You are on page 1of 7

PHÒNG GD – ĐT LÂM HÀ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

TRƯỜNG THCS TÂN HÀ NĂM HỌC: 2021– 2022

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN


Năm học: 2021 - 2022

Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Thảo


Đơn vị: Trường THCS Tân Hà.

Câu 1: Nêu các yếu tố đầu vào trong công nghệ dạy học THCS?

Điều kiện cần cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, đảm bảo sự thành công của
giáo dục chính là các yếu tố đầu vào với những tiêu chuẩn cụ thể trong công nghệ dạy học được
thể hiện ở bảng 1. Dù tham gia trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả các yếu tố đó cũng đều có vai
trò và ý nghĩa nhất định như là điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học.
Các yếu tố đó là:
a. Về yếu tố con người:
- HS - nhân vật trung tâm của nhà trường, của mọi hoạt động giáo dục và khi chuyển từ tiểu học
lên học lởp 6, lớp đầu tiên của cấp THCS thì mọi HS, ít nhất phải đạt trình độ tối thiểu theo
chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học (trình độ phổ cập bắt buộc cấp Tiểu học). Từ cuối
những năm 90 của thế kỉ trước, trong ngành Giáo dục và cả xã hội đã dần dần tạo được sự đồng
thuận về quan điểm coi HS là nhân vật trung tâm của nhà trường, cũng như từ khi có phong trào
thi đua Hai tốt - “Dạy tốt - Học tốt” (từ năm học 1961 - 1962) trong GV có khẩu hiệu “Tất cả vì
HS thân yêu”.
Quan điểm này có thể hiểu như sau:
HS là nhân vật trung tâm của nhà trường vì HS là mục tiêu giáo dục (mục tiêu khái quát được ghi
trong Luật Giáo dục). Nhà trường là đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo đục HS theo mục tiêu
giáo dục. GV là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS, người giữ vị trí then chốt và có
vai trò có tính quyết định chất lượng giảo dục, quyết định sự thành bại cúa giáo dục.

HS như là yếu tố đầu vào, nhân vật số một của nhà trường, đầu năm học, nhà trường nên tiến
hành khảo sát trình độ của HS lớp 6 của trường, ít nhất là hai môn: Tiếng Việt và Toán. Kết quả
kháo sát là tài liệu tham khảo để GV và nhà trường có cứ liệu về yếu tố đầu vào chỉ là thông tin
dành cho GV trực tiếp dạy và ban giám hiệu, tuyệt đối không nên công bố cho HS và các bậc cha
mẹ HS biết những thông tin đó.

Các lớp khác cũng nên có sự khảo sát chất lượng và sự bàn giao giữa GV dạy năm cũ và GV mới
tiếp nhận HS mới lên lớp để GV mới có sự am hiểu biết cần thiết về HS mới của mình.

GV tuy không còn là nhân vật trung tâm theo quan niệm cũ với công nghệ dạy học 5 hước lên
lớp, nhưng vẫn là người giữ vị trí then chốt và có vai trò quan trọng có tính quyết định chất
lượng giáo dục (chất lượng dạy và học).
Để thực hiện được sứ mệnh đặc trưng nghề dạy học (trồng người) của mình, GV cho dù đạy môn
nào hoặc được phân công lầm việc gì cũng là người đại điện của nhà trường đến với HS bằng cả
nhân cách của mình.
Khác với GV tiểu học, GV THCS đến với HS không đơn tuyến, không là người chịu trách nhiệm
đầy đủ (toàn quyền) trong việc giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục đã xác định, mà cần một tập
thể (nhóm) những GV dạy các môn học khác nhau ở cùng một lớp. Họ cần cô sự thống nhất và
phối hợp trong giảng dạy, giáo dục HS.

