You are on page 1of 4

Bài tập thực hành cá nhân

Tuần 3

1. Phân tích nhu cầu phát triển 1 chương trình/nội dung đào tạo theo khung
phân tích ở mục 2.2.1.1
Trong quá trình phát triển chương trình một khóa học bậc học cũng như chương trình
của một môn học việc đầu tiên mà các nhà giáo dục cần làm là phân tích nhu cầu.
1.1. Nhu cầu phát triển chương trình bậc học, khóa học.
a. Xu thế phát triển của xã hội nói chung:
- Việt Nam đang hội nhập với thế giới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, khoa
học công nghệ có những bước tiến bộ nhảy vọt, tri thức nhân loại đang tăng lên theo
cấp số nhân và với sự hỗ trợ của internet trở thành tài sản chung, nhiều vấn đề mang
tính toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các nước.
- Tình hình chính trị trong nước ổn định các giá trị văn hóa tinh thần được giữ gìn và
phát huy.
- Kinh tế Việt Nam được thừa nhận có tính thị trường đầy đủ
- Kinh tế tăng trưởng cao nhưng vẫn còn các yếu tố gây bất ổn
- Nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo ngày càng lớn
- Nhu cầu học Đại học trong thanh niên ngày càng cao
- Giáo dục Đại học chuyên nghiệp, dạy nghề bước đầu được vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN.
- Các nghị quyết đổi mới bắt đầu phát huy tác dụng.
b. Trình độ phát triển của công nghệ nói chung, CNTT&TT nói riêng, khả năng sử
dụng thành tựu của CNTT&TT vào đào tạo, nghiên cứu ngành học:
- máy tính, laptop, máy tính kết nối mạng truy cập internet, các phần mềm học tập, thí
nghiệm ảo, các phần mềm xử lý số liệu, vv
- các nguồn dữ liệu mở
- bảng thông minh kết nối máy tính
- các thiết bị khác
c. Xu thế phát triển của ngành học/ bậc học:
- tính liên ngành
- những công nghệ được sử dụng trong ngành
-các công trình nghiên cứu mới nhất
d. Đặc điểm về người học trong xã hội đương đại được nghiên cứu trong các lĩnh vực
sau:
- nhu cầu về ngành học
- nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp
- nhu cầu phát triển cá nhân, liên nhân cách
- nhu cầu rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao
- nhu cầu rèn luyện các kỹ năng hàn lâm cơ bản
- nhu cầu về các giá trị Khoa học Xã hội nhân văn và tự nhiên
1.2 Nhu cầu phát triển chương trình một môn học
Để phát triển chương trình môn học, việc phân tích nhu cầu nhằm tới các đối tượng
sau:
a) Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả CTGD
Mỗi môn học là một bộ phận cấu thành hướng tới chuẩn đầu ra của cả chương trình.
Những mối quan hệ giữa môn học với các môn học khác trong CTGD, với các hoạt
động của người học trong và ngoài lớp học được hoạch định càng chặt chẽ, khoa học
bao nhiêu thì hoạt động giảng dạy, học tập càng có hiệu quả bấy nhiêu. Do vậy, khi
thiết kế chương trình một môn học, việc quan trọng là phải nghiên cứu mối quan hệ
của nó với các môn học khác trong chương trình của cả bậc học.
Để làm việc này, GV phải nghiên cứu chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kĩ năng
của môn học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các loại; đồng thời tìm hiểu các môn
học gần gũi có khả năng hỗ trợ học tốt môn học (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
công dân; Toán, Lí, Hoá, Sinh,...). Quá trình nghiên cứu sẽ giúp GV trả lời các câu hỏi
sau:
– Để học tốt môn học, người học cần những kiến thức, kĩ năng gì đã học trước đó?
– Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với các môn khác (liên môn)?
– Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với mục tiêu giáo dục (mục tiêu
thái độ)?
– Sau khi học xong môn học, người học có thể có những kiến thức, kĩ năng, thái độ
như thế nào?
– Người học có thể dùng những kiến thức, kĩ năng ấy để làm gì khi học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động?
Những thông tin này giúp nhà thiết kế chương trình xác định được vị trí của môn học
trong cả chương trình của một bậc học, mối quan hệ của môn học với chính bản thân
nó nhưng ở các lớp dưới và trên nó, với các môn học khác. Và điều quan trọng hơn là
giúp xác định được những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng để có thể học lên hay
đi vào cuộc sống lao động.
b) Những thông tin về người học
Một môn học được dạy học thành công, có hiệu quả khi người thiết kế có đầy đủ
thông tin về người học.
– Kiến thức trước khi bắt đầu môn học
Việc tìm hiểu, phân tích kiến thức nền của người học đủ để tiếpthu môn học mới là rất
cần thiết trước khi dạy môn học cũng như thiết kế một môn học mới. Bắt đầu một môn
học bằng những kiến thức quá xa lạ, hoặc bằng những kiến thức mà đa số người học
