học để
thực hiện các thí nghiệm ảo liên quan đến một số hoạt động sinh lý của sinh vật, trình
chiếu một số đoạn phim liên quan đến tập tính của một số sinh vật và của một ngành sinh
vật hoặc bài tập thực hành, đặt câu hỏi thảo luận… Vì vậy người dạy tiết kiệm được thời
gian và có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học, và do đó ngày càng được nâng cao.

52
Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình
ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự hứng thú, và quan
tâm học tập của học sinh, tạo cho lớp học sôi nổi, các em tiếp thu bài giảng nhanh hơn,
giờ dạy có hiệu quả hơn.
Theo tôi việc chuẩn bị bài giảng có ứng dụng PowerPoint đổi mới phương pháp dạy
học, giáo viên cần lưu ý là việc ứng dụng PowerPoint phải kết hợp một cách hài hòa giữa
ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kỹ thuật vi tính. Phải xem xét nội dung bài học, có
những nội dung nào cần sự hỗ trợ của PowerPoint. Chỉ nên ứng dụng khi dạy các quá
trình khó mô tả bằng lời, các đồ thị, biểu đồ, cơ chế, quá trình, hình ảnh minh họa…
Trong ứng dụng PowerPoint vào đổi mới phương pháp dạy học, phải chú ý
PowerPoint chỉ là phương tiện hỗ trợ đối với phương pháp và không thể thay thế vai trò
của người thầy mà trái lại cần phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình
dạy học. Vì vậy trong bài giảng nên kết hợp sử dụng phương pháp truyền thống và CNTT.
Không nhất thiết phải soạn giảng hoàn toàn trên máy tính mà có thể ứng dụng ở một số
nội dung cần thiết như trình chiếu hình ảnh, cơ chế, quá trình, thí nghiệm sinh lý…, còn
phần nội dung kiến thức cơ bản vẫn ghi ở bảng như tiết dạy thông thường.
Với những ưu điểm của phần mềm PowerPoint như trên có thể ứng dụng để tạo ra
các mô hình động, hình ảnh… để dạy các cơ chế, hiện tượng, quá trình… ở một số bài
trong chương trình sinh học 12. Sau đây tôi xin trình bày một ví dụ cụ thể về ứng dụng
phần mềm PowerPoint tạo mô hình động quá trình “phiên mã” trong bài “ Phiên mã và
dịch mã” thuộc chương trình sinh học 12.
*. Mục đích, yêu cầu giảng dạy của quá trình phiên mã
Qua phần này học sinh phải
- Nêu được những thành phần tham gia và diễn biến quá trình phiên mã
+ Trọng tâm: cơ chế phiên mã
* Phân tích cấu trúc nội dung và phương pháp giảng dạy
+ Phiên mã
Như chúng ta đã biết, trước khi học đến bài này thì các em đã được nghiên cứu kỹ về
quá trình nhân đôi ADN. Và vì thế đến mục này, sau khi giới thiệu: “Đây chính là quá
trình sinh tổng hợp mARN”, chúng ta chỉ cần làm sáng rõ cho các em lí do khiến người ta
đặt tên cho quá trình này là quá trình phiên
mã làĐểđược
học sinh dễ hình dung và nhớ
hơn, bằng mô hình động về quá trình sinh
tổng hợp các loại ARN - giáo viên có thể hệ
thống lại một số kiến thức cơ bản.
Cụ thể, trước tiên trên màn hình sẽ
xuất hiện cấu trúc đại cương của tế bào với
ba phần tách biệt: màng, tế bào chất và
nhân. ADN - vật chất di truyền quy định
Các gen trên ADN hoạt động  trước tiên
cấu trúc các phân tử prôtêin nằm trong
đã hình thành nên các chuỗi
nhân ( Quá trình sao mã
pôliribônuclêôtit mạch thẳng.
diễn ra trong
Mô hình động quá trình sinh tổng hợp các loại ARN
nhân tế bào)
53
Sau đó từ các chuỗi pôliribônuclêôtit mạch thẳng vừa được tổng hợp này mới biến
đổi cấu hình và hình thành nên các phân tử ARN với cấu trúc đặc trưng của chúng.
Kết quả: các ARN lần lượt xuất hiện.
Các ARN sau khi đã được tổng hợp xong sẽ được chui ra khỏi nhân (qua các lỗ
màng nhân) để đến tế bào chất.
Mỗi loại ARN đóng một vai trò nhất định trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin của
tế bào cơ thể.
Như vậy, với những ưu điểm vượt trội của công nghệ thông tin, chỉ cần trong một
khoảng thời gian rất ngắn (từ 1-2 phút), trên mô hình động về quá trình sinh tổng hợp các
loại ARN, giáo viên đã có thể cung cấp cho các em không chỉ diễn biến của mỗi quá
trình, mà bên cạnh đó các em còn có thể dễ dàng xác định được về vị trí-nơi xẩy ra các
quá trình sao mã, những giai đoạn giống và khác nhau giữa các quá trình, và cả vai trò, vị
trí của mỗi loại ARN sau khi đã được tổng hợp xong.
* Hiệu quả do ứng dụng đem lại
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:
Phương pháp dạy học thường được các giáo viên áp dụng cho các bài có nội dung
kiến thức dài và khó, lại trừu tượng như bài“phiên mã và dịch mã” chủ yếu là theo
phương pháp cũ: truyền thụ kiến thức theo một chiều. Học sinh vì thế thường không có
hứng thú học tập, tỉ lệ học sinh nắm được bài mới rất thấp.
Bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp sơ đồ, mô hình hoá, sử dụng phiếu
học tập cùng với việc ứng dụng trình duyệt Power Point vào thiết kế bài“phiên mã và
dịch mã” (cũng như một số bài học khác phần cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di
truyền), tôi đã nhận được một số kết quả nhất định như:
Học sinh hiểu rõ nội dung bài mới ( kiểm tra bằng test) và làm được tất cả các bài
tập có liên quan.
Các em hứng thú, say mê và bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức bài học. Từ chỗ
nhiều em rất ghét học môn Sinh nay đã trở thành những học sinh rất ham mê học Sinh,
các em hào hứng tham gia mọi tiết học, bài học và vì thế hiệu quả giờ giảng không ngừng
được nâng lên.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* KẾT LUẬN: Năm 2006 trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học
Sinh học bậc THPT, Bộ GD- ĐT chỉ rõ: "Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương
pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu
các phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...".
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường
việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt cần tăng cường ứng dụng CNTT
trong dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Với những hình ảnh trực
quan sinh động mà chính xác, ứng dụng CNTT vào dạy học đã làm cho giờ học trở nên
cực kỳ hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều.
* KIẾN NGHỊ
Đối với tổ chuyên môn: Cần dà soát lại chương trình, tổ chức thảo luận chuyên môn để
xác định những nội dung, kiến thức cần ứng dụng CNTT và xây dựng kế hoạch thực hiện.
54
Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên được tiếp tục bồi dưỡng trình độ
vi tính để phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học. Đồng thời nhà trường cũng mở nhiều
lớp tập huấn về ứng dụng các phần mềm CNTT cho giáo viên trong trường.
Nhà trường cũng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học, đặc biệt là
các phòng vi tính, phòng bộ môn sinh học.
Tham luận của tôi trên đây không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế ,vì vậy tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của BGH nhà trường đồng nghiệp trong và ngoài
tổ để tham luận hoàn thiện hơn!