Để hoàn thành được sứ mệnh của mình, GV luôn phải học tập, tu dưỡng, để có phẩm chất và
năng lực, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục HS theo tinh thần đổi mới. Các bậc cha mẹ là
nhân vật thứ ba trong công nghệ dạy học. Tuy họ không trực tiếp tham gia vào quá trình dạy và
học của GV và HS ở trường lớp, nhưng họ có tác động nâng cao chất lượng giáo dục con em
bằng những việc làm cụ thể, như tạo điều kiện cho con em học tập, tạo sự đồng thuận với nhà
trường về quan điểm và PPGD con em, xây dựng môi trường giáo dục gia đình lành mạnh.

Các lực lượng khác: Việc thực hiện mục tiêu giáo dục sẽ khó thành công nếu như không huy
động được nguồn lực từ các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế (các cơ sở sản xuất,
kinh doanh,..) và toàn xã hội theo định hướng xã hội hoá giáo dục.

Bản chất của xã hội hoá giáo dục là làm cho sự nghiệp giáo dục là của mọi người, làm cho mỗi
người dân dù ở cương vị nào, làm việc gì, sống ở đâu trên đất nước Việt Nam đều ý thức được
quyền được hưởng thụ giáo dục, ý thức được lợi ích của mình từ giáo dục, đồng thời cũng thấy
được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng phát triển giáo dục trong phạm vi giới
hạn cụ thể mà mình có và có thể có. Việc chung nhất mà ai cũng có thể làm là bằng hành vi, lối
sống cụ thể của mình, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, trong đó có nhà trường.

b. Mục tiêu giáo dục cụ thể:


Mục tiêu này được hiện hình rõ ở chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học, ở những yêu cầu tối
thiểu và các hoạt động giáo dục, đồng thời được sự phạm hoá thành tài liệu học tập dành cho HS
dưới dạng SGK và các tài liệu học tập khác.

Trong dạy học, mục tiêu cụ thể (chuẩn, chương trình học) là những quy định cả tính pháp quy,
Tất cả các trường và mọi GV đều phải tuân theo sách giáo khoa và các tài liệu khác, đặc biệt tài
liệu tham khảo là những tài hiệu được sử đụng hằng ngày nhưng GV có thể vận dụng sáng tạo và
có sự điều chỉnh nhỏ nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả trong những hoàn cảnh cụ thể của
trường mình, lớp mình phụ trách.

Mục tiêu giáo dục do nhà nước quy định chung cho mọi HS ở tất các địa phương trong cả nước,
theo đó là các chuẩn mực và chương trình học. Đó là những quy định có tính pháp quy, GV
không được thay đổi theo “sáng kiến” của riêng mình. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, mỗi
GV vẫn có hành lang có thể thoả mãn nhu cầu chủ động, sáng tạo trong dạy học bằng một số
biện pháp cụ thể:
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh của từng HS để có tác động sư phạm thích hợp.
- Nghiên cứu để hiểu thấu đáo về chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học mình giáng dạy, nghiên
cứu nắm vững những yêu cầu tổi thiểu các hoạt động giáo dục và các chuẩn mực hành vi đạo đức
lối sống dành cho HS.
- Tìm hiểu về thiết bị dạy học mà nhà trường có để sử dụng và có kế hoạch làm đồ dùng dạy học;
hướng dẫn HS cùng làm và chuẩn bị điều kiện để thực hành, thực nghiệm.

Những việc nêu trên đều nằm trong tầm nhìn và các điều kiện mà GV, nhà trường có thể có. Từ
xa xưa trong giáo giới đã truyền tụng cho nhau câu: “Chuẩn bị tốt là thành công một nửa”. Nghề
dạy học là nghề đậm tính khoa học, công nghệ và tinh tế nên người đời thường nói là nghề có
tính nghệ thuật.

c. Cơ sở vật chất thiết bị


Đây là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước
ta hiện nay vẫn còn có sự khác biệt nhiều giữa các trường. Xây dựng trường chuẩn quốc gia là
giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo điều kiện cho hoạt động dạy và học, trong đó có tiêu chuẩn về
cơ sở vật chất - thiết bị.