đã biết đều gây hậu quả xấu như nhau, hoặc hoang mang, lo sợ hoặc thất vọng, chán
nản.
Nếu có đầy đủ các thông tin về kiến thức đầu vào của người học, GV sẽ có chiến lược
phù hợp trong việc thiết kế chương trình môn học, hoặc sẽ có kế hoạch dạy học môn
học phù hợp nhất với một đối tượng cụ thể.
– Thái độ
Thái độ của người học đối với một môn học cụ thể có thể ảnh hưởng tới kết quả học
tập của họ. Do vậy, nhất thiết phải xem xét thái độ của người học khi thiết kế một
khóa học để có các biện pháp thay đổi thái độ tiêu cực, tác động đến sự hứng thú,
nhiệt tỉnh của HS với môn học. Bổ sung các tài liệu mới, bổ ích, GV nhiệt tình với
HS, với môn học là những biện pháp có tác động tốt, giúp HS phát triển thái độ tích
cực đối với môn học.
– Những mong đợi của người học đối với môn học
Tìm hiểu những mong đợi của HS đối với môn học sẽ giúp GV hoặc người thiết kế
điều chỉnh nội dung môn học nếu có thể, hoặc sẽ có những biện pháp phù hợp để điều
chỉnh những mong đợi của họ.
c) Tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao
động nghề nghiệp
d) Bối cảnh dạy học
– Đặc điểm kinh tế – xã hội địa phương nơi trường đóng.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học môn học hiện có trong nhà trường.
Mục đích: tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức môn học với đặc điểm của địa
phương, cũng như các điều kiện dạy học có thể sử dụng trong quá tnh dạy môn học.
e) Những ưu tiên của cơ sở đào tạo
Mỗi cơ sở đào tạo đều phải gắn với một cộng đồng và đều có những ưu tiên đào tạo
đặc thù của cơ sở đó. Trong trường hợp này, những đặc điểm riêng của nhà trường sẽ
có ảnh hưởng nhất định đối với việc xác định mục đích, mục tiêu của một CTGD,
chính sách tuyển sinh, v.v.
Kết quả của quá trình phân tích nhu cầu là cơ sở để xác định mục đích, mục tiêu của
giáo dục và của CTGD.
2. Phân tích nhu cầu phát triển 1 chương trình giáo dục phổ thông/CT môn học
hoặc CT hoạt động giáo dục theo khung phân tích ở mục 2.2.1.2
VẬN DỤNG: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
2.1. Xu thế phát triển của xã hội
- Giáo dục đại học, chuyên nghiệp, dạy nghề bước đầu được vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN.
- Nghị quyết Đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống giáo dục đại học Việt Nam của
Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng.
- Nghị quyết 29 – NQ/TW bắt đầu đi vào cuộc sống. -
=> Bắt đầu hình thành những đặc trưng của một xã hội học tập, nơi con người được
tạo điều kiện học tập suốt đời
- Kéo theo đó là xu thế phát triển của giáo dục trong sự phát triển của xã hội là hướng
tới nền giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi cách. Giáo viên được đào tạo để trở
thành nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức.
2.2. Trình độ phát triển của công nghệ nói chung, CNTT&TT nói riêng, khả
năng sử dụng thành tựu của CNTT&TT vào đào tạo, nghiên cứu ngành học
- Sử dụng vẫn thiếu linh hoạt, còn rời rạc đơn điệu.
- Bước đầu biết phát huy thế mạnh của CNTT nhưng vẫn chưa phát huy được tính tích
cực, chủ động của người học
2.3. Xu thế phát triển của ngành học
- Đảng và Nhà nước vẫn luôn không ngừng quan tâm đến chất lượng của việc đào tạo
hệ Sư phạm nói chung và Sư phạm Ngữ văn nói riêng
- Ngữ văn là một trong những môn học bắt buộc tại nhà trường phổ thông, đặc biệt là
môn thi bắt buộc đối với kì thi vào 10.
- Hiện nay cơ hội việc làm của ngành Sư phạm Ngữ văn cũng đa dạng, phong phú
hơn: không chỉ làm nhà giáo mà có thể làm việc tại các vị trí như biên tập viên,
chuyên viên giáo dục,...
2.4. Đặc điểm về người học trong xã hội đương đại được nghiên cứu trong các
lĩnh vực sau
- Nhu cầu về ngành học: tồn tại nhu cầu lớn về nhân lực
- Nhu cầu về kĩ năng nghề nghiệp: cần trang bị đầy đủ về kiến thức chuyên môn Ngữ
văn và kĩ năng giáo dục để đủ năng lực giảng dạy
- Nhu cầu phát triển cá nhân, liên nhân cách: vừa phát triển năng lực (thông thạo
CNTT, ngoại ngữ,...) vừa phát triển phẩm chất nhân cách của người làm nhà giáo
(lòng yêu nghề, sự trách nhiệm,...)
- Nhu cầu rèn luyện các kĩ năng hàn lâm cơ bản: Những kỹ năng và kiến thức tư duy,
nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
- Nhu cầu về các giá trị khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên: Góp phần xây dựng,
phát triển xã hội; Cống hiến thêm vào thành quả nghiên cứu liên quan đến ngành Sư
phạm: các công trình nghiên cứu, các phát minh liên quan đến chương trình giáo dục
và cơ sở vật chất giáo dục

You might also like