55
ỨNG DỤNG CNTT TRONG BIỂU DIỄN CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

Tác giả: Lê Thị Tuân


Tổ Vật lí - Công nghệ-Tin học trường THPT Hòa Bình

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT)
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, để học sinh có thể hiểu rõ hơn về bản
chất các hiện tượng về Vật lý sau những giờ học lý thuyết đã được đề cập là một yêu cầu
hết sức cần thiết. Do đó việc kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm trong dạy học Vật lí
là một phương pháp quan trọng. Điều này không những mang lại hiệu quả trong việc dạy
học, cũng như góp phần tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.
Một vấn đề hiện đang khó khăn ở các trường phổ thông hiện nay là tình trạng thiếu
thốn về cơ sở vật chất. Không phải trường phổ thông nào cũng thuận lợi được trang bị
phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm đầy đủ và hiện đại. Trường THPT Hòa Bình hiện
nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm hiện đại đặc biệt đối với một
số thí nghiệm Vật lý nên rất khó khăn cho việc truyền đạt các thí nghiệm trực quan sinh
động cho học sinh nhất là với các thí nghiệm phức tạp trong chương trình học. Điều này
dẫn đến một kết quả học sinh chưa thể hiểu được hết bản chất các hiện tượng Vật lý chỉ
mô tả qua lý thuyết. Một phương án có thể giúp cho học sinh có thể quan sát trực quan
được các hiện tượng vật lý thông qua mô phỏng lại các thí nghiệm ảo bằng cách ứng dụng
một số phần mềm CNTT như Crocodile Physics 605, Flash, Optics Mar.03 kết hợp với
dạy học lý thuyết. Đâylà một giải pháp có lợi ích quan trọng trong việc giảng dạy của
giáo viên, đồng thời giúp học sinh có hứng thú trong học tập và tiếp thu kiến thức nhanh
chóng, sâu sắc. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng CNTT trong biểu diễn các
thí nghiệm Vật lý”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các chỉ thị, quyết định
Theo chỉ thị số 29/2001/CT – BGD & ĐT ngày 30/7/2001 của bộ trưởng Bộ Giáo
Dục Đào Tạo về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả
các môn học” .
Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin
học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn
mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” .
2. Vai trò của ứng dụng CNTT trong biểu diễn thí nghiệm Vật lý
Thực trạng dạy học ở nước ta hiện nay còn mang nặng tính “thông báo, tái hiện”,
các phương tiện dạy học hiện đại chưa được chú ý khai thác, sử dụng đúng mức. Tuy
nhiên mỗi môn học đều có những tính chất và đặc thù riêng do đó việc ứng dụng công
nghệ thông tin cũng phải phù hợp với các tính chất và đặc thù tương ứng. Hiện nay hầu
hết các giao viên đang sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học là soạn giáo
án giảng dạy điện tử bằng phần mềm tin học Microsoft office PowerPoint đã khắc phục
được nhiều bất cập trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Có thể đưa vào nhiều thông tin
liên quan đến bài giảng kết hợp giữa chèn vào một số hình ảnh, màu sắc, âm thanh, video
56
thực tế phù hợp với môn học tạo nên sự đa dạng và phong phú trong bài giảng của giáo
viên, kích thích sự tiếp nhận bài giảng và tư duy tích cực của học sinh.
Riêng đối với các nội dung kiến thức Vật lí là chuyên ngành khoa học thực nghiệm
với nhiều nội dung khá trừu tượng học sinh rất khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức,
cũng như là giáo viên khó diễn tả hết được hiện tượng Vật lý chỉ bằng các suy luận lý
thuyết. Nên rất cần có sự quan sát, phân tích hiện tượng một cách trực quan thông qua thí
nghiệm thực tiễn. Do đó ta phải tìm cách làm sao có sự kết hợp hài hòa giữa quan sát thí
nghiệm và suy luận lý thuyết. Trên thực tế nếu chỉ thông qua phần mềm Microsoft office
PowerPoint để trình chiếu các slide nội dung bài giảng và chèn thêm tranh ảnh, các đoạn
phim về thí nghiệm minh họa thì cũng chưa đủ. Ta còn có thể sử dụng các phần mềm
khác để tạo ra các thí nghiệm ảo khó thực hiện trong phòng thí nghiệm thực, hoặc có
nhưng chưa phân tích được hết quá trình xảy ra bên trong hiện tượng. Nếu sử dụng được
các thí nghiệm ảo này tích hợp vào các giáo án điện tử phục vụ cho việc giảng dạy môn
Vật lý sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
III. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ
TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
1. Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nhiệt tình hăng say
trong công tác giảng dạy. Hơn nữa hầu hết đội ngũ giáo viên đã được trang bị kiến thức
tin học cơ bản.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng phần mềm Microsoft office
Powerpoint để soạn giáo án điện tử trong giảng dạy đã và đang được sử dụng trong nhà
trường.
2. Khó khăn:
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, chưa trang bị đầy đủ phòng
thí nghiệm bộ môn Vật lí.
- Các thiết bị ứng dụng CNTT chưa nhiều.
- Các giáo viên chưa sử dụng một số phần mềm tin học khác trong giảng dạy.
- Thường thì khi gặp các trở ngại trên giáo viên sẽ phải dạy "chay" nên chất lượng
giờ dạy và học không đạt hiệu quả cao nhất.
IV. BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1. Liên kết các thí nghiệm ảo vào bài dạy để biểu diễn
Thí nghiệm ảo Vật lí được thiết kế trên các phần mềm Crocodile Physics 605,
Working model, Flash, Optics Mar.03…dựa trên các quá trình mà thí nghiệm thực xảy ra.
Đưa các thí nghiệm ảo liên kết vào bài dạy được xem là một giải pháp trong việc hỗ
trợ cho việc nhân thức của học sinh phát hiện ra các vấn đề mà giáo viên muốn dẫn dắt.
Ví dụ như trong phần dòng điện trong các môi trường (Vật lí 11).
Bài Dòng điện trong kim loại
Kết luận được: Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
các electron tự do dưới tác dụng của điện trường
Tuy nhiên về phương diện lý thuyết hay tiến hành một thí nghiệm thực tế chúng ta
không thể thấy được bằng mắt quỹ đạo chuyển động của các electron như thế nào? Thông
qua thí nghiệm ảo thì việc quan sát trực quan các quỹ đạo chuyển động của electron trên hệ
thống thí nghiệm đã được mô phỏng bằng phần mềm thông qua hệ thống máy tính như Hình
1 sẽ giúp học sinh hình dung ra được cơ chế chuyển động của electron dưới tác dụng của
điện trường, làm rõ được thuyết electron về tính dẫn điện trong kim loại, sự phụ thuộc của
điện trở vào nhiệt độ. Kết quả sau khi quan sát học sinh sẽ tiếp thu bài giảng với hiệu suất
cao hơn.
57
Hình 1. Mô phỏng thí nghiệm ảo dòng điện trong kim loại
2. Liên kết các video thí nghiệm thực vào bài dạy để biểu diễn
Video thí nghiệm Vật lí được đưa vào bài giảng là một số đoạn video các thao tác thí
nghiệm đã được thực hiện bởi một số chuyên viên, giáo viên phòng thí nghiệm trọng điểm ở
các thành phố lớn đã được trang bị đầy đủ thiết bị thí nghiệm hiện đại. Ta có thể lấy được các
video thí nghiệm từ các trang Web trên mạng như Youtube, Violet, Thư viện Vật lý…
Khi quan sát đoạn video các thao tác thí nghiệm thực tế học sinh sẽ quan sát rõ được
trước hết là các thao tác thực hiện thí nghiệm, tiếp đến là các kết quả của hiện tượng Vật lý
xãy ra trong quá trình tiến hành thí nghiệm như sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ một
cách trực quan nhất như được thể hiện ở Hình 2 dưới đây.

Hình 2. Đoạn cắt từ Video thực hiện thí nghiệm bài Dòng điện trong kim loại
Đưa các đoạn Video thí nghiệm thực không có điều kiện tiến hành ở phòng thực
hành nhà trường vào bài giảng cũng khá hay. Tuy nhiên để thiết kế các thí nghiệm có hiệu
quả, phù hợp với nội dung bài học thì cần phải nghiên cứu nắm rõ các kiến thức bài dạy.
Nghiên cứu, lựa chọn các video thí nghiệm thực sao cho phù hợp.
Các thí nghiệm do bản thân mỗi giáo viên tự thiết kế hay tìm kiếm trên các phần mềm
nên sẽ phù hợp với mục đích, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên và trình độ của HS.
Thực tế nếu kết hợp được cả hai cách biểu diễn cả thí nghiệm ảo và các đoạn video
vào trong một bài giảng thì hiệu quả của bài giảng sẽ có chất lượng nhiều hơn. Cả hai cách
biểu diễn này có mối liên hệ mật thiết và bổ sung cho nhau.Thí nghiệm thực có thể cho ta
quan sát thao tác và hiện tượng vật lý trực quan nhất, còn thí nghiệm ảo sẽ quan sát được cơ
58
chế bản chất hiện tượng nên góp phần làm rõ hơn những nguyên nhân của hiện tượng Vật lý
đã xãy ra.
Một ví dụ khác ở bài Thấu Kính, sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ khi thí
nghiệm thực cho ta thấy đường đi của tia sáng qua thấu kính hay ảnh của vật qua thấu kính
như hình 3.