Ngoài phòng học, bàn ghế, bảng và một số điều kiện khác, ở cấp THCS không thể thiếu thư viện,
thiết bị, phòng thí nghiệm và những điều kiện thực hành khác. Những phương tiện dạy và học
này được mua sắm và tự tạo dần cùng với quá trình phát triển của nhà trường. Cơ sở vật chất
thiết bị của nhà trường cần được sử dụng, bảo quản tốt, được hoàn thiện từng bước.

Cơ sở vật chất - thiết bị tuy đã được cải thiện nhiều nhưng còn có sự cách biệt khá lớn giữa
trường đạt chuẩn quốc gia và những trường còn nhiều khó khăn, nhất là ở những trường vùng
sâu, vùng xa. Điều này cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học, ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục. Tuy cũng có những thiết bị dạy học khá tốt cung cấp đến các trường, nhưng
cũng có những trường chưa đủ điều kiện để sử dụng những thiết bị đó, nên đòi hỏi GV có sự
chuẩn bị để có phương án thay thế.

d. Các điều kiện khác:


Ngoài những yếu tố nêu trên còn một yếu tổ khác cũng không kém phần quan trọng, đó là tài
chính (cần một khoản kinh phí nhất định để mua các vật thí nghiệm hoặc tổ chức thực hành, đi
thực tế...). Môi trường giáo dục cũng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động dạy và học
trong trường học, lớp học cần có khung cảnh sư phạm, cần có ba môi trường giáo dục lành
mạnh: nhà trường, gia đình và xã hội.

Câu 2: Thiết kế giáo án dạy học tích cực và sử dụng bài giảng điện tử cần tiến hành các
bước nào? Nêu nội dung các bước?

* Thiết kế giáo án dạy học tích cực và sử dụng bài giáng điện tử.
- Thiết kế giáo án dạy học tích cực:
Thiết kế giáo án điện tử dạy học tích cực theo các bước sau:

+ Bước 1: Thiết kế giáo án điện tử dạy học tích cực nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức, quá
trình tư duy của học sinh trong quá trình dạy học theo cấu trúc sau:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Chuẩn bị các loại hình thiết bị dạy học truyền thống và thiết bị dạy học hiện đại.
- Sử dụng hệ thống các phương pháp, biện pháp phù hợp.
Thiết kế tiến trình dạy học (Giải quyết tuần tự từng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh bao gồm
các thao tác định hướng của giáo viên và thao tác thi công của học sinh cho đến khi học sinh tự
mình chiếm lĩnh tri thức mới...).
Giáo án dạy học tích cực có thể thiết kế trên các phần mềm, chẳng hạn MS. Word huặc MS.
PowerPoint. Giáo án dạy học tích cực là sự chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp.

+ Bước 2: Chọn và chắt lọc kĩ một số nội dung có thể ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông theo nguyên tắc sau:
Trong bài dạy có nội dung kiến thức mà các loại hình thiết bị dạy học truyền thống không thể
hiện được. Giáo viên và học sinh không thể tiến hành được thí nghiệm chứng minh,
thí nghiệm nghiên cứu ở trên lớp vì thí nghiệm quá nguy biểm, độc hại, đắt tiền.
Những hiện tượng tự nhiên mà học sinh không biết và không thể tiếp cận được như sóng thần,
núi lửa, sóng điện từ, cấu trúc phân tứ... Do vậy: phải sử đựng các đoạn Video Clip cho học sinh
xem trong quá trình dạy học.

+ Bước 3: Thiết kế các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng... tạo sự tương
tác giữa học sinh và máy vi tính bằng phần mềm Macromedia Flash.

+ Bước 4: Tích hợp các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng... vào các nội
dung phù hợp trong giáo án dạy học tích cực.