Hình 3. Đường đi của tia sáng hay vật sáng qua thấu kính

Còn khi sử dụng thí nghiệm ảo ta thấy rõ được ảnh của vật trong các trường hợp vật
nằm trong tiêu điểm, ngoài tiêu điểm hay tại tiêu điểm và cách vẽ ảnh qua thấu kính.

Hình 4. Thí nghiệm ảo của vật qua thấu kính


Tóm lại, với điều kiện không đáp ứng được các tiết học thực hành cho học sinh thì các
thí nghiệm thực được biểu diễn thông qua các đoạn video để học sinh quan sát, cũng như là
kiểm chứng lại các cơ chế hiện tượng bằng các thí nghiệm ảo là tương đối đơn giản. Cả hai
đều có thể tích hợp vào bài giảng thông qua máy vi tính. Tuy nhiên để khai thác thiết kế
các thí nghiệm một cách hiệu quả, phù hợp với nội dung bài học thì cần phải nghiên cứu
nắm rõ các kiến thức bài dạy. Lựa chọn các phần mềm thí nghiệm ảo, các video thực sao
cho phù hợp
3. Sử dụng máy chiếu để làm rõ các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
59
Trong điều kiện thiếu phòng thực hành Vật lí trường, học sinh không thực hiện
được thí nghiệm tiến hành. Dùng máy chiếu để trình chiếu các đoạn video tiến hành thí
nghiệm hay thí nghiệm ảo được thực hiện trên một màn chiếu lớn nên tất cả học sinh trong
lớp học có thể theo dõi tất cả những gì thực hiện trên đó, đồng thời giáo viên có thể chỉnh
kích cỡ của dụng cụ đủ lớn để cả lớp đều có thể quan sát rõ ràng toàn diện hơn.
4. Dùng các phần mềmWorking model tạo các thí nghiệm mô phỏng hướng dẫn học
sinh cách tiến hành thí nghiệm trước khi nó được lắp đặt để thực hiện trong thực tế.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Việc sử dụng kết hợp thí nghiệm ảo và video thí nghiệm thực trong dạy học Vật lí
đã làm nổi bật yếu tố đặc trưng của môn học (tính thực nghiệm), giúp học sinh nhanh
chóng nắm vững kiến thức, tạo hứng thú học tập cho học sinh, sự linh động cho việc
truyền đạt kiến thức, đem lại hiệu quả sư phạm cao hơn.
- Các phần mềm thí nghiệm Vật lí ảo hỗ trợ tương đối đầy đủ nên có thể thiết kế và
mô phỏng tương đối đầy đủ các thí nghiệm theo chương trình của bộ giáo dục quy định.
- Nói chung, thí nghiệm và thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải thực hiện được thật
sự bằng tay và kỹ năng quan sát, ghi chép, phân tích… Vì thế không nên lạm dụng quá
các trình diễn trên máy tính và quên mất thực tế các thí nghiệm.
2. Khuyến nghị
- Trong điều kiện cho phép của nhà trường tăng thêm một số phòng chức năng để
dạy CNTT hay trang bị nhiều máy chiếu.
- Trang bị phòng thực hành với các thí nghiệm thực tế tốt nhất phục vụ cho quá
trình dạy và học.

60
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
Giáo viên: Lê Thị Tường Vi
Tổ Ngoại ngữ - Trường THPT Hòa Bình
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giáo dục trung học phổ thông hiện nay, bộ môn Tiếng Anh là môn học rất
quan trọng. Nó không chỉ cung cấp các kiến thức khoa học mà hơn thế nó còn đem đến
cho học sinh kỹ năng giao tiếp thực tiễn trong cuộc sống. Nó còn là chìa khóa để mỗi học
sinh bước những bước đi tự tin vào xã hội trong tương lai.Vì vậy việc dạy học Tiếng Anh
trong nhà trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ở trường THPT Hòa Bình, mặc dù
các em học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm nhưng khả năng ngôn ngữ và giao tiếp
Tiếng Anh của các học sinh còn rất hạn chế. Học sinh ở đây yếu đồng đều về cả năm kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp. Các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp
cận, học tập và nâng cao khả năng tiếng Anh của mình. Điều này có rất nhiều nguyên
nhân từ chủ quan đến khách quan và một trong số đó là phương pháp dạy học còn lạc
hậu, không hiện đại, giáo điều... Đa số giáo viên chưa thực sự mạnh dạn áp dụng công
nghẹ thông tin và dạy học nên bài dạy còn nhàm chán, chưa thu hút được học sinh vào bài
học, do đó hiệu quả của việc dạy học chưa cao. Đây là một vấn đề đáng báo động với tất
cả những ai tham gia vào quá trình dạy học. Với định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo
hiện nay là: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
tới tình cảm đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh”. Chính vè thế mỗi giáo
viên chúng ta lại cần phải cải tiến bài dạy bằng việc sử dụng công nghệ thông tin vào
từng tiết học. Và qua thực tiễn dạy học ở trường THPT Hòa Bình, tôi chọn đề tài “Ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học tiếng Anh ở trường THPT Hòa Bình
” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề tài này, tôi mong muốn rằng việc dạy học tiếng Anh sẽ
hiệu quả hơn, làm cho học sinh tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng
vào sự thành công của quá trình dạy và học Tiếng Anh. Trong thời đại công nghệ thông
tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ
nữa. Và ngành GD cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đây là
việc làm mới mẻ, chưa có sự thống nhất về mặt hình thức.
Công nghệ thông tin là gi? Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu
và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông
tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại -
chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội
Ưu điểm của CNTT là rất lớn:

61
+ Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera… với
âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm
đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;
+ Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự
nhiên, XH trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường;
+ Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công
việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau;
+ Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo
nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong
hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc
trong giao lưu.
+ Tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh
sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể
có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của
công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có
thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác
động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý
thuyết học tập mới.
+ Bài tập ôn tập, củng cố kiến thức đa dạng với nội dung kiết thức bao trùm
tổng quát giúp học sinh hệ thống kiến thức tốt.
Theo kinh nghiệm trong một số năm giảng dạy, tôi thấy nếu trong khi dạy và học
Tiếng Anh giáo viên và học sinh chỉ dùng Tiếng Việt hoặc dùng quá nhiều Tiếng Việt và
chỉ dạy chay (không có các thiết bị hỗ trợ giảng dạy) thì giáo viên và học sinh ít có cơ hội
để luyện nghe, nói Tiếng Anh, giáo viên khó thực hiện được ý đồ của mình, cả thầy và trò
đều lúng túng, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động dạy và học, không tạo ra được “môi
trường học tiếng” ở trên lớp. Hơn nữa bài học trở nên buồn tẻ, học sinh không hào hứng
tham gia. Điều này có nghĩa là mục tiêu của việc dạy và học nói chung, đối với môn
Tiếng Anh nói riêng sẽ bị hạn chế không nhỏ. Thêm vào đó, hình thức các kì thi đối với
môn Tiếng Anh chưa phù hợp với phương pháp giảng dạy.Vì phương pháp giảng dạy là
tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Trong khi hình thức thi, kiểm
tra đánh giá học sinh thì vẫn là thi viết, chủ yếu tập trung vào ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp điều này khiến cho cả giáo viên và học sinh đều chú ý đến việc dạy và học làm sao
để có điểm thi, điểm kiểm tra tốt mà chưa chú trọng nhiều đến việc rèn kỹ năng giao tiếp.
Đặc biệt các thiết bị phục vụ cho giảng dạy Ngoại Ngữ hiện nay chưa đáp ứng yêu
cầu, phần nào ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm của nhiều giáo viên. Từ những thuận
lợi và khó khăn trên tôi nghĩ GV chúng ta cần có những việc làm cụ thể phát huy những
thuận lợi và khắc phục những khó khăn để dần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn
Tiếng Anh trong các nhà trường, đảm bảo mục tiêu môn học đã đề ra .
Ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn Số:
4987/BGDĐT-CNTT. Hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ CNTT cho năm học 2012-

62
2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “ Ứng dụng CNTT trong đổi mới
PPDH và học”
Trong đó có nội dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng
môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn
tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số
698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT
HÒA BÌNH.
Trong thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan khác
nhau mà việc dạy học ở trường THPT Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
- Tất cả các tiết học (đọc, nói, nghe, viết, ngữ pháp) GV thường dạy chay, không sử
dụng đến CNTT. GV chỉ có một sự hỗ trợ duy nhất là sách giáo khoa. Và tiến trình dạy
vẫn còn rất lạc hậu:
Tiết học đọc (reading)
Với bài học này thì lâu nay, đa số giáo viên trong trường đều thực hiện như sau:
+ Hỏi học sinh một số câu hỏi liên quan tới bài học.
+ Cung cấp cho học sinh một số lượng từ mới trước khi đọc bài.
+ Yêu cầu học sinh đọc bài và lần lượt làm các bài tập (tasks).
+ Giáo viên gọi học sinh lên viết đáp án, giáo viên sửa.
+ Giáo viên không sử dụng hoặc sử dụng rất ít các thiết bị trình chiếu trong khi lên lớp.
Các hình ảnh hay âm thanh hầu như không được khai thác.
Hậu quả là làm cho học sinh nhàm chán, thụ động trong việc học.
Tiết học nói (speaking)
Việc dạy học tiết nói cũng rất thụ động:
+ Giáo viên cho học sinh các cấu trúc liên quan tới chủ đề của bài.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập, trình bày trước lớp; giáo viên nhận xét.
+ Thiếu rất nhiều phần mền hỗ trợ phát âm.
Kết quả là tiết dạy không kích thích được học sinh tham gia vào các hoạt động nên
không thể cải thiện được kỹ năng nói cho các em.
 Tiết học nghe (listening)
Với tiết học nghe, chúng tôi thường thực hiện như sau:
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh các từ mới.
+ Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh của bài nghe.
+ Yêu cầu học sinh đọc bài và lần lượt làm các bài tập (tasks).
+ Giáo viên gọi học sinh lên viết đáp án, giáo viên sửa.
+ Các phòng chức năng, phòng Lab để nghe bị hư hỏng quà nhiều nên hiệu quả trong việc
dạy học kỹ năng nghe rất thấp.
 Tiết học viết (writing)
+ Giáo viên hướng dẫn họ sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
+ Giáo viên gợi ý về cấu trúc và từ mới cần cho việc viết của học sinh.
+ Giáo viên cho học sinh làm tập viết.
63
+ Giáo viên sửa bài viết của học sinh.
+ Giáo viên hầu như không sử dụng các ứng dụng của CNTT để đưa ra bài văn mẫu, đưa
ra cấu trúc câu nhằm làm cho HS dễ dàng giải quyết các nhiệm vụ của bài viết.
 Tiết học ngữ pháp (language focus)
+ Giáo viên giới thiệu điểm ngữ pháp mới cho học sinh.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
+ Giáo viên sửa bài tập cho học sinh.
+ Giáo viên ít khi dùng các phần mền hỗ trợ phát âm; đưa hình ảnh, ví dụ minh họa về
chủ điểm ngữ pháp
- Với những cách thức lên lớp như vậy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc
nắm bắt kiến thức và chủ động, hứng thú trong việc học tập.
IV. GIẢI PHÁP
- Từ những thực trạng nói trên, qua nghiên cứu và thực tế dạy học, tôi xin đưa ra một số
giải pháp như sau:
1. Đối với giáo viên
a. Sử dụng phần mên Powerpoint và các phần mền hộ trợ soạn giảng khác
- Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn,
các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy để
soạn giảng có hiệu quả, đúng mục tiêu chung của bài học.
- Soạn các bài giáo án điện tử với nhiều ứng dụng tích hợp khác một cách phù hợp
với năng lực của học sinh.
- Chèn các âm thanh, hình ảnh phù hợp với nội dung của bài học. Không lòe loẹt,
cầu kỳ nhưng cũng không được quá sơ sài.
- Phông nền và phông chữ trên màn hình phải rõ ràng, nổi bật để HS dễ nắm bắt.
- Thiết kế nhiều hình thức hoạt động khác nhau trong lớp học để tránh sự nhàm chán.
- Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng soạn giảng
PP cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại.
- Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc rút kinh nghiệm về nội dung kiến
thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự giờ thăm
lớp, thao giảng, giải các đề thi, các bài tập khó. Từ đó tìm rã được phương pháp thiết kế
một bài giảng hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
- Trong các tiết học trên lớp, GV chỉ nên chọn ra những tiết dạy để ứng dụng
CNTT sao hiệu quả nhất tránh tình trạng chạy theo số lượng.
b. Sử dụng Internet trong dạy học
- Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn,
các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy để tìm
những nguồn học liệu phục vụ cho bài dạy.
- Chọn nguồn hình ảnh, âm thanh, các hình thức hoạt động, trò chơi đúng theo yêu
cầu của tiết học.
- Trong mỗi tiết học, tùy từng bài học mà có thể dùng các trang web hộ trợ khác
nhau sao cho hiệu quả của bài dạy là cao nhất.