+ Bước 5: Đóng gói toàn bộ nội dung dữ liệu giáo án điện tử dạy học tích cực (đây là bước giáo
án dạy học tích cực đã được nhúng vào môi trường ứng dụng công nghệ thông tin).

- Thể hiện giáo án điện tử dạy học tích cực trong quá trình dạy học:

Sử dụng hiệu quả bảng tĩnh (gồm các loại bảng truyền thổng, bảng phụ) và bảng động thông qua
hệ thống dạy học đa phương tiện (máy tính kết nối với máy chiếu đa năng và màn chiếu trong
tiết dạy học tích cực).

Sử dụng tối đa và hiệu quả các loại hình thiết bị dạy học truyền thống như: tranh ảnh giáo khoa,
mô hình, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm... Sử dụng bảng tĩnh để ghi các
nội dung cần thiết, chỉ sử dụng bảng động khi có các nội dung mà bảng tĩnh không thể hiện
được. Tránh lạm dụng tràn lan công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình dạy học.

Câu 3: Thầy, cô hãy nêu giải pháp của mình về việc nâng cao chất lượng kiến thức và đạo
đức học sinh trong trường THCS Tân Hà hiện nay?

a. Xây dựng nề nếp, kỉ cương trong hoạt động học tập của học sinh:

Trong nhà trường, việc xây dựng nền nếp, kỉ cương có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ là
điều kiện để thực hiện tốt việc dạy và học trên lớp mà còn giáo dục học sinh ý thức, chấp hành tổ
chức kỉ luật góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh. Do đó cần:
- Xây dựng nội quy học sinh, triển khai sâu rộng trong giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh
ngay đầu năm học. Đặc biệt người làm thầy phải chú ý lắng nghe ý kiến của người học để nghiên
cứu và có biện pháp phát huy tài năng của học sinh và kịp thời uốn nắn giúp học sinh rèn luyện
phát triển đúng đắn hơn.

- Giáo viên tìm hiểu tâm lí của học sinh, tìm hiểu về khả năng và nhu cầu của từng em để có biện
pháp giáo dục đạo đức, có biện pháp giúp đỡ sự rèn luyện của họ sinh. Tổ chức thi đua theo tổ,
cá nhân học sinh về học tập, về lao động vệ sinh, về thực hiện nền nếp, thực hiện phong trào giúp
bạn vượt khó,..tổ chức bình chọn học sinh gương mẫu, tổ tiên tiến,… vào cuối tuần theo dõi
thường xuyên và liên tục uốn nắn các hành vi của học sinh.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên - Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phát động phong trào
thi đua, động viên, khuyến khích học sinh chấp hành tốt nội quy, thường xuyên đánh giá xếp loại
thi đua hàng tuần để kịp thời tuyên dương tập thể cá nhân có thành tích tốt, giúp cá nhân học sinh
kịp thời điều chỉnh việc làm không phù hợp, khắc phục hạn chế của bản thân dần dần hoàn thiệ
nhân cách ở học sinh.

b. Về giáo dục động cơ học tập của học sinh:

Hoạt động học tập là hoạt động cơ bản của học sinh, hoạt động này có hiệu quả cao hay không
thỉ còn tùy thuộc vào tinh thần, thái độ học tập của các em. Vì vậy là người làm nhiệm vụ trồng
người cần phải có biện pháp giáo dục cho học sinh tính tự giác trong học tập của học sinh, thông
qua các tiết dạy giáo viên thường xuyên động viên khích lệ sự vươn lên trong mỗi học sinh, giáo
dục và ươm mầm ước mơ, khơi dậy hoài bão ở mỗi em.

Tổ chức các hội thi, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng của mình, tạo cơ hội cho học sinh
thể hiện niềm đam mê.

Giáo dục học sinh thông qua các tiết sinh hoạt đưới cờ, các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao,
nhân dịp lễ hội, các giờ học ngoại khóa,...