64
- Giới thiệu, hướng dẫn HS sử dụng các trang Web hỗ trợ việc học tiếng Anh, các
loại từ điển online một cách hiệu quả vào việc học.
c. Tạo ra, tìm tòi, áp dụng các trò chơi trong giảng dạy
- Trong khi soạn giảng giáo án điện tử GV nên lồng vào các trò chơi để học sinh
thêm hứng thú với bài dạy.
- Luôn luôn cập nhật các phần mềm, các trang Web hổ trợ trò chơi tiếng Anh.
- Việc áp dụng trò chơi nên được thực hiện hiệu quả, tránh mất thời gian và ảnh
hưởng đến các hoạt động khác trong một tiết học.
- Các trò chơi phải được thiết kế phù hợp về nội dung, có độ khó vừa phải.
d. Trong khi lên lớp
- Xem bài đã soạn giảng thật kỹ.
- Trong quá trình dạy học phải luôn luôn chú ý đến cả ba đối tượng học sinh (khá
giỏi, trung bình và học sinh còn yếu), để thiết kế các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng
đối tượng học sinh, ưu tiên dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều hơn.
- Hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong khi giảng dạy, khi giao tiếp với HS; tăng dần
mức độ sử dụng Tiếng Anh trên lớp, sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt một cách hợp lý,
xen kẽ các câu Tiếng Anh đơn giản trong các tình huống cụ thể cùng với các động tác
hoặc điệu bộ.
- Luôn chú trọng ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói cho HS ngay từ
những lớp đầu cấp. Muốn vậy GV phải hình thành cho HS kỹ năng hoạt động theo nhóm
(khi mà một HS không tự giải quyết được vấn đề yêu cầu,mà cần phải có sự đóng góp
nhiều ý kiến), theo cặp sao cho thành thạo và thường xuyên rèn luyện kỹ năng này trong
giờ học. Có thái độ vui vẻ, thân thiện với HS trong giờ học tạo cảm giác yên tâm, thoải
mái cho HS, giúp các em có tâm thế tốt để tiếp thu bài (việc này chúng ta có thể bắt đầu
ngay từ bước Warm up).
- Một việc cũng rất quan trọng khi dạy Ngoại Ngữ là giáo viên phải tạo ra được
“môi trường học tiếng” trong giờ học. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa một giờ học tiếng
với các giờ học khác.
- Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học, coi việc hình thành
và phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa khoá thành công, việc cung cấp
kiến thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại Ngữ.
- Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng ứng dụng CNTT, các
buổi sinh hoạt chuyên môn về CNTT, cập nhật những tiến bộ áp dụng cho bài soạn giảng.
2. Đối với học sinh
- Cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với đặc trưng của bộ môn học,
nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp,....
- Có đủ các loại tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc học, như từ điển, sách ngữ pháp
và sách nâng cao…
- Xác định đúng động cơ học tập, chủ động , tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp
dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong lớp học (hoạt động độc lập, làm việc theo cặp, nhóm).
- Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp với bạn bè trong lớp cũng
như ngoài lớp học, rèn kỹ năng tư duy bằng Tiếng Anh (học sinh sử dụng vốn kiến thức
65
Tiếng Anh của mình để diễn đạt một câu hoặc một vấn đề nào đó chứ không phải là diễn
đạt câu đó hoặc vấn đề đó bằng Tiếng Việt rồi sau đó dịch sang Tiếng Anh), có thói quen
liên tưởng diễn đạt bằng Tiếng Anh tất cả những gì có thể diễn đạt được, ở bất cứ đâu..
- Tự giác chăm chỉ học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập, thường xuyên tự học, tự thực
hành các kỹ năng nghe, nói , đọc, viết cho bản thân.
- Đa dạng hoá nguồn tư liệu học tập, học qua các phương tiện truyền thông như đài,
Ti vi, đọc truyện, báo viết bằng Tiếng Anh; xem hoặc nghe băng, đĩa hình, các phần mềm
học Ngoại Ngữ phù hợp với lứa tuổi,....
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Khi áp dụng CNTT vào dạy học, tôi đã cơ bản thay đổi được cách học tập và cả
thái độ học môn tiếng Anh của đa số học sinh mà tôi dạy. Đa số học sinh rất hứng thú
trong học tập, tích cực hăng hái phát biểu ý kiến, không khí lớp học sôi động, học sinh tự
giác ghi bài qua tranh ảnh, trò chơi, động tác, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên.
- Hơn nữa, HS luôn có tinh thần tự giác soạn bài, học bài và làm bài tập trong sách
giáo khoa không đợi GV nhắc nhở. Kết quả kiểm tra đánh giá vì thế cúng được nâng cao.
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy Tiếng Anh đem lại cho người dạy và người học
nhiều hứng thú, và làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Từ đó tăng hiệu quả
của việc dạy và học. Vì thế chúng ta phải làm sao để việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng
CNTT trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của GV và HS. Tuy nhiên giống như mọi
vấn đề khác, việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng CNTT để dạy Tiếng Anh cũng có hai
mặt.Việc áp dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy
nhằm pháy huy mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là nhiệm vụ
của mỗi giáo viên và mỗi học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà
trường nói riêng, của ngành GD nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này ,cần phải có phương
tiện và sự đầu tư về thời gian thỏa đáng ,nên dẫn đến tốn rất nhiều thời gian công sức.
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Tiếng Anh tốt sẽ quyết định đến kết
quả của việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ suy luận trong các kỳ thi. Song giáo
viên không nên gây tình trạng quá căng thẳng cho học sinh. Vì chính điều này sẽ dẫn đến
kết quả rất hạn chế. Việc dạy và học đạt kết quả tốt khi việc giảng dạy và học tập được
thực hiện chu đáo trong cả quá trình dạy và học.Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông
tin trong giảng dạy nói chung , đối với môn Tiếng Anh nói riêng đóng vai trò rất quan
trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học.
- Với những quan điểm ý kiến trên, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng
chí, để chúng ta cùng nhau hoàn thiện chuyên đề này được tốt hơn và nâng cao chất lượng
ứng dụng CNTT trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh .
2. Kiến nghị
a. Với nhà trường
- Tạo điều kiện tối đa cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về việc ứng dụng
CNTT vào dạy học do cấp trên tổ chức.
- Trang bị thêm các thiết bị nghe nhìn để học tiếng Anh hiệu quả hơn.
66
b. Với giáo viên
- Luôn tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn. Luôn tìm tòi, học hỏi
những kinh nghiệm ở đồng nghiệp, sách, báo, đài. Sưu tầm nhiều tranh ảnh, tài liệu để
phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Thiết lập đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp cho nhiều đối tượng HS.
- Thường xuyên chú ý đến những học sinh yếu – kém, động viên thuyết phục các
em thoát khỏi mặc cảm học yếu.
- Luôn tạo dựng mọi tình huống, ngữ cảnh cho từng tiết dạy để thu hút học sinh,
giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm.

67
ỨNG DỤNG POWER POIN VÀO THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỊA LÍ TRONG BÀI
HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
Họ và tên tác giả : Nguyễn Ngọc Kiệm
Tổ Địa – GDCD, trường THPT Hòa Bình
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT
Ngày nay, sự bùng nổ Công nghệ thông tin ( CNTT) nói riêng và khoa học công
nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành và lĩnh
vực của đời sống xã hội.Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, bắt kịp những thay đổi lớn của thời đại, đòi hỏi phải có nguồn
nhân lực phát triển cao, phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường…
Điều đó cho thấy giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho
việc hoàn thiện con người và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đầu tư vào chất xám sẽ là
cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của một quốc gia. Vì vậy giáo dục và đào tạo
được xem là quốc sách hàng đầu trong chủ trương, đường lối của Đảng ta. Đổi mới giáo
dục, đổi mới cách dạy, cách học đã và đang được xã hội hết sức quan tâm.
Trên thực tế,sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những khả năng
và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện CNTT vào quá trình dạy học. Việc sử
dụng có tính sư phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả
của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học.
Việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy và học phù hợp với xu thế của thời đại và
yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện CNTT vào quá trình dạy và học hiện nay
vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội, trong đó có ĐỊA LÍ.
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Các chỉ thị, quyết định
Theo chỉ thị số 29/2001/CT – BGD & ĐT ngày 30/7/2001 của bộ trưởng Bộ Giáo
Dục Đào Tạo về việc tăng cường dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả
các môn học” .
Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin
học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn
mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” .
Các thầy cô chúng ta đã tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng
bằng PowerPoint khắc phục được nhiều bất cập trong giảng dạy. Giáo án điện tử khác với
giáo án truyền thống là giáo án được xây dựng bằng CNTT được kết hợp giữa kênh hình
và kênh chữ, có tạo hình ảnh, màu sắc, âm thanh,video,hiệu ứng sống động hấp dẫn hơn.
Nhờ có CNTT giúp bài giảng được nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn hơn. Học sinh được
kích thích trí tuệ, tiếp thu bài nhanh và cũng nhớ lâu hơn.
2. Vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học môn Địa lí THPT
68
Cho đến nay, phải nói rằng không một ai nghi ngờ về vai trò to lớn và những tác
dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục, việc ứng dụng
CNTT trên thực tế cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy
học, nhất là về PPDH. Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa
được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy
học phù hợp và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới
PPDH bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại.
Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi
thông tin. Giáo viên có thể khai thác mạng Internet cập nhật thông tin nhanh chóng và thiết kế
bài giảng sinh động hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết đối với giáo viên giảng
dạy bộ môn Địa lí, bởi đặc trưng Địa lí đặc biệt là những vấn đề KT – XH liên tục chuyển biến
và đa dạng, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng xuất phát từ đặc trưng của bộ
môn.
Ứng dụng CNTT còn giúp giáo viên soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học
có hiệu quả. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng
điện tử, giáo viên có thể cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình, trình bày đề cương bài
giảng gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện. Khi sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp giáo viên
tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, thay vào đó, giáo viên có điều kiện tốt
hơn để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính năng động tích cực và sự
say mê, hứng thú của học sinh trong học tập.
Đồng thời trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học
sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động. “Một hình ảnh, một
đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”, vì vậy đối với bài giảng có phim, hình ảnh
thực tế mô phỏng hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự thích thú say mê học tập của HS, lớp học
sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Trên thực tế, bài giảng điện tử có thể được viết dưới nhiều ngôn ngữ lập trình tùy
theo khả năng của người lập trình hoặc có thể dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có
như PowerPoint, đây là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử đơn giản nhất, phù hợp với
các giáo viên, giảng viên giảng dạy các bộ môn không chuyên về CNTT như môn
ĐỊA LÍ. Chương trình này dễ sử dụng, giáo viên có thể tự nghiên cứu để thực hiện.
3. Mô hình Địa lí.
Mô hình ĐL là hình thức mô tả cấu tạo hay hoạt động của các đồi tượng ĐL. Đây là
hình thức đơn giản hóa các đối tượng ĐL bằng hình ảnh theo một ngôn ngữ hết sức ngắn gọn,
dễ hiểu nhằm thay thế cho các ngôn ngữ trừu tượng, khó hiểu hay các đối tượng ĐL không thể
diễn đạt bằng lời hoặc quá dài dòng; cũng như các đối tượng khó quan sát thực tế bên ngoài.
Mô hình động là việc thiết kế cho các đối tượng ĐL chuyển động như thực tế hay diễn
tả sự tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng cũng như sự di chuyển của các đối tượng địa lí.
4. Phần mềm Power poin
Microsoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một ứng dụng trình diễn do hãng
Microsoft phát triển. PowerPoint là một phần của gói ứng dụng văn phòng Microsoft
Office. Nó có thể cài đặt và sử dụng được trên máy tính. Phần mềm Microsoft
69
PowerPoint cho phép bạn tạo dựng những Slide (lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông
điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài
giảng điện tử, thuyết trình, thậm chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn
ảnh. Đối thủ chính của PowerPoint là Adobe Flash, nhưng PowerPoint thì cực kỳ dễ sử
dụng và hiệu chỉnh.
Ngoài việc cho phép thiết kế các dạng văn bản thông thường, power poin còn có
thể cho phép người dung đưa hình ảnh, âm thanh, màu sắc, đoạn video, hình động,…
trong bài trình chiếu.
III. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG POWER POIN TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN
ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo
ngành và chính quyền các địa phương, sự hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Địa lí.
Nhà trường đã trang bị máy tính có kết nối mạng internet để giáo viên có thể sử dụng
hoặc truy cập Internet nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy Địa lí đạt hiệu quả cao hơn.
Đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có thức tự nghiên cứu,
học hỏi để nâng cao trình độ tin học cũng như chuyên môn nghiệp vụ cao hơn. Chính vì
thế việc ứng dụng PP trong thiết kế bài giảng Địa lí trở nên quen thuộc và gần gủi đối với
giáo viên trong giảng dạy. Hầu hết giáo viên trong tổ cũng đã tự trang bị cho mình máy vi
tính, các thiết bị CNTT phục vụ cho công tác giảng dạy.
PP được sử dụng hầu hết trong các tiết dạy có sử dụng máy vi tính và trình chiếu,
nhờ vậy mà tiết dạy trở nên sinh động, đỡ khô khan, nhàm chán và mang lại hiệu quả cao
hơn. Đồng thời tiết kiệm hơn cho giáo viên về thời gian và lời nói.
2. Khó khăn:
Tuy nhiên, để việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách đồng bộ hiện hiện gặp
rất nhiều khó khăn:
Điều kiện nhà trường còn khó khăn, chưa có phòng bộ môn riêng cho từng môn học.
Các thiết bị ứng dụng CNTT chưa nhiều, trình độ tin học của nhiều giáo viên còn yếu và
không đồng đều, nhất là đối với giáo viên nữ ở ngoài 40 tuổi.
Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có một loại giáo trình hay tài liệu nào dùng để
hướng dẫn sinh viên các trường sư phạm hoặc GV phổ thông về việc ứng dụng CNTT
như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.Đồng thới các lớp bồi dưỡng về CNTT
còn ít và chất lượng chưa cao nên rất khó khăn cho GV trong việc học tập nâng cao trình
độ tin học.
Thường thì khi gặp các trở ngại như thiếu thiết bị hay các thiết bị phải di chuyển từ
phòng này sang phòng khác, mất nhiều thời gian nên giáo viên sẽ phải dạy "chay" dẫn đến
tốn thời gian và chất lượng giờ học không cao.
Giáo viên mới chỉ sử dụng PP trong các giờ hội giảng các cấp, hay trong các tiết có
thanh tra hoặc dự giờ. Như vậy, việc ứng dụng PP vào thiết kế và giảng dạy Địa lí mới chỉ
mang hình thức là đối phó và chưa mang lại hiệu quả cao.
Đồng thời, trong các tiết dạy có sử dụng PP vẫn có những quan điểm chưa đúng, hay
70
quá lạm dụng PP, vì vậy giáo viên đã biến giờ học thành giờ biểu diễn trình độ tin học
của thầy như việc sử dụng các hiệu ứng, các font chữ...không cần thiết hay quá màu mè
làm học sinh mất tập trung vào nội dung bài học. Một số giáo viên sử dụng PP như một
dụng cụ thay thế phấn trắng bảng đen… tất cả những điều này chỉ kích thích được hứng
thú của học sinh ở những nơi chưa có điều kiện tiếp xúc với tin học trong một vài tiết học
đầu tiên, còn sau đó học sinh thấy nhàm chán và lười tư duy.
Như vậy, việc ứng dụng PP chưa mang lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức
cho học sinh là chủ thể mà chỉ mới nhằm mang lại thuận lợi cho giáo viên nhiều hơn.
IV. BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG POWER POIN TRONG THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỊA LÍ
Phần mềm PP có rất nhiều ứng dụng tiện ích cho việc thiết kế các bài giảng Địa lí. Nhưng
với thời lượng cho phép và trình độ tin học còn hạn chế của bản than, nên tôi xin trình bày một
trong số những ứng dụng của PP. Đó là việc sử dụng các hiệu ứng tùy chỉnh trong PP để thiết kế
một số mô hình Địa lí trong các bài học địa lí tự nhiên đại cương.
Để thay thế các hình ảnh khô khan trong sách giáo khoa, để thay thế các lời giảng dài
dòng khó hiểu của giáo viên hoặc của những kiến thức trừu tượng và đặc biệt là để tránh cách
thụ động tiếp thu kiến thức của học sinh…Giáo viên nên biến những kiến thức khô khan thành
những mô hình sinh động sẽ tạo hứng thú cho học sinh và để tiết kiệm thời gian và lời nói của
giáo viên nhưng vẫn mang lại cao trong việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức.
Các mô hình động thường được thiết kế bằng phần mềm flash. Với những tính
năng ưu việt của nó thì flash sẽ giúp cho người sử dụng có thể phát huy hết ý tưởng của
mình. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không biết sử dụng flash nhưng vẫn muốn thiết
kế những mô hình theo ý tưởng của mình. Vậy có thể làm được hay không?
Qua một thời gian tìm hiểu và thực hành chúng tôi xin giới thiệu việc ứng dụng Power
poin trong việc thiết kế một số mô hình địa lý trong các bài học địa lí tự nhiên đại cương:
-Mô hình các vành đai thực vật theo độ cao ở núi Anpơ

-Mô hình Hệ Mặt Trời


-Mô hình hoạt động của âu tàu
-Mô hình vách biển và bậc thềm sóng vỗ
-Mô hình địa hào và địa lũy
Mặc dù những tính năng động không chuẩn bằng flash nhưng theo tôi nó vẫn có thể sử
dụng rất tốt.
71
1.Ưu điểm.
- Mặc dù hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng cho việc thiết kế mô hình Địa lí trên thị
trường (flash), nhưng việc sử dụng Power poin là rất cần thiết và mang lại hiệu quả tương đối
cao.
- Power poin đã rất quen thuộc với đa số giáo viên nên việc sử dụng sẽ rất thuận lợi
đồng thời việc tạo các hiệu ứng trong Power poin cũng rất đơn giản, dễ làm, dễ nhớ., c òn
Flash thì chỉ dành cho người dùng hiểu biết về nó
- Power poin có những hiệu ứng không thua kém các phần mềm tin học chuyên nghiệp khác. Nếu
biết vận dụng tốt để thiết kế mô hình địa lí thì hiệu quả cũng không thua những phần mềm khác.
- Khi muốn thêm chuyển động cho vật thể, chỉ cần thêm vào thông qua các chuyển động
sẵn có, hoặc có thể sáng tạo thêm các chuyển động mới.
- Không mất nhiều thời gian trong việc thiết kế.
2.Nhược điểm.
- Những hiệu ứng trong Power poin không được mềm mại và linh động như các phần mềm khác.
- Để tạo các mô hình địa lí đòi hỏi giáo viên phải có một trình độ tin học tương đối và
sử dụng thành thạo một số chức năng trong Power poin.
- Phải có sự tỉ mĩ và có một sự sắp xếp một cách logic và khoa học để trình bày ý tưởng
của người giáo viên lên mô hình.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học và công nghệ. Sự chuẩn
bị nguồn nhân lực cho thời kỳ mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng đại của
toàn xã hội và của ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Muốn theo kịp với các nước tiên
tiến, đón đầu sự phát triển đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách đồng bộ: chương trình,
SGK, kiểm tra đánh giá và đặc biệt là cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
Sự ra đời của PP mới bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải có ý thức và
quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có thể đạt hiệu quả cao.
Áp dụng phương pháp giảng dạy mới, đòi hỏi giáo viên phải dành thời gian đầu tư
vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng,
máy chiếu đa vật thể, Projector , băng hình, tranh ảnh trong giảng dạy bộ môn ĐỊA LÍ là
con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lên gấp bội.
2. Khuyến nghị
- Trong điều kiện cho phép của nhà trường tăng thêm một số phòng chức năng để dạy
CNTT hay trang bị nhiều máy chiếu.
- Đối với tổ bộ môn nên xây dựng hoàn thiện mô hình ĐL chung để ứng dụng trong các tiết dạy .