Giáo dục trong tiết sinh hoạt cuối tuần, trong tiết dạy, qua bài học, qua việc làm tốt của bạn, qua
kết quả học tập của bạn, của bản thân học sinh,…

Thông qua quá trình thực hiên tiết dạy của giáo trên lớp nên tạo ra cơ hội cho học sinh phát biểu,
học sinh tích cực xây dựng bài, giáo dục cho học sinh hiểu học tập vừa là quyền được học lại vừa
là nhiệm vụ của các em. Tạo ra nhu cầu hứng thú về sự hiểu biết dần dần hình thành nhu cầu học
tập với tinh thần tự giác, thái độ đúng đắn.

c. Về tổ chức phối hợp các hoạt động học tập chính khóa và ngoại khóa:

Các em chỉ được tiếp thu kiến thức và vận dụng thực hành trong một thời gian nhất định, buổi
còn lại các em chỉ tự học và luyện tập ở nhà. Thế nhưng có mấy em tự giác hoàn chỉnh thêm cho
việc rèn luyện của bản thân vào những buổi học ở nhà. Nhằm để giúp học sinh hoàn thiện hơn thì
cần có sự phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, của chính quyền địa phương
chung tay tuyên truyền, vận động để cha mẹ học sinh tạo điều kiện tốt cho con mình học tập ở
trường cũng như học tập ở nhà: nên tạo cho các em góc học tập tại nhà, có thời gian biểu, thời
khóa biểu học hợp lí, thường xuyên nhắc nhở, động viên con học tập, kiểm tra việc học tập của
con một cách thường xuyên, liên tục,…

Cùng với giáo viên giáo dục con mình phát triển toàn diện, giáo dục đạo đức, giáo dục tính trung
thực trong mõi lĩnh vực, biết đọc sách, tự làm bài tập ở vở bài tập hoặc bài tập nâng cao…

d. Về việc bồi dưỡng học sinh và phụ đạo học sinh:

Căn cứ hồ sơ tuyển sinh, biên bản bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên và kết quả khảo sát
đầu năm, tổ chuyên môn, giáo viên chịu trách nhiệm phải có kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng học
sinh và phụ đạo học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn phân loại học sinh, tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh và phân nhóm. Để có biện pháp giảng dạy và giáo
dục phù hợp, nâng dần chất lượng giáo dục bằng nhiều hình thức:

Xây dượng kế hoạch dạy học phù hợp, cải tiến phương pháp dạy học theo đối tượng học sinh,
quan tâm và kịp thời giúp đỡ học sinh còn hạn chế bằng cách giao việc phù hợp, nâng dần, động
viên, tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập với tập thể, cũng như quan tâm học sinh còn hạn chế,
công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng là một trong những công tác mũi nhọn của nhà
trường. Giáo viên không nên xem thường mà không chuẩn bị riêng cho những học sinh này bài
tập khó thì có nguy cơ gây ra sự nhàm chán đối với các em. Vì với các bài tập ở sách giáo khoa
các em đều làm được. Thời gian còn lại các em chỉ ngồi chờ nếu cứ lập đi lập lại tình trạng này
thì sẽ gây ức chế hưng phấn học tập của học sinh, kiềm hãm sự phát triển tư duy của trẻ. Chính
vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải hết sức chú ý và giao việc phù hợp mới phát triển
tài năng của tuổi thơ.

e. Giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

Là mối quan hệ không thể thiếu trong nhà trường phổ thông đặt biệt là trong trường THCS Tân
Hà. Nhà trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân nhằm thống
nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhằm huy
động mọi lực lượng của cộng đồng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào
học tập và môi trường giáo dục lành mạnh. Là cánh tay đắc lực hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần
cho tập thể cán bộ giáo viên, tạo điều kiện trang bị đồ dùng dạy học, là nguồn động viên lớn đối
với ý thức học tập và rèn luyện của học sinh.

GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Quỳnh Thảo

You might also like