72
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK

Giáo viên: Nguyễn Thành Huế


Tổ Thể dục – Quốc phòng –Trường THPT Hòa Bình
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
- Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT
vào các lĩnh vực là điều tất yếu. CNTT là công nghệ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới
phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung và
môn GDQP - AN nói riêng. Có CNTT mà sự sáng tạo trong việc chuẩn bị các tiết dạy
phong phú, đang dạng, khai thác có hiệu quả các thông tin trên mạng Interrnet tích hợp
nghe, nhìn làm cho bài giảng phong phú đạt kết quả cao
- Ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung là yêu cầu cấp thiết, có tác dụng mạnh
mẽ đối với mục tiêu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học, là phương tiện hữu ích
giúp cho giáo viên sáng tạo lựa chọn những hình thức đổi mới dạy học cho phù hợp với
đối tượng. Áp dụng CNTT là để khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện cho học
sinh nếp tự duy sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh các kiến thức, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học.
- Đặc điểm của môn GDQP - AN là giảng dạy lý thuyết xen lẫn các nội dung học
thực hành, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh họa bằng hình ảnh trực quan giúp cho người
học dễ dàng nhận biết hình dung vị trí địa lý, các đường biên giới quốc gia trên đất liền,
trên biển, các đảo và các quần đảo, biết xác định chủ quyền biên giới quốc gia Việt
Nam...đồng thời nhận biết về các loại vũ khí trang bị, cấu tạo của súng, đạn, lựu đạn và chuyển
động gây nổ hay phương pháp ngắm bắn được minh họa rõ ràng cụ thể, giúp cho người học
nhanh chóng nhận biết và áp dụng thực tế khi tiến hành tập luyện ngoài thao trường.
- Ứng dụng CNTT đối với các môn học khác là điều không mới, đối với môn
GDQP đây là môn học mới được đưa vào chương trình chính khóa, môn học xen kẽ giữa
lý thuyết và thực hành liên quan nhiều đến các kiến thức địa lý, y học, lịch sử truyền
thống… như việc xác định đường biên giới giữa các quốc gia, đường biên giới trên
biển…các kiến thức về cấp cứu chuyển thương, lịch sử truyền thống quân đội nhân dân
Việt Nam…Đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo ngắn hạn
và tham gia giảng dạy GDQP, nên việc tiếp cận với CNTT còn nhiều hạn chế, phương
pháp giảng dạy lý thuyết còn khiêm tốn đã chưa phát huy hết hiệu quả ứng dụng CNTT
vào giảng, vì vậy tiết học còn khô khan, thiếu tính hấp dẫn, chưa tạo được sự hứng thú
trong học tập. Đặc biệt hệ thống tranh ảnh môn GDQP còn thiếu thốn nên chưa đáp ứng
các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. do đó mà chất lượng hiệu quả của môn học
chưa đáp ứng như mong muốn.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Ứng dụng công CNTT vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng
AK”
2. Mục đích
- Khai thác thông tin, thiết kế bài giảng nhằm giúp học sinh có hình ảnh trực quan
sinh động, nhanh chóng nhận biết vận dung, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn
73
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Làm cho học là một quá
trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình
thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
3. Đối tượng
- Học sinh K11
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK
4. Giả thiết khoa học
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn GDQP - AN bước đầu cũng đã được triển
khai song còn khiêm tốn, chưa phổ biến, sâu rộng. Nếu giáo viên giảng dạy tích cực tự
học tự bồi dưỡng, say mê nghiên cứu, tâm huyết với nghề, có những biện pháp tổ chức
ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả giáo dục là cơ sở để đưa chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng tốt hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp điều tra đánh giá
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp đối chiếu kết quả so sánh
6. Cơ sở, phạm vi
- Khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế cao
- Chương trình GDQP - AN khối 11
PHẦN THỨ HAI
Quá trình nghiên cứu
CHƯƠNG I Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
- CNTT sẽ thay đổi một cách căn bản nền giáo dục thế giới
- Các môn học được giảng dạy bằng CNTT sẽ mang lại hiệu quả trong công tác giảng dạy
- Đối với môn GDQP - AN cũng như các môn học khác là môn học đòi hỏi tính hệ
thống, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh hoạ bằng các hình ảnh trực quan, giúp người
học hình dung được về vũ khí trang bị, các kỹ thuật động tác cơ bản, cấu tạo và chuyển
động của các loại súng… CNTT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
của quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của người học
2. Cơ sở lý luận
- PP giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Phù hợp với đặc điểm đối tượng, môn học
- Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Phương pháp là linh hồn của một nội dung, người thầy phải biết biến các nội
dung phức tạp thành những những cái đơn giản, biết khơi gợi cho học sinh nhanh chóng
nhận biết và hiểu bài một cách nhanh chóng và sâu sắc nhất, đồng thời tối ưu khả năng
của người học.

74
- Giảng dạy môn GDQP - AN là quá trình dạy học mang tính đặc thù nhằm trang bị cho
học sinh kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước.
- Những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng
cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động
viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về các quan điểm của Đảng
về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu
tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với cách
mạng Việt Nam trong tình hình mới
- Học sinh hiểu biết và vận dụng thành thục thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết,
biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên AK
- Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, xây dựng tác phong
nhanh nhẹn, hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng.
3. Cơ sở thực tiễn
- Truyền thông đa phương tiện là gì? (Multimedia) là media và nội dung mà sử dụng
kết hợp những dạng nội dung khác nhau. Thuật ngữ này được sử dụng tương phản với media
mà nó chỉ sử dụng dạng truyền thống là in ấn hoặc văn bản viết tay. Multimedia bao gồm tổ
hợp văn bản, audio, hình ảnh, hoạt hình, video, và những nội dung mang tính tương tác.
- Ngày nay multimedia không thể thiếu đối với mọi người, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực
- Giáo viên: Một bộ phận giáo viên coi đây là một môn phụ nên ít quan tâm, chưa động
viên khích lệ tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cách tiếp cận
CNTT trong giảng dạy còn hạn chế, cũng chính vì vậy việc khai thác, tìm tòi thông tin để
thiết kế bài giảng chưa trở nên phổ biến
- Cơ sở vật chất: Môn GDQP – AN là môn học liên quan nhiều đến các loại tranh
ảnh kỹ thuật như súng, đạn, lựu đạn, các mô hình học cụ khác, các loại bản đồ... song
hiện tại các các mô hình học cụ trên phần thì còn thiếu, không đáp ứng được các yêu cầu,
các phòng học máy chiếu còn hạn chế, số lượng máy chiếu có hạn
- Để đạt được hiệu quả trong giảng dạy GDQP – AN việc vận dụng CNTT sẽ tối ưu
hóa và đáp ứng được mọi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục được hiện
tượng thiếu các loại đồ dùng trực quan sinh động, tạo nên sự hứng thú trong học tập, khắc
sâu được kiến thức cho người học. Từ đó xây dựng được niềm tin tỉnh cảm của học sinh
đối với môn học đồng thời học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, trách nhiệm của công dân
về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lòng tự hào dân tộc biết chân trọng
truyền thống, có thái độ nghiêm túc với sự nghiệp bảo vệ chủ quyên biên giới quốc gia,
bảo vệ biển đảo, có kiến thức quân sự cơ bản săn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
CHƯƠNG 2 :Các giải pháp thực hiện
1. Giới thiệu súng AK
a. Ứng dụng CNTT thiết kế các bộ phận của súng
- Giảng dạy bằng phương pháp thông thường buộc giáo viên phải tháo từng bộ
phận của súng để giới thiệu, trong đó có nhiều chi tiết của súng không thể tháo rời, hoặc

75
các chi tiết của bộ phận trên súng rất nhỏ khó khăn cho việc quan sát của học sinh nên sự
nhận biết thiếu rõ ràng và chưa tạo ra sự hứng thú cho học sinh học tập.
- Thiết kế nội dung trình chiếu powerpoint để giới thiệu các bộ phận chính của
súng AK, vừa giúp học sinh quan sát được rõ các bộ phận.
- Đồng bộ của súng: Dây súng, túi đựng hộp tiêp đạn, đầu để bắn đạn hơi, thông
nòng, ống đựng phụ tùng và hộp phụ tùng các loại.
- Các phần mềm chuyên đồ họa: Flash, Photoshop, Corel,..
* Nòng súng * Bộ phận ngắm

* Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng * Bệ khoá nòng và thoi đẩy

* Khóa nòng * Bộ phận cò

* Bộ phận đẩy về. * Ống dẫn thoi và ốp lót tay

* Báng súng và tay cầm * Hộp tiếp đạn

* Lê:

b. Ứng dụng CNTT thiết kế, cấu tạo của đạn


- Ứng dụng CNTT khai thác đầy đủ các thiết bị dạy học, kết hợp với hình ảnh, hiệu
ứng đa chiều, kết hợp âm thanh và dễ dàng tìm kiếm nhiều các tư liệu giúp cho việc thiết
kế bài dạy phong phú, đang dạng và hiệu quả, tạo sự hứng thú cho học sinh
- Các phần mềm chuyên đồ họa: Flash, Photoshop, Corel,..

76
Đầu đạn
Vỏ đạn

Thuốc phóng

Hạt lửa
Đạn xuyên cháy (đen) Đạn thường

Đạn cháy (đỏ)

Đạn vạch đường (xanh)

c. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn


- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo bệ khóa nòng về sau, buông ra
để lên đạn.
- Giáo viên thiết kế bài giảng trên powerpoint, đưa bản plat các nguyên lý chuyển
động của súng khi bắn để học sinh quan sát, giáo viên chỉ cho học sinh nhận biết cách nạp
đạn vào buồng đạn, khi bóp có búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ
đẩy đầu đạn vào nòng súng.
- Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí
thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy
bệ khóa nòng và khóa nòng lùi, hất vỏ đạn ra ngoài.
- Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng và khoá
nòng tiến, đưa viên đạn tiếp theo vào buồng đạn
- Các phần mềm trình chiếu: powerpoint, wmp,…
d. Cách lắp và tháo đạn
* Lắp đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang
trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa
tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp
tiếp đạn.
* Tháo đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay
phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.
2. Ứng dụng CNTT thiết kế nội dung giảng dạy bằng powerpoit
- Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa
với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo
hứng thú nơi học sinh. Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng
dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt hiệu quả trong giảng dạy môn GDQP - AN
giáo viên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh
so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, để có được một tiết học với 45
phút như vậy, người giáo viên phải tâm huyết, say mê sáng tạo tìm tòi, có những ý tưởng
độc đáo nhằm thiết kế một bài giảng đạt mức chuẩn, sinh động, kích thích được học sinh
77
vào hoạt động nhận thức một cách chủ động thì giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng
bài giảng, phải thiết kế hình ảnh, các đoạn clip, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp
trong bài giảng, phải đảm bảo qui trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa
phương tiện theo mô hình của bài giảng dưới đây.
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
- Kiến Thức: Nhận biết được súng AK, biết được tính năng cấu tạo và nguyên lý
chuyển động của súng
- Kỹ Năng: Biết tháo lắp bảo quản súng,
- Thái độ: Rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, nâng cao trình độ và hiểu biết về súng AK
* Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức
- Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn cần phải đọc
thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy
- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại
cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó rõ
thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài.
- Xác định trọng tâm kiến thức bài học: Nhận biết súng tiểu liên AK, các bộ phận
chính của súng, cấu tạo tính năng của đạn, nguyên lý chuyển động của súng. Biết cách
tháo lắp và bảo quản giữ gìn vũ khí trang bị
- Các loại tranh, ảnh, hình vẽ về súng AK, các bộ phận chính của súng, các đoạn clip về
chuyển động của súng khi bắn, cách ứng dụng thực tế của súng AK trong chiến đấu
* Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học.
- Xác định cấu trúc của kịch bản
+ Xác định các bước của quá trình dạy học
+ Quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác
+ Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động
+ Lắp ghép tiến trình dạy học
+ Chuẩn bị kho tư liệu cần thiết cho giáo án: hình ảnh, trang web,…
* Bước 4: Xác định tư liệu cho các hoạt động
- Phim, ảnh, hoạt cảnh…
- Tìm kiếm tư liệu
- Xử lý tư liệu
- Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động
* Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học
- Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp
- Cài đặt (số hóa) nội dung
- Tạo hiệu ứng, tương tác, liên kết
* Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện
+ Trình diễn thử
+ Soát lỗi
+ Kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần
+ Chỉnh sửa
+ Hoàn thiện
78
+ Đóng gói
3. Kết luận vấn đề
- Môn GDQP - AN là môn học đặc thù vừa có lí thuyết, vừa có thực hành, vừa giáo
dục tư tưởng, vừa giáo dục thể chất. Vì vậy học sinh phải biết vân dụng kiến thức đó vào
thực tế.
- Giáo viên phải năng động, sáng tạo khơi gợi để học sinh phát huy tính chủ động
sáng tạo trong học tập, tạo cho tiết dạy không khi sôi nổi tránh khô khan, căng thẳng.
PHẦN THỨ BA
Kết luận và kiến nghị
1. KẾT LUẬN
- Ứng dụng CNTT để giảng dạy môn GDQP - AN đã mang lại hiệu quả rõ rệt bởi
tính ưu việt của nó qua việc thiết kế bài giảng đã cùng một lúc đã sử dụng nhiều kênh
thông tinh khác nhau giúp cho học sinh nhanh chóng nhận biết, hiểu và vận dụng vào
thực tế bài học. Như vậy ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQP -
AN theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, đã tạo
cho học sinh có năng lực tự học, khả năng thực hành, kích thích lòng ham mê học tập và
ý chí vươn lên, loại bỏ thói quen học tập thụ động.
- Thiết kế bài dạy bằng CNTT theo hướng đổi mới làm tăng tính hiệu quả học tập
và hợp tác giữa các cá nhân, nhất là lúc giải quyết những vấn đề tư duy trìu tượng, những
kiến thức liên quan đến thực hành cần học sinh nắm rõ, hiểu sâu do vậy ứng dụng công
nghệ thông tin đã kết hợp cả phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại gắn
với nhiều hình thức tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, học ở trong lớp,
ngoài lớp, trong trường hay liên hệ thực tế ngoài thao trường, bãi tập có liên quan đến nội
dung bài học.
- Tuy nhiên soạn giảng theo hướng đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy môn GDQP - AN đã mang lại hiệu quả thiết thực, xong việc soạn giảng để đáp
ứng yêu cầu bài giảng cũng cần sự nỗ lực tự học học tự bồi dưỡng của giáo viên đó là sử
dụng công nghệ thông tin thành thạo, biến vận dụng để khai thác có hiệu quả về hình ảnh,
âm thanh,… phù hợp từ mạng Internet và biết cắt hình ảnh, các đoạn clip có tác dụng
minh họa sinh động, vừa đủ đáp ứng yêu cầu bài giảng là công việc mất nhiều thời gian,
công sức đòi hỏi giáo viên cần tâm huyết với nghề sẽ đạt được hiệu quả cao.
2. KIẾN NGHỊ
- Nhà trường cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn: phòng, nghe nhìn, bản đồ,…
- Giáo viên bộ môn cần đầu tư thời gian, công sức, tìm tòi để nâng cao tay nghề

79

You might